ỦY BAN DÂN TỘC
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 162/UBDT-TT
V/v hướng dẫn thực hiện Đề án theo
Quyết định số 1163/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
|
Hà
Nội, ngày 04 tháng 03
năm 2019
|
Kính
gửi: Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum.
Phúc đáp Công văn số 86/BDT-TTĐB ngày
14/02/2019 của Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum về việc hướng dẫn thực hiện Đề án theo Quyết định số 1163/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Ủy ban Dân
tộc có ý kiến như sau:
1. Về triển khai Quyết định số
1163/QĐ-TTg, ngày 08/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ
- Ngày 22/12/2017, Ủy ban Dân tộc đã có Công văn số 1421/UBDT-TT về triển
khai Quyết định số 1163/QĐ-TTg, ngày 08/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ; Công
văn số 630/UBDT-TT, ngày 14/6/2018 hướng dẫn thực hiện Quyết
định 1163/QĐ-TTg (gửi kèm theo Công văn số 4100/BTC-HCSN, ngày 10/4/2018 của Bộ
Tài chính).
- Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn, đề
nghị Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu Ủy ban
nhân dân tỉnh Kon Tum xây dựng và tổ chức triển khai Kế hoạch
cho cả giai đoạn và hằng năm theo đúng nội dung Đề án đã được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt.
2. Về xây dựng Mô hình điểm
- Đây là một trong các hoạt động về
phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên
truyền, vận động. Tuy nhiên, đối với vùng dân tộc thiểu số và miền núi, để xây
dựng Mô hình điểm, đề nghị Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum
cần khảo sát, nghiên cứu tính đặc thù về địa điểm, hình thức,
phương thức trước khi triển khai.
- Nội dung xây dựng Mô hình điểm (Có
hướng dẫn kèm theo).
3. Về kinh phí
- Theo Quyết định số 1163/QĐ-TTg,
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động cân đối, bố trí kinh phí thực hiện
Đề án trong dự toán chi thường xuyên được giao hàng năm và các nguồn kinh phí hợp
pháp khác (nếu có) theo quy định của pháp luật.
- Đề nghị Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum
chủ động đề xuất với Sở Tài chính, báo cáo UBND tỉnh bố trí kinh
phí, trên cơ sở dự toán triển khai các nội dung, nhiệm vụ theo Kế hoạch triển
khai thực hiện Quyết định 1163/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh trong tổng dự toán chi
thường xuyên của đơn vị.
Trên đây là ý kiến của Ủy ban Dân tộc
gửi Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum về việc hướng dẫn thực hiện Đề án theo Quyết định
số 1163/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Mọi thông tin đề nghị liên hệ Đ/c Đinh
Xuân Thắng, ĐT 0915.825.189./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- TT, PCN Hoàng Thị Hạnh (báo cáo);
- Bộ Tài chính;
- Sở Tài chính tỉnh Kon Tum;
- Vụ KHTC;
- Website UBDT;
- Lưu: VT, TT.
|
TL. BỘ TRƯỞNG,
CHỦ NHIỆM
VỤ TRƯỞNG VỤ TUYÊN TRUYỀN
Vũ Hữu Hoạt
|
HƯỚNG DẪN
XÂY DỰNG
MÔ HÌNH ĐIỂM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ TUYÊN TRUYỀN, VẬN ĐỘNG
ĐỒNG BÀO VÙNG DTTS&MN
(Kèm theo Công văn số: 162/UBDT-TT
ngày 04/3/2019 của Ủy ban Dân tộc)
I. KHẢO SÁT THỰC TẾ, LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM,
HÌNH THỨC, NỘI DUNG XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐIỂM
1. Khảo sát thực tế, lựa chọn địa điểm
xây dựng Mô hình
- Tổ chức khảo sát, đánh giá tình
hình thực tế về tình hình kinh tế - xã hội của từng xã; thực trạng công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động của một số xã.
- Xây dựng bộ câu hỏi khảo sát (có
mẫu đính kèm) đối với cán bộ xã,
thôn, già làng, trưởng bản, người có uy tín, chức sắc tôn giáo và người dân.
- Trên cơ sở kết quả khảo sát, lựa chọn
một xã triển khai xây dựng Mô hình điểm.
2. Lựa chọn các hình thức tuyên
truyền phù hợp với địa bàn
Căn cứ tình hình thực tế (Kinh phí, địa
bàn, dân cư, thành phần dân tộc, nội dung tuyên truyền...) có thể lựa chọn một
hoặc nhiều hình thức sau:
- Tuyên truyền trực tiếp (tuyên truyền
miệng): Nhóm nòng cốt tổ chức tuyên truyền trực tiếp đến từng hộ gia đình.
- Tổ chức hội nghị tuyên truyền,
PBGDPL.
- Tuyên truyền trên đài truyền thanh
xã.
- Lồng ghép tuyên truyền thông qua họp
dân và sinh hoạt cộng đồng.
- Tuyên truyền trực quan: triển lãm,
tham quan mô hình; bản tin, khẩu hiệu, biểu ngữ, tờ rơi, tờ gấp.......
- Sân khấu hóa: tuyên truyền thông
qua các cuộc thi tìm hiểu công tác dân tộc, chính sách dân tộc; các hoạt động
văn hóa, nghệ thuật, tổ chức các sự kiện...
3. Nội dung tuyên truyền
Căn cứ báo cáo
khảo sát và thực tế của địa phương để lựa chọn nội dung tuyên truyền cho phù hợp:
- Kỹ năng PBGDPL và tuyên truyền, vận
động.
- Một số thông tin cơ bản về vùng
DTTS&MN.
- Một số chủ trương về công tác dân tộc,
chính sách dân tộc.
- Một số chính sách đặc thù đối với đồng
bào vùng DTTS&MN.
(Có
file tài liệu tham khảo kèm theo)
- Các văn bản quy phạm pháp luật nội
dung liên quan đến đồng bào vùng DTTS&MN.
- Một số chính sách đặc thù đối với
vùng DTTS&MN của địa phương triển khai trên địa bàn.
4. Đánh giá kết quả sau 01 năm triển
khai
- Tổ chức hội nghị đánh giá.
- Đánh giá qua phiếu hỏi.
- Báo cáo đánh giá, rút kinh nghiệm,
đề ra phương hướng duy trì và nhân rộng mô hình.
II. THÀNH LẬP BAN CHỈ ĐẠO VÀ NHÓM
NÒNG CỐT
1. Thành lập Ban chỉ đạo
- Thành phần:
+ Đại diện Lãnh đạo Ban Dân tộc;
+ Đại diện lãnh đạo, chuyên viên
phòng chuyên môn;
+ Đại diện lãnh đạo, chuyên viên
Phòng Dân tộc huyện;
+ Đại diện lãnh đạo và chuyên viên xã
triển khai xây dựng Mô hình;
- Nhiệm vụ Ban chỉ đạo;
+ Xây dựng và tổ chức triển khai Kế
hoạch xây dựng Mô hình điểm;
+ Đánh giá sơ kết, tổng kết Mô hình điểm.
2. Thành lập Nhóm nòng cốt (do xã quyết định)
- Thành phần: Đại diện Chi ủy Chi bộ,
người có uy tín; Trưởng thôn, bản; Trưởng ban Công tác mặt trận; đại diện Chi hội
phụ nữ, Chi đoàn Thanh niên; Chi hội Cựu chiến binh của các thôn, bản (Lựa chọn
những người có khả năng tiếp thu và truyền tải thông tin đến hộ dân).
- Nhiệm vụ: Nhóm nòng cốt trở thành
tuyên truyền viên trực tiếp tuyên truyền đến các hộ gia đình trong thôn, bản những
nội dung được tiếp thu tại Hội nghị tập huấn và tài liệu được cung cấp; báo cáo
kết quả Ban chỉ đạo (số hộ dân được tuyên truyền, nội dung tuyên truyền, nhận
thức của đối tượng sau khi được tuyên truyền....)