ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 06/KH-UBND
|
Hưng Yên, ngày 08
tháng 01 năm 2025
|
KẾ HOẠCH
THỰC
HIỆN SÁP NHẬP THÔN, TỔ DÂN PHỐ CHƯA ĐẢM BẢO QUY MÔ SỐ HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HƯNG YÊN NĂM 2025
Căn cứ Kết luận số 50-KL/TW ngày 28/02/2023 của Bộ
Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ
chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”; các
Thông tư của Bộ trưởng Bộ Nội vụ: số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 hướng dẫn về
tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố; số 14/2018/TT-BNV ngày 03/12/2018 và
số 05/2022/TT-BNV ngày 23/5/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
04/2012/TT-BNV; Kế hoạch số 208-KH/TU ngày 07/7/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ
tỉnh về triển khai thực hiện Kết luận số 50-KL/TW ngày 28/02/2023 của Bộ Chính
trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW giai đoạn 2023-2026; Thông báo
số 1704-TB/TU ngày 18/7/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc sáp nhập 04 thôn
để thành lập 02 thôn mới thuộc xã Dương Quang và xã Hưng Long, thị xã Mỹ Hào;
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện
sáp nhập thôn, tổ dân phố chưa đảm bảo quy mô số hộ gia đình trên địa bàn tỉnh
Hưng Yên năm 2025 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Triển khai thực hiện nghiêm các chủ trương, chính
sách của Đảng, Nhà nước về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống
chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
- Sắp xếp, sáp nhập thôn, tổ dân phố nhằm tinh gọn
bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền cấp xã; giảm số lượng
người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố, góp phần giảm chi ngân
sách; phát huy vai trò tự quản, tự chủ và hiệu quả huy động nguồn lực từ cộng đồng
dân cư trong xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa, xây dựng nông thôn mới.
2. Yêu cầu
- Việc sắp xếp, sáp nhập các thôn, tổ dân phố phải
đảm bảo ổn định tình hình tại địa phương; sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, thống
nhất của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp; sự phối hợp của cơ quan Mặt trận Tổ
quốc, các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở; đảm bảo công khai, dân
chủ, đoàn kết, thống nhất trong hệ thống chính trị cơ sở và nhân dân.
- Sắp xếp, sáp nhập các thôn, tổ dân phố để thành lập
các thôn, tổ dân phố mới đảm bảo đúng các quy định của Trung ương, Kế hoạch số
208-KH/TU ngày 07/7/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, ý kiến chỉ đạo của Ban
Thường vụ Tỉnh ủy tại Thông báo số 1704-TB/TU ngày 18/7/2024; phù hợp với thực
tiễn, đặc điểm, truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo
của mỗi địa phương; đảm bảo thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất của nhân dân.
- Quá trình sáp nhập thôn, tổ dân phố phải theo
đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật, sau sáp nhập các thôn, tổ dân phố
cơ bản phải đảm bảo quy mô số hộ gia đình theo quy định. Khuyến khích sáp nhập
những thôn, tổ dân phố đã đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định với sự đồng thuận của
nhân dân.
- Xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành
trong thực hiện sắp xếp, sáp nhập các thôn, tổ dân phố. Kết quả sáp nhập thôn,
tổ dân phố là một trong các tiêu chí đánh giá, xếp loại người đứng đầu hằng
năm.
II. NỘI DUNG
1. Đối tượng, thời gian thực hiện sáp nhập:
a) Đối tượng thực hiện sáp nhập: các thôn, tổ dân
phố chưa đạt 50% tiêu chuẩn về quy mô số hộ gia đình theo quy định tại Thông tư
số 14/2018/TT-BNV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ[1].
Trước mắt triển khai thực hiện sáp nhập 15/26 thôn,
tổ dân phố có quy mô số hộ gia đình chưa đảm bảo 50% theo quy định (theo
danh sách tại Phụ lục gửi kèm).
Đối với 11 thôn các địa phương đề nghị không thực
hiện sáp nhập do có yếu tố đặc thù, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh đang xin ý kiến
chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
b) Thời gian thực hiện: Các huyện Ân Thi, Văn
Giang, Văn Lâm chỉ đạo 09 xã, thị trấn hoàn thiện quy trình, thủ tục sáp nhập
15 thôn, tổ dân phố nêu trên trong tháng 01/2025, gửi Sở Nội vụ thẩm định,
trình cấp có thẩm quyền theo quy định.
3. Quy trình thực hiện sáp nhập thôn, tổ dân phố
Căn cứ Kế hoạch của UBND tỉnh, UBND cấp huyện chỉ đạo
UBND cấp xã thực hiện các bước tiến hành sáp nhập thôn, tổ dân phố trên địa bàn
đảm bảo quy định tại các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Quyết định của
UBND tỉnh quy định về tổ chức, hoạt động của thôn, tổ dân phố, cụ thể:
a) Xây dựng Đề án sáp nhập thôn, tổ dân phố:
Căn cứ vào Kế hoạch của UBND tỉnh, UBND cấp huyện
chỉ đạo, hướng dẫn UBND cấp xã xây dựng Đề án sáp nhập thôn, tổ dân phố của từng
xã, phường, thị trấn đảm bảo quy định.
b) Lấy ý kiến cử tri:
UBND cấp xã tổ chức lấy ý kiến cử tri (của toàn
bộ cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình) của các thôn, tổ dân phố hiện tại
về Đề án sáp nhập thôn, tổ dân phố; tổng hợp các ý kiến và lập thành biên bản lấy
ý kiến về Đề án sáp nhập thôn, tổ dân phố.
c) Trình Hội đồng nhân dân cấp xã:
Sau khi Dự thảo Đề án sắp xếp, sáp nhập thôn, tổ
dân phố được trên 50% toàn bộ cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình ở mỗi
thôn, tổ dân phố có dự kiến sáp nhập tán thành, UBND cấp xã hoàn thiện hồ sơ
trình HĐND cấp xã thông qua tại kỳ họp gần nhất.
Lưu ý: Khi xây dựng Đề án, UBND cấp
xã phải báo cáo, đề xuất Thường trực HĐND cấp xã để thống nhất thời gian triệu
tập kỳ họp HĐND cấp xã thông qua Đề án (sau khi được cử tri nhất trí) đảm bảo kịp
tiến độ theo Kế hoạch.
Trường hợp Dự thảo Đề án chưa được trên 50% số cử
tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong khu vực thành lập thôn mới, tổ dân
phố mới tán thành thì UBND cấp xã tổ chức lấy ý kiến lần thứ 2; nếu vẫn không
được trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình tán thành thì trong thời
hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có biên bản lấy ý kiến lần thứ 2, UBND cấp xã
báo cáo UBND dân cấp huyện xem xét, quyết định. Chủ tịch UBND cấp huyện thực hiện
kiểm điểm trách nhiệm của các tập thể, cá nhân có liên quan đến việc không hoàn
thành lấy ý kiến cử tri theo quy định.
d) Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có Nghị
quyết của HĐND cấp xã về việc sáp nhập thôn, tổ dân phố mới, UBND cấp xã hoàn
chỉnh hồ sơ trình UBND cấp huyện.
đ) Trình Ủy ban nhân dân tỉnh:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ của UBND cấp xã, UBND cấp huyện có Tờ trình (kèm hồ sơ thành lập
thôn mới, tổ dân phố mới của UBND cấp xã) gửi Sở Nội vụ để thẩm định, trình Ủy
ban nhân dân tỉnh.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ thuộc Kế hoạch được
đảm bảo từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp quản lý và các nguồn kinh phí
hợp pháp khác (nếu có).
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nội vụ:
- Thẩm định hồ sơ, trình tự, thủ tục sáp nhập các
thôn, tổ dân phố theo đề nghị của UBND cấp huyện; tham mưu, báo cáo cấp có thẩm
quyền thông qua Đề án sáp nhập các thôn, tổ dân phố đảm bảo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên
quan tổ chức kiểm tra, giám sát quy trình triển khai sáp nhập thôn, tổ dân phố;
báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện sáp nhập thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Tài chính:
Hướng dẫn thực hiện kinh phí; thẩm định và cấp kinh
phí cho các địa phương có số thôn, tổ dân phố phải thực hiện sáp nhập và kinh
phí hỗ trợ đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố, người
trực tiếp tham gia công việc ở thôn, tổ dân phố, tổ viên tổ bảo vệ an ninh trật
tự ở thôn, tổ dân phố nghỉ công tác do sáp nhập.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
và các tổ chức đoàn thể cấp tỉnh:
- Chỉ đạo, tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên
và nhân dân tích cực xây dựng tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố ngày
càng chất lượng, hiệu quả; đồng thuận trong thực hiện chủ trương sáp nhập các
thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh.
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo thẩm
quyền, hướng dẫn việc tổ chức, kiện toàn Chi bộ, Ban Công tác Mặt trận, chi hội,
chi đoàn và các tổ chức khác sau khi sáp nhập thôn, tổ dân phố.
4. Các sở, ban, ngành tỉnh:
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, hướng dẫn UBND
cấp huyện thực hiện các nội dung liên quan khi tiến hành sáp nhập các thôn, tổ
dân phố.
5. UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Thông tin, tuyên truyền rộng rãi đến các xã, phường,
thị trấn và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn về ý nghĩa, mục đích của việc
sáp nhập thôn, tổ dân phố.
- Căn cứ Kế hoạch của UBND tỉnh, chỉ đạo, hướng dẫn
UBND các xã, phường, thị trấn xây dựng đề án sáp nhập thôn, tổ dân phố đảm bảo
thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật hiện hành; tiến
hành kiểm tra, đôn đốc quy trình triển khai thực hiện của các xã, phường, thị
trấn trực thuộc.
- Hướng dẫn, thẩm định, thỏa thuận, đôn đốc các xã,
phường, thị trấn về chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên
trách ở thôn, tổ dân phố nghỉ việc do sáp nhập thôn, tổ dân phố theo quy định của
Trung ương và của tỉnh.
6. UBND các xã, phường, thị trấn:
- Thông tin, tuyên truyền rộng rãi đến cán bộ, đảng
viên, công chức và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn hiểu rõ ý nghĩa, mục
đích, hiệu quả của việc sáp nhập các thôn, tổ dân phố; triển khai, quán triệt
và chỉ đạo thực hiện nội dung của đề án.
- Tiếp tục rà soát những thôn, tổ dân phố không đảm
bảo quy mô số hộ gia đình theo tiêu chí đã được xác định; xây dựng đề án sắp xếp,
sáp nhập thôn, tổ dân phố cho từng trường hợp cụ thể, thực hiện quy trình, thủ
tục sáp nhập đảm bảo theo quy định.
- Chuẩn bị công tác nhân sự đối với những người hoạt
động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố, người trực tiếp tham gia công việc ở
thôn, tổ dân phố, tổ viên an ninh, trật tự ở cơ sở khi tiến hành sáp nhập thôn,
tổ dân phố; sắp xếp, giải quyết chế độ, chính sách đối với người hoạt động
không chuyên trách dôi dư do sáp nhập.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thị
xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị liên quan nghiêm túc thực hiện./.
Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN và các tổ chức đoàn thể tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Báo Hưng Yên, Đài PT-TH Hưng Yên;
- Lãnh đạo VPUBND tỉnh;
- Trung tâm Thông tin - Hội nghị tỉnh;
- Lưu: VT, CVNCNH.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC
Nguyễn Lê Huy
|
PHỤ LỤC
DANH SÁCH THÔN, TỔ DÂN PHỐ THỰC HIỆN SÁP NHẬP
(Kèm theo Kế hoạch số 06/KH-UBND ngày 08/01/2025 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
TT
|
Huyện, thị xã,
thành phố
|
TT
|
Tên xã, phường,
thị trấn
|
TT
|
Tên thôn, tổ
dân phố
|
Số hộ gia đình
|
1
|
Huyện Ân Thi
|
1
|
Xã Bãi Sậy
|
1
|
Ấp 12
|
73
|
2
|
Thôn Trại Giáo
|
114
|
2
|
Xã Cẩm Ninh
|
3
|
Thôn Yên Xá
|
89
|
4
|
Thôn Ấp Bình Xá
|
116
|
3
|
Xã Hoàng Hoa Thám
|
5
|
Thôn An Bá
|
132
|
4
|
Xã Quang Vinh
|
6
|
Thôn Ấp Phú
|
80
|
5
|
Xã Tân Phúc
|
7
|
Thôn Đồng Mối
|
75
|
6
|
Xã Vân Du
|
8
|
Thôn Kênh Bối
|
131
|
9
|
Thôn Tòng Củ
|
135
|
10
|
Ấp Cao Vân
|
55
|
7
|
Thị trấn Ân Thi
|
11
|
Thôn Phú Thôn
|
149
|
12
|
Phố Hoàng Văn Thụ
|
111
|
13
|
Phố Bùi Thị Cúc
|
128
|
2
|
Huyện Văn Giang
|
1
|
Xã Tân Tiến
|
14
|
Thôn Phượng Trì
|
135
|
3
|
Huyện Văn Lâm
|
1
|
Đại Đồng
|
15
|
Thôn Bùng Đông
|
131
|
Tổng cộng: 15
thôn, tổ dân phố
|
|
[1] Theo số liệu thống
kê dân số tính đến 31/12/2023, hiện nay toàn tỉnh có 26/828 thôn, tổ dân
phố có quy mô số hộ gia đình chưa đảm bảo 50% theo quy định (dưới 150 hộ đối với
thôn, dưới 175 hộ đối với tổ dân phố); trong đó có 11 thôn các địa
phương đề nghị không thực hiện sáp nhập do có yếu tố đặc thù (thị xã Mỹ Hào
01 thôn, huyện Văn Lâm 05 thôn, huyện Văn Giang 02 thôn, huyện Ân Thi 02 thôn,
huyện Kim Động 01 thôn).Theo số liệu thống kê dân số tính đến 31/12/2023,
hiện nay toàn tỉnh có 26/828 thôn, tổ dân phố có quy mô số hộ gia đình
chưa đảm bảo 50% theo quy định (dưới 150 hộ đối với thôn, dưới 175 hộ đối với tổ
dân phố); trong đó có 11 thôn các địa phương đề nghị không thực hiện sáp
nhập do có yếu tố đặc thù (thị xã Mỹ Hào 01 thôn, huyện Văn Lâm 05 thôn, huyện
Văn Giang 02 thôn, huyện Ân Thi 02 thôn, huyện Kim Động 01 thôn).