Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Công văn 1665/TCHQ-CCHĐH 2019 công bố tài liệu về chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới

Số hiệu: 1665/TCHQ-CCHĐH Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan Người ký: Hoàng Việt Cường
Ngày ban hành: 26/03/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC
HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1665/TCHQ-CCHĐH
V/v Công bố tài liệu về chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới

Hà Nội, ngày 26 tháng 3 năm 2019

 

Kính gửi: Cục Tin học và Thống kê Tài chính - Bộ Tài chính.

Triển khai nhiệm vụ 1.6, mục II - Phụ lục phân công nhiệm vụ về nâng hạng chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới tại Quyết định số 90/QĐ-BTC ngày 8/1/2019 về Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 1/1/2019 về việc xây dựng tài liệu và công bố chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới (sau đây gọi tắt là chỉ số) theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới để có cách hiu đúng và thống nhất, Tổng cục Hải quan có ý kiến và đề nghị nội dung sau:

1. Tổng cục Hải quan đã nghiên cứu, xây dựng tài liệu về nội hàm chi tiết của chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới và đã báo cáo Lãnh đạo Bộ.

2. Tổng cục Hải quan đề nghị Cục Tin học và Thống kê Tài chính phối hợp công b công khai tài liệu về chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới trên trang tin của Bộ Tài chính.

Bộ tài liệu về chỉ số bao gồm:

(i) Tài liệu chi tiết về nội hàm chỉ số theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới.

(ii) Bảng câu hỏi khảo sát năm 2019 (tiếng anh và tiếng việt).

Đầu mối liên hệ: Nguyễn Thị Huyền, Ban Cải cách Hiện đại hóa - Tổng cục Hải quan; SĐT: 0907689668, email: huyennd@customs.gov.vn.

Trân trọng./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Thứ trưởng Vũ Thị Mai (để b/c)
- TCT Nguyễn Văn
Cẩn (để b/c);
- Văn ph
òng TCHQ (để p/h)
- Lưu: VT, CCHĐH (2b)
.

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ
TỔNG CỤC TRƯỞNG




Hoàng Việt Cường

 

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU VỀ CHỈ SỐ GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUA BIÊN GIỚI THEO ĐÁNH GIÁ CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI
(kèm theo công văn số 1665/TCHQ-CCHĐH ngày 26/03/2019 của Tổng cục Hải quan)

Triển khai Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 (tiền thân là Nghị quyết 19/NQ-CP) về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021, trong đó giao Bộ Tài chính chủ trì, chịu trách nhiệm đối với chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới với mục tiêu năm 2019 tăng từ 3-5 bậc, đến năm 2021 tăng 10-15 bậc, Tổng cục Hải quan đã nghiên cứu, phân tích nội hàm, kết quả chỉ s Giao dịch thương mại qua biên giới của Việt Nam cụ thể như sau:

I. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHỈ SỐ GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUA BIÊN GIỚI

1. Thông tin chung:

Báo cáo Môi trường kinh doanh được Ngân hàng Thế giới thực hiện thường niên từ năm 2001 đến nay đối với 190 quốc gia đối với 11 lĩnh vực kinh tế.

- Hình thức thu thập thông tin để đánh giá là gửi bảng câu hỏi khảo sát cho các đối tượng/người khảo sát đã được lựa chọn;

- Trong đó, chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới đánh giá về hoạt động của cơ quan hải quan và các đơn vị liên quan (cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị kinh doanh kho bãi cảng, đơn vị vận tải...) đối với hoạt động xuất, nhập khẩu.

- Thời gian và lộ trình triển khai khảo sát hàng năm của Ngân hàng Thế giới:

+ Từ tháng 3 đến tháng 5: Gửi bảng hỏi khảo sát;

+ Từ tháng 6 đến tháng 9: Nhận phiếu trả lời; Tổng hợp dữ liệu, tính toán, phân tích dữ liệu và xây dựng khung báo cáo;

+ Tháng 10: Công bố Báo cáo Môi trường kinh doanh.

2. Nội hàm và phương pháp đánh giá Chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới của Ngân hàng Thế giới

a) Chỉ số “Giao dịch thương mại qua biên giới” đo lường thời gian và chi phí thực hiện toàn bộ quá trình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, gồm 03 hoạt động chính:

- Hoạt động 01: Chuẩn bị và thực hiện bộ hồ sơ xuất khẩu, nhập khẩu: khai báo, chuẩn bị, nộp các chứng từ về vận tải, thông quan, kiểm tra thực tế, bốc xếp hàng hóa theo yêu cầu của các cơ quan liên quan (Hải quan, kiểm tra chuyên ngành, kinh doanh cảng, hãng tàu...)

- Hoạt động 02: Thực hiện các loại thủ tục tại cửa khẩu; Thủ tục kiểm tra hàng của các cơ quan khác (kiểm tra chuyên ngành, cảng...); Thủ tục thông quan và kiểm tra thực tế của cơ quan Hải quan; Th tục để bốc xếp hàng tại cảng.

- Hoạt động 03: Vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong nội địa.

Tuy nhiên khi đánh giá xếp hạng chỉ số, Ngân hàng Thế gii chỉ tổng hợp 02 hoạt động (hoạt động 01 và hoạt động 02) do việc vận chuyển hàng trong nội địa chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như địa lý, địa hình, khoảng cách, giao thông từ kho hàng trong nội địa đến cảng/cửa khẩu.

b) Phương thức thực hiện: Khảo sát bằng bảng hỏi.

c) Nội dung bảng hỏi khảo sát:

- Phạm vi khảo sát: Từ khi lô hàng xuất khẩu/nhập khẩu được vận chuyển từ kho hàng tại thành phố thương mại chính của đơn vị xuất khẩu đến kho hàng tại thành phố thương mại chính của đơn vị nhập khẩu: Việt Nam là Hồ Chí Minh, Nhật Bản là Tokyo.

- Đối tác thương mại: Là đối tác thương mại quốc tế lớn nhất của nước đó dựa trên kim ngạch xuất khẩu/nhập khẩu của mặt hàng lựa chọn, đối với Việt Nam đối tác thương mại chính được xác định là Nhật Bản;

- Mặt hàng: Hàng mới, không phải hàng đã qua sử dụng; Đối với nhập khẩu là nhóm hàng có mã số HS 8708 (Phụ tùng ô tô); Xuất khẩu là nhóm hàng có mã số HS85 (Hàng điện máy, thiết bị điện, máy thu, tái tạo âm thanh, máy ghi hình...);

- Điều kiện về lô hàng giả định: 01 container hàng đồng nhất trọng tải 15 tấn;

- Loại hình vận tải: Đường biển; đối với Việt Nam cảng được lựa chọn là cảng Cát Lái - TP. Hồ Chí Minh.

- Về hồ sơ: Không tính đến thư tín dụng (L/C); Việc nộp hồ sơ/ khai báo điện tử theo yêu cầu cơ quan quản lý coi là hồ sơ chuẩn bị trong quá trình XNK;

- Đơn vị đo lường: đơn vị đo lường thời gian là “giờ”, đơn vị đo lường chi phí là USD;

d) Cách thức tính điểm số xếp hạng:

- Chỉ số “Giao dịch thương mại qua biên giới” được tính trên kết quả trung bình cộng câu trả lời tại bảng hỏi của 08 chỉ số thành phn về thời gian, chi phí hàng xuất khẩu và nhập khẩu gồm:

STT

Chỉ số thành phần

STT

Chỉ số thành phần

 

Đối với hàng xuất khẩu

 

Đối với hàng nhập khẩu

1

Thời gian thực hiện thủ tục tại cửa khẩu (giờ) hàng XK

5

Thời gian thực hiện thủ tục tại cửa khẩu (giờ) hàng NK

2

Chi phí thực hiện thủ tục tại cửa khẩu (USD) hàng XK

6

Chi phí thực hiện thủ tục ti cửa khẩu (USD) hàng NK

3

Thời gian chuẩn bị hồ sơ xuất khẩu (giờ) hàng XK

7

Thời gian chuẩn bị hồ sơ xuất khẩu (giờ) hàng NK

4

Chi phí chuẩn bị hồ sơ xuất khẩu (USD) hàng XK

8

Chi phí chuẩn bị hồ sơ xuất khẩu (USD) hàng NK

- Các chỉ số thành phần của từng quốc gia được tính theo khoảng cách so với quốc gia có kết quả tốt nhất theo công thức sau:

DTFA =

Kết quả thấp nhất - Kết quả nước A

*

100

Kết quả thấp nhất - Kết quả tốt nhất

II. KẾT QUẢ CHỈ SỐ GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUA BIÊN GIỚI NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

1. Kết quả chi tiết thời gian qua

Bảng 1: Kết quả chi tiết thời gian và chi phí của chỉ số “Giao dịch thương mại qua biên giới” của Việt Nam

STT

Nội dung

2015 (DB2016)

2016 (DB2017)

2017 (DB2018)

2018 (DB2019)

Chênh lệch 2018-2017

I

Đối với hàng xuất khẩu

1

Thời gian thực hiện thủ tục tại cửa khẩu (giờ)

57

58

55

55

0

2

Chi phí thực hiện thủ tục tại cửa khẩu (USD)

309

309

290

290

0

3

Thời gian chuẩn bị hồ sơ xuất khẩu (giờ)

83

50

50

50

0

4

Chi phí chun bị hồ sơ xuất khẩu (USD)

139

139

139

139

0

II

Đối với hàng nhập khẩu

1

Thời gian thực hiện thủ tục tại cửa khẩu (giờ)

64

62

56

56

0

2

Chi phí thực hiện thủ tục tại cửa khẩu (USD)

392

392

373

373

0

3

Thời gian chuẩn bị hồ sơ nhập khẩu (giờ)

106

76

76

76

0

4

Chi phí chuẩn bị hồ sơ nhập khẩu (USD)

183

183

183

183

0

Bảng 2: Kết quả xếp hạng chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới của Việt Nam và các nước ASEAN

STT

Tên nước

Xếp hạng Chỉ số thương mại qua biên giới (trên tổng số 190 quốc gia)

2015 (DB2016)

2016 (DB2017)

2017 (DB2018)

2018 (DB2019)

Chênh lệch 2018-2017

1

Singapore

41

41

42

45

3

2

Malaysia

58

60

61

48

-13

3

Thailand

54

56

57

59

2

4

Lào

116

120

124

76

-48

5

Việt Nam

108

93

94

100

6

6

Philippines

95

95

99

104

5

7

Campuchia

101

102

108

115

7

8

Indonesia

113

108

112

116

4

9

Brunei

143

142

144

149

5

10

Myanmar

149

159

163

168

5

2. Đánh giá kết quả:

2.1. Kết quả đạt được:

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới tại báo cáo Môi trường kinh doanh:

- Liên tục trong 2 năm 2016, 2017, Việt Nam giữ vững vị trí thứ 4 trong 10 nước ASEAN về chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới với thời gian và chi phí đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu đều có sự chuyển biến tích cực so với năm trước.

- Năm 2016, thời gian giao dịch thương mại qua biên giới (bao gồm thời gian làm các thủ tục tại cửa khẩu và thời gian chuẩn bị hồ sơ) đối với hàng nhập khẩu là 138 giờ, gim 32 giờ; đối với hàng xuất khẩu là 108 giờ, giảm 32 giờ;

- Năm 2017-2018, thời gian giao dịch thương mại qua biên giới đối với hàng nhập khẩu là 132 giờ, giảm 6 giờ; đối với hàng xuất khẩu là 105 giờ, giảm 3 giờ (giảm ở thời gian làm thủ tục tại cửa khẩu); Chi phí giao dịch thương mại qua biên giới (bao gồm chi phí làm các thủ tục tại cửa khẩu và chi phí chuẩn bị hồ sơ) đối với hàng nhập khẩu và xuất khẩu đều giảm 19 USD (giảm ở chi phí làm thủ tục tại cửa khẩu).

* Theo phân tích chi tiết về thời gian và chi phí giao dịch thương mại qua biên giới của đại diện Ngân hàng Thế giới tại Hội nghị “Thúc đẩy cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại” tháng 7/2018 nhằm xác định ưu tiên cải cách nhằm giảm chi phí thương mại và tăng cường năng lực cnh tranh của Việt Nam trên cơ sở Báo cáo “Ưu tiên cải cách nhằm giảm chi phí thương mại và tăng cường năng lực cạnh tranh của Việt Nam” cho thấy:

- Về thời gian:

+ Thời gian thuộc trách nhiệm của cơ quan hải quan chỉ chiếm 11% đối với hàng nhập khẩu, 4% đối với hàng xuất khẩu trong tổng thời gian xuất nhập khẩu qua biên gii.

+ Thời gian thuộc trách nhiệm của đơn vị xếp dỡ, lưu kho tại cảng và logistic chiếm 28% đối với hàng nhập và 50% đối với hàng xuất.

+ Thời gian thuộc trách nhiệm của cơ quan kiểm tra chuyên ngành là rất lớn: Thời gian tuân thủ về chứng từ đối với kiểm tra chuyên ngành (thời gian chuẩn bị hồ sơ xuất nhập khẩu) và thời gian tuân thủ tại cửa khẩu đối với cơ quan ngoài hải quan (thời gian kiểm tra và ra báo cáo kiểm tra chất lượng) chiếm đến 61% đối với hàng nhập; 46% đối với hàng xuất.

- Về chi phí:

+ Chi phí liên quan đến kiểm tra hải quan và chi phí thuê môi giới hải quan chỉ chiếm 11% đối với hàng nhập và 10% đối với hàng xuất trong tổng chi phí xuất nhập khu qua biên giới;

+ Chi phí xếp dỡ, lưu kho tại cảng và chi phí logistic chiếm đến 64% đối với hàng nhập, 63% đối với hàng xuất;

+ Chi phí thực hiện thủ tục tuân thủ kiểm tra chuyên ngành (chi phí chuẩn bị hồ sơ xuất, nhập khẩu) và chi phí kiểm tra chất lượng chiếm 25% đối với hàng nhập, 27% đối với hàng xuất.

Như vậy, có thể thấy những nỗ lực của cơ quan Hải quan (Bộ Tài chính) mặc dù đã đem lại những kết quả tích cực, nhưng để nâng cao xếp hạng Chỉ số Giao dịch thương mại qua biên gii cần có tham gia tích cực, sự nỗ lực, cố gắng của các cơ quan quản lý chuyên ngành; doanh nghiệp kinh doanh kho bãi cảng, doanh nghiệp logistic và cộng đng doanh nghiệp nhằm triển khai đồng bộ các giải pháp giảm thời gian và chi phí giao dịch thương mại qua biên gii.

2.2. Tồn tại và nguyên nhân:

2.2.1. Tồn tại:

Năm 2018, vị trí xếp hạng của Việt Nam đối với Chỉ số chung về môi trường kinh doanh giảm 1 bậc (từ vị trí 68 lên đến vị trí 69/190 nước); Chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới giảm 6 bậc (từ vị trí 94 lên đến vị trí 100/190 nước).

2.2.2. Nguyên nhân:

a) Nguyên nhân khách quan

- Đối với xếp hạng Chỉ số chung về môi trường kinh doanh: Một số quốc gia châu Phi, Trung Quốc, Ấn Độ, đặc biệt khu vực ASEAN là Malaysia có sự cải thiện vượt bậc về lĩnh vực trong hoạt động kinh doanh dẫn đến sự thay đổi về vị trí xếp hạng chung về môi trường kinh doanh;

- Đối với xếp hạng Chỉ số thương mại qua biên giới: Một số quốc gia có sự cải thiện vượt bậc về hoạt động giao thương hàng hóa qua biên giới như Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, đặc biệt khu vực ASEAN là Malaysia, Lào

+ Malaysia tăng 13 bậc từ vị trí 61 lên vị trí 48/190; nguyên nhân do: Malaysia đã đẩy mạnh hải quan điện tử, quản lý rủi ro và nâng cấp cơ sở vật chất và hệ thống quản lý hoạt động tại cảng biển chính Klang;

+ Lào tăng 48 bậc từ vị trí 124 lên vị trí 76; nguyên nhân theo nhận định của WB là Lào đã đơn giản hóa quy trình thông quan hàng tại cửa khu;

+ Ngoài 2 nước trên, 8 nước còn li trong ASEAN đều b giảm từ 2 đến 7 bc trong bảng xếp hng.

b) Nguyên nhân chủ quan

- Về hot đng hải quan:

+ ng dụng công nghệ thông tin: (i) Việc ứng dụng công nghệ thông tin vẫn chưa phủ tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước về Hải quan; (ii) Các hệ thống công nghệ thông tin được xây dựng, phát triển dựa trên yêu cầu nghiệp vụ qua nhiều giai đoạn và nhiều mục tiêu khác nhau; (iii) Đặc thù các văn bản quy phạm pháp luật thường xuyên có sự thay đổi tuy nhiên các thủ tục để trình phê duyệt dự án xây dựng hệ thống công nghệ thông tin phải trải qua rất nhiều bước, nhiều thủ tục nên mức độ đáp ứng của hệ thng công nghệ thông tin đôi khi không theo kịp các quy định pháp luật mới.

+ Công tác quản lý rủi ro: Việc áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan còn một số hạn chế do nhiều nguyên nhân như: (i) Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin chưa đồng bộ; (ii) Công tác lựa chọn soi chiếu vn chưa đáp ứng hoàn toàn yêu cầu quản lý; (iii) Công tác xếp hạng, đánh giá tuân thủ, đánh giá tự động trên hệ thống công nghệ thông tin chưa thực sự sát với tình hình thực tế.

- Về hot đng quản lý, kiểm tra chun ngành và triển khai cơ chế mt cửa quốc gia, mt cửa ASEAN:

+ Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN: (i) Mặc dù số lượng thủ tục hành chính triển khai mới đã tăng lên một cách nhanh chóng, riêng năm 2018 đã triển khai mới 101 thủ tục, nâng số thủ tục triển khai thông qua Cơ chế một cửa quốc gia hiện nay lên 148 thủ tục, tăng gấp 2 lần số thủ tục thực hiện trong 4 năm cộng lại (từ 2014 - 2017 mới triển khai được 47 thủ tục). Tuy nhiên, số thủ tục triển khai mới vẫn chưa đáp ứng mục tiêu đề ra theo Kế hoạch hành động của Chính phủ; (ii) Một số Bộ, ngành chậm xây dựng Kế hoạch hành động chi tiết để triển khai.

+ Số lượng hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành còn chiếm tỷ trọng lớn;

+ Văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý và kiểm tra chuyên ngành có phạm vi quản lý và kiểm tra rộng, nhiều mặt hàng chưa có mã số HS, chưa có đy đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn để thực hiện việc kiểm tra, còn quy định chồng chéo, một hàng hóa phải thực hiện cùng lúc nhiều thủ tục, chịu quản lý, kiểm tra chuyên ngành của nhiều Bộ, ngành.

+ Kiểm tra chuyên ngành thực hiện chủ yếu bằng phương thức thủ công, chưa áp dụng rộng rãi phương pháp quản lý rủi ro và công nhận kết quả kiểm tra;

- Về hot đng kinh doanh kho bãi, logistic và hot đng khác liên quan:

+ Kết cấu hạ tầng giao thông không đồng bộ, thiếu kết nối, thiếu nguồn lực để hiện đại hóa, nâng cao năng lực bốc xếp, giữa các cảng có tình trạng mất cân đối cung cầu... Những hạn chế đó khiến hệ thống cảng, kho bãi chưa phát huy hết năng lực, làm chi phí logistics tăng cao.

+ Một số địa phương có tình trạng số lượng kho, bãi lớn nhưng nằm rải rác, dàn trải, không có định hướng cụ thể nên hiệu quả kinh doanh của không ít kho, bãi không hiệu quả, lượng hàng hóa ít, không tương xứng với nguồn lực đầu tư;

+ Riêng đối với cảng Cát Lái: Là cảng có lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn nhất cả nước, tuy nhiên hạ tầng thiếu đồng bộ, kết nối; Tình trạng kẹt xe trong nhiều giờ trên trục đường Đồng Văn Cống (quận 2), Nguyễn Văn Linh (quận 7) đã gây thiệt hại cho doanh nghiệp, đẩy chi phí logistics tăng cao.

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 1665/TCHQ-CCHĐH ngày 26/03/2019 công bố tài liệu về chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới do Tổng cục Hải quan ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.148

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.178.16
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!