BỘ NỘI VỤ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 4076/BNV-TL
V/v đánh giá tình hình thực hiện chính sách
tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công với cách mạng
|
Hà Nội, ngày 02 tháng 8 năm 2017
|
Kính
gửi:
|
- Văn phòng Trung ương và các Ban Đảng ở Trung
ương;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương;
- Đảng ủy khối trực thuộc Trung ương.
|
Thực hiện ý kiến của Phó Thủ tướng
Chính phủ Vương Đình Huệ tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung
ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công (Thông báo số 201/TB-VPCP ngày 24 tháng 4 năm 2017
của Văn phòng Chính phủ), Bộ Nội vụ trân trọng đề nghị Quý
cơ quan đánh giá tình hình thực hiện chính sách tiền
lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công với cách mạng
đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý theo Đề cương gửi kèm.
Trân trọng đề nghị Quý cơ quan gửi
báo cáo nêu trên về Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Nội vụ
và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 10 tháng 9 năm 2017 để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ (để báo cáo);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Thứ trưởng Trần Anh Tuấn;
- Lưu VT, Vụ TL (5b).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Anh Tuấn
|
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO
TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG, HẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ
CÔNG
(kèm theo công văn số 4076/BNV-TL
ngày 02 tháng 8 năm
2017)
Phần thứ nhất
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TỪ
NĂM 2004 ĐẾN NAY
I. Số lượng cán bộ, công chức,
viên chức và người lao động
1. Số lượng cán bộ, công chức, viên
chức, người lao động theo hợp đồng lao động và tiền lương
đối với các đối tượng này tính đến ngày 31/12/2016 (theo mẫu gửi kèm).
2. Số lượng đơn vị sự nghiệp, chia
theo các ngành: Y tế, giáo dục và đào tạo; lao động - thương binh và xã hội;
văn hóa - thể thao và du lịch; thông tin và truyền thông;
sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác và theo phân loại đơn vị sự nghiệp quy định
tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ, cụ thể:
- Số lượng đơn vị sự nghiệp công tự bảo
đảm chi thường xuyên và chi đầu tư;
- Số lượng đơn vị sự nghiệp công bảo
đảm chi thường xuyên;
- Số lượng đơn vị sự nghiệp công bảo
đảm một phần chi thường xuyên;
- Số lượng đơn vị sự nghiệp công do
Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên của từng ngành.
II. Thực trạng chính sách tiền
lương hiện hành (nêu rõ những bất cập, phân tích nguyên nhân)
1. Về tiền lương tối thiểu
Đánh giá những mặt được, chưa được về mức lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên
chức, so sánh tương quan với mức lương tối thiểu vùng trên địa bàn và tiền lương các đối tượng khác trong xã hội.
2. Về quan hệ tiền lương
Đánh giá những mặt được, chưa được về
quan hệ tiền lương hiện hành: Giữa cán bộ, công chức với lực
lượng vũ trang; cán bộ, công chức với viên chức; cán bộ, công chức với doanh
nghiệp, trong đó có doanh nghiệp nhà nước.
3. Hệ thống bảng lương
Đánh giá những mặt được, chưa được
trong các bảng lương, mức lương theo ngạch, bậc, việc xếp lương, trả lương đối
với đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
4. Chế độ nâng ngạch, nâng bậc
lương
Đánh giá những mặt được, chưa được
trong tiêu chuẩn, điều kiện nâng ngạch, nâng lương đối với cán bộ, công chức,
viên chức.
5. Chế độ phụ cấp lương:
- Đánh giá những mặt được, mặt hạn chế
về các chế độ phụ cấp lương, mức hưởng và đối tượng hưởng phụ cấp, điều kiện áp
dụng, cách chi trả.
- Đánh giá các chế độ phụ cấp tự quy
định theo thẩm quyền (ngoài các chế độ phụ cấp nêu trên).
6. Về
cơ chế quản lý và chi trả tiền lương
- Đánh giá cơ chế tiền lương (trong đó
có việc tính đúng, tính đủ tiền lương vào giá (phí) dịch vụ).
- Đánh giá các nguồn kinh phí để trả lương và thu nhập đối với các đối tượng hưởng lương ngân sách nhà nước
(các nguồn, tính ổn định, thường xuyên, tính bình quân
trong phân phối, sự khác biệt khi sử dụng các nguồn...).
- Đánh giá những mặt được, mặt còn hạn
chế về phạm vi, đối tượng áp dụng; điều kiện áp dụng và mức hưởng khi thực hiện chi trả thu nhập tăng thêm, trong đó nêu rõ: số người,
mức hưởng, điều kiện áp dụng; Các nguồn kinh phí chi trả
thu nhập tăng thêm (từ hệ số tiền lương tăng thêm; tăng thêm theo chế độ khoán,
tự chủ; từ nguồn hợp pháp khác,...); Cách thức chi trả các khoản thu nhập tăng
thêm (chi trả theo bình quân, theo phân loại mức độ hoàn
thành nhiệm vụ, theo hệ số lương...).
7. Về các khoản thu nhập ngoài
lương
- Đánh giá những mặt được, mặt hạn chế
việc bổ sung thu nhập đối với cán bộ, công chức, người lao động từ nguồn kinh
phí của đơn vị như: Tiền bồi dưỡng họp, bồi dưỡng đối với người chủ trì hoặc
tham gia đóng góp xây dựng văn bản, đề án, đề tài, làm thêm ngoài giờ, hỗ trợ
ăn trưa,...
- Chế độ khen thưởng định kỳ, đột xuất
đối với cán bộ, công chức gắn với hiệu quả công việc và thành
tích đóng góp vào hoạt động của đơn vị từ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi được
trích lập theo quy định.
III. Đánh giá chung
IV. Kiến nghị, đề xuất
Phần thứ hai
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI TỪ KHI
TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 8 KHÓA IX ĐẾN NAY
1. Về mở rộng diện bao phủ BHXH
- Số người tham gia BHXH (số đang
tham gia và số bảo lưu thời gian đóng BHXH) so với lực lượng
lao động;
- Số người tham gia BHXH (số đang
tham gia và số bảo lưu thời gian đóng BHXH) so với lực lượng
lao động trong độ tuổi;
- Số người hưởng lương hưu so với số
người sau độ tuổi nghỉ hưu (nam sau 60, nữ sau 55);
- Các chế độ ngắn hạn: Ốm đau, thai sản,
tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp:
- Các chế độ dài hạn: Hưu trí và tử
tuất
2. Tính bền vững tài chính quỹ bảo
hiểm xã hội
- Quỹ ốm đau, thai sản: Tình hình thu, chi, cân đối quỹ hàng năm
- Quỹ tai nạn lao động - bệnh nghề
nghiệp: Tình hình thu, chi, cân đối
quỹ hàng năm
- Quỹ bảo hiểm thất nghiệp: Tình hình thu, chi, cân đối quỹ hàng năm
- Quỹ hưu trí và tử tuất: Tình hình
thu, chi, cân đối quỹ
3. Quản lý hệ thống bảo hiểm xã hội
- Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội:
- Quản lý bộ máy tổ chức thực hiện chính
sách BHXH
4. Những khó khăn vướng mắc trong
quá trình triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.
5. Các giải pháp cải cách chính
sách bảo hiểm xã hội.
6. Những đề xuất, kiến nghị của
các Bộ, ngành, địa phương đối với Chính phủ, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung
ương.
Phần thứ ba
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI
CÓ CÔNG GIAI ĐOẠN 2012-2017
I. Thực trạng và kết quả thực hiện
chính sách ưu đãi người có công
(Đánh giá nội dung, kết quả thực hiện và tài chính thực hiện chính sách theo nhóm đối tượng thụ hưởng; xác định các bất cập về chế độ ưu đãi giữa các nhóm đối tượng )
1. Nhóm chính sách trợ cấp hàng tháng
đối với người có công
2. Nhóm chính sách trợ cấp 1 lần đối với người có công
3. Nhóm chính sách hỗ trợ giáo dục,
đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm
4. Nhóm chính sách chăm sóc sức khỏe:
khám chữa bệnh, điều dưỡng, nuôi dưỡng, chỉnh hình phục hồi chức năng
5. Nhóm chính sách hỗ trợ nhà ở
6. Các chính sách khác (thờ cúng liệt sĩ, thăm viếng mộ liệt sĩ, cấp báo chí,...)
7. Đầu tư nghĩa trang, tượng đài liệt
sĩ
8. Tìm kiếm, quy tập, xác định thông
tin mộ liệt sĩ
II. Đánh giá chung
III. Các kiến nghị đề xuất./.