Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 18/2024/TT-BGDĐT Chương trình Giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học

Số hiệu: 18/2024/TT-BGDĐT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Phạm Ngọc Thưởng
Ngày ban hành: 28/11/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Chương trình Giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ

Ngày 28/11/2024, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 18/2024/TT-BGDĐT về Chương trình Giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ.

Ban hành Chương trình Giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ

Theo đó, chương trình Giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ (gọi chung là Chương trình Giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học) nhằm tạo cơ hội học tập cho người học có nhu cầu cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng cần thiết cho cuộc sống, sản xuất và tiếp nhận công nghệ mới, phát triển kinh tế tạo thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân, gia đình; đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, bồi dưỡng nguồn nhân lực của địa phương, nhu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời của mọi người; góp phần xây dựng xã hội học tập và phát triển cộng đồng bền vững.

Chương trình Giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học góp phần tiếp tục phát triển phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người học trong các mối quan hệ của cuộc sống, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, định hướng nghề nghiệp phù hợp với năng lực, điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội.

Chương trình Giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ ban hành theo Thông tư 18/2024/TT-BGDĐT dùng cho các cơ sở giáo dục thường xuyên và các cơ sở giáo dục khác nhằm đáp ứng yêu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời của người dân trong cộng đồng, góp phần nâng cao dân trí và xây dựng xã hội học tập.

Chương trình Giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học bao gồm các Chương trình Giáo dục cụ thể theo 08 lĩnh vực:

- Chương trình Giáo dục pháp luật.

- Chương trình Giáo dục văn hóa - xã hội.

- Chương trình Giáo dục bảo vệ môi trường.

- Chương trình Giáo dục bảo vệ sức khỏe.

- Chương trình Giáo dục phát triển kinh tế.

- Chương trình Giáo dục kỹ năng sống và tư vấn tâm lý.

- Chương trình Giáo dục hướng nghiệp và khởi nghiệp.

- Chương trình Giáo dục chuyển đổi số trong cộng đồng.

Chương trình Giáo dục cụ thể ở từng lĩnh vực bảo đảm cung cấp cho người học những nội dung kiến thức cơ bản, thiết thực và hữu ích giúp người học có thể vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào giải quyết những vấn đề của cuộc sống, góp phần phát triển bản thân và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Hình thức tổ chức dạy học Chương trình Giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học được tổ chức theo hướng mở, linh hoạt với nhiều hình thức đa dạng khác nhau. Căn cứ vào nội dung của các chủ đề và đối tượng người học, giáo viên, báo cáo viên có thể lựa chọn, tổ chức theo các hình thức gồm: học tập trung, học ở thực địa, học qua các buổi tập huấn chuyển giao khoa học - công nghệ, các buổi nói chuyện trực tiếp, lồng ghép thông qua các buổi sinh hoạt câu lạc bộ, sinh hoạt nhóm, tham quan thực tế, tổ chức hội thi, học qua đài phát thanh, đài truyền hình; có thể cung cấp học liệu tờ rơi, tờ gấp để người học tự học, tự đọc, tự nghiên cứu sách, báo, tài liệu nâng cao kiến thức cho bản thân.

Thông tư 18/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 14/01/2025 và thay thế Thông tư 26/2010/TT-BGD&ĐT .

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 18/2024/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2024

THÔNG TƯ

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA NGƯỜI HỌC; CẬP NHẬT KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 86/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;

Theo Biên bản thẩm định của Hội đồng thẩm định Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Chương trình Giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Chương trình Giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ bao gồm: Phần thứ nhất. Những vấn đề chung và Phần thứ hai. Chương trình Giáo dục cụ thể theo các lĩnh vực như sau:

1. Chương trình Giáo dục pháp luật.

2. Chương trình Giáo dục văn hóa - xã hội.

3. Chương trình Giáo dục bảo vệ môi trường.

4. Chương trình Giáo dục bảo vệ sức khỏe.

5. Chương trình Giáo dục phát triển kinh tế.

6. Chương trình Giáo dục kỹ năng sống và tư vấn tâm lý.

7. Chương trình Giáo dục hướng nghiệp và khởi nghiệp.

8. Chương trình Giáo dục chuyển đổi số trong cộng đồng.

Điều 2. Chương trình Giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ ban hành theo Thông tư này dùng cho các cơ sở giáo dục thường xuyên và các cơ sở giáo dục khác nhằm đáp ứng yêu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời của người dân trong cộng đồng, góp phần nâng cao dân trí và xây dựng xã hội học tập.

Điều 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 01 năm 2025 và thay thế Thông tư số 26/2010/QĐ-BGD&ĐT ngày 27 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình Giáo dục thường xuyên đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ.

Điều 4. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban VHGD của Quốc hội;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Như Điều 4 (để thực hiện);
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, Vụ PC, Vụ GDTX (8 bản).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phạm Ngọc Thưởng

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA NGƯỜI HỌC; CẬP NHẬT KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 18/2024/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

MỤC LỤC

PHẦN THỨ NHT. NHỮNG VN Đ CHUNG V CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐÁP NG YÊU CU CỦA NGƯỜI HỌC; CP NHẬT KIN THỨC, K NĂNG, CHUYN GIAO CÔNG NGHỆ

I. MỤC TIÊU

II. NỘI DUNG, THỜI LƯỢNG VÀ KẺ HOẠCH DẠY HỌC

III. ĐỊNH HƯỚNG V PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THC T CHỨC DẠY HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ KT QUẢ HỌC TẬP

IV. TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ HOÀN THÀNH KHÓA HỌC

V. ĐIỀU KIỆN ĐM BẢO THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

VI. PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH

VII. T CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

PHẦN TH HAI. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC CỤ TH THEO CÁC LĨNH VỰC

1. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC VĂN HÓA - XÃ HỘI

3. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

4. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC BẢO VỆ SỨC KHỎE

5. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN KINH TẾ

6. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG VÀ TƯ VN TÂM LÝ

7. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP VÀ KHỞI NGHIỆP

8. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC CHUYN ĐỔI SỐ TRONG CỘNG ĐỒNG

PHỤ LỤC I. Mẫu Giấy chứng nhận

PHỤ LỤC II. Mẫu Chứng chỉ

PHẦN THỨ NHẤT. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA NGƯỜI HỌC; CẬP NHẬT KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

I. MỤC TIÊU

- Chương trình Giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ (gọi chung là Chương trình Giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học) nhằm tạo cơ hội học tập cho người học có nhu cầu cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng cần thiết cho cuộc sống, sản xuất và tiếp nhận công nghệ mới, phát triển kinh tế tạo thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân, gia đình; đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, bồi dưỡng nguồn nhân lực của địa phương, nhu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời của mọi người; góp phần xây dựng xã hội học tập và phát triển cộng đồng bền vững.

- Chương trình Giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học góp phần tiếp tục phát triển phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người học trong các mối quan hệ của cuộc sống, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, định hướng nghề nghiệp phù hợp với năng lực, điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội.

II. NỘI DUNG, THỜI LƯỢNG VÀ KẾ HOẠCH DẠY HỌC

1. Nội dung giáo dục

- Chương trình Giáo dục đáp ứng yêu cu của người học bao gồm các Chương trình Giáo dục cụ thể theo các lĩnh vực: Pháp luật, văn hóa - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe, phát triển kinh tế, kỹ năng sống và tư vấn tâm lý, hướng nghiệp và khởi nghiệp, chuyn đổi số trong cộng đồng. Mỗi nội dung giáo dục đều được thực hiện tại các Chương trình giáo dục cụ thể theo các lĩnh vực trên.

- Chương trình Giáo dục cụ thể ở từng lĩnh vực bảo đảm cung cấp cho người học những nội dung kiến thức cơ bản, thiết thực và hữu ích giúp người học có th vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào giải quyết những vấn đề của cuộc sống, góp phần phát triển bản thân và nâng cao chất lượng cuộc sống.

2. Thời lượng

- Chương trình Giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học được thiết kế linh hoạt và mềm dẻo theo hướng mở. Chương trình quy định thời lượng cụ thể cho từng Chương trình Giáo dục theo các lĩnh vực, từng chủ đề, nội dung giáo dục, không quy định thời gian hoàn thành cho toàn bộ chương trình.

- Chương trình Giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học chỉ quy định mỗi buổi học không quá 3 tiết. Mỗi tiết học là 45 phút, không quy định số tiết, số buổi học trong tuần, tháng và năm.

- Chương trình Giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học quy định thời lượng cụ th cho từng chương trình giáo dục theo các lĩnh vực như sau:

TT

Các chương trình giáo dục cụ thể

Tổng số tiết

Trong đó số tiết

Lý thuyết

Thực hành

1

Chương trình Giáo dục pháp luật

180

104

76

2

Chương trình Giáo dục văn hóa - xã hội

180

107

73

3

Chương trình Giáo dục bảo vệ môi trường

180

96

84

4

Chương trình Giáo dục bảo vệ sức khỏe

210

138

72

5

Chương trình Giáo dục phát triển kinh tế

210

117

93

6

Chương trình Giáo dục kỹ năng sống và tư vấn tâm lý

180

89

91

7

Chương trình Giáo dục hướng nghiệp và khởi nghiệp

180

86

94

8

Chương trình Giáo dục chuyển đổi số trong cộng đồng

180

83

97

Tổng số tiết

1500

820

680

3. Kế hoạch dạy học

- Căn cứ vào nội dung và yêu cầu cần đạt ca từng chương trình giáo dục cụ thể, các cơ sở giáo dục thường xuyên và các cơ sở giáo dục khác (gọi chung là các cơ sở giáo dục thường xuyên) chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học linh hoạt đối với từng chương trình giáo dục theo các lĩnh vực. Hằng năm, các cơ sở giáo dục thường xuyên xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học cho từng chương trình giáo dục cụ thể theo các lĩnh vực tối thiu mỗi chương trình từ 30 tiết trở lên cho các đối tượng người học.

- Giao quyền chủ động cho các địa phương căn cứ vào việc điều tra nhu cầu người học, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và điều kiện thực tế tổ chức dạy học tại các cơ sở giáo dục thường xuyên để lựa chọn các chủ đề/nội dung dạy học của từng chương trình giáo dục cụ thể theo các lĩnh vực cho phù hợp, đảm bảo mục tiêu, yêu cầu cần đạt của chương trình được quy định tại phần thứ hai của Thông tư này.

III. ĐỊNH HƯỚNG PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP

1. Phương pháp dạy học

- Chương trình Giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học. Vì vậy, phương pháp dạy học chủ yếu là tổ chức cho người học được tham gia thực hiện các hoạt động học tập gắn với những tình huống thực tiễn của cuộc sống; gn với hoạt động thực hành và trải nghiệm.

- Tùy từng đối tượng người học khác nhau và tính đặc thù của từng chương trình giáo dục theo các lĩnh vực cụ thể, giáo viên, báo cáo viên có thể lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp với chủ đề, nội dung dạy học nhm phát huy vai trò chủ động, độc lập và kinh nghiệm của người học; Coi trọng các phương pháp tổ chức cho người học được thực hành, trải nghiệm vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống, lao động, sản xuất, kinh doanh. Khuyến khích giáo viên, báo cáo viên ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số vào các bài giảng, khai thác nguồn tài nguyên học liệu mở, học liệu số để xây dựng các bài giảng có nội dung hấp dẫn, tạo hứng thú trong học tập cho người học.

2. Hình thức tổ chức dạy học

Hình thức tổ chức dạy học Chương trình Giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học được tổ chức theo hướng mở, linh hoạt với nhiều hình thức đa dạng khác nhau. Căn cứ vào nội dung của các chủ đ và đối tượng người học, giáo viên, báo cáo viên có thể lựa chọn, tổ chức theo các hình thức gồm: học tập trung, học ở thực địa, học qua các buổi tập hun chuyển giao khoa học - công nghệ, các buổi nói chuyện trực tiếp, lồng ghép thông qua các bui sinh hoạt câu lạc bộ, sinh hoạt nhóm, tham quan thực tế, tổ chức hội thi, học qua đài phát thanh, đài truyền hình; có thể cung cấp học liệu tờ rơi, tờ gấp để người học tự học, tự đọc, tự nghiên cứu sách, báo, tài liệu nâng cao kiến thức cho bản thân.

3. Kiểm tra, đánh giá kết qu học tập

- Việc đánh giá kết quả học tập của người học được thực hiện theo từng chương trình giáo dục cụ thể. Kết quả học tập của từng chương trình giáo dục cụ thể theo các lĩnh vực giáo dục được đánh giá theo hình thức Đạt và Chưa đạt.

- Việc đánh giá kết quả học tập của người học theo từng nội dung, chủ đề phải đảm bảo theo đúng yêu cầu cần đạt quy định tại Chương trình giáo dục cụ thể. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng người học vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn của đời sống, đánh giá sự thay đổi thái độ, hành vi của người học trong từng Chương trình giáo dục theo các lĩnh vực cụ thể.

- Sau một chủ đề, việc kiểm tra, đánh giá theo một trong các hình thức: hỏi - đáp, viết, thuyết trình, thực hành, đánh giá bằng quan sát, phiếu trắc nghiệm, bài thu hoạch, sản phẩm học tập hoặc kết quả thực tế vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống của bàn thân và gia đình người học.

- Đối với mỗi chương trình giáo dục cụ thể, người học được đánh giá phù hợp với tiến trình của từng chủ đề, giáo viên, báo cáo viên ghi kết quả đánh giá vào sổ theo dõi và đánh giá người học của từng chương trình giáo dục cụ th đ sử dụng trong việc cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục theo quy định.

- Người học hoàn thành một chủ đề của từng chương trình giáo dục c thể, kiểm tra đạt yêu cầu được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chủ đề của chương trình giáo dục theo mẫu tại Phụ lục I của Thông tư này.

- Người học hoàn thành chương trình giáo dục cụ thể, kiểm tra đạt yêu cầu được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục theo mẫu tại Phụ lục I của Thông tư này.

- Người học hoàn thành toàn bộ chương trình giáo dục cụ thể, kiểm tra đạt yêu cầu, được tham dự kỳ thi cấp chứng chỉ tại mục IV của Thông tư này, nếu đạt yêu cầu theo quy định thì được cấp Chứng chỉ theo mẫu tại Phụ lục II của Thông tư này.

IV. TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ HOÀN THÀNH KHÓA HỌC

1. Mục đích, yêu cầu

- Mục đích của kỳ thi nhằm đánh giá kết quả học tập của học viên theo học Chương trình Giáo dục đáp ứng yêu cầu người học; thúc đy học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập từ cơ sở.

- Yêu cầu kỳ thi phi đảm bảo khách quan, công bằng, nghiêm túc và đúng thẩm quyền.

2. Đơn vị tổ chức thi

- Đơn vị tổ chức thi bao gồm: Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (gọi chung là trung tâm giáo dục thường xuyên) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng ý trên cơ sở đề xuất của trung tâm giáo dục thường xuyên.

- Đơn vị tổ chức thi chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi công tác trước, trong và sau khi tổ chức thi, bao gồm c trách nhiệm giải trình trước cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về chất lượng đề thi, triển khai tổ chức thi, quy định và quy trình tổ chức thi. Đ thi phải đảm bảo các nội dung và yêu cầu cần đạt theo quy định. Việc tổ chức coi thi, chấm thi đảm bảo theo các quy định hiện hành.

- Đơn vị tổ chức thi có trách nhiệm tổ chức thi và cấp chứng chỉ theo quy định tại Thông tư này và quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; cung cấp tài liệu minh chứng phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra giám sát khi có yêu cầu.

3. Đối tượng dự thi: Người học đã hoàn thành Chương trình giáo dục theo tng lĩnh vực cụ thể quy định tại Thông tư này, được đánh giá kết quả học tập ở mức Đạt, đủ điều kiện tham dự kỳ thi. Người học dự thi, nếu đạt yêu cầu thì được cấp chứng chỉ tương ứng với Chương trình học.

4. Quản lý cấp phát chứng chỉ

- Giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên cấp chứng chỉ cho thí sinh sau khi có kết quả thi được công bố công khai.

- Việc quản lý, cấp phát và thu hồi chứng chỉ thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Chế độ báo cáo và lưu trữ

a) Chế độ báo cáo: Đơn vị tổ chức thi thực hiện chế độ báo cáo theo quy định. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ khi công bố kết quả cuối cùng của kỳ thi, đơn vị tổ chức thi báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo kết quả tổ chức thi và cấp chứng chỉ theo từng Chương trình giáo dục cụ thể. Nội dung báo cáo bao gồm: Đặc điểm, tình hình của đơn vị tổ chức thi, bộ phận chuyên trách, đơn vị phối hợp (nếu có); Danh sách các địa điểm thi; số liệu tổng hợp kết quả tổ chức thi; Kế hoạch dự kiến tổ chức thi trong năm; Các đề xuất, kiến nghị (nếu có).

b) Lưu trữ hồ sơ

- Trung tâm lưu trữ hồ sơ tổ chức thi lưu trữ theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Hồ sơ lưu trữ vĩnh viễn: Danh sách thí sinh dự thi, bảng điểm chi tiết; Quyết định phê duyệt danh sách thí sinh được cấp chứng chỉ, sổ cấp phát chứng chỉ.

- Hồ sơ lưu trữ ít nhất 02 năm: Bài thi, các biên bản x lý trong quá trình tổ chức thi.

V. ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

Các cơ sở giáo dục thường xuyên được tổ chức thực hiện Chương trình Giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học phải đảm bảo các điều kiện về đội ngũ giáo viên, báo cáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để đảm bảo chất lượng.

1. Về đội ngũ giáo viên, báo cáo viên

- Giáo viên, báo cáo viên tham gia giảng dạy các chương trình giáo dục cụ thể phải có trình độ chuyên môn phù hợp, tt nghiệp trình độ cao đẳng trở lên, có kinh nghiệm trong các hoạt động giáo dục cộng đồng cùng với các yêu cu khác theo quy định hiện hành và quy định của từng Chương trình Giáo dục cụ thể.

- Hằng năm, giáo viên, báo cáo viên phải được tập huấn, bồi dưỡng về Chương trình Giáo dục đáp ứng yêu cầu người học theo các chương trình giáo dục cụ thể.

2. Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

- Về cơ sở vật chất: Đảm bảo các điều kiện tối thiểu để tổ chức dạy học, tận dụng các cơ sở vật chất sẵn có của địa phương: Phòng học tại các cơ sở giáo dục, hội trường Ủy ban nhân dân xã, nhà văn hóa của các thôn/bản, các mô hình, trung tâm, trang trại, các làng nghề, các di tích lịch sử phù hợp với nội dung chủ đề của các chương trình giáo dục cụ thể và quy mô của lớp học.

- Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu, ti vi, video, các phần mềm, tài nguyên học liệu mở, các website, các chương trình truyền thanh, truyền hình có nội dung phù hợp với từng lĩnh vực giáo dục cụ thể.

3. Tài liệu giáo dục

- Căn cứ vào nội dung của các chương trình giáo dục cụ thể theo quy định, Sở Giáo dục và Đào tạo ch trì, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn để tổ chức biên soạn tài liệu giáo dục theo từng chương trình cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và phê duyệt để thực hiện.

- Việc biên soạn tài liệu đ giảng dạy phải đảm bảo các yêu cầu về chuyên môn, phù hợp với thực tế của địa phương và đối tượng người học. Nội dung tài liệu thể hiện đúng và đầy đ yêu cầu cần đạt của chương trình, bo đảm tính cơ bản, khoa học, thiết thực. Các thuật ngữ, khái niệm, định nghĩa, số liệu, sự kiện, hình ảnh bảo đảm chính xác, khách quan, nhất quán và phù hợp với trình độ người học; các số liệu, sự kiện, hình ảnh có nguồn gốc rõ ràng.

- Giáo viên, báo cáo viên được phân công tham gia giảng dạy các lĩnh vực giáo dục cụ thể chủ động xây dựng bài giảng trên cơ sở tham khảo các tài liệu được cấp có thẩm quyền phê duyệt và tài liệu hợp pháp đ hướng dẫn người học đảm bảo chất lượng.

VI. PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH

1. Phát triển Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học là hoạt động thường xuyên, bao gồm các khâu đánh giá, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chương trình trong quá trình thực hiện.

2. Trong quá trình thực hiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức khảo sát thực tế, tham khảo ý kiến các cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục, cán bộ quản lý, giáo viên, báo cáo viên để đánh giá chương trình, xem xét, điều chnh, xây dựng chương trình giáo dục mới (nếu cần thiết) và hướng dẫn thực hiện các điều chnh (nếu có).

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

a) Căn cứ Chương trình quy định tại Thông tư này và các văn bản có liên quan, ban hành văn bản quy định về tổ chức thi và cấp chứng chỉ Chương trình Giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền. Nội dung văn bản quy định bao gồm:

- Mục đích và yêu cầu.

- Nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức, cá nhân tham gia công tác tổ chức thi: Kế hoạch tổ chức thi, tổ chức đăng ký dự thi, công tác đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo.

- Công bố kết quả, báo cáo kết quả thi và các nội dung khác có liên quan (nếu có).

b) Ban hành quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, thẩm định, chỉnh sửa và phê duyệt tài liệu giáo dục; chỉ đạo việc tổ chức biên soạn, thẩm định tài liệu Chương trình để tổ chức thực hiện giảng dạy tại địa phương cho phù hợp.

c) Đảm bảo kinh phí cho việc tổ chức thực hiện chương trình (biên soạn tài liệu, tổ chức giảng dạy chương trình, bồi dưỡng tập huấn), kinh phí tổ chức thi và cấp chứng chỉ.

2. Trách nhiệm của Sá Giáo dục và Đào tạo

- Tham mưu y ban nhân dân cấp tỉnh ban hành văn bản quy định về tổ chức thi và cấp chứng chỉ Chương trình Giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học trên địa bàn tỉnh. Hướng dẫn các đơn vị tổ chức thi thực hiện quy định v tổ chức thi và cấp chứng chỉ thống nhất trên địa bàn.

- Tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí để tổ chức thc hiện Chương trình, tổ chức thi và cấp chứng chỉ theo quy định.

- Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình Giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học đến các phòng Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn. Chỉ đạo các hoạt động tổ chức dạy học thực hiện Chương trình Giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức tập huấn bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, báo cáo viên cốt cán của tnh theo từng chương trình giáo dục cụ thể;

- Thực hiện việc kiểm tra, giám sát Chương trình Giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học và tổ chức thi, cấp chứng chỉ của các cơ sở giáo dục thường xuyên theo thẩm quyền.

3. Trách nhiệm của Phòng Giáo dục và Đào tạo

- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện bố trí kinh phí và kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị tổ chức dạy học cho cơ sở giáo dục thường xuyên trên địa bàn để thực hiện Chương trình Giáo dục đáp ứng yêu cầu người học đạt hiệu quả.

- Chủ trì, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn huyện hỗ trợ nguồn lực, cung cấp tài liệu, đội ngũ báo cáo viên để tổ chức dạy học cho mọi người dân và tạo điều kiện thuận lợi cho các trung tâm học tập cộng đồng hoạt động có hiệu quả, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương;

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, báo cáo viên các trung tâm học tập cộng đồng.

- Thực hiện việc kiểm tra, giám sát Chương trình Giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học theo thẩm quyền.

4. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục thường xuyên

- Hằng năm, các cơ sở giáo dục thường xuyên chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương đ điều tra nhu cầu học tập của người dân trong cộng đồng; Xác định nội dung học tập của người học theo nhu cầu và từng nhóm đối tượng và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực của địa phương.

- Xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học và hình thức học tập phù hợp với tng loại đối tượng; bố trí đội ngũ giáo viên, báo cáo viên và tổ chức thực hiện ging dạy các chương trình giáo dục cụ thể phù hợp với điều kiện cụ thể và nhu cầu của người học.

- Trung tâm Giáo dục thường xuyên, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên có trách nhiệm hỗ trợ các trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn huyện về điều tra nhu cầu học tập của người dân, bố trí đội ngũ giáo viên, báo cáo viên có trình độ chuyên môn phù hợp tham gia giảng dạy Chương trình Giáo dục cụ thể theo lĩnh vực, đáp ứng yêu cầu học tập của người dân trong cộng đồng.

PHẦN THỨ HAI. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC CỤ THỂ THEO CÁC LĨNH VỰC

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

I. MỤC TIÊU

Chương trình Giáo dục pháp luật là một lĩnh vực giáo dục của Chương trình Giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học nhm góp phần tiếp tục phát triển phẩm chất và năng lực của người công dân thông qua các chủ đề về pháp luật; hình thành ý thức trách nhiệm và hành vi của người công dân trong việc tuân thủ pháp luật; có kh năng tham gia các hoạt động phù hợp với lứa tuổi để thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và trách nhiệm công dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

1. Năng lực

- Nêu được tm quan trọng của giáo dục pháp luật đối với cuộc sống con người và sự phát triển bền vững của cộng đồng, đất nước; trách nhiệm công dân bảo vệ, xây dựng, hoàn thiện bộ máy chính quyền cơ sở; quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; pháp luật trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Biết được các quy định cơ bản, cần thiết của pháp luật gắn trực tiếp với cuộc sống của nhân dân khi tham gia các mối quan hệ của cá nhân trong đời sống xã hội và cộng đồng.

- Vận dụng được các kiến thức pháp luật để thực hiện, bảo vệ quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân trong các tình huống pháp luật của thực tiễn cuộc sống.

2. Phm chất

- Có ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; tự giác thực hiện pháp luật, góp phần xây dựng và bảo vệ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của mọi cá nhân, tổ chức; đấu tranh với những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Có thái độ đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm phù hợp với quy định pháp luật; phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Có ý thức và trách nhiệm trong việc ch động tìm hiu pháp luật; có trách nhiệm truyn thông, vận động mọi người trong gia đình và người dân trong cộng đồng nghiêm túc chấp hành và thực hiện đúng các quy định của pháp luật.

II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

1. Nội dung khái quát

Chủ đề/nội dung

Thời lượng

(Tổng số tiết)

Trong đó số tiết

Lý thuyết

Thực hành

CHỦ ĐỀ 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG V NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

12

8

4

1. Pháp luật và đời sống

3

2

1

2. Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

3

2

1

3. Bộ máy chính quyền Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

3

2

1

4. Hệ thống tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý

3

2

1

CHỦ ĐỀ 2. QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BN CỦA CÔNG DÂN

60

42

18

7. Quyền con người

3

3

8. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

3

3

9. Quyền cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị, dân sự

30

20

10

9.1. Quyền tham gia quản lý nhà nước, qun lý xã hội

3

2

1

9.2. Quyền bầu cử, ứng c

3

2

1

9.3. Quyền khiếu nại, tố cáo

3

2

1

9.4 Quyền bình đẳng trước pháp luật

3

2

1

9.5. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể; bất khả xâm phạm về chỗ ở; được bảo đảm an toàn, bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân

3

2

1

9.6. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phm

3

2

1

9.7. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

3

2

1

9.8. Quyền được khai sinh, xác định dân tộc, quốc tịch

3

2

1

9.9. Quyền sở hữu tài sản

3

2

1

9.10. Quyền thừa kế

3

2

1

10. Quyền cơ bản của công dân trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội

15

10

5

10.1. Quyền tự do kinh doanh

3

2

1

10.2. Quyền và nghĩa vụ lao động

3

2

2

10.3. Quyền học tập; Quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng tạo nghệ thuật

6

4

2

10.4. Quyền làm việc, quyền được bảo đảm an sinh xã hội, quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh

3

2

1

11. Nghĩa vụ của công dân

9

6

3

11.1. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc; bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân

3

2

1

11.2. Nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật, chấp hành những quy tắc sinh hoạt cộng đồng

3

2

1

11.3. Nghĩa vụ đóng thuế

3

2

1

CHỦ ĐỀ 3. PHÁP LUẬT TRONG MỘT S LĨNH VC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

108

54

54

12. Chính sách đối với người có công, người cao tuổi, người tàn tật, khuyết tật

6

3

3

13. Chính sách đối với người nghèo và hộ nghèo

6

3

3

14. Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

6

3

3

15. Pháp luật về tiếp cận thông tin và thực hiện dân chủ ở cơ sở

6

3

3

16. Pháp luật về đất đai

6

3

3

17. Pháp luật về lao động

6

3

3

18. Pháp luật về giáo dục

6

3

3

19. Pháp luật về trật tự, an toàn giao thông

6

3

3

20. Pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa

6

3

3

21. Pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm

6

3

3

22. Pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

6

3

3

23. Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình

6

3

3

24. Pháp luật về dân sự

6

3

3

25. Pháp luật về hình sự

6

3

3

26. Pháp luật về khiếu nại, tố cáo

6

3

3

27. Pháp luật an toàn thông tin mạng

6

3

3

28. Pháp luật về an ninh mạng

6

3

3

29. Pháp luật về nghĩa vụ quân sự

6

3

3

Tổng số tiết

180

104

76

2. Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt

Chương trình Giáo dục pháp luật gồm 3 chủ đề, mỗi chủ đề có nội dung và yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực như sau:

Chủ đề/nội dung

Yêu cầu cần đạt

Ghi chú

CHỦ ĐỀ 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VNHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

1. Pháp luật và đời sống

1.1. Pháp luật

- Nêu được khái niệm về pháp luật; trình bày được đặc trưng cơ bản và bản chất của pháp luật.

- Phân biệt được pháp luật với đạo đức, phong tục tập quán.

- Trình bày được vai trò của pháp luật đối với nhà nước, xã hội và công dân.

- Nêu được khái niệm thực hiện pháp luật, các hình thức thực hiện pháp Luật.

- Trình bày được khái niệm vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý.

- Biết được sự cần thiết phi sử dụng pháp luật để xử lý những vấn đề của bản thân, gia đình trong các mối quan hệ xã hội, cộng đồng theo đúng quy định của pháp luật.

- Nêu được nguyên nhân cơ bản và hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật công dân. Phân biệt được hành vi đúng và chưa đúng theo quy định của pháp luật.

- Liên hệ được thực tiễn bản thân về việc vi phạm pháp pháp luật và trách nhiệm pháp lý phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

- Có thái độ không đồng tình và phê phán nhng hành vi vi phạm pháp luật.

- Có ý thức trách nhiệm tuân thủ và thực hiện đúng các quy định của pháp luật.

- Đặc trưng cơ bản của pháp luật gồm: Tính quy phạm ph biến, tính quyền lực, bắt buộc chung và tính xác định chặt chẽ về hình thức.

- Vai trò của pháp luật trong đời sống: Pháp luật là phương tiện quản lý nhà nước; là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

- Trách nhiệm pháp lý của ch thể vi phạm pháp luật là: trách nhiệm hình sự; trách nhiệm dân sự; trách nhiệm hành chính; trách nhiệm kỷ luật; trách nhiệm vật chất theo quy định của pháp luật tùy thuộc vào hành vi vi phạm pháp luật của chủ th.

1.2. Giáo dục pháp luật

- Trình bày được khái niệm giáo dục pháp luật; nêu được mục đích, ý nghĩa, yêu cầu và nội dung giáo dục pháp luật cho người dân trong cộng đồng.

- Trình bày được vai trò của giáo dục pháp luật đối với cá nhân và xã hội.

- Nêu được trách nhiệm của công dân trong việc chủ động tìm hiu các quy định của pháp luật.

- Mục đích: Trang bị tri thức pháp luật; bồi dưỡng tình cảm, tâm lý và hình thành lòng tin vào pháp luật; hình thành thói quen và hành vi tích cực trong ứng xử.

- Yêu cầu: Đảm bảo tính khoa học, tính chuẩn xác và truyền đạt trung thành các văn bản pháp luật; đảm bảo tính đại chúng, phù hợp với đối tượng, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ áp dụng.

2. Hệ thống chính trị của Việt Nam

- Kể tên được các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Nêu được chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở trong tập hợp quần chúng tham gia vào các hoạt động xây dựng và phát triển đất nước, thực hiện dân chủ cơ sở.

- Trình bày được vai trò của hệ thống chính trị cơ sở và các cơ quan thuộc hệ thống trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân.

- Nêu được nội dung và phương thức hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở.

- Liên hệ được về hoạt động cụ thể của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị tại địa phương.

- Có ý thức tham gia các phong trào, hoạt động do tổ chức chính trị cơ sở phát động.

Hệ thống chính trị gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội: Đoàn Thanh niên Cộng sn Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam).

- Vai trò của hệ thng chính trị: Tổ chức, vận động nhân dân thực hin chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, thực hiện xây dựng dân chủ cơ sở.

3. Bộ máy chính quyền nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Kể tên được bộ máy chính quyền nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Trình bày được chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của bộ máy chính quyền nhà nước ở địa phương gồm: cấp tnh/thành phố; cấp huyện/thị xã và cấp xã/ phường/ thị trấn.

- Trình bày được thẩm quyền của chính quyền địa phương cp huyện và cấp xã.

- Phân biệt được sự khác nhau giữa nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn.

- Trình bày được mối liên hệ giữa công dân với Ủy ban nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, phường, thị trn.

- Có trách nhiệm thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của chính quyền địa phương.

- Có ý thức tự giác tham gia thực hiện giữ gìn an ninh, trật tự kỉ cương và an toàn xã hội ở địa phương.

- Tôn trọng, ng hộ, giúp đỡ cán bộ Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, đại biểu Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn trong công tác.

4. Hệ thống tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý

- Trình bày được khái niệm tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý.

- Nêu được mục đích và nguyên tắc khi tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý.

- Kể tên các đối tượng được tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý.

- Trình bày được các hình thức tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý.

- Trình bày được cách tổ chức thực hiện, lĩnh vực, phạm vi và quy trình tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý. Nêu được quyền và nghĩa vụ của người được tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý.

- Nêu được thủ tục tiến hành khi có yêu cầu trợ giúp pháp lý đúng quy định của pháp luật.

- Thực hành được về trợ giúp pháp lý theo tình huống thực tế tại địa phương.

- Có trách nhiệm thực hiện quyền và nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý theo đúng quy định của pháp luật.

- Có ý thức thực hiện đúng quyền hạn và nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý.

CHỦ ĐỀ 2. QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

7. Quyền con người

- Trình bày được khái niệm và nội dung về quyền con người.

- Phân biệt được quyền con người và quyền công dân.

- Kể tên đầy đủ các quyền con người được quy định trong Hiến pháp hiện hành.

- Có trách nhiệm bảo vệ và thực hiện về quyền con người theo quy định của pháp luật.

Các quyền con người được quy định tại Hiến pháp 2013.

8. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

- Trình bày được khái niệm công dân, quyền cơ bản của công dân, nghĩa vụ của công dân.

- Kể tên được các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định tại Hiến pháp hiện hành.

- Có ý thức trách nhiệm trong việc tôn trọng và thực thi các quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định tại Hiến pháp hiện hành.

Các quyền cơ bản của công dân được quy định tại Hiến pháp năm 2013 về các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.

9. Quyền cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị, dân sự

9.1. Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội

- Nêu được khái niệm về quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

- Trình bày được những nội dung cơ bản của quyền tham gia quản lý nhà nước và quản lý xã hội của công dân theo quy định của pháp luật.

- Nêu được quyền tham gia quản lý nhà nước và quản lý xã hội của công dân bằng cách hình thức: trực tiếp và gián tiếp; trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và quản lý xã hội.

- Nêu được các điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và quản lý xã hội.

- Nêu được hậu quả của hành vi vi phạm quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân.

- Liên hệ với thực tế địa phương về thực trạng thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và quản lý xã hội của công dân.

- Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về các quyền tham gia quản lý nhà nước và quản lý xã hội.

- Biết cách thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội phù hợp với điều kiện của bản thân theo đúng quy định của pháp luật.

- Tích cực tham gia hoạt động xã hội trong cộng đồng.

9.2. Quyền bầu cử, ứng cử

- Trình bày được những nội dung cơ bản của quyền bầu cử, ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân theo quy định.

- Nêu được trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc thực hiện quyền bầu cử, ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

- Nêu được các điều kiện để công dân tham gia quyền bầu cử và ứng cử.

- Liên hệ với thực tin địa phương về thực trạng đảm bảo quyền bầu cử, ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân của công dân.

- Thực hiện quyền bầu cử, ứng cử vào Quốc hội và Hội đng nhân dân của công dân theo đúng quy định của pháp luật.

- Có trách nhiệm tham gia và vận động người thân thực hiện quyền bầu cử, ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân theo đúng quy định của pháp luật.

9.3. Quyền bình đẳng của công dân

- Nêu được khái niệm về quyền bình đẳng trước pháp luật;

- Trình bày được những quy định và nội dung cơ bản v quyền và nghĩa vụ bình đẳng của công dân trước pháp luật.

- Nêu được nguyên tắc mọi công dân đều bình đng trước pháp luật.

- Trình bày được trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

- Nêu được ý nghĩa của quyền bình đẳng của công dân đối với đời sống con người và xã hội.

- Nêu được các hành vi vi phạm quyền bình đẳng của công dân trong các tình huống đơn giản cụ thể của đời sống thực tiễn.

- Liên hệ được thực tế địa phương về việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân.

- Có trách nhiệm thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân.

- Tôn trọng quyền bình đng trước pháp luật của những người xung quanh.

- Có thái độ phê phán những hành vi vi phạm quyền bình đẳng trước pháp luật của công dân.

Quyền bình đẳng trước pháp luật gồm: Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ; bình đẳng về trách nhiệm pháp lý

9.4. Quyền khiếu nại, tố cáo

- Trình bày được những nội dung cơ bản quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.

- Nêu được trách nhiệm của cơ quan nhà nước, của người có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; nghĩa vụ của công dân khi việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo.

- Phân biệt được sự khác nhau giữa quyền khiếu nại và quyền tố cáo.

- Thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân theo đúng quy định của pháp luật.

- Liên hệ được thực tế địa phương về việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của công dân.

- Tôn trọng quyền khiếu nại, tố cáo của những người xung quanh và có thái độ không đồng tình với những hành vi vi phạm quyền khiếu nại, tố cáo.

Theo Luật Khiếu nại, tố cáo.

9.5.Quyền bất khả xâm phạm về thân thể; bất khả xâm phạm về chỗ ở; được bảo đảm an toàn, bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân

- Nêu được nội dung quyền bất khả xâm phạm về thân thể, chỗ ở, được bảo đảm an toàn, bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân theo quy định.

- Nêu được các hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, bảo đảm an toàn, bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

- Biết cách bảo vệ quyền được bảo đảm an toàn, bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

- Biết sử dụng pháp luật đề bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể, bảo đảm an toàn, bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của bản thân và của những người xung quanh.

- Liên hệ được thực tế về thực hiện quyền bất khả xâm phạm thân thể, bảo đảm an toàn, bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân và trách nhiệm của chính quyền địa phương khi thực hiện các quyền này của công dân.

- Tôn trọng quyền bất khả xâm phạm về thân thể, bảo đảm an toàn, bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của người khác.

- Có ý thức tự bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể, bảo đảm an toàn, bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của bản thân.

- Có thái độ tích cực đấu tranh, phê phán, tố cáo các hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm v thân th và quyền được bảo đảm an toàn, bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

9.6. Quyền được pháp luật bảo hộ v tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

- Nêu được nội dung quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phm của công dân.

- Nêu được các hành vi vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.

- Liên hệ thực tế về thực trạng thực hiện quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phm của công dân và trách nhiệm của chính quyền địa phương đảm bảo việc thực hiện các quyền trên.

- Có ý thức tự bảo vệ quyền quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của bản thân.

Điều 20 của Hiến pháp năm 2013 quy định về quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.

9.7. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

- Nhận biết được những biểu hiện của tín ngưỡng, tôn giáo.

- Nêu được sự khác nhau giữa tín ngưỡng và tôn giáo.

- Nêu được một số nội dung cơ bản về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.

- Liên hệ được thực trạng thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở địa phương.

- Xác định được thế nào là thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đúng quy định của pháp luật.

- Biết thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo đúng quy định của pháp luật. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác.

- Có thái độ không đồng tình với những hiện tượng lạm dụng tín ngưỡng, tôn giáo có hại cho đời sống cộng đồng.

- Tích cực phê phán, đấu tranh với các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo vi phạm trật tự an toàn xã hội.

9.8. Quyn được khai sinh, xác định dân tộc, quốc tịch

- Nêu được nội dung các quyền được khai sinh, xác định dân tộc, quyền đối với quốc tịch của công dân.

- Trình bày được ý nghĩa của quyền được khai sinh, xác định dân tộc và quyền đối với quốc tịch của công dân.

- Nêu được căn cứ xác định người có quốc tịch Việt Nam và các giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam.

- Nêu được các quy định của pháp luật về thời hạn đi khai sinh và trách nhiệm khai sinh, thủ tục đăng ký khai sinh (các giấy tờ cần thiết khi đăng ký), thẩm quyền đăng ký khai sinh.

- Biết cách xác định dân tộc của bn thân và các thành viên trong gia đình. Biết được giá trị pháp lý của Giấy Khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân.

- Có trách nhiệm vận động các gia đình thực hiện đăng ký khai sinh cho con em đúng quy định của pháp luật.

9.9. Quyền sở hữu tài sản

- Nêu được nội dung của quyền sở hữu và phân biệt được ba quyền năng của quyền sở hữu

- Nêu được căn c xác lập quyền s hữu theo quy định của pháp luật.

- Trình bày được nguyên tắc cơ bản của quyền sở hữu, các hình thức sở hữu.

- Trình bày được các quyền của người không phải chủ sở hữu đối với tài sản, phân biệt được phạm vi quyền của chủ sở hữu và quyền của người không phải chủ sở hữu đối với tài sản.

- Vận dụng được các quy định của pháp luật đ bảo vệ quyền sở hữu tài sản của cá nhân.

- Thực hiện đúng các nghĩa vụ của chủ sở hữu. Tôn trọng quyền của các chủ th khác liên quan đến quyền sở hữu.

- Quyền sở hữu là quyền của cá nhân, tổ chức đối với tài sản trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt.

9.10. Quyền thừa kế

- Trình bày được khái niệm thừa kế, nêu được các hình thức thừa kế.

- Phân biệt được sự khác nhau giữa thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

- Nêu được các hình thức di chúc và thế nào là di chúc hợp pháp. Biết cách lập di chúc.

- Chỉ ra được những người thuộc diện thừa kế không phụ thuộc vào di chúc.

- Biết được các quyền của người đ lại di sản; quyền và nghĩa vụ của người thừa kế.

- Trình bày được điều kiện thừa kế theo pháp luật.

- Tôn trọng quyền của người để lại di sản.

- Thực hành liên hệ được thực tế về việc di chúc và quyền thừa kế tại địa phương hiện nay. Trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc thực hiện lập di chúc của người dân.

- Có trách nhiệm thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về quyền thừa kế.

10. Quyền cơ bản của công dân trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa- xã hội

10.1. Quyền tự do kinh doanh

- Trình bày được khái niệm kinh doanh và quyền tự do kinh doanh của công dân.

- Nêu được trách nhiệm của công dân trong việc sử dụng quyền tự do kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ đóng thuế.

- Thực hiện quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế theo đúng yêu cầu của pháp luật.

- Liên hệ thực tế về quyền tự do kinh doanh của cá nhân và trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền tự do kinh doanh tại địa phương.

- Có ý thức tôn trọng pháp luật về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế; Có thái độ không đồng tình với những hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh và thuế.

10.2. Quyền và nghĩa vụ lao động

- Trình bày được khái niệm lao động; nêu được ý nghĩa quan trọng của lao động đối với con người và xã hội.

- Nêu được nội dung quyền và nghĩa vụ lao động của công dân; trách nhiệm của Nhà nước trong việc thực hiện quyền lao động của công dân.

- Trình bày được quy định của pháp luật đối với lao động chưa thành niên.

- Liên hệ được thực tiễn địa phương trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.

- Tôn trọng quy định của pháp luật; ủng hộ những việc làm đúng, phản đối những việc làm trái với quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.

10.3. Quyền học tập; Quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng tạo nghệ thuật,...

- Nêu được ý nghĩa của việc học tập; quyền học tập, quyền sáng tạo của công dân.

- Nêu được nội dung quyền và nghĩa vụ học tập, quyền sáng tạo của công dân.

- Phân biệt được những biểu hiện đúng hoặc không đúng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập, quyền sáng tạo của công dân.

- Trình bày được trách nhiệm Nhà nước và công dân trong việc đảm bo quyền học tập, quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật và sáng tạo của công dân.

- Có trách nhiệm thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của công dân theo đúng quy định của pháp luật.

- Liên hệ được thực tiễn việc thực hiện quyền và trách nhiệm của cá nhân trong học tập.

- Tích cực tuyên truyền, động viên người thân thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập, quyền sáng tạo của công dân.

- Có ý thức học tập thường xuyên, học tập suốt đời.

- Có thái độ tôn trọng và tạo điều kiện cho người thân thực hiện quyền học tập, quyền sáng tạo.

10.4. Quyền làm việc, quyền được bảo đảm an sinh xã hội, quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh

- Nêu được nội dung quyền làm việc, quyền được bảo đảm an sinh xã hội, quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh.

- Trình bày được trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc đảm bảo quyền của công dân.

- Có ý thức tự bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình.

- Có ý thức tích cực tuyên truyền, động viên người thân thực hiện quyền và nghĩa vụ khám chữa bệnh.

11. Nghĩa vụ của công dân

11.1. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc; bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân

- Nêu được trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ quốc phòng và an ninh quốc gia, xây dựng nền quốc phòng toàn dân.

- Xác định được nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc là quyền và nghĩa vụ của công dân.

- Nêu được các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia và các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ quốc phòng. Phát hiện, cung cấp kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia cho chính quyền hoặc cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia.

- Thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ của công dân về bảo vệ quốc phòng và an ninh quốc gia; đăng ký nghĩa vụ quân sự đúng độ tuổi, sẵn sàng nhập ngũ khi có lệnh.

- Liên hệ được thực tiễn của địa phương trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc của thanh niên.

- Tự giác rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, rèn luyện sức khỏe sẵn sàng nhập ngũ khi Tổ quốc yêu cầu.

- Có ý thức tuân thủ và vận động gia đình, mọi người tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ quốc phòng, an ninh quốc gia.

11.2. Nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật, chấp hành những quy tc sinh hoạt cộng đồng

- Liệt kê được các nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp.

- Phân biệt được sự khác nhau giữa các quy định của pháp luật và quy tắc sinh hoạt của cộng đồng.

- Thực hiện đúng nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

- Liên hệ thực trạng của việc chấp hành những quy định của pháp luật trong sinh hoạt cộng đồng tại địa phương.

- Chấp hành tốt các quy tắc sinh hoạt trong cộng đồng.

- Có ý thức tuân thủ các quy định của pháp luật; vận động gia đình và mọi người tuân thủ các quy định của pháp luật, chấp hành quy tắc sinh hoạt cộng đồng.

- Nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp 2013: Trung thành với Tổ quốc; nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc; nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân; nghĩa vụ tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;

- Nghĩa vụ chp hành các quy tắc sinh hoạt công cộng; nghĩa vụ bảo vệ môi trường; nghĩa vụ nộp thuế.

- Nghĩa vụ học tập; nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.

11.3. Nghĩa vụ đóng thuế

- Nêu được khái niệm thuế, nghĩa vụ đóng thuế.

- Trình bày được vai trò, ý nghĩa của thuế đối với Nhà nước và xã hội.

- Kể tên được một số loại thuế và đối tượng nộp thuế. Phân biệt được sự khác nhau giữa các loại thuế.

- Liên hệ thực tiễn việc thực hiện nghĩa vụ thuế của công dân ở địa phương.

- Xác định được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước.

- Có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện nộp thuế đầy đủ cho nhà nước theo quy định của pháp luật.

- Có ý thức vận động gia đình và những người xung quanh thực hiện đúng quy định của pháp luật về thuế.

- Tích cực đấu tranh với các hành vi trốn thuế, gian lận về thuế.

- Khái niệm thuế là một khoản thu bt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối với các tổ chức và các cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì lợi ích chung.

CHỦ ĐỀ 3. PHÁP LUẬT TRONG MỘT SỐ LĨNH VC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

12. Chính sách đối với người nghèo và hộ nghèo

- Trình bày khái niệm người nghèo, hộ nghèo theo quy định của pháp luật.

- Nêu được chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người nghèo và hộ nghèo.

- Nêu được các quy định về chính sách đối với người nghèo và hộ nghèo.

- Trình bày được các quy định của chính sách pháp luật ưu đãi đối với người nghèo: hỗ trợ về chi phí khám, chữa bệnh; miễn học phí cho học sinh, sinh viên; hỗ trợ vay vốn xây nhà ở; hỗ trợ tiền điện sinh hoạt hàng tháng....

- Liên hệ thực tế ở địa phương trong việc giải quyết chế độ chính sách cho người nghèo và hộ nghèo.

- Có ý thức chia sẻ, hỗ trợ với người nghèo và hộ nghèo.

- Có thái độ lên án, đấu tranh với những hành vi lợi dụng chính sách của Nhà nước đối với người nghèo và hộ nghèo.

- Những quy định cụ thể về đối tượng, tiêu chuẩn, điều kiện để được công nhận và hưởng chế độ trợ cấp, phụ cấp của từng đối tượng cụ thể.

13. Chính sách đối với người có công, người cao tuổi, người khuyết tật

- Nêu được chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có công, người cao tuổi, người khuyết tật.

- Nêu được các quy định về chính sách đối với người có công, người cao tuổi, người khuyết tật.

- Trình bày được những chính sách pháp luật ưu đãi dành cho người có công với cách mạng, người cao tuổi, người khuyết tật: Trợ giúp pháp lý; trợ giúp y tế; trợ cấp xã hội; trợ giúp giáo dc, việc làm...

- Liên hệ được thực tế địa phương trong việc giải quyết chế độ chính sách đối với người có công, người cao tuổi, người khuyết tật.

- Có ý thức trách nhiệm trong việc chia s, hỗ trợ, giúp đỡ đối với người có công, người cao tuổi, người khuyết tt.

- Có thái độ không đồng tình với những hành vi lợi dụng chính sách của Nhà nước đối với người có công, người cao tui, người khuyết tật.

- Những quy định cụ thể về đối tượng, tiêu chuẩn, điều kiện để được công nhận và hưởng chế độ trợ cấp, phụ cấp của người có công, người cao tuổi, người khuyết tật.

14. Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

- Nêu được khái niệm vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp xử lý hành chính. Phân biệt được vi phạm hành chính và tội phạm.

- Nêu được các hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả.

- Liên hệ được tình trạng vi phạm hành chính và việc xử phạt vi phạm hành chính ở địa phương.

- Có ý thức tự giác thực hiện pháp luật trong đời sống. Vận động người thân trong gia đình nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật.

- Có trách nhiệm tích cực phát hiện, tố cáo mọi hành vi vi phạm pháp luật trong việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

15. Pháp luật về tiếp cận thông tin và pháp luật thực hiện dân chủ ở cơ sở

- Nêu được nội dung, nguyên tắc về tiếp cận thông tin và việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.

- Nêu được quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc tiếp cận thông tin và thực hiện dân chủ ở cơ sở. Nêu được trách nhiệm của chính quyền địa phương, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khác trong việc đảm bảo cho công dân được tiếp cận thông tin và thực hiện dân chủ ở cơ sở.

- Nêu được các hành vi bị nghiêm cấm trong việc tiếp cận thông tin và thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật.

- Liên hệ được với thực tế địa phương về việc tiếp cận thông tin và thực hiện Luật dân chủ ở cơ sở.

- Biết cách thực hiện các quyền dân chủ của công dân ở xã, phường, thị trấn: quyền tham gia ý kiến; quyền tham gia bàn bạc và biểu quyết; quyền giám sát.

- Tích cực học tập nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm công dân thực hiện tốt quyền làm chủ của người dân ở cơ sở.

- Tích cực phê phán, đấu tranh với các hành vi lợi dụng việc thực hiện dân chủ để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

16. Pháp luật về đất đai

- Xác định được đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Nêu được căn cứ xác lập quyền sử dụng đất và những bảo đảm của Nhà nước cho người sử dụng đất.

- Trình bày được những hành vi bị Nhà nước nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng đất.

- Nêu được các quy định pháp luật về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; những trường hợp được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

- Liên hệ được thực trạng việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại địa phương.

- Có ý thức thực hiện đúng quy định của pháp luật về nguyên tắc chuyển quyền sử dụng đất và hình thức chuyển quyền sử dụng đất.

- Có trách nhiệm tuân thủ thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất.

- Có ý thức đấu tranh, phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.

17. Pháp luật về lao động

- Trình bày được khái niệm lao động. Nêu được nguyên tắc cơ bản của pháp luật lao động; quy định của pháp luật lao động về: hợp đồng lao động, tiền lương và tiền thưởng, bo hiểm xã hội, tranh chấp và gii quyết tranh chấp lao động.

- Xác định được loại hp đồng lao động thích hợp khi tham gia quan hệ Lao động.

- Nêu được các quyền, nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động.

- Trình bày được hậu quả về vi phạm pháp luật lao động trong các tình huống đơn giản thường gặp; nêu được ý kiến thuyết phục trong thảo luận, tranh luận về một số vấn đề đang đặt ra trong đời sống liên quan đến pháp luật lao động.

- Có ý thức đấu tranh bảo vệ quyền của người lao động, tôn trọng và thực hiện đúng các nghĩa vụ của người lao động.

- Tích cực, chủ động vận động mọi người xung quanh thực hiện đúng quy định về pháp luật lao động.

Luật Lao động năm 2015 quy định về các nguyên tắc của Luật Lao động.

18. Pháp luật về trật tự, an toàn giao thông

- Trình bày được quy tắc chung khi tham gia giao thông đường bộ và một số hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ.

- Nêu được lợi ích của việc chấp hành các quy định pháp luật an toàn giao thông và tác hại của việc không chấp hành.

- Kể tên được các hành vi làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông bị nghiêm cấm.

- Trình bày được hậu quả của hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về an toàn giao thông nói chung.

- Liên h được thực trạng tham gia giao thông và việc giải quyết những hành vi làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông tại địa phương.

- Có ý thức thực hiện đúng các quy định của pháp luật đối với người tham gia giao thông.

- Tích cực tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt.

- Có trách nhiệm vận động gia đình và người thực hiện đúng các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông.

19. Pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

- Trình bày được các quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em.

- Nhận biết được các hành vi vi phạm quyền trẻ em và các hình thức xử lý hành vi vi phạm.

- Liên hệ được với thực tế bản thân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về quyền của trẻ em.

- Thực hiện được trách nhiệm của cha mẹ, người giám hộ trong việc đảm bảo quyền cơ bản của trẻ em. Tôn trọng và thực hiện các quyền của trẻ em.

- Nêu được trách nhiệm của cá nhân, cha mẹ và gia đình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em.

20. Pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa

- Trình bày được chính sách của Nhà nước bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.

- Nêu được ý nghĩa việc bảo vệ và phát huy giá trị của di sn văn hóa.

- Nêu được các hành vi pháp luật nghiêm cấm để bảo vệ di sản văn hóa.

- Trình bày được quyền, nghĩa vụ của cá nhân và ca chủ sở hữu di sản đối với di sản văn hóa.

- Thực hành liên hệ được việc bảo vệ các di sản văn hóa tại địa phương và trách nhiệm của chính quyền địa phương và những hành động cụ thể của cá nhân trong việc bảo vệ di sản văn hóa.

- Có ý thức đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ di sn văn hóa.

- Có ý thức trách nhiệm tham gia giữ gìn và bảo vệ các di sn văn hóa tại địa phương.

21. Pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm

- Nêu được các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Kể tên được danh mục thực phẩm có nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Trình bày được các quy định của pháp luật về sản xuất kinh doanh thực phẩm tươi sống.

- Nhận biết được cơ quan quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phm của địa phương.

- Liên hệ được thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm của địa phương.

- Có ý thức thực hiện quyền và trách nhiệm của người tiêu dùng về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tự bảo vệ bn thân và gia đình trong việc đảm bảo an toàn thực phm.

- Có trách nhiệm phát hiện và đấu tranh với các hành vi gây mất vệ sinh, an toàn thực phẩm trong cộng đồng.

- Có ý thức truyền thông, cung cấp thông tin và hướng dẫn cộng đồng thực hiện đúng các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.

22. Pháp luật về hôn nhân và gia đình

- Trình bày được những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình.

- Nêu được các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và những trường hợp cấm kết hôn.

- Nêu được các quy định về thẩm quyền đăng ký kết hôn, thủ tục đăng ký kết hôn (các giấy tờ cần thiết có liên quan khi đăng ký kết hôn).

- Phân biệt được hôn nhân hợp pháp và hôn nhân bất hợp pháp.

- Thực hiện được các quyền, nghĩa vụ của vợ và chồng về nhân thân và về tài sản. Thực hiện được nghĩa vụ và trách nhiệm của cha, mẹ đối với con cái.

- Liên hệ được thực tiễn việc thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại địa phương và việc xử lý các trường hợp hôn nhân bất hợp pháp.

- Có ý thức thực hiện đúng các quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình, có trách nhiệm trong việc xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc.

23. Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình

- Trình bày được khái niệm bạo lực gia đình; kể tên được các hành vi bạo lực gia đình.

- Nêu được những tác hại của hành vi bạo lực gia đình gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người bị bạo lực gia đình.

- Nêu được các nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình.

- Trình bày được quyền ca nạn nhân bạo lực gia đình và trách nhiệm của người có hành vi bạo lực gia đình.

- Liên hệ được thực trạng về những hành vi bạo lực gia đình tại địa phương và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc giải quyết vấn đề này.

- Chỉ ra được các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống bạo lực gia đình.

- Thực hiện được trách nhiệm của bn thân trong phòng, chống bạo lực gia đình.

- Biết phê phán, ngăn chặn các hành vi bạo lực gia đình và giúp đỡ người là nạn nhân của bạo lực gia đình.

24. Pháp luật về dân sự

- Nêu được khái niệm, các nguyên tắc và một số chế định cụ thể của pháp luật dân sự: quyền và nghĩa vụ dân sự.

- Trình bày được quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ dân sự.

- Nêu được các dấu hiệu vi phạm pháp luật dân sự trong các tình huống cụ thể đơn giản thường gặp.

- Trình bày được trách nhiệm và hậu quả khi không thực hiện đúng các nghĩa vụ dân sự trong các quan hệ dân sự.

- Có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ khi tham gia các quan hệ dân sự trong xã hội.

- Tích cực, chủ động vận động người khác chấp hành đúng các quy định của luật về dân sự.

25. Pháp luật về hình sự

- Trình bày được khái niệm tội phạm; các hình phạt.

- K tên các tội phạm dựa trên tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.

- Nêu được các nguyên tắc xử lý hình sự.

- Trình bày được những quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

- Nêu được trách nhiệm pháp lý và hậu quả khi công dân phạm tội.

- Liên hệ được thực tế về tình hình phạm tội tại địa phương.

- Thực hành được một tình huống giả định về tội phạm hình sự và trách nhiệm pháp lý.

- Có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định pháp luật về hình sự.

- Có ý thức vận động người thân trong gia đình thực hiện đúng các quy định của pháp luật hình sự.

26. Pháp luật về khiếu nại, tố cáo

- Nêu được khái niệm về khiếu nại, tố cáo.

- Trình bày được quyền và nghĩa vụ của người tố cáo, người bị khiếu nại, tố cáo và người có trách nhiệm giải quyết việc khiếu nại, tố cáo.

- Nêu được quy trình khi thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo.

- Trình bày được nguyên tắc giải quyết tố cáo; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo.

- Mô tả được thủ tục, trình tự, thời hiệu và thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

- Nêu được các hành vi bị nghiêm cấm trong khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- Có ý thức thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của người tố cáo.

27. Pháp luật an toàn thông tin mạng

- Trình bày được khái niệm an toàn thông tin mạng. Phân biệt được khái niệm an ninh mạng và an toàn thông tin mạng.

- Nêu được những quy định về hoạt động an toàn thông tin mạng, quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm an toàn thông tin mạng.

- Nêu được các hành vi bị nghiêm cấm về an toàn thông tin trên mạng, can thiệp, truy cập, gây nguy hại, xóa, thay đổi, sao chép và làm sai lệch thông tin trên mạng trái pháp luật. Các quy định về xử lý các hành vi vi phạm về an toàn thông tin trên mạng.

- Liên hệ được thực tiễn việc vi phạm an ninh thông tin mạng xy ra hin nay và các hành động ứng xử để đảm bảo an toàn thông tin mạng.

- Có trách nhiệm trong việc tự bảo vệ thông tin cá nhân của mình và có ý thức tuân thủ quy định của pháp luật về cung cấp thông tin cá nhân khi sử dụng dịch vụ trên không gian mạng.

28. Pháp luật về an ninh mạng

- Trình bày được khái niệm an ninh mạng; các nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng.

- Nêu được các hành vi nghiêm cấm về an ninh mạng và các quy định xử lý các hành vi vi phạm an ninh mạng.

- Trình bày được những quy định xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng.

- Nêu được những quy định về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng.

- Thực hành được việc xử lý các tình huống công dân có hành vi vi phạm an ninh mạng.

- Trình bày được trách nhiệm của cá nhân khi sử dng không gian mạng.

- Có ý thức tuân thủ những quy định của pháp luật khi hoạt động trên không gian mạng.

29. Pháp luật về nghĩa vụ quân sự

- Trình bày được khái niệm nghĩa vụ quân sự; trách nhiệm của công dân khi thực hiện nghĩa vụ quân sự, bảo vệ tổ quốc.

- Nêu được độ tuổi và tiêu chuẩn công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự.

- Trình bày được những quy định về các trường hợp miễn và hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự của công dân.

- Nêu quyền lợi của công dân khi tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự.

- Trình bày các quy đnh về hành vi vi phạm và các mức xử lý vi phạm của công dân khi không thực hiện đúng các quy định về nghĩa vụ quân sự.

- Liên hệ được thực tế việc thực hiện nghĩa vụ quân sự của thanh niên tại địa phương.

- Thực hành được việc xử lý tình huống thực tế khi công dân không thực hiện nghĩa vụ quân sự tại địa phương.

- Có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ quân sự của công dân để bảo vệ chủ quyền của T quốc Việt Nam, động viên người thân trong gia đình thực hiện đúng các quy định về nghĩa vụ quân sự để bảo vệ tổ quốc.

- Phê phán và ngăn chặn các hành vi không tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự của công dân.

III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Thời lượng

Chương trình Giáo dục pháp luật đã quy định thời lượng cụ thể cho từng nội dung, chủ đề. Thời lượng thực hiện toàn bộ chương trình là 180 tiết, trong đó 104 tiết lý thuyết và 76 tiết thực hành, có th tổ chức với thời lượng 60 buổi; mỗi buổi 3 tiết, không quy định v số tiết và số buổi trong tuần, tháng và năm. Hằng năm, các địa phương xây dựng kế hoạch Giáo dục pháp luật với thời lượng tối thiểu là 30 tiết trở lên.

Nội dung Giáo dục pháp luật được thiết kế linh hoạt, mềm dẻo. Khi tổ chức thực hiện Chương trình Giáo dục pháp luật cho người dân, các địa phương căn cứ vào sự hiểu biết về pháp luật của người học để lựa chọn các mạch nội dung, chủ đ cụ thể cho phù hợp với từng đối tượng người học, đảm bảo đúng các yêu cu cần đạt và thời lượng đã được quy định tại chương trình.

Căn cứ vào đối tượng người học đ lựa chọn nội dung giáo dục pháp luật cho phù hợp, cụ thể như sau:

- Đối với người dân ở vùng dân tộc: thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven biển, hi đảo: Ni dung giáo dục pháp luật tập trung vào các quy định về quyền cơ bản của công dân, các quy định về dân tộc, tôn giáo, trách nhim tham gia bảo vệ, giữ gìn an ninh, quc phòng, biên giới, chủ quyn quốc gia, bin đảo Việt Nam.

- Đối với người khuyết tật: Nội dung tập trung vào các quy định pháp luật về quyền của người khuyết tật; chế độ, chính sách của Nhà nước, trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong việc tạo điều kiện, hỗ trợ người khuyết tật.

- Đối với người học là phụ nữ và trẻ em gái là nạn nhân của bạo lực gia đình: Nội dung giáo dục tập trung vào các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong việc hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình.

- Đối với thanh niên: Nội dung giáo dục tập trung vào các quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân, trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ t quốc theo Luật Nghĩa vụ quân sự; pháp luật về hình sự, xử lý vi phạm hành chính, pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, pháp luật v phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội, pháp luật về an ninh mạng.

2. Hướng dẫn tổ chức dạy học

a) Phương pháp dạy học

Nội dung giáo dục pháp luật hình thành, phát trin cho người học các phẩm chất và năng lực của người công dân thông qua các bài học về pháp luật, chuyển các kiến thức pháp luật thành ý thức và hành vi của người công dân trong việc thực hiện pháp luật. Vì vậy, giáo viên/báo cáo viên phải sử dụng các phương pháp dạy học tích cực phù hợp, cụ thể:

- Khi tổ chức hướng dẫn các chủ đ, nội dung giáo dục pháp luật, người dạy sử dụng phương pháp dạy học: đóng vai, nghiên cu tình huống cụ thể. Chú trọng tổ chức, hướng dẫn các hoạt động để người học tự khám phá, phân tích, khai thác thông tin, xử lý tình huống thực tiễn, trường hợp điển hình; tăng cường sử dụng các thông tin, tình huống, trường hợp của thực tế cuộc sống xung quanh, gần gũi với đời sống đ người học có thể phân tích, đối chiếu, minh hoạ làm tăng tính hấp dẫn của các bài học đạt hiệu quả, phát triển kỹ năng và thái độ tích cực, trên cơ sở đó hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực của người công dân.

- Tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học phân tích trường hợp đin hình kết hợp nêu những tấm gương công dân chấp hành pháp luật tiêu biểu; xử lý tình huống có tính thời sự về pháp luật trong cuộc sống hằng ngày.

- Kết hợp các hình thức dạy học theo hướng linh hoạt, phù hợp, hiệu quả; tăng cường thực hành, rèn luyện kỹ năng trong các tình huống cụ thể của đời sống; tích cực sử dụng các phương tiện dạy học nhằm đa dạng, cập nhật thông tin, tạo hứng thú cho người học.

b) Hình thức tổ chức dạy học

- Tổ chức giảng dạy trực tiếp các quy định của pháp luật cho người dân trong cộng đồng, tư vấn hướng dẫn xử lý tình huống thực tiễn, giải đáp pháp luật theo chủ đề phù hợp với nhu cầu của người dân.

- Giáo dục pháp luật cho người dân trên địa bàn và vận động nhân dân tham gia các buổi học tập pháp luật được tổ chức tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; lồng ghép với các cuộc họp thôn, bản, tổ dân phố; ký cam kết không vi phạm pháp luật, hoà giải.

- Tổ chức giáo dục pháp luật theo hình thức thi tìm hiểu pháp luật. Trin khai hình thức thi khác nhau đối với mỗi đối tượng cụ thể như thi viết, sân khấu hóa với tiểu phẩm có các chủ đề pháp luật cho phù hợp với các đối tượng không chỉ nâng cao kiến thức pháp luật cho người dự thi mà còn là môi trường học tập để người xem tự cập nhật kiến thức pháp luật có hiệu quả.

- Giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh c động; đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức, khu dân cư.

- Lồng ghép giáo dục pháp luật trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị và các đoàn thể, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở.

c) Đánh giá kết qu học tập

- Đánh giá kết quả học tập của người học không ch nhằm mục đích kiểm tra việc ghi nhớ kiến thức, mà chủ yếu nhm đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào giải quyết các vấn đề liên quan đến các mối quan hệ về pháp luật trong cuộc sống của bản thân, việc thay đổi thái độ, hành vi của người học trong thực hiện chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật. Việc kim tra, đánh giá kết quả học tập của người học đảm bảo những yêu cầu cần đạt đã quy định.

- Trong một buổi học, giáo viên, báo cáo viên có thể kiểm tra, đánh giá kết quả của người học bằng nhiều hình thức như quan sát, phiếu trắc nghiệm, thông qua việc trả lời các câu hỏi liên quan đến thực tiễn cuộc sống, qua trò chơi.

- Sau mỗi một chủ đề, giáo viên, báo cáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả người học được thực hiện bằng bài kiểm tra trắc nghiệm, qua bài thu hoạch hoặc kế hoạch hành động vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. Chú trọng sử dụng các bài tập xử lý tình hung được xây dựng trên cơ sở gắn kiến thức của nội dung pháp luật với thực tiễn đời sống, đặc biệt là những tình huống, sự việc, vấn đề, hiện tượng của thực tế cuộc sống xung quanh, gần gũi với người học.

- Tăng cường các câu hỏi mở gắn với thực tiễn trong các bài tập kiểm tra, đánh giá để người học được th hiện phm chất và năng lực tìm hiểu pháp luật của người học.

- Kết quả đánh giá được xếp loại Đạt và Chưa đạt. Xếp loại Đạt nếu người học thực hiện được 50% yêu cầu cần đạt của chủ đề.

- Sau khi học xong chủ đề, người học làm bài kiểm tra và Đạt yêu cầu thì được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chủ đề.

3. Các điều kiện đảm bảo thực hiện chương trình

a) Đội ngũ giáo viên, báo cáo viên

- Đội ngũ giáo viên, báo cáo viên tổ chức giảng dạy về giáo được pháp luật là người có bằng tốt nghiệp đại học Luật, có thời gian công tác trong lĩnh vực pháp luật ít nhất là 02 năm hoặc giáo viên tốt nghiệp đại học sư phạm ngành chính trị gồm: Cán bộ, công chức, viên chức trong các lực lượng vũ trang, công chức tư pháp cấp xã, công chức phòng tư pháp, giáo viên dạy môn Giáo dục kinh tế và pháp luật.

- Yêu cầu của giáo viên, báo cáo viên giảng dạy chương trình giáo dục pháp luật phải có phẩm chất, đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, có uy tín trong công tác; có khả năng làm việc với cộng đồng, được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật.

- Giáo viên, báo cáo viên có nghĩa vụ truyền đạt chính xác nội dung các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước.

b) Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

- Cơ sở vật chất: Đảm bảo cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục pháp luật. Tùy vào quy mô và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục để đảm bảo b trí phòng học cho phù hợp với nội dung của chủ đề và quy mô của lớp học.

- Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu, tivi, video, các bài giảng.

- Tài liệu; Các văn bản quy phạm pháp luật gồm: Hiến pháp năm 2013; các bộ luật, Nghị định, Thông tư; những tài liệu của lĩnh vực giáo dục pháp luật đã được biên soạn và phát hành; bộ câu hỏi - đáp về pháp luật, các tờ rơi, sách mỏng, bài báo, bản tin, tạp chí có nội dung liên quan đến pháp luật.

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC VĂN HÓA - XÃ HỘI

I. MỤC TIÊU

Chương trình Giáo dục văn hóa - xã hội là một lĩnh vực giáo dục của Chương trình Giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học nhằm góp phần tăng cường và phát triển phẩm chất và năng lực về văn hóa - xã hội để ứng xử và giải quyết có hiệu quả các vấn đề nảy sinh từ cuộc sống của bản thân, gia đình, cộng đồng trong bối cảnh chuyển đổi số góp phần phát triển bền vững văn hóa xã hội của địa phương và đất nước.

1. Năng lực

- Nêu được những kiến thức cơ bản, cần thiết về các vấn đề văn hóa - xã hội gồm: Con người Việt Nam, văn hóa Việt Nam, giới và bình đẳng giới, các vấn đề xã hội và văn hóa địa phương.

- Biết được các quy định cơ bản, cần thiết về các lĩnh vực văn hóa - xã hội về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của đất nước, truyền thống văn hóa, các vấn đề về hạnh phúc gia đình, bình đẳng giới và phòng chống các tệ nạn xã hội, góp phần phát triển cộng đồng bền vững.

- Vận dụng được các kiến thức, kỹ năng về văn hóa - xã hội để giải quyết các vấn đề khi tham gia các quan hệ xã hội của công dân trong các tình huống của thực tiễn cuộc sống, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân, gia đình và cộng đồng.

2. Phẩm chất

- Yêu nước: Tình yêu quê hương, đất nước và con người Việt Nam. Tự hào và trân trọng công lao đóng góp của các danh nhân, giữ gìn và bảo vệ các danh lam thắng cảnh, các giá trị truyền thống đạo đức, văn hóa và con người Việt Nam.

- Nhân ái: Có tình yêu thương đối với những người thân trong gia đình; biết chia sẻ, giúp đỡ cộng đồng trong lúc hoạn nạn, khó khăn.

- Trách nhiệm: Biết trân trọng và có ý thức trách nhiệm duy trì, phát triển và bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa, các giá trị truyền thống của dân tộc. Có thái độ phản đối, ngăn chặn các hành vi tiêu cực, các tệ nạn xã hội, các hành vi bạo lực đối với phụ nữ và bạo hành đối với trẻ em.

- Có ý thức tích cực tuyên truyền và vận động mọi người trong gia đình và cộng đồng duy trì và phát huy những giá trị văn hóa, những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

II. NỘI DUNG GIÁO DỤC VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Nội dung khái quát

Chủ đề/nội dung

Thời lượng

(Tổng số tiết)

Trong đó số tiết

Lý thuyết

Thực hành

CHỦ ĐỀ 1. CON NGƯỜI VIỆT NAM

18

10

8

1. Danh nhân Việt Nam trong lịch sử dân tộc (trong các lĩnh vực, chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo)

12

6

6

2. Hệ giá trị đạo đức, chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới

3

2

1

3. Phát triển con người Việt Nam trong kỷ nguyên số

3

2

1

CHỦ ĐỀ 2. VĂN HÓA VIỆT NAM

84

56

28

4. Di sản văn hóa

6

4

2

5. Phong tục tập quán

6

4

2

6. Lễ hội truyền thống

6

4

2

7. Tôn giáo, tín ngưỡng

6

4

2

8. Văn học dân gian và văn học đương đại

6

4

2

9. Văn hóa của các dân tộc

6

4

2

10. Các loại hình nghệ thuật truyền thống

6

4

2

11. Văn hóa ứng xử

6

4

2

12. Văn hóa trên không gian mạng

3

2

1

13. Văn hóa đọc

3

2

1

14. Văn hóa ẩm thực các vùng miền và dân tộc

6

4

2

15. Danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam

6

4

2

16. Chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa

6

4

2

17. Hội nhập quốc tế và giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc

6

4

2

18. Giáo dục văn hóa gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu

6

4

2

CHỦ ĐỀ 3. GIỚI VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI

24

12

12

19. Giới và bình đẳng giới

6

3

3

20. Bạo lực giới

6

3

3

21. Lạm dụng và xâm hại tình dục

6

3

3

22. Bạo lực đối với trẻ em

6

3

3

CHỦ ĐỀ 4. XÃ HỘI VIỆT NAM

30

17

13

23. Cấu trúc làng xã Việt Nam

6

4

2

24. Các tệ nạn xã hội

6

3

3

25. Lao động trẻ em

6

3

3

26. Gia đình ở Việt Nam

6

4

2

27. Nạn tảo hôn

6

3

3

CHỦ ĐỀ 5. VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG

24

12

12

28. Lễ hội truyền thống của địa phương

6

3

3

29. Phong tục, tập quán của địa phương

6

3

3

30. Danh lam thắng cảnh của địa phương

6

3

3

31. Loại hình nghệ thuật truyền thống của địa phương

6

3

3

Tổng số tiết

180

107

73

2. Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt

Chương trình giáo dục - văn hóa xã hội gồm 5 chủ đề, mỗi chủ đề có nội dung và yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực như sau:

Chủ đề/Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Ghi chú

CHỦ Đ 1. CON NGƯỜI VIỆT NAM

1. Danh nhân Việt Nam

- Trình bày được khái niệm danh nhân.

- Kể tên được một số danh nhân tiêu biểu trong các lĩnh vực: chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo.

- Trình bày được một số nội dung chính về thân thế, sự nghiệp, vai trò của danh nhân trong các lĩnh vực thông qua ví dụ cụ thể.

- Có ý thức trân trọng những đóng góp của danh nhân Việt Nam trong lịch sử dân tộc.

Khái niệm: Danh nhân là những người kiệt xuất, có nhân cách, tài năng và nổi tiếng trong lịch sử. Họ có những đóng góp quan trọng đối với dân tộc và nhân loại nên được cộng đồng thừa nhận và kính trọng.

2. Hệ giá trị và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới

- Nêu được bối cảnh xã hội Việt Nam trong thời kỳ mới.

- Xác định được các hệ giá trị và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới.

- Áp dụng được một số chuẩn mực, giá trị đạo đức vào trong cuộc sống.

- Có trách nhiệm giữ gìn và phát triển hệ giá trị và chuẩn mực của con người Việt Nam.

- Hệ giá trị con người Việt Nam gồm: Yêu nước, đoàn kết, tự cường, nghĩa tình, trung thực, trách nhiệm, kỷ cương, sáng tạo.

3. Phát triển con người Việt Nam trong kỷ nguyên số

- Xác định được đặc điểm của kỷ nguyên số.

- Nêu được những đặc điểm của con người Việt Nam trong kỷ nguyên số.

- Trình bày và sử dụng được một số ứng dụng về chuyển đổi số vào thực tiễn cuộc sống.

- Đề xuất được giải pháp phát triển con người Việt Nam trong kỷ nguyên số.

- Có ý thức hoàn thiện bản thân để phù hợp với xã hội chuyển đổi số.

CHỦ ĐỀ 2. VĂN HÓA VIỆT NAM

4. Di sản văn hóa

- Nêu được khái niệm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.

- Liệt kê được một số di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của Việt Nam.

- Trình bày được vai trò và giá trị của các di sản văn hóa đối với đời sống con người và xã hội.

- Nêu được các biện pháp để bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của các di sản văn hóa.

- Liên hệ kể được tên những di sản văn hóa và các giải pháp bảo tồn các di sản văn hóa này tại địa phương.

- Có ý thức trách nhiệm giữ gìn và phát huy các giá trị của di sản văn hóa trong đời sống xã hội.

- Khái niệm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể quy định tại Luật Di sản 2001.

- Di sản văn hóa phi vật thể: Hát xoan Phú Thọ; Dân ca quan họ Bắc Ninh; Nhã nhạc cung đình Huế; Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; Đờn ca tài tử Nam Bộ;....

- Di sản văn hóa vật thể: Hoàng thành Thăng Long; Thành nhà Hồ; quần thể di tích cố đô Huế; Phố cổ Hội An; Thánh địa Mỹ Sơn,...

5. Phong tục tập quán

- Kể tên được một số phong tục, tập quán của người Việt Nam.

- Phân tích được nét đẹp của phong tục, tập quán người Việt Nam.

- Liên hệ kể được tên những phong tục, tập quán còn đến hiện nay tại địa phương.

- Có thái độ phê phán, bài trừ các phong tục, tập quán cổ hủ, lạc hậu và những kiêng kị không đúng.

- Có ý thức bảo tồn và phát huy các phong tục, tập quán tốt đẹp.

- Có trách nhiệm tuyên truyền cho mọi người trong gia đình, cộng đồng về những kiêng kị không đúng, phản khoa học hiện nay ở địa phương.

- Phong tục: Giỗ tết, tế lễ, cưới hỏi, tang lễ, sinh dưỡng, giao thiệp, đạo hiếu,…

6. Lễ hội truyền thống

- Kể tên được một số lễ hội truyền thống của các dân tộc Việt Nam.

- Trình bày được các giá trị của lễ hội truyền thống ở Việt Nam.

- Liên hệ được các lễ hội truyền thống tại địa phương.

- Có ý thức giữ gìn và bảo tồn lễ hội truyền thống của các dân tộc Việt Nam.

- Có trách nhim quảng bá nét đẹp và tự hào đối với lễ hội truyền thống Việt Nam.

- Có thái độ phê phán một số hạn chế trong việc tổ chức các lễ hội truyền thống.

- Lễ hội chung: Tết Nguyên đán, Tết Trung thu.

- Ở miền Bắc: Lễ hội Chùa Hương, lễ hội Đền Hùng, lễ hội Chọi Trâu Đồ Sơn, lễ hội Đống Đa, lễ hội đền Hai Bà Trưng,...

- Ở miền Trung: Hội đua voi ở Tây Nguyên, lễ hội Cầu Ngư Đà Nẵng, lễ Rước Mục đồng,...

- Ở miền Nam: Lễ hội Xa Mắc, lễ hội Bà Chúa sứ, lễ hội Núi Bà Đen,...

7. Tôn giáo, tín ngưỡng

- Trình bày được một số loại hình tín ngưỡng, tôn giáo phổ biến ở Việt Nam.

- Nêu được đặc điểm một số tín ngưỡng và tôn giáo Việt Nam.

- Nêu được chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín ngưỡng và tôn giáo.

- Liên hệ được việc thực hiện các tín ngưỡng và tôn giáo tại địa phương.

- Có ý thức tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của các cá nhân và cộng đồng.

- Có hành động phản đối các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống đối Nhà nước.

- Tín ngưỡng: Tục thờ cúng tổ tiên, thờ Thành hoàng, thờ Phật, thờ các thần linh, thờ các anh hùng có công với nước, với dân, đặc biệt thờ Mẫu (mẹ).

- Các loại tôn giáo chính: Phật giáo, Thiên Chúa giáo...

8. Văn học dân gian và văn học đương đại

- Nêu được tầm quan trọng của văn học dân gian và văn học đương đại trong đời sống.

- Liệt kê và nêu được ý nghĩa của một số tác phẩm phổ biến trong văn học dân gian và văn học đương đại.

- Liên hệ kể được tên những tác phẩm về văn học dân gian của địa phương.

- Trình bày được những giá trị của văn học dân gian và văn học đương đại đối với đời sống xã hội hiện nay.

- Có ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị nhân văn của văn học dân gian và văn học hiện đại trong đời sống.

Văn học dân gian: truyện cổ tích, truyền thuyết, truyện ngụ ngôn, truyện cười.

9. Văn hóa của các dân tộc

- Nêu được nét văn hoá đặc trưng của các dân tộc trên các vùng lãnh thổ Việt Nam.

- Trình bày được sự khác nhau giữa văn hoá của các vùng miền, các dân tộc.

- Liên hệ nêu được những đặc trưng của văn hóa các dân tộc tại địa phương sinh sống.

- Có ý thức tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ văn hoá và tôn trọng văn hoá đặc trưng của các dân tộc trên đất nước Việt Nam.

10. Các loại hình nghệ thuật truyền thống

- Nêu được đặc điểm một số loại hình nghệ thuật truyền thống của Việt Nam.

- Nêu được giá trị của loại hình nghệ thuật truyền thống đối với đời sống con người.

- Trình bày được vai trò của các loại hình nghệ thuật truyền thống đối với đời sống văn hóa, lao động sản xuất.

- Liên hệ kể tên được các loại hình nghệ thuật truyền thống của địa phương và các biện pháp bảo tồn các loại hình nghệ thuật truyền thống hiện nay.

- Có ý thức bảo tồn và phát huy giá trị của các loại hình nghệ thuật truyền thống Việt Nam.

- Có trách nhiệm giới thiệu, quảng bá các loại hình nghệ thuật truyền thống tại địa phương cho cộng đồng và bạn bè quốc tế.

- Nhóm nghệ thuật sân khấu: Tuồng, Chèo, Cải lương, Múa rối, Xiếc, Kịch nói, Kịch dân ca, Kịch câm, Ca, múa, nhạc, Ngâm thơ, Tấu hài, Tạp kỹ.

- Nhóm nghệ thuật âm nhạc: Dân ca, Nhạc cổ truyền…

- Nhóm nghệ thuật múa: Múa dân gian, Múa cổ truyền, Múa hiện đại.

- Nhóm nghệ thuật tạo hình: Hội họa, Điêu khắc, Chạm khắc.

- Nhóm nghệ thuật ngôn từ: Ca trù, Quan họ, Hát văn.

11. Văn hóa ứng xử

- Nêu được quan niệm văn hóa ứng xử.

- Trình bày được đặc điểm giao tiếp của người Việt Nam.

- Phân tích được vai trò, ý nghĩa của văn hóa ứng xử đối với gia đình và xã hội.

- Nêu được một số quy tắc văn hóa ứng xử trong gia đình, nơi công cộng, nơi làm việc, trong trường học, trong cộng đồng.

- Nêu được thực trạng về văn hóa ứng xử hiện nay (trong gia đình, cộng đồng, nơi làm việc, trong trường học).

- Đề xuất được các giải pháp để khắc phục tình trạng ứng xử thiếu văn hóa của một số cá nhân trong cộng đồng.

- Có ý thức tôn trọng, giữ gìn và phát huy nét đẹp trong văn hóa giao tiếp của con người Việt Nam.

Văn hóa ứng xử được thể hiện qua lời nói, cử chỉ, tác phong, tốc độ giải quyết vấn đề. Văn hóa ứng xử cũng phản ánh nhân cách của một con người.

12. Văn hóa trên không gian mạng

- Nêu được khái niệm và những biểu hiện của văn hóa trên không gian mạng.

- Nhận biết được tầm quan trọng của việc thể hiện văn hóa ứng xử trên không gian mạng.

- Phân tích được mối quan hệ giữa không gian mạng và môi trường thực.

- Biết cách giữ an toàn cho cá nhân và gia đình trên không gian mạng (về thông tin cá nhân, về sức khỏe tâm thần, về tài chính).

- Biết cách tự quản lý và xây dựng văn hóa trên không gian mạng.

- Có ý thức ứng xử có văn hóa trên không gian mạng.

13. Văn hóa đọc

- Nêu được khái niệm văn hóa đọc, vai trò và ý nghĩa của việc đọc sách.

- Trình bày được hình thức và kỹ năng đọc hiệu quả trên sách in, sách điện tử, thông tin trên các phương tiện truyền thông.

- Phân tích được những mặt tích cực, hạn chế về văn hóa đọc của Việt Nam hiện nay.

- Thực hành liên hệ được thực tiễn về việc đọc sách tại địa phương và đề xuất được các hành động cụ thể để phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng.

- Có ý thức tuyên truyền để phát triển văn hóa đọc trong gia đình, dòng họ và trong cộng đồng.

Văn hóa đọc: thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc.

14. Văn hóa ẩm thực các vùng miền

- Trình bày được đặc điểm chung của ẩm thực Việt Nam, đặc điểm ẩm thực theo vùng, miền (Bắc, Trung, Nam).

- Nêu được những giá trị văn hóa thể hiện qua cách thức ăn uống các món ăn truyền thống của vùng miền và dân tộc.

- Trình bày được tầm quan trọng của giá trị dinh dưỡng của ẩm thực đối với sức khoẻ của mỗi cá nhân và gia đình.

- Thực hành kể được tên và giới thiệu về văn hóa ẩm thực của địa phương.

- Có trách nhiệm giới thiệu, quảng bá văn hóa ẩm thực của địa phương, của vùng miền.

15. Danh lam thắng cảnh

- Kể được tên, địa điểm của một số danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Việt Nam (khu dự trữ sinh quyển, bờ biển, thác nước).

- Nêu được ý nghĩa của các danh lam thắng cảnh ở Việt Nam.

- Có thái độ yêu mến, tự hào về cảnh đẹp của quê hương, đất nước

- Có ý thức và tuyên truyền mọi người trong gia đình, cộng đồng có ý thức giữ gìn, bảo vệ danh lam thắng cảnh của quốc gia và địa phương.

Các danh lam thắng cảnh nổi tiếng: Cao nguyên Đá Đồng Văn (Hà Giang); Đỉnh Phan xi păng (Lào Cai); Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh); Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng (Quảng Bình); Thánh Địa Mỹ Sơn;…

16. Chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa

- Nêu được khái niệm chuyển đi số, lợi ích của chuyển đổi số đối với cá nhân, cộng đồng và xã hội.

- Trình bày được tầm quan trọng của việc chuyển đi s trong lĩnh vực văn hóa.

- Biết cách tìm kiếm và truy cập vào các địa chỉ số về lĩnh vực văn hóa.

- Thực hành được việc giới thiệu các di sản văn hóa, ẩm thực đặc sắc của địa phương trên các mạng xã hội.

17. Hội nhập quốc tế và giữ gìn bản sắc văn hoá

- Nêu được khái niệm hội nhập quốc tế, tầm quan trọng và ý nghĩa của việc hội nhập quốc tế của Việt Nam.

- Nêu được cơ hội, thách thức đối với phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.

- Trình bày được các giải pháp để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế.

- Có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc, đồng thời tiếp thu có chọn lọc nền văn hoá của các nước khác.

18. Giáo dục văn hóa gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu

- Nêu được các cách thức, hình thức giáo dục văn hóa gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Nêu được các nội dung giáo dục văn hóa gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Trình bày được tầm quan trọng của việc giáo dục văn hóa gn với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Có ý thức tôn trọng và giữ gìn bảo vệ môi trường bằng những hành động và việc làm cụ thể của bản thân, gia đình và cộng đồng.

CHỦ ĐỀ 3. GIỚI VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI

19. Giới và bình đẳng giới

- Trình bày được khái niệm về giới, bình đẳng giới; vai trò của giới trong gia đình và xã hội.

- Nêu được tầm quan trọng của bình đẳng giới đối với cá nhân, gia đình và xã hội.

- Mô tả được các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình và trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Nêu được một số qui định pháp luật về bình đẳng giới (Luật Hôn nhân gia đình, Luật Bình đẳng giới; Luật Lao động).

- Nêu được quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bị bạo lực gia đình.

- Liên hệ được thực tế việc thực hiện bình đẳng giới tại địa phương.

- Có trách nhiệm thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới trong gia đình và tại cộng đồng.

20. Bạo lực giới

- Trình bày được khái niệm về bạo lực giới; kể tên những hành vi bạo lực giới.

- Nêu được nguyên nhân và hậu quả của bạo lực giới. Đề xuất được những giải pháp phòng chống bạo lực giới.

- Thực hành được một số kỹ năng phòng, tránh bạo lực giới.

- Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực giới.

- Có ý thức phản đối, tố cáo, ngăn cản các hành vi bạo lực giới trong gia đình và cộng đồng.

- Tích cực tham gia tuyên truyền trong gia đình và cộng đồng về phòng, chống bạo lực giới nhằm thay đổi nhận thức, hành vi về bạo lực gia đình.

21. Lạm dụng và xâm hại tình dục

- Nêu được khái niệm lạm dụng tình dục và xâm hại tình dục.

- Phân biệt được sự khác nhau giữa lạm dụng và xâm hại tình dục.

- Nhận diện được các dấu hiệu hoặc biểu hiện của người bị lạm dụng và xâm hại tình dục (dấu hiệu trên cơ th, dấu hiệu cảm xúc, hành vi) và các hành vi lạm dụng và xâm hại tình dục.

- Phân tích được nguyên nhân, hậu quả của việc bị lạm dụng và xâm hại tình dục.

- Thực hành được một số kỹ năng phòng tránh bị lạm dụng và xâm hại tình dục: Giao tiếp hiệu quả, tìm kiếm sự giúp đỡ,…

- Nêu lên được một số qui định pháp luật về phòng, chống lạm dụng và xâm hại tình dục.

- Có kỹ năng phòng, tránh bị lạm dụng, xâm hại tình dục.

- Lạm dụng tình dục là quá trình trong đó một người lợi dụng vị thế của mình nhằm dụ dỗ hay cưỡng ép người khác tham gia vào hoạt động tình dục.

- Xâm hại tình dục là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ người khác tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô.

22. Bạo lực đối với trẻ em

- Nêu được khái niệm về bạo lực trẻ em.

- Liệt kê được các hình thức bạo lực đối với trẻ em hiện nay.

- Mô tả được một số dấu hiệu hoặc biểu hiện hành vi trẻ em bị bạo lực (biểu hiện trên cơ thể, biểu hiện về tâm lý, thái độ, hành vi của trẻ em bị bạo lực).

- Phân tích được nguyên nhân và hậu quả của bạo lực đối với trẻ em hiện nay; Liên hệ được thực tế địa phương.

- Trình bày được các qui định pháp luật về phòng chống bạo lực đối với trẻ em.

- Có trách nhiệm bảo vệ trẻ em trong gia đình không bị bạo lực.

- Có ý thức phản đối, tố cáo, ngăn cản các hành vi bạo lực đối với trẻ em.

CHỦ ĐỀ 4. CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI VIỆT NAM

23. Cấu trúc làng xã Việt Nam

- Trình bày được đặc điểm, cấu trúc và vai trò của làng, xã ở Việt Nam .

- Nêu được ý nghĩa và tác dụng của hương ước làng, xã (lệ làng được ghi bằng văn bản) và luật tục (lệ làng qui định bằng lời nói).

- Trình bày được một số ưu điểm và hạn chế của cộng đồng làng, xã ở Việt Nam.

- Nêu được những hoạt động thực tế của cộng đồng làng, xã ở địa phương.

- Có ý thức tôn trọng, bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hoá của cộng đồng làng, xã.

24. Các tệ nạn xã hội

- Nêu được khái niệm về tệ nạn xã hội.

- Kể tên được các tệ nạn xã hội.

- Trình bày được nguyên nhân và tác hại của các tệ nạn xã hội.

- Nêu được vai trò và trách nhiệm của các chủ thể trong việc phòng tránh các các tệ nạn xã hội.

- Thực hành được việc liên hệ về các tệ nạn xã hội có xảy ra tại địa phương và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc ngăn ngừa và giải quyết các tệ nạn xã hội.

- Có ý thức và kỹ năng phòng, tránh không tham gia các tệ nạn xã hội.

- Tệ nạn xã hội: Rượu bia, cờ bạc, mê tín dị đoan, buôn bán người, nghiện hút ma túy...

- Các chủ thể: Gia đình, nhà trường, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị, xã hội và cộng đồng.

25. Lao động trẻ em

- Trình bày được khái niệm lao động trẻ em.

- Nêu được nguyên nhân và hậu quả của việc lạm dụng lao động trẻ em.

- Nêu được một số qui định pháp luật về phòng, chống lạm dụng lao động trẻ em.

- Kể tên được một số hành vi vi phạm pháp luật về lạm dụng lao động trẻ em.

- Liên hệ được tình hình lao động trẻ em địa phương và các giải pháp của chính quyền địa phương về tình trạng lạm dụng lao động trẻ em.

- Có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của trẻ em trong quá trình sử dụng lao động đúng quy định.

- Có trách nhiệm truyền thông cho mọi người trong gia đình và cộng đồng phản đối lạm dụng lao động trẻ em.

26. Gia đình ở Việt Nam

- Trình bày được khái niệm gia đình và nguồn gốc hình thành gia đình, các hình thái của gia đình.

- Phân tích được vai trò và chức năng của gia đình.

- Nêu được quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình.

- Biết cách tuyên truyền cho mọi người có ý thức về cội nguồn, biết ơn tổ tiên và bảo vệ truyền thống của gia đình hiệu quả.

- Chức năng của gia đình: chức năng kinh tế, chức năng tái sinh sản duy trì nòi giống và chức năng nuôi dưỡng, giáo dục và các chức năng khác.

- Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, con, ông bà và cháu; anh chị em ruột trong gia đình.

27. Nạn tảo hôn

- Trình bày được khái niệm tảo hôn.

- Nêu được nguyên nhân và hậu quả của nạn tảo hôn đối với cá nhân và xã hội.

- Đề xuất được một số giải pháp phòng tránh nạn tảo hôn.

- Có trách nhiệm thực hiện tốt các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.

- Có ý thức vận động và truyền thông cho người dân trong cộng động về những tác hại của nạn tảo hôn.

- Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn, cụ thể là nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên (điểm a khoản 1 Điều 8).

- Tảo hôn là hành vi vi phạm pháp luật.

CHỦ ĐỀ 5. VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG

28. Lễ hội truyền thống của địa phương

- Liệt kê được các lễ hội truyền thống của địa phương.

- Nêu được giá trị của các lễ hội truyền thống đối với đời sống con người địa phương.

- Đề xuất được các biện pháp gìn giữ và quảng bá các lễ hội truyền thống của địa phương.

- Có ý thức trách nhiệm giữ gìn và phát huy giá trị của các lễ hội truyền thống của địa phương.

29. Phong tục, tập quán của địa phương

- Liệt kê được các phong tục, tập quán của địa phương

- Nêu được các giá trị của phong tục, tập quán đối với đời sống con người địa phương và xã hội Việt Nam.

- Đề xuất được các giải pháp và những hành động giữ gìn và phát huy các giá trị của phong tục, tập quán địa phương.

- Có ý thức giữ gìn và phát huy các phong tục, tập quán của địa phương

30. Danh lam thắng cảnh/di tích lịch sử - văn hóa của địa phương

- Liệt kê được các danh lam thắng cảnh/di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu của địa phương.

- Nêu được giá trị của danh lam thắng cảnh/di tích lịch sử - văn hóa đối với đời sống con người địa phương.

- Xây dựng được kế hoạch hành động giữ gìn, bảo vệ và quảng bá danh lam thắng cảnh/di tích lịch sử - văn hóa ở địa phương.

- Có ý thức trách nhiệm bảo tồn danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hóa của địa phương.

Đền Hùng, Hồ Gươm; Thành Cổ Loa; Văn Miếu Quốc Tử Giám; Cố đô Hoa Lư; Điện Biên Phủ; Thành nhà Hồ; Cố đô Huế;

31. Nghệ thuật truyền thống của địa phương

- Liệt kê được các loại hình nghệ thuật truyền thống tiêu biểu của địa phương.

- Nêu được giá trị của loại hình nghệ thuật truyền thống đối với đời sống con người địa phương.

- Đề xuất được các biện pháp gìn giữ và quảng bá các giá trị của các loại hình nghệ thuật truyền thống tiêu biểu của địa phương.

- Có ý thức và trách nhiệm gi gìn, bảo vệ các loại hình nghệ thuật truyền thống của địa phương.

III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Thời lượng

- Chương trình Giáo dục văn hóa - xã hội có tổng thời lượng là 180 tiết (60 buổi, mỗi buổi 3 tiết), các chủ đề được xây dựng phù hợp giữa kiến thức lý thuyết và thực hành gồm 107 tiết lý thuyết và 73 tiết thực hành, cụ thể: Chủ đề 1. Con người Việt Nam bao gồm 3 nội dung chính, được thực hiện với thời lượng là 18 tiết (10 tiết lý thuyết và 8 tiết thực hành); Chủ đề 2. Văn hóa Việt Nam bao gồm 15 nội dung chính, được thực hiện với thời lượng là 84 tiết (56 tiết lý thuyết và 28 tiết thực hành); Chủ đề 3. Giới và bình đẳng giới bao gồm 4 nội dung chính, được thực hiện với thời lượng là 24 tiết (12 tiết lý thuyết và 12 tiết thực hành); Chủ đề 4. Xã hội Việt Nam bao gồm 5 nội dung chính, được thực hiện với thời lượng là 30 tiết (17 tiết lý thuyết và 13 tiết thực hành); Chủ đề 5. Văn hóa địa phương gồm 4 nội dung chính, được thực hiện với thời lượng là 24 tiết (12 tiết lý thuyết và 12 tiết thực hành).

- Chương trình không quy định cụ thể số buổi/tuần, tháng, năm mà chỉ quy định số tiết cụ thể cho từng chủ đề. Khi xây dựng kế hoạch dạy học, các địa phương tùy theo nhu cầu, điều kiện thực tế và trình độ hiểu biết của người học để điều chỉnh thời lượng dạy học của từng nội dung/chủ đề cho phù hợp.

- Nội dung của Chương trình Giáo dục văn hóa - xã hội được thiết kế linh hoạt, mềm dẻo. Khi tổ chức thực hiện Chương trình Giáo dục văn hóa - xã hội cho người dân, các địa phương căn cứ vào sự hiểu biết về lĩnh vực văn hóa - xã hội của người học để lựa chọn các mạch nội dung, chủ đề cụ thể cho phù hợp với từng đối tượng người học, từng cộng đồng nhưng phải đảm bảo đúng các yêu cầu cần đạt và thời lượng đã được quy định tại chương trình.

- Đối với đồng bào dân tộc thiểu số, có thể lựa chọn các nội dung giáo dục: Các lễ hội truyền thống của dân tộc và địa phương, các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, các tín ngưỡng, tôn giáo, các phong tục tập quán của địa phương, ẩm thực các vùng miền, trang phục truyền thống, nạn tảo hôn, các tệ nạn xã hội, bình đẳng giới để tổ chức giảng dạy.

2. Hướng dẫn tổ chức dạy học

a) Phương pháp dạy học

- Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học các chủ đề cần được tổ chức phù hợp với đối tượng người học và điều kiện thực tế. Khi tổ chức giảng dạy lĩnh vực giáo dục văn hóa - xã hội, giáo viên, báo cáo viên tăng cường sử dụng các phương pháp dạy cùng tham gia như: vấn đáp, thảo luận nhóm, đóng vai, chú trọng phương pháp nghiên cứu tình huống, phân tích và xử lý tình huống có tính thời sự về văn hóa - xã hội trong cuộc sống hằng ngày; liên hệ thực tế việc thực hiện những nội dung này tại các địa phương; tăng cường thực hành, phát triển năng lực người học được trải nghiệm thông qua các tình huống cụ thể của đời sống; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức dạy học nhằm giúp người học được cập nhật thông tin thường xuyên.

b) Hình thức tổ chức

- Kết hợp các hình thức tổ chức dạy học theo hướng linh hoạt, phù hợp, hiệu quả; ngoài các hình thức tổ chức dạy học trên lớp, có thể tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về văn hóa - xã hội, thi tiểu phẩm với các chủ đề văn hóa - xã hội kết hợp với trải nghiệm thực tế.

- Tổ chức dạy học trên các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị và các đoàn thể tại địa phương.

c) Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học về các nội dung giáo dục văn hoá - xã hội nhằm động viên, khuyến khích người học, điều chỉnh nội dung và cách thức bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng cần thiết. Đánh giá kết quả học tập của học viên không chỉ nhằm mục đích kiểm tra việc ghi nhớ kiến thức, mà chủ yếu nhằm đánh giá về kỹ năng và sự thay đổi thái độ, hành vi của người học trong các tình huống thực tiễn.

- Trong một buổi học, giáo viên, báo cáo viên có thể kiểm tra, đánh giá kết quả của người học bằng nhiều hình thức như quan sát, phiếu trắc nghiệm, thông qua việc trả lời các câu hỏi liên quan đến thực tiễn cuộc sống, qua trò chơi.

- Sau mỗi một chủ đề, giáo viên, báo cáo viên kiểm tra đánh giá kết quả người học bằng bài kiểm tra trắc nghiệm, bài thu hoạch, tiểu phẩm. Kết quả đánh giá được xếp loại Đạt và Chưa đạt. Xếp loại Đạt nếu người học thực hiện được 50% yêu cầu cần đạt của chủ đề.

3. Các điều kiện đảm bảo chất lượng

a) Đội ngũ giáo viên

- Giáo viên, báo cáo viên giảng dạy các chủ đề về lĩnh vực giáo dục văn hóa - xã hội là những người có trình độ chuyên môn phù hợp, am hiểu các lĩnh vực văn hóa - xã hội như: Công chức phụ trách văn hóa tại xã, công chức phòng văn hóa huyện, các giáo viên dạy môn ngữ văn, môn lịch sử, môn địa lý tại cơ sở giáo dục của địa phương.

- Yêu cầu của giáo viên, báo cáo viên giảng dạy lĩnh vực giáo dục văn hóa - xã hội phải có khả năng làm việc với cộng đồng, được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về Chương trình Giáo dục văn hóa - xã hội.

b) Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

- Cơ sở vật chất: Đảm bảo cho việc tổ chức các hoạt động văn hóa - xã hội. Tùy vào quy mô và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục để đảm bảo bố trí phòng học cho phù hợp với nội dung của chủ đề và quy mô của lớp học.

- Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu, tivi, video, các bài giảng phục vụ cho việc dạy học.

- Tài liệu: các tài liệu đã được xuất bản; truyện tranh; tư liệu ảnh; báo, bản tin, tạp chí có liên quan đến những nội dung giáo dục văn hóa - xã hội.

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

I. MỤC TIÊU

Chương trình Giáo dục bảo vệ môi trường là một lĩnh vực giáo dục của Chương trình Giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học cập nhật, bổ sung kiến thức về môi trường và những kỹ năng cần thiết góp phần nâng cao phẩm chất và năng lực nhận thức, tạo chuyển biến về hành động trong công tác bảo vệ môi trường, tham gia bảo vệ môi trường cùng gia đình, cộng đồng, quốc gia và toàn cầu nhằm đảm bảo duy trì chính sách thân thiện với môi trường, khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý và có các chính sách về khai thác các nguồn năng lượng sạch gắn với tái tạo năng lượng, bảo vệ môi trường sinh thái.

1. Năng lực

- Nêu được một số kiến thức cơ bản, thiết thực về môi trường và bảo vệ môi trường giúp người học nhận biết được tính phức tạp, quan hệ nhiều mặt, nhiều chiều, tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên và khả năng chịu tải của môi trường; quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và phát triển bền vững; quan hệ giữa môi trường địa phương, môi trường quốc gia với môi trường toàn cầu.

- Biết được các quy định cơ bản, cần thiết về bảo vệ môi trường gắn trực tiếp với cuộc sống của người dân khi tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường sống của gia đình và cộng đồng.

- Vận dụng được các kiến thức, kỹ năng đã học vào ứng xử với các vấn đề bảo vệ môi trường trong cộng đồng, sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên và ứng xử thân thiện với môi trường để bảo vệ môi trường sống của gia đình, cộng đồng một cách bền vững.

2. Phẩm chất

- Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

- Có trách nhiệm với môi trường sống, sống hoà hợp, thân thiện với thiên nhiên; Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường; Phản đối những hành vi xâm hại thiên nhiên, xâm hại đến môi trường; Tham gia tuyên truyền về biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu; Vận động mọi người trong gia đình và cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường sống.

II. NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Nội dung khái quát

Chủ đề/nội dung

Thời lượng

(Tổng số tiết)

Trong đó số tiết

Lý thuyết

Thực hành

CHỦ ĐỀ 1. VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

102

54

48

1. Môi trường, tài nguyên thiên nhiên và con người

12

6

6

2. Môi trường và phát triển bền vững

6

3

3

3. Biến đổi khí hậu

12

6

6

4. Suy giảm tầng ôzôn

6

4

2

5. Phòng chống thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai

9

5

4

6. Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường

12

6

6

7. Đô thị hóa và môi trường

6

3

3

8. Công nghiệp hóa và môi trường

6

3

3

9. Du lịch và vấn đề môi trường

6

3

3

10. Chất thải và vệ sinh môi trường

12

6

6

11. Sử dụng năng lượng sạch

9

6

3

12. Phát triển nông nghiệp thông minh

6

3

3

CHỦ Đ 2. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

78

42

36

13. Bảo vệ môi trường đất

15

6

9

14. Bảo vệ môi trường nước

15

6

9

15. Bảo vệ môi trường không khí

15

9

6

16. Bảo vệ tài nguyên rừng

9

5

4

17. Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển

12

9

3

18. Bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học

12

7

5

Tổng số tiết

180

96

84

2. Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt

Chương trình giáo dục bảo vệ môi trường gồm 2 chủ đề, mỗi chủ đề có nội dung và yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực như sau:

Chủ đề/nội dung

Yêu cầu cần đạt

Ghi chú

CHỦ ĐỀ 1. VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1. Môi trường, tài nguyên thiên nhiên và con người

- Trình bày được khái niệm, đặc điểm của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Trình bày được vai trò của môi trường, tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển của xã hội loài người.

- Phân tích được mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và môi trường. Liên hệ được thực tế tại địa phương tác động của con người tới môi trường và ảnh hưởng của tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, suy thoái và ô nhiễm môi trường tới cuộc sống và sản xuất con người.

- Nêu được một số công ước quốc tế; chính sách của Nhà nước và quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Xác định được trách nhiệm của cá nhân trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Đề xuất và thực hiện được các giải pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên tại địa phương.

- Tuyên truyền đến cộng đồng tại địa phương về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Tác động của con người tới môi trường (tích cực, tiêu cực): Cuộc sống và sản xuất của con người tác động tới môi trường bao gồm: Gia tăng dân số; Đô thị hóa; Công nghiệp hóa; Phát triển nông nghiệp; Giao thông; Du canh, du cư tự do (tùy vào mỗi địa phương, tác động của các vấn đề này sẽ khác nhau, cần xác định vấn đề chính để đề cập cụ thể vấn đề đó).

- Ảnh hưởng của tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt và ô nhiễm môi trường tới cuộc sống và sản xuất của con người.

2. Môi trường và phát triển bền vững

- Trình bày được khái niệm và sự cần thiết của phát triển bền vững.

- Trình bày được quan hệ giữa môi trường và phát triển bền vững; liên hệ thực tế địa phương.

- Xác định được những biện pháp cơ bản để bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững ở địa phương.

- Thực hiện và tuyên truyền được các biện pháp bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững.

3. Biến đổi khí hậu

- Trình bày được khái niệm, biểu hiện, nguyên nhân của biến đổi khí hậu.

- Trình bày được các tác động của biến đổi khí hậu. Liên hệ được thực tiễn tại địa phương.

- Giải thích được tầm quan trọng và sự cấp bách của ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Trình bày được các giải pháp thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Đề xuất và thực hiện được những giải pháp thiết thực thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu tại địa phương.

- Có trách nhiệm tuyên truyền đến người thân, cộng đồng thực hiện những giải pháp thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Theo Luật Khí tượng thủy văn năm 2015: Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người, biểu hiện bởi sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng và gia tăng các hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan.

- Tác động của biến đổi khí hậu: Tăng nhiệt độ toàn cầu; mực nước biển dâng cao; thay đổi môi trường sống; sự gia tăng các bệnh tật; thiệt hại về kinh tế.

- Các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu: Giảm thiểu khí thải nhà kính; tăng cường sử dụng năng lượng xanh; tiết kiệm năng lượng và nước; bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái trồng rừng; giảm khí thải CO2.

4. Suy giảm tầng ôzôn

- Nêu được vai trò quan trọng của tầng ôzôn tới đời sống sinh vật và con người.

- Trình bày được những nguyên nhân chủ yếu và hậu quả suy giảm tầng ôzôn.

- Lựa chọn và sử dụng được các thiết bị thân thiện không ảnh hưởng tới tầng ôzôn.

- Tuyên truyền được đến người thân, cộng đồng không sử dụng các thiết bị làm suy giảm tầng ôzôn.

- Vai trò chính của tầng ozon là:

+ Bảo vệ, ngăn chặn các tia bức xạ xâm nhập đến bề mặt trái đất.

+ Tầng ozon đóng vai trò hấp thụ, phản xạ và truyền đi các bức xạ điện từ của mặt trời chiếu thẳng đến trái đất.

+ Giúp cho khí hậu, nhiệt độ trên trái đất được duy trì ổn định và ôn hòa.

+ Giúp đỡ con người nhiều trong các lĩnh vực khác nhau như: Nghiên cứu khoa học, thuốc sát khun, thuốc tẩy, hóa chất độc hại, khử độc thuốc trừ sâu, xử lý và cải tạo các nguồn nước thải.

5. Phòng, chống thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai

- Kể tên được những thiên tai thường xảy ra trong những năm gần đây.

- Trình bày được những nguyên nhân và hậu quả của thiên tai.

- Liên hệ thực tiễn tại địa phương về những thiên tai thường xảy ra và hậu quả.

- Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai.

- Xác định được trách nhiệm của cá nhân trong việc phòng, chống thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai.

- Trình bày được biện pháp phòng, chống thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai.

- Liên hệ được thực tiễn tại địa phương và bản thân về việc thực hiện các biện pháp phòng, chống thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai.

- Thực hiện và tuyên truyền cho người thân, cộng động cùng tham gia vào các hoạt động phòng, chống thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai.

- Thiên tai là những hiện tượng thiên nhiên cực đoan, là sự cố bất khả kháng và có những lúc nằm ngoài khả năng kiểm soát của con người như: Bão, lũ lụt, hạn hán, động đất, trượt đất, sụt lở đất, mưa axit, mưa đá, biến đổi khí hậu và thiên tai khác.

- Nguyên nhân cơ bản là do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây nên.

- Hậu quả môi trường, hậu quả kinh tế - xã hội.

- Cứu nạn, cứu hộ, phòng dịch bệnh và vệ sinh môi trường.

- Theo Luật Phòng, chống thiên tai.

6. Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường

- Nêu được khái niệm, biểu hiện cơ bản của sự cố môi trường.

- Nêu được những sự cố môi trường thường xảy ra.

- Trình bày được những nguyên nhân và hậu quả cơ bản khi sự cố môi trường xảy ra.

- Xác định được cách phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường.

- Nêu được một số quy định của pháp luật về sự cố môi trường.

- Liên hệ được thực tiễn tại địa phương về những sự cố môi trường thường xảy ra; cách phòng tránh và xử lý những sự cố đó.

- Xác định được trách nhiệm của cá nhân trong việc phòng ngừa và ứng phó với sự cố môi trường.

- Thực hiện và tuyên truyền cho người thân, cộng đồng về phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường.

- Tích cực tham gia khắc phục hậu quả sau khi xảy ra sự cố môi trường.

- Hoả hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật gây nguy hại về môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh.

- Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020.

- Sự cố trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác và vận chuyển khoáng sản, dầu khí, sập hầm lò, phụt dầu, tràn dầu.

- Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất, tái chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa chất phóng xạ.

7. Đô thị hóa và môi trường

- Trình bày được đặc điểm cơ bản của quá trình đô thị hoá ở Việt Nam.

- Nêu được ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa tới môi trường và biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình đô thị hóa.

- Liên hệ được thực tiễn tại địa phương về ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa và biện pháp bảo vệ môi trường.

- Thực hiện được một số biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình đô thị hóa.

- Có ý thức tuyên truyền cho cộng đồng về sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong quá trình đô thị hóa.

- Tác động đến kinh tế, sức khỏe, văn hóa, giáo dục.

- Phát triển đô thị nhưng thiếu cơ sở hạ tầng, phát triển khu công nghiệp không theo quy hoạch sẽ tác động xấu đến môi trường như tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm không khí, nước, rác thải.

- Ví dụ: Xây dựng nhà, khu thương mại, công nghiệp, không xây dựng cơ sở hạ tầng, hoặc phá rừng, lấp đất ngập nước đ xây dựng.

8. Công nghiệp hóa và môi trường

- Trình bày được khái niệm, đặc điểm của công nghiệp hoá.

- Nêu được tác động của công nghiệp hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường.

- Nêu được biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình công nghiệp hóa.

- Liên hệ thực tiễn tại địa phương về tác động và biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình công nghiệp hóa.

- Thực hiện được một số biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình công nghiệp hóa.

- Tuyên truyền được cho cộng đồng về sự cần thiết của bảo vệ môi trường trong quá trình công nghiệp hóa.

- Tạo năng suất lao động cao, tăng thu nhập, cơ hội việc làm.

- Ví dư: Không xả nước thải độc hại ra sông, không làm ô nhiễm nước, không khí.

9. Du lịch và vấn đề môi trường

- Nêu được vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế.

- Trình bày được một số yếu t của phát triển du lịch tác động tới môi trường.

- Nêu được một số quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường khi phát triển du lịch.

- Liên hệ được thực tiễn tại địa phương về hoạt động bảo v môi trường khi phát triển du lịch.

- Thực hiện được các biện pháp bảo vệ môi trường trong phát triển du lịch.

- Tích cực tuyên truyền được cho mọi người bảo vệ môi trường du lịch.

10. Chất thải và vệ sinh môi trường

- Xác định được các loại chất thải. Liên hệ thực tế về chất thải tại địa phương.

- Nêu được tác hại của việc xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường.

- Kể được một số quy định của pháp luật về quản lý chất thải phân loại, thu gom, vận chuyển, tải sử dụng, tái chế, xử lý.

- Nêu được trách nhiệm của cá nhân trong việc ngăn ngừa và xử lý chất thải.

- Xây dựng và thực hiện được kế hoạch xử lý chất thải tại gia đình, địa phương.

- Tích cực tuyên truyền đến người thân và cộng đồng về phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải, hạn chế phát sinh rác thải nhựa ra môi trường.

- Thực hiện được các dự án bảo vệ môi trường sống ở địa phương, tuyên truyền nâng cao trách nhiệm cộng đồng trong việc phân loại rác thải tại nguồn.

- Nghị định Số 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu ngày 24/4/2015 của Chính phủ.

+ Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người.

+ Chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn phù hợp với mục đích quản lý, xử lý thành các nhóm như sau:

+ Nhóm hữu cơ dễ phân hủy/chất thải thực phẩm (nhóm thức ăn thừa, lá cây, rau, củ, quả, xác động vật);

+ Nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế (nhóm giấy, nhựa, kim loại, cao su, ni lông, thủy tinh);

- Luật Bảo vệ môi trường 2020

11. Sử dụng năng lượng sạch

- Kể được tên các dạng năng lượng cơ bản và các loại năng lượng sạch.

- Trình bày được vai trò của năng lượng đối với cuộc sống và lợi ích của việc sử dụng năng lượng sạch.

- Trình bày được thực trạng khai thác và sử dụng năng lượng sạch trong sản xuất và trong sinh hoạt.

- Nêu được biện pháp sử dụng năng lượng sạch hiệu quả.

- Liên hệ được thực tiễn tại địa phương và bản thân về việc sử dụng năng lượng sạch.

- Thực hiện và tuyên truyền, vn động được cho cộng đồng sử dụng tiết kiệm năng lượng sạch trong sản xuất và sinh hoạt.

- Năng lượng sạch là các nguồn năng lượng không gây ô nhiễm môi trường. Chúng thường có sẵn trong tự nhiên hoặc là các chế phẩm của các sản phẩm thiên nhiên, bao gồm: năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng địa nhiệt, năng lượng thủy điện, năng lượng sóng, năng lượng sinh khối...

- Hiện nay, các dạng năng lượng khai thác được chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và sinh hoạt; còn sử dụng lãng phí.

- Tiết kiệm năng lượng, sử dụng các loại thiết bị tiết kiệm điện năng, năng lượng sạch.

12. Phát triển nông nghiệp thông minh

- Nêu được khái niệm, vai trò, đặc điểm của nông nghiệp thông minh.

- Trình bày được một số mô hình phát triển nông nghiệp thông minh ở Việt Nam.

- Nêu được điều kiện để phát triển nông nghiệp thông minh và áp dụng vào thực tế tại địa phương.

- Nông nghiệp thông minh là hoạt động sản xuất nông nghiệp áp dụng công nghệ cao (cơ giới hóa, tự động hóa,...); công nghệ sản xuất và bảo quản sản phẩm an toàn (phương pháp hữu cơ, theo GAP,...); công nghệ quản lý, nhận diện sản phẩm theo chuỗi giá trị,... gắn với hệ thống trí tuệ nhân tạo, công nghệ thông tin để tối ưu hóa quy trình sản xuất.

CHỦ ĐỀ 2. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

13. Bảo vệ môi trường đất

13.1. Sử dụng tài nguyên đất

- Nêu được vai trò của tài nguyên đất đối với cuộc sống con người.

- Trình bày được thực trạng sử dụng tài nguyên đất hiện nay.

- Trình bày được biện pháp sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên đất để phát triển bền vững.

- Nêu được một số quy định pháp luật về sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên đất.

- Liên hệ được thực tiễn tại địa phương về thực trạng và biện pháp sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên đất để phát triển bền vững.

- Xác định được trách nhiệm của cá nhân trong việc sử dụng bền vững tài nguyên đất.

- Thực hiện được các biện pháp sử dụng có hiệu quả và bền vững tài nguyên đất.

- Tuyên truyền được đến người thân, cộng đồng về việc sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên đất.

- Luật Bảo vệ môi trường năm 2020

- Hiện trạng sử dụng đất: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng.

- Sử dụng đất đúng mục đích, khai thác đi đôi với tái phục hồi, cải tạo đất.

- Tùy thuộc vào hiện trạng sử dụng đất của địa phương để tập trung hơn vào biện pháp phù hợp.

13.2. Phòng ngừa suy thoái và ô nhiễm môi trường đất

- Nêu được hiện tượng suy thoái và ô nhiễm đất ở Việt Nam.

- Trình bày được nguyên nhân, hậu quả của ô nhiễm và suy thoái đất.

- Trình bày được các biện pháp phòng ngừa suy thoái và ô nhiễm môi trường đất.

- Nêu được một số quy định pháp luật về phòng ngừa suy thoái và ô nhiễm môi trường đất.

- Liên hệ được thực tiễn tại địa phương về hiện tượng, nguyên nhân, hậu quả và biện pháp phòng ngừa suy thoái và ô nhiễm môi trường đất.

- Xác định được trách nhiệm của cá nhân trong việc bảo vệ tài nguyên đất.

- Thực hiện được các biện pháp phòng ngừa suy thoái và ô nhiễm môi trường đất.

- Hiện tượng: Xói mòn, rửa trôi, bạc màu, nhiễm mặn, nhiễm phèn, bị ô nhiễm, hoang mạc hóa.

- Nguyên nhân: Chủ yếu do hoạt động của con người như khai thác khoáng sản, công nghiệp, nông nghiệp, làng nghề, phá rừng, canh tác không bền vững.

- Tùy nhu cầu của từng địa phương để tập trung hơn vào các vấn đề như: đất nhiễm mặn, nhiễm phèn, hoang mạc hóa, ô nhiễm đất.

13.3. Đất ngập nước và sử dụng bền vững đất ngập nước

- Nêu được các loại đất ngập nước và một số đặc điểm của các dạng đất ngập nước ở Việt Nam.

- Trình bày được tầm quan trọng của vùng đất ngập nước đối với hệ sinh thái.

- Trình bày được một số nguyên nhân làm suy thoái, biến mất của các vùng đất ngập nước.

- Đề xuất được một số biện pháp bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn lợi đất ngập nước.

- Thực hiện được một số biện pháp để khai thác hợp lý và tái tạo nguồn lợi đảm bảo sự bền vững của vùng đất ngập nước.

- Liên hệ được thực tiễn tại địa phương về thực trạng và sử dụng bền vững đất ngập nước.

- Xác định được trách nhiệm của cá nhân trong việc bảo vệ và sử dụng bền vững đất ngập nước.

- Tuyên truyền được cho người thân, cộng đồng thực hiện việc bảo vệ và sử dụng bền vững đất ngập nước.

- Đất ngập nước nội địa và đất ngập nước ven biển.

+ Đất ngập nước nội địa có mặt ở cả 3 miền và các vùng sinh thái, đa dạng về kiểu loại, hình thái, tài nguyên, chức năng và giá trị đa dạng sinh học, như: châu thổ ngập nước thường xuyên; sông sui chảy thường xuyên, tạm thời; đầm nuôi trồng thủy sản.

+ Đất ngập nước ven bin gồm đất ngập nước cửa sông, bãi triều, đầm phá và vùng nước bin có độ sâu 6 m khi triu kiệt, ví dụ như hệ sinh thái rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển.

- Vai trò đối với sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản, lọc nước thải, điều hoà dòng chảy, điều hoà khí hậu địa phương, chống xói lở bờ biển, ổn định mức nước ngầm cho những vùng sản xuất nông nghiệp, tích luỹ nước ngầm, là nơi trú chân của nhiều loài chim di cư quý hiếm, là nơi giải trí, du lịch.

14. Bảo vệ môi trường nước

14.1. Những vấn đề chung về bảo vệ môi trường nước

- Trình bày được tầm quan trọng của nước đối với cuộc sống.

- Nêu được thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của ô nhiễm môi trường nước.

- Trình bày được một số giải pháp cơ bản để bảo vệ môi trường nước.

- Trình bày được những biện pháp sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước trong sản xuất và sinh hoạt.

- Kể được một số quy định pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước.

- Liên hệ được thực tiễn tại địa phương.

- Xác định được trách nhiệm của cá nhân đối với việc bảo vệ tài nguyên nước.

- Thực hiện được các hoạt động thiết thực bảo vệ môi trường nước.

- Tuyên truyền được đến người thân, cộng đồng bảo vệ môi trường nước.

- Chỉ ra được thực trạng về nguồn nước của Việt Nam. Đặc biệt là các vấn đề:

+ Nhu cầu sử dụng nước trong sinh hoạt và trong sản xuất ngày càng tăng;

+ Tình trạng thiếu nước vào mùa cạn, thừa nước mùa mưa, ngập lụt.

+ Tình trạng cạn kiệt nguồn nước ngầm, ô nhiễm nước mặt đang xảy ra ở các khu đô thị, đồng bằng;

- Các giải pháp bảo vệ nguồn nước, liên hệ với thực tế ở địa phương (trong đó, chú trọng vào vai trò, trách nhiệm của người dân và vấn đề thực thi pháp luật).

14.2. Bảo vệ môi trường nước mặt, nước dưới đất, nước biển

- Phân biệt được các môi trường nước mặt, nước dưới đất, nước biển.

- Trình bày được nội dung bảo vệ môi trường nước mặt, nước dưới đất, nước biển.

- Nêu được trách nhiệm của các tập thể, cá nhân đối với việc bảo vệ các môi trường nước mặt, nước dưới đất, nước biển.

- Trình bày được các biện pháp cải tạo chất lượng môi trường nước mặt, nước dưới đất, nước biển.

- Liên hệ được thực tiễn tại địa phương.

- Liên hệ được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ các môi trường nước.

14.3. Xử lý nước sinh hoạt

- Trình bày được tác hại của việc sử dụng nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ con người.

- Phân biệt được biểu hiện của nước sạch, nước nhiễm bẩn, nhiễm mặn, nhiễm phèn.

- Thực hiện được một số cách xử lý nước (nhiễm bẩn, nhiễm mặn, nhiễm phèn) đơn giản để có nước sạch phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày.

- Có ý thức tuyên truyền, phổ biến để mọi người trong gia đình và cộng đồng có thể thực hiện một số cách xử lý nước sinh hoạt.

- Nước sạch là nước đáp ứng tiêu chuẩn nước sạch của tiêu chuẩn Việt Nam.

- Nhận biết nước sạch bằng cảm quan chỉ là cách sơ khai, chưa thể khng định được hoàn toàn là nước sạch.

- Một số cách lọc nước nhiễm bẩn, nhiễm asen như: dùng phèn, dùng bể lọc cát.

14.4. Xử lý nước thải

- Trình bày được thực trạng và nguyên nhân của nước thải ở địa phương (nước thải từ sinh hoạt, sản xuất, từ các làng nghề).

- Trình bày được tác hại của nước thải đối với môi trường.

- Nêu được một số biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường do nước thải gây nên.

- Thực hiện được một số cách xử lý và hạn chế nước thải gây ô nhiễm.

- Tích cực tham gia và vận động mọi người cùng nhau xử lý và hạn chế nước thải gây ô nhiễm môi trường.

Tùy vào từng địa phương nước thải có nguồn phát sinh như thế nào để tập trung hơn:

- Nước thải sinh hoạt phát sinh từ tổ chức, hộ gia đình;

- Nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (làng nghề, chăn nuôi, sản xuất công nghiệp).

15. Bảo vệ môi trường không khí

15.1. Những vấn đề chung về bảo vệ môi trường không khí

- Nêu được vai trò của không khí đối với sự sống.

- Trình bày được thực trạng và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí.

- Nêu được tác hại của không khí bị ô nhiễm đối với sức khỏe con người.

- Trình bày được một số giải pháp bảo vệ môi trường không khí.

- Nêu được một số quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường không khí.

- Xác định được trách nhiệm của cá nhân trong việc bảo vệ môi trường không khí.

- Liên hệ được thực tiễn tại địa phương và bản thân trong việc bảo vệ môi trường không khí.

- Thực hiện và tuyên truyền được đến người thân và cộng đồng bảo vệ môi trường không khí.

- Không khí là một hỗn hợp nhiều chất khí. Thành phần theo thể tích của không khí là: 78% khí nitơ, 21 khí ôxi, 1% các khí khác (khí cacbonic, hơi nước, khí hiếm).

- Ô nhiễm không khí là sự có mặt của các chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí làm cho nó không sạch, có mùi khó chịu, bụi làm giảm tầm nhìn.

- Giao thông, chất thải sản xuất công, nông nghiệp, sinh hoạt của người dân, tiếng ồn.

- Các dịch bệnh bị phát sinh và lây truyền qua không khí.

- Sử dụng năng lượng sạch, không hút thuốc lá, sử dụng giao thông công cộng.

15.2. Ô nhiễm không khí ở các khu đô thị/khu công nghiệp

- Trình bày được thực trạng môi trường không khí ở các khu đô thị/khu công nghiệp.

- Giải thích được nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở các khu đô thị/công nghiệp.

- Trình bày được một số giải pháp chống ô nhiễm nguồn không khí ở các khu đô thị/công nghiệp.

- Nêu được một số quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở các khu đô thị.

- Liên hệ được thực tiễn tại địa phương.

- Xác định được trách nhiệm của cá nhân trong việc hạn chế gây ô nhiễm môi trường không khí đô thị/công nghiệp.

- Tích cực tuyên truyền thực hiện chống ô nhiễm không khí tại các khu đô thị/ công nghiệp cho người thân trong gia đình.

- Tích cực tham gia bảo vệ môi trường không khí khu đô thị/khu công nghiệp.

- Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí khu đô thị/công nghiệp, các yếu tố làm ô nhiễm không khí (hoạt động giao thông, sản xuất công nghiệp, chất thải trong sinh hoạt), những ảnh hưởng đối với sức khoẻ con người.

- Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch, sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

15.3. Ô nhiễm không khí ở các làng nghề

- Trình bày được thực trạng và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí ở các làng nghề.

- Trình bày được một số giải pháp phòng chống ô nhiễm không khí ở làng nghề.

- Liệt kê được những quy định của pháp luật về phòng chống và xử lý các hành vi gây ô nhiễm không khí làng nghề.

- Xác định được trách nhiệm của cá nhân trong việc phòng chống ô nhiễm không khí làng nghề.

- Liên hệ được thực tiễn tại địa phương và bản thân về tình trạng ô nhiễm không khí ở các làng nghề.

- Có trách nhiệm tuyên truyền đ mọi người trong gia đình và cộng đồng thực hiện phòng chống ô nhiễm không khí làng nghề.

- Do các chất thải trong sản xuất làng nghề (lò gạch thủ công, không có hệ thống xử lý chất thải).

- Đặc biệt lưu ý các làng nghề thủ công như sản xuất bún, miến, giết mổ gia cầm, sơn mài, giấy, mây tre đan.

16. Bảo vệ tài nguyên rừng

- Trình bày được vai trò của các loại rừng (rừng phòng hộ đầu nguồn/rừng phòng hộ ven biển/rừng ngập mặn/rừng sản xuất) đối với cuộc sống con người.

- Trình bày được hiện trạng rừng Việt Nam.

- Trình bày được thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của suy thoái tài nguyên rừng.

- Trình bày được giải pháp bảo vệ và phát triển rừng.

- Nêu được một số quy định pháp luật bảo vệ và phát triển rừng.

- Liên hệ được thực tiễn tại địa phương.

- Xác định được trách nhiệm của cá nhân trong việc bảo vệ và phát triển rừng.

- Thực hiện được các giải pháp bảo vệ và phát triển rừng.

- Có trách nhiệm tuyên truyền, vận động người thân, cộng đồng tham gia bảo vệ và phát triển rừng, cây xanh.

- Tập trung vào phân tích những loại rừng như: rừng phòng hộ đầu nguồn/ rừng phòng hộ ven biển/ rừng ngập mặn/rừng sản xuất.

- Hiện trạng rừng: tổng diện tích có rừng (trong đó: rừng tự nhiên, rừng trồng), tỉ lệ che phủ rừng.

17. Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển

17.1. Phòng, chống suy thoái và ô nhiễm môi trường biển

- Trình bày được vị trí, vai trò của biển đối với phát triển kinh tế và cuộc sống của con người

- Nêu được thực trạng, nguyên nhân và hậu quả suy thoái và ô nhiễm môi trường biển.

- Nêu được những giải pháp chống suy thoái và ô nhiễm môi trường biển hiện nay.

- Nêu được một số quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên biển. Liên hệ thực tiễn tại địa phương.

- Xác định được trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong việc bảo vệ môi trường biển.

- Thực hiện và tuyên truyền được cho người thân, cộng đồng có nhng hành động thiết thực bảo vệ môi trường biển.

- Các nguyên nhân chủ yếu gây ảnh hưởng đến suy thoái tài nguyên biển như: khai thác; ô nhiễm do con người; chất thải; biến đổi khí hậu.

- Không xả chất thải, rác, làm tràn du ra bin; không đánh bắt sinh vật biển bằng mìn, xung điện.

17.2. Phát triển và bảo tồn đa dạng sinh học biển

- Nêu được sự đa dạng sinh học biển, ven biển.

- Trình bày được thực trạng, nguyên nhân và hậu quả suy giảm đa dạng sinh học biển, ven biển.

- Nêu được những giải pháp hạn chế suy giảm đa dạng sinh học biển, ven biển.

- Nêu được một số quy định pháp luật về bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học biển. Liên hệ thực tiễn tại địa phương.

- Xác định được trách nhiệm của cá nhân trong việc bảo vệ đa dạng sinh học biển.

- Có trách nhiệm tuyên truyền để mọi người trong gia đình và cộng đồng thực hiện bảo vệ đa dạng sinh học biển.

- Thực hiện được các hoạt động bảo vệ đa dạng sinh học biển.

- Nêu được một số điều luật bảo toàn và phát triển đa dạng sinh học biển trong Luật đa dạng sinh học 2018.

- Không đánh bắt, ăn thịt những loài sinh vật biển quí hiếm, khai thác bền vững.

18. Bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học

18.1. Bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học

- Nêu được đặc điểm của đa dạng sinh học.

- Trình bày được giá trị đa dạng sinh học đối với cuộc sống.

- Trình bày được thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của suy giảm đa dạng sinh học.

- Nêu được một số quy định pháp luật về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học.

- Xác định được trách nhiệm của cá nhân đối với việc bảo vệ đa dạng sinh học.

- Trình bày được biện pháp bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học.

- Liên hệ được thực tiễn tại địa phương và bản thân.

- Thực hiện được các biện pháp bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học.

- Có ý thức trách nhiệm tuyên truyền được cho người thân, cộng đồng về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học.

- Theo Luật Đa dạng sinh học 2018

18.2. Bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ

- Trình bày được thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của việc khai thác động vật, thực vật quý hiếm được ưu tiên bảo vệ.

- Đề xuất được một số biện pháp bảo tồn và phát triển bền vững động vật, thực vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

- Nêu được một số quy định của pháp luật về bảo vệ động vật, thực vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

- Xác định được trách nhiệm của cá nhân trong việc bảo vệ động vật, thực vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng.

- Liên hệ được thực tiễn tại địa phương và bản thân.

- Thực hiện được các biện pháp bảo tồn và phát triển bền vững động vật, thực vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

- Có trách nhiệm tuyên truyền, huy động mọi người cùng tham gia bảo tồn và phát triển bền vững các loài động vật, thực vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

- Theo Luật Đa dạng sinh học 2018

- Nghị định 84/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 06/2019/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

- Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ là loài hoang dã, ging cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hóa - lịch sử mà số lượng còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng.

18.3. Phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên và cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học

- Nêu được chức năng và lợi ích của hệ thống các khu bảo tồn và cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.

- Trình bày được các hoạt động của khu bảo tồn và cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.

- Kể tên được một số khu bảo tồn thiên nhiên và cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam và tại địa phương.

- Nêu được một số quy định pháp luật về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.

- Có trách nhiệm tham gia và tuyên truyền cộng đồng tham gia vào quy hoạch và quản lý khu bảo tồn thiên nhiên và cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.

- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên khi đi tham quan, nghiên cứu.

- Khu bảo tồn thiên nhiên: Vườn quốc gia; Khu dự trữ thiên nhiên; Khu bảo tồn loài - sinh cảnh; Khu bảo vệ cảnh quan.

- Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học: cơ sở nuôi, trồng các loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; cơ sở lưu trú loài hoang dã; cơ sở lưu giữ giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật hoặc nấm đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm.

III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Thời lượng

- Chương trình Giáo dục bảo vệ môi trường có tổng thời lượng là 180 tiết (60 buổi; mỗi buổi 3 tiết), trong đó, 96 tiết lý thuyết và 84 tiết thực hành, chương trình không quy định cụ thể số buổi/tuần, tháng, năm mà chỉ quy định số tiết cụ thể dự kiến cho từng nội dung/chủ đề. Mỗi nội dung của chủ đề được bố thí thời lượng từ 3 tiết đến 15 tiết.

- Về xây dựng kế hoạch dạy học, các địa phương căn cứ nhu cầu, trình độ hiểu biết của người học, đặc điểm địa lý và các vấn đề về ô nhiễm môi trường sống của người dân trong cộng đồng để bố trí thời lượng và nội dung dạy học của từng nội dung/chủ đề cho phù hợp. Hàng năm, các địa phương xây dựng kế hoạch giáo dục bảo vệ môi trường với thời lượng tối thiểu là 30 tiết trở lên.

- Nội dung Giáo dục bảo vệ môi trường được thiết kế linh hoạt, mềm dẻo. Khi tổ chức thực hiện cho người dân, các địa phương căn cứ vào thực trạng về các vấn đề môi trường ở địa phương để lựa chọn các các chủ đề và nội dung cụ thể cho phù hợp với từng cộng đồng nhưng phải đảm bảo đúng các yêu cầu cần đạt và thời lượng đã được quy định tại chương trình.

2. Hướng dẫn tổ chức dạy học

a) Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

- Tổ chức hướng dẫn dạy học các chủ đề, nội dung về giáo dục bảo vệ môi trường, giáo viên, báo cáo viên sử dụng phương pháp dạy học cùng tham gia: đóng vai, nghiên cứu tình huống, sự cố môi trường cụ thể trong thực tế của địa phương. Chú trọng tổ chức, hướng dẫn các hoạt động để người học tự khám phá, phân tích, khai thác thông tin, xử lý tình huống thực tiễn; tăng cường sử dụng các video, hình ảnh có thông tin về thực trạng ô nhiễm môi trường, các tình huống, trường hợp của thực tế cuộc sống xung quanh, gần gũi với đời sống để người học có thể phân tích, đối chiếu làm tăng tính hấp dẫn của các bài học đạt hiệu quả, phát triển phẩm chất và năng lực bảo vệ môi trường của người công dân.

b) Hình thức tổ chức dạy học

- Các hình thức tổ chức đa dạng, linh hoạt: Có thể tổ chức tập trung tại hội trường của Ủy ban nhân dân xã, các nhà văn hóa sinh hoạt cộng đồng; thông qua các chiến dịch truyền thông đại chúng, các phương tiện truyền thông: Đài truyền hình địa phương, đài phát thanh xã để phổ biến các chính sách, pháp luật về môi trường, thực hiện các dự án bảo vệ môi trường sống tại địa phương (bảo vệ nguồn nước sinh hoạt; thu gom rác thải sinh hoạt nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường sống, phát động phong trào trồng cây, giữ vệ sinh đường phố sạch đẹp để bảo vệ môi trường sống của cộng đồng dân cư), tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về bảo vệ môi trường, thi tiểu phẩm với các chủ đề môi trường, khuyến khích người dân sáng tác, viết, vẽ, tìm hiểu pháp luật về môi trường, các cuộc vận động quần chúng tham gia bảo vệ môi trường. Lồng ghép giáo dục môi trường trong các chương trình sinh hoạt của Đảng bộ và chính quyền địa phương; Tổ chức và duy trì các phong trào bảo vệ môi trường thiết thực gắn với lợi ích cộng đồng.

b) Đánh giá kết quả học tập

- Việc đánh giá kết quả học tập của người học đối với các chủ đề thuộc lĩnh vực giáo dục bảo vệ môi trường nhằm động viên, khuyến khích người học, điều chỉnh nội dung và cách thức bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng cần thiết; giúp hướng dẫn viên tổ chức trong quá trình thực hiện.

- Đánh giá kết quả học tập của người học nên căn cứ vào yêu cầu cần đạt quy định. Việc kiểm tra, đánh giá không chỉ kiểm tra việc ghi nhớ kiến thức về bảo vệ môi trường, mà chủ yếu nhằm đánh giá việc vận dụng kiến thức môi trường đã học vào thực tiễn, giúp người học trong cộng đồng nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và thực hiện bảo vệ môi trường.

- Sau khi học xong một chủ đề, giáo viên, báo cáo viên có thể kiểm tra, đánh giá người học bằng các phiếu trắc nghiệm, bài thu hoạch hoặc kế hoạch hành động và kết quả thực tế vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn bảo vệ môi trường trong cuộc sống và sản xuất của bản thân và gia đình người học.

- Bài kiểm tra được đánh giá theo hình thức Đạt và Chưa đạt. Xếp loại Đạt nếu người học thực hiện được 50% yêu cầu cần đạt của chủ đề.

3. Điều kiện đảm bảo thực hiện chương trình

- Giáo viên, báo cáo viên giảng dạy các nội dung về lĩnh vực môi trường là người có trình độ chuyên môn phù hợp với chủ đề, tốt nghiệp cao đẳng trở lên làm việc trong các lĩnh vực môi trường, có kinh nghiệm trong các hoạt động tuyên truyền, giáo dục cộng đồng, như: Giáo viên dạy môn Địa lý, Sinh học tại các cơ sở giáo dục; công chức tại phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các chuyên gia, tình nguyện viên hoạt động trong các tổ chức, đơn vị, các dự án về bảo vệ môi trường.

- Cơ sở vật chất: Có thể tổ chức lớp học tại nhiều địa điểm như trong hội trường của Ủy ban nhân dân xã, nhà văn hóa cộng đồng sao cho phù hợp với nội dung của chủ đề và quy mô của lớp học.

- Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu, tivi, video, các bài giảng phục vụ cho việc dạy học.

- Tài liệu: Bao gồm những tài liệu của lĩnh vực bảo vệ môi trường đã được biên soạn và phát hành; các video; tư liệu ảnh; bản tin, tạp chí, tờ gấp có nội dung về môi trường.

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC BẢO VỆ SỨC KHỎE

I. MỤC TIÊU

Chương trình Giáo dục bảo vệ sức khỏe là một lĩnh vực của Chương trình Giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học cập nhật, b sung kiến thức, kỹ năng cần thiết để góp phần tăng cưng và phát triển năng lực bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa một s bệnh thông thường cho bản thân, gia đình và cộng đồng, góp phần bảo vệ sc khỏe của cá nhân và phát trin cộng đồng bền vững.

1. Năng lực

- Nêu được tầm quan trọng của sức khỏe đối với cuộc sống con người và sự phát triển bền vững của quốc gia, cộng đồng; trách nhiệm của cá nhân đối với việc bảo vệ sức khỏe.

- Biết được số kiến thức, kỹ năng cơ bản, cần thiết về dinh dưỡng, cách phòng, tránh một số bệnh thường gặp đồ giúp mọi người tự chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, phòng tránh một số bệnh thường gặp tại địa phương cho bản thân, gia đình và cộng đồng để nâng cao chất lượng cuộc sống của mình.

- Vận dụng những kiến thức, kỹ năng về dinh dưỡng, phòng tránh một số bệnh thường gặp để giúp mọi người tự chăm sóc bản thân và có các biện pháp giữ gìn sức khỏe, phòng chống bệnh tật, bệnh dịch cho bản thân, gia đình và cộng đồng một cách bền vững.

2. Phẩm chất

- Có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, tuân thủ các nguyên tắc trong phòng chống dịch bệnh, sử dụng thực phẩm an toàn vệ sinh; không đồng tình, phản đối, phê phán những hành vi làm lây lan dịch bệnh; có thái độ chủ động hợp tác trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.

- Có ý thức vận dụng những kiến thức về sức khỏe được học vào cuộc sống và vận động người khác cùng thực hiện.

- Có trách nhiệm phổ biến, vận động mọi người trong gia đình và cộng đồng chấp hành đúng các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe.

- Có ý thức hưởng ứng và tích cực tham gia vào các chiến dịch phòng chống dịch bệnh ở cộng đồng.

II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Nội dung khái quát

Chủ đề/nội dung

Thời lượng

(Tổng số tiết)

Trong đó số tiết

Lý thuyết

Thực hành

CHỦ ĐỀ 1. GIÁO DỤC SỨC KHỎE

15

13

2

1. Giáo dục sức khỏe

3

3

2. Vai trò và ý nghĩa của việc giáo dục sức khỏe

3

3

3. Nhiệm vụ của giáo dục sức khỏe

3

3

4. Tư vấn sức khỏe

3

2

1

5. Bảo him y tế

3

2

1

CHỦ ĐỀ 2. VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DINH DƯỠNG

15

10

5

6. Vai trò dinh dưỡng đối với sức khỏe

3

2

1

7. Vai trò Vitamin và các vi chất đối với sức khỏe con người

3

2

1

8. Cách chế biến bữa ăn đơn giản, đủ chất, theo mùa

3

2

1

9. Một số kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm

3

2

1

10. Chăm sóc dinh dưỡng trẻ em

3

2

1

CHỦ Đ 3. VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SỨC KHỎE

30

20

10

11. Chăm sóc sức khỏe trẻ em

3

2

1

12. Chăm sóc sức khoẻ phụ nữ mang thai và cho con bú

3

2

1

13. Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

3

2

1

14. Chăm sóc sức khỏe tinh thần

3

2

1

15. Ảnh hưởng của môi trường đối với sức khỏe

3

2

1

16. Một số bài thuốc dân gian.

3

2

1

17. S dụng t thuốc an toàn tại gia đình

3

2

1

18. Thể dục thể thao đối với sức khỏe con người

3

2

1

19. Giấc ngủ và sức khỏe

3

2

1

20. Phương pháp giải tỏa mệt mỏi, căng thẳng

3

2

1

CHỦ Đ 4. PHÒNG VÀ XỬ TRÍ BAN ĐẦU MỘT SỐ TAI NẠN THƯƠNG TÍCH THƯỜNG GẶP TẠI CỘNG ĐỒNG

24

16

8

21. Phòng tránh tai nạn thương tích thường gặp cho trẻ em (Tai nạn do ngạt thở - hóc đường thở; tai nạn do ngộ độc; tai nạn do té ngã; tai nạn do động vật cắn, húc; tai nạn do điện giật, sét đánh)

9

6

3

22. Phòng chống nhiễm độc thuốc trừ sâu

3

2

1

23. Phòng tránh tai nạn bỏng

3

2

1

24. Phòng tránh đuối nước

3

2

1

25. Phòng tránh tai nạn lao động

3

2

1

26. Phòng tránh tai nạn giao thông

3

2

1

CHỦ ĐỀ 5. PHÒNG CHỐNG MỘT SỐ BỆNH LÂY NHIỄM THƯỜNG GẶP

57

37

20

Nhóm lây bệnh qua đường hô hấp

21

14

7

27. Bệnh cúm

6

4

2

28. Bệnh lao

3

2

1

29. Bệnh sởi

3

2

1

30. Bệnh ho gà

3

2

1

31. Bệnh bạch hầu

3

2

1

32. Bệnh đậu mùa

3

2

1

Nhóm bệnh lây qua da và niêm mạc

6

4

2

33. Các bệnh về mắt

3

2

1

34. Bệnh tay chân miệng trẻ em

3

2

1

Nhóm bệnh lây truyền qua kí sinh trùng

15

10

5

35. Bệnh sốt xuất huyết

3

2

1

36. Bệnh dại

3

2

1

37. Bệnh Viêm não Nhật Bản

3

2

1

38. Bệnh sốt rét

3

2

1

39. Bệnh giun

3

2

1

Nhóm bệnh lây qua đường máu và tình dục

12

7

5

40. Bệnh Viêm gan A,B,C

6

3

3

41. Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS)

3

2

1

42. Bệnh lây truyền qua đường tình dục

3

2

1

Nhóm bệnh lây qua đường tiêu hóa

3

2

1

43. Bệnh tiêu chảy cấp

3

2

1

CHỦ ĐỀ 6. PHÒNG CHỐNG MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM THƯỜNG GẶP

42

24

16

44. Bệnh tim mạch

3

2

1

45. Bệnh huyết áp

3

2

1

46. Bệnh tai biến mạch máu não

3

2

1

47. Bệnh viêm đường hô hấp cấp tính và viêm phi tắc nghẽn

3

2

1

48. Bệnh về thận và đường tiết niệu

3

2

1

49. Bệnh đái tháo đường

3

2

1

50. Các bệnh ung thư phổ biến ở Vit Nam: Ung thư gan, ung thư phổi, ung thư máu, ung thư dạ dày, ung thư trực tràng, ung thư trực tràng, ung thư tuyến tụy, ung thư xương, ung thư vú, ung thư cổ tử cung.

15

6

9

51. Bệnh béo phì ở trẻ em

3

2

1

52. Bệnh suy dinh dưỡng trẻ em

3

2

1

53. Rối loạn sức khỏe tâm thần

3

2

1

CHỦ ĐỀ 7. PHÒNG CHNG MỘT SỐ BỆNH KHÁC

27

18

9

54. Các bệnh về tai-mũi-họng

6

4

2

55. Bệnh răng-miệng

3

2

1

56. Bệnh viêm khớp

3

2

1

57. Bệnh loãng xương

3

2

1

58. Bệnh bướu cổ

3

2

1

59. Các bệnh về da thường gặp (hắc lào, chàm, chốc, viêm da, nấm da, dị ứng…)

6

4

2

60. Phòng ngừa sử dụng thuốc lá, rượu bia và đồ uống có cồn trong cộng đồng

3

2

l

Tổng số tiết

210

138

72

2. Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt

Chương trình giáo dục bảo vệ sức khỏe gồm 7 chủ đề, mỗi chủ đề có nội dung, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực như sau:

Chủ đề/Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Ghi chú

CH ĐỀ 1. GIÁO DỤC SỨC KHỎE

1. Giáo dục sức khỏe

- Nêu được khái niệm sức khỏe, giáo dục sức khỏe.

- Phân biệt được sự khác nhau giữa sức khỏe và giáo dục sức khỏe.

- Nêu được mục đích của việc giáo dục sức khỏe.

- Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): “Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và không chỉ bao gồm tình trạng không có bệnh hay thương tật”.

- Giáo dục sức khỏe là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến suy nghĩ và tình cảm của con người, nhằm nâng cao kiến thức, thay đổi thái độ và thực hành các hành vi lành mạnh để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.

2. Vai trò và ý nghĩa của việc giáo dục sức khỏe

- Trình bày được vai trò, ý nghĩa và tác động của việc giáo dục sức khỏe đối với cá nhân và xã hội.

- Phân tích được hậu quả của việc người dân không có kiến thức hiểu biết về lĩnh vực sức khỏe.

- Phân biệt được hành vì không có lợi và có lợi cho sức khỏe.

3. Nhiệm vụ ca giáo dục sức khỏe

- Nêu được các nhiệm vụ, yêu cầu của việc giáo dục sức khỏe cho cá nhân và cộng đồng.

- Liên hệ được thực tiễn ở địa phương về thực trạng giáo dục sức khỏe tại cộng đồng.

4. Tư vấn sức khỏe

- Trình bày được khái niệm tư vấn sức khỏe;

- Nêu được mục đích của việc tư vấn sức khỏe và vai trò, ý nghĩa của việc tư vấn sức khỏe cho cá nhân và cộng đồng.

- Có ý thức tham gia và khuyến khích các thành viên trong gia đình tham gia tư vấn sức khỏe và khám sức khỏe định kỳ.

- Trình bày được nguyên tắc và các bước thực hiện quy trình tư vấn sức khỏe.

5. Bảo hiểm y tế

- Nêu được khái niệm về bảo hiểm y tế. Kể tên những loại hình tham gia bảo hiểm y tế.

- Trình bày được quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế tại Việt Nam.

- Nêu được nghĩa vụ và trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm y tế tại Việt Nam

- Nêu được đối tượng tham gia bảo hiểm y tế; Các mức đóng bảo hiểm y tế của mỗi nhóm. Các mức hưởng bảo hiểm y tế.

- Liên hệ thực tế việc tham gia bảo hiểm y tế của người dân tại các địa phương hiện nay.

- Có trách nhiệm tham gia đóng bảo hiểm y tế; vận động người thân trong gia đình và cộng đồng tham gia mua bảo hiểm y tế.

- Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện. Chế độ này được thực hiện dựa trên các nguyên tắc bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm y tế.

- Bảo hiểm y tế có hai loại hình là bắt buộc và tự nguyện.

+ Bảo hiểm y tế bắt buộc là hình thức bảo hiểm do Nhà nước tổ chức và quản lý, áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế.

+ Bảo hiểm y tế tự nguyện là hình thức bảo hiểm do các công ty bảo hiểm tư nhân cung cấp, áp dụng đối với những người không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc.

CHỦ ĐỀ 2. VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DINH DƯỠNG

6. Vai trò dinh dưỡng đối với sức khỏe

- Trình bày được khái niệm về dinh dưỡng và tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sức khỏe con người.

- Phân tích được tác dụng của việc ăn uống đủ chất và điều độ.

- Ch ra được một số quan niệm và thói quen sai lầm về dinh dưỡng.

- Hiểu được tầm quan trọng của khẩu phần ăn trong bữa ăn hàng ngày của gia đình.

- Thực hành xây dựng được bữa ăn dinh dưỡng hợp lý trong gia đình.

- Có ý thc tổ chức dinh dưỡng hợp lý trong bữa ăn hàng ngày của gia đình giúp phát triển thể chất, cải thiện sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh.

- Tích cực phổ biến cho cộng đồng tổ chức các bữa ăn đủ chất dinh dưỡng và điều độ.

- Dinh dưỡng là một khái niệm đ chỉ các hoạt động ăn uống, vận chuyển, hấp thu các dưỡng chất trong cơ thể và quá trình bài tiết chất thải. Ngoài ra, dinh dưỡng còn bao gồm các dưỡng chất được chúng ta tiêu thụ và dung nạp vào cơ thể hàng ngày.

- Vai trò của dinh dưỡng: Các chất dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe cũng như sự tăng trưởng, phát triển thể chất và trí thông minh.

- Các chất dinh dưỡng là thứ không thể thiếu trong cơ thể của con người. Có một chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng sẽ hỗ trợ tốt cho sức khỏe của cơ thể và ngăn ngừa nguy cơ mắc nhiều bệnh tật.

7. Vai trò Vitamin và các vi chất đối với sức khỏe con người

- Nêu được vai trò của vitamin và các vi chất đối với sức khỏe con người.

- Kể tên được một số món ăn, thực phẩm giàu chất khoáng và vitamin.

- Biết sử dụng các loại vitamin và các vi chất đúng cách.

- Biết lựa chọn rau quả an toàn và bảo quản rau quả tại gia đình.

- Biết sử dụng và bảo quản muối iốt trong chế biến thực phẩm hàng ngày.

- Thực hành việc lựa chọn các món ăn có nhiều vitamin trong ba ăn hàng ngày của gia đình.

- Tích cực tham gia hưởng ứng các chiến dịch uống vitamin và vi chất ở cộng đồng.

- Có trên 20 loại vitamin như: vitamin A, B, C,... có trên 20 loại khoáng chất như: sắt, canxi, kẽm,...

- Trong 3 nguyên tố vi lượng (iốt, sắt, vitamin A) cơ thể con người cần thì iốt chiếm vị trí quan trọng nhất.

8. Cách chế biến bữa ăn đơn giản, đủ chất, theo mùa

- Thực hành cách tổ chức bữa ăn hàng ngày đơn giản, đủ chất, phù hợp với điều kiện của gia đình và địa phương.

- Thực hành được việc chế biến một số món ăn có giá trị dinh dưỡng theo mùa cho các thành viên trong gia đình để đảm bảo sức khỏe.

- Tích cực tuyên truyền cho cộng đồng thực hiện ăn uống đủ chất và điều độ.

9. Một số kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm

- Trình bày được nguyên nhân, hậu quả của thực phẩm nhiễm bẩn và ngộ độc thực phẩm.

- Trình bày được một số qui định pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Nêu được cách phòng chống, xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm.

- Biết cách lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm an toàn vệ sinh.

- Thực hành tình huống xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm.

- Có ý thức tích cực phản đối những hành vi vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.

10. Chăm sóc dinh dưỡng trẻ em

- Trình bày được vai trò của dinh dưỡng đối với sự phát triển của trẻ em.

- Nêu được nhu cầu dinh dưỡng của trẻ ở các độ tuổi.

- Trình bày được lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ.

- Liên hệ thực tiễn địa phương về thực trạng chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em hiện nay.

- Thực hành được việc chăm sóc trẻ để đảm bảo đủ dinh dưỡng và cho trẻ đúng tư thế.

- Tích cực tuyên truyền cho cộng đồng thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ và đưa trẻ đi tiêm chng theo quy định.

CHỦ ĐỀ 3. VẤN Đ CHUNG V SỨC KHỎE

11. Chăm sóc sức khỏe trẻ em

- Nêu được tầm quan trọng về phòng bệnh đi với trẻ em.

- Nêu được cách phòng bệnh đối với trẻ em.

- Nêu được lợi ích và lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ em ở các độ tuổi.

- Thực hành được cách xử lý một số trường hợp có thể xảy ra trong tiêm chủng.

- Nhận biết các dấu hiệu khi trẻ ốm.

- Thực hành được cách chăm sóc khi trẻ bị ốm tại gia đình.

12. Chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai và cho con

- Nêu được tầm quan trọng và yêu cầu về dinh dưỡng đối với phụ nữ mang thai và cho con bú.

- Trình bày được một số dấu hiệu thường gặp và bất thường có thể xảy ra trong quá trình mang thai và sau khi sinh và cách xử lý những dấu hiệu đó.

- Nêu được một số lưu ý khi sử dụng một số loại thuốc cho phụ nữ trong quá trình mang thai và cho con bú.

- Nêu được một số biện pháp tránh thai; biết cách sử dụng các biện pháp tránh thai phù hợp với bản thân.

- Tuân thủ lịch khám thai của y tế.

- Thực hành giữ gìn vệ sinh cá nhân và chăm sóc sức khỏe tinh thần sau khi sinh con có hiệu quả.

- Thực hành được cách chế biến thực phẩm bảo đảm dinh dưỡng hợp lý cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

- Biết được chế độ lao động, nghỉ ngơi khi phụ nữ mang thai và cho con bú.

- Có ý thức truyền thông thực hiện sinh đẻ có kế hoạch ở những địa phương có tỷ suất mức sinh cao.

13. Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

- Trình bày được vai trò của dinh dưỡng đối với người cao tuổi.

- Nêu được chế độ ăn hợp lý đối với người cao tuổi.

- Thực hành xây dựng được chế độ ăn hợp lý với người cao tuổi trong gia đình.

- Trình bày được các bệnh liên quan đến sức khỏe người cao tuổi.

- Nêu được các cách vận động phù hợp với sức khỏe người cao tuổi.

- Trình bày được các biện pháp phòng tránh với tình trạng suy giảm trí nhớ.

- Thực hiện được các biện pháp chăm sóc người cao tuổi phù hợp.

- Có ý thức tôn trọng và chăm sóc người cao tuổi.

- ng ứng và tổ chức được các hoạt động văn hoá, thể thao ở cộng đồng cho người cao tuổi.

- Dinh dưỡng cho người cao tuổi: giảm thịt, đường, muối, chất bột, ăn nhiều cá, rau, hoa quả tươi.

- Một số bệnh liên quan đến người cao tuổi: thoái hoá khp, tim mạch, tiểu đường, tai biến mạch máu não, cao huyết áp.

14. Chăm sóc sức khỏe tinh thần

- Nêu được khái niệm về rối loạn sức khỏe tinh thần.

- Trình bày được cách phân loại sức khỏe tinh thần. Nêu lên được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi.

- Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng và các biện pháp phòng tránh trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần.

- Nêu lên được một số cách chăm sóc sức khỏe tinh thần.

- Thực hiện được các biện pháp chăm sóc sức khỏe tinh thần phù hợp với từng đối tượng và độ tuổi.

- Có lối sống lành mạnh, lạc quan.

15. nh hưởng của môi trường đối với sức khỏe

- Trình bày được tầm quan trọng của môi trường tự nhiên (đt, nước và không khí, thiên nhiên) đối với sức khỏe.

- Phân tích được những ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe.

- Nêu được thực trạng và liên hệ việc ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe con người tại địa phương.

- Thực hành được các biện pháp bảo vệ môi trường liên quan đến sức khỏe tại địa phương.

Con người có th sống nhịn ăn trong 5 tuần, nhưng nhịn uống nước thì không quá 5 ngày và nhịn thở không quá 5 phút. Cơ thể mất 10% nước s nguy hiểm đến tính mạng và mất 20-22% nước sẽ dẫn đến tử vong.

16. Một số bài thuốc dân gian

- Nêu được lợi ích của việc sử dụng cây thuốc nam trong điều trị một số bệnh thông thường.

- Kể tên được một số bài thuốc nam thường dùng trong chữa bệnh thông thường.

- Sử dụng hợp lý các loại thuốc nam trong từng trường hợp bị đau ốm.

- Thực hành sử dụng cây thuốc nam trong điều trị một số bệnh thông thường có hiệu quả.

- Có ý thức tích cực trong việc trồng và tận dụng khai thác các loại cây thuốc nam dễ kiểm để chữa bệnh.

- Có trách nhiệm tuyên truyền cho gia đình và cộng đồng về lợi ích của việc sử dụng cây thuốc nam để chữa bệnh.

17. Sử dụng tủ thuốc an toàn tại gia đình

- Nêu được lợi ích và nguyên tắc xây dựng tủ thuốc trong gia đình.

- Kể tên được một số loại thuốc và dụng cụ y tế tối thiểu cần có trong tủ thuốc của mỗi gia đình.

- Biết cách sắp xếp các loại thuốc thiết yếu và dụng cụ y tế ngăn nắp theo từng nhóm bệnh để tiện sử dụng.

- Sử dụng được các loại thuốc thiết yếu một cách hợp lý trong từng trường hợp bị đau ốm.

- Tuân thủ được những nguyên tắc sử dụng thuốc an toàn.

- Tích cực vận động được mọi người trong cộng đồng xây dựng tủ thuốc gia đình.

Tủ thuốc tại gia đình nên có: nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt; thuốc ho; nhóm thuốc đau bụng, ỉa chảy; thuốc dùng sát trùng; các loại thuốc nhỏ mắt, mũi và các loại bông, băng, nhiệt kế...

18. Vận động thể lực đối với sức khỏe con người

- Trình bày được tầm quan trọng của tập thể dục, thể thao đối với sức khỏe mỗi người.

- Nêu được một số nguyên tắc trong tập luyện thể dục, thể thao.

- Nêu được một số bài tập thể dục, thể thao thông dụng để nâng cao sức khỏe.

- Thực hành tập được một số bài tập thể dục đơn giản để bảo vệ sức khỏe.

- Tích cực đi bộ và luyện tập thể dục thể thao để rèn luyện sức khỏe.

19. Giấc ngủ và sức khỏe

- Nêu được lợi ích ca giấc ngủ đối với sức khỏe con người.

- Trình bày được những tác hại và hậu quả của việc thiếu ngủ, mất ngủ.

- Thực hiện giấc ngủ hợp lý để giữ gìn sức khỏe.

- Thực hiện được một số điều nên làm và một số điều không nên làm trước khi ngủ.

20. Phương pháp giải tỏa mệt mi, căng thng

- Nêu được những dấu hiệu bị căng thẳng, mệt mỏi.

- Trình bày được một số phương pháp giải ta căng thng, mệt mỏi.

- Thực hiện được một số phương pháp để phòng tránh căng thng, mệt mỏi.

- Có ý thức tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao ở cộng đồng.

Các biện pháp điều trị: Massage, liệu pháp tâm lý, dùng thuốc, tắm, xoa bóp, bấm huyệt, xông hơi.

CHỦ Đ 4. PHÒNG VÀ XỬ TRÍ BAN ĐẦU MỘT SỐ TAI NẠN THƯƠNG TÍCH THƯỜNG GẶP TẠI CỘNG ĐNG

21. Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em

- Nêu được những nguyên nhân, hậu quả do tai nạn thương tích gây ra.

- Trình bày được cách phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em.

- Biết được cách sơ cấp cứu nạn nhân khi bị tai nạn thương tích.

- Có ý thức tuân thủ được các nguyên tắc trong phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em.

- Có trách nhiệm vận động được mọi người trong cộng đồng xây dựng môi trường an toàn cho trẻ em.

Một số tai nạn thương tích chủ yếu thường xảy ra cho trẻ em: Tai nạn do ngạt thở-hóc đường thở; tai nạn do ngộ độc; tai nạn do té ngã; tai nạn do động vật cắn, húc,...

22. Phòng chống nhiễm độc thuốc trừ sâu

- Nêu được nguyên nhân và hậu quả khi bị nhiễm độc thuốc trừ sâu.

- Biết được cách xử trí khi bị nhiễm độc thuốc trừ sâu.

- Biết được cách phòng chống nhiễm độc thuốc trừ sâu.

- Có ý thức tuân thủ được các nguyên tắc trong sử dụng và bảo quản, cất giữ thuốc trừ sâu.

Sơ cứu: Gây nôn ngay càng nhiều càng tốt; ngộ độc qua da cần rửa ngay xà phòng; chuyển ngay đến cơ sở y tế gần nhất.

23. Phòng tránh tai nạn bỏng

- Nêu được những nguyên nhân, hậu quả do bỏng gây ra.

- Trình bày được cách phòng chống bỏng.

- Biết được cách xử trí và sơ cứu ban đầu khi bị bỏng.

- Có ý thức tuân thủ được các nguyên tắc trong phòng chống cháy bng.

- Có thái độ không đồng tình với một số cách chữa bỏng sai lầm hiện nay.

- Bao gồm cả bỏng do điện giật.

- Một số cách chữa bỏng sai lầm (bôi nước mắm, bôi dấm, đắp thuốc lá, đắp bùn non).

24. Phòng tránh đuối nước

- Nêu được những nguyên nhân gây ra đuối nước.

- Trình bày được cách phòng chống đuối nước.

- Biết được cách sơ cấp cứu nạn nhân khi bị đuối nước.

- Có ý thức tuân thủ được các nguyên tắc trong phòng chống đuối nước.

- Có ý thức trách nhiệm trong việc phòng tránh đuối nước cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

- Phương pháp hà hơi thổi ngạt; phương pháp xoa bóp tim ngoài lồng ngực.

25. Phòng tránh tai nạn lao động

- Nêu được nguyên nhân và hậu quả do tai nạn lao động gây ra.

- Trình bày được cách phòng chống tai nạn lao động

- Biết được cách sơ cấp cứu nạn nhân khi bị tai nạn lao động. Liên hệ được thực trạng về tai nạn lao động tại địa phương.

- Có trách nhiệm tuân thủ các nguyên tắc trong phòng chống tai nạn lao động.

- Có ý thức vận động được mọi người dân thực hiện các nguyên tắc an toàn trong lao động.

- Phương pháp sơ cứu vết thương.

- Sơ cấp cứu khi bị gẫy xương.

- Phương pháp hà hơi thổi ngạt, phương pháp xoa bóp tim ngoài lồng ngực.

26. Phòng tránh tai nạn giao thông

- Nêu được tình huống, nguyên nhân và hậu quả của tai nạn giao thông.

- Trình bày được các biện pháp phòng chống tai nạn giao thông.

- Biết được cách sơ cấp cứu nạn nhân khi bị tai nạn giao thông.

- Tích cực tuyên truyền cho cộng đng thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

- Hưởng ứng tích cực các cuộc vận động thực hiện an toàn giao thông ở địa phương.

- Phương pháp sơ cứu vết thương.

- Sơ cấp cứu khi bị gẫy xương.

- Phương pháp hà hơi thổi ngạt, phương pháp xoa bóp tim ngoài lồng ngực.

CHỦ ĐỀ 5. PHÒNG CHỐNG MỘT SỐ BỆNH LÂY NHIỄM THƯỜNG GẶP

Nhóm bệnh qua đường hô hấp

27. Bệnh cúm

- Nêu được các dấu hiệu của từng loại cúm ở người.

- Nêu được những nguyên nhân, hậu quả do bệnh cúm ở người gây ra.

- Thực hiện được cách phòng chống từng loại bệnh cúm ở người tại gia đình.

- Liên hệ được việc phòng chống bệnh cúm tại địa phương.

- Tích cực giữ gìn vệ sinh cá nhân, nhà cửa, môi trường sạch sẽ.

28. Bệnh lao

- Nêu được những dấu hiệu cơ bản của bệnh lao.

- Nêu được nguyên nhân, hậu quả do bệnh lao gây ra.

- Liên hệ được về tình trạng mắc bệnh lao và các giải pháp phòng chống lao tại địa phương.

- Thực hiện được cách phòng chống bệnh lao trong gia đình.

- Có trách nhiệm tuân thủ nguyên tắc phòng và điều trị bệnh lao.

- Tích cực hưởng ng cuộc vận động phòng chống bệnh lao trong cộng đồng.

- Các dấu hiệu của bệnh lao: các triệu chứng như: Ho kéo dài trên 2 tuần (ho khan, ho có đờm, ho ra máu), đây là triệu chứng nghi lao quan trọng nhất. Ngoài ra, người bệnh có một số triệu chứng thường gặp khác như: Gầy sút, kém ăn, mệt mỏi; sốt nhẹ về chiều; ra mồ hôi “trộm” ban đêm; đau ngực, đôi khi khó thở.

29. Bệnh sởi

- Nêu được những dấu hiệu của bệnh si.

- Trình bày được nguyên nhân, hậu quả của bệnh sởi.

- Liên hệ được tình trạng mắc bệnh sởi và các giải pháp phòng chống bệnh sởi tại địa phương.

- Thực hiện được cách phòng chống bệnh sởi trong gia đình.

- Có trách nhim tuân thủ lịch tiêm phòng ở cộng đồng để phòng chống bệnh sởi cho trẻ em.

30. Bệnh ho gà

- Nêu được những dấu hiệu của bệnh ho gà.

- Trình bày được nguyên nhân, hậu quả của bệnh ho gà.

- Thực hiện được cách phòng chống bệnh ho gà tại gia đình.

- Liên hệ được thực tiễn ở địa phương về tình trạng mắc bệnh ho gà và các giải pháp phòng chống bệnh ho gà.

- Có trách nhiệm tuân thủ lịch tiêm phòng ở cộng đồng để phòng chống bệnh ho gà.

31. Bệnh bạch hầu

- Nêu được những dấu hiệu của bệnh bạch hầu.

- Trình bày được nguyên nhân, hậu quả của bệnh bạch hầu.

- Liên hệ được về tình trạng mắc bệnh bạch hầu và các giải pháp phòng chống tại địa phương.

- Thực hiện được cách phòng chống bệnh bạch hầu tại gia đình.

- Có trách nhiệm tuân thủ lịch tiêm phòng ở cộng đồng để phòng chống bệnh bạch hu.

32. Bệnh đậu mùa

- Nêu được các biểu hiện và triệu chứng của bệnh đậu mùa.

- Trình bày được nguyên nhân và các đường lây truyền bệnh đậu mùa.

- Liên hệ được thực tiễn ở địa phương về tình trạng mắc bệnh đậu mùa và các giải pháp phòng chống.

- Có ý thức thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh đậu mùa cho bản thân và gia đình và cộng đồng.

Nhóm bệnh lây qua da và niêm mạc

33. Các bệnh về mt

- Nêu được tầm quan trọng của đôi mắt; kể tên các bệnh về mắt thường gặp.

- Nêu được nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ, bệnh đau mắt hột.

- Trình bày được những biểu hiện và biến chứng của bệnh đau mắt đỏ; bệnh đau mắt hột.

- Biết được cách phòng bệnh đau mắt đỏ; đau mắt hột cho bản thân và gia đình.

- Liên hệ được thực tiễn ở địa phương về bệnh đau mắt đỏ và cách phòng chống các bệnh về mắt của bản thân, gia đình và cộng đồng có hiệu quả.

- Mt là cơ quan thị giác thực hiện chức năng nhìn, quan sát, thu nhận hình ảnh của sự vật, màu sắc để chuyển về cho não xử lý và lưu trữ. Mắt còn giúp chúng ta tiếp cận tri thức nhân loại thông qua học tập và nghiên cứu. Đôi mắt còn được gọi là “cửa sổ” của tâm hồn.

34. Bệnh tay chân miệng trẻ em

- Nêu được các biểu hiện và triệu chứng của bệnh tay chân miệng trẻ em.

- Trình bày được nguyên nhân và các đường lây truyền bệnh tay chân miệng trẻ em.

- Thực hành được các biện pháp phòng tránh bệnh tay chân miệng trẻ em ở cộng đồng.

- Liên hệ được thực tiễn ở địa phương về bệnh chân tay ming và cách phòng chống bệnh chân tay miệng ca bản thân, gia đình và cộng đồng có hiệu quả.

Nhóm bệnh lây truyền qua kí sinh trùng

35. Bệnh sốt xuất huyết

- Nêu được bệnh sốt xuất huyết và mô tả được những du hiệu của bệnh sốt xuất huyết.

- Trình bày được nguyên nhân, hậu quả của bệnh sốt xuất huyết.

- Thực hiện được cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết.

- Có ý thức tích cực giữ gìn vệ sinh nhà cửa, thu dọn nước đọng - nơi muỗi đẻ trứng; tham gia các phong trào tham gia tổng vệ sinh làng xóm, gia đình và tuyên truyền cho cộng đồng về phòng chống bệnh sốt xuất huyết.

- Tích cực tham gia hưởng ứng các chiến dịch phòng, chống bệnh sốt xuất huyết tại cộng đồng.

- Có thái độ phê phán một số thói quen sai lầm trong xử lý khi nghi ngờ bị mắc bệnh sốt xuất huyết như: cạo gió, cắt lễ; mặc nhiều quần áo, quấn kín, uống thuốc Aspirin.

36. Bệnh dại

- Mô tả được các triệu chứng bệnh dại. Nêu được nguyên nhân bệnh dại.

- Liệt kê được cách đường lây truyền của bệnh dại.

- Liên hệ được về tình trạng của bệnh dại và các giải pháp phòng chống bệnh dại tại địa phương.

- Thực hiện được các biện pháp phòng chống bệnh dại.

- Có ý thức truyền thông cho gia đình và cộng đồng về phòng chống bệnh dại.

37. Bệnh viêm não Nhật Bản

- Nêu lên được những dấu hiệu và biểu hiện của bệnh viêm não Nhật Bản.

- Phân tích được nguyên nhân, hậu quả do bệnh viêm não Nhật Bản gây ra.

- Trình bày được cách phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản.

- Liên hệ được thực tiễn địa phương về tình trạng mắc bệnh viêm não Nhật Bản và các gii pháp phòng chống bệnh.

- Có trách nhiệm tuân thủ nguyên tắc phòng bệnh và điều trị bệnh viêm não Nhật Bản.

- Có ý thức phòng tránh bệnh viêm não Nhật Bản cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

- Bệnh viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, làm tổn thương đến hệ thần kinh trung ương (não bộ) của con người.

- Bệnh viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng, dẫn đến tử vong.

- Bệnh viêm não Nhật Bản đ lại các di chứng thn kinh, tâm thần (chiếm 50%): Liệt vận động, chậm phát triển trí tuệ (bại não), mất ngôn ngữ, giảm trí nhớ nghiêm trọng, rối loạn tâm thần hoặc hôn mê, nghe kém hoặc điếc.

38. Bệnh sốt rét

- Nêu được những dấu hiệu của bệnh sốt rét. Các đường lây truyền bệnh sốt rét.

- Trình bày được nguyên nhân, hậu quả của bệnh sốt rét.

- Nêu được cách phòng chống bệnh sốt rét.

- Tích cực gi gìn vệ sinh nhà cửa, thu dọn nước đọng - nơi muỗi đẻ trứng...

- Có trách nhiệm tuân thủ được nguyên tắc phòng bệnh và điều trị bệnh sốt rét.

- Tích cực tham gia hưởng ứng các chiến dịch phòng, chống bệnh sốt rét tại địa phương và phong trào tham gia tổng vệ sinh làng xóm, gia đình.

- Có ý thức truyền thông cho cộng đồng về phòng chống bệnh sốt rét.

39. Bệnh giun

- Kể tên được các triệu chứng bệnh giun thường gặp. Trình bày được nguyên nhân gây bệnh giun.

- Phân tích được tác hại và hậu quả khi mc bệnh giun.

- K tên được các đường lây truyền bệnh và thực hiện cách phòng bệnh giun.

- Có ý thức trong việc ăn uống, vệ sinh phòng bệnh giun của cá nhân.

- Có trách nhiệm bảo vệ và tuyên truyền cho người thân trong gia đình, cộng đồng về việc phòng bệnh giun.

Các loại giun thường được tìm thy hay ký sinh trong cơ th người bao gồm: giun đũa, giun móc, giun tóc và giun kim.

Nhóm bệnh lây qua đường máu và tình dục

40. Bệnh Viêm gan A,B,C

- Nêu được các dấu hiệu của bệnh viêm gan A,B,C. Các con đường lây nhiễm của bệnh viêm gan A, B, C.

- Trình bày được nguyên nhân, hậu quả của bệnh viêm gan A,B,C.

- Phân biệt được bệnh viêm gan A,B,C.

- Nhận biết được những dấu hiệu khi bị bệnh viêm gan A,B,C.

- Biết cách phòng chống bệnh viêm gan A,B,C.

- Có ý thức tuân thủ cách phòng tránh và điều trị bệnh viêm gan A,B,C theo chỉ định của bác s.

- Có trách nhiệm tuân thủ lịch tiêm phòng ở cộng đồng để phòng chống bệnh.

- Bệnh viêm gan là tình trạng tế bào gan bị tổn thương và viêm nhiễm trong mô gan. Nó diễn ra một cách thầm lặng, không có biểu hiện ở giai đoạn đầu mà ch khi bệnh đã nặng người bệnh mới rõ triệu chứng.

- Bệnh có thể khiến chức năng gan suy giảm nghiêm trọng, hình thành xơ gan, thậm chí là gây ung thư gan dẫn đến tử vong.

41. Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS)

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về HIV/AIDS.

- Phân tích được nguyên nhân gây nên HIV/AIDS.

- Nhận thức được những hậu quả của HIV/AIDS đối với cá nhân, cộng đồng và xã hội

- Nhận biết được thế nào là kì thị và phân biệt đối xử với người có HIV/AIDS; nguyên nhân và tác hại của sự kì thị và phân biệt đối xử đối với người có HIV/AIDS.

- Phân tích được vai trò của gia đình và cộng đồng trong việc hỗ trợ, giúp đỡ người có HIV/AIDS.

- Nêu được cách phòng tránh HIV/AIDS và cách chăm sóc người bị nhiễm HIV/AIDS.

- Tuân thủ cách chăm sóc, phòng tránh bệnh AIDS.

- Có thái độ tôn trọng, thân thiện, không phân biệt kì thị với người có HIV/AIDS.

- Tích cực tham gia hưởng ứng các cuộc vận động phòng chống HIV/AIDS.

HIV/AIDS không phải là tệ nạn xã hội. HIV lây truyền qua đường tình dục, truyền máu, từ mẹ sang con. Có thể phòng tránh được HIV nếu tuân thủ các nguyên tắc an toàn trong tiêm, truyền, quan hệ tình dục an toàn và làm mẹ an toàn.

42. Bệnh lây truyền qua đường tình dục

- Nêu được khái niệm chung về bệnh lây truyền qua đường tình dục.

- Trình bày các triệu chứng của bnh lây truyền qua đường tình dục.

- Nêu được những nguyên nhân mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục.

- Phân tích được hậu quả của bệnh lây truyền qua đường tình dục.

- Biết được cách phòng tránh bệnh lây truyền qua đường tình dục.

- Tuân thủ cách phòng tránh, điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục theo yêu cầu của bác sĩ.

- Có ý thức giữ gìn vệ sinh để phòng tránh lây truyền qua đường tình dục.

- Có lối sống, sinh hoạt tình dục lành mạnh và an toàn.

- Bệnh lây truyền qua đường tình dục là bệnh hình thành do sự lây lan của các mầm bệnh như vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng từ người này sang người khác qua đường quan hệ tình dục.

- Bệnh cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con khi mang thai, sinh nở hoặc qua truyền máu hay dùng chung kim tiêm.

- Hậu quả: tắc vòi trứng, vô sinh, gây bệnh ác tính.

Nhóm bệnh lây qua đường tiêu hóa

42. Bệnh tiêu chảy cấp

- Nêu được những dấu hiệu của bệnh tiêu chảy cấp. Các đường lây truyền bệnh tiêu chảy cấp.

- Trình bày được nguyên nhân, hậu quả của bệnh tiêu chảy cấp và cách phòng chống bệnh tiêu chảy cấp.

- Có ý thức tuân thủ thực hiện ăn chín, uống sôi. Sử dụng thực phẩm an toàn.

- Tích cực tham gia hưởng ứng các chiến dịch phòng, chống bệnh tiêu chảy địa phương và an toàn thực phẩm.

- Có trách nhiệm truyền thông được cho gia đình và cộng đồng về phòng chống bệnh tiêu chảy.

CHỦ ĐỀ 6. PHÒNG CHỐNG MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY NHIM THƯỜNG GP

44. Các bệnh tim mạch

- Nêu được khái niệm về bệnh tim mạch và nhận biết được một số dấu hiệu của các bệnh tim mạch.

- Phân tích được nguyên nhân, hậu quả của các bnh tim mạch.

- Biết cách xử trí và phòng bệnh các bệnh tim mạch.

- Thực hành được các biện pháp để phòng chống bệnh tim mạch của bản thân.

- Có ý thức bảo vệ sức khỏe để phòng các bệnh tim mạch.

- Bệnh tim mạch là một nhóm các tình trạng bệnh lý liên quan đến cấu trúc và hoạt động của tim cũng như các mạch máu, gây suy yếu khả năng hoạt động của cơ tim.

- Bệnh tim mạch bao gồm: Bnh mạch vành (nhồi máu cơ tim), tai biến mạch máu não (đột quỵ), tăng huyết áp tăng (cao huyết áp), bệnh động mạch vành ngoại biên, bệnh tim bẩm sinh, bệnh cơ tim, loạn nhịp tim và suy tim.

- Dấu hiệu của bệnh tim mạch: Hồi hộp đánh trống ngực, hoa mắt, khó thở, chóng mặt, tím tái,...

- Bệnh tim mạch có thể dẫn đến tử vong rất cao.

45. Bệnh huyết áp

- Nêu được thế nào là bệnh huyết áp và nhận biết được dấu hiệu của bệnh huyết áp.

- Nêu được nguyên nhân, hậu quả của bệnh huyết áp.

- Nêu được cách phòng bệnh huyết áp.

- Có ý thức kiểm tra sức khỏe để phòng bệnh huyết áp.

- Thực hành được cách phòng chống bệnh huyết áp cho bản thân và người thân trong gia đình.

- Có trách nhiệm trong việc tự điều chỉnh và kiểm soát huyết áp của bản thân.

- Bệnh huyết áp cao, hay còn gọi là tăng huyết áp, là một tình trạng áp lực máu tạo ra khi lưu thông qua mạch máu trong cơ thể cao hơn mức bình thường.

- Bệnh huyết áp cao nêu không được điều trị đúng cách có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận, và đồng thời tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác.

46. Bệnh tai biến mạch máu não

- Nêu được khái niệm về bệnh tai biến mạch máu não và các dấu hiệu khi bị tai biến mạch máu não.

- Nêu được nguyên nhân, hậu quả của bệnh tai biến mạch máu não.

- Biết cách xử trí và các biện pháp phòng bệnh tai biến mạch máu não. Liên hệ về bệnh tai biến mạch máu não tại địa phương.

- Có thái độ tích cực kiểm tra sức khỏe để phòng bệnh tai biến mạch não.

- Có ý thức về chế độ ăn và luyện tập thể dục thể thao để phòng ngừa bệnh tai biến mạch máu não cho bản thân và gia đình.

- Tai biến mạch máu não, hay còn gọi là đột qu là tình trạng mất lưu thông máu đột ngột đến một khu vực của não, xảy ra khi mạch máu não bị tắc nghẽn bởi cục máu đông hoặc bị nứt, vỡ, gây chảy máu trong não.

- Hậu quả của tai biến mạch máu não rất nặng nề, đây là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai và là nguyên nhân gây tàn phế đứng hàng thứ ba trên thế giới.

47. Bệnh viêm đường hô hấp cấp tính và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

- Nêu được các dấu hiệu của bệnh viêm đường hô hấp cấp tính và mãn tính.

- Nêu được nguyên nhân, hậu quả của bệnh viêm đường hô hấp cấp tính và mãn tính.

- Nêu được dấu hiệu khi bị viêm đường hô hấp cấp tính, mãn tính.

- Biết cách xử trí và phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp tính, mãn tính.

Bệnh viêm đường hô hấp cấp tính và mãn tính thường gặp và nguy hiểm (viêm phổi tắc nghẽn, viêm phế quản, hen).

48. Bệnh về thận và đường tiết niệu

- Nêu được khái niệm về bệnh thận, đường tiết niệu và các dấu hiệu khi mắc bệnh thận, đường tiết niệu.

- Nêu được các nguyên nhân gây bệnh thận và đường tiết niệu.

- Biết cách phòng bệnh thận và đường tiết niệu.

- Có ý thức kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phòng bệnh thận và đường tiết niệu.

- Một số bệnh thận hay gặp: Thn hư, viêm cầu thận, viêm thận, sỏi thận, suy thận,...

- Dấu hiệu của bệnh thận: Đái buốt, đái rắt, đái ít hoặc nhiều lần; Nước tiểu đục, có máu, phù; buồn nôn; mệt mỏi; hoa mắt, chóng mặt; sốt.

49. Bệnh đái tháo đường

- Nêu được khái niệm và các dấu hiệu của bệnh đái tháo đường.

- Trình bày được các nguyên nhân, hậu quả chính của bệnh đái tháo đường.

- Biết cách phòng bệnh đái tháo đường.

- Có ý thức tuân thủ được các biện pháp phòng bệnh đái tháo đường cho bản thân.

- Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hoá chất đường, chất béo, chất đạm.

- Dấu hiệu của đái tháo đường: Đái nhiều, ăn nhiều, uống nhiều, sụt cân; rối loạn thị lực. nhìn m.

50, Các bệnh ung thư phổ biến ở Việt Nam

(Ung thư gan, ung thư phổi, ung thư máu, ung thư dạ dày, ung thư trực tràng, ung thư đại tràng, ung thư tuyến tụy, ung thư xương, ung thư vú, ung thư cổ tử cung)

- Nêu được khái niệm chung về bệnh ung thư.

- Trình bày được các yếu tố, nguy cơ dễ mắc bệnh ung thư: Ung thư gan, ung thư phổi, ung thư máu, ung thư dạ dày, ung thư trực tràng, ung thư đại tràng, ung thư tuyến tụy, ung thư xương, ung thư vú, ung thư c t cung.

- Nêu được các dấu hiệu ung thư: Ung thư gan, ung thư phổi, ung thư máu, ung thư dạ dày, ung thư trực tràng, ung thư đại tràng, ung thư tuyến tụy, ung thư xương, ung thư vú, ung thư c tử cung.

- Trình bày được nguyên nhân và hậu quả của các bệnh ung thư đối với cá nhân, gia đình và cộng đồng xã hội.

- Biết cách phòng bệnh ung thư: Ung thư gan, ung thư phổi, ung thư máu, ung thư dạ dày, ung thư trực tràng, ung thư trực tràng, ung thư tuyến tụy, ung thư xương, ung thư vú, ung thư c tử cung.

- Thực hành kể tên được các dấu hiệu nhận biết về từng loại ung thư và các biện pháp phòng bệnh ung thư.

- Có ý thức thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ đ phát hiện sớm bệnh ung thư và điều trị bệnh kịp thời.

- Ung thư là căn bệnh xảy ra khi có tế bào không bình thường xuất hiện, sinh trưởng mất kiểm soát và hợp thành một khối u. Các tế bào ung thư dần dần sẽ phá hủy và xâm ln các mô lành trong cơ thể, xuất phát từ các cơ quan lân cận cho đến toàn cơ thể.

- Các bệnh ung thư phổ biến gồm: Ung thư gan, ung thư phổi, ung thư máu, ung thư dạ dày, ung thư trực tràng, ung thư tuyến tụy, ung thư xương, ung thư vú, ung thư cổ tử cung.

- Đa số các loại ung thư đều không có biểu hiện cụ thể trong giai đoạn sớm, nên chỉ có th phát hiện khi có triệu chứng hoặc khám sức khỏe vô tình phát hiện.

51. Bệnh béo phì ở trẻ em

- Nêu được các dấu hiệu của bệnh béo phì ở trẻ em.

- Trình bày được những nguyên nhân và tác hại của bệnh béo phì ở trẻ em.

- Nêu lên được những cách phòng chống béo phì ở tr em.

- Thực hành được việc xây dựng bữa ăn và dinh dưỡng hợp lý để phòng chống bệnh béo phì ở trẻ em trong gia đình.

- Có ý thức giữ gìn sức khỏe, ăn ung và vận động hợp lý.

- Có trách nhiệm vận động người thân trong gia đình có chế độ ăn uống và luyện tập thể thao để ngăn ngừa bệnh béo phì.

- Béo phì là tình trạng dư thừa chất béo trong cơ thể. Để đánh giá béo phì, dựa vào tương quan giữa chiều cao và cân nặng đ ước tính lượng mỡ trong cơ thể.

- Dấu hiệu thường thấy nhất của béo phì chính là sự tăng trọng lượng cơ thể, hình thành nhiều mỡ thừa, đặc biệt ở các vùng đùi, bụng, eo, ngực, bắp tay, bắp chân. Một số đặc điểm khác có thể nhn biết béo phì là ngủ ngáy. Thức dậy nhức đầu, mệt mỏi. Ban ngày thiếu tỉnh táo.

52. Bệnh suy dinh dưỡng trẻ em

- Nêu được khái niệm về bệnh suy dinh dưỡng và dấu hiệu của bệnh suy dinh dưỡng.

- Trình bày được nhng nguyên nhân và tác hại của bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.

- Nêu lên được những cách phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em.

- Thực hành được việc xây dựng bữa ăn và dinh dưỡng hợp lý để phòng chống bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em trong gia đình.

- Trình bày được vai trò của tiêm chủng trong phòng chống suy dinh dưỡng.

- Có ý thức hưởng ứng chương trình phòng, chống suy dinh dưỡng cho trẻ em ở cộng đồng.

- Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh hưởng đến hoạt động tăng trưởng bình thường của cơ thể.

- Trẻ bị suy dinh dưỡng có biểu hiện là cân nặng, chiều cao thấp hơn bình thường, chậm phát triển thể chất và tinh thần, mắc bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, viêm đường hô hấp.

53. Bệnh rối loạn sức khỏe tâm thần

- Nêu được khái niệm về rối loạn sức khỏe tâm thần.

- Trình bày được các triệu chứng rối loạn sức khỏe tâm thần.

- Phân tích được một số nguyên nhân thường gặp rối loạn sức khỏe tâm thần.

- Trình bày được một số dạng bệnh rối loạn tâm thần thường gặp

- Nêu được tác hại của rối loạn sức khỏe tâm thần đối với cá nhân và cộng đồng.

- Nêu được cách phòng tránh rối loạn sức khỏe tâm thần.

- Thực hành kể tên được các triệu chng và biểu hiện về rối loạn sức khỏe tâm thần và các biện pháp phòng tránh rối loạn sức khỏe tâm thần.

- Có ý thức giữ gìn sức khỏe tinh thần tốt để phòng tránh rối loạn tâm thần cho người thân trong gia đình.

- Rối loạn tâm thần là nhóm bệnh chỉ chung cho tình trạng rối loạn sức khỏe tâm thần, ảnh hưởng đến tâm trạng, suy nghĩ, hành động của con người.

- Một số ví dụ bệnh rối loạn sức khỏe tâm thần như: Rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn ăn uống, tâm thần phân liệt, hành vi gây nghiện.

CHỦ ĐỀ 7. PHÒNG CHỐNG MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP KHÁC

54. Các bệnh về tai-mũi-họng

- Trình bày được tầm quan trọng của tai mũi họng đối với con người.

- Kể tên được một số bệnh về tai - mũi - họng và nêu các biểu hiện chính của bệnh tai - mũi - họng.

- Nêu được nguyên nhân và hậu quả của bệnh tai - mũi - họng.

- Trình bày được cách điều trị một số bệnh tai - mũi - họng.

- Biết cách cách phòng chống một số bệnh tai - mũi - họng.

- Liên hệ được cách phòng chống các bệnh về tai - mũi - họng của bn thân và người thân trong gia đình.

- Có ý thức tuân thủ các nguyên tắc trong giữ gìn vệ sinh tai - mũi - họng.

- Tai, mũi, họng có mối liên quan với các giác quan mà con người sử dụng hàng ngày. Tai cho phép một người nghe và tai trong giúp ổn định cơ thể và giữ thăng bằng. Mũi cho phép ngửi và cũng hỗ trợ vị giác. Thở bằng mũi làm m không khí và giúp lọc không khí trước khi vào phổi, cổ họng là đường dẫn không khí đến phổi và thanh quản. Nó cũng nối miệng với thực quản, nơi thức ăn đi xuống để đến hệ thống tiêu hóa.

Tai, mũi và họng là những cơ quan có cấu trúc và cơ chế hoạt động phức tạp và có liên quan với nhau cho phép một người tạo ra âm thanh, nghe, giữ thăng bng, ngửi, thở và nuốt.

- Các bệnh tai mũi họng là tất cả các bất thường trong cấu trúc, chức năng, hoạt động của các bộ phận thuộc vùng tai mũi họng.

55. Bệnh răng-miệng

- Kể tên được các dấu hiệu khi mắc bnh về răng - miệng.

- Trình bày được nguyên nhân, hậu quả của bệnh răng - miệng.

- Biết cách phòng bệnh và chăm sóc răng - miệng.

- Liên hệ thực hành được các giải pháp chăm sóc răng - miệng của cá nhân và người thân trong gia đình.

- Có ý thức tuân thủ các nguyên tắc trong giữ gìn vệ sinh răng miệng.

Cách chăm sóc phòng ngừa bệnh răng-miệng:

- Vệ sinh răng miệng đúng cách: đánh răng đúng cách và ít nhất 2 lần/ngày.

- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: Tăng cường ăn các loại thực phẩm xanh, chứa nhiều chất xơ như rau, củ.

- Khám răng và lấy cao răng định kỳ: 6 tháng/lần để sớm phát hiện ngăn ngừa và điều trị các bệnh lý về răng, nướu.

56. Bệnh viêm khớp

- Nêu được khái niệm về bệnh viêm khớp, bệnh gút.

- Mô tả được các dấu hiệu khi mắc bệnh viêm khớp, bệnh gút.

- Trình bày được các nguyên nhân chính gây bệnh viêm khớp, bệnh gút.

- Trình bày được cách phòng bệnh viêm khớp, bệnh gút.

- Liên hệ thực hành kể tên được các dấu hiệu mắc bệnh viêm khớp, bệnh gút và cách phòng chống các bệnh.

- Có ý thức trong việc phòng ngừa bệnh viêm khớp, bệnh gút.

- Bệnh gút: là một dạng viêm khớp có tích tụ acid uric trong khớp.

57. Bệnh loãng xương.

- Nêu được khái niệm về bệnh loãng xương.

- Mô tả được các dấu hiệu khi bị bnh loãng xương.

- Trình bày được các nguy cơ gây bệnh loãng xương.

- Thực hiện được cách phòng bệnh loãng xương.

- Ln hệ thực hành, kể tên được các dấu hiệu khi bị bệnh loãng xương và cách thực hiện phòng chống bệnh loãng xương.

- Có ý thức để phòng ngừa bệnh loãng xương cho cá nhân và các thành viên trong gia đình.

- Loãng xương: là bệnh làm cho xương bị yếu và giòn, dễ gẫy.

58. Bệnh bướu cổ

- Nêu được khái niệm về bệnh bướu cổ.

- Trình bày được các dấu hiệu khi mắc bệnh bướu cổ.

- Phân tích được các nguyên nhân gây bệnh bướu cổ.

- Biết cách phòng tránh bệnh bướu cổ.

- Liên hệ thực hành kể tên được các dấu hiệu khi mắc bệnh bướu cổ và cách thực hiện đ phòng tránh bệnh bướu c.

- Có thói quen sử dụng muối i-ốt trong bữa ăn hng ngày; Có ý thức vận động mọi người trong gia đình và cộng đồng sử dụng muối i-ốt để phòng tránh bệnh bướu c.

59. Các bệnh ngoài da thường gặp

- Nêu được thế nào là bệnh ngoài da.

- Mô tả được các dấu hiệu mc bệnh nhim trùng da, dị ứng.

- Trình bày được các nguyên nhân gây nhiễm trùng da, dị ứng.

- Nêu được các nguyên tắc phòng và điều trị nhiễm trùng da, dị ứng.

- Thực hành k tên được các dấu hiệu khi mắc bệnh nhiễm trùng da, dị ứng và cách điều trị bệnh.

- Có ý thức trách nhiệm giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà cửa, môi trường sạch sẽ phòng tránh bệnh ngoài da.

Có nhiều loại bệnh ngoài da, chỉ tập trung vào một số bệnh nhiễm trùng da hay gặp: hắc lào, chàm, chốc, viêm da, nấm da, dị ứng.

60. Phòng ngừa sử dụng thuốc lá, rượu bia, đồ uống và các chất gây nghiện trong cộng đồng

Nêu được nguyên nhân sử dụng thuốc lá, rượu bia và các chất gây nghiện trong cộng đồng.

- Nêu được tác hại của thuốc lá và các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá.

- Nêu được tác hại của rượu bia và các biện pháp phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu bia.

- Nêu được tác hại việc sử dụng các chất gây nghiện và các biện pháp phòng, chống tác hại của các chất gây nghiện.

- Thực hành được các biện pháp phòng chống tác hại khi sử dụng thuốc lá, rượu bia và cht gây nghiện trong cộng đồng.

- Có ý thức hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu bia và các chất gây nghiện của bản thân và tích cực vận động người thân trong gia đình hạn chế sử dụng.

- Tích cực tuân thủ các biện pháp phòng, chống tác hại của thuốc lá, rượu bia, các chất gây nghiện.

III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Thời lượng

Chương trình Giáo dục bảo vệ sức khỏe đã quy định thời lượng cụ thể cho từng nội dung, chủ đề. Thời lượng thực hiện toàn bộ chương trình là 210 tiết (70 buổi; mỗi buổi 3 tiết), trong đó 138 tiết lý thuyết và 72 tiết thực hành. Chương trình không quy định về số tiết và số buổi trong tuần, tháng và năm. Hàng năm, các địa phương xây dựng kế hoạch giáo dục bảo vệ sức khỏe với thời lượng tối thiu là 30 tiết trở lên.

Nội dung Giáo dục bảo vệ sức khỏe được thiết kế linh hoạt, mềm dẻo. Khi tổ chức thực hiện giáo dục bảo vệ sức khỏe cho người dân, các địa phương căn cứ vào sự hiểu biết kiến thức về y tế ca người học để lựa chọn các chủ đề, nội dung cụ thể cho phù hợp với từng đối tượng, từng cộng đồng nhưng phải đảm bảo đúng các yêu cầu cần đạt và thời lượng đã được quy định tại chương trình. Tùy thuộc vào các đối tưng khác nhau đ lựa chọn các chủ đ và nội dung cho phù hợp.

2. Hướng dẫn tổ chức dạy học

a) Phương pháp dạy học

- Để giáo dục bảo v sức khỏe có hiệu quả, giáo viên, báo cáo viên có thể kết hp các phương pháp, kỹ thuật dạy học đ tạo cơ hội cho người học được trải nghiệm những kiến thức về giáo dục sức khỏe trong đời sống thực tiễn hoặc trong các tình huống được mô phỏng gần với tình huống thực tiễn; được tự tìm tòi, khai thác, xử lý thông tin, tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau có liên quan đến chủ đề bài học.

- Trong quá trình tổ chức dạy học, giáo viên, báo cáo viên tạo cơ hội cho người học được giao lưu, thực hành xây dựng và thực hiện các hoạt động, nhằm giải quyết những vấn đề, những tình huống thực tế có liên quan đến bài học; người học được bày tỏ quan điểm, ý kiến, kinh nghiệm về bảo vệ sức khỏe; người học cùng nhau bàn bạc, lựa chọn, thực hiện và điều chỉnh cách ứng xử hành vi có lợi cho sức khỏe, phù hợp với điều kiện thực tế, phong tục, tập quán, những vấn đề quy định của địa phương liên quan đến bảo vệ sức khỏe. Ngoài ra, người học được tự nhận xét, tự đánh giá các thái độ, hành vi, việc làm của bản thân, của người khác liên quan đến bảo vệ sức khỏe theo các chuẩn mực văn hóa, đạo đức và pháp luật đã học.

Giáo viên có thể kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng hình ảnh, các video trực quan, sinh động để giúp bài học hấp dẫn với người học.

b) Hình thức tổ chức giáo dục sức khỏe

- Việc tổ chức giáo dục bảo vệ sức khỏe được thực hiện với nhiều hình thức khác nhau: Học trực tiếp được tiến hành tại lớp học; tại trạm y tế; tham quan, thực tế; sinh hoạt nhóm; tổ chức các hội thi, các tiểu phẩm để tạo điều kiện các cá nhân, địa phương trao đi, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.

- Giáo dục bảo vệ sức khỏe được tổ chức thông qua kênh truyền thanh xã, truyền hình địa phương, hi đáp và tư vấn về chăm sóc sức khỏe của người dân trong cộng đồng.

c) Đánh giá kết quả học tập

Đánh giá kết quả học tập về lĩnh vực giáo dục sức khỏe của người học phải bảo đm các yêu cầu chung như sau:

- Kết hợp đánh giá thông qua các nhiệm vụ học tập (bài kiểm tra dưới dạng trc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận, bài tập thực hành, bài tiểu luận, bài thuyết trình, bài tập nghiên cứu, dự án nghiên cứu) với đánh giá thông qua quan sát biểu hiện về thái độ, hành vi của người học trong quá trình tham gia các hoạt động học tập được tổ chức trên lớp học, hoạt động nhóm, tập thể hay cộng đồng và trong sinh hoạt, giao tiếp hằng ngày.

- Chú trọng sử dụng các bài tập xử lý tình huống được xây dựng trên cơ sở gắn kiến thức của bài học với thực tiễn đời sống, đặc biệt là những tình huống, sự việc, vấn đề, hiện tượng của thực tế cuộc sống xung quanh, gần gũi với người học. Tăng cường các câu hỏi mở gắn với thực tiễn trong các bài tập kiểm tra, đánh giá để người học được thể hiện phẩm chất và năng lực.

- Việc đánh giá thông qua quan sát biểu hiện về thái độ, hành vi ứng xử của người học trong quá trình tham gia vào các hoạt động học tập, sinh hoạt tại nhà và cộng đồng cần dựa trên phiếu nhận xét của giáo viên, học viên, gia đình hoặc các tổ chức xã hội.

- Nội dung đánh giá cần đảm bảo các yêu cầu cần đạt theo quy định chương trình.

- Sau khi học xong một chủ đề, giáo viên, báo cáo viên có thể kiểm tra, đánh giá người học bằng các phiếu trắc nghiệm, bài thu hoạch hoặc kế hoạch hành động và kết quả thực tế vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình người học.

- Bài kiểm tra được đánh giá theo hình thức Đạt và Chưa đạt. Xếp loại Đạt nếu người học thực hiện được 50% yêu cầu cần đạt của nội dung/chủ đề.

3. Điều kiện đảm bảo thực hiện chương trình

a) Đội ngũ giáo viên

- Giáo viên, báo cáo viên tham gia giảng dạy Chương trình Giáo dục bảo vệ sức khỏe phải có trình độ chuyên môn y tế, tốt nghiệp trình độ cao đẳng Y khoa trở lên. Giáo viên, báo cáo viên có thể là trạm trưởng trạm Y tế , cán bộ Trung tâm Y tế huyện hoặc viên chức công tác tại các trung tâm truyền thông sức khỏe y tế.

b) Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

- Cơ sở vật chất: Tùy vào đối tượng và quy mô lớp học đ bố trí phòng học cho phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất tại địa phương.

- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính, Ti vi, Video, các chương trình truyền thanh, truyền hình; các bộ sưu tập của người học liên quan đến lĩnh vực giáo dục bảo vệ sức khỏe.

- Tài liệu dạy học: Tài liệu dọc cho người học; tài liệu tham khảo cho hướng dẫn viên; tranh kỹ thuật, áp phích; tư liệu ảnh; mô hình, các video thực hành; báo, bản tin, tạp chí, tờ gấp có nội dung liên quan đến lĩnh vực giáo dục bảo vệ sức khỏe.

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN KINH TẾ

I. MỤC TIÊU

Chương trình Giáo dục phát triển kinh tế là một lĩnh vực giáo dục của Chương trình Giáo dục đáp ứng yêu cu của người học cập nhật, bổ sung và chuyển giao kiến thức cần thiết về công nghệ mới, sản phẩm mới, áp dụng công nghệ để tăng trưởng và phát triển kinh tế góp phần nâng cao thu nhập của bản thân, gia đình; phát triển kinh tế của địa phương và cộng đồng bền vững.

1. Năng lực

- Biết được những kiến thức và kỹ năng cơ bản, thiết thực về phát triển kinh tế trong cơ chế thị trường và hội nhập; phát triển kinh tế bền vững, trọng tâm là phát triển kinh tế ở nông thôn; một số kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, bảo quản và chế biến nông sản.

- Vận dụng những kiến thức, kỹ năng về phát triển kinh tế trong cơ chế thị trường và hội nhập, phát triển kinh tế bền vững, phát triển kinh tế ở nông thôn, kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản để người học có khả năng thích ứng và giải quyết có hiệu quả các yêu cầu và thách thức của sản xuất trong cơ chế thị trường và hội nhập; ứng dụng những công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần phát triển kinh tế địa phương và bảo vệ môi trường.

2. Phẩm chất

- Có ý thức và thói quen hạch toán kinh tế trong sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất đ góp phần tăng thu nhập cho bản thân, gia đình và góp phần bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững.

- Dám nghĩ, dám làm, tự tin về bản thân, về khả năng có thể phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho bản thân và gia đình.

- Có ý thức tuyên truyền trong gia đình và cộng đồng về những kiến thức, kỹ năng đã được học; có thái độ phê phán đối với những hành vi gây ô nhiễm môi trường hoặc vi phạm pháp luật trong phát triển kinh tế.

II. NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Nội dung khái quát

Chủ đề/nội dung

Thi lượng

(Tổng số tiết)

Trong đó số tiết

Lý thuyết

Thực hành

CHỦ ĐỀ 1. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG CHẾ THỊ TRƯỜNG VÀ HỘI NHẬP

39

21

18

1. Phát triển sản xuất hàng hóa trong bối cảnh tế thị trường và hội nhập

3

3

2. Tìm hiểu và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm

6

3

3

3. Hợp tác, liên kết kinh tế trong sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị

6

3

3

4. Thành lập hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa

6

3

3

5. Quản lý, vận hành và phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa

6

3

3

6. Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ số trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

6

3

3

7. Nâng cao chất lượng nhân lực phục vụ tìm kiếm việc làm và xuất khẩu lao động

6

3

3

CHỦ ĐỀ 2. PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP BN VỮNG

36

24

12

8. Phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường

6

6

9. Sử dụng và khai thác đất nông nghiệp theo hướng bền vững

6

6

10. Sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng theo hướng bền vững

6

3

3

11. Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

6

3

3

12. Sản xuất nông nghiệp đạt tiêu chuẩn chứng nhận

6

3

3

13. Vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, dịch vụ, nhà hàng

6

3

3

CHỦ ĐỀ 3. PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

57

33

24

14. Chính sách nông nghiệp, nông dân và nông thôn của Đảng và Nhà nước

9

6

3

15. Tiếp cận dịch vụ công cho phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn

9

6

3

16. Phát triển sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm OCOP

6

3

3

17. Phát triển du lịch gn với xây dựng nông thôn mới

6

3

3

18. Phát triển kinh tế trang trại

6

3

3

19. Phát triển kinh tế tập th, hợp tác xã và liên kết

6

3

3

20. Kỹ năng hạch toán kinh tế trong sản xuất kinh doanh

9

3

6

21. Đăng ký nhãn hiệu và phát triển thương hiệu sản phẩm

6

6

CHỦ ĐỀ 4. KỸ THUẬT TRNG TRỌT, CHĂN NUÔI

78

39

39

22. Kỹ thuật sản xuất lúa

6

3

3

23. Kỹ thuật sản xuất cây hoa màu

6

3

3

24. Kỹ thuật trồng cây ăn quả

6

3

3

25. Kỹ thuật trong cây công nghiệp

6

3

3

26. Kỹ thuật trồng cây lâm sản và các loại cây dưới tán rừng

6

3

3

27. Kỹ thuật trồng hoa, cây cnh

6

3

3

28. Kỹ thuật trồng cây dược liệu

6

3

3

29. Kỹ thuật chăn nuôi lợn

6

3

3

30. Kỹ thuật chăn nuôi đại gia súc

6

3

3

31. Kỹ thuật chăn nuôi gia cầm

6

3

3

32. Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

6

3

3

33. Bảo quản và chế biến nông sản

6

3

3

34. Chọn và nhân giống cây trồng, vật nuôi

6

3

3

Tổng số tiết

210

117

93

2. Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt

Chương trình Giáo dục phát triển kinh tế gồm có 4 chủ đề. Mỗi ch đ có nội dung và yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực như sau:

Chủ đề/nội dung

Yêu cầu cần đạt

Ghi chú

CHỦ ĐỀ 1. PHÁT TRIN KINH TẾ TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG VÀ HỘI NHẬP

1. Phát triển sản xuất hàng hóa trong nền kinh tế thị trường và hội nhập

- Nêu được đặc trưng của nền kinh tế thị trường và đặc trưng của sản xuất hàng hóa. Nêu được xu thế hội nhập và toàn cầu hóa.

- Trình bày được yêu cầu kỹ thuật và pháp lý đối với sản phẩm (nông sản) của các thị trường xuất khu hàng hóa chủ lực của Việt Nam.

- Phân biệt được sản xuất hàng hóa và sản xuất tự cung tự cấp.

- Trình bày được các điều kiện cần thiết cho sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường.

- Nêu được những thuận lợi (thị trường mở rộng, khách hàng đa dạng) và khó khăn (cạnh tranh trong và ngoài nước, tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe) trong sản xuất hàng hóa trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa.

- Biết cách tổ chức nguồn lực (đất, lao động, vốn) cho sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu của thị trường một cách hiệu quả.

- Biết cách tìm kiếm thị trường, phát triển sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị và liên kết với các tổ chức kinh tế khác trong tiêu thụ hàng hóa ở thị trường trong và ngoài nước.

- Đề xuất được mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa trong điều kiện hội nhập hiệu quả ở trong vùng.

Các điều kiện đ t chức sản xuất hàng hóa có hiệu quả:

- Biết thực hiện nghiên cứu nhu cầu thị trường.

- Phân tích được điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức trong sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu của thị trường.

- Trình bày được xu thế chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế theo định hướng thị trường.

2. Tìm hiểu và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm

- Nêu được sự cần thiết và lợi ích của nghiên cứu thị trường.

- Nêu được những bất cập và hậu quả của sản xuất dựa trên cái mình có mà không dựa trên nhu cầu thị trường (hay tr lời được câu hi sản xuất cái gì? sản xuất bao nhiêu?).

- Trình bày được nội dung và cách thức tìm hiểu nhu cầu thị trường.

- Nêu được tầm quan trọng của phát triển thị trường thông qua tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị.

- Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến cầu một loại sản phẩm hàng hóa cụ thể (dân số, thu nhập, sở thích, mùa vụ, sự sẵn có của sản phm thay thế).

- Biết cách tổ chức tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích nhu cầu thị trường.

- Biết cách tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển thị trường: quảng cáo, tiếp thị truyền thông.

- Có trách nhiệm tuyên truyền trong đơn vị và cộng đồng về sự cần thiết phải sản xuất có kế hoạch xuất phát từ nhu cầu của thị trường.

3. Hợp tác, liên kết kinh tế trong sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị

- Nêu được lợi ích của hợp tác, liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong nền kinh tế thị trường.

- Nêu được những khó khăn khi sản xuất kinh doanh đơn lẻ, không có hợp tác liên kết trong sản xuất kinh doanh.

- Trình bày được các tác nhân có thể tham gia hợp tác, liên kết trong sản xuất kinh doanh.

- Trình bày được nội dung, phương thức, hình thức và mức độ hợp tác, liên kết trong sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị.

- Vận dụng được lý thuyết và kinh nghiệm thực tế trong hợp tác và liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của cá nhân, hợp tác xã, doanh nghiệp theo chuỗi giá trị.

- Các tác nhân trong chuỗi giá trị bao gồm: hộ, trang trại, hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp; các tác nhân cung cấp dịch vụ công gồm: tổ chức tài chính, cơ quan nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, cơ quan xúc tiến thương mại.

4. Thành lập hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa

- Nêu được lợi ích của việc thành lập HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Trình bày được các định hướng, chính sách hỗ trợ cho thành lập HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Nêu được thuận lợi, khó khăn khi thành lập HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Trình bày được quy trình thủ tục đăng ký thành lập HTX, doanh nghiệp nh và vừa.

- Thực hành liên hệ vận dụng được quy trình thủ tục trong đăng ký thành lập HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương.

- Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập;

- Luật Hợp tác xã năm 2023.

5. Quản lý, vận hành và phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa

- Trình bày được các nội dung quản lý và vận hành HTX và doanh nghiệp nhỏ và vừa (Xây dựng chiến lược và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh; quản lý dịch vụ; quản lý tài chính; quản lý tiêu thụ sản phẩm; quản lý nhân lực).

- So sánh được sự giống và khác nhau trong quản lý, vận hành HTX với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Nêu được ưu điểm và nhược điểm của HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Nêu được lợi ích của xây dựng chiến lược và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh.

- Xây dựng chiến lược và lập được kế hoạch sản xuất kinh doanh.

- Thực hành đề xuất được một chiến lược và kế hoạch sản xuất kinh doanh của HTX, doanh nghiệp.

- Trình bày được nguyên tắc và nội dung của quản lý tài chính; quản lý dịch vụ; quản lý tiêu thụ sản phẩm và quản lý nhân lực).

- Vận dụng được lý thuyết trong quản lý tài chính, quản lý dịch vụ, quản lý tiêu thụ sản phẩm và quản lý nhân lực của đơn vị.

6. Chuyn đi số và ứng dụng công nghệ số trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

- Nêu được lợi ích của chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Nêu được các điều kiện cn thiết để thực hiện chuyn đổi số trong phát triển kinh tế nói chung và trong sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm nói riêng.

- Trình bày được các loại công nghệ số ứng dụng trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (loT, cảm biến, robot, máy bay không người lái, thương mại điện tử).

- Nêu được những thuận lợi và khó khăn trong ứng dụng công nghệ số trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Biết cách liên kết với các tổ chức kinh tế khác và huy động sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng trong thực hiện chuyển đi số trong sản xuất kinh doanh của đơn vị.

- Vận dụng ứng dụng được công nghệ số phù hợp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Có trách nhiệm tuyên truyền trong đơn vị và cộng đồng về sự cần thiết của chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

loT: Internet kết nối vạn vật

7. Nâng cao chất lượng nhân lực phục vụ tìm kiếm việc làm xuất khẩu lao động

- Nêu được lợi ích của việc làm và xuất khẩu lao động đối với phát triển kinh tế hộ gia đình và phát triển kinh tế - hội của địa phương, quốc gia.

- Nêu được xu hướng, cơ hội và thách thức đối với tìm kiếm việc làm và hoạt động xuất khẩu lao động.

- Trình bày được các yêu cầu về sức khỏe, kiến thức, kỹ năng và ý thức đối với từng loại công việc ở từng quốc gia khác nhau.

- Nêu được các quy định cơ bản của pháp luật Việt Nam về quản lý lao động xuất khẩu (đặc biệt về quyền và nghĩa vụ của lao động xuất khẩu).

- Trình bày được tên và chức năng của các cơ quan bảo vệ quyền lợi của người lao động ở Việt Nam và nước ngoài.

- Trình bày được các chính sách hỗ trợ người lao động tìm kiếm việc làm và đi làm việc tại nước ngoài của Nhà nước và địa phương (xúc tiến việc làm, tín dụng, đào tạo nghề).

- Nêu được các kênh chính thống hỗ trợ người lao động tìm kiếm việc làm và đi làm việc tại nước ngoài ở Việt Nam.

- Thực hành lựa chọn được loại công việc phù hợp với sức khỏe, kiến thức, kỹ năng của bản thân.

- Biết cách tự bảo vệ quyền lợi của mình khi tham gia xuất khẩu lao động.

- Nhận biết được các thủ đoạn lừa gạt người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

- Thực hiện đúng nghĩa vụ và quyền hạn của người lao động theo hợp đồng.

CHỦ ĐỀ 2. PHÁT TRIỂN SN XUẤT NÔNG NGHIỆP BỀN VNG

8. Phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường

- Nêu được vai trò của sản xuất nông nghiệp đối với phát triển bn vững của cộng đồng, quốc gia.

- Nêu được những lợi ích của sản xuất sạch đối với sức khỏe con người và môi trường.

- Nêu được nguyên nhân và hậu quả của việc phát triển sản xuất không quan tâm tới bảo vệ môi trường.

- Trình bày được thực trạng phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường của hộ gia đình, làng nghề, doanh nghiệp.

- Đề xuất được giải pháp, mô hình phát triển sản xuất gn với bảo vệ môi trường phù hợp với thực tiễn của gia đình, địa phương.

- Có trách nhiệm tuyên truyền mọi người trong gia đình, cộng đồng quan tâm tới bảo vệ môi trường khi phát triển sản xuất. Có ý thức phê phán những hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường của các cá nhân, hộ gia đình, t chức, doanh nghiệp.

9. Sử dụng và khai thác đất nông nghiệp theo hướng bền vững

- Nêu được vai trò của đất nông nghiệp đối với người nông dân và an ninh lương thực.

- Nêu được thực trạng sử dụng và khai thác đất nông nghiệp hiện nay. Liên hệ vi thực tiễn sử dụng và khai thác đất nông nghiệp ở địa phương.

- Trình bày được một số chủ trương, chính sách và quy định pháp luật về sử dụng, khai thác đất nông nghiệp và vận dụng phù hợp với thực tiễn của địa phương.

- Liên hệ được về thực trạng sử dụng, khai thác đất nông nghiệp tại địa phương.

- Có ý thức tuyên truyền sử dụng và khai thác hiệu quả đất nông nghiệp.

10. Sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng theo hướng bền vững

- Nêu được thực trạng của việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng trong sản xuất nông nghiệp.

- Nêu được nguyên nhân và hậu quả của việc lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hoá học và chất kích thích tăng trưởng trong sản xuất nông nghiệp.

- Nêu được lợi ích của việc sử dụng phân bón hữu cơ, chế phẩm vi sinh vật, biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trong sản xuất nông nghiệp.

- Trình bày được một số biện pháp sử dụng phân bón, phòng trừ sâu, bệnh hại và sử dụng chất kích thích tăng trưởng an toàn, hiệu quả, thân thiện với môi trường trong sản xuất nông nghiệp. Đề xuất được biện pháp phù hợp với thực tiễn của địa phương.

- Thực hành làm được phân hữu cơ phù hợp với thực tiễn của địa phương (nguồn nguyên vật liệu, điều kiện cơ sở vật cht).

- Thực hiện được biện pháp quản lý dịch hại tng hợp (IPM) phù hợp với thực tiễn địa phương.

- Có trách nhiệm tuyên truyền, vận động mọi người trong gia đình, cộng đồng sử dụng phân bón, thuốc bo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng trong sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững.

11. Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

- Nêu được thực trạng của việc thu gom, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi ở địa phương.

- Nêu được ảnh hưởng của việc không thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi đối với sức khỏe con người, hiệu quả chăn nuôi và môi trường.

- Trình bày được các biện pháp ph biến thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi để bảo vệ môi trường.

- Trình bày được nguyên lý hoạt động, ưu và nhược điểm của mô hình Biogas trong việc xử lý các chất thải chăn nuôi.

- Đề xuất được quy hoạch xây dựng chuồng trại chăn nuôi và biện pháp thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi phù hợp với thực tiễn của địa phương.

- Có trách nhiệm thu gom, xử lý được chất thải chăn nuôi phù hợp với thực tiễn chăn nuôi của gia đình, địa phương, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

- Có ý thức bảo vệ môi trường trong chăn nuôi và tuyên truyền mọi người trong gia đình và cộng đồng quan tâm tới bảo vệ môi trường khi phát triển chăn nuôi.

12. Sản xuất nông nghiệp đạt tiêu chuẩn chứng nhận

- Nêu được mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn hữu cơ, VietGAP, AseanGAP, GlobalGAP.

- Nêu được tiêu chí của trồng trọt và chăn nuôi theo tiêu chuẩn hữu cơ, VietGAP, AseanGAP và GlobalGAP.

- Trình bày được tiêu chuẩn trồng trọt và chăn nuôi VietGAP, hữu cơ của một s loại cây trồng, vật nuôi ph biến.

- Nêu được quy trình, thủ tục của việc đăng kí và sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ, VietGAP, AseanGAP và GlobalGAP.

- Thực hành lựa chọn được quy trình hữu cơ, VietGAP, AseanGAP và GlobalGAP cho một số loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với thực tiễn của địa phương.

- Thực hiện được việc trồng trọt và chăn nuôi theo chuẩn hữu cơ, VietGAP, AseanGAP và GlobalGAP phù hợp.

- VietGAP: Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt Việt Nam.

- AseanGAP: Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt Đông Nam Á.

- GlobalGAP: Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt toàn cầu.

13. Vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, dịch vụ, nhà hàng

- Nêu được ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề vệ sinh an toàn thực phm trong sản xuất, chế biến, dịch vụ, nhà hàng.

- Trình bày được quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, dịch vụ, nhà hàng.

- Nêu được thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, dịch vụ, nhà hàng ở địa phương và trên cả nước.

- Đ xuất được giải pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, dịch vụ, nhà hàng phù hợp với thực tiễn của địa phương.

- Thực hiện nghiêm túc các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, dịch vụ, nhà hàng.

- Có ý thức tham gia và tuyên truyền vận động người dân trong cộng đồng thực hiện tốt quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, dịch vụ, nhà hàng.

CHỦ ĐỀ 3. PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

14. Chính sách nông nghiệp, nông dân và nông thôn của Đảng và Nhà nước

- Nêu được chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

- Nêu được quan điểm mới của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

- Trình bày được tính tất yếu của công nghiệp hóa và hiện đại hóa nền kinh tế đất nước nói chung và nông nghiệp, nông thôn nói riêng.

- Nêu được các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn:

+ Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới;

+ Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững;

+ Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

+ Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (cơ cấu cây trồng vật nuôi) và lao động nông thôn;

+ Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn;

+ Chính sách tín dụng;

+ Chính sách chuyển giao kỹ thuật tiến bộ;

+ Chính sách xúc tiến thương mại.

+ Chính sách thúc đẩy liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản;

+ Chính sách hỗ trợ khác: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi số trong nông nghiệp, phát triển nông nghiệp tuần hoàn.

- Nêu được những thuận lợi, khó khăn trong tiếp cận các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp của đơn vị.

- Nêu được tác động đa chiều của các chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn đang được triển khai ở địa phương.

- Có ý thức tuân thủ các chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

- Có trách nhiệm tuyên truyền trong đơn vị và cộng đồng chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

- Các Nghị quyết của Đảng, Luật của Quốc hội và chính sách của Chính phủ.

- Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

- Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 16/6/2022 về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”.

- Các Nghị định của Chính phủ và Thông tư của các Bộ/Ngành về hỗ trợ phát triển nông nghiệp - nông thôn.

15. Tiếp cận dịch vụ công cho phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn

- Nêu được tầm quan trọng của các loại dịch vụ công cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

- Trình bày được các loại dịch vụ công thiết yếu cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (vốn, vật tư, kỹ thuật, xúc tiến thương mại, chứng nhận quy trình và chất lượng sản phẩm, thủ tục hành chính).

- Nêu được tên và chức năng của các tổ chức cung cấp dịch vụ công cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (Trung tâm dịch vụ nông nghiệp tổng hợp, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội, Liên minh HTX, Phòng Công thương).

- Trình bày được cách tiếp cận với các dịch vụ công cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

- Nêu được thực trạng cung ứng dịch vụ công, thuận lợi và khó khăn trong tiếp cận dịch vụ công thiết yếu cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ở địa phương.

- Đề xuất được các kiến nghị đối với chính quyền các cấp, các cơ quan chuyên môn (cung cấp dịch vụ công) và các doanh nghiệp về việc tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân tiếp cận với các dịch vụ công cần thiết phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

- Có ý thức tuyên truyền trong đơn vị và cộng đồng về các loại dịch vụ công, các kênh tiếp cận với dịch vụ công phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Các loại dịch vụ công cần thiết cho phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp gồm: tiếp cận nguồn vốn tín dụng; tiếp cận các loại vật tư đầu vào bảo đảm chất lượng (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc; tiếp cận với và kỹ thuật tiến bộ (các hoạt động khuyến nông); xúc tiến thương mại và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm; hoạt động chứng nhận quy trình và chất lượng sản phẩm; các loại thủ tục hành chính khác.

16. Phát triển sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm OCOP

- Nêu được nội dung cơ bản của chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP).

- Nêu được quá trình đăng ký tham gia để trở thành chủ thể của chương trình OCOP.

- Trình bày được các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng và nhãn hiệu đối với sản phẩm OCOP.

- Nêu được tiêu chuẩn và quy trình xếp hạng (5 sao, 4 sao và 3 sao) đối với các sản phẩm OCOP.

- Nêu được lợi ích của chương trình OCOP đối với phát triển kinh tế hộ gia đình, tận dụng tối đa lao động nhàn rỗi, phát triển kinh tế địa phương, bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống.

- Trình bày được những hỗ trợ của Nhà nước và địa phương đối với phát triển và tiêu thụ sản phẩm OCOP.

- Nêu được những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm OCOP của đơn vị và địa phương.

- Đề xuất được những giải pháp và kiến nghị đối với các cấp chính quyền và cơ quan chức năng về hỗ trợ cho phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm OCOP.

- Có ý thức tuyên truyền trong đơn vị và cộng đồng về lợi ích của phát triển sản phẩm OCOP.

- Giới thiệu mục tiêu, nội dung cơ bản và giải pháp tổ chức thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” - OCOP thông qua Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình và các Thông tư của các Bộ/ngành có liên quan về tổ chức triển khai chương trình.

- Giới thiệu về các chính sách hỗ trợ cho bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống.

17. Phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới

- Nêu được lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường của phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới.

- Nêu được các đặc điểm cơ bản của du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, du lịch làng nghề, du lịch cộng đồng và du lịch gắn với sản xuất và tiêu thụ sản phẩm OCOP.

- Trình bày được sự giống và khác nhau của các loại hình du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, du lịch làng nghề, du lịch cộng đồng và du lịch gắn với sản xuất và tiêu thụ sản phẩm OCOP.

- Nêu được các điều kiện cần thiết (tự nhiên, hạ tầng kinh tế - xã hội, kiến thức và kỹ năng của người dân địa phương) cho phát triển từng loại hình du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, du lịch làng nghề, du lịch cộng đồng và du lịch gắn với sản xuất và tiêu thụ sản phẩm OCOP.

- Trình bày được tiềm năng, lợi thế của địa phương cho phát triển du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, du lịch làng nghề, du lịch cộng đồng và du lịch gắn với sản xuất và tiêu thụ sản phẩm OCOP.

- Nêu được những khó khăn, thách thức đối với địa phương trong phát triển du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, du lịch làng nghề, du lịch cộng đồng và du lịch gắn với sản xuất và tiêu thụ sản phẩm OCOP.

- Thực hành biết cách tổ chức, quản lý, vận hành và bảo tồn mô hình du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, du lịch làng nghề, du lịch cộng đồng và du lịch gắn với sản xuất và tiêu thụ sản phẩm OCOP tại địa phương để cải thiện thu nhập gia đình và phát triển kinh tế tại địa phương.

- Có ý thức tuyên truyền trong gia đình và cộng đồng về lợi ích và các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho phát triển du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, du lịch làng nghề, du lịch cộng đồng và du lịch gắn với sản xuất và tiêu thụ sản phẩm OCOP.

18. Phát triển kinh tế trang trại

- Trình bày được những đặc điểm cơ bản của kinh tế trang trại.

- Nêu được sự giống và khác nhau giữa kinh tế trang trại với kinh tế hộ gia đình.

- Trình bày được những bất cập của sản xuất theo quy mô hộ gia đình (nhỏ, manh mún, khó áp dụng kỹ thuật hiện đại, kém hiệu quả).

- Nêu được lợi ích của phát triển kinh tế trang trại: tính thị trường, sản xuất theo hướng hàng hóa, tính hiệu quả kinh tế nhờ quy mô sản xuất lớn hơn, khả năng ứng dụng kỹ thuật cao hơn.

- Nêu được các điều kiện cần thiết để chuyển từ loại hình kinh tế hộ gia đình sang kinh tế trang trại.

- Trình bày được các chính sách hỗ trợ của Nhà nước và địa phương cho phát triển kinh tế trang trại.

- Biết cách hạch toán kinh tế, vận hành và quản lý một trang trại sản xuất kinh doanh với loại hình cụ thể (chuyên ngành hay kinh doanh tổng hợp).

- Biết cách tìm kiếm thị trường, liên kết với các tác nhân khác (HTX, doanh nghiệp) để mua đầu vào và bán sản phẩm của trang trại.

- Biết cách tiếp cận để hưởng lợi từ các hỗ trợ của Nhà nước và địa phương cho phát triển kinh tế trang trại (vốn, đào tạo nghề, chuyển giao kỹ thuật, xúc tiến thương mại, liên kết).

- Có ý thức tuyên truyền trong gia đình và cộng đồng các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho phát triển kinh tế trang trại.

- Giới thiệu các tiêu chí xác định trang trại qua từng giai đoạn theo các văn bản chính sách của Chính phủ và các Bộ/ngành liên quan.

19. Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã và liên kết

- Nêu được tính tất yếu và vai trò của hợp tác trong phát triển kinh tế nói chung và kinh tế hộ nói riêng.

- Phân biệt được sự giống và khác nhau giữa các hình thức tổ chức của kinh tế tập thể (tổ hợp tác, HTX, Liên hiệp HTX, các hiệp hội).

- Nêu được nguyên tắc và quy trình thành lập tổ hợp tác, HTX và các tổ chức hợp tác khác (câu lạc bộ, hiệp hội).

- Nêu được những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho quản lý và vận hành tổ chức hợp tác kinh tế (tổ hợp tác, HTX, Liên hiệp HTX, hội).

- Biết cách hạch toán, vận hành một tổ chức kinh tế hợp tác (tổ hợp tác, HTX, hội).

- Biết cách tìm kiếm thị trường, liên kết với các tác nhân khác (hộ, trang trại, HTX, doanh nghiệp) để mua đầu vào và bán sản phẩm của đơn vị.

- Biết cách tiếp cận để hưởng lợi từ các hỗ trợ của Nhà nước và địa phương cho phát triển kinh tế hợp tác (vốn, đào tạo nghề, chuyển giao kỹ thuật, xúc tiến thương mại, liên kết).

- Có ý thức tuyên truyền trong gia đình và cộng đồng các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho phát triển kinh tế hợp tác (kinh tế tập thể).

- Giới thiệu Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới.

20. Kỹ năng hạch toán kinh tế trong sản xuất kinh doanh

- Nêu được lợi ích của hạch toán kinh tế và những bất cập của tình trạng không hạch toán kinh tế trong sản xuất kinh doanh.

- Trình bày được các bước hạch toán kinh tế (đối với hộ, trang trại), công tác kế toán, kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập trong một đơn vị sản xuất kinh doanh (đối với HTX, Liên hiệp hợp tác xã và doanh nghiệp).

- Nêu được các khoản chi phí và các khoản thu cho toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh đối với một sản phẩm cụ thể.

- Nêu được lỗ, lãi của mỗi quá trình sản xuất kinh doanh.

- Phân tích được các nguyên nhân của tình trạng lỗ hoặc lãi.

- Có ý thức tuyên truyền trong đơn vị và cộng đồng về sự cần thiết của hạch toán kinh tế, kế toán, kiểm toán trong quá trình sản xuất kinh doanh.

21. Đăng ký nhãn hiệu và phát triển thương hiệu sản phẩm

- Nêu được các tổ chức có thẩm quyền (chính quyền, cơ quan chức năng) trong việc đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm.

- Trình bày được các tổ chức năng lực (chính quyền, cơ quan chức năng)trong việc phát triển thương hiệu sản phẩm.

- Nêu được những thuận lợi, khó khăn trong đăng ký nhãn hiệu sản phẩm.

- Nêu được những thuận lợi, khó khăn trong phát triển thương hiệu sản phẩm.

- Thực hành vận dụng được kiến thức để đăng ký nhãn hiệu và phát triển thương hiệu sản phẩm.

- Có trách nhiệm tuyên truyền trong đơn vị và cộng đồng về sự cần thiết phải đăng ký nhãn hiệu và bảo vệ nhãn hiệu hàng hóa trong bối cảnh cạnh tranh.

- Có ý thức tuyên truyền trong đơn vị và cộng đồng về sự cần thiết phải duy trì và phát triển thương hiệu sản phẩm trong nền kinh tế thị trường.

- Bảo đảm sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt;

- Bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn của sản phẩm;

- Liên kết ngang và liên kết dọc trong chuỗi giá trị; Có đối tác uy tín, ổn định.

CHỦ ĐỀ 4. KỸ THUẬT TRỒNG TRỌT, CHĂN NUÔI

22. Kỹ thuật sản xuất lúa

- Nêu được vai trò và tầm quan trọng của cây lúa đối với đời sống, an ninh lương thực và phát triển kinh tế - xã hội.

- Trình bày được thực trạng sản xuất lúa hiện nay tại địa phương.

- Nêu được quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh hại lúa theo hướng bền vững.

- Thực hành lựa chọn được giống lúa và quy trình kỹ thuật sản xuất lúa mang lại hiệu quả kinh tế cao, có tính ổn định, thân thiện với môi trường và phù hợp với thực tiễn của địa phương.

- Lựa chọn và thực hiện được phương pháp thu hoạch và bảo quản lúa gạo phù hợp với thực tiễn của địa phương.

- Áp dụng được tiến bộ kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa ở gia đình, địa phương.

23. Kỹ thuật sản xuất cây hoa màu

- Nêu được vai trò và tầm quan trọng của hoa màu đối với sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế ở địa phương.

- Trình bày được thực trạng sản xuất hoa màu ở địa phương.

- Nêu được quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh hại một số cây hoa màu chính theo hướng bền vững.

- Thực hành lựa chọn được loại hoa màu và quy trình sản xuất hoa màu mang lại hiệu quả kinh tế cao, có tính ổn định, thân thiện với môi trường và phù hợp với thực tiễn của địa phương.

- Lựa chọn và thực hiện được phương pháp thu hoạch và bảo quản sản phẩm một số loại cây hoa màu phổ biến ở địa phương.

- Áp dụng được tiến bộ kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất hoa màu ở gia đình, địa phương.

24. Kỹ thuật trồng cây ăn quả

- Nêu được vai trò và tầm quan trọng của cây ăn quả đối với sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế ở địa phương.

- Trình bày được thực trạng trồng, chăm sóc và thu hoạch cây ăn quả ở địa phương.

- Nêu được quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh hại, tỉa cành tạo tán, điều khiển ra hoa, đậu quả một số loại cây ăn quả phổ biến ở địa phương.

- Thực hành lựa chọn được giống cây ăn quả và quy trình trồng cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao, có tính ổn định, thân thiện với môi trường và phù hợp với thực tiễn của địa phương.

- Lựa chọn và thực hiện được phương pháp thu hoạch và bảo quản sản phẩm phù hợp cho một số loại cây ăn quả phổ biến ở địa phương.

- Áp dụng được tiến bộ kỹ thuật vào thực tiễn để nâng cao hiệu quả trồng cây ăn quả ở gia đình, địa phương.

25. Kỹ thuật trồng cây công nghiệp

- Nêu được vai trò và tầm quan trọng của cây công nghiệp đối với đời sống và phát triển kinh tế ở địa phương.

- Trình bày được thực trạng trồng, chăm sóc và thu hoạch cây công nghiệp ở địa phương.

- Nêu được quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh hại, một số loại cây công nghiệp phổ biến ở địa phương (chè, cà phê, hồ tiêu).

- Thực hành lựa chọn được loại cây công nghiệp và quy trình trồng phù hợp với thực tiễn của địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế cao, có tính ổn định, thân thiện với môi trường.

- Lựa chọn và thực hiện được phương pháp thu hoạch và bảo quản sản phẩm phù hợp cho một số loại cây công nghiệp phổ biến ở địa phương.

- Áp dụng được tiến bộ kỹ thuật vào thực tiễn để nâng cao hiệu quả trồng cây công nghiệp ở gia đình, địa phương.

26. Kỹ thuật trồng cây lâm sản và các loại cây dưới tán rừng

- Nêu được vai trò và tầm quan trọng của cây lâm sản và cây dưới tán rừng đối với đời sống và phát triển kinh tế ở địa phương.

- Trình bày được thực trạng trồng, chăm sóc và thu hoạch (khai thác) cây lâm sản và cây dưới tán rừng ở địa phương.

- Nêu được quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh hại, khai thác một số loại cây lâm sản và cây dưới tán rừng ở địa phương.

- Thực hành lựa chọn được loại cây lâm sản, cây dưới tán rừng và quy trình trồng phù hợp với thực tiễn của địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế cao, có tính ổn định, thân thiện với môi trường.

- Lựa chọn và thực hiện được phương pháp thu hoạch và bảo quản sản phẩm phù hợp cho một số loại cây lâm sản và cây dưới tán rừng phổ biến ở địa phương.

- Áp dụng được tiến bộ kỹ thuật vào thực tiễn để nâng cao hiệu quả trồng cây cây lâm sản và cây dưới tán rừng ở gia đình, địa phương.

27. Kỹ thuật trồng hoa, cây cảnh

- Nêu được vai trò và tầm quan trọng của hoa, cây cảnh đối với đời sống và phát triển kinh tế ở địa phương.

- Trình bày được thực trạng nhân giống, trồng, chăm sóc và thu hoạch hoa, cây cảnh ở địa phương.

- Nêu được quy trình kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh hại, cắt tỉa, tạo dáng một số loại hoa, cây cảnh phổ biến ở địa phương.

- Thực hành lựa chọn được loại hoa, cây cảnh phù hợp với thực tiễn của địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế cao, thân thiện với môi trường.

- Thực hiện được việc nhân giống, trồng, chăm sóc và thu hoạch một số loại hoa, cây cảnh phù hợp với thực tiễn của địa phương.

- Áp dụng được tiến bộ kỹ thuật vào thực tiễn để nâng cao hiệu quả trồng hoa, cây cảnh ở gia đình, địa phương.

28. Kỹ thuật trồng cây dược liệu

- Nêu được vai trò và tầm quan trọng của cây dược liệu đối với đời sống và phát triển kinh tế ở địa phương.

- Trình bày được thực trạng trồng, chăm sóc và thu hái và sơ chế cây dược liệu ở địa phương.

- Nêu được quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh hại, một số loại cây dược liệu phổ biến ở địa phương.

- Thực hành lựa chọn được loại cây dược liệu và quy trình trồng phù hợp với thực tiễn của địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế cao, có tính ổn định, thân thiện với môi trường.

- Lựa chọn và thực hiện được phương pháp thu hái, sơ chế và bảo quản một số loại dược liệu phổ biến ở địa phương.

- Áp dụng được tiến bộ kỹ thuật vào thực tiễn để nâng cao hiệu quả trồng cây dược liệu ở gia đình, địa phương.

29. Kỹ thuật chăn nuôi lợn

- Nêu được vai trò và tầm quan trọng của chăn nuôi lợn đối với đời sống và phát triển kinh tế ở địa phương.

- Trình bày được thực trạng chăn nuôi lợn ở địa phương.

- Nêu được quy trình vệ sinh chuồng trại, nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng, trị bệnh cho lợn.

- Thực hành lựa chọn được giống lợn và quy trình chăn nuôi phù hợp với thực tiễn của địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế cao, thân thiện với môi trường.

- Thực hiện được việc nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng trị bệnh cho lợn hiệu quả, đảm bảo an toàn sinh học và vệ sinh môi trường.

- Khai thác được nguồn thức ăn phù hợp, sẵn có ở địa phương để nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn.

- Có ý thức lựa chọn và thực hiện được biện pháp thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi lợn phù hợp với thực tiễn địa phương, đảm bảo an toàn sinh học và vệ sinh môi trường.

30. Kỹ thuật chăn nuôi đại gia súc

- Nêu được vai trò và tầm quan trọng của chăn nuôi đại gia súc đối với đời sống và phát triển kinh tế ở địa phương.

- Trình bày được thực trạng chăn nuôi đại gia súc ở địa phương.

- Nêu được quy trình vệ sinh chuồng trại, nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng, trị bệnh cho đại gia súc.

- Thực hành lựa chọn được loại đại gia súc và quy trình chăn nuôi phù hợp với thực tiễn của địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế cao, thân thiện với môi trường.

- Thực hiện được việc nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng trị bệnh cho đại gia súc phổ biến ở địa phương đảm bảo an toàn sinh học và vệ sinh môi trường.

- Biết khai thác được nguồn thức ăn phù hợp, sẵn có ở địa phương để nâng cao hiệu quả chăn nuôi đại gia súc.

- Có ý thức lựa chọn và thực hiện được biện pháp thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi đại gia súc phù hợp với thực tiễn địa phương, đảm bảo an toàn sinh học và vệ sinh môi trường.

31. Kỹ thuật chăn nuôi gia cầm

- Nêu được vai trò và tầm quan trọng của chăn nuôi gia cầm đối với đời sống và phát triển kinh tế ở địa phương.

- Trình bày được thực trạng chăn nuôi gia cầm ở địa phương.

- Trình bày được quy trình vệ sinh chuồng trại, nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng, trị bệnh cho một số loại gia cầm phổ biến ở địa phương.

- Thực hành lựa chọn được loại gia cầm và quy trình chăn nuôi phù hợp với thực tiễn của địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế cao, thân thiện với môi trường.

- Thực hiện được việc nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng trị bệnh cho một số loại gia cầm phổ biến ở địa phương đảm bảo an toàn sinh học và vệ sinh môi trường.

- Khai thác được nguồn thức ăn phù hợp, sẵn có ở địa phương để nâng cao hiệu quả chăn nuôi gia cầm.

- Lựa chọn và thực hiện được biện pháp thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi gia cầm phù hợp với thực tiễn địa phương, đảm bảo an toàn sinh học và vệ sinh môi trường.

32. Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

- Nêu được vai trò và tầm quan trọng của nuôi trồng thủy sản đối với đời sống và phát triển kinh tế ở địa phương.

- Trình bày được thực trạng nuôi trồng thủy sản ở địa phương.

- Nêu được quy trình nuôi trồng (chuẩn bị nơi nuôi trồng, thả giống, chăm sóc, quản Lý môi trường, phòng, trị bệnh) cho một số loài thủy sản ở địa phương.

- Thực hành lựa chọn được loài thủy sản và quy trình nuôi trồng phù hợp với thực tiễn của địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế cao, thân thiện với môi trường.

- Thực hiện được việc nuôi trồng, chăm sóc, phòng trị bệnh cho một số loài thủy sản phổ biến ở địa phương đảm bảo an toàn sinh học và vệ sinh môi trường.

- Khai thác được nguồn thức ăn phù hợp, sẵn có ở địa phương để nâng cao hiệu quả chăn nuôi trồng thủy sản.

33. Bảo quản và chế biến nông sản

- Nêu được ý nghĩa của việc bảo quản và chế biến nông sản; tác hại của việc bảo quản, chế biến nông sản không đúng cách.

- Trình bày được thực trạng bảo quản và chế biến nông sản ở địa phương.

- Nêu được một số nguyên nhân chủ yếu làm ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng nông sản sau thu hoạch và biện pháp khắc phục.

- Nêu được một số phương pháp bảo quản và chế biến nông sản phổ biến.

- Thực hành được việc bảo quản một số loại nông sản chủ yếu (thóc, ngô, khoai, sắn, rau, hoa quả).

- Chế biến được một số loại nông sản chủ yếu (ngô, khoai, sắn, rau, hoa quả) đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh thực phẩm.

- Lựa chọn và áp dụng được một số công nghệ cao để nâng cao hiệu quả của việc bảo quản và chế biến nông sản.

- Có ý thức tuyên truyền cho cộng đồng quan tâm bảo quản và chế biến nông sản.

34. Chọn và nhân giống cây trồng, vật nuôi

- Nêu được vai trò của giống cây trồng, vật nuôi đối với sản xuất.

- Xác định được mục đích, ý nghĩa của việc chọn và nhân giống cây trồng, vật nuôi.

- Nêu được thực trạng của việc chọn, nhân giống cây trồng, vật nuôi ở địa phương.

- Trình bày được những nội dung cơ bản của kỹ thuật chọn và nhân giống cây trồng, vật nuôi.

- Thực hành được việc chọn và nhân giống (chọn, lai, giâm cành, chiết cành, ghép) cho một số loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với thực tiễn của địa phương.

III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Thời lượng

Lĩnh vực Giáo dục phát triển kinh tế đã quy định thời lượng cụ thể cho từng nội dung, chủ đề. Thời lượng thực hiện toàn bộ chương trình là 210 tiết (70 buổi; mỗi buổi 3 tiết), trong đó có 117 tiết lý thuyết và 93 tiết thực hành, không quy định về số tiết và số buổi trong tuần, tháng và năm. Thời lượng cho mỗi một nội dung từ 3 tiết đến 9 tiết. Hằng năm, các địa phương xây dựng kế hoạch giáo dục phát triển kinh tế với thời lượng tối thiểu là 30 tiết trở lên.

Nội dung Giáo dục phát triển kinh tế được thiết kế linh hoạt, mềm dẻo. Khi tổ chức thực hiện giảng dạy cho người dân, các địa phương căn cứ điều kiện thực tế về định hướng phát triển kinh tế, sự hiểu và nhu cầu của người học về phát triển kinh tế hộ gia đình để lựa chọn các chủ đề, nội dung cụ thể cho phù hợp nhưng phải đảm bảo đúng các yêu cầu cần đạt và thời lượng đã được quy định tại chương trình.

2. Hướng dẫn tổ chức dạy học

a) Phương pháp dạy học

Do đối tượng người học là người lớn, đã có kiến thức, kinh nghiệm nhất định trong sản xuất và phát triển kinh tế. Vì vậy, trong quá trình tổ chức thực hiện cần chú ý một số vấn đề sau:

- Tuân thủ nguyên tắc tôn trọng người học với tư cách là người lớn, người có nhiều kinh nghiệm; nguyên tắc không áp đặt; nguyên tắc tham gia: người học được hoạt động, được tham gia, được trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, được học tập lẫn nhau, được tự phát hiện vấn đề, tự giải quyết vấn đề, tự rút ra kết luận; nguyên tắc học gắn liền với hành, với thực tiễn, trực quan sinh động; nguyên tắc thiết thực, vận dụng ngay; nguyên tắc đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ.

- Khuyến khích sử dụng các hình thức và phương pháp dạy học cùng tham gia, vấn đáp, nghiên cứu tình huống thực tế, tình huống giả định, cá nhân tự nghiên cứu và trình bày trước tập thể, tổ chức cuộc thi tìm hiểu về mô hình làm kinh tế hiệu quả.

- Tuỳ theo mục đích, nội dung cụ thể, có thể lựa chọn các phương pháp dạy học: phương pháp thực địa; tập huấn tại đồng ruộng; thao diễn, trình diễn kết quả; tham quan đồng ruộng; triển lãm có hiệu quả đối với việc thay đổi thái độ giúp người học có động lực phát triển kinh tế của bản thân, hộ gia đình để làm giàu cho cá nhân và phát triển kinh tế của địa phương.

b) Các hình thức tổ chức dạy học

Đa dạng các hình thức tổ chức như: câu lạc bộ khuyến nông; sinh hoạt nhóm; chuyên đề; tập huấn, chuyển giao Khoa học kỹ thuật - công nghệ; hội nghị/hội thảo trực tiếp tại nơi sản xuất; tham quan thực tế; tổ chức trình diễn; tổ chức hội thi khuyến nông: tạo điều kiện để các địa phương trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất và khuyến nông; tạo không khí thi đua giữa nông dân các thôn/xóm, giữa các xã/huyện trong tỉnh; tạo cơ hội để các cấp lãnh đạo được nghe, tiếp xúc với dân.

c) Đánh giá kết quả học tập

- Việc đánh giá kết quả học tập của học viên đối với các chủ đề của lĩnh vực giáo dục phát triển kinh tế phải căn cứ vào yêu cầu cần đạt quy định nhằm động viên khuyến khích người học, giúp người học điều chỉnh cách học, bổ sung kiến thức, nhằm giúp giáo viên, báo cáo viên thay đổi cách hướng dẫn.

- Đánh giá kết quả học tập không chỉ nhằm mục đích kiểm tra việc ghi nhớ kiến thức, mà chủ yếu đánh giá việc vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tiễn sản xuất, vào việc thay đổi thái độ, hành vi của người học trong sản xuất.

- Sau khi học xong chủ đề/nội dung, giáo viên, báo cáo viên căn cứ vào các nội dung cụ thể để tổ chức đánh giá theo các hình thức khác nhau: Đánh giá bằng phiếu trắc nghiệm, bài thu hoạch hoặc kế hoạch thực hiện, các sản phẩm thực tế, kết quả các mô hình trang trại cụ thể về cây trồng và vật nuôi, các kế hoạch xây dựng về sản xuất của cá nhân sau khi đã vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất của bản thân và gia đình người học.

- Bài kiểm tra được đánh giá theo hình thức Đạt và Chưa đạt. xếp loại Đạt nếu người học thực hiện được 50% yêu cầu cần đạt của chủ đề.

3. Điều kiện đảm bảo thực hiện chương trình

- Giáo viên/báo cáo viên: phải là người có trình độ chuyên môn phù hợp với chủ đề, tốt nghiệp cao đẳng trở lên, có kinh nghiệm trong các hoạt động tuyên truyền, giáo dục cộng đồng. Giáo viên, báo cáo viên là cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, cán bộ của Hội nông dân, kỹ sư nông nghiệp huyện.

- Cơ sở vật chất: Có thể tổ chức lớp học trong hội trường, tại các mô hình, trung tâm, trang trại sao cho phù hợp với nội dung của chủ đề và quy mô của lớp học.

- Phương tiện in ấn: tranh kỹ thuật, áp phích; bản đồ, sơ đồ, biểu đồ; tư liệu ảnh; mẫu vật, sa bàn, mô hình, dụng cụ thực hành; báo, bản tin, tạp chí, tờ gấp và tài liệu liên quan đến các nội dung giáo dục phát triển kinh tế;

- Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu, tivi, video, các chương trình truyền thanh, truyền hình có liên quan đến nội dung phát triển kinh tế; các thí nghiệm; vật phẩm thực nghiệm.

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG VÀ TƯ VẤN TÂM LÝ

I. MỤC TIÊU

Chương trình Giáo dục kỹ năng sống và tư vấn tâm lý là một lĩnh vực giáo dục của Chương trình Giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học nhằm tăng cường và hình thành những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực trong cuộc sống để phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức; phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp khi người học đang gặp phải khó khăn về tâm lý trong các mối quan hệ của cuộc sống; phát triển khả năng thích ứng để giảm thiểu tác động tiêu cực có hại cho sức khỏe thể chất và tinh thần, giải quyết có hiệu quả các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho bản thân và gia đình và xã hội

1. Năng lực

- Nêu được tầm quan trọng của kỹ năng sống cần thiết để ứng phó với những tình huống thực tế trong cuộc sống hàng ngày, lựa chọn những giá trị sống phù hợp với bản thân và gia đình, giúp người học thích nghi với điều kiện và hoàn cảnh sống, hòa giải các mâu thuẫn và thiết lập được mối quan hệ thân thiện, cởi mở trong gia đình và cộng đồng.

- Nhận diện được những khó khăn và rối loạn tâm lý của bản thân hoặc người xung quanh trong gia đình, cộng đồng và nơi làm việc; giúp người học tự phòng ngừa, hạn chế và giải quyết được những tình huống nảy sinh về những khó khăn tâm lý trong cuộc sống của bản thân, gia đình và cộng đồng.

- Vận dụng những kiến thức, kỹ năng để tự phát hiện sớm nhưng khó khăn học đường, rối nhiễu tâm trí và những rối nhiễu hành vi khác, biết cách tự điều chỉnh, học cách tự kiểm soát, ngăn ngừa những hành vi lệch lạc, rối nhiễu ở các lứa tuổi (đặc biệt tuổi vị thành niên); Biết cách phòng ngừa và trị liệu tâm lý; Biết cách ứng phó với stress.

2. Phẩm chất

- Thể hiện tình yêu thương, giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn về tâm lý trong gia đình, có khả năng thay đổi các hành vi tiêu cực trong cộng đồng.

- Có lối sống lành mạnh, tích cực trong xã hội đại, có ý thức giữ gìn, chăm sóc sức khỏe tinh thần cho bản thân, cho các thành viên trong gia đình cũng như cho cộng đồng.

- Có trách nhiệm giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn trong gia đình và cộng đồng.

II. NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Nội dung khái quát

Chủ đề/nội dung

Thời lượng

(Tổng số tiết)

Trong đó số tiết

Lý thuyết

Thực hành

PHẦN I. GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG

90

45

45

CHỦ ĐỀ 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG

18

9

9

1. Kỹ năng sống

6

3

3

1.1. Quan niệm về kỹ năng sống

2

1

1

1.2. Vai trò của kỹ năng sống

2

1

1

1.3. Phân loại kỹ năng sống

2

1

1

2. Giáo dục kỹ năng sống

12

6

6

2.1. Khái niệm giáo dục kỹ năng sống

2

1

1

2.2. Vai trò của giáo dục kỹ năng sống

2

1

1

2.3. Nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống

2

1

1

2.4. Hình thức, phương pháp giáo dục kỹ năng sống

3

1

2

2.5. Qui trình giáo dục kỹ năng sống

3

2

1

CHỦ ĐỀ 2. MỘT SỐ KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN

72

36

36

1. Kỹ năng tự nhận thức

6

3

3

2. Kỹ năng tự xác định giá trị

6

3

3

3. Kỹ năng giao tiếp và hợp tác

6

3

3

4. Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định

6

3

3

5. Kỹ năng kiên định

6

3

3

6. Kỹ năng tư duy phản biện

6

3

3

7. Kỹ năng quản lý cảm xúc

6

3

3

8. Kỹ năng ứng phó với căng thẳng

6

3

3

9. Kỹ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm

6

3

3

10. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, xung đột và đàm phán, thương lượng

6

3

3

11. Kỹ năng quản lý thời gian

6

3

3

12. Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ

6

3

3

PHẦN II. TƯ VẤN TÂM LÝ

90

44

46

CHỦ ĐỀ 3. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TƯ VẤN TÂM LÝ

18

9

9

1. Tư vấn tâm lý

3

2

1

2 Tầm quan trọng của tư vấn tâm lý

3

2

1

3. Quy tắc đạo đức trong tư vấn và hỗ trợ tâm lý

3

2

1

4. Quy trình tư vấn tâm lý, các mức độ hỗ trợ tâm lý

3

1

2

5. Kỹ năng tư vấn tâm lý

3

1

2

6. Phương thức hỗ trợ tâm lý trong cộng đồng

3

1

2

CHỦ ĐỀ 4. NHỮNG KHÓ KHĂN TÂM LÝ CÁ NHÂN VÀ CÁCH ỨNG PHÓ

27

14

13

7. Khó khăn tâm lý trong mối quan hệ cha mẹ và con

9

5

4

8. Khó khăn tâm lý trong mối quan hệ hôn nhân

6

3

3

9. Khó khăn tâm lý trong mối quan hệ ở gia đình đa thế hệ

6

3

3

10. Khó khăn tâm lý trong mối quan hệ với đồng nghiệp

6

3

3

CHỦ ĐỀ 5. NHỮNG KHÓ KHĂN TÂM LÝ CẦN CAN THIỆP, HỖ TRỢ TRONG CỘNG ĐỒNG

45

21

24

11. Các vấn đề rối loạn phát triển trí tuệ

9

5

4

12. Các vấn đề rối loạn cảm xúc

9

5

4

13. Các vấn đề rối loạn kiểm soát hành vi

9

3

6

14. Các vấn đề của người nghiện chất, nghiện game

9

3

6

15. Các vấn đề của người có hành vi tự gây tổn thương, tự tử

9

5

4

Tổng số tiết

180

89

91

2. Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt

Chương trình Giáo dục kỹ năng sống và tư vấn tâm lý gồm 2 phần với 5 chủ đề, mỗi chủ đề có nội dung, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực như sau:

Chủ đề/Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Ghi chú

PHẦN I. GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG

CHỦ ĐỀ 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG

1. Kỹ năng sống

1.1. Quan niệm về kỹ năng sống

- Trình bày được quan niệm về kỹ năng sống.

- Nêu được một số ví dụ về các kỹ năng sống cần thiết cho người dân trong cộng đồng.

- Liên hệ được thực tế về các kỹ năng sống cần thiết cho bản thân.

- Theo quan niệm của Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục liên hợp quốc (UNESCO): “Kỹ năng sống là những năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày”.

- Theo quan niệm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO): “Kỹ năng sống là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực, giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày.

- Kỹ năng sống là tổng hợp những kỹ năng cần thiết để đối mặt với cuộc sống hàng ngày và để phát triển, thích nghi trong xã hội, giúp cho cá nhân ngày càng hoàn thiện, phát triển và thành công trong cuộc sống.

1.2. Vai trò của kỹ năng sống

- Nêu được vai trò của kỹ năng sống đối với cuộc sống của cá nhân, gia đình và xã hội.

- Trình bày được hậu quả của việc thiếu kỹ năng sống trong thời đại ngày nay.

- Liên hệ được thực tế và nêu ví dụ về các kỹ năng sống hỗ trợ cho người dân trong cuộc sống và công việc hàng ngày.

- Có ý thức tuyên truyền cho trong cộng đồng quan tâm đến việc học kỹ năng sống của các thành viên trong gia đình.

- Kỹ năng sống có vai trò và chức năng vô cùng quan trọng với việc giúp mỗi cá nhân có thể đạt được sự thành công trong công việc và cả đời sống cá nhân. Trong xã hội, con người cần có kỹ năng sống để có thể thích nghi tốt với môi trường sống cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống của mình.

1.3. Phân loại kỹ năng sống

- Liệt kê và trình bày được các cách phân loại kỹ năng sống.

- Nêu được ý nghĩa, bối cảnh sử dụng của các kỹ năng sống.

- Thực hành được sử dụng một số kỹ năng sống trong các trường hợp cụ thể.

2. Giáo dục kỹ năng sống

2.1. Khái niệm giáo dục kỹ năng sống

- Trình bày được khái niệm giáo dục kỹ năng sống.

- Phân biệt được sự khác nhau giữa kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống.

- Liên hệ được thực tế địa phương về thực trạng giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường và cộng đồng.

- Giáo dục kỹ năng sống là quá trình tác động sư phạm có mục đích, kế hoạch đến người học để giúp họ có những kiến thức về cuộc sống, những thao tác, hành vi cư xử đúng mực trong mối quan hệ xã hội, giúp cho nhân cách của mỗi người học phát triển đúng đắn và thích ứng tốt nhất với môi trường sống.

- Việc giáo dục kỹ năng sống là sự bổ sung về kiến thức và năng lực cần thiết cho các cá nhân có thể hoạt động độc lập và chủ động tránh những khó khăn trong thực tế cuộc sống.

2.2. Vai trò của giáo dục kỹ năng sống

- Trình bày được sự cần thiết phải giáo dục kỹ năng sống, vai trò và tác dụng của giáo dục kỹ năng sống cho người dân trong cộng đồng.

- Trình bày được ý nghĩa của giáo dục kỹ năng sống đối với cá nhân trong các mối quan hệ gia đình, cộng đồng và xã hội.

- Liên hệ thực tế về ý nghĩa của việc giáo dục kỹ năng sống đối với các thành viên trong các mối quan hệ của gia đình và xã hội.

2.3. Nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống

- Trình bày được các nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống.

- Liên hệ thực tế minh họa cho các nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống cụ thể.

2.4. Hình thức, phương pháp giáo dục kỹ năng sống

- Trình bày được các hình thức, phương pháp giáo dục kỹ năng sống.

- Nêu được vai trò của một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho người dân trong cộng đồng.

- Liên hệ được thực tế địa phương thực trạng về hình thức và phương pháp giáo dục kỹ năng sống cụ thể cho người dân trong cộng đồng.

2.5. Qui trình giáo dục kỹ năng sống

- Trình bày được các bước của quy trình giáo dục kỹ năng sống.

- Liên hệ được thực tế minh họa cho mỗi bước trong qui trình giáo dục kỹ năng sống.

CHỦ ĐỀ 2. MỘT SỐ KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN

1. Kỹ năng tự nhận thức

- Nêu được khái niệm tự nhận thức

- Trình bày được tầm quan trọng của kỹ năng tự nhận thức.

- Nêu được quá trình hình thành kỹ năng tự nhận thức.

- Thực hành vận dụng được kỹ năng tự nhận thức trong những tình huống cụ thể.

- Tự nhận thức là tự mình nhìn nhận, tự đánh giá về bản thân.

- Kỹ năng tự nhận thức là khả năng con người hiểu về chính bản thân mình, như cơ thể, tư tưởng, các mối quan hệ xã hội của bản thân; biết nhìn nhận, đánh giá đúng về tiềm năng, tình cảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu,...của bản thân mình; quan tâm và luôn ý thức được mình đang làm gì, kể cả nhận ra lúc bản thân đang cảm thấy căng thẳng.

2. Kỹ năng xác định giá trị

- Trình bày được quan niệm về giá trị và xác định giá trị bản thân.

- Nêu được ý nghĩa của việc biết xác định giá trị bản thân trong cuộc sống của mỗi cá nhân.

- Trình bày được cách thức xác định giá trị của bản thân và tôn trọng giá trị cá nhân của người khác.

- Thực hành xác định được những giá trị cốt lõi của bản thân một cách tích cực.

- Kỹ năng xác định giá trị là khả năng con người hiểu rõ được những giá trị của bản thân mình.

- Kỹ năng xác định giá trị có ảnh hưởng lớn đến quá trình ra quyết định của mỗi người. Kỹ năng này còn giúp người khác biết tôn trọng người khác, biết chấp nhận rằng người khác có những giá trị và niềm tin khác.

3. Kỹ năng giao tiếp và hợp tác

- Trình bày được vai trò, ý nghĩa của kỹ năng giao tiếp và hợp tác trong thời đại ngày nay.

- Nêu được ví dụ thành công do biết giao tiếp và biết hợp tác trong thực tế cuộc sống.

- Trình bày được một số yếu tố thúc đẩy và hạn chế sự giao tiếp, hợp tác hiệu quả.

- Thực hành vận dụng được kỹ năng giao tiếp, hợp tác trong một số tình huống cụ thể của cuộc sống.

- Có thái độ thiện chí, tôn trọng, sẵn sàng tham gia giao tiếp, hợp tác với mọi người trong công việc và cuộc sống.

- Kỹ năng giao tiếp là khả năng biết đánh giá tình huống giao tiếp và điều chỉnh cách giao tiếp một cách phù hợp và hiệu quả.

- Kỹ năng hợp tác là khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và cùng làm việc có hiệu quả với những thành viên khác trong nhóm.

- Kỹ năng giao tiếp và hợp tác là yếu tố cần thiết cho nhiều kỹ năng khác như sự cảm thông, thương lượng, tìm kiếm sự giúp đỡ và giải quyết mâu thuẫn.

4. Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định

- Nêu được tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề và ý nghĩa của ra quyết định giải quyết vấn đề trong công việc và cuộc sống.

- Trình bày được các bước cơ bản trong kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định.

- Thực hành vận dụng được các bước của kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định giải quyết các vấn đề của bản thân và trong những tình huống cụ thể của cuộc sống.

- Có thái độ tích cực, hợp tác khi tham gia để giải quyết vấn đề và ra quyết định liên quan đến bản thân và người khác một cách tích cực. Tránh sự bi quan và thái độ tiêu cực khi giải quyết các vấn đề của bản thân và cuộc sống xã hội.

- Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu và hành động theo phương án đã chọn để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống một cách kịp thời.

- Mỗi cá nhân phải tự mình ra quyết định cho bản thân; không nên trông chờ, phụ thuộc vào người khác; mặc dù có thể tham khảo ý kiến của những người tin cậy trước khi ra quyết định.

5. Kỹ năng kiên định

- Trình bày được khái niệm về kỹ năng kiên định.

- Xác định được sự cần thiết của kỹ năng kiên định và ý nghĩa của sự kiên định trong các tình huống của cuộc sống.

- Thực hiện được kỹ năng kiên định để từ chối trong những tình huống cần thiết.

- Kiên trì với mục tiêu; xây dựng được niềm tin và biết cách tạo động lực cho bản thân.

- Thực hành vận dụng được kiến thức vào hình thành kỹ năng kiên định trong những tình huống cụ thể.

- Tự đánh giá được kỹ năng kiên định của bản thân trong những tình huống thực tế của cuộc sống.

- Có thái độ làm chủ bản thân, kiên định, từ chối trước những cám dỗ của cuộc sống, nhưng không bảo thủ cứng nhắc.

- Có lòng tin vào bản thân và tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Trân trọng bản thân và những cố gắng của chính mình.

- Kỹ năng kiên định là khả năng con người nhận thức được những gì mình muốn và lý do dẫn đến sự mong muốn đó.

- Kỹ năng kiên định còn là khả năng tiến hành các bước cần thiết để đạt được những gì mình muốn trong những hoàn cảnh cụ thể, dung hòa được giữa quyền, nhu cầu của mình với quyền, nhu cầu của người khác.

6. Kỹ năng tư duy phản biện

- Nêu được tầm quan trọng của tư duy phản biện trong thời đại ngày nay.

- Phân biệt được tư duy phản biện với tư duy thụ động, một chiều.

- Đánh giá được những thông tin khác nhau và các vấn đề khác nhau trong cuộc sống.

- Thực hành vận dụng kỹ năng tư duy phản biện trong những tình huống thực tế cuộc sống của bản thân.

- Có quan điểm đúng đắn trong tư duy phản biện.

- Kỹ năng tư duy phản biện là khả năng phân tích một cách khách quan và toàn diện các vấn đề, sự vật, hiện tượng xảy ra.

- Kỹ năng tư duy phản biện rất cần thiết để đưa ra quyết định và hành động phù hợp trong cuộc sống. Đặc biệt, kỹ năng tư duy phản biện giúp chúng ta xử lý thông tin đa dạng và phức tạp trong cuộc sống hiện đại.

7. Kỹ năng quản lý cảm xúc

- Nhận biết được các loại cảm xúc, ý nghĩa của cảm xúc đối với bản thân và người khác.

- Trình bày được tính chất và giá trị của từng loại cảm xúc khác nhau. Nêu được tầm quan trọng của cảm xúc đối với cuộc sống hàng ngày.

- Thực hành vận dụng được kỹ năng quản lý cảm xúc của bản thân trong một số tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống.

- Biểu lộ thái độ, cảm xúc phù hợp với từng hoàn cảnh trong cuộc sống hàng ngày.

- Làm chủ được cảm xúc tiêu cực và nuôi dưỡng được cảm xúc tích cực.

- Có thái độ ứng xử hài hòa, đúng mực trong việc kiểm soát cảm xúc cá nhân. Biết cách hạn chế được những cảm xúc tiêu cực của bản thân.

- Quản lý cảm xúc là khả năng con người nhận thức rõ cảm xúc của mình trong một tình huống nào đó và hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đối với bản thân và đối với người khác, đồng thời biết cách điều chỉnh và thể hiện cảm xúc một cách phù hợp.

- Kỹ năng quản lý cảm xúc còn có nhiều tên gọi khác như: xử lý cảm xúc, kiềm chế cảm xúc, làm chủ cảm xúc.

8. Kỹ năng ứng phó với căng thẳng

- Nêu được khái niệm căng thẳng và liệt kê được một số tình huống gây căng thẳng.

- Trình bày được nguyên nhân gây ra sự căng thẳng cho bản thân.

- Trình bày được các biện pháp ứng phó với căng thẳng.

- Thực hành và rèn luyện kỹ năng ứng phó với căng thẳng một cách tích cực.

- Nêu được ý nghĩa của kỹ năng ứng phó với căng thẳng đối với chăm sóc sức khỏe tinh thần của bản thân; Xác định được sự cần thiết phải rèn luyện kỹ năng ứng phó với căng thẳng

Kỹ năng ứng phó với căng thẳng là khả năng con người bình tĩnh, sẵn sàng đón nhận những tình huống căng thẳng như là một phần tất yếu của cuộc sống, là khả năng nhận biết sự căng thẳng, hiểu được nguyên nhân, hậu quả của căng thẳng, cũng như biết cách suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi bị căng thẳng.

9. Kỹ năng ứng phó với những tình huống nguy hiểm

- Nêu được các tình huống nguy hiểm đối với bản thân và cộng đồng.

- Trình bày được các biện pháp để xử lý, ứng phó khi gặp các tình huống nguy hiểm của bản thân.

- Quan sát, nhận diện được các tình huống nguy hiểm.

- Tự bảo vệ được bản thân khi xảy ra các tình huống nguy hiểm như: đuối nước, tai nạn, chập điện, cháy nổ, động đất, thiên tai...

- Giúp đỡ được người khác thoát hiểm an toàn trong một số tình huống thường nảy sinh.

- Có thái độ bình tĩnh xử lý khi gặp các tình huống nguy hiểm.

- Chủ động, có ý thức trong phòng tránh các tình huống nguy hiểm để bảo vệ mình và người khác.

- Tình huống nguy hiểm là những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội.

- Một số tình huống nguy hiểm thường gặp như: bão, lũ, dông, sét, bắt cóc, xâm hại tình dục, đuối nước, cháy nổ,...

- Để ứng phó với tình huống nguy hiểm, cần phải thật bình tĩnh, suy nghĩ thật kĩ, tìm kiếm sự hỗ trợ và các cách ứng phó phù hợp, an toàn.

10. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, xung đột và đàm phán, thương lượng

- Xác định được tầm quan trọng và ý nghĩa của giải quyết các mâu thuẫn, xung đột, biết đàm phán, thương lượng.

- Trình bày được các bước để giải quyết mâu thuẫn, xung đột.

- Xác định được các phương án tối ưu khi giải quyết mâu thuẫn, xung đột giữa các bên.

- Nêu được những yếu tố giúp cho đàm phán, thương lượng có hiệu quả.

- Thực hành vận dụng được kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, xung đột, đàm phán, thương lượng trong các mối quan hệ để giải quyết vấn đề một cách tích cực.

- Thỏa hiệp, đàm phán, thương lượng được với đối tác khi cần thiết.

- Có tinh thần cảm thông, chia sẻ với người xung quanh.

- Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn là khả năng con người nhận thức được nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn và giải quyết những mâu thuẫn đó với thái độ tích cực, không dùng bạo lực, thỏa mãn được nhu cầu và quyền lợi các bên và giải quyết cả mối quan hệ giữa các bên một cách hòa bình.

- Kỹ năng thương lượng là khả năng thương thuyết để đạt được sự đồng thuận từ các cá nhân hoặc chủ thể liên quan dưới dạng hợp đồng, thỏa thuận, quyết định. Một người có kỹ năng thương lượng tốt sẽ giúp giải quyết vấn đề hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn một cách xây dựng và có lợi cho tất cả các bên.

11. Kỹ năng quản lý thời gian

- Nêu được ý nghĩa, tác dụng của kỹ năng quản lý thời gian.

- Trình bày được một số phương pháp rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả.

- Thực hành vận dụng được kỹ năng quản lý thời gian hợp lý trong các công việc cụ thể của bản thân và gia đình.

- Kỹ năng quản lý thời gian là khả năng con người biết sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên, biết tập trung vào giải quyết công việc trọng tâm trong một thời gian nhất định.

- Kỹ năng này rất cần thiết cho việc giải quyết vấn đề, lập kế hoạch, đặt mục tiêu và đạt được mục tiêu đó; đồng thời giúp con người tránh được căng thẳng do áp lực công việc.

12. Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ

- Trình bày được lợi ích của tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp khó khăn.

- Nhận biết được các địa chỉ tin cậy có thể hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp khó khăn.

- Ứng xử phù hợp trong trường hợp gặp khó khăn khi tìm sự giúp đỡ.

- Coi trọng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp khó khăn.

- Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ là khả năng nhận biết nhu cầu cần sự giúp đỡ, tìm đến những nguồn hỗ trợ đáng tin cậy, và biết cách bày tỏ nhu cầu cần giúp đỡ một cách phù hợp.

- Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ giúp chúng ta nhận được lời khuyên và can thiệp cần thiết để giải quyết những vấn đề và tình huống của bản thân.

PHẦN II. TƯ VẤN TÂM LÝ

CHỦ ĐỀ 3. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TƯ VẤN TÂM LÝ

1. Khái niệm tư vấn, tư vấn tâm lý

- Trình bày được khái niệm tư vấn, tư vấn tâm lý, hỗ trợ tâm lý, tham vấn tâm lý, sức khỏe tinh thần.

- Tư vấn là một quá trình cung cấp hướng dẫn, thông tin, ý kiến hoặc lời khuyên chuyên môn đối với một vấn đề hoặc tình huống cụ thể. Quá trình này thường được thực hiện bởi một chuyên gia hoặc người có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực liên quan đến vấn đề được thảo luận.

- Tư vấn tâm lý là một hoạt động đóng góp ý kiến, cho lời khuyên của nhà tâm lý đến người có vấn đề về tâm lý, dựa trên những hiểu biết, kinh nghiệm và kiến thức để giúp họ giải quyết vấn đề của mình. Nhà tư vấn tâm lý đóng vai trò chủ động, tích cực còn thân chủ thì thụ động nghe theo sự khuyên bảo của nhà tư vấn.

- Tham vấn là xây dựng mối quan hệ giữa nhà tham vấn và thân chủ. Trong đó, nhà tham vấn đóng vai trò là người lắng nghe, sẻ chia, thông cảm và hỗ trợ thân chủ trong việc kiểm soát cảm xúc và tự định hướng cho các vấn đề của mình.

2. Tầm quan trọng của tư vấn tâm lý

- Nêu được ý nghĩa của hoạt động tư vấn tâm lý đối với chính cá nhân được tư vấn, với gia đình, với xã hội.

- Trình bày được những hậu quả khi cá nhân gặp khó khăn tâm lý mà không được tư vấn, hỗ trợ tâm lý kịp thời.

- Liên hệ được thực tế địa phương về hậu quả khi cá nhân không được tư vấn và hỗ trợ tâm lý kịp thời.

3. Quy tắc đạo đức của hỗ trợ và tư vấn tâm lý

- Trình bày được những quy tắc đạo đức trong hỗ trợ tâm lý và tư vấn tâm lý để hiểu quyền cá nhân khi được hỗ trợ hoặc tư vấn tâm lý.

- Trình bày được trách nhiệm của cá nhân nếu mình hỗ trợ tâm lý cho người khác.

- Có thái độ quan tâm tích cực với thực trạng sức khỏe tinh thần của chính mình và người thân.

- Có ý thức tích cực phòng ngừa tâm bệnh. Không e ngại mà sẵn sàng đến gặp chuyên gia tâm lý hoặc bác sỹ tâm lý khi cần thiết.

4. Quy trình tư vấn tâm lý, các mức độ hỗ trợ tâm lý.

- Trình bày được các bước và yêu cầu của từng bước trong tiến trình tư vấn tâm lý.

- Phân biệt được các mức độ hỗ trợ tâm lý từ phía người có khó khăn tâm lý. Xác định rõ vị trí của các chủ thể có thể hỗ trợ theo từng mức độ trong cộng đồng.

- Vận dụng thực hành được quy trình tư vấn tâm lý vào hỗ trợ một tình huống khó khăn tâm lý thông thường trong cuộc sống.

5. Kỹ năng tư vấn tâm lý

- Trình bày được cách thực hiện và yêu cầu của một số kỹ năng tư vấn tâm lý.

- Thực hành được các kỹ năng tư vấn tâm lý phù hợp vào giải quyết một số tình huống thực tế.

Một số kỹ năng tư vấn tâm lý: Kỹ năng thiết lập mối quan hệ; kỹ năng đặt câu hỏi; kỹ năng lắng nghe; kỹ năng quan sát; kỹ năng phản hồi; kỹ năng thấu cảm; kỹ năng hỗ trợ.

6. Phương thức hỗ trợ tâm lý trong cộng đồng

- Trình bày được ý nghĩa và những yêu cầu khi lắng nghe, động viên, an ủi người gặp khó khăn tâm lý trong cộng đồng.

- Vận dụng lựa chọn được những nội dung, thông điệp phù hợp trò chuyện với người khó khăn tâm lý để họ cảm nhận được sự đồng cảm.

- Xác định được các cơ sở hoặc nguồn hỗ trợ tâm lý để giới thiệu, tư vấn người gặp khó khăn cách tìm kiếm sự trợ giúp

- Biết cách động viên, hỗ trợ người gặp khó khăn kiên trì điều trị theo hướng dẫn của chuyên gia hoặc bác sỹ tâm lý.

- Giới thiệu được những cách thức để đồng hành cùng người gặp khó khăn tâm lý.

- Giải thích được những điều cần tránh khi hỗ trợ người gặp khó khăn tâm lý trong cộng đồng.

CHỦ ĐỀ 4. NHỮNG KHÓ KHĂN TÂM LÝ CÁ NHÂN VÀ CÁCH ỨNG PHÓ

7. Khó khăn tâm lý trong mối quan hệ cha mẹ và con

- Trình bày được đặc điểm tâm lý nổi bật theo các lứa tuổi của trẻ em.

- Xác định được các giai đoạn khủng hoảng tâm lý trong sự phát triển, nguyên nhân của hiện tượng này.

- Trình bày được cách phòng ngừa khó khăn tâm lý trong giáo dục con theo từng lứa tuổi của cha mẹ.

- Đánh giá được những xung đột tâm lý giữa cha mẹ với con và nguyên nhân của sự xung đột.

- Đề xuất được những giải pháp khắc phục xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con theo từng lứa tuổi.

- Thực hành được các giải pháp để ngăn ngừa xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con theo từng lứa tuổi.

8. Khó khăn tâm lý trong mối quan hệ hôn nhân

- Trình bày được ý nghĩa của gia đình hạnh phúc.

- Xác định được cơ sở để xây dựng hạnh phúc gia đình.

- Nêu được định hướng cách phòng ngừa mâu thuẫn trong hôn nhân gia đình.

- Nhận diện được dấu hiệu của khủng hoảng trong hôn nhân. Phân tích được nguyên nhân của sự khủng hoảng trong hôn nhân.

- Nêu được một số biện pháp để xử lý khủng hoảng hôn nhân.

- Lựa chọn được phương án ứng phó với khủng hoảng hôn nhân theo từng trường hợp và xây dựng hạnh phúc gia đình.

- Thực hành được các phương án ứng phó với khủng hoảng hôn nhân và xây dựng gia đình hạnh phúc theo các tình huống cụ thể.

9. Khó khăn tâm lý trong mối quan hệ gia đình đa thế hệ

- Trình bày được đặc điểm của gia đình đa thế hệ, đặc điểm nhu cầu của từng thế hệ, khó khăn tâm lý trong mối quan hệ của gia đình đa thế hệ.

- Nêu được nền tảng để xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa các thành viên trong gia đình đa thế hệ.

- Trình bày được những hậu quả về khó khăn trong mối quan hệ gia đình đa thế hệ không được khắc phục.

- Nêu được những biện pháp cải thiện mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đa thế hệ.

- Nêu được giải pháp và cách thức duy trì mối quan hệ tích cực của các thành viên trong gia đình đa thế hệ.

- Thực hành được các biện pháp cải thiện và duy trì mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đa thế hệ theo các tình huống cụ thể.

- Gia đình đa thế hệ (gia đình truyền thống); là gia đình bao gồm nhiều thế hệ ông bà, cha mẹ, con và cháu cùng chung sống với nhau.

- Gia đình hạt nhân: là gia đình gồm hai thế hệ cha mẹ và con cái chung sống với nhau.

10. Khó khăn tâm lý trong mối quan hệ với đồng nghiệp

- Trình bày được đặc điểm các mối quan hệ nơi làm việc.

- Nêu được một số khó khăn tâm lý trong các mối quan hệ tại nơi làm việc.

- Xác định được những khó khăn tâm lý có thể xảy ra trong mối quan hệ với đồng nghiệp tại nơi làm việc.

- Thực hiện được một số cách giải tỏa tâm lý khi gặp khó khăn trong mối quan hệ với đồng nghiệp.

- Thực hành các biện pháp cải thiện và duy trì mối quan hệ với đồng nghiệp theo các tình huống cụ thể.

CHỦ ĐỀ 5. NHỮNG KHÓ KHĂN TÂM LÝ CẦN NHẬN DIỆN, HỖ TRỢ TRONG CỘNG ĐỒNG

11. Các vấn đề rối loạn phát triển nhận thức

11.1. Trẻ tự kỷ và trẻ tăng động, giảm chú ý

- Nêu được ý nghĩa của việc phát hiện sớm trẻ có dấu hiệu tâm lý bất ổn để can thiệp, trị liệu kịp thời.

- Nêu được một số dấu hiệu điển hình của trẻ tự kỷ hoặc trẻ tăng động, giảm chú ý.

- Thực hành: Liên hệ kể tên được một số dấu hiệu điển hình của trẻ tự kỷ hoặc tăng động giảm chú ý tại địa phương.

- Lựa chọn được những cơ sở thăm khám, can thiệp, trị liệu, giáo dục phù hợp nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu tự kỷ hoặc tăng động, giảm chú ý.

11.2. Trẻ rối loạn trí tuệ, rối loạn học tập

- Nhận diện được các dấu hiệu của sự rối loạn trí tuệ thể nhẹ hoặc những rối loạn học tập ở trẻ em để có cách chăm sóc và ứng xử phù hợp trong cuộc sống.

- Nêu được những cơ sở điều trị phù hợp đối với trẻ.

- Liên hệ kể tên một số dấu hiệu của sự rối loạn trí tuệ, rối loạn học tập ở trẻ em và cách chăm sóc.

- Lựa chọn được cơ sở giáo dục phù hợp để hỗ trợ trẻ trong quá trình sống.

12. Các vấn đề rối loạn cảm xúc

12.1. Stress và trầm cảm

- Nêu được dấu hiệu của Stress, sự trầm cảm ở bản thân hoặc người thân.

- Trình bày được các biểu hiện và mức độ của Stress, sự trầm cảm.

- Nêu được nguyên nhân và tác hại nguy hiểm của Stress, sự trầm cảm đối với bản thân và xã hội nếu không được tư vấn và chữa trị kịp thời.

- Kể tên được các đối tượng có nguy cơ rơi vào Stress, sự trầm cảm.

- Nêu các giải pháp tư vấn tâm lý và hỗ trợ điều trị và trị liệu về Stress và trầm cảm.

- Biết cách lựa chọn, điều chỉnh các hoạt động trong cuộc sống để lấy lại sự cân bằng. Cùng hỗ trợ người thân vượt qua khó khăn tâm lý đang gặp phải.

- Lựa chọn được các cơ sở thăm khám, điều trị hoặc hỗ trợ phù hợp với tình trạng tâm lý.

- Stress là phản ứng tự nhiên của cơ thể để chống lại áp lực, căng thẳng trong cuộc sống. Nếu để kéo dài sẽ ảnh hưởng đến nặng nề đến cảm xúc, thể chất và hành vi.

Các dấu hiệu và triệu chứng của stress bao gồm:

Dấu hiệu thể chất: Mệt mỏi, mất ngủ, đau đầu, đau nhức hoặc chuột rút cơ bắp, tim đập nhanh, rối loạn huyết áp, đau ngực, buồn nôn, run chân tay, hụt hơi, vã mồ hôi, chướng bụng, nóng cổ, trào ngược.

Dấu hiệu tinh thần: Giảm sự tập trung, suy giảm trí nhớ, thiếu quyết đoán, lơ ngơ, lú lẫn và mất tính hài hước, kết quả làm việc hay học hành giảm sút.

Dấu hiệu cảm xúc: Căng thẳng, lo âu, tức giận, thất vọng, lo lắng, sợ hãi, khó chịu, trầm cảm, thiếu kiên nhẫn và nóng tính.

Dấu hiệu hành vi: Cảm thấy bồn chồn bất an, ăn uống nhiều, uống rượu, hút thuốc, đôi lúc khóc, la hét, đổ lỗi và thậm chí đập phá hay ném đồ vật xung quanh.

12.2. Rối loạn căng thẳng sau sang chấn tâm lý

- Nêu được khái niệm rối loạn căng thẳng sau sang chấn tâm lý.

- Nhận biết được đối tượng có nguy cơ bị rối loạn căng thẳng sau sang chấn.

- Nhận diện được các triệu chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn tâm lý.

- Nếu các biện pháp hỗ trợ tâm lý phù hợp (sơ cứu) với những người gặp sang chấn tâm lý.

- Thực hành liên hệ được các biểu hiện và mức độ của rối loạn căng thẳng sau sang chấn và các giải pháp phòng chống các rối loạn căng thẳng.

- Biết cách tự cân bằng cuộc sống nếu bản thân gặp phải sang chấn tâm lý.

- Giới thiệu được các cơ sở can thiệp, trị liệu tâm lý phù hợp để hỗ trợ người thân.

- Rối loạn căng thẳng sau sang chấn là một rối loạn lo âu có thể phát triển sau một sự kiện kinh hoàng mà cá nhân chứng kiến hoặc trực tiếp là người trải qua sự kiện sang chấn dó.

- Rối loạn căng thẳng sau sang chấn có nhiều triệu chứng về tâm lý cũng như thể chất gây ảnh hưởng đến các chức năng hoạt động bình thường hàng ngày và chất lượng cuộc sống.

13. Các vấn đề rối loạn kiểm soát hành vi

- Nêu được khái niệm rối loạn kiểm soát hành vi. Các biểu hiện của việc rối loạn kiểm soát hành vi.

- Phân biệt được sự rối loạn hành vi do mất kiểm soát tâm lý hay là do thiếu ý thức đạo đức của người thân.

- Nêu được nguyên nhân, hậu quả của vấn đề rối loạn kiểm soát hành vi.

- Liên hệ thực tế về hậu quả các vấn đề về rối loạn kiểm soát hành vi tại địa phương.

- Có ý thức và trách nhiệm đưa người thân bị rối loạn kiểm soát hành vi đến các cơ sở điều trị.

- Có thái độ cảm thông, chia sẻ với người bị rối loạn kiểm soát hành vi.

14. Các vấn đề của người nghiện chất, nghiện game

- Nhận diện được các dấu hiệu của người nghiện các chất như: rượu bia, thuốc lá, ma túy và hậu quả của việc nghiện chất.

- Nhận diện được dấu hiệu của người nghiện game và hậu quả.

- Có thái độ thiện cảm hơn đối với người nghiện chất, nghiện game để hỗ trợ đưa họ đến các cơ sở cai nghiện.

- Xây dựng được môi trường tâm lý an toàn để người nghiện chất, nghiện game sau cai nghiện hòa nhập cộng đồng, duy trì kết quả.

- Liên hệ được thực tế thực trạng về các vấn đề nghiện các chất và nghiện game tại địa phương và các giải pháp phòng ngừa.

- Tổ chức tư vấn được phòng ngừa người nghiện chất, nghiệm game trong cộng đồng.

15. Các vấn đề của người có hành vi tự gây tổn thương, tự tử

- Nêu được những nguy cơ tự gây tổn thương hoặc tự tử ở người thân.

- Nhận diện sớm được những dấu hiệu tự gây tổn thương hoặc tự tử.

- Đánh giá được mức độ hành vi tự gây tổn thương hoặc tự tử.

- Liên hệ được thực tế thực trạng về các vấn đề của người có hành vi tự gây tổn thương, tự tử tại địa phương và các giải pháp phòng ngừa.

- Biết cách xây dựng không gian tâm lý an toàn cho người thân khi họ có nguy cơ tự gây tổn thương hoặc tự tử.

- Thực hiện được tư vấn sơ cứu tâm lý cho những người có hành vi tự gây tổn thương hoặc tự tử.

- Lựa chọn được cơ sở tư vấn tâm lý để can thiệp, trị liệu kịp thời.

III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Thời lượng

- Tổng thời lượng của chương trình là 180 tiết (60 buổi, mỗi buổi 3 tiết) gồm lý thuyết 89 tiết, thực hành 91 tiết. Cụ thể, phần I. Giáo dục kỹ năng sống: 90 tiết và phần II. Tư vấn tâm lý: 90 tiết. Mỗi nội dung có thời lượng từ 3 đến 12 tiết theo yêu cầu về mức độ của từng nội dung cụ thể.

- Để tổ chức thực hiện chương trình, các địa phương căn cứ vào yêu cầu người học và đội ngũ giáo viên, báo cáo viên có thể lựa chọn tổ chức giảng dạy toàn bộ Chương trình Giáo dục kỹ năng sống và tư vấn tâm lý, hoặc chỉ tổ chức giảng dạy phần I. Giáo dục kỹ năng sống hoặc phần II. Tư vấn tâm lý cho phù hợp nhưng phải đảm bảo đúng các yêu cầu cần đạt và thời lượng đã được quy định tại chương trình. Hằng năm, các cơ sở giáo dục phải xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học lĩnh vực giáo dục kỹ năng sống và tư vấn tâm lý tối thiểu là 30 tiết trở lên.

- Đối với lĩnh vực giáo dục kỹ năng sống: Việc thực hành các kỹ năng sống tùy theo hoàn cảnh thực tế của địa phương và đối tượng người học để triển khai có hiệu quả. Cụ thể: Với đối tượng thanh thiếu niên ở thành phố, đô thị nội dung giáo dục kỹ năng sống tập trung vào các vấn đề liên quan đến các kỹ năng để phòng tránh các tệ nạn xã hội, trò chơi điện tử, bạo lực hay tệ nạn ma túy, cờ bạc, khả năng ứng xử thân thiện, khả năng làm việc theo nhóm, khả năng hoạt động xã hội. Với đối người học là thanh niên vùng dân tộc, miền núi, vùng nông thôn, nội dung giáo dục kỹ năng sống tập trung vào kỹ năng giao tiếp và hợp tác, kỹ năng đàm phán và thương lượng, kỹ năng tư duy phê phán giúp người học tự tin, chủ động nói lên ý kiến của mình hoặc nhận diện các tình huống xấu để phòng tránh, tự vệ để phát huy khả năng thích ứng nhanh với cuộc sống.

- Đối với lĩnh vực tư vấn tâm lý: Căn cứ vào lứa tuổi người học để xây dựng kế hoạch dạy học cho phù hợp. Đối với lứa tuổi thanh thiếu niên, nội dung tư vấn gồm: Tâm lý lứa tuổi, giáo dục kỹ năng, biện pháp ứng xử văn hóa, phòng chống bạo lực, tư vấn tăng cường ứng phó, giải quyết những vấn đề phát sinh trong mối quan hệ gia đình, thầy cô giáo, bạn bè và các mối quan hệ khác, tham vấn tâm lý đối với những người học gặp khó khăn, rối loạn tâm lý trong quá trình học tập, nhằm tạo điều kiện cho người học được bày tỏ suy nghĩ, trao đổi tâm tư tình cảm và giải tỏa những thắc mắc trong cuộc sống, trong học tập, trong quan hệ bạn bè, đồng nghiệp góp phần ổn định đời sống tâm hồn, tình cảm và giúp người học thực hiện được nguyện vọng và ước mơ của mình. Đối với người học là cha mẹ, nội dung tư vấn tâm lý gồm: Tâm lý lứa tuổi, tư vấn cho cha mẹ những dấu hiệu để nhận biết con có các hành vi rối loạn hành vi, trầm cảm, sang chấn tâm lý, hỗ trợ tâm lý trong các vấn đề về giới tính, hôn nhân gia đình, các quan hệ xã hội.

2. Hướng dẫn tổ chức dạy học

a) Phương pháp dạy học

- Trong quá trình dạy kỹ năng sống, tư vấn tâm lý khuyến khích giáo viên, báo cáo viên sử dụng phương pháp dạy học cùng tham gia của người học, tổ chức tốt các phương pháp dạy học như kể chuyện, phân tích, xử lý tình huống, chơi trò chơi, đóng tiểu phẩm. Sử dụng nhiều phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực như: phương pháp nêu gương, đóng vai, trò chơi. Chính việc thông qua việc sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực đó, giúp người học có cơ hội thực hành, trải nghiệm những kỹ năng sống cần thiết, phù hợp,

- Tuỳ theo mục đích, nội dung cụ thể, có thể lựa chọn các phương pháp trải nghiệm: thực hành, đóng vai, thảo luận nhóm, thực hành giải quyết tình huống, hỏi đáp, trò chơi giúp người học có tâm trạng thoải mái, cởi mở, hào hứng để dễ tiếp thu hơn.

- Đối với nội dung tư vấn tâm lý: Giáo viên, báo cáo viên có thể sử dụng các phương pháp tư vấn, hỗ trợ gặp gỡ trực tiếp và tư vấn, hỗ trợ gián tiếp qua phương tiện điện thoại, e-mail, tin nhắn...; Trong quá trình tư vấn, hỗ trợ người học, khuyến khích giáo viên, báo cáo viên sử dụng các phương pháp tư vấn: trò chuyện trực tiếp, các phương pháp quan sát, trắc nghiệm, phân tích hành động của người học nhằm đánh giá, nhận diện biểu hiện và mức độ khó khăn mà người học đang gặp phải trong cuộc sống.

b) Hình thức tổ chức dạy học

- Đa dạng các hình thức tổ chức như: Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt câu lạc bộ, diễn đàn liên quan đến các nội dung về kỹ năng sống và tư vấn tâm lý. Lồng ghép các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, tư vấn tâm lý vào các buổi sinh hoạt của cộng đồng cư dân. Thiết lập kênh thông tin, cung cấp tài liệu, thường xuyên trao đổi về diễn biến tâm lý và các vấn đề cần tư vấn, hỗ trợ trong cộng đồng. Tổ chức các nhóm tư vấn, tham vấn riêng, tư vấn nhóm, trực tiếp tại nhà, tư vấn trực tuyến qua mạng xã hội, điện thoại, tư vấn qua thư và các phương tiện thông tin truyền thông cho người dân trong cộng đồng.

c) Đánh giá kết quả học tập

- Việc đánh giá kết quả học tập của người học phải căn cứ vào yêu cầu cần đạt quy định trong chương trình nhằm động viên khuyến khích người học hướng tới điều chỉnh thái độ và hành vi trong cuộc sống cho phù hợp với các chuẩn mực của xã hội.

- Đánh giá kết quả học tập không chỉ kiểm tra việc ghi nhớ kiến thức, mà chủ yếu nhằm đánh giá việc vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tế đời sống.

- Sau khi học xong một chủ đề, giáo viên, báo cáo viên có thể sử dụng các hình thức đánh giá bằng phiếu trắc nghiệm, bài thu hoạch hoặc kế hoạch hành động, đánh giá bằng quan sát thái độ và hành vi của người học, kết quả thực tế các hành vi ứng xử của người học khi tham gia vào các mối quan hệ của bản thân, gia đình và cộng đồng.

- Bài kiểm tra được đánh giá theo hình thức Đạt và Chưa đạt. Xếp loại Đạt nếu người học thực hiện được 50% yêu cầu cần đạt của chủ đề.

3. Điều kiện đảm bảo thực hiện chương trình

- Giáo viên, báo cáo viên: là người có trình độ chuyên môn phù hợp, tốt nghiệp cao đẳng trở lên, có kinh nghiệm trong các hoạt động giáo dục cộng đồng. Giáo viên, báo cáo viên là các chuyên gia tâm lý, bác sỹ tâm lý, giáo viên giảng dạy tại các cơ sở giáo dục làm nhiệm vụ tư vấn học đường.

- Cơ sở vật chất: Có phòng học, phòng chức năng có đủ ánh sáng, đảm bảo các yêu cầu về giáo dục kỹ năng sống và tư vấn tâm lý. Tùy quy mô lớp học mà bố trí phòng học cho phù hợp.

- Thiết bị dạy học phải bảo đảm an toàn, phù hợp với nội dung dạy học, hoạt động và tâm lý lứa tuổi người học gồm: Máy tính, máy chiếu, các chương trình truyền thanh, truyền hình; các buổi dã ngoại; các tình huống thực tế.

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP VÀ KHỞI NGHIỆP

I. MỤC TIÊU

Chương trình Giáo dục hướng nghiệp và khởi nghiệp là một lĩnh vực giáo dục của Chương trình Giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học cập nhật, bổ sung kiến thức cần thiết về hướng nghiệp và khởi nghiệp; giúp người học phát triển năng lực nhận thức bản thân, nhận thức nghề nghiệp để chọn được nghề hoặc lĩnh vực khởi nghiệp phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của xã hội, góp phần vào việc phân luồng và sử dụng hợp lý nguồn lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

1. Năng lực

- Nêu được tầm quan trọng của giáo dục hướng nghiệp và giáo dục khởi nghiệp đối với việc lựa chọn nghề nghiệp của bản thân, gia đình và sự phát triển của xã hội; xây dựng và phát triển các năng lực hướng nghiệp, khởi nghiệp cần thiết cho việc định hướng nghề nghiệp đúng đắn, trên cơ sở đó lựa chọn được nghề nghiệp tương lai cho bản thân hoặc xây dựng và thực hiện được kế hoạch khởi nghiệp.

- Cha mẹ của người học sử dụng những kiến thức đã học để tư vấn, hỗ trợ con em mình lựa chọn nghề nghiệp tương lai hoặc khuyến khích, hỗ trợ để người học tự tin lựa chọn lĩnh vực khởi nghiệp phù hợp với năng lực, sở trường của cá nhân, đồng thời phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội.

- Vận dụng được các kiến thức về hướng nghiệp và khởi nghiệp để lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp và xây dựng ý tưởng khởi nghiệp thành công, góp phần phát triển kinh tế gia đình, quê hương.

2. Phẩm chất

- Chủ động, tự tin trong việc lựa chọn con đường học tập, làm việc phù hợp và có ý chí, khát vọng khởi nghiệp làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.

- Có ý thức ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào hoạt động sản xuất, kinh doanh để góp phần tăng thu nhập cho bản thân, gia đình và góp phần bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững.

- Dám nghĩ, dám làm, tự tin về bản thân, về khả năng có thể phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho bản thân và gia đình.

II. NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Nội dung khái quát

Chủ đề/nội dung

Thời lượng

(Tổng số tiết)

Trong đó số tiết

Lý thuyết

Thực hành

Phần thứ nhất. GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP

90

47

43

CHỦ Đ 1. MỘT SỐ VN ĐỀ CHUNG VỀ HƯỚNG NGHIỆP VÀ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP

12

8

4

1. Khái quát chung về hướng nghiệp và giáo dục hướng nghiệp: Khái niệm, tầm quan trọng, mục đích, ý nghĩa của hướng nghiệp, giáo dục hướng nghiệp, tư vấn hướng nghiệp

3

2

1

2. Các năng lực hướng nghiệp cần có của học viên

3

2

1

3. Cách thức, con đường giáo dục hướng nghiệp

6

4

2

CHỦ Đ2. MỘT SỐ LÝ THUYẾT HƯỚNG NGHIỆP

18

12

6

4. Quy trình hướng nghiệp

3

2

1

5. Nhóm lý thuyết cá nhân và đặc điểm nghề: Lý thuyết cây nghề nghiệp; Lý thuyết mật mã Holland

6

4

2

6. Nhóm lý thuyết phát trin: Lý thuyết phát triển nghề nghiệp theo các giai đoạn của cuộc đời

3

2

1

7. Nhóm lý thuyết học tập từ xã hội: Lý thuyết ngẫu nhiên có kế hoạch, Lý thuyết vị trí điều khiển

3

2

1

8. Nhóm các lý thuyết xuất hiện gần đây: Lý thuyết hệ thống, Lý thuyết mô hình lập kế hoạch nghề nghiệp

3

2

1

CHỦ Đ 3. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HƯỚNG NGHIỆP

45

21

24

9. Xây dựng và phát triển năng lực nhận thức bản thân

15

6

9

10. Xây dựng và phát triển năng lực nhận thức nghề nghiệp

18

9

9

11. Xây dựng và phát triển năng lực xây dựng, thực hiện kế hoạch nghề nghiệp

12

6

6

CHỦ Đ 4. CHA MẸ TƯ VN, HỖ TRỢ CON ĐỊNH HƯỚNG NGH NGHIỆP

15

6

9

12. Vai trò của cha mẹ trong việc định hướng nghề nghiệp cho con

3

2

1

13. Những kiến thức, kỹ năng cha mẹ cần có để tư vấn, hỗ trợ con định hướng nghề nghiệp

6

2

4

14. Cha mẹ tư vấn, hỗ trợ con định hướng nghề nghiệp

6

2

4

Phần thứ hai. GIÁO DỤC KHỞI NGHIỆP

90

39

51

CHỦ Đ 5. NHNG VẤN VỀ CHUNG VỀ KHỞI NGHIỆP

15

6

9

1. Khái niệm khởi nghiệp, giáo dục khởi nghiệp

3

2

1

2. Mục đích, vai trò, đối tượng của khởi nghiệp

3

1

2

3. Các lĩnh vực khởi nghiệp

6

2

4

4. Các yếu tố cần thiết để khởi nghiệp thành công

3

1

2

CHỦ Đ 6. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC KHỞI NGHIỆP

75

33

42

5. Các giai đoạn khởi nghiệp

12

6

6

6. Đánh giá ý tưởng khởi nghiệp

21

9

12

7. Thực hiện ý tưởng khởi nghiệp:Nghn cứu thị trường, lập kế hoạch marketing, xây dựng kế hoạch khởi nghiệp

21

9

12

8. Quản trị khởi nghiệp: Nguồn vốn khởi nghiệp, quản trị tài chính, quản trị nhân sự

21

9

12

Tổng số tiết

180

86

94

2. Nội dung và yêu cầu cần đạt

Chương trình Giáo dục hướng nghiệp và khởi nghiệp gồm 2 phần và 6 chủ đề, mỗi chủ đề có nội dung và yêu cầu cần đạt về phẩm chất năng lực như sau:

Chủ đề/nội dung

Yêu cầu cần đạt

Ghi chú

Phần thứ nhất. GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP

CHỦ ĐỀ 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HƯỚNG NGHIỆP VÀ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP

1. Khái quát chung về hướng nghiệp và giáo dục hướng nghiệp

- Nêu được một số khái niệm: Hướng nghiệp, giáo dục hướng nghiệp, tư vấn định hướng nghề nghiệp, phân luồng, nghề, nghề nghiệp.

- Trình bày được mục đích, ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của giáo dục hướng nghiệp, tư vấn định hướng nghề nghiệp đối với việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai của người học.

- Liên hệ được thực trạng về hướng nghiệp và giáo dục hướng nghiệp tại địa phương.

- Luật Giáo dục năm 2019 quy định về hướng nghiệp và phân luồng.

- Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 quy định về giáo dục hướng nghiệp.

- Theo UNESCO: “Hướng nghiệp là một quá trình cung cấp cho người học những thông tin về bản thân, về thị trường lao động và định hướng cho người học các quyết định đúng đối với sự lựa chọn nghề nghiệp”.

- Mục đích của giáo dục hướng nghiệp là hình thành khả năng tự chủ trong việc lựa chọn nghề của học sinh trên cơ sở của sự phù hợp giữa năng lực, hứng thú, sở thích cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động trong các lĩnh vực của hội.

- Ý nghĩa của giáo dục hướng nghiệp: Ý nghĩa về chính trị, kinh tế, xã hội và giáo dục.

2. Năng lực hướng nghiệp của người học

- Nêu và trình bày được các năng lực hướng nghiệp người học cần có đề ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp vừa phù hợp với sở thích, hứng thú cá nhân, năng lực bản thân, vừa phù hợp với nhu cầu lao động của xã hội.

- Thực hành vận dụng được hiểu biết về các năng lực hướng nghiệp vào việc rèn luyện để hình thành, phát triển năng lực nhận thức bản thân, năng lực nhận thức nghề nghiệp, năng lực xây dựng và thực hiện kế hoạch nghề nghiệp.

3. Cách thức, con đường giáo dục hướng nghiệp

- K được tên các con đường giáo dục hướng nghiệp.

- Trình bày được vai trò, nội dung và cách thức thực hiện từng con đường giáo dục hướng nghiệp cho người học.

- Thực hành vận dụng được hiểu biết về các con đường hướng nghiệp vào việc rèn luyện những năng lực, phẩm chất cần thiết theo yêu cầu của định hướng nghề nghiệp tương lai.

- Có ý thức chủ động, tích cực tham gia vào hoạt động của các con đường giáo dục hướng nghiệp.

Giáo dục hướng nghiệp theo các con đường chủ yếu sau:

- Hướng nghiệp qua hoạt động dạy học các môn văn hóa.

- Hướng nghiệp qua các hoạt động trải nghiệm tham quan, buổi nói chuyện.

- Hướng nghiệp qua các hoạt động lao động sản xuất.

CHỦ Đ 2. MỘT SỐ LÝ THUYẾT HƯỚNG NGHIỆP

4. Quy trình hướng nghiệp

- Trình bày được nội dung cơ bản, ý nghĩa, cách thức thực hiện quy trình hướng nghiệp.

- Vận dụng được những hiểu biết về quy trình hướng nghiệp vào việc xây dựng và phát triển nhận thức bản thân, xây dựng và phát triển nhận thức nghề nghiệp, xây dựng và phát triển năng lực lập, thực hiện kế hoạch nghề nghiệp.

- Thực hành được việc xây dựng các năng lực nghề nghiệp và kế hoạch nghề nghiệp của bản thân.

- Quy trình hướng nghiệp gồm 3 bước:

+ Bước 1. Tìm hiểu bản thân để đánh giá được sở thích, khả năng, cá tính, giá trị nghề nghiệp của bản thân, thành tích học tập của bản thân.

+ Bước 2. Tìm hiu nghề nghiệp để được những thông tin về nghề nghiệp, thị trường tuyn dụng, thị trường lao động, ngành nghề đào tạo, nơi đào tạo, ngành nghề muốn chọn.

+ Bước 3. Xác định phương án chọn nghề và lập kế hoạch nghề nghiệp cho bản thân.

5. Nhóm lý thuyết cá nhân và đặc điểm nghề: Lý thuyết cây nghề nghiệp; Lý thuyết mật mã Holland

- Trình bày được nội dung cơ bản, ý nghĩa, cách thức áp dụng Lý thuyết cây nghề nghiệp, Lý thuyết mật mã Holland vào việc nhận thức của bản thân về chọn nghề và sự phù hợp nghề.

- Vận dụng được những hiểu biết về Lý thuyết cây nghề nghiệp, Lý thuyết mật mã Holland để nhn thức bn thân và xác định mối tương quan giữa các đặc điểm của bàn thân với đặc điểm nghề để chọn nghề phù hợp.

- Thực hành trải nghiệm Lý thuyết nghề nghiệp và Lý thuyết mật mã Holland để chọn nghề phù hợp với đặc điểm của bn thân.

- Lý thuyết cây nghề nghiệp được lập ra để giải thích vai trò quan trọng của mối quan hệ chặt chẽ giữa sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp của một người với khả năng tuyển dụng đối với họ sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo.

- Lý thuyết mật mã Holland (Holland codes) được phát triển bởi nhà tâm lý học John Holland (1919 - 2008) người Mỹ. Đây là lý thuyết thực tế nhất được sử dụng nhiều nhất trên thế giới.

Nội dung cơ bản Lý thuyết mật mã Holland đưa ra một số luận điểm: Nếu một người chọn được công việc phù hợp với tính cách của họ thì họ sẽ dễ dàng phát triển và thành công trong ngh nghiệp.

6. Nhóm lý thuyết phát triển: Lý thuyết phát triển nghề nghiệp theo các giai đoạn của cuộc đời

- Trình bày được nội dung cơ bản, ý nghĩa, cách thức áp dụng Lý thuyết phát triển nghề nghiệp theo các giai đoạn của cuộc đời vào giáo dục hướng nghiệp.

- Thực hành được việc vận dụng và liên hệ những hiểu biết về Lý thuyết phát triển nghề nghiệp theo các giai đoạn của cuộc đời vào việc tìm hiểu vai trò của nghề nghiệp và sự tương tác giữa vai trò của nghề nghiệp với các vai trò khác trong cuộc sống của bán thân;

- Có khả năng thích ứng với những tác động từ môi trường đối với việc lựa chọn và quyết định nghề nghiệp.

- Lý thuyết Phát trin nghề nghiệp theo giai được nghiên cứu và xây dựng bởi Donald E. Super. Lý thuyết này nhìn hành trình nghề nghiệp song hành với hành trình sống của con người theo 5 giai đoạn: Giai đoạn phát triển (từ 0 - 14 tuổi); Giai đoạn khám phá (từ 15 đến 24 tuổi); Giai đoạn thiết lập (từ 25 đến 44 tuổi); Giai đoạn duy trì (từ 45- 64 tuổi); Giai đoạn giảm sút (từ 65 tuổi trở lên). Trong đó, ở mỗi giai đoạn cuộc đời có một vai trò riêng, nhiệm vụ riêng trong nghề nghiệp và trong cuộc sống, ứng với mỗi vai trò, nghề nghiệp có chặng phát triển tương ứng.

7. Nhóm lý thuyết học tập từ xã hội: Lý thuyết ngẫu nhiên kế hoạch, Lý thuyết vị trí điều khiển

- Trình bày được nội dung cơ bản, ý nghĩa, cách thức áp dụng Lý thuyết ngẫu nhiên có kế hoạch, Lý thuyết vị trí điều khin vào giáo dục hướng nghiệp.

- Thực hành vận dụng được những hiểu biết về Lý thuyết ngẫu nhiên có kế hoạch, Lý thuyết vị trí điều khiển để tìm hiu các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định nghề nghiệp của bản thân;

- Chủ động, tự tin tham gia các hoạt động, rèn luyện để tạo ra những “tiềm năng” cho hoạt động nghề nghiệp tương lai.

8. Nhóm các lý thuyết xuất hiện gần đây: thuyết hệ thống, lý thuyết mô hình lập kế hoạch nghề nghiệp

- Trình bày được nội dung bản, ý nghĩa, cách thức áp dụng lý thuyết hệ thống, lý thuyết mô hình lập kế hoạch nghề nghiệp vào giáo dục hướng nghiệp.

- Thực hành vận dụng được những hiểu biết về lý thuyết hệ thống, lý thuyết mô hình lập kế hoạch nghề nghiệp để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới định hướng, quyết định nghề nghiệp của bản thân và các bước đi cn thiết để đến được với nghề bản thân yêu thích, muốn chọn.

CHỦ ĐỀ 3. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HƯỚNG NGHIỆP

9. Xây dựng và phát triển năng lực nhận thức bản thân

- Trình bày được cơ sở khoa học của việc xây dựng, phát triển năng lực nhận thức bn thân.

- Trình bày được mục đích, ý nghĩa và cách thức xác định sở thích, năng lực, cá tính, giá trị nghề nghiệp của bản thân.

- Xác định được sở thích, khả năng/năng lực, tính cách, giá trị nghề nghiệp của bản thân.

- Trình bày được vai trò, tầm quan trọng của các kỹ năng thiết yếu.

- Xác định được những kỹ năng thiết yếu bn thân đã rèn luyện được và những kỹ năng thiết yếu còn thiếu, cần rèn luyện.

- Xây dựng và thực hiện được kế hoạch rèn luyện những kỹ năng thiết yếu còn thiếu, cần rèn luyện.

- Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của bản thân. Đánh giá được những thuận lợi, khó khăn của bản thân, hoàn cảnh gia đình và xã hội trong việc chọn nghề tương lai.

- Tự đánh giá được những điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân để có định hướng học tập, rèn luyện đáp ứng mục tiêu nghề nghiệp của bản thân.

- Thực hành xác định được mong muốn, mục tiêu của hoạt động nghề nghiệp tương lai cho bản thân.

- Tự tin vào bn thân trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai.

Năng lực nhận thc bản thân gồm:

- Năng lực 1. Xây dựng được kiến thức về bản thân trong bốn lĩnh vực: sở thích, khả năng, cá tính, giá trị nghề nghiệp và sử dụng kiến thức này cho việc hướng nghiệp suốt đời.

- Năng lực 2. Tìm hiểu được hoàn cảnh của bản thân trong bối cảnh gia đình, cộng đồng, đất nước Việt Nam, thế giới và sử dụng kiến thức này cho việc hướng nghiệp suốt đời.

- Năng lực 3. Xác nhận được mong muốn, ước mơ, hy vọng, mục tiêu của bản thân và sử dụng kiến thức này cho việc hướng nghiệp suốt đời.

10. Xây dựng và phát triển năng lực nhận thức nghề nghiệp

- Nêu được cơ sở khoa học của việc chọn nghề nghiệp phù hợp.

- Trình bày được mục đích, ý nghĩa, nội dung tìm hiểu nghề nghiệp.

- Nêu được xu hướng phát triển nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.

- Nêu được những nghề bản thân yêu thích, quan tâm.

- Xác định được những thông tin cần tìm kiếm, thu thập khi tìm hiểu nghề nghiệp.

- Trình bày được cách tìm kiếm, thu thập những thông tin cần thiết về nghề.

- Giới thiệu được những hoạt động đặc trưng, trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản, yêu cầu về phẩm chất, năng lực an toàn lao động của nghề bản thân quan tâm.

- Xác định được những ngành nghề phù hợp, bản thân có thể lựa chọn trên cơ sở đối chiếu những thông tin về nghề đã tìm hiểu, thu thập được với những đặc điểm liên quan đến hoạt động nghề nghiệp của bản thân.

- Nêu được cách tìm hiểu những thông tin cơ bản về thị trường lao động và nhu cầu của thị trường lao động ở địa phương, trong nước, quốc tế.

- Nêu được những thông tin cần thu thập và cách thu thập thông tin về cơ sở đào tạo các nghề mà bn thân yêu thích, quan tâm.

- Giới thiệu được những thông tin cơ bản về một cơ sở đào tạo nghề sau chuyến tham quan, trải nghiệm tại cơ sở đào tạo đó.

- Sử dụng được những thông tin cơ bản về nghề nghiệp, về thị trường lao động và các cơ sở đào tạo nghề để ra quyết định chọn ngành học, chọn cơ s đào tạo nghề.

- Biết cách thực hiện được việc đăng kí tuyển sinh vào các cơ sở đào tạo nghề hoặc tham gia lao động tại địa phương.

- Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm để tìm hiu, khám phá thế giới nghề nghiệp.

Năng lực nhận thức nghề nghiệp gồm:

- Năng lực 4. Xây dựng kiến thức về các ngành học, các trường đại học, cao đng, trung cấp nghề, trường nghề dùng kiến thức này cho quyết định chọn ngành học, trường học sau khi học xong lớp 9, lớp 12.

- Năng lực 5. Xây dựng kiến thức về nghề, các cơ quan, công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước, và dùng kiến thức này cho quyết định chọn nghề và nơi làm việc trong tương lai.

- Năng lực 6. Đánh giá được vai trò của thông tin và sử dụng thông tin thu thập được đối với việc quyết định nghề nghiệp (chọn ngành học, trường học, loại công việc và nơi làm việc) của mình.

11. Xây dựng và phát triển năng lực lập và thực hiện kế hoạch nghề nghiệp

- Nêu được cơ sở khoa học của việc lập kế hoạch nghề nghiệp.

- Thực hành sử dụng được kiến thức về bản thân, về nghề nghiệp đ xác định mục tiêu nghề nghiệp của bản thân.

- Xác định được vn đề cần điều chỉnh, bổ sung và biết cách điều chỉnh, bổ sung mục tiêu nghề nghiệp cho phù hợp với sở thích, năng lực của bản thân, yêu cầu về phẩm chất, năng lực của người lao động trong xã hội hiện đại, nhu cầu lao động của hội và yêu cầu tuyển sinh của cơ sở đào tạo nghề nghiệp bản thân muốn chọn.

- Tích cực tham gia các hoạt động trải nghim, hoạt động phục vụ cộng đồng để tăng thêm nhận thức bản thân, nhận thức nghề nghiệp và cơ hội nghề nghiệp.

- Nêu và thực hiện được việc tham vấn ý kiến của thầy cô giáo, cha mẹ, người thân để ra quyết định nghề nghiệp cho bản thân.

- Ra được quyết định chọn nghề, chọn ngành học, chọn cơ sở đào tạo nghề và làm hồ sơ tuyn sinh theo quyết định của bản thân.

- Lập được kế hoạch nghề nghiệp cho bản thân và từng bước thực hiện kế hoạch để đạt được mục tiêu nghề nghiệp.

- Chủ động, tự tin xây dựng kế hoạch nghề nghiệp và thực hiện kế hoạch nghề nghiệp của bản thân.

Năng lực lập và thực hiện kế hoạch nghề nghiệp gồm:

- Năng lực 7. Xác định mục tiêu nghề nghiệp.

- Năng lực 8. Hoạt động trải nghiệm và tham gia phục vụ cộng đồng để tạo thêm cơ hội nghề nghiệp.

- Năng lực 9. Lập kế hoạch và từng bước thực hiện kế hoạch nghề nghiệp.

CHỦ Đ 4. CHA MẸ TƯ VN, HỖ TRỢ CON ĐỊNH HƯỚNG NGH NGHIỆP

12. Vai trò của cha mẹ trong việc định hướng nghề nghiệp cho con

- Nêu được vai trò của cha mẹ trong việc định hướng nghề nghiệp cho con.

- Trình bày được một số quan niệm của cha mẹ trong việc định hướng nghề nghiệp cho con.

- Liên hệ được thực tế việc định hướng nghề nghiệp của cha mẹ cho con.

13. Những kiến thức, kỹ năng cha mẹ cn có để tư vn, hỗ trợ con định hướng nghề nghiệp

- Nêu được nội dung cơ bản và ý nghĩa của một số lý thuyết hướng nghiệp mà cha mẹ cần được trang bị để sử dụng vào việc tư vấn, hỗ trợ cho con định hướng nghề nghiệp.

- Trình bày được một số kỹ năng tư vấn hướng nghiệp cha mẹ cần có để tư vấn, hỗ trợ con định hướng nghề nghiệp.

- Cha mẹ vận dụng được những kiến thức, kỹ năng về hướng nghiệp để tư vấn, hỗ trợ con định hướng nghề nghiệp cho phù hợp với năng lực của con và điều kiện của gia đình.

14. Cha mẹ tư vấn, hỗ trợ con định hướng nghề nghiệp

- Trình bày được mục đích và cách thức cha mẹ tư vấn, hỗ trợ con nhận thức bản thân và phát triển các kỹ năng thiết yếu.

- Nêu được mục đích và cách thức cha mẹ tư vấn, hỗ trợ con tìm hiu, trải nghiệm, khám phá ngành học, nghề nghiệp tương lai, thị trường lao động và cơ sở đào tạo nghề nghiệp; xây dựng và thực hiện kế hoạch nghề nghiệp.

- Liên hệ thực tế về việc cha mẹ đã tư vấn, hỗ trợ con chọn hướng đi và nghề nghiệp phù hợp.

- Cha mẹ tự tin, chủ động trong việc tư vấn, hỗ trợ con định hướng nghề nghiệp.

Phần thứ hai. GIÁO DỤC KHỞI NGHIỆP

CHỦ Đ 5. NHNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC KHỞI NGHIỆP

1. Khái niệm khởi nghiệp, giáo dục khởi nghiệp

- Trình bày được khái niệm khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo, giáo dục khởi nghiệp.

- Phân biệt được khái niệm khởi nghiệp với Startup.

- Nêu được sự khác nhau giữa khởi nghiệp và giáo dục khởi nghiệp.

- Trình bày được vai trò của giáo dục khởi nghiệp đối với nhân và cộng đồng.

- Liên hệ được thực tế về tình hình khởi nghiệp của thanh niên hiện nay ở địa phương.

2. Mục đích, vai trò, đối tượng của khởi nghiệp

- Nêu được mục đích của khởi nghiệp.

- Trình bày được vai trò của khởi nghiệp đối với bản thân, gia đình và xã hội.

- Kể tên được những đối tượng có thể tham gia khởi nghiệp.

- Liên hệ với bn thân và gia đình có thể tham gia khởi nghiệp.

3. Nhng lĩnh vực khởi nghiệp

- Kể tên được những lĩnh vực có thể khởi nghiệp hiện nay.

- tả được những ngành, nghề có thể khởi nghiệp, kinh doanh trong các lĩnh vực: sản xuất nông nghiệp, các dịch vụ tư vấn, lĩnh vực giáo dục, du lịch, dịch vụ làm đẹp, lĩnh vực tài chính, ngân hàng...

- Thực hành lựa chọn được lĩnh vực khởi nghiệp, kinh doanh phù hợp với khả năng của bản thân, điều kiện kinh tế của gia đình và đặc thù của địa phương.

4. Các yếu tố cần thiết để khởi nghiệp thành công

- Trình bày được các yếu tố cần có để khởi nghiệp thành công.

- Trình bày và phân tích được các bước quan trọng để khởi nghiệp thành công (hình thành ý tưởng khởi nghiệp, sách lược kinh doanh, lập kế hoạch kinh doanh, góp vốn, sắp xếp nhân sự, thiết lập cơ cấu).

- Phân tích được các tính cách, tố chất và năng lực cần có của người khởi nghiệp.

- Có ý thức tìm tòi, nghiên cứu và hoàn thiện các kỹ năng cần thiết cho bản thân để tham gia khởi nghiệp thành công.

- Các yếu tố để khởi nghiệp thành công: Khát vọng làm giàu chính đáng; năng lực và tư duy sáng tạo; vốn kinh doanh; kiến thức nn tng về lĩnh vực khởi nghiệp.

- Năng lực qun lý tài chính, nghiên cứu thị trường, xây dựng kế hoạch chiến lược.

CHỦ Đ 6. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC KHỞI NGHIỆP

5. Các giai đoạn khởi nghiệp

- Nêu được các giai đoạn khởi nghiệp.

- Trình bày được khái niệm, mục đích, ý nghĩa, vai trò của giai đoạn hình thành và đánh giá ý tưởng khởi nghiệp.

- Trình bày được khái niệm, mục đích, ý nghĩa, nội dung của giai đoạn thực hiện ý tưởng khởi nghiệp.

- Trình bày được khái niệm, mục đích, ý nghĩa, nội dung của giai đoạn quản trị khởi nghiệp.

- Nêu và phân tích được mối quan hệ của ba giai đoạn khởi nghiệp.

- Các giai đoạn khởi nghiệp gồm: giai đoạn hình thành ý tưởng khởi nghiệp và xây dựng kế hoạch khởi nghiệp; giai đoạn thực hiện ý tưởng và kế hoạch khởi nghiệp; giai đoạn quản trị khởi nghiệp.

6. Đánh giá ý tưởng khởi nghiệp

- Nêu được đặc điểm ý tưởng khởi nghiệp.

- Trình bày được các điều kiện, cách thức để hình thành và đề xuất ý tưởng khởi nghiệp.

- Trình bày được quy trình đánh giá ý tưởng khởi nghiệp theo các tiêu chí (hiểu biết về ngành, nghề kinh doanh, kinh nghim trong lĩnh vực kinh doanh, kỹ năng của người khởi nghiệp, khả năng thâm nhập thị trường, tính độc đáo của ý tưởng).

- Thực hành vận dụng được các kiến thức về ý tưởng khởi nghiệp để đề xuất và xây dựng được một ý tưởng khởi nghiệp phù hợp với sở thích, năng lực của bản thân và điều kiện thực tế; đánh giá được ý tưởng khởi nghiệp của bn thân theo các tiêu chí đánh giá.

- Có ý chí khát vọng và tinh thần khởi nghiệp.

- Tin tưởng vào bản thân khi xây dựng ý tưởng khởi nghiệp để thực hiện.

- Tính khả thi của ý tưởng, yếu tố thị trường, cơ hội trong sn xuất, kinh doanh.

7. Thực hiện ý tưởng khởi nghiệp: Nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch marketing, xây dựng kế hoạch khởi nghiệp

- Nêu được những công việc cần thực hiện để triển khai được ý tưởng khởi nghiệp.

- Trình bày được khái niệm thị trường, nghiên cứu thị trường và vai trò của thị trường đối với nền kinh tế.

- Nêu được những yêu cầu và sự cần thiết của việc nghiên cứu thị trường đối với các doanh nghiệp.

- Trình bày được các phương pháp nghiên cứu thị trường hiệu quả.

- Trình bày được quy trình nghiên cứu thị trường (xác định mục tiêu, thu thập thông tin, phân tích đánh giá dữ liệu, xác định khách hàng tiềm năng, phân tích đối thủ cạnh tranh, dự đoán thị trường trong tương lai).

- Nêu được khái niệm, mục đích, vai trò, chức năng của marketing đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng.

- Nêu được vai trò, nội dung, quy trình xây dựng kế hoạch marketing.

- Trình bày được mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lập kế hoạch khởi nghiệp.

- Mô tả được các nội dung chính của bản kế hoạch khởi nghiệp

- Nêu được quy trình xây dựng kế hoạch khởi nghiệp có tính khả thi.

- Thực hành vận dụng được các kiến thức về thực hiện ý tưởng khởi nghiệp để xây dựng và thực hiện một kế hoạch khởi nghiệp phù hợp với năng lực của bản thân và điều kiện thực tế.

- Thực hành rèn luyện để hình thành được các năng lực nghiên cứu thị trường, xây dựng và thực hiện kế hoạch marketing, kế hoạch khởi nghiệp; phẩm chất trách nhiệm trong việc thực hiện ý tưởng khởi nghiệp.

- Tự tin, chủ động trong việc thực hiện ý tưởng khởi nghiệp. Có khát vọng thành công trong việc thực hiện ý tưởng khởi nghiệp.

- Phương pháp nghiên cứu thị trường gồm: Quan sát hành vi khách hàng, phỏng vấn trực tiếp khách hàng, khảo sát trực tuyến khách hàng.

- Nội dung chính của kế hoạch gồm: Mục tiêu khởi nghiệp, phân tích thị trường, kế hoạch makerting, kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch phát triển doanh nghiệp, nhóm đồng sáng lập, những rủi ro cơ bản, kế hoạch tài chính.

8. Quản trị khởi nghiệp: Nguồn vốn khởi nghiệp, qun trị tài chính, quản trị nhân sự

- Nêu được vai trò của vốn và các loại vốn cần thiết để khởi nghiệp (vốn đầu tư, vốn lưu động).

- Trình bày được cách huy động và những biện pháp sử dụng nguồn vốn cho khởi nghiệp hiệu quả.

- Nêu được các kỹ năng quản lý tài chính, quản lý nhân sự để khởi nghiệp thành công.

- Nêu được mục tiêu, vai trò, các nguyên tắc, nội dung, các biện pháp quản lý tài chính đạt hiệu quả.

- Nêu được vai trò, đặc điểm, các lĩnh vực, các biện pháp quản lý nhân sự hiệu qu trong quá trình khởi nghiệp.

- Nêu được những khó khăn, rủi ro trong việc quản lý tài chính, quản lý nhân sự trong quá trình khởi nghiệp.

- Trình bày được vai trò, cách thức giới thiệu sản phẩm, bán hàng trên nền tảng công nghệ số.

- Thực hành vận dụng được các kiến thức về quản trị khởi nghiệp vào quá trình khởi nghiệp của bản thân.

- Có ý thức rèn luyện, hình thành và phát triển năng lực quản lý tài chính, quản lý nhân sự, giới thiệu và quảng bá sản phẩm khởi nghiệp.

- Có tinh thần dám nghĩ, dám làm, chủ động, sáng tạo trong quá trình khởi nghiệp.

III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Thời lượng

-Tổng thời lượng của Chương trình Giáo dục hướng nghiệp và khởi nghiệp là 180 tiết gồm lý thuyết: 86 tiết, thực hành: 94 tiết (60 buổi, mỗi buổi 3 tiết). Trong đó, phần thứ nhất. Giáo dục hướng nghiệp bao gồm 4 chủ đề được thực hiện với thời lượng là 90 tiết (47 tiết lý thuyết, và 43 tiết thực hành, tham quan, trải nghiệm) và phần thứ hai. Giáo dục khởi nghiệp bao gồm 2 chủ đề được thực hiện với thời lượng 90 tiết (39 tiết lý thuyết, và 51 tiết thực hành, tham quan, trải nghiệm). Chương trình không quy định số tiết và số buổi trong tuần, tháng và năm.

- Căn cứ vào nhu cầu của người học và đội ngũ giáo viên, báo cáo viên, các địa phương có thể tổ chức dạy toàn bộ nội dung của chương trình, hoặc dạy từng nội dung Phần thứ nhất. Giáo dục hướng nghiệp hoặc Phần thứ hai. Giáo dục khởi nghiệp cho phù hợp nhưng phải đảm bảo dạy đủ các nội dung của từng lĩnh vực, đảm bảo đúng các yêu cầu cần đạt và thời lượng đã được quy định trong chương trình. Hằng năm, các cơ sở giáo dục phải xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học với các nội dung giáo dục hướng nghiệp và giáo dục khởi nghiệp tối thiểu là 30 tiết trở lên.

- Tùy điều kiện thực tế của địa phương và đối tượng người học, các cơ sở giáo dục trin khai việc thực hiện các nội dung giáo dục hướng nghiệp và khởi nghiệp sao cho phù hợp và hiệu qu. Cụ thể là:

+ Đối với nội dung phần thứ nhất. Giáo dục hướng nghiệp: có thể tổ chức dạy cho người học đang theo học tại các cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục phổ thông và cha mẹ học viên để giúp các em có kiến thức và kỹ năng lựa chọn được nghề nghiệp trong tương lai phù hợp với năng lực, sở thích, điều kiện kinh tế của gia đình.

+ Đối với nội dung phần thứ hai. Giáo dục khởi nghiệp có thể tổ chức cho đối tượng thanh niên tại các cơ sở giáo dục thường xuyên để giúp người học có kiến thức, kỹ năng để tự tin khẳng định bản thân, có thể tự khởi nghiệp để phát triển kinh tế, mang lại thu nhập cho gia đình, người thân tại cộng đồng, góp phần phát triển đất nước.

2. Hướng dẫn tổ chức dạy học

2.1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

a) Đối với nội dung giáo dục hướng nghiệp

- Phương pháp giáo dục hướng nghiệp theo hướng tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích người học tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, sở trường, nguyện vọng của bản thân. Khuyến khích các giáo viên, báo cáo viên sử dụng các phương pháp dạy học kết hợp hài hòa giữa Lý thuyết và thực hành, tổ chức cho người học được tham gia trải nghiệm các nghề nghiệp trước khi đưa ra lựa chọn nghề phù hợp với năng lực, sở thích của bản thân, điều kiện kinh tế của gia đình và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của địa phương.

- Đa dạng hóa các hình thức tổ chức hướng nghiệp nhằm khơi gợi được sở thích, tính cách và tạo hứng thú cho người học như: Tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ nghề nghiệp với các chủ đề như: “Chọn nghề cho tương lai”, “Học nghề - Việc làm và lập nghiệp”...; Tchức tìm hiểu hoạt động nghề nghiệp của một số nghề phổ biến ở trường dạy nghề hoặc cơ sở sản xut; Triển lãm giới thiệu các sản phẩm do người học làm ra và các điển hình về học nghề, hành nghề giỏi; Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về thế giới nghề nghiệp và tư vấn nghề nghiệp thông qua các tiết học, chương trình hướng nghiệp; phối hợp với các trường để tổ chức các ngày hội tư vấn hướng nghiệp, người học được tiếp cận với các thông tin từ các doanh nghiệp, nhà máy để có thể lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân, gia đình và nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương.

b) Đi với nội dung giáo dục khởi nghiệp

- Giáo viên, báo cáo viên sử dụng các phương pháp dạy học cùng tham gia, tổ chức cho người học theo cấu trúc các nội dung của chương trình. Ngoài việc tổ chức dạy lý thuyết, giáo viên cần kết hợp với trải nghiệm kinh doanh dưới các hình thức như: Câu lạc bộ doanh nhân, làm bài tập lớn về khởi nghiệp. Khuyến khích và hỗ trợ người học lập ra các hoạt động kinh doanh nhỏ, vừa sức để thực hiện các ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh từ đơn giản đến các hoạt động phức tạp hơn như sản xuất và tiếp thị một sn phẩm/dịch vụ hoặc gia công sn xuất các sn phẩm qun áo thể thao, thiệp mừng...

- Các ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh do người học tự đề xuất. Người học sẽ tự tổ chức, đăng kí và hoạt động, lập ra các tài khoản để lúc kết thúc giai đoạn hạch toán, kiểm toán, người học tự quyết định về việc phân chia lãi và lợi ích từ kinh doanh. Đến cuối giai đoạn hạch toán, có thể giải thể doanh nghiệp hoặc bán cổ phần và cử ra một nhóm chỉ đạo mới.

- Đa dạng các hình thức tổ chức giáo dục khởi nghiệp: thành lập Câu lạc bộ khởi nghiệp, kinh doanh để tổ chức tham quan các công ty, mời báo cáo viên về các chủ đề cần quan tâm, thảo luận trao đổi về các ý tưởng khởi nghiệp. Người học là người tổ chức và vn hành hoạt động của câu lạc bộ; giáo viên, báo cáo viên đóng vai trò người hướng dẫn. Câu lạc bộ này hàng tháng tổ chức sinh hoạt các chuyên đề bàn về một vấn đề cụ thể: Ví dụ: bàn về xây dựng ý tưởng khởi nghiệp; cách thức để huy động vốn để khởi nghiệp; vấn đề phân tích thị trường và khách hàng đề xây dựng kế hoạch kinh doanh, câu lạc bộ có thể mời các doanh nhân, những người thành đạt về kinh doanh đến trao đổi về quá trình khởi nghiệp, những thành công và bài học kinh doanh khó khăn, thất bại của mình cho người học.

- Tổ chức cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh hoặc hoạt động lồng ghép với trò chơi kinh doanh để tổ chức cuộc thi.

2.2. Đánh giá kết qu học tập

- Việc đánh giá kết quả học tập của người học đối với các chủ đề của lĩnh vực giáo dục hướng nghiệp và khởi nghiệp phải căn cứ vào yêu cầu cần đạt quy định trong chương trình nhằm động viên khuyến khích người học, giúp người học điều chỉnh cách học, bổ sung kiến thức; giúp giáo viên, báo cáo viên thay đổi cách giảng dạy, hướng dẫn.

- Việc đánh giá kết quả học tập của người học là đánh giá năng lực vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thực tế cuộc sống và việc thay đổi thái độ, hành vi của người học. Kết hợp nhiều phương pháp, hình thức đánh giá như làm bài trắc nghiệm, quan sát, làm sn phẩm thực hành, thực hiện dự án tìm hiểu nghề, thực hành xây dựng ý tưởng và kế hoạch khởi nghiệp của bn thân và các dự án khởi nghiệp.

- Sau khi học xong toàn bộ phần thứ nhất. Giáo dục hướng nghiệp, giáo viên, báo cáo viên có thể kiểm tra, đánh giá người học bằng phiếu trắc nghiệm hoặc bài thực hành xây dựng được một kế hoạch lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, trình độ bản thân, gia đình và xã hội.

- Sau khi học xong toàn bộ phần thứ hai. Giáo dục khởi nghiệp, giáo viên, báo cáo viên có thể kiểm tra, đánh giá người học bằng bài thực hành xây dựng ý tưởng và kế hoạch khởi nghiệp hoặc xây dựng một dự án khởi nghiệp phù hợp và đảm bo tính khả thi trong thực tế.

- Bài kim tra được đánh giá theo hình thức Đạt và Chưa đạt. Xếp loại Đạt nếu người học thực hiện được 50% yêu cầu cn đạt của chủ đề theo các phần.

3. Điều kiện đảm bảo thực hiện chương trình

- Giáo viên, báo cáo viên: là giáo viên, chuyên gia có trình độ đại học, có hiểu biết và chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn về giáo dục hướng nghiệp, giáo dục khởi nghiệp và có kinh nghiệm trong các hoạt động tuyên truyền, giáo dục cộng đồng.

- Cơ sở vật chất: Đảm bảo cho việc tổ chức các hoạt động hướng nghiệp và khởi nghiệp. Tùy vào quy mô và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục để đảm bảo bố trí phòng học cho phù hợp với nội dung của chủ đề và quy mô của lớp học. Có thể tổ chức tại các trường học, hoặc tổ chức tại các hội trường của phường/xã, nhà văn hóa, các mô hình khởi nghiệp theo các lĩnh vực khởi nghiệp của địa phương.

- Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu, tivi, video, các bài giảng phục vụ cho việc dạy học.

- Tài liệu: Bao gồm những tài liệu trong lĩnh vực hướng nghiệp, khởi nghiệp đã được biên soạn và phê duyệt; các mô hình kinh doanh; các câu chuyện và tấm gương tiêu biểu về khởi nghiệp thành công.

LĨNH VỰC GIÁO DỤC CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG CỘNG ĐỒNG

I. MỤC TIÊU

Chương trình Giáo dục chuyển đổi số trong cộng đồng là một lĩnh vực giáo dục của Chương trình Giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học nhằm bổ sung kiến thức, kỹ năng cơ bản về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số thích nghi với công việc, cuộc sống mới trong xã hội số; khai thác các dịch vụ số để hỗ trợ công cuộc chuyển đổi số Quốc gia thành công.

1. Năng lực

- Cung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng cơ bản, thiết thực về ứng dụng công nghệ thông tin và thích nghi với công việc, cuộc sống mới trong xã hội số.

- Hình thành và phát triển cho người học năng lực về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyn đổi số để phát triển bản thân, thích nghi với công việc, cuộc sống mới trong xã hội số: Hiểu biết sử dụng được các dịch vụ số; biết cách thu thập và tạo thông tin số cho cá nhân; tự bảo vệ mình và bảo mật thông tin, tài sn số cá nhân; tham gia được vào công cuộc chuyển đổi số Quốc gia. Qua đó, người học có khả năng thích ứng và giải quyết hiệu quả các yêu cầu và thách thức của sản xuất trong cơ chế thị trường và hội nhập; góp phần rèn luyện, củng cố năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo cho người học trong môi trường số.

2. Phẩm chất

- Có ý thức và thói quen ứng dụng công nghệ thông tin và thích nghi với công việc, cuộc sống mới trong xã hội số, tham gia chủ động, tích cực vào công cuộc chuyển đổi số Quốc gia. Có ý thức trách nhiệm của công dân khi tham gia thị trường số.

- Dám nghĩ, dám làm, tự tin về bn thân, về khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và thích nghi với công việc, cuộc sống mới trong hội số giúp phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho bản thân và gia đình.

- Có ý thức tuyên truyền trong gia đình và cộng đồng về những điều đã được học, được thảo luận; có thái độ phê phán đối với những hành vi vi phạm pháp luật trong môi trường số, biết cách bảo vệ thông tin dữ liệu cá nhân và phát triển kinh tế; Biết tránh và đấu tranh với các biểu hiện sai lệch trên môi trường số.

II. NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Nội dung khái quát

Ch đề/nội dung

Thời lượng

(Tổng số tiết)

Trong đó số tiết

Lý thuyết

Thực hành

CHỦ Đ1. VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ

18

18

1. Khái niệm về chuyển đổi số, kinh tế số, chính phủ số, xã hội số

6

6

2. Phân biệt ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đi số

6

6

3. Giới thiệu chuyển đổi số trong các trụ cột của chuyển đổi số Quốc gia: chính phủ số; kinh tế số; xã hội số

6

6

CHỦ ĐỀ 2. CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CƠ BẢN

NỘI DUNG 1. CHÍNH PH SỐ

42

14

28

4. Chuyển đổi số trong quản lý dân

21

7

14

5. Chuyn đổi số dịch vụ hành chính công

21

7

14

NỘI DUNG 2. XÃ HỘI SỐ

45

18

27

6. Chuyển đổi số trong giáo dục

15

6

9

7. Chuyển đổi số trong tài chính

15

6

9

8. Chuyển đổi số trong y tế

15

6

9

NỘI DUNG 3. KINH TẾ SỐ

45

18

27

9. Chuyển đi số trong sản xuất công nghiệp

15

6

9

10. Chuyển đổi số trong nông, lâm, ngư nghiệp

15

6

9

11. Chuyển đổi số trong khởi nghiệp, kinh doanh (thương mại điện tử và tham gia một số sàn thương mại điện tử )

15

6

9

CHỦ Đ 3. AN NINH, AN TOÀN TRONG XÃ HỘI SỐ

30

15

15

12. Thông tin, tài sản số cá nhân

6

3

3

13. Bảo vệ thông tin, tài sản số cá nhân

9

3

6

14. Luật qui định môi trường số; phân biệt thông tin đúng sai, trách nhiệm cá nhân trong môi trường số

15

9

6

Tổng số tiết

180

83

97

2. Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt

Chương trình Giáo dục chuyển đổi số trong cộng đồng có 3 chủ đề. Mỗi chủ đề có những nội dung và yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực như sau:

Chủ đề/Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Ghi chú

CHỦ Đ 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CHUYN ĐỔI SỐ

1. Khái niệm về chuyển đổi số, kinh tế số, chính phủ số, xã hội số, công dân số

- Nêu được khái niệm về chuyển đổi số, kinh tế số, chính phủ số, xã hội số, công dân số.

- Trình bày được tầm quan trọng của việc chuyển đổi số, lợi ích và thách thức của chuyển đổi số.

- Trình bày được một số lợi ích mang lại cho người dân của Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Lấy được ví dụ minh họa.

- Nêu được chuyển đổi số trong một số ngành, lĩnh vực liên quan đến đời sống, phát triển kinh tế, xã hội.

2. Phân biệt ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số

- Trình bày được mục đích của chuyển đổi số (chuyển đổi số không chỉ tập trung vào việc sử dụng công nghệ số mà còn thay đổi sâu rộng về cách tổ chức và xã hội hoạt động).

- Phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa ứng dụng công nghệ thông tin và chuyn đổi số.

- Nêu được những chuẩn bị cn thiết tối thiu cho việc chuyển đổi số và thực hiện được chuyển đổi số cá nhân.

- Thực hành được một số chuyển đổi số cá nhân cần thiết, chẳng hạn như tạo lập, kích hoạt được mức 2 VnelD; thực hành “Cài đặt sinh trắc học và triển khai phương thức xác thực giao dịch bằng sinh trắc học trên một số ứng dụng của ngân hàng và một số chuyển đi số cá nhân cần thiết khác.

3. Giới thiệu chuyển đổi số trong các trụ cột của chuyển đổi số Quốc gia: chính phủ số; kinh tế số; xã hội số

- Nêu được những nội dung chính của chuyn đổi Quốc gia; các tiêu chí của từng trụ cột trong chuyn đổi số.

- Liên hệ và trình bày được thực tế một số ngành, địa phương đã chuyển đổi số trên toàn quốc.

- Trình bày được chuyển đổi số hiện nay trong một số lĩnh vực cơ bản (như chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục; y tế; tài chính - ngân hàng; nông nghiệp; giao thông vận tải và kho vận; năng lượng; tài nguyên và môi trường; sản xuất công nghiệp).

CHỦ Đ 2. CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CƠ BẢN

NỘI DUNG 1. CHÍNH PHỦ SỐ

1. Chuyển đổi số trong quản lý dữ liệu về dân và dịch vụ công

1.1. Ứng dụng dữ liệu về dân cư

- Trình bày được một số dịch vụ về chuyển đổi số theo các đề án của Chính phủ (Đ án 06), nêu được các cách thc tham gia.

- Trình bày được một số dịch vụ về chuyn đổi số hiện tại của địa phương (nếu ), nêu được các cách thức tham gia.

- Thực hành lập và kích hoạt được mức 2 của ứng dụng định danh điện tử VnelD.

- Thực hành tham gia vào một số dịch vụ theo các đề án của Chính phủ về chuyển đổi số (Đề án 06) tại địa phương (như iHanoi, ...).

- VNelD: là một ứng dụng trên thiết bị di động, do Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư của Bộ Công an phát triển nhằm mục đích thay thế cho giấy tờ truyền thống và cung cấp các tiện ích phục vụ cho công dân số, chính phủ số và xã hội số.

1.2. Ứng dụng định danh điện tử

- Nêu được một số ứng dụng cơ bản của định danh điện tử.

- Thực hành và thêm được một số thông tin cần thiết vào ứng dụng định danh điện tử VNelD.

- Thực hành tạo được ví giấy tờ trên ứng dụng VnelD.

- Thực hành sử dụng thành thạo ứng dụng VNelD thay cho một số giấy tờ theo quy định như khai thác được định danh điện tử khi thực hiện các dịch vụ công như thay thế hộ khẩu; khám chữa bệnh; đăng ký tạm trú; tham gia giao thông đường hàng không (đi máy bay) của cá nhân.

2. Chuyển đổi số dịch vụ hành chính công

2.1. Giới thiệu chính quyền số của cấp xã/phường/thị trấn; cấp huyện/thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trung ương

- Nêu được một số nội dung cơ bản của chính quyền số cấp

xã/phường/thị trấn; cấp huyện (dịch vụ công trực tuyến mức 4).

- Thực hành được trong việc thiết lập, cài đặt, sử dụng thiết bị số thông dụng (điện thoại, máy tính, các thiết bị điện tử khác).

- Thực hành sử dụng được một số ứng dụng kết nối, khai thác dịch vụ công trực tuyến của chính quyền địa phương để giải quyết các thủ tục hành chính phổ biến (hôn nhân, gia đình, dân sự).

2.1. Sử dụng các dịch vụ công

- Nêu được các cách thức đăng ký Dịch vụ công trực tuyến

- Nêu được một số dịch vụ công nổi bật trên cổng Dịch vụ công trực tuyến như cấp điện mới, đổi giấy phép lái xe; đăng ký, cấp bin số xe tại các tỉnh; cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ bảo him xã hội, thẻ bảo hiểm y tế, ...

- Thực hành đăng ký, đăng nhập và quản lý tài khoản trên cổng dịch vụ công quốc gia.

- Thực hành tìm kiếm, tra cứu, khai thác dịch vụ công trực tuyến trên cổng dịch vụ công trực tuyến quốc gia và dịch vụ công ở địa phương đề phục vụ cuộc sống hàng ngày trên máy tính hoặc điện thoại hoặc các thiết bị điện tử khác.

NỘI DUNG 2. XÃ HỘI SỐ

1. Chuyển đổi số trong giáo dục

1.1. Nguồn học liệu mở

- Nêu được khái niệm về học liệu mở, kho học liệu mở, học tập trực tuyến.

- Nêu được một số cách tìm kiếm học liệu mở phục vụ nhu cầu học tập của bản thân.

- Thực hành tìm kiếm và khai thác được một số học liệu mở phục vụ nhu cầu học tập, phát triển của bản thân (kho học liệu mở học tập trên truyền hình, kho học liệu mở của các cơ sở giáo dục trong nước, quốc tế).

1.2. Học tập trực tuyến, cộng đồng trực tuyến

- Trình bày được khái niệm của cộng đồng trực tuyến (cộng đồng ảo). Nêu được một số ví dụ về: trang mạng xã hội, diễn đàn, hội thảo trực tuyến, trò chuyện và trò chơi điện tử.

- Trình bày được một số cách đăng tải và chia sẻ thông tin lên mạng Internet như thông qua blog, podcast, hình ảnh, âm thanh, video.

- Trình bày được một số cách tìm kiếm một số khóa học trực tuyến (để nhận chứng chỉ; để nhận văn bằng) phục vụ nhu cầu học tập, phát triển của bản thân.

- Sử dụng được một số chức năng cơ bản của mạng xã hội đ giao lưu và chia s thông tin.

- Trình bày được ví dụ cụ thể về hậu quả của việc sử dụng thông tin vào mục đích sai trái.

- Trình bày được một số tác động tiêu cực của công nghệ tới đời sống con người như: ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý khi lệ thuộc vào các thiết bị điện tử, rủi ro bị đánh cắp thông tin, lừa đo trực tuyến, ...

- Nêu được một số cách bảo vệ bản thân khi tham gia vào các hoạt động trực tuyến, cộng đồng trực tuyến.

- Thực hành tham gia một số khóa học trực tuyến về học tập các kỹ năng phục vụ công việc, cuộc sống, phát triển bn thân (qun lý thời gian, tiến độ học tập, giao tiếp trực tuyến, tự nghiên cứu, tương tác với giáo viên và bạn học, lập kế hoạch, phát triển bản thân).

- Trình bày một số nền tảng trực tuyến để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm cá nhân, họp trực tuyến, học tập trực tuyến

1.3. Tham gia vào hệ sinh thái học tập suốt đời; đánh giá thông tin một cách khách quan, đánh giá chất lượng thông tin

- Trình bày được tầm quan trọng trong việc đánh giá thông tin.

- Nhận biết được các yếu tố đảm bảo tính tin cậy của thông tin.

- Nhận biết được sự phù hợp của thông tin đi với từng đối tượng khác nhau.

- Nêu được một số ví dụ truy cập không hợp lệ vào các nguồn thông tin và kênh thông tin.

- Trình bày được tác hại của bệnh nghiện Internet, từ đó có ý thức phòng tránh.

- Thực hành sử dụng được một số nền tng trực tuyến để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm cá nhân, họp trực tuyến, học tập trực tuyến.

- Thực hành khai thác, sử dụng nội dung học tập trên nền tảng trực tuyến đã được công bố; khai thác các nguồn học liệu mở phục vụ học tập suốt đời của cá nhân.

- Thực hành viết bài, làm bài trên học liệu điện tử. Công bố các nội dung đã được kiểm duyệt.

2. Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính

2.1. Các dịch vụ tài chính số

- Trình bày được khái niệm ngân hàng trực tuyến (ngân hàng số), ví điện tử. Nêu được một số ví dụ cụ thể về ví điện tử thông dụng hiện nay.

- Nêu được khái niệm đầu tư tài chính trực tuyến.

- Trình bày được một số ưu điểm, lợi ích của việc sử dụng tiền trong việc đầu tư tài chính trực tuyến.

- Trình bày được được mặt trái của đầu tư tài chính trực tuyến; những những tiềm n, rủi ro của việc đầu tư tài chính trực tuyến.

- Trình bày được được một số kênh đầu tư tài chính cơ bản (gửi tiết kiệm, gửi tiền tích lũy trực tuyến, đầu tư cho con, mở tài khoản chứng chỉ quỹ, đầu tư hàng hóa phái sinh, trái phiếu doanh nghiệp, ...).

- Thực hành thành thạo các kỹ năng khai thác, sử dụng được:

+ Ngân hàng trực tuyến (ngân hàng số).

+ Ví điện tử.

+ Thanh toán di động, thanh toán trực tuyến (thực hiện được chuyển và nhận tiền qua môi trường mạng internet; thực hiện được cách thanh toán không dùng tiền mặt (thoát khỏi việc giữ và tiêu tiền mặt). Biết cách tạo và thực hành sử dụng mã QRCode (của tài khoản ngân hàng cá nhân) để thực hiện các giao dịch không dùng tiền mặt, ...).

+ Bảo hiểm trực tuyến.

- Thực hành rèn luyện các kỹ năng sử dụng ngân hàng trực tuyến và khai thác các ứng dụng của ngân hàng trực tuyến.

- Khái niệm: Tài chính số là việc cung cấp các dịch vụ tài chính trên thiết bị di động, máy tính cá nhân, mạng Internet hoặc các loại th thanh toán.

- Khái niệm: Đầu tư tài chính trực tuyến là hình thức đu tư vào sản phm hoặc dịch vụ thông qua Internet, các lệnh mua hoặc bán sẽ được thực hiện hoàn toàn trên mạng mà không cần gặp mặt trực tiếp.

2.2. Thực hiện mở tài khoản, thanh toán trực tuyến, đầu tư tài chính trực tuyến

Biết thực hiện được thành thạo các kỹ năng trong việc mở tài khoản, thanh toán mua hàng trực tuyến, gồm:

- Tạo tài khoản và thông tin cá nhân.

- Chọn loại tài khoản.

- Chọn ngân hàng.

- Tạo Đơn đăng ký, mua hàng, thanh toán trực tuyến.

- Kết nối ngân hàng.

- Bảo vệ tài khoản.

- Kiểm tra giao dịch.

- Lựa chọn phương thức thanh toán an toàn.

- Theo dõi giao dịch và kết thúc giao dịch.

- Biết vay tiêu dùng (sử dụng thẻ tín dụng).

- Thực hành được cách gửi và tất toán tiết kiệm trực tuyến trên một ứng dụng của ngân hàng trực tuyến hoặc ví điện tử trực tuyến.

3. Chuyển đổi số trong y tế

3.1. Hồ sơ y tế điện tử

- Biết về hồ sơ y tế (y bạ, các kết quả xét nghiệm, chụp chiếu) trực tuyến.

- Thực hiện được thao tác mở hồ sơ y tế cá nhân đ xem kết quả khám và điều trị bệnh.

3.2. Y tế từ xa

- Nêu được một số dịch vụ y tế từ xa hiện nay trong cộng đồng và dịch vụ y tế từ xa của các bệnh viện.

- Thực hiện được tương tác với Bác sĩ để tư vấn sức khỏe.

- Thực hiện được việc đăng ký khám bệnh trực tuyến qua các ứng dụng y tế trực tuyến.

- Biết cách khai thác các thông tin về y tế trên các ứng dụng để cập nhật được các giải pháp phòng và chống các bệnh thông thường, giữ gìn và bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng.

3.3. Thiết bị y tế thông minh

- Nêu được một số thiết bị y tế thông minh để theo dõi và chăm sóc sức khỏe (Thiết bị đo, cảnh báo).

- Thực hin được kết nối thiết bị thông minh với nhau và với trung tâm y tế gia đình để hỗ trợ, tư vấn về những vấn đề về sc khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng.

NỘI DUNG 3. KINH T SỐ

1. Chuyển đổi số trong sản xuất công nghiệp

1.1. Giới thiu sản xuất công nghiệp trong thời đại số/ công nghiệp số

- Nêu được khái niệm chuyển đổi số trong sản xuất; trình bày được xu hướng chuyển đổi số trong lĩnh vực sn xuất trên toàn cầu.

- Trình bày được hiện trạng về chuyn đổi số trong sản xuất công nghiệp tại Việt Nam.

1.2. Chuyển đổi số trong sản xuất

- Trình bày được khái niệm chuyển đổi số trong sản xuất.

- Trình bày được một số lợi ích của việc truy xuất nguồn gốc sn phẩm bằng công nghệ số (nguồn gốc, thông tin trong chuỗi từ khâu sn xuất, chế biến, phân phối đều được theo dõi, giám sát, ghi nhận trên nền tảng công nghệ, không thể chỉnh sửa, làm giả mạo).

- Giải thích được tại sao doanh nghiệp cần tối đa hóa giá trị nhờ chuyn đổi số, bao gồm (sử dụng tài nguyên và tối ưu hóa quá trình; sử dụng tài sản, nâng cao năng suất lao động; qun lý hàng tồn kho; cải tiến chất lượng; khớp cung và cu; giảm thời gian đưa hàng hóa ra thị trường; dịch vụ và hậu mãi).

- Trình bày được chiến lược chuyển đổi số của một doanh nghiệp gồm các giai đoạn (tạo quan hệ gần gũi với nhà cung cấp và khách hàng; gia tăng hiệu suất vận hành tự thân; gia tăng tính cạnh tranh của sản phẩm) qua một số ví dụ thực tế áp dụng từ quốc tế (Samsung, Cosmos, CTCP BIG CNC Việt Nam).

- Nêu được một số giải pháp công nghệ trọng tâm áp dụng chuyển đổi số theo lộ trình áp dụng trong mô hình sản xuất, kinh doanh, nhà máy thông minh.

- Thực hành được việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm bằng công nghệ số (nguồn gốc xuất xứ, thông tin, nhãn hiệu, chất lượng sản phẩm).

2. Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp / Nông nghiệp số

2.1. Lợi ích của chuyển đổi số trong lĩnh vực trong nông, lâm, ngư nghiệp/ Nông nghiệp sô

- Nêu được một số lợi ích của việc chuyn đổi số trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp;

- Trình bày được một số lợi ích của việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm bằng công nghệ số (nguồn gốc, thông tin trong chuỗi từ khâu sn xuất, chế biến, phân phối đều được theo dõi, giám sát, ghi nhận trên nền tảng công nghệ, không thể chỉnh sửa, làm giả mạo).

- Trình bày được xu hướng chuyển đổi số, xu hướng công nghệ trong lĩnh vực trong nông, lâm, ngư nghiệp toàn cầu và cập nhật được hiện trạng chuyển đổi số trong lĩnh vực này tại Việt nam.

- Nêu được được một số ứng dụng của chuyển đổi số trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp: Ứng dụng UAV cho bảo vệ rừng; ứng dụng định vị để minh bạch trong khai thác thủy hi sản.

- Thực hành được việc truy xuất nguồn gốc sản phm bằng công nghệ số (nguồn gốc xuất xứ, thông tin, nhãn hiệu, chất lượng sản phm,...).

2.2. Lộ trình chuyển đổi số dành cho doanh nghiệp trong lĩnh vực trong nông, lâm, ngư nghiệp.

- Nêu được lộ trình chuyển đổi số khuyến nghị dành cho doanh nghiệp trong lĩnh vực trong nông, lâm, ngư nghiệp.

- Trình bày được một số giải pháp chuyển đổi số để tăng cường liên kết trong chuỗi giá trị; cung cấp thông tin và hỗ trợ kết nối người bán/người mua.

- Nêu được một số quy định pháp lý liên quan đến chuyển đổi số của doanh nghiệp trong lĩnh vực trong nông, lâm, ngư nghiệp.

- Thực hành được việc truy xuất nguồn gốc sản phm bằng công nghệ số (nguồn gốc xuất xứ, thông tin, nhãn hiệu, chất lượng sản phẩm,...).

3. Chuyển đổi số trong khởi nghiệp, kinh doanh

3.1. Sàn thương mại điện tử

- Trình bày được khái niệm thương mại điện tử; sàn thương mại điện tử; nêu được các đặc trưng của thương mại điện tử.

- Phân biệt được sự khác nhau của thương mại điện tử và thương mại truyền thống;

- Nêu được tầm quan trọng, lợi ích của sàn thương mại điện tử đối với người dân (với vai trò là người mua, người bán). Nêu được một số dụ minh họa thực tế (chẳng hạn phát triển sản phẩm OCOP thông qua thương mại điện tử).

- Nêu được một số sản thương mại điện tử phổ biến hiện nay tại Việt Nam.

- Biết được cách bán hàng trên sàn thương mại điện tử hiệu quả; một số kinh nghiệm bán hàng trên các trang thương mại điện tử hiệu quả nhất.

- Biết nhận xét, đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của một cửa hàng trực tuyến trên thương mại điện tử.

- Thực hành được việc tạo tài khoản để thực hiện bán hàng trực tuyến trên một số sàn thương mại điện tử hiện nay ở Việt Nam.

3.2. Thanh toán số

- Trình bày được khái niệm thanh toán số, lợi ích của thanh toán số.

- K tên được một số phương thức thanh toán số thông dụng hiện nay.

- Thực hành và sử dụng được một số dịch vụ và tiện ích trong thanh toán số như Mobile banking với các ứng dụng cài đặt trên các thiết bị thông minh thanh toán bằng mã Qrcode; liên kết với các ví điện tử (Momo, ZaloPay, ViettelPay, Mobile Money) đề thanh toán trực tuyến và các dịch vụ ngân hàng khác không cần giấy tờ.

- Có ý thức thường xuyên sử dụng thanh toán số. Tích cực vận động người thân trong gia đình và cộng đồng tham gia sử dụng thanh toán số.

- Thanh toán số là thanh toán không dùng tin mặt, được tiến hành thông qua các công cụ thanh toán điện tử như: Th, tài khoản ngân hàng, điện thoại thông minh có cài đặt ứng dụng của ngân hàng mở tài khoản, ví điện tử.

- Lợi ích của thanh toán số: giao dịch tiện lợi, nhanh chóng, an toàn, bảo mật tránh rủi ro của giao dịch tiền mặt, dễ dàng quản lý chi tiêu, thanh toán linh hoạt

3.3. Thương mại điện tử và nhận diện thương hiệu

- Nêu được khái niệm về thương hiệu.

- Trình bày được một số lợi ích của việc xây dựng hình ảnh, quảng bá thương hiệu trên không gian mạng/ thông qua nền tảng số (chng hạn giới thiệu sản phẩm, sản vật của địa phương, phát triển du lịch số đối với khách du lịch, doanh nghiệp du lịch, cơ quan quản lý; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa địa phương nhờ công nghệ số).

- Nêu được các yếu tố cơ bản để thiết kế, xây dựng các website bán hàng trực tuyến.

- Trình bày được một số lưu ý khi trình bày sản phẩm bán hàng trên website bán hàng trực tuyến.

- Lựa chọn được và đặt hàng nhà thiết kế website bán hàng trực tuyến tại Việt Nam.

3.4. Giới thiệu sản phẩm trên một số nền tảng công nghệ trực tuyến khác

- Trình bày được những thuận lợi khi bán hàng trên nền tảng công nghệ trực tuyến khác và một số kinh nghiệm bán hàng trực tuyến.

- Tạo và triển khai được những hình thức bán hàng trên nền tảng công nghệ trực tuyến khác.

- Thực hành giới thiệu được sản phẩm trên nền tảng công nghệ trực tuyến hiện nay.

CHỦ Đ 3. AN NINH, AN TOÀN TRONG XÃ HỘI SỐ

1. Thông tin, tài sn số cá nhân

- Nêu được các đặc điểm của thông tin số.

- Nêu được khái niệm về Trí tuệ nhân tạo (AI).

- Trình bày được một số lợi ích thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong hỗ trợ khai thác và sử dụng dữ liệu, tìm kiếm thông tin; ý nghĩa của trí tuệ nhân tạo trong một kịch bản nhất định.

- Nêu được một số hạn chế của trí tuệ nhân tạo và tiềm năng phát triển trong tương lai.

- Trình bày được tầm quan trọng của việc biết khai thác các nguồn thông tin đáng tin cậy, nêu được ví dụ minh họa.

- Nêu được khái niệm về thông tin cá nhân trong môi trường số.

Đặc điểm thông tin số: đa dạng, được thu thập ngày càng nhanh và càng nhiều, được lưu trữ với dung lượng khổng lồ bởi nhiều tổ chức và cá nhân, có tính bản quyền, có độ tin cậy rất khác nhau, có các công cụ tìm kiếm, chuyển đổi, truyền và xử lý hiệu quả.

- Thực hành tạo được thông tin số cá nhân trong môi trường số.

- Trình bày được khái niệm về tài sản số/tài sản ảo và k tên một vài tài sản số hiện nay như tài liệu, hình ảnh, video, âm thanh, sách điện tử, phần mềm, trò chơi điện tử, ứng dụng điện thoại di động, các loại tiền điện tử, chứng chỉ số, thẻ thông minh, hợp đồng thông minh, tài sản số trên Blockchain và nhiều loại khác.

2. Tìm kiếm, xử lý trao đổi thông tin; phân loại thông tin

- Hiểu được thuật ngữ công cụ tìm kiếm và kể tên một số công cụ tìm kiếm phổ biến.

- Thực hành được tìm kiếm thông tin dựa theo từ khóa hoặc cụm từ khóa. Sử dụng được một số công cụ AI trong tìm kiếm thông tin. Thực hành tìm kiếm thông tin hiệu quả.

- Thực hành được tìm kiếm thông tin trên bách khoa toàn thư hoặc từ điển trực tuyến.

- Đánh giá được lợi ích của thông tin tìm được trong giải quyết vấn đề, nêu được ví dụ minh họa.

- Biết phân loại kênh tìm kiếm thông tin, công cụ AI trong tìm kiếm thông tin phù hợp cho các mục đích sử dụng thông tin khác nhau.

3. Bảo vệ thông tin, tài sản số nhân. Bảo mật dữ liệu - An toàn trong môi trường số

- Biết được cách bảo mật các thông tin và tài sản cá nhân. Biết được cách bảo vệ thông tin nhân và tài sản số (mật khu, các bước xác thực thông tin).

- Nêu được một số thủ đoạn lừa đảo trên không gian mạng, cách phòng, tránh.

- Biết được cách xử lý khi bị bắt nạt, lừa đảo trên không gian mạng (nhờ người khác giúp đỡ, tư vấn khi cần thiết).

- Nhận biết được và bảo đảm được các sản phẩm số do bản thân tạo ra thể hiện được đúng chuẩn mực đạo đức, tính văn hóa và không vi phạm pháp luật.

4. Luật, bản quyền, qui định trong môi trường số; phân biệt thông tin đúng sai, trách nhiệm cá nhân trong môi trường số

- Nêu được về quyền và nghĩa vụ công dân khi tham gia không gian mạng và sử dụng các ứng dụng mạng xã hội.

- Nêu được định nghĩa về bản quyền và sở hữu trí tuệ.

- Nhận biết và phân biệt được nguồn gốc thông tin để phân biệt đúng/ sai.

- Nhận biết được một số hành vi vi phạm pháp luật khi sử dụng và phát tán thông tin trên môi trường số theo quy định của pháp luật (Luật Công ngh thông tin, Luật An ninh mạng,...).

- Trình bày được một số quy tắc văn hóa ứng xử trên môi trường mạng.

- Nhận biết và giải thích được một số biểu hiện vi phạm đạo đức và pháp luật trong môi trường số, biểu hiện thiếu văn hóa khi sử dụng công nghệ kỹ thuật số, chẳng hạn như thu âm, quay phim, chụp ảnh khi không được phép, dùng các sản phm văn hóa vi phạm bản quyền, ...

- Nêu được cách bảo vệ bản thân khi tham gia các cộng đồng trực tuyến: sử dụng cài đặt bảo mật thích hợp, hạn chế công khai thông tin cá nhân, nhắn riêng tư khi phù hợp, tt thông tin vị trí, chặn/báo cáo người dùng không quen biết.

- Biêt cách tố cáo và đấu tranh với các sai phạm trên không gian mạng.

- Biết cách tạo ra các văn hóa ứng xử khi giao tiếp trên mạng: Thông tin ngn gọn, chính xác, đúng chính tả, tiêu đề rõ ràng, không làm lộ thông tin cá nhân, không phát tán nội dung không phù hợp.

III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Thời lượng

- Tổng thời lượng của chương trình là 180 tiết (60 buổi, mỗi buổi 3 tiết), trong đó, 87 tiết lý thuyết và 93 tiết thực hành. Thời lượng cho mỗi nội dung của chủ đề từ 6 đến 21 tiết. Mỗi buổi học không quá 3 tiết.

- Chủ đề 1 và chủ đề 3 là những nội dung giáo dục bắt buộc. Chủ đề 2 có thể tự chọn khi xây dựng được nhiều nội dung tương đương thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh từng địa phương và trình độ người học để đạt được hiệu quả tốt nhất. Nhưng thời lượng của từng chủ đề sẽ không thay đổi.

- Thực hiện hướng dẫn người học chủ đề 2, mục 1 (Chuyển đổi số trong giáo dục) trước để sau đó người học có khả năng tự học thông qua tài liệu, học liệu điện tử và các ứng dụng phục vụ cho đào tạo từ xa (MOOCs, LMS của các cơ sở giáo dục).

- Tùy thuộc vào đối tượng người học, các địa phương lựa chọn những nội dung học tập cụ thể khác nhau cho phù hợp.

2. Hướng dẫn tổ chức dạy học

a) Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

Trong quá trình tổ chức giảng dạy, giáo viên, báo cáo viên tổ chức hướng dẫn cho người học thực hành thành thạo các kỹ năng số cơ bản: kỹ năng thiết lập và cài đặt sử dụng các thiết bị số (điện thoại, máy tính); kỹ năng quản lý và tìm kiếm các thông tin trên các trang mạng xã hội; kỹ năng sử dụng các ứng dụng và dịch vụ công trực tuyến; kỹ năng đảm bo an toàn thông tin cá nhân trên môi trường mạng. Đ sử dụng thành thạo các kỹ năng này, giáo viên, báo cáo viên phải sử dụng kết hợp phương pháp dạy học gii quyết vấn đề: dạy lý thuyết kết hợp với quan sát và thực hành trực tiếp trên các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính. Ngoài ra, có thể tổ chức tuyên truyền giáo dục về bảo đảm an toàn thông tin cá nhân, tránh việc lừa đảo trên môi trường số bằng hình thức qua đài phát thanh xã, đài truyền hình địa phương về lĩnh vực này.

Giáo viên ứng dụng chuyển đổi số, thông qua các trang mạng xã hội zalo, facebook để đưa các thông tin và hướng dẫn người dân trong cộng đồng thực hiện được cài và sử dụng ứng dụng số trong các giao dịch ngân hàng, làm các dịch vụ trực tuyến công.

b) Đánh giá kết quả học tập

Việc đánh giá kết quả học tập của người học đối với các nội dung của giáo dục chuyển đổi số phải căn cứ vào yêu cầu cần đạt quy định trong chương trình nhằm giúp người học sử dụng thành thạo các kỹ năng sống trong việc thực hiện các giao dịch điện tử trên môi trường số.

- Đánh giá kết quả học tập người học dựa trên việc quan sát sử dụng các kỹ năng thực hành trên các thiết bị điện tử, việc vận dụng những kiến thức đã học đã giúp người học thay đổi hành vi, có năng lực số, biết khai thác các thông tin phục vụ cho việc học tập và mua sm trực tuyến, ứng dụng ngân hàng và thanh toán điện tử.

- Hình thức đánh giá: Quan sát trực tiếp việc sử dụng các thiết bị điện tử, thực hành việc ứng dụng các phần mềm trên cổng thông tin dịch vụ công trực tuyến quốc gia như đăng ký giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn; ứng dụng chuyển tiền trong ngân hàng.

- Bải kiểm tra được đánh giá theo hình thức đạt và chưa đạt. Xếp loại đạt nếu người học thực hiện được 50% yêu cầu cần đạt của chủ đề theo các phần.

3. Điều kiện đảm bảo thực hiện chương trình

- Giáo viên/báo cáo viên: là người có trình độ chuyên môn phù hợp với các nội dung, chủ đề về chuyn đổi số, tốt nghiệp từ trình độ cao đng trở lên, có kinh nghiệm trong các hoạt động tuyên truyền, giáo dục cộng đồng.

- Tận dụng đội ngũ giáo viên có chuyên môn về công nghệ thông tin nhiều kinh nghiệm để tổ chức sản xuất xuất các tài liệu, học liệu điện tử nhầm thống nhất chương trình về nội dung.

- Khuyến khích các cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp để tạo môi trường, ứng dụng để phục vụ cho người học công cụ, môi trường học tập và khảo thí trực tuyến.

- Cơ sở vật chất: Khuyến khích học tập trực tuyến có hướng dẫn, có tương tác thông qua học liệu, ứng dụng trên môi trường điện tử.

- Có thể tổ chức lớp học trực tiếp trong hội trường, tại các mô hình, trung tâm sao cho phù hợp với nội dung của chủ đề và quy mô của lớp học.

- Thiết bị dạy học: Mạng kết nối, máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy chiếu, các phần mềm... và tài liệu liên quan đến chuyn đổi số.

PHỤ LỤC I

Mẫu Giấy chứng nhận hoàn thành chủ đề/Chương trình Giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ

(Kèm theo Thông tư số 18/2024/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Mặt trước

Mặt sau

Hướng dẫn cách ghi Giấy chứng nhận:

(*) Tên cơ sở giáo dục tổ chức ging dạy Chương trình Giáo dục đáp ứng yêu cầu người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ.

(1). Nếu người học hoàn thành chủ đề thì Giấy chứng nhận ghi hoàn thành chủ đề của Chương trình Giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyn giao công nghệ. Nếu người học hoàn thành chương trình thì Giấy chứng nhận ghi hoàn thành Chương trình Giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyn giao công nghệ

(2) Ghi họ tên của người được cấp Giấy chứng nhận theo giấy khai sinh.

(3) Ghi ngày tháng năm sinh theo giấy khai sinh. Nếu ngày sinh từ ngày 1 đến ngày 9, tháng sinh là tháng 1, tháng 2 thì ghi thêm số 0 phía trước; ghi năm sinh đầy đủ 04 chữ số (Ví dụ: 07/02/2005).

(4) Ghi địa danh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo giấy khai sinh.

(5) Đối với người học hoàn thành chủ đề: Ghi nội dung cụ thể tên chủ đề của Chương trình Giáo dục giáo dục cụ thể mà người học đã hoàn thành. Ví dụ: Hoàn thành chủ đề 1. Con người Việt Nam của Chương trình Giáo dục văn hóa - xã hội.

(6) Đi với người học hoàn thành chương trình: Ghi tên Chương trình giáo dục cụ thể mà người học đã hoàn thành. Ví dụ: Hoàn thành Chương trình Giáo dục pháp luật.

(7) Ghi ngày tháng năm tham gia khóa học bắt đầu và ngày tháng năm kết thúc khóa học.

(8) Ghi tên cơ sở giáo dục tổ chức giảng dạy Chương trình Giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ.

(9) Ghi địa danh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ sở giáo dục cấp giấy chứng nhận đặt trụ sở.

(10) Ghi ngày tháng năm cấp giấy chứng nhận.

(11) Th trưởng cơ sở giáo dục tổ chức giảng dạy và cấp Giấy chứng nhận, ghi rõ họ tên và đóng dấu theo quy định.

(12) Do cơ quan in phôi ghi.

(13) Do cơ sở giáo dục tổ chức ging dạy ghi vào sổ gốc cấp giấy chứng nhn.

PHỤ LỤC II

Mẫu chứng chỉ hoàn thành Chương trình Giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ

(Kèm theo Thông tư số 18/2024/TT-BGDDTĐ ngày 28 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào to)

Mặt trước

Mặt sau

Hướng dẫn cách ghi Giấy chứng nhận:

(1) Ghi tên chứng chỉ, theo tên của Chương trình cụ thể được ban hành theo Thông tư.

(2) Ghi đầy đủ họ, tên đệmtên theo giấy khai sinh.

(3) Ghi đầy đủ ngày sinh, tháng sinh, năm sinh theo giấy khai sinh. Nếu ngày sinh là ngày 1 đến ngày 9; tháng sinh là tháng 1, tháng 2 thì thêm số 0 ở trước (Ví dụ: 01.02,...). Năm sinh ghi đầy đủ 04 chữ số.

(4) Ghi địa danh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là nơi sinh của người học theo giấy khai sinh.

(5) Ghi thời gian tổ chức chương trình học.

(6) Ghi tên Hội đồng. Nếu không thành lập Hội đồng thì không ghi.

(7) Ghi theo quy chế đào tạo và cấp chứng chỉ (ví dụ: Giỏi, Khá...).

(8) Ghi địa danh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ quan cp chứng chỉ đặt trụ sở chính.

(9) Ghi ngày tháng năm cấp chứng chỉ.

(10) Ghi chức danh của người có thm quyền cấp chứng chỉ.

(11) Số hiệu: là số do cơ quan, đơn vị in phôi chứng chỉ viết khi cấp phôi.

(12) Số vào sổ cấp chứng chỉ: là số ghi vào sổ gốc chứng chỉ.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 18/2024/TT-BGDĐT ngày 28/11/2024 về Chương trình Giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.463

DMCA.com Protection Status
IP: 3.141.27.70
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!