Kính
gửi:
|
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Doanh nghiệp;
- Các Hiệp hội nghề nghiệp; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
- Các tổ chức đánh giá kỹ năng nghề quốc gia.
|
Để xây dựng Dự thảo Nghị định sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 31/2015/NĐ-CP[1] theo công văn số
63/VPCP-TH ngày 11/01/2021 của Văn phòng Chính phủ về Chương trình công tác của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2021, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội dự
thảo Báo cáo tình hình thực hiện Nghị định (có dự thảo Báo cáo kèm theo) và đề
nghị Quý Cơ quan:
1. Cho ý kiến góp ý đối với dự thảo
Báo cáo nêu trên.
2. Căn cứ chức năng, quyền hạn, phạm
vi quản lý xem xét, đề xuất thay đổi, loại bỏ, bổ sung công việc (theo Hệ thống
ngành nghề kinh doanh của Việt Nam hiện hành) ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn,
sức khỏe của cá nhân người lao động và cộng đồng phải có chứng chỉ kỹ năng nghề
quốc gia được ban hành tại phụ lục kèm theo Nghị định số 31/2015/NĐ-CP theo mẫu
ở Phụ lục I, gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp trình Chính phủ
theo quy định. Để có thêm cơ sở cho việc rà soát, đề xuất,
Quý Cơ quan có thể tham khảo các Bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đã được
ban hành, công bố ở Phụ lục II kèm theo.
Văn bản góp ý và đề xuất nêu trên gửi
về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội qua Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp - Tòa
nhà Minori, số 67A Trương Định, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội và gửi file
điện tử (word) qua địa chỉ
hòm thư [email protected] trước ngày 25/6/2021.
Trân trọng./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- TTTT Bộ LĐTB&XH (để đăng tải);
- TTTT Tổng cục GDNN (để đăng tải);
- Lưu VT, TCGDNN.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Tấn Dũng
|
BÁO CÁO
VỀ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 31/2015/NĐ-CP NGÀY
24/3/2015 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT VIỆC LÀM
VỀ ĐÁNH GIÁ, CẤP CHỨNG CHỈ KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA
(Kèm theo văn bản số 1785/BLĐTBXH-TCGDNN ngày 11 tháng 6 năm 2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
I. TÌNH HÌNH, KẾT
QUẢ THỰC HIỆN
1. Mục đích đánh
giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
Điều 29 Nghị định quy định mục đích đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
(KNNQG) gồm:
1. Đánh giá, cấp chứng chỉ KNNQG nhằm
công nhận cấp độ kỹ năng nghề nghiệp theo trình độ của người lao động (NLĐ).
2. Người lao động được tham gia đánh
giá, cấp chứng chỉ KNNQG để hoàn thiện năng lực nghề nghiệp của bản thân, tìm
công việc phù hợp hoặc công việc yêu cầu phải có chứng chỉ KNNQG.
Khoản 1 Điều 32 Nghị định quy định: Tiêu chuẩn KNNQG được xây dựng theo từng bậc trình độ kỹ
năng nghề cho mỗi nghề và khung trình độ KNNQG. Số lượng bậc
trình độ kỹ năng nghề phụ thuộc vào mức độ phức tạp của từng nghề.
2. Tình hình thực
hiện
Nhằm triển khai thực hiện các nội
dung tại Nghị định số 31/2015/NĐ-CP của Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội đã chủ trì, trình ban hành và sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp
luật, gồm:
- Năm 2015: ban hành Thông tư
38/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/5/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định
về cấp và quản lý chứng chỉ KNNQG và Thông tư 56/2015/TT-BLĐTBXH ngày 24/12/2015
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về xây dựng, thẩm định và công
bố tiêu chuẩn KNNQG
- Năm 2016: ban hành Thông tư số
19/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng
dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 31/2015/NĐ-CP ngày 24/3/2015 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về đánh giá,
cấp chứng chỉ KNNQG;
- Năm 2018: xây dựng, trình ban hành
Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các
Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc
phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Năm 2019: ban hành Thông tư số
41/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa
đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 38/2015/TT-BLĐTBXH ngày 19/10/2015 quy
định về chứng chỉ KNNQG, cấp và quản lý việc cấp chứng chỉ KNNQG và Thông tư số
19/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng
dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 31/2015/NĐ-CP ngày 24/03/2015 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về đánh giá,
cấp chứng chỉ KNNQG;
- Năm 2020: chỉ đạo xây dựng, ban
hành Quyết định số 309/QĐ-TCGDNN ngày 29/5/2020 của Tổng cục trưởng Tổng cục
Giáo dục nghề nghiệp ban hành Quy định về việc biên soạn, quản lý và thiết lập
ngân hàng đề thi đánh giá KNNQG.
- Năm 2021: đang xây dựng Quy chế tổ
chức các kỳ đánh giá KNNQG và Cẩm nang hướng dẫn sử dụng
tiêu chuẩn KNNQG.
Như vậy, khung trình độ KNNQG và tiêu
chuẩn KNNQG xây dựng theo quy định của Luật Việc làm và hướng dẫn chi tiết tại
Thông tư số 56/2015/TT-BLĐTBXH còn được sử dụng để:
+ Đối với doanh nghiệp và người sử dụng
lao động: cơ sở để xây dựng các yêu cầu về năng lực thực hiện công việc; cơ sở
để thực hiện phỏng vấn, đánh giá năng lực của ứng viên tham gia tuyển dụng; cơ
sở để bố trí việc làm phù hợp với năng lực của NLĐ, giảm chi phí đào tạo lại
trước khi bố trí sử dụng; cơ sở để định mức trả tiền lương, tiền công cho NLĐ; xác
định các năng lực cần thiết để thực hiện công việc theo các vị trí việc làm cụ
thể.
+ Đối với quản lý Nhà nước: cơ sở để
xác định điều kiện cấp giấy chứng nhận hoạt động đánh giá KNNQG, xây dựng các
ngân hàng đề thi và thực hiện đánh giá, công nhận, cấp chứng chỉ KNNQG cho NLĐ
tiến đến chuẩn hóa và phát triển kỹ năng cho nguồn lực lao động quốc gia; xác định,
dự báo nhu cầu lao động và nhu cầu kỹ năng tương lai; điều tiết, định hướng,
xây dựng chính sách đảm bảo kết nối cung cầu giữa cơ sở đào tạo, giáo dục nghề
nghiệp và doanh nghiệp; hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp dựa vào kỹ năng
nghề.
+ Đối với cơ sở đào tạo, giáo dục nghề
nghiệp: cơ sở để thiết kế, xây dựng và phát triển chuẩn đầu ra, chương trình
đào tạo/bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp và thị trường lao động;
căn cứ để xác định năng lực đầu vào của người học từ đó thiết kế nội dung, áp dụng
phương pháp đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng cá nhân người học giúp tối ưu
hóa thời gian và kinh phí đào tạo; căn cứ để xác định các
tiêu chí đánh giá kết quả đào tạo, giáo dục nghề nghiệp; thực hiện định hướng
nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên trước khi tốt nghiệp.
+ Đối với NLĐ: căn cứ để xác định,
tìm kiếm công việc phù hợp với năng lực của bản thân; cơ sở để xây dựng kế hoạch
để phát triển kỹ năng và thăng tiến nghề nghiệp theo nhu cầu.
3. Kết quả thực
hiện
Đến hết năm 2020, đã thẩm định, ban
hành tiêu chuẩn KNNQG ở 193 nghề, trong đó xây dựng và cập nhật, bổ sung theo
Nghị định là 41 nghề. Ban hành ngân hàng đề thi đánh giá KNNQG ở 96 nghề, trong
đó xây dựng và cập nhật, bổ sung theo Nghị định là 29 nghề. Xây dựng chương
trình, tài liệu đào tạo về nghiệp vụ đánh giá KNNQG và tổ chức đào tạo, cấp thẻ
đánh giá viên KNNQG cho 1.734 người.
Danh mục công việc ảnh hưởng trực tiếp
đến an toàn, sức khỏe của cá nhân NLĐ và cộng đồng phải có chứng chỉ KNNQG quy
định tại Điều 28 của Nghị định, gồm: (1) Đào, chống lò; (2)
Vận hành máy, thiết bị khai thác than trong hầm lò; (3) Sửa chữa bảo dưỡng thiết
bị y tế sử dụng điện tử, điều khiển bằng điện tử, khí áp lực và quang học; (4)
Vận hành xe, máy thi công xây lắp đường hầm; (5) Vận hành xe, máy thi công xây
lắp đường hầm; (6) Vận hành xe, máy thi công xây lắp đường hầm; (7) Vệ sinh lau
dọn bề ngoài các công trình cao tầng trên 10 tầng; (8) Quản lý và phục vụ tại
khu vui chơi, giải trí trong tầng hầm có diện tích trên 1000m2. Đến nay, đã xây
dựng tiêu chuẩn KNNQG, ngân hàng đề thi và tổ chức đánh giá cho gần 45.000 lượt
NLĐ ở bậc trình độ 1,2,3 của các nghề Giám định khối lượng, chất lượng than; Kỹ
thuật cơ điện mỏ hầm lò; Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò và nghề Kỹ thuật xây dựng
mỏ hầm lò.
Hình thành được 49 tổ chức đánh giá
KNNQG phân bố tại các vùng kinh tế trọng điểm trên cả nước. Tổ chức đánh giá
cho hơn 70.000 lượt NLĐ, trong đó có hơn 60.000 lượt NLĐ được công nhận, cấp chứng
chỉ KNNQG ở các bậc 1,2,3.
Công bố 03 thủ tục hành chính trên cổng
dịch vụ công quốc gia về (1) cấp; cấp lại; cấp đổi, bổ sung giấy chứng nhận hoạt
động đánh giá, cấp chứng chỉ KNNQG; (2) cấp; cấp lại; cấp đổi, bổ sung thẻ đánh
giá viên KNNQG và (3) cấp; cấp lại; cấp đổi chứng chỉ KNNQG. Thực hiện cải cách
thủ tục hành chính và từng bước áp dụng công nghệ thông tin vào giải quyết các
thủ tục hành chính liên quan nhằm đáp ứng nhu cầu về đánh giá, cấp chứng chỉ
KNNQG của NLĐ.
Xây dựng, đưa vào sử dụng trang thông
tin điện tử về phát triển kỹ năng nghề kynangnghe.gov.vn, tiến đến triển khai
đánh giá, công nhận, xác minh và tra cứu thông tin về chứng chỉ KNNQG trực tuyến.
Thực hiện hợp tác quốc tế, nghiên cứu
kinh nghiệm về các mô hình đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề của các nước
phát triển, như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Vương quốc Anh,.. để áp dụng hiệu quả vào
triển khai hệ thống đánh giá, cấp chứng chỉ KNNQG ở Việt Nam.
Nghiên cứu kinh nghiệm về việc tổ chức
các mô hình Hội đồng tư vấn, Hội đồng kỹ năng nghề của quốc tế như: Úc, Tổ chức
Lao động thế giới ILO, Đan Mạch,...Thí điểm mô hình hội đồng kỹ năng nghề nhằm
tăng cường sự tham gia của hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp vào xây dựng tiêu
chuẩn KNNQG, đánh giá xác định kỹ năng thiếu hụt của NLĐ giúp phát triển hệ thống
đánh giá, công nhận kỹ năng, cấp chứng chỉ KNNQG cho NLĐ; nghiên cứu, xây dựng
mô hình học tập suốt đời giúp NLĐ tự học tập, rèn luyện hoặc tham gia các khóa
đào tạo, bồi dưỡng để không ngừng nâng cao kỹ năng, năng lực hành nghề.
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Thuận lợi
a) Các quy định tại Nghị định số
31/2015/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn Nghị định đã tạo cơ sở pháp lý để triển
khai hoạt động xây dựng tiêu chuẩn KNNQG; ngân hàng đề thi và tổ chức đánh giá,
cấp chứng chỉ KNNQG cho NLĐ góp phần chuẩn hóa, công nhận kỹ năng, tăng tỷ lệ
lao động có văn bằng chứng chỉ, từ đó hình thành được hệ thống đánh giá, cấp chứng
chỉ KNNQG đang ngày càng lớn mạnh và phát huy hiệu quả.
b) Trong thời gian gần đây, việc đào
tạo, bồi dưỡng, chuẩn bị nhân lực có kỹ năng nghề được Đảng, Nhà nước rất quan
tâm chỉ đạo do vậy đã có nhiều chuyển biến tích cực nhận thức của xã hội về chuẩn
hóa, công nhận, đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng nghề. Cụ
thể:
- Ngày 06/6/2014 Ban Chấp hành Trung
ương đã ban hành Chỉ thị số 37-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao. Trong đó Ban Chấp hành Trung ương chỉ
đạo hoàn thiện hệ thống pháp luật về giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nhân lực
có tay nghề cao; đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng năng lực, kỹ năng nghề tại các cơ
sở sản xuất, kinh doanh; nâng cao năng lực dự báo nguồn nhân lực có tay nghề
cao thuộc các lĩnh vực, ngành nghề, đặc biệt là đối với các ngành, lĩnh vực mũi
nhọn, công nghiệp hỗ trợ, các khu công nghiệp, khu chế xuất, các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài.
- Ngày 28/5/2020 Thủ tướng Chính phủ
đã ban hành Chỉ thị số 24/CT-TTg về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề,
góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong
tình hình mới với nhiều chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về khuyến khích các
doanh nghiệp công nhận, tuyển dụng, sử dụng, trả tiền lương, tiền công cho NLĐ
dựa trên kỹ năng và năng lực hành nghề; tuyển dụng, sử dụng NLĐ đã qua đào tạo
hoặc có chứng chỉ KNNQG; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng, trình cấp
có thẩm quyền ban hành hệ thống quản lý và đánh giá kỹ năng nghề; tăng cường
năng lực hệ thống đánh giá, công nhận và cấp chứng chỉ KNNQG; rà soát, sửa đổi,
bổ sung danh mục các ngành, nghề phải sử dụng lao động có chứng chỉ KNNQG.
- Ngày 01/10/2020 Thủ tướng Chính phủ
đã ban hành Quyết định số 1486/QĐ-TTg lấy ngày 4/10 hằng năm là “Ngày Kỹ năng
lao động Việt Nam” tôn nhằm kêu gọi cộng đồng hưởng ứng và ủng hộ phát triển kỹ
năng lao động bằng các hành động cụ thể để nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam,
góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia.
Khích lệ tinh thần học tập, rèn luyện suốt đời để nâng cao kỹ năng trình độ của
học sinh, sinh viên và NLĐ; tôn vinh và khẳng định vị thế, tầm quan trọng của
NLĐ có kỹ năng, nhất là NLĐ có tay nghề cao, kỹ năng nghề nghiệp xuất sắc.
- Ngày 26/11/2020 Thủ tướng Chính phủ
đã ban hành Quyết định số 34/2020/QĐ-TTg ban hành Danh mục nghề nghiệp Việt
Nam. Theo đó danh mục nghề nghiệp Việt Nam (bao gồm 5 cấp, có mô tả chung và
nhiệm vụ chủ yếu theo nghề) sử dụng trong công tác thống kê về lao động Việt
Nam và làm cơ sở để quản lý lao động theo nghề.
Các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà
nước tạo điều kiện thực hiện hiệu quả các quy định tại Nghị định về chuẩn hóa
và phát triển kỹ năng nghề cho NLĐ thông qua đánh giá, cấp chứng chỉ KNNQG.
c) Khung trình độ KNNQG, ngân hàng
câu hỏi bài kiểm tra kiến thức, bài kiểm tra thực hành, các tổ chức đánh giá
KNNQG đã hình thành nên hệ thống đánh giá, cấp chứng chỉ KNNQG và được coi là một
mô hình hữu hiệu để gắn kết hiệu quả 3 bên gồm Nhà nước - Nhà trường - Doanh
nghiệp trên cơ sở lấy tiêu chuẩn KNNQG là trung tâm.
d) Khung trình độ KNNQG, tiêu chuẩn
KNNQG trở thành cơ sở quan trọng để thực hiện dự báo kỹ năng tương lai, hướng
nghiệp, định hướng nghề nghiệp dựa vào kỹ năng nghề.
e) Khung trình độ KNNQG, tiêu chuẩn
KNNQG làm cơ sở để các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng thực hiện tuyển dụng, bố
trí sử dụng dựa vào kỹ năng thay vào bằng cấp của NLĐ theo
chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ “đề nghị các bộ, ngành, doanh nghiệp sớm từ bỏ
tư duy tuyển dụng dựa vào bằng cấp, chuyển sang cơ chế tuyển dụng theo kỹ năng,
kỹ nghệ, có như thế mới mong tìm được người tài, người giỏi” tại cuộc gặp gỡ, đối
thoại với công nhân, lao động kỹ thuật cao diễn ra ở Thành phố Hồ Chí Minh ngày
05/5/2019.
f) Các văn bản quy định, hướng dẫn
chi tiết để tổ chức thực hiện công tác đánh giá, cấp chứng chỉ KNNQG và xây dựng
các bộ tiêu chuẩn KNNQG, ngân hàng câu hỏi thi được cập nhật, bổ sung thường
xuyên. Một số tiêu chuẩn KNNQG, ngân hàng đề thi được xây dựng có chất lượng,
đáp ứng được yêu cầu sản xuất, kinh doanh và sự phát triển của ngành công nghiệp.
g) Các bộ, ngành, cộng đồng doanh
nghiệp ngày càng quan tâm, thể hiện rõ nhu cầu lao động có kỹ năng. Bước đầu
hình thành sự kết nối cung - cầu giữa giáo dục nghề nghiệp, phát triển kỹ năng
và yêu cầu của ngành công nghiệp.
h) Nhà trường, doanh nghiệp, NLĐ dần
dần đã nhận thức được việc đánh giá KNNQG là cơ hội để nâng cao chuẩn đầu ra
cho học sinh, sinh viên, NLĐ có chứng chỉ góp phần nâng cao hiệu suất, chất lượng
công việc, đảm bảo an toàn lao động...Bước đầu, một số doanh nghiệp đã chủ động
đăng ký, phối hợp tổ chức và tạo điều kiện cho NLĐ tham gia đánh giá. Tập đoàn
Than - Khoáng sản Việt Nam đã khẳng định được vai trò, giá trị của chứng chỉ
KNNQG và có cơ chế, chính sách cụ thể cho việc đánh giá, công nhận kỹ năng, cấp
chứng chỉ KNNQG cho NLĐ của Tập đoàn tham gia tại các vị trí công việc có ảnh
hưởng đến an toàn, sức khỏe của NLĐ và cộng đồng theo quy định.
i) Một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp
đã nhận thức được vai trò quan trọng của tiêu chuẩn KNNQG và hoạt động đánh
giá, cấp chứng chỉ KNNQG cho nguồn nhân lực, từ đó đã xây dựng, cập nhật, bổ
sung chương trình đào tạo dựa vào tiêu chuẩn KNNQG đáp ứng
yêu cầu của ngành công nghiệp, đảm bảo người học sau khi tốt nghiệp dễ tìm kiếm
việc làm (trung bình cả nước hơn 80%).
k) Trình độ kỹ năng nghề của NLĐ Việt
Nam đã được khẳng định ở trường quốc tế, được thế giới công nhận và đánh giá
cao ở một số lĩnh vực.
l) Đội ngũ đánh giá viên và cán bộ
chuyên gia của nhiều đơn vị được đào tạo bài bản, tham gia các khóa bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ về đánh giá KNNQG và đã được tham gia các chương trình đào
tạo, bồi dưỡng khác ở các quốc gia phát triển, có kinh nghiệm về đánh giá, cấp
chứng chỉ KNNQG, như: tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Vương quốc Anh, Úc,
Malaysia...
m) Một số tổ chức đánh giá KNNQG trực
thuộc Tổng công ty, Tập đoàn có mối quan hệ rất chặt chẽ với các doanh nghiệp
trực thuộc Tập đoàn/Tổng công ty, có quy định cụ thể về việc thực hiện công tác
đánh giá, công nhận kỹ năng cho NLĐ trước khi bố trí, sử dụng, đặc biệt là đối
với các công việc nặng nhọc, độc hại, công việc yêu cầu phải có chứng chỉ KNNQG
theo quy định tại Điều 28, Điều 29 và Điều 30 của Nghị định.
Một số đơn vị được đầu tư xây dựng đồng bộ, có cơ sở vật chất, hệ thống nhà xưởng,
máy móc thiết bị hiện đại do vậy đã thu hút được NLĐ tham gia đánh giá, có uy
tín và khẳng định thương hiệu với doanh nghiệp.
2. Tồn tại
a) Khoản 2 Điều 29 Luật
Việc làm năm 2013 quy định “Người lao động được tham gia đánh giá, cấp chứng
chỉ KNNQG để hoàn thiện năng lực nghề nghiệp của bản thân, tìm công việc phù hợp
hoặc công việc yêu cầu phải có chứng chỉ KNNQG”. Tuy nhiên, chính sách giúp NLĐ
xác định kỹ năng thiếu hụt để tự bồi dưỡng, rèn luyện hoặc tham gia các khóa
đào tạo, bồi dưỡng nhằm hoàn thiện năng lực nghề nghiệp của bản thân khi tham
gia đánh giá, cấp chứng chỉ KNNQG chưa được quy định, hướng dẫn.
b) Thủ tục hành chính về cấp; cấp lại;
cấp đổi chứng chỉ KNNQG hiện nay đang được quy định ở cấp Thông tư (Thông tư
38/2015/TT-BLĐTBXH) mà chưa được quy định ở Nghị định theo quy định tại Khoản 4 Điều 14 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
c) Điều 28 của Nghị định
quy định danh mục công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn, sức khỏe của cá
nhân NLĐ và cộng đồng phải có chứng chỉ KNNQG bao gồm 08 công việc. Tuy nhiên,
đến nay vẫn chưa ban hành tiêu chuẩn và ngân hàng đề thi cho các công việc: (1)
Sửa chữa bảo dưỡng thiết bị y tế sử dụng điện tử, điều khiển bằng điện tử, khí
áp lực và quang học; (2) Vận hành xe, máy thi công xây lắp đường hầm (ngoài khu
vực mỏ, hầm lò); (3) Vận hành xe, máy thi công xây lắp đường hầm (ngoài khu vực
mỏ, hầm lò); (4) Vận hành xe, máy thi công xây lắp đường hầm (ngoài khu vực mỏ,
hầm lò); (5) Vệ sinh lau dọn bề ngoài các công trình cao tầng trên 10 tầng; (6)
Quản lý và phục vụ tại khu vui chơi, giải trí trong tầng hầm có diện tích trên
1.000m2.
d) Bộ Luật Lao động 2019 có hiệu lực
từ ngày 01/01/2021 có một số quy định liên quan đến hoạt động đánh giá, cấp chứng
chỉ KNNQG. Hiện nay, Chính phủ chưa có Nghị định quy định để thực hiện các nội
dung được quy định tại Bộ Luật này. Trong khi đó, các quy định liên quan tại
Nghị định số 31/2015/NĐ-CP chưa được bổ sung, điều chỉnh đảm bảo tính đồng bộ,
thống nhất. Cụ thể:
- Khoản 2 Điều 212
quy định nội dung quản lý nhà nước về việc xây dựng khung trình độ KNNQG. Tuy
nhiên, khung trình độ KNNQG đang được quy định ở Thông tư số 56/2015/TT-BLĐTBXH
chưa đủ tính hiệu lực, hiệu quả theo yêu cầu phát triển nhân lực có kỹ năng và
năng lực hành nghề của ngành, lĩnh vực kinh tế, cộng đồng doanh nghiệp và thị
trường lao động.
- Điểm b Khoản 2 Điều
59 quy định Nhà nước có chính sách dự báo nhu cầu và xây dựng tiêu chuẩn
KNNQG; tổ chức đánh giá và công nhận kỹ năng nghề; phát triển năng lực nghề
nghiệp cho NLĐ. Hiện nay, nguồn lực để xây dựng, cập nhật, bổ sung các tiêu chuẩn
KNNQG còn hạn chế, chưa có quy định nguồn chi, ảnh hưởng đến việc chủ động xây
dựng, cập nhật bổ sung theo yêu cầu của phát triển của ngành công nghiệp; thiếu
chính sách dự báo nhu cầu.
- Khoản 4 Điều 4
quy định Nhà nước có chính sách đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ, kỹ
năng nghề cho NLĐ. Trong khi đó, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, tự học tập,
rèn luyện của NLĐ để phát triển kỹ năng nghề theo khung trình độ KNNQG chưa được
quy định, hướng dẫn.
- Điểm đ Khoản 2 Điều
6 quy định người sử dụng lao động có nghĩa vụ tham gia phát triển tiêu chuẩn
KNNQG, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho NLĐ. Điểm b Khoản 1
Điều 5 quy định NLĐ có quyền hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề
trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động. Trong khi đó, chưa có quy định
cụ thể về nghĩa vụ tham gia của doanh nghiệp, người sử dụng lao động trong việc
phát triển tiêu chuẩn KNNQG, do vậy sự tham gia của họ còn hạn chế. Chính sách
đảm bảo quyền lợi của NLĐ hưởng lương tương ứng với bậc trình độ kỹ năng nghề của
họ khi được công nhận, cấp chứng chỉ chưa được quy định, hướng dẫn.
- Khoản 5 Điều 8
quy định cấm các hành vi sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng
chỉ KNNQG đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải
có chứng chỉ KNNQG. Trong khi đó, chế tài xử lý vi phạm về việc sử dụng lao động
ở các vị trí công việc yêu cầu phải có chứng chỉ KNNQG chưa được quy định, hướng
dẫn.
- Điểm k Khoản 1 Điều
21 quy định hợp đồng lao động phải có nội dung về đào tạo, bồi dưỡng, nâng
cao trình độ, kỹ năng nghề. Trong khi đó, việc đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề
cho NLĐ, đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao theo chỉ đạo của
Ban Chấp hành Trung ương tại Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 06/6/2014 chưa được quy định,
hướng dẫn.
e) Ngày 28/5/2020, Thủ tướng Chính phủ
ban hành Chỉ thị số 24/CT-TTg về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề,
góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong
tình hình mới, chỉ đạo: khuyến khích các doanh nghiệp công nhận, tuyển dụng, sử
dụng, trả tiền lương, tiền công cho NLĐ dựa trên kỹ năng và năng lực hành nghề;
tuyển dụng, sử dụng NLĐ đã qua đào tạo hoặc có chứng chỉ KNNQG; Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hệ thống quản
lý và đánh giá kỹ năng nghề; rà soát, sửa đổi, bổ sung danh mục các ngành, nghề
phải sử dụng lao động có chứng chỉ KNNQG; Tăng cường năng lực hệ thống đánh
giá, công nhận và cấp chứng chỉ KNNQG; Bộ Kế hoạch và Đầu tư nâng cao năng lực
dự báo, thống kê về lao động có kỹ năng, nhất là những kỹ năng trong tương lai,
những ngành, nghề mới.
Trong khi đó, các quy định hiện tại của
Luật Việc làm 2013, Nghị định số 31/2015/NĐ-CP về cơ chế công nhận, tuyển dụng,
sử dụng, trả tiền lương tiền công cho NLĐ chưa có. Chế tài xử lý vi phạm sử dụng
lao động tại các vị trí công việc yêu cầu phải có chứng chỉ KNNQG chưa được quy
định. Nguồn tài chính đảm bảo tính khả thi và khả thi ổn định của hệ thống đánh
giá, cấp chứng chỉ KNNQG chưa được quy định, do vậy chưa đáp ứng được yêu cầu
thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ ở các nội dung nêu trên.
f) Ngày 05/02/2021, Thủ tướng Chính
phủ ban hành Quyết định số 176/QĐ-TTg về chương trình hỗ trợ phát triển thị trường
lao động đến năm 2030 trong đó có một số nội dung liên quan đến đánh giá, cấp
chứng chỉ KNNQG, cụ thể: mục tiêu cụ thể về tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng
cấp, chứng chỉ đạt 30% vào năm 2025 và đạt 35-40% vào năm 2030; tỷ lệ lao động
có các kỹ năng công nghệ thông tin đạt 80% năm 2025 và 90% năm 2030. Quyết định
nêu rõ các nhiệm vụ, giải pháp cần triển khai gồm: kiện toàn tổ chức, nhân sự
và nâng cao hiệu quả của các công cụ giám sát, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề
nghiệp theo tiêu chuẩn quốc gia để NLĐ được đánh giá và công nhận, phản ánh
đúng năng lực làm việc thực tế; thiết kế các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ
năng lao động dựa trên các tiêu chuẩn kỹ năng nghề, ứng dụng khoa học công nghệ
số.
Theo Báo cáo điều tra lao động việc
làm năm 2019 của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư: trong tổng số 55,77
triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động của cả nước, chỉ có khoảng
12,7 triệu người đã được đào tạo, chiếm 22,8% tống lực lượng lao động. Cả nước
có hơn 43,1 triệu người (chiếm 77,2% lực lượng lao động) chưa được đào tạo để đạt
một trình độ chuyên môn kỹ thuật nhất định. Như vậy, nếu tính từ đầu năm 2020 đến
năm 2030, để đạt được mục tiêu của Quyết định số
176/QĐ-TTg , số lượng NLĐ cần được đào tạo, có văn bằng, chứng chỉ là rất lớn.
Một số nội dung không thực hiện được
theo mục tiêu đặt ra tại Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển Dạy nghề thời
kỳ 2011 - 2020 của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày
29/5/2012) gồm: Thành lập Cơ quan chuyên trách thực hiện chức năng quản lý nhà
nước trong việc đánh giá kỹ năng nghề cho NLĐ, xây dựng một số trung tâm đánh
giá kỹ năng nghề cho giáo viên dạy nghề; đến năm 2015 ban hành 250 bộ tiêu chuẩn
KNNQG, trong đó có 130 bộ tiêu chuẩn cho các nghề trọng điểm quốc gia. Đến năm 2020 ban hành 400 bộ tiêu chuẩn KNNQG, trong đó có 150 bộ tiêu
chuẩn cho các nghề trọng điểm quốc gia. Giai đoạn 2011 - 2015
đánh giá, cấp chứng chỉ KNNQG cho khoảng 2 triệu người và giai đoạn 2016 - 2020
khoảng 6 triệu người.
Trong khi đó, nguồn lực đầu tư để xây
dựng, cập nhật các bộ tiêu chuẩn KNNQG và các chính sách đảm bảo quyền lợi cho
NLĐ được cấp chứng chỉ giúp tăng tỷ lệ lao động có văn bằng, chứng chỉ chưa được
quy định rõ và chưa đảm bảo.
3. Khó khăn, vướng
mắc
a) Khung KNNQG đã ban hành cấp Bộ
(Thông tư số 56/2015/TT- BLĐTBXH) được 10 năm, đã ổn định, mang tính phổ quát
nhưng chưa được nâng lên quy định trong Luật hay Bộ Luật. Do đó, chưa có chế
tài đủ mạnh để huy động nguồn lực của các bộ, ngành, cơ quan, cộng đồng doanh
nghiệp tham gia vào hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ KNNQG.
b) Hiện nay, xu hướng tự động hóa, điện
tử hóa, số hóa, tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập
quốc tế đòi hỏi hệ thống đánh giá cần được thay đổi kịp thời, trong lúc đó việc
đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đánh giá, đào tạo đội ngũ đánh
giá viên và cập nhật tiêu chuẩn KNNQG, ngân hàng đề thi đang gặp nhiều khó khăn
vì kinh phí chưa được phân bổ thường xuyên, đang phụ thuộc vào kinh phí Chương
trình mục tiêu.
c) Hiện nay, số lượng tiêu chuẩn
KNNQG được xây dựng còn hạn chế và chưa được chủ động thực hiện theo quy định tại
Khoản 2 Điều 32 Luật Việc làm. Một số bộ tiêu chuẩn đã lạc
hậu, không đáp ứng kịp với yêu cầu của ngành công nghiệp nhưng chưa được đầu tư
cập nhật, bổ sung dẫn đến các ngân hàng đề thi cũng không được cập nhật kịp thời.
Mặt khác, việc đề xuất tên nghề xây dựng tiêu chuẩn chuẩn KNNQG theo nhu cầu việc
làm trong thị trường lao động (nghề nghiệp) nhưng các Bộ chủ trì (thường do đơn
vị trực thuộc được giao đề xuất là đơn vị phụ trách đào tạo) thường lựa chọn đề
xuất tên nghề nghiệp trùng, lẫn với tên của ngành/nghề trong danh mục ngành/nghề
đào tạo do vậy đã gây khó khăn trong quá trình phân tích, xây dựng tiêu chuẩn
KNNQG dẫn đến chất lượng tiêu chuẩn KNNQG bị hạn chế.
d) Chưa có hành lang pháp lý và chính
sách khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp tuyển dụng, sử dụng, trả tiền lương,
tiền công theo kỹ năng và năng lực hành nghề của NLĐ do vậy người chưa đáp ứng
được quyền lợi của NLĐ tham gia đánh giá, được công nhận kỹ năng, được cấp chứng
chỉ KNNQG.
e) Thiếu chế tài xử lý vi phạm trong
việc sử dụng lao động tại các vị trí công việc yêu cầu phải có chứng chỉ KNNQG
theo quy định tại Điều 28 đến Điều 30 của Nghị định. Nhiều
vị trí công việc quy định tại Điều 28 vẫn chưa được xây dựng
tiêu chuẩn KNNQG và ngân hàng đề thi để thực hiện đánh giá, cấp chứng chỉ.
f) Khoản 1 Điều 29 của
Nghị định quy định hằng năm, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trong phạm vi
chức năng, quyền hạn của mình chỉ đạo các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản
lý xem xét, đề xuất thay đổi, loại bỏ, bổ sung công việc ảnh hưởng trực tiếp đến
an toàn và sức khỏe của cá nhân NLĐ và cộng đồng phải có chứng chỉ KNNQG gửi Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp. Tuy nhiên, đến nay việc thực hiện
quy định này chưa được đảm bảo.
g) Cơ cấu bộ máy quản lý và điều hành
hoạt động đánh giá KNNQG chưa phù hợp. Đội ngũ cán bộ còn thiếu và yếu, chưa được
đào tạo, bồi dưỡng bài bản. Cán bộ thực hiện hoạt động đánh giá KNNQG tại các tổ
chức đánh giá KNNQG đa số còn làm việc ở chế độ kiêm nhiệm. Quy mô của hệ thống
đánh giá còn nhỏ, yếu chưa đáp ứng nhu cầu đánh giá với số lượng lớn. Chưa triển
khai được đánh giá, cấp chứng chỉ KNNQG ở bậc 4 và 5. Nhiều nghề có nhu cầu càn
đánh giá, cấp chứng chỉ nhưng chưa được đánh giá do chưa có tiêu chuẩn KNNQG và
ngân hàng đề thi.
h) Công tác tư vấn, tham vấn các
doanh nghiệp, xã hội và NLĐ về các kỳ đánh giá KNNQG còn hạn chế. Công tác
tuyên truyền, thông tin về chứng chỉ KNNQG và hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ
KNNQG chưa đầy đủ do vậy NLĐ và cộng đồng doanh nghiệp chưa hiểu hết vai trò,
giá trị của chứng chỉ KNNQG và việc tham gia, đánh giá, cấp chứng chỉ KNNQG.
i) Sự tham gia của doanh nghiệp vào
việc xây dựng tiêu chuẩn KNNQG, ngân hàng đề thi, cử NLĐ tham gia đánh giá, cấp
chứng chỉ KNNQG; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho
NLĐ theo quy định tại Khoản 1 Điều 48 Luật Việc làm còn hạn
chế về cả quy mô và mức độ.
k) Điều kiện để triển khai 03 thủ tục
hành chính liên quan đến hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ KNNQG chưa đảm bảo,
chủ yếu thực hiện thủ công, chưa áp dụng công nghệ thông tin do vậy chưa đáp ứng
được nhu cầu của NLĐ tham gia đánh giá.
l) Việc ứng dụng công nghệ thông tin
vào hoạt động đánh giá còn hạn chế. Hầu hết các tổ chức đánh giá chưa thực hiện
bài kiểm tra kiến thức trên máy tính. Hệ thống camera giám sát ở các tổ chức
đánh giá đã được đưa vào sử dụng nhưng chưa được kết nối đến các cơ quan quản
lý nhà nước để đảm bảo sự giám sát kịp thời trong quá trình tổ chức các kỳ đánh
giá. Chưa có phần mềm quản lý và điều hành hệ thống đánh giá, cấp chứng chỉ
KNNQG.
3. Nguyên nhân
a) Khung trình độ KNNQG chưa có đủ hiệu
lực, hiệu quả để thu hút sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp và các bên liên
quan vào việc phát triển hệ thống đánh giá, cấp chứng chỉ KNNQG. Chưa khẳng định
được vai trò, giá trị của chứng chỉ KNNQG.
b) Chưa có quy định phân bổ kinh phí
đảm bảo sự khả thi và khả thi ổn định để phát triển hệ thống. Chưa có chính
sách đảm bảo quyền lợi cho NLĐ tham gia đánh giá, cấp chứng chỉ KNNQG.
c) Chưa có cơ chế quy định rõ hoặc
chưa khuyến khích được các doanh nghiệp công nhận, tuyển dụng, sử dụng, trả tiền
lương, tiền công cho NLĐ dựa trên kỹ năng và năng lực hành nghề của NLĐ.
d) Chưa có chế tài xử lý vi phạm việc
sử dụng lao động tại các vị trí công việc yêu cầu phải có chứng chỉ KNNQG đã được
quy định tại các Điều 28 đến Điều 30 của Nghị định.
e) Cơ cấu bộ máy quản lý, điều hành
hoạt động đánh giá KNNQG chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ
KNNQG theo yêu cầu thực tiễn. Điều kiện triển khai hoạt động và giải quyết các
thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ KNNQG chưa
được đảm bảo.
III. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN
NGHỊ
Nhằm tăng cường việc chuẩn hóa và
phát triển kỹ năng nghề cho NLĐ, đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề,
nhất là nhân lực có tay nghề cao giúp nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam, góp
phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
31/2015/NĐ-CP hoặc xây dựng Nghị định thực hiện Luật Việc làm 2013 và Bộ Luật
Lao động 2019 với một số nội dung, gồm:
1. Quy định khung trình độ KNNQG làm
cơ sở để các bộ, ngành tham gia vào việc ban hành các tiêu chuẩn KNNQG ở các
ngành, lĩnh vực phụ trách nhằm có căn cứ đánh giá, xác định, công nhận kỹ năng
để có cơ sở chuẩn hóa và thống kê chất lượng nguồn lực lao động quốc gia, thực
hiện mục tiêu tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 30% vào năm
2025 và đạt 35-40% vào năm 2030 Quyết định 176/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
2. Quy định chính sách khuyến khích cộng
đồng doanh nghiệp công nhận, tuyển dụng, sử dụng, trả tiền lương, tiền công dựa
vào kỹ năng và năng lực hành nghề của NLĐ. Quy định chế tài xử lý vi phạm việc sử
dụng lao động tại các công Việc yêu cầu phải có chứng chỉ
KNNQG nhằm đảm bảo an toàn, sức khỏe, vệ sinh lao động và đảm bảo quyền lợi
khác cho NLĐ.
3. Quy định chính sách đảm bảo quyền
lợi của NLĐ được hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề của bản thân.
Quy định chính sách tôn vinh những NLĐ có kỹ năng.
4. Quy định phân bổ ngân sách quốc
gia nâng cao năng lực của hệ thống đánh giá, cấp chứng chỉ KNNQG nhằm tăng cường
năng lực, mở rộng quy mô và phạm vi đánh giá, đảm bảo độ tin cậy và đáp ứng nhu
cầu phát triển nguồn nhân lực quốc gia.
5. Thực hiện cải cách thủ tục hành
chính, tăng cường áp dụng công nghệ thông tin vào việc giải quyết các thủ tục
hành chính và điều kiện đầu tư kinh doanh đáp ứng nhu cầu thực tiễn.
6. Quy định cơ cấu bộ máy quản lý và
điều hành hoạt động đánh giá KNNQG đảm bảo phù hợp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và
định hướng phát triển trong thời gian tới. Quy định chính sách đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, chuyên gia thực hiện hoạt động đánh giá KNNQG.
7. Quy định việc nghiên cứu, đánh giá
xác định kỹ năng thiếu hụt cho NLĐ tham gia đánh giá KNNQG làm cơ sở dự báo kỹ
năng mới trong tương lai, xây dựng chính sách học tập suốt đời theo khung trình
độ KNNQG.
8. Quy định về việc tuyên truyền nâng
cao nhận thức của NLĐ, người dân, xã hội, cộng đồng doanh nghiệp và thu hút sự
quan tâm của các cấp có thẩm quyền về phát triển kỹ năng nghề và hoạt động đánh
giá, cấp chứng chỉ KNNQG.
8. Quy định chính sách thu hút các
nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước tham gia vào việc chuẩn hóa và phát triển kỹ
năng nghề cho NLĐ. Tăng cường hợp tác quốc tế về phát triển kỹ năng nghề, nâng
cao năng lực của hệ thống đánh giá, cấp chứng chỉ KNNQG.
Trên cơ sở đó, việc sửa đổi, bổ sung
các nội dung nêu trên vào Nghị định số 31/2015/NĐ-CP hoặc xây dựng mới Nghị định
để hoàn thiện các quy định liên quan nhằm tạo hành lang pháp lý đủ hiệu lực thực
hiện hiệu quả nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam giúp tăng năng suất lao động,
tăng năng lực cạnh tranh quốc gia đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp
lần thứ tư trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết./.
PHỤ LỤC I
ĐỀ XUẤT THAY ĐỔI, LOẠI BỎ, BỔ SUNG DANH MỤC
CÔNG VIỆC ẢNH HƯỞNG TRỰC TIẾP ĐẾN AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE CỦA CÁ NHÂN NGƯỜI LAO ĐỘNG
HOẶC CỘNG ĐỒNG PHẢI CÓ CHỨNG CHỈ KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA
(Ban hành kèm theo Công văn số 1785/LĐTBXH-TCGDNN ngày 11
tháng 6 năm 2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).
1. Đề xuất thay đổi công việc
trong Danh mục được ban hành kèm theo Nghị định 31/2015/NĐ-CP
Cấp
1
|
Cấp
2
|
Cấp
3
|
Cấp
4
|
Cấp
5
|
Tên
ngành
|
Tên
công việc
|
Bậc trình độ yêu cầu theo khung trình độ
KNNQG (nếu có)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Đề xuất loại bỏ công việc trong
Danh mục được ban hành kèm theo Nghị định 31/2015/NĐ-CP
Cấp 1
|
Cấp
2
|
Cấp
3
|
Cấp
4
|
Cấp
5
|
Tên
ngành
|
Tên công việc
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Đề xuất bổ sung công việc thuộc
Danh mục công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn và sức khỏe của cá nhân người
lao động và cộng đồng phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
Cấp
1
|
Cấp
2
|
Cấp
3
|
Cấp
4
|
Cấp
5
|
Tên
ngành
|
Tên
công việc
|
Bậc trình độ yêu cầu theo khung trình độ
KNNQG (nếu có)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC II
DANH SÁCH CÁC TIÊU CHUẨN KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC
GIA ĐÃ ĐƯỢC
BAN HÀNH, CÔNG BỐ
STT
|
TÊN NGHỀ
|
1.
|
Nề - Hoàn thiện (đã bao gồm Xây gạch
và ốp lát tường và sàn)
|
2.
|
Cốt thép - Hàn
|
3.
|
Cốp pha - Giàn giáo
|
4.
|
Bê Tông
|
5.
|
Sản xuất gốm thô
|
6.
|
Sản xuất gạch Ceramic
|
7.
|
Sản xuất sứ vệ sinh
|
8.
|
Sản xuất kính
|
9.
|
Chạm khắc đá
|
10.
|
Quản lý cây xanh đô thị
|
11.
|
Sửa chữa thiết bị may
|
12.
|
Điện công nghiệp
|
13.
|
Luyện gang
|
14.
|
Sửa chữa máy tính xách tay
|
15.
|
Sản xuất hàng may công nghiệp
|
16.
|
Công nghệ sợi
|
17.
|
Chế biến nông sản thực phẩm
|
18.
|
Đo đạc bản đồ
|
19.
|
Kiểm nghiệm bột giấy và giấy
|
20.
|
Quản lý kinh doanh điện
|
21.
|
Vận hành và sửa chữa trạm thủy điện
|
22.
|
Vận hành nhà máy thủy điện
|
23.
|
Công nghệ dệt
|
24.
|
Sản xuất rượu bia
|
25.
|
Hệ thống điện
|
26.
|
Vận hành thiết bị sàng tuyển than
|
27.
|
Giám định khối lượng và chất lượng
than
|
28.
|
Thương mại điện tử
|
29.
|
Sản xuất các chất vô cơ
|
30.
|
Chế biến dầu thực vật
|
31.
|
Kỹ thuật tua - bin hơi
|
32.
|
Thiết kế đồ hoạ
|
33.
|
Nguội chế tạo
|
34.
|
Nguội lắp ráp cơ khí
|
35.
|
Đo lường điện
|
36.
|
Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ
|
37.
|
Khoan thăm dò địa chất
|
38.
|
Luyện thép
|
39.
|
Sản xuất phân bón
|
40.
|
Thí nghiệm điện
|
41.
|
Kỹ thuật lò hơi
|
42.
|
Thí nghiệm các sản phẩm hóa dầu
|
43.
|
May công nghiệp
|
44.
|
Điện tử công nghiệp
|
45.
|
Vận hành, sửa chữa thiết bị lạnh
|
46.
|
Vận hành thiết bị hóa dầu
|
47.
|
Công nghệ nhiệt luyện
|
48.
|
Công nghệ thông tin (ứng dụng phần
mềm)
|
49.
|
Sản xuất nước giải khát
|
50.
|
Rèn, dập
|
51.
|
Lắp đặt đường dây tải điện và trạm
biến áp
|
52.
|
Sửa chữa thiết bị mỏ hầm lò
|
53.
|
Cơ điện tử
|
54.
|
Sản xuất bánh kẹo
|
55.
|
Công nghệ mạ
|
56.
|
Sản xuất Pin - Ắc quy
|
57.
|
Vận hành nhà máy nhiệt điện
|
58.
|
Vận hành bơm quạt, máy nén khí
|
59.
|
Quản lý, vận hành đường dây và TBA
có điện áp 220kV trở lên
|
60.
|
Kiểm tra và phân tích hóa chất
|
61.
|
Thiết kế Web
|
62.
|
Vẽ và thiết kế trên máy tính
|
63.
|
Quản trị lữ hành
|
64.
|
Quản trị khách sạn
|
65.
|
Kỹ thuật chế biến món ăn
|
66.
|
Hướng dẫn du lịch
|
67.
|
Dịch vụ nhà hàng
|
68.
|
Quản trị khu Resort
|
69.
|
Quản trị Du lịch MICE
|
70.
|
Quản trị dịch vụ giải trí, thể
thao, hội nghị
|
71.
|
Kiểm nghiệm chất lượng lương thực,
thực phẩm
|
72.
|
Chế biến và bảo quản thủy sản
|
73.
|
Vận hành sửa chữa trạm bơm điện
|
74.
|
Bảo vệ thực vật
|
75.
|
Nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước
lợ
|
76.
|
Nuôi trồng thủy sản nước ngọt
|
77.
|
Thú y
|
78.
|
Chăn nuôi gia súc gia cầm
|
79.
|
Lâm sinh
|
80.
|
Mộc dân dụng
|
81.
|
Kiểm nghiệm đường mía
|
82
|
Mộc mỹ nghệ (Đổi tên nghề Mộc nội
thất)
|
83.
|
Xây dựng và hoàn thiện công trình
thủy lợi
|
84.
|
Quản lý khu đô thị
|
85.
|
Mộc xây dựng và trang trí nội thất
|
86.
|
Kỹ thuật lắp đặt ống công nghệ
|
87.
|
Cấp nước
|
88.
|
Thoát nước
|
89.
|
Lắp đặt đường ống nước
|
90.
|
Vận hành thiết bị sản xuất xi măng
|
91.
|
Lắp đặt điện công trình
|
92.
|
Sửa chữa máy thi công xây dựng
|
93.
|
Gia công và lắp dựng kết cấu thép
|
94.
|
Lắp đặt cầu
|
95.
|
Vận hành máy thi công mặt đường
|
96.
|
Vận hành máy ủi, xúc, san
|
97.
|
Vận hành cầu trục
|
98.
|
Xây dựng công trình thủy
|
99.
|
Quản trị kinh doanh vận tải đường
thủy nội địa
|
100.
|
Công nghệ ô tô (Đổi tên thành Công
nghệ sửa chữa ô tô)
|
101.
|
Phóng dạng và
gia công khuôn dưỡng tàu thủy
|
102.
|
Trắc địa công trình
|
103.
|
Thí nghiệm và kiểm tra chất lượng cầu
đường bộ
|
104.
|
Công nghệ sản xuất bê tông nhựa
nóng
|
105.
|
Quản trị kinh doanh vận tải đường bộ
|
106.
|
Gia công, lắp ráp hệ thống ống tàu
thủy
|
107.
|
Gia công, lắp ráp hệ thống nội thất
tàu thủy
|
108.
|
Xây dựng và bảo dưỡng công trình
giao thông đường sắt
|
109.
|
Quản trị kinh doanh vận tải đường sắt
|
110.
|
Điều khiển phương tiện thủy nội địa
|
111.
|
Kiểm soát không lưu
|
112.
|
Tiếp viên hàng không
|
113.
|
Kiểm tra soi chiếu an ninh hàng
không
|
114.
|
Kỹ thuật thiết bị thông tin hàng
không
|
115.
|
Đặt chỗ bán vé
|
116.
|
Kỹ thuật dẫn đường hàng không
|
117.
|
Xây dựng cầu đường bộ
|
118.
|
Khai thác máy tàu thủy
|
119.
|
Điều khiển tàu biển
|
120.
|
Lắp ráp hệ thống động lực tàu thủy
|
121.
|
Thông tin tín hiệu đường sắt
|
122.
|
Công nghệ chế tạo và bảo dưỡng đầu
máy
|
123.
|
Làm thủ tục hàng không tại cảng
hàng không
|
124.
|
Quản trị kinh doanh vận tải biển
|
125.
|
Đảm bảo an toàn hàng hải
|
126.
|
Bảo vệ môi trường biển
|
127.
|
Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò
|
128.
|
Kỹ thuật xây dựng mỏ hầm lò
|
129.
|
Kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò
|
130.
|
Hàn
|
131.
|
Cắt gọt kim loại trên máy CNC
|
132.
|
Kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển
trong công nghiệp
|
133.
|
Quản trị mạng máy tính
|
134.
|
Lập trình máy tính
|
135.
|
Quản trị cơ sở dữ liệu
|
136.
|
Chế tạo thiết bị cơ khí
|
137.
|
Điện tử dân dụng
|
138.
|
Sửa chữa thiết bị tự động hóa
|
139.
|
Vận hành điện trong nhà máy thủy điện.
|
140.
|
Kỹ thuật dược
|
141.
|
Kỹ thuật thiết bị sản xuất dược
|
142.
|
Công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy
|
143.
|
Xử lý nước thải công nghiệp
|
144.
|
Sửa chữa máy tàu thủy
|
145.
|
Vận hành nhà máy xử lý chất thải rắn
|
146.
|
Điện dân dụng
|
147.
|
Vận hành máy xây dựng (nhóm máy phục
vụ thi công, gia công cốt liệu)
|
148.
|
Bán hàng trong siêu thị
|
149.
|
Công nghệ đúc kim loại
|
150.
|
Công nghệ sản xuất sản phẩm từ cao
su
|
151.
|
Marketing thương mại
|
152.
|
Khảo sát địa hình
|
153.
|
Lắp đặt thiết bị điện
|
154.
|
Quản trị kinh doanh xăng dầu và Gas
|
155.
|
Chế biến lương thực
|
156.
|
Chế biến thực phẩm
|
157.
|
Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy
|
158.
|
Công nghệ cán kéo kim loại
|
159.
|
Sửa chữa thiết bị luyện kim
|
160.
|
Quản lý khai thác công trình thủy lợi
|
161.
|
Vận hành máy nông nghiệp
|
162.
|
Trồng cây cao su
|
163.
|
Trồng cây cà phê
|
164.
|
Trồng cây thuốc lá
|
165.
|
Sản xuất hàng mây tre đan
|
166.
|
Cơ điện nông thôn
|
167.
|
Chế biến mủ cao su
|
168.
|
Bảo dưỡng trạm thu phát sóng vô tuyến
|
169.
|
Lắp đặt thiết bị đầu cuối viễn
thông
|
170.
|
Kỹ thuật thiết bị điện tử y tế
|
171.
|
Kỹ thuật thiết bị hình ảnh y tế
|
172.
|
Kỹ thuật thiết bị xét nghiệm y tế
|
173.
|
May thời trang
|
174.
|
Tự động hóa công nghiệp
|
175.
|
Sản xuất động cơ điện
|
176.
|
Kỹ thuật sơn mài và khảm trai
|
177.
|
Phân tích cơ lý - hóa lý xi măng
|
178.
|
Khoan đào đường hầm
|
179.
|
Trồng cây lương thực
|
180.
|
Trồng cây thực phẩm
|
181.
|
Công nghệ sản xuất ván nhân tạo
|
182.
|
Đúc, dát đồng mỹ nghệ
|
183.
|
Trồng rau
|
184.
|
Chế biến rau quả
|
185.
|
Kỹ thuật dâu tằm tơ
|
186.
|
Trồng cây ăn
quả
|
187.
|
Vận hành, sửa chữa máy tàu cuốc
|
188.
|
Phòng và chữa bệnh thủy sản
|
189.
|
Sản xuất đường mía
|
190.
|
Lễ Tân
|
191.
|
Phục vụ buồng
|
192.
|
Vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận
tải đường sắt
|
193.
|
Cắt gọt kim loại (Tiện vạn năng)
|
194.
|
Khai thác thủy sản biển
|
195.
|
Phay vạn năng
|
196.
|
Giúp việc gia đình
|
197.
|
Chăm sóc sắc đẹp (đang đề nghị đổi tên
nghề chăm sóc da)
|
198.
|
Giám sát thi công công trình (đang
đề nghị đổi tên nghề Giám sát thi công công trình xây dựng
dân dụng và công nghiệp)
|
199.
|
Vệ sinh lau dọn công trình cao tầng
|
Lưu ý các bộ TCKNNQG trên được đăng tải trên
website: www.kynangnghe.gov.vn
[1]
Nghị định số 31/2015/NĐ-CP ngày 24/3/2015 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ
năng nghề quốc gia.