BỘ TÀI CHÍNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2096/QĐ-BTC
|
Hà Nội, ngày 23 tháng 6 năm 2025
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
LĨNH VỰC QUẢN LÝ CÔNG SẢN, TÀI CHÍNH ĐẤT ĐAI THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA
BỘ TÀI CHÍNH
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Nghị định số 29/2025/NĐ-CP ngày 24
tháng 02 năm 2025 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08
tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số
48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số
Điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số
92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều
của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 125/2025/NĐ-CP ngày 11
tháng 6 năm 2025 của Chính phủ quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền
địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 127/2025/NĐ-CP ngày 11
tháng 6 năm 2025 của Chính phủ quy định về phân cấp thẩm quyền quản lý nhà nước
trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31
tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ
tục hành chính;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục
Quản lý công sản.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 08 thủ tục hành
chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực quản lý công sản thuộc phạm vi chức năng
quản lý của Bộ Tài chính.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
01/7/2025.
Bãi bỏ STT 1 Phần I, Phần II tại
Quyết định số 1327/QĐ-BTC ngày 11/4/2025 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, bị bãi bỏ lĩnh vực quản
lý công sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính; STT 1 Phần I, mục
1 Phần II tại Quyết định số 2589/QĐ-BTC ngày 31/10/2024 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, bị bãi bỏ lĩnh vực quản
lý công sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính; STT1, STT 4 Phần
I, mục 1, mục 4 Phần II tại Quyết định số 143/QĐ-BTC ngày 24/01/2025 của Bộ Tài
chính về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc lĩnh vực quản lý
công sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính; STT 1, STT 2, STT 6, STT 11 Phần
I, mục 1, mục 2, mục 6, mục 11 Phần II tại Quyết định số 1477/QĐ-BTC ngày
24/4/2025 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc công bố thủ tục hành chính mới ban
hành lĩnh vực quản lý công sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài
chính.
Điều 3. Cục trưởng Cục Quản lý
công sản, Chánh Văn phòng Bộ và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ (Cục Kiểm soát TTHC);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở TW;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Sở Tài chính các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cổng dịch vụ công quốc gia;
- Cổng TTĐT Bộ Tài chính;
- Văn phòng Bộ;
- Lưu: VT, QLCS ( 120b).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Bùi Văn Khắng
|
PHỤ LỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG
LĨNH VỰC QUẢN LÝ CÔNG SẢN, TÀI CHÍNH ĐẤT ĐAI THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC CỦA BỘ TÀI CHÍNH
(Kèm theo Quyết định số 2096/QĐ-BTC ngày 23 tháng 6
năm 2025 của Bộ Tài chính)
PHẦN I. DANH
MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
TT
|
Số hồ sơ
TTHC
|
Tên thủ tục
hành chính
|
Tên VBQPPL
quy định nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế
|
Lĩnh vực
|
Cơ quan thực
hiện
|
Số QĐ đã
công bố TTHC được sửa đổi, bổ sung
|
1
|
3.000410
|
Quyết định xác lập
quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản không có người thừa kế
|
Nghị định số 125/2025/NĐ-CP ngày
11 tháng 6 năm 2025 của Chính phủ quy định về phân định thẩm quyền của chính
quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính
|
Quản
lý công sản
|
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
|
Quyết
định số 1327/QĐ-BTC ngày 11/4/2025
|
2
|
1.012994
|
Khấu trừ kinh phí bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư
|
Nghị định số 125/2025/NĐ-CP ngày
11 tháng 6 năm 2025 của Chính phủ quy định về phân định thẩm quyền của chính
quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính
|
Tài
chính đất đai
|
- Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân
nhân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao.
|
Quyết
định số 2589/QĐ-BTC ngày 31/10/2024
|
3
|
3.000327
|
Giao tài sản kết cấu
hạ tầng thủy lợi
|
Nghị định số 125/2025/NĐ-CP ngày
11 tháng 6 năm 2025 của Chính phủ quy định về phân định thẩm quyền của chính
quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính
|
Quản
lý công sản
|
Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp xã
|
Quyết
định số 143/QĐ-BTC ngày 24/01/2025 của Bộ Tài chính
|
4
|
3.000326
|
Thanh lý tài sản kết
cấu hạ tầng thủy lợi; xử lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi trong trường hợp
bị mất, hủy hoại
|
Nghị định số 125/2025/NĐ-CP ngày
11 tháng 6 năm 2025 của Chính phủ quy định về phân định thẩm quyền của chính
quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính
|
Quản
lý công sản
|
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban
nhân dân cấp xã
|
Quyết
định số 143/QĐ-BTC ngày 24/01/2025
|
5
|
3.000424
|
Chuyển từ hình thức
giao tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia/đô thị không tính thành phần
vốn nhà nước tại doanh nghiệp sang hình thức tính thành phần vốn nhà nước tại
doanh nghiệp
|
Nghị định số 127/2025/NĐ-CP ngày
11 tháng 6 năm 2025 của Chính phủ quy định về phân định thẩm quyền của chính
quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính
|
Quản
lý công sản
|
Bộ trưởng Bộ Xây dựng (đối với
đường sắt quốc gia)
Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh (đối với đường sắt đô thị)
|
Quyết
định số 1477/QĐ-BTC ngày 24/4/2025
|
6
|
3.000425
|
Khai
thác tài sản KCHT đường sắt quốc gia/đô thị theo phương thức cơ quan quản lý
tài sản trực tiếp tổ chức khai thác (đối với tài sản liên quan đến quốc
phòng, an ninh quốc gia)
|
Nghị định số 127/2025/NĐ-CP ngày
11 tháng 6 năm 2025 của Chính phủ quy định về phân định thẩm quyền của chính
quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính
|
Quản
lý công sản
|
Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh
|
Quyết
định số 1477/QĐ-BTC ngày 24/4/2025
|
7
|
3.000429
|
Điều chuyển tài sản KCHT đường sắt quốc gia/đô thị.
|
Nghị định số 127/2025/NĐ-CP ngày
11 tháng 6 năm 2025 của Chính phủ quy định về phân định thẩm quyền của chính
quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính
|
Quản
lý công sản
|
Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng
Bộ trưởng Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh
|
Quyết
định số 1477/QĐ-BTC ngày 24/4/2025
|
8
|
3.000434
|
Sử dụng tài sản KCHT đường sắt quốc gia/đô thị để tham gia dự án đầu tư
theo phương thức đối tác công tư
|
Nghị định số 127/2025/NĐ-CP ngày
11 tháng 6 năm 2025 của Chính phủ quy định về phân định thẩm quyền của chính
quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính
|
Quản
lý công sản
|
Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh
|
Quyết
định số 1477/QĐ-BTC ngày 24/4/2025
|
PHẦN II. NỘI
DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ
TÀI CHÍNH
1. Thủ tục: “Quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản
không có người thừa kế”
a. Trình
tự thực hiện:
a1) Trong
thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản từ chối quyền hưởng di sản của
người thừa kế hoặc bản án, quyết định của Tòa án xác định người đó không được
quyền hưởng di sản thừa kế theo quy định của pháp luật về dân sự hoặc kể từ
ngày hết thời hiệu yêu cầu chia di sản mà không có người chiếm hữu theo quy định
của pháp luật dân sự hoặc kể từ ngày nhận được văn bản từ bỏ phần quyền sở hữu
đối với tài sản sở hữu chung quy định tại khoản 4 Điều 218 Bộ luật Dân sự, tổ
chức hành nghề công chứng nơi mở thừa kế có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ gửi cơ
quan chuyên môn được Ủy ban nhân dân cấp xã giao thực hiện[1].
a2) Đối với di sản không có
người thừa kế thuộc thẩm quyền xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp xã[2],
trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản a1, cơ quan chuyên môn được Ủy ban nhân dân cấp xã giao thực
hiện1 có trách nhiệm lập Tờ trình kèm hồ sơ quy
định tại khoản a1 trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã2 xem xét, quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.
a3) Đối với di sản không có
người thừa kế thuộc thẩm quyền xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
quy định tại khoản a1, cơ quan chuyên môn được Ủy
ban nhân dân cấp xã giao thực hiện1 có trách nhiệm
lập Tờ trình kèm bản sao hồ sơ quy định tại khoản a1,
gửi Ủy ban nhân dân cấp xã[3] để tổng hợp gửi Sở Tài chính trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
xem xét, quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp xã3 gửi, Sở Tài chính trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét,
quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.
a4) Trong thời hạn 15 ngày, kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ do cơ quan chuyên môn được Ủy ban nhân dân cấp xã
giao thực hiện1, Sở Tài chính theo quy định
tại khoản a2, khoản a3, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã2, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định xác lập quyền
sở hữu toàn dân về tài sản. Trường hợp tài sản là di sản không có người thừa kế
là bất động sản thì Quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản được gửi
đến cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh hoặc tổ chức đăng ký đất đai
và các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.
b. Cách
thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu chính hoặc điện tử trong trường
hợp đã có chữ ký số.
c. Thành
phần, số lượng hồ sơ:
c1. Thành phần hồ sơ:
Báo cáo quá trình mở thừa kế đối
với di sản: bản chính;
Bảng kê chủng loại, số lượng,
khối lượng, hiện trạng của di sản, giá trị (nếu có thông tin về giá trị): bản
chính;
Các hồ sơ, tài liệu liên quan
đến quá trình mở thừa kế, văn bản từ chối quyền hưởng di sản, bản án hoặc quyết
định của Tòa án xác định người không được quyền hưởng di sản thừa kế (nếu có):
bản sao;
Văn bản từ bỏ phần quyền sở hữu
đối với tài sản sở hữu chung quy định tại khoản 4 Điều 218 Bộ luật Dân sự: bản
chính.
c2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d. Thời hạn giải quyết:
- Đối với tài
sản thuộc thẩm quyền xác lập của Ủy ban nhân dân cấp xã: 29 ngày.
- Đối với tài
sản thuộc thẩm quyền xác lập của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: 36 ngày.
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Tổ chức hành nghề công chứng nơi mở thừa kế.
e. Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
g. Kết quả thực hiện thủ
tục hành chính: Quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về
tài sản.
h. Phí, lệ phí: Không
có.
i. Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính: Không có.
k. Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính: Điều 28 Nghị định số 77/NĐ-CP ngày 01/4/2025 của Chính
phủ quy định thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử
lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân (được sửa đổi, bổ sung tại
Điều 21 Nghị định số 125/2025/NĐ-CP ngày 11/6/2025 của Chính phủ quy định về
phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý
nhà nước của Bộ Tài chính).
2. Thủ tục: “Khấu trừ kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư”
a. Trình tự thực hiện:
a1) Người sử dụng
đất phối hợp với đơn vị, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư lập
và nộp Hồ sơ đề nghị khấu trừ kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cùng với
hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất tại Văn
phòng đăng ký đất đai hoặc cơ quan có chức năng quản lý đất đai hoặc bộ phận một
cửa liên thông.
a2) Văn phòng
đăng ký đất đai hoặc cơ quan có chức năng quản lý đất đai hoặc bộ phận một cửa
liên thông chuyển các hồ sơ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 16 Nghị định số
103/2024/NĐ-CP ngày 31/7/2024 của Chính phủ cho Ủy ban nhân dân cấp xã.
a3) Căn cứ vào chứng
từ, hồ sơ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 16 Nghị định số 103/2024/NĐ-CP ngày
31/7/2024 của Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện rà soát và có văn bản
xác nhận số tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được trừ vào tiền sử dụng đất,
tiền thuê đất gửi cho cơ quan thuế thực hiện việc trừ số tiền ứng trước vào tiền
sử dụng đất, tiền thuê đất.
Trường hợp giải
phóng mặt bằng trên địa bàn từ 02 xã trở lên thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
quyết định việc giao cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân
dân cấp xã xác nhận số tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được trừ vào tiền sử
dụng đất, tiền thuê đất phải nộp[4].
b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu chính hoặc điện
tử trong trường hợp đã có chữ ký số.
c. Thành phần, số lượng hồ sơ:
c1. Thành phần hồ
sơ: (khoản 2 Điều 16, khoản 2 Điều 31 Nghị định số 103/2024/NĐ-CP ngày
30/7/2024 của Chính phủ):
Văn bản của người
thực hiện dự án đề nghị được khấu trừ kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:
01 bản chính;
Phương án bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt: 01 bản sao;
Chứng từ chuyển
tiền của người thực hiện dự án cho đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư: 01 bản sao;
Bảng kê thanh
toán kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư do đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm
vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư lập; trong đó có các nội dung về số tiền đã
chi trả, số chứng từ chi trả, ngày, tháng chi tiền, người nhận tiền: 01 bản
chính.
c2. Số lượng hồ
sơ: 01 bộ.
d. Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người sử dụng đất và Tổ chức
làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.
e. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ
quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/Ủy ban nhân dân cấp xã.
g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản xác nhận số tiền bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của Ủy ban
nhân dân cấp xã hoặc cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/Ủy ban nhân dân cấp
xã gửi cho cơ quan thuế thực hiện việc trừ số tiền ứng trước vào tiền sử dụng đất,
tiền thuê đất.
h. Phí, lệ phí: Không có.
i. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Người thực hiện dự án
tự nguyện ứng trước kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
k. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 103/2024/NĐ-CP
ngày 30/7/2024 của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, Nghị
định số 125/2025/NĐ-CP ngày 11/6/2025 quy định về phân định thẩm quyền của
chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.
3. Thủ tục: “Giao tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi”
3.1. Trường hợp giao tài sản kết cấu
hạ tầng thủy lợi được đầu tư xây dựng do Bộ Nông nghiệp và Môi trường/Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý
a. Trình
tự thực hiện:
a1) Chủ đầu tư dự án lập
hồ sơ đề nghị giao tài sản gửi cơ quan chuyên môn về thủy lợi thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường /cơ quan chuyên môn về thủy lợi
cấp tỉnh.
a2) Cơ quan chuyên
môn về thủy lợi thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường trình
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường xem xét,
quyết định giao tài sản (đối với tài sản kết cấu hạ tầng
thủy lợi do Bộ Nông nghiệp và Môi trường quản lý).
Cơ quan chuyên môn về thủy lợi cấp tỉnh chủ
trì, phối hợp với cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công
cấp tỉnh và cơ quan, đơn vị có liên quan của địa phương trình Uỷ ban nhân
dân cấp tỉnh xem xét, quyết định giao tài sản (đối với tài
sản kết cấu hạ tầng thủy lợi do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý).
b. Cách
thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu chính hoặc điện tử trong trường
hợp đã có chữ ký số.
c. Thành phần, số lượng
hồ sơ:
c1) Thành phần hồ sơ:
Tờ trình của chủ đầu tư dự án về việc giao tài sản
cho đối tượng quản lý: 01 bản chính.
Văn bản đề nghị được giao tài sản của
đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định số 8/2025/NĐ-CP (trong
trường hợp dự kiến giao tài sản cho doanh nghiệp nhà nước hoặc đơn
vị sự nghiệp công lập): 01 bản chính (áp dụng đối với trường hợp giao tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi do Uỷ ban nhân dân cấp
tỉnh quản lý).
Danh mục tài sản đề nghị giao (tên tài sản, địa
chỉ, loại công trình; năm xây dựng, năm đưa vào sử dụng; quy mô công trình;
diện tích đất gắn với công trình thủy lợi; nguyên giá tài sản xác định
theo khoản 3 Điều 11 Nghị định số 8/2025/NĐ-CP ngày 09/01/2025): 01 bản
chính. Danh mục tài sản theo Mẫu số 01/DM tại Phụ lục ban hành
kèm theo Nghị định số 8/2025/NĐ-CP.
Hồ sơ hoàn thành công trình: Quyết định phê
duyệt dự án đầu tư; bản vẽ hoàn công; quy trình vận hành, quy trình bảo trì;
biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình/hạng mục công trình thủy lợi: 01 bản
sao.
Văn bản phê duyệt quyết toán/Biên bản nghiệm thu
A-B (trong trường hợp chưa có văn bản phê duyệt quyết toán): 01 bản sao.
Hồ sơ pháp lý về đất đai (nếu có): 01 bản sao.
Giấy tờ khác có liên quan (nếu có): 01 bản sao.
c2) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d. Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ của Chủ đầu tư dự án:
+ Cơ quan chuyên môn về thủy lợi thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường xem xét, quyết định giao tài
sản.
+ Cơ quan về thủy lợi cấp tỉnh chủ trì, phối hợp
với cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công cấp tỉnh và cơ
quan, đơn vị có liên quan của địa phương trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem
xét, quyết định giao tài sản.
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Chủ đầu tư dự án.
e. Cơ quan giải quyết thủ tục hành
chính: Bộ Nông nghiệp và Phát Môi trường, Uỷ ban nhân
dân cấp tỉnh.
g. Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Uỷ ban nhân
dân cấp tỉnh.
h. Phí, lệ phí: Không.
i. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính: Không.
k. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính: Khoản 2, khoản 3 Điều 7; khoản 2 Điều 8 Nghị định số 8/2025/NĐ-CP ngày
09/01/2025 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết
cấu hạ tầng thủy lợi.
3.2 Trường hợp giao tài sản kết cấu
hạ tầng thủy lợi được đầu tư xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý
a. Trình
tự thực hiện:
a1) Chủ đầu tư dự án lập hồ
sơ đề nghị giao tài sản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã.
a2) Uỷ ban nhân dân cấp
xã xem xét, quyết định giao tài sản[5].
b. Cách
thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu chính hoặc điện tử trong trường
hợp đã có chữ ký số.
c. Thành
phần, số lượng hồ sơ:
c1) Thành phần hồ sơ:
Tờ trình của chủ đầu tư dự án về việc giao tài sản
cho đối tượng quản lý: 01 bản chính.
Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây
dựng: 01 bản chính.
Văn bản đề nghị được giao tài sản của
đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định số 8/2025/NĐ-CP (trong trường hợp dự kiến giao tài sản cho đơn vị
sự nghiệp công lập cấp huyện): 01 bản chính.
Danh mục tài sản đề nghị giao (tên tài sản, địa
chỉ, loại công trình; năm xây dựng, năm đưa vào sử dụng; quy mô công trình;
diện tích đất gắn với công trình thủy lợi; nguyên giá tài sản xác định
theo khoản 3 Điều 11 Nghị định số 08/2025/NĐ-CP):
01 bản chính. Danh mục tài sản theo Mẫu số 01/DM tại Phụ lục ban hành kèm
theo Nghị định số 08/2025/NĐ-CP.
Hồ sơ hoàn thành công trình: Quyết định phê
duyệt dự án đầu tư; bản vẽ hoàn công; quy trình vận hành, quy trình bảo trì;
biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình/hạng mục công trình thủy lợi: 01 bản
sao.
Văn bản phê duyệt quyết toán/Biên bản nghiệm thu
A-B (trong trường hợp chưa có văn bản phê duyệt quyết toán): 01 bản sao.
Hồ sơ pháp lý về đất đai (nếu có): 01 bản sao.
Giấy tờ khác có liên quan (nếu có): 01 bản sao.
c2) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d. Thời hạn giải quyết: 60
ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
đ. Đối tượng thực hiện
thủ tục hành chính: Chủ đầu tư dự án.
e. Cơ quan giải quyết thủ
tục hành chính: Uỷ ban nhân dân cấp xã.
g. Kết quả thực hiện thủ
tục hành chính: Quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng thủy
lợi của Uỷ ban nhân dân cấp xã.
h. Phí, lệ phí: Không.
i. Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính: Không.
k. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Nghị định số 08/2025/NĐ-CP ngày
09/01/2025 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết
cấu hạ tầng thủy lợi, Nghị định số 125/2025/NĐ-CP ngày 11/6/2025 của Chính phủ
quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực
quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.
4. Thủ tục: “Thanh lý
tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi; xử lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi trong
trường hợp bị mất, hủy hoại”
4.1 Trường hợp thanh lý tài sản kết cấu
hạ tầng thủy lợi; xử lý tài sản kết cấu hạ tầng trong trường hợp bị mất, hủy hoại
(đối với tài sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý)
a. Trình tự thực hiện:
a1) Doanh
nghiệp có tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều
23, khoản 1 Điều 24 Nghị định số 8/2025/NĐ-CP lập hồ sơ đề nghị
thanh lý/xử lý tài sản gửi cơ
quan chuyên môn về thủy lợi cấp tỉnh.
a2) Cơ
quan chuyên môn về thủy lợi cấp tỉnh xem xét, quyết định thanh lý/xử lý đối với
tài sản thuộc thẩm quyền quyết định thanh lý/xử
lý của mình theo phân cấp quy định tại khoản 2 Điều 23, khoản 2 Điều 24 Nghị định
số 8/2025/NĐ-CP hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị
thanh lý/xử lý tài sản không phù hợp.
Cơ quan chuyên môn về thủy lợi cấp
tỉnh xem xét, có văn bản báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với tài sản thuộc thẩm quyền quyết định thanh lý/xử lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
a3) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết
định thanh lý/xử lý tài sản theo thẩm quyền hoặc
có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị thanh lý/xử lý tài sản không phù hợp.
b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực
tiếp hoặc qua bưu chính hoặc điện tử trong trường hợp đã có
chữ ký số.
c. Thành phần, số lượng hồ sơ:
c1) Thành phần hồ sơ:
Văn bản đề nghị thanh lý/xử lý tài
sản (trong đó xác định cụ thể việc thanh lý/ xử
lý tài sản thuộc trường hợp nào theo quy định tại khoản 1 Điều 23, khoản 1 Điều
24 Nghị định số 8/2025/NĐ-CP): 01 bản chính.
Tờ trình của cơ quan chuyên môn về
thủy lợi cấp tỉnh: 01 bản chính.
Danh mục tài sản đề nghị thanh
lý/xử lý (chủng loại, số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại, tình trạng tài sản):
01 bản chính.
Hồ sơ có liên quan khác (nếu có):
01 bản sao.
c2) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d. Thời hạn giải quyết:
- Doanh nghiệp có tài sản thuộc
trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 23, khoản 1 Điều 24 Nghị định số 8/2025/NĐ-CP lập
hồ sơ đề nghị thanh lý/xử lý tài sản gửi cơ quan chuyên môn về thủy lợi cấp tỉnh.
- Trong thời hạn 45 ngày, kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ của doanh nghiệp có tài sản, cơ quan chuyên môn về thủy lợi
cấp tỉnh:
+ Xem xét, quyết định thanh lý/xử
lý đối với tài sản thuộc thẩm quyền quyết định
thanh lý/xử lý của mình theo phân cấp quy định tại khoản 2 Điều 23, khoản 2 Điều
24 Nghị định số 8/2025/NĐ-CP hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp
đề nghị thanh lý/xử lý tài sản không phù hợp.
+ Xem
xét, có văn bản báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối
với tài sản thuộc thẩm quyền quyết định thanh
lý/xử lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ của cơ quan chuyên môn về thủy lợi cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh quyết định thanh lý/xử lý tài sản theo thẩm
quyền hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị thanh lý/xử lý tài sản
không phù hợp.
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Doanh nghiệp có tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi cần được thanh lý/xử
lý.
e. Cơ quan giải quyết thủ tục hành
chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn về thủy lợi cấp tỉnh.
g. Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Quyết định về thanh lý/xử lý tài sản kết cấu hạ tầng
trong trường hợp bị mất, hủy hoại của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên
môn về thủy lợi cấp tỉnh.
h. Phí, lệ phí: Không.
i. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ
tục hành chính: Không.
k. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính: Khoản 4, khoản 5 Điều 23; khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 24 Nghị định số 08/2025/NĐ-CP ngày
09/01/2025 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết
cấu hạ tầng thủy lợi.
4.2 Trường hợp thanh lý tài sản kết cấu
hạ tầng thủy lợi; xử lý tài sản kết cấu hạ tầng trong trường hợp bị mất, hủy hoại
(đối với tài sản tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi do Ủy ban nhân dân cấp xã quản
lý)
a. Trình tự thực hiện:
a1) Doanh nghiệp có tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 23, khoản 1 Điều
24 Nghị định số 08/2025/NĐ-CP lập hồ sơ đề nghị
thanh lý/xử lý tài sản gửi Ủy ban nhân
dân cấp xã.
a2) Ủy ban
nhân dân cấp xã xem xét, quyết định thanh lý/xử lý tài sản
theo thẩm quyền hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị
thanh lý/xử lý tài sản không phù hợp[6].
b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp
hoặc qua bưu chính hoặc điện tử trong trường hợp đã có chữ ký số.
c. Thành phần, số lượng
hồ sơ:
c1) Thành phần hồ sơ:
Văn bản đề nghị
thanh lý/xử lý tài sản (trong đó xác định cụ thể việc xử
lý tài sản thuộc trường hợp nào theo quy định tại khoản 1 Điều 23, khoản 1 Điều
24 Nghị định số 08/2025/NĐ-CP): 01 bản chính.
Danh mục tài sản
đề nghị thanh lý/xử lý (chủng loại, số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại, tình
trạng tài sản): 01 bản chính.
Hồ sơ có liên
quan khác (nếu có): 01 bản sao.
c2) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d. Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ,
đ. Đối tượng thực hiện
thủ tục hành chính: Doanh nghiệp có tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi cần được
thanh lý, xử lý.
e. Cơ quan giải quyết thủ
tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.
g. Kết quả thực hiện thủ
tục hành chính: Quyết định về thanh lý/xử lý tài sản kết cấu
hạ tầng trong trường hợp bị mất, hủy hoại của Ủy ban nhân dân cấp xã.
h. Phí, lệ phí: Không.
i. Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính: Không.
k. Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính: Nghị định số 08/2025/NĐ-CP
ngày 09/01/2025 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản
kết cấu hạ tầng thủy lợi, Nghị định số 125/2025/NĐ-CP ngày 11/6/2025 của Chính
phủ quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong
lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.
5. Tên thủ tục: “Chuyển từ hình thức giao tài sản kết cấu hạ tầng
đường sắt quốc gia/đô thị không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp
sang hình thức tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp”
5.1.
Đối với tài sản kết
cấu hạ tầng đường sắt quốc gia
a. Trình tự thực hiện:
a1) Doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt
quốc gia lập hồ sơ đề nghị chuyển từ hình thức giao tài sản kết cấu hạ tầng đường
sắt quốc gia không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp sang hình thức
tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, gửi Bộ Xây dựng.
a2) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được
đầy đủ hồ sơ theo quy định, Bộ trưởng Bộ Xây dựng xem xét, quyết định chuyển từ
hình thức giao tài sản không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp sang
hình thức tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp hoặc có văn bản chỉ đạo
trong trường hợp đề nghị chuyển hình thức giao tài sản chưa phù hợp[7].
b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua
bưu chính hoặc điện tử trong trường hợp đã có chữ ký số.
c. Thành phần, số lượng hồ sơ:
c1. Thành phần hồ sơ (khoản 2 Điều 7 Nghị định
số 15/2025/NĐ-CP ngày 03/02/2025 của Chính phủ):
- Văn
bản của doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt quốc gia về việc đề nghị chuyển
từ hình thức giao tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia không tính thành
phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp sang hình thức tính thành phần vốn nhà nước
tại doanh nghiệp (kèm theo bản sao Phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ tại
doanh nghiệp bằng giá trị tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được cơ
quan, người có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về quản lý, sử
dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp): bản chính.
- Văn
bản của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp quản lý tài sản
đường sắt quốc gia: bản chính.
-
Danh mục tài sản (tên tài sản, tên tuyến, địa chỉ, năm đưa vào sử dụng; thông số
cơ bản (chiều dài, diện tích, khối lượng,...); nguyên giá, giá trị còn lại theo
sổ kế toán; giá trị tài sản được xác định, quyết định theo quy định tại khoản 3
Điều này; tình trạng sử dụng của tài sản): bản chính.
- Hồ
sơ pháp lý về tài sản (Quyết định giao, điều chuyển tài sản, Biên bản giao, tiếp
nhận tài sản hoặc các giấy tờ, tài liệu khác chứng minh quyền quản lý, sử dụng
tài sản): bản sao.
- Giấy
tờ khác có liên quan (nếu có): bản sao.
c2. Số lượng hồ
sơ: 01 bộ.
d.
Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ.
đ.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp quản lý đường sắt quốc gia.
e.
Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ
trưởng Xây dựng.
g.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng phủ về việc chuyển
từ hình thức giao tài sản không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp
sang hình thức tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
h.
Phí, lệ phí: Không có.
i.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính: Không
k.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị
định số 15/2025/NĐ-CP ngày 03/02/2025 của Chính phủ, Nghị định số
127/2025/NĐ-CP ngày 11/6/2025 của Chính phủ.
5.2.
Đối với tài sản KCHT đường sắt đô thị
a. Trình tự thực hiện:
a1) Doanh nghiệp quản lý
tài sản đường sắt đô thị lập hồ sơ đề nghị chuyển từ hình thức giao tài sản kết
cấu hạ tầng đường sắt đô thị không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp
sang hình thức tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, gửi Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh.
a2) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ
sơ theo quy định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định chuyển từ hình
thức giao tài sản không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp sang hình
thức tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp hoặc có văn bản hồi đáp
trong trường hợp đề nghị chuyển hình thức giao tài sản chưa phù hợp.
b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua
bưu chính hoặc điện tử trong trường hợp đã có chữ ký số.
c. Thành phần, số lượng hồ sơ:
c1. Thành phần hồ sơ (khoản
2 Điều 10 Nghị định số 15/2025/NĐ-CP ngày 03/02/2025 của Chính phủ):
- Văn
bản của doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt đô thị về việc đề nghị chuyển từ
hình thức giao tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị không tính thành phần vốn
nhà nước tại doanh nghiệp sang hình thức tính thành phần vốn nhà nước tại doanh
nghiệp (kèm theo bản sao Phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ tại doanh nghiệp
bằng giá trị tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị được cơ quan, người có thẩm
quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu
tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp): bản chính.
-
Danh mục tài sản (tên tài sản, tên tuyến, địa chỉ, năm đưa vào sử dụng; thông số
cơ bản (chiều dài, diện tích, khối lượng,...); nguyên giá, giá trị còn lại theo
sổ kế toán; giá trị tài sản được xác định, quyết định theo quy định tại khoản 3
Điều này; tình trạng sử dụng của tài sản): bản chính.
- Hồ
sơ pháp lý về tài sản (Quyết định giao, điều chuyển tài sản, Biên bản giao, tiếp
nhận tài sản hoặc các giấy tờ, tài liệu khác chứng minh quyền quản lý, sử dụng
tài sản): 01 bản sao.
- Giấy
tờ khác có liên quan (nếu có): bản sao.
c2. Số lượng hồ
sơ: 01 bộ.
d.
Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ.
đ.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt đô thị.
e.
Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh.
g.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc chuyển
từ hình thức giao tài sản không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp
sang hình thức tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
h.
Phí, lệ phí: Không có.
i.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính: Không
k.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị
định số 15/2025/NĐ-CP ngày 03/02/2025 của Chính phủ, Nghị định số
127/2025/NĐ-CP ngày 11/6/2025 của Chính phủ.
6. Tên thủ
tục: “Khai thác tài sản KCHT đường sắt quốc gia/đô thị theo phương thức cơ
quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác (đối với tài sản liên quan đến
quốc phòng, an ninh quốc gia)”.
6.1. Đối với tài sản KCHT
đường sắt quốc gia
a. Trình tự thực hiện:
a1)
Doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt quốc gia lập Đề án khai thác tài sản,
trình Bộ Xây dựng.
a2)
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại điểm b,
c và d khoản 3 Điều 16 Nghị định số
15/2025/NĐ-CP, Bộ trưởng Bộ Xây dựng xem xét,
phê duyệt Đề án[8].
b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu chính
hoặc nộp điện tử (trong trường hợp đã có chữ ký số).
c.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
c1. Thành phần hồ sơ:
Đề
án khai thác tài sản KCHT đường sắt quốc gia do doanh nghiệp quản lý tài sản
đường sắt quốc gia lập theo Mẫu số 02A tại Phụ lục ban hành kèm theo
Nghị định này sau khi được hoàn thiện: 01 bản chính;
Các hồ
sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao.
d.
Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ.
đ.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý đường sắt quốc gia.
e.
Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
g.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt Đề án khai thác tài sản.
h.
Phí, lệ phí: Không có.
i.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính: Không.
k.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị
định số 15/2025/NĐ-CP ngày 03/02/2025 của Chính phủ, Nghị định số
127/2025/NĐ-CP ngày 11/6/2025 của Chính phủ.
6.2. Đối với tài sản KCHT đường
sắt đô thị
a. Trình tự thực hiện:
a1)
Doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt đô thị đô thị lập Đề án khai thác tài sản,
trình cấp tỉnh.
a2) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ
sơ quy định tại điểm b, c và d khoản 3 Điều 33 Nghị định số
15/2025/NĐ-CP, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
xem xét, phê duyệt Đề án[9].
b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu chính
hoặc nộp điện tử (trong trường hợp đã có chữ ký số).
c.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
c1. Thành phần hồ sơ:
Văn bản
của doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt đô thị đô thị về việc đề nghị phê
duyệt Đề án: 01 bản chính;
Đề
án khai thác tài sản cấu hạ tầng đường sắt đô thị do doanh nghiệp quản lý đường
sắt đô thị lập theo Mẫu số 02A tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định
này: 01 bản chính;
Ý
kiến của các cơ quan có liên quan (nếu có): 01 bản sao;
Các hồ
sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao.
c2. Số lượng hồ
sơ: 01 bộ.
d.
Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ.
đ.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý đường sắt đô thị.
e.
Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
g.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt Đề án khai thác tài sản KCHT đường
sắt đô thị.
h.
Phí, lệ phí: Không có.
i.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính: Không.
k.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị
định số 15/2025/NĐ-CP ngày 03/02/2025 của Chính phủ, Nghị định số 127/2025/NĐ-CP ngày 11/6/2025 của Chính phủ.
7. Tên thủ
tục: “Điều chuyển tài sản KCHT đường sắt quốc
gia/đô thị”.
7.1.
Đối với tài sản KCHT đường sắt quốc gia
a. Trình tự thực hiện:
a1)
Doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt quốc gia lập hồ sơ đề nghị điều chuyển
tài sản, trình cơ quan, người có thẩm quyền.
a2)
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại điểm a
khoản 4 Điều 23 Nghị định số 15/2025/NĐ-CP, cơ quan, người có thẩm quyền xem
xét, quyết định điều chuyển tài sản đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền hoặc
có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị điều chuyển tài sản chưa phù hợp.
Trường
hợp việc điều chuyển tài sản thuộc thẩm quyền quyết định Bộ trưởng Bộ Tài chính
thì Bộ Xây dựng lập hồ sơ đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định điều
chuyển tài sản hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị điều chuyển tài
sản chưa phù hợp
b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu chính
hoặc nộp điện tử (trong trường hợp đã có chữ ký số).
c. Thành phần, số lượng hồ sơ:
c1. Thành phần hồ sơ:
Văn bản của Doanh nghiệp
quản lý tài sản đường sắt quốc gia về việc đề nghị điều chuyển tài sản: 01 bản
chính;
Văn bản
đề nghị được tiếp nhận tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cơ quan quản lý
cấp trên (nếu có) của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó, Doanh nghiệp quản lý tài sản
đường sắt quốc gia quốc gia quốc gia và cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước
tại doanh nghiệp đó: 01 bản chính;
Trường
hợp việc điều chuyển tài sản do thay đổi về đối tượng quản lý, phân cấp quản lý
thì không bắt buộc phải có văn bản đề nghị được tiếp nhận tài sản của cơ quan,
tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt quốc gia tiếp nhận tài
sản;
Danh
mục tài sản đề nghị điều chuyển (tên tài sản, tên tuyến, địa chỉ, năm đưa vào sử
dụng; thông số cơ bản (chiều dài, diện tích, khối lượng,…); nguyên giá, giá trị
còn lại; tình trạng sử dụng của tài sản); lý do điều chuyển: 01 bản chính;
Các hồ sơ có liên quan
khác (nếu có): 01 bản sao.
c2. Số lượng hồ
sơ: 01 bộ.
d.
Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ.
đ.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt quốc gia.
e.
Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
g.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết
định điều chuyển tài sản KCHT đường sắt quốc gia.
h.
Phí, lệ phí: Không có.
i.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính: Không.
k.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị
định số 15/2025/NĐ-CP ngày 03/02/2025 của Chính phủ, Nghị định số
127/2025/NĐ-CP ngày 11/6/2025 của Chính phủ.
7.2.
Đối với tài sản KCHT đường sắt đô thị
a. Trình tự thực hiện:
a1)
Doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt đô thị lập hồ sơ đề nghị điều chuyển tài
sản, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
a2)
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại điểm a
khoản 4 Điều 23 Nghị định số 15/2025/NĐ-CP, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định điều chuyển tài sản đối với các trường
hợp thuộc thẩm quyền hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị điều chuyển
tài sản chưa phù hợp[10].
b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu chính
hoặc nộp điện tử (trong trường hợp đã có chữ ký số).
c. Thành phần, số lượng hồ sơ:
c1. Thành phần hồ sơ:
Văn bản của doanh nghiệp
quản lý tài sản đường sắt đô thị về việc đề nghị điều chuyển tài sản: 01 bản
chính;
Văn bản
đề nghị được tiếp nhận tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cơ quan quản lý
cấp trên (nếu có) của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó, doanh nghiệp quản lý tài sản
đường sắt đô thị và cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp
đó: 01 bản chính;
Trường
hợp việc điều chuyển tài sản do thay đổi về đối tượng quản lý, phân cấp quản lý
thì không bắt buộc phải có văn bản đề nghị được tiếp nhận tài sản của cơ quan,
tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt đô thị tiếp nhận tài sản;
Danh
mục tài sản đề nghị điều chuyển (tên tài sản, tên tuyến, địa chỉ, năm đưa vào sử
dụng; thông số cơ bản (chiều dài, diện tích, khối lượng,…); nguyên giá, giá trị
còn lại; tình trạng sử dụng của tài sản); lý do điều chuyển: 01 bản chính;
Các hồ sơ có liên quan
khác (nếu có): 01 bản sao.
c2. Số lượng hồ
sơ: 01 bộ.
d.
Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ.
đ.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt đô thị.
e.
Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
g.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết
định điều chuyển tài sản KCHT đường sắt đô thị.
h.
Phí, lệ phí: Không có.
i.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính: Không.
k.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị
định số 15/2025/NĐ-CP ngày 03/02/2025 của Chính phủ, Nghị định số
127/2025/NĐ-CP ngày 11/6/2025 của Chính phủ.
8) Tên thủ
tục: “Sử dụng tài sản KCHT đường sắt quốc gia/đô thị được đầu tư theo phương
pháp đối tác công tư”.
11.1.
Đối với tài sản KCHT đường sắt quốc gia
a. Trình tự thực hiện:
a1)
Khi có nhu cầu sử dụng tài sản KCHT đường sắt quốc gia.quốc gia để tham gia dự
án đầu tư theo phương thức đối tác công tư theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp
quản lý tài sản đường sắt quốc gia lập hồ sơ đề nghị, trình cơ quan, người có
thẩm quyền theo quy định.
a2)
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định, Bộ trưởng
Bộ Xây dựng xem xét, quyết định sử dụng tài sản để tham gia dự án đầu tư theo
phương thức đối tác công tư đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền hoặc có văn
bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị chưa phù hợp[11].
b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu chính
hoặc nộp điện tử (trong trường hợp đã có chữ ký số).
c.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
c1. Thành phần hồ sơ:
Văn bản
của doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt quốc gia về việc đề nghị sử dụng tài
sản để tham gia dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư: 01 bản chính;
Ý kiến của các cơ quan
có liên quan: 01 bản sao;
Danh
mục tài sản đề nghị sử dụng để tham gia dự án đầu tư theo phương thức đối tác
công tư theo Mẫu số 01B tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản
chính;
Các hồ
sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao.
c2. Số lượng hồ
sơ: 01 bộ.
d.
Thời hạn giải quyết: 30 ngày.
đ.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt quốc gia quốc gia quốc gia
e.
Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ
trưởng Bộ Xây dựng.
g.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết
định sử dụng tài sản KCHTgiao thông đường bộ để tham gia dự án đầu tư theo phương thức đối tác công
tư.
h.
Phí, lệ phí: Không có.
i.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính: Không.
k.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị
định số 15/2025/NĐ-CP ngày 03/02/2025 của Chính phủ, Nghị định số
127/2025/NĐ-CP ngày 11/6/2025 của Chính phủ.
11.2.
Đối với tài sản KCHT đường sắt đô thị
a. Trình tự thực hiện:
a1)
Khi có nhu cầu sử dụng tài sản KCHT đường sắt đô thị để tham gia dự án đầu tư
theo phương thức đối tác công tư theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp quản
lý tài sản đường sắt đô thị lập hồ sơ đề nghị, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
theo quy định.
a2)
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định, cơ
quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết
định sử dụng tài sản để tham gia dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư
đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp
đề nghị chưa phù hợp[12].
b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu chính
hoặc nộp điện tử (trong trường hợp đã có chữ ký số).
c.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
c1. Thành phần hồ sơ:
Văn bản
của doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt đô thị về việc đề nghị sử dụng tài sản
để tham gia dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư: 01 bản chính;
Ý kiến của các cơ quan
có liên quan: 01 bản sao;
Danh
mục tài sản đề nghị sử dụng để tham gia dự án đầu tư theo phương thức đối tác
công tư theo Mẫu số 01B tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản
chính;
Các hồ
sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao.
c2. Số lượng hồ
sơ: 01 bộ.
d.
Thời hạn giải quyết: 30 ngày.
đ.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt đô thị
e.
Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
g.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết
định sử dụng tài sản KCHT đường sắt đô thị để tham gia dự án đầu tư theo phương thức đối tác công
tư.
h.
Phí, lệ phí: Không
có.
i.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính: Không.
k.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị
định số 15/2025/NĐ-CP ngày 03/02/2025 của Chính phủ, Nghị định số
127/2025/NĐ-CP ngày 11/6/2025 của Chính phủ./.
[1] Theo khoản 1 Điều 28
Nghị định số 77/2025/NĐ-CP thì hồ sơ gửi cho Phòng Tài
chính – Kế hoạch cấp huyện. Nay theo điểm c khoản 5 Điều 21 Nghị định số
125/2025/NĐ-CP thì nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện trình tự, thủ tục này do cơ
quan chuyên môn được Ủy ban nhân dân cấp xã giao thực hiện.
[2] Theo khoản 2 Điều 28
Nghị định số 77/2025/NĐ-CP thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
có thẩm quyền xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản. Nay theo điểm b khoản 5
Điều 21 Nghị định số 125/2025/NĐ-CP thì thẩm quyền này do Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện.
[3] Theo khoản 3 Điều 28
Nghị định số 77/2025/NĐ-CP thì hồ sơ được gửi cho Ủy ban nhân
dân cấp huyện. Nay theo điểm a khoản 5 Điều 21 Nghị định số
125/2025/NĐ-CP thì hồ sơ được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã.
[4] Theo quy định tại
khoản 2 Điều 16 Nghị định số 103/2024/NĐ-CP thì Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm
quyền quyết định. Nay theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 125/2025/NĐ-CP thì
Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao
nhiệm vụ thực hiện.
[5] Theo quy định tại
khoản 2 Điều 16 Nghị định số 08/2025/NĐ-CP ngày 09/01/2025 của Chính phủ thì Ủy
ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền quyết định. Nay theo quy định tại Điều 21
Nghị định số 125/2025/NĐ-CP thì Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện.
[6] Theo quy định tại
khoản 4, khoản 5 Điều 23 Nghị định số 08/2025/NĐ-CP ngày 09/01/2025 của Chính
phủ thì Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền quyết định. Nay theo quy định tại
Điều 21 Nghị định số 125/2025/NĐ-CP thì Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện.
[7] Theo quy định tại
Nghị định số 15/2025/NĐ-CP thì Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền quyết định
chuyển từ hình thức giao tài sản không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh
nghiệp sang hình thức tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; theo Nghị
định số 127/2025/NĐ-CP thì thẩm quyền thuộc Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
[8] Theo quy định tại
Nghị định số 15/2025/NĐ-CP thì Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền quyết định phê
duyệt đề án khai thác tài sản KCHT đường sắt quốc gia/đô thị theo phương thức
cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác (đối với tài sản liên quan
đến quốc phòng, an ninh quốc gia); theo Nghị định số 127/2025/NĐ-CP thì thẩm
quyền thuộc Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
[9] Theo quy định tại
Nghị định số 15/2025/NĐ-CP thì Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền quyết định phê
duyệt đề án khai thác tài sản KCHT đường sắt quốc gia/đô thị theo phương thức
cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác (đối với tài sản liên quan
đến quốc phòng, an ninh quốc gia); theo Nghị định số 127/2025/NĐ-CP thì thẩm
quyền thuộc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
[10] Theo quy định tại
Nghị định số 15/2025/NĐ-CP thì Bộ trưởng Bộ Tài chính có thẩm quyền điều chuyển
tài sản KCHT đô thị; theo Nghị định số 127/2025/NĐ-CP thì thẩm quyền thuộc Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
[11] Theo quy định tại
Nghị định số 15/2025/NĐ-CP thì Bộ trưởng Bộ Tài chính có thẩm quyền quyết định
sử dụng tài sản KCHT đường sắt quốc gia được đầu tư theo phương pháp đối tác
công tư; theo Nghị định số 127/2025/NĐ-CP thì thẩm quyền thuộc Bộ trưởng Bộ Xây
dựng.
[12] Theo quy định tại
Nghị định số 15/2025/NĐ-CP thì Bộ trưởng Bộ Tài chính có thẩm quyền quyết định
sử dụng tài sản KCHT đường sắt đô thị được đầu tư theo phương pháp đối tác công
tư; theo Nghị định số 127/2025/NĐ-CP thì thẩm quyền thuộc Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh.