ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1893/QĐ-UBND
|
Vĩnh
Phúc, ngày 19 tháng 10 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “ĐỔI MỚI, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN
CƠ SỞ TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2022-2025”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính
phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị quyết của Đại hội đại
biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020-2025;
Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TU
ngày 22/9/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII về
tập trung xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp giai đoạn
2021-2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 529-QĐ/TU
ngày 11/01/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao chỉ tiêu,
nhiệm vụ trọng tâm cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị;
Theo đề nghị của Sở Nội vụ tại Tờ
trình số 484/TTr-SNV ngày 30/9/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt
động của chính quyền cơ sở tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022-2025” (có
Đề án kèm theo Quyết định này).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng
các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ tịch UBND các xã,
phường, thị trấn và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Bộ Nội vụ;
- TTTU, TTHĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh (b/c);
- Các Ban Đảng thuộc Tỉnh ủy (b/c);
- Như Điều 2 (t/h);
- UBMTTQ và các đoàn thể tỉnh;
- Các huyện, thành ủy;
- Báo VP, Đài PTTH tỉnh;
- Cổng TTGTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, TH4.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Vũ Việt Văn
|
ĐỀ ÁN
ĐỔI MỚI, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA
CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ TỈNH VĨNH PHÚC, GIAI ĐOẠN 2022-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1893/QĐ-UBND ngày 19 tháng 10 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc)
Phần thứ nhất
SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG
Tỉnh Vĩnh Phúc
thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, cửa ngõ của thủ
đô Hà Nội và trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội, có diện tích tự nhiên là
1.235,87km2 với dân số 1.181.313 người; đa dạng về địa hình, vừa có đồng bằng,
vừa có trung du và miền núi. Toàn tỉnh có 09 huyện, thành phố (02 thành phố và
07 huyện); 136 xã, phường, thị trấn (105 xã, 15 phường, 16 thị trấn); 1.237
thôn, tổ dân phố (901 thôn và 336 tổ dân phố).
Trước diễn biến
phức tạp và kéo dài của dịch bệnh Covid-19, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh
có nhiều chuyển biến, đan xen cả thuận lợi, khó khăn cũng như là cả thách thức.
Song với sự đoàn kết, nỗ lực quyết tâm cao của các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt
trận tổ quốc, đoàn thể cùng với sự ủng hộ, đoàn kết của các tầng lớp nhân dân
trên địa bàn tỉnh, tình hình chính trị - xã hội, tốc độ phát triển kinh tế trên
địa bàn tỉnh vẫn duy trì được sự ổn định, vững mạnh vốn có. Tính chung năm
2021, chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tỉnh đạt mức tăng trưởng tốt,
tăng 8,02% so với năm 2020 (đứng thứ 9 cả nước). Quy mô GRDP của tỉnh năm 2021
đạt 136,2 nghìn tỷ đồng, tăng 12,6 nghìn tỷ đồng so với năm 2020, đưa giá trị
GRDP bình quân đầu người trên địa bàn tỉnh lên 114,27 triệu đồng/người, tăng
8,8 triệu đồng/người so với năm 2020.
Cũng trong bối cảnh
khó khăn và nhiều thách thức, năm 2021, tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức thành công cuộc
bầu cử đại biểu quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh
Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2021-2026. Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu đạt tỷ lệ cao nhất so với
các kỳ bầu cử trước đây, đạt 99,41%; kết quả, bầu cử được 06 đại biểu Quốc hội,
51 đại biểu HĐND tỉnh, 301 đại biểu HĐND cấp huyện và 3.337 đại biểu HĐND cấp
xã.
Bên cạnh đó, đội
ngũ cán bộ, công chức, đại biểu HĐND cấp xã, người hoạt động không chuyên trách
ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố đã có những chuyển biến tích cực về mặt chất lượng,
hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ góp phần xây dựng hệ thống chính trị - xã hội
vững mạnh ở cơ sở và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
II. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Cơ sở chính
trị
- Kết luận số
64-KL/TW ngày 28/5/2013 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XI
“Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương
đến cơ sở”;
- Nghị quyết
01-NQ/ĐH XVII ngày 16/11/2020 của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần
thứ XVII nhiệm kỳ 2020-2025;
- Quy định số
05-QĐi/TU ngày 02/112018 của Tỉnh ủy quy định khung tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo,
quản lý thuộc thẩm quyền quản lý của các sở, ban, ngành, các đơn vị sự nghiệp tỉnh;
các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy; Ủy ban MTTQ, các tổ chức
chính trị - xã hội tỉnh, Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy và Ban Thường vụ các huyện,
thành ủy;
- Nghị quyết số
10-NQ/TU ngày 20/11/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng đội ngũ trí
thức và trọng dụng nhân tài tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2020-2025;
- Nghị quyết số 07-NQ/TU
ngày 22/9/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII về nâng cao chất lượng
tổ chức cơ sở đảng và đảng viên giai đoạn 2021-2025;
- Nghị quyết số
08-NQ/TU ngày 22/9/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII về tập trung
xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp giai đoạn 2021-2025, định
hướng đến năm 2030;
- Nghị quyết Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, nhiệm kỳ 2021-2026;
- Đề án số
05-ĐA/TU ngày 05/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về luân chuyển cán bộ lãnh đạo,
quản lý giai đoạn 2021-2025;
- Đề án số
06-ĐA/TU ngày 05/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đột phá trong công tác
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025;
- Quyết định số
529-QĐ/TU ngày 11/01/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về giao chỉ tiêu, nhiệm vụ
trọng tâm năm 2022 cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị;
- Kế hoạch số
105-KH/TU ngày 10/8/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tập trung xây dựng đội
ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín,
ngang tầm nhiệm vụ.
2. Cơ sở pháp
lý
- Nghị định số
92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế
độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người
hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
- Nghị định số
112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn;
- Nghị định số
108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về tinh giản biên chế;
- Nghị định số
140/2017/NĐ- CP ngày 5/12/2017 của Chính phủ về chính sách thu hút, tạo nguồn
cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ;
- Nghị định số
34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về
cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở
thôn, tổ dân phố;
- Nghị định số
90/2020/NĐ-CP ngày 13/8/2020 của Chính phủ về đánh giá, xếp loại chất lượng cán
bộ, công chức, viên chức;
- Nghị quyết số
76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách
hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030;
- Thông tư số
13/2019/TT-BNV ngày 06/11/2019 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số quy định về cán bộ,
công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân
phố;
- Quyết định số
04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụ về việc quy định tiêu chuẩn cụ thể
đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn;
- Nghị quyết số
22/2017/NQ-HĐND ngày 17/7/2017 của HĐND tỉnh quy định số lượng, chức danh, mức
phụ cấp và một số chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách; mức
khoán kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã, ở thôn, tổ
dân phố;
- Nghị quyết số
06/2021/NQ-HĐND ngày 03/8/2021 của HĐND tỉnh về một số chính sách đặc thù xây dựng
đội ngũ trí thức và thu hút trọng dụng người có tài năng tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn
2021-2025;
- Quyết định số
09/2021/QĐ-UBND ngày 0/4/2021 của UBND tỉnh ban hành quy chế tổ chức tuyển dụng
công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc;
- Quyết định số
36/2011/QĐ-UBND ngày 20/9/2011 của UBND ban hành quy định tạm thời bố trí cán bộ,
công chức xã, phường, thị trấn; tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quy trình tuyển chọn đối
với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ở thôn,
tổ dân phố;
- Quyết định số
1047/QĐ-UBND ngày 02/6/2022 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án “Đột phá về
công tác cán bộ tại các cơ quan, đơn vị khối Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn
2022-2025”.
3. Cơ sở thực
tiễn
Sau 25 năm tái lập
tỉnh, cùng với việc lãnh đạo toàn diện công cuộc đổi mới, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân
dân tỉnh đã ban hành, tổ chức triển khai thực hiện nhiều nghị quyết về đổi mới,
kiện toàn tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị gắn với tinh giản biên chế và
đạt được những kết quả quan trọng. Tổ chức Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và
các đoàn thể chính trị - xã hội từng bước được sắp xếp, kiện toàn; chức năng,
nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của các tổ chức trong hệ thống chính trị được
phân định, điều chỉnh hợp lý hơn; góp phần bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng,
quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế của đất nước.
Cấp cơ sở có vai
trò rất quan trọng, là cấp thực hiện và là cấp trực tiếp với nhân dân, có trách
nhiệm tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và
chính sách, pháp luật của nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy quyền
làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức
cuộc sống của cộng đồng dân cư. Hệ thống chính trị ở cấp xã bao gồm 3 bộ phận
nòng cốt: Tổ chức Đảng; tổ chức Nhà nước; mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã
hội.
Tuy nhiên, vai
trò trách nhiệm và tổ chức thực thi công vụ của một bộ phận cán bộ, công chức
chưa ngang tầm. Việc đổi mới tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động, vận động
quần chúng của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể một số nơi chưa đáp ứng được yêu
cầu; số lượng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn bố trí đủ theo các chức
danh, vị trí việc làm nhưng còn một bộ phận cán bộ, công chức chưa đáp ứng được
yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.
Để nâng cao chất
lượng hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sở thì yếu tố con người đóng vai
trò quyết định. Hiện tại, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã cơ bản đã được chuẩn
hóa, chất lượng được nâng cao đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Tuy nhiên, tỷ lệ đội
ngũ cán bộ, công chức cấp xã chưa có trình độ đại học chiếm tỷ lệ 13,7%, một bộ
phận cán bộ, công chức được đào tạo cơ bản nhưng năng lực, kinh nghiệm ở lĩnh vực
được phân công phụ trách có mặt còn hạn chế, chưa tham mưu kịp với yêu cầu, nhiệm
vụ; một bộ phận công chức xã đã có trình độ đại học trở lên nhưng chuyên môn đại
học chưa phù hợp với nhiệm vụ được giao.
Qua thống kê,
phân tích và đánh giá mặt hạn chế của đội ngũ cán bộ, công chức thì việc đào tạo,
bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm; bồi dưỡng,
rèn luyện, nâng cao kỹ năng, năng lực thực thi nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ,
công chức cấp xã là nhu cầu cần thiết nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của hệ thống
chính trị ở cơ sở đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
đặc biệt là dịch chuyển của thời đại số hiện nay, cần phải tập trung và đầu tư
nhiều hơn nữa để chất lượng hoạt động của cán bộ, công chức ngày càng tốt hơn
nhằm tham mưu đề xuất cho cấp uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp cơ sở
lãnh đạo, điều hành đạt hiệu quả cao hơn. Việc xác định được số lượng cán bộ,
công chức cấp xã chưa đạt chuẩn, không thể bố trí việc làm khác, không còn khả
năng đào tạo, những đồng chí năng lực yếu, sức khỏe có hạn chế để giải quyết
chính sách đầu ra là một nhiệm vụ cấp bách nhằm kiện toàn, nâng cao chất lượng
hoạt động cán bộ, công chức cấp xã. Ngoài ra, phân tích đánh giá thực trạng, chất
lượng đội ngũ đại biểu HĐND cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở cấp
xã, ở thôn, tổ dân phố để có giải pháp nâng cao kỹ năng nghiệp vụ hoạt động ở
cơ sở, đề xuất giải pháp đặc thù để nâng cao chất lượng về trình độ chuyên môn.
Bên cạnh đó, việc
rà soát, đánh giá hiện trạng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị làm
việc đặc biệt là bộ phận một cửa cấp xã kết hợp với đánh giá năng lực tiếp cận,
áp dụng ứng dụng công nghệ thông tin của cán bộ, công chức cấp xã trong thời đại
số hiện nay để có được sự đầu tư đúng đắn, kịp thời góp phần nâng cao hiệu quả
thực thi công vụ tại cơ sở.
III. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Trên cơ sở thống
kê, phân tích thực trạng về trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, đại
biểu HĐND cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân
phố; thực trạng hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị máy móc và các điều kiện cơ sở
vật chất khác phục vụ hoạt động tại cấp xã, ở thôn, tổ dân phố của tỉnh Vĩnh
Phúc và khả năng đáp ứng được việc chuyển đổi số trong thực thi công vụ, từ đó
xây dựng “Đề án đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền cơ
sở tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022-2025” nhằm mục đích:
- Đánh giá sát
đúng, đủ thực trạng cán bộ, công chức, đại biểu HĐND cấp xã, người hoạt động
không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố về năng lực, trình độ, khả năng
lãnh đạo, điều hành, quản lý, kỹ năng nghiệp vụ hoạt động ở cơ sở nhằm phân loại
và đề ra các giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường,
thị trấn giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030 và các năm tiếp theo. Tập
trung đào tạo, bồi dưỡng đối với nhóm cán bộ, công chức cấp xã chưa đạt chuẩn về
trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, nhưng có năng lực tốt, có khả năng đào
tạo; Bồi dưỡng nhóm cán bộ, công chức tuy chưa đạt chuẩn, lớn tuổi nhưng có
kinh nghiệm giải quyết công việc, có khả năng vận động quần chúng; giải quyết
chính sách đối với nhóm cán bộ, công chức hụt chuẩn, không có năng lực, không
thể đào tạo được; Bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ hoạt động ở cơ sở cho người hoạt
động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố….
- Đánh giá sát,
đúng thực trạng hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị máy móc và các điều kiện cơ sở
vật chất khác kết hợp với đánh giá khả năng tiếp cận, ứng dụng, áp dụng công
nghệ thông tin trong thực thi công vụ để có giải pháp nâng cao điều kiện cơ sở
vật chất, hạ tầng kỹ thuật… phù hợp với điều kiện thực tế ở từng địa phương.
IV- PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1. Phạm vi:
- 09 huyện, thành
phố (gọi chung là huyện);
- 136 xã, phường,
thị trấn (gọi chung là xã);
- 1.237 thôn, tổ
dân phố thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.
2. Đối tượng:
- Đội ngũ cán bộ,
công chức cấp xã:
- Đội ngũ đại biểu
HĐND cấp xã:
- Đội ngũ người
hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
Phần thứ hai
THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ,
PHƯỜNG, THỊ TRẤN; ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT; TRÁCH NHIỆM
TRONG THỰC THI NHIỆM VỤ
I. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở CƠ SỞ
Cùng với hình thức
tổ chức của hệ thống chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính
trị - xã hội được tổ chức theo một hệ thống từ Trung ương đến cơ sở. Hệ thống
chính trị ở cơ sở gồm: Tổ chức cơ sở đảng; Hội đồng nhân dân cấp xã; Ủy ban
nhân dân cấp xã; Mặt trận Tổ quốc cấp xã; các tổ chức chính trị - xã hội khác:
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến
binh ở cấp xã.
Toàn tỉnh có 136
xã, phường, thị trấn (105 xã, 15 phường, 16 thị trấn), trong đó có 32 đơn vị
hành chính cấp xã loại I, 96 đơn vị hành chính cấp xã loại II và 08 đơn vị hành
chính cấp xã loại III; 1.237 thôn, tổ dân phố (901 thôn và 336 tổ dân phố),
trong đó có 78 thôn, tổ dân phố loại I, 125 thôn, tổ dân phố loại II và 1.034
thôn, tổ dân phố loại III.
Các chức danh cán
bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở gồm:
- Đội ngũ cán bộ
cấp xã: Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam; Trưởng các tổ chức chính trị - xã hội (Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội
Phụ nữ, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh).
- Đội ngũ công chức
cấp xã: Tài chính - Kế toán, Tư pháp - Hộ tịch, Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng
và Môi trường (đối với xã) hoặc Địa chính - Xây dựng - Đô thị và Môi trường (đối
với phường, thị trấn), Văn phòng - Thống kê, Văn hóa - Xã hội, Chỉ huy trưởng
Quân sự.
- Đội ngũ người
hoạt động không chuyên trách ở cấp xã gồm các chức danh: Trưởng các ban: Tổ chức,
Tuyên giáo, Dân vận Đảng ủy; Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy; Văn phòng Đảng ủy; Chỉ huy
phó Ban Chỉ huy quân sự, Phó Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy; cấp phó các đoàn thể chính
trị - xã hội; Trưởng ban, Phó Trưởng ban Bảo vệ dân phố; Chủ tịch, Phó Chủ tịch
Hội chữ thập đỏ; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội người cao tuổi; Các chức danh: đào
tạo nghề và việc làm, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Môi trường; Trưởng
ban Thanh tra nhân dân; Cộng tác viên: Phòng chống tệ nạn xã hội, Thể dục thể
thao, Quản lý nhà văn hóa, Phụ trách đài truyền thanh, Dân tộc - Tôn giáo - Thi
đua khen thưởng; Thủ quỹ - Văn thư - Lưu trữ; Khuyến công.
- Đội ngũ người
hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố gồm các chức danh: Bí thư, Phó
Bí thư Chi bộ; Trưởng thôn, Phó trưởng thôn; Tổ trưởng, Tổ phó tổ dân phố; Trưởng
ban Công tác Mặt trận; Công an viên; Ủy viên Ban bảo vệ dân phố; Chi hội trưởng
các chi hội: Người cao tuổi, Cựu chiến binh, Phụ nữ, Nông dân, Chữ thập đỏ; Bí
thư Chi đoàn Thanh niên CSHCM; Quản lý nhà văn hóa.
II. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, ĐẠI BIỂU HĐND VÀ NGƯỜI HOẠT ĐỘNG
KHÔNG CHUYÊN TRÁCH
1. Số lượng, chỉ tiêu được giao
1.1 Cán bộ,
công chức
Số lượng cán bộ,
công chức cấp xã được quy định tại Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của
Chính phủ bố trí theo Quyết định phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn,
cụ thể: loại I tối đa 22 người đối với xã, thị trấn và 23 người đối với phường;
loại II tối đa 20 người đối với xã, thị trấn và 21 người đối với phường; loại
III tối đa 18 người đối với xã, thị trấn và 19 người đối với phường (Đã trừ 01
chức danh Trưởng Công an xã do thực hiện tổ chức Công an xã, thị trấn theo Nghị
định số 42/2021/NĐ-CP ngày 31/3/2021 của Chính phủ). Như vậy toàn tỉnh được
giao 2.783 chỉ tiêu cán bộ, công chức cấp xã. Số lượng cán bộ, công chức
cấp xã có mặt hiện nay là 2.468 người.
1.2. Đại biểu
HĐND cấp xã
- Số lượng Đại biểu
HĐND cấp xã được quy định tại Nghị quyết số 1187//NQ-UBTVQH14 ngày 11/01/2021 của
Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Theo đó, toàn tỉnh được bầu tối đa 3.400 đại
biểu HĐND cấp xã. Số lượng đại biểu HĐND cấp xã hiện có 3.337 người
1.3. Người hoạt
động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố
Số lượng người hoạt
động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thực hiện theo Nghị quyết
số 22/2017/NQ-HĐND ngày 17/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh, cụ thể: số lượng
người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã tối đa là 08 người; ở thôn, tổ dân
phố loại I tối đa là 07 người; ở thôn, tổ dân phố loại II và loại III tối đa là
05 người. Số lượng người hoạt động không chuyên trách có mặt hiện nay là 1.001
người ở cấp xã so với mức tối đa là 1.088, 6.154 người ở thôn, tổ dân phố so với
mức tối đa là 6.341 người.
2. Thực trạng
2.1. Cán bộ
a) Số lượng:
1.366 người.
b) Trình độ đào tạo,
bồi dưỡng:
- Chuyên môn: Thạc
sĩ: 58 người (4,2%), Đại học: 1.112 người (81,4%), Cao đẳng: 40 người (2,9%),
Trung cấp: 114 người (8,3%), Sơ cấp: 7 người (0,5%); chưa bồi dưỡng: 35 người
(2,7%).
- Lý luận chính
trị: Cao cấp: 68 người (4,9%), Trung cấp: 1.210 người (88,6%), Sơ cấp: 22 người:
(1,6%); chưa bồi dưỡng: 66 người (4,9%).
- Ngoại ngữ: Đại
học trở lên: 03 người (0,2%), Chứng chỉ: 1.004 người (73,5%); chưa bồi dưỡng: 359
người (26,3%).
- Tin học: Trung
cấp trở lên: 17 người (1,3%), Chứng chỉ 834 người (61,1%); chưa bồi dưỡng: 515
người (37,6%).
- Quản lý nhà nước:
Chuyên viên chính: 112 người (8,2%), Chuyên viên 986 người (72,2%), Chưa bồi dưỡng
268 người (19,6%).
c) Đánh giá năng
lực:
- Đủ trình độ,
năng lực tiếp tục công tác lâu dài (dưới 51 tuổi): 864 người. Trong đó: từ 30
tuổi trở xuống: 72 người; từ 31 tuổi đến 40 tuổi: 357 người; từ 41 đến 50 tuổi:
435 người.
- Cần đào tạo
nâng cao trình độ chuyên môn (đại học): 22 người (đối với lãnh đạo chủ chốt)
- Cần bồi dưỡng
kiến thức quản lý nhà nước: 27 người (đối với lãnh đạo chủ chốt)
2.2. Công
chức
a) Số lượng:
1.102 người.
b) Trình độ:
- Chuyên môn: Thạc
sĩ: 49 người (4,4%), Đại học: 910 người (82,6%), Cao đẳng: 37 người (3,4%),
Trung cấp: 95 người (8,6%); Chưa bồi dưỡng: 11 người (1,0%).
- Lý luận chính
trị: Cao cấp: 10 người (0,9%), Trung cấp: 883 người (80,1%), Sơ cấp: 57 người
(5,2%); Chưa bồi dưỡng: 152 người (13,8%).
- Ngoại ngữ: Đại
học trở lên: 05 người (0,5%), Chứng chỉ: 832 người (75,5%); Chưa bồi dưỡng: 265
người (24%).
- Tin học: Trung
cấp trở lên: 28 người (2,5%), Chứng chỉ 706 người (64,1%); Chưa bồi dưỡng: 368
người (35,4%).
- Quản lý nhà nước:
Chuyên viên chính: 23 người (2,1%), Chuyên viên 804 người (73,0%), Chưa bồi dưỡng
275 người (24,9%).
c) Đánh giá năng
lực:
- Đủ trình độ,
năng lực tiếp tục công tác lâu dài: 935 người (Dưới 51 tuổi). Trong đó: từ 30
tuổi trở xuống: 45 người; từ 31 tuổi đến 40 tuổi: 620 người; từ 41 đến 50 tuổi:
270 người.
- Cần đào tạo
nâng cao trình độ chuyên môn (đại học): 94 người (trừ Chỉ huy trưởng Quân sự)
- Cần bồi dưỡng
kiến thức quản lý nhà nước: 275 người
2.3. Thực trạng
từng chức danh cán bộ, công chức
2.3.1. Bí thư
Đảng ủy
a) Số lượng: 128
người.
b) Trình độ:
- Chuyên môn: Thạc
sĩ 17 người (13,3%), Đại học 106 người (82,8%), Trung cấp 05 người (3,9%); Chưa
bồi dưỡng 0 người
- Lý luận chính
trị: Cao cấp 38 người (29,7%), Trung cấp 87 người (68%); Chưa bồi dưỡng 03 người
(2,3%)
- Quản lý nhà nước:
Chuyên viên chính 45 người (35,2%), Chuyên viên 82 người (64,1%); Chưa đào tạo
01 người (0,7%)
- Bồi dưỡng nghiệp
vụ công tác xây dựng Đảng: đã bồi dưỡng 96 người; chưa bồi dưỡng 32 người;
- Bồi dưỡng nghiệp
vụ quản lý kinh tế: đã bồi dưỡng 38 người; chưa bồi dưỡng 90 người.
c) Đánh giá năng
lực:
- Đủ trình độ,
năng lực tiếp tục công tác lâu dài: 48 người (Dưới 51 tuổi). Trong đó: từ 30 tuổi
trở xuống: 0 người; từ 31 tuổi đến 40 tuổi: 9 người; từ 41 đến 50 tuổi: 39 người.
- Cần đào tạo
nâng cao trình độ chuyên môn (đại học): 05 người;
- Cần bồi dưỡng
nghiệp vụ: công tác xây dựng Đảng 32 người; quản lý kinh tế 90 người.
2.3.2. Phó Bí
thư Đảng ủy Thường trực
a) Số lượng: 122
người
b) Trình độ:
- Chuyên môn: Thạc
sĩ 03 người (2,5%), Đại học 111 người (91,0%), Trung cấp 08 người (6,6%); Chưa
bồi dưỡng 0 người.
- Lý luận chính
trị: Cao cấp 09 người (7,4%), Trung cấp 111 người (91,0%); Chưa bồi dưỡng 02
người (1,6%)
- Quản lý nhà nước:
Chuyên viên chính 10 người (7,8%), chuyên viên 107 người (83,6%); Chưa bồi dưỡng
05 người (4,1%)
- Bồi dưỡng nghiệp
vụ công tác xây dựng Đảng: đã bồi dưỡng 83 người; chưa bồi dưỡng 39 người;
- Bồi dưỡng nghiệp
vụ quản lý kinh tế: đã bồi dưỡng 22 người; chưa bồi dưỡng 100 người.
c) Đánh giá năng
lực:
- Đủ trình độ,
năng lực tiếp tục công tác lâu dài: 58 người (Dưới 51 tuổi). Trong đó: từ 30 tuổi
trở xuống: 0 người; từ 31 tuổi đến 40 tuổi: 13 người; từ 41 đến 50 tuổi: 45 người.
- Cần đào tạo
nâng cao trình độ chuyên môn (đại học): 08 người;
- Cần bồi dưỡng
nghiệp vụ: công tác xây dựng Đảng 39 người; quản lý kinh tế 100 người.
2.3.3. Chủ tịch
Hội đồng nhân dân (Bao gồm cả chuyên trách và kiêm nhiệm)
a) Số lượng: 131
người.
b) Trình độ:
- Chuyên môn: Thạc
sĩ 07 người (5,3%), Đại học 119 người (90,8%), Trung cấp 05 người (3,8%); Chưa
bồi dưỡng 0 người.
- Lý luận chính
trị: Cao cấp 16 người (12,2%), Trung cấp 113 người (86,3%); chưa bồi dưỡng 02
người (1,5%)
- Quản lý nhà nước:
Chuyên viên chính 28 người (21,4%); Chuyên viên 99 người (75,6%); Chưa bồi dưỡng
04 người (3,0%)
- Bồi dưỡng nghiệp
vụ quản lý kinh tế: đã bồi dưỡng 30 người; chưa bồi dưỡng 101 người.
c) Đánh giá năng
lực:
- Đủ trình độ,
năng lực tiếp tục công tác lâu dài: 56 người (Dưới 51 tuổi). Trong đó: từ 30 tuổi
trở xuống: 0 người; từ 31 tuổi đến 40 tuổi: 16 người; từ 41 đến 50 tuổi: 40 người.
- Cần đào tạo
nâng cao trình độ chuyên môn (đại học): 05 người;
- Cần bồi dưỡng
Trung cấp lý luận chính trị: 02 người;
- Cần bồi dưỡng
kiến thức quản lý nhà nước: 04 người;
- Cần bồi dưỡng
nghiệp vụ quản lý kinh tế: 101 người.
2.3.4. Phó Chủ
tịch Hội đồng nhân dân
a) Số lượng: 121
người.
b) Trình độ:
- Chuyên môn: Thạc
sĩ 01 người (0,8%), Đại học 116 người (95,9%), Cao đẳng 02 người (1,7%), Trung
cấp 02 người (1,7%); Chưa bồi dưỡng 0 người.
- Lý luận chính
trị: Trung cấp 119 người (98,3%%); Chưa bồi dưỡng 02 người (1,7%);
- Quản lý nhà nước:
chuyên viên chính 06 người (5%); chuyên viên 110 người (90,9%); Chưa bồi dưỡng
05 người (4,1%)
- Bồi dưỡng kỹ
năng hoạt động đại biểu HĐND xã: đã bồi dưỡng 82 người, chưa bồi dưỡng 39 người;
- Bồi dưỡng nghiệp
vụ quản lý kinh tế: đã bồi dưỡng 20 người, chưa bồi dưỡng 101 người.
c) Đánh giá năng
lực:
- Đủ trình độ,
năng lực tiếp tục công tác lâu dài: 78 người (Dưới 51 tuổi). Trong đó: từ 30 tuổi
trở xuống: 0 người; từ 31 tuổi đến 40 tuổi: 31 người; từ 41 đến 50 tuổi: 47 người.
- Cần đào tạo
nâng cao trình độ chuyên môn (đại học): 04 người;
- Cần bồi dưỡng
nghiệp vụ quản lý kinh tế: 101 người.
2.3.5. Chủ tịch
Ủy ban nhân dân (Chức danh chuyên trách, không bao gồm kiêm nhiệm)
a) Số lượng: 125
người.
b) Trình độ:
- Chuyên môn: Thạc
sĩ 09 người (7,2%), Đại học 114 người (91,2%), Trung cấp 02 người (1,6%); Chưa
bồi dưỡng 0 người.
- Lý luận chính
trị: Cao cấp 09 người (7,2%), Trung cấp 110 người (88%); Chưa bồi dưỡng 06 người
(4,8%)
- Quản lý nhà nước:
Chuyên viên chính 17 người (13,6%), Chuyên viên 102 người (81,6%); Chưa bồi dưỡng
06 người (4,8%)
- Bồi dưỡng nghiệp
vụ quản lý kinh tế: đã bồi dưỡng 34 người, chưa bồi dưỡng 91 người.
c) Đánh giá năng
lực:
- Đủ trình độ,
năng lực tiếp tục công tác lâu dài: 76 người (Dưới 51 tuổi). Trong đó: từ 30 tuổi
trở xuống: 0 người; từ 31 tuổi đến 40 tuổi: 07 người; từ 41 đến 50 tuổi: 69 người.
- Cần đào tạo
nâng cao trình độ chuyên môn (đại học): 02 người;
- Cần bồi dưỡng
kiến thức quản lý nhà nước: 06 người;
- Cần bồi dưỡng
nghiệp vụ quản lý kinh tế: 91 người.
2.3.6. Phó Chủ
tịch Ủy ban nhân dân
a) Số lượng: 224
người.
b) Trình độ:
- Chuyên môn: Thạc
sĩ 12 người (5,4%), Đại học 210 người (93,8%), Cao đẳng 02 người (0,9%); chưa bồi
dưỡng 0 người
- Lý luận chính trị:
Cao cấp 05 người (2,2%), Trung cấp 211 người (94,2%); chưa bồi dưỡng 08 người
(3,6%)
- Quản lý nhà nước:
Chuyên viên chính 17 người (7,6%), Chuyên viên 198 người (88,4%); Chưa bồi dưỡng
09 người (4,0%)
- Bồi dưỡng nghiệp
vụ quản lý kinh tế: đã bồi dưỡng 44 người, chưa bồi dưỡng 180 người.
c) Đánh giá năng
lực:
- Đủ trình độ,
năng lực tiếp tục công tác lâu dài: 166 người (Dưới 51 tuổi). Trong đó: từ 30
tuổi trở xuống: 0 người; từ 31 tuổi đến 40 tuổi: 61 người; từ 41 đến 50 tuổi:
105 người.
- Đào tạo nâng
cao trình độ chuyên môn (đại học): 02 người;
- Cần bồi dưỡng
kiến thức quản lý nhà nước: 09 người;
- Bồi dưỡng nghiệp
vụ quản lý kinh tế: 180 người.
2.3.7. Chủ tịch
Mặt trận tổ quốc
a) Số lượng: 123
người.
b) Trình độ:
- Chuyên môn: Thạc
sĩ 03 người (2,4%), Đại học 97 người (78,9%), Cao đẳng 2 người (1,6%), Trung cấp
19 người (15,4%); Chưa bồi dưỡng 02 người (1,7%).
- Lý luận chính
trị: Cao cấp 04 người (3,3%), Trung cấp 115 người (93,5%); Chưa bồi dưỡng 04
người (3,2%)
- Quản lý nhà nước:
Chuyên viên chính 5 người (4,1%), Chuyên viên 95 người (77,2%), Chưa bồi dưỡng
23 người (18,7%).
c) Đánh giá năng
lực:
- Đủ trình độ,
năng lực tiếp tục công tác lâu dài: 76 người (Dưới 51 tuổi). Trong đó: từ 30 tuổi
trở xuống: 0 người; từ 31 tuổi đến 40 tuổi: 38 người; từ 41 đến 50 tuổi: 38 người.
- Cần đào tạo
nâng cao trình độ chuyên môn (Trung cấp): 02 người
- Cần bồi dưỡng
trung cấp lý luận chính trị: 04 người
2.3.8. Bí thư
Đoàn thanh niên
a) Số lượng: 127
người.
b) Trình độ:
- Chuyên môn: Thạc
sĩ 08 người (6,3%), Đại học 98 người (77,2%), Cao đẳng 12 người (9,4%), Trung cấp
07 người (5,5%); Chưa bồi dưỡng 02 người (1,6%)
- Lý luận chính
trị: Trung cấp 117 người (92,2%), Sơ cấp 05 người (3,9%), Chưa bồi dưỡng 05 người
(3,9%);
- Quản lý nhà nước:
Chuyên viên chính 03 (2,4%), Chuyên viên 76 người (59,8%); Chưa bồi dưỡng 48
người (37,8%).
c) Đánh giá năng
lực:
- Đủ trình độ,
năng lực tiếp tục công tác lâu dài: 63 người (Dưới 31 tuổi).
Trong đó: từ 30
tuổi trở xuống: 63 người.
- Cần bồi dưỡng
trung cấp lý luận chính trị: 10 người
2.3.9. Chủ tịch
Hội Phụ nữ
a) Số lượng: 127
người.
b) Trình độ:
- Chuyên môn: Thạc
sĩ 03 người (2,4%), Đại học 102 người (80,3%), Cao đẳng 10 người (7,9%), Trung
cấp 12 người (9,4%); chưa bồi dưỡng 0 người.
- Lý luận chính
trị: Cao cấp 01 người (0,8%); Trung cấp 119 người (93,7%); Sơ cấp 01 người
(0,8%); Chưa bồi dưỡng 06 người (4,7%).
- Quản lý nhà nước:
Chuyên viên chính 04 người (3,1%); Chuyên viên 86 người (67,7%); Chưa bồi dưỡng
37 người (29,1%).
c) Đánh giá năng
lực:
- Đủ trình độ,
năng lực tiếp tục công tác lâu dài: 103 người (Dưới 51 tuổi). Trong đó: từ 30
tuổi trở xuống: 07 người; từ 31 tuổi đến 40 tuổi: 60 người; từ 41 đến 50 tuổi:
36 người.
- Cần bồi dưỡng
trung cấp lý luận chính trị: 07 người.
2.3.10. Chủ tịch
Hội Nông dân
a) Số lượng: 128
người.
b) Trình độ:
- Chuyên môn: Đại
học 98 người (76,6%), Cao đẳng 05 người (3,9%), Trung cấp 22 người (17,2%);
Chưa bồi dưỡng 03 người (2,3%)
- Lý luận chính
trị: Cao cấp 01 (0,8%); Trung cấp 116 người (90,6%); Chưa bồi dưỡng 11 người
(8,6%).
- Quản lý nhà nước:
Chuyên viên chính 01 người (0,8%); Chuyên viên 81 người (63,3%), Chưa bồi dưỡng
46 người (35,9%).
c) Đánh giá năng
lực:
- Đủ trình độ,
năng lực tiếp tục công tác lâu dài: 89 người (Dưới 51 tuổi). Trong đó: từ 30 tuổi
trở xuống: 02 người; từ 31 tuổi đến 40 tuổi: 57 người; từ 41 đến 50 tuổi: 30
người.
- Cần bồi dưỡng
trung cấp lý luận chính trị: 11 người.
2.3.11. Chủ tịch
Hội Cựu chiến binh
a) Số lượng: 129
người.
b) Trình độ:
- Chuyên môn: Thạc
sĩ 01 người (0,8%), Đại học 49 người (38%), Cao đẳng 7 người (5,4%), Trung cấp
37 người (28,7%), Sơ cấp 7 người (5,4%); Chưa bồi dưỡng 28 người (21,7%).
- Lý luận chính
trị: Cao cấp 01 người (0,8%), Trung cấp 93 người (72,1%), Sơ cấp 16 người
(12,4%); Chưa bồi dưỡng 19 người (14,7%).
- Bồi dưỡng nghiệp
vụ quản lý hành chính nhà nước: Chuyên viên chính 01 người (0,8%); Chuyên viên
41 người (31,8%), Chưa bồi dưỡng 87 người (67,4%).
c) Đánh giá năng
lực:
- Đủ trình độ,
năng lực tiếp tục công tác lâu dài: 33 người (Dưới 51 tuổi). Trong đó: từ 30 tuổi
trở xuống: 0 người; từ 31 tuổi đến 40 tuổi: 12 người; từ 41 đến 50 tuổi: 21 người.
- Cần bồi dưỡng
trung cấp lý luận chính trị: 35 người.
2.3.12. Chỉ
huy trưởng Quân sự xã
a) Số lượng: 125
người.
b) Trình độ:
- Chuyên môn: Thạc
sĩ 01 người (0,8%); Đại học 75 người (60,0%), Cao đẳng 17 người (13,6%), Trung
cấp 32 người (25,6%); Chưa bồi dưỡng 0 người.
- Lý luận chính
trị: Trung cấp 118 người (94,4%); Sơ cấp 03 người (2,4%); Chưa bồi dưỡng 04 người
(3,2%).
- Quản lý nhà nước:
Chuyên viên chính 02 người (1,6%); Chuyên viên 87 người (69,6%), Chưa bồi dưỡng
36 người (28,8%);
c) Đánh giá năng
lực:
- Đủ trình độ,
năng lực tiếp tục công tác lâu dài: 102 người (Dưới 51 tuổi). Trong đó: từ 30
tuổi trở xuống: 09 người; từ 31 tuổi đến 40 tuổi: 60 người; từ 41 đến 50 tuổi:
33 người.
- Cần đào tạo
Trung cấp lý luận chính trị: 07 người;
- Cần bồi dưỡng
kiến thức quản lý nhà nước: 36 người
2.3.13. Công
chức Văn phòng - Thống kê
a) Số lượng: 216
người.
b) Trình độ:
- Chuyên môn: Thạc
sĩ 09 người (4,2%), Đại học 187 người (86,6%), Cao đẳng 03 người (1,4%), Trung
cấp 16 người (7,4%); Chưa bồi dưỡng 01 (0,4%).
- Lý luận chính
trị: Cao cấp 03 người (1,4%), Trung cấp 180 người (83,3%); Sơ cấp 08 người
(3,7%); Chưa bồi dưỡng 25 người (11,6%).
- Quản lý nhà nước:
Chuyên viên chính 06 người (2,8%), Chuyên viên 153 người (70,8%), Chưa bồi dưỡng
57 người (26,4%).
c) Đánh giá năng
lực:
- Đủ trình độ,
năng lực tiếp tục công tác lâu dài 183 người (Dưới 51 tuổi). Trong đó: từ 30 tuổi
trở xuống: 10 người; từ 31 tuổi đến 40 tuổi: 105 người; từ
41 đến 50 tuổi:
68 người.
- Cần đào tạo
nâng cao trình độ chuyên môn (đại học): 20 người;
- Cần bồi dưỡng
kiến thức quản lý nhà nước: 57 người;
- Cần bồi dưỡng
trung cấp lý luận chính trị: 33 người.
2.3.14. Công
chức Tài chính - Kế toán
a) Số lượng: 151
người.
b) Trình độ:
- Chuyên môn: Thạc
sĩ 11 người (7,3%), Đại học 137 người (90,7%), Cao đẳng 01 người (0,7%); Trung
cấp 02 người (1,3%); chưa bồi dưỡng 0 người.
- Lý luận chính
trị: Trung cấp 113 người (74,8%); Sơ cấp 06 người (4,0%); chưa bồi dưỡng 32 người
(21,2%).
- Quản lý nhà nước:
Chuyên viên chính 04 người (2,6%), Chuyên viên 115 người (76,2%), Chưa bồi dưỡng
32 người (21,2%).
c) Đánh giá năng
lực:
- Đủ trình độ,
năng lực tiếp tục công tác lâu dài: 140 người (Dưới 51 tuổi). Trong đó: từ 30
tuổi trở xuống: 05 người; từ 31 tuổi đến 40 tuổi: 111 người; từ 41 đến 50 tuổi:
24 người.
- Cần đào tạo
nâng cao trình độ chuyên môn (đại học): 03 người;
- Cần bồi dưỡng
kiến thức quản lý nhà nước: 32 người;
- Cần bồi dưỡng
trung cấp lý luận chính trị: 38 người.
2.3.15. Công
chức Địa chính - Nông nghiệp (Đô thị) - Xây dựng và Môi trường
a) Số lượng: 201
người.
b) Trình độ:
- Chuyên môn: Thạc
sĩ 17 người (8,5%), Đại học 165 người (82,1%), Cao đẳng 07 người (3,5%), Trung
cấp 11 người (5,5%); Chưa bồi dưỡng 01 người (0,4%).
- Lý luận chính
trị: Cao cấp 01 người (0,5%); Trung cấp 144 người (71,6%); Sơ cấp 18 người
(9,0%); Chưa bồi dưỡng 38 người (18,9%).
- Quản lý nhà nước:
Chuyên viên chính 05 người (2,5%); Chuyên viên 150 người (74,6%), Chưa bồi dưỡng
46 người (22,9%).
c) Đánh giá năng
lực:
- Đủ trình độ,
năng lực tiếp tục công tác lâu dài: 181 người (Dưới 51 tuổi). Trong đó: từ 30
tuổi trở xuống: 04 người; từ 31 tuổi đến 40 tuổi: 131 người; từ 41 đến 50 tuổi:
46 người.
- Cần đào tạo
nâng cao trình độ chuyên môn (đại học): 19 người;
- Cần bồi dưỡng
kiến thức quản lý nhà nước: 46 người;
- Cần bồi dưỡng
Trung cấp lý luận chính trị: 56 người.
2.3.16. Công
chức Tư pháp - Hộ tịch
a) Số lượng: 191
người.
b) Trình độ:
- Chuyên môn: Thạc
sĩ 04 người (2,1%), Đại học 167 người (87,4%), Cao đẳng 01 người (0,5%); Trung
cấp 13 người (6,8%); Chưa bồi dưỡng 06 người (3,2%).
- Lý luận chính
trị: Trung cấp 162 người (84,8%); Sơ cấp 09 người (4,7%); Chưa bồi dưỡng 20 người
(10,5%)
- Bồi dưỡng nghiệp
vụ quản lý hành chính nhà nước: Chuyên viên chính 01 người (0,5%); Chuyên viên
143 người (74,9%), Chưa bồi dưỡng 47 người (24,6%)
c) Đánh giá năng
lực:
- Đủ trình độ,
năng lực tiếp tục công tác lâu dài: 154 người (Dưới 51 tuổi);
- Cần đào tạo
nâng cao trình độ chuyên môn (đại học): 20 người;
- Cần bồi dưỡng
kiến thức quản lý nhà nước: 47 người.
- Cần bồi dưỡng
Trung cấp lý luận chính trị: 29 người.
2.3.17. Công
chức Văn hóa - Xã hội
a) Số lượng: 218
người.
b) Trình độ:
- Chuyên môn: Thạc
sĩ 07 người (3,2%); Đại học 179 người (82,1%), Cao đẳng 08 người (3,7%), Trung
cấp 21 người (9,6%); Chưa bồi dưỡng 03 người (1,4%)
- Lý luận chính
trị: Cao cấp 06 người (2,8%); Trung cấp 166 người (76,1%); Sơ cấp 13 người
(6,0%); Chưa bồi dưỡng 33 người (15,1%)
- Quản lý nhà nước:
Chuyên viên chính 05 người (2,3%); Chuyên viên 156 người (71,6%), Chưa bồi dưỡng
57 người (26,1 %).
c) Đánh giá năng
lực:
- Đủ trình độ,
năng lực tiếp tục công tác lâu dài: 175 người (Dưới 51 tuổi). Trong đó: từ 30
tuổi trở xuống: 08 người; từ 31 tuổi đến 40 tuổi: 124 người; từ 41 đến 50 tuổi:
43 người.
- Cần đào tạo
nâng cao trình độ chuyên môn (đại học): 32 người;
- Cần bồi dưỡng
kiến thức quản lý nhà nước: 57 người;
- Cần bồi dưỡng
trung cấp lý luận chính trị: 46 người.
2.4. Đại biểu
HĐND cấp xã
a) Số lượng:
3.337 người, trong đó nữ 820 người (24,8%), dân tộc thiểu số
133 người (4,0%),
đảng viên 2.959 người (88,7%), tái cử 2.003 người (60,0%), tôn giáo 50 người
(1,5%).
b) Trình độ đào tạo,
bồi dưỡng:
- Trình độ chuyên
môn: Thạc sĩ 80 người (2,4%), Đại học 1.776 người (53,2%), Cao đẳng 304 người
(9,1%), Trung cấp 438 người (13,1%), khác 739 người (22,1%).
- Lý luận chính
trị: Cử nhân 01 người (0,03%), Cao cấp 80 người (2,4%), Trung cấp 1.904 người
(57,1%), Sơ cấp 1.352 người (40,5%).
- Về cơ cấu độ tuổi:
Từ 30 tuổi trở xuống: 86 người (25,8%), Từ 31 đến 40 tuổi: 906 người (27,2%), từ
41 đến 50 tuổi: 1.103 người (33,1%), từ 51 tuổi trở lên: 1.242 người (37,2%).
2.5. Thực trạng
người hoạt động không chuyên trách
2.5.1. Người hoạt
động không chuyên trách ở cấp xã
a) Số lượng:
1.001 người (Đảng viên 818 người, chiếm 81,7%)
b) Trình độ đào tạo,
bồi dưỡng:
- Chuyên môn: Thạc
sĩ 15 người (1,5%); Đại học 515 người (51,4%); Cao đẳng 88 người (8,8%); Trung
cấp 180 người (18,0%); Sơ cấp 93 người (9,3%);
- Lý luận chính
trị: Cao cấp 05 người (0,5%); Trung cấp 702 người (70,1%); Sơ cấp 179 người
(17,9%)
c) Đánh giá năng
lực:
- 100% người hoạt
động không chuyên trách ở cấp xã đạt và vượt tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi
dưỡng (Trung học phổ thông trở lên), trong đó tỷ lệ có trình độ đại học trở lên
chiếm 51,4% (515 người) sẽ góp phần nâng cao chất lượng tham mưu giúp cho chính
quyền cơ sở tổ chức vận động nhân dân thực hiện có hiệu quả các chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, xây dựng, củng cố, nâng cao sức
chiến đấu của hệ thống chính trị ở cơ sở.
- Độ tuổi tham
gia lâu dài (dưới 51 tuổi): 736 người (73,5%). Trong đó: từ 30 tuổi trở xuống:
118 người; từ 31 tuổi đến 40 tuổi: 315 người; từ 41 đến 50 tuổi: 303 người.
2.5.2. Người
hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố
a) Số lượng:
6.154 người (Đảng viên 4.270 người, chiếm 69,4%, trong đó trưởng thôn là đảng
viên là 1.069/1.237, chiếm (86,4%)
b) Trình độ đào tạo,
bồi dưỡng:
- Chuyên môn: Thạc
sĩ 17 người (0,3%); Đại học 516 người (8,4%); Cao đẳng 409 người (6,6%); Trung
cấp 764 người (12,4%); Sơ cấp 1.502 người (24,4%);
- Lý luận chính
trị: Cử nhân và cao cấp 09 người (0.001%); Trung cấp 634 người (10,3%); Sơ cấp
1.817 người (29,5%)
c) Đánh giá năng
lực:
- Tỷ lệ trưởng
thôn là đảng viên đạt tỷ lệ cao góp phần nâng cao vai trò,vị trí, ý thức trách
nhiệm của trưởng thôn trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa
phương và tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách
pháp luật của nhà nước.
- Trình độ chuyên
môn của người hoạt động không chuyên trách đã từng bước được nâng cao (trình độ
từ trung cấp trở lên gồm 1.706 người, chiếm 27,7%) góp phần nâng cao chất lượng,
hiệu quả thực hiện nhiệm vụ
- Độ tuổi tham
gia lâu dài (dưới 51 tuổi): 3.334 người (54,2%). Trong đó: từ 30 tuổi trở xuống:
497 người; từ 31 tuổi đến 40 tuổi: 1.255 người; từ 41 đến 50 tuổi: 1.582 người.
3. Đánh giá chung
3.1. Thuận
lợi
Đội ngũ cán bộ,
công chức được củng cố, kiện toàn đảm bảo cho hoạt động của hệ thống chính trị ở
cơ sở; được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng
trong thực thi nhiệm vụ; có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ,
năng lực, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong công tác, tích cực
khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Chất lượng đội
ngũ cán bộ được nâng lên nhiều so với trước đây. Hiện nay, tỷ lệ cán bộ cấp xã
có trình độ đại học trở lên chiếm 85,6%, trong đó các chức danh trưởng các tổ
chức chính trị - xã hội có trình độ đại học đều đạt tỷ lệ cao từ 70% (353/507)
trở lên (theo quy định yêu cầu có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên),
riêng chức danh Chủ tịch Hội Cựu chiến binh yêu cầu có trình độ tốt nghiệp
trung học cơ sở trở lên thì hiện nay tỷ lệ có trình độ đại học đạt 38,0%
(49/129). Cơ cấu độ tuổi đối với đội ngũ cán bộ cấp xã đảm bảo tính kế thừa, cụ
thể số người có độ tuổi dưới 51 tuổi là 864/1.366 người chiếm 63,3%, dưới 41 tuổi
là 430 người chiếm 31,5%. Các chức danh lãnh đạo cấp xã (trừ Chủ tịch UB MTTQ
và trưởng các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã) 97,1% (711/732) có trình độ lý
luận chính trị từ trung cấp trở lên, 97,1% (711/732) có trình độ chuyên môn từ
đại học trở lên.
Chất lượng đội
ngũ công chức được nâng lên rõ rệt với tỷ lệ có trình độ đại học trở lên là
87,0% (959/1.102), trong khi đó yêu cầu về trình độ chuyên môn đối với công chức
Tài chính - Kế toán, Tư pháp - Hộ tịch và Chỉ huy trưởng quân sự chỉ yêu cầu đạt
trình độ trung cấp trở lên. Về độ tuổi đối với đội ngũ công chức cấp xã có cơ cấu
phù hợp, được trẻ hóa thuận lợi cho việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ và quy hoạch cán bộ. Đội ngũ công chức cấp xã độ tuổi dưới 40 tuổi
chiếm 60,3% (665/1.102).
Đại biểu HĐND cấp
xã là đảng viên đạt tỷ lệ cao (88,7%), Tỷ lệ cán bộ, công chức là đại biểu HĐND
đạt 74,0%% (2.468/3.337) cho thấy được sự tin tưởng, kỳ vọng của nhân dân vào Đảng
vào những đại biểu là cán bộ, công chức cấp xã đại diện cho ý chí, nguyện vọng
của nhân dân. Bên cạnh đó tỷ lệ đại biểu HĐND là người trẻ tuổi cũng đạt được
con số khá cao là 29,7% (992 người), tỷ lệ này cũng thấy được niềm tin của các
tầng lớp nhân dân vào thế hệ trẻ, thế hệ tương lai của tỉnh, của đất nước.
3.2. Tồn tại,
khó khăn
Số lượng cán bộ,
công chức có mặt còn thiếu so với chỉ tiêu biên chế được giao (2.468/2.783),
bình quân mỗi xã còn từ 1-3 biên chế chưa tuyển dụng. Vẫn còn một số ít cán bộ
chủ chốt (21/732), công chức (83/977) chưa có trình độ đại học theo quy định của
trung ương và của tỉnh.
Một số chức danh
cán bộ chủ chốt chưa được kiện toàn đầy đủ như: Bí thư (128/136), Chủ tịch HĐND
(131/136); Chủ tịch UBND (125/136).
Các chức danh
lãnh đạo chủ chốt cấp xã tỷ lệ có trình độ đại học trở lên chưa đạt 100% theo
yêu cầu tại Quy định số 05-QĐi/TU ngày 02/11/2018 của Tỉnh ủy, cụ thể: Bí thư đảng
ủy đạt 96,1% (123/128), Chủ tịch Hội đồng nhân dân đạt 96,1% (126/131), Chủ tịch
Ủy ban nhân dân đạt 98,4% (123/125), Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam đạt 81,3%
(100/123).
Cơ cấu các chức danh
công chức xã ở nhiều địa phương không đồng đều, chưa hợp lý, ví dụ: có địa
phương có 3 công chức Tư pháp - Hộ tịch nhưng chỉ có 01 công chức Địa
chính-NN-XD&MT; có địa phương không có công chức Địa chính-XD-NN&MT mà
bố trí cán bộ kiêm nhiệm; ...
Vẫn còn số ít cán
bộ là cán bộ chủ chốt, người đứng đầu chưa gương mẫu, thiếu kiên quyết trong thực
hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Một bộ phận nhỏ cán bộ thiếu tu dưỡng, rèn
luyện, có biểu hiện giảm sút ý chí chiến đấu.
Năng lực quản lý
đội ngũ cán bộ, công chức ở cấp xã là không đồng đều, có nơi còn hạn chế, chưa
đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Một bộ phận công chức cấp xã có trình độ chuyên
môn đại học thậm chí là sau đại học nhưng lại không phù hợp với vị trí, chức
danh đang đảm nhiệm dẫn đến hiệu quả thực tế trong thực thi nhiệm vụ là chưa
tương xứng với trình độ được đào tạo.
Công tác đào tạo
nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, công chức cấp xã; bồi dưỡng thường
xuyên, cập nhật kiến thức, kỹ năng , nghiệp vụ cho người hoạt động không chuyên
trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố chưa được quan tâm đúng mức.
Hiệu quả hoạt động
của HĐND ở một số nơi chưa cao, việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ và quyền
hạn theo luật định còn hạn chế, nhất là việc giám sát hoạt động của UBND cùng cấp.
Chất lượng công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành của UBND một số nơi còn hạn chế;
quản lý nhà nước ở một số lĩnh vực có dấu hiệu buông lỏng.
Công tác mặt trận
và đoàn thể chính trị - xã hội tại cơ sở vẫn chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, sự
phối hợp giữa Chính quyền với cấp ủy và các đoàn thể cùng cấp nhiều nơi chưa đồng
bộ, chưa chặt chẽ và toàn diện. Việc xây dựng lực lượng nòng cốt ở một số khu
dân cư chưa được chú trọng, chất lượng hoạt động của đoàn thể, nhất là tổ chức
đoàn thanh niên ở nhiều thôn, làng, tổ dân phố chưa phát huy được hiệu quả, hoạt
động xây dựng phong trào và xây dựng tổ chức đoàn thể trên một số mặt còn yếu,
hoạt động cầm chừng, công tác giám sát và phản biện xã hội, nắm bắt tâm tư nguyện
vọng của nhân dân có nơi còn hạn chế.
Công tác quy chế
dân chủ ở cơ sở có nơi thực hiện chưa đi vào thực chất, còn hình thức, chưa có
nhiều hoạt động tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân, các hoạt động hòa
giải ở cơ sở và giải quyết kịp thời những phản ánh, kiến nghị hợp pháp, chính
đáng của nhân dân chưa được quan tâm đúng mức.
Tỷ lệ trưởng thôn
chưa là đảng viên chiếm 13,6% (168/1.237) gặp khó khăn trong việc tiếp thu, triển
khai thực hiện chủ trương, nghị quyết của cấp trên tại các khu dân cư, cũng như
hạn chế trong công tác chỉ đạo, điều hành.
3.3. Nguyên
nhân tồn tại, khó khăn
Quyết tâm chính
trị, ý thức trách nhiệm của một số cấp ủy, chính quyền, cán bộ ở cơ sở kể cả
người đứng đầu ở một số địa phương chưa cao; lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám
sát còn thiếu quyết liệt, thiếu sâu sát; thiếu nhạy bén, chủ động, sáng tạo
trong việc đề ra các nhiệm vụ phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương,
đơn vị. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống chưa được coi
trọng đúng mức, phân công trách nhiệm công việc còn chung chung, thiếu cụ thể,
một số nơi có biểu hiện đùn đẩy trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ.
Một số nơi công
tác đấu tranh với những vi phạm còn nể nang, không nghiêm túc; thực hiện nguyên
tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình chưa được đề cao, thiếu giải
pháp hữu hiệu để phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi sai phạm.
Chưa đẩy mạnh các
hoạt động tự quản cộng đồng ở cơ sở nhằm giải quyết nhanh chóng, có hiệu quả những
vướng mắc trong nội bộ nhân dân và giải quyết nhiều vấn đề phát sinh liên quan
đến đời sống của nhân dân ở địa bàn dân cư.
Công tác đào tạo
đặc biệt là đào tạo sau đại học chưa thực sự gắn với vị trí việc làm; có tư tưởng
tham gia học tập chỉ để lấy bằng cấp.
Hệ thống các văn
bản của Trung ương về tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức cấp xã có nhiều
thay đổi, chưa thống nhất giữa các văn bản. Ví dụ: theo Luật Hộ tịch chỉ yêu cầu
công chức Tư pháp - Hộ tịch có trình độ Trung cấp trở lên, tuy nhiên Thông tư số
13/2019/TT-BNV ngày 06/11/2019 của Bộ Nội vụ lại yêu cầu trình độ Đại học trở
lên; Quy định về độ tuổi tham gia Bí thư Đoàn Thanh niên không có sự thống nhất
giữa Quyết định 289-QĐ/TW ngày 08/2/2010 của BCH Trung ương Đảng và Quyết định
số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụ...
Số lượng cán bộ
có bằng cấp chuyên môn phù hợp để tăng cường việc kiêm nhiệm chức danh công chức
chưa nhiều; trình độ chuyên môn của người hoạt động không chuyên trách còn hạn
chế dẫn đến việc tăng cường hỗ trợ cho công chức chuyên môn chưa thực sự đi vào
hiệu quả.
Việc các xã, phường,
thị trấn dành chỉ tiêu biên chế công chức (từ 1 đến 2 thậm chí là 3 chỉ tiêu) để
sát hạch đội ngũ cán bộ hết nhiệm kỳ không tái cử dẫn đến tình trạng thiếu công
chức làm việc, trong khi đó chỉ tiêu biên chế công chức vẫn còn.
Công tác đào tạo,
bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng chưa được quan tâm
quán triệt, định hướng và có quy hoạch, việc cử đi đào tạo theo nhu cầu, nguyện
vọng của cá nhân dẫn đến tình trạng trình độ chuyên môn được nâng cao nhưng lại
không phù hợp với nhiệm vụ được giao.
III. THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT, HẠ TẦNG KỸ THUẬT
1. Thực trạng
- Số lượng trụ sở
làm việc: 136;
- Diện tích trụ sở
làm việc chia bình quân/người (cán bộ, công chức cấp xã): từ 10m2 đến
30m2/người;
- 100% cán bộ,
công chức cấp xã được trang bị máy, móc thiết bị đáp ứng nhiệm vụ được giao (máy
vi tính, máy in ...).
- Số lượng xã bố
trí chỗ làm việc tại trụ sở xã kèm máy móc, thiết bị làm việc cho người hoạt động
không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố: 54/136 xã, phường, thị trấn.
- Số lượng thôn,
tổ dân phố bố trí chỗ làm việc tại nhà văn hóa thôn, tổ dân phố kèm máy móc,
thiết bị làm việc cho người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố:
407/1.237 thôn, tổ dân phố;
- Số xã có bộ phận
một cửa được trang bị đầy đủ máy móc, trang thiết bị làm việc (đủ máy vi tính
cho người trực; tối thiểu 01 máy in; tối thiểu 01 máy photocopy; tối thiểu 01
máy scan): 93/136 xã, phường, thị trấn. 43/136 xã, phường thị trấn còn thiếu
máy móc thiết bị gồm: 26 máy vi tính, 33 máy photocopy, 16 máy scan.
- Phần mềm ứng dụng
công nghệ thông tin hỗ trợ thực thi nhiệm vụ gồm 15 phần mềm, tập trung chủ yếu
cho công chức cấp xã.
2. Đánh giá
chung
Cơ quan hành
chính cấp xã đã có trụ sở riêng, cơ bản đảm bảo tốt điều kiện làm việc cho đội
ngũ cán bộ, công chức cấp xã. 100% xã, phường, thị trấn bố trí bộ phận một cửa.
3. Tồn tại, hạn
chế
Một số trụ sở có
diện tích làm việc không đáp ứng được với yêu cầu hiện nay, việc lưu trữ hồ sơ
thường được lưu trữ cùng phòng làm việc, chưa được quan tâm bố trí tại kho lưu
trữ, dẫn đến phòng làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức không được gọn gàng,
ngăn nắp, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh cơ quan nhà nước khi tiếp công dân, tổ chức.
Một số bộ phận một
cửa cấp xã được bố trí bằng cách tận dụng phòng làm việc hoặc hành lang cơ
quan, do vậy diện tích làm việc chưa đáp ứng được yêu cầu, không đồng bộ và
chưa hiện đại.
Vẫn còn một số xã
chưa được trang bị phòng họp trực tuyến để liên thông các cuộc họp lên cấp huyện,
cấp tỉnh.
Người hoạt động
không chuyên trách đa phần chưa được hỗ trợ trang thiết bị làm việc, chủ yếu
làm việc tại nhà văn hóa thôn, tổ dân phố với trang thiết bị gồm bàn, ghế, âm
thanh, loa đài phục vụ các cuộc họp, tiếp xúc, phổ biến thông tin cho nhân dân.
4. Nguyên nhân
tồn tại, hạn chế
Đa phần trụ sở cơ
quan hành chính cấp xã đã được xây dựng từ lâu, ít được cải tạo, mở rộng, nâng
cấp, hiện đại hóa và không phù hợp với yêu cầu về thực hiện nhiệm vụ trong giai
đoạn hiện nay.
Chưa triển khai đồng
bộ phòng họp trực tuyến từ cấp tỉnh đến cấp huyện và cấp xã.
Nguồn kinh phí
mua sắm, sửa chữa được cấp hằng năm thấp, chỉ đảm bảo hoạt động mua sắm, sửa chữa
nhỏ, thường xuyên, không đủ để chỉnh trang, hiện đại hóa trang thiết bị, hạ tầng
kỹ thuật.
IV. THỰC TRẠNG VỀ TRÁCH NHIỆM TRONG THỰC THI NHIỆM VỤ
1. Đánh giá
chung
Trong những năm
qua, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch và Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra trách
nhiệm thực thi công vụ, tập trung chính vào việc chấp hành giờ giấc làm việc, kỷ
cương, kỷ luật hành chính; việc không uống rượu bia, không hút thuốc lá nơi
công sở, giao tiếp ứng xử với cá nhân, tổ chức đến làm việc... Kết quả đã góp
phần chấn chỉnh nghiêm ý thức, trách nhiệm, thái độ của đội ngũ cán bộ, công chức
cấp xã trong thực thi công vụ.
Nhìn chung, đội
ngũ cán bộ, công chức cấp xã đã thực hiện nghiêm túc các quy định về kỷ cương,
kỷ luật, đạo đức công vụ; ý thức trách nhiệm, hiệu quả trong giải quyết công việc
không ngừng được nâng cao. Tinh thần thái độ phục vụ nhân dân, tổ chức có nhiều
chuyển biến tích cực, đặc biệt là bộ phận một cửa được các cơ quan, đơn vị, tổ
chức và nhân dân ghi nhận, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tỷ lệ cán bộ,
công chức được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên hằng năm đạt tỷ lệ từ
99,5% trở lên. Các trường hợp được đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ đa phần
do vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.
Phong cách giao
tiếp, ứng xử của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong giải quyết thủ tục hành
chính và các nhiệm vụ trực tiếp đến công dân, tổ chức đã có chuyển biến tích cực,
phục vụ vì lợi ích của nhân dân.
100% xã, phường,
thị trấn trên địa bàn tỉnh đã triển khai áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng
theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động của của cơ quan.
2. Tồn tại, hạn
chế
Kỷ luật, kỷ cương
hành chính ở một số địa phương còn chưa nghiêm, qua thanh tra, kiểm tra công vụ
còn phát hiện nhiều việc chậm, muộn, vi phạm kỷ cương, hành chính, bị kiểm điểm.
Các trường hợp
cán bộ, công chức cấp xã bị kỷ luật do vi phạm quy định, pháp luật của nhà nước
ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ năm 2019 đến năm 2021, đã có 35 trường hợp cán bộ,
công chức cấp xã bị xử lý kỷ luật, trong đó: 14 trường hợp vi phạm về chính
sách dân số, kế hoạch hóa gia đình; 03 trường hợp vi phạm các quy định về quản
lý đất đai; 03 trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về thực hiện chức
trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức; 02 trường hợp thiếu trách nhiệm trong quản
lý ngân sách và công tác nội vụ; 02 trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
11 trường hợp vi phạm khác như kỷ luật về Đảng; nhận tiền không rõ nguồn gốc; sử
dụng văn bằng, chứng chỉ; thiếu trách nhiệm trong công tác phòng, chống dịch
Covid-19;...
Đạo đức công vụ,
tinh thần thái độ và trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức chưa cao,
còn gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp.
Hiệu quả hoạt động
tại bộ phận một cửa ở một số xã, phường, thị trấn vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu,
đặc biệt việc giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến mức độ 3, 4 ở cấp xã còn
chưa sẵn sàng. Theo nội dung công bố tại Quyết định 2476/QĐ-UBND ngày
02/10/2020 của UBND tỉnh, cấp xã hiện có 22 thủ tục hành chính được giải quyết
trực tuyến theo mức độ 3, 4, tuy nhiên hồ sơ phát sinh bằng hình thức trực tuyến
gần như không có.
Công tác thanh
tra, kiểm tra công vụ tuy đã thực hiện quyết liệt nhưng chưa có quy định cụ thể
trong việc xử lý vi phạm.
Việc áp dụng Hệ
thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001:2015 mới chỉ tập
trung áp dụng trong giải quyết thủ tục hành chính, chưa đẩy mạnh áp dụng vào
các hoạt động nghiệp vụ, chuyên môn khác.
3. Nguyên nhân
tồn tại, hạn chế
Nhận thức của một
số cấp ủy ở địa phương về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác phân
loại, đánh giá cán bộ, công chức; quy chế phân loại đánh giá cán bộ, công chức
chưa theo kịp yêu cầu trong việc lượng hóa tối đa kết quả thực hiện nhiệm vụ gắn
với từng cá nhân.
Một bộ phận cán bộ,
công chức chậm đổi mới, thiếu chủ động, sáng tạo trong thực thi nhiệm vụ; tinh
thần trách nhiệm và đạo đức công vụ chưa cao.
Hiện nay Chính phủ
chưa ban hành Nghị định hướng dẫn chi tiết về thanh tra, kiểm tra công vụ theo
Điều 74 và Điều 75 Luật Cán bộ, công chức.
Thói quen làm việc
thụ động, ngại thay đổi của một bộ phận cán bộ, công chức cũng ảnh hưởng đến chất
lượng áp dụng Hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO
9001:2015.
Khả năng tiếp cận
ứng dụng công nghệ thông tin và điều kiện trang thiết bị hỗ trợ việc tham gia
thực hiện dịch vụ công trực tuyến của người dân còn nhiều hạn chế, đặc biệt là
khu vực nông thôn. Bên cạnh đó, Bộ phận Một cửa tại cấp xã còn hạn chế về trang
thiết bị hỗ trợ cho người dân nhập liệu (ví dụ: máy vi tính, máy scan...). Do vậy,
tính sẵn sàng trong thực hiện giải quyết thủ tục hành chính bằng hình thức trực
tuyến ở địa phương là chưa có.
Phần thứ ba
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI
PHÁP
I. QUAN ĐIỂM
- Xây dựng hệ thống
chính trị ở cơ sở vững mạnh toàn diện, trong đó đội ngũ cán bộ, công chức đủ
trình độ, năng lực đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị ở từng địa
phương.
- Nâng cao chất
lượng phục vụ nhân dân của chính quyền cơ sở là nhiệm vụ cấp thiết để ổn định
xã hội, phát triển kinh tế.
- Nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản lý của chính quyền cơ sở là đòi hỏi thiết yếu của công cuộc cải
cách hành chính, tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, đạo đức, văn hóa công
vụ; thực hiện tốt quy chế dân chủ; chú trọng công tác dân vận chính quyền, tiếp
xúc, đối thoại với nhân dân; nâng cao tính công khai, minh bạch thông tin, cung
cấp dịch vụ công tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.
- Củng cố, xây dựng
hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn là những nội dung quan trọng để
xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhằm nâng cao nhận thức chính trị, năng lực lãnh đạo
và hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở.
- Sửa đổi, bổ
sung, hoàn thiện hệ thống văn bản để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước
đối với cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở
thôn, tổ dân phố: tiêu chuẩn, nhiệm vụ, tuyển chọn, quản lý sử dụng, chế độ
chính sách.
- Tăng cường đầu
tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, các điều kiện làm việc cho cán bộ, công chức
cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Hỗ trợ trang thiết bị làm
việc cho người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố.
- Đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức là nhiệm vụ quan trọng cần được tiến hành một cách đồng bộ,
thường xuyên, khoa học và hiệu quả. Công tác đào tạo, bồi dưỡng góp phần thực
hiện mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất, năng lực,
ngang tầm nhiệm vụ. Đề cao ý thức tự học và việc lựa chọn chương trình đào tạo,
bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu
chung
- Xây dựng, nâng
cao chất lượng hoạt động đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã để đáp ứng việc thực
hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương trong tình hình mới;
- Trang bị lý luận
chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, kỹ năng làm việc và trình độ chuyên môn
theo tiêu chuẩn quy định cho cán bộ, công chức cấp xã;
- Nâng cao hiệu
quả thực thi công vụ của cán bộ, công chức cấp xã; ý thức trách nhiệm và tinh
thần, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã;
- Nâng cao nhận
thức chính trị, kỹ năng, nghiệp vụ công tác đối với người hoạt động không
chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố;
- Xác định được số
lượng cán bộ, công chức cấp xã chưa đạt chuẩn, năng lực yếu, không thể đào tạo
lại để giải quyết chính sách hoặc cho thôi việc để có giải pháp cụ thể, hợp lý,
đảm bảo quyền lợi của người lao động;
- Hiện đại hóa hạ
tầng, cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của cán bộ, công chức cấp xã.
2. Mục tiêu cụ
thể đến năm 2025
2.1. Chuẩn hóa,
nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, kỹ năng, nghiệp vụ
- Có 20% cán bộ,
công chức cấp xã và 15% cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý cấp xã dưới 40 tuổi
công tác tại địa bàn hoặc lĩnh vực có yêu cầu sử dụng ngoại ngữ đạt trình độ
ngoại ngữ bậc 3 trở lên theo quy định.
- Thực hiện kiểm
tra về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, văn hóa công vụ đối với cán bộ, công chức
cấp xã từ 1-2 lần/năm
a) Cán bộ:
- Ít nhất 40% bí
thư cấp ủy cấp xã không phải là người địa phương; Ít nhất 25% chủ tịch UBND cấp
xã không phải là người địa phương.
- 100% các chức
danh cán bộ cấp xã (trừ Chủ tịch Hội Cựu chiến binh) có trình độ lý luận chính
trị từ trung cấp trở lên. Phấn đấu trên 85% Chủ tịch Hội Cựu chiến binh có
trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên.
- 100% các chức
danh Bí thư và Phó Bí thư thường trực Đảng ủy; Chủ tịch và Phó chủ tịch HĐND;
Chủ tịch và Phó chủ tịch UBND có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên.
- Phấn đấu trên 90%
cán bộ thuộc các chức danh Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ
tịch Hội Phụ nữ, Bí thư Đoàn Thanh niên cấp xã có trình độ chuyên môn từ đại học
trở lên. Phấn đấu trên 55% Chủ tịch Hội Cựu chiến binh có trình độ chuyên môn từ
Đại học trở lên;
- 100% lãnh đạo
HĐND, UBND được bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý điều hành và quản lý chính
quyền ở cơ sở;
- 100% cán bộ được
bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy định và các nghiệp vụ phù hợp với chức danh đảm
nhiệm.
b) Công chức:
- Phấn đấu 100%
có trình độ Trung cấp lý luận chính trị trở lên;
- Phấn đấu 100 %
công chức (trừ chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự) có trình độ Đại học chuyên môn
trở lên;
- 100% được bồi
dưỡng nghiệp vụ theo quy định và các nghiệp vụ phù hợp với chức danh công chức
đảm nhiệm.
c) Đại biểu Hội
đồng nhân dân cấp xã: đến năm 2023, 100% được bồi dưỡng
kiến thức, kỹ năng đối với đại biểu HĐND cấp xã ít nhất 01 lần.
d) Người hoạt
động không chuyên trách ở cấp xã: phấn đấu 90% (tăng
19,4%) có trình độ trung cấp chính trị trở lên; phấn đấu 90% (tăng 10%) có
trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên
đ) Người hoạt
động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố: phấn đấu
20% (tăng 9,6%) có trình độ trung cấp chính trị trở lên; phấn đấu 40% (tăng
12,3%) có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên; phấn đấu 100% (tăng 13,6%)
Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố là Đảng viên
2.2. Nâng cao
chất lượng hạ tầng, cơ sở vật chất, điều kiện làm việc
- Bộ phận một cửa:
100% bộ phận một cửa ở cấp xã được trang bị đầy đủ về máy móc, trang thiết bị
phục vụ công việc như: máy photocopy, máy vi tính, máy scan, máy in, hệ thống
camera giám sát.
- Thí điểm trang
bị trang thiết bị, máy móc hiện đại tại bộ phận một cửa cấp xã nhằm hỗ trợ và
hướng dẫn người dân, tổ chức thực hiện giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến
theo mức độ 3, mức độ 4.
- Phấn đấu đầu tư
và bố trí tối thiểu 01 bộ máy vi tính, 01 máy in tại nhà văn hóa hỗ trợ nhiệm vụ
cho người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố.
2.3. Nâng cao
trách nhiệm, hiệu quả trong thực thi nhiệm vụ
- Năm 2022, 100%
xã, phường, thị trấn ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại theo quý, đánh giá bằng
sản phẩm, theo tiêu chí cụ thể.
- Phấn đấu đến hết
năm 2023, tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến đối với thủ tục hành chính quy định
áp dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 tối thiểu 10%; đến hết năm
2025 đạt tỷ lệ tối thiểu 30%; Đến năm 2025, Tỷ lệ giải quyết thủ tục hành chính
trước hạn đạt từ 95% trở lên.
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
1. Nâng cao nhận thức của cấp ủy, tập thể lãnh đạo và thủ trưởng cơ
quan về công tác cán bộ
Cấp ủy, chính quyền
cơ sở tổ chức nghiên cứu, quán triệt chủ trương, nghị quyết của Trung ương, Tỉnh
ủy, UBND tỉnh nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, đảng viên cấp cơ sở;
đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền trong sinh hoạt chi bộ, trong triển
khai thực hiện nhiệm vụ để nâng cao nhận thức, tạo sự chuyển biến về nhận thức,
trách nhiệm và hành động của cán bộ, công chức, đảng viên ở cơ sở.
Cấp ủy, chính quyền
cơ sở tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành; tăng cường
vai trò trách nhiệm của tập thể lãnh đạo, người đứng đầu, phân cấp quản lý mạnh
hơn cho chính quyền cấp dưới, cơ bản đảm bảo sâu sát, toàn diện.
Tăng cường mối
quan hệ gắn bó mật thiết giữa cấp ủy, chính quyền địa phương với Nhân dân. Phát
huy quyền làm chủ của Nhân dân, nhất là vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các
đoàn thể nhân dân trong thực hiện giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng
Đảng, xây dựng chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh.
Tiếp tục xây dựng,
củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng tại
cơ sở, coi trọng xây dựng chi bộ, thôn, tổ dân phố, đẩy mạnh công tác bồi dưỡng,
tạo nguồn phát triển đảng viên. Đổi mới phương thức tổ chức vận động quần chúng
của các tổ chức đoàn thể tại địa phương. Tăng cường công tác phối hợp nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động của chính quyền cơ sở.
Tiếp tục đổi mới
phương thức hoạt động, nâng cao trách nhiệm và thẩm quyền giám sát của hội đồng
nhân dân cấp xã. Tiếp tục nâng cao năng lực quản lý, điều hành và đổi mới
phương thức làm việc của Ủy ban nhân dân cấp xã,
Thực hiện tốt quy
chế dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Tiếp tục thực hiện
nhiệm vụ đẩy mạnh cải cách hành chính. Chú trọng vào giải quyết thủ tục hành
chính, coi cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá của cải cách hành chính
tại chính quyền cơ sở của địa phương. Nâng cao tính công khai, minh bạch thông
tin, cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.
Tăng cường kỷ
cương, kỷ luật hành chính, đạo đức công vụ. Trong đó, coi trọng công tác giáo dục
chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hóa công sở cho đội ngũ cán bộ, công
chức trong thực thi công vụ; nâng cao vai trò, trách nhiệm, tính gương mẫu của
người đứng đầu.
2. Chuẩn hóa, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
2.1. Về tuyển
dụng
Tổ chức thi tuyển
công chức theo nguyên tắc cạnh tranh, công khai, minh bạch, đúng pháp luật nhằm
tuyển dụng đội ngũ công chức cấp xã có trình độ, năng lực tốt để bổ sung vào đội
ngũ công chức cấp xã còn thiếu.
Tổ chức tuyển dụng
kịp thời, không để xảy ra tình trạng thiếu công chức làm việc trong khi chỉ
tiêu công chức vẫn còn. Mỗi năm sử dụng 80% chỉ tiêu biên chế để tuyển mới và
thu hút người có tài năng, 20% sát hạch, tiếp nhận.
Đổi mới công tác
tuyển dụng theo hướng tổ chức chung một số khâu như đề chung, ngày thi chung,
chấm thi chung để đảm bảo chất lượng đội ngũ được đồng đều.
2.2. Thực
hiện chính sách tinh giản biên chế
Đẩy mạnh rà soát,
đánh giá, xem xét từng đối tượng cán bộ, công chức cụ thể nếu đủ điều kiện theo
quy định để thực hiện tinh giản biên chế đối với những trường hợp không đạt chuẩn
về trình độ đào tạo, năng lực công tác yếu, không đáp ứng yêu cầu của vị trí việc
làm. Qua đó nâng tỷ lệ cán bộ, công chức đạt chuẩn; tạo điều kiện tuyển dụng mới
công chức có trình độ, năng lực.
2.3. Đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã chưa đạt chuẩn
Xây dựng, ban
hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã giai đoạn 2022-2025 gắn
với nhu cầu sử dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ, công chức cấp xã;
Quan tâm tới việc đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn đối với từng chức danh cán bộ,
công chức.
Đẩy mạnh việc tự
đào tạo, bồi dưỡng, khuyến khích cá nhân tự đào tạo để nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ phù hợp với công việc đang đảm nhiệm.
Rà soát, thực hiện
đảm bảo việc công chức cấp xã được tuyển dụng không quá 03 năm phải được đào tạo,
bồi dưỡng trình độ quản lý nhà nước, lý luận chính trị, chuẩn ứng dụng công nghệ
thông tin cơ bản.
Hằng năm, các huyện,
thành phố tổ chức ít nhất 01 hội thảo về chuyên môn, nghiệp vụ tập trung vào
các chuyên đề, giải pháp liên quan trực tiếp đến việc đổi mới, nâng cao chất lượng
chuyên môn, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền cơ sở.
2.4. Tăng
cường công tác luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác
Hằng năm, xây dựng
kế hoạch luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức cấp
xã trong đó xác định rõ số lượng, vị trí, đối tượng phải luân chuyển, dự kiến về
thời gian, phương án luân chuyển, chuyển đổi vị trí, đơn vị.
Kịp thời thay thế,
điều chuyển những cán bộ lãnh đạo, quản lý thiếu tập trung, thiếu quyết liệt
trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; tín nhiệm thấp, mất đoàn kết nội
bộ, có sai phạm nhưng chưa đến mức kỷ luật… không chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn
bổ nhiệm, đến tuổi nghỉ hưu.
Thực hiện luân
chuyển công chức từ cấp huyện về cấp xã để đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp
vụ từ kinh nghiệm thực tiễn, kết hợp luân chuyển với bố trí Bí thư, Chủ tịch
UBND cấp xã không phải là người địa phương.
2.5. Xây dựng
quy hoạch cán bộ cấp xã
Ban Thường vụ các
Huyện ủy, Thành ủy chỉ đạo và hướng dẫn Ban Thường vụ cấp ủy xã, phường, thị trấn
thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ, công chức
theo quy hoạch nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt để chuẩn bị cho các năm tiếp theo
có được đội ngũ cán bộ đủ tiêu chuẩn theo quy định. Cán bộ, công chức được đưa
vào quy hoạch phải xác định rõ hướng bố trí để có kế hoạch cử đi đào tạo, bồi
dưỡng cụ thể về chính trị, nghiệp vụ phù hợp với từng chức danh. Trước hết phải
tập trung ưu tiên diện cán bộ chủ chốt đứng đầu của tổ chức Đảng, chính quyền,
mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể,... đồng thời quy hoạch phải đảm bảo
tính kế thừa, tính phát triển, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo tỷ lệ cán bộ nữ, trẻ
theo quy định.
Tạo nguồn để xây
dựng quy hoạch cán bộ, cần chọn cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên
trách đã tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng có thời gian công tác và kinh nghiệm, có
tâm huyết với sự nghiệp cách mạng; Đảng viên trẻ, Đảng viên hoàn thành nghĩa vụ
quân sự, Công an, đoàn viên và những thanh niên có lịch sử chính trị gia đình tốt,
có học vấn, nhiệt tình trong công tác, được quần chúng tín nhiệm đưa vào diện
quy hoạch để đào tạo. Quy hoạch và kế hoạch đào tạo cán bộ phải được cấp có thẩm
quyền xem xét phê duyệt.
2.6. Tăng
cường kiêm nhiệm công việc
Tăng cường kiêm
nhiệm nhằm giảm số lượng những người hoạt động không chuyên trách gắn với việc
tăng thu nhập của cán bộ, công chức cấp xã khi bố trí kiêm nhiệm; phát huy tối
đa khả năng, năng lực của của cán bộ khi có trình độ chuyên môn phù hợp với các
chức danh công chức.
3. Nâng cao điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật
- Đẩy mạnh đầu tư
máy móc, trang thiết bị làm việc cho cán bộ, công chức, người hoạt động không
chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố. Đầu tư đủ máy móc, trang thiết bị
làm việc tại bộ phận một cửa các xã, phường, thị trấn, đặc biệt máy móc thiết bị
hỗ trợ cho người dân, tổ chức đến thực hiện giải quyết thủ tục hành chính bằng
hình thức trực tuyến.
- Đầu tư đồng bộ,
hiện đại hóa điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật và các điều kiện cơ sở
vật chất khác cho cán bộ, công chức cấp xã; ưu tiên trang bị máy móc, thiết bị
làm việc tại bộ phận một cửa. Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi
số trong thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên
trách ở cấp xã.
- Đối với xã đủ
điều kiện bố trí chỗ làm việc cho người hoạt động không chuyên trách cấp xã,
tăng cường đầu tư máy móc, thiết bị hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ.
- Đầu tư, hỗ trợ
trang thiết bị làm việc thông tin liên lạc và bố trí tại nhà văn hóa cho người
hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố.
4. Nâng cao trách nhiệm, hiệu quả trong thực thi công vụ
4.1. Về chuẩn
hóa hoạt động công vụ
Đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, quán triệt, chấn chỉnh thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành
chính, văn hóa công sở, đạo đức công vụ, tác phong, lề lối, thời gian làm việc.
Tăng cường, nâng
cao hiệu quả hoạt động cải cách thủ tục hành chính, trong đó chủ động cắt giảm
thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tỷ lệ cắt giảm thời gian giải quyết thủ
tục hành chính trong giai đoạn 2022 - 2025 đạt trên 20% so với quy định. Bồi dưỡng
nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ hành chính đối với đội ngũ công chức thực hiện nhiệm
vụ tại bộ phận một cửa.
Ban hành quy định,
nội quy, quy trình giải quyết công việc và phân công, phân cấp trách nhiệm quyền
hạn của tập thể và cá nhân để chuẩn hóa quy trình công việc, chỉ rõ mục đích,
phạm vi, các bước triển khai, trách nhiệm, các yêu cầu, kết quả và sản phẩm
công việc để thực thi và kiểm tra công việc.
Đổi mới phương thức
đánh giá, chấm điểm chỉ số Cải cách hành chính cấp xã theo hướng nâng cao tỷ lệ
chấm điểm thông qua điều tra xã hội học đánh giá sự hài lòng của người dân, tổ
chức đối với hoạt động của cơ quan hành chính cấp xã.
Tiếp tục duy trì,
áp dụng, cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO
9001:2015 gắn liền với Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai
đoạn 2021-2030. Đẩy mạnh việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
quốc gia TCVN ISO 9001:2015 đối với các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ không
được quy định là thủ tục hành chính.
4.2. Thanh
tra, kiểm tra, giám sát
Coi trọng công
tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cấp ủy trong việc thực hiện các nghị
quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Phát huy mạnh mẽ vai
trò giám sát của HĐND, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Ban Thanh tra nhân
dân. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng hoạt động công vụ của
cán bộ, công chức trong chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, nhất là trong
thực hiện quy tắc ứng xử, trong thái độ phục vụ Nhân dân, trong tiếp nhận và giải
quyết hồ sơ công việc của tổ chức, cá nhân.
Đẩy mạnh công tác
thanh tra, kiểm tra, đặc biệt trong các lĩnh vực dễ xảy ra vi phạm; thanh tra
kiểm tra đột xuất những nội dung được dư luận xã hội quan tâm, phát hiện và xử
lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật.
Công tác thanh
tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo cần được quan tâm lãnh đạo, chỉ
đạo tổ chức thực hiện. Tập trung chỉ đạo kiểm tra, rà soát, giải quyết dứt điểm
các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài.
Tăng cường thanh
tra, kiểm tra về kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công vụ đối với 100% các
đơn vị cấp xã đạt ít nhất 01 lần/năm nhằm siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành
chính, kịp thời kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm minh đối với
cán bộ, công chức vi phạm.
Tăng cường hiệu
quả trong công tác thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, đặc biệt nâng cao vai
trò, trách nhiệm của Ban Thanh tra nhân dân trong thực hiện chức năng kiểm tra,
giám sát
4.3. Đánh
giá, xếp loại cán bộ, công chức và chính quyền địa phương ở cấp xã.
Xây dựng, ban
hành Quy chế đánh giá, xếp loại đối với cá nhân theo quý, đánh giá bằng sản phẩm,
theo tiêu chí cụ thể phù hợp với đặc thù của địa phương, đảm bảo đánh giá thực
chất, đúng người đúng việc, không cào bằng, công khai, khách quan; gắn đánh giá
cá nhân với tập thể và kết quả đánh giá, xếp loại hằng năm đối với chính quyền
địa phương ở cấp xã.
Thực hiện công
khai, minh bạch thông tin trong đánh giá cán bộ, công chức bằng sản phẩm, công
tác quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật cán bộ để
làm cơ sở tham gia giám sát, góp ý.
5. Hoàn thiện, ban hành các văn bản, hướng dẫn, quy định để thực hiện
thống nhất trên toàn tỉnh
Các sở, ngành thuộc
UBND tỉnh nghiên cứu các quy định của Trung ương, trình UBND tỉnh, HĐND tỉnh sửa
đổi, bổ sung các quy định về cán bộ công chức cấp xã, người hoạt động không
chuyên trách ở xã, ở thôn, tổ dân phố:
- Nghiên cứu sửa
đổi Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND ngày 20/9/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ban
hành quy định tạm thời bố trí cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; tiêu chuẩn,
nhiệm vụ, quy trình tuyển chọn đối với những người hoạt động không chuyên trách
ở xã, phường, thị trấn và ở thôn, tổ dân phố;
- Trình HĐND tỉnh
Nghị quyết của HĐND tỉnh thay thế Nghị quyết số 22/2017/NQ-HĐND ngày 17/7/2017
của HĐND tỉnh quy định số lượng, chức danh, mức phụ cấp và một số chính sách đối
với người hoạt động không chuyên trách; mức khoán kinh phí hoạt động của các tổ
chức chính trị - xã hội ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố theo hướng nâng cao phụ cấp
cho người hoạt động không chuyên trách; kinh phí khoán cho tổ chức chính trị -
xã hội ở xã; xây dựng mức bồi dưỡng thêm ngoài phụ cấp đối với người hoạt động
không chuyên trách...;
- Nghiên cứu sửa
đổi, bổ sung Quyết định số 09/2021/QĐ-UBND ngày 09/4/2021 của UBND tỉnh về quy
chế tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc phù hợp
với Thông tư 04/2022/TT-BNV ngày 23/5/2022 của Bộ Nội vụ.
- Nghiên cứu sửa
đổi, bổ sung Quyết định số 30/2020/QĐ-UBND ngày 23/7/2022 về quy chế tổ chức và
hoạt động của thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc phù hợp với Thông tư
số 05/2022/TT-BNV ngày 23/5/2022 của Bộ Nội vụ.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN:
1. Kinh phí thực
hiện các nhiệm vụ của Đề án
Thực hiện nguồn
ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện và nguồn xã hội hóa đồng thời lồng ghép
với các Kế hoạch, Dự án, Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Kinh phí xây dựng
Đề án
Giao Sở Nội vụ dự
toán kinh phí xây dựng Đề án gửi Sở Tài chính thẩm định để trình Ủy ban nhân
dân tỉnh xem xét, quyết định.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nội vụ
- Giao Sở Nội vụ
phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương chịu trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh
tổ chức triển khai thực hiện đề án;
- Hằng năm báo
cáo UBND tỉnh tiến độ và kết quả thực hiện để đánh giá rút kinh nghiệm cho những
năm tiếp theo.
2. Sở Kế hoạch
và Đầu tư
Chủ trì phối hợp với
các cơ quan, đơn vị liên quan đánh giá khả năng, cân đối, huy động các nguồn
kinh phí và thống nhất với Sở Tài chính báo cáo cấp có thẩm quyền để phân bổ
nguồn kinh phí và triển khai đồng bộ trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Tài
chính
Căn cứ theo đề xuất
của đơn vị đối với những nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Sở Tài
chính bố trí kinh phí theo phân cấp quản lý ngân sách.
4. Ủy ban nhân
dân các huyện, thành phố
- Có trách nhiệm
tổng hợp và xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã, người
hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn; theo
dõi, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ, công
chức cấp xã; bố trí cán bộ, tuyển dụng công chức xã theo đúng trình độ chuyên
môn quy định từng chức danh công việc; thực hiện chính sách tinh giản biên chế
đối với cán bộ, công chức cấp xã theo quy định.
- Xây dựng Kế hoạch
thực hiện các nội dung tại giải pháp 2, 5, 6, 7, 8, 9.
5. Ủy ban nhân
dân xã, phường, thị trấn
- Xây dựng kế hoạch
đào tạo và sử dụng cán bộ, công chức ở từng xã, phường, thị trấn; thực hiện
chính sách tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức cấp xã theo quy định.
- Thực hiện Kế hoạch
của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Trên đây là nội
dung Đề án đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền cơ sở tỉnh
Vĩnh Phúc giai đoạn 2022-2025./.