Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 149/KH-UBND 2021 Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất Hà Nội

Số hiệu: 149/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Chử Xuân Dũng
Ngày ban hành: 16/06/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 149/KH-UBND

Hà Nội, ngày 16 tháng 6 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Thực hiện Quyết định số 1322/QĐ-TTg ngày 31/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021 - 2030; Quyết định số 36/QĐ-TTg ngày 11/01/2021 về việc ban hành Kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2030; Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2030, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Cụ thể hóa các mục tiêu, nội dung, giải pháp tại Quyết định số 1322/QĐ-TTg ngày 31/8/2020, Quyết định số 36/QĐ-TTg ngày 11/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ đphù hợp với điều kiện và tình hình thực tiễn của thành phố Hà Nội. Đưa năng suất trở thành động lực phát triển quan trọng trong các ngành, lĩnh vực, thông qua việc ứng dụng các thành tựu mới của khoa học và công nghệ, áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất tiên tiến, kết hợp với nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, phù hợp xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

2. Yêu cầu

Các nhiệm vụ triển khai phải đảm bảo tính khách quan, khoa học, thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức, lãng phí; thu hút được sự tham gia của các cấp, các ngành, địa phương và các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch đáp ứng yêu cầu, điều kiện quy định.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa (gọi chung là năng suất chất lượng) trên cơ sở áp dụng các giải pháp về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, góp phần nâng cao mức đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) trong GRDP của Thành phố.

- Tạo bước chuyển biến rõ rệt về năng suất chất lượng của sản phẩm, hàng hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

2. Mc tiêu cthể

a) Giai đoạn 2021 - 2025

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về các giải pháp nâng cao năng suất chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm chuỗi cung ứng, sản xuất hữu cơ, truy xuất nguồn gốc, sản xuất thông minh.

- Đào tạo, tập huấn về năng suất chất lượng cho trên 2.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức thuộc các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, các tổ chức, doanh nghiệp. Trong đó, phn đấu đào tạo được ít nhất 20 chuyên gia năng suất chất lượng đạt tiêu chuẩn.

- Hỗ trợ khoảng 1.500 doanh nghiệp xây dựng, áp dụng các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng; có ít nhất 15 doanh nghiệp được hướng dẫn, hỗ trợ áp dụng đồng bộ các giải pháp nâng cao năng suất chất lượng, trở thành mô hình điểm của Thành phố.

- Hỗ trợ tăng cường năng lực cho ít nhất 02 tổ chức đánh giá sự phù hợp đạt chun mực, đáp ứng yêu cầu đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật các sản phẩm, hàng hóa chủ lực, trọng điểm của Thành phố.

b) Giai đoạn 2026 - 2030

- Đào tạo, tập huấn kiến thức, kỹ năng về năng suất chất lượng tăng ít nhất 50% số lượng người so với giai đoạn 2021 - 2025. Đào tạo, chứng nhận đạt tiêu chuẩn cho 40 chuyên gia năng suất chất lượng, trong đó có khoảng 10 chuyên gia được chứng nhận đạt trình độ khu vực và quốc tế.

- Số lượng các doanh nghiệp được hỗ trợ xây dựng, áp dụng các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng, tăng ít nhất 50% so với giai đoạn 2021 - 2025; có ít nhất 20 doanh nghiệp được hướng dẫn, hỗ trợ áp dụng đồng bộ các giải pháp nâng cao năng suất chất lượng, trở thành mô hình điểm để chia sẻ, nhân rộng trên toàn quốc.

- Hỗ trợ tăng cường năng lực cho ít nhất 05 tổ chức đánh giá sự phù hợp đạt chuẩn mực, đáp ứng yêu cầu đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật các sản phẩm, hàng hóa chủ lực, trọng điểm của Thành phố. Trong đó, hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp đầu tư xây dựng và nâng cấp phòng thử nghiệm cho sản phẩm, hàng hóa trọng điểm, xuất khu chủ lực.

III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NGUYÊN TẮC VÀ ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ

1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

Các cơ quan, tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế liên quan đến hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Các tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài không thuộc đối tượng áp dụng của Kế hoạch này.

2. Nguyên tắc hỗ trợ

- Việc hỗ trợ đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, bình đng và không trùng lặp. Ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chủ lực, sản phẩm xuất khu, sản phẩm thuộc ngành mũi nhọn, trọng điểm của Thành phố.

- Tại một thời điểm, nếu có nhiều chính sách ưu đãi và hỗ trợ của Nhà nước về cùng nội dung thì đối tượng hỗ trợ được hưởng mức hỗ trợ cao nhất theo các chính sách hiện hành.

- Mỗi tổ chức, doanh nghiệp chỉ được hỗ trợ 01 lần đối với mỗi nội dung và được hưởng nhiều nội dung hỗ trợ tại một thời điểm nếu đáp ứng đủ các điều kiện trong Kế hoạch.

3. Điều kiện htrợ

Các tổ chức, doanh nghiệp được hưởng chính sách hỗ trợ phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:

- Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đúng ngành nghề trong đăng ký kinh doanh và lĩnh vực hoạt động phù hợp với các nội dung hỗ trợ.

- Tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành của Nhà nước.

- Có đủ nguồn lực (nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính...) đảm bảo cho việc triển khai các nội dung hỗ trợ.

- Đáp ứng yêu cầu của hồ sơ theo quy định.

IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Công tác thông tin, truyền thông về năng suất chất lượng

- Đẩy mạnh phổ biến, hướng dẫn áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số bằng nhiều hình thức thông tin, truyền thông để phổ biến, chia sẻ, nâng cao kiến thức, kinh nghiệm cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn.

- Tôn vinh, khen thưởng tập th, cá nhân có thành tích cao trong hoạt động nâng cao năng suất, chất lượng. Khuyến khích, hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp tham gia các hoạt động của Giải thưởng chất lượng quốc gia và Giải thưởng chất lượng Châu Á - Thái Bình Dương.

2. Triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực và hợp tác quốc tế về nâng cao năng suất chất lượng

- Xây dựng, triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu, đánh giá các yếu tố tác động đến hoạt động nâng cao năng suất chất lượng; đề xuất các giải pháp nâng cao năng suất chất lượng trong từng ngành, lĩnh vực cụ thể.

- Nghiên cứu các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất chất lượng mới, tiên tiến áp dụng cho các tổ chức, doanh nghiệp; tập trung vào các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số để thiết lập, tối ưu hóa, hiện đại hóa hệ thống quản trị doanh nghiệp.

- Tổ chức đào tạo, tập huấn kiến thức, kỹ năng về năng suất chất lượng cho cán bộ, công chức và viên chức của các cơ quan, đơn vị và cán bộ lãnh đạo, quản lý, người lao động của các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn.

- Tổ chức các khóa đào tạo đội ngũ chuyên gia đánh giá, chứng nhận hệ thống quản lý; chuyên gia đánh giá, chứng nhận sản phẩm; chuyên gia về năng suất chất lượng đạt tiêu chuẩn quy định.

- Tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ chuyên gia, giảng viên, cán bộ quản lý về năng suất chất lượng thông qua các khóa đào tạo, hội thảo hàng năm và mời chuyên gia của các tổ chức quốc tế, khu vực vào giảng dạy. Tham gia các dự án hợp tác nghiên cứu về giải pháp nâng cao năng suất chất lượng với các tổ chức quốc tế.

3. Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các giải pháp nâng cao năng suất chất lượng

- Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn cơ sở, các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng; đẩy mạnh áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng đặc thù của ngành, lĩnh vực, tiêu chuẩn về hệ thống quản lý mới được công bố.

- Hỗ trợ doanh nghiệp chứng nhận sản phẩm, hàng hóa, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, môi trường, năng lượng, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp và chứng nhận hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

- Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (G.A.P), thực hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ, năng suất xanh, áp dụng tiêu chuẩn, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh.

- Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ s đthiết lập, tối ưu hóa, hiện đại hóa hệ thống quản trị doanh nghiệp; áp dụng tiêu chuẩn, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh.

- Hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, đổi mới, chuyển giao và ứng dụng công nghệ để nâng cao năng suất chất lượng.

4. Tăng cường năng lực đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

- Nghiên cứu, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, quy chuẩn kỹ thuật địa phương phục vụ trực tiếp cho hoạt động nâng cao năng suất chất lượng.

- Hỗ trợ nâng cao năng lực tổ chức chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; đầu tư xây dựng và nâng cấp phòng thử nghiệm cho sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu chủ lực và về các yêu cầu an toàn, sinh thái.

(Có phụ lục chi tiết kèm theo)

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí thực hiện được bảo đảm từ các nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

2. Hằng năm, căn cứ vào nội dung Kế hoạch được phê duyệt, các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm lập dự toán gửi Sở Khoa học và Công nghệ tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố bố trí trong dự toán ngân sách Nhà nước theo quy định.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. SKhoa học và Công nghệ

- Là cơ quan thường trực, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Thành phố quản lý nhà nước về hoạt động năng suất chất lượng. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trong Kế hoạch.

- Hằng năm, xây dựng và lập dự toán ngân sách thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư theo quy định.

- Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch.

- Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả và đề xuất tôn vinh, khen thưởng doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện Kế hoạch trên địa bàn. Định kỳ ngày 25 tháng 11 hằng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu, gửi báo cáo tình hình thực hiện về UBND Thành phố, Bộ Khoa học và Công nghệ theo quy định.

2. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ, các Sở, ngành, đơn vị liên quan tổng hợp dự toán kinh phí ngân sách Thành phố cấp, tham mưu UBND Thành phố bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài chính tham mưu cân đối các nguồn lực đđảm bảo thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch.

4. Các Sở, Ban, ngành, đơn vị liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã

- Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch.

- Thông tin, tuyên truyền, phổ biến các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch đến các doanh nghiệp thuộc ngành, lĩnh vực quản lý để tham gia thực hiện.

5. Các Hiệp hội, Hội doanh nghiệp trên địa bàn

Phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ, các Sở, ngành, đơn vị liên quan thông tin, tuyên truyền, vận động và giới thiệu các tổ chức, doanh nghiệp tham gia các nhiệm vụ của Kế hoạch; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch; huy động các nguồn vốn hợp pháp để đảm bảo thực hiện Kế hoạch.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021 - 2030. UBND Thành phố giao Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đơn vị, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ Kế hoạch để chỉ đạo, tổ chức thực hiện đảm bảo phù hợp, hiệu quả, nếu có vướng mắc hoặc vấn đề phát sinh, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh bằng văn bản gửi Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố xem xét, quyết định./.

 


Nơi nhận:
- Bí Thư Thành ủy;
- Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Thư
ng trực HĐND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Sở, Ban, ngành Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- Đài PT & TH HN, Báo HNM, Báo KT và ĐT;
- VPUB: CVP, PCVP Đ.Q.Hùng, KGVX, KT, TKBT;
- L
ưu: VT, KHVXHg.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Chử Xuân Dũng

 

PHỤ LỤC 01

DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 149/KH-UBND ngày 16 tháng 6 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Ni)

TT

Nội dung

Thời gian thực hiện

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

1

Công tác thông tin, truyền thông về năng suất chất lượng

1.1

Xây dựng chương trình truyền thông về năng suất chất lượng; tổ chức các hội nghị tuyên truyền, phổ biến, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về nâng cao năng suất chất lượng.

Hằng năm

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí; các Sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã; Hiệp hội doanh nghiệp...

1.2

Tôn vinh, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích cao trong hoạt động nâng cao năng suất chất lượng.

Hng năm, 5 năm, 10 năm

Sở Nội vụ

Các Sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan.

2

Triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực và hợp tác quốc tế về nâng cao năng suất chất lượng

2.1

Xây dựng, triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu, đánh giá các yếu tố tác động đến hoạt động nâng cao năng suất chất lượng; đề xuất các giải pháp nâng cao năng suất chất lượng trong từng ngành, lĩnh vực cụ thể. Nghiên cứu các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất chất lượng mới, tiên tiến áp dụng cho các tổ chức, doanh nghiệp.

Hng năm

Sở Khoa học và Công nghệ

Các Sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã; Hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp...

2.2

Tổ chức đào tạo, tập huấn kiến thức, kỹ năng về năng suất chất lượng cho cán bộ, công chức và viên chức của các cơ quan, đơn vị và cán bộ lãnh đạo, quản lý, người lao động của các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn.

Hằng năm

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Nội vụ; các Sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan

2.3

Tổ chức các khóa đào tạo đội ngũ chuyên gia đánh giá, chứng nhận hệ thống quản lý; chuyên gia đánh giá, chứng nhận sản phẩm; chuyên gia về năng suất chất lượng đạt tiêu chuẩn quy định.

Hằng năm

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Nội vụ; các Sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan

2.4

Hợp tác quốc tế về đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ chuyên gia, giảng viên, cán bộ quản lý về năng suất chất lượng thông qua các khóa đào tạo, hội thảo hàng năm và mời chuyên gia của các tổ chức quốc tế, khu vực vào giảng dạy. Tham gia các dự án hợp tác nghiên cứu về giải pháp nâng cao năng suất chất lượng với các tổ chức quốc tế.

Hằng năm

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Ngoại vụ; các Sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan

3

Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các giải pháp nâng cao năng suất chất lượng

3.1

Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn cơ sở, các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng.

Hng năm

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công thương, Sở Y tế, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giao thông Vận tải, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường.

3.2

Hỗ trợ doanh nghiệp chứng nhận sản phẩm, hàng hóa, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, môi trường, năng lượng, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp và chứng nhận hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Hằng năm

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công thương, Sở Y tế, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giao thông Vận tải, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường.

3.3

Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, áp dụng thực hành nông nghiệp tt (G.A.P), thực hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ, năng suất xanh, áp dụng tiêu chuẩn, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh.

Hằng năm

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công thương, Sở Y tế.

3.4

Htrợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số để thiết lập, tối ưu hóa, hiện đại hóa hệ thống quản trị doanh nghiệp; áp dụng tiêu chuẩn, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh.

Hằng năm

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Thông tin và truyền thông, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và PTNT

3.5

Hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, đổi mới, chuyển giao và ứng dụng công nghệ để nâng cao năng suất chất lượng.

Hng năm

Sở Khoa học và Công nghệ

Các Sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã; Hiệp hội doanh nghiệp...

4

Tăng cường năng lực đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

4.1

Nghiên cứu, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, quy chuẩn kỹ thuật địa phương phục vụ trực tiếp cho hoạt động nâng cao năng suất chất lượng.

Hng năm

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công thương, Sở Y tế, Sở Kế hoạch và Đu tư, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giao thông Vận tải, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường.

4.2

Hỗ trợ nâng cao năng lực tổ chức chng nhận phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; đầu tư xây dựng và nâng cấp phòng thử nghiệm cho sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu chủ lực và về các yêu cầu an toàn, sinh thái.

Hng năm

Sở Khoa học và Công nghệ

SKế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 149/KH-UBND ngày 16/06/2021 thực hiện Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.733

DMCA.com Protection Status
IP: 3.21.247.78
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!