ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH KHÁNH
HÒA
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1285/QĐ-UBND
|
Khánh Hòa, ngày 11 tháng 05 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH KHÁNH HÒA NĂM 2018
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 4104/QĐ-UBND ngày
29/12/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh
Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 442/QĐ-UBND ngày
21/02/2017 của UBND tỉnh về việc Ban hành Chương trình hành động
triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2017
của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Căn cứ Quyết định số 921/QĐ-UBND ngày
10/4/2017 của UBND tỉnh về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện
Chương trình phát triển đô thị tỉnh Khánh Hòa năm
2017.
Xét đề nghị của Giám đốc sở xây dựng tại văn bản số 1688/SXD-KTQH ngày 04/5/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch thực hiện Chương
trình phát triển đô thị tỉnh Khánh Hòa giai đoạn năm 2018.
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành,
đoàn thể; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức,
đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
-
TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- TT UBND tỉnh;
- Lãnh
đạo VP UBND tỉnh;
-
Phòng: KT,
TH,
KGVX;
- Như Điều 2;
- Lưu VT, VC, CN.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đào Công Thiên
|
KẾ HOẠCH
THỰC
HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH KHÁNH HÒA NĂM 2018
(Kèm theo Quyết định số 1285/QĐ-UBND ngày 11 tháng 5 năm 2018)
Chương trình phát triển đô thị tỉnh
Khánh Hòa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại
Quyết định số 4104/QĐ-UBND ngày 29/12/2016 và ban hành Kế hoạch thực hiện
Chương trình phát triển đô thị tỉnh Khánh Hòa năm 2017 tại Quyết định số
921/QĐ-UBND ngày 10/4/2017. Nay, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực
hiện năm 2018 với các nội dung như sau:
I. Mục đích và yêu cầu:
1/ Mục đích:
- Xác định các nhiệm vụ trọng tâm, đồng thời
phân công trách nhiệm cụ
thể để triển khai thực hiện một cách đồng bộ nhằm đạt mục tiêu đã đề ra trong
Chương trình phát triển đô thị tỉnh Khánh Hòa và Quyết định số 442/QĐ-UBND ngày
21/02/2017 của UBND tỉnh về việc Ban hành Chương trình hành động triển khai thực
hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2017 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh
Khánh Hòa.
- Làm cơ sở để các Sở, ban, ngành, địa
phương và các đơn vị liên quan phối hợp triển khai thực hiện Chương trình phát triển đô
thị tỉnh Khánh Hòa theo đúng nhiệm vụ được giao.
2/ Yêu cầu:
Các Sở, ban, ngành, địa phương và các
đơn vị liên quan được giao nhiệm vụ chịu trách nhiệm phối hợp triển khai thực
hiện theo đúng tiến độ.
II. Các nhiệm vụ chủ
yếu:
1/ Về phát triển đô thị:
- Tập trung bố trí nguồn vốn để
thực hiện các dự án đầu tư mang tính chất trọng điểm, có ý nghĩa thúc đẩy phát
triển đô thị.
- Bổ sung nguồn vốn để thực hiện công
tác quy hoạch đô thị tại các địa phương nhằm kêu gọi và thúc đẩy đầu tư đối với
các dự án sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách.
- Đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa, kêu
gọi nguồn lực ngoài ngân sách để tập trung hoàn thiện và phát triển đô thị.
- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển 03 vùng
kinh tế trọng điểm: Khu vực vịnh Cam Ranh
khu vực vịnh Vân Phong,
thành phố Nha Trang; có kế hoạch chuyển đổi ngành nghề tạo sinh kế mới cho lực lượng
lao động ven biển của 03 vùng kinh tế.
- Hoàn thành 08 đề án phát triển từng
đô thị trong Quý III - IV năm 2018.
- Hoàn thành đề án phân loại đô thị đối
với huyện Diên Khánh, huyện Vạn Ninh là đô thị loại IV và đề án công nhận đạt các
tiêu chuẩn là đô thị loại V đối với xã Ninh Xuân trong năm 2018.
2/ Về phát triển hạ tầng kỹ thuật:
- Tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện Cảng
hàng không Quốc tế Cam Ranh.
- Nghiên cứu phương án thay đổi chức
năng ga Nha Trang theo hướng xây dựng nhà ga mới để phục vụ vận tải hàng hóa, ga Nha Trang chỉ
phục vụ vận tải hành khách (Xây
dựng các cơ sở phục vụ chạy tàu như Trạm chỉnh trị đầu máy toa xe, thông
tin tín hiệu, khu
cung đường, khu nhà ở cho nhân viên); nghiên cứu cải tạo đường sắt
khu
vực
Nha Trang để bỏ đường vòng (ga cụt). Về lâu dài, cần nghiên cứu di dời ga Nha Trang và các công trình liên
quan ra khỏi phạm vi trung tâm thành phố để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần
nâng cao chất lượng ngành đường sắt và các hành trình chạy tàu của tuyến đường sắt Bắc -
Nam.
- Khai thác tối đa các lợi thế, tiềm
năng phát triển, định hướng lâu dài các khu bến cảng tổng hợp và chuyên dùng cho tàu biển
trọng tải lớn tại các khu Vân Phong, vịnh Cam Ranh, Nha Trang và Trường Sa.
- Tiếp tục nâng cấp, mở rộng, xây dựng
hệ thống đường tỉnh; hệ thống đường huyện được nâng cấp, mở rộng kết hợp xây dựng mới
đạt quy chuẩn từ đường cấp IV đến cấp
III.
- Đảm bảo cung ứng điện, nước, dịch vụ
viễn thông đầy đủ cho sự
phát triển kinh tế toàn tỉnh; đồng thời, giảm tối đa ngập lũ đồng bằng các sông, thúc đẩy một số ngành
kinh tế sau các công trình cùng phát triển như du lịch lòng hồ, nuôi trồng thủy sản.
3/ Về chất lượng đô thị:
- Tiếp tục đầu tư xây dựng và hoàn thiện
chất lượng đô thị của các đô thị theo phân loại đô thị;
- Tiếp tục đầu tư xây dựng và hoàn thiện chất
lượng đô thị của Đặc khu hành chính kinh tế Bắc Vân Phong theo tiêu chuẩn đô thị
loại II;
- Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật
và thúc đẩy đầu tư xây dựng các khu
chức năng của Khu du lịch Bán đảo Cam Ranh theo tiêu chuẩn đô thị loại III;
- Xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ
tầng xã hội thiết yếu cho huyện đảo Trường Sa theo định hướng phát triển kinh
tế biển gắn liền với an ninh quốc phòng biển đảo.
- Nâng cao mật độ dân cư đô thị một
cách hợp lý, đảm bảo chất lượng và hiệu quả hoạt động đô thị tại các khu vực mới
nâng cấp từ các xã thành phường, cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng của
các khu đô thị mới;
- Tiếp tục công nhận đạt tiêu chuẩn đô
thị loại V cho các khu vực đã được quy hoạch phát triển thành nội thành, nội thị.
4/ Về xây dựng nếp sống văn minh đô thị:
- Xây dựng một đô thị văn minh, hiện đại,
có chất lượng môi trường sống tốt và là trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế; có tỷ
lệ lấp đầy cao tại các khu đô thị mới; áp dụng khoa học công nghệ hiện đại
trong quản lý đô thị.
- Nâng cao chất lượng, thái độ phục vụ
của đội ngũ cán bộ công chức mang tính chuyên nghiệp, có đức có tài đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.
- Tuyên truyền, vận động nhân dân góp
phần xây dựng môi trường văn hóa
lành mạnh, nếp sống văn hóa và văn minh đô thị, phát huy dân chủ gắn với nâng
cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân. Giáo dục nếp sống văn minh đến
toàn dân, trọng tâm là thế hệ trẻ, nhất là đối với đối tượng thiếu niên, nhi đồng,
học sinh, sinh viên.
III. Danh mục các
công trình, dự án trọng điểm:
Chi tiết danh mục về thời gian thực hiện,
nhu cầu vốn, chủ đầu tư của các dự án ưu tiên đầu tư năm 2018 (theo Phụ lục
1-1 đến Phụ lục 1-9 đính kèm theo Kế hoạch này) như sau:
1. Thành phố Nha Trang:
- Dự án thuộc danh mục đầu tư trung hạn
khoảng 19 dự án, với tổng vốn thực hiện
khoảng 959,84 tỷ đồng;
- Dự án đề nghị bổ sung và các dự án
thực hiện bằng các nguồn vốn khác khoảng 98 dự án, với tổng vốn thực hiện khoảng
443,44 tỷ đồng.
2. Thành phố Cam Ranh:
- Dự án thuộc danh mục đầu tư trung hạn
khoảng 12 dự án, với tổng vốn thực hiện khoảng 32,00 tỷ đồng;
- Dự án đề nghị bổ sung và các dự án
thực hiện bằng các nguồn vốn khác khoảng 56 dự án, với tổng vốn thực hiện
khoảng 14,11 tỷ đồng.
3. Thị xã Ninh Hòa:
- Dự án thuộc danh mục đầu tư trung hạn
khoảng 04 dự án, với tổng vốn thực hiện khoảng 30,00 tỷ đồng;
- Dự án đề nghị bổ sung và các dự án
thực hiện bằng các nguồn vốn khác khoảng 20 dự án, với tổng vốn thực hiện khoảng
955,11 tỷ đồng.
4. Huyện Diên Khánh:
- Dự án thuộc danh mục đầu tư trung hạn
khoảng 7 dự án, với tổng vốn thực hiện khoảng
97,90 tỷ đồng;
- Dự án đề nghị bổ sung và các dự án thực hiện
bằng các nguồn vốn khác khoảng
28 dự án, với tổng vốn
thực hiện khoảng 430,60 tỷ đồng.
5. Huyện Cam Lâm:
- Dự án thuộc danh mục đầu tư trung hạn
khoảng 10 dự án, với tổng vốn thực hiện khoảng
433,80 tỷ đồng;
- Dự án đề nghị bổ sung và các dự án
thực hiện bằng các nguồn vốn khác khoảng 21 dự án, với tổng vốn thực hiện khoảng
640,43 tỷ đồng.
6. Huyện Vạn Ninh:
- Dự án thuộc danh mục đầu tư trung hạn
khoảng 26 dự án, với tổng vốn thực hiện khoảng
76,90 tỷ đồng;
- Dự án đề nghị bổ sung và các dự án
thực hiện bằng các nguồn vốn khác khoảng 74 dự án, với tổng vốn thực hiện khoảng
1.242,67 tỷ đồng.
7. Huyện Khánh Vĩnh:
- Dự án thuộc danh mục đầu tư trung hạn
khoảng 09 dự án, với tổng vốn thực hiện khoảng 28,00 tỷ đồng;
- Dự án đề nghị bổ sung và các dự án
thực hiện bằng các nguồn vốn khác khoảng
19 dự án, với tổng vốn thực hiện khoảng 12,20 tỷ đồng.
8. Huyện Khánh Sơn:
- Dự án thuộc danh mục đầu tư trung hạn
khoảng 06 dự án, với tổng vốn thực hiện khoảng
7,00 tỷ đồng;
- Dự án đề nghị bổ sung và các dự án
thực hiện bằng các nguồn vốn khác khoảng 13 dự án, với tổng
vốn thực hiện khoảng 20,20 tỷ đồng.
9. Liên huyện:
- Dự án thuộc danh mục đầu tư trung hạn khoảng
07 dự án, với tổng vốn thực hiện khoảng
499,00 tỷ đồng;
- Dự án đề nghị bổ sung và các dự án
thực hiện bằng các nguồn vốn khác khoảng 22 dự án, với tổng vốn thực hiện khoảng 149,50 tỷ đồng.
IV. Tổ chức thực hiện:
1/ Trên cơ sở những nhiệm vụ chủ yếu
trong kế hoạch này Giám đốc các Sở; Chủ
tịch UBND các huyện
thị xã thành phố;
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, trực tiếp chỉ đạo xây dựng, thực hiện kế hoạch có liên quan đến
sở, ngành, địa phương mình quản lý. Đồng thời, xây dựng nhiệm vụ cụ thể trong kế hoạch
hằng năm để triển khai thực
hiện đảm bảo tiến độ và hiệu quả đã đề ra.
2/ Trách nhiệm của các sở, ngành, đơn
vị, địa phương thực hiện nhiệm vụ và danh mục các công trình, dự án trọng điểm (chi
tiết kèm theo phụ lục) của Kế hoạch:
2.1. Sở Xây dựng:
- Giao Sở Xây dựng chủ trì, tổng hợp,
báo cáo tình hình triển khai thực hiện cho Tỉnh ủy và Ủy ban
nhân dân tỉnh hằng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu. Tham mưu cho Ủy ban
nhân dân tỉnh tiến hành sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch
này.
- Là cơ quan thường trực triển
khai, có trách nhiệm hướng
dẫn, đôn đốc kiểm tra việc tổ chức thực hiện ở
các cơ quan, đơn vị, định kỳ hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
2.2. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Chịu trách nhiệm chính và phối hợp với
các sở, ngành, địa phương tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực liên quan đến
việc đền bù, thu hồi đất để thực hiện các công trình, dự án trọng điểm của Kế
hoạch này.
2.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Chủ trì, phối hợp với Sở
Tài chính, các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương ưu tiên, bảo đảm đủ nguồn
kinh phí chi đầu tư phát triển, vốn đầu tư công để thực hiện các nhiệm vụ, danh
mục các công trình, dự án trọng điểm thuộc Kế hoạch này.
Chủ trì và phối hợp các đơn vị có liên quan xây
dựng kế hoạch mời gọi, thu hút đầu tư cho các công trình, dự án trọng điểm.
2.4. Sở Tài chính:
Chủ trì và phối hợp với Sở Kế hoạch và
Đầu tư, các địa phương và các đơn vị có liên quan cân đối và trình cấp thẩm
quyền bố trí kinh phí
thực hiện các nhiệm vụ liên quan
thuộc Kế hoạch này.
2.5. Sở Thông tin và Truyền thông:
Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan
thông tin đại chúng (báo chí, truyền hình truyền thanh...) phối hợp với các địa
phương và các đơn vị có liên quan
đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về Chương trình phát triển đô thị tỉnh
Khánh Hòa;
góp
phần nâng cao nhận thức trong các tầng lớp nhân dân về vai trò, ý nghĩa quyền lợi
và nghĩa vụ của việc tham gia xây dựng nếp sống văn minh đô thị.
2.6. Các Sở, ban, ngành, đơn vị:
Căn cứ theo chuyên môn, chức năng nhiệm
vụ được phân công chịu trách nhiệm chủ trì hoặc phối hợp với các sở,
ngành, địa phương để thực hiện các dự án công trình trọng
điểm của Kế hoạch này
theo phân công.
2.7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã, thành phố:
Triển khai, phổ biến, tuyên truyền
rộng rãi các nội dung của Chương trình phát triển đô thị tỉnh Khánh Hòa và nội
dung Kế hoạch này.
- Chủ trì hoặc phối hợp với các sở,
ngành, đơn vị phương để thực hiện các dự án, công trình trọng điểm của
Kế hoạch này theo phân công.
- Hoàn thành các đề án phát triển từng
đô thị và đề án phân loại đô thị tại địa phương.
3. Giám đốc các Sở, ban, ngành và Chủ
tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên chỉ đạo, kiểm
tra, đôn đốc việc thực
hiện kế hoạch này; định kỳ vào cuối của một quý báo cáo cho Sở Xây dựng để tổng hợp, báo
cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.
(Đính kèm các phụ lục
liên quan)