Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 333/QĐ-TTg năm 2024 Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu: 333/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Trần Hồng Hà
Ngày ban hành: 23/04/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Kế hoạch sử dụng đất cho Quy hoạch khoáng sản

Ngày 23/4/2024, Thủ tướng ban hành Quyết định 333/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kế hoạch sử dụng đất cho Quy hoạch khoáng sản

(i) Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 47 Luật Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để thực hiện quy hoạch cấp quốc gia (trong đó có quy hoạch ngành quốc gia) sẽ do Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh trình cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Trong đó, nguyên tắc xây dựng Kế hoạch sử dụng đất cho các Dự án khai thác khoáng sản như sau:

- Triển khai các Dự án khai thác khoáng sản với mục đích sớm hoàn trả quỹ đất cho địa phương thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội khác, giảm thiểu ảnh hưởng của các khu vực khoáng sản đến kế hoạch sử dụng đất của địa phương.

- Điều chỉnh Kế hoạch sử dụng đất, tiến độ thực hiện các dự án thăm dò, khai thác khoáng sản khi có đề xuất của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với một số khu vực khoáng sản có tính chất đặc thù:

Trữ lượng lớn, diện tích phân bố rộng, được khai thác bằng phương pháp lộ thiên với chiều sâu khai thác không lớn như bô-xít, titan… trên nguyên tắc bảo vệ và phát triển tài sản công, đảm bảo việc thu hồi, bảo vệ tài nguyên khoáng sản để thực hiện các dự án, công trình cấp bách, quan trọng đặc biệt là các dự án đầu tư công;

Các dự án kết cấu hạ tầng kỹ thuật vì lợi ích quốc gia, công cộng nêu tại Điều 62 Luật Đất đai 2013;

Các dự án huy động từ các nguồn lực xã hội, dự án cải tạo, nâng cấp hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương trên cơ sở vận dụng quy định tại Điều 26, Điều 28 Luật Khoáng sản, Luật Quy hoạch và quy định của pháp luật có liên quan.

(ii)  Dự kiến tổng nhu cầu sử dụng đất cho Quy hoạch khoáng sản giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 190.000 ha và khoảng 305.000 ha trong giai đoạn 2031 - 2050 (không tính đến các dự án đã cấp phép khai thác trước thời điểm Quyết định này được phê duyệt).

Nhu cầu sử dụng đất tính toán phù hợp với Nghị quyết 39/2021/QH15 ngày 13/11/2021 về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 05 năm 2021 - 2025.

Xem chi tiết tại Quyết định 333/QĐ-TTg ngày 23/04/2024.

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 333/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 23 tháng 4 năm 2024

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG CÁC LOẠI KHOÁNG SẢN THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị quyết 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09 tháng 01 năm 2023 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Nghị quyết 90/NQ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 81/2023/QH15 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ

2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;

Căn cứ Quyết định số 866/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Theo đề nghị của Bộ Công Thương tại Tờ trình số 8387/TTr-BCT ngày 27 tháng 11 năm 2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg,
TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, Công báo;
- Lưu: VT, CN (2).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trần Hồng Hà

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG CÁC LOẠI KHOÁNG SẢN THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-TTg ngày tháng năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ)

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu

- Triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định số 866/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch khoáng sản), xây dựng lộ trình tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án nhằm thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của quy hoạch đã đề ra.

- Cụ thể hóa tiến độ, các bước triển khai và nguồn lực thực hiện các chương trình, dự án để xây dựng các chính sách, giải pháp nhằm thu hút các nguồn lực xã hội trong việc thực hiện quy hoạch.

- Phân công trách nhiệm cụ thể đối với các bộ, ngành và địa phương, đặc biệt là việc giải quyết hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết các vướng mắc về cơ chế, chính sách trong quá trình thực hiện Quy hoạch.

- Nghiên cứu tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc để thực hiện các công trình, dự án cấp bách, quan trọng thuộc nhóm ưu tiên như: Công trình an ninh quốc phòng, công trình hạ tầng, giao thông.... đặc biệt là các dự án đầu tư công, dự án huy động từ các nguồn lực xã hội, dự án cải tạo, nâng cấp hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

2. Yêu cầu

- Kế hoạch thực hiện Quy hoạch khoáng sản bảo đảm tính khả thi, hiệu quả; tuân thủ, kế thừa các Nghị quyết, chiến lược, chương trình hành động, các quy hoạch ngành và kế hoạch thực hiện quy hoạch ngành liên quan đã được phê duyệt;

- Đảm bảo tính khả thi, linh hoạt trong triển khai thực hiện các dự án theo từng thời kỳ, phù hợp với bối cảnh và nguồn lực quốc gia.

- Thể hiện sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có liên quan trong quá trình thực hiện Quy hoạch khoáng sản.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch khoáng sản được xây dựng căn cứ quy định tại Điều 45 Luật Quy hoạch, bao gồm các nội dung chính như sau:

1. Dự án đầu tư công

Không có.

2. Dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công

a) Thời kỳ quy hoạch 10 năm (2021 - 2030), ưu tiên các dự án đầu tư mới chế biến các loại khoáng sản có trữ lượng lớn, chiến lược, quan trọng (bô-xít, titan, đất hiếm, crômit, niken), bao gồm: Dự án điện phân nhôm; dự án sản xuất alumin; dự án sản xuất Pigment (Đioxit titan); dự án tuyển tách quặng cromit và thu hồi khoáng sản đi kèm; dự án tinh luyện kim loại màu; dự án chế biến hợp chất niken; dự án tuyển quặng apatit loại II; dự án chế biến quặng đất hiếm (thủy luyện - chiết tách).

b) Thời kỳ quy hoạch dự báo (2030 - 2050), ưu tiên các dự án đầu tư mới có quy mô lớn, chiến lược, quan trọng như: Dự án điện phân nhôm; dự án luyện titan xốp/titan kim loại; dự án thủy luyện và tách chiết đất hiếm; dự án chế biến hợp chất niken/niken kim loại.

3. Kế hoạch sử dụng đất

a) Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để thực hiện quy hoạch cấp quốc gia (trong đó có quy hoạch ngành quốc gia) sẽ do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình cơ quan có thẩm quyền ban hành, trong đó, nguyên tắc xây dựng Kế hoạch sử dụng đất cho các Dự án khai thác khoáng sản như sau:

- Triển khai các Dự án khai thác khoáng sản với mục đích sớm hoàn trả quỹ đất cho địa phương thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội khác, giảm thiểu ảnh hưởng của các khu vực khoáng sản đến kế hoạch sử dụng đất của địa phương.

- Điều chỉnh Kế hoạch sử dụng đất, tiến độ thực hiện các dự án thăm dò, khai thác khoáng sản khi có đề xuất của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với một số khu vực khoáng sản có tính chất đặc thù: Trữ lượng lớn, diện tích phân bố rộng, được khai thác bằng phương pháp lộ thiên với chiều sâu khai thác không lớn như bô-xít, titan… trên nguyên tắc bảo vệ và phát triển tài sản công, đảm bảo việc thu hồi, bảo vệ tài nguyên khoáng sản để thực hiện các dự án, công trình cấp bách, quan trọng đặc biệt là các dự án đầu tư công; các dự án kết cấu hạ tầng kỹ thuật vì lợi ích quốc gia, công cộng nêu tại Điều 62 của Luật Đất đai năm 2013; các dự án huy động từ các nguồn lực xã hội, dự án cải tạo, nâng cấp hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương trên cơ sở vận dụng quy định tại Điều 26, Điều 28 Luật Khoáng sản, Luật Quy hoạch và quy định của pháp luật có liên quan.

b) Dự kiến tổng nhu cầu sử dụng đất cho Quy hoạch khoáng sản giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 190.000 ha và khoảng 305.000 ha trong giai đoạn 2031 - 2050 (không tính đến các dự án đã cấp phép khai thác trước thời điểm Quyết định này được phê duyệt). Nhu cầu sử dụng đất tính toán phù hợp với Nghị quyết số 39/2021/QH15 ngày 13 tháng 11 năm 2021 của Quốc hội về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 05 năm 2021 - 2025.

4. Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch

Các giải pháp cần phải thực hiện đồng bộ để đảm bảo thực hiện tốt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch khoáng sản, cụ thể như sau:

a) Giải pháp về pháp luật, chính sách

- Tiếp tục rà soát sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các cơ chế, chính sách và pháp luật của nhà nước về khoáng sản khắc phục các tồn tại, hạn chế, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư các dự án khai thác, chế biến khoáng sản, nâng cao vai trò trách nhiệm của các cấp quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương và doanh nghiệp.

- Bổ sung quy định về quản lý nhà nước đối với công nghệ, thiết bị và con người trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản vào Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản.

- Nghiên cứu sửa đổi chính sách về đất đai và pháp luật có liên quan theo hướng diện tích đất khai thác khoáng sản sẽ được hoàn trả lại ngay sau khi hoàn thành công tác cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác hoặc có dự án phát triển kinh tế - xã hội khác lồng ghép công tác cải tạo, phục hồi môi trường trong dự án khai thác khoáng sản theo quy hoạch sử dụng đất được cấp thẩm quyền phê duyệt, để tăng hiệu quả sử dụng đất theo mô hình kinh tế tuần hoàn phù hợp với đặc thù của từng loại khoáng sản.

- Nghiên cứu đề xuất, nâng cao hiệu quả đầu tư, trong đó có việc hợp tác với đối tác nước ngoài có kinh nghiệm, nguồn vốn, thị trường từ khâu thăm dò, khai thác, chế biến và có thị trường tiêu thụ đối với một số sản phẩm chế biến khoáng sản mà các doanh nghiệp Việt Nam khó tìm được đối tác.

- Hoàn thiện, bổ sung các chính sách pháp luật nhằm tạo điều kiện cho các dự án thăm dò, khai thác gắn với các dự án chế biến khoáng sản. Kiểm soát chặt chẽ hoạt động thăm dò, khai thác tuân thủ chính sách pháp luật về khoáng sản và môi trường, đảm bảo an toàn lao động.

- Đối với các loại khoáng sản có trữ lượng lớn, chiến lược, quan trọng như (bô-xít, titan, đất hiếm, crômit, niken, đồng, vàng) chỉ cấp phép khai thác khoáng sản khi doanh nghiệp đầu tư có đủ năng lực, có dự án chế biến sâu đã/đang/sẽ đầu tư sử dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, bảo vệ môi trường bền vững, gắn với định hướng sử dụng nguồn nguyên liệu từ mỏ, thu hồi tối đa khoáng sản chính và khoáng sản đi kèm.

- Khai thác, chế biến khoáng sản: Khuyến khích việc tích tụ tài nguyên từ các mỏ/điểm mỏ quy mô nhỏ thành các mỏ/cụm mỏ quy mô đủ lớn để đầu tư đồng bộ từ thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, áp dụng công nghệ hiện đại.

- Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khi thực hiện chủ trương cấu trúc lại doanh nghiệp.

- Có chính sách hợp lý đối với người dân bị thu hồi đất ở, đất sản xuất nơi có hoạt động khoáng sản, chế biến khoáng sản.

- Quản lý tài nguyên:

+ Nâng cao chất lượng điều tra, thăm dò và đánh giá tài nguyên trữ lượng.

+ Thống kê đầy đủ, công khai các số liệu khai thác, chế biến, tổn thất tài nguyên và sớm xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên khoáng sản, chia sẻ thông tin phục vụ cho công tác quy hoạch và quản trị tài nguyên.

+ Ưu tiên cấp phép khai thác mỏ đáp ứng nguồn nguyên liệu cho các dự án chế biến sâu đã/đang/sẽ đầu tư gắn với định hướng sử dụng nguồn nguyên liệu từ mỏ, phù hợp với quy hoạch chung và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng, địa phương. Các mỏ đang khai thác được ưu tiên thăm dò, khai thác mở rộng cả trên bề mặt và chiều sâu để nâng cao hiệu quả đầu tư.

- Quản lý nhà nước:

+ Tăng cường phối hợp giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc cấp phép hoạt động khoáng sản, cung cấp thông tin về tình hình khai thác, chế biến sau cấp phép.

+ Đối với một số khoáng sản, mỏ khoáng sản có quy mô lớn, chiến lược như: bô-xít, titan, đất hiếm, niken, đồng, vàng, crômit trước khi cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản, cơ quan cấp phép hoạt động khoáng sản có trách nhiệm lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch, khai thác, chế biến về sự phù hợp quy hoạch, tình hình cung cầu.

+ Đối với các dự án chế biến khoáng sản, cơ quan cấp đăng ký đầu tư lấy ý kiến cơ quan quản lý quy hoạch khoáng sản về sự phù hợp quy hoạch, phù hợp của công nghệ, thiết bị, sản phẩm sau chế biến, sự đáp ứng về nguyên liệu khoáng cho chế biến trước khi cấp phép.

+ Chủ đầu tư các dự án chế biến sâu được lựa chọn theo quy định Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu và các pháp luật có liên quan, được cấp phép khai thác và thăm dò mỏ theo Quy hoạch được duyệt hoặc theo Nghị quyết/Quyết định của Bộ Chính trị, Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ (nếu có).

+ Việc khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với các mỏ được xác định là nguồn nguyên liệu cung cấp cho các dự án nhà máy chế biến sâu khoáng sản đã xác định trong quy hoạch khoáng sản được duyệt thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành để khuyến khích, đảm bảo hiệu quả đầu tư.

+ Đối với các công trình, Dự án đầu tư vì lợi ích quốc gia, công cộng quy định tại Điều 62 Luật Đất đai 2013, đáp ứng tiêu chí quy định tại khoản 2 Điều 26 và Điều 65 Luật Khoáng sản thuộc khu vực đã được khoanh định là khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản nhưng chưa được cập nhật và loại trừ tại Quy hoạch khoáng sản được phép triển khai theo đúng quy định của pháp luật.

+ Công bố công khai tọa độ ranh giới các dự án quy hoạch, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hoạt động khai thác, chế biến bảo vệ ranh giới mỏ và các điểm mỏ mới được phát hiện và khu vực dự trữ tài nguyên khoáng sản quốc gia theo quy định của Luật Khoáng sảnLuật Quản lý tài sản công.

+ Cấu trúc lại các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, sử dụng nguồn tài nguyên hạn chế, công nghệ lạc hậu, tổn thất tài nguyên cao và gây ô nhiễm môi trường; khai thác không gắn kết với địa chỉ sử dụng để hình thành các doanh nghiệp có quy mô đủ lớn, khai thác, chế biến tập trung với công nghệ tiên tiến, đảm bảo an toàn lao động và thân thiện môi trường theo các hình thức sát nhập, liên doanh, liên kết, chuyển nhượng giấy phép hoạt động khoáng sản.

b) Giải pháp tài chính, đầu tư

- Tài chính: Rà soát, điều chỉnh kịp thời các loại thuế, phí, lệ phí hợp lý, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân địa phương nơi có khoáng sản được khai thác.

- Đầu tư: Phát huy nội lực, khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đủ năng lực đóng vai trò chủ lực tham gia thăm dò, khai thác và chế biến các loại khoáng sản chiến lược, có trữ lượng lớn. Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư thông qua việc góp vốn đầu tư, cổ phần, liên doanh và các nguồn vốn tín dụng khác.

c) Giải pháp khoa học, công nghệ, môi trường

- Đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ việc hoàn thiện để ban hành hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật nâng cao công tác quản lý, thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản.

- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp, đầu tư đổi mới công nghệ, sử dụng thiết bị, công nghệ tiên tiến, hiện đại trong khai thác, tuyển và chế biến khoáng sản nhằm tiết kiệm tài nguyên và năng lượng, hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường.

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản để thu hồi tối đa khoáng sản và khoáng sản đi kèm nhằm cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác và phục vụ các lĩnh vực kinh tế.

- Ưu tiên nguồn vốn khoa học và công nghệ nhằm nghiên cứu áp dụng công nghệ chế biến hiệu quả tài nguyên khoáng sản, thu hồi khoáng sản hữu ích, tận dụng sử dụng thải quặng đuôi và bảo vệ môi trường tại các bãi thải, hồ thải quặng đuôi.

- Với hoạt động thăm dò các khoáng sản, khai thác cần đẩy mạnh các kỹ thuật thăm dò khoáng sản đặc thù theo hướng công nghệ - kỹ thuật tốt nhất có thể tại Việt Nam, bảo đảm phù hợp với thực tế của địa phương, có hiệu quả trong phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm, giảm thiểu tác động xấu đối với môi trường và hệ sinh thái.

- Với hoạt động chế biến và sử dụng khoáng sản cần phải tập trung ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong quá trình hoạt động theo hướng kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh và carbon thấp. Chú trọng phát triển nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ thân thiện với môi trường nhằm chế biến hiệu quả tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu chất thải.

d) Giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về khoáng sản, công khai quy hoạch các loại khoáng sản.

- Nâng cao nhận thức vai trò, pháp luật về khoáng sản; tăng cường sự giám sát của cộng đồng đối với các hoạt động khoáng sản trên địa bàn; công khai, minh bạch các khoản thu và sử dụng nguồn thu của các doanh nghiệp khoáng sản.

đ) Các cơ quan truyền thông phối hợp với các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh có hoạt động khoáng sản, đặc biệt khoáng sản có tính nhạy cảm như bô-xít, sắt… để kịp thời cung cấp thông tin đảm bảo tính khách quan, trung thực, ngăn chặn các hoạt động kích động, lôi kéo, xuyên tạc của các tổ chức phản động nhằm chống phá chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

e) Giải pháp về đào tạo, tăng cường năng lực

- Chú trọng đầu tư đổi mới, hiện đại hóa trang thiết bị đào tạo, nghiên cứu cho các cơ sở giáo dục, cơ sở nghiên cứu chuyên ngành, các phòng thí nghiệm trọng điểm, nâng cao năng lực, chất lượng nghiên cứu khoa học bằng nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và xã hội hóa.

- Tăng cường hợp tác của các trường, cơ sở nghiên cứu khoa học, phòng thí nghiệm trong nước với các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu quốc tế để đào tạo nghiên cứu sinh, cao học, chuyên gia, công nhân lành nghề; cung cấp các trang thiết bị đào tạo, nghiên cứu, phòng thí nghiệm chất lượng cao.

- Nâng cao vai trò dẫn dắt của các Viện nghiên cứu, các Trường Đại học nhằm đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường, ứng dụng trong các hoạt động thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng với yêu cầu ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường.

g) Giải pháp về hợp tác quốc tế

- Đẩy mạnh hợp tác khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ trong thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng, bảo vệ môi trường, an toàn lao động và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, quản trị tài nguyên khoáng sản, quan trắc, dự báo, quản trị môi trường, điều khiển tự động nhằm nâng cao hiệu quả, giảm tổn thất tài nguyên, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và đảm bảo môi trường.

- Hợp tác đầu tư các dự án khai thác, chế biến khoáng sản có yêu cầu công nghệ cao và thiết bị tiên tiến, hiện đại, đảm bảo môi trường và có thị trường tiêu thụ sản phẩm. Hạn chế việc hợp tác, liên doanh, liên kết, bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài đối với dự án khai thác mỏ và tuyển khoáng sản.

h) Giải pháp huy động vốn

Vốn đầu tư cho các dự án thăm dò, khai thác và chế biến các loại khoáng sản ngoài một phần vốn của ngân sách nhà nước, chủ yếu do doanh nghiệp tự bảo đảm bằng nguồn vốn tự có, vốn vay thương mại (chủ yếu) trên thị trường tài chính, vốn huy động từ các nguồn khác như thị trường chứng khoán,... cụ thể:

- Ngân sách nhà nước

+ Đầu tư vốn cho các đề án điều tra, đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản; thăm dò đối với một số loại khoáng sản độc hại, phóng xạ.

+ Lập, điều chỉnh, xây dựng và quản lý dữ liệu về quy hoạch khoáng sản.

+ Hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động nghiên cứu khoa học; ứng dụng công nghệ tiên tiến trong chế biến khoáng sản nhằm sử dụng tổng hợp, tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản không tái tạo phù hợp với Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp quốc gia phục vụ đổi mới, hiện đại hóa công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

+ Xây dựng và triển khai các chương trình khoa học và công nghệ liên quan đến khai thác, chế biến khoáng sản (ngoài Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp quốc gia phục vụ đổi mới, hiện đại hóa công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt).

- Huy động vốn trên thị trường quốc tế: Một số dự án đặc biệt, có quy mô lớn, công nghệ hiện đại, thí điểm đầu tư chế biến sâu làm tiền đề phát triển chuỗi sản xuất đồng bộ, phát triển bền vững nguồn tài nguyên có quy mô lớn, Chính phủ sẽ xem xét hỗ trợ doanh nghiệp thông qua bảo lãnh vay vốn theo quy định pháp luật.

- Huy động các nguồn vốn khác: Huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong nước và ngoài nước tuân thủ theo các quy định của pháp luật.

Chi tiết vốn cho công tác thăm dò, khai thác và chế biến các loại khoáng sản nêu tại Phụ lục V kèm theo Quyết định số 866/QĐ-TTg.

i) Giải pháp về đáp ứng nguồn nhân lực

- Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo nhân lực phù hợp với yêu cầu ngành nghề và tiến độ phát triển của các dự án khai thác, chế biến các loại khoáng sản, nhất là nhân lực kỹ thuật tay nghề cao vận hành máy móc, thiết bị khai thác chế biến khoáng sản có trình độ công nghệ tiên tiến, tiếp cận được công nghệ mới.

- Chú trọng tuyển dụng, đào tạo lao động tại chỗ, đặc biệt là các địa bàn miền núi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

- Có chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đãi ngộ đối với công nhân khai thác mỏ, đặc biệt là lao động khai thác mỏ hầm lò.

- Chú trọng chăm lo đời sống, vật chất và tinh thần cho người lao động.

- Liên kết với các cơ sở đào tạo trong nước, quốc tế, có chính sách tuyển dụng đào tạo nâng cao tay nghề, đào tạo liên thông hoặc gửi ra nước ngoài đào tạo với nguồn lao động chất lượng cao, gắn bó với nghề.

- Đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức quản lý về khoáng sản, luyện kim cần tuyển dụng, bố trí những người có chuyên môn, kinh nghiệm trong thực tiễn; bổ trợ và cập nhật kiến thức pháp luật về tài nguyên và môi trường và pháp luật có liên quan. Đặc biệt cần tăng cường đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở địa phương.

5. Tổ chức thực hiện quy hoạch

Các bộ, ngành lập kế hoạch triển khai theo phân công nhiệm vụ tại Điều 2 của Quyết định số 866/QĐ-TTg. Đồng thời trên cơ sở kế hoạch, cơ chế chính sách, giải pháp thực hiện như trên và căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các bộ, ngành địa phương, giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành, địa phương như sau:

a) Bộ Công Thương

- Chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật và trước Thủ tướng Chính phủ về các nội dung đề xuất, kiến nghị phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch khoáng sản, trong đó nội dung Kế hoạch phải bám sát các mục tiêu của Quy hoạch khoáng sản đã được phê duyệt, đồng thời phải đáp ứng yêu cầu tổng thể, tối ưu, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật và việc triển khai thực hiện Kế hoạch phải bảo đảm khả thi, có hiệu quả.

- Tổ chức công bố quy hoạch, tuyên truyền phổ biến nội dung quy hoạch, cung cấp thông tin về quy hoạch khoáng sản đến các tổ chức, cá nhân để tham gia giám sát việc thực hiện quy hoạch (cấp phép thăm dò và khai thác; thăm dò, khai thác, chế biến và kinh doanh khoáng sản) đã được phê duyệt.

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức thực hiện Kế hoạch hiệu quả tuân thủ theo đúng quy định của Luật Quy hoạch và pháp luật có liên quan, đảm bảo khả thi, có hiệu quả. Đối với các dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư hoặc đã quyết định đầu tư nhưng nếu đang trong quá trình thanh tra, kiểm tra, điều tra, kiểm toán, thi hành bản án (nếu có) thì chỉ được tiếp tục triển khai thực hiện sau khi đã thực hiện đầy đủ theo các kết luận thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra và thi hành án (nếu có) và phải được cấp thẩm quyền chấp thuận theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức đánh giá thực hiện Quy hoạch khoáng sản, báo cáo Thủ tướng Chính phủ định kỳ hàng năm, 05 năm hoặc đột xuất theo quy định tại khoản 2 Điều 49, Điều 50 Luật Quy hoạch và Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019. Căn cứ báo cáo đánh giá thực hiện quy hoạch, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt chủ trương điều chỉnh quy hoạch khoáng sản (nếu cần) để phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế.

- Lập và gửi báo cáo về hoạt động quy hoạch đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 31 tháng 10 hàng năm để tổng hợp báo cáo Chính phủ.

- Tổ chức rà soát Quy hoạch khoáng sản và báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo định kỳ 05 năm; trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt chủ trương điều chỉnh quy hoạch khoáng sản (nếu cần thiết) để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, hiệu đính, cập nhật các nội dung liên quan trong quá trình triển khai Quyết định số 866/QĐ-TTg; đảm bảo không làm thay đổi mục tiêu, định hướng tổng quát của Quy hoạch; tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả hiệu đính, cập nhật Quy hoạch trong quá trình rà soát Quy hoạch khoáng sản theo định kỳ.

- Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các tỉnh có liên quan trong việc cấp phép hoạt động khoáng sản, trong đó ưu tiên việc cấp phép khai thác khoáng sản gắn liền với Dự án đầu tư nhà máy chế biến sâu giúp thu hồi tối đa tài nguyên khoáng sản.

- Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì xây dựng Luật Địa chất và Khoáng sản (Luật Khoáng sản sửa đổi), Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 158/2016/NĐ-CP để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật theo hướng tạo điều kiện cho các địa phương triển khai các Dự án phát triển kinh tế xã hội.

- Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh nơi có khoáng sản tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Quy hoạch khoáng sản.

b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật có liên quan (Luật Quy hoạch, Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Quy hoạch) theo hướng tạo điều kiện cho các địa phương triển khai các Dự án phát triển kinh tế xã hội; điều chỉnh các Quy hoạch linh hoạt để phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế trong từng giai đoạn.

c) Bộ Xây dựng

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương rà soát sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trong đầu tư xây dựng, quản lý, bảo trì công trình mỏ khoáng sản; hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực khai khoáng để đẩy nhanh tiến độ đầu tư, xây dựng, nâng cao chất lượng công trình.

- Phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quá trình quản lý quy hoạch và cấp giấy phép hoạt động khoáng sản đối với các khoáng sản giao thoa (đá hoa, thạch anh, quarzit, cát trắng đi kèm titan…) giữa các quy hoạch khoáng sản được phê duyệt.

d) Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình cơ quan có thẩm quyền ban hành kế hoạch sử dụng đất để thực hiện quy hoạch cấp quốc gia; đánh giá tác động môi trường; khung chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để thực hiện Quy hoạch khoáng sản.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan theo thẩm quyền ban hành văn bản hướng dẫn tháo gỡ những vướng mắc trong quản lý nhà nước về khoáng sản theo quy định. Đối với những vấn đề phát sinh, vượt thẩm quyền, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất giải pháp xử lý, báo cáo, xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản quy phạm pháp luật có liên quan (Luật Địa chất và Khoáng sản, Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật) theo đúng thẩm quyền, theo hướng tăng cường quản lý nhà nước đối với công nghệ, thiết bị và con người trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản, tạo điều kiện cho các địa phương triển khai các Dự án phát triển kinh tế xã hội, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, giảm chi phí cải tạo, phục hồi môi trường, góp phần nâng cao hiệu quả các dự án sau khai thác mỏ, thực hiện theo mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, phù hợp với Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10 tháng 02 năm 2022 của Bộ Chính trị theo nguyên tắc “khuyến khích việc sử dụng đất sau khai thác mỏ cho nhiều mục đích phát triển kinh tế xã hội khác nhau”.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân các tỉnh xem xét, quyết định hình thức hạn chế, cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản đối với các khu vực khoáng sản có tính chất đặc thù: Trữ lượng lớn, diện tích phân bố rộng, được khai thác bằng phương pháp lộ thiên với chiều sâu khai thác không lớn như bô xít, titan… trên nguyên tắc bảo vệ và phát triển tài sản công, đảm bảo việc thu hồi, bảo vệ tài nguyên khoáng sản để thực hiện các dự án, công trình cấp bách, quan trọng đặc biệt là các dự án đầu tư công; các dự án kết cấu hạ tầng kỹ thuật vì lợi ích quốc gia, công cộng nêu tại Điều 62 của Luật Đất đai năm 2013; các dự án huy động từ các nguồn lực xã hội, dự án cải tạo, nâng cấp hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương trên cơ sở vận dụng quy định tại Điều 26, Điều 28 Luật Khoáng sản, Luật Quy hoạch và quy định của pháp luật có liên quan.

- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh nơi có khoáng sản lập đề án triển khai khoanh định chính xác tọa độ khép góc các khu vực sẽ cấp phép để giảm thiểu diện tích chiếm đất bị ảnh hưởng của các dự án khai thác mỏ, đảm bảo vẫn nằm trong tọa độ khép góc của khu vực có khoáng sản đã quy hoạch đồng thời xác định, loại bỏ các khu vực không chứa khoáng sản hoặc có khoáng sản trữ lượng không tập trung, phân tán, hàm lượng trữ lượng thấp (khai thác không có hiệu quả kinh tế). Địa phương được phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất, triển khai các dự án phát triển kinh tế xã hội khác trên phần diện tích không có khoáng sản được loại bỏ trên cùng một khu vực đã quy hoạch.

- Chỉ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh rà soát và loại trừ các khu vực đã được khoanh định là khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản nhưng chưa cập nhật vào Quy hoạch khoáng sản trong quá trình cấp Giấy phép hoạt động khoáng sản để Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai các công trình, Dự án đầu tư vì lợi ích quốc gia, công cộng quy định tại Điều 62 Luật Đất đai 2013, đáp ứng tiêu chí tại khoản 2 Điều 26 và Điều 65 Luật Khoáng sản tại các khu vực khu cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản theo đúng quy định của pháp luật.

đ) Bộ Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức nghiên cứu, thử nghiệm các công nghệ mới, thiết bị mới, vật liệu mới trong lĩnh vực thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ, chế tạo thiết bị khai thác, chế biến khoáng sản; ứng dụng công nghệ tiên tiến, cơ giới hóa, tự động điều khiển, đồng bộ thiết bị, nâng cao năng suất, chất lượng khai thác, chế biến các loại khoáng sản.

- Chú trọng đầu tư nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ việc hoàn thiện để ban hành hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản.

- Củng cố, xây dựng nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ của các tổ chức trong lĩnh vực, đáp ứng các nhu cầu về nghiên cứu, điều tra cơ bản thăm dò địa chất về khoáng sản, địa chất môi trường, xây dựng được mạng lưới các tổ chức khoa học và công nghệ trong lĩnh vực đủ năng lực hội nhập quốc tế, gắn kết chặt chẽ với giáo dục - đào tạo, sản xuất - kinh doanh. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tiếp thu, áp dụng các công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, hiện đại trên thế giới.

e) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan thẩm định hồ sơ chuyển mục đích sử dụng rừng trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định pháp luật đối với các dự án tại quy hoạch có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng rừng.

g) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Giáo dục và Đào tạo

Phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng đổi mới chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực; tạo cơ hội có việc làm, bảo đảm thu nhập tối thiểu, giảm nghèo bền vững.

h) Bộ Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu và đề xuất chính sách về thuế, phí phù hợp với đặc thù ngành khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản; tăng cường công tác quản lý nguồn thu về tài chính, đảm bảo thu đúng, đủ đối với hoạt động khoáng sản nói chung và các loại khoáng sản theo Quy hoạch nói riêng.

- Bố trí nguồn vốn cho các đề án, đề tài nghiên cứu phục vụ cho ngành khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản.

i) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

- Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về khoáng sản theo quy định của pháp luật trong phạm vi địa phương; quản lý chặt chẽ quỹ đất dành cho Quy hoạch khoáng sản; xây dựng, điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất dành cho hoạt động khoáng sản theo tiến độ của Quy hoạch.

- Rà soát các quy hoạch, các dự án trên địa bàn địa phương để quản lý đúng theo thẩm quyền, tránh chồng chéo về công tác quản lý giữa các Quy hoạch, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và Quy hoạch khoáng sản.

- Kịp thời phản ánh những vấn đề bất cập, vướng mắc, đề xuất phương án giải quyết phù hợp trong quá trình thực hiện Quy hoạch khoáng sản trên địa bàn địa phương quản lý.

Kịp thời phản ánh những vấn đề bất cập trong quá trình thực hiện Quy hoạch khoáng sản trên địa bàn địa phương quản lý.

- Đẩy nhanh việc lựa chọn các nhà đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản để sớm triển khai khai thác, hoàn trả quỹ đất cho địa phương thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Chủ động rà soát, báo cáo cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn các nội dung liên quan đến phương án bảo vệ, tập kết, lưu trữ khoáng sản thu hồi nhưng chưa sử dụng trong quá trình thi công Dự án đầu tư theo quy định.

- Chủ động rà soát, báo cáo, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong quá trình xem xét, quyết định hình thức hạn chế, cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản đối với các khu vực khoáng sản có tính chất đặc thù: Trữ lượng lớn, diện tích phân bố rộng, được khai thác bằng phương pháp lộ thiên với chiều sâu khai thác không lớn như bô-xít, titan… trên nguyên tắc bảo vệ và phát triển tài sản công, đảm bảo việc thu hồi, bảo vệ tài nguyên khoáng sản để thực hiện các dự án, công trình cấp bách, quan trọng đặc biệt là các dự án đầu tư công; các dự án kết cấu hạ tầng kỹ thuật vì lợi ích quốc gia, công cộng; các dự án huy động từ các nguồn lực xã hội, dự án cải tạo, nâng cấp hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Ủy ban nhân dân tỉnh cần phối hợp với cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm về phương án thu hồi, bảo vệ tài nguyên khoáng sản; giám sát, yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đúng phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật có liên quan nếu có tác động đến khoáng sản đã được phê duyệt.

- Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát các khu vực đã được khoanh định là khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản nhưng chưa cập nhật vào Quy hoạch khoáng sản trong quá trình cấp Giấy phép hoạt động khoáng sản để triển khai các công trình, Dự án đầu tư vì lợi ích quốc gia, công cộng quy định tại Điều 62 Luật Đất đai 2013, đáp ứng tiêu chí tại khoản 2 Điều 26 và Điều 65 Luật Khoáng sản tại các khu vực khu cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản theo đúng quy định của pháp luật.

k) Phối hợp giải quyết một số vấn đề còn tồn tại liên quan đến quy hoạch

- Giải thích từ ngữ:

+ Khái niệm “ranh giới quy hoạch là khu vực phân bố khoáng sản và chế biến khoáng sản trên diện tích đất liền của cả nước” nêu tại mục A Điều 1 Quyết định số 866/QĐ-TTg được hiểu là: Ranh giới trên diện tích đất liền của các khu vực hoạt động khoáng sản (quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Khoáng sản 2010) và ranh giới các Dự án đầu tư chế biến khoáng sản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, xác định trong quy hoạch.

+ Khái niệm “khu vực có khoáng sản” nêu tại điểm e khoản 7 Điều 2 Quyết định số 866/QĐ-TTg được hiểu là:

Trong phạm vi Quy hoạch khoáng sản được phê duyệt tại Quyết định số 866/QĐ-TTg, các khu vực sau được coi là khu vực có khoáng sản: (1) Các khu vực phát hiện khoáng sản đã được điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; (2) Các khu vực khoáng sản đã được thăm dò, đánh giá trữ lượng; (3) Các khu vực khoáng sản đã được cấp phép khai thác.

Các khu vực này được liệt kê tại các Phụ lục II, III, IV và VI kèm theo Quyết định số 866/QĐ-TTg.

+ Đối với các khu vực khoáng sản có tính chất đặc thù, được phép thực hiện theo quy định tại điểm e khoản 7 Điều 2 Quyết định số 866/QĐ-TTg , nội dung “tác động đến khoáng sản đã được phê duyệt” được hiểu là các hoạt động làm thay đổi hiện trạng, phạm vi phân bố của khoáng sản.

- Một số khu vực có khoáng sản đặc thù

Khoáng sản đặc thù có trữ lượng lớn, diện tích phân bố rộng, được khai thác bằng phương pháp lộ thiên với chiều sâu khai thác không lớn, như bô xít, titan… có diện tích chiếm đất là rất lớn gây ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, do đó, cần căn cứ các quy định hiện hành để giải quyết một cách hài hòa giữa việc khai thác khoáng sản với phát triển kinh tế xã hội của địa phương, cụ thể như sau:

(1) Tại điểm e khoản 7 Điều 2 Quyết định số 866/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2023 có nêu: “Căn cứ theo mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được phép triển khai thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng kỹ thuật vì lợi ích quốc gia, công cộng theo Điều 62 của Luật Đất đai trên khu vực có khoáng sản đã được phê duyệt tại Quyết định này theo nguyên tắc phải thu hồi, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, tuân thủ quy định tại Luật Khoáng sản, Luật Quy hoạch và pháp luật có liên quan”.

(2) Đối với một số trường hợp một số dự án, công trình xây dựng chồng lấn với ranh giới quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản:

+ Đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật đã được xây dựng trước thời điểm ban hành Quyết định số 167/2007/QĐ-TTg[1], Quyết định số 1546/QĐ-TTg[2], Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm nghiên cứu phương án tháo gỡ các thủ tục để triển khai Dự án, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường có thể xem xét đưa khu vực này vào khu vực hạn chế hoạt động khoáng sản để bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật đã được xây dựng trên nguyên tắc bảo vệ và phát triển tài sản công. Ủy ban nhân dân tỉnh cần phối hợp với cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm về phương án thu hồi, bảo vệ tài nguyên khoáng sản; giám sát, yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đúng phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật có liên quan nếu có tác động đến khoáng sản đã được phê duyệt.

+ Đối với các dự án triển khai sau khi ban hành các Quyết định số 167/2007/QĐ-TTg, số 1546/QĐ-TTg và số 866/QĐ-TTg[3]:

. Ủy ban nhân dân tỉnh cần thống nhất với Bộ Tài nguyên và Môi trường (cơ quan có thẩm quyền cấp phép) trước khi Dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật được phê duyệt hoặc cấp giấy phép đầu tư, đảm bảo phù hợp với quy hoạch có liên quan và đáp ứng yêu cầu về bảo đảm quốc phòng, an ninh; ngăn ngừa, giảm thiểu tác động đến môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa; bảo vệ rừng đặc dụng, công trình hạ tầng theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Luật Khoáng sản.

. Để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến đầu tư công trình, dự án trong khu vực khoáng sản và giảm thiểu tác động của diện tích quy hoạch đến việc triển khai các dự án đầu tư công, căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Khoáng sản, Ủy ban nhân dân tỉnh cần phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường để khoanh định cụ thể diện tích phân bố thân quặng để đối chiếu với bản đồ quy hoạch sử dụng đất của tỉnh và chủ động thống kê, cập nhật tất cả các dự án gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, quyết định hình thức hạn chế hoạt động khoáng sản về: (i) Sản lượng khoáng sản (có thể không khai thác); (ii) Thời gian khai thác; (iii) Diện tích, độ sâu khai thác và phương pháp khai thác, đồng thời để Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các nội dung liên quan đến phương án bảo vệ, tập kết, lưu trữ khoáng sản thu hồi nhưng chưa sử dụng trong quá trình thi công Dự án đầu tư theo quy định.

(3) Ủy ban nhân dân tỉnh cần đẩy nhanh việc lựa chọn các nhà đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản để sớm triển khai khai thác, hoàn trả quỹ đất cho địa phương thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.



[1] Quyết định số 167/2007/QĐ-TTg ngày 01 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng bauxit giai đoạn 2007 - 2015, có xét đến năm 2025 (Quy hoạch 167).

[2] Quyết định số 1546/QĐ-TTg ngày 03 tháng 9 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan giai đoạn đến 2020, có xét đến năm 2030 (Quy hoạch 1546).

[3] Quyết định số 866/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch 866).

THE PRIME MINISTER OF VIETNAM
----------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence-Freedom-Happiness
-----------------

No. 333/QD-TTg

Hanoi, April 23, 2024

 

DECISION

PROMULGATING PLAN IMPLEMENTATION OF PLANNING FOR EXPLORATION, EXTRACTION, PROCESSING AND USE OF MINERALS FOR 2021-2030 PERIOD, WITH A VISION BY 2050

THE PRIME MINISTER OF VIETNAM

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015; the Law on Amendments to the Law on Government Organization and the Law on Local Government Organization dated November 22, 2019;

Pursuant to the Planning Law dated November 24, 2017; the Law on amendments to 37 Laws concerning planning dated November 20, 2018;

Pursuant to the National Assembly’s Resolution No. 61/2022/QH15 dated June 16, 2022 on increase of efficiency and validity of policies and laws on planning and certain solutions for dealing with difficulties to accelerate the formulation process and improve quality of plannings for the 2021-2030 period;

Pursuant to the Resolution No. 81/2023/QH15 dated January 09, 2023 of the National Assembly on the national master planning for the 2021 - 2030 period with a vision by 2050;

Pursuant to the Government’s Resolution No. 90/NQ-CP dated June 16, 2023 introducing the Government’s Action program for implementation of the Resolution No. 81/2023/QH15 of the National Assembly on the National master planning for the 2021 - 2030 period, with a vision by 2050, and the Plan for implementation of National master planning for the 2021 - 2030 period, with a vision by 2050;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Pursuant to the Decision No. 866/QD-TTg dated July 18, 2023 of the Prime Minister of Vietnam giving approval for the Planning for exploration, extraction, processing and use of minerals for the period of 2021-2030, with a vision to 2050;

At the request of the Ministry of Industry and Trade of Vietnam at the Statement No. 8387/TTr-BCT dated November 27, 2023.

HEREIN DECIDES:

Article 1. The Plan for implementation of planning for exploration, extraction, processing and use of minerals for the 2021-2030 period, with a vision by 2050, is enclosed herewith.

Article 2. This Decision comes into force from the date on which it is signed.

Article 3. Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies, Chairpersons of People’s Committees of provinces or central-affiliated cities, and relevant agencies are responsible for the implementation of this Decision.

 

 

PP. PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Tran Hong Ha

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



PLAN

FOR IMPLEMENTATION OF PLANNING FOR EXPLORATION, EXTRACTION, PROCESSING AND USE OF MINERALS FOR THE 2021-2030 PERIOD, WITH A VISION BY 2050
(Enclosed with Decision No. /QD-TTg dated............ 2024 of the Prime Minister)

I. OBJECTIVES, REQUIREMENTS

1. Objectives

- Effectively implement the Decision No. 866/QD-TTg dated July 18, 2023 of the Prime Minister giving approval for the Planning for exploration, extraction, processing and use of minerals for the period of 2021-2030, with a vision to 2050 (hereinafter referred to as the “mineral planning”), and develop a roadmap for organizing effective implementation of programs/projects so as to effectively perform and achieve the objectives, tasks and solutions set forth in the planning.

- Concretize schedule/steps and resources for implementing programs/projects in order to formulate policies and solutions for attracting social resources in implementing the planning.

- Assign specific tasks to Ministries, central-government authorities and local governments, especially in dealing with, or reporting to competent authorities for dealing with, mechanisms and/or policies-related difficulties that arise during the planning implementation.

- Study and focus on resolution of difficulties and obstacles to implement urgent and important projects/works included in group of prioritized projects/works such as national defense and security works, infrastructural construction works, traffic works, etc., especially public investment projects, projects funded by social resources, projects on renovation and upgrading of infrastructure facilities to serve local socio-economic development.

2. Requirements

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Ensure feasibility and flexibility in implementing projects in each period which should be appropriate to the national context and resources.

- Demonstrate the assignment of tasks and close cooperation between relevant authorities in the implementation of the mineral planning.

II. CONTENTS OF THE PLAN

The Plan for implementation of the mineral planning is formulated in accordance with the provisions of Article 45 of the Planning Laws, and includes the following main contents:

1. Public investment projects

None.

2. Investment projects funded by sources other than public investments

a) In the 10-year planning period (2021 - 2030): prioritize new investment projects on processing of large-reserve, important and strategic minerals (including bauxite, titanium, rare earth, chromite, and nickel), including: aluminum electrolysis projects; alumina production projects; projects on production of pigment (titanium dioxide); projects on separation, dressing or milling of chromite and recovery of accompanying minerals; non-ferrous metal refining projects; projects on processing of nickel compounds; type-II apatite dressing projects; projects on processing of rare earth ores (hydrometallurgy - leaching or separation).

b) In the forecast planning period (2030 - 2050): prioritize new large-scale, important and strategic investment projects such as aluminum electrolysis projects; titanium sponge/metal refining projects; projects on rare earth hydrometallurgy and leaching/separation; projects on processing of nickel compounds/nickel metal products.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Pursuant to the provisions of clause 3 Article 47 of the Planning Law, the Ministry of Natural Resources and Environment shall play the leading role and cooperate with relevant Ministries, ministerial agencies, and provincial-People's Committees in presenting the plan on use of land for implementation of national plannings (including national sectoral plannings) to competent authorities for promulgation, in which the plan for use of land for mining projects is developed following the following rules:

- Implement mining projects with the aim of returning land areas to local governments for implementing other socio-economic development projects as soon as possible, and minimizing adverse impacts of mining areas on local land use plans.

- Amend land use plans and implementation schedules of mineral exploration and extraction projects at the request of provincial People’s Committees in respect of some mineral areas that have the following specific characteristics, including: large reserves, large mineral distribution areas, and open-cast mining method with non-considerable mining depth required, such as bauxite, titanium, etc. in a manner that protects and develops public property, and ensures recovery and protection of mineral resources for implementing urgent and important projects and works, especially public investment projects; technical infrastructure projects in the national and public interests defined in Article 62 of the 2013 Land Law; projects funded by social resources, projects on renovation and upgrading of infrastructure facilities to serve local socio-economic development on the basis of application of provisions of Articles 26 and 28 of the Law on minerals, the Planning Law and relevant laws.

b) Total land area estimated for the mineral planning is 190.000 ha in the 2021 - 2030 period, and about 305.000 ha in the 2031 - 2050 period (excluding land areas for mining projects licensed before this Decision is approved). Land demands must be determined in accordance with the Resolution No. 39/2021/QH15 dated November 13, 2021 of the National Assembly of Vietnam on the national land use planning for the 2021 - 2030 period, with a vision by 2050, and the 5-year national land use plan for the 2021 - 2025 period.

4. Solutions and resources for implementing the mineral planning

The following solutions should be implemented in a consistent manner to ensure the effectively implementation of the Plan for implementation of the mineral planning. To be specific:

a) Regarding laws and policies

- Continue reviewing, amending and additionally promulgating State mechanisms, policies and laws on minerals so as to deal with difficulties and obstacles, facilitate enterprises’ investment in mineral extraction and processing projects, and enhance roles and responsibilities of state management levels from central to local government and enterprises.

- Include additional regulations on state management of technologies, equipment and personnel during extraction and processing of minerals in the draft Law on Geology and Minerals.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Consider making proposals on improvement of investment efficiency, including cooperation with foreign partners that have experience, capital sources and markets from exploration, mining and processing stages, and have markets for some processed mineral products for which it is difficult for Vietnamese enterprises to find partners.

- Revise and complete laws and policies to facilitate the implementation of exploration and mining projects which should be associated with mineral processing projects; strictly monitor exploration and mining activities which should comply with laws and policies on minerals and environment, and ensure occupational safety.

- Regarding large-reserve, important and strategic minerals such as bauxite, titanium, rare earth, chromite, nickel, copper and gold: consider issuing mining license only to capable enterprises that have completed/are making/will make investment in deep processing projects using advanced technologies and modern equipment, and ensuring sustainable environmental protection in association with orientations to use raw materials from ores, and ensure full recovery of primary and accompanying minerals.

- Regarding mining and processing of minerals: encourage accumulation of resources from small-scale mines/mine sites to develop mines/mine clusters which are large enough for synchronous investment from exploration and mining, to processing, and use modern technologies.

- Formulate policies for supporting enterprises in implementation of restructuring policies.

- Formulate reasonable policies for persons that have residential and/or production land areas expropriated to serve mining and processing of minerals.

- Regarding management of resources:

+ Increase quality of surveys, exploration and assessment of resources and their reserves.

+ Fully make statistical reports on and publicly announce data on extraction, processing and loss of resources, and establish mineral resource database as soon as possible to share information serving the performance of resources planning and management tasks.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Regarding state management:

+ Intensify cooperation between the Ministry of Natural Resources and Environment of Vietnam, the Ministry of Industry and Trade of Vietnam, and provincial People's Committees in licensing mining and providing information on post-licensing mining and processing activities.

+ Regarding some large-scale and strategic minerals/ores such as bauxite, titanium, rare earth, nickel, copper, gold and chromite: before issuing license to carry out exploration and mining, licensing authorities shall get opinions from regulatory authorities in charge of plannings, mining and mineral processing about the conformity of the requested exploration and mining with relevant plannings, supply and demand for minerals.

+ Regarding mineral processing projects: investment registration authorities shall get opinions from mineral planning authorities about the conformity of such projects with plannings, suitability of technologies, equipment and processed products, and the satisfaction of mineral materials demands for processing before issuing license.

+ Owners of deep processing projects that are selected in accordance with the Investment Law, the Bidding Law and relevant laws shall be issued with license to carry out exploration and mining under approved plannings or resolutions/decisions issued by the Poliburo, the National Assembly or the Prime Minister (if any).

+ Zoning of areas which are not subject to auction of mining rights in respect of ores which have been determined as sources of raw materials for deep processing projects defined in the approved mineral planning shall comply with current regulations of laws to encourage and ensure efficiency of investment.

+ Investment projects or works in the national and public interests which are defined in Article 62 of the 2013 Land Law, satisfy the criteria set out in Clause 2 Article 26 and Article 65 of the Law on minerals, and are located in areas which have been determined as areas where mining is banned or temporarily banned but not updated and excluded from mineral planning will be implemented in accordance with regulations of law.

+ Publicly reveal boundary coordinates of planning projects; enhance inspection and supervision of mining and processing of minerals, and protection of boundaries of newly discovered mines and mine sites, and national mineral reserve areas in accordance with the Law on mineral and the Law on management of public property.

+ Restructure small-scale enterprises which use limited amount of resources and apply obsolete technologies resulting in significant loss of resources and environmental pollution; or carry out mining separately from the places where minerals are used in order to establish large-scale enterprises that are expected to carry out concentrated mining and processing, use advanced and eco-friendly technologies, and ensure occupational safety by means of merger, joint ventures, association or transfer of mining license.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Finance: Review and adjust taxes, fees and charges in a timely and rational manner to ensure harmonious benefits between the State, enterprises and residents in mining areas.

- Investment: Promote internal strength of, and encourage, domestic enterprises that are capable of playing the key role to engage in exploration, mining and processing of large-reserve and strategic minerals; diversify sources of investment capital by means of contribution of investment capital, shares, joint venture and other loan capital sources.

c) Regarding science, technology and environment

- Intensify investment in research on scientific basis for completion and promulgation of national technical regulations and standards, and technical rules for improving the efficiency in management, exploration, mining, processing and use of minerals.

- Consider proposing solutions and investment in technological innovation and use of advanced and modern technologies and equipment in mining, dressing or milling and processing of minerals with the aims of saving resources and energy, and ensuring high economic efficiency, occupational safety and environmental protection.

- Promote scientific research in mining, processing and use of minerals for the purpose of maximum recovery of minerals and accompanying minerals to supply raw materials for other industries and serve economic sectors.

- Prioritize allocation of funding for science and technology to carry out research on application of technologies to effective processing of minerals, recovery of useful minerals, utilization of tailings and environmental protection at tailings dumps or ponds.

- Regarding exploration and mining: intensify specific mineral exploration techniques towards application of the best technologies and techniques in Vietnam in a manner that ensures the conformity of applied techniques with local actual conditions, efficiency in prevention and control of pollution, and minimization of adverse impacts on environment and ecosystems.

- Regarding processing and use of minerals: focus on application of advances in science and technology to processing and use of minerals towards circular economy, green economy and low-carbon economy; attach special importance to development of scientific research and adoption of eco-friendly technologies to effectively process minerals, save energy and minimize waste.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Promote propagation and dissemination of policies, guidelines and laws on minerals, and public announcement of mineral plannings.

- Increase awareness about the role and laws on minerals; intensify public supervision of mineral activities in localities; ensure openness and transparency of revenues earned by mineral enterprises and the use thereof.

dd) Media agencies shall cooperate with relevant Ministries, central-government authorities and People’s Committees of provinces where mineral activities, especially sensitive minerals such as bauxite, iron, etc., are performed in providing information in a timely, objective and honest manner, and preventing acts of inciting, enticing or distorting of reactionaries against guidelines of the Communist Party and the State of Vietnam.

e) Regarding training and capacity improvement

- Attach special importance to innovation and modernization of training and research equipment of educational institutions, specialized research institutions, key laboratories, and improvement of capacity and quality of scientific researches with funding derived from state budget and private sector involvement.

- Intensify the cooperation between domestic schools, scientific research institutions and laboratories, and international training and research institutions in providing training for researchers, post-graduate students, experts and skilled workers; provide high-quality training and research equipment and laboratories.

- Enhance the leading role of research institutes and universities to promote scientific research, technological development, environmental protection, and applications in exploration, mining and processing of minerals, and training in human resources serving the application of advanced and eco-friendly science and technologies.

g) Regarding international cooperation

- Intensify cooperation in the fields of science, technology, and technology transfer in exploration, extraction, processing and use of minerals, environmental protection, occupational safety and application of information technology to management of mineral resources, monitoring, forecasting, environmental management, and automatic control so as to improve efficiency, reduce loss of resources, increase labor productivity and product quality, and ensure environmental protection.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



h) Regarding capital mobilization

Investment capital for exploration, mining and processing projects is partially derived from state budget and mainly includes funding sources of enterprises, including owner’s equity, commercial loans (mainly) obtained on financial market, and funding mobilized from other sources such as on securities market, etc. To be specific:

- Funding from state budget is used for:

+ Making investment in schemes for survey and assessment of mineral resource potential; exploration of some toxic and radioactive minerals.

+ Formulating, revising, building and managing mineral planning data.

+ Giving financial support for scientific research; application of advanced technologies to mineral processing in order to synthetically, economically and effectively use non-renewable mineral resources under the national science and technology program for innovation and modernization of mining and mineral processing technologies approved by the Prime Minister.

+ Formulating and implementing science and technology programs for mining and mineral processing (in addition to the national science and technology program for innovation and modernization of mining and mineral processing technologies approved by the Prime Minister).

- Capital raised on international market: The Government shall consider assisting enterprises in implementing some special and large-scale projects using modern technologies or projects on pilot investment in deep processing as a premise for synchronous production chain development and sustainable development of large-scale resources by means of granting loan guarantees in accordance with regulations of law.

- Other funding sources: Raising of capital from domestic and foreign organizations, individuals and enterprises must comply with regulations of law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



i) Regarding human resources

- Develop human resource recruitment and training plans in conformity with sectoral requirements and development of mining and processing projects, especially skilled technicians in charge of operating machinery and equipment used in mining and mineral processing with advanced technology and access to new technologies.

- Attach special importance to on-the-job recruitment and training, especially in mountainous areas facing disadvantaged conditions or extremely disadvantaged conditions.

- Develop policies for attracting high-quality human resources and giving preferential treatment to mining workers, especially underground mining workers.

- Provide material and spiritual care for workers.

- Cooperate with domestic and international training institutions; adopt policies for recruitment and provision of skill improvement training programs, bridge training programs or overseas training programs for high-quality and dedicated workers.

- Regarding officials and public employees in charge of management of minerals and metallurgy: recruit and assign people with expertise and practical experience; support and update knowledge about laws on natural resources and environment and relevant laws. Especially, it is necessary to strengthen local officials and public employees.

5. Organize implementation of the planning

Ministries and central-government authorities shall formulate their own plans to implement the planning according to the assignment of tasks in Article 2 of the Decision No. 866/QD-TTg. Based on the abovementioned plans, mechanisms, policies and solutions, and specific functions and tasks, Ministries, central-government authorities and local governments are responsible for performing the following tasks:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- assume the full responsibility before the law and the Prime Minister of Vietnam for proposals or requests for approval of the Plan for implementation of the mineral planning, in which contents of the Plan must be associated with objectives of the approved mineral planning, meet general requirements, be optimal and effective, and comply with regulations of law, and the Plan must be implemented in a feasible and efficient manner.

- organize announcement of the planning, disseminate contents of the planning, and provide information on the mineral planning for organizations and individuals for supervision of the implementation of the approved planning (issuance of license to carry out exploration and mining; exploration, mining, processing and trading of minerals).

- play the leading role and cooperate with relevant Ministries and central-government authorities in organizing the implementation of this Plan in an effective manner that complies with the Planning Law and relevant laws, and ensures feasibility and efficiency. The implementation of projects for which investment guidelines have been approved or investment decisions have been issued but are subject to or involved in inspection, investigation, audit or judgment enforcement (if any) may only be continued after all obligations defined in such inspection, investigation or audit conclusion or judgment enforcement decision (if any) have been fulfilled, and requires approval from competent authorities in accordance with regulations of law.

- organize assessment of the implementation of the mineral planning, and submit annual, 05-year or ad hoc reports on the planning implementation results to the Prime Minister in accordance with Clause 2 Articles 49 and 50 of the Planning Law, and the Decree No. 37/2019/ND-CP dated May 07, 2019; based on reports on the planning implementation results, request the Prime Minister to consider approving guidelines for modification of the mineral planning to meet actual situations and conditions (if necessary).

- prepare and submit reports on planning tasks to the Ministry of Planning and Investment of Vietnam by October 31 each year for submission of consolidated report to the Government.

- organize review of the mineral planning and submit report thereon to the Prime Minister on a periodical basis of every 05 years; request the Prime Minister to consider approving guidelines for medication of the mineral planning (if necessary) to be in line with socio-economic development situations in each period.

- play the leading role and cooperate with relevant authorities in correcting and updating relevant contents during the implementation of the Decision No. 866/QD-TTg in a manner ensuring that general objectives and orientations of the planning are kept unchanged; periodically preparing and submitting consolidated reports on correction and updating of the planning’s contents during their review of the mineral planning to the Prime Minister.

- cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment of Vietnam and relevant provincial People’s Committees in licensing for mineral activities, and considering prioritizing issuance of licenses to carry out mining associated with investment projects on construction of deep processing facilities so as to facilitate maximum recovery of mineral resources.

- cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment of Vietnam that plays the leading role in formulating the Law on Geology and Minerals (amended Law on minerals), Decree on amendments to Decree No. 158/2016/ND-CP in submitting reports to and requesting competent authorities to consider amending legislative documents in a manner that facilitates local governments' implementation of socio-economic development projects.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) The Ministry of Planning and Investment of Vietnam shall

play the leading role and cooperate with relevant authorities in requesting competent authorities to consider amending relevant legislative documents (including the Planning Law and Decree on elaboration of the Planning Law) towards facilitating local governments’ implementation of socio-economic development projects; amending plannings in a flexible manner to meet actual situations and conditions in each period.

c) The Ministry of Construction of Vietnam shall

- play the leading role and cooperate with the Ministry of Industry and Trade of Vietnam in reviewing, amending and revising relevant legislative documents on documents, management and maintenance of mineral ore works; establishing a complete system of technical regulations and standards, and technical - economic norms in mining sector so as to speed up the investment, construction and improvement of quality of works.

- cooperate with the Ministry of Industry and Trade of Vietnam and the Ministry of Natural Resources and Environment of Vietnam in managing plannings and issuing licenses for mineral activities in respect of minerals which overlap amongst approved mineral plannings (such as white marble, quartz, quartzite, white sand accompanied by titanium, etc.).

d) The Ministry of Natural Resources and Environment of Vietnam shall

- play the leading role and cooperate with relevant Ministries, ministerial agencies and provincial People’s Committees in requesting competent authorities to promulgate land use plans for implementing national plannings; carrying out environmental impact assessment; policy framework for compensation and support for relocation for implementing the mineral planning.

- play the leading role and cooperate with relevant authorities in, within its competence, promulgating guidelines for dealing with difficulties that arise during performance of state management of minerals as prescribed; and proposing solutions and reports to, and obtaining opinions from the Prime Minister about such cases falling beyond its competence.

- play the leading role and cooperate with relevant authorities in requesting competent authorities to promulgate or make amendments to relevant legislative documents (the Law on Geology and Minerals, the Land Law and guidelines for implementation of such laws) within its competence, towards enhancing state management of technologies, equipment and human resources in mining and mineral processing, facilitating local governments’ implementation of socio-economic development projects, increasing land use efficiency, reducing costs of environmental rehabilitation and restoration, improving efficiency of post-mining projects, adopting green economy and circular economy models, complying with the Resolution No. 10-NQ/TW dated February 10, 2022 of the Poliburo, and following the rule “post-mining land use for various socio-economic development purposes is encouraged”.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- play the leading role and cooperate with People’s Committees of provinces where minerals are located in developing schemes for precision positioning of corner coordinates of areas to be licensed in order to minimize affected land areas of mining projects, ensuring that they still fall within the corner coordinates of the planned mineral areas while identifying and removing areas that do not have minerals or where dispersed and low-reserves minerals are located (inefficient mining) from the planning. Local governments are allowed to carry out land repurposing and implement other socio-economic development projects in areas that do not have minerals and are excluded from the planning within the same planned region.

- play the leading role and cooperate with provincial People’s Committees in reviewing and removing areas which have been determined as areas where mining is banned or temporarily banned but not updated in the mineral planning during processing of applications for licenses for mineral activities so that provincial People’s Committees may implement investment projects and works in the national and public interests which are prescribed in Article 62 of the 2013 Land Law, and meet the criteria set out in Clause 2 Article 26 and Article 65 of the Law on minerals in such areas where mining is banned or temporarily banned in accordance with regulations of law.

dd) The Ministry of Science and Technology of Vietnam shall

- play the leading role and cooperate with the Ministry of Industry and Trade of Vietnam in organizing researches and testing for new technologies, equipment and materials in the fields of exploration, mining and processing of minerals.

- play the leading role and cooperate with the Ministry of Industry and Trade of Vietnam in managing technology transfer, manufacturing of equipment used in mining and processing of minerals; applying advanced technologies, mechanization, automatic control and equipment synchronization so as to improve productivity and quality of mining and processing of minerals.

- attach special importance to investment in research on scientific basis for completion and promulgation of national technical regulations and standards, and technical rules for improving the efficiency in management, exploration, mining, processing and use of minerals.

- strengthen, build and develop scientific and technological potential of organizations in the field of minerals to meet the demands for research, baseline surveys, geological surveys into minerals, and environmental geology, and establish a network of science and technology organizations capable of international integration in close association with education - training, and production - business; improve the quality and efficiency in science and technology activities, promote international cooperation, acquire and apply new and modern scientific and technological advances in the world.

e) The Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall

play the leading role and cooperate with relevant Ministries, central-government authorities and relevant provincial governments in processing applications for forest repurposing which shall be then submitted to competent authorities for their consideration and decision in respect of projects defined in the planning and requiring forest repurposing.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



cooperate with the Ministry of Industry and Trade of Vietnam in formulating and innovating training programs to meet human resource development demands; creating jobs to ensure minimum wages and sustainable poverty reduction.

h) The Ministry of Finance of Vietnam shall

- play the leading role and cooperate with the Ministry of Industry and Trade of Vietnam and the Ministry of Natural Resources and Environment of Vietnam in studying and proposing policies on taxes and fees in conformity with special features of the field of mining, processing and use of minerals; intensifying management of revenues so as to ensure correct and sufficient revenues for mineral activities in general and minerals under the planning in particular.

- provide funding for research topics and schemes in service of mining, processing and use of minerals.

i) Provincial People’s Committees shall

- People’s Committees at all levels shall, within the ambit of their assigned tasks and powers, organize state management of minerals in their localities in accordance with regulations of law; properly manage land areas for mineral planning; develop and modify plans for use of land for mineral activities according to the implementation schedule of the planning.

- review and manage plannings and projects in their local areas within their jurisdiction, avoiding overlapped performance of management tasks between local socio-economic development plans, strategies and plannings, and the mineral planning.

- promptly report difficulties and issues that arise during the implementation of the mineral planning in their provinces, and propose appropriate solutions for dealing with such difficulties.

- speed up the selection of investors for carrying out mining and processing of minerals so as to complete mining tasks as soon as possible and return land area to localities for implementing provincial socio-economic development projects.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- actively review, report and cooperate with competent authorities in considering and issuing decisions to limit, ban or temporarily ban mineral activities in some mineral areas that have the following specific characteristics, including: large reserves, large mineral distribution areas, and open-cast mining method with non-considerable mining depth required, such as titanium, bauxite, etc. in a manner that protects and develops public property, and ensures recovery and protection of mineral resources for implementing urgent and important projects and works, especially public investment projects; technical infrastructure projects in the national and public interests; projects funded by social resources, projects on renovation and upgrading of infrastructure facilities to serve local socio-economic development. Provincial People’s Committees should cooperate with relevant authorities in assuming responsibility to implement the plan for recovery and protection of mineral resources; supervising and requesting project owners to comply with the plans approved by competent authorities, and fulfill all financial obligations in accordance with relevant laws if there any adverse impacts on approved minerals.

- cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment of Vietnam in reviewing areas which have been determined as areas where mining is banned or temporarily banned but not updated in the mineral planning during processing of applications for licenses for mineral activities so as to implement investment projects and works in the national and public interests which are prescribed in Article 62 of the 2013 Land Law, and meet the criteria set out in Clause 2 Article 26 and Article 65 of the Law on minerals in such areas where mining is banned or temporarily banned in accordance with regulations of law.

k) Cooperation in dealing with some issues concerning the planning

- Interpretation of terms:

+ The definition “planning boundaries mean mineral distribution and processing areas in land area of the whole country” in Section A Article 1 of the Decision No. 866/QD-TTg means boundaries on land area of regions where mineral activities are performed (as prescribed in clause 1 Article 26 of the 2010 Law on mineral) and boundaries of investment projects on mineral processing approved by competent authorities and defined in the planning.

+ The definition “mineral areas” in point e clause 7 Article 2 of the Decision No. 866/QD-TTg is construed as follows:

Within the scope of the approved mineral planning under the Decision No. 866/QD-TTg, the following areas are considered as mineral areas: (1) areas where minerals are detected and geological baseline surveys into mineral have been made; (2) areas where exploration and assessment of reserves of minerals have been made; (3) mineral areas stated in mining licenses.

These areas are listed in Appendixes II, III, IV and VI enclosed with the Decision No. 866/QD-TTg.

+ Regarding mineral areas that have specific characteristics, the provisions of Point e Clause 7 Article 2 of the Decision No. 866/QD-TTg shall apply, and the content “adverse impacts on approved minerals” refers to activities which cause changes in current status and/or distribution scope of minerals.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Specific minerals have large reserves, are distributed in large areas and extracted adopted open-cast mining method with non-considerable mining depth such as bauxite, titanium, etc., and have large land areas used resulting in impacts on the implementation of projects on construction of works serving local socio-economic development. Thus, specific solutions should be adopted to ensure the harmony between mining activities and local socio-economic development in accordance with regulations of law in force. To be specific:

 (1) Point e clause 7 Article 2 of the Decision No. 866/QD-TTg dated July 18, 2023 stipulates: “Based on local socio-economic development strategic objectives, Provincial People’s Committees are allowed to implement technical infrastructure projects in the national and public interests as prescribed in Article 62 of the Land Law in mineral areas approved in this Decision on the principle of recovery and protection of mineral resources and compliance with regulations of the Law on minerals, the Planning Law and relevant laws”.

(2) Where boundaries of projects or construction works are overlapped with the mineral exploration and mining planning boundaries:

+ For technical infrastructure works which have been built before the date of promulgation of the Decision No. 167/2007/QD-TTg[1], Decision No. 1546/QD-TTg[2], provincial People’s Committees shall consider developing plans for simplifying procedures for implementing these projects, cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment of Vietnam in considering including this area in list of areas where mineral activities are limited to protect these technical infrastructure works following the rule of protection and development of public property. Provincial People’s Committees should cooperate with relevant authorities in assuming responsibility to implement the plan for recovery and protection of mineral resources; supervising and requesting project owners to comply with the plans approved by competent authorities, and fulfill all financial obligations in accordance with relevant laws if there any adverse impacts on approved minerals.

+ For projects implemented after the date of promulgated of the Decision No. 167/2007/QD-TTg, Decision No. 1546/QD-TTg and Decision No. 866/QD-TTg [3]:

. Provincial People’s Committees should reach an agreement with the Ministry of Natural Resources and Environment of Vietnam (licensing authorities) before giving approval for technical infrastructure projects or issuing investment licenses to ensure these projects are conformable with relevant plannings and meet national defense and security requirements; prevent and minimize adverse impacts on environment, natural landscapes, historical - cultural relics; protect reserve forests and infrastructural constructions as prescribed in clause 3 Article 17 of the Law on minerals.

. In order to promptly resolve issues concerning investment projects and construction works in mineral areas as well as minimize impacts of planning areas on the implementation of public investment projects, pursuant to clause 2 Article 26 of the Law on minerals, provincial People’s Committees should cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment of Vietnam in zoning ore body distribution areas to compare with their provincial land use planning maps, and actively make and submit statistical reports on projects to the Ministry of Natural Resources and Environment of Vietnam for considering and issuing decisions to limit mineral activities in terms of: (i) Mineral production (including minerals which are not yet extracted); (ii) mining duration; (iii) mining area, depth and method, and request the Ministry of Natural Resources and Environment of Vietnam to give guidelines for the plan for protection, consolidation and storage of minerals which are recovered but not yet used during the implementation of investment projects as prescribed.

(3) Provincial People’s Committees should speed up the selection of investors for carrying out mining and processing of minerals so as to complete mining tasks as soon as possible and return land area to localities for implementing provincial socio-economic development projects.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



[2] Decision No. 1546/QD-TTg dated September 03, 2013 of the Prime Minister of Vietnam giving approval for the Planning for zoning of areas for exploration, extraction, processing and use of titanium ores for the period by 2020, with a vision by 2030 (Planning 1546).

[3] Decision No. 866/QD-TTg dated July 18, 2023 of the Prime Minister of Vietnam giving approval for the Planning for exploration, extraction, processing and use of minerals for the period of 2021-2030, with a vision to 2050 (Planning 866).

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 333/QĐ-TTg ngày 23/04/2024 Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.718

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.105.230
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!