ỦY
BAN NHÂN DÂN
HUYỆN CẦN GIỜ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
746/KH-UBND
|
Cần
Giờ, ngày 21 tháng 02 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM (OCOP) NĂM 2022 TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN CẦN GIỜ
Nhằm nâng cao hiệu quả triển khai
Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn huyện góp phần nâng cao
thu nhập cho các xã xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy phát triển kinh tế nông
thôn; Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ xây dựng Kế hoạch triển khai Chương trình Mỗi
xã một sản phẩm (OCOP) năm 2022 như sau:
I. MỤC ĐÍCH - YÊU
CẦU:
1. Mục đích:
- Triển khai đồng bộ các giải pháp,
huy động các nguồn lực thực hiện Chương trình OCOP; duy trì, nâng hạng và định
hướng phát triển các sản phẩm chủ lực, có thể mạnh tham gia Chương trình OCOP,
xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP của huyện.
- Tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp
gắn với tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ nông thôn nhằm phát triển
kinh tế nông thôn trên cơ sở ứng dụng chuyển đổi số; nâng cao thu nhập người
dân, bảo tồn các giá trị văn hóa và môi trường nông thôn, góp phần xây dựng
nông thôn mới bền vững.
2. Yêu cầu:
Triển khai đồng bộ các giải pháp để
thực hiện Chương trình OCOP, góp phần thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế
và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao,
góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho Nhân dân.
3. Chỉ tiêu:
- Rà soát, phát triển sản phẩm tham
gia Chương trình, dự kiến phát triển thêm 05 nhóm sản phẩm - 13 sản phẩm; chi
tiết như sau:
+ Muối: muối hạt; muối thuốc (thảo dược);
muối qua chế biến.
+ Khô thủy sản các loại: khô cá đù,
cá thu, cá lưỡi trâu và khô mực.
+ Mắm: mắm cá cơm; mắm tôm chua.
+ Thủy sản tươi: hàu; ốc hương.
+ Du lịch: Cù lao Phú Lợi Thạnh An;
Khu du lịch Vàm Sát.
- Triển khai xây dựng 01 điểm giới
thiệu, bán sản phẩm OCOP.
- Tổ chức 01 lớp tập huấn nâng cao
năng lực triển khai Chương trình OCOP cho cán bộ xã, thị trấn và doanh nghiệp,
hợp tác xã, hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh tham gia Chương trình OCOP.
- Tổ chức 01 lớp tập huấn triển khai
thực hiện xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu địa
phương theo hướng kinh tế tuần hoàn.
- Tổ chức 01 lớp tập huấn triển khai
chính sách hỗ trợ lãi suất phát triển sản phẩm OCOP theo Nghị quyết số
10/2017/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2017 và Nghị quyết số 06/2021/NQ-HĐND ngày
23 tháng 03 năm 2021 của Hội đồng nhân dân Thành phố.
- Tổ chức 01 lớp tập huấn triển khai
chính sách hỗ trợ các chủ thể tham gia Chương trình OCOP quảng bá và trao đổi
mua bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
- Tổ chức 01 lớp tập huấn triển khai
thực hiện xã thương mại điện tử cho các xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
huyện
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI
PHÁP THỰC HIỆN:
1. Công tác thông
tin, tuyên truyền:
1.1. Giao Trung tâm Văn hóa -
Thể thao và Truyền thông huyện, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn: Tổ chức thông tin, tuyên truyền mục đích và ý nghĩa thực hiện Chương
trình OCOP trên hệ thống phát thanh huyện, xã, thị trấn; đồng thời, công khai rộng
rãi các sản phẩm tham gia, đánh giá phân hạng OCOP đạt sao năm 2021 đã được Ủy
ban nhân dân thành phố công nhận.
1.2. Giao Phòng Kinh tế:
- Tổ chức 01 lớp tập huấn triển khai
thực hiện xã thương mại điện tử cho các xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
huyện; hoàn thành chậm nhất tháng 4 năm 2022.
- Tổ chức 01 lớp tập huấn triển khai
chính sách hỗ trợ xây dựng thương hiệu, website quảng bá sản phẩm, hỗ trợ tiêu thụ
sản phẩm OCOP; hoàn thành chậm nhất tháng 5 năm 2022.
- Tổ chức 01 lớp tập huấn triển khai
Chương trình OCOP nhằm nâng cao năng lực quản lý của cán bộ các xã, thị trấn và
cập nhật kiến thức cho các chủ thể tham gia Chương trình OCOP; hoàn thành chậm
nhất tháng 6 năm 2022.
- Tổ chức 01 lớp tập huấn triển khai
chính sách hỗ trợ lãi suất phát triển sản phẩm OCOP; hoàn thành chậm nhất
tháng 7 năm 2022.
- Tổ chức 01 lớp tập huấn triển khai
thực hiện xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu địa
phương theo hướng kinh tế tuần hoàn; hoàn thành chậm nhất tháng 8 năm 2022.
2. Rà soát, đề xuất
các sản phẩm tiềm năng gắn với bản sắc địa phương tham gia đánh giá sản phẩm
OCOP:
2.1. Giao Phòng Kinh tế:
- Tiếp tục hỗ trợ, nâng hạng sản phẩm
đã được đánh giá, phân hạng sao trong năm 2021; đồng thời tiếp tục rà soát, bổ
sung sản phẩm tham gia Chương trình.
- Rà soát các sản phẩm tiềm năng và
tham mưu đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đối với các sản phẩm:
+ Muối: muối hạt; muối thuốc (thảo dược);
muối qua chế biến. Thời gian hoàn thành quý III năm 2022.
+ Khô thủy sản các loại: khô cá đù,
cá thu, cá lưỡi trâu và khô mực. Thời gian hoàn thành quý I, II năm 2022.
+ Mắm: mắm cá cơm; mắm tôm chua. Thời
gian hoàn thành quý II, III năm 2022.
+ Thủy sản tươi: hàu; ốc hương. Thời
gian hoàn thành quý III, IV năm 2022.
- Hướng dẫn các chủ thể (hợp tác xã,
doanh nghiệp, hộ kinh doanh...) tham gia đánh giá sản phẩm OCOP hoàn thiện hồ
sơ, trình Hội đồng Đánh giá, phân hạng OCOP huyện xem xét, tổ chức đánh giá.
- Tham mưu Hội đồng Đánh giá, phân hạng
OCOP huyện tổ chức đánh giá và xếp hạng sản phẩm cấp huyện để chọn sản phẩm
trình Hội đồng Đánh giá cấp thành phố trong năm 2022.
2.2. Giao Phòng Y tế:
- Hướng dẫn các chủ thể tham gia OCOP
đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng và công tác truy xuất nguồn gốc các sản phẩm thuộc
trách nhiệm quản lý của đơn vị.
- Phối hợp sở ngành liên quan hỗ trợ
các xã, thị trấn hướng dẫn các chủ thể tham gia Chương trình OCOP đối với tài
liệu minh chứng bổ sung liên quan đến lĩnh vực phụ trách.
2.3. Giao Phòng Tài nguyên và
Môi trường:
- Hướng dẫn các chủ thể tham gia OCOP
đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm quản lý của đơn vị.
- Phối hợp sở ngành liên quan hỗ trợ
các xã, thị trấn hướng dẫn các chủ thể tham gia Chương trình OCOP đối với tài
liệu minh chứng bổ sung liên quan lĩnh vực phụ trách.
2.4. Giao Phòng Văn hóa và
Thông tin:
- Hướng dẫn các chủ thể tham gia OCOP
đảm bảo các quy định về du lịch thuộc trách nhiệm quản lý của đơn vị.
- Chủ trì, phối hợp Phòng Kinh tế khảo
sát, đánh giá sản phẩm OCOP du lịch cộng đồng tại điểm Cù lao Phú Lợi Thạnh An;
Khu du lịch Vàm Sát. Thời gian hoàn thành quý III, IV năm 2022.
- Phối hợp sở ngành liên quan hỗ trợ
các xã, thị trấn hướng dẫn các chủ thể tham gia Chương trình OCOP đối với tài
liệu minh chứng bổ sung liên quan lĩnh vực phụ trách.
2.4. Giao Ủy ban nhân dân các
xã, thị trấn:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận
động các chủ thể đăng ký tham gia Chương trình OCOP; trong đó, tập trung các sản
phẩm chủ lực, đặc sản địa phương.
- Rà soát, đề xuất sản phẩm tiềm năng
tham gia Chương trình OCOP; đồng thời, hướng dẫn các chủ thể tham gia đánh giá,
phân hạng sản phẩm OCOP.
- Tổng hợp hồ sơ tham gia đánh giá
OCOP của các chủ thể chuyển Phòng Kinh tế tổng hợp, hoàn thiện hồ sơ và tham
mưu Hội đồng Đánh giá, phân hàng OCOP huyện đánh giá, lựa chọn.
3. Kết nối thị
trường, hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ sản phẩm:
Giao Phòng Kinh tế:
- Phối hợp với Phòng Y tế hướng dẫn
các cơ sở sản xuất, hộ nông dân đăng ký kinh doanh các sản phẩm, chứng nhận nguồn
gốc xuất xứ nông sản và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể có sản
phẩm tham gia OCOP xây dựng, đăng ký nhãn sản phẩm.
- Chủ động tham mưu, phối hợp các sở
ngành kết nối các doanh nghiệp với các tổ chức, cá nhân, hộ nông dân trong tiêu
thụ sản phẩm.
- Tổ chức cho các cơ sở sản xuất,
kinh doanh đưa các sản phẩm tham gia triển lãm, hội chợ hàng nông sản, thực phẩm
chế biến do Thành phố tổ chức nhằm quảng bá thương hiệu sản phẩm.
- Xây dựng 01 điểm bán sản phẩm OCOP
trên địa bàn huyện. Thời gian hoàn thành tháng 12 năm 2022.
4. Triển khai các
chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh cho các chủ thể tham gia
Chương trình OCOP:
4.1. Giao Phòng Kinh tế:
- Triển khai thực hiện có hiệu quả
các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn;
chính sách khuyến công; chính sách hỗ trợ xây dựng thương hiệu, website quảng
bá sản phẩm, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm OCOP, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các chủ
thể tham gia Chương trình OCOP quảng bá và trao đổi mua bán trên sàn giao dịch
thương mại điện tử.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các
xã, thị trấn phát triển các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất
để tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm.
4.2. Ủy ban nhân dân các xã, thị
trấn:
- Phối hợp với Phòng Kinh tế tuyên
truyền, triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển sản
xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn; chính sách khuyến công.
- Phổ biến, vận động người dân phát
triển các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để tăng năng suất,
nâng cao chất lượng sản phẩm.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN:
1. Các
phòng, ban liên quan và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tổ chức triển khai kế hoạch
theo nhiệm vụ được phân công; chủ động phối hợp các sở ngành liên quan hỗ trợ
các chủ thể tham gia Chương trình OCOP.
2. Định kỳ
hàng quý, các đơn vị báo cáo kết quả thực hiện (trước ngày 05 của tháng cuối
quý) về Phòng Kinh tế để tổng hợp, báo cáo Thường trực Ủy ban nhân dân huyện.
3. Tháng
12 năm 2022: Đánh giá kết quả kế hoạch triển khai Chương trình OCOP năm 2022.
4. Giao
Phòng Kinh tế tổng hợp theo dõi, báo cáo kết quả triển khai thực hiện Chương
trình OCOP trên địa bàn huyện.
Trên đây là Kế hoạch triển khai
Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2022 trên địa bàn huyện Cần Giờ./.
Nơi nhận:
- Thường trực Huyện ủy;
- Thường trực Ủy ban nhân dân huyện;
- Thành viên Hội đồng OCOP huyện;
- Phòng Kinh tế;
- Phòng Y tế;
- Phòng Tài nguyên và Môi trường;
- Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thông;
- Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn;
- VP: CVP, PVP/TH;
- Lưu: VT, KT-Trang, Th.
|
CHỦ
TỊCH
Nguyễn Văn Hồng
|