Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 4135-QĐ/BTCTW 2019 Danh mục vị trí việc làm công chức Liên đoàn Lao động Việt Nam

Số hiệu: 4135-QĐ/BTCTW Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Ban Tổ chức Trung ương Người ký: Mai Văn Chính
Ngày ban hành: 29/01/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
BAN TỔ CHỨC
*

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

Số: 4135-QĐ/BTCTW

Hà Nội, ngày 29 tháng 01 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH TẠM THỜI DANH MỤC VỊ TRÍ VIỆC LÀM, BẢN MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM CÔNG CHỨC LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

- Căn cứ Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”;

- Căn cứ Quyết định số 152-QĐ/TW, ngày 26 tháng 10 năm 2018 của Bộ Chính trị (khóa XII) về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Ban Tổ chức Trung ương;

- Thực hiện nhiệm vụ do Thường trực Ban Bí thư giao Ban Tổ chức Trung ương chủ trì tổng hợp xây dựng, ban hành hệ thống danh mục vị trí việc làm, bản mô tả vị trí việc làm công chức trong các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội (Công văn số 4182-CV/VPTW, ngày 19 tháng 6 năm 2017 của Văn phòng Trung ương Đảng, thông báo ý kiến của Thường trực Ban Bí thư);

- Xét đề nghị của Tổ Biên tập hệ thống danh mục, bản mô tả vị trí việc làm công chức cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ cơ quan,

TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC TRUNG ƯƠNG

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành tạm thời Danh mục vị trí việc làm, bản mô tả vị trí việc làm công chức Liên đoàn Lao động Việt Nam.

(Danh mục 37 vị trí việc làm và 35 bản mô tả vị trí việc làm kèm theo)

Điều 2: Căn cứ danh mục vị trí việc làm, bản mô tả vị trí việc làm được quy định tại Điều 1, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy có trách nhiệm chỉ đạo, cụ thể hóa vị trí việc làm phù hợp với nhiệm vụ của từng cấp.

Điều 3: Giao Vụ Tổ chức - Cán bộ cơ quan chủ trì, phối hợp với các vụ địa bàn theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện.

Điều 4: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Trong quá trình thực hiện nếu gặp khó khăn vướng mắc, phản ánh về Ban Tổ chức Trung ương để phối hợp giải quyết.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư (để báo cáo);
- Đ/c Trưởng Ban (để báo cáo);
- Các đồng chí Lãnh đạo Ban;
- Bộ Nội vụ (để biết);
- Như Điều 4,
- Lưu VP, Vụ TCCBCQ

K/T TRƯỞNG BAN
PHÓ TRƯỞNG BAN




Mai Văn Chính

 

DANH MỤC

VỊ TRÍ VIỆC LÀM CÔNG CHỨC LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4135-QĐ/BTCTW ngày 29 tháng 01 năm 2019)

1. Danh mục vị trí việc làm

TT

Tên vị trí việc làm

Tương ứng ngạch công chức

I- VTVL thuộc nhóm lãnh đạo, quản lý và trợ lý, thư ký

 

a- Vị trí việc làm thuộc nhóm lãnh đạo, quản lý

Cấp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

1

Chủ tịch Tổng Liên đoàn

2

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn

3

Trưởng ban Tổng Liên đoàn

4

Phó trưởng ban Tổng Liên đoàn

5

Chánh Văn phòng Tổng Liên đoàn

6

Phó Chánh văn phòng Tổng Liên đoàn

7

Trưởng phòng

8

Phó trưởng phòng

Liên đoàn lao động cấp tỉnh và tương đương

9

Chủ tịch LĐLĐ cấp tỉnh

10

Phó chủ tịch LĐLĐ cấp tỉnh

11

Trưởng ban LĐLĐ cấp tỉnh

12

Phó trưởng ban LĐLĐ cấp tỉnh

13

Chánh văn phòng LĐLĐ cấp tỉnh

14

Phó Chánh Văn phòng LĐLĐ cấp tỉnh

Liên đoàn lao động cấp huyện và tương đương

15

Chủ tịch LĐLĐ huyện

16

Phó chủ tịch LĐLĐ cấp huyện

b- Vị trí việc làm trợ lý, thư ký

1

Thư ký Chủ tịch Tổng liên đoàn Việt Nam

Chuyên viên chính

II- Vị trí việc làm thuộc nhóm nghiệp vụ chuyên ngành

 

1

Chuyên viên cao cấp về công tác Công đoàn

Chuyên viên cao cấp

2

Chuyên viên chính về công tác Công đoàn

Chuyên viên chính

3

Chuyên viên về công tác Công đoàn

Chuyên viên

III- Vị trí việc làm thuộc nhóm nghiệp vụ chuyên môn

 

1

Chuyên viên chính về An toàn vệ sinh lao động

Chuyên viên chính

2

Chuyên viên về An toàn vệ sinh lao động

Chuyên viên

3

Chuyên viên cao cấp về Tài chính Công đoàn

Chuyên viên cao cấp

4

Chuyên viên chính về Tài chính Công đoàn

Chuyên viên chính

5

Chuyên viên về Tài chính Công đoàn

Chuyên viên

6

Chuyên viên chính về Quản lý và phát triển nhân lực

Chuyên viên chính

7

Chuyên viên về Quản lý và phát triển nhân lực

Chuyên viên

8

Chuyên viên chính về Hợp tác quốc tế

Chuyên viên chính

9

Chuyên viên về Hợp tác quốc tế

Chuyên viên

10

Công nghệ thông tin

Chuyên viên

11

Quản trị

Chuyên viên

12

Kế toán trưởng

------------

13

Kế toán

Kế toán viên

IV- Vị trí việc làm thuộc nhóm hỗ trợ, phục vụ

 

1

Thủ quỹ

Nhân viên

2

Văn thư - lưu trữ

Chuyên viên

3

Lễ tân - Phục vụ

Nhân viên

4

Lái xe

Nhân viên lái xe

Số vị trí việc làm: 37

2. Các bản mô tả vị trí việc làm: 35 bản mô tả vị trí việc làm kèm theo[1]

Ghi chú:

- Các vị trí việc làm nhóm nghiệp vụ chuyên ngành thuộc cấp tỉnh và tương đương gồm: 1. Chuyên viên cao cấp về công tác Công đoàn; 2. Chuyên viên chính về công tác Công đoàn; 3. Chuyên viên về công tác Công đoàn; 4. Chuyên viên về An toàn vệ sinh lao động; 5. Chuyên viên về Tài chính.

- Các vị trí việc làm nhóm nghiệp vụ chuyên ngành thuộc cấp huyện và tương đương gồm: 1. Chuyên viên chính về công tác Công đoàn; 2. Chuyên viên về công tác Công đoàn. 3. Chuyên viên về An toàn vệ sinh lao động; 4. Chuyên viên về Tài chính.

- Đối với các vị trí việc làm thuộc nhóm nghiệp vụ chuyên mônnhóm hỗ trợ, phục vụ, căn cứ chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy để lãnh đạo cơ quan phân công bố trí công chức đảm nhiệm (hoặc kiêm nhiệm).

 

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

TÊN CƠ QUAN ĐƠN VỊ…
TÊN TỔ CHỨC…

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

 

BẢN MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Tên VTVL: Trưởng Ban và tương đương thuộc Tổng LĐLĐVN

Mã vị trí việc làm:

Ngày bắt đầu thực hiện:

Địa điểm làm việc: Trụ sở đơn vị

Quy trình công việc liên quan: (bổ sung tên tài liệu, quy trình công việc liên quan đến vị trí này)

1- Mục tiêu vị trí việc làm: (Tóm tắt tổng quan về vị trí việc làm)

Quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Tổng Liên đoàn về mọi hoạt động của Ban; chịu trách nhiệm tổ chức, tham mưu giúp lãnh đạo Tổng Liên đoàn về các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của Ban và trực tiếp thực hiện một số công việc chuyên môn của Ban.

2- Các công việc và tiêu chí đánh giá

TT

Các nhiệm vụ, công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

Mảng công việc

Công việc cụ thể

2.1

Chủ trì lập kế hoạch công tác, phân công nhiệm vụ trong ban

1. Chủ trì xây dựng nội dung, kế hoạch công tác năm, 6 tháng, quý, tháng của Ban theo quy định

2. Phân công công việc cho từng công chức; cấp phó giúp việc quản lý.

3. Chỉ đạo hướng dẫn xây dựng và phê duyệt kế hoạch công tác năm, 6 tháng, quý, tháng, tuần của công chức.

1. Kế hoạch công tác của Ban phù hợp với chương trình kế hoạch công tác của Tổng Liên đoàn và nhiệm vụ được lãnh đạo Tổng Liên đoàn giao.

2. Phân công công việc cụ thể, hợp lý, hiệu quả; không bỏ sót công việc của Ban; một công việc chỉ do một người chịu trách nhiệm chính.

3. Kế hoạch công tác của từng công chức được phê duyệt thực hiện và đủ cơ sở để xem xét đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ của công chức.

2.2

Chủ trì tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công việc của Ban

1. Kiểm tra, đôn đốc, điều phối công chức thực hiện nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác.

2. Theo dõi, đánh giá việc thực hiện kế hoạch công tác của từng công chức.

3. Chủ trì hoặc phối hợp với các Ban, đơn vị thuộc Tổng Liên đoàn và các cơ quan liên quan thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Ban.

4. Xử lý các công việc đột xuất (trong phạm vi được giao) và xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Tổng Liên đoàn đối với những việc vượt quá phạm vi chức trách được giao.

1. Hoạt động của Ban thông suốt; công việc chung của Ban được thực hiện theo đúng quy trình công việc và hoàn thành theo tiến độ, chất lượng của chương trình, kế hoạch đề ra.

2. Đánh giá kịp thời, phát hiện nguyên nhân ảnh hưởng đến thực hiện kế hoạch và có giải pháp khắc phục; kết quả đánh giá thực hiện kế hoạch là cơ sở cho đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá công chức, khen thưởng, kỷ luật...

3. Hoạt động của Ban đồng bộ và phù hợp với hoạt động theo kế hoạch công tác của Tổng Liên đoàn.

4. Xử lý chính xác, đúng thẩm quyền; báo cáo kịp thời.

2.3

Quản lý công chức

1. Định kỳ phân công, bố trí lại công việc trong vị trí việc làm đối với công chức trong Ban.

2. Chịu trách nhiệm hỗ trợ, theo dõi và đánh giá công chức theo phân cấp.

3. Theo dõi diễn biến nhân sự, nhu cầu nhân sự của Ban; nghiên cứu, tìm hiểu và dự kiến nhân sự thay thế; báo cáo lãnh đạo Tổng Liên đoàn để xin ý kiến chỉ đạo.

4. Tổ chức thực hiện các quy định, chế độ chính sách, quy chế làm việc, bảo mật, đạo đức công vụ; xây dựng môi trường làm việc văn hóa, hiệu quả.

1. Bố trí, bố trí lại công việc theo đúng quy định, quy chế của Ban, đảm bảo công khai, công bằng.

2. Công chức được hỗ trợ kịp thời; đánh giá nhận xét công chức khachsban, công tâm và chính xác; phát hiện tiềm năng phát triển của công chức.

3. Đề xuất tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo bồi dưỡng... công chức đáp ứng yêu cầu công việc của Ban.

4. Phát hiện được các vi phạm; có biện pháp uốn nắn, xử lý kịp thời; báo cáo hoặc đề xuất với cấp trên đối với những trường hợp vượt quá thẩm quyền xử lý. Giúp công chức yên tâm công tác, hăng say làm việc và khích lệ sự sáng tạo trong công việc.

2.4

Quản lý hoạt động chung

1. Quản lý, điều hành mọi hoạt động của Ban

2. Xử lý và quản lý văn bản đến

3. Ký trình lãnh đạo Tổng Liên đoàn về các văn bản do Ban chủ trì dự thảo

4. Thừa ủy quyền hoặc thừa lệnh ký các văn bản theo quy chế làm việc của Cơ quan Tổng Liên đoàn.

5. Định kỳ (hoặc đột xuất) báo cáo tình hình hoạt động của Ban với Thượng trực Đoàn Chủ tịch và lãnh đạo Tổng Liên đoàn phụ trách ban.

6. Chỉ đạo xây dựng báo cáo và sơ, tổng kết công tác năm, 6 tháng, quý, tháng, tuần theo quy định.

7. Đại diện cho Ban về mối quan hệ công tác; bàn giao công việc cho một đồng chí cấp phó phụ trách khi vắng mặt theo quy chế làm việc.

1. Quy chế làm việc, quy chế phối hợp với cấp ủy và các cơ quan, tổ chức khác được ban hành, triển khai. Nắm bắt đầy đủ các thông tin về công việc của Ban đang và sẽ triển khai thực hiện; kịp thời có biện pháp quản lý; tập thể đoàn kết; Ban hoàn thành nhiệm vụ, công việc theo kế hoạch và các công việc đột xuất được cấp trên giao theo đúng yêu cầu tiến độ, chất lượng.

2. Văn bản được xử lý kịp thời, chính xác và quản lý theo quy định.

3. Các dự thảo văn bản trình lãnh đạo Tổng Liên đoàn được chuẩn bị theo đúng quy trình, nghiệp vụ, quy trình ban hành văn bản, đúng tiến độ và được phê duyệt kịp thời; chịu trách nhiệm về nội dung văn bản.

4. Các văn bản được ký ban hành đúng quy chế, quy định của Tng Liên đoàn; chịu trách nhiệm về nội dung và thực hiện đúng quy trình ban hành văn bản.

5. Lãnh đạo Tổng Liên đoàn được cung cấp thông tin kịp thời.

6. Báo cáo được cập nhật thông tin, số liệu chính xác, đúng thời hạn, phản ánh đúng kết quả thực hiện nhiệm vụ, công việc; đề xuất đúng, kịp thời các vấn đề trình Lãnh đạo Tổng Liên đoàn giải quyết.

7. Luôn có người chịu trách nhiệm điều hành đáp ứng yêu cầu công việc của Ban theo quy định

2.5

Quản lý tài sản

Chịu trách nhiệm quản lý tài sản của Ban theo theo quy định

Tài sản được quản lý theo quy chế, quy định

2.6

Chủ trì hoặc tham gia các cuộc họp, hội nghị

1. Tham dự họp của cơ quan và các cuộc họp theo quy chế làm việc của Ban và của Tổng Liên đoàn.

2. Chủ trì các cuộc họp của Ban để triển khai các nhiệm vụ của Ban

3. Tham dự các cuộc họp, hội nghị theo sự phân công của lãnh đạo Tổng Liên đoàn

1. Tiếp thu và phổ biến, quán triệt cho công chức; ý kiến chỉ đạo, quyết định của cấp trên được tổ chức thực hiện kịp thời.

2. Công việc được triển khai và thông tin được trao đổi kịp thời, đúng quy định.

3. Tiếp nhận, cung cấp thông tin theo đúng quy định; kịp thời báo cáo nội dung kết quả cuộc họp với cấp có thẩm quyền.

2.7

Trực tiếp thực hiện các ý kiến chỉ đạo khác của Lãnh đạo Tổng Liên đoàn và theo quy chế làm việc

2.8

Đảm nhiệm công việc của 1 VTVL chuyên môn tương ứng với ngạch công chức cao nhất trong ban

Đáp ứng được các yêu cầu trong Bản mô tả VTVL

3. Các mối quan hệ công việc

3.1- Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi

Quản lý trực tiếp

Các đơn vị phối hợp chính

Chủ tịch Tổng Liên đoàn

Phó Chủ tịch Thường trực TLĐ

Phó Chủ tịch TLĐ phụ trách

• Các phó trưởng ban

• Các công chức trong ban

Các ban Tổng Liên đoàn

Các đơn vị trực thuộc TLĐ

3.2- Bên ngoài

Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính

Bản chất quan hệ

Các ban Đảng TW, Văn phòng TW Đảng và Ban cán sự Đảng các Bộ, ngành thuộc Chính phủ, Đảng đoàn của các tổ chức đoàn thể (theo nhiệm vụ được giao)

Cụ thể theo chức năng và nhiệm vụ của Ban và nhiệm vụ của Lãnh đạo Tổng Liên đoàn giao

Các LĐLĐ tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và các đơn vị có liên quan trực tiếp đến công việc và nhiệm vụ được giao.

Cụ thể theo chức năng và nhiệm vụ của Ban và nhiệm vụ của Lãnh đạo Tổng Liên đoàn giao

4. Phạm vi quyền hạn

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao

4.2

Được quyền quyết định các vấn đề cụ thể theo quy chế làm việc và phân cấp của cơ quan

4.3

Được quyết định phân công công tác, giao nhiệm vụ cho công chức dưới quyền

4.4

Được tham gia các cuộc họp trong và ngoài đơn vị có liên quan đến công tác của Ban

5. Các yêu cầu về trình độ, năng lực

5.1- Yêu cầu về trình độ

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ đào tạo

• Tốt nghiệp đại học (chuyên ngành phù hợp với yêu cầu của VTVL đảm nhiệm)

• Cao cấp lý luận Chính trị hoặc cử nhân chính trị

Bồi dưỡng, chứng chỉ

• Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương

• Chứng chỉ lý luận và nghiệp vụ Công đoàn

• Ngoại ngữ: Phù hợp với yêu cầu VTVL

• Tin học: Phù hợp với yêu cầu VTVL

• Kiến thức khác: Phù hợp với yêu cầu của VTVL

Kinh nghiệm (thành tích công tác)

Có từ đủ 1 năm trở lên giữ chức Phó trưởng ban hoặc tương đương và được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ

Phẩm chất cá nhân

• Tuyệt đối trung thành, tin tưởng và nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.

• Tinh thần trách nhiệm cao với công việc, phối hợp công tác tốt

• Trung thực, kiên định nhưng biết lắng nghe

• Điềm tĩnh, cẩn thận

• Khả năng sáng tạo, tư duy độc lập

• Khả năng đoàn kết nội bộ

Các yêu cầu khác

• Có khả năng, đề xuất những chủ trương, giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Ban

• Hiểu biết về lĩnh vực công tác của Ban trong hệ thống của Tổng Liên đoàn

• Có khả năng tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các chủ trương, nghị quyết của Tổng Liên đoàn cho cán bộ, công chức, viên chức.

• Có khả năng đào tạo, bồi dưỡng, truyền lại kinh nghiệm cho cán bộ trẻ kế cận

• Có trách nhiệm chỉ đạo bảo quản, lưu giữ khoa học, lưu trữ số liệu của Tổng Liên đoàn trước mắt cũng như lâu dài

• Là đảng viên Đảng CSVN

5.2- Các năng lực

Nhóm năng lực

Tên năng lực

Cấp độ

Nhóm năng lực chung

• Đạo đức và bản lĩnh

5

• Tổ chức thực hiện công việc

5

• Soạn thảo và ban hành văn bản

5

• Giao tiếp ứng xử

5

• Quan hệ phối hợp

5

• Sử dụng công nghệ thông tin

3

• Sử dụng ngoại ngữ

2

Nhóm năng lực chuyên môn

• Khả năng chủ trì tham mưu xây dựng chủ trương, nghị quyết

Theo yêu cầu năng lực của VTVL chuyên môn đảm nhiệm

• Khả năng hướng dẫn thực hiện chủ trương, nghị quyết

• Khả năng kiểm tra thực hiện chủ trương, nghị quyết

• Khả năng thẩm định các văn bản, đề án

• Khả năng tổ chức thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ

Nhóm năng lực quản lý

• Tư duy chiến lược

4

• Quản lý sự thay đổi

4

• Ra quyết định

4

• Quản lý nguồn lực

4

• Phát triển nhân viên

4

 

 

Phê duyệt của lãnh đạo

 

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

TÊN CƠ QUAN ĐƠN VỊ…
TÊN TỔ CHỨC…

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

 

BẢN MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Tên VTVL: Phó Trưởng Ban và tương đương thuộc Tổng LĐLĐVN

Mã vị trí việc làm:

Ngày bắt đầu thực hiện:

Địa điểm làm việc: Trụ sở đơn vị

Quy trình công việc liên quan: (bổ sung tên tài liệu, quy trình công việc liên quan đến vị trí này)

1- Mục tiêu vị trí việc làm: (Tóm tắt tổng quan về vị trí việc làm)

Giúp Trưởng ban chỉ đạo, điều hành một số lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ của Ban và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban, lãnh đạo Tổng Liên đoàn về lĩnh vực công tác được phân công; đảm nhiệm VTVL chuyên môn thuộc chức năng, nhiệm vụ của Ban.

2- Các công việc và tiêu chí đánh giá

TT

Các nhiệm vụ, công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

Mảng công việc

Công việc cụ thể

2.1

Tham gia quản lý, điều hành một số công việc do Trưởng ban phân công

1. Giúp Trưởng ban quản lý, điều hành một số công việc được Trưởng Ban giao

2. Tham gia xử lý các công việc quản lý đột xuất (trong phạm vi được giao) và báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Trưởng ban, lãnh đạo Tổng Liên đoàn đối với những việc vượt quá phạm vi chức trách.

3. Tham gia kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện công việc của Ban.

4. Điều hành Ban khi được Trưởng ban ủy quyền hoặc được lãnh đạo Tổng Liên đoàn giao.

1. Nắm bắt được tình hình hoạt động chung của Ban; nắm bắt đầy đủ các thông tin về công việc thuộc mảng công việc được giao phụ trách.

2. Công văn, giấy tờ được giao trong lĩnh vực tổ chức, cán bộ được xử lý kịp thời, chính xác.

3. Các công việc, nhiệm vụ quản lý được giao, hoàn thành đúng quy trình, đúng tiến độ

4. Hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của Trưởng ban trong thời gian được ủy quyền

2.2

Thực hiện chế độ hội họp

1. Định kỳ (hoặc đột xuất) báo cáo tình hình hoạt động công việc thuộc mảng phụ trách với Trưởng ban hoặc Lãnh đạo Tổng Liên đoàn (theo phân công hoặc ủy quyền)

2. Chỉ đạo các cuộc họp, hội nghị về công tác có liên quan của Ban theo phân công của Trưởng ban hoặc lãnh đạo Tổng Liên đoàn

3. Tham dự các cuộc họp liên quan đến công tác của Ban.

1. Trưởng Ban, Lãnh đạo Tổng Liên đoàn được cung cấp thông tin kịp thời

2. Các cuộc họp, hội nghị đạt được mục tiêu, kết quả theo đúng yêu cầu đề ra.

3. Tiếp nhận, cung cấp thông tin theo đúng quy định.

2.3

Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của bộ phận được phân công phụ trách

1. Kế hoạch được xây dựng theo đúng nội dung kế hoạch của Ban

2. Kế hoạch được thực hiện theo đúng tiến độ

2.4

Thực hiện công tác chuyên môn

Đảm nhiệm công việc của một VTVL chuyên môn nghiệp vụ theo phân công, bố trí phù hợp với ngạch và năng lực

Theo yêu cầu công việc của VTVL chuyên môn đảm nhiệm.

2.5

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban giao

3. Các mối quan hệ công việc

3.1- Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi

Quản lý trực tiếp

Các đơn vị phối hợp chính

• Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn phụ trách

• Trưởng ban

Công chức thuộc mảng công việc được phân công

Các Ban, đơn vị liên quan trực tiếp đến công việc và chuyên môn nghiệp vụ được giao.

3.2- Bên ngoài

Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính

Bản chất quan hệ

Các ban Đảng TW, Văn phòng TW Đảng và Ban cán sự Đảng các Bộ, ngành thuộc Chính phủ, Đảng đoàn của các tổ chức đoàn thể (theo nhiệm vụ được giao)

Cụ thể theo chức năng và nhiệm vụ của Ban và nhiệm vụ của Lãnh đạo Tổng Liên đoàn giao

Các LĐLĐ tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và các đơn vị có liên quan trực tiếp đến công việc và nhiệm vụ được giao.

Cụ thể theo chức năng và nhiệm vụ của Ban và nhiệm vụ của Lãnh đạo Tổng Liên đoàn giao

4. Phạm vi quyền hạn

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao

4.2

Được tham gia ý kiến hoặc kiến nghị trong điều động công chức thuộc Ban

4.3

Được cung cấp thông tin về công tác chỉ đạo điều hành của Ban trong phạm vi nhiệm vụ được giao

4.4

Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao

4.5

Được ký thay Trưởng ban theo quy chế của Tổng Liên đoàn và của Ban (nếu có)

4.6

Được tham gia các cuộc họp liên quan theo quy định hoặc theo phân công.

5. Các yêu cầu về trình độ, năng lực

5.1- Yêu cầu về trình độ

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ đào tạo

• Tốt nghiệp đại học (chuyên ngành phù hợp với yêu cầu của VTVL đảm nhiệm)

• Cao cấp lý luận Chính trị hoặc cử nhân chính trị

Bồi dưỡng, chứng chỉ

• Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương

• Chứng chỉ lý luận và nghiệp vụ Công đoàn.

• Ngoại ngữ: Phù hợp với yêu cầu của VTVL

• Tin học: Phù hợp với yêu cầu của VTVL

• Kiến thức khác: Phù hợp với yêu cầu của VTVL

Kinh nghiệm (thành tích công tác)

Có năng lực đảm nhiệm VTVL chuyên môn có ngạch chuyên viên chính đối với các công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của Ban.

Phẩm chất cá nhân

• Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.

• Tinh thần trách nhiệm cao với công việc, phối hợp công tác tốt

• Trung thực, kiên định nhưng biết lắng nghe

• Điềm tĩnh, cẩn thận

• Khả năng sáng tạo, tư duy độc lập

• Khả năng đoàn kết nội bộ

Các yêu cầu khác

• Có khả năng đề xuất những chủ trương, giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến mảng công việc được phân công và liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Ban.

• Có khả năng tổ chức triển khai nghiên cứu, thực hiện các đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ của Ban

• Hiểu biết về lĩnh vực công tác của Ban trong hệ thống ngành công đoàn và định hướng phát triển.

• Là đảng viên Đảng CSVN

5.2- Các năng lực

Nhóm năng lực

Tên năng lực

Cấp độ

Nhóm năng lực chung

• Đạo đức và bản lĩnh

4

• Tổ chức thực hiện công việc

4

• Soạn thảo và ban hành văn bản

4

• Giao tiếp ứng xử

4

• Quan hệ phối hợp

4

• Sử dụng công nghệ thông tin

2

• Sử dụng ngoại ngữ

2

Nhóm năng lực chuyên môn

• Khả năng chủ trì tham mưu xây dựng chủ trương, nghị quyết

Theo yêu cầu năng lực của VTVL chuyên môn đảm nhiệm

• Khả năng hướng dẫn thực hiện chủ trương, nghị quyết

• Khả năng kiểm tra thực hiện chủ trương, nghị quyết

• Khả năng thẩm định các văn bản, đề án

• Khả năng tổ chức thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ

Nhóm năng lực quản lý

• Tư duy chiến lược

3

• Quản lý sự thay đổi

3

• Ra quyết định

3

• Quản lý nguồn lực

3

• Phát triển nhân viên

3

 

 

Phê duyệt của lãnh đạo

 

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

TÊN CƠ QUAN ĐƠN VỊ…
TÊN TỔ CHỨC…

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

 

BẢN MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Tên VTVL: Chánh Văn phòng Tổng LĐLĐVN

Mã vị trí việc làm:

Ngày bắt đầu thực hiện:

Địa điểm làm việc: Trụ sở đơn vị

Quy trình công việc liên quan: (bổ sung tên tài liệu, quy trình công việc liên quan đến vị trí này)

1- Mục tiêu vị trí việc làm

Chịu trách nhiệm tham mưu đề xuất với Lãnh đạo Tổng Liên đoàn về chỉ đạo, điều hành các hoạt động của Cơ quan Tổng Liên đoàn thông suốt. Quản lý điều hành công chức, viên chức, người lao động Văn phòng, tham mưu giúp lãnh đạo Tổng Liên đoàn về lĩnh vực hành chính tổng hợp, tài chính, quản trị, công nghệ thông tin, quản lý phương tiện, tài sản của Tổng Liên đoàn.

2- Các công việc và tiêu chí đánh giá

TT

Các công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

Mảng công việc

Công việc cụ thể

2.1

Chủ trì xác định nội dung công việc, xây dựng chương trình, kế hoạch công tác theo năm, quý, tháng của Ban và lãnh đạo Ban

1. Chủ trì xác định nội dung công việc, xây dựng chương trình, kế hoạch công tác theo năm, quý, tháng của Tổng Liên đoàn và lãnh đạo Tổng Liên đoàn.

2. Chủ trì xây dựng nội dung, kế hoạch công tác năm, quý, tháng của Văn Phòng theo quy định của Tổng Liên đoàn.

3. Phân công nhiệm vụ cho các phòng trực thuộc Văn phòng.

4. Phân công công việc cho cấp phó giúp việc quản lý và chịu trách nhiệm về phân công công việc cho công chức, người lao động trong Văn phòng Tổng Liên đoàn.

5. Chỉ đạo hướng dẫn xây dựng và phê duyệt nội dung chương trình, kế hoạch công tác năm, 6 tháng, quý, tháng của các phòng.

6. Chỉ đạo hướng dẫn xây dựng và phê duyệt kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của công chức, người lao động.

1. Chương trình kế hoạch công tác của cơ quan phù hợp với chương trình kế hoạch công tác của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn đảm bảo tính khả thi và được ban hành trước đầu năm, đầu quý, đầu tháng.

2. Kế hoạch công tác của Văn phòng được tổ chức phù hợp với chương trình kế hoạch công tác của cơ quan và nhiệm vụ được Lãnh đạo Tổng Liên đoàn giao; được ban hành trước đầu năm, quý, tháng.

3. Các phòng không chồng chéo hoặc bỏ sót nhiệm vụ của đơn vị; một nhiệm vụ chỉ do 1 phòng chịu trách nhiệm chính.

4. Phân công công việc cụ thể, hợp lý, hiệu quả, công bằng; không bỏ sót công việc của Văn phòng; một công việc chỉ do một người chịu trách nhiệm chính.

5. Chương trình, kế hoạch công tác của các phòng trực thuộc phù hợp với chương trình, kế hoạch công tác của Văn phòng, được phê duyệt và ban hành trước đầu năm, đầu quý, đầu tháng.

6. Kế hoạch công tác của từng công chức, người lao động được phê duyệt thực hiện và đcơ sở để xem xét đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ.

2.2

Chủ trì tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công việc của Văn phòng

1. Chủ trì kiểm tra, đôn đốc các vụ, đơn vị thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Tổng Liên đoàn.

2. Kiểm tra, đôn đốc, điều phối công chức, người lao động thực hiện chương trình, kế hoạch công tác.

3. Theo dõi, đánh giá việc thực hiện kế hoạch công tác của công chức, người lao động.

4. Chủ trì hoặc phối hợp với các vụ, đơn vị, trong Tổng Liên đoàn và các cơ quan liên quan thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Văn phòng.

5. Xử lý các công việc đột xuất (trong phạm vi được giao) và xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Tổng Liên đoàn với những việc vượt quá phạm vi chức trách.

1. Hoạt động của vụ, đơn vị đồng bộ và kịp thời đề xuất Lãnh đạo Ban có biện pháp điều chỉnh nhằm đạt kết quả theo kế hoạch công tác của Tổng Liên đoàn.

2. Hoạt động của Văn phòng Tổng Liên đoàn thông suốt; công việc chung của Văn phòng được thực hiện theo đúng quy trình công việc và hoàn thành theo tiến độ, chất lượng của chương trình, kế hoạch.

3. Đánh giá kịp thời, phát hiện nguyên nhân ảnh hưởng đến thực hiện kế hoạch và có giải pháp khắc phục; kết quả đánh giá thực hiện kế hoạch là cơ sở cho đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá công chức, người lao động.

4. Công việc của Văn phòng hoàn thành theo tiến độ chương trình, kế hoạch đề ra.

5. Xử lý chính xác, đúng thẩm quyền và có báo cáo kịp thời.

2.3

Quản lý công chức và người lao động theo phân cấp

1. Định kỳ phân công bố trí lại công việc trong vị trí việc làm đối với công chức, người lao động trong Văn phòng Tổng Liên đoàn theo phân cấp.

2. Chịu trách nhiệm hỗ trợ, theo dõi và đánh giá công chức, người lao động theo phân cấp.

3. Theo dõi diễn biến nhân sự, nhu cầu nhân sự của Văn phòng; nghiên cứu, tìm hiểu và dự kiến nhân sự thay thế, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại...; báo cáo Lãnh đạo Tổng Liên đoàn để xin ý kiến.

4. Tổ chức thực hiện các quy định, chế độ chính sách, quy chế làm việc, bảo mật, đạo đức công vụ; xây dựng môi trường làm việc văn hóa.

1. Bố trí, bố trí lại công việc theo đúng quy định, quy chế của cơ quan, đảm bảo công khai, công bằng

2. Công chức, người lao động được hỗ trợ kịp thời; đánh giá nhận xét công chức khách quan, công tâm và chính xác; phát hiện tiềm năng phát triển của công chức.

3. Đề xuất tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo bồi dưỡng... công chức, người lao động đáp ứng yêu cầu công việc của Văn phòng.

4. Phát hiện được các vi phạm; có biện pháp uốn nắn, xử lý kịp thời; báo cáo, hoặc đề xuất với cấp trên đối với những trường hợp vượt quá thẩm quyền xử lý. Các công chức, người lao động yên tâm công tác, được khích lệ sáng tạo và tích cực

2.4

Quản lý hoạt động chung

1. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế làm việc, quy chế phối hợp công tác trong Văn phòng;

2. Quản lý, điều hành các hoạt động của Văn phòng thông suốt

3. Xử lý, tổ chức quản lý văn bản đến

4. Ký trình Lãnh đạo Tổng Liên đoàn về các văn bản do Văn phòng dự thảo

5. Thừa ủy quyền hoặc thừa lệnh ký các văn bản theo quy chế làm việc của Tổng Liên đoàn.

6. Định kỳ (hoặc đột xuất) báo cáo tình hình hoạt động của Văn phòng với Lãnh đạo Tổng Liên đoàn.

7. Chỉ đạo xây dựng báo cáo và tổng kết công tác năm, sơ kết 6 tháng, quý, tháng, tuần theo quy định.

8. Đại diện cho Văn Phòng về mối quan hệ công tác; bàn giao công việc cho một cấp phó phụ trách khi vắng mặt theo quy chế làm việc.

1. Quy chế làm việc, quy chế phối hợp với cấp ủy và các tổ chức chính trị - xã hội được ban hành, triển khai

2. Nắm bắt đầy đủ các thông tin về công việc Văn phòng đang và sẽ triển khai thực hiện và kịp thời có biện pháp quản lý; tập thể đoàn kết; Văn phòng hoàn thành nhiệm vụ, công việc theo kế hoạch và các công việc đột xuất được cấp trên giao theo đúng yêu cầu tiến độ, chất lượng.

3. Văn bản được xử lý kịp thời, chính xác và quản lý theo quy định.

4. Các dự thảo văn bản trình lãnh đạo Tổng Liên đoàn được chuẩn bị theo đúng quy trình nghiệp vụ, quy trình ban hành văn bản, đúng tiến độ và được phê duyệt kịp thời; chịu trách nhiệm về nội dung văn bản.

5. Các văn bản được ký ban hành đúng quy chế, quy định của Tổng Liên đoàn; chịu trách nhiệm về nội dung và thực hiện đúng quy trình ban hành văn bản.

6. Lãnh đạo Tổng Liên đoàn được cung cấp thông tin kịp thời.

7. Báo cáo được cập nhật thông tin, số liệu chính xác, đúng thời hạn, phản ánh đúng kết quả thực hiện nhiệm vụ, công việc; đề xuất đúng, kịp thời các vấn đề để trình Lãnh đạo Tổng Liên đoàn giải quyết.

8. Luôn có người chịu trách nhiệm điều hành đáp ứng yêu cầu công việc của Văn phòng theo quy định.

2.5

Quản lý tài chính, tài sản

1. Chịu trách nhiệm quản lý tài sản của cơ quan theo quy định.

2. Chịu trách nhiệm về công tác quản lý tài chính của Tổng Liên đoàn, Văn phòng theo theo quy định.

1. Tài sản được quản lý theo quy chế, quy định

2. Tài chính được quản lý, sử dụng đúng quy định của Đảng và pháp luật

2.6

Chủ trì hoặc tham gia các cuộc họp, hội nghị

1. Tham dự họp cơ quan và các cuộc họp theo quy chế làm việc của Tổng Liên đoàn, Văn phòng.

2. Chủ trì họp giao ban, triển khai nhiệm vụ của Văn phòng.

3. Tham dự các cuộc họp, hội nghị theo phân công của lãnh đạo Tổng Liên đoàn.

1. Tiếp thu và phổ biến, quán triệt cho công chức, người lao động ý kiến chỉ đạo, quyết định của Lãnh đạo Tổng Liên đoàn để tổ chức thực hiện kịp thời

2. Công việc được triển khai và thông tin được trao đổi kịp thời, đúng quy định.

3. Tiếp nhận, cung cấp thông tin theo đúng quy định; kịp thời báo cáo nội dung kết quả cuộc họp cho cấp có thẩm quyền

2.7

Trực tiếp thực hiện các ý kiến chỉ đạo khác của Lãnh đạo Tổng Liên đoàn và theo quy chế làm việc.

2.8

Đảm nhiệm công việc của 1 VTVL chuyên môn tương ứng ngạch công chức cao nhất trong Văn phòng Tổng Liên đoàn

Đáp ứng được các yêu cầu trong Bản mô tả VTVL

3. Các mối quan hệ công việc

3.1- Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi

Quản lý trực tiếp

Các đơn vị phối hợp chính

• Chủ tịch Tổng Liên đoàn

• Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn

• Các Phó Chánh văn phòng

• Các trưởng phòng, phó phòng trực thuộc Văn phòng TLĐ

• Các công chức và người lao động trong Văn phòng TLĐ

Các Ban, đơn vị liên quan trực tiếp đến công việc và chuyên môn nghiệp vụ được giao.

3.2- Bên ngoài

Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính

Bản chất quan hệ

Các ban Đảng TW, Văn phòng TW Đảng và Ban cán sự Đảng các Bộ, ngành thuộc Chính phủ, Đảng đoàn của các tổ chức đoàn thể (theo nhiệm vụ được giao)

Cụ thể theo chức năng và nhiệm vụ của Văn phòng và nhiệm vụ của Lãnh đạo Tổng Liên đoàn giao

Các LĐLĐ tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và các đơn vị có liên quan trực tiếp đến công việc và nhiệm vụ được giao.

Cụ thể theo chức năng và nhiệm vụ của Văn phòng và nhiệm vụ của Lãnh đạo Tổng Liên đoàn giao

4. Phạm vi quyền hạn

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao

4.2

Được tham dự các cuộc họp của Lãnh đạo Tổng Liên đoàn, của trong và ngoài Tổng Liên đoàn có liên quan đến chức năng và nhiệm vụ được giao

4.3

Được thừa lệnh ký một số văn bản theo quy chế

4.4

Thừa ủy quyền của lãnh đạo Tổng Liên đoàn trong việc tiếp nhận và xử lý các công văn, báo cáo của cơ quan, tổ chức các cấp, các công văn, giấy tờ hành chính khác.

4.5

Cử cán bộ, công chức của Văn phòng đi công tác theo chương trình, kế hoạch công tác và giải quyết cho cán bộ, công chức thuộc Văn phòng được nghỉ phép theo quy định

4.6

Được quyết định phân công công tác, giao nhiệm vụ cho các Phó Chánh văn phòng và các cán bộ, công chức dưới quyền

4.7

Được cung cấp thông tin chỉ đạo điều hành của Tổng Liên đoàn trong phạm vi nhiệm vụ

4.8

Được yêu cầu cung cấp thông tin và đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao

4.9

Được ủy quyền cho một Phó Chánh văn phòng ký thay các văn bản thuộc thẩm quyền và điều hành hoạt động của Văn phòng khi đi công tác

5- Các yêu cầu về trình độ, năng lực

5.1- Yêu cầu về trình độ

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ đào tạo

• Tốt nghiệp đại học (chuyên ngành phù hợp với yêu cầu của VTVL đảm nhiệm)

• Cao cấp lý luận chính trị hoặc cử nhân chính trị

Bồi dưỡng, chứng chỉ

• Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương

• Chứng chỉ lý luận và nghiệp vụ công đoàn

• Ngoại ngữ: (phù hợp với yêu cầu của VTVL)

• Tin học: (phù hợp với yêu cầu của VTVL)

• Kiến thức khác (phù hợp với yêu cầu của VTVL)

Kinh nghiệm (thành tích công tác)

• Có từ đủ 1 năm trở lên giữ chức Phó Văn phòng Tổng Liên đoàn hoặc tương đương, được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Phẩm chất cá nhân

• Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của Tổng Liên đoàn.

• Tinh thần trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt

• Trung thực, kiên định nhưng biết lắng nghe

• Điềm tĩnh, cẩn thận

• Khả năng sáng tạo, tư duy độc lập

• Khả năng đoàn kết nội bộ

Các yêu cầu khác

• Có khả năng, đề xuất những chủ trương, giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Văn Phòng;

• Có khả năng tổ chức triển khai nghiên cứu, thực hiện các đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn của Văn phòng;

• Hiu biết về lĩnh vực công tác của Văn phòng trong hệ thống chính trị và định hướng phát triển.

• Có khả năng tổng kết, sơ kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận về nghiệp vụ công tác công đoàn

• Có khả năng tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các chủ trương, nghị quyết của Tổng Liên đoàn cho cán bộ, công chức, viên chức.

• Có khả năng đào tạo, bồi dưỡng, truyền lại kinh nghiệm cho cán bộ trẻ sau mình

• Có trách nhiệm chỉ đạo bảo quản, lưu giữ khoa học, lưu trữ số liệu hồ sơ theo hệ thống để phục vụ cho nhiệm vụ công tác của Văn phòng, của Tổng Liên đoàn trước mắt cũng như lâu dài.

• Là đảng viên Đảng CSVN.

5.2- Các năng lực

Nhóm năng lực

Tên năng lực

Cấp độ

Nhóm năng lực chung

• Đạo đức và bản lĩnh

5

• Tổ chức thực hiện công việc

5

• Soạn thảo và ban hành văn bản

4

• Giao tiếp ứng xử

5

• Quan hệ phối hợp

5

• Sử dụng công nghệ thông tin

3

• Sử dụng ngoại ngữ

2

Nhóm năng lực chuyên môn

• Khả năng chủ trì tham mưu xây dựng chủ trương, nghị quyết

Theo yêu cầu năng lực của VTVL chuyên môn tương đương ngạch công chức

• Khả năng hướng dẫn thực hiện chủ trương, nghị quyết

• Khả năng kiểm tra thực hiện chủ trương, nghị quyết

• Khả năng thẩm định các văn bản, đề án

• Khả năng tổ chức thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ

Nhóm năng lực quản lý

• Tư duy chiến lược

4

• Quản lý sự thay đổi

4

• Ra quyết định

5

• Quản lý nguồn lực

5

• Phát triển nhân viên

4

 

 

Phê duyệt của lãnh đạo

 

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

TÊN CƠ QUAN ĐƠN VỊ…
TÊN TỔ CHỨC…

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

 

BẢN MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Tên VTVL: Phó Văn phòng thuộc Tổng LĐLĐVN

Mã vị trí việc làm:

Ngày bắt đầu thực hiện:

Địa điểm làm việc: Trụ sở đơn vị

Quy trình công việc liên quan: (bổ sung tên tài liệu, quy trình công việc liên quan đến vị trí này)

1 - Mục tiêu vị trí việc làm

Là công chức lãnh đạo, quản lý, giúp Chánh Văn phòng điều hành hoạt động của Văn phòng Tổng Liên đoàn và chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng trong việc thực hiện một số công việc quản lý được phân công.

2 - Các công việc và tiêu chí đánh giá

TT

Các công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ

Mảng công việc

Công việc cụ thể

2.1

Tham gia quản lý, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chung của Văn phòng

1. Giúp Chánh Văn phòng quản lý, điều hành công việc của Văn phòng; trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra hoạt động của các phòng, lĩnh vực công tác theo sự phân công của Chánh Văn phòng.

2. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi được Chánh Văn phòng phân công và ủy quyền; thực hiện chế độ báo cáo đối với Chánh Văn phòng về tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công.

3. Chịu trách nhiệm cá nhân trước Chánh Văn phòng, Lãnh đạo Tổng Liên đoàn và pháp luật về ý kiến đề xuất, tiến độ, chất lượng, hiệu quả việc thực hiện nhiệm vụ; về nội dung, hình thức, thể thức, trình tự, thủ tục ban hành văn bản và quy trình giải quyết công việc được giao.

4. Ký thay Chánh Văn phòng các văn bản được Chánh Văn phòng phân công, ủy quyền.

5. Điều hành Văn phòng khi được Chánh Văn phòng ủy quyền hoặc được lãnh đạo Tổng Liên đoàn giao.

1. Nắm bắt đầy đủ các thông tin thuộc mảng công việc được giao, phụ trách.

2. Các công việc, nhiệm vụ quản lý được giao, được hoàn thành đúng quy trình, đúng tiến độ, đóng góp kịp thời các ý kiến, giải pháp công tác của Văn phòng.

3. Công văn, giấy tờ được giao được xử lý kịp thời, chính xác.

4. Thực hiện đúng nhiệm vụ theo sự ủy quyền của Chánh Văn phòng.

5. Hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của Chánh Văn phòng trong thời gian được ủy quyền

2.2

Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của bộ phận được phân công phụ trách

1. Kế hoạch được xây dựng theo đúng nội dung kế hoạch của Văn phòng, của Ban

2. Kế hoạch được thực hiện theo đúng tiến độ.

2.3

Thực hiện công tác chuyên môn

Đảm nhiệm công việc của 1 VTVL chuyên môn trong Văn phòng theo phân công, bố trí phù hợp với ngạch và năng lực

Theo yêu cầu công việc của VTVL chuyên môn đảm nhiệm

2.4

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chánh Văn phòng và Lãnh đạo Tổng Liên đoàn giao.

3 - Các mối quan hệ trong công việc

3.1 - Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi

Quản lý trực tiếp

Các đơn vị, cá nhân phối hợp chính

Lãnh đạo Tổng Liên đoàn phụ trách Chánh Văn phòng

• Trưởng phòng (theo phân công)

• Phó trưởng phòng (theo phân công)

• Các công chức, người lao động (theo phân công)

Các ban, đơn vị liên quan trực tiếp đến công việc và chuyên môn nghiệp vụ được giao

3.2 - Bên ngoài

Cơ quan, đơn vị có quan hệ chính

Bản chất quan hệ

Các ban Đảng TW, Văn phòng TW Đảng và Ban cán sự Đảng các Bộ, ngành thuộc Chính phủ, Đảng đoàn của các tổ chức đoàn thể (theo nhiệm vụ được giao)

(cụ thể theo chức năng của Văn phòng và nhiệm vụ LĐ Tổng Liên đoàn, Chánh Văn phòng giao)

Các LĐLĐ tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và các đơn vị có liên quan trực tiếp đến công việc và nhiệm vụ được giao.

(cụ thể theo chức năng của Văn phòng và nhiệm vụ LĐ Tổng Liên đoàn giao, Chánh Văn phòng giao)

4 - Phạm vi quyền hạn

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao

4.2

Tham gia ý kiến hoặc kiến nghị trong điều động, bổ nhiệm, tiếp nhận, thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, người lao động của Văn phòng.

4.3

Được cung cấp thông tin về công tác chỉ đạo điều hành của Tổng Liên đoàn trong phạm vi nhiệm vụ được giao

4.4

Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao

4.5

Được ký thay Chánh Văn phòng một số công văn, giấy tờ theo lĩnh vực được phân công phụ trách và khi được Chánh Văn phòng ủy quyền.

4.6

Được làm việc trực tiếp với Lãnh đạo Tổng Liên đoàn khi có yêu cầu

4.7

Được tham gia các cuộc họp có liên quan

5- Các yêu cầu về trình độ, năng lực

5.1- Yêu cầu về trình độ

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ đào tạo

• Tốt nghiệp đại học (chuyên ngành phù hợp với yêu cầu của của VTVL đảm nhiệm)

• Cao cấp lý luận chính trị hoặc cử nhân chính trị

Bồi dưỡng, chứng chỉ

• Quản lý nhà nước (chương trình chuyên viên chính hoặc tương đương)

• Chứng chỉ lý luận và nghiệp vụ công đoàn

• Ngoại ngữ: (phù hợp với yêu cầu của VTVL)

• Tin học: (phù hợp với yêu cầu của VTVL)

• Kiến thức khác (phù hợp với yêu cầu của VTVL)

Kinh nghiệm (thành tích công tác)

• Có từ đủ 1 năm trở lên giữ chức Trưởng Phòng hoặc tương đương và được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ

Phẩm chất cá nhân

• Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định cơ quan.

• Tinh thần trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt

• Trung thực, kiên định nhưng biết lắng nghe

• Điềm tĩnh, cẩn thận

• Khả năng sáng tạo, tư duy độc lập

• Khả năng đoàn kết nội bộ

Các yêu cầu khác

• Có khả năng, đề xuất những chủ trương, giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến mảng công việc được phân công và liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng;

• Có khả năng tổ chức triển khai nghiên cứu, thực hiện các đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn của Văn phòng;

• Hiểu biết về lĩnh vực công tác của Văn phòng trong hệ thống chính trị và định hướng phát triển.

• Là đảng viên Đảng CSVN

5.2- Các năng lực

Nhóm năng lực

Tên năng lực

Cấp độ

Nhóm năng lực chung

• Đạo đức và bản lĩnh

4

• Tổ chức thực hiện công việc

4

• Soạn thảo và ban hành văn bản

4

• Giao tiếp ứng xử

4

• Quan hệ phối hợp

4

• Sử dụng công nghệ thông tin

2

• Sử dụng ngoại ngữ

2

Nhóm năng lực chuyên môn

• Khả năng chủ trì tham mưu xây dựng chủ trương, nghị quyết

Theo yêu cầu năng lực của VTVL chuyên môn tương đương ngạch công chức

• Khả năng hướng dẫn thực hiện chủ trương, nghị quyết

• Khả năng kiểm tra thực hiện chủ trương, nghị quyết

• Khả năng thẩm định các văn bản, đề án

• Khả năng tổ chức thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ

Nhóm năng lực quản lý

• Tư duy chiến lược

3

• Quản lý sự thay đổi

3

• Ra quyết định

3

• Quản lý nguồn lực

3

• Phát triển nhân viên

3

 

 

Phê duyệt của lãnh đạo

 

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

TÊN CƠ QUAN ĐƠN VỊ…
TÊN TỔ CHỨC…

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

 

BẢN MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Tên VTVL: Trưởng Phòng và tương đương thuộc Tổng LĐLĐVN

Mã vị trí việc làm:

Ngày bắt đầu thực hiện:

Địa điểm làm việc: Trụ sở đơn vị

Quy trình công việc liên quan: (bổ sung tên tài liệu, quy trình công việc liên quan đến vị trí này)

1- Mục tiêu vị trí việc làm

Chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng/trưởng đơn vị trong việc tổ chức, điều hành phòng thực hiện chức năng, nhiệm vụ của phòng và công việc do lãnh đạo Văn phòng/đơn vị giao.

2- Các công việc và tiêu chí đánh giá

TT

Các công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

Mảng công việc

Công việc cụ thể

2.1

Chủ trì lập kế hoạch công tác, phân công nhiệm vụ trong Phòng

1. Chủ trì xây dựng nội dung, kế hoạch công tác năm, 6 tháng, quý, tháng của Phòng theo quy định của cơ quan.

2. Phân công công việc cho từng công chức; cấp phó giúp việc quản lý

3. Chỉ đạo hướng dẫn xây dựng và phê duyệt kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của công chức

1. Kế hoạch công tác của Phòng tổ chức phù hợp với chương trình kế hoạch công tác của cơ quan và nhiệm vụ được Lãnh đạo Văn phòng/đơn vị giao; được ban hành trước đầu năm, 6 tháng, quý, tháng.

2. Phân công công việc cụ thể, hợp lý, hiệu quả, công bằng; không bỏ sót công việc của Phòng; một công việc chỉ do một người chịu trách nhiệm chính.

3. Kế hoạch công tác của từng công chức được phê duyệt thực hiện và đủ cơ sở để xem xét đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ của công chức.

2.2

Chủ trì tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công việc của Phòng

1. Kiểm tra, đôn đốc, điều phối công chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác

2. Theo dõi, đánh giá việc thực hiện kế hoạch công tác của từng công chức

3. Chủ trì hoặc phối hợp với các Phòng và đơn vị liên quan trong Ban và các cơ quan liên quan thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Phòng.

4. Xử lý các công việc đột xuất (trong phạm vi được giao) và xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Văn phòng/đơn vị đối với những việc vượt quá phạm vi chức trách.

1. Hoạt động của Phòng thông suốt; công việc chung của Phòng được thực hiện theo đúng quy trình công việc và hoàn thành theo tiến độ, chất lượng của chương trình, kế hoạch.

2. Đánh giá kịp thời, phát hiện nguyên nhân ảnh hưởng đến thực hiện kế hoạch và có giải pháp khắc phục; kết quả đánh giá thực hiện kế hoạch là cơ sở cho đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá công chức, khen thưởng, kỷ luật...

3. Hoạt động của Phòng đồng bộ và phù hợp với hoạt động theo kế hoạch công tác của cơ quan.

4. Xử lý chính xác, đúng thẩm quyền; báo cáo kịp thời

2.3

Quản lý công chức

1. Chịu trách nhiệm hỗ trợ, theo dõi và đánh giá công chức theo phân cấp

2. Theo dõi diễn biến nhân sự, nhu cầu nhân sự của Phòng; nghiên cứu, tìm hiểu và dự kiến nhân sự thay thế, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại...; báo cáo Lãnh đạo Văn phòng/đơn vị để xin ý kiến

3. Tổ chức thực hiện các quy định, chế độ chính sách, quy chế làm việc, bảo mật, đạo đức công vụ; xây dựng môi trường làm việc văn hóa chính trị

1. Công chức được hỗ trợ kịp thời; đánh giá nhận xét công chức khách quan, công tâm và chính xác; phát hiện tiềm năng phát triển của công chức.

2. Đề xuất tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo bồi dưỡng... công chức đáp ứng yêu cầu công việc của Phòng.

3. Phát hiện được các vi phạm; có biện pháp uốn nắn, xử lý kịp thời; báo cáo, hoặc đề xuất với Lãnh đạo Văn phòng/đơn vị đối với những trường hợp vượt quá thẩm quyền xử lý. Các công chức yên tâm công tác, được khích lệ sáng tạo và tích cực

2.4

Quản lý hoạt động chung

1. Quản lý, điều hành mọi hoạt động của Phòng.

2. Xử lý và tổ chức quản lý văn bản đến

3. Ký trình Lãnh đạo Văn phòng/đơn vị về các văn bản do Phòng dự thảo

4. Thừa ủy quyền hoặc thừa lệnh ký các văn bản theo quy chế làm việc.

5. Định kỳ (hoặc đột xuất) báo cáo tình hình hoạt động của Phòng với Lãnh đạo Văn phòng/đơn vị

6. Chỉ đạo xây dựng báo cáo và tổng kết công tác năm, 6 tháng, quý, tháng, tuần theo quy định

7. Đại diện cho Phòng về mối quan hệ công tác; bàn giao công việc cho một cấp phó phụ trách khi vắng mặt theo quy chế làm việc

1. Quy chế làm việc, quy chế phối hợp với cấp ủy và các tổ chức chính trị - xã hội được ban hành, triển khai

- Nắm bắt đầy đủ các thông tin về công việc Phòng đang và sẽ triển khai thực hiện và kịp thời có biện pháp quản lý; tập thể đoàn kết; Phòng hoàn thành nhiệm vụ, công việc theo kế hoạch và các công việc đột xuất được cấp trên giao theo đúng yêu cầu tiến độ, chất lượng.

2. Văn bản được xử lý kịp thời, chính xác và quản lý theo quy định

3. Các dự thảo văn bản trình lãnh đạo Văn phòng/đơn vị được chuẩn bị theo đúng quy trình nghiệp vụ, quy trình ban hành văn bản, đúng tiến độ và được phê duyệt kịp thời; chịu trách nhiệm về nội dung văn bản

4. Các văn bản được ký ban hành đúng quy chế, quy định của cơ quan; chịu trách nhiệm về nội dung và thực hiện đúng quy trình ban hành văn bản

5. Lãnh đạo Văn phòng/đơn vị được cung cấp thông tin kịp thời.

6. Báo cáo được cập nhật thông tin, số liệu chính xác, đúng thời hạn, phản ánh đúng kết quả thực hiện nhiệm vụ, công việc; đề xuất đúng, kịp thời các vấn đề để trình Lãnh đạo giải quyết

7. Luôn có người chịu trách nhiệm điều hành đáp ứng yêu cầu công việc của Phòng theo quy định.

2.5

Quản lý tài sản

Chịu trách nhiệm quản lý tài sản theo ủy quyền và theo quy định

Tài sản được quản lý theo quy chế, quy định

2.6

Chủ trì hoặc tham gia các cuộc họp, hội nghị

1. Tham dự họp có liên quan theo quy chế làm việc của Văn phòng/đơn vị, Phòng.

2. Chủ trì họp giao ban, triển khai nhiệm vụ của Phòng.

3. Tham dự các cuộc họp, hội nghị theo phân công của Lãnh đạo.

1. Tiếp thu và phổ biến, quán triệt cho công chức; ý kiến chỉ đạo, quyết định của lãnh đạo Văn phòng/đơn vị được tổ chức thực hiện kịp thời.

2. Công việc được triển khai và thông tin được trao đổi kịp thời, đúng quy định.

3. Tiếp nhận, cung cấp thông tin theo đúng quy định; kịp thời báo cáo nội dung kết quả cuộc họp cho cấp có thẩm quyền

2.4

Thực hiện công tác chuyên môn

Đảm nhiệm công việc của 1 VTVL chuyên môn có ngạch cao nhất trong Phòng

Theo yêu cầu công việc của VTVL chuyên môn đảm nhiệm

2.5

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Văn phòng/ đơn vị giao.

3- Các mối quan hệ trong công việc

3.1- Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi

Quản lý trực tiếp

Các đơn vị phối hợp chính

- Chánh Văn phòng/Trưởng đơn vị

- Phó Văn phòng phụ trách

Phó trưởng phòng và công chức thuộc phòng

Các phòng trong Văn phòng/đơn vị và các Ban, đơn vị có liên quan đến công việc được giao

3.2- Bên ngoài

Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính

Bản chất quan hệ

Các ban Đảng TW, Văn phòng TW Đảng và Ban cán sự Đảng các Bộ, ngành thuộc Chính phủ, Đảng đoàn của các tổ chức đoàn thể (theo nhiệm vụ được giao)

Cụ thể theo chức năng và nhiệm vụ của phòng và nhiệm vụ của Lãnh đạo Văn phòng/đơn vị giao

Các LĐLĐ tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và các đơn vị có liên quan trực tiếp đến công việc và nhiệm vụ được giao.

Cụ thể theo chức năng và nhiệm vụ của phòng và nhiệm vụ của Lãnh đạo Văn phòng/đơn vị giao

4- Phạm vi quyền hạn

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao

4.2

Được tham gia ý kiến hoặc kiến nghị trong điều động công chức thuộc Phòng

4.3

Được cung cấp thông tin về công tác chỉ đạo điều hành của Văn phòng/đơn vị trong phạm vi nhiệm vụ được giao

4.4

Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao

4.5

Được tham gia các cuộc họp liên quan theo quy định hoặc theo phân công

5- Các yêu cầu về trình độ, năng lực

5.1- Yêu cầu về trình độ

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ đào tạo

• Tốt nghiệp đại học (chuyên ngành phù hợp với yêu cầu của VTVL đảm nhiệm)

• Tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị hoặc tương đương

Bồi dưỡng, chứng chỉ

• Quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính hoặc tương đương

• Chứng chỉ lý luận và nghiệp vụ công đoàn

• Ngoại ngữ: (phù hợp với yêu cầu của VTVL)

• Tin học: (phù hợp với yêu cầu của VTVL)

• Kiến thức khác (phù hợp với yêu cầu của VTVL)

Kinh nghiệm (thành tích công tác)

• Có từ đủ 1 năm trở lên giữ chức phó trưởng phòng hoặc tương đương và được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ

Phẩm chất cá nhân

• Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định cơ quan.

• Tinh thần trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt

• Trung thực, kiên định nhưng biết lắng nghe

• Điềm tĩnh, cẩn thận

• Khả năng sáng tạo, tư duy độc lập

• Khả năng đoàn kết nội bộ

Các yêu cầu khác

• Có khả năng, đề xuất những chủ trương, giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Phòng;

• Có khả năng tổ chức triển khai nghiên cứu, thực hiện các đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn của Phòng;

• Hiểu biết về lĩnh vực công tác của phòng trong hệ thống ngành công đoàn và định hướng phát triển.

• Là đảng viên Đảng CSVN

5.2- Các năng lực

Nhóm năng lực

Tên năng lực

Cấp độ

Nhóm năng lực chung

• Đạo đức và bản lĩnh

4

• Tổ chức thực hiện công việc

4

• Soạn thảo và ban hành văn bản

4

• Giao tiếp ứng xử

4

• Quan hệ phối hợp

4

• Sử dụng công nghệ thông tin

2

• Sử dụng ngoại ngữ

2

Nhóm năng lực chuyên môn

• Khả năng chủ trì tham mưu xây dựng chủ trương, nghị quyết

Theo yêu cầu năng lực của VTVL chuyên môn đảm nhiệm

• Khả năng hướng dẫn thực hiện chủ trương, nghị quyết

• Khả năng kiểm tra thực hiện chủ trương, nghị quyết

• Khả năng thẩm định các văn bản, đề án

• Khả năng tổ chức thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ

Nhóm năng lực quản lý

• Tư duy chiến lược

3

• Quản lý sự thay đổi

3

• Ra quyết định

3

• Quản lý nguồn lực

3

• Phát triển nhân viên

3

 

 

Phê duyệt của lãnh đạo

 

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

TÊN CƠ QUAN ĐƠN VỊ…
TÊN TỔ CHỨC…

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

 

BẢN MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Tên VTVL: Phó trưởng Phòng và tương đương thuộc Tổng LĐLĐVN

Mã vị trí việc làm:

Ngày bắt đầu thực hiện:

Địa điểm làm việc: Trụ sở đơn vị

Quy trình công việc liên quan: (bổ sung tên tài liệu, quy trình công việc liên quan đến vị trí này)

1- Mục tiêu vị trí việc làm

Giúp Trưởng phòng chỉ đạo, điều hành một số lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ của phòng và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về lĩnh vực công tác được phân công; đảm nhiệm một VTVL chuyên môn thuộc chức năng, nhiệm vụ của phòng.

2- Các công việc và tiêu chí đánh giá

TT

Các công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

Mảng công việc

Công việc cụ thể

2.1

Tham gia quản lý, điều hành một số công việc do trưởng phòng phân công

1. Giúp trưởng phòng quản lý, điều hành một số mảng công việc của Phòng

2. Tham gia xử lý các công việc đột xuất (trong phạm vi được giao) và báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Trưởng phòng đối với những việc vượt quá phạm vi chức trách

3. Tham gia kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện công việc của Phòng.

4. Điều hành Phòng khi được trưởng phòng ủy quyền hoặc được lãnh đạo văn phòng/đơn vị giao.

1. Nắm bắt được tình hình hoạt động chung của Phòng; nắm bắt đầy đủ các thông tin về công việc thuộc mảng công việc được giao phụ trách.

2,3. Các công việc, nhiệm vụ quản lý được giao, hoàn thành đúng quy trình, đúng tiến độ

4. Hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của trưng phòng trong thời gian được ủy quyền

2.2

Thực hiện chế độ hội họp

1. Định kỳ (hoặc đột xuất) báo cáo tình hình hoạt động của Phòng với lãnh đạo Văn phòng/đơn vị.

2. Chỉ đạo các cuộc họp, hội nghị về công tác có liên quan của Phòng theo phân công của lãnh đạo Văn phòng/đơn vị

3. Tham dự các cuộc họp liên quan đến công tác của Phòng

1. Lãnh đạo Văn phòng/đơn vị phụ trách được cung cấp thông tin kịp thời.

2. Các cuộc họp, hội nghị đạt được mục tiêu, kết quả theo đúng yêu cầu của lãnh đạo văn phòng/đơn vị.

3. Tiếp nhận, cung cấp thông tin theo đúng quy định.

2.3

Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của bộ phận được phân công phụ trách

1. Kế hoạch được xây dựng theo đúng nội dung kế hoạch công tác của Phòng

2. Công việc được thực hiện theo đúng tiến độ kế hoạch

2.4

Thực hiện công tác chuyên môn

Đảm nhiệm công việc của 1 VTVL chuyên môn trong Phòng theo phân công, bố trí phù hợp với ngạch và năng lực

Theo yêu cầu công việc của VTVL chuyên môn đảm nhiệm

2.5

Thực hiện nhiệm vụ khác do Trưởng phòng giao hoặc lãnh đạo Văn phòng/ đơn vị giao

3- Các mối quan hệ trong công việc

3.1- Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bi

Quản lý trực tiếp

Các đơn vị phối hợp chính

- Trưởng phòng

- Lãnh đạo văn phòng/đơn vị phụ trách

Công chức thuộc mảng công việc được phân công

Các phòng trong Văn phòng/đơn vị và các Ban, đơn vị có liên quan đến công việc được giao

3.2- Bên ngoài

Cơ quan, đơn vị có quan hệ chính

Bản chất quan hệ

Các ban Đảng TW, Văn phòng TW Đảng và Ban cán sự Đảng các Bộ, ngành thuộc Chính phủ, Đảng đoàn của các tổ chức đoàn thể (theo nhiệm vụ được giao)

Cụ thể theo chức năng và nhiệm vụ của phòng và nhiệm vụ của Lãnh đạo Văn phòng/đơn vị giao

Các LĐLĐ tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và các đơn vị có liên quan trực tiếp đến công việc và nhiệm vụ được giao.

Cụ thể theo chức năng và nhiệm vụ của phòng và nhiệm vụ của Lãnh đạo Văn phòng/đơn vị giao

4- Phạm vi quyền hạn

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao

4.2

Được cung cấp thông tin về công tác chỉ đạo điều hành của văn phòng/đơn vị trong phạm vi nhiệm vụ được giao

4.3

Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao

4.4

Được tham gia các cuộc họp liên quan theo quy định hoặc theo phân công

5- Các yêu cầu về trình độ, năng lực

5.1- Yêu cầu về trình độ

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ đào tạo

• Tốt nghiệp đại học (chuyên ngành phù hợp với yêu cầu của VTVL đảm nhiệm)

• Trung cấp lý luận chính trị hoặc tương đương

Bồi dưỡng, chứng chỉ

• Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên hoặc tương đương

• Chứng chỉ lý luận và nghiệp vụ công đoàn

• Ngoại ngữ: (phù hợp với yêu cầu của VTVL)

• Tin học: (phù hợp với yêu cầu của VTVL)

• Kiến thức khác (phù hợp với yêu cầu của VTVL)

Kinh nghiệm (thành tích công tác)

• Có năng lực đảm nhiệm VTVL có ngạch chuyên viên trong phòng về các công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của Phòng

Phẩm chất cá nhân

• Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định cơ quan.

• Tinh thần trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt

• Trung thực, kiên định nhưng biết lắng nghe

• Điềm tĩnh, cẩn thận

• Khả năng sáng tạo, tư duy độc lập

• Khả năng đoàn kết nội bộ

Các yêu cầu khác

• Có khả năng, đề xuất những chủ trương, giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Phòng

• Có khả năng tổ chức triển khai nghiên cứu, thực hiện các đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn của Phòng

• Hiểu biết về lĩnh vực công tác của Phòng và định hướng phát triển.

• Là đảng viên Đảng CSVN

5.2- Các năng lực

Nhóm năng lực

Tên năng lực

Cấp độ

Nhóm năng lực chung

• Đạo đức và bản lĩnh

2

• Tổ chức thực hiện công việc

2

• Soạn thảo và ban hành văn bản

2

• Giao tiếp ứng xử

2

• Quan hệ phối hợp

2

• Sử dụng công nghệ thông tin

2

• Sử dụng ngoại ngữ

2

Nhóm năng lực chuyên môn

• Khả năng chủ trì tham mưu xây dựng chủ trương, nghị quyết

Theo yêu cầu năng lực của VTVL chuyên môn đảm nhiệm

• Khả năng hướng dẫn thực hiện chủ trương, nghị quyết

• Khả năng kiểm tra thực hiện chủ trương, nghị quyết

• Khả năng thẩm định các văn bản, đề án

• Khả năng tổ chức thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ

Nhóm năng lực quản lý

• Tư duy chiến lược

3

• Quản lý sự thay đổi

3

• Ra quyết định

3

• Quản lý nguồn lực

3

• Phát triển nhân viên

3

 

 

Phê duyệt của Lãnh đạo

 

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

TÊN CƠ QUAN ĐƠN VỊ…
TÊN TỔ CHỨC…

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

 

BẢN MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Tên VTVL: Chủ tịch LĐLĐ tỉnh và tương đương

Mã vị trí việc làm:

Ngày bắt đầu thực hiện:

Địa điểm làm việc: Trụ sở đơn vị

Quy trình công việc liên quan: (bổ sung tên tài liệu, quy trình công việc liên quan đến vị trí này)

1- Mục tiêu vị trí việc làm

Quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh (LĐLĐ) về hoạt động của LĐLĐ tỉnh; chịu trách nhiệm tổ chức, tham mưu giúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh về các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của Liên đoàn Lao động tỉnh; trực tiếp thực hiện một số công việc liên quan được Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh giao.

2- Công việc và tiêu chí đánh giá

TT

Các công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

Mảng công việc

Công việc cụ thể

2.1

Chủ trì lập kế hoạch công tác, phân công nhiệm vụ trong Cơ quan LĐLĐ tỉnh

1. Chủ trì xây dựng nội dung, kế hoạch công tác năm, 6 tháng, quý, tháng của LĐLĐ tỉnh theo quy định.

2. Phân công công việc cho các Ban, đơn vị thuộc LĐLĐ tỉnh.

3. Phân công công việc cho các Phó Chủ tịch giúp việc quản lý và lãnh đạo các Ban, đơn vị trực thuộc LĐLĐ tỉnh.

4. Chỉ đạo hướng dẫn xây dựng và phê duyệt nội dung chương trình, kế hoạch công tác năm, 6 tháng, quý, tháng, tuần của các Ban, đơn vị trực thuộc.

5. Chỉ đạo việc xây dựng và phê duyệt công tác tác năm, 6 tháng, quý, tháng, tuần của công chức, người lao động trong Cơ quan LĐLĐ tỉnh.

1. Kế hoạch công tác của LĐLĐ phù hợp với chương trình kế hoạch công tác của Tổng Liên đoàn được ban hành trước đầu năm, quý, tháng.

2. Nhiệm vụ của các Ban, đơn vị không chồng chéo hoặc bỏ sót; một nhiệm vụ chỉ do 1 Ban, đơn vị chịu trách nhiệm chính.

3. Phân công công việc cụ thể, hợp lý, hiệu quả, công bằng; một công việc chỉ do 1 người chịu trách nhiệm chính.

4. Chương trình kế hoạch công tác của các Ban, đơn vị phù hợp với chương trình, kế hoạch công tác được phê duyệt và ban hành trước đầu năm, 6 tháng, đầu quý, đầu tuần.

5. Kế hoạch công tác của công chức; người lao động được phê duyệt thực hiện và đủ cơ sở để xem xét đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ của từng Ban, đơn vị và từng cá nhân.

2.2

Chủ trì tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công việc của LĐLĐ tỉnh

1. Chủ trì kiểm tra, đôn đốc các phòng thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của LĐLĐ tỉnh.

2. Tổ chức kiểm tra, đôn đốc, điều phối công chức, người lao động thực hiện chương trình, kế hoạch công tác.

3. Nhận xét đánh giá về kết quả công tác của công chức trong cơ quan LĐLĐ tỉnh.

4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của LĐLĐ tỉnh

5. Xử lý các công việc đột xuất (trong phạm vi được giao) và xin ý kiến chỉ đạo của Thường trực Đoàn Chủ tịch TLĐ đối với những việc vượt quá phạm vi chức trách.

1. Hoạt động của LĐLĐ tỉnh đồng bộ và kịp thời đề xuất cấp trên có biện pháp điều chỉnh nhằm đạt kết quả theo kế hoạch công tác.

2. Hoạt động của LĐLĐ tỉnh thông suốt; công việc chung của Cơ quan LĐLĐ tỉnh được thực hiện theo đúng quy trình công việc và hoàn thành theo tiến độ, chất lượng của chương trình kế hoạch.

3. Đánh giá kịp thời, phát hiện nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thực hiện kết quả đánh giá thực hiện kế hoạch là cơ sở cho đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá cán bộ, công chức....

4. Công việc của LĐLĐ tỉnh hoàn thành theo đúng tiến độ, nội dung chương trình, kế hoạch đề ra.

5. Xử lý chính xác, đúng thẩm quyền, báo cáo kịp thời.

2.3

Quản lý công chức

1. Định kỳ phân công, bố trí lại công việc trong vị trí việc làm đối với công chức trong cơ quan LĐLĐ tỉnh.

2. Theo dõi và đánh giá công chức theo quy định.

3. Theo dõi diễn biến nhân sự, nhu cầu nhân sự của của CĐ tỉnh; nghiên cứu, tìm hiểu và dự kiến nhân sự thay thế theo phân cấp quản lý cán bộ công chức.

4. Tổ chức thực hiện các quy định, chế độ chính sách, quy chế làm việc, bảo mật, đạo đức công vụ; xây dựng môi trường làm việc văn hóa.

1. Bố trí, bố trí lại công việc theo đúng quy định, quy chế của LĐLĐ tỉnh, đảm bảo công khai, công bằng.

2. Công chức được hỗ trợ kịp thời; đánh giá nhận xét công chức khách quan, công tâm và chính xác; phát hiện tiềm năng phát triển của công chức.

3. Đề xuất tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo bồi dưỡng... công chức đáp ứng yêu cầu công việc của LĐLĐ tỉnh.

4. Phát hiện được các vi phạm; có biện pháp uốn nắn, xử lý kịp thời; báo cáo hoặc đề xuất với cấp trên đối với những trường hợp vượt quá thẩm quyền xử lý. Giúp công chức yên tâm công tác, hăng say làm việc và khích lệ sự sáng tạo trong công việc.

2.4

Quản lý hoạt động chung

1. Xây dựng, tổ chức thực hiện quy chế làm việc, trong vị trí việc làm đối với công chức trong cơ quan

2. Quản lý, điều hành các hoạt động của LĐLĐ tỉnh

3. Xử lý và tổ chức quản lý văn bản đến

4. Ký trình Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn và các cơ quan liên quan về các văn bản do LĐLĐ tỉnh dự thảo hoặc ủy quyền cho Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh ký.

5. Thừa ủy quyền ký các văn bản theo quy chế làm việc của Tổng Liên đoàn.

6. Định kỳ (hoặc đột xuất) báo cáo tình hình hoạt động của LĐLĐ tỉnh với Tổng Liên đoàn.

7. Chỉ đạo xây dựng báo cáo và tổng kết công tác năm, 6 tháng, quý, tháng tuần theo quy định.

8. Đại diện cho LĐLĐ tỉnh về mối quan hệ công tác; bàn giao công việc cho một cấp phó phụ trách khi vắng mặt theo quy chế làm việc.

1. Quy chế làm việc, quy chế phối hợp với cấp ủy và các tổ chức chính trị xã hội khác được ban hành và triển khai.

2. Nắm bắt đầy đủ các thông tin về công việc LĐLĐ tỉnh đang làm và sẽ triển khai thực hiện và kịp thời có biện pháp quản lý; tập thể đoàn kết; LĐLĐ tỉnh hoàn thành nhiệm vụ công việc theo kế hoạch và các công việc đột xuất được cấp trên giao theo đúng yêu cầu tiến độ.

3. Văn bản được xử lý kịp thời, chính xác và quản lý theo quy định.

4. Các dự thảo văn bản trình lãnh đạo cấp trên được chuẩn bị theo đúng quy trình nghiệp vụ, quy trình ban hành văn bản, đúng tiến độ và được phê duyệt kịp thời; chịu trách nhiệm về nội dung văn bản.

5. Các văn bản được ký ban hành đúng quy chế, quy định của cơ quan; chịu trách nhiệm về nội dung và thực hiện đúng quy trình ban hành văn bản.

6. Thường trực Đoàn Chủ tịch được cung cấp thông tin kịp thời.

7. Báo cáo được cập nhật thông tin, số liệu chính xác, đúng, kịp thời các vấn đề trình Thường trực Đoàn Chủ tịch giải quyết.

8. Luôn có người chịu trách nhiệm điều hành đáp ứng yêu cầu công việc của LĐLĐ tỉnh theo quy định, quy chế.

2.5

Quản lý tài sản

1. Chịu trách nhiệm quản lý tài sản của LĐLĐ tỉnh theo quy định

2. Chịu trách nhiệm về công tác quản lý tài chính của LĐLĐ tỉnh theo quy định.

1. Tài sản được quản lý theo quy chế, quy định

2. Tài chính được quản lý, sử dụng đúng quy định của Đảng và pháp luật.

2.6

Chủ trì hoặc tham gia các cuộc họp, hội nghị

1. Tham dự họp của cơ quan và các cuộc họp theo quy chế làm việc của Tổng Liên đoàn.

2. Chủ trì các cuộc họp giao ban của đơn vị để triển khai các nhiệm vụ.

3. Tham dự các cuộc họp, hội nghị theo quy chế làm việc của cơ quan.

4. Chủ trì hoặc tham gia cuộc họp, làm việc theo phân công của TLĐ.

1. Tiếp thu và phổ biến, quán triệt cho công chức, ý kiến chỉ đạo, quyết định của cấp trên được tổ chức thực hiện kịp thời

2. Công việc được triển khai và thông tin được trao đổi kịp thời, đúng quy định.

3,4. Tiếp nhận, cung cấp thông tin theo đúng quy định; kịp thời báo cáo nội dung kết quả cuộc họp cho cấp có thẩm quyền.

2.7

Đảm nhiệm VTVL chuyên môn ứng với ngạch công chức cao nhất trong LĐLĐ tỉnh

3. Các mi quan hệ công việc

3.1- Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bi

Quản lý trực tiếp

Các đơn vị phối hợp chính

- Tổng Liên đoàn LĐVN

- Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy

• Các trưởng ban/trưởng đơn vị

• Các công chức trong hệ thống công đoàn tỉnh

Văn phòng Tỉnh ủy, các Ban tham mưu xây dựng Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội và các đơn vị liên quan đến công việc được giao

3.2- Bên ngoài

Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính

Bản chất quan hệ

- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

- Công đoàn ngành trực thuộc Trung ương

- Công đoàn Ngành thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh

- Các đơn vị chuyên môn thuộc sở, ban, ngành, đoàn thể ở tỉnh

Cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ của Liên đoàn Lao động tỉnh

Liên đoàn Lao động các huyện và các đơn vị có liên quan

Cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ của Liên đoàn Lao động tỉnh

4- Phạm vi quyền hạn

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao

4.2

Được quyền quyết định các vấn đề cụ thể theo quy chế làm việc và phân cấp của cơ quan

4.3

Được quyết định phân công công tác, giao nhiệm vụ cho cán bộ, công chức dưới quyền

4.4

Được tham gia các cuộc họp trong và ngoài đơn vị có liên quan đến công tác

5. Các yêu cầu về trình độ, năng lực

5.1. Yêu cầu về trình độ

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ đào tạo

• Tốt nghiệp đại học (chuyên ngành phù hợp với yêu cầu của VTVL đảm nhiệm)

• Cao cấp lý luận Chính trị hoặc cử nhân chính trị

Bồi dưỡng, chứng chỉ

• Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương

• Chứng chỉ lý luận và nghiệp vụ Công đoàn.

• Ngoại ngữ: Phù hợp với yêu cầu VTVL

• Tin học: Phù hợp với yêu cầu VTVL

• Kiến thức khác: Phù hợp với yêu cầu VTVL

Kinh nghiệm (thành tích công tác)

Có đủ 1 năm giữ chức Phó Chủ tịch hoặc tương đương và được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ

Phẩm chất cá nhân

• Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.

• Tinh thần trách nhiệm cao với công việc, phối hợp công tác tốt

• Trung thực, kiên định nhưng biết lắng nghe

• Điềm tĩnh, cẩn thận

• Khả năng sáng tạo, tư duy độc lập

• Khả năng đoàn kết nội bộ

Các yêu cầu khác

• Có khả năng, đề xuất những chủ trương, giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của LĐLĐ tỉnh

• Hiểu biết về lĩnh vực công tác của LĐLĐ tỉnh trong hệ thống công đoàn

• Có khả năng tuyên truyền, phổ biến, quán trit các chủ trương, nghị quyết của ngành mình cho cán bộ, công chức, viên chức.

• Có khả năng đào tạo, bồi dưỡng, truyền lại kinh nghiệm cho cán bộ trẻ kế cận

• Có trách nhiệm chỉ đạo bảo quản, lưu giữ khoa học, lưu trữ số liệu của cơ quan trước mắt cũng như lâu dài

• Là đảng viên Đảng CSVN

5.2- Các năng lực

Nhóm năng lực

Tên năng lực

Cấp độ

Nhóm năng lực chung

• Đạo đức và bản lĩnh

5

• Tổ chức thực hiện công việc

5

• Soạn thảo và ban hành văn bản

5

• Giao tiếp ứng xử

5

• Quan hệ phối hợp

5

• Sử dụng công nghệ thông tin

3

• Sử dụng ngoại ngữ

2

Nhóm năng lực chuyên môn

• Khả năng chủ trì tham mưu xây dựng chủ trương, nghị quyết

Theo yêu cầu năng lực của VTVL chuyên môn đảm nhiệm

• Khả năng hướng dẫn thực hiện chủ trương, nghị quyết

• Khả năng kiểm tra thực hiện chủ trương, nghị quyết

• Khả năng thẩm định các văn bản, đề án

• Khả năng tổ chức thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ

Nhóm năng lực quản lý

• Tư duy chiến lược

4

• Quản lý sự thay đổi

4

• Ra quyết định

4

• Quản lý nguồn lực

4

• Phát triển nhân viên

4

 

 

Phê duyệt của lãnh đạo

 

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

TÊN CƠ QUAN ĐƠN VỊ…
TÊN TỔ CHỨC…

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

 

BẢN MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Tên VTVL: Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh và tương đương

Mã vị trí việc làm:

Ngày bắt đầu thực hiện:

Địa điểm làm việc: Trụ sở đơn vị

Quy trình công việc liên quan: (bổ sung tên tài liệu, quy trình công việc liên quan đến vị trí này)

1. Mục tiêu vị trí việc làm

Giúp Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh (LĐLĐ) chỉ đạo, điều hành một số lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ của LĐLĐ tỉnh và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch về lĩnh vực công tác được phân công; đảm nhiệm VTVL chuyên môn thuộc chức năng, nhiệm vụ của LĐLĐ tỉnh.

2. Các công việc và tiêu chí đánh giá

TT

Các công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

Mảng công việc

Công việc cụ thể

2.1

Tham gia quản lý, điều hành một số công việc do Chủ tịch LĐLĐ tỉnh phân công

1. Giúp Chủ tịch LĐLĐ tỉnh quản lý điều hành một số mảng công việc của Cơ quan LĐLĐ tỉnh.

2. Tham gia xử lý các công việc quản lý đột xuất (trong phạm vi được giao) và báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch LĐLĐ tỉnh đối với công việc vượt quá phạm vi chức trách.

3. Tham gia kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện công việc của LĐLĐ tỉnh

4. Điều hành LĐLĐ tỉnh khi được ủy quyền hoặc được Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao.

1. Nắm bắt được tình hình hoạt động của LĐLĐ tỉnh, nắm bắt đầy đủ các thông tin về công việc thuộc mảng công việc được giao phụ trách.

2. Công văn, giấy tờ được giao trong lĩnh vực quản lý được xử lý kịp thời, chính xác.

3. Các công việc, nhiệm vụ quản lý được giao, hoàn thành đúng quy trình, đúng tiến độ.

4. Hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của Chủ tịch LĐLĐ tỉnh trong thời gian được ủy quyền.

2.2

Thực hiện chế độ hội họp

1. Định kỳ (hoặc đột xuất) báo cáo tình hình hoạt động của LĐLĐ tỉnh với Chủ tịch LĐLĐ tỉnh.

2. Chỉ đạo các cuộc họp, hội nghị về công tác có liên quan của LĐLĐ tỉnh theo phân công của lãnh đạo LĐLĐ tỉnh

3. Tham dự các cuộc họp liên quan đến công tác của LĐLĐ tỉnh.

1. Lãnh đạo LĐLĐ được cung cấp thông tin kịp thời

2. Các cuộc họp, hội nghị đạt được mục tiêu, kết quả theo đúng yêu cầu của lãnh đạo LĐLĐ tỉnh.

3. Tiếp nhận, cung cấp thông tin theo đúng quy định.

2.3

Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của bộ phận được phân công phụ trách

1. Kế hoạch được xây dựng theo đúng nội dung kế hoạch của LĐLĐ tỉnh.

2. Kế hoạch được thực hiện theo đúng tiến độ.

2.4

Thực hiện công tác chuyên môn

Đảm nhiệm công việc của 1 VTVL chuyên môn trong cơ quan LĐLĐ tỉnh theo phân công phù hợp với ngạch công chức và năng lực.

Theo yêu cầu của công việc của VTVL chuyên môn đảm nhiệm.

2.5

Thực hiện nhiệm vụ khác do Chủ tịch LĐLĐ tỉnh giao

3. Các mối quan hệ công việc

3.1- Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi

Quản lý trực tiếp

Các đơn vị phối hợp chính

- Tổng Liên đoàn LĐVN

- Chủ tịch LĐLĐ tỉnh

Các trưởng ban/trưởng đơn vị và công chức, viên chức theo mảng công việc được phân công

Văn phòng Tỉnh ủy, các Ban tham mưu xây dựng Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội và các đơn vị liên quan đến công việc được giao

3.2. Bên ngoài

Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính

Bản chất quan hệ

- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

- Công đoàn ngành trực thuộc Trung ương

- Công đoàn Ngành thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh

- Các đơn vị chuyên môn thuộc sở, ban, ngành, đoàn thể ở tỉnh

Cụ thể theo chức năng và nhiệm vụ của Liên đoàn Lao động tỉnh

LĐLĐ các huyện (theo nhiệm vụ được giao)

Cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ của Liên đoàn Lao động tỉnh

4. Phạm vi quyền hạn

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao

4.2

Được tham gia ý kiến hoặc kiến nghị trong điều động công chức thuộc LĐLĐ tỉnh

4.3

Được cung cấp thông tin về công tác chỉ đạo điều hành của LĐLĐ tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ được giao

4.4

Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao

4.5

Ký thay Chủ tịch LĐLĐ tỉnh theo quy chế làm việc

4.6

Được tham gia các cuộc họp liên quan theo quy định hoặc theo phân công

5. Các yêu cầu về trình độ, năng lực

5.1. Yêu cầu về trình độ

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ đào tạo

• Tốt nghiệp đại học (chuyên ngành phù hợp với yêu cầu của VTVL đảm nhiệm)

• Cao cấp lý luận Chính trị hoặc cử nhân chính trị

Bồi dưỡng, chứng chỉ

• Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương

• Chứng chỉ lý luận và nghiệp vụ Công đoàn.

• Ngoại ngữ: Phù hợp với yêu cầu của VTVL

• Tin học: Phù hợp với yêu cầu của VTVL

• Kiến thức khác: Phù hợp với yêu cầu của VTVL

Kinh nghiệm (thành tích công tác)

Có từ đủ 1 năm giữ chức vụ Trưởng Ban hoặc tương đương và được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ

Phẩm chất cá nhân

• Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.

• Tinh thần trách nhiệm cao với công việc, phối hợp công tác tốt

• Trung thực, kiên định nhưng biết lắng nghe

• Điềm tĩnh, cẩn thận

• Khả năng sáng tạo, tư duy độc lập

• Khả năng đoàn kết nội bộ

Các yêu cầu khác

• Có khả năng, đề xuất những chủ trương, giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan

• Hiểu biết về lĩnh vực công tác của Cơ quan trong hệ thống công đoàn

• Có khả năng tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các chủ trương, nghị quyết của ngành mình cho cán bộ, công chức, viên chức

• Có khả năng đào tạo, bồi dưỡng, truyền lại kinh nghiệm cho cán bộ trẻ kế cận

• Có trách nhiệm chỉ đạo bảo quản, lưu giữ khoa học, lưu trữ số liệu của Tổng Liên đoàn trước mắt cũng như lâu dài

• Là đảng viên Đảng CSVN

5.2. Các năng lực

Nhóm năng lực

Tên năng lực

Cấp độ

Nhóm năng lực chung

• Đạo đức và bản lĩnh

4

• Tổ chức thực hiện công việc

4

• Soạn thảo và ban hành văn bản

4

• Giao tiếp ứng xử

4

• Quan hệ phối hợp

4

• Sử dụng công nghệ thông tin

2

• Sử dụng ngoại ngữ

2

Nhóm năng lực chuyên môn

• Khả năng chủ trì tham mưu xây dựng chủ trương, nghị quyết

Theo yêu cầu năng lực của VTVL chuyên môn đảm nhiệm tương đương với ngạch công chức

• Khả năng hướng dẫn thực hiện chủ trương, nghị quyết

• Khả năng kiểm tra thực hiện chủ trương, nghị quyết

• Khả năng thẩm định các văn bản, đề án

• Khả năng tổ chức thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ

Nhóm năng lực quản lý

• Tư duy chiến lược

3

• Quản lý sự thay đổi

3

• Ra quyết định

3

• Quản lý nguồn lực

3

• Phát triển nhân viên

3

 

 

Phê duyệt của lãnh đạo

 

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

TÊN CƠ QUAN ĐƠN VỊ…
TÊN TỔ CHỨC…

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

 

BẢN MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Tên VTVL: Phó Trưởng Ban và tương đương thuộc LĐLĐ tỉnh

Mã vị trí việc làm:

Ngày bt đầu thực hiện:

Địa điểm làm việc: Trụ sở đơn vị

Quy trình công việc liên quan: (bổ sung tên tài liệu, quy trình công việc liên quan đến vị trí này)

1. Mục tiêu vị trí việc làm

Giúp trưởng ban chỉ đạo, điều hành một số lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ của Ban và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban, Thường trực, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh về lĩnh vực công tác được phân công; đảm nhiệm một vị trí việc làm chuyên môn của Ban.

2- Các công việc và tiêu chí đánh giá

TT

Các công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

Mảng công việc

Công việc cụ thể

2.1

Tham gia quản lý, điều hành một số công việc do trưởng ban phân công

1. Giúp trưởng ban quản lý, điều hành một số mảng công việc của Ban

2. Tham gia xử lý các công việc đột xuất (trong phạm vi được giao) và báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của trưởng ban đối với những việc vượt quá phạm vi chức trách

3. Tham gia kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện công việc của Ban

4. Điều hành Ban khi được trưởng ban ủy quyền.

1. Nắm bắt được tình hình hoạt động chung của Ban; nắm bắt đầy đủ các thông tin về công việc thuộc mảng công việc được giao phụ trách.

2, 3. Các công việc, nhiệm vụ quản lý được giao hoàn thành đúng quy trình, đúng tiến độ.

4. Hoàn thành chức trách, nhiệm vụ thay trưởng ban trong thời gian được ủy quyền.

2.2

Thực hiện chế độ hội họp

1. Định kỳ (hoặc đột xuất) báo cáo tình hình hoạt động của mảng công việc được giao phụ trách với Trưởng ban hoặc lãnh đạo LĐLĐ tỉnh khi có yêu cầu.

2. Tham dự các cuộc họp, hội nghị về công tác có liên quan của Ban theo phân công của Trưởng Ban

1. Trưởng Ban, Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh được cung cấp thông tin kịp thời.

2. Tiếp nhận, cung cấp thông tin theo đúng quy định.

2.3

Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của bộ phận được giao phụ trách

1. Kế hoạch được xây dựng theo đúng nội dung kế hoạch công tác của Ban

2. Công việc được thực hiện theo đúng tiến độ kế hoạch

2.4

Thực hiện công tác chuyên môn

Đảm nhiệm công việc của 1 VTVL chuyên môn trong ban theo phân công, bố trí phù hợp với ngạch và năng lực

Theo yêu cầu công việc của VTVL chuyên môn đảm nhiệm

2.5

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban, Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh giao.

3. Các mối quan hệ công việc

3.1- Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi

Quản lý trực tiếp

Các đơn vị phối hợp chính

- Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh phụ trách Ban

- Trưởng Ban

Các công chức trong Ban thuộc mảng công việc được giao phụ trách

Văn phòng Tỉnh ủy, các Ban tham mưu xây dựng Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội và các đơn vị liên quan đến công việc được giao

3.2- Bên ngoài

Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính

Bản chất quan hệ

- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

- Công đoàn ngành trực thuộc Trung ương

- Công đoàn Ngành thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh

- Các đơn vị chuyên môn thuộc sở, ban, ngành, đoàn thể ở tỉnh

Cụ thể theo chức năng và nhiệm vụ của Ban và nhiệm vụ Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh, Trưởng Ban giao

LĐLĐ các huyện (theo nhiệm vụ được giao)

Cụ thể theo chức năng và nhiệm vụ của Ban và nhiệm vụ Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh, Trưởng Ban giao

4- Phạm vi quyền hạn

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao

4.2

Được cung cấp thông tin về công tác chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ được giao

4.3

Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao

4.4

Được tham gia các cuộc họp liên quan theo quy định hoặc theo phân công của Trưởng Ban

5. Các yêu cầu vtrình độ, năng lực

5.1- Yêu cầu về trình độ

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ đào tạo

• Tốt nghiệp đại học (chuyên ngành phù hợp với yêu cầu của VTVL đảm nhiệm)

• Trung cấp lý luận Chính trị hoặc tương đương

Bồi dưỡng, chứng chỉ

• Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên hoặc tương đương

• Chứng chỉ lý luận và nghiệp vụ Công đoàn.

• Ngoại ngữ: Phù hợp với yêu cầu của VTVL

• Tin học: Phù hợp với yêu cầu của VTVL

• Kiến thức khác: Phù hợp với yêu cầu của VTVL

Kinh nghiệm (thành tích công tác)

Có đủ năng lực đảm nhiệm VTVL chuyên viên trong Ban và trong 3 năm liên tục hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Phẩm chất cá nhân

• Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.

• Tinh thần trách nhiệm cao với công việc, phối hợp công tác tốt

• Trung thực, kiên định nhưng biết lắng nghe

• Điềm tĩnh, cẩn thận

• Khả năng sáng tạo, tư duy độc lập

• Khả năng đoàn kết nội bộ

Các yêu cầu khác

• Có khả năng, đề xuất những chủ trương, giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Ban

• Hiểu biết về lĩnh vực công tác của Ban trong hệ thống công đoàn

• Có khả năng đào tạo, bồi dưỡng, truyền lại kinh nghiệm cho cán bộ trẻ kế cận

• Có trách nhiệm chỉ đạo bảo quản, lưu giữ khoa học, lưu trữ số liệu của Ban trước mắt cũng như lâu dài

• Là đảng viên Đảng CSVN

5.2- Các năng lực

Nhóm năng lực

Tên năng lực

Cấp độ

Nhóm năng lực chung

• Đạo đức và bản lĩnh

4

• Tổ chức thực hiện công việc

2

• Soạn thảo và ban hành văn bản

2

• Giao tiếp ứng xử

2

• Quan hệ phối hợp

2

• Sử dụng công nghệ thông tin

2

• Sử dụng ngoại ngữ

2

Nhóm năng lực chuyên môn

• Khả năng chủ trì tham mưu xây dựng chủ trương, nghị quyết

Theo yêu cầu năng lực của VTVL chuyên môn đảm nhiệm tương đương với ngạch công chức

• Khả năng hướng dẫn thực hiện chủ trương, nghị quyết

• Khả năng kiểm tra thực hiện chủ trương, nghị quyết

• Khả năng thẩm định các văn bản, đề án

• Khả năng tổ chức thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ

Nhóm năng lực quản lý

• Tư duy chiến lược

3

• Quản lý sự thay đổi

3

• Ra quyết định

3

• Quản lý nguồn lực

3

• Phát triển nhân viên

3

 

 

Phê duyệt của lãnh đạo

 

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

TÊN CƠ QUAN ĐƠN VỊ…
TÊN TỔ CHỨC…

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

 

BẢN MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Tên VTVL: Chánh Văn phòng LĐLĐ tỉnh

Mã vị trí việc làm:

Ngày bắt đầu thực hiện:

Địa điểm làm việc: Trụ sở đơn vị

Quy trình công việc liên quan: (bổ sung tên tài liệu, quy trình công việc liên quan đến vị trí này)

1. Mục tiêu vị trí việc làm

Chịu trách nhiệm tham mưu đề xuất với tập thể lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh về chỉ đạo, điều hành các hoạt động của cơ quan Liên đoàn Lao động tỉnh thông suốt. Quản lý điều hành công chức, viên chức, người lao động Văn phòng, tham mưu giúp lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh về lĩnh vực hành chính tổng hợp, tài chính, quản trị, công nghệ thông tin, quản lý phương tiện, tài sản của Cơ quan Liên đoàn Lao động tỉnh.

2. Các công việc và tiêu chí đánh giá

TT

Các công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

Mảng công việc

Công việc cụ thể

2.1

Chủ trì xác định nội dung công việc, xây dựng chương trình, kế hoạch công tác theo năm, quý, tháng của Liên đoàn Lao động cấp tỉnh

1. Chủ trì xác định nội dung công việc, xây dựng chương trình kế hoạch công tác theo năm, quý, tháng của Liên đoàn Lao động tỉnh và lãnh đạo LĐLĐ tỉnh

2. Chủ trì xây dựng nội dung, kế hoạch công tác năm, quý, tháng của Văn phòng theo quy định của Liên đoàn Lao động tỉnh

3. Phân công nhiệm vụ cho các phòng trực thuộc Văn phòng LĐLĐ tỉnh theo quy định.

4. Phân công công việc cho cấp phó giúp việc quản lý và chịu trách nhiệm về phân công công việc cho công chức, người lao động trong Văn phòng LĐLĐ tỉnh

5. Chỉ đạo hướng dẫn xây dựng và phê duyệt nội dung chương trình, kế hoạch công tác năm, 6 tháng, quý, tháng của các phòng thuộc Văn phòng Liên đoàn Lao động tỉnh.

6. Chủ đạo hướng dẫn xây dựng và phê duyệt kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của công chức, người lao động.

1. Chương trình kế hoạch công tác của cơ quan phù hợp với chương trình kế hoạch công tác của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đảm bảo tính khả thi và được ban hành trước đầu năm, đầu quý, đầu tháng.

2. Kế hoạch công tác của Văn phòng được tổ chức phù hợp với chương trình kế hoạch công tác của cơ quan và nhiệm vụ được Lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh giao; được ban hành trước đầu năm, quý, tháng.

3. Các phòng không chồng chéo hoặc bỏ sót nhiệm vụ của đơn vị; một nhiệm vụ chỉ do 1 phòng chịu trách nhiệm.

4. Phân công công việc cụ thể, hợp lý, hiệu quả, công bằng; không bỏ sót công việc của Văn phòng; một công việc chỉ do một người chịu trách nhiệm chính.

5. Chương trình, kế hoạch công tác của các phòng trực thuộc phù hợp với chương trình, kế hoạch công tác của Văn phòng, được phê duyệt và ban hành trước đầu năm, đầu quý, đầu tháng.

6. Kế hoạch công tác của từng công chức, người lao động được phê duyệt, thực hiện và đủ cơ sở để xem xét đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ.

2.2

Chủ trì tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công việc Văn phòng

1. Chủ trì kiểm tra đôn đốc các Ban, đơn vị thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Liên đoàn Lao động tỉnh.

2. Kiểm tra, đôn đốc, điều phối công chức, người lao động thực hiện chương trình, kế hoạch công tác.

3. Theo dõi, đánh giá việc thực hiện kế hoạch công tác của công chức, người lao động.

4. Chủ trì hoặc phối hợp với các vụ, đơn vị, trong Liên đoàn Lao động tỉnh và các cơ quan liên quan thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Văn phòng.

5. Xử lý các công việc đột xuất (trong phạm vi được giao) và xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh với những việc vượt quá phạm vi chức trách.

1. Hoạt động của các ban, đơn vị đồng bộ và kịp thời đề xuất lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh có biện pháp điều chỉnh nhằm đạt kết quả theo kế hoạch công tác của Liên đoàn Lao động tỉnh

2. Hoạt động của Văn phòng Liên đoàn Lao động tỉnh được thông suốt; công việc chung của Văn phòng được thực hiện theo đúng quy trình công việc và hoàn thành theo tiến độ, chất lượng của chương trình kế hoạch.

3. Đánh giá kịp thời, phát hiện nguyên nhân ảnh hưởng đến thực hiện kế hoạch và có giải pháp khắc phục; kết quả đánh giá thực hiện kế hoạch là cơ sở cho đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá công chức, người lao động.

4. Công việc của Văn phòng hoàn thành theo tiến độ chương trình, kế hoạch đề ra.

5. Xử lý chính xác, đúng thẩm quyền và có báo cáo kịp thời.

2.3

Quản lý công chức và người lao động theo phân cấp

1. Định kỳ phân công bố trí lại công việc trong vị trí việc làm đối với công chức, người lao động trong Văn phòng Liên đoàn Lao động tỉnh theo phân cấp.

2. Chịu trách nhiệm hỗ trợ, theo dõi và đánh giá công chức, người lao động theo phân cấp.

3. Theo dõi diễn biến nhân sự, nhu cầu nhân sự của Văn phòng; nghiên cứu, tìm hiểu và dự kiến nhân sự thay thế, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại.... báo cáo lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh để xin ý kiến.

4. Tổ chức thực hiện các quy định, chế độ chính sách, quy chế làm việc, bảo mật, đạo đức công vụ; xây dựng môi trường làm việc văn hóa.

1. Bố trí, bố trí lại công việc theo đúng quy định, quy chế của cơ quan đảm bảo công khai, công bằng.

2. Công chức, người lao động được hỗ trợ kịp thời; đánh giá nhận xét công chức khách quan, công tâm và chính xác; phát hiện tiền năng phát triển của công chức.

3. Đề xuất tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo bồi dưỡng công chức, người lao động đáp ứng yêu cầu công việc của Văn phòng.

4. Phát hiện được các vi phạm; có biện pháp uốn nắn, xử lý kịp thời; báo cáo, hoặc đề xuất với cấp trên đối với những trường hợp vượt quá thẩm quyền xử lý. Các công chức, người lao động yên tâm công tác được khích lệ sáng tạo và tích cực.

2.4

Quản lý hoạt động chung

1. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế làm việc, quy chế phối hợp công tác trong Văn phòng.

2. Quản lý, điều hành các hoạt động của Văn phòng thông suốt

3. Xử lý, tổ chức quản lý văn bản đến.

4. Ký trình Lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh về các văn bản do Văn phòng dự thảo

5. Thừa ủy quyền hoặc thừa lệnh ký các văn bản theo quy chế làm việc của Liên đoàn Lao động tỉnh.

6. Định kỳ (hoặc đột xuất) báo cáo tình hình hoạt động của Văn phòng với Thường trực LĐLĐ tỉnh và lãnh đạo LĐLĐ tỉnh phụ trách trực tiếp.

7. Chỉ đạo xây dựng báo cáo và tổng kết công tác năm, sơ kết 6 tháng, quý, tháng, tuần theo quy định

8. Đại diện cho Văn phòng về mối quan hệ công tác; bàn giao công việc cho một cấp phó phụ trách khi vắng mặt theo quy chế làm việc.

1. Quy chế làm việc, quy chế phối hợp với cấp ủy và các cơ quan đơn vị và tổ chức khác được ban hành triển khai.

2. Nắm bắt đầy đủ các thông tin về công việc Văn phòng đang và sẽ triển khai thực hiện và kịp thời có biện pháp quản lý; tập thể đoàn kết; Văn phòng hoàn thành nhiệm vụ, công việc theo kế hoạch và các công việc đột xuất được cấp trên giao theo đúng yêu cầu, chất lượng.

3. Văn bản được xử lý kịp thời, chính xác và quản lý theo quy định.

4. Các dự thảo văn bản trình lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh được chuẩn bị theo đúng quy trình nghiệp vụ, quy trình ban hành văn bản, đúng tiến độ và được phê duyệt kịp thời; chịu trách nhiệm về nội dung văn bản.

5. Các văn bản được ký ban hành đúng quy chế, quy định của Liên đoàn Lao động tỉnh; chịu trách nhiệm về nội dung và thực hiện đúng quy trình ban hành văn bản.

5. Thường trực lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh và lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh phụ trách được cung cấp thông tin kịp thời.

7. Báo cáo được cập nhật thông tin, số liệu chính xác, đúng thời hạn, phản ánh đúng kết quả thực hiện nhiệm vụ, công việc; đề xuất đúng, kịp thời các vấn đề để trình lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh giải quyết.

8. Luôn có người chịu trách nhiệm điều hành đáp ứng yêu cầu công việc của Văn phòng theo quy định.

2.5

Quản lý tài sản

1. Chịu trách nhiệm quản lý tài sản của cơ quan theo quy định.

2. Chịu trách nhiệm về công tác quản lý tài chính của Liên đoàn Lao động tỉnh, Văn phòng theo ủy quyền và theo quy định.

1. Tài sản được quản lý theo quy chế, quy định

2. Tài chính được quản lý, sử dụng đúng theo quy định của Đảng và pháp luật.

2.6

Chủ trì tham gia các cuộc họp, hội nghị

1. Tham dự họp cơ quan và các cuộc họp theo quy chế làm việc của Liên đoàn Lao động tỉnh, Văn phòng.

2. Chủ trì họp giao ban, triển khai nhiệm vụ của Văn phòng.

3. Tham dự các cuộc họp theo phân công của lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh.

1. Tiếp thu và phổ biến, quán triệt cho công chức, người lao động ý kiến chỉ đạo, quyết định của lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh để tổ chức thực hiện kịp thời.

2. Công việc được triển khai và thông tin được trao đổi kịp thời, đúng quy định.

3. Tiếp nhận, cung cấp thông tin theo đúng quy định; kịp thời báo cáo nội dung kết quả cuộc họp cho cấp có thẩm quyền.

2.7

Đảm nhiệm công việc của 1 VTVL chuyên môn tương ứng ngạch công chức cao nhất trong Văn phòng Liên đoàn Lao động tỉnh

Đáp ứng được các yêu cầu trong Bản mô tả VTVL.

2.8

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh giao theo quy chế làm việc

3. Các mối quan hệ công việc

3.1- Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi

Quản lý trực tiếp

Các đơn vị phối hợp chính

• Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh

• Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh

• Các phó Chánh văn phòng

• Các công chức và người lao động trong Văn phòng LĐLĐ tỉnh

Các Ban, đơn vị liên quan trực tiếp đến công việc và chuyên môn nghiệp vụ được giao.

3.2- Bên ngoài

Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính

Bản chất quan hệ

- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

- Công đoàn ngành trực thuộc Trung ương

- Công đoàn Ngành thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh

- Các đơn vị chuyên môn thuộc sở, ban, ngành, đoàn thể ở tỉnh

Cụ thể theo chức năng và nhiệm vụ của Văn phòng và nhiệm vụ Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh giao

LĐLĐ các huyện (theo nhiệm vụ được giao)

Cụ thể theo chức năng và nhiệm vụ của Văn phòng và nhiệm vụ Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh giao

4. Phạm vi quyền hạn

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao

4.2

Được quyền quyết định các vấn đề cụ thể theo quy chế làm việc và phân cấp của cơ quan

4.3

Được thừa lệnh Ban Thường vụ ký các văn bản liên quan công tác của LĐLĐ tỉnh (theo quy định phân cấp cụ thể)

4.4

Được quyết định bố trí sử dụng công chức, viên chức, người lao động trong Văn phòng theo VTVL; phê duyệt kế hoạch công tác cho cấp phó; giao nhiệm vụ, công việc đột xuất cho công chức dưới quyền.

4.5

Được cung cấp các thông tin chỉ đạo điều hành của Ban Thường vụ, Thường trực LĐLĐ tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ được giao.

4.6

Được tham gia các cuộc họp trong và ngoài tỉnh có liên quan đến công tác của Văn phòng

5. Các yêu cầu về trình độ, năng lực

5.1. Yêu cầu về trình độ

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ đào tạo

• Tốt nghiệp đại học (chuyên ngành phù hợp với yêu cầu của VTVL đảm nhiệm)

• Trung cấp lý luận Chính trị hoặc tương đương

Bồi dưỡng, chứng chỉ

• Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương

• Chứng chỉ lý luận và nghiệp vụ công đoàn

• Ngoại ngữ: Phù hợp với yêu cầu VTVL

• Tin học: Phù hợp với yêu cầu VTVL

• Kiến thức khác: Phù hợp với yêu cầu VTVL

Kinh nghiệm (thành tích công tác)

Có đủ 1 năm giữ chức Phó Văn phòng hoặc tương đương trở lên và được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ

Phẩm chất cá nhân

• Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.

• Tinh thần trách nhiệm cao với công việc, phối hợp công tác tốt

• Trung thực, kiên định nhưng biết lắng nghe

• Điềm tĩnh, cẩn thận

• Khả năng sáng tạo, tư duy độc lập

• Khả năng đoàn kết nội bộ

Các yêu cầu khác

• Có khả năng, đề xuất những chủ trương, giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng

• Hiểu biết về lĩnh vực công tác của văn phòng trong hệ thống công đoàn

• Có khả năng tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các chủ trương, nghị quyết của ngành mình cho cán bộ, công chức, viên chức

• Có khả năng đào tạo, bồi dưỡng, truyền lại kinh nghiệm cho cán bộ trẻ kế cận

• Có trách nhiệm chỉ đạo bảo quản, lưu giữ khoa học, lưu trữ số liệu của Văn phòng trước mắt cũng như lâu dài

• Là đảng viên Đảng CSVN

5.2- Các năng lực

Nhóm năng lực

Tên năng lực

Cấp độ

Nhóm năng lực chung

• Đạo đức và bản lĩnh

4

• Tổ chức thực hiện công việc

2

• Soạn thảo và ban hành văn bản

2

• Giao tiếp ứng xử

2

• Quan hệ phối hợp

2

• Sử dụng công nghệ thông tin

2

• Sử dụng ngoại ngữ

2

Nhóm năng lực chuyên môn

• Khả năng chủ trì tham mưu xây dựng chủ trương, nghị quyết

Theo yêu cầu năng lực của VTVL chuyên môn đảm nhiệm tương đương với ngạch công chức

• Khả năng hướng dẫn thực hiện chủ trương, nghị quyết

• Khả năng kiểm tra thực hiện chủ trương, nghị quyết

• Khả năng thẩm định các văn bản, đề án

• Khả năng tổ chức thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ

Nhóm năng lực quản lý

• Tư duy chiến lược

3

• Quản lý sự thay đổi

3

• Ra quyết định

3

• Quản lý nguồn lực

3

• Phát triển nhân viên

3

 

 

Phê duyệt của lãnh đạo

 

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

TÊN CƠ QUAN ĐƠN VỊ…
TÊN TỔ CHỨC…

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

 

BẢN MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Tên VTVL: Phó Văn phòng LĐLĐ tỉnh

Mã vị trí việc làm:

Ngày bắt đầu thực hiện:

Địa điểm làm việc: Trụ sở đơn vị

Quy trình công việc liên quan: (bổ sung tên tài liệu, quy trình công việc liên quan đến vị trí này)

1 - Mục tiêu vị trí việc làm

Giúp Chánh Văn phòng điều hành hoạt động của Văn phòng Liên đoàn Lao động tỉnh và chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng trong việc thực hiện một số công việc quản lý được phân công.

2 - Các công việc và tiêu chí đánh giá

TT

Các công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ

Mảng công việc

Công việc cụ thể

2.1

Tham gia quản lý, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chung của Văn phòng

1. Giúp Chánh Văn phòng quản lý, điều hành công việc của Văn phòng; trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra hoạt động của các phòng, lĩnh vực công tác theo sự phân công của Chánh Văn phòng.

2. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi được Chánh Văn phòng phân công và ủy quyền; thực hiện chế độ báo cáo đối với Chánh Văn phòng về tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công.

3. Chịu trách nhiệm cá nhân trước Chánh Văn phòng, Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh và pháp luật về ý kiến đề xuất, tiến độ, chất lượng, hiệu quả việc thực hiện nhiệm vụ; về nội dung, hình thức, thể thức, trình tự, thủ tục ban hành văn bản và quy trình giải quyết công việc được giao.

4. Ký thay Chánh Văn phòng các văn bản được Chánh Văn phòng phân công, ủy quyền.

5. Điều hành Văn phòng khi được Chánh Văn phòng ủy quyền hoặc được lãnh đạo LĐLĐ tỉnh giao.

1. Nắm bắt đầy đủ các thông tin thuộc mảng công việc được giao, phụ trách.

2. Các công việc, nhiệm vụ quản lý được giao, được hoàn thành đúng quy trình, đúng tiến độ, đóng góp kịp thời các ý kiến, giải pháp công tác của Văn phòng.

3. Công văn, giấy tờ được giao được xử lý kịp thời, chính xác.

4. Thực hiện đúng nhiệm vụ theo sự ủy quyền của Chánh Văn phòng.

5. Hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của Chánh Văn phòng trong thời gian được ủy quyền

2.2

Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của bộ phận được phân công phụ trách

1. Kế hoạch được xây dựng theo đúng nội dung kế hoạch của Văn phòng, của LĐLĐ tỉnh

2. Kế hoạch được thực hiện theo đúng tiến độ.

2.3

Thực hiện công tác chuyên môn

Đảm nhiệm công việc của 1 VTVL chuyên môn trong Văn phòng theo phân công, bố trí phù hợp với ngạch và năng lực

Theo yêu cầu công việc của VTVL chuyên môn đảm nhiệm

2.4

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chánh Văn phòng và Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh giao.

3 - Các mối quan hệ trong công việc

3.1 - Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi

Quản lý trực tiếp

Các đơn vị, cá nhân phối hợp chính

Lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh

Chánh Văn phòng

Các công chức, viên chức, người lao động (theo phân công)

Các ban, đơn vị liên quan trực tiếp đến công việc và chuyên môn nghiệp vụ được giao

3.2 - Bên ngoài

Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính

Bản chất quan hệ

- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

- Công đoàn ngành trực thuộc Trung ương

- Công đoàn Ngành thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh

- Các đơn vị chuyên môn thuộc sở, ban, ngành, đoàn thể ở tỉnh

Cụ thể theo chức năng và nhiệm vụ của Văn phòng và nhiệm vụ Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh, Chánh Văn phòng giao

LĐLĐ các huyện (theo nhiệm vụ được giao)

Cụ thể theo chức năng và nhiệm vụ của Văn phòng và nhiệm vụ Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh, Chánh Văn phòng giao

4 - Phạm vi quyền hạn

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao

4.2

Tham gia ý kiến hoặc kiến nghị trong điều động, bổ nhiệm, tiếp nhận, thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, người lao động của Văn phòng.

4.3

Được cung cấp thông tin về công tác chỉ đạo điều hành của LĐLĐ tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ được giao

4.4

Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao

4.5

Được ký thay Chánh Văn phòng một số công văn, giấy tờ theo lĩnh vực được phân công phụ trách và khi được Chánh Văn phòng ủy quyền.

4.6

Được làm việc trực tiếp với Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh khi có yêu cầu

4.7

Được tham gia các cuộc họp có liên quan

5- Các yêu cầu về trình độ, năng lực

5.1- Yêu cầu về trình độ

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ đào tạo

• Tốt nghiệp đại học (chuyên ngành phù hợp với yêu cầu của của VTVL đảm nhiệm)

• Trung cấp lý luận chính trị hoặc tương đương

Bồi dưỡng, chứng chỉ

• Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên hoặc tương đương

• Chứng chỉ lý luận và nghiệp vụ công đoàn

• Ngoại ngữ: (phù hợp với yêu cầu của VTVL)

• Tin học: (phù hợp với yêu cầu của VTVL)

• Kiến thức khác (phù hợp với yêu cầu của VTVL)

Kinh nghiệm (thành tích công tác)

• Có đủ năng lực đảm nhiệm VTVL chuyên viên trong Văn phòng và có 3 năm liên tục hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Phẩm chất cá nhân

• Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định cơ quan.

• Tinh thần trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt

• Trung thực, kiên định nhưng biết lắng nghe

• Điềm tĩnh, cẩn thận

• Khả năng sáng tạo, tư duy độc lập

• Khả năng đoàn kết nội bộ

Các yêu cầu khác

• Có khả năng, đề xuất những chủ trương, giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến mảng công việc được phân công và liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng;

• Có khả năng tổ chức triển khai nghiên cứu, thực hiện các đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn của Văn phòng;

• Hiểu biết về lĩnh vực công tác của Văn phòng trong hệ thống chính trị và định hướng phát triển.

• Là đảng viên Đảng CSVN

5.2- Các năng lực

Nhóm năng lực

Tên năng lực

Cấp độ

Nhóm năng lực chung

• Đạo đức và bản lĩnh

4

• Tổ chức thực hiện công việc

4

• Soạn thảo và ban hành văn bản

4

• Giao tiếp ứng xử

4

• Quan hệ phối hợp

4

• Sử dụng công nghệ thông tin

2

• Sử dụng ngoại ngữ

2

Nhóm năng lực chuyên môn

• Khả năng chủ trì tham mưu xây dựng chủ trương, nghị quyết

Theo yêu cầu năng lực của VTVL chuyên môn đảm nhiệm

• Khả năng hướng dẫn thực hiện chủ trương, nghị quyết

• Khả năng kiểm tra thực hiện chủ trương, nghị quyết

• Khả năng thẩm định các văn bản, đề án

• Khả năng tổ chức thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ

Nhóm năng lực quản lý

• Tư duy chiến lược

3

• Quản lý sự thay đổi

3

• Ra quyết định

3

• Quản lý nguồn lực

3

• Phát triển nhân viên

3

 

 

Phê duyệt của lãnh đạo

 

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

TÊN CƠ QUAN ĐƠN VỊ…
TÊN TỔ CHỨC…

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

 

BẢN MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Tên VTVL: Chủ tịch LĐLĐ huyện và tương đương

Mã vị trí việc làm:

Ngày bắt đầu thực hiện:

Địa điểm làm việc: Trụ sở đơn vị

Quy trình công việc liên quan: (bổ sung tên tài liệu, quy trình công việc liên quan đến vị trí này)

1- Mục tiêu vị trí việc làm

Quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động huyện (LĐLĐ) về hoạt động của LĐLĐ huyện; chịu trách nhiệm tổ chức, tham mưu giúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ LĐLĐ huyện về các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của Liên đoàn Lao động huyện; trực tiếp thực hiện một số công việc liên quan được Ban Thường vụ LĐLĐ huyện giao.

2- Công việc và tiêu chí đánh giá

TT

Các công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

Mảng công việc

Công việc cụ thể

2.1

Chủ trì lập kế hoạch công tác, phân công nhiệm vụ trong Cơ quan LĐLĐ huyện

1. Chủ trì xây dựng nội dung, kế hoạch công tác năm, 6 tháng, quý, tháng của LĐLĐ huyện theo quy định.

2. Phân công công việc cho các Phó Chủ tịch giúp việc quản lý và lãnh đạo công chức trực thuộc LĐLĐ huyện.

3. Chỉ đạo việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch công tác năm, 6 tháng, quý, tháng, tuần của công chức, trong Cơ quan LĐLĐ huyện.

1. Kế hoạch công tác của LĐLĐ phù hợp với chương trình kế hoạch công tác của LĐLĐ tỉnh được ban hành trước đầu năm, quý, tháng.

2. Phân công công việc cụ thể, hợp lý, hiệu quả, công bằng; một công việc chỉ do 1 người chịu trách nhiệm chính.

3. Kế hoạch công tác của công chức; được phê duyệt thực hiện và đủ cơ sở để xem xét đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ

2.2

Chủ trì tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công việc của LĐLĐ huyện

1. Tổ chức kiểm tra, đôn đốc, điều phối công chức, người lao động thực hiện chương trình, kế hoạch công tác.

2. Nhận xét đánh giá về kết quả công tác của công chức trong cơ quan LĐLĐ huyện.

3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của LĐLĐ huyện

4. Xử lý các công việc đột xuất (trong phạm vi được giao) và xin ý kiến chỉ đạo của LĐLĐ tỉnh hoặc Thường trực, Ban Thường vụ Huyện ủy đối với những việc vượt quá phạm vi chức trách.

1. Hoạt động của LĐLĐ huyện thông suốt; công việc chung của Cơ quan LĐLĐ huyện được thực hiện theo đúng quy trình công, việc và hoàn thành theo tiến độ, chất lượng của chương trình kế hoạch.

2. Đánh giá kịp thời, phát hiện nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thực hiện kết quả đánh giá thực hiện kế hoạch là cơ sở cho đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá cán bộ, công chức....

3. Công việc của LĐLĐ huyện hoàn thành theo đúng tiến độ, nội dung chương trình, kế hoạch đề ra.

4. Xử lý chính xác, đúng thẩm quyền, báo cáo kịp thời.

2.3

Quản lý công chức

1. Định kỳ phân công, bố trí lại công việc trong vị trí việc làm đối với công chức trong cơ quan LĐLĐ huyện.

2. Theo dõi và đánh giá công chức theo quy định.

3. Theo dõi diễn biến nhân sự, nhu cầu nhân sự của của CĐ huyện; nghiên cứu, tìm hiểu và dự kiến nhân sự thay thế theo phân cấp quản lý cán bộ công chức.

4. Tổ chức thực hiện các quy định, chế độ chính sách, quy chế làm việc, bảo mật, đạo đức công vụ; xây dựng môi trường làm việc văn hóa.

1. Bố trí, bố trí lại công việc theo đúng quy định, quy chế của LĐLĐ huyện, đảm bảo công khai, công bằng.

2. Công chức được hỗ trợ kịp thời; đánh giá nhận xét công chức khách quan, công tâm và chính xác; phát hiện tiềm năng phát triển của công chức.

3. Đề xuất tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo bồi dưỡng... công chức đáp ứng yêu cầu công việc của LĐLĐ huyện.

4. Phát hiện được các vi phạm; có biện pháp uốn nắn, xử lý kịp thời; báo cáo hoặc đề xuất với cấp trên đối với những trường hợp vượt quá thẩm quyền xử lý. Giúp công chức yên tâm công tác, hăng say làm việc và khích lệ sự sáng tạo trong công việc.

2.4

Quản lý hoạt động chung

1. Xây dựng, tổ chức thực hiện quy chế làm việc, trong vị trí việc làm đối với công chức trong cơ quan

2. Quản lý, điều hành các hoạt động của LĐLĐ huyện

3. Xử lý và tổ chức quản lý văn bản đến

4. Ký trình Thường trực Liên đoàn Lao động tỉnh và các cơ quan liên quan về các văn bản do LĐLĐ huyện dự thảo hoặc ủy quyền cho Phó Chủ tịch LĐLĐ huyện ký thay.

5. Thừa ủy quyền ký các văn bản theo quy chế làm.

6. Định kỳ (hoặc đột xuất) báo cáo tình hình hoạt động của LĐLĐ huyện với LĐLĐ tỉnh.

7. Chỉ đạo xây dựng báo cáo và tổng kết công tác năm, 6 tháng, quý, tháng tuần theo quy định.

8. Đại diện cho LĐLĐ huyện về mối quan hệ công tác; bàn giao công việc cho một cấp phó phụ trách khi vắng mặt theo quy chế làm việc.

1. Quy chế làm việc, quy chế phối hợp với cấp ủy và các tổ chức chính trị xã hội khác được ban hành và triển khai.

2. Nắm bắt đầy đủ các thông tin về công việc LĐLĐ huyện đang làm và sẽ triển khai thực hiện và kịp thời có biện pháp quản lý; tập thể đoàn kết; LĐLĐ huyện hoàn thành nhiệm vụ công việc theo kế hoạch và các công việc đột xuất được cấp trên giao theo đúng yêu cầu tiến độ.

3. Văn bản được xử lý kịp thời, chính xác và quản lý theo quy định.

4. Các dự thảo văn bản trình lãnh đạo cấp trên được chuẩn bị theo đúng quy trình nghiệp vụ, quy trình ban hành văn bản, đúng tiến độ và được phê duyệt kịp thời; chịu trách nhiệm về nội dung văn bản.

5. Các văn bản được ký ban hành đúng quy chế, quy định của cơ quan; chịu trách nhiệm về nội dung và thực hiện đúng quy trình ban hành văn bản.

6. Thường trực Liên đoàn lao động tỉnh được cung cấp thông tin kịp thời.

7. Báo cáo được cập nhật thông tin, số liệu chính xác, đúng, kịp thời các vấn đề trình Thường trực Đoàn Chủ tịch huyện giải quyết.

8. Luôn có người chịu trách nhiệm điều hành đáp ứng yêu cầu công việc của LĐLĐ huyện theo quy định, quy chế.

2.5

Quản lý tài sản

1. Chịu trách nhiệm quản lý tài sản của LĐLĐ huyện theo quy định

2. Chịu trách nhiệm về công tác quản lý tài chính của LĐLĐ huyện theo quy định.

1. Tài sản được quản lý theo quy chế, quy định

2. Tài chính được quản lý, sử dụng đúng quy định của Đảng và pháp luật.

2.6

Chủ trì hoặc tham gia các cuộc họp, hội nghị

1. Tham dự họp của cơ quan và các cuộc họp theo quy chế làm việc của LĐLĐ huyện.

2. Chủ trì các cuộc họp giao ban của đơn vị để triển khai các nhiệm vụ.

3. Tham dự các cuộc họp, hội nghị theo quy chế làm việc của cơ quan.

4. Chủ trì hoặc tham gia cuộc họp, làm việc theo phân công của Liên đoàn lao động huyện.

1. Tiếp thu và phổ biến, quán triệt cho công chức, ý kiến chỉ đạo, quyết định của cấp trên được tổ chức thực hiện kịp thời

2. Công việc được triển khai và thông tin được trao đổi kịp thời, đúng quy định.

3,4. Tiếp nhận, cung cấp thông tin theo đúng quy định; kịp thời báo cáo nội dung kết quả cuộc họp cho cấp có thẩm quyền.

2.7

Đảm nhiệm VTVL chuyên môn ứng với ngạch công chức cao nhất trong LĐLĐ huyện

3. Các mối quan hệ công việc

3.1- Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi

Quản lý trực tiếp

Các đơn vị phối hợp chính

- Liên đoàn LĐ tỉnh

- Thường trực, Ban Thường vụ Huyện ủy

• Các Phó Chủ tịch

• Các công chức, viên chức trong hệ thống công đoàn huyện

Các phòng, ban và các đơn vị có liên quan đến công việc và chuyên môn nghiệp vụ được giao.

3.2- Bên ngoài

Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính

Bản chất quan hệ

- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

- Công đoàn ngành trực thuộc Trung ương

- Công đoàn Ngành thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh

- Các đơn vị chuyên môn thuộc phòng, ban, ngành, đoàn thể ở huyện

Cụ thể theo chức năng và nhiệm vụ của LĐLĐ huyện

Các xã, thị trấn (theo nhiệm vụ được giao)

Cụ thể theo chức năng và nhiệm vụ của LĐLĐ huyện

4- Phạm vi quyền hạn

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao

4.2

Được quyền quyết định các vấn đề cụ thể theo quy chế làm việc và phân cấp của cơ quan

4.3

Được quyết định phân công công tác, giao nhiệm vụ cho cán bộ, công chức dưới quyền

4.4

Được tham gia các cuộc họp trong và ngoài đơn vị có liên quan đến công tác của LĐLĐ huyện

5. Các yêu cầu về trình độ, năng lực

5.1. Yêu cầu về trình độ

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ đào tạo

• Tốt nghiệp đại học (chuyên ngành phù hợp với yêu cầu của VTVL đảm nhiệm)

• Trung cấp lý luận Chính trị hoặc tương đương

Bồi dưỡng, chứng chỉ

• Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương

• Chứng chỉ lý luận và nghiệp vụ Công đoàn

• Ngoại ngữ: Phù hợp với yêu cầu VTVL

• Tin học: Phù hợp với yêu cầu VTVL

• Kiến thức khác: Phù hợp với yêu cầu VTVL

Kinh nghiệm (thành tích công tác)

Có đủ 1 năm giữ chức Phó Chủ tịch LĐLĐ huyện hoặc tương đương và được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên

Phẩm chất cá nhân

• Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.

• Tinh thần trách nhiệm cao với công việc, phối hợp công tác tốt

• Trung thực, kiên định nhưng biết lắng nghe

• Điềm tĩnh, cẩn thận

• Khả năng sáng tạo, tư duy độc lập

• Khả năng đoàn kết nội bộ

Các yêu cầu khác

• Có khả năng, đề xuất những chủ trương, giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của LĐLĐ huyện

• Hiểu biết về lĩnh vực công tác của LĐLĐ huyện trong hệ thống công đoàn

• Có khả năng tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các chủ trương, nghị quyết của ngành mình cho cán bộ, công chức, viên chức.

• Có khả năng đào tạo, bồi dưỡng, truyền lại kinh nghiệm cho cán bộ trẻ kế cận

• Có trách nhiệm chỉ đạo bảo quản, lưu giữ khoa học, lưu trữ số liệu của cơ quan trước mắt cũng như lâu dài

• Là đảng viên Đảng CSVN

5.2- Các năng lực

Nhóm năng lực

Tên năng lực

Cấp độ

Nhóm năng lực chung

• Đạo đức và bản lĩnh

4

• Tổ chức thực hiện công việc

2

• Soạn thảo và ban hành văn bản

2

• Giao tiếp ứng xử

2

• Quan hệ phối hợp

2

• Sử dụng công nghệ thông tin

2

• Sử dụng ngoại ngữ

2

Nhóm năng lực chuyên môn

• Khả năng chủ trì tham mưu xây dựng chủ trương, nghị quyết

Theo yêu cầu năng lực của VTVL chuyên môn tương đương ngạch công chức

• Khả năng hướng dẫn thực hiện chủ trương, nghị quyết

• Khả năng kiểm tra thực hiện chủ trương, nghị quyết

• Khả năng thẩm định các văn bản, đề án

• Khả năng tổ chức thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ

Nhóm năng lực quản lý

• Tư duy chiến lược

3

• Quản lý sự thay đổi

3

• Ra quyết định

3

• Quản lý nguồn lực

3

• Phát triển nhân viên

3

 

 

Phê duyệt của lãnh đạo

 

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

TÊN CƠ QUAN ĐƠN VỊ…
TÊN TỔ CHỨC…

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

 

BẢN MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Tên VTVL: Phó Chủ tịch LĐLĐ huyện và tương đương

Mã vị trí việc làm:

Ngày bắt đầu thực hiện:

Địa điểm làm việc: Trụ sở đơn vị

Quy trình công việc liên quan: (bổ sung tên tài liệu, quy trình công việc liên quan đến vị trí này)

1. Mục tiêu vị trí việc làm

Giúp Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện (LĐLĐ) chỉ đạo, điều hành một số lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ của LĐLĐ huyện và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch về lĩnh vực công tác được phân công; đảm nhiệm VTVL chuyên môn thuộc chức năng, nhiệm vụ của LĐLĐ huyện.

2. Các công việc và tiêu chí đánh giá

TT

Các công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

Mảng công việc

Công việc cụ thể

2.1

Tham gia quản lý, điều hành một số công việc do Chủ tịch LĐLĐ tỉnh phân công

1. Giúp Chủ tịch LĐLĐ huyện quản lý điều hành một số mảng công việc của Cơ quan LĐLĐ huyện.

2. Tham gia xử lý các công việc quản lý đột xuất (trong phạm vi được giao) và báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch LĐLĐ huyện đối với công việc vượt quá phạm vi chức trách.

3. Tham gia kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện công việc của LĐLĐ huyện

4. Điều hành LĐLĐ huyện khi được ủy quyền hoặc được Thường trực, Ban Thường vụ Huyện ủy giao.

1. Nắm bắt được tình hình hoạt động của LĐLĐ huyện, nắm bắt đầy đủ các thông tin về công việc thuộc mảng công việc được giao phụ trách.

2. Công văn, giấy tờ được giao trong lĩnh vực quản lý được xử lý kịp thời, chính xác.

3. Các công việc, nhiệm vụ quản lý được giao, hoàn thành đúng quy trình, đúng tiến độ.

4. Hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của Chủ tịch LĐLĐ huyện trong thời gian được ủy quyền.

2.2

Thực hiện chế độ hội họp

1. Định kỳ (hoặc đột xuất) báo cáo tình hình hoạt động của mảng công việc phụ trách với Chủ tịch LĐLĐ huyện.

2. Chỉ đạo các cuộc họp, hội nghị về công tác có liên quan của LĐLĐ huyện theo phân công của lãnh đạo LĐLĐ huyện

3. Tham dự các cuộc họp liên quan đến công tác của LĐLĐ huyện.

1. Lãnh đạo LĐLĐ được cung cấp thông tin kịp thời

2. Các cuộc họp, hội nghị đạt được mục tiêu, kết quả theo đúng yêu cầu của lãnh đạo LĐLĐ huyện.

3. Tiếp nhận, cung cấp thông tin theo đúng quy định.

2.3

Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của bộ phận được phân công phụ trách

1. Kế hoạch được xây dựng theo đúng nội dung kế hoạch của LĐLĐ huyện.

2. Kế hoạch được thực hiện theo đúng tiến độ.

2.4

Thực hiện công tác chuyên môn

Đảm nhiệm công việc của 1 VTVL chuyên môn trong cơ quan LĐLĐ huyện theo phân công phù hợp với ngạch công chức và năng lực.

Theo yêu cầu của công việc của VTVL chuyên môn đảm nhiệm.

2.5

Thực hiện nhiệm vụ khác do Chủ tịch LĐLĐ huyện giao

3. Các mối quan hệ công việc

3.1- Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi

Quản lý trực tiếp

Các đơn vị phối hợp chính

- Liên đoàn LĐ tỉnh

- Thường trực, Ban Thường vụ Huyện ủy

- Chủ tịch LĐLĐ huyện

Các công chức, viên chức theo mảng công việc được phân công

Các phòng, ban và các cơ quan, đơn vị liên quan đến công việc và chuyên môn nghiệp vụ được giao.

3.2. Bên ngoài

Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính

Bản chất quan hệ

- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

- Công đoàn ngành trực thuộc Trung ương

- Công đoàn Ngành thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh

- Các đơn vị chuyên môn thuộc phòng, ban, ngành, đoàn thể ở huyện

Cụ thể theo chức năng và nhiệm vụ của LĐLĐ huyện và nhiệm vụ được Chủ tịch LĐLĐ huyện phân công

Các xã, thị trấn (theo nhiệm vụ được giao)

Cụ thể theo chức năng và nhiệm vụ của LĐLĐ huyện và nhiệm vụ được Chủ tịch LĐLĐ huyện phân công

4. Phạm vi quyền hạn

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao

4.2

Được tham gia ý kiến hoặc kiến nghị trong điều động công chức thuộc LĐLĐ huyện

4.3

Được cung cấp thông tin về công tác chỉ đạo điều hành của LĐLĐ huyện trong phạm vi nhiệm vụ được giao

4.4

Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao

4.5

Ký thay Chủ tịch LĐLĐ huyện theo quy chế của Cơ quan LĐLĐ huyện

4.6

Được tham gia các cuộc họp liên quan theo quy định hoặc theo phân công

5. Các yêu cầu về trình độ, năng lực

5.1. Yêu cầu về trình độ

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ đào tạo

• Tốt nghiệp đại học (chuyên ngành phù hợp với yêu cầu của VTVL đảm nhiệm)

• Trung cấp lý luận chính trị hoặc tương đương

Bồi dưỡng, chứng chỉ

• Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên hoặc tương đương

• Chứng chỉ lý luận và nghiệp vụ Công đoàn.

• Ngoại ngữ: Phù hợp với yêu cầu của VTVL

• Tin học: Phù hợp với yêu cầu của VTVL

• Kiến thức khác: Phù hợp với yêu cầu của VTVL

Kinh nghiệm (thành tích công tác)

Có đủ năng lực đảm nhiệm VTVL chuyên viên trong LĐLĐ huyện và có 3 năm liên tục hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Phẩm chất cá nhân

• Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.

• Tinh thần trách nhiệm cao với công việc, phối hợp công tác tốt

• Trung thực, kiên định nhưng biết lắng nghe

• Điềm tĩnh, cẩn thận

• Khả năng sáng tạo, tư duy độc lập

• Khả năng đoàn kết nội bộ

Các yêu cầu khác

• Có khả năng, đề xuất những chủ trương, giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan

• Hiểu biết về lĩnh vực công tác của Cơ quan trong hệ thống công đoàn

• Có khả năng tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các chủ trương, nghị quyết của ngành mình cho cán bộ, công chức, viên chức

• Có khả năng đào tạo, bồi dưỡng, truyền lại kinh nghiệm cho cán bộ trẻ kế cận

• Có trách nhiệm chỉ đạo bảo quản, lưu giữ khoa học, lưu trữ số liệu của Liên đoàn LĐ huyện trước mắt cũng như lâu dài

• Là đảng viên Đảng CSVN

5.2. Các năng lực

Nhóm năng lực

Tên năng lực

Cấp độ

Nhóm năng lực chung

• Đạo đức và bản lĩnh

4

• Tổ chức thực hiện công việc

2

• Soạn thảo và ban hành văn bản

2

• Giao tiếp ứng xử

2

• Quan hệ phối hợp

2

• Sử dụng công nghệ thông tin

2

• Sử dụng ngoại ngữ

2

Nhóm năng lực chuyên môn

• Khả năng chủ trì tham mưu xây dựng chủ trương, nghị quyết

Theo yêu cầu năng lực của VTVL chuyên môn tương đương ngạch công chức

• Khả năng hướng dẫn thực hiện chủ trương, nghị quyết

• Khả năng kiểm tra thực hiện chủ trương, nghị quyết

• Khả năng thẩm định các văn bản, đề án

• Khả năng tổ chức thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ

Nhóm năng lực quản lý

• Tư duy chiến lược

2

• Quản lý sự thay đổi

2

• Ra quyết định

2

• Quản lý nguồn lực

2

• Phát triển nhân viên

2

 

 

Phê duyệt của lãnh đạo

 

LĐLĐ

TÊN CƠ QUAN ĐƠN VỊ…
TÊN TỔ CHỨC…

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

 

BẢN MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Tên VTVL: Thư ký Chủ tịch

Mã vị trí việc làm:

Ngày bắt đầu thực hiện:

Địa điểm làm việc:

(địa chỉ trụ sở của đơn vị)

Quy trình công việc liên quan

(tên tài liệu, quy trình công việc liên quan đến vị trí này)

 

 

 

1- Mục tiêu vị trí việc làm: Thư ký Chủ tịch chịu sự điều động, phân công của Chủ tịch, có nhiệm vụ giúp việc cho Chủ tịch trong việc chuẩn bị kế hoạch công tác tuần, tháng; sắp xếp lịch làm việc, làm công tác văn thư cho Chủ tịch; tham gia nghiên cứu, chuẩn bị các chuyên đề; thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch.

2- Các công việc và tiêu chí đánh giá

TT

Các công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

Mảng công việc

Công việc cụ thể

2.1

Giúp việc cho Chủ tịch

1. Giúp Chủ tịch chuẩn bị kế hoạch công tác hằng tuần, hằng tháng.

2. Phối hợp với Văn phòng và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức các cuộc làm việc, các chuyến đi công tác của Chủ tịch.

1. Có bản kế hoạch công tác tuần, tháng rõ ràng.

2. Các buổi làm việc, chuyến đi công tác của Chủ tịch được chuẩn bị chu đáo.

2.2

Liên hệ với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan

1. Thông báo nội dung, sắp xếp lịch làm việc của Chủ tịch

2. Theo dõi, đôn đốc công việc theo yêu cầu của Chủ tịch

3. Giải quyết các công việc hành chính liên quan đến công tác của Chủ tịch

Công việc thông suốt, không bị chồng chéo.

2.3

Giúp Chủ tịch trong công tác văn thư

1. Giúp Chủ tịch điểm báo, theo dõi, cập nhật thông tin báo chí liên quan đến công tác tổ chức, cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ; hằng tuần đề xuất với Chủ tịch những bài báo cần quan tâm nghiên cứu, xử lý.

2. Tiếp nhận, chuyển đến Chủ tịch và đề xuất việc xử lý các thông tin có liên quan trên báo chí, văn bản đi, đến hằng ngày.

3. Rà soát, chỉnh sửa thể thức văn bản trước khi trình Chủ tịch ký.

4. Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan soạn thảo các văn bản được Chủ tịch giao.

5. Phối hợp với Văn phòng Ban xem xét, đề xuất giải quyết đơn thư gửi đến Chủ tịch

1. Thông tin điểm báo đầy đủ, có tính chọn lọc và chính xác

2. Kịp thời, thông suốt.

3. Văn bản được phát hành không bị sai sót.

4. Hoàn thành theo yêu cầu của Chủ tịch.

5. Kịp thời, đúng quy định

2.4

Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Chủ tịch

(Khi có yêu cầu cụ thể)

 

2.5

Thực hiện chế độ hội họp

Được dự các cuộc họp giao ban cơ quan, các cuộc họp của Lãnh đạo Ban (trừ những cuộc họp riêng của Lãnh đạo Ban)

1. Tiếp nhận, cung cấp thông tin theo đúng quy định.

3- Các mối quan hệ trong công việc

3.1- Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi

Quản lý trực tiếp

Các đơn vị phối hợp chính

Chủ tịch

 

• Các đồng chí lãnh đạo Ban

• Các đơn vị thuộc Tổng LĐ

3.2- Bên ngoài

Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính

Bản chất quan hệ

Các ban của Đảng, các Bộ, ngành thuộc Chính phủ, các tổ chức đoàn thể

 

Các cơ quan liên đoàn lao động cấp tỉnh, thành Các đơn vị thuộc Tổng LĐ

 

4- Phạm vi quyền hạn

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao

4.2

Tham gia ý kiến những nội dung liên quan đến công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ của Tổng LĐ

4.3

Được cung cấp thông tin về công tác chỉ đạo điều hành của Tổng LĐ

4.4

Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao

4.5

Được tham gia các cuộc họp liên quan theo quy định hoặc theo phân công

5- Các yêu cầu về trình độ, năng lực

5.1- Yêu cầu về trình độ

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ đào tạo

• Tốt nghiệp đại học trở lên

Cử nhân chính trị hoặc tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị

Bồi dưỡng, chứng chỉ

• Quản lý hành chính nhà nước (chương trình chuyên viên chính)

• Nghiệp vụ công tác công đoàn

• Ngoại ngữ: trình độ C hoặc tương đương

• Tin học: Văn phòng

Kinh nghiệm (thành tích công tác)

• Có trên 5 năm công tác trong ngành, trong đó có ít nhất 2 năm làm trực tiếp về công tác công đoàn.

Phẩm chất cá nhân

• Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.

• Tinh thần trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt

• Trung thực, kiên định nhưng biết lắng nghe

• Điềm tĩnh, cẩn thận

• Khả năng đoàn kết nội bộ

Các yêu cầu khác

• Có khả năng, đề xuất những chủ trương, giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan;

• Có khả năng tổ chức triển khai nghiên cứu, thực hiện các đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn cơ quan;

• Hiểu biết về lĩnh vực công đoàn

5.2- Các năng lực

Nhóm năng lực

Tên năng lực

Cấp độ

Nhóm năng lực chung

• Đạo đức và bản lĩnh

5

• Tổ chức thực hiện công việc

4

• Kỹ thuật soạn thảo và ban hành văn bản

4

• Giao tiếp ứng xử

5

• Quan hệ phối hợp

5

• Sử dụng công nghệ thông tin

3

• Ngoại ngữ

2

Nhóm năng lực chuyên môn

• Khả năng chủ trì tham mưu xây dựng chủ trương, nghị quyết

3

• Khả năng hướng dẫn thực hiện chủ trương, nghị quyết

3

• Khả năng kiểm tra thực hiện chủ trương, nghị quyết

3

• Khả năng thẩm định các văn bản, đề án

3

• Khả năng tổ chức thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ

3

Nhóm năng lực quản lý

• Tư duy chiến lược

3

• Quản lý sự thay đổi

3

• Ra quyết định

2

• Quản lý nguồn lực

2

• Phát triển nhân viên

2

 

 

Phê duyệt của lãnh đạo

 

LĐLĐ

TÊN CƠ QUAN ĐƠN VỊ…
TÊN TỔ CHỨC…

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

 

BẢN MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Tên VTVL: Chuyên viên cao cấp về công tác Công đoàn

Mã vị trí việc làm:

Ngày bắt đầu thực hiện:

Địa điểm làm việc:

(địa chỉ trụ sở của cơ quan)

Quy trình công việc liên quan

(tên tài liệu, quy trình công việc liên quan đến vị trí này)

 

 

 

1- Mục tiêu vị trí việc làm: Chủ trì tham mưu, đề xuất nhiệm vụ, giải pháp về công tác Công đoàn1; chủ trì hướng dẫn, kiểm tra thực hiện theo phân công.

2- Các công việc và tiêu chí đánh giá

TT

Các công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

Mảng công việc

Công việc cụ thể

2.1

Tham mưu xây dựng văn bản

1. Chủ trì nghiên cứu xây dựng các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch TLĐ/Liên đoàn LĐ cấp tỉnh về công tác Công đoàn.

2. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng kế hoạch triển khai các văn bản (nghị quyết, quyết định, kết luận, quy chế, quy định, chỉ thị...) của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch TLĐ/Liên đoàn LĐ cấp tỉnh về công tác Công đoàn

3. Chủ trì xây dựng đề án trình Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch TLĐ/Liên đoàn LĐ cấp tỉnh về công tác Công đoàn

1. Các văn bản như Nghị quyết, quyết định, kết luận, quy chế, quy định, thông báo, thông cáo, báo cáo, chỉ thị được ban hành.

2. Dự thảo kế hoạch được phê duyệt và ban hành.

3. Kết quả triển khai Đề án theo đúng kế hoạch về tiến độ, chất lượng theo quy định

2.2

Hướng dẫn

Chủ trì xây dựng văn bản hướng dẫn triển khai các nghị quyết, quyết định, kết luận, quy chế, quy định, chỉ thị, của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch TLĐ/Liên đoàn LĐ cấp tỉnh về công tác Công đoàn

Văn bản hướng dẫn được xây dựng theo đúng nội dung quy định, đúng tiến độ và được cấp có thẩm quyền ký ban hành;

2.3

Kiểm tra

Chủ trì tổ chức kiểm tra, phân tích đánh giá, báo cáo tổng kết việc thực hiện các nghị quyết, quyết định, kết luận, quy chế, quy định, chỉ thị của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch TLĐ/Liên đoàn LĐ cấp tỉnh về công tác Công đoàn; đề xuất chủ trương, biện pháp uốn nắn, điều chỉnh.

Có văn bản báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá và có đề xuất kịp thời, được cấp thẩm quyền phê duyệt xử lý.

2.4

Thẩm định các đề án công tác và nghiệp vụ liên quan

Tổ chức thẩm định các đề án cấp tỉnh, thành phố, cấp Tổng LĐ (bộ), cấp nhà nước thuộc lĩnh vực công tác được phân công.

Báo cáo kết quả thẩm định được phê duyệt và được cấp có thẩm quyền thông qua

2.5

Nghiên cứu xây dựng các đề án cấp nhà nước

Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu các công trình, xây dựng các đề án cấp Tổng LĐ (bộ), cấp nhà nước.

Đề án được thông qua, nghiệm thu và áp dụng trong thực tiễn mang lại hiệu quả.

2.6

Phối hợp thực hiện

Phối hợp với các cơ quan tổ chức có liên quan ở Trung ương và địa phương về công tác Công đoàn.

Công việc, nhiệm vụ được giao thông suốt, tạo được mối quan hệ công tác tích cực theo đúng quy chế, quy định phối hợp công tác.

2.7

Thực hiện nhiệm vụ chung, hội họp

1. Tham dự các cuộc họp liên quan đến lĩnh vực chuyên môn ở trong và ngoài cơ quan theo phân công

2. Tham dự các cuộc họp đơn vị, họp cơ quan theo quy định.

Tham dự đầy đủ, chuẩn bị tài liệu và ý kiến phát biểu theo yêu cầu.

3. Phối hợp thực hiện công việc với các thành viên trong đơn vị.

Hoạt động của đơn vị (liên quan đến lĩnh vực công tác được giao) nhịp nhàng, đúng tiến độ.

2.8

Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân

Xây dựng, thực hiện kế hoạch theo đúng kế hoạch công tác của đơn vị, cơ quan và nhiệm vụ được giao.

2.9

Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.

3. Các mối quan hệ trong công việc

3.1- Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bi

Quản lý trực tiếp

Các đơn vị phối hợp chính

Lãnh đạo Văn phòng, Ban phụ trách trực tiếp

Thường trực Đoàn Chủ tịch

 

• Các ban, đơn vị cơ quan có liên quan

3.2- Bên ngoài

Ban, bộ, ngành, địa phương có quan hệ chính

Bản chất quan hệ

Các ban của Đảng, Văn phòng TW Đảng, các Bộ, ngành, MMTQ và các tổ chức chính trị - xã hội

(liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ về tổ chức theo chức năng của Văn phòng, Ban và nhiệm vụ do cấp trên giao)

Liên đoàn LĐ các tỉnh/thành

Văn phòng và các Ban, đơn vị trực thuộc

(liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ theo chức năng của Văn phòng, Ban và nhiệm vụ do cấp trên giao)

4- Phạm vi quyền hạn

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao;

4.2

Tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị.

4.3

Được cung cấp các thông tin chỉ đạo điều hành của tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ được giao;

4.4

Được yêu cầu cung cấp thông tin và đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao;

4.5

Được tham gia các cuộc họp trong và ngoài cơ quan theo quy định.

5- Các yêu cầu về trình độ, năng lực

5.1- Yêu cầu về trình độ

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ đào tạo

• Tốt nghiệp đại học

• Cử nhân chính trị hoặc tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị

Bồi dưỡng, chứng chỉ

• Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp hoặc Bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị - hành chính

• Bồi dưỡng nghiệp vụ Công đoàn

• Ngoại ngữ: Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 4 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/1/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam

• Tin học: Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc Chứng chỉ tin học ứng dụng tương đương

Kinh nghiệm (thành tích công tác)

• Đã chủ trì soạn thảo nghị quyết, quy định... của BCH, Ban Thường vụ LĐLĐ các tỉnh/thành về công tác công đoàn; hoặc chủ trì/tham gia xây dựng nội dung nghị quyết, kết luận, quy định... của BCH Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch TLĐ về công tác công đoàn và được ban hành

Phẩm chất cá nhân

• Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.

• Tinh thần trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt

• Trung thực, thẳng thắn, kiên định nhưng biết lắng nghe

• Điềm tĩnh, cẩn thận

• Khả năng đoàn kết nội bộ

Các yêu cầu khác

• Có khả năng tuyên truyền, vận động;

• Hiểu biết về luật pháp, chính sách chế độ, quyền, lợi ích của CNVCLĐ

5.2- Các năng lực

Nhóm năng lực

Tên năng lực

Cấp độ

Nhóm năng lực chung

• Đạo đức và bản lĩnh

5

• Tổ chức thực hiện công việc

5

• Kỹ thuật soạn thảo và ban hành văn bản

5

• Giao tiếp ứng xử

5

• Quan hệ phối hợp

5

• Sử dụng công nghệ thông tin

3

• Ngoại ngữ

3

Nhóm năng lực chuyên môn

• Khả năng chủ trì tham mưu xây dựng chủ trương, nghị quyết

4

• Khả năng hướng dẫn thực hiện chủ trương, nghị quyết

4

• Khả năng kiểm tra thực hiện chủ trương, nghị quyết

4

• Khả năng thẩm định các văn bản, đề án

4

• Khả năng tổ chức thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ

3

Nhóm năng lực quản lý

• Tư duy chiến lược

4

• Quản lý sự thay đổi

3

• Ra quyết định

3

• Quản lý nguồn lực

3

• Phát triển nhân viên

3

 

 

Phê duyệt của lãnh đạo

 

LĐLĐ

TÊN CƠ QUAN ĐƠN VỊ…
TÊN TỔ CHỨC…

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

 

BẢN MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Tên VTVL: Chuyên viên chính về Công tác Công đoàn

Mã vị trí việc làm:

Ngày bắt đầu thực hiện:

Địa điểm làm việc:

(địa chỉ trụ sở của cơ quan)

Quy trình công việc liên quan

(tên tài liệu, quy trình công việc liên quan đến vị trí này)

 

 

 

1- Mục tiêu vị trí việc làm: (Tóm tắt tổng quan về vị trí việc làm)

Tham mưu, đề xuất và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ nhiệm vụ, giải pháp về công tác Công đoàn1; chủ trì hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện.

2- Các công việc và tiêu chí đánh giá

TT

Các công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ

Mảng công việc

Công việc cụ thể

2.1

Tham gia xây dựng văn bản về lĩnh vực được phân công

1- Tham gia xây dựng các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch TLĐ/Liên đoàn LĐ cấp tỉnh về công tác Công đoàn.

2- Tham gia xây dựng kế hoạch triển khai các nghị quyết, quyết định, kết luận, quy chế, quy định, chỉ thị, thông tri của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch TLĐ/Liên đoàn LĐ cấp tỉnh về công tác Công đoàn.

3. Tham gia xây dựng đề án trình BCH Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ về công tác Công đoàn

Hoặc

Chủ trì xây dựng kế hoạch triển khai các nghị quyết, quyết định, kết luận, quy chế, quy định, chỉ thị, thông tri của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch Liên đoàn LĐ cấp huyện về công tác Công đoàn.

Nội dung tham gia (phần được phân công)... được Tổ biên tập hoặc người chủ trì soạn thảo thông qua, đảm bảo quy trình công tác và theo đúng kế hoạch về tiến độ, chất lượng..

2.2

Hướng dẫn

1- Tham gia xây dựng hướng dẫn triển khai các nghị quyết, quyết định, kết luận, quy chế, quy định, chỉ thị, thông tri của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch TLĐ/Liên đoàn LĐ cấp tỉnh về công tác Công đoàn.

2- Tham gia lớp, buổi hướng dẫn nghiệp vụ cho cấp dưới.

1. Nội dung tham gia xây dựng được hoàn thành theo đúng tiến độ kế hoạch, chất lượng theo yêu cầu của người chủ trì.

2. Được cơ quan tổ chức lớp đào tạo, bồi dưỡng đánh giá hoàn thành công việc giảng dạy

2.3

Kiểm tra

3- Chủ trì tổ chức kiểm tra, phân tích đánh giá, báo cáo tổng kết việc thực hiện nghị quyết, quyết định, kết luận, quy chế, quy định, thông báo, chỉ thị, thông tri, hướng dẫn của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch TLĐ/Liên đoàn LĐ cấp tỉnh/huyện về lĩnh vực được phân công; đề xuất chủ trương, biện pháp uốn nắn, điều chỉnh.

Văn bản báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá và có đề xuất kịp thời; đúng kế hoạch, được cấp thẩm quyền phê duyệt xử lý.

2.4

Thẩm định các đề án công tác và nghiệp vụ liên quan

Tham gia thẩm định các đề án, công trình cấp Tổng LĐ, cấp nhà nước thuộc lĩnh vực công tác được phân công.

Phần nội dung tham gia thẩm định được hoàn thành theo đúng kế hoạch, chất lượng do người chủ trì giao.

2.5

Thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ

Chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ.

Đảm bảo quy trình công tác và theo đúng kế hoạch về tiến độ, chất lượng, hiệu quả công việc.

2.6

Phối hợp thực hiện trong công tác công tác Công đoàn

Phối hợp với các ban, đơn vị trực thuộc; với Liên đoàn LĐ các tỉnh/thành và các cơ quan có liên quan trong công tác Công đoàn.

Công việc, nhiệm vụ được giao thông suốt, tạo được mối quan hệ công tác tích cực theo đúng quy chế, quy định phối hợp công tác.

2.7

Thực hiện chế độ hội họp

Được tham dự các cuộc họp liên quan đến công tác theo phân công.

Dự họp đúng thành phần, thời gian, địa điểm quy định.

2.8

Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân

Kế hoạch được xây dựng trên cơ sở nội dung kế hoạch công tác của vụ, đơn vị và được thực hiện theo đúng tiến độ

2.9

Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.

3- Các mối quan hệ trong công việc

3.1- Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi

Quản lý trực tiếp

Các đơn vị phối hợp chính

Lãnh đạo Văn phòng hoặc Ban

 

• Các tổ chức thuộc cơ quan

3.2- Bên ngoài

Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính

Bản chất quan hệ

Các ban của Đảng, Văn phòng TW Đảng, và các Bộ, ngành thuộc Chính phủ, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội (theo phân công)

• Tham gia các cuộc họp có liên quan.

• Cung cấp các thông tin theo yêu cầu.

• Thu thập các thông tin cần thiết cho việc thực hiện công việc chuyên môn.

• Thực hiện các báo cáo theo yêu cầu

Liên đoàn LĐ các tỉnh/thành

Các ban, đơn vị trực thuộc

(theo phân công)

• Thu thập các thông tin cần thiết cho việc thực hiện công việc quản lý.

• Phối hợp xây dựng các văn bản quản lý của cơ quan và hướng dẫn việc thực hiện

• Triển khai các công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan

4- Phạm vi quyền hạn

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao

4.2

Tham gia ý kiến hoặc kiến nghị trong điều động công chức thuộc đơn vị

4.3

Được cung cấp thông tin về công tác chỉ đạo điều hành của cơ quan trong phạm vi nhiệm vụ được giao

4.4

Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao

4.5

Được tham gia các cuộc họp liên quan

5- Các yêu cầu về trình độ, năng lực

5.1- Yêu cầu về trình độ

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ đào tạo

• Tốt nghiệp đại học (các chuyên ngành khoa học xã hội, kinh tế, luật, văn hóa...)

• Trung cấp lý luận chính trị trở lên

Bồi dưỡng, chứng chỉ

• Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính hoặc Bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc thạc sỹ quản lý hành chính công, tiến sỹ quản lý hành chính công

• Bồi dưỡng nghiệp vụ Công đoàn

• Ngoại ngữ: Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/1/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam

• Tin học: Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc Chứng chỉ tin học ứng dụng tương đương.

Kinh nghiệm (thành tích công tác)

• Có ít nhất 3 năm công tác về công đoàn hoặc lĩnh vực khác có liên quan.

Phẩm chất cá nhân

• Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.

• Trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt

• Trung thực, thẳng thắn, kiên định nhưng biết lắng nghe

• Điềm tĩnh, cẩn thận

• Khả năng đoàn kết nội bộ

• Phẩm chất khác ...

Các yêu cầu khác

• Có khả năng tuyên truyền, vận động;

• Hiểu biết về luật pháp, chính sách chế độ, quyền, lợi ích của CNVCLĐ

5.2- Các năng lực

Nhóm năng lực

Tên năng lực

Cấp độ

Nhóm năng lực chung

• Đạo đức và bản lĩnh

4

• Tổ chức thực hiện công việc

4

• Soạn thảo và ban hành văn bản

4

• Giao tiếp ứng xử

4

• Quan hệ phối hợp

4

• Sử dụng công nghệ thông tin

2

• Ngoại ngữ

2

Nhóm năng lực chuyên môn

• Khả năng chủ trì tham mưu xây dựng chủ trương, nghị quyết

3

• Khả năng hướng dẫn thực hiện chủ trương, nghị quyết

3

• Khả năng kiểm tra thực hiện chủ trương, nghị quyết

3

• Khả năng thẩm định các văn bản, đề án

3

• Khả năng tổ chức thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ

3

Nhóm năng lực quản lý

• Tư duy chiến lược

3

• Quản lý sự thay đổi

2

• Ra quyết định

2

• Quản lý nguồn lực

2

• Phát triển nhân viên

2

 

 

Phê duyệt của lãnh đạo

 

LĐLĐ

TÊN CƠ QUAN ĐƠN VỊ…
TÊN TỔ CHỨC…

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

 

BẢN MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Tên VTVL: Chuyên viên về Công tác Công đoàn

Mã vị trí việc làm:

Ngày bắt đầu thực hiện:

Địa điểm làm việc:

(địa chỉ trụ sở của cơ quan)

Quy trình công việc liên quan

(tên tài liệu, quy trình công việc liên quan đến vị trí này)

 

 

 

1- Mục tiêu vị trí việc làm: Tham mưu, tổng hợp và triển khai thực hiện nhiệm vụ cụ thể về công tác Công đoàn1 theo phân công.

2- Các công việc và tiêu chí đánh giá

TT

Các công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ

Mảng công việc

Công việc cụ thể

2.1

Xây dựng văn bản

Soạn thảo các quy định cụ thể, các văn bản hướng dẫn để thực hiện chỉ thị, nghị quyết, quyết định của Tổng LĐ/Liên đoàn LĐ cấp tỉnh/huyện thuộc phần việc được phân công.

Nội dung tham gia xây dựng được hoàn thành theo đúng tiến độ kế hoạch, chất lượng theo yêu cầu của người chủ trì.

2.2

Hướng dẫn, kiểm tra

Chủ trì hoặc tham gia hướng dẫn, kiểm tra cấp dưới về thực hiện chỉ thị, nghị quyết, quyết định của Đảng và của Tổng LĐ (theo phân công)

Truyền đạt được các nội dung về nghiệp vụ để cấp dưới có khả năng thực hiện công việc;

Văn bản báo cáo kết quả kiểm tra có đề xuất kịp thời biện pháp uốn nắn, điều chỉnh

2.3

Theo dõi, tổng hợp báo cáo

Theo dõi, báo cáo tình hình về kết quả thực hiện chỉ thị, nghị quyết, quyết định về công tác Công đoàn (theo phân công)

Văn bản báo cáo được cấp thẩm quyền phê duyệt xử lý

2.4

Thực hiện

Thực hiện nền nếp hoạt động nghiệp vụ về công tác Công đoàn; thu thập thông tin, thống kê, lưu trữ các tài liệu; phân tích, đánh giá kết quả thực hiện công việc được phân công.

Thực hiện theo tiến độ kế hoạch, đúng quy trình chuyên môn, nghiệp vụ

2.5

Phối hợp

Phối hợp tham gia thực hiện các công việc có trách nhiệm liên quan (theo phân công)

(theo yêu cầu cụ thể của công việc được tham gia)

2.6

Thực hiện chế độ hội họp

Được tham dự các cuộc họp liên quan đến công tác theo phân công

Tiếp thu, trao đổi thông tin triển khai thực hiện theo kết luận cuộc họp

2.7

Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân

Kế hoạch được xây dựng trên cơ sở nội dung kế hoạch công tác của đơn vị và được thực hiện theo đúng tiến độ

2.8

Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Ban giao.

3- Các mối quan hệ trong công việc

3.1- Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kim duyệt kết quả bởi

Quản lý trực tiếp

Các cá nhân, đơn vị phối hợp chính

Trưởng Ban (Chánh Văn phòng) hoặc Phó ban (Phó Chánh Văn phòng) hoặc Trưởng/phó phòng

 

• Công chức trong Ban (Văn phòng)

3.2- Bên ngoài

Đối tượng quan hệ chính

Bản chất quan hệ

Các ban của Đảng, Văn phòng TW Đảng, và các Bộ, ngành, MTTQ và các đoàn thể (theo phân công đối với từng cấp)

• Tham gia các cuộc họp có liên quan.

• Cung cấp các thông tin theo yêu cầu.

• Thu thập các thông tin cần thiết cho việc thực hiện công việc chuyên môn.

• Lấy các thông tin thống kê

• Thực hiện các báo cáo theo yêu cầu

LĐLĐ các tỉnh/thành

LĐLĐ các quận/huyện

Các ban, đơn vị trực thuộc

(theo phân công)

• Kiểm tra, giám sát các hoạt động chuyên môn theo phân công

• Thu thập các thông tin cần thiết cho việc thực hiện công việc được giao.

• Triển khai công tác theo phân công

4- Phạm vi quyền hạn

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao

4.2

Tham gia ý kiến hoặc kiến nghị trong điều động công chức thuộc đơn vị

4.3

Được cung cấp thông tin về công tác chỉ đạo điều hành của đơn vị trong phạm vi nhiệm vụ được giao

4.4

Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao

4.5

Được tham gia các cuộc họp liên quan

5- Các yêu cầu về trình độ, năng lực

5.1- Yêu cầu về trình độ

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ chuyên môn

• Tốt nghiệp đại học (các chuyên ngành khoa học xã hội, kinh tế, luật, văn hóa...)

Bồi dưỡng, chứng chỉ

• Nghiệp vụ Công đoàn

• Quản lý nhà nước chương trình chuyên viên

• Ngoại ngữ: Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam

• Tin học: Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc Chứng chỉ tin học ứng dụng tương đương.

Kinh nghiệm (thành tích công tác)

• Có ít nhất 1 năm công tác trong cơ quan, đơn vị của Đảng hoặc của Nhà nước hoặc MTTQ hoặc đoàn thể chính trị - xã hội hoặc các cơ quan, đơn vị liên quan

Phẩm chất cá nhân

• Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.

• Tinh thần trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt

• Trung thực, thẳng thắn, kiên định nhưng biết lắng nghe

• Điềm tĩnh, cẩn thận

• Khả năng đoàn kết nội bộ

Các yêu cầu khác

5.2- Các năng lực

Nhóm năng lực

Tên năng lực

Cấp độ

Nhóm năng lực chung

• Đạo đức và bản lĩnh

3

• Tổ chức thực hiện công việc

3

• Soạn thảo và ban hành văn bản

2

• Giao tiếp ứng xử

2

• Quan hệ phối hợp

2

• Sử dụng công nghệ thông tin

2

• Ngoại ngữ

2

Nhóm năng lực chuyên môn

• Khả năng chủ trì tham mưu xây dựng chủ trương, nghị quyết

2

• Khả năng hướng dẫn thực hiện chủ trương, nghị quyết

2

• Khả năng kiểm tra thực hiện chủ trương, nghị quyết

2

• Khả năng thẩm định các văn bản, đề án

2

• Khả năng tổ chức thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ

2

Nhóm năng lực quản lý

• Tư duy chiến lược

2

• Quản lý sự thay đổi

1

• Ra quyết định

1

• Quản lý nguồn lực

1

• Phát triển nhân viên

1

 

 

Phê duyệt của lãnh đạo

 

LĐLĐ

TÊN CƠ QUAN ĐƠN VỊ…
TÊN TỔ CHỨC…

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

 

BẢN MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Tên VTVL: Chuyên viên chính về An toàn vệ sinh lao động

Mã vị trí việc làm:

Ngày bắt đầu thực hiện:

Địa điểm làm việc:

(địa chỉ trụ sở của cơ quan)

Quy trình công việc liên quan

(tên tài liệu, quy trình công việc liên quan đến vị trí này)

 

 

 

1- Mục tiêu vị trí việc làm: (Tóm tắt tổng quan về vị trí việc làm)

Tham mưu, đề xuất và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ nhiệm vụ, giải pháp về an toàn vệ sinh lao động, bảo hộ lao động; chủ trì hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện.

2- Các công việc và tiêu chí đánh giá

TT

Các công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ

Mảng công việc

Công việc cụ thể

2.1

Tham gia xây dựng văn bản về lĩnh vực được phân công

1- Tham gia xây dựng các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch TLĐ/Liên đoàn LĐ cấp tỉnh về công tác an toàn vệ sinh lao động, bảo hộ lao động.

2- Tham gia xây dựng kế hoạch triển khai các nghị quyết, quyết định, kết luận, quy chế, quy định, chỉ thị, thông tri của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch TLĐ/Liên đoàn LĐ cấp tỉnh về công tác an toàn vệ sinh lao động, bảo hộ lao động.

3. Tham gia nghiên cứu đề án trình Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch TLĐ/Liên đoàn LĐ cấp tỉnh về công tác an toàn vệ sinh lao động, bảo hộ lao động

Nội dung tham gia (phần được phân công)... được Tổ biên tập hoặc người chủ trì soạn thảo thông qua, đảm bảo quy trình công tác và theo đúng kế hoạch về tiến độ, chất lượng..

2.2

Hướng dẫn

1- Tham gia xây dựng hướng dẫn triển khai các nghị quyết, quyết định, kết luận, quy chế, quy định, chỉ thị, thông tri của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch TLĐ/Liên đoàn LĐ cấp tỉnh về công tác an toàn vệ sinh lao động, bảo hộ lao động.

2- Tham gia lớp, buổi hướng dẫn nghiệp vụ cho cấp dưới.

1. Nội dung tham gia xây dựng được hoàn thành theo đúng tiến độ kế hoạch, chất lượng theo yêu cầu của người chủ trì.

2. Được cơ quan tổ chức lớp đào tạo, bồi dưỡng đánh giá hoàn thành công việc giảng dạy

2.3

Kiểm tra

3- Chủ trì tổ chức kiểm tra, phân tích đánh giá, báo cáo tổng kết việc thực hiện nghị quyết, quyết định, kết luận, quy chế, quy định, thông báo, chỉ thị, thông tri, hướng dẫn của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch TLĐ/Liên đoàn LĐ cấp tỉnh về lĩnh vực được phân công; đề xuất chủ trương, biện pháp uốn nắn, điều chỉnh.

Văn bản báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá và có đề xuất kịp thời; đúng kế hoạch, được cấp thẩm quyền phê duyệt xử lý.

2.4

Thẩm định các đề án công tác và nghiệp vụ liên quan

Tham gia thẩm định các đề án, công trình cấp Tổng LĐ, cấp nhà nước thuộc lĩnh vực công tác được phân công.

Phần nội dung tham gia thẩm định được hoàn thành theo đúng kế hoạch, chất lượng do người chủ trì giao.

2.5

Thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ

Chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ.

Đảm bảo quy trình công tác và theo đúng kế hoạch về tiến độ, chất lượng, hiệu quả công việc.

2.6

Phối hợp thực hiện trong công tác công tác Công đoàn

Phối hợp với các ban, đơn vị trực thuộc; với Liên đoàn LĐ các tỉnh/thành và các cơ quan có liên quan trong công tác an toàn vệ sinh lao động, bảo hộ lao động

Công việc, nhiệm vụ được giao thông suốt, tạo được mối quan hệ công tác tích cực theo đúng quy chế, quy định phối hợp công tác.

2.7

Thực hiện chế độ hội họp

Được tham dự các cuộc họp liên quan đến công tác theo phân công.

Dự họp đúng thành phần, thời gian, địa điểm quy định.

2.8

Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân

Kế hoạch được xây dựng trên cơ sở nội dung kế hoạch công tác của vụ, đơn vị và được thực hiện theo đúng tiến độ

2.9

Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.

3- Các mối quan hệ trong công việc

3.1- Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi

Quản lý trực tiếp

Các đơn vị phối hợp chính

Lãnh đạo Văn phòng hoặc Ban

 

• Các tổ chức thuộc cơ quan

3.2- Bên ngoài

Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính

Bản chất quan hệ

Các ban của Đảng, Văn phòng TW Đảng, và các Bộ, ngành thuộc Chính phủ, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội (theo phân công)

• Tham gia các cuộc họp có liên quan.

• Cung cấp các thông tin theo yêu cầu.

• Thu thập các thông tin cần thiết cho việc thực hiện công việc chuyên môn.

• Thực hiện các báo cáo theo yêu cầu

LĐLĐ các tỉnh/thành và tương đương

LĐLĐ cấp huyện và tương đương

Các ban, đơn vị trực thuộc

(theo phân công)

• Thu thập các thông tin cần thiết cho việc thực hiện công việc quản lý.

• Phối hợp xây dựng các văn bản quản lý của cơ quan và hướng dẫn việc thực hiện

• Triển khai các công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan

4- Phạm vi quyền hạn

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao

4.2

Tham gia ý kiến hoặc kiến nghị trong điều động công chức thuộc đơn vị

4.3

Được cung cấp thông tin về công tác chỉ đạo điều hành của cơ quan trong phạm vi nhiệm vụ được giao

4.4

Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao

4.5

Được tham gia các cuộc họp liên quan

5- Các yêu cầu về trình độ, năng lực

5.1- Yêu cầu về trình độ

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ đào tạo

• Tốt nghiệp đại học (các chuyên ngành bảo hộ lao động, quản trị, kinh tế lao động...)

• Trung cấp lý luận chính trị trở lên

Bồi dưỡng, chứng chỉ

• Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính hoặc Bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc thạc sỹ quản lý hành chính công, tiến sỹ quản lý hành chính công

• Bồi dưỡng nghiệp vụ Công đoàn

• Ngoại ngữ: Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/1/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam

• Tin học: Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc Chứng chỉ tin học ứng dụng tương đương.

Kinh nghiệm (thành tích công tác)

• Có ít nhất 3 năm công tác về công đoàn hoặc lĩnh vực khác có liên quan.

Phẩm chất cá nhân

• Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.

• Trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt

• Trung thực, thẳng thắn, kiên định nhưng biết lắng nghe

• Điềm tĩnh, cẩn thận

• Khả năng đoàn kết nội bộ

• Phẩm chất khác ...

Các yêu cầu khác

• Có khả năng tuyên truyền, vận động;

• Hiểu biết về luật pháp, chính sách chế độ, quyền, lợi ích của CNVCLĐ

5.2- Các năng lực

Nhóm năng lực

Tên năng lực

Cấp độ

Nhóm năng lực chung

• Đạo đức và bản lĩnh

4

• Tổ chức thực hiện công việc

4

• Soạn thảo và ban hành văn bản

4

• Giao tiếp ứng xử

4

• Quan hệ phối hợp

4

• Sử dụng công nghệ thông tin

2

• Ngoại ngữ

2

Nhóm năng lực chuyên môn

• Khả năng chủ trì tham mưu xây dựng chủ trương, nghị quyết

3

• Khả năng hướng dẫn thực hiện chủ trương, nghị quyết

3

• Khả năng kiểm tra thực hiện chủ trương, nghị quyết

3

• Khả năng thẩm định các văn bản, đề án

3

• Khả năng tổ chức thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ

3

Nhóm năng lực quản lý

• Tư duy chiến lược

3

• Quản lý sự thay đổi

2

• Ra quyết định

2

• Quản lý nguồn lực

2

• Phát triển nhân viên

2

 

 

Phê duyệt của lãnh đạo

 

LĐLĐ

TÊN CƠ QUAN ĐƠN VỊ…
TÊN TỔ CHỨC…

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

 

BẢN MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Tên VTVL: Chuyên viên về An toàn vệ sinh lao động

Mã vị trí việc làm:

Ngày bắt đầu thực hiện:

Địa điểm làm việc:

(địa chỉ trụ sở của cơ quan)

Quy trình công việc liên quan

(tên tài liệu, quy trình công việc liên quan đến vị trí này)

 

 

 

1- Mục tiêu vị trí việc làm: Tham mưu, tổng hợp và triển khai thực hiện nhiệm vụ cụ thể về an toàn vệ sinh lao động, bảo hộ lao động theo phân công.

2- Các công việc và tiêu chí đánh giá

TT

Các công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ

Mảng công việc

Công việc cụ thể

2.1

Xây dựng văn bản

Soạn thảo các quy định cụ thể, các văn bản hướng dẫn để thực hiện chỉ thị, nghị quyết, quyết định của Tổng LĐ/Liên đoàn LĐ cấp tỉnh, huyện thuộc phần việc được phân công.

Nội dung tham gia xây dựng được hoàn thành theo đúng tiến độ kế hoạch, chất lượng theo yêu cầu của người chủ trì.

2.2

Hướng dẫn, kiểm tra

Chủ trì hoặc tham gia hướng dẫn, kiểm tra cấp dưới về thực hiện chỉ thị, nghị quyết, quyết định của Đảng và của Tổng LĐ (theo phân công)

Truyền đạt được các nội dung về nghiệp vụ để cấp dưới có khả năng thực hiện công việc;

Văn bản báo cáo kết quả kiểm tra có đề xuất kịp thời biện pháp uốn nắn, điều chỉnh

2.3

Theo dõi, tổng hợp báo cáo

Theo dõi, báo cáo tình hình về kết quả thực hiện chỉ thị, nghị quyết, quyết định về an toàn vệ sinh lao động, bảo hộ lao động (theo phân công)

Văn bản báo cáo được cấp thẩm quyền phê duyệt xử lý

2.4

Thực hiện

Thực hiện nền nếp hoạt động nghiệp vụ về an toàn vệ sinh lao động, bảo hộ lao động; thu thập thông tin, thống kê, lưu trữ các tài liệu; phân tích, đánh giá kết quả thực hiện công việc được phân công.

Thực hiện theo tiến độ kế hoạch, đúng quy trình chuyên môn, nghiệp vụ

2.5

Phối hợp

Phối hợp tham gia thực hiện các công việc có trách nhiệm liên quan (theo phân công)

(theo yêu cầu cụ thể của công việc được tham gia)

2.6

Thực hiện chế độ hội họp

Được tham dự các cuộc họp liên quan đến công tác theo phân công

Tiếp thu, trao đổi thông tin triển khai thực hiện theo kết luận cuộc họp

2.7

Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân

Kế hoạch được xây dựng trên cơ sở nội dung kế hoạch công tác của đơn vị và được thực hiện theo đúng tiến độ

2.8

Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Ban giao.

3- Các mối quan hệ trong công việc

3.1- Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi

Quản lý trực tiếp

Các cá nhân, đơn vị phối hợp chính

Trưởng Ban (Chánh Văn phòng) hoặc Phó ban (Phó Chánh Văn phòng) hoặc Trưởng/phó phòng

 

• Công chức trong Ban (Văn phòng)

3.2- Bên ngoài

Đối tượng quan hệ chính

Bản chất quan hệ

Các ban của Đảng, Văn phòng TW Đảng, và các Bộ, ngành, MTTQ và các đoàn thể (theo phân công)

• Tham gia các cuộc họp có liên quan.

• Cung cấp các thông tin theo yêu cầu.

• Thu thập các thông tin cần thiết cho việc thực hiện công việc chuyên môn.

• Lấy các thông tin thống kê

• Thực hiện các báo cáo theo yêu cầu

LĐLĐ các tỉnh/thành

LĐLĐ các quận/huyện

Các ban, đơn vị trực thuộc (theo phân công)

• Kiểm tra, giám sát các hoạt động chuyên môn theo phân công

• Thu thập các thông tin cần thiết cho việc thực hiện công việc được giao.

• Triển khai công tác theo phân công

4- Phạm vi quyền hạn

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao

4.2

Tham gia ý kiến hoặc kiến nghị trong điều động công chức thuộc đơn vị

4.3

Được cung cấp thông tin về công tác chỉ đạo điều hành của đơn vị trong phạm vi nhiệm vụ được giao

4.4

Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao

4.5

Được tham gia các cuộc họp liên quan

5- Các yêu cầu về trình độ, năng lực

5.1- Yêu cầu về trình độ

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ chuyên môn

• Tốt nghiệp đại học (các chuyên ngành bảo hộ lao động, quản trị, kinh tế lao động...)

Bồi dưỡng, chứng chỉ

• Nghiệp vụ Công đoàn

• Quản lý nhà nước chương trình chuyên viên

• Ngoại ngữ: Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam

• Tin học: Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc Chứng chỉ tin học ứng dụng tương đương.

Kinh nghiệm (thành tích công tác)

• Có ít nhất 1 năm công tác trong cơ quan, đơn vị của Đảng hoặc của Nhà nước hoặc MTTQ hoặc đoàn thể chính trị - xã hội hoặc các cơ quan, đơn vị liên quan

Phẩm chất cá nhân

• Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.

• Tinh thần trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt

• Trung thực, thẳng thắn, kiên định nhưng biết lắng nghe

• Điềm tĩnh, cẩn thận

• Khả năng đoàn kết nội bộ

Các yêu cầu khác

5.2- Các năng lực

Nhóm năng lực

Tên năng lực

Cấp độ

Nhóm năng lực chung

• Đạo đức và bản lĩnh

3

• Tổ chức thực hiện công việc

3

• Soạn thảo và ban hành văn bản

2

• Giao tiếp ứng xử

2

• Quan hệ phối hợp

2

• Sử dụng công nghệ thông tin

2

• Ngoại ngữ

2

Nhóm năng lực chuyên môn

• Khả năng chủ trì tham mưu xây dựng chủ trương, nghị quyết

2

• Khả năng hướng dẫn thực hiện chủ trương, nghị quyết

2

• Khả năng kiểm tra thực hiện chủ trương, nghị quyết

2

• Khả năng thẩm định các văn bản, đề án

2

• Khả năng tổ chức thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ

2

Nhóm năng lực quản lý

• Tư duy chiến lược

2

• Quản lý sự thay đổi

1

• Ra quyết định

1

• Quản lý nguồn lực

1

• Phát triển nhân viên

1

 

 

Phê duyệt của lãnh đạo

 

LĐLĐ

TÊN CƠ QUAN ĐƠN VỊ…
TÊN TỔ CHỨC…

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

 

BẢN MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Tên VTVL: Chuyên viên cao cấp về Tài chính công đoàn

Mã vị trí việc làm:

Ngày bắt đầu thực hiện:

Địa điểm làm việc:

(địa chỉ trụ sở của cơ quan)

Quy trình công việc liên quan

(tên tài liệu, quy trình công việc liên quan đến vị trí này)

 

 

 

1- Mục tiêu vị trí việc làm: Chủ trì tham mưu, đề xuất nhiệm vụ, giải pháp về tạo nguồn tài chính công đoàn và quản lý tài chính, tài sản Công đoàn; chủ trì hướng dẫn, kiểm tra thực hiện theo phân công.

2- Các công việc và tiêu chí đánh giá

TT

Các công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

Mảng công việc

Công việc cụ thể

2.1

Tham mưu xây dựng văn bản

1. Chủ trì nghiên cứu xây dựng các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch TLĐ/Liên đoàn LĐ cấp tỉnh về tạo nguồn tài chính công đoàn và quản lý tài chính, tài sản Công đoàn.

2. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng kế hoạch triển khai các văn bản (nghị quyết, quyết định, kết luận, quy chế, quy định, chỉ thị...) của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch TLĐ/Liên đoàn LĐ cấp tỉnh về tạo nguồn tài chính công đoàn và quản lý tài chính, tài sản Công đoàn

3. Chủ trì xây dựng đề án trình Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch TLĐ/Liên đoàn LĐ cấp tỉnh về tạo nguồn tài chính công đoàn và quản lý tài chính, tài sản Công đoàn

1. Các văn bản như Nghị quyết, quyết định, kết luận, quy chế, quy định, thông báo, thông cáo, báo cáo, chỉ thị được ban hành.

2. Dự thảo kế hoạch được phê duyệt và ban hành.

3. Kết quả triển khai Đề án theo đúng kế hoạch về tiến độ, chất lượng theo quy định

2.2

Hướng dẫn

Chủ trì xây dựng văn bản hướng dẫn triển khai các nghị quyết, quyết định, kết luận, quy chế, quy định, chỉ thị, của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch TLĐ/Liên đoàn LĐ cấp tỉnh về tạo nguồn tài chính công đoàn và quản lý tài chính, tài sản Công đoàn

Văn bản hướng dẫn được xây dựng theo đúng nội dung quy định, đúng tiến độ và được cấp có thẩm quyền ký ban hành;

2.3

Kiểm tra

Chủ trì tổ chức kiểm tra, phân tích đánh giá, báo cáo tổng kết việc thực hiện các nghị quyết, quyết định, kết luận, quy chế, quy định, chỉ thị của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch TLĐ/Liên đoàn LĐ cấp tỉnh về tạo nguồn tài chính công đoàn và quản lý tài chính, tài sản Công đoàn; đề xuất chủ trương, biện pháp uốn nắn, điều chỉnh.

Có văn bản báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá và có đề xuất kịp thời, được cấp thẩm quyền phê duyệt xử lý.

2.4

Thẩm định các đề án công tác và nghiệp vụ liên quan

Tổ chức thẩm định các đề án cấp tỉnh, thành phố, cấp Tổng LĐ (bộ), cấp nhà nước thuộc lĩnh vực công tác được phân công.

Báo cáo kết quả thẩm định được phê duyệt và được cấp có thẩm quyền thông qua

2.5

Nghiên cứu xây dựng các đề án cấp nhà nước

Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu các công trình, xây dựng các đề án cấp Tổng LĐ (bộ), cấp nhà nước.

Đề án được thông qua, nghiệm thu và áp dụng trong thực tiễn mang lại hiệu quả.

2.6

Phối hợp thực hiện

Phối hợp với các cơ quan tổ chức có liên quan ở Trung ương và địa phương về tạo nguồn tài chính công đoàn và quản lý tài chính, tài sản Công đoàn.

Công việc, nhiệm vụ được giao thông suốt, tạo được mối quan hệ công tác tích cực theo đúng quy chế, quy định phối hợp công tác.

2.7

Thực hiện nhiệm vụ chung, hội họp

1. Tham dự các cuộc họp liên quan đến lĩnh vực chuyên môn ở trong và ngoài cơ quan theo phân công

2. Tham dự các cuộc họp đơn vị, họp cơ quan theo quy định.

Tham dự đầy đủ, chuẩn bị tài liệu và ý kiến phát biểu theo yêu cầu.

3. Phối hợp thực hiện công việc với các thành viên trong đơn vị.

Hoạt động của đơn vị (liên quan đến lĩnh vực công tác được giao) nhịp nhàng, đúng tiến độ.

2.8

Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân

Xây dựng, thực hiện kế hoạch theo đúng kế hoạch công tác của đơn vị, cơ quan và nhiệm vụ được giao.

2.9

Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.

3. Các mối quan hệ trong công việc

3.1- Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi

Quản lý trực tiếp

Các đơn vị phối hợp chính

Lãnh đạo Văn phòng, Ban phụ trách trực tiếp

Thường trực Đoàn Chủ tịch

 

• Các ban, đơn vị cơ quan có liên quan

3.2- Bên ngoài

Ban, bộ, ngành, địa phương có quan hệ chính

Bản chất quan hệ

Các ban của Đảng, Văn phòng TW Đảng, các Bộ, ngành, MMTQ và các tổ chức chính trị - xã hội

(liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ về tổ chức theo chức năng của Văn phòng, Ban và nhiệm vụ do cấp trên giao)

Liên đoàn LĐ các tỉnh/thành

Văn phòng và các Ban, đơn vị trực thuộc

(liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ theo chức năng của Văn phòng, Ban và nhiệm vụ do cấp trên giao)

4- Phạm vi quyền hạn

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao;

4.2

Tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị.

4.3

Được cung cấp các thông tin chỉ đạo điều hành của tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ được giao;

4.4

Được yêu cầu cung cấp thông tin và đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao;

4.5

Được tham gia các cuộc họp trong và ngoài cơ quan theo quy định.

5- Các yêu cầu về trình độ, năng lực

5.1- Yêu cầu về trình độ

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ đào tạo

• Tốt nghiệp đại học trở lên (các chuyên ngành tài chính, kinh tế, kế toán...)

• Cử nhân chính trị hoặc tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị

Bồi dưỡng, chứng chỉ

• Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp hoặc Bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị - hành chính

• Bồi dưỡng nghiệp vụ Công đoàn

• Ngoại ngữ: Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 4 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/1/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam

• Tin học: Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc Chứng chỉ tin học ứng dụng tương đương

Kinh nghiệm (thành tích công tác)

• Đã chủ trì soạn thảo nghị quyết, quy định... của BCH, Ban Thường vụ LĐLĐ các tỉnh/thành về công tác công đoàn; hoặc chủ trì/tham gia xây dựng nội dung nghị quyết, kết luận, quy định... của BCH Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch TLĐ về công tác công đoàn và được ban hành

Phẩm chất cá nhân

• Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.

• Tinh thần trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt

• Trung thực, thẳng thắn, kiên định nhưng biết lắng nghe

• Điềm tĩnh, cẩn thận

• Khả năng đoàn kết nội bộ

Các yêu cầu khác

• Có khả năng tuyên truyền, vận động;

• Hiểu biết về luật pháp, chính sách chế độ, quyền, lợi ích của CNVCLĐ

5.2- Các năng lực

Nhóm năng lực

Tên năng lực

Cấp độ

Nhóm năng lực chung

• Đạo đức và bản lĩnh

5

• Tổ chức thực hiện công việc

5

• Kỹ thuật soạn thảo và ban hành văn bản

5

• Giao tiếp ứng xử

5

• Quan hệ phối hợp

5

• Sử dụng công nghệ thông tin

3

• Ngoại ngữ

3

Nhóm năng lực chuyên môn

• Khả năng chủ trì tham mưu xây dựng chủ trương, nghị quyết

4

• Khả năng hướng dẫn thực hiện chủ trương, nghị quyết

4

• Khả năng kiểm tra thực hiện chủ trương, nghị quyết

4

• Khả năng thẩm định các văn bản, đề án

4

• Khả năng tổ chức thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ

3

Nhóm năng lực quản lý

• Tư duy chiến lược

4

• Quản lý sự thay đổi

3

• Ra quyết định

3

• Quản lý nguồn lực

3

• Phát triển nhân viên

3

 

 

Phê duyệt của lãnh đạo

 

LĐLĐ

TÊN CƠ QUAN ĐƠN VỊ…
TÊN TỔ CHỨC…

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

 

BẢN MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Tên VTVL: Chuyên viên chính về Tài chính công đoàn

Mã vị trí việc làm:

Ngày bắt đầu thực hiện:

Địa điểm làm việc:

(địa chỉ trụ sở của cơ quan)

Quy trình công việc liên quan

(tên tài liệu, quy trình công việc liên quan đến vị trí này)

 

 

 

1- Mục tiêu vị trí việc làm: (Tóm tắt tổng quan về vị trí việc làm)

Tham mưu, đề xuất và tổ chức triển khai thực giải pháp về tạo nguồn tài chính công đoàn và quản lý tài chính, tài sản Công đoàn; chủ trì hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện.

2- Các công việc và tiêu chí đánh giá

TT

Các công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ

Mảng công việc

Công việc cụ thể

2.1

Tham gia xây dựng văn bản về lĩnh vực được phân công

1 - Tham gia xây dựng các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch TLĐ/Liên đoàn LĐ cấp tỉnh về tạo nguồn tài chính công đoàn và quản lý tài chính, tài sản Công đoàn

2- Tham gia xây dựng kế hoạch triển khai các nghị quyết, quyết định, kết luận, quy chế, quy định, chỉ thị, thông tri của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch TLĐ/Liên đoàn LĐ cấp tỉnh về tạo nguồn tài chính công đoàn và quản lý tài chính, tài sản Công đoàn.

3. Tham gia xây dựng đề án trình Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch TLĐ/Liên đoàn LĐ cấp tỉnh về tạo nguồn tài chính công đoàn và quản lý tài chính, tài sản Công đoàn.

Hoặc

Chủ trì xây dựng các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động cấp huyện về tạo nguồn tài chính công đoàn và quản lý tài chính, tài sản Công đoàn.

Nội dung tham gia (phần được phân công)... được Tổ biên tập hoặc người chủ trì soạn thảo thông qua, đảm bảo quy trình công tác và theo đúng kế hoạch về tiến độ, chất lượng..

2.2

Hướng dẫn

1- Tham gia xây dựng hướng dẫn triển khai các nghị quyết, quyết định, kết luận, quy chế, quy định, chỉ thị, thông tri của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch TLĐ về tạo nguồn tài chính công đoàn và quản lý tài chính, tài sản Công đoàn.

2- Tham gia lớp, buổi hướng dẫn nghiệp vụ cho cấp dưới.

1. Nội dung tham gia xây dựng được hoàn thành theo đúng tiến độ kế hoạch, chất lượng theo yêu cầu của người chủ trì.

2. Được cơ quan tổ chức lớp đào tạo, bồi dưỡng đánh giá hoàn thành công việc giảng dạy

2.3

Kiểm tra

3- Chủ trì tổ chức kiểm tra, phân tích đánh giá, báo cáo tổng kết việc thực hiện nghị quyết, quyết định, kết luận, quy chế, quy định, thông báo, chỉ thị, thông tri, hướng dẫn của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch TLĐ về lĩnh vực được phân công; đề xuất chủ trương, biện pháp uốn nắn, điều chỉnh.

Văn bản báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá và có đề xuất kịp thời; đúng kế hoạch, được cấp thẩm quyền phê duyệt xử lý.

2.4

Thẩm định các đề án công tác và nghiệp vụ liên quan

Tham gia thẩm định các đề án, công trình cấp Tổng LĐ, cấp nhà nước thuộc lĩnh vực công tác được phân công.

Phần nội dung tham gia thẩm định được hoàn thành theo đúng kế hoạch, chất lượng do người chủ trì giao.

2.5

Thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ

Chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ.

Đảm bảo quy trình công tác và theo đúng kế hoạch về tiến độ, chất lượng, hiệu quả công việc.

2.6

Phối hợp thực hiện trong công tác công tác Công đoàn

Phối hợp với các ban, đơn vị trực thuộc; với Liên đoàn LĐ các tỉnh/thành và các cơ quan có liên quan trong công tác tạo nguồn tài chính công đoàn và quản lý tài chính, tài sản Công đoàn.

Công việc, nhiệm vụ được giao thông suốt, tạo được mối quan hệ công tác tích cực theo đúng quy chế, quy định phối hợp công tác.

2.7

Thực hiện chế độ hội họp

Được tham dự các cuộc họp liên quan đến công tác theo phân công.

Dự họp đúng thành phần, thời gian, địa điểm quy định.

2.8

Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân

Kế hoạch được xây dựng trên cơ sở nội dung kế hoạch công tác của vụ, đơn vị và được thực hiện theo đúng tiến độ

2.9

Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.

3- Các mối quan hệ trong công việc

3.1- Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi

Quản lý trực tiếp

Các đơn vị phối hợp chính

Lãnh đạo Văn phòng hoặc Ban

 

• Các tổ chức thuộc cơ quan

3.2- Bên ngoài

Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính

Bản chất quan hệ

Các ban của Đảng, Văn phòng TW Đảng, và các Bộ, ngành thuộc Chính phủ, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội (theo phân công)

• Tham gia các cuộc họp có liên quan.

• Cung cấp các thông tin theo yêu cầu.

• Thu thập các thông tin cần thiết cho việc thực hiện công việc chuyên môn.

• Thực hiện các báo cáo theo yêu cầu

Liên đoàn LĐ các tỉnh/thành

Liên đoàn LĐ các quận/huyện

Các ban, đơn vị trực thuộc (theo phân công)

• Thu thập các thông tin cần thiết cho việc thực hiện công việc quản lý.

• Phối hợp xây dựng các văn bản quản lý của cơ quan và hướng dẫn việc thực hiện

• Triển khai các công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan

4- Phạm vi quyền hạn

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao

4.2

Tham gia ý kiến hoặc kiến nghị trong điều động công chức thuộc đơn vị

4.3

Được cung cấp thông tin về công tác chỉ đạo điều hành của cơ quan trong phạm vi nhiệm vụ được giao

4.4

Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao

4.5

Được tham gia các cuộc họp liên quan

5- Các yêu cầu về trình độ, năng lực

5.1- Yêu cầu về trình độ

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ đào tạo

• Tốt nghiệp đại học (các chuyên ngành tài chính, kinh tế, kế toán...)

• Trung cấp lý luận chính trị trở lên

Bồi dưỡng, chứng chỉ

• Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính hoặc Bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc thạc sỹ quản lý hành chính công, tiến sỹ quản lý hành chính công

• Bồi dưỡng nghiệp vụ Công đoàn

• Ngoại ngữ: Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/1/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam

• Tin học: Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc Chứng chỉ tin học ứng dụng tương đương.

Kinh nghiệm (thành tích công tác)

• Có ít nhất 3 năm công tác về lĩnh vực tài chính.

Phẩm chất cá nhân

• Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.

• Trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt

• Trung thực, thẳng thắn, kiên định nhưng biết lắng nghe

• Điềm tĩnh, cẩn thận

• Khả năng đoàn kết nội bộ

• Phẩm chất khác ...

Các yêu cầu khác

• Có khả năng tuyên truyền, vận động;

• Hiểu biết về luật pháp, chính sách chế độ, quyền, lợi ích của CNVCLĐ

5.2- Các năng lực

Nhóm năng lực

Tên năng lực

Cấp độ

Nhóm năng lực chung

• Đạo đức và bản lĩnh

4

• Tổ chức thực hiện công việc

4

• Soạn thảo và ban hành văn bản

4

• Giao tiếp ứng xử

4

• Quan hệ phối hợp

4

• Sử dụng công nghệ thông tin

2

• Ngoại ngữ

2

Nhóm năng lực chuyên môn

• Khả năng chủ trì tham mưu xây dựng chủ trương, nghị quyết

3

• Khả năng hướng dẫn thực hiện chủ trương, nghị quyết

3

• Khả năng kiểm tra thực hiện chủ trương, nghị quyết

3

• Khả năng thẩm định các văn bản, đề án

3

• Khả năng tổ chức thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ

3

Nhóm năng lực quản lý

• Tư duy chiến lược

3

• Quản lý sự thay đổi

2

• Ra quyết định

2

• Quản lý nguồn lực

2

• Phát triển nhân viên

2

 

 

Phê duyệt của lãnh đạo

 

LĐLĐ

TÊN CƠ QUAN ĐƠN VỊ…
TÊN TỔ CHỨC…

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

 

BẢN MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Tên VTVL: Chuyên viên về Tài chính công đoàn

Mã vị trí việc làm:

Ngày bắt đầu thực hiện:

Địa điểm làm việc:

(địa chỉ trụ sở của cơ quan)

Quy trình công việc liên quan

(tên tài liệu, quy trình công việc liên quan đến vị trí này)

 

 

 

1- Mục tiêu vị trí việc làm: Tham mưu, tổng hợp và triển khai thực hiện nhiệm vụ cụ thể về tạo nguồn tài chính công đoàn và quản lý tài chính, tài sản Công đoàn theo phân công.

2- Các công việc và tiêu chí đánh giá

TT

Các công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ

Mảng công việc

Công việc cụ thể

2.1

Xây dựng văn bản

Soạn thảo các quy định cụ thể, các văn bản hướng dẫn để thực hiện chỉ thị, nghị quyết, quyết định của Tổng LĐ/LĐLĐ cấp tỉnh, huyện thuộc phần việc được phân công.

Nội dung tham gia xây dựng được hoàn thành theo đúng tiến độ kế hoạch, chất lượng theo yêu cầu của người chủ trì.

2.2

Hướng dẫn, kiểm tra

Chủ trì hoặc tham gia hướng dẫn, kiểm tra cấp dưới về thực hiện chỉ thị, nghị quyết, quyết định của Đảng và của Tổng LĐ (theo phân công)

Truyền đạt được các nội dung về nghiệp vụ để cấp dưới có khả năng thực hiện công việc;

Văn bản báo cáo kết quả kiểm tra có đề xuất kịp thời biện pháp uốn nắn, điều chỉnh

2.3

Theo dõi, tổng hợp báo cáo

Theo dõi, báo cáo tình hình về kết quả thực hiện chỉ thị, nghị quyết, quyết định về quản lý tài chính, tài sản Công đoàn (theo phân công)

Văn bản báo cáo được cấp thẩm quyền phê duyệt xử lý

2.4

Thực hiện

Thực hiện nền nếp hoạt động nghiệp vụ về quản lý tài chính, tài sản Công đoàn; thu thập thông tin, thống kê, lưu trữ các tài liệu; phân tích, đánh giá kết quả thực hiện công việc được phân công.

Thực hiện theo tiến độ kế hoạch, đúng quy trình chuyên môn, nghiệp vụ

2.5

Phối hợp

Phối hợp tham gia thực hiện các công việc có trách nhiệm liên quan (theo phân công)

(theo yêu cầu cụ thể của công việc được tham gia)

2.6

Thực hiện chế độ hội họp

Được tham dự các cuộc họp liên quan đến công tác theo phân công

Tiếp thu, trao đổi thông tin triển khai thực hiện theo kết luận cuộc họp

2.7

Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân

Kế hoạch được xây dựng trên cơ sở nội dung kế hoạch công tác của đơn vị và được thực hiện theo đúng tiến độ

2.8

Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Ban giao.

3- Các mối quan hệ trong công việc

3.1- Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi

Quản lý trực tiếp

Các cá nhân, đơn vị phối hợp chính

Trưởng Ban (Chánh Văn phòng) hoặc Phó ban (Phó Chánh Văn phòng) hoặc Trưởng/phó phòng

 

• Công chức trong Ban (Văn phòng)

3.2- Bên ngoài

Đối tượng quan hệ chính

Bản chất quan hệ

Các ban của Đảng, Văn phòng TW Đảng, và các Bộ, ngành, MTTQ và các đoàn thể (theo phân công)

• Tham gia các cuộc họp có liên quan.

• Cung cấp các thông tin theo yêu cầu.

• Thu thập các thông tin cần thiết cho việc thực hiện công việc chuyên môn.

• Lấy các thông tin thống kê

• Thực hiện các báo cáo theo yêu cầu

LĐLĐ các tỉnh/thành

LĐLĐ các quận/huyện

Các ban, đơn vị trực thuộc (theo phân công)

• Kiểm tra, giám sát các hoạt động chuyên môn theo phân công

• Thu thập các thông tin cần thiết cho việc thực hiện công việc được giao.

• Triển khai công tác theo phân công

4- Phạm vi quyền hạn

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao

4.2

Tham gia ý kiến hoặc kiến nghị trong điều động công chức thuộc đơn vị

4.3

Được cung cấp thông tin về công tác chỉ đạo điều hành của đơn vị trong phạm vi nhiệm vụ được giao

4.4

Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao

4.5

Được tham gia các cuộc họp liên quan

5- Các yêu cầu về trình độ, năng lực

5.1- Yêu cầu về trình độ

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ chuyên môn

• Tốt nghiệp đại học (các chuyên ngành tài chính, kế toán, kinh tế...)

Bồi dưỡng, chứng chỉ

• Nghiệp vụ Công đoàn

• Quản lý nhà nước chương trình chuyên viên

• Ngoại ngữ: Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam

• Tin học: Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc Chứng chỉ tin học ứng dụng tương đương.

Kinh nghiệm (thành tích công tác)

• Có ít nhất 1 năm công tác trong cơ quan, đơn vị của Đảng hoặc của Nhà nước hoặc MTTQ hoặc đoàn thể chính trị - xã hội hoặc các cơ quan, đơn vị liên quan

Phẩm chất cá nhân

• Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.

• Tinh thần trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt

• Trung thực, thẳng thắn, kiên định nhưng biết lắng nghe

• Điềm tĩnh, cẩn thận

• Khả năng đoàn kết nội bộ

Các yêu cầu khác

5.2- Các năng lực

Nhóm năng lực

Tên năng lực

Cấp độ

Nhóm năng lực chung

• Đạo đức và bản lĩnh

3

• Tổ chức thực hiện công việc

3

• Soạn thảo và ban hành văn bản

2

• Giao tiếp ứng xử

2

• Quan hệ phối hợp

2

• Sử dụng công nghệ thông tin

2

• Ngoại ngữ

2

Nhóm năng lực chuyên môn

• Khả năng chủ trì tham mưu xây dựng chủ trương, nghị quyết

2

• Khả năng hướng dẫn thực hiện chủ trương, nghị quyết

2

• Khả năng kiểm tra thực hiện chủ trương, nghị quyết

2

• Khả năng thẩm định các văn bản, đề án

2

• Khả năng tổ chức thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ

2

Nhóm năng lực quản lý

• Tư duy chiến lược

2

• Quản lý sự thay đổi

1

• Ra quyết định

1

• Quản lý nguồn lực

1

• Phát triển nhân viên

1

 

 

Phê duyệt của lãnh đạo

 

LĐLĐ

TÊN CƠ QUAN ĐƠN VỊ…
TÊN TỔ CHỨC…

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

 

BẢN MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Tên VTVL: Chuyên viên chính về Quản lý, phát triển nhân lực

Mã vị trí việc làm:

Ngày bắt đầu thực hiện

Địa điểm làm việc:

(địa chỉ trụ sở của cơ quan)

Quy trình công việc liên quan

(tên tài liệu, quy trình công việc liên quan đến vị trí này)

 

 

 

1- Mục tiêu vị trí việc làm: (Tóm tắt tổng quan về vị trí việc làm)

Tham mưu, đề xuất và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ quản lý, phát triển nhân lực1; chủ trì hướng dẫn, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ được phân công.

2- Các công việc và tiêu chí đánh giá

TT

Các công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ

Mảng công việc

Công việc cụ thể

2.1

Tham gia xây dựng văn bản

1- Tham gia xây dựng các chủ trương, thể chế chính sách, các đề án, chương trình, dự án của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch TLĐ về quản lý, phát triển nhân lực.

2- Tham gia xây dựng các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch TLĐ về vị trí việc làm, cơ chế quản lý CC, VC, NLĐ của cơ quan liên đoàn các cấp

3- Chủ trì xây dựng các văn bản quản lý của cơ quan liên đoàn các cấp về cơ chế quản lý CC, VC, NLĐ

1. Các văn bản tham gia về lĩnh vực quản lý, phát triển nhân lực được Tổ biên tập hoặc người chủ trì soạn thảo thông qua, đảm bảo quy trình công tác và theo đúng kế hoạch về tiến độ, chất lượng.

2. Các dự thảo văn bản được phê duyệt và trình cấp có thẩm quyền ban hành.

2.2

Hướng dẫn

1 - Tham gia xây dựng hướng dẫn triển khai các chủ trương, thể chế chính sách, các đề án, chương trình, dự án của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch TLĐ về quản lý, phát triển nhân lực

2- Tham gia hướng dẫn nghiệp vụ quản lý, phát triển nhân lực cho cấp dưới.

1. Nội dung tham gia xây dựng được hoàn thành theo đúng tiến độ kế hoạch, chất lượng theo yêu cầu của người chủ trì.

2. Được cơ quan tổ chức lớp đào tạo, bồi dưỡng đánh giá hoàn thành công việc giảng dạy

2.3

Kiểm tra

Chủ trì tổ chức kiểm tra, phân tích đánh giá, báo cáo tổng kết việc thực hiện nghị quyết, quyết định, kết luận, quy chế, quy định, thông báo, chthị, thông tri, hướng dẫn của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch TLĐ về lĩnh vực được phân công; đề xuất chủ trương, biện pháp uốn nắn, điều chỉnh

Văn bản báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá và có đề xuất kịp thời; đúng kế hoạch, được cấp có thẩm quyền phê duyệt xử lý

2.4

Thẩm định đề án có liên quan

Tham gia thẩm định các đề án về lĩnh vực phát triển nhân lực (gồm quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, chế độ chính sách... đối với cán bộ, công chức, viên chức)

Phần nội dung tham gia thẩm định được hoàn thành theo đúng kế hoạch, chất lượng do người chủ trì giao

2.5

Thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ

1. Thẩm định về tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình, thủ tục và hồ sơ nhân sự đối với cán bộ, công chức, viên chức theo thẩm quyền phân cấp quản lý.

2. Xây dựng và quản lý dữ liệu; quản lý hồ sơ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo phân cấp

3. Chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ

Đảm bảo quy trình công tác và theo đúng kế hoạch về tiến độ, chất lượng, hiệu quả công việc

2.6

Phối hợp thực hiện trong công tác Phát triển nhân lực

Phối hợp với các đơn vị trong cơ quan; với các cơ quan liên đoàn lao động ở địa phương và các cơ quan có liên quan ở Trung ương trong công tác Phát triển nhân lực

Công việc, nhiệm vụ được giao thông suốt, tạo được mối quan hệ công tác tích cực theo đúng quy chế, quy định phối hợp công tác.

2.7

Thực hiện chế độ hội họp

Được tham dự các cuộc họp liên quan đến công tác theo phân công

Dự họp đúng thành phần, thời gian, địa điểm quy định.

2.8

Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân

Kế hoạch được xây dựng trên cơ sở nội dung kế hoạch công tác của tổ chức và được thực hiện theo đúng tiến độ

2.9

Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.

3- Các mối quan hệ trong công việc

3.1- Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kim duyệt kết quả bi

Quản lý trực tiếp

Các đơn vị phối hợp chính

Cấp trưởng đơn vị

Chuyên viên thuộc nhóm công tác được phân công

Các tổ chức thuộc cơ quan

3.2- Bên ngoài

Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính

Bản chất quan hệ

Các cơ quan quản lý công chức, viên chức và người lao động theo yêu cầu công việc

• Tham gia các cuộc họp có liên quan.

• Cung cấp các thông tin theo yêu cầu.

• Thu thập các thông tin cần thiết cho việc thực hiện công việc chuyên môn.

• Thực hiện các báo cáo theo yêu cầu

Liên đoàn LĐ các tỉnh/thành

Các ban, đơn vị trực thuộc (theo phân công)

• Thu thập các thông tin cần thiết cho việc thực hiện công việc quản lý.

• Phối hợp xây dựng các văn bản quản lý của cơ quan và hướng dẫn việc thực hiện

• Triển khai các công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan

4- Phạm vi quyền hạn

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao

4.2

Tham gia ý kiến hoặc kiến nghị trong điều động công chức thuộc đơn vị

4.3

Được cung cấp thông tin về công tác chỉ đạo điều hành của cơ quan trong phạm vi nhiệm vụ được giao

4.4

Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao

4.5

Được tham gia các cuộc họp liên quan

5- Các yêu cầu về trình độ, năng lực

5.1- Yêu cầu về trình độ

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ đào tạo

• Tốt nghiệp đại học trở lên (ưu tiên chuyên ngành quản lý và phát triển nhân lực)

• Trung cấp lý luận chính trị trở lên

Bồi dưỡng, chứng chỉ

• Quản lý nhà nước (chương trình chuyên viên chính)

• Quản lý nguồn nhân lực

• Nghiệp vụ Công đoàn

• Ngoại ngữ: Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/1/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam

• Tin học: Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc Chứng chỉ tin học ứng dụng tương đương.

Kinh nghiệm (thành tích công tác)

• Có ít nhất 3 năm công tác về lĩnh vực tổ chức - cán bộ hoặc phát triển nhân lực

Phẩm chất cá nhân

• Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.

• Trách nhiệm cao với công việc với tập thể

• Trung thực, thẳng thắn, kiên định nhưng biết lắng nghe

• Điềm tĩnh, cẩn thận

• Khả năng đoàn kết nội bộ

• Phẩm chất khác ...

Các yêu cầu khác

• Có khả năng, đề xuất những chủ trương, giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị

• Có khả năng tổ chức triển khai nghiên cứu, thực hiện các đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn của cơ quan, đơn vị

5.2- Các năng lực

Nhóm năng lực

Tên năng lực

Cấp độ

Nhóm năng lực chung

• Đạo đức và bản lĩnh

4

• Tổ chức thực hiện công việc

3

• Soạn thảo và ban hành văn bản

3

• Giao tiếp ứng xử

3

• Quan hệ phối hợp

3

• Sử dụng công nghệ thông tin

3

• Ngoại ngữ

2

Nhóm năng lực chuyên môn

• Khả năng chủ trì tham mưu xây dựng chủ trương, nghị quyết

3

• Khả năng hướng dẫn thực hiện chủ trương, nghị quyết

3

• Khả năng kiểm tra thực hiện chủ trương, nghị quyết

3

• Khả năng thẩm định các văn bản, đề án

3

• Khả năng tổ chức thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ

3

Nhóm năng lực quản lý

• Tư duy chiến lược

3

• Quản lý sự thay đổi

3

• Ra quyết định

2

• Quản lý nguồn lực

3

• Phát triển nhân viên

2

 

 

Phê duyệt của lãnh đạo

 

Biểu số 3 (các ngành)

TÊN CƠ QUAN ĐƠN VỊ…
TÊN TỔ CHỨC…

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

 

BẢN MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Tên VTVL: Chuyên viên về Quản lý, phát triển nhân lực

Mã vị trí việc làm:

Ngày bắt đầu thực hiện:

Địa điểm làm việc:

(địa chỉ trụ sở của đơn vị)

Quy trình công việc liên quan

(tên tài liệu, quy trình công việc liên quan đến vị trí này)

 

 

 

1- Mục tiêu vị trí việc làm

Tham gia xây dựng chế độ chính sách về lĩnh vực quản lý, phát triển nhân lực1; trực tiếp thực thi các nhiệm vụ chuyên môn theo mảng công việc được phân công.

2- Các công việc và tiêu chí đánh giá

TT

Các công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ

Mảng công việc

Công việc cụ thể

2.1

Xây dựng văn bản

Soạn thảo các quy định cụ thể, các văn bản hướng dẫn để thực hiện chỉ thị, nghị quyết, quyết định của đảng, đoàn thể về quản lý, phát triển nhân lực thuộc phần việc được phân công

Các quy định, các văn bản thuộc lĩnh vực quản lý, phát triển nhân lực được hoàn thành theo đúng tiến độ kế hoạch, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của người chủ trì.

2.2

Hướng dẫn

Hướng dẫn nghiệp vụ cho cấp dưới.

Truyền đạt được các nội dung về nghiệp vụ để cấp dưới có khả năng thực hiện công việc

2.3

Kiểm tra

Tổ chức theo dõi, kiểm tra và báo cáo tình hình về kết quả thực hiện chỉ thị, nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch TLĐ trong lĩnh vực được phân công; đề xuất biện pháp uốn nắn, điều chỉnh.

Văn bản báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá và có đề xuất kịp thời; đúng kế hoạch, được cấp thẩm quyền phê duyệt xử lý

2.4

Thực hiện nhiệm vụ cụ thể

1. Tham gia kiểm tra, thu thập thông tin, thống kê, quản lý hồ sơ, lưu trữ tư liệu, số liệu theo quy định.

2. Trực tiếp thực thi thừa hành công vụ, nhiệm vụ và thực hiện các nhiệm vụ khác khi được cấp trên giao.

1. Đảm bảo theo đúng quy định đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đề ra.

2. Thực hiện theo yêu cầu kế hoạch công tác

2.5

Phối hợp công tác

Chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan và phối hợp với các công chức khác triển khai công việc, làm đúng thẩm quyền và trách nhiệm được giao

Công việc, nhiệm vụ được giao thông suốt, tạo được mối quan hệ công tác tích cực theo đúng quy chế, quy định phối hợp công tác.

2.6

Thực hiện chế độ hội họp

Được tham dự các cuộc họp liên quan đến công tác theo phân công

Tiếp thu, trao đổi thông tin triển khai thực hiện theo kết luận cuộc họp

2.7

Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân

Kế hoạch được xây dựng trên cơ sở nội dung kế hoạch công tác của đơn vị và được thực hiện theo đúng tiến độ

2.8

Thực hiện các nhiệm vụ khác do trưởng đơn vị giao.

3- Các mối quan hệ trong công việc

3.1- Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kim duyệt kết quả bi

Quản lý trực tiếp

Các cá nhân, đơn vị phối hợp chính

Theo phân công quản lý

 

• Các tổ chức thuộc cơ quan

3.2- Bên ngoài

Đối tượng quan hệ chính

Bản chất quan hệ

Các cơ quan quản lý công chức, viên chức có liên quan theo yêu cầu công việc

• Tham gia các cuộc họp có liên quan.

• Cung cấp các thông tin theo yêu cầu.

• Thu thập các thông tin cần thiết cho việc thực hiện công việc chuyên môn.

• Lấy các thông tin thống kê

• Thực hiện các báo cáo theo yêu cầu

Các đơn vị thuộc cơ quan

• Kiểm tra, giám sát các hoạt động chuyên môn

• Thu thập các thông tin cần thiết cho việc thực hiện công việc quản lý.

• Triển khai công tác tổ chức, cán bộ theo phân công

4- Phạm vi quyền hạn

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao

4.2

Tham gia ý kiến hoặc kiến nghị trong điều động công chức thuộc đơn vị

4.3

Được cung cấp thông tin về công tác chỉ đạo điều hành của đơn vị trong phạm vi nhiệm vụ được giao

4.4

Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao

4.5

Được tham gia các cuộc họp liên quan

5- Các yêu cầu về trình độ, năng lực

5.1- Yêu cầu về trình độ

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ đào tạo

• Tốt nghiệp đại học trở lên (ưu tiên các ngành quản trị nhân lực, quản lý nguồn nhân lực, hành chính công)

Bồi dưỡng, chứng chỉ

• Quản lý nhà nước (chương trình chuyên viên)

• Nghiệp vụ về công tác tổ chức - cán bộ

• Công tác Xây dựng Đảng

• Ngoại ngữ: B tiếng Anh hoặc tương đương

• Tin học: Văn phòng

Kinh nghiệm (thành tích công tác)

• Có ít nhất 1 năm công tác về lĩnh vực tổ chức xây dựng Đảng hoặc quản lý, phát triển nhân lực

Phẩm chất cá nhân

• Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.

• Tinh thần trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt

• Trung thực, thẳng thắn, kiên định nhưng biết lắng nghe

• Điềm tĩnh, cẩn thận

• Khả năng đoàn kết nội bộ

• Phẩm chất khác ...

Các yêu cầu khác

• Có khả năng, đề xuất những giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức;

5.2- Các năng lực

Nhóm năng lực

Tên năng lực

Cấp độ

Nhóm năng lực chung

• Đạo đức và bản lĩnh

3

• Tổ chức thực hiện công việc

2

• Soạn thảo và ban hành văn bản

2

• Giao tiếp ứng xử

2

• Quan hệ phối hợp

2

• Sử dụng công nghệ thông tin

2

• Ngoại ngữ

2

Nhóm năng lực chuyên môn

• Khả năng chủ trì tham mưu xây dựng chủ trương, nghị quyết

2

• Khả năng hướng dẫn thực hiện chủ trương, nghị quyết

2

• Khả năng kiểm tra thực hiện chủ trương, nghị quyết

2

• Khả năng thẩm định các văn bản, đề án

2

• Khả năng tổ chức thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ

2

Nhóm năng lực quản lý

• Tư duy chiến lược

2

• Quản lý sự thay đổi

2

• Ra quyết định

2

• Quản lý nguồn lực

2

• Phát triển nhân viên

2

 

 

Phê duyệt của lãnh đạo

 

LĐLĐ

TÊN CƠ QUAN ĐƠN VỊ…
TÊN TỔ CHỨC…

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

 

BẢN MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Tên VTVL: Chuyên viên chính về Hợp tác quốc tế

Mã vị trí việc làm:

Ngày bắt đầu thực hiện:

Địa điểm làm việc:

(địa chỉ trụ sở của cơ quan)

Quy trình công việc liên quan

(tên tài liệu, quy trình công việc liên quan đến vị trí này)

 

 

 

1- Mục tiêu vị trí việc làm: (Tóm tắt tổng quan về vị trí việc làm)

Tham mưu, đề xuất và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ về công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế; chủ trì hướng dẫn, kiểm tra thực hiện phân công.

2- Các công việc và tiêu chí đánh giá

TT

Các công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ

Mảng công việc

Công việc cụ thể

2.1

Tham gia xây dựng văn bản về lĩnh vực được phân công

1- Tham gia xây dựng các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch TLĐ về công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế

2- Tham gia xây dựng kế hoạch triển khai các đề án, chương trình, dự án của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch TLĐ về công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế

Nội dung tham gia (phần được phân công)... được Tổ biên tập hoặc người chủ trì soạn thảo thông qua, đảm bảo quy trình công tác và theo đúng kế hoạch về tiến độ, chất lượng..

2.2

Hướng dẫn

1- Tham gia xây dựng hướng dẫn triển khai đề án, chương trình, dự án của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch TLĐ về công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế

2- Tham gia lớp, buổi hướng dẫn nghiệp vụ cho cấp dưới.

1. Nội dung tham gia xây dựng được hoàn thành theo đúng tiến độ kế hoạch, chất lượng theo yêu cầu của người chủ trì.

2. Được cơ quan tổ chức lớp đào tạo, bồi dưỡng đánh giá hoàn thành công việc giảng dạy

2.3

Kiểm tra

3- Chủ trì tổ chức kiểm tra, phân tích đánh giá, báo cáo tổng kết việc thực hiện đề án, chương trình, dự án của Tổng LĐ về lĩnh vực được phân công; đề xuất chủ trương, biện pháp uốn nắn, điều chỉnh

Văn bản báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá và có đề xuất kịp thời; đúng kế hoạch, được cấp thẩm quyền phê duyệt xử lý

2.4

Thẩm định các đề án công tác và nghiệp vụ liên quan

Tham gia thẩm định các đề án, công trình cấp Tổng LĐ, cấp nhà nước thuộc lĩnh vực công tác được phân công

Phần nội dung tham gia thẩm định được hoàn thành theo đúng kế hoạch, chất lượng do người chủ trì giao

2.5

Thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ

Chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ

Đảm bảo quy trình công tác và theo đúng kế hoạch về tiến độ, chất lượng, hiệu quả công việc

2.6

Phối hợp thực hiện trong công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế

1. Phối hợp với các ban, đơn vị trực thuộc; với LĐLĐ các tỉnh/thành và các cơ quan có liên quan trong công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế

2. Phối hợp tổ chức đoàn vào- đoàn ra, trao đổi thông tin

3. Chủ trì phối hợp với các ban, đơn vị trong vận động đề xuất, triển khai dự án quốc tế

Công việc, nhiệm vụ được giao thông suốt, tạo được mối quan hệ công tác tích cực theo đúng quy chế, quy định phối hợp công tác.

2.7

Thực hiện chế độ hội họp

Được tham dự các cuộc họp liên quan đến công tác theo phân công

Dự họp đúng thành phần, thời gian, địa điểm quy định.

2.8

Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân

Kế hoạch được xây dựng trên cơ sở nội dung kế hoạch công tác của vụ, đơn vị và được thực hiện theo đúng tiến độ

2.9

Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.

3- Các mối quan hệ trong công việc

3.1- Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kim duyệt kết quả bởi

Quản lý trực tiếp

Các đơn vị phối hợp chính

Lãnh đạo Ban

 

• Các ban, đơn vị cơ quan có liên quan

3.2- Bên ngoài

Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính

Bản chất quan hệ

Các ban của Đảng, Văn phòng TW Đảng, và các Bộ, ngành thuộc Chính phủ, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội (theo phân công)

• Tham gia các cuộc họp có liên quan.

• Cung cấp các thông tin theo yêu cầu.

• Thu thập các thông tin cần thiết cho việc thực hiện công việc chuyên môn.

• Thực hiện các báo cáo theo yêu cầu

LĐLĐ các tỉnh/thành

Các ban, đơn vị trực thuộc (theo phân công)

• Thu thập các thông tin cần thiết cho việc thực hiện công việc quản lý.

• Phối hợp xây dựng các văn bản quản lý của cơ quan và hướng dẫn việc thực hiện

• Triển khai các công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế của cơ quan

4- Phạm vi quyền hạn

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao

4.2

Tham gia ý kiến hoặc kiến nghị trong điều động công chức thuộc đơn vị

4.3

Được cung cấp thông tin về công tác chỉ đạo điều hành của cơ quan trong phạm vi nhiệm vụ được giao

4.4

Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao

4.5

Được tham gia các cuộc họp liên quan

5- Các yêu cầu về trình độ, năng lực

5.1- Yêu cầu về trình độ

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ đào tạo

• Tốt nghiệp đại học (phù hợp nhất với chuyên ngành về ngoại ngữ, đối ngoại, hợp tác quốc tế...)

• Trung cấp lý luận chính trị trở lên

Bồi dưỡng, chứng chỉ

• Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính hoặc Bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc thạc sỹ quản lý hành chính công, tiến sỹ quản lý hành chính công

• Bồi dưỡng công tác công đoàn

• Ngoại ngữ: Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/1/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam

• Tin học: Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc Chứng chỉ tin học ứng dụng tương đương

Kinh nghiệm (thành tích công tác)

• Có ít nhất 3 năm công tác về lĩnh vực công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế

Phẩm chất cá nhân

• Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.

• Trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt

• Trung thực, thẳng thắn, kiên định nhưng biết lắng nghe

• Điềm tĩnh, cẩn thận

• Khả năng đoàn kết nội bộ

• Phẩm chất khác ...

Các yêu cầu khác

• Có khả năng, đề xuất giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của ban;

• Có khả năng tổ chức triển khai nghiên cứu, thực hiện các đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn của ban;

5.2- Các năng lực

Nhóm năng lực

Tên năng lực

Cấp độ

Nhóm năng lực chung

• Đạo đức và bản lĩnh

4

• Tổ chức thực hiện công việc

3

• Soạn thảo và ban hành văn bản

3

• Giao tiếp ứng xử

4

• Quan hệ phối hợp

4

• Sử dụng công nghệ thông tin

2

• Ngoại ngữ

5

Nhóm năng lực chuyên môn

• Khả năng chủ trì tham mưu xây dựng chủ trương, nghị quyết

2

• Khả năng hướng dẫn thực hiện chủ trương, nghị quyết

3

• Khả năng kiểm tra thực hiện chủ trương, nghị quyết

2

• Khả năng thẩm định các văn bản, đề án

2

• Khả năng tổ chức thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ

3

Nhóm năng lực quản lý

• Tư duy chiến lược

3

• Quản lý sự thay đổi

2

• Ra quyết định

2

• Quản lý nguồn lực

2

• Phát triển nhân viên

2

 

 

Phê duyệt của lãnh đạo

 

LĐLĐ

TÊN CƠ QUAN ĐƠN VỊ…
TÊN TỔ CHỨC…

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

 

BẢN MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Tên VTVL: Chuyên viên về Hợp tác quốc tế

Mã vị trí việc làm:

Ngày bắt đầu thực hiện:

Địa điểm làm việc:

(địa chỉ trụ sở của cơ quan)

Quy trình công việc liên quan

(tên tài liệu, quy trình công việc liên quan đến vị trí này)

 

 

 

1- Mục tiêu vị trí việc làm: Tham mưu, tổng hợp và triển khai thực hiện nhiệm vụ cụ thể về công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế theo phân công.

2- Các công việc và tiêu chí đánh giá

TT

Các công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ

Mảng công việc

Công việc cụ thể

2.1

Xây dựng văn bản

Soạn thảo các quy định cụ thể, các văn bản hướng dẫn để thực hiện đề án, chương trình, dự án của Tổng LĐ hoặc góp ý vào dự thảo văn bản của Đảng, Nhà nước thuộc phần việc được phân công.

Nội dung tham gia xây dựng được hoàn thành theo đúng tiến độ kế hoạch, chất lượng theo yêu cầu của người chủ trì.

2.2

Hướng dẫn, kiểm tra

Chủ trì hoặc tham gia hướng dẫn, kiểm tra cấp dưới về thực hiện đề án, chương trình, dự án của Tổng LĐ về công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế (theo phân công)

Truyền đạt được các nội dung về nghiệp vụ để cấp dưới có khả năng thực hiện công việc;

Văn bản báo cáo kết quả kiểm tra có đề xuất kịp thời biện pháp uốn nắn, điều chỉnh

2.3

Theo dõi, tổng hợp báo cáo

Theo dõi, báo cáo tình hình về kết quả thực hiện chỉ thị, nghị quyết, quyết định, quy định, quy chế về công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế (theo phân công)

Văn bản báo cáo được cấp thẩm quyền phê duyệt xử lý

2.4

Thực hiện

Thực hiện nền nếp hoạt động nghiệp vụ về công tác đi ngoại và hợp tác quốc tế; thu thập thông tin, thống kê, lưu trữ các tài liệu; phân tích, đánh giá kết quả thực hiện công việc được phân công.

Thực hiện theo tiến độ kế hoạch, đúng quy trình chuyên môn, nghiệp vụ

2.5

Phối hợp

Phối hợp tham gia thực hiện các công việc có trách nhiệm liên quan (theo phân công)

(theo yêu cầu cụ thể của công việc được tham gia)

2.6

Thực hiện chế độ hội họp

Được tham dự các cuộc họp liên quan đến công tác theo phân công

Tiếp thu, trao đổi thông tin triển khai thực hiện theo kết luận cuộc họp

2.7

Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân

Kế hoạch được xây dựng trên cơ sở nội dung kế hoạch công tác của đơn vị và được thực hiện theo đúng tiến độ

2.8

Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Ban giao.

3- Các mối quan hệ trong công việc

3.1- Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi

Quản lý trực tiếp

Các cá nhân, đơn vị phối hợp chính

Trưởng Ban

Phó Ban

 

• Công chức trong ban

3.2- Bên ngoài

Đối tượng quan hệ chính

Bản chất quan hệ

Các ban của Đảng, Văn phòng TW Đảng, và các Bộ, ngành, MTTQ và các đoàn thể (theo phân công)

• Tham gia các cuộc họp có liên quan.

• Cung cấp các thông tin theo yêu cầu.

• Thu thập các thông tin cần thiết cho việc thực hiện công việc chuyên môn.

• Lấy các thông tin thống kê

• Thực hiện các báo cáo theo yêu cầu

LĐLĐ các tỉnh/thành

Các ban, đơn vị trực thuộc (theo phân công)

• Kiểm tra, giám sát các hoạt động chuyên môn theo phân công

• Thu thập các thông tin cần thiết cho việc thực hiện công việc được giao.

• Triển khai công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế... theo phân công

4- Phạm vi quyền hạn

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao

4.2

Tham gia ý kiến hoặc kiến nghị trong điều động công chức thuộc đơn vị

4.3

Được cung cấp thông tin về công tác chỉ đạo điều hành của đơn vị trong phạm vi nhiệm vụ được giao

4.4

Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao

4.5

Được tham gia các cuộc họp liên quan

5- Các yêu cầu về trình độ, năng lực

5.1- Yêu cầu về trình độ

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ chuyên môn

• Tốt nghiệp đại học (phù hợp nhất với chuyên ngành về ngoại ngữ, quan hệ quốc tế....)

Bồi dưỡng, chứng chỉ

• Bồi dưỡng công tác Công đoàn

• Quản lý nhà nước chương trình chuyên viên

• Ngoại ngữ: Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

• Tin hc: Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc Chứng chỉ tin học ứng dụng tương đương

Kinh nghiệm (thành tích công tác)

• Có ít nhất 1 năm công tác trong cơ quan, đơn vị của Đảng hoặc của Nhà nước hoặc MTTQ hoặc đoàn thể chính trị - xã hội hoặc các cơ quan, đơn vị liên quan về lĩnh vực đối ngoại và hợp tác quốc tế

Phẩm chất cá nhân

• Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.

• Tinh thần trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt

• Trung thực, thẳng thắn, kiên định nhưng biết lắng nghe

• Điềm tĩnh, cẩn thận.

• Khả năng đoàn kết nội bộ

Các yêu cầu khác

 

5.2- Các năng lực

Nhóm năng lực

Tên năng lực

Cấp độ

Nhóm năng lực chung

• Đạo đức và bản lĩnh

3

• Tổ chức thực hiện công việc

2

• Soạn thảo và ban hành văn bản

2

• Giao tiếp ứng xử

3

• Quan hệ phối hợp

3

• Sử dụng công nghệ thông tin

2

• Ngoại ngữ

4

Nhóm năng lực chuyên môn

• Khả năng chủ trì tham mưu xây dựng chủ trương, nghị quyết

2

• Khả năng hướng dẫn thực hiện chủ trương, nghị quyết

2

• Khả năng kiểm tra thực hiện chủ trương, nghị quyết

2

• Khả năng thẩm định các văn bản, đề án

2

• Khả năng tổ chức thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ

2

Nhóm năng lực quản lý

• Tư duy chiến lược

2

• Quản lý sự thay đổi

1

• Ra quyết định

1

• Quản lý nguồn lực

1

• Phát triển nhân viên

1

 

 

Phê duyệt của lãnh đạo

 

Biểu số 3 (các ngành)

TÊN CƠ QUAN ĐƠN VỊ…
TÊN TỔ CHỨC…

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

 

BẢN MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Tên VTVL: Công nghệ thông tin

Mã vị trí việc làm:

Ngày bắt đầu thực hiện:

Địa điểm làm việc:

 

Quy trình công việc liên quan

(bổ sung tên tài liệu, quy trình công việc liên quan đến các công việc của vị trí việc làm này)

 

 

 

1- Mục tiêu vị trí việc làm

Xây dựng triển khai phần mềm, quản trị hệ thống mạng và tham mưu, đề xuất với lãnh đạo về lĩnh vực công nghệ thông tin phục vụ yêu cầu công tác trong cơ quan và ngành ...

2- Các công việc và tiêu chí đánh giá

TT

Các công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ

Mảng công việc

Công việc cụ thể

2.1

Xây dựng triển khai phần mềm

1- Xây dựng, thiết kế, lập kế hoạch triển khai phần mềm hỗ trợ công tác của cơ quan, ngành

2- Tham gia, phối hợp xây dựng phần mềm phục vụ công tác nghiệp vụ của cơ quan

3- Cập nhật và nắm vững các sản phẩm, công nghệ, giải pháp phần mềm để đề xuất ứng dụng các công nghệ mới

4- Quản trị, vận hành hệ thống thông tin và CSDL, trang thông tin điện tử của cơ quan

5- Hướng dẫn, tập huấn cán bộ, công chức sử dụng và khai thác hệ thống thông tin và CSDL của cơ quan, ngành

6- Bảo trì, khắc phục sự cố, chỉnh sửa phần mềm, hỗ trợ người dùng về phần mềm

1. Kế hoạch triển khai phần mềm được lãnh đạo thông qua

2. Nội dung tham gia, phối hợp được đánh giá có tính khả thi

3. Thường xuyên cập nhật và có đề xuất.

4. Hệ thống CSDL và trang thông tin điện tử được vận hành thông suốt

5. Cán bộ, công chức, viên chức được hướng dẫn hoặc tập huấn có thể hiểu, khai thác sử dụng được

6. Các sự cố được khắc phục và kịp thời hỗ trợ người dùng khi có yêu cầu

2.2

Quản trị hệ thống mạng

1 - Xây dựng, thiết kế hệ thống mạng, lập kế hoạch triển khai hệ thống mạng, hệ thống máy chủ

2- Tham gia xây dựng các giải pháp CNTT phục vụ công tác của cơ quan, của ngành;

3- Cập nhật và nắm vững các sản phẩm, công nghệ, giải pháp hệ thống, đề xuất ứng dụng các công nghệ mới.

4- Lập kế hoạch bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa, nâng cấp, mua mới các thiết bị vi tính, mạng vi tính phục vụ công tác các đơn vị thuộc cơ quan.

5- Vận hành, quản trị Trung tâm dữ liệu bảo đảm hoạt động ổn định của hệ thống mạng, hệ thống máy chủ, giám sát hiệu suất hệ thống và thực hiện điều chỉnh phù hợp. Quản lý tất cả các hệ thống sao lưu và khôi phục dữ liệu.

6- Phát hiện các sự cố máy chủ, máy trạm và các hệ thống liên quan, nguyên nhân sự cố để xử lý, khắc phục

7- Quản lý, khai thác, bảo đảm kỹ thuật hệ thống trang thiết bị và xử lý âm thanh, hình ảnh tại các phòng họp, phòng truyền thống của cơ quan

1. Kế hoạch triển khai hệ thống mạng được lãnh đạo thông qua

2. Nội dung tham gia, phối hợp được đánh giá có tính khả thi

3. Thường xuyên cập nhật và có đề xuất

4. Kế hoạch chi tiết, có tính khả thi

5. Hệ thống mạng, hệ thống máy chủ hoạt động ổn định

6. Các sự cố được xử lý, khắc phục kịp thời

2.3

Thực hiện chế độ hội họp

Được tham dự các cuộc họp liên quan đến công tác theo phân công

Tiếp thu, trao đổi thông tin triển khai thực hiện theo kết luận cuộc họp

2.4

Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân

Kế hoạch được xây dựng trên cơ sở nội dung kế hoạch công tác của đơn vị và được thực hiện theo đúng tiến độ

2.5

Thực hiện các nhiệm vụ khác do trưởng phòng, lãnh đạo văn phòng giao.

3- Các mối quan hệ trong công việc

3.2- Bên ngoài

Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bi

Quản lý trực tiếp

Các cá nhân, đơn vị phối hợp chính

- Lãnh đạo trực tiếp

 

- Lãnh đạo Văn phòng, Lãnh đạo Phòng, chuyên viên trong Phòng và Lãnh đạo các phòng, cán bộ, công chức trong Văn phòng.

- Các đơn vị trong cơ quan.

3.2- Bên ngoài

Đối tượng quan hệ chính

Bản chất quan hệ

Trung tâm CNTT, các đơn vị cung cấp dịch vụ liên quan đến CNTT (theo sự phân công)

- Tham gia các cuộc họp có liên quan.

- Xây dựng, thiết kế, triển khai hạ tầng mạng, máy tính cho cơ quan.

- Phối hợp phát triển phần mềm.

- Phối hợp đảm bảo dịch vụ thông suốt.

4. Phạm vi quyền hạn

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao

4.2

Được cung cấp thông tin xác thực phục vụ cho thực hiện nhiệm vụ được giao

4.3

Được tham gia dự họp và phát biểu ý kiến trong những cuộc họp có liên quan

5- Các yêu cầu về trình độ, năng lực

Nhóm yêu cầu

Các yêu cầu cụ thể

Trình độ chuyên môn

• Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Công nghệ thông tin, Điện tử, Viễn thông

Bồi dưỡng, chứng chỉ

• Quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên

• Ngoại ngữ: B tiếng Anh hoặc tương đương

Kiến thức, hiểu biết

• Chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực công nghệ thông tin

• Hiểu biết về công tác của ngành

• Kiến thức chuyên sâu về một trong những hệ quản trị dữ liệu MySQL, MS SQL, DB2…;

• Kiến thức cơ bản về hệ thống, mạng, an toàn và bảo mật thông tin

Kỹ năng

• Kỹ năng làm việc độc lập; giải quyết các vấn đề phát sinh thuộc công việc được giao.

• Kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính

Kinh nghiệm

• Có ít nhất 1 năm kinh nghiệm về công nghệ thông tin trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, mặt trận tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội

Phẩm chất cá nhân

• Trung thực; có tinh thần trách nhiệm với công việc

• Giao tiếp, ứng xử đúng mực

Các yêu cầu khác

• Năng động, tác phong chuyên nghiệp, chịu được áp lực công việc cao

• Giữ gìn bí mật công tác

 

 

Phê duyệt của lãnh đạo ...

 

Biểu số 3 (các ngành)

TÊN CƠ QUAN ĐƠN VỊ…
TÊN TỔ CHỨC…

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

 

BẢN MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Tên VTVL: Quản trị

Mã vị trí việc làm:

Ngày bắt đầu thực hiện:

Địa điểm làm việc:

(địa chỉ trụ sở cơ quan)

Quy trình công việc liên quan

(tên tài liệu, quy trình công việc liên quan đến vị trí này)

 

 

 

1- Mục tiêu vị trí việc làm

Tham mưu, đề xuất với lãnh đạo Văn phòng và lãnh đạo phòng về lĩnh vực chuyên môn được phân công đảm nhiệm; giải quyết công việc được giao theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn quy định

2- Các công việc và tiêu chí đánh giá

TT

Các công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ

Mảng công việc

Công việc cụ thể

2.1

Chủ trì hoặc tham gia vào việc xây dựng các quy định, kế hoạch liên quan đến công tác quản trị

- Xây dựng các quy định, lập kế hoạch liên quan đến việc sử dụng tài sản, trang thiết bị của cơ quan

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức, giám sát việc thực hiện về an ninh trật tự cơ quan, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ

Văn bản chủ trì được lãnh đạo Phòng thông qua; nội dung tham gia xây dựng được hoàn thành theo đúng tiến độ kế hoạch, chất lượng theo yêu cầu của người chủ trì.

22

Thực hiện nhiệm vụ cụ thể

- Kiểm kê tài sản, quản lý toàn bộ tài sản cố định, trang thiết bị văn phòng của cơ quan và thực hiện việc tu bổ, sửa chữa thường xuyên hoặc theo kế hoạch.

- Bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị, tài sản cơ quan.

- Theo dõi, mua sắm, cấp phát văn phòng phẩm, trang thiết bị, phương tiện làm việc;

- Mua vé máy bay cho cán bộ, công chức đi công tác trong nước, mua bảo hiểm cho cán bộ đi công tác nước ngoài.

- Theo dõi, quản lý cước sử dụng điện thoại

- Tham gia công tác lễ tân, đưa đón lãnh đạo ... và làm thủ tục tại sân bay khi có yêu cầu

- Phụ trách bố trí sắp xếp địa điểm, bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật phục vụ các cuộc họp, hội nghị, hội thảo và các buổi làm việc của Lãnh đạo.

- Vệ sinh trụ sở làm việc.

- Thực hiện công tác thường trực, bảo vệ an ninh trật tự, phòng cháy, chữa cháy trụ sở cơ quan

Thực hiện theo yêu cầu kế hoạch công tác; kịp thời, đúng quy định; Đảm bảo chất lượng, khách quan.

2.3

Thực hiện chế độ hội họp

Được tham dự các cuộc họp liên quan đến công tác theo phân công

Tiếp thu, trao đổi thông tin triển khai thực hiện theo kết luận cuộc họp

2.4

Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân

Kế hoạch được xây dựng trên cơ sở nội dung kế hoạch công tác của đơn vị và được thực hiện theo đúng tiến độ

2.5

Thực hiện các nhiệm vụ khác do trưởng đơn vị giao.

3- Các mối quan hệ trong công việc

3.1- Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi

Quản lý trực tiếp

Các cá nhân, đơn vị phối hợp chính

Trưởng phòng

Phó trưởng phòng

 

• Lãnh đạo đơn vị và chuyên viên, nhân viên cùng đơn vị.

• Các đơn vị thuộc cơ quan

3.2- Bên ngoài

Đối tượng quan hệ chính

Bản chất quan hệ

Các vụ, cục, đơn vị

• Hướng dẫn công tác quản trị tài sản, công cụ, dụng cụ.

• Thực hiện các giao dịch thông báo sửa chữa, lắp đặt trang thiết bị văn phòng, phương tiện phục vụ công việc.

• Thu thập các thông tin cần thiết cho việc quản lý tài sản, công cụ, dụng cụ Cơ quan.

4- Phạm vi quyền hạn

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao

4.2

Được cung cấp thông tin về công tác chỉ đạo điều hành của đơn vị trong phạm vi nhiệm vụ được giao

4.3

Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao

4.4

Được tham gia các cuộc họp liên quan

5- Các yêu cầu về trình độ, năng lực

Nhóm yêu cầu

Các yêu cầu cụ thể

Trình độ chuyên môn

• Tốt nghiệp đại học ưu tiên các ngành khoa học xã hội, quản trị văn phòng...

Bồi dưỡng chứng chỉ

• Quản lý nhà nước chương trình chuyên viên

• Ngoại ngữ: trình độ B hoặc tương đương

• Tin học: Văn phòng

Kiến thức, hiểu biết

• Chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật Nhà nước nói chung và văn bản liên quan đến công tác quản trị nói riêng

Kỹ năng

• Giao tiếp; Lập kế hoạch; Soạn thảo văn bản hành chính,

• Sử dụng tin học văn phòng; Internet

• Các phần mềm quản lý tài sản.

Kinh nghiệm

• Có ít nhất 01 năm kinh nghiệm làm công tác quản trị, hành chính, tiếp tân.

Phẩm chất cá nhân

• Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.

• Có tinh thần trách nhiệm, trung thực, giữ nguyên tắc; cẩn thận, kiên nhẫn;

Các yêu cầu khác

• Chu đáo, nhanh nhẹn, tháo vát, nhiệt tình, có thái độ ứng xử đúng mực

 

 

Phê duyệt của lãnh đạo

 

Biểu số 3 (các ngành)

TÊN CƠ QUAN ĐƠN VỊ…
TÊN TỔ CHỨC…

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

 

BẢN MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Tên VTVL: Kế toán trưởng

Mã vị trí việc làm:

Ngày bắt đầu thực hiện:

Địa điểm làm việc:

 

Quy trình công việc liên quan

(bổ sung tên tài liệu, quy trình công việc liên quan đến vị trí này)

 

 

 

1. Mục tiêu vị trí việc làm

Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong cơ quan; tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định; giúp thủ trưởng giám sát tài chính tại cơ quan.

2. Các công việc và tiêu chí đánh giá

TT

Các công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

Mảng công việc

Công việc cụ thể

2.1

Chủ trì xây dựng văn bản

Chủ trì việc lập và trình duyệt kế hoạch công việc, các mẫu tài liệu, giấy tờ thuộc bộ phận kế toán cơ quan

Đúng quy trình, quy định pháp luật

2.2

Lập dự toán và báo cáo quyết toán

- Lập dự toán và quyết toán thu, chi ngân sách hàng năm; thực hiện chế độ báo cáo tài chính theo quy định hiện hành của nhà nước.

Các báo cáo tài chính được lập chính xác, đúng hạn, đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành

2.3

Hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát

- Kiểm soát quy trình thanh toán, lập tài liệu sổ sách, các quy trình kiểm kê tài sản, điều tra các nguồn tài chính, bảng cân đối kế toán và các tài liệu khác có liên quan của cơ quan.

- Hướng dẫn kế toán viên thực hiện nghiệp vụ

Thực hiện đúng quy định

2.4

Chế độ hội họp

Được tham dự các cuộc họp liên quan đến công tác theo phân công

Dự họp theo đúng quy định

2.5

Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân

1. Kế hoạch được xây dựng theo đúng nội dung kế hoạch công tác của Phòng

2. Công việc được thực hiện theo đúng tiến độ kế hoạch

2.6

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Văn phòng giao.

3. Các mối quan hệ trong công việc

3.1- Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi

Quản lý trực tiếp

Các cá nhân, đơn vị phối hợp chính

Thủ trưởng cơ quan

Các kế toán viên

- Lãnh đạo Phòng và chuyên viên

- Lãnh đạo Văn phòng

- Các phòng thuộc Văn phòng và các đơn vị thuộc cơ quan

3.2- Bên ngoài

Đối tượng quan hệ chính

Bản chất quan hệ

- Kho bạc nhà nước, Ngân hàng

- Sở Tài chính, Cục thuế tỉnh

- Tham gia các cuộc họp có liên quan.

- Cung cấp các thông tin theo yêu cầu.

- Thu thập các thông tin cần thiết cho việc thực hiện công việc chuyên môn.

- Thực hiện các báo cáo theo yêu cầu

- Đơn vị kế toán cấp trên

- Thực hiện các báo cáo theo yêu cầu

- Thực hiện các cuộc kiểm tra tài chính, tài sản.

- Thu thập thông tin cần thiết phục vụ cho công tác chuyên môn.

Các đơn vị

- Phối hợp thực hiện các khoản thanh toán chuyển khoản cho cán bộ, công chức, người lao động trong cơ quan.

4. Phạm vi quyền hạn

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao

4.2

Được cung cấp thông tin xác thực phục vụ cho thực hiện nhiệm vụ được giao

4.3

Được tham gia dự họp và phát biểu ý kiến trong những cuộc họp có liên quan

5. Các yêu cầu về năng lực và phẩm chất cá nhân

Nhóm yêu cầu

Các yêu cầu cụ thể

Trình độ chuyên môn

• Tốt nghiệp Đại học các chuyên ngành Kế toán, Tài Chính

Bồi dưỡng chứng chỉ

• Kế toán trưởng

• Ngoại ngữ: trình độ B hoặc tương đương

• Tin học: Văn phòng

Kiến thức, hiểu biết

• Nắm chắc các văn bản hướng dẫn của Nhà nước, Văn phòng TW và của cơ quan về công tác quản lý tài chính, tài sản / văn bản hướng dẫn của tỉnh, cơ quan, đơn vị về công tác quản lý tài chính, tài sản

Kỹ năng

• Giao tiếp; Tổng hợp báo cáo

• Sử dụng tin học văn phòng; Internet

• Các phần mềm quản lý tài chính, tài sản

Kinh nghiệm

• Có ít nhất 2 năm làm công kế toán.

Phẩm chất cá nhân

• Tuyệt đối trung thành, tin tưng, nghiêm túc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, quy định của cơ quan.

• Có tinh thần trách nhiệm, trung thực, giữ nguyên tắc; cẩn thận, kiên nhẫn; có khả năng phân tích, tổng hợp, chính xác, khoa học

• Điềm tĩnh, tập trung

• Khả năng sáng tạo

 

 

Phê duyệt của lãnh đạo

 

Biểu số 3 (các ngành)

TÊN CƠ QUAN ĐƠN VỊ…
TÊN TỔ CHỨC…

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

 

BẢN MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Tên VTVL: Kế toán

Mã vị trí việc làm:

Ngày bắt đầu thực hiện:

Địa điểm làm việc:

 

Quy trình công việc liên quan

(bổ sung tên tài liệu, quy trình công việc liên quan đến vị trí này)

 

 

 

1. Mục tiêu vị trí việc làm

Thực hiện các nghiệp vụ kế toán trong cơ quan theo phân công cụ thể của trưởng đơn vị.

2. Các công việc và tiêu chí đánh giá

TT

Các công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

Mảng công việc

Công việc cthể

2.1

Tham gia xây dựng văn bản

Tham gia soạn thảo, đề xuất ban hành các văn bản, quy định, quy chế liên quan đến lĩnh vực tài chính của cơ quan và trong hệ thống Đảng

Nội dung tham gia đáp ứng yêu cầu của chủ trì

2.2

Lập dự toán và báo cáo quyết toán

- Lập dự toán và quyết toán thu, chi ngân sách hàng năm; thực hiện chế độ báo cáo tài chính theo quy định hiện hành của nhà nước.

Các báo cáo tài chính được lập chính xác, đúng hạn, đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành

2.3

Hướng dẫn, kiểm tra

Hướng dẫn và kiểm tra về nghiệp vụ của bộ phận kế toán thuộc cơ quan (theo phân công)

Thực hiện đúng quy định

2.4

Thanh quyết toán các chi phí của cơ quan

1. Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ thanh toán, trình ký các chứng từ theo đúng chế độ

2. Thực hiện thanh quyết toán các khoản chi của cơ quan

3. Thực hiện việc giao dịch với ngân hàng: rút tiền, chuyển tiền, đối chiếu chứng từ, sổ phụ Ngân hàng

4. Thanh toán tiền lương, thưởng và các chế độ trợ cấp của người lao động.

5. Tính thuế thu nhập cá nhân, lập báo cáo thuế thu nhập cá nhân của cán bộ, công chức theo quy định

Đảm bảo số liệu thanh quyết toán chính xác phù hợp với chuẩn mực kế toán và các quy định của pháp luật và tài chính Đảng

2.5

Hạch toán các chi phí của cơ quan

1. Kiểm tra đối chiếu số liệu chi tiết và tổng hợp với các phần hành kế toán

2. Hạch toán các bút toán cuối kỳ và bút toán kết chuyển

3. Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Nghiệp vụ hạch toán được thực hiện chính xác, kịp thời theo quy định của chế độ kế toán hiện hành

2.6

Sắp xếp và lưu trữ chứng từ kế toán

 

Chứng từ kế toán được lưu trữ đúng quy định

2.7

Chế độ hội họp

Được tham dự các cuộc họp liên quan đến công tác theo phân công

Dự họp theo đúng quy định

2.8

Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân

1. Kế hoạch được xây dựng theo đúng nội dung kế hoạch công tác của Phòng

2. Công việc được thực hiện theo đúng tiến độ kế hoạch

2.9

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng phòng, Lãnh đạo Văn phòng giao.

3. Các mối quan hệ trong công việc

3.1- Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi

Quản lý trực tiếp

Các cá nhân, đơn vị phối hợp chính

Trưởng phòng,

 

- Lãnh đạo Phòng và chuyên viên Phòng Tài vụ

- Lãnh đạo Văn phòng

- Các phòng thuộc Văn phòng và các vụ, cục, đơn vị thuộc cơ quan

3.2- Bên ngoài

Đối tượng quan hệ chính

Bản chất quan hệ

Kho bạc nhà nước, Ngân hàng, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc TW, ban tổ chức các tỉnh, thành ủy (theo phân công)

Sở Tài chính, Cục thuế tỉnh

- Tham gia các cuộc họp có liên quan.

- Cung cấp các thông tin theo yêu cầu.

- Thu thập các thông tin cần thiết cho việc thực hiện công việc chuyên môn.

- Thực hiện các báo cáo theo yêu cầu

- Phối hợp phục vụ hội nghị, hội thảo của cơ quan, ngành theo chế độ hiện hành.

Văn phòng TW

- Thực hiện các báo cáo theo yêu cầu

- Thực hiện các cuộc kiểm tra tài chính, tài sản.

- Thu thập thông tin cần thiết phục vụ cho công tác chuyên môn.

Các vụ, cục, đơn vị

- Phối hợp thực hiện các khoản thanh toán chuyển khoản cho cán bộ, công chức, người lao động trong Cơ quan.

4. Phạm vi quyền hạn

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao

4.2

Được cung cấp thông tin xác thực phục vụ cho thực hiện nhiệm vụ được giao

4.3

Được tham gia dự họp và phát biểu ý kiến trong những cuộc họp có liên quan

5. Các yêu cầu về năng lực và phẩm chất cá nhân

Nhóm yêu cầu

Các yêu cầu cụ thể

Trình độ chuyên môn

• Tốt nghiệp Đại học các chuyên ngành Kế toán, Tài Chính, Kinh tế hoặc các chuyên ngành liên quan đến Kinh tế và Tài Chính

Bồi dưỡng chứng chỉ

• Quản lý nhà nước chương trình chuyên viên

• Ngoại ngữ: trình độ B hoặc tương đương

• Tin học: Văn phòng

Kiến thức, hiểu biết

• Nắm chắc các văn bản hướng dẫn của Nhà nước, Văn phòng TW và của Ban về công tác quản lý tài chính, tài sản / văn bản hướng dẫn của tinh, cơ quan, đơn vị về công tác quản lý tài chính, tài sản

Kỹ năng

• Giao tiếp; Tổng hợp báo cáo

• Sử dụng tin học văn phòng; Internet

• Các phần mềm quản lý tài chính, tài sản

Kinh nghiệm

• Có ít nhất 2 năm làm công tác tài chính, kế toán.

Phẩm chất cá nhân

• Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, quy định của cơ quan.

• Có tinh thần trách nhiệm, trung thực, giữ nguyên tắc; cẩn thận, kiên nhẫn; có khả năng phân tích, tổng hợp, chính xác, khoa học

• Điềm tĩnh, tập trung, trí nhớ tốt

• Khả năng sáng tạo

 

 

Phê duyệt của lãnh đạo

 

Biểu số 3 (các ngành)

TÊN CƠ QUAN ĐƠN VỊ…
TÊN TỔ CHỨC…

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

 

BẢN MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Tên VTVL: Thủ quỹ

Mã vị trí việc làm:

Ngày bắt đầu thực hiện:

Địa điểm làm việc:

 

Quy trình công việc liên quan

(bổ sung tên tài liệu, quy trình công việc liên quan đến vị trí này)

 

 

 

1. Mục tiêu vị trí việc làm

Nhằm đảm bảo công tác quản lý các khoản thu chi tại quỹ tiền mặt được thực hiện chính xác, theo đúng quy định của cơ quan và pháp luật.

2. Các công việc và tiêu chí đánh giá

TT

Các công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

Mảng công việc

Công việc cụ thể

2.1

Thực hiện thu chi tiền mặt theo quy định của cơ quan

- Kiểm kê, phân loại và bảo quản tiền mặt tại quỹ

- Hoàn tất các nội dung về thông tin người nộp tiền và người nhận tiền khi nhận được chứng từ thu, chi

- Làm thủ tục rút tiền từ ngân hàng nhập quỹ

- Lập sổ quỹ tiền mặt

- Thanh toán/ chi tiền các khoản chi phí hoạt động trong công ty từ quỹ tiền mặt theo lệnh chi của kế toán thanh toán

- Kiểm tra, đối chiếu số liệu ghi sổ quỹ tiền mặt với số tiền thực tế tại qu

- Kiểm kê, phân loại và bảo quản tiền mặt tại quỹ

- Phối hợp công tác quản lý chi tiêu nội bộ

- Lập báo cáo kiểm kê tiền mặt cuối tháng

Đảm bảo thu chi tiền mặt được theo dõi, quản lý đúng pháp luật, chuẩn mực kế toán và các quy chế quản lý tài chính của cơ quan

2.2

Sắp xếp và lưu trữ chứng từ kế toán

- Tập hợp chứng từ thu chi chuyển về bộ phận kế toán phần hành để lưu trữ và bảo quản

- Lưu trữ ssách dữ liệu kế toán theo quy định

Chứng từ kế toán được lưu trữ đúng quy định

2.3

Thực hiện quản lý kho

- Phối hợp kiểm kê định kỳ tài sản của cơ quan theo quy định

Kho quỹ được quản lý đúng chế độ, đúng nguyên tắc.

2.4

Chế độ hội họp

Được tham dự các cuộc họp liên quan đến công tác theo phân công

Dự họp theo đúng quy định

2.5

Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân

1. Kế hoạch được xây dựng theo đúng nội dung kế hoạch công tác của Phòng

2. Công việc được thực hiện theo đúng tiến độ kế hoạch

2.6

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng phòng, Lãnh đạo Văn phòng giao.

3. Các mối quan hệ trong công việc

3.1- Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi

Quản lý trực tiếp

Các cá nhân, đơn vị phối hợp chính

Trưởng phòng, lãnh đạo Văn phòng

 

• Lãnh đạo Phòng và chuyên viên Phòng Tài vụ

• Lãnh đạo Văn phòng

• Các phòng thuộc Văn phòng và các đơn vị thuộc cơ quan

3.2- Bên ngoài

Đối tượng quan hệ chính

Bản chất quan hệ

Cơ quan quản lý tài chính cấp trên

Thực hiện các báo cáo theo yêu cầu

Kho bạc nhà nước, ngân hàng

Thực hiện các giao dịch tài chính.

Các đơn vị

Phối hợp thực hiện các khoản thanh toán chuyển khoản cho cán bộ, công chức, người lao động trong Cơ quan.

4. Phạm vi quyền hạn

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao

4.2

Được cung cấp thông tin về công tác chỉ đạo điều hành của cơ quan trong phạm vi nhiệm vụ được giao

4.3

Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao

4.4

Được tham gia các cuộc họp liên quan

5. Các yêu cầu về năng lực và phẩm chất cá nhân

Nhóm yêu cầu

Các yêu cầu cụ thể

Trình độ chuyên môn

• Tốt nghiệp phổ thông cơ sở

Bồi dưỡng chứng chỉ

• Tin học: Văn phòng

• Qua bồi dưỡng nghiệp vụ về thủ quỹ

Kiến thức, hiểu biết

• Chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật Nhà nước về công tác tài chính, tài sản.

• Nắm vững nguyên tắc quản lý và hạch toán kế toán của cơ quan hành chính

Kỹ năng

• Giao tiếp; Tổng hợp báo cáo

• Các phần mềm quản lý tài chính, tài sản

Kinh nghiệm

• Có ít nhất 1 năm làm công tác về quỹ hoặc kế toán

Phẩm chất cá nhân

• Tuyệt đối trung thành, tin tưng, nghiêm túc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.

• Có tinh thần trách nhiệm, trung thực, giữ nguyên tắc; cẩn thận, kiên nhẫn;.

• Chủ động, linh hoạt, không ngại khó khăn, sớm tối

 

 

Phê duyệt của lãnh đạo

 

Biểu số 3 (các ngành)

TÊN CƠ QUAN ĐƠN VỊ…
TÊN TỔ CHỨC…

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

 

BẢN MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Tên VTVL: Văn thư - Lưu trữ

Mã vị trí việc làm:

Ngày bắt đầu thực hiện:

Địa điểm làm việc:

 

Quy trình công việc liên quan

(bổ sung tên tài liệu, quy trình công việc liên quan đến vị trí này)

 

 

 

1. Mục tiêu vị trí việc làm: Thực hiện công tác lưu trữ hồ sơ, tài liệu và phục vụ việc khai thác hồ sơ, tài liệu lưu trữ của cơ quan; tác tiếp nhận và xử lý văn bản đến, phát hành văn bản đi của cơ quan, tham gia thẩm định thể thức văn bản do Lãnh đạo cơ quan, Lãnh đạo Văn phòng ký ban hành; thực hiện một số công việc hành chính do Trưởng phòng hoặc Lãnh đạo Văn phòng giao.

2. Các công việc và tiêu chí đánh giá

TT

Các công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ

Mảng công việc

Công việc cụ thể

2.1

Thực hiện công tác văn thư

- Tiếp nhận, chuyển và phát hành tài liệu, công văn, giấy tờ;

- Cấp giấy giới thiệu, giấy đi đường cho CB, CC, VC của cơ quan đi công tác;

- Xác nhận giấy đi đường đối với cán bộ đến làm việc tại cơ quan;

- Dự thảo công văn, giấy tờ hành chính, công điện;

- Nhân sao tài liệu;

- Quản lý và sử dụng con dấu của cơ quan theo đúng quy định

- Tiếp nhận và tham mưu xử lý, giải quyết đơn thư theo đúng quy định

- Thẩm định thể thức văn bản của cơ quan trước khi ban hành.

- Phục vụ tra cứu, khai thác tài liệu hiện hành

- Quản lý, lập hồ sơ công văn đi, đến, tài liệu hội nghị của cơ quan

Văn bản đến được phân luồng xử lý kịp thời, đúng chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và cá nhân có liên quan.

Các khâu được đảm bảo vận hành thông suốt, đúng thời gian và quy định;

2.2

Thực hiện nghiệp vụ của công tác lưu trữ

1. Nhận nhập hồ sơ, tài liệu

2. Lập các công cụ tra cứu: Mục lục hồ sơ, tài liệu; cơ sở dữ liệu và các công cụ tra cứu khác để phục vụ cho việc quản lý và khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ

3. Xác định thời hạn bảo quản tài liệu, tham mưu xác định giá trị tài liệu để đưa ra phương thức lưu trữ đúng quy định

Đảm bảo chính xác, khoa học, đúng quy định

2.3

Quản lý tài liệu lưu trữ

1. Sắp xếp tài liệu khoa học lên giá kệ đbảo quản

2. Phục vụ khai thác hồ sơ, tài liệu

3. Kiểm tra kho lưu trữ và tình hình tài liệu; chuẩn bị phương tiện bảo quản hồ sơ, tài liệu

4. Thực hiện các biện pháp phòng, chống cháy nổ, các biện pháp bảo vệ tài liệu khỏi tác nhân gây hư hỏng; bảo mật đối với tài liệu lưu trữ

5. Thực hiện báo cáo thống kê về công tác lưu trữ và tài liệu lưu trữ

7. Nhập cơ sở dữ liệu hồ sơ tài liệu.

8. Hướng dẫn nghiệp vụ về công tác lưu trữ cho các cá nhân, tổ chức liên quan.

Đảm bảo theo đúng quy định

2.4

Thực hiện công tác hành chính

- Chủ trì dự thảo chương trình làm việc, chương trình công tác tuần, báo cáo tuần, dự kiến chương trình họp Lãnh đạo Ban

- Mua và cấp sách, báo, tạp chí, tài liệu phục vụ công tác theo quy định.

Công tác hành chính được đáp ứng kịp thời, phối hợp hiệu quả.

2.5

Thực hiện chế độ hội họp

Được tham dự các cuộc họp liên quan đến công tác theo phân công

Dự họp đúng thành phần, thời gian, địa điểm quy định.

2.6

Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân

Kế hoạch được xây dựng theo đúng nội dung kế hoạch công tác của tổ chức và được thực hiện theo đúng tiến độ

 

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo giao.

3. Các mối quan hệ công việc

3.1- Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi

Quản lý trực tiếp

Các cá nhân, đơn vị phối hợp chính

- Trưởng phòng.

 

- Lãnh đạo và chuyên viên trong cùng đơn vị.

- Cán bộ, công chức của các đơn vị trong cơ quan.

3.2- Bên ngoài

Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính

Bản chất quan hệ

- Bưu cục

- Các cơ quan có liên quan

- Cơ quan lưu trữ cấp trên

- Phối hợp phát hành văn bản điện mật.

- Thực hiện các giao dịch gửi và nhận văn bản.

- Cung cấp các thông tin theo yêu cầu.

- Thu thập các thông tin cần thiết cho việc thực hiện công việc chuyên môn.

- Đề nghị được hướng dẫn.

- Các đơn vị thuộc cơ quan

- Cán bộ, công chức trong cơ quan.

- Thực hiện các giao dịch hành chính, gửi, nhận, phát hành văn bản.

- Hướng dẫn, đề nghị lập hồ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu đúng thời gian theo quy định.

- Thu thập các thông tin cần thiết cho việc khai thác và quản lý tài liệu.

- Cung cấp thông tin theo yêu cầu

4. Phạm vi quyền hạn

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao.

4.2

Được cung cấp thông tin xác thực phục vụ cho thực hiện nhiệm vụ được giao.

4.3

Được tham gia dự họp và phát biểu ý kiến trong những cuộc họp có liên quan.

5. Các yêu cầu năng lực và phẩm chất cá nhân

Nhóm yêu cầu

Các yêu cầu cụ thể

Trình độ chuyên môn

• Tốt nghiệp đại học các ngành Văn thư, Hành chính, Khoa học xã hội và nhân văn, Quản trị văn phòng

Bồi dưỡng, chứng chỉ

• Quản lý nhà nước chương trình chuyên viên

• Ngoại ngữ: trình độ B hoặc tương đương

• Tin học: Văn phòng

Kiến thức bổ trợ

• Chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật Nhà nước về công tác tổ chức, cán bộ, Luật Lưu trữ, Luật Cán bộ công chức viên chức

Kỹ năng

• Giao tiếp; Tổ chức làm việc nhóm; Lập kế hoạch; Quản lý thông tin; Soạn thảo văn bản hành chính; Tổng hợp báo cáo,

• Sử dụng tin học văn phòng; Internet

• Các phần mềm quản lý văn bản, thư viện điện tử

Kinh nghiệm

• Có ít nhất 01 năm làm công tác văn thư hành chính trong cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, MTTQ, đoàn thể chính trị xã hội

Phẩm chất cá nhân

• Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.

• Có tinh thần trách nhiệm, trung thực, giữ nguyên tắc; cẩn thận, kiên nhẫn; có khả năng phân tích, tổng hợp, bảo mật thông tin.

• Cẩn thận, tỉ mỉ, chịu khó học hỏi.

• Giao tiếp, ứng xử đúng mực

Các yêu cầu khác

• Nắm chắc hệ thống văn bản của cơ quan

 

 

Phê duyệt của lãnh đạo

 

Biểu số 3 (các ngành)

TÊN CƠ QUAN ĐƠN VỊ…
TÊN TỔ CHỨC…

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

 

BẢN MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Tên VTVL: Lễ tân - Phục vụ

Mã vị trí việc làm:

Ngày bắt đầu thực hiện:

Địa điểm làm việc:

 

Quy trình công việc liên quan

(tên tài liệu, quy trình công việc liên quan đến vị trí này)

 

 

 

1. Mục tiêu vị trí việc làm

Thực hiện công tác lễ tân và phục vụ các hoạt động đối nội, đối ngoại của Lãnh đạo cơ quan.

2. Các công việc và tiêu chí đánh giá

TT

Các công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

Mảng công việc

Công việc cụ thể

2.1

Thực hiện công tác lễ tân

- Thực hiện công việc lễ tân đón tiếp, hướng dẫn khách đến cơ quan liên hệ công tác.

- Phục vụ công tác lễ tân đối nội, đối ngoại của Lãnh đạo cơ quan.

- Lễ tân đón, tiễn các đoàn khách ngoại giao của cơ quan.

Đảm bảo thực hiện tốt, chu đáo, kịp thời, trang trọng.

Cẩn thận, ân cần, sạch sẽ.

2.2

Thực hiện công tác phục vụ

- Lau dọn phòng làm việc của Lãnh đạo theo phân công.

- Quét dọn vệ sinh sân, hành lang, các phòng, khu WC cơ quan, thu gom rác, chất thải chuyển đến nơi tập kết theo quy định của công ty vệ sinh môi trường

- Kiểm tra, tắt các thiết bị sử dụng điện, nước sau giờ làm việc tại các khu vực được phân công

- Bố trí sắp xếp bàn ghế, phòng họp, hội trường cơ quan; trang trí phòng họp, hội trường cơ quan.

- Chuẩn bị nước uống phục vụ hội nghị theo yêu cầu của Lãnh đạo, dọn dẹp, vệ sinh phòng họp, hội trường...

- Đảm bảo sạch sẽ, gọn gàng

- Đảm bảo về thời gian.

2.3

Chế độ hội họp

Được tham dự các cuộc họp liên quan đến công tác theo phân công

Dự họp theo đúng quy định

2.4

Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân

1. Kế hoạch được xây dựng theo đúng nội dung kế hoạch công tác của Phòng

2. Công việc được thực hiện theo đúng tiến độ kế hoạch

2.5

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng phòng, Lãnh đạo Văn phòng giao.

3. Các mối quan hệ trong công việc

3.1. Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi

Quản lý trực tiếp

Các cá nhân, đơn vị phối hợp chính

Trưởng phòng

Phó trưởng Phòng

 

- Lãnh đạo cơ quan

- Lãnh đạo và chuyên viên, nhân viên cùng tổ chức

- Các đơn vị thuộc cơ quan

3.2. Bên ngoài

Ban, bộ, ngành, địa phương có quan hệ chính

Bản chất quan hệ

Cá nhân, tổ chức ngoài cơ quan đến thăm, làm việc với cơ quan theo kế hoạch hoặc theo yêu cầu của Lãnh đạo

- Phối hợp thực hiện việc đón tiếp và hướng dẫn khách đến làm việc tại Cơ quan.

- Thực hiện công tác lễ tân khi lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ đối ngoại (chúc mừng, thăm, viếng,...).

- Đón, tiếp các đoàn khách đối ngoại.

Các đơn vị có liên quan

- Phối hợp thực hiện công tác lễ tân, phục vụ

4. Phạm vi quyền hạn

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Phối hợp thực hiện công tác lễ tân, phục vụ.

4.2

Được cung cấp thông tin về lịch công tác của cơ quan, của Lãnh đạo phục vụ cho công tác chuyên môn.

4.3

Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao

4.4

Được tham gia các cuộc họp liên quan

5. Các yêu cầu về năng lực

Nhóm yêu cầu

Các yêu cầu cụ thể

Trình độ chuyên môn

• Tốt nghiệp THPT trở lên

Kiến thức bổ trợ

• Kiến thức tổ chức sự kiện, quan hệ đối ngoại, đối nội

• Kiến thức vệ sinh và an toàn lao động

Kỹ năng

• Giao tiếp tốt

• Sử dụng tin học văn phòng; Internet

• Tiếp nhận, xử lý thông tin đầy đủ, nhanh chóng, chính xác.

• Phục vụ, lễ tân

Kinh nghiệm

Phẩm chất cá nhân

• Trung thực, nhanh nhẹn, nắm bắt và xử lý tình huống nhạy bén, có trách nhiệm với công việc.

Các yêu cầu khác

• Ngoại hình ưa nhìn, trang phục gọn gàng lịch sự, sử dụng được đồng phục lễ tân theo yêu cầu.

• Sức khỏe tốt

 

 

Phê duyệt của lãnh đạo

 

Biểu số 3 (các ngành)

TÊN CƠ QUAN ĐƠN VỊ…
TÊN TỔ CHỨC…

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

 

BẢN MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Tên VTVL: Lái xe

Mã vị trí việc làm:

Ngày bắt đầu thực hiện

Địa điểm làm việc:

 

Quy trình công việc liên quan

(bổ sung tên tài liệu, quy trình công việc liên quan đến vị trí này)

 

 

 

1. Mục tiêu vị trí việc làm

Thực hiện nhiệm vụ lái xe cho cơ quan theo phân công, đảm bảo an toàn cho người và xe, kịp thời, chính xác theo yêu cầu công tác của cán bộ, công chức cơ quan

2. Các công việc và tiêu chí đánh giá

TT

Các công việc

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

Mảng công việc

Công việc cụ thể

2.1

Thực hiện nhiệm vụ lái xe

- Đưa đón cán bộ, công chức khi có yêu cầu, lấy chữ ký xác nhận, tổng hợp số km hoạt động của xe khi kết thúc đợt công tác

- Báo cáo hàng tháng tình trạng hoạt động, sửa chữa xe

- Đề nghị thanh toán chi phí xăng dầu xe

- Kịp thời, chính xác

- Đảm bảo an toàn giao thông

2.2

Kiểm tra an toàn xe và vệ sinh xe

Kiểm tra an toàn và vệ sinh xe; kiểm tra các thông số kỹ thuật của xe, đề xuất sửa chữa, bảo hành, mua sắm công cụ lao động nếu có.

- An toàn khi lái xe

- Sạch sẽ, gọn gàng

- Đảm bảo sử dụng có hiệu quả xe công vụ

2.2

Trực nhà xe

- Trực bảo vệ tại nhà xe theo ca trực hoặc theo giờ hành chính

- Trực điện thoại, liên hệ lãnh đạo quản lý để bố trí xe đưa đón các đoàn công tác (nếu có)

- Báo cáo kịp thời lãnh đạo phòng khi có sự cố và biện pháp xử lý sự cố

- Đảm bảo tài sản ở nhà xe

- Đảm bảo đưa đón các đoàn công tác kịp thời

2.6

Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo phòng giao

3. Các mối quan hệ trong công việc

3.1- Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bi

Quản lý trực tiếp

Các cá nhân, đơn vị phối hợp chính

- Trưởng phòng

- Phó trưởng Phòng

 

- Lãnh đạo phụ trách và đồng nghiệp.

- Các đơn vị thuộc cơ quan

3.2- Bên ngoài

Đối tượng quan hệ chính

Bản chất quan hệ

Công ty Bảo hiểm

- Thực hiện các giao dịch bảo hiểm xe ô tô Cơ quan khi được giao.

Công ty sa chữa, bảo dưỡng xe ô tô

- Thực hiện các giao dịch sửa chữa, bảo dưỡng xe.

Công ty xăng dầu

- Thực hiện các giao dịch cung cấp xăng dầu xe ô tô.

Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an

- Thực hiện giao dịch đăng ký xe ô tô Cơ quan khi được giao nhiệm vụ.

Các đơn vị thuộc cơ quan

- Phối hợp các hoạt động đưa đón cán bộ, công chức của cơ quan, phục vụ hội nghị, hội thảo, các cuộc họp có liên quan.

4. Phạm vi quyền hạn

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao

4.2

Được tham gia các cuộc họp liên quan

5. Các yêu cầu về năng lực và phẩm chất cá nhân

Nhóm yêu cầu

Các yêu cầu cụ thể

Trình độ chuyên môn

- Tốt nghiệp các khóa đào tạo lái xe ở các hạng xe theo yêu cầu công tác

Kiến thức bổ trợ

- Chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật Nhà nước nói chung.

- Kiến thức về Luật Giao thông đường bộ, về công tác bảo hiểm xe, các khoản phí, lệ phí, thuế có liên quan;

Kỹ năng

- Giao tiếp; Lập kế hoạch; Quản lý thông tin;

- Kỹ năng nghề.

Kinh nghiệm

- Có kinh nghiệm theo yêu cầu ít nhất 1 hoặc 2 năm.

Phẩm chất cá nhân

- Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy chế, quy định của cơ quan.

- Có tinh thần trách nhiệm, trung thực, giữ nguyên tắc; cẩn thận, kiên nhẫn;

- Chủ động, linh hoạt, không ngại khó khăn, sớm tối.

Các yêu cầu khác

- Nắm chắc các văn bản pháp luật liên quan đến công tác chuyên môn.

 

 

Phê duyệt của lãnh đạo

 

 



[1] Không bao gồm 2 vị trí việc làm Chủ tịch và Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN

1 Nghiên cứu, đề xuất về xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn, các chính sách, chế độ liên quan đến CNVCLĐ

1 Nghiên cứu, đề xuất về xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn, các chính sách, chế độ liên quan đến CNVCLĐ

1 Nghiên cứu, đề xuất về xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn, các chính sách, chế độ liên quan đến CNVCLĐ

1 Quản lý công chức, viên chức; xây dựng kế hoạch, quy hoạch công chức; quy định ngạch, chức danh, mã số công chức; mô tả, quy định vị trí việc làm và cơ cấu công chức; xác định số lượng và quản lý biên chế công chức; chính sách, chế độ đãi ngộ đối với CB, CC, VC; chính sách tiền lương; kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng CB, CC

1 Quản lý công chức, viên chức; xây dựng kế hoạch, quy hoạch công chức; quy định ngạch, chức danh, mã số công chức; mô tả, quy định vị trí việc làm và cơ cấu công chức; xác định số lượng và quản lý biên chế công chức; chính sách, chế độ đãi ngộ đối với CB, CC, VC; chính sách tiền lương; kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng CB, CC

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 4135-QĐ/BTCTW ngày 29/01/2019 về ban hành tạm thời Danh mục vị trí việc làm, bản mô tả vị trí việc làm công chức Liên đoàn Lao động Việt Nam do Ban Tổ chức Trung ương ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.948

DMCA.com Protection Status
IP: 18.188.113.185
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!