BỘ Y TẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2775/QĐ-BYT
|
Hà Nội, ngày 10
tháng 10 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THIẾT LẬP “HỆ THỐNG GIÁM SÁT QUỐC GIA VỀ KHÁNG THUỐC
CỦA CÁC VI SINH VẬT”
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa
bệnh năm 2009;
Căn cứ Nghị định số
75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thiết
lập “Hệ thống giám sát quốc gia về kháng thuốc của các vi sinh vật”. Danh sách
và nhiệm vụ của các đơn vị tham gia trong Hệ thống giám sát quốc gia về kháng
thuốc của các vi sinh vật được ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Các
đơn vị tham gia trong “Hệ thống giám sát quốc gia về kháng thuốc của các vi
sinh vật” thực hiện giám sát kháng thuốc theo “Hướng dẫn thực hiện giám sát quốc
gia về kháng kháng sinh” ban hành tại Quyết định số 127/QĐ- BYT ngày 15/01/2019
của Bộ trưởng Bộ Y tế và các quy định có liên quan.
Điều 3. Quyết
định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành và thay thế Quyết định số
6211/QĐ-BYT ngày 17/10/2016 về việc thiết lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của
mạng lưới giám sát kháng thuốc trong các cơ sở khám, chữa bệnh và Quyết định số
4178/QĐ-BYT ngày 05/10/2020 về việc công nhận Phòng xét nghiệm tham chiếu quốc
gia về giám sát kháng kháng sinh.
Điều 4. Các
ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý Khám,
chữa bệnh, Cục trưởng và Vụ trưởng các Cục, Vụ thuộc Bộ Y tế, Giám đốc các bệnh
viện, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Q. Bộ trưởng (để b/c);
- Lưu: VT, KCB.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Trường Sơn
|
THIẾT LẬP HỆ THỐNG GIÁM SÁT QUỐC GIA
VỀ KHÁNG THUỐC CỦA CÁC VI SINH VẬT
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 2775/QĐ-BYT ngày 10 tháng 10 năm 2022 của Bộ trưởng
Bộ Y tế)
I. KHÁI
NIỆM
1. Thuốc kháng vi sinh vật: bao
gồm thuốc kháng sinh, thuốc kháng vi-rút, thuốc chống nấm và thuốc chống ký
sinh trùng, là những loại thuốc được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị các bệnh
nhiễm trùng ở người, động vật và thực vật.
2. Sự kháng thuốc của các vi
sinh vật (sau đây gọi tắt là kháng thuốc) là sự đề kháng của các vi sinh vật,
bao gồm vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng và nấm đối với các thuốc kháng vi sinh
vật mà trước đây đã có hiệu quả để điều trị các bệnh nhiễm trùng. Sự kháng thuốc
làm cho bệnh nhiễm trùng khó điều trị hơn và làm tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh
nặng và tử vong.
II. MỤC
ĐÍCH THIẾT LẬP HỆ THỐNG GIÁM SÁT QUỐC GIA VỀ KHÁNG THUỐC CỦA CÁC VI SINH VẬT
(sau đây viết tắt là Hệ thống giám sát).
1. Ước tính mức độ và gánh nặng
quốc gia về kháng thuốc.
2. Phát hiện và theo dõi xu hướng
kháng thuốc mới nổi và nguy cơ lan rộng để đề xuất những đáp ứng kịp thời.
3. Thiết lập cơ sở dữ liệu,
phân tích và báo cáo quốc gia về kháng thuốc và cung cấp thông tin về tình hình
kháng thuốc cho các cơ sở y tế, cho cộng đồng và mạng lưới quốc tế, bao gồm cả
Hệ thống giám sát kháng thuốc toàn cầu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
4. Chuẩn hóa các hướng dẫn thực
hiện giám sát kháng thuốc và các hướng dẫn có liên quan.
5. Cung cấp bằng chứng xây dựng
và thực hiện các chính sách, các chương trình can thiệp để ngăn ngừa, kiểm soát
lây truyền các vi sinh vật kháng thuốc và đánh giá tác động của các chương
trình can thiệp.
6. Xây dựng phương thức chia sẻ
thông tin và kết nối Hệ thống giám sát quốc gia về kháng thuốc trong y tế và
trong nông nghiệp để cung cấp bức tranh tổng thể về tình trạng kháng thuốc quốc
gia.
III. DANH
SÁCH CÁC ĐƠN VỊ THAM GIA TRONG HỆ THỐNG GIÁM SÁT
1. Các
Khoa, phòng Xét nghiệm Vi sinh của Bệnh viện:
1) Bệnh viện Bạch Mai
2) Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới
Trung ương
3) Bệnh viện Da liễu Trung ương
4) Bệnh viện Nhi Trung ương
5) Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
6) Bệnh viện Hữu nghị
7) Bệnh viện E
8) Bệnh viện Phổi Trung ương
9) Bệnh viện K
10) Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội
11) Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội
12) Bệnh viện Da liễu Hà Nội
13) Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
14) Bệnh viện Trung ương Quân đội
108
15) Bệnh viện Quân Y 103
16) Bệnh viện Đa khoa Quốc tế
Vinmec Times City
17) Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà
Giang
18) Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc
Giang
19) Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc
Giang
20) Bệnh viện 74 Trung ương,
Vĩnh Phúc
21) Bệnh viện Đa khoa Trung
ương Thái Nguyên
22) Bệnh viện Việt Nam - Thụy
Điển Uông Bí, Quảng Ninh
23) Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp,
Hải Phòng
24) Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng
25) Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái
Bình
26) Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam
Định
27) Bệnh viện 71 Trung ương
28) Bệnh viện Đa khoa thành phố
Vinh, Nghệ An
29) Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Nghệ
An
30) Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Thanh Hóa
31) Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà
Tĩnh
32) Bệnh viện Trung ương Huế
33) Bệnh viện Đại học Y Dược Huế
34) Bệnh viện Đà Nẵng
35) Bệnh viện Đa khoa Trung
ương Quảng Nam
36) Bệnh viện Phong - Da liễu
Trung ương Quy Hòa
37) Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình
Định
38) Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Khánh Hòa
39) Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon
Tum
40) Bệnh viện Đa khoa vùng Tây
Nguyên
41) Bệnh viện Chợ Rẫy
42) Bệnh viện Đại học Y Dược
Thành phố Hồ Chí Minh
43) Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới
Thành phố Hồ Chí Minh
44) Bệnh viện Nhân dân Gia Định,
Thành phố Hồ Chí Minh
45) Bệnh viện Nhi đồng 1, Thành
phố Hồ Chí Minh
46) Bệnh viện Nhi đồng 2, Thành
phố Hồ Chí Minh
47) Bệnh viện Truyền máu - Huyết
học, Thành phố Hồ Chí Minh
48) Bệnh viện Quân Y 175, Thành
phố Hồ Chí Minh
49) Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất,
Đồng Nai
50) Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng
Nai
51) Bệnh viện Đa khoa Trung
ương Cần Thơ
52) Bệnh viện Đại học Y Dược Cần
Thơ
53) Bệnh viện Đa khoa Trung tâm
An Giang
54) Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà
Mau
55) Các Khoa, Phòng xét nghiệm
Vi sinh của các Bệnh viện khác: bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và bệnh viện thuộc
các Bộ, ngành khác, bệnh viện thuộc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương, các bệnh viện trường đại học, bệnh viện tư nhân: bệnh viện đa khoa
và các bệnh viện chuyên khoa, như ngoại, sản, nhi, phổi, truyền nhiễm, da liễu...
2. Các
Phòng xét nghiệm Vi sinh thực hiện hỗ trợ kỹ thuật về kỹ thuật xét nghiệm vi
sinh lâm sàng
Các Phòng xét nghiệm Vi sinh được
công nhận đạt tiêu chuẩn ISO 15189 về các chỉ tiêu nuôi cấy với kỹ thuật định
danh và kháng sinh đồ có trách nhiệm tham gia hỗ trợ kỹ thuật cho các Phòng xét
nghiệm Vi sinh tham gia trong Hệ thống giám sát quốc gia về kháng thuốc. Danh
sách các phòng xét nghiệm đạt chuẩn chất lượng được cập nhật thường xuyên trên
trang thông tin điện tử của Văn phòng Công nhận Chất lượng - Bộ Khoa học và
Công nghệ.
3. Các
Phòng xét nghiệm Vi sinh tham chiếu quốc gia về kháng thuốc của Bệnh viện, bao
gồm:
a) Khoa Vi sinh - Bệnh viện Bạch
Mai;
b) Khoa Vi sinh - Bệnh viện Chợ
Rẫy;
c) Khoa Vi sinh - Bệnh viện Bệnh
Nhiệt đới trung ương.
4. Đơn vị
điều phối giám sát quốc gia về kháng thuốc thuộc Cục Quản lý Khám, chữa bệnh.
IV. NHIỆM
VỤ CỦA HỆ THỐNG GIÁM SÁT
1. Nhiệm
vụ chung
a) Giám sát sự kháng thuốc của
các vi sinh vật gây bệnh được lựa chọn liên quan đến nhiễm khuẩn ở người và kết
hợp giám sát chủ động với giám sát thụ động.
b) Giám sát sự xuất hiện kháng
thuốc mới và/hoặc bất thường của các vi sinh vật gây nhiễm trùng ở người.
c) Giám sát mức độ nghiêm trọng,
sự lây lan và tình hình dịch tễ của vi sinh vật kháng thuốc liên quan đến nhiễm
trùng ở người.
d) Báo cáo tình hình nhiễm vi
sinh vật kháng thuốc và thiết lập hệ thống cảnh báo về nguy cơ xuất hiện các ổ
dịch.
e) Thu thập, phân tích, xây dựng
các báo cáo về kháng thuốc để thông báo, hướng dẫn các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
xây dựng, thực hiện các chính sách, kế hoạch để ngăn chặn và giảm thiểu tác động
kháng thuốc.
2. Phòng
xét nghiệm Vi sinh
a) Thực hiện việc nuôi cấy, định
danh và kháng sinh đồ theo quy định.
b) Thực hiện nội kiểm và ngoại
kiểm theo quy định về nhuộm Gram, định danh, kháng sinh đồ để bảo đảm chất lượng
xét nghiệm.
c) Theo dõi và thực hiện các
nhiệm vụ giám sát kháng thuốc theo “Hướng dẫn thực hiện giám sát quốc gia về
kháng kháng sinh” ban hành tại Quyết định số 127/QĐ- BYT ngày 15/01/2019 của Bộ
trưởng Bộ Y tế và theo các quy định hiện hành có liên quan.
d) Định kỳ hàng quý, Phòng xét
nghiệm vi sinh phối hợp với các khoa lâm sàng, khoa Dược, khoa Kiểm soát nhiễm
khuẩn báo cáo tình hình kháng thuốc và đề xuất, xây dựng kế hoạch ứng phó, kiểm
soát sự lây lan của vi sinh vật kháng thuốc cho Giám đốc bệnh viện, các khoa,
phòng có liên quan.
e) Lưu giữ và gửi các chủng vi
sinh vật kháng thuốc mới hoặc các chủng vi sinh vật kháng bất thường đến phòng
xét nghiệm tham chiếu quốc gia về giám sát kháng thuốc theo quy định.
f) Tham gia xây dựng các quy
trình chuẩn, hướng dẫn, bộ công cụ để theo dõi, giám sát kháng thuốc và quản lý
chất lượng xét nghiệm về nhuộm Gram, nuôi cấy phân lập, định danh, kháng sinh đồ
và các kỹ thuật xét nghiệm mới khác.
g) Tham gia đánh giá, hỗ trợ và
giám sát kỹ thuật vi sinh nuôi cấy phân lập, định danh và kháng sinh đồ cho các
bệnh viện khác khi có yêu cầu.
h) Bố trí hoặc tổ chức đào tạo
cho các nhân viên liên quan về kỹ thuật vi sinh lâm sàng, đảm bảo chất lượng
xét nghiệm, thu thập, phân tích và quản lý dữ liệu.
i) Tham gia nghiên cứu khoa học
về kháng thuốc.
3. Các
Phòng xét nghiệm Vi sinh thực hiện hỗ trợ kỹ thuật về xét nghiệm vi sinh lâm
sàng
Thực hiện hỗ trợ kỹ thuật cho
các Phòng xét nghiệm vi sinh trong Hệ thống giám sát thông qua các hỗ trợ kỹ
thuật trực tiếp, trực tuyến, đào tạo và tập huấn.
4. Phòng
xét nghiệm Vi sinh tham chiếu quốc gia về kháng thuốc
4.1. Nhiệm vụ chung
a) Thực hiện các xét nghiệm để
khẳng định kết quả định danh và kháng sinh đồ theo các tiêu chuẩn quốc gia và
quốc tế.
b) Cung cấp thông tin về kết quả
xét nghiệm có chất lượng, tin cậy, kịp thời để hỗ trợ quản lý người bệnh, kiểm
soát dịch bệnh, nghiên cứu sức khoẻ công cộng, đào tạo và xây dựng chính sách y
tế quốc gia.
c) Thúc đẩy thực hành tốt các
xét nghiệm về kháng kháng sinh, bao gồm cập nhật, chuẩn hóa và phổ biến các
phương pháp xét nghiệm về kháng kháng sinh.
d) Tham gia đánh giá chất lượng
các phòng xét nghiệm và tăng cường hợp tác với các trung tâm kiểm chuẩn và các
Phòng xét nghiệm Vi sinh trong Hệ thống giám sát.
e) Tham gia hỗ trợ giám sát dịch
bệnh và các bệnh khác có ý nghĩa về sức khoẻ công cộng.
f) Tham gia xây dựng báo cáo quốc
gia hàng năm về kháng thuốc.
g) Nghiên cứu, theo dõi và cảnh
báo về tình hình kháng thuốc.
h) Tham mưu cho Bộ Y tế về triển
khai các hoạt động giám sát kháng thuốc và sử dụng kháng sinh hợp lý.
4.2. Nhiệm vụ cụ thể
a) Khẳng định chẩn đoán
- Tiếp nhận các mẫu bệnh phẩm
hoặc chủng vi sinh vật cần được khẳng định do các phòng xét nghiệm, các cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh khác gửi đến.
- Tiến hành xét nghiệm khẳng định
kết quả xét nghiệm định danh và kháng sinh đồ và cung cấp hướng dẫn cho phòng
xét nghiệm tìm hiểu nguyên nhân và tiến hành hành động khắc phục nếu kết quả
không phù hợp (Phân công chi tiết trong Phụ lục).
- Thực hiện xét nghiệm khẳng định
các chủng vi sinh vật có nguy cơ đe dọa sức khỏe cộng đồng, các chủng vi sinh vật
có cơ chế kháng mới, kháng bất thường.
- Các kỹ thuật ưu tiên thực hiện
tại phòng xét nghiệm vi sinh tham chiếu quốc gia về kháng thuốc:
+ Định danh vi sinh vật (xác định
kiểu hình bằng tính chất sinh vật hóa học thường quy hoặc bằng máy tự động hoặc
bằng kỹ thuật khối phổ; định type huyết thanh)
+ Kháng sinh đồ (khoanh giấy
khuếch tán, MIC, E-test, enzyme beta lactamse và các kỹ thuật mới khác).
+ Sinh học phân tử (PCR,
Realtime - PCR, và giải trình tự gene định danh vi sinh vật và phát hiện gen đề
kháng).
+ Các kỹ thuật tiên tiến khác
như Next Gene Sequencing (NGS) hoặc Whole Genome Sequencing (WGS).
- Lưu giữ các mẫu bệnh phẩm hoặc
chủng vi sinh vật do các phòng xét nghiệm, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác
gửi đến trong thời gian ít nhất là 5 năm.
- Xây dựng và cập nhật định kỳ
danh sách các chủng vi sinh vật phân lập cần chuyển đến Phòng xét nghiệm vi
sinh tham chiếu quốc gia để khẳng định chẩn đoán.
b) Xây dựng hướng dẫn, tài liệu
chuyên môn: Xây dựng, cập nhật, duy trì, chia sẻ danh mục và các tài liệu
chuyên môn, quy trình kỹ thuật về nuôi cấy, phân lập, định danh và kháng sinh đồ,
kỹ thuật sinh học phân tử và các tài liệu có liên quan theo các chuẩn quốc gia
và quốc tế.
c) Cung cấp khuyến nghị, tư vấn
kỹ thuật
- Cung cấp khuyến nghị, tư vấn
kỹ thuật về nuôi cấy, phân lập, định danh và kháng sinh đồ, giám sát kháng
kháng sinh cho các nhà hoạch định chính sách y tế và sức khỏe công cộng.
- Tham gia điều phối hoạt động
hỗ trợ kỹ thuật cho các phòng xét nghiệm vi sinh.
- Thường xuyên trao đổi với đại
diện khối lâm sàng, Dược, kiểm soát nhiễm khuẩn và các đối tác liên quan khác ở
nhiều cấp độ (Bộ Y tế, đơn vị) nhằm tăng cường nhận thức về chỉ định xét nghiệm
vi sinh, sử dụng hiệu quả kết quả xét nghiệm vi sinh và sử dụng thuốc kháng
sinh trong chăm sóc, điều trị bệnh nhân.
d) Tăng cường năng lực
- Đào tạo, tập huấn nhằm nâng
cao năng lực xét nghiệm vi sinh cho cán bộ của phòng xét nghiệm vi sinh.
- Tham gia giám sát, hỗ trợ kỹ
thuật và đào tạo cho các phòng xét nghiệm về kỹ thuật phân lập, định danh,
kháng sinh đồ, quản lý dữ liệu, phân tích dữ liệu, báo cáo và quản lý chất lượng
xét nghiệm.
e) Thực hiện quản lý chất lượng
- Thiết lập và duy trì Hệ thống
quản lý chất lượng Phòng xét nghiệm theo các tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế về
kháng kháng sinh
- Tham gia phối hợp với trung
tâm kiểm chuẩn để thực hiện các chương trình ngoại kiểm về định danh và kháng
sinh đồ.
- Tham gia xây dựng các hướng dẫn
bảo đảm chất lượng, đào tạo các nhân viên và tham gia tư vấn về chương trình
ngoại kiểm.
- Thiết lập và duy trì bộ chủng
chuẩn tham chiếu cho chương trình kiểm soát chất lượng và cung cấp cho các
phòng xét nghiệm.
- Tham gia đánh giá định kỳ về
chất lượng xét nghiệm vi sinh tại các phòng xét nghiệm giám sát kháng kháng
sinh.
- Tham gia đánh giá phòng xét
nghiệm vi sinh làm cơ sở cho việc mở rộng mạng lưới phòng xét nghiệm giám sát
kháng kháng sinh quốc gia.
f) Hợp tác và nghiên cứu
- Tham gia phát triển kỹ thuật
và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kháng kháng sinh.
- Tham gia và duy trì hợp tác
quốc tế với các đối tác trong và ngoài nước về lĩnh vực kháng kháng sinh.
- Phối hợp với các đối tác quốc
tế hỗ trợ Hệ thống giám sát quốc gia về kháng thuốc, tham gia các hệ thống giám
sát kháng thuốc quốc tế.
g) Theo dõi, cảnh báo và đáp ứng
- Xây dựng hệ thống quản lý
thông tin phòng xét nghiệm điện tử bao gồm thiết lập, duy trì hệ thống cảnh
báo, đáp ứng về kháng thuốc trong tình huống đặc biệt.
- Báo cáo kịp thời với Bộ Y tế
những trường hợp bất thường liên quan đến kháng thuốc
- Tham gia hỗ trợ điều tra dịch
bệnh và hỗ trợ kỹ thuật khi Bộ Y tế yêu cầu.
- Chia sẻ dữ liệu về kết quả
xét nghiệm tham chiếu với các đối tác trong nước, quốc tế.
h) Thực hiện các nhiệm vụ khác
của phòng xét nghiệm vi sinh theo quy định hiện hành.
5. Đơn vị
điều phối giám sát quốc gia về kháng thuốc
a) Đề xuất xây dựng chiến lược
quốc gia, chương trình, kế hoạch hành động quốc gia về giám sát kháng thuốc;
b) Đề xuất xây dựng các chính
sách, quy định liên quan đến giám sát kháng thuốc;
c) Đầu mối xây dựng và thống nhất
các quy trình chuẩn, hướng dẫn chuyên môn, hướng dẫn giám sát kháng thuốc (bao
gồm cả hướng dẫn về kiểm soát nhiễm khuẩn, chẩn đoán lâm sàng, giám sát kháng
thuốc và giám sát sử dụng kháng sinh) báo cáo lãnh đạo Bộ xem xét phê duyệt thống
nhất sử dụng trong toàn quốc;
d) Chỉ đạo, hướng dẫn việc xây
dựng và triển khai thực hiện các chính sách, quy định, hướng dẫn chuyên môn
liên quan đến kháng thuốc;
e) Thiết lập cơ sở dữ liệu và
quản lý dữ liệu giám sát kháng thuốc từ tất cả các đơn vị tham gia trong Hệ thống
giám sát quốc gia về kháng thuốc. Công bố thông tin về tình hình kháng thuốc quốc
gia để đề xuất các chiến lược, hành động, chính sách và quyết định phù hợp theo
từng cấp độ: quốc gia và địa phương;
f) Tham mưu cho Hội đồng thuốc
và điều trị quốc gia để giám sát kháng thuốc và giám sát sử dụng kháng sinh
trong bệnh viện cũng như phối hợp với Ban chỉ đạo kiểm soát nhiễm khuẩn quốc
gia để đảm bảo sự phối hợp đồng bộ các hoạt động kê đơn thuốc kháng sinh, sử dụng
kháng sinh, kiểm soát nhiễm khuẩn và giám sát kháng thuốc;
g) Tiến hành giám sát và định kỳ
đánh giá hiệu quả Hệ thống giám sát;
h) Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát,
đánh giá hoạt động và tổng hợp số liệu, báo cáo về tình hình thực hiện hoạt động
của Phòng xét nghiệm vi sinh tham chiếu quốc gia về giám sát kháng thuốc;
i) Nghiên cứu, đề xuất xây dựng
cơ chế tài chính bền vững về thực hiện nhiệm vụ tham chiếu của các cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh;
j) Chia sẻ thông tin về kháng thuốc
với các cơ quan, đơn vị liên quan để phục vụ công tác xây dựng chiến lược, kế
hoạch, chính sách, văn bản, hướng dẫn chuyên môn, đánh giá hiệu quả các can thiệp
và các công tác khác.
PHỤ LỤC
PHÂN CÔNG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ XÉT NGHIỆM THAM CHIẾU VỀ
KHÁNG THUỐC CHO CÁC PHÒNG XÉT NGHIỆM VI SINH CỦA CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
TRÊN ĐỊA BÀN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2775/QĐ-BYT ngày 10 tháng 10 năm 2022 của
Bộ trưởng Bộ Y tế)
TT
|
Tên PXN tham chiếu
|
Thực hiện nhiệm vụ XN tham chiếu cho các Phòng XN vi sinh của các cơ
sở KBCB trên địa bàn
|
|
1.
|
Bệnh viện Bạch Mai
|
- Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc
Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình,
- Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn,
Tuyên Quang, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Hoà Bình, Thái
Nguyên.
|
|
|
2.
|
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới
Trung ương
|
- Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Bắc
Giang, Phú Thọ
- Thanh Hoá, Nghệ An, Hà
Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi,
Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận.
- Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk
|
|
3.
|
Bệnh viện Chợ Rẫy
|
- Đắk Nông, Lâm Đồng.
- Bình Phước, Tây Ninh, Bình
Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh.
- Long An, Tiền Giang, Bến
Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu
Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
|
|