HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 63/NQ-HĐND
|
Hà Nội, ngày 12
tháng 12 năm 2024
|
NGHỊ QUYẾT
KẾT
QUẢ GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT CỦA HĐND THÀNH PHỐ VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2021-2025
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ 20
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính
phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2015.
Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội
đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015;
Xét Tờ trình số 16/TTr-HĐND ngày 09 tháng 12 năm
2024 của Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố đề nghị ban hành nghị quyết về
kết quả giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố
về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 và báo cáo số 16/BC-ĐGS
ngày 03 tháng 12 năm 2024 của Đoàn giám sát Hội đồng nhân dân Thành phố được
thành lập theo Nghị quyết số 46/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2023; ý kiến thảo
luận và kết quả biểu quyết của đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Hội đồng nhân dân
Thành phố tán thành với Báo cáo số 16/BC- ĐGS ngày 03 tháng 12 năm 2024 của
Đoàn giám sát Hội đồng nhân dân Thành phố về việc thực hiện các Nghị quyết của
Hội đồng nhân dân Thành phố về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm
2021-2025.
Hội đồng nhân dân Thành phố thống nhất đánh giá một
số kết quả chủ yếu về việc thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành
phố về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 như sau:
Thực hiện chỉ đạo của Trung ương, Nghị quyết số
15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển
Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết Đại hội Đại biểu
lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2025 và chỉ đạo của Thành ủy,
Hội đồng nhân dân Thành phố đã ban hành Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 23/9/2021
về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 của thành phố Hà Nội đặt
ra các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế -
xã hội của Thủ đô. Đồng thời, Hội đồng nhân dân Thành phố đã ban hành các nghị
quyết về phân cấp quản lý và nhiều nghị quyết chuyên đề quan trọng; ban hành
các nghị quyết về các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, thu, chi ngân sách
hàng năm và quy định các giải pháp, biện pháp, cơ chế đặc thù theo thẩm quyền để
tạo điều kiện cho các đơn vị triển khai nhiệm vụ phù hợp với yêu cầu thực tiễn
của Thành phố.
Thành phố đã chỉ đạo các cấp, các ngành chủ động,
nghiêm túc thực hiện đồng bộ, có hiệu quả 10 chương trình công tác, 5 định hướng
lớn, 3 khâu đột phá, 20 chỉ tiêu và 14 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Thành phố
nhiệm kỳ 2020-2025, cụ thể hóa và đưa Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng, Nghị quyết
Đại hội 17 Đảng bộ Thành phố từng bước đi vào cuộc sống, đạt được nhiều kết quả
tích cực. Các chỉ đạo của Thành ủy, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố,
Chương trình, kế hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố đã được cụ thể hóa bằng kế
hoạch của ngành và các Nghị quyết Hội đồng nhân dân cấp huyện 05 năm và hàng
năm, gắn với các nhiệm vụ trọng tâm công tác hàng năm, với nhiều giải pháp đổi
mới cả về nội dung và hình thức thực hiện để triển khai các nhiệm vụ một cách
toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh.
Qua giám sát, trên cơ sở ước tính lần 1 kết quả thực
hiện của năm 2024 và dự báo đến cuối nhiệm kỳ, có 03 chỉ tiêu dự kiến hoàn
thành vượt kế hoạch, 05 chỉ tiêu tiếp tục thực hiện trong năm 2024, 2025 và dự
kiến hoàn thành kế hoạch. Các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội
được các cấp, các ngành Thành phố chỉ đạo tích cực và triển khai thực hiện đạt
nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả, ưu điểm, vẫn
còn nhiều nội dung hạn chế cụ thể thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân, các sở,
ngành và các cơ quan nhà nước thuộc Thành phố trong việc thực hiện các Nghị quyết
của Hội đồng nhân dân Thành phố về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm
2021-2025. Một số hạn chế chủ yếu là: 12/20 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội
của nhiệm kỳ 2021-2025 còn thách thức, khó hoàn thành, một số chỉ tiêu đạt thấp
so với kế hoạch; tiến độ giải ngân các dự án đầu tư công không đạt yêu cầu; quản
lý tài nguyên hiệu quả chưa cao, còn nhiều dự án sử dụng đất chậm triển khai
chưa được xử lý triệt để; tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, cụm công
nghiệp còn chưa đáp ứng kế hoạch đề ra; phát triển hạ tầng thương mại còn gặp
nhiều khó khăn; việc cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng dựa
trên ứng dụng khoa học và công nghệ và chuyển đổi số của thành phố Hà Nội chưa
rõ nét; ô nhiễm môi trường rác thải, nước, không khí chưa được kiểm soát triệt
để và chưa có giải pháp đồng bộ, căn cơ để khắc phục; tình trạng thiếu trường,
lớp học, quá tải trong các trường học công lập còn nhiều; hệ thống thiết chế
văn hóa, thể thao ở cơ sở chưa hoàn thiện, việc quản lý, khai thác hiệu quả
chưa cao...
Điều 2: Hội đồng nhân dân
Thành phố tán thành với đề nghị của Đoàn giám sát, giao Ủy ban nhân dân Thành
phố nghiêm túc thực hiện các kiến nghị của Đoàn giám sát đã nêu tại mục 1, phần
IV của Báo cáo kết quả giám sát; đồng thời bổ sung, nhấn mạnh yêu cầu thực hiện
các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:
1. Triển khai có hiệu quả các chủ trương, chỉ đạo của
Trung ương và Thành ủy, đặc biệt là quán triệt và triển khai các quan điểm, chỉ
đạo của Đảng và đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về đưa Thủ đô cùng đất nước phát
triển nhanh, bền vững, trong “kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Việt Nam”.
2. Triển khai thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả
Luật Thủ đô 2024; Quy hoạch Thủ đô, Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô sau khi được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tập trung xây dựng và ban hành các cơ chế, chính
sách có tính đột phá, hiệu quả, khả thi để đẩy mạnh hơn nữa việc cơ cấu lại nền
kinh tế của Thủ đô gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tạo đà cho yêu cầu tăng
trưởng vượt bậc ở giai đoạn tiếp theo.
3. Chỉ đạo các sở, ngành và quận, huyện, thị xã tiếp
tục tập trung quyết liệt thực hiện nhóm 5/20 chỉ tiêu phấn đấu hoàn thành đến
năm 2025 và 12/20 chỉ tiêu dự kiến khó hoàn thành và còn nhiều thách thức để thực
hiện các chỉ tiêu ở mức kết quả cao nhất. Đồng thời, thực hiện rà soát, nghiên
cứu xây dựng các nhóm chỉ tiêu kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2026-2030 và những
giai đoạn tiếp theo của Hà Nội phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế
- xã hội của từng khối, ngành, đơn vị.
4. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường
phân cấp, ủy quyền, duy trì kỷ luật, kỷ cương, số hóa toàn diện hoạt động quản
lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao. Kết nối đồng bộ các
cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, doanh nghiệp, tạo nền tảng tinh gọn
bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; cải cách thủ tục hành chính thực
chất; phát triển kinh tế số, xã hội số, xây dựng công dân số. Tăng cường công
tác quản lý quy hoạch, quản lý đất đai, phát triển đô thị; tập trung xử lý, giải
quyết triệt để, hiệu quả các vấn đề về: ô nhiễm môi trường, xử lý rác thải, nước
thải, không khí, hạ tầng giao thông. Phát triển đồng bộ, toàn diện các lĩnh vực
văn hóa, giáo dục đào tạo, y tế; thực hiện tốt các chính sách an sinh, phúc lợi
xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân; đẩy mạnh công tác đối
ngoại, tăng cường quốc phòng, an ninh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa
bàn Thành phố.
5. Tăng cường việc kiểm tra, đôn đốc triển khai các
nhiệm vụ thuộc thẩm quyền gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, thủ
trưởng các Sở, ngành, chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã. Chú trọng
kiểm tra đột xuất, tái kiểm tra việc khắc phục tồn tại, hạn chế được chỉ ra từ
đợt kiểm tra trước. Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu các cấp, các ngành; xử
lý kịp thời, nghiêm minh đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỷ luật
và trách nhiệm thực thi công vụ, gây khó khăn, phiền hà cho cá nhân, tổ chức gắn
với việc thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TU của Thành ủy. Thực hiện đồng bộ các giải
pháp xây dựng văn hóa tiết kiệm, ý thức tiết kiệm; tư duy làm việc khoa học, quản
lý thời gian hiệu quả, hình thành trách nhiệm đạo đức xã hội gắn với thực hiện
nghiêm kỷ cương, kỷ luật trong các cơ quan nhà nước của Thành phố.
6. Triển khai hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo
đức; có năng lực chuyên môn, năng lực quản lý, điều hành, phục vụ yêu cầu phát
triển mới của Thủ đô.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức triển
khai thực hiện nghị quyết và báo cáo kết quả thực hiện tại các kỳ họp thường lệ
cuối năm của Hội đồng nhân dân Thành phố.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của
Hội đồng nhân dân, các tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố giám
sát thực hiện nghị quyết.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam thành
phố Hà Nội phối hợp tuyên truyền, tham gia giám sát thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân Thành phố Hà
Nội khoá XVI, kỳ họp thứ 20 thông qua ngày 12 tháng 12 năm 2024./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Ban công tác đại biểu UBTVQH;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp;
- Thường trực Thành ủy;
- Đoàn ĐBQH Thành phố;
- TT HĐND, UBND, UBMTTQ Thành phố;
- Đại biểu HĐND Thành phố;
- Các Ban Đảng Thành ủy;
- Các VP: TU, Đoàn ĐBQH&HĐND, UBNDTP;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố;
- TT HĐND, UBND quận, huyện, thị xã;
- Trang TTĐT của Đoàn ĐBQH&HĐND TP;
- Trung tâm Thông tin điện tử TP;
- Lưu: VT.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Ngọc Tuấn
|