ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 5046/QĐ-UBND
|
Đà Nẵng, ngày 11
tháng 9 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT CÁC CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (GIAI ĐOẠN
2017-2025)
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 6211/QĐ-UBND ngày 18 tháng
8 năm 2010 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát
triển ngành KH&CN thành phố Đà Nẵng đến năm 2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công
nghệ tại Tờ trình số 58/TTr-SKHCN ngày 15 tháng 8 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt các Chương trình nghiên cứu khoa học thành phố Đà
Nẵng (giai đoạn 2017 - 2025) như sau:
- Chương trình “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển
công nghệ sinh học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”.
- Chương trình “Nghiên cứu khoa học phục vụ phát
triển các ngành kinh tế kỹ thuật trọng điểm của thành phố Đà Nẵng”.
- Chương trình “Nghiên cứu khoa học phục vụ xây dựng
thành phố môi trường và phòng tránh thiên tai”.
- Chương trình “Nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực
y dược phục vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng”.
Nội dung chi tiết theo các phụ lục đính kèm.
Điều 2. Giao Sở Khoa và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Sở,
ngành Liên quan tổ chức triển khai thực hiện.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc Sở Khoa học và Công
nghệ và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan có trách nhiệm thực hiện
Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- CT UBND TP;
- Sở: KH&CN, TC, KH&ĐT;
- VP UBND TP: QLĐTh, KT;
- Lưu: VT, KGVX (Hiệp).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hồ Kỳ Minh
|
PHỤ LỤC I
CHƯƠNG TRÌNH “NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
SINH HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5046/QĐ-UBND ngày 11/9/2017 của Ủy
ban nhân dân thành phố Đà Nẵng)
I. MỤC TIÊU
- Công nghệ sinh học được ứng dụng có hiệu quả vào
lĩnh vực nông nghiệp, y dược và bảo vệ môi trường. Trong đó, đối với nông nghiệp
tập trung tiếp nhận và làm chủ một số công nghệ quan trọng trong nhân giống và
sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi, cây lâm nghiệp và lâm sản ngoài gỗ có
giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện Đà Nẵng. Đối với y dược, tập trung ứng
dụng công nghệ sinh học trong phát triển dược liệu, tách chiết hoạt chất, sản
xuất dược phẩm, thực phẩm chức năng và làm chủ các kỹ thuật sinh học phân tử
trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Đối với lĩnh vực môi trường, tập trung làm chủ
các giải pháp công nghệ sinh học trong xử lý chất thải, bảo vệ hệ sinh thái và
tài nguyên thiên nhiên.
- Xây dựng và tổ chức sản xuất được một số sản phẩm
tạo ra từ ứng dụng công nghệ sinh học quy mô công nghiệp.
- Tạo được một số công nghệ có triển vọng ứng dụng
cao từ kết quả thực hiện các nhiệm vụ KH&CN.
II. NỘI DUNG
1. Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sinh
học trong lĩnh vực nông nghiệp
- Nghiên cứu, ứng dụng mạnh mẽ các quy trình sản xuất,
kỹ thuật canh tác mới, công nghệ sinh học tiên tiến để tuyển chọn, nhân giống
và phát triển sản xuất, bảo quản, chế biến các loại hoa, rau, nấm ăn và nấm dược
liệu, cây ăn quả, cây dược liệu, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản góp phần phục
vụ phát triển kinh tế xã hội của thành phố Đà Nẵng. Ưu tiên nghiên cứu ứng dụng
và phát triển công nghệ sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, bảo
quản và chế biến sau thu hoạch.
- Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ sinh
học trong cải thiện giống, bảo tồn gen, nhân giống cây lâm nghiệp và lâm sản
ngoài gỗ.
- Nghiên cứu, ứng dụng và sản xuất các chế phẩm
sinh học, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, các loại phân bón sinh học, chế phẩm
phân hữu cơ chậm tan, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y... sử dụng trong trồng trọt,
chăn nuôi, bảo quản và chế biến nông sản.
- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học góp phần
phát triển các ngành kinh tế biển như nghiên cứu, ứng dụng công, nghệ sinh học
trong công nghiệp khai thác, bảo quản, chế biến thủy, hải sản; nghiên cứu, ứng
dụng kỹ thuật nuôi trồng các loại tảo biển, rong biển...; chiết xuất các hoạt
chất từ các sản phẩm biển, chế biến thuốc, thực phẩm chức năng và các loại thực
phẩm có lợi cho sức khỏe từ sinh vật biển và phát triển sản xuất các loại sản
phẩm từ biển....
- Xây dựng các mô hình mẫu về ứng dụng công nghệ
sinh học có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, bảo quản, chế biến nông sản hàng
hóa, sản xuất các chế phẩm sinh học, các sản phẩm từ biển... làm cơ sở nhân rộng
trên địa bàn.
2. Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ
sinh học trong lĩnh vực y dược
- Điều tra, khảo sát và đánh giá về nguồn tài
nguyên dược liệu trên địa bàn thành phố. Xác định các loài cây thuốc quý hiếm cần
được bảo tồn và các loài cây thuốc có khả năng phát triển từ đó triển khai các
nhiệm vụ nghiên cứu bảo tồn nguồn gen và nghiên cứu sản xuất các giống cây dược
liệu phục vụ công tác bảo tồn và phát triển.
- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học trong
phát triển và sản xuất cây dược liệu, bảo quản và chế biến dược liệu, sản xuất
các sản phẩm y, dược mới phục vụ công tác chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe. Chú
trọng ứng dụng công nghệ sinh học để chiết xuất các hoạt chất có hoạt tính sinh
học từ thực vật, sinh vật biển để sản xuất dược phẩm, thực phẩm chức năng và sản
xuất các loại nước uống bổ dưỡng từ dược liệu.
- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học trong việc
xác định nhanh và chính xác các vi sinh vật gây bệnh hỗ trợ cho công tác chẩn
đoán, điều trị các bệnh truyền nhiễm và phòng chống dịch bệnh cũng như đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học trong dự
phòng, chẩn đoán, điều trị bệnh (các kỹ thuật sinh học phân tử, công nghệ gen,
công nghệ mô, tế bào ...). Chú trọng xác định các đột biến kháng thuốc của các
vi sinh vật gây bệnh, hỗ trợ cho việc quản lý và giám sát sự đề kháng thuốc của
các vi sinh vật gây bệnh; trong chẩn đoán các đột biến trên gen hỗ trợ cho công
tác chẩn đoán, điều trị các bệnh ung thư, các bệnh lý về di truyền học.
- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ
phát triển y học cổ truyền (phát triển dược liệu; các sản phẩm thuốc, bài thuốc
cổ truyền trong điều trị các bệnh lý mãn tính như cơ xương khớp, di chứng tai
biến mạch máu não, bệnh lý tim mạch, suy nhược cơ thể, hỗ trợ điều trị ung thư
...; các mô hình khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền...).
3. Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ
sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học để xử
lý các chất thải gây ô nhiễm, đặc biệt là các giải pháp xử lý rác thải và bùn
thải đô thị. Chú trọng các giải pháp sinh học trong xử lý ô nhiễm môi trường tại
các hồ trong nội thành, khu vực âu thuyền Thọ Quang, kênh Phú Lộc.
- Nghiên cứu hỗ trợ việc ứng dụng công nghệ sinh học
trong công tác xử lý nước thải và bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp và cơ
sở sản xuất trên địa bàn thành phố.
- Nghiên cứu phục hồi, phát triển các hệ sinh thái
tự nhiên, bảo vệ môi trường và lưu giữ, bảo tồn các nguồn gen quý hiếm, đặc hữu
và sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học tại các khu bảo tồn. Xử lý các loại
thực vật ngoại lai để bảo vệ các hệ sinh thái.
- Tăng cường ứng dụng và chuyển giao các giải pháp
công nghệ sinh học nhằm góp phần tạo ra một nền sản xuất xanh, sạch; khuyến
khích sản xuất năng lượng mới, năng lượng sạch, có khả năng tái tạo từ phế liệu,
phế thải, thực vật và thân thiện với môi trường. Nghiên cứu ứng dụng các quy
trình công nghệ sinh học, các chế phẩm sinh học trong kiểm soát, xử lý ô nhiễm
và cải tạo môi trường
III. DỰ KIẾN SẢN PHẨM
- Các sản phẩm công nghệ sinh học được ứng dụng có
hiệu quả và sản xuất thành công tại Đà Nẵng như các giống cây trồng, vật nuôi,
các chế phẩm sinh học, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, phân bón sinh học...
- Các sản phẩm, vật phẩm chế biến từ tài nguyên
sinh vật biển.
- Cơ sở dữ liệu về tài nguyên dược liệu.
- Các quy trình kỹ thuật và công nghệ tiên tiến về
công nghệ sinh học ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp, trong chẩn đoán, điều
trị bệnh, sản xuất dược phẩm, bảo vệ môi trường.
- Các sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng, bài thuốc
cổ truyền hỗ trợ điều trị bệnh.
- Các mô hình mẫu về ứng dụng công nghệ sinh học hiệu
quả trong sản xuất và đời sống.
IV. CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH
1. Chỉ tiêu về chất lượng
- 100% đề tài có bài báo được công bố trên các tạp
chí khoa học chuyên ngành.
- 100% đề tài được Hội đồng đánh giá mức Đạt trở
lên, trong đó có 10% đạt loại xuất sắc.
2. Chỉ tiêu về hiệu quả
- Trên 50% nhiệm vụ có kết quả được ứng dụng trực
tiếp vào sản xuất và đời sống.
PHỤ LỤC II
CHƯƠNG TRÌNH “NGHIÊN CỨU KHOA HỌC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN CÁC
NGÀNH KINH TẾ KỸ THUẬT TRỌNG ĐIỂM CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5046/QĐ-UBND ngày 11/9/2017 của Ủy
ban nhân dân thành phố Đà Nẵng)
I. MỤC TIÊU
- Nghiên cứu chế tạo và ứng dụng được các thiết bị
tiên tiến, các giải pháp công nghệ mới, tập trung vào các lĩnh vực cơ khí - tự
động hóa, điện- điện tử và công nghệ thông tin, vật liệu mới phục vụ phát triển
các ngành kinh tế kỹ thuật trọng điểm của thành phố.
- Tập trung phát triển một số lĩnh vực, sản phẩm trọng
điểm về công nghiệp công nghệ thông tin - truyền thông có vai trò then chốt
trong cuộc cách mạng 4.0; tiếp nhận và làm chủ một số công nghệ tiên tiến, hiện
đại của cách mạng 4.0 phục vụ sự phát triển của thành phố.
II. NỘI DUNG
1. Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
trong lĩnh vực cơ khí - tự động hóa
- Nghiên cứu thiết kế, chế tạo và ứng dụng các loại
máy móc, thiết bị tiên tiến phục vụ các ngành công nghiệp chủ lực của thành phố.
Chú trọng việc nghiên cứu ứng dụng Robot cho sản xuất công nghiệp; thiết kế, chế
tạo Robot thay thế ngoại nhập; thiết kế, chế tạo và ứng dụng các hệ thống điều
khiển tự động các quá trình sản xuất.
- Nghiên cứu và ứng dụng các thiết bị cơ giới hóa,
tự động hóa cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao, chăn nuôi và trồng trọt.
- Nghiên cứu và ứng dụng các thiết bị, công nghệ phục
vụ thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm nông sản.
- Nghiên cứu và ứng dụng các thiết bị tiên tiến phục
vụ kiểm nghiệm, chẩn đoán, điều trị cho ngành y tế và an toàn vệ sinh thực phẩm.
2. Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
trong lĩnh vực điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin
- Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo vi mạch điện tử số
và các sản phẩm ứng dụng vi mạch điện tử số.
- Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, kỹ thuật ứng dụng
điện toán đám mây có tính bảo mật cao, ảo hóa lưu trữ và chia sẻ dữ liệu.
- Nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm ứng dụng công
nghệ thông tin trên nền tảng viễn thông băng rộng; Nghiên cứu ứng dụng phát triển
công nghệ loT, ứng dụng công nghệ thông tin địa lý (GIS), viễn thám và các công
nghệ liên quan phục vụ phát triển kinh tế xã hội của thành phố.
- Nghiên cứu công nghệ, kỹ thuật, sản phẩm trong bảo
mật, an toàn, an ninh thông tin.
- Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm ứng dụng
trí tuệ nhân tạo phục vụ xây dựng thành phố thông im trên các lĩnh vực giao
thông, du lịch, giáo dục, y tế...
- Nghiên cứu xây dựng, phát triển các cơ sở dữ liệu
dùng chung; nghiên cứu và ứng dụng các sản phẩm khai thác dữ liệu lớn. Chú trọng
xây dựng các cơ sở dữ liệu để phục vụ chính quyền điện tử, cải cách hành chính;
cơ sở dữ liệu phục vụ các ngành môi trường, giao thông, các ngành dịch vụ và
xây dựng thành phố thông minh.
- Tập trung nghiên cứu phát triển một số lĩnh vực,
sản phẩm trọng điểm về công nghiệp công nghệ thông tin - truyền thông có vai
trò then chốt trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, trong đó ưu tiên các
nghiên cứu phục vụ phát triển công nghiệp công nghệ số, khoa học dữ liệu và kỹ
thuật học máy phục vụ phát triển nông nghiệp thông minh, du lịch thông minh,
giáo dục thông minh, giao thông thông minh, đô thị thông minh.
3. Nghiên cứu công nghệ chế tạo và ứng dụng vật
liệu mới
- Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ tiên
tiến sản xuất nguyên liệu, vật liệu phục vụ các ngành công nghiệp chủ lục như
da giày, dệt may, cao su, điện tử, vật liệu xây dựng và các ngành công nghệ
cao.
- Nghiên cứu công nghệ sản xuất, chế tạo các vật liệu
tiên tiến, thông minh, tiết kiệm năng lượng và thân thiện môi trường.
III. DỰ KIẾN SẢN PHẨM
- Các quy trình, giải pháp công nghệ, bản vẽ thiết
kế về các thiết bị, hệ thống tự động trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, y
tế...
- Các mô hình, thiết bị, robot, nguyên mẫu vi mạch
và các sản phẩm công nghệ tiên tiến khác ứng dụng trong các ngành sản xuất.
- Các giải pháp về công nghệ thông tin, trí tuệ
nhân tạo, sản phẩm công nghệ số ... phục vụ xây dựng thành phố thông minh (y tế
thông minh, du lịch thông minh, nông nghiệp thông minh, giao thông thông minh
...).
- Các ứng dụng phần mềm cho phép khai thác dữ liệu
lớn.
- Các giải pháp và hệ thống cơ sở dữ liệu dùng
chung ứng dụng cho hệ thống chính quyền thành phố.
- Các vật liệu mới.
IV. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH
1. Chỉ tiêu về chất lượng
- 100% đề tài có bài báo được công bố trên các tạp
chí khoa học chuyên ngành.
- 100% đề tài được Hội đồng đánh giá mức Đạt trở
lên, trong đó có 10% đạt loại xuất sắc.
2. Chỉ tiêu về hiệu quả
Trên 50% nhiệm vụ có kết quả được ứng dụng trực tiếp
trong thực tiễn.
PHỤ LỤC III
CHƯƠNG TRÌNH “NGHIÊN CỨU KHOA HỌC PHỤC VỤ XÂY DỰNG THÀNH
PHỐ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG TRÁNH THIÊN TAI”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5046/QĐ-UBND ngày 11/9/2017 của Ủy
ban nhân dân thành phố Đà Nẵng)
I. MỤC TIÊU
- Nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học và
công nghệ trên thế giới và trong nước vào công tác bảo vệ môi trường trong phát
triển đô thị, công nghiệp, nông nghiệp.
- Phát triển và ứng dụng có hiệu quả các công cụ,
giải pháp, mô hình tiên tiến, hiện đại vào công tác dự báo, cảnh báo sớm thiên
tai và các tai biến thiên nhiên. Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp ứng phó với
BĐKH, phòng tránh thiên tai phù hợp với điều kiện thành phố.
- Đề xuất được các giải pháp hiệu quả cho bảo tồn,
khai thác sử dụng, phục hồi nguồn lợi, tài nguyên rừng, biển.
II. NỘI DUNG
1. Nghiên cứu khoa học trong công tác bảo vệ môi
trường
- Nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ tiên tiến
trong quản lý, quan trắc và xử lý đối với chất thải đô thị, chất thải công nghiệp,
chất thải y tế của thành phố Đà Nẵng. Chú trọng các giải pháp, công nghệ xử lý
chất thải rắn (đặc biệt là chất thải hữu cơ, chất thải nguy hại) hiệu quả, đảm bảo
yêu cầu về môi trường và kết hợp thu hồi năng lượng.
- Nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ, thiết bị, vật
liệu, giải pháp tiên tiến để tái sử dụng và tuần hoàn nước thải, tái chế, tái sử
dụng chất thải, phục hồi đất sau ô nhiễm...
- Nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp xây dựng khu
công nghiệp thân thiện với môi trường và quản lý chất lượng môi trường công
nghiệp, gồm các giải pháp về kỹ thuật sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, ứng
dụng năng lượng tái tạo và thân thiện với môi trường; Các giải pháp kỹ thuật xử
lý các loại chất thải phát sinh, phòng chống ô nhiễm, cải thiện vi khí hậu...
trong công nghiệp; các giải pháp kỹ thuật tiên tiến trong quan trắc Môi trường
không khí, nước ở Khu công nghiệp.
- Nghiên cứu các giải pháp, phát triển các mô hình
sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch trong các lĩnh vực sản xuất, đời sống
và phát triển đô thị.
- Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp khoa học công
nghệ thân thiện với môi trường trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp và bảo vệ các
hệ sinh thái rừng, biển. Đề xuất các mô hình sản xuất bền vững, sản xuất thông
minh; Bảo tồn phát triển những ngành nghề truyền thống; Chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, vật nuôi, mùa vụ, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi
khí hậu.
2. Nghiên cứu khoa học trong ứng phó với biến đổi
khí hậu, phòng tránh thiên tai
- Nghiên cứu các giải pháp, công nghệ dự báo, cảnh
báo sớm thiên tai (bão, mưa lớn, lũ lụt, nắng nóng, hạn hán...) và các giải
pháp KH&CN trong sử dụng nguồn nước.
- Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp khoa học công
nghệ trong ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý vùng bờ và lưu vực sông theo
hướng đa ngành, đa mục tiêu và đánh giá tiềm năng rủi ro do tác động của thiên
tai đối với thành phố Đà Nẵng, các giải pháp công nghệ ngăn ngừa, phòng tránh,
giảm nhẹ tác động, khắc phục hậu quả của thiên tai (hạn hán, xâm nhập mặn, ngập
lụt, trượt lở, sụt lún, xói lở bờ biển, bờ sông).
- Nghiên cứu phát triển các mô hình kinh tế xanh,
công nghiệp xanh, đô thị xanh, nông thôn xanh, nông nghiệp thông minh, đô thị
thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp, mô hình ứng phó
với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và môi trường trong phát triển các
ngành, lĩnh vực, địa phương.
3. Nghiên cứu khoa học trong bảo tồn, khai thác
sử dụng, phục hồi nguồn lợi, tài nguyên rừng, biển
- Điều tra, đánh giá và xây dựng các cơ sở dữ liệu
về tài nguyên, đa dạng sinh học ở các khu BTTN Sơn Trà, Bà Nà Núi chúa; Đề xuất
các giải pháp bảo tồn và phục hồi đa dạng sinh học, bảo tồn và phát triển nguồn
gen, giải pháp quản lý, khai thác sử dụng tài nguyên, giải pháp xử lý thực vật
xâm hại tại các khu bảo tồn...
- Nghiên cứu và phân vùng chức năng dựa trên các đặc
tính sinh thái, tiềm năng tài nguyên và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu
làm căn cứ để lập quy hoạch phát triển và phân phối sử dụng hợp lý, bền vững
tài nguyên, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Điều tra, đánh giá tài nguyên khu vực biển ven bờ
Đà Nẵng. Chú trọng các nghiên cứu bảo tồn, phục hồi và phát triển các hệ sinh
thái rạn san hô, thảm có biển, nguồn lợi thủy hải sản khu vực ven bờ biển Đà Nẵng;
ứng dụng và phát triển các công nghệ khai thác, nuôi trồng, bảo quản và chế biến
nguồn lợi thủy hải sản.
III. DỰ KIẾN SẢN PHẨM
- Các giải pháp để quản lý, quan trắc, xử lý chất
thải môi trường đô thị, công nghiệp, nông nghiệp.
- Các mô hình sản xuất thân thiện môi trường.
- Các giải pháp kỹ thuật sản xuất sạch, tiết kiệm
năng lượng.
- Các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, các
mô hình, công cụ cảnh báo sớm thiên tai.
- Các cơ sở dữ liệu về tài nguyên rừng, biển.
- Các giải pháp, mô hình phục hồi đa dạng sinh học.
IV. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH
1. Chỉ tiêu về chất lượng
- 100% đề tài có bài báo được công bố trên các tạp
chí khoa học chuyên ngành.
- 100% đề tài được Hội đồng đánh giá mức Đạt trở
lên, trong đó có 10% đạt loại xuất sắc.
2. Chỉ tiêu về hiệu quả
- Trên 50% nhiệm vụ có kết quả được ứng dụng trực
tiếp trong thực tiễn.
PHỤ LỤC IV
CHƯƠNG TRÌNH “NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG LĨNH VỰC Y DƯỢC
PHỤC VỤ BẢO VỆ VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5046/QĐ-UBND ngày 11/9/2017 của Ủy
ban nhân dân thành phố Đà Nẵng)
I. MỤC TIÊU
- Làm chủ được một số kỹ thuật và công nghệ tiên tiến
trong dự phòng, chẩn đoán và điều trị. Tiếp cận được các kỹ thuật hiện đại,
công nghệ cao ngang tầm các địa phương lớn trong nước như Hà Nội, thành phố Hồ
Chí Minh và khu vực.
- Đánh giá được nguồn tài nguyên dược liệu trên địa
bàn thành phố. Bảo tồn và phát triển được các loại dược liệu quý. Ứng dụng khoa
học kỹ thuật tiên tiến trong nuôi, trồng các loại dược liệu có giá trị. Ứng dụng
thành công các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để sản xuất thuốc có chất lượng
cao, đạt tiêu chuẩn các nước tiên tiến, có khả năng cạnh tranh trên thị trường.
- Kết hợp Y học cổ truyền và Y học hiện đại nhằm hiện
đại hóa và phát triển mạnh y, dược cổ truyền trong công tác bảo vệ, chăm sóc và
nâng cao sức khỏe nhân dân để đạt mục tiêu an toàn, hiệu quả, hiện đại, dễ tiếp
cận trong khám chữa bệnh.
II. NỘI DUNG
1. Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật và công nghệ
tiên tiến trong dự phòng, chẩn đoán và điều trị bệnh
- Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật chuyên sâu và công
nghệ tiên tiến trong chẩn đoán sớm và điều trị bệnh. Trong đó ưu tiên các kỹ
thuật công nghệ cao, hiện đại như kỹ thuật ghép tạng; robot phẫu thuật nội soi;
công nghệ tế bào gốc; các kỹ thuật ít xâm lấn, kỹ thuật y học hạt nhân, kỹ thuật
sinh học phân tử, công nghệ gen, công nghệ tế bào ... trong chẩn đoán và điều
trị bệnh. Chú trọng xác định các đột biến kháng thuốc của các vi sinh vật gây bệnh,
hỗ trợ cho việc quản lý và giám sát sự đề kháng thuốc của các vi sinh vật gây bệnh.
- Phát triển các kỹ thuật chuyên sâu trong chẩn
đoán các đột biến trên gen - hỗ trợ cho công tác chẩn đoán, phát hiện sớm, điều
trị các bệnh ung thư, các bệnh lý về di truyền học; Nghiên cứu ứng dụng các liệu
pháp mới trong điều trị bệnh ung thư; Nghiên cứu các loại dược liệu, bài thuốc
y học cổ truyền hỗ trợ điều trị ung thư...
- Nghiên cứu và ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến
trong chẩn đoán, phát hiện sớm và điều trị các bệnh tim mạch, tiểu đường, phẫu
thuật thần kinh, chấn thương, tạo hình và trong lĩnh vực phụ sản, nhi khoa...
- Nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến trong
công tác y học dự phòng. Chú trọng ứng dụng công nghệ sinh học trong việc xác định
nhanh và chính xác các vi sinh vật gây bệnh hỗ trợ cho công tác chẩn đoán, điều
trị các bệnh truyền nhiễm và phòng chống dịch bệnh cũng như đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm.
2. Điều tra, khảo sát và đánh giá về nguồn
tài nguyên dược liệu trên địa bàn thành phố. Xác định các loài cây thuốc quý hiếm
cần được bảo tồn và các loài cây thuốc có khả năng phát triển từ đó triển khai
các nhiệm vụ nghiên cứu bảo tồn nguồn gen và nghiên cứu sản xuất các giống cây
dược liệu phục vụ công tác bảo tồn và phát triển. Áp dụng khoa học kỹ thuật
trong nuôi trồng, chế biến dược liệu, ưu tiên phát triển các loại dược liệu đã
được chứng minh giá trị và có khả năng sản xuất thuốc để làm cơ sở phát triển
vùng sản xuất dược liệu hàng hóa.
3. Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật và công nghệ
tiên tiến để sản xuất các loại thuốc, thực phẩm chức năng có chất lượng cao, đạt
tiêu chuẩn các nước tiên tiến. Chú trọng ứng dụng công nghệ sinh học để bảo quản,
chế biến và chiết xuất hoạt chất từ các loại dược liệu và phát triển y học cổ
truyền.
4. Nghiên cứu phát triển y học cổ truyền
- Nghiên cứu kết hợp y học cổ truyền và y học hiện
đại nhằm hiện đại hóa và phát triển mạnh y, dược cổ truyền trong công tác bảo vệ,
chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
- Kế thừa và phát triển các bài thuốc y học cổ truyền;
nghiên cứu thử nghiệm, áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật để tạo ra các
sản phẩm thuốc điều trị ứng dụng trên lâm sàng; ưu tiên các bệnh lý mạn tính:
cơ xương khớp, di chứng tai biến mạch máu não, bệnh lý tim mạch, suy nhược cơ
thể, suy nhược thần kinh, rối loạn giấc ngủ, hỗ trợ điều trị ung thư, bệnh lý
nam khoa, bệnh lý phụ khoa... chọn lựa các bài thuốc nam, thuốc dân gian, thuốc
gia truyền để nghiên cứu đưa vào sản xuất với quy mô lớn đáp ứng nhu cầu sử dụng.
III. DỰ KIẾN SẢN PHẨM
- Các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trong dự
phòng, chẩn đoán và điều trị bệnh.
- Các quy trình công nghệ sản xuất và sản xuất được
một số thuốc có chất lượng tương đương với các thuốc nhập khẩu cùng loại có chất
lượng cao.
- Danh lục các loài dược liệu trên địa bàn thành phố,
trong đó có các loài quý hiếm cần được bảo tồn và các loài có khả năng phát triển.
- Các vùng dược liệu quy mô hàng hóa.
- Các bài thuốc Y học cổ truyền, các mô hình điểm về
Y học cổ truyền.
IV. CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH
1. Chỉ tiêu về chất lượng
- 100% đề tài có bài báo được công bố trên các tạp
chí khoa học có uy tín
- 100% đề tài được Hội đồng đánh giá mức Đạt trở
lên, trong đó có 10% đạt loại xuất sắc.
2. Chỉ tiêu về hiệu quả
- Trên 50% nhiệm vụ có kết quả được ứng dụng trực
tiếp trong dự phòng, chẩn đoán và điều trị bệnh hoặc được thương mại hóa.