THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1481/QĐ-TTg
|
Hà Nội, ngày 29
tháng 11 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN QUY HOẠCH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN
ĐẾN NĂM 2050
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức
Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Quy hoạch
ngày 24 tháng 11 năm 2017; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có
liên quan đến quy hoạch ngày 15 tháng 6 năm 2018; Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 03 tháng 11 năm 2022 của Bộ
Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vừng Bắc
Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội
về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật
về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ
lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09 tháng 01 năm 2023 của Quốc
hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP
ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Quy hoạch; Nghị định số 58/2023/NĐ-CP ngày 12 tháng 8 năm 2023 của Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật
Quy hoạch;
Căn cứ Nghị quyết số 168/NQ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ
ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 03 tháng 11 năm 2022 của Bộ Chính
trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc
Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Nghị quyết số 90/NQ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ
ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 81/2023/QH15 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể
quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch thực hiện Quy
hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2024 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ
2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 1745/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tình Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 2030, tầm nhìn đến
năm 2050;
Theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tình
Thừa Thiên Huế tại Tờ trình số 12095/TTr-UBND ngày 09 tháng 11 năm 2024 về phê
duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 2030, tầm
nhìn đến năm 2050.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo
Quyết định này Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 -
2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế chịu
trách nhiệm toàn diện trước pháp luật, trước Thủ tướng Chính phủ về nội dung tổng
hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến tham gia của các bộ, cơ quan liên quan và tính
chính xác của thông tin, số liệu nêu trong Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thừa
Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Danh mục các dự án ưu
tiên đầu tư trong Phụ lục (kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có
hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế và các đơn vị có liên quan chịu hách nhiệm thi
hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thảnh phố trực thuộc trung ương;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý, Thư ký của TTg, các PTTg, TGĐ Cổng TTĐT;
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, QHĐP (2).
|
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Trần Hồng Hà
|
KẾ HOẠCH
THỰC
HIỆN QUY HOẠCH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số 1481/QĐ-TTg ngày 29 tháng 11 năm 2024 của Thủ tướng
Chính phủ)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1745/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2023 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 -
2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch tỉnh).
b) Xây dựng lộ trình tổ chức triển khai thực hiện
các chương trình, dự án gắn với nguồn lực triển khai nhằm thực hiện tốt các mục
tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Quy hoạch tỉnh.
c) Xác định nội dung trọng tâm, tiến độ và nguồn lực
thực hiện các chương trình, dự án; xây dựng các chính sách, giải pháp nhằm thu
hút các nguồn lực thực hiện Quy hoạch tỉnh.
2. Yêu cầu
a) Đảm bảo tính tuân thủ, tính kế thừa các chương
trình hành động, kế hoạch thực hiện quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng, kế hoạch
đầu tư công đã được phê duyệt; đảm bảo tính liên kết, thống nhất giữa các nhiệm
vụ, chương trình, dự án của các ngành, các địa phương.
b) Đảm bảo tính khả thi, linh hoạt, phù hợp với thể
chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bối cảnh hội nhập quốc tế
và thực tiễn tại địa phương.
c) Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
theo phương châm nội lực là căn bản, ngoại lực là quan trọng, kết hợp chặt chẽ
nội lực với ngoại lực tạo ra nguồn lực tổng hợp tối ưu, “lấy đầu tư công dẫn dắt
đầu tư tư” để tạo đột phá thu hút vốn đầu tư trong phát triển và hoàn thiện hệ
thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại, bảo đảm liên thông tổng thể.
d) Phân bổ nguồn lực đầu tư tập trung có trọng tâm,
trọng điểm, phù hợp với khả năng huy động nguồn vốn; sớm đưa dự án vào sử dụng,
bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; phòng, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng
phí.
đ) Việc chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu
tư và triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn phải phù hợp với Quy hoạch tỉnh
và các quy hoạch có liên quan, bảo đảm thực hiện đầy đủ, đúng trình tự, thủ tục,
thẩm quyền và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.
e) Đề cao tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt của địa
phương trong triển khai thực hiện; đẩy mạnh phân cấp trong quản lý đầu tư, tạo
quyền chủ động cho các cấp, các ngành, các địa phương trong việc triển khai thực
hiện kế hoạch.
II. NỘI DUNG CHỦ YẾU
1. Hoàn thiện đồng bộ hệ thống
các quy hoạch
a) Hoàn thiện Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi
Quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Tổ chức rà soát, lập,
điều chỉnh các quy hoạch đô thị, nông thôn, các quy hoạch có tính chất kỹ thuật,
chuyên ngành trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế theo quy định của pháp luật
chuyên ngành, đảm bảo thống nhất, đồng bộ với Quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt.
b) Rà soát bãi bỏ các quy hoạch về đầu tư phát triển
hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể, ấn định khối lượng, số lượng hàng hóa, dịch
vụ, sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ trên địa bàn tỉnh; thông báo công khai
danh mục các Quy hoạch được tích hợp vào Quy hoạch tỉnh hết hiệu lực theo quy định
Điều 59 Luật Quy hoạch.
2. Hoàn thiện cơ chế, chính sách
phát triển và đẩy mạnh liên kết vùng
a) Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 38/2021/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ
chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và chủ động hoàn thiện
cơ chế, chính sách phát triển của địa phương; phối hợp với các bộ, ngành trung
ương, các địa phương trong Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung xây dựng,
hoàn thiện thể chế của Vùng và những đề án trọng tâm, trọng điểm tạo đột phá
cho phát triển địa phương, vùng.
b) Hoàn thành, tổ chức triển khai Đề án thành lập
thành phố trực thuộc trung ương và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp
huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế (bao gồm: Đề
án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh
Thừa Thiên Huế và Đề án thành lập thị xã Phong Điền và sắp xếp đơn vị hành
chính cấp xã để thành lập các phường thuộc thị xã Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên
Huế); Đề án Phân loại đô thị Thừa Thiên Huế (loại I); Đề án Phát triển kinh tế
xã hội vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai đến năm 2030, Đề án Khu công nghệ cao
Thừa Thiên Huế và một số Đề án khác.
3. Triển khai thực hiện các dự
án theo Quy hoạch tỉnh
a) Nguyên tắc xác định các dự án đầu tư công
- Tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư công, Luật
Ngân sách nhà nước và các văn bản của cấp có thẩm quyền liên quan về đầu tư
công.
- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng từ các dự án đã và đang
thực hiện từ nguồn vốn đầu tư công nhằm phát huy hiệu quả công trình, dự án
mang lại; lấy đầu tư công kích hoạt mọi nguồn lực của xã hội.
- Tập trung đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng xã hội
và hạ tầng kỹ thuật tạo sức lan tỏa lớn, đặc biệt: (1) Kết cấu hạ tầng giao
thông chiến lược của tỉnh bảo đảm đồng bộ, hiện đại, tổng thể, thúc đẩy liên kết
vùng, nội vùng gắn với các hành lang phát triển kinh tế: (i) Hành lang kinh tế
quốc gia Bắc - Nam gắn với quốc lộ 1 là trục chính (ii) Hành lang kinh tế Đông
-Tây: kết nối liên thông 3
Cụm Cảng biển với 02 cặp cửa khẩu biên giới Việt
Lào, trong đó, ưu tiên đầu tư Đường 71 từ cảng Phong Điền đến Cửa Khẩu Hồng Vân
thông qua quốc lộ 49F; (iii) Hành lang kinh tế đô thị hướng biển, trục chính là
đường ven biển, phát triển các tuyến tỉnh lộ, các tuyến giao thông hiện đại
(tàu điện, đường sắt tốc độ cao) hướng đô thị biển; kết nối thành phố Huế, thị
xã Hương Thủy, Hương Trà và các đô thị ven biển; (2) Các thiết kế văn hóa, hạ tầng
phục vụ hoạt động văn hóa: (i) Bảo tàng quốc gia cổ vật cung đình Huế, Bảo tàng
tỉnh, Bảo tàng ẩm thực Huế; (ii) Trung tâm bảo quản tư liệu quốc gia, Trung tâm
văn hóa điện ảnh quốc gia; (iii) Trung tâm học thuật toàn cầu về bảo tồn di sản
và công nghiệp văn hóa, sáng tạo; …. (3) Hạ tầng điện: (i) Xây dựng mới TBA
220kV Chân Mây, GIS Hương Thủy (có nối cấp 500 KV) và đường dây 220 kV Hương Thủy
- Huế; (ii) Xây dựng mới các TBA 110kV GIS Thuận Hóa (Huế 5) và các đường dây đấu
nối;… Hạ tầng phát triển công nghiệp; hạ tầng khoa học, công nghệ; hạ tầng lưới
điện; hạ tầng thông tin, truyền thông, chuyển đổi số; hạ tầng y tế, giáo dục,
văn hóa, thể thao, an sinh xã hội; hạ tầng kỹ thuật tại các trung tâm đô thị,
trung tâm động lực đã được xác định trong Quy hoạch tỉnh để thu hút các nguồn vốn
đầu tư, bảo đảm cơ cấu đầu tư hợp lý, hiệu quả.
- Tiếp tục ưu tiên đầu tư hoàn thiện hạ tầng thủy lợi,
đê điều, cấp nước, thoát nước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm
bảo an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến
đổi khí hậu, nước biển dâng.
b) Các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công
- Đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng của tỉnh nhằm
phát huy hiệu quả đầu tư của các công trình hạ tầng đã và đang được thực hiện bằng
nguồn vốn đầu tư công. Thu hút đầu tư mở rộng, nâng cao năng suất, hiệu quả các
cơ sở sản xuất, kinh doanh tại ba trung tâm động lực của tỉnh.
- Các ngành, lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư gồm: hệ
thống cảng biển, bến cảng đường thủy nội địa, hạ tầng logistics; hạ tầng các
khu công nghiệp, cụm công nghiệp; chế biến, chế tạo ứng dụng công nghệ cao; các
khu nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản ứng dụng công nghệ cao; phát triển nguồn
điện; cấp nước sạch; cơ sở hạ tầng giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường,
đô thị, thương mại, dịch vụ, du lịch; hạ tầng thông tin, truyền thông, chuyển đổi
số.
c) Danh mục các dự án dự kiến ưu tiên đầu tư và
phân kỳ thực hiện tại kế hoạch thực hiện quy hoạch
- Định hướng dẫnh mục các dự án dự kiến ưu tiên đầu
tư, phân kỳ đầu tư và nguồn lực thực hiện đến năm 2030 theo các ngành, lĩnh vực.
(Chi tiết Danh mục các dự án dự kiến ưu tiên đầu tư
và phân kỳ thực hiện tại Phụ lục kèm theo)
- Vị trí, phạm vi ranh giới, diện tích đất sử dụng,
hướng tuyến, cơ cấu tổng mức đầu tư, nguồn vốn thực hiện và các thông tin chi
tiết của dự án sẽ được cụ thể hóa trong quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn,
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, quy hoạch có tính chất kỹ thuật
chuyên ngành, hoặc trong giai đoạn lập, thẩm định, chấp thuận hoặc quyết định
chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư các chương trình, dự án.
- Các dự án, công trình khác ngoài Danh mục các dự
án dự kiến ưu tiên đầu tư nêu tại Phụ lục kèm theo Quyết định này được thực hiện
theo Quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt tại Quyết định số 1745/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2023; Quy hoạch
ngành quốc gia và Kế hoạch thực hiện; Quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên
ngành.
4. Kế hoạch sử dụng đất
Căn cứ Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, các quy hoạch
ngành quốc gia, Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ
2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021
- 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch sử dụng đất an ninh thời kỳ 2021 -
2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch sử dụng đất quốc phòng thời kỳ 2021 -
2030, tầm nhìn đến năm 2050, chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ
2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 -
2025 được giao tại Quyết định số 326/QĐ-TTg
ngày 09 tháng 3 năm 2022 và Quyết định số 227/QĐ-TTg
ngày 12 tháng 3 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh một số chỉ tiêu sử
dụng đất đến năm 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng, trình cấp
có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 -
2025 và 2026 - 2030 theo đúng quy định của pháp luật có liên quan; đảm bảo sử dụng
hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm, bền vững với tầm nhìn dài hạn; đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh; phát triển giáo dục,
văn hóa, thể thao; bảo vệ môi trường; ứng phó với biến đổi khí hậu; tạo động lực
cho phát triển của tỉnh.
5. Nguồn lực và việc sử dụng nguồn
lực để thực hiện quy hoạch
Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng GRDP là 9 - 10%/năm
trong thời kỳ quy hoạch 2021 - 2030, tỉnh Thừa Thiên Huế dự kiến cần huy động tổng
số vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 430 - 450 nghìn tỷ đồng, cụ thể:
Nguồn vốn
|
Cơ cấu trong tổng
vốn giai đoạn 2021 - 2030
|
2021 - 2025
|
2026 - 2030
|
Tổng cộng (tỷ đồng)
|
160.000 -
170.000
|
270.00 -
280.000
|
Nguồn vốn khu vực nhà nước
|
Khoảng 25% (tương
đương 40.000 - 43.000 tỷ đồng)
|
Khoảng 16% (tương
đương 45.000 - 47.000 tỷ đồng)
|
Nguồn vốn khu vực ngoài nhà nước
|
Khoảng 68% (tương
đương 110.000 - 115.000 tỷ đồng)
|
Khoảng 72% (tương
đương 195.000 - 200.000 tỷ đồng)
|
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
|
Khoảng 7% (tương
đương 10.000 - 12.000 tỷ đồng)
|
Khoảng 12% (tương đương
30.000 - 33.000 tỷ đồng)
|
Ghi chú: Số vốn của khu vực Nhà nước
sẽ được quyết định tại Kế hoạch đầu tư công trung hạn và Kế hoạch ngân sách
theo pháp luật về đầu tư công và pháp luật ngân sách nhà nước; số vốn khu vực
ngoài nhà nước, FDI phụ thuộc vào khả năng thu hút đầu tư của địa phương. Về cơ
cấu nguồn vốn: tăng dần tỷ trọng khu vực ngoài ngân sách, FDI và giảm dần tỷ trọng
khu vực nhà nước.
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Về thu hút đầu tư phát triển
a) Đổi mới, đa dạng các hình thức thu hút đầu tư,
ưu tiên lựa chọn các dự án có quy mô đầu tư lớn, công nghệ tiên tiến, hiện đại,
sản xuất thân thiện với môi trường, các nhà đầu tư có tiềm lực và chiến lược đầu
tư dài hạn, tạo sự lan tỏa. Gắn hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh với chương
trình xúc tiến đầu tư quốc gia, kế hoạch xúc tiến đầu tư của các bộ, ngành
trung ương, các địa phương trong cả nước.
b) Tiếp tục đổi mới, đầu tư phát triển và nâng cao
hiệu quả kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác xã. Hình thành các hiệp hội ngành nghề
để làm cầu nối giữa doanh nghiệp với chính quyền địa phương, điều phối và giải
quyết các vấn đề của mỗi ngành nghề.
c) Tập trung phát triển kinh tế tư nhân, khuyến
khích thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tất cả các ngành, lĩnh vực. Đẩy mạnh
các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp thông qua việc cung cấp các dịch vụ phát triển
kinh doanh; xây dựng và triển khai các hoạt động hỗ trợ kết nối doanh nghiệp
theo cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị; kết nối doanh nghiệp vừa và nhỏ với các
doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, giữa người dân với doanh nghiệp,
hiệp hội doanh nghiệp, định hướng gắn kết đến thị trường quốc tế.
d) Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành
chính, nhất là thủ tục hành chính trong công tác thẩm định, cấp quyết định chấp
thuận chủ trương đầu tư/giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhằm tạo môi trường đầu
tư thông thoáng, minh bạch, hấp dẫn các nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội và tiến
hành đầu tư tại tỉnh; rà soát, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư/giấy chứng nhận đăng
ký đầu tư đối với các dự án triển khai chậm, kém hiệu quả.
2. Về phát triển nguồn nhân lực
a) Xây dựng chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút
nguồn nhân lực có trọng tâm, trọng điểm, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao,
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh mới. Gắn phát triển
nguồn nhân lực với ứng dụng công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ
tư, hướng tới xây dựng nền kinh tế số.
b) Phát triển Đại học Huế trở thành một trong những
trung tâm đào tạo chất lượng cao, hàng đầu đối với một số lĩnh vực của vùng, cả
nước. Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ
công chức quản lý hành chính chuyên nghiệp; đội ngũ doanh nhân giỏi, các nghệ
nhân, đội ngũ lao động lành nghề.
c) Xây dựng cơ chế chính sách đột phá để thu hút
các lao động có kỹ năng gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, nguồn nhân lực chất
lượng cao. Hoàn thiện, phát triển thị trường lao động, chú trọng công tác hướng
nghiệp; đào tạo nghề; hỗ trợ, thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp, nhà trường
trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực bảo
tồn di sản quốc gia và quốc tế.
3. Phát triển khoa học và công
nghệ
a) Tập trung xây dựng và nâng cao năng lực các thiết
chế khoa học và công nghệ. Phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông đồng bộ,
hiện đại, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số, phát triển dịch vụ đô thị thông minh
trên mọi lĩnh vực; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; mở rộng và đẩy nhanh tốc
độ ứng dụng thành tựu của khoa học công nghệ đối với tất cả các lĩnh vực kinh tế
- xã hội. Hình thành khu ươm tạo công nghệ, trung tâm nghiên cứu chất lượng
cao, khu công viên khoa học, khu công nghệ cao Thừa Thiên Huế.
b) Thu hút đầu tư của các Tập đoàn, Doanh nghiệp lớn,
có thương hiệu lớn trong nước và ngoài nước. Đảm bảo tỷ lệ chi ngân sách nhà nước
cho phát triển khoa học công nghệ 2%. Tăng cường hợp tác, tranh thủ các nguồn lực
của quốc tế và của trung ương để nâng cao tiềm lực khoa học - công nghệ của tỉnh.
c) Phát triển nguồn nhân lực khoa học, công nghệ có
trình độ và năng lực sáng tạo cao, trọng tâm là các ngành khoa học kỹ thuật, y
dược, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, … phục vụ cho Khu công nghệ cao.
Tăng dần nhân lực chuyên gia đầu ngành khoa học có tiềm năng lợi thế của tỉnh.
d) Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp khoa học
và công nghệ, từng bước hình thành các khu công nghệ cao, trung tâm đổi mới
sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và vùng Bắc Trung Bộ và
duyên hải miền Trung.
4. Bảo đảm an sinh xã hội
a) Thực hiện tốt các chế độ, chính sách chăm lo người
có công với cách mạng và các đối tượng bảo trợ xã hội; thu hẹp khoảng cách phát
triển giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng miền; bảo đảm an sinh xã hội,
tiến bộ, công bằng xã hội, đặc biệt là đối với người có công, đồng bào dân tộc
thiểu số ở miền núi, biên giới, hải đảo, người có thu nhập thấp, đối tượng yếu
thế.
b) Thực hiện đầy đủ các quyền trẻ em; bình đẳng giới;
nâng cao chất lượng sống mọi mặt của nhân dân, bảo đảm hài hòa giữa đời sống vật
chất và đời sống văn hóa tinh thần theo các tiêu chí của “hạnh phúc”.
5. Về bảo vệ môi trường
a) Thực hiện phân vùng môi trường để triển khai các
hoạt động bảo vệ môi trường thích hợp nhằm kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu
tác động của ô nhiễm môi trường từ hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.
b) Quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn
công nghiệp, chất thải nguy hại. Đầu tư xây dựng hoàn thiện hạ tầng các khu xử
lý chất thải tập trung; đa dạng hóa các công nghệ xử lý chất thải, khuyến khích
áp dụng công nghệ xử lý tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường.
c) Quản lý, cải thiện và nâng cao chất lượng môi
trường: quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với các sông, hồ; kiểm soát
chặt chẽ các cơ sở công nghiệp có nguồn khí thải lớn; phòng ngừa, kiểm soát ô
nhiễm và bảo vệ môi trường nước dưới đất trong hoạt động thăm dò, khai thác nước
dưới đất; kiểm soát tác động từ hoạt động phát triển kinh tế - xã hội đến môi
trường nước dưới đất.
d) Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; quy hoạch
các khu vực: Khu vực đa dạng sinh học cao (SHC), các vùng đất ngập nước quan trọng
(ĐQT), các khu vực cảnh quan sinh thái quan trọng (CQT), hành lang đa dạng sinh
học (HL), khu bảo tồn thiên nhiên (BT), các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
(CS). Thành lập khu bảo tồn biển Bắc Hải Vân. Bảo vệ đa dạng sinh học tại các
vùng đất ngập nước Tam Giang - Cầu Hai, rừng ngập mặn, bảo tồn hệ sinh thái tự
nhiên. Xây dựng các công trình, kết cấu hạ tầng phục vụ bảo vệ, phát triển rừng,
bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái Bạch Mã - Tam Giang trở thành công viên.
đ) Thúc đẩy các mô hình tăng trưởng bền vững. Phát
triển công nghiệp theo hướng thân thiện với môi trường; thúc đẩy phát triển các
ngành công nghiệp xanh, công nghiệp công nghệ cao, khu công nghiệp sinh thái.
Phát triển nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao. Chú trọng
phát triển đô thị xanh, đô thị sinh thái, đô thị thông minh, ứng phó với biến đổi
khí hậu.
6. Bảo đảm nguồn lực tài chính
a) Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, huy động,
phân bổ, sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế để xây dựng các công trình trọng
tâm, trọng điểm, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, nâng cấp hạ tầng kết
nối giữa các vùng, miền trong tỉnh và các tỉnh vùng duyên hải miền Trung và kết
cấu hạ tầng đô thị. Cơ cấu lại ngân sách nhà nước theo hướng tăng dần tỷ trọng
chi đầu tư phát triển, giảm tỷ trọng chi thường xuyên, đảm bảo nguồn lực thực
hiện các chính sách an sinh xã hội và điều chỉnh tiền lương.
b) Tăng cường huy động các nguồn lực cho đầu tư
phát triển. Thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất tạo nguồn lực đầu tư phát triển
hạ tầng. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, phân bổ vốn theo kế hoạch đầu
tư trung hạn 5 năm phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ưu tiên
cho các công trình hạ tầng trọng điểm, cấp thiết, có tính lan toả, động lực.
c) Huy động và khai thác mạnh mẽ tiềm năng các nguồn
lực trong nước, ngoài nước để đầu tư phát triển. Tăng cường các biện pháp để quản
lý và bồi dưỡng nguồn thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời theo quy định
của pháp luật; đồng thời, tích cực giải quyết các vướng mắc trong lĩnh vực thuế
để tạo điều kiện giúp các cơ sở sản xuất kinh doanh đẩy mạnh hoạt động và thực
hiện tốt nghĩa vụ thuế.
d) Thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư
từ mọi thành phần kinh tế cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là kinh tế tư
nhân cho phát triển kết cấu hạ tầng và các ngành kinh tế mũi nhọn, có lợi thế;
chú trọng phát triển kinh tế tập thể; tiếp tục thực hiện cổ phần hóa các đơn vị
sự nghiệp công lập, sắp xếp các công ty lâm nghiệp, gắn với nâng cao hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ hình
thành các vùng có quỹ đất tập trung có quy mô lớn làm cơ sở cho việc thu hút,
kêu gọi đầu tư.
7. Bảo đảm quốc phòng, an ninh
a) Tiếp tục giữ vững ổn định và phát huy vai trò hệ
thống chính trị của địa phương; củng cố, kiện toàn bộ máy cũng như cơ chế hoạt
động của cơ quan quân sự các cấp. Triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện
phát triển kinh tế xã hội gắn với củng cố, tăng cường thế trận khu vực phòng thủ;
quản lý, sử dụng đất quốc phòng; quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu
quân sự trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở cập nhật, liên thẩm chặt chẽ với Quy hoạch
sử dụng đất quốc phòng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch
hệ thống các công trình quốc phòng, khu quân sự, kho đạn dược, công nghiệp quốc
phòng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; rà soát, cập nhật và triển
khai thực hiện Quyết định số 2256/QĐ-BQP ngày 30 tháng 5 năm 2023 của Bộ trưởng
Bộ Quốc phòng phê duyệt Bản đồ khu quân sự và địa hình ưu tiên cho nhiệm vụ quốc
phòng để tích hợp vào Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế.
b) Xây dựng lực lượng vũ trang chính quy, tinh nhuệ,
vững mạnh, toàn diện, có sức mạnh tổng hợp và trình độ khả năng sẵn sàng chiến
đấu cao, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống, không để phát sinh điểm
nóng về an ninh trật tự; xử lý kịp thời, hiệu quả các tình huống, bảo đảm giữ vững
an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
c) Xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự
trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
trong tình hình mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của lực lượng công
an ở tất cả các cấp, trước mắt là tập trung quy hoạch, xây dựng trụ sở, nơi làm
việc bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của lực lượng công an xã, thị trấn.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan theo chức
năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm hướng dẫn Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa
Thiên Huế trong quá trình thực hiện Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thừa
Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; trường hợp cần thiết, phối
hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế nghiên cứu, xây dựng hoặc trình cấp
có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp nhằm huy động, sử dụng
có hiệu quả các nguồn lực để thực hiện thành công các mục tiêu trong Quy hoạch
tỉnh.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế:
a) Chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật và
trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về: (i) tính chính xác của các nội dung,
thông tin, số liệu trong hồ sơ trình phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh
Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; (ii) nội dung tiếp
thu, giải trình ý kiến tham gia của các bộ, cơ quan liên quan trong quá trình
xây dựng và hoàn thiện Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế (iii)
thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các cam kết nêu tại Tờ trình 12095/TTr-UBND ngày
09 tháng 11 năm 2024; (iv) tuyệt đối không hợp thức hóa các sai phạm trước đây
liên quan đến các dự án trong danh mục các dự án dự kiến ưu tiên đầu tư; (v) đối
với các dự án đang xử lý theo kết luận thanh tra, kiểm tra, điều tra, kiểm
toán, thi hành bản án thuộc danh mục các dự án dự kiến đầu tư (nếu có), chỉ được
triển khai sau khi đã thực hiện đầy đủ các nội dung theo các kết luận thanh
tra, kiểm tra, điều tra, kiểm toán, bản án và được cấp có thẩm quyền chấp thuận,
bảo đảm phù hợp với các quy định hiện hành.
b) Tổ chức phổ biến nội dung Quy hoạch và Kế hoạch thực
hiện Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tới
các cấp, các ngành, cán bộ, công chức, viên chức, Nhân dân trên địa bàn tỉnh biết,
hiểu, nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng Quy hoạch tỉnh, tạo nền tảng nhận thức
thống nhất về tầm nhìn, mục tiêu, định hướng phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế thời
kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
c) Nghiên cứu xây dựng và ban hành theo thẩm quyền
hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách, giải pháp để triển
khai thực hiện các nhiệm vụ đã được xác định trong Kế hoạch thực hiện Quy hoạch
tỉnh.
d) Định kỳ báo cáo đánh giá thực hiện Quy hoạch tỉnh,
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định của
Luật Quy hoạch. Chủ động rà soát, kịp thời
trình Thủ tướng Chính phủ xem xét việc điều chỉnh Quy hoạch tỉnh phù hợp với
tình hình thực tiễn và điều kiện thực tế tại địa phương theo quy định hiện
hành.
đ) Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó
khăn, vướng mắc, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động đề xuất, báo cáo
cấp có thẩm quyền và đồng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo cấp có
thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định.
PHỤ LỤC
DANH MỤC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ VÀ PHÂN KỲ THỰC HIỆN
(Kèm theo Quyết định số 1481/QĐ-TTg ngày 29 tháng 11 năm 2024 của Thủ tướng
Chính phủ)
A. Danh mục dự án ưu tiên đầu
tư từ nguồn vốn ngân sách
Stt
|
Tên dự án
|
Phân kỳ thực hiện
|
2024 - 2025
|
2026 - 2030
|
1
|
Đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông (*)
|
x
|
x
|
2
|
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam (*)
|
|
x
|
3
|
Nâng cấp quốc lộ 49A đoạn Thuận An - A Lưới (*)
|
x
|
x
|
4
|
Nâng cấp cửa khẩu Hồng Vân - Cô Tài và cửa khẩu A
Đớt - Tà Vàng trở thành các cửa khẩu quốc tế; nâng cấp lối mở Hồng Thái - Sê
Sáp thành cửa khẩu phụ
|
x
|
x
|
5
|
Quốc lộ 49D từ Cảng Điền Lộc đến quốc lộ 49,
Hương Trà (*)
|
x
|
x
|
6
|
Mở rộng hầm Phước Tượng, Phú Gia (*)
|
x
|
x
|
7
|
Nâng cấp Sân bay Quốc tế Phú Bài (*)
|
x
|
|
8
|
Nâng cấp tuyến vận tải thủy chính tuyến phá Tam
Giang đến đầm Cầu Hai đạt tiêu chuẩn cấp III
|
x
|
x
|
9
|
Dự án hồ chứa nước Thủy Cam
|
x
|
x
|
10
|
Dự án hồ chứa nước Ô Lâu Thượng
|
x
|
x
|
11
|
Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện quốc tế cơ sở 2
|
x
|
x
|
12
|
Xây dựng Viện Công nghệ sinh học - Đại học Huế tại
thị xã Hương Trà
|
x
|
x
|
13
|
Xây dựng, nâng cấp đập ngăn mặn Cửa Lác, kết hợp giao
thông đường bộ (nối quốc lộ 49B - đường Tây phá)
|
x
|
x
|
14
|
Dự án sửa chữa, nâng cấp đập Thảo Long (nâng cấp
thay mới 10 cửa van và thiết bị đóng mở dự phòng)
|
x
|
x
|
15
|
Tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Thừa Thiên
Huế và cầu qua cửa Thuận An
|
x
|
x
|
16
|
Đường La Sơn - Chân Mây
|
x
|
x
|
17
|
Chống sạt lở bờ biển, bờ sông (sông Hương, sông Bồ,
sông Ô Lâu, sông Nong, sông Truồi, sông Cầu Hai, sông Bù Lu…)
|
x
|
x
|
18
|
Đê chắn sóng phía Tây cảng Chân Mây
|
x
|
x
|
19
|
Đê chắn sóng phía Bắc cảng Chân Mây (giai đoạn 3)
|
|
x
|
20
|
Đường và cầu Hà Trung (đường La Sơn - Hà Trung)
|
|
x
|
21
|
Cầu Vĩnh Tu
|
|
x
|
22
|
Cầu nối Phú Đa đi xã Vinh Xuân
|
x
|
x
|
23
|
Tuyến đường Tây phá Tam Giang - Cầu Hai từ Phong
Bình (Phong Điền) - Vinh Hiền (Phú Lộc)
|
x
|
x
|
24
|
Nâng cấp đường 74 (Nam Đông - A Lưới)
|
x
|
x
|
25
|
Đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối Hương Trà -
Quảng Điền - Phá Tam Giang; đường Quảng Điền - Hương Trà - Thành phố Huế; đường
nối Trung tâm thành phố Huế - Thị trấn Phú Đa
|
|
x
|
26
|
Hệ thống đường thủy nội địa kết nối Khu Lăng Cô -
Cảnh Dương đến vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai
|
x
|
x
|
27
|
Nhựa hóa, bê tông hóa 100% đường huyện xã
|
x
|
x
|
28
|
Xây dựng Tuyến kênh từ hồ Hòa Mỹ cấp nước vùng
cát Phong Quảng Điền
|
x
|
x
|
29
|
Tuyến kênh từ cống đập Tả Trạch xuống sông Nông
1,52 m3/s, chiều dài tuyến dự kiến 5,7 km
|
x
|
x
|
30
|
Tuyến ống chuyển nước từ hồ Truồi sang vùng Nam
Phú Lộc cấp cho khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô
|
x
|
x
|
31
|
Hệ thống thu gom nước thải và Nhà máy xử lý nước
thải khu vực Bắc Sông Hương
|
x
|
x
|
32
|
Khu xử lý chất thải rắn tập trung phía Bắc tại xã
Hương Bình, thị xã Hương Trà
|
x
|
|
33
|
Cải tạo, nâng công suất các nhà máy nước hiện có.
Đầu tư xây mới các nhà máy nước: Lộc Bổn, Hương Vân, Phong Thu 2, Lộc Thủy,
Nam Đông 2, A Sáp, A Lin, Lâm Đớt, ... và một số nhà máy (trạm) cấp nước sạch
khác tại các địa phương vùng sâu, vùng xa có địa hình bị chia cắt
|
x
|
x
|
34
|
Dự án di dời dân cư khu vực 1 Kinh thành Huế và
dân cư sinh sống trong các công trình di tích còn lại
|
x
|
x
|
35
|
Dự án xây dựng các khu tái định cư phục vụ di dời
dân cư khu vực 1 Kinh thành Huế và dân cư sinh sống trong các công trình di
tích còn lại
|
x
|
x
|
36
|
Trùng tu Quần thể di tích Cố đô Huế và các dự án
khác theo Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể di tích Cố đô Huế đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
|
x
|
x
|
37
|
Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Điều phối ghép tạng
và Bảo trì ghép mô
|
|
x
|
38
|
Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm các Trường - Viện
tại khu đô thị An Vân Dương
|
|
x
|
39
|
Hạ tầng Khu quy hoạch Đại học Huế tại Trường Bia
|
x
|
x
|
40
|
Dự án “Đầu tư hạ tầng Bảo tàng thiên nhiên duyên
hải miền Trung”
|
x
|
x
|
41
|
Hạ tầng Khu công nghệ thông tin tập trung (Chuỗi
công viên phần mềm Quang Trung)
|
x
|
x
|
42
|
Đô thị Phong Điền
|
x
|
x
|
43
|
Đô thị Chân Mây Lăng Cô
|
x
|
x
|
44
|
Đường 71 (Phong Điền - A Lưới)
|
x
|
x
|
45
|
Quốc lộ 49E từ quốc lộ 1, Phú Lộc đến Cửa khẩu A
Đớt
|
x
|
x
|
46
|
Quốc lộ 49F từ quốc lộ 49B, Phong Điền đến Cửa khẩu
Hồng Vân
|
x
|
x
|
B. Danh mục dự án ưu tiên đầu
tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách
Stt
|
Tên dự án
|
Phân kỳ thực hiện
|
2024 - 2025
|
2026 - 2030
|
I
|
CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ HẠ TẦNG KỸ THUẬT, GIAO THÔNG
|
|
|
1
|
Các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ
thuật khu công nghiệp, khu kinh tế, cụm công nghiệp, làng nghề
|
x
|
x
|
2
|
Cầu cảng, bến cảng Phong Điền
|
x
|
x
|
3
|
Các dự án đầu tư cầu cảng, bến cảng tại khu kinh
tế Chân Mây - Lăng Cô; các dự án cảng chuyên dụng phục vụ các dự án năng lượng
|
x
|
x
|
4
|
Xây dựng các bến thủy nội địa vùng đầm phá, sông
ngòi
|
x
|
x
|
II
|
ĐẦU TƯ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP, NĂNG LƯỢNG
|
|
|
1
|
Dự án Kho, cảng LNG Chân Mây
|
|
x
|
2
|
Khu liên hợp sản xuất công nghiệp kính
|
|
x
|
3
|
Trung tâm hóa dầu công nghiệp Phong Điền
|
|
x
|
4
|
Nhà máy điện tuabin khí chu trình hỗn hợp và kho
cảng LNG Phong Điền
|
|
x
|
5
|
Nhà máy xi măng Phong Điền và vùng nguyên liệu
|
x
|
x
|
6
|
Điện mặt trời Phong Hòa
|
|
x
|
7
|
Tổ hợp sản xuất, lắp ráp ô tô
|
x
|
x
|
8
|
Tổ hợp nhà máy sản xuất điện tử, linh kiện điện,
điện lạnh, điện tử gia dụng
|
x
|
x
|
9
|
Tổ hợp nhà máy sản xuất dụng cụ, vật tư y tế; dụng
cụ thể dục, thể thao
|
x
|
x
|
10
|
Dự án chế biến sâu từ cát trắng
|
|
|
11
|
Dự án sản xuất đồ uống, chế biến thực phẩm
|
x
|
x
|
12
|
Nhà máy chế biến dược liệu, thuốc, mỹ phẩm
|
x
|
x
|
13
|
Dự án công nghiệp chế biến chế tạo, cơ khí chính
xác
|
x
|
x
|
14
|
Nhà máy điện sinh khối Hương Trà
|
|
x
|
15
|
Dự án Nhà máy Thép xanh Chân Mây
|
x
|
x
|
16
|
Tổ hợp Nhà máy cán nguội chế biến sâu
|
x
|
x
|
17
|
Dự án Nhà máy điện khí LNG và Trạm điện 500 KV
|
|
x
|
18
|
Dự án Nhà máy sản xuất Hydro
|
|
x
|
19
|
Dự án hệ thống băng tải vận chuyển than đá từ A
Lưới đến Phong Điền (bao gồm các kho bãi tập kết và các hạng mục phụ trợ
khác)
|
|
x
|
III
|
THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ, DU LỊCH
|
|
|
1
|
Tổ hợp thương mại dịch vụ tại khu đất ký hiệu TM-
DV4 nút giao vòng xuyến Võ Nguyên Giáp - Tố Hữu
|
x
|
x
|
2
|
Vòng xoay trên không tại nút giao vòng xuyến Võ
Nguyên Giáp - Tố Hữu
|
x
|
x
|
3
|
Khách sạn, resort tiêu chuẩn 5 sao tại phường Thủy
Vân
|
x
|
x
|
4
|
Trung tâm bảo dưỡng máy bay
|
x
|
x
|
5
|
Khu du lịch nghỉ dưỡng Phú Diên 1, 2, 3, 4
|
x
|
x
|
6
|
Khu phức hợp du lịch, nghỉ dưỡng kết hợp khu dân
cư Điền Hòa
|
|
x
|
7
|
Trung tâm thương mại dịch vụ tổng hợp phía Bắc
(Bàu Co)
|
|
x
|
8
|
Khu du lịch sinh thái và sân gôn Thanh Tân
|
x
|
x
|
9
|
Khu phức hợp du lịch nghỉ dưỡng kết hợp dân cư
Vinh Hải
|
x
|
x
|
10
|
Khu du lịch nghỉ dưỡng Vinh Hiền
|
|
x
|
11
|
Khu dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp ở
Bạch Mã
|
x
|
x
|
12
|
Dự án khách sạn cao cấp tại khu đất 22 - 24 - 26
- 30A Lê Lợi
|
x
|
|
13
|
Dự án Tổ hợp thương mại dịch vụ, khách sạn cao cấp
tại số 8 - 10 Phan Bội Châu và 19 Nguyễn Huệ, thành phố Huế
|
x
|
|
14
|
Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Quảng Công
|
x
|
x
|
15
|
Khu đô thị sân gôn Hương Thủy (Khu đô thị, sân
gôn phía Tây Hồ Châu Sơn)
|
x
|
x
|
16
|
Khu sân gôn và dịch vụ đi kèm Hương Thủy (Khu quần
thể sân golf - làng du lịch sinh thái phong cảnh Việt Nam)
|
x
|
x
|
17
|
Khu du lịch nghỉ dưỡng, sân gôn cao cấp
|
x
|
x
|
18
|
Khu du lịch nghỉ dưỡng, bảo tàng thiên nhiên và
sân gôn Ngũ Hồ
|
|
x
|
19
|
Tổ hợp khu du lịch nghỉ dưỡng đô thị, sân gôn
Phong Điền
|
|
x
|
20
|
Khu du lịch nghỉ dưỡng, sân gôn cao cấp Phú Vang
|
x
|
x
|
21
|
Khu đô thị, du lịch nghỉ dưỡng sinh thái và sân
gôn (Khu đô thị, du lịch nghỉ dưỡng sinh thái và sân gôn tại Hương Thọ - Bình
Thành)
|
|
x
|
22
|
Khu du lịch sinh thái và sân gôn Phú Lộc
|
x
|
x
|
23
|
Khu du lịch nghỉ dưỡng - sân gôn Nam Đông (Sân
gôn Thác Phướn)
|
|
x
|
24
|
Khu du lịch dịch vụ nghỉ dưỡng - sân gôn Nam Đông
(Khu du lịch nghỉ dưỡng - sân gôn La Vân)
|
x
|
x
|
25
|
Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Hai Nhất - Ta
Rinh
|
x
|
|
26
|
Khu du lịch Lăng Cô, đầm Lập An, Bãi Cả, Bãi Chuối,
Hói Dừa, Hói Mít, Cảnh Dương,…
|
x
|
x
|
IV
|
GIÁO DỤC, DẠY NGHỀ, Y TẾ
|
|
|
1
|
Thành phố giáo dục quốc tế
|
|
x
|
2
|
Tổ hợp giáo dục tại khu E
|
x
|
x
|
3
|
Dự án giáo dục tại khu đất có ký hiệu GD09, phường
Hương Sơ
|
x
|
x
|
4
|
Trường học quốc tế chất lượng cao
|
x
|
x
|
5
|
Bệnh viện Quốc tế
|
x
|
x
|
6
|
Khu Y tế công nghệ cao
|
|
x
|
7
|
Trung tâm chăm sóc sức khỏe
|
x
|
x
|
8
|
Khu y tế kết hợp nghỉ dưỡng
|
x
|
x
|
V
|
VĂN HÓA, THỂ THAO, MÔI TRƯỜNG
|
|
|
1
|
Khu văn hóa đa năng tại Khu đất CV1-CV3
|
x
|
x
|
2
|
Dự án tại khu đất có ký hiệu TH4 thuộc khu A -
khu đô thị An Vân Dương
|
x
|
x
|
3
|
Khu văn hóa đa năng ngoài công lập Thủy Xuân
|
x
|
x
|
4
|
Khu không gian văn hóa Bãi bồi Lương Quán
|
x
|
x
|
5
|
Các trung tâm văn hóa chuyên đề, bảo tàng, các
thiết chế, công trình văn hóa, hạ tầng kinh tế, xã hội, du lịch, bảo vệ môi
trường, phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu theo Quy hoạch bảo quản, tu
bổ, phục hồi Quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
|
x
|
x
|
6
|
Đầu tư khu bảo tàng nhà rường Huế tại làng nghề Mỹ
Xuyên
|
|
x
|
7
|
Trung tâm hội nghị, hội thảo, hội chợ triển lãm
quốc tế
|
x
|
x
|
8
|
Khu công viên nghĩa trang sinh thái
|
x
|
x
|
9
|
Các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa (Quảng
cáo; Thủ công mỹ nghệ; Điện ảnh; Thời trang; Nghệ thuật biểu diễn; Mỹ thuật,
nhiếp ảnh và triển lãm; Truyền hình và phát thanh; Du lịch văn hóa,…)
|
x
|
x
|
VI
|
KHU ĐÔ THỊ, KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN, NHÀ Ở
|
|
|
1
|
Khu đô thị phía Nam sông Như Ý
|
x
|
x
|
2
|
Tổ hợp thương mại dịch vụ kết hợp nhà ở gồm các
khu đất có ký hiệu OTM4, OTM6, LK16, LK17, CC12, CX2 tại nút giao vòng xuyến
Võ Nguyên Giáp - Tố Hữu
|
x
|
x
|
3
|
Dự án Tổ hợp nhà ở, thương mại, dịch vụ tại khu đất
phía trước nhà thi đấu Bà Triệu
|
x
|
|
4
|
Khu đô thị phía Bắc phường Hương Long, An Hoà,
Kim Long, Hương An
|
x
|
x
|
5
|
Dự án tại khu vực Nhà máy xi măng Long Thọ và khu
vực lân cận
|
x
|
x
|
6
|
Dự án Tổ hợp nhà ở - thương mại, dịch vụ tại 38 Hồ
Đắc Di
|
x
|
|
7
|
Dự án Tổ hợp đô thị thương mại dịch vụ, khách sạn
cao cấp tại khu vực Hùng Vương, Lê Quý Đôn, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Thị Minh
Khai
|
|
x
|
8
|
Dự án Tổ hợp nhà ở kết hợp thương mại dịch vụ tại
đường Hùng Vương, Đống Đa (tại khu đất toà nhà Tỉnh ủy và công an thành phố
Huế)
|
|
x
|
9
|
Khu đô thị phía Bắc, phường An Hòa, Hương Sơ và
Hương Vinh
|
x
|
x
|
10
|
Khu đô thị Hương Long, An Hoà, Kim Long
|
x
|
x
|
11
|
Khu đô thị Bàu Vá
|
x
|
x
|
12
|
Khu đô thị du lịch chữa bệnh Khu vực Mỹ An
|
x
|
x
|
13
|
Khu đô thị biển Thuận An
|
x
|
x
|
14
|
Khu đô thị sinh thái ven sông Phổ Lợi
|
x
|
|
15
|
Khu đô thị sinh thái Thanh Tiên
|
x
|
x
|
16
|
Khu đô thị Hương Xuân
|
|
x
|
17
|
Dự án khu đô thị Hương Văn
|
|
x
|
18
|
Khu đô thị Hồ Châu Sơn - phía Đông
|
x
|
x
|
19
|
Khu đô thị cảng hàng không quốc tế Phú Bài
|
x
|
x
|
20
|
Khu đô thị sinh thái Thủy Phương
|
x
|
x
|
21
|
Dự án khu đô thị sinh thái khu vực Thủy Thanh và
khu vực lân cận
|
x
|
x
|
22
|
Dự án Khu đô thị Thanh Toàn
|
x
|
x
|
23
|
Khu phức hợp Đô thị, khu nghỉ dưỡng Khu D - Đô thị
mới An Vân Dương
|
|
x
|
24
|
Khu đô thị mới Triều Thủy Khu E - An Vân Dương
|
x
|
x
|
25
|
Khu đô thị Phú Dương, Phú Thượng, Phú Mỹ
|
x
|
x
|
26
|
Khu dân cư Phú Diên 1, 2, 3
|
x
|
x
|
27
|
Khu đô thị, du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Vinh An
|
x
|
x
|
28
|
Khu đô thị Phú Hồ
|
x
|
x
|
29
|
Khu đô thị du lịch sinh thái tại khu vực đầm Hà
Trung
|
x
|
x
|
30
|
Khu dân cư - dịch vụ Khu công nghiệp Phong Điền
|
|
x
|
31
|
Dự án khu phức hợp du lịch, đô thị Điền Lộc
|
|
x
|
32
|
Nhà ở xã hội Phong Hiền
|
x
|
|
33
|
Khu nhà ở sinh thái khu vực Ngũ Hồ
|
x
|
|
34
|
Khu đô thị du lịch ven biển Điền Lộc
|
x
|
x
|
35
|
Dự án khu dân cư Thương mại Hạ Cảng
|
|
x
|
36
|
Khu đô thị sinh thái hồ cây Mang
|
|
x
|
37
|
Dự án khu dân cư sinh thái phía Tây thị trấn
Phong Điền
|
x
|
x
|
38
|
Dự án Khu dân cư thương mại khu vực An Lỗ
|
x
|
x
|
39
|
Dự án khu nhà ở mật độ thấp tại thị trấn Phong Điền
|
|
x
|
40
|
Khu dân cư phía Đông đường Nguyễn Vịnh
|
x
|
|
41
|
Khu phức hợp đô thị, nghỉ dưỡng Quảng Ngạn
|
x
|
x
|
42
|
Khu phức hợp đô thị - nghỉ dưỡng Hải Dương, Quảng
Công
|
x
|
x
|
43
|
Khu dân cư Quảng Công 1, 2, 3
|
x
|
x
|
44
|
Khu dân cư Vinh Hiền
|
|
x
|
45
|
Dự án xây dựng Khu dân cư và thương mại trung tâm
Khe Tre
|
x
|
x
|
46
|
Khu đô thị Chân Mây, Lăng Cô, Cảnh Dương
|
x
|
x
|
VII
|
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ, CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, TRUYỀN
THÔNG
|
|
|
1
|
Khu công nghệ cao
|
|
x
|
2
|
Khu công viên phần mềm, công nghệ thông tin tập
trung tỉnh Thừa Thiên Huế
|
x
|
x
|
3
|
Khu công viên khoa học
|
|
x
|
4
|
Trung tâm dữ liệu số
|
x
|
x
|
5
|
Khu công nghệ và sản xuất phần mềm
|
x
|
x
|
6
|
Trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ thông
tin (thuộc phạm vi dự án Khu đô thị, du lịch nghỉ dưỡng sinh thái và sân gôn
tại xã Hương Thọ, thành phố Huế và xã Bình Thành, thị xã Hương Trà)
|
x
|
x
|
VIII
|
NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN
|
|
|
1
|
Dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, bảo tồn,
phục tráng và phát triển cây ăn quả; trang trại nông nghiệp sạch, nông nghiệp
tuần hoàn công nghệ cao, trồng trọt công nghệ cao; trung tâm thực nghiệm, sản
xuất giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản; sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh,
vô cơ
|
x
|
x
|
2
|
Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khu lâm
nghiệp ứng dụng công nghệ cao
|
x
|
x
|
3
|
Dự án nuôi trồng, chế biến, bảo quản nông, lâm,
thủy sản
|
x
|
x
|
4
|
Dự án xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập
trung; chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao; các chốt kiểm dịch động vật
|
x
|
x
|
5
|
Dự án sản xuất, nhân và lai tạo giống cây trồng,
giống vật nuôi, giống cây lâm nghiệp, giống thủy sản, phát triển giống cây trồng
lâm nghiệp công nghệ cao
|
x
|
x
|
6
|
Dự án trồng rừng bền vững, trồng rừng gỗ lớn,
phát triển kinh tế dưới tán rừng
|
x
|
x
|
7
|
Xây dựng trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá, chợ đầu
mối thủy sản
|
x
|
x
|
Ghi chú:
- (*) Theo kế hoạch đầu tư của Bộ Giao thông vận tải.
- Trong quá trình nghiên cứu triển khai các dự án cụ
thể, cơ quan có thẩm quyền chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư chịu
trách nhiệm toàn diện trước pháp luật về việc xác định vị trí, diện tích, quy
mô đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, công suất dự án, phân kỳ đầu tư dự án, bảo đảm phù
hợp với yêu cầu thực tiễn phát triển của tỉnh trong từng giai đoạn và theo đúng
các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.
- Việc chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư
và triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn phải bảo đảm thực hiện đầy đủ, đúng
trình tự, thủ tục, thẩm quyền và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan;
đồng thời, người quyết định chủ trương đầu tư phải chịu trách nhiệm toàn diện
trước pháp luật về quyết định của mình.
- Đối với các dự án không thuộc danh mục các dự án
dự kiến ưu tiên đầu tư, thực hiện phê duyệt và triển khai đầu tư bảo đảm phù hợp
các quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, điều kiện thực tiễn,
khả năng huy động, bố trí các nguồn lực và theo đúng quy định của pháp luật hiện
hành