ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 351/KH-UBND
|
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 15-CT/TU NGÀY 13/9/2022 CỦA THÀNH ỦY VỀ
TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC CẤP ỦY ĐẢNG, NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM CỦA CHÍNH QUYỀN,
PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VÀ CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TRONG
CÔNG TÁC HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ
Thực hiện Chỉ thị
số 15-CT/TU ngày 13/9/2022 của Thành ủy Hà Nội về "Tăng cường sự lãnh đạo
của các cấp ủy Đảng, nâng cao trách nhiệm của chính quyền,
phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong
công tác hòa giải ở cơ sở (Chỉ thị số 15-CT/TU), UBND Thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị
số 15-CT/TU của Thành ủy trên địa bàn Thành phố như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp
ủy Đảng, nâng cao trách nhiệm của chính quyền, phát huy
vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã
hội nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong
công tác hòa giải ở cơ sở; khắc phục những tồn tại, hạn chế đã nêu tại Chỉ thị số 15-CT/TU ngày 13/9/2022 của
Thành ủy; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân; tiếp tục
góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội,
nhất là ở cơ sở và địa bàn dân cư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.
b) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả
công tác quản lý Nhà nước của chính quyền các cấp đối với công tác hòa giải. Đẩy mạnh, làm tốt công tác
bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ và củng cố, kiện toàn đội ngũ hòa giải viên trên địa bàn Thành phố.
c) Nâng cao năng lực cho đội ngũ hòa
giải viên ở cơ sở để giải quyết kịp
thời, hiệu quả các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật
thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở; góp phần tạo chuyển biến căn bản, toàn diện
trong công tác hòa giải ở cơ sở, đáp ứng yêu cầu của nhiệm
vụ trong giai đoạn mới và nhiệm vụ chính trị của Thành phố.
d) Tuyên truyền, vận động Nhân dân tự
giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn bằng hòa giải, sử dụng hiệu quả hương ước, quy ước trong công
tác hòa giải, tuyên truyền vận động Nhân dân tích cực tham gia và thực hiện tốt
các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa ở khu dân cư.
2. Yêu cầu
a) Việc triển khai thực hiện Chỉ thị
số 15-CT/TU ngày 13/9/2022 của Thành ủy phải được tổ chức thực hiện nghiêm túc, cụ thể và thiết thực; đảm bảo
triển khai đồng bộ, hiệu quả, tránh lãng phí, phù hợp với điều kiện thực tiễn
của địa phương.
b) Xác định trách nhiệm và phân công
nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thực
hiện công tác hòa giải ở cơ sở.
c) Các cơ quan, tổ chức, địa phương
có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ trong quá trình triển
khai thực hiện, đảm bảo thực hiện đầy đủ nội dung và đúng tiến độ theo Kế hoạch này.
d) Xây dựng mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” đạt ít nhất 60% tổ hòa giải đạt mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt”, đảm
bảo mỗi thôn, tổ dân phố có 01 tổ hòa giải.
II. NỘI DUNG THỰC
HIỆN
1. Tuyên truyền,
phổ biến Chỉ thị số 15-CT/TU ngày 13/9/2022 của Thành ủy và các văn bản hướng dẫn
về công tác hòa giải ở cơ sở
Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức quán triệt Chỉ thị số 15-CT/TU ngày 13/9/2022 của Thành ủy và các văn bản
hướng dẫn về công tác hòa giải ở cơ sở.
- Cơ quan chủ trì: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố; Sở Tư
pháp; UBND quận, huyện, thị xã (viết tắt UBND cấp huyện).
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành đoàn thể Thành phố, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
2. Nâng cao hiệu
lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước của chính quyền các cấp đối với công
tác hòa giải
2.1. Tổ chức rà soát các văn bản quy
phạm pháp luật hiện hành liên quan đến công tác hòa giải ở cơ
sở do Thành phố ban hành, tham mưu sửa đổi,
bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật
phù hợp với Luật Hòa giải ở cơ sở.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp
- Thời gian thực hiện: Năm 2023 và những năm tiếp theo.
2.2. Ban hành hướng dẫn xây dựng mô
hình “Tổ hòa giải 5 tốt” và tiêu chí đánh giá công tác hòa giải ơ cơ sở phù hợp
với tình hình thực tế và việc triển khai xây dựng nông thôn mới, đô thị văn
minh.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp Hà Nội
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố.
- Thời gian thực hiện: Năm 2022
2.3. Xây dựng đội ngũ hòa giải viên
có đủ tiêu chuẩn, năng lực đáp ứng yêu cầu của công tác
hòa giải ở cơ sở.
a) Trên cơ sở rà soát, đánh giá, tiến
hành bổ sung, thay thế hòa giải viên đối với những
tổ hòa giải còn thiếu hòa giải viên hoặc có
hòa giải viên hoạt động mang tính hình thức, hiệu quả chưa
cao; bảo đảm các tổ hòa giải đủ số lượng,
thành phần, tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu của công tác hòa giải
ở cơ sở. Thu hút nhiều thành phần, nhiều lực lượng tham gia, khuyến khích người có
uy tín, có kiến thức, am hiểu về pháp
luật, xã hội và có kỹ năng hòa giải tham gia Tổ hòa giải.
- Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn (viết tắt UBND cấp xã).
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức
thành viên của Mật trận Tổ quốc cấp xã.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
b) Kiện toàn số lượng tổ hòa giải, đảm bảo mỗi thôn, tổ dân phố có ít nhất 01 tổ hòa giải
- Cơ quan chủ trì: UBND cấp huyện, cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam cấp huyện, cấp xã.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm
c) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng
nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải cho hòa giải viên ở cơ sở
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Ủy
ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện và các tổ chức thành viên Mặt
trận cùng cấp, Tòa án nhân dân cấp huyện, các tổ chức, cá
nhân có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
d) Xây dựng, nhân rộng mô hình “Tổ
hòa giải 5 tốt” ở các địa bàn dân cư, gắn xây
dựng mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” với
các tổ chức tự quản tại cộng đồng dân cư, phong trào xây dựng
nông thôn mới, đô thị văn minh, nhân rộng các mô hình hòa giải đạt hiệu quả phù hợp với tình hình địa phương.
- Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân
dân cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức
thành viên của Mặt trận Tổ quốc cấp huyện, cấp xã, các tổ
chức, cá nhân có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
đ) 100% tổ hòa
giải trên địa bàn Thành phố được phát miễn phí ấn phẩm
Pháp luật và Xã hội thuộc Báo Kinh tế và Đô
thị.
- Cơ quan chủ trì: Báo Kinh tế và Đô
thị (Ấn phẩm Pháp luật và Xã hội).
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, Sở Tài chính,
UBND cấp huyện.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
e) Tổ chức tuyên truyền thực hiện
công tác hoà giải ở cơ sở trên địa bàn Thành phố.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Báo
Kinh tế và Đô thị, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, các cơ quan báo, đài
Thành phố, UBND cấp huyện, cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
2.4. Đảm bảo chế
độ, chính sách, kinh phí hỗ trợ kinh phí cho công tác hòa giải
ở cơ sở.
a) Hướng dẫn chế độ, chính sách, kinh
phí hỗ trợ kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Sở
Tài chính, UBND cấp huyện.
- Cơ quan phối hợp: UBND cấp xã.
b) Tham mưu bố trí
kinh phí cho hoạt động hòa giải ở cơ
sở.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Sở
Tài chính, Phòng Tư pháp, công chức Tư pháp-Hộ tịch cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Hội đồng nhân dân các cấp, UBND cấp huyện, cấp xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
c) Kiểm tra về kinh phí hỗ trợ hoạt động
hòa giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, UBND cấp
huyện.
- Cơ quan phối hợp: UBND cấp xã và các cơ
quan, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm
2.5. Kiểm tra, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch, tổ chức tôn vinh, biểu dương, khen thưởng những hòa giải viên, tổ hòa giải ở cơ sở điển hình xuất sắc, tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực trong công tác hòa giải ở
cơ sở.
- Cơ quan chủ trì: UBND Thành phố, UBND cấp huyện.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp,
Đoàn Luật sư Thành phố, Hội Luật gia Thành phố.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2023 và các năm tiếp theo.
3. Ứng dụng công
nghệ thông tin trong việc nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở
a) Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao chất
lượng chuyên mục “Hòa giải ở cơ sở” trên Trang thông tin
điện tử của Hội đồng phối hợp PBGDPL Thành phố và ấn
phẩm Pháp luật và Xã hội thuộc Báo Kinh tế
và Đô thị.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Báo Kinh tế và Đô thị .
- Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, UBND cấp huyện.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
b) Đăng tải Bộ tài liệu bồi dưỡng
nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở của Bộ Tư pháp trên Trang
thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của Hội
đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp
luật Thành phố (http://pbgdpl.hanoi.gov.vn) và Cổng thông tin điện tử của các cơ quan: Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam Thành phố, Ủy ban nhân dân cấp huyện và
các đơn vị có liên quan.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố
Hà Nội, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
c) Số hóa và
đăng tải các tài liệu tập huấn, bồi
dưỡng, các ấn phẩm khác về hòa giải ở
cơ sở trên cơ sở dữ liệu về phổ biến, giáo dục
pháp luật, trên Trang thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của
Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục
pháp luật Thành phố (http://pbgdpl.hanoi.gov.vn); trên mạng
xã hội: facebook, youtube, trang fanpage và các mạng xã
hội khác..., các phương tiện phát thanh, truyền hình, hệ thống
thông tin cơ sở.
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Tư pháp, UBND cấp huyện.
- Cơ quan phối hợp: Cơ quan báo chí Thành phố.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2023 và các năm tiếp theo.
d) Tiếp nhận, xử lý thông tin hai chiều, hướng dẫn giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh trong quá trình
thực hiện hòa giải ở cơ sở, nhất là hòa giải các vụ việc
khó, phức tạp.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, UBND cấp
huyện, cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp Thành phố, cấp
huyện, cấp xã.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2023 và các năm tiếp theo.
đ) Xây dựng chuyên mục hòa giải ở
cơ sở trên Cổng/Trang thông tin điện tử tại
cơ quan, đơn vị
- Cơ quan chủ trì: UBND cấp huyện, cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Các tổ chức, cá nhân có liên quan
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2023 và các năm tiếp theo.
4. Các nhiệm vụ,
giải pháp khác
4.1. Tổ chức hội nghị (diễn đàn) giao
lưu, đối thoại, chia sẻ kinh nghiệm về thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở, trao đổi, đề xuất cơ
quan có thẩm quyền tháo gỡ những vướng mắc, bất cập, vấn đề
mới phát sinh trong công tác hòa giải ở cơ sở.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam cấp Thành phố và cấp huyện và các tổ chức thành viên của Mặt trận cùng cấp,
tổ chức và cá nhân có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
4.2. Trao đổi kinh
nghiệm về công tác hòa giải ở cơ sở.
Tổ chức đi nghiên cứu, trao đổi
kinh nghiệm hòa giải ở cơ sở, các mô hình
hòa giải hiệu quả đang được áp dụng tại
một số tỉnh, thành phố về biện pháp hòa giải thành công trong giải quyết tranh chấp tại cộng đồng.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
4.3. Huy động nguồn lực từ xã hội hỗ trợ hoạt động hòa giải ở cơ sở.
Huy động các tổ chức, doanh nghiệp,
cá nhân hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện cho
công tác hòa giải ở cơ sở theo tinh thần nâng cao trách
nhiệm xã hội của tổ chức, doanh nghiệp.
Khuyến khích Hội Luật gia Thành phố,
Đoàn Luật sư Thành phố, các trung tâm tư vấn pháp luật, tổ
chức hành nghề luật sư hỗ trợ tài liệu, tư vấn, tổ chức bồi
dưỡng kiến thức pháp luật cho tổ hòa giải, hòa giải viên ở cơ sở; vận
động và tạo điều kiện cho thành viên của tổ chức mình tham gia làm hòa giải viên ở cơ sở và phối hợp tham gia giải quyết các
vụ việc hòa giải có tính chất phức tạp.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Ủy ban
nhân dân cấp huyện.
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam Thành phố và cấp huyện, Đoàn Luật sư Thành phố, Hội luật gia Thành phố, các
doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
4.4. Phát huy vai trò của lực lượng
Công an cơ sở trong công tác phối hợp giải quyết các vụ việc thuộc phạm vi hòa
giải ở cơ sở có tính chất phức tạp.
- Cơ quan chủ trì: Công an Thành phố, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Công an cấp huyện, cấp xã.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
4.5. Sử dụng hiệu quả hương ước, quy ước trong công tác hòa giải ở cơ sở.
- Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa và Thể thao, Ủy
ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam Thành phố, tổ chức, cá nhân có liên quan
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
4.6. Tiếp công dân, giải quyết khiếu
nại, tố cáo.
- Cơ quan chủ trì: Thanh tra Thành phố, Ủy ban nhân dân các
quận, huyện, thị xã; xã, phường, thị trấn.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm
4.7. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở.
- Cơ quan chủ trì: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam các cấp.
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
4.8. Giám sát việc thực hiện công
tác hòa giải ở cơ sở.
- Cơ quan chủ trì: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam Thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Hội đồng nhân dân Thành phố, Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
IV. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
Kinh phí thực hiện Kế hoạch từ nguồn
ngân sách nhà nước theo quy định phân cấp ngân sách hiện hành và các nguồn đóng
góp, tài trợ hợp pháp khác (nếu có).
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Tư
pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan
tổ chức thực hiện Kế hoạch; chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành
tích xuất sắc trong thực hiện Kế hoạch.
2. Sở
Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Tư pháp, UBND
các quận, huyện, thị xã và các cơ quan báo chí tuyên truyền
sâu rộng các nội dung của Kế hoạch, quy định pháp luật về
hòa giải ở cơ sở; tình hình, kết quả
hòa giải ở cơ sở, ý thức chấp hành
pháp luật và trách nhiệm của Nhân dân đối với công tác hòa
giải ở cơ sở.
3. Đài
Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Báo Hà Nội mới, Báo Kinh
tế & Đô thị tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về hòa giải ở cơ sở và tình hình triển khai thi
hành pháp luật về hòa giải ở cơ sở, góp phần nâng cao nhận
thức của cộng đồng về vị trí, vai trò và ý nghĩa của công tác hòa giải ở
cơ sở trong đời sống xã hội, khuyến khích sử dụng hòa giải để giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn, vi phạm pháp luật trong phạm vi hòa
giải tại cộng đồng. Tuyên truyền, vận động Nhân dân tự giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn bằng hòa giải, tăng cường
đoàn kết trong nội bộ Nhân dân, vận động Nhân dân tích cực tham gia và thực hiện
tốt các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động.
4. Công
an Thành phố chỉ đạo lực lượng Công an cơ sở triển khai thực hiện Kế hoạch, phối hợp tham gia giải quyết vụ việc hòa giải
trong cộng đồng dân cư nhất là vụ việc phức tạp, nắm bắt kịp
thời tình hình chấp hành pháp luật hòa giải, ý thức chấp hành
pháp luật của Nhân dân để kịp thời phối
hợp hòa giải mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư.
5. Sở Văn hóa và Thể Thao đẩy mạnh triển khai thực hiện
hương ước, quy ước trong cộng đồng dân cư và sử dụng có hiệu quả hương ước, quy ước trong công tác hòa giải ở cơ sở
nhằm vận động Nhân dân tự giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn,
tăng cường đoàn kết trong nội bộ Nhân dân.
6. Thanh
tra Thành phố chỉ đạo cơ quan Thanh tra các cấp tăng cường thực hiện công tác
tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định.
7. Ủy ban
nhân dân các quận, huyện, thị xã xây dựng Kế hoạch triển
khai tại địa phương và tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn mình, chỉ đạo
các cơ quan chức năng của địa phương tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao tại
Kế hoạch của Thành phố; đảm bảo kinh phí, cơ sở vật chất để
thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở; chỉ đạo
việc kiện toàn, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp
luật và nghiệp vụ về hòa giải ở cơ sở cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật và hòa giải viên cơ sở tại địa phương.
8. Đề
nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành
phố Hà Nội và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội
Thành phố phối hợp với Sở Tư pháp theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, tổng kết việc thực
hiện Kế hoạch; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch; chỉ đạo, hướng dẫn
các tổ chức thành viên ở địa phương phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức
thực hiện có hiệu quả Kế hoạch; tăng cường các hoạt động
tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa của công tác hòa giải ở cơ
sở; vận động, thuyết phục thành viên, hội viên tham gia công tác hòa giải, vận động Nhân dân giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thông qua hòa giải ở cơ sở.
9. Đề nghị
Tòa án nhân dân Thành phố, Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố,
Hội Luật gia Thành phố, Đoàn Luật sư
Thành phố phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức đào tạo đội ngũ tập
huấn viên để thực hiện bồi dưỡng
cho hòa giải viên ở cơ sở; hướng dẫn, chỉ đạo
Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Hội Luật gia cấp
huyện phối hợp với phòng Tư pháp, hỗ trợ thực hiện bồi dưỡng
cho hòa giải viên ở cơ sở, hỗ trợ cung cấp tài liệu, tổ chức
xây dựng mô hình huy động luật gia, luật sư, thẩm phán, hội
thẩm nhân dân, thư ký tòa án, kiểm sát
viên hỗ trợ nghiệp vụ cho hòa giải viên ở cơ sở; Đề nghị Hội
luật gia Thành phố, Đoàn Luật sư tích cực cử hội viên Hội
luật gia, Luật sư tham gia các vụ việc hòa giải nhất là vụ
việc có tính chất phức tạp.
10. Đề
nghị Hội đồng nhân dân các cấp phối hợp, triển khai Kế hoạch, quan tâm chủ
trương cấp kinh phí cho hoạt động hòa giải ở cơ sở, tham
gia giám sát thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở.
Trên đây là Kế hoạch triển khai, thực
hiện Chỉ thị số 15-CT/TU của Thành ủy,
UBND Thành phố yêu cầu các Sở, ban, ngành, đoàn thể
Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã, xã,
phường, thị trấn triển khai thực hiện. Trong quá trình triển
khai, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời
gửi Sở Tư pháp tổng hợp báo cáo UBND Thành phố theo quy định./.
Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- PCT TTUBND TP Lê Hồng Sơn;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam
Thành phố;
- Các Sở,
ngành: Tư pháp, TT&TT, VH&TT, Thanh tra Thành phố, Công
an Thành phố, Tòa án nhân dân,
Viện Kiểm sát
nhân dân Thành phố;
- Đoàn Luật sư Thành phố;
- Hội Luật gia Thành phố;
- Đài Phát thanh và Truyền hình
HN;
- UBND quận, huyện, thị xã.
- VPUB: PCVP C.N.Trang, NC, TH;
- Lưu: VT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Hồng Sơn
|