HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 66/NQ-HĐND
|
Ninh
Thuận, ngày 10 tháng 12 năm 2024
|
NGHỊ QUYẾT
THÔNG QUA ĐỒ ÁN QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG KHU DU LỊCH QUỐC
GIA NINH CHỬ, TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2045
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
KHÓA XI KỲ HỌP THỨ 22
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị
ngày 17 tháng 06 năm 2009; Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 19
tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày
24 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung
một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung
một điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 06 năm 2020; Căn cứ Luật Biển Việt Nam
ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 18
tháng 01 năm 2024;
Căn cứ Nghị quyết số
138/NQ-CP ngày 25 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ về quy hoạch tổng thể quốc
gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Nghị quyết số 48/NQ-CP
ngày 03 tháng 04 năm 2023 của Chính phủ về phê duyệt Chiến lược khai thác, sử dụng
bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến
năm 2050;
Căn cứ Nghị quyết số
139/2024/QH15 ngày 28 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội về Quy hoạch không gian biển
quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Nghị quyết số
26-NQ/TW ngày 03 tháng 11 năm 2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã
hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Nghị quyết số
36-NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về
chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến
năm 2045;
Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TW
ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch thành ngành
kinh tế mũi nhọn;
Căn cứ Quyết định số
891/QĐ-TTg ngày 22 tháng 8 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch
hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số
509/QĐ-TTg ngày 13 tháng 06 năm 2024 của Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hệ thống
du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; Căn cứ Quyết định số
376/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ phê duyệt Quy hoạch vùng Bắc
Trung Bộ và Duyên hải miền Trung thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số
1319/QĐ-TTg ngày 10 tháng 11 năm 2023 của Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh
Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2040;
Căn cứ Quyết định số
266/QĐ-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2022 của Chính phủ về việc phê duyệt Nhiệm vụ
quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Ninh Chử, tỉnh Ninh Thuận đến năm
2045;
Xét Tờ trình số 170/TTr-UBND
ngày 09 tháng 11 năm 2024 của UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh dự thảo
Nghị quyết thông qua Đồ án quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Ninh
Chử, tỉnh Ninh Thuận đến năm 2045; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách
Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại
kỳ họp.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Thông qua Đồ án quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Ninh Chử, tỉnh
Ninh Thuận đến năm 2045 với những nội dung chính như sau:
1. Tên Đồ
án: Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Ninh Chử, tỉnh Ninh
Thuận đến năm 2045.
2. Tính chất
của đồ án: Là khu du lịch quốc gia, có vai trò quan trọng trong
việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là du lịch cho tỉnh Ninh
Thuận nói riêng và khu vực duyên hải Nam Trung Bộ nói chung.
3. Quy mô
và phạm vi ranh giới nghiên cứu lập quy hoạch
Tổng diện tích nghiên cứu, ranh
giới lập quy hoạch trên đất liền khoảng 10.200ha. Phát triển các khu vực khai
thác hoạt động du lịch, dịch vụ trên biển khoảng 2.000ha.
Phạm vi ranh giới lập Quy hoạch
chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Ninh Chử là dải không gian ven biển tỉnh
Ninh Thuận, bao gồm một phần ranh giới thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, huyện
Thuận Bắc, Ninh Hải, Ninh Phước, Thuận Nam. Được giới hạn như sau:
- Phía Bắc: giáp tỉnh Khánh
Hòa;
- Phía Nam: giáp cảng Cà Ná;
- Phía Đông và Đông Nam: giáp
biển Đông;
- Phía Tây và Tây Bắc: giáp vườn
Quốc gia Núi Chúa, tuyến đường ven biển, khu vực xung quanh không gian phát triển
ven Đầm Nại, núi Mũi Dinh lớn.
4. Chỉ tiêu
kinh tế kỹ thuật, dự báo quy mô phát triển
a) Dự báo quy mô dân số,
khách du lịch
- Khách du lịch: Dự báo quy mô
khách du lịch đến năm 2035 đón khoảng khoảng 5,9 triệu lượt khách (khách quốc tế
khoảng 743 nghìn lượt); đến năm 2045 đón khoảng 9,84 triệu lượt khách (khách quốc
tế khoảng 1,509 triệu lượt).
- Quy mô dân số (bao gồm cả dân
số quy đổi): Đến năm 2035 khoảng 193.300 người (trong đó dân số dự báo theo tốc
độ tăng dân số khoảng 125.600 người, dân số quy đổi từ khách du lịch khoảng
67.700 người); đến năm 2045 khoảng 300.000 người (trong đó dân số dự báo theo tốc
độ tăng dân số khoảng 166.800 người, dân số quy đổi từ khách du lịch khoảng
133.200 người).
b) Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ
thuật
- Đối với khu vực thuộc thành
phố Phan Rang - Tháp Chàm: Cơ bản áp dụng các chỉ tiêu đô thị loại II theo quy
chuẩn và các văn bản pháp luật có liên quan.
- Đối với khu vực thuộc các đô
thị: Đô thị Vĩnh Hy, Thanh Hải, Khánh Hải, Sơn Hải: Cơ bản áp dụng các chỉ tiêu
đô thị loại V theo quy chuẩn và các văn bản pháp luật có liên quan.
- Đối với các khu vực nông
thôn: Cơ bản áp dụng các chỉ tiêu yêu cầu về quy hoạch xây dựng nông thôn theo
quy chuẩn và các văn bản pháp luật có liên quan.
5. Chiến lược
phát triển
Chiến lược 1: Trở thành
khu du lịch quốc gia bền vững, khác biệt, đẳng cấp đến năm 2035
- Kinh tế xanh vùng ven biển -
Tạo động lực: Du lịch liên kết các ngành lợi thế của khu vực (với 3 địa hình đô
thị, bờ biển và biển) và của tỉnh với 3 lợi thế phát triển sẵn có về năng lượng
tái tạo, khu bảo tồn sinh quyển, nông lâm diêm nghiệp.
- Môi trường biển độc đáo - Tạo
thương hiệu: Du lịch khai thác các điểm nhấn khác biệt so với các tỉnh khác: biển
đẹp, vẫn giữ vẻ đẹp tự nhiên, vùng gió, nắng và cát cho các hoạt động thể thao
biển đặc thù, đặc biệt vùng nước trồi và các sinh vật đặc thù.
Chiến lược 2: Phát triển
kinh tế biển bao trùm, hướng đến liên kết các ngành kinh tế đặc thù địa phương
- Môi trường biển độc đáo - Chuỗi
giá trị:
+ Kinh tế biển dựa vào thương mại
và dịch vụ đảm bảo chuỗi cung ứng sản phẩm địa phương bền vững phục vụ du lịch,
phát triển hệ sinh thái nông nghiệp, ngư nghiệp cùng năng lượng tái tạo.
+ Phát triển kinh tế biển bao
trùm: Du lịch là ngành mũi nhọn, Năng lượng là ngành trọng điểm, tận dụng các
tiềm năng Nông nghiệp, Công nghiệp, Xây dựng và Bất động sản để bổ trợ cho Du lịch.
Phát triển Thương mại – dịch vụ đáp ứng nhu cầu của Du lịch và Kinh tế - Xã hội
địa phương.
- Công nghệ mới - Đổi mới: Nông
nghiệp, thủy hải sản, công thương nghiệp chế biến tạo chuỗi cung ứng tại chỗ và
đặc sản địa phương, phát triển chuỗi cung ứng liên kết từ biển vào đô thị.
-Sáng tạo: công nghệ sinh học,
công nghiệp phụ trợ, dịch vụ nghỉ dưỡng thu hút người làm việc từ xa và các
nhân lực chất lượng cao ở một số ngành nghề đặc thù.
Chiến lược 3: Giải quyết
các vấn đề môi trường & xã hội theo hướng bền vững và hấp dẫn nguồn lực
- Quản trị và chính sách: Đảm bảo
công bằng, an ninh xã hội, bờ biển và các dịch vụ công cộng. Ứng phó biến đổi
khí hậu, chống chịu cao và xử lý rác thải cả vùng đô thị và vùng biển.
- Xã hội và văn hóa: Gìn giữ và
kế thừa lịch sử và văn hóa độc đáo đa dân tộc, đa văn hóa với các lễ hội, ngành
nghề thủ công truyền thống lâu đời.
- Đào tạo và thu hút: Đào tạo
và thu hút nhân lực và nhân tài của các ngành kinh tế xanh và công nghệ mới đảm
bảo tận dụng tối ưu những nguồn tài nguyên biển.
6. Cơ cấu
phát triển
Cơ cấu phát triển Khu du lịch
quốc gia Ninh Chử được xác định dựa trên các vùng trụ cột du lịch, kinh tế,
năng lượng, cảnh quan tự nhiên và văn hoá xã hội. Hình thành nên đặc trưng phát
triển, cụ thể:
- Ba phân vùng lớn, gồm:
+ Khu vực phía Bắc: phát triển
du lịch sinh thái cao cấp gắn với bảo tồn các giá trị sinh thái, cảnh quan tự
nhiên “Biển - Rừng - Nông nghiệp”.
+ Khu vực trung tâm: trung tâm
dịch vụ du lịch, đô thị du lịch biển “Di sản - Nghỉ dưỡng - Ẩm thực”.
+ Khu vực phía Nam: phát triển
“năng lượng” với sự kết hợp loại hình thể thao mới lạ, mạo hiểm, với du lịch
nghỉ dưỡng và khám phá độc đáo “Cát - Muối - Biển”. Ngoài ra, còn
thế mạnh và ứng dụng năng lượng tái tạo.
- Một trục phát triển theo hướng
Bắc - Nam.
- Một trung tâm chính là Thành phố
Phan Rang - Tháp Chàm và vùng phụ cận là trung tâm liên kết Bắc - Nam ven biển
(Khánh Hoà - Ninh Thuận - Bình Thuận) và Đông - Tây hướng biển (Ninh Thuận -
Lâm Đồng).
- Hai hành lang phát triển
chính là hành lang phát triển ven biển và hành lang phát triển sinh thái.
- 08 phân khu chức năng trọng
điểm:
+ Khu vực phía Bắc: (1) Khu vực
Bình Tiên - Bãi Thùng; (2) khu vực Vĩnh Hy - Núi Chúa; (3) khu vực Nam Núi Chúa
- Hang Rái - Công viên đá;
+ Khu vực trung tâm: (4) khu vực
Thanh Hải - lướt ván diều; (5) khu vực Đầm Nại - Ninh Chử;
+ Khu vực phía Nam: (6) khu vực
phân khu số 3 - Sơn Hải; (7) khu vực Mũi Dinh và (8) khu vực đường ven biển Mũi
Dinh - Cà Ná.
7. Định hướng
quy hoạch sử dụng đất toàn khu quy hoạch
- Quy hoạch sử dụng đất ưu tiên
phát triển các không gian trên đất liền và 06 cụm đô thị lớn. Các dự án du lịch
đã phê duyệt khuyến khích triển khai, phù hợp với định hướng chung của tỉnh,
phát triển các không gian mở rộng, các quỹ đất dự trữ, khai thác hiệu quả các
quỹ đất dự trữ, đáp ứng nhu cầu dung nạp dân số dự kiến đến năm 2045.
- Đến năm 2035: Tổng diện tích
khu vực xây dựng các chức năng là 4.804,92 ha (193.300 người), chiếm 39,38% tổng
diện tích. Khu vực nông nghiệp và chức năng khác khoảng 5.395,08 ha, chiếm 44,22%.
- Đến năm 2045: Tổng diện tích
khu vực xây dựng các chức năng là 5.659,28 ha (300.000 người), chiếm 46,39% tổng
diện tích. Khu vực nông nghiệp và chức năng khác khoảng 4.540,72 ha chiếm khoảng
37,22% tổng diện tích.
- Đối với các quỹ đất rừng: Các
đề xuất khu vực phát triển du lịch trên đất rừng phải đảm bảo khu đất đó thuộc
các yếu tố sau:
+ Thuộc phân khu hành chính dịch
vụ của Vườn Quốc gia Núi Chúa hoặc không nằm trong vùng bảo vệ nghiêm ngặt Vườn
Quốc gia Núi Chúa.
+ Khu vực phát triển du lịch phải
là đất trống, cây bụi, không có rừng.
+ Khu vực phát triển du lịch phải
có giá trị cảnh quan nổi bật, hoặc có các yếu tố văn hóa, lịch sử đáng giá để
thu hút du khách.
8. Phân
vùng khu chức năng
Tổng thể toàn dãy ven biển Ninh
Chử được phân bổ thành 08 phân khu theo tính chất đặc trưng từng khu vực:
a) Phân khu 1 - Khu nghỉ dưỡng
cao cấp từ Bình Tiên đến Bãi Thùng
- Tính chất - chức năng: Khu
nghỉ dưỡng cao cấp từ Bình Tiên đến Bãi Thùng.
- Định hướng:
+ Phát triển một khu vực du lịch,
nghỉ dưỡng cao cấp ở phía Bắc theo định hướng phát triển của tỉnh Ninh Thuận, đồng
thời phát triển hệ thống hạ tầng thương mại dịch vụ đồng bộ, xuyên suốt.
+ Khai thác các bãi biển tối
đa, tránh xây dựng tại vị trí có rãnh thoát nước tự nhiên.
+ Đề xuất lối tiếp cận công cộng:
Các lối tiếp cận bãi biển công cộng trên các bãi biển đảm bảo việc khai thác tối
ưu các bãi biển; tạo ra sự công bằng giữa nhà đầu tư, du khách và người dân địa
phương về việc sử dụng các bãi biển tại khu vực này.
+ Định hướng đối với đất rừng:
Hạn chế tác động vào đất lâm nghiệp, các dự án du lịch phát triển theo loại
hình thuê môi trường rừng hoặc đánh giá hiện trạng khảo sát thực tế tình trạng
rừng, xây dựng trên khu vực đất trống và phải đảm bảo theo các quy định pháp luật
về lâm nghiệp. Có thể xây dựng các cơ sở lưu trú chất lượng 4-5 sao, vừa mang lại
giá trị về du lịch, vừa là một cách giữ gìn bảo tồn tự nhiên dựa vào quản lý du
lịch.
b) Phân khu 2 - Vịnh Vĩnh Hy
và khu bảo tồn Núi Chúa
- Tính chất - chức năng:
Khu bảo tồn quốc gia Núi Chúa và đô thị Vĩnh Hy.
- Định hướng:
+ Phát triển và mở rộng đô thị
Vĩnh Hy đạt đô thị loại V theo định hướng Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận; Bảo tồn và
phát triển làng chài theo chủ đề biển cả, hải sản và những hình ảnh sinh hoạt gần
gũi, giản dị; Phát triển thêm về dịch vụ du lịch ở khu vực mở rộng phía Tây Bắc
của Vĩnh Hy; Khai thác các hoạt động du lịch cộng đồng (làng bích họa,
homestay, trải nghiệm làng chài,...).
+ Đề xuất nhiều cung đường leo
núi khám phá hệ thực vật vẫn giữ nguyên nét hoang sơ vốn có, đem lại nhiều trải
nghiệm hấp dẫn và thú vị.
+ Định hướng đối với đất rừng:
Hạn chế tác động vào đất lâm nghiệp, các dự án du lịch phát triển theo loại
hình thuê môi trường rừng hoặc đánh giá hiện trạng khảo sát thực tế tình trạng
rừng, xây dựng trên khu vực đất trống và phải đảm bảo theo các quy định pháp luật
về lâm nghiệp. Ở những khu vực đất trống, cây bụi, không có rừng, nơi có cảnh
quan đẹp có thể phát triển Resort với mật độ rất thấp, xây dựng nương theo địa
hình tự nhiên để phát triển du lịch.
+ Đề xuất Khai thác các hoạt động
du lịch cộng đồng (làng bích họa, homestay, trải nghiệm làng chài,...).
c) Phân khu 3 - Khu vực bảo
tồn sinh thái cảnh quan tự nhiên và vườn nho Thái An
- Tính chất - chức năng: Khu bảo
tồn sinh thái, cảnh quan tự nhiên và vườn nho Thái An.
- Định hướng:
+ Phát triển bền vững du lịch
nông nghiệp, du lịch sinh thái: Các nhà vườn nho cung cấp chỗ nghỉ, thức ăn địa
phương cho du khách.
+ Đề xuất các lối tiếp cận công
cộng, cầu cảnh quan cho các khu vực có tầm nhìn tốt.
+ Tạo lập các hoạt động du lịch
trải nghiệm sinh thái gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp (sản xuất rượu
vang nho), làng nghề truyền thống, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao và gắn với các hoạt động giới thiệu sản phẩm địa phương, phát triển thương
hiệu.
+ Kiến tạo khu vực quan sát cảnh
quan ngoạn mục công cộng. Khoanh vùng bảo tồn khu vực rùa đẻ.
+ Đối với vị trí Nhà máy Điện hạt
nhân Ninh Thuận 1 và hành lang an toàn nhà máy được cập nhật giữ nguyên theo
quy hoạch được duyệt và Đề án ổn định sản xuất, đời sống nhân dân.
+ Định hướng đối với đất rừng:
Hạn chế tác động vào đất lâm nghiệp, các dự án du lịch phát triển theo loại
hình thuê môi trường rừng hoặc đánh giá hiện trạng khảo sát thực tế tình trạng
rừng, xây dựng trên khu vực đất trống và phải đảm bảo theo các quy định pháp luật
về lâm nghiệp.
d) Phân khu 4 - Khu du lịch
trải nghiệm kết hợp thể thao và khu đô thị Thanh Hải
- Tính chất - chức năng: Du lịch
trải nghiệm kết hợp thể thao trên biển và Khu đô thị Thanh Hải.
- Định hướng:
+ Phát triển đô thị Thanh Hải đạt
đô thị loại V theo định hướng Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận.
+ Du lịch trải nghiệm (khu ruộng
muối, khu san hô, khu lướt sóng diều), tận dụng thế mạnh từ điều kiện tự nhiên
thúc đẩy phát triển các hoạt động thể thao và thưởng ngoạn gắn với biển.
+ Phát triển một khu vực du lịch,
nghỉ dưỡng cao cấp, đi đôi với hệ thống hạ tầng thương mại dịch vụ đồng bộ,
xuyên suốt.
+ Phát triển các khu vực nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao và sản xuất giống thủy sản theo Quy hoạch tỉnh.
+ Đề xuất các hoạt động và phân
vùng các khu vực cho nghỉ dưỡng kết hợp lướt ván diều. Khoanh vùng khu ruộng muối
và phát triển các hoạt động tham quan ruộng muối và đồi núi tự nhiên xung
quanh.
e) Phân khu 5 - Khu dải ven
biển thành phố Phan Rang - Tháp Chàm và Đầm Nại
- Tính chất - chức năng: Khu dải
ven biển Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm và Đầm Nại.
- Định hướng:
+ Ưu tiên loại hình du lịch
khám phá, du lịch văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng.
+ Phục hồi và bảo tồn hệ sinh
thái đầm Nại và rừng ngập mặn ven đầm Nại, kết hợp với du lịch sinh thái và nghỉ
dưỡng.
+ Phát triển bãi biển Bình Sơn
- Ninh Chử, tạo các quảng trường biển và tuyến hướng biển dành cho cộng đồng. Tạo
điểm nhấn cao tầng ven biển.
+ Đề xuất triển khai các dự án
thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế của thành phố Phan Rang - Tháp Chàm nói
riêng và tỉnh Ninh Thuận nói chung. Bảo tồn và phát triển Làng bích họa Hòn
Thiên, gìn giữ để trở thành địa điểm du lịch thu hút du khách. Đề xuất các khu
du lịch nghỉ dưỡng ngập mặn, trở thành nơi nghỉ dưỡng cao cấp của khu vực miền
Trung.
f) Phân khu 6 - Khu vực Nam
sông Dinh
- Tính chất - chức năng: Khu
dân cư kết hợp phát triển công, nông nghiệp.
- Định hướng:
+ Phát triển đô thị Sơn Hải đạt
đô thị loại V theo định hướng Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận.
+ Phát triển sản xuất giống thủy
sản theo Quy hoạch tỉnh.
+ Khai thác du lịch tại các khu
vực có cảnh quan độc đáo như cánh đồng điện gió, cánh đồng rong biển.
+ Kết nối với các điểm du lịch
về cát như đồi cát Nam Cương. Hình thành du lịch trải nghiệm Cát - Biển.
+ Khai thác các hoạt động thể thao
trên biển (không sử dụng động cơ). Ưu tiên loại hình du lịch khám phá, du lịch
văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng.
+ Đối với vị trí Nhà máy Điện hạt
nhân Ninh Thuận 2 và hành lang an toàn nhà máy được cập nhật giữ nguyên theo
quy hoạch được duyệt và Đề án ổn định sản xuất, đời sống nhân dân.
g) Phân khu 7 - Khu vực đồi
cát Mũi Dinh
- Tính chất - chức năng: Khu du
lịch ngắm cảnh Mũi Dinh.
- Định hướng:
+ Khu vực đồi cát: tận dụng cảnh
quan đồi cát, có bố trí thương mại dịch vụ và thể dục thể thao, sân golf,…
+ Đề xuất khai thác các dịch vụ
vui chơi giải trí phục vụ du lịch, nghiên cứu bổ sung các loại hình vui chơi giải
trí mới như đua ngựa, đua chó.
+ Phát triển hạ tầng đồng bộ, đặc
biệt là hạ tầng thương mại dịch vụ hiện đại, văn minh;
+ Đề xuất du lịch trải nghiệm
làng chài và trải nghiệm hải sản địa phương.
h) Phân khu 8 - Khu vực đường
ven biển phía Nam Ninh Thuận
- Tính chất - chức năng: Khu dịch
vụ du lịch, trải nghiệm đường ven biển Ninh Thuận.
- Định hướng:
+ Định hướng phát triển cụm tổ
hợp dịch vụ nghỉ dưỡng trên vách đá.
+ Bố trí các điểm ngắm cảnh,
các điểm dừng chân, dịch vụ nhỏ trên đường,… thành các cụm ngắm cảnh phục vụ
xuyên suốt.
+ Bố trí quảng trường công cộng
tại điểm đón của khu vực, tạo điểm thu hút và thương hiệu cho tỉnh Ninh Thuận.
+ Đề xuất khai thác các điểm ngắm
cảnh, bổ sung tiện tích phục vụ du lịch và cộng đồng. Bố trí cổng chào tạo điểm
nhấn ấn tượng khi vào đường ven biển. Bảo tồn cảnh quan khu vực và các giá trị
tự nhiên sẵn có.
+ Cùng với cảnh quan thiên
nhiên còn hoang sơ và nhiều điểm nhìn ngoạn mục, điểm nhấn cổng chào và nhiều cầu
vọng cảnh vươn biển trên tuyến DT701 dọc bờ biển, khu vực có thể phát triển các
resort, spa trên vách núi tại những vị trí phù hợp, nương vào địa hình tự
nhiên, không gây che chắn tầm nhìn. Hướng tới một khu vực có dịch vụ du lịch
cao cấp, cùng với những hoạt động trên biển độc đáo.
+ Định hướng đối với đất rừng:
Hạn chế tác động vào đất lâm nghiệp, đánh giá hiện trạng khảo sát thực tế tình
trạng rừng, xây dựng trên khu vực đất trống và phải đảm bảo theo các quy định
pháp luật về lâm nghiệp, vừa mang lại giá trị về du lịch, vừa là một cách giữ
gìn bảo tồn tự nhiên dựa vào quản lý du lịch.
9. Định hướng
kiểm soát kiến trúc, cảnh quan
a) Định hướng kiểm soát
không gian cảnh quan
- Đề xuất tổ chức không gian
theo chiều đứng và chiều ngang tận dụng vị thế tự nhiên sẵn có để phát triển đa
dạng các loại hình du lịch bao gồm các quy định khống chế tầng cao và quy định
tổ chức không gian kiến trúc, vùng cảnh quan, tổ chức không gian các khu vực
chính, tổ chức không gian cây xanh, mặt nước, không gian mở.
- Tăng cường liên kết không
gian công cộng ven biển với các không gian tiềm năng tránh tác động đến môi trường.
- Hạn chế tác động đến các
sông, hồ, đầm, suối (Hồ Vĩnh Hy, Hồ Ông Kinh, Đầm Nại, Hồ Cò Kè, Đầm Sơn Hải)
cùng hệ thống thoát nước và các lưu vực được hình thành từ địa hình tự nhiên.
- Đối với các khu vực có dân cư
hiện hữu, chỉnh trang làm tăng giá trị cảnh quan của khu dân cư ven biển.
- Đa dạng không gian công cộng
nhằm duy trì truyền tải những giá trị đặc trưng về văn hóa địa phương, quảng
trường, cảnh quan ven biển.
b) Về giao thông
Mở rộng trục kết nối giao
thông chính:
- Mở rộng tuyến giao thông trục
Bắc - Nam:
+ Đường 702 đoạn từ Bình Tiên đến
Vĩnh Hy có lộ giới là 29m, từ Vĩnh Hy đến khu đô thị sinh thái lướt ván diều có
có lộ giới là 42m, riêng đoạn qua khu TĐC nhà máy điện hạt nhân NT2 có lộ giới
27m. Từ khu đô thị sinh thái lướt ván diều qua khu đô thị Thanh Hải có lộ giới
đường 37m. Từ khu đô thị Thanh Hải đến cầu Ninh Chử có lộ giới 42m. Đường Trường
Chinh đoạn từ cầu Ninh Chử đến Đường Yên Ninh lộ giới là 31m. Đường Yên Ninh đoạn
qua Phan Rang - Tháp Chàm lộ giới 44m.
+ Đường ĐT701 đoạn từ cầu An
Đông đến khu Mũi Dinh có lộ giới là 37m, từ Mũi Dinh đến Cà Ná có lộ giới 27m đảm
bảo khai thác tối ưu giao thông công cộng đô thị.
- Hình thành các tuyến giao
thông liên khu vực, khu vực, trục chính các đô thị vuông góc với trục Bắc - Nam
kết nối về phía biển, hình thành các tuyến không gian mở;
- Hình thành tuyến hành lang
sát biển gắn với khu vực có cảnh quan đặc trưng như Vườn quốc gia Núi Chúa, Khu
Hòn Đỏ, đồi cát Mũi Dinh, để tăng tính hấp dẫn và đồng thời đảm bảo an toàn tiếp
cận;
Phát triển giao thông thủy
phục vụ du lịch:
Hình thành bến tàu du lịch (cập
nhật định hướng các bến tàu theo Quy hoạch thủy nội địa), gắn với các khu vực
không ảnh hưởng đến hoạt động tắm biển của các khu du lịch;
Phát triển giao thông
xanh:
- Ưu tiên hệ thống giao thông
công cộng, bao gồm: xe bus BRT, xe đạp và nghiên cứu phát triển xe điện nội thị.
Trạm dừng (bus, tàu thuyền du lịch...) để đáp ứng nhu cầu di chuyển nhanh chóng
và thuận tiện, thân thiện với môi trường.
- Tạo lập các tuyến giao thông
xanh trải nghiệm khép kín, vừa mang tính trải nghiệm vừa mang tính giáo dục thụ
động làm tăng chất lượng sinh môi, sinh quyển và sinh sống của vận tải giao
thông thời đại mới năng động – thân thiện và bền vững, và cần lưu ý các ứng dụng
thiết kế cho người khiếm khuyết.
c) Về công trình
- Kiến trúc, hình khối mang
tính hình tượng, lấy hình ảnh cảm hứng phù hợp đồng nhất với từng chức năng
công trình tạo sự hài hòa trong không gian;
- Các công trình trung tâm có
thể liên kết chặt chẽ với nhau hợp khối khai thác hiệu quả kinh tế và hiệu quả
sử dụng đất, hạn chế cao tầng khu vực gần biển tránh ảnh hưởng tầm nhìn và ảnh
hưởng không gian chung trên toàn trục Bắc - Nam;
- Tổ chức các khối công trình
có đường kết nối liên tục và đa dạng các không gian mở, tạo sự liên kết chặt chẽ
giữa nội khu với không gian biển tăng tính hấp dẫn và khuyến khích các hoạt động
đi bộ, đạp xe thân thiện với môi trường.
d) Về cảnh quan
- Cảnh quan đặc trưng của khu vực
đa dạng (núi, rừng, hồ, đầm, biển, ...) tạo nên sức hấp dẫn cho khu vực quy hoạch,
cần phát huy cảnh quan để khai thác nhiều loại hình du lịch;
- Kết hợp các công trình công cộng,
thương mại du lịch gắn với quảng trường, bãi tắm công cộng, điểm nhấn đặc trưng
tại những nơi có tầm mắt nhìn cao;
- Mặt nước tự nhiên được giữ lại
tạo thành các không gian mở, điều hòa vi khí hậu;
- Tận dụng các lợi thế về địa
hình, hình thái không gian tự nhiên để tạo các không gian cảnh quan của từng
phân khu chức năng.
e) Quy định về tầng cao
-Sử dụng các yếu tố tự nhiên,
các điểm cao có giá trị đặc biệt, các trường nhìn, điểm nhìn là yếu tố khống chế
kiểm soát cao tầng. Cụ thể như sau:
+ Đối với các khu vực đô thị:
Hướng nhìn, hướng tiếp cận từ đô thị ra biển cần được ưu tiên tối đa. Kiểm soát
bằng sử dụng hệ số sử dụng đất và các tính toán về hạ tầng khu vực trong đó khả
năng đáp ứng của hạ tầng giao thông, mật độ cư trú và các chỉ tiêu hạ tầng kỹ
thuật trong đô thị để xây dựng hệ số sử dụng đất phù hợp. Khuyến khích phát triển
cao tầng các dự án có vị trí phù hợp
+ Đối với các khu vực cảnh quan
tự nhiên: Hạn chế phát triển cao tầng, công trình xây dựng nương theo địa hình
và không làm phá vỡ địa hình vốn có. Đảm bảo yếu tố an ninh, quốc phòng tại những
điểm cao tự nhiên quan trọng.
- Đề xuất các giải pháp cao tầng
đảm bảo hài hòa các mục tiêu trong đó: Đảm bảo quyền được phát triển cao tầng;
Quyền được thụ hưởng thiên nhiên của cộng đồng; Cảnh quan thiên nhiên được bảo
vệ; Không gây áp lực và quá tải cho hệ thống hạ tầng đô thị là các yếu tố cân bằng
và hài hòa với nhau.
- Các định hướng phát triển cao
tầng cụ thể:
+ Hạn chế phát triển cao tầng ở
ở các phân khu 1, 2 và 3.
+ Khuyến khích phát triển cao tầng
tạo đường chân trời, điểm nhấn nhìn từ phía biển vào tại phân khu 5, dãi ven biển
Bình Sơn - Ninh Chử, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.
+ Khuyến khích phát triển cao tầng,
giảm mật độ xây dựng, tăng cường mảng xanh và không gian mở ở những phân khu 4,
5 và 6 (trừ những khu vực bảo vệ cảnh quan tự nhiên như Đầm Nại).
10. Quy hoạch
hệ thống hạ tầng kỹ thuật: Thực hiện đảm bảo theo Quy chuẩn,
Tiêu chuẩn xây dựng hiện hành. Tuân thủ theo định hướng quy hoạch cấp trên và
quy hoạch chuyên ngành liên quan về hạ tầng kỹ thuật.
11. Phân kỳ
thực hiện quy hoạch
Giai đoạn 1 từ năm 2024 –
2035:
- Tổ chức lập, phê duyệt quy hoạch
chung các đô thị, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết; đầu tư xây dựng các
công trình hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ du lịch tại các khu chức năng có không
gian đặc trưng nhằm thu hút khách du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch, tạo động
lực phát triển đồng bộ toàn khu.
- Tập trung phát triển các dự
án du lịch (Bình Tiên - Vĩnh Hy, Vĩnh Hy - Thái An, Khu lướt ván diều, Khu du lịch
Hòn Đỏ, Khu du lịch Bình Sơn - Ninh Chử, Mũi Dinh - Cà Ná).
- Chỉnh trang khu vực hiện hữu
của Vĩnh Hy, tạo tiền đề phát triển Vĩnh Hy lên phía Tây Bắc (cho giai đoạn
sau). Đô thị Vĩnh Hy đạt đô thị loại V.
- Khu vực dự kiến phát triển đô
thị Thanh Hải: Đạt đô thị loại V, trở thành thị trấn Thanh Hải. Chỉnh trang khu
dân cư hiện hữu, phát triển và mở rộng khu vực trung tâm hiện hữu thành cụm
trung tâm tập trung (bao gồm trường THPT, bệnh viện cấp huyện, khu hành chính tập
trung cấp huyện và các công trình công cộng khác). Đô thị mở rộng theo hướng
Đông – Tây, dọc theo khu vực nuôi trồng thuỷ sản ven biển phía Nam đô thị và
phát triển du lịch ven biển lên phía Bắc từ Hòn Đỏ đến khu trang trại nho và lướt
ván diều. Chỉnh trang và phát triển mở rộng khu vực nuôi trồng thuỷ sản ra đến
đường DT702, khẳng định vị thế trung tâm sản xuất tôm giống của cả nước.
- Khu vực Đầm Nại: Giai đoạn
này phục hồi và cải thiện hệ sinh thái Đầm Nại, nước lợ và rừng ngập mặn ven đầm.
Trồng rừng ngập mặn ven các bờ rìa tôm bỏ hoang và khuyến khích phát triển kinh
tế theo hướng bền vững. Tạo môi trường, không gian, cảnh quan cây xanh mặt nước
thích hợp cho phát triển du lịch giai đoạn sau.
- Đô thị Phan Rang - Tháp Chàm
và Khánh Hải tập trung phát triển hướng biển, khai thác những lợi thế ven biển
để phát triển kinh tế, bổ trợ cho nhau trong phạm vi tam giác Phan Rang - Tháp
Chàm - Đầm Nại - Khánh Hải, đặc biệt thế mạnh về du lịch.
- Hình thành và phát triển Khu
vực số 3, Khu vực số 2 thuộc đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch ven biển
phía Nam tỉnh Ninh Thuận, là trung tâm động lực, xây dựng du lịch biển hiện đại,
năng động.
- Chỉnh trang và phát triển Sơn
Hải thành đô thị loại V.
Giai đoạn 2 từ sau năm 2035 đến
2045:
- Tiếp tục đẩy mạnh và phát triển
du lịch ven biển Ninh Thuận từ Bắc xuống Nam.
- Phát triển, mở rộng đô thị
Vĩnh Hy lên phía Tây Bắc xung quanh hồ Vĩnh Hy, phát triển thêm nhu cầu đất ở
và đất du lịch. Đô thị Vĩnh Hy hướng tới đạt các tiêu chí thị trấn sau năm
2045.
- Mở rộng đô thị Thanh Hải,
phát triển hỗn hợp dọc 2 trục đường: đường vành đai 702B và đường giao thông mới
nối từ ven biển đến hồ Ông Kinh.
- Phát triển các khu du lịch
sinh thái ven Đầm Nại (du lịch sinh thái mật độ thấp và cực thấp dưới tán rừng
ngập mặn, du lịch spa muối, du lịch cộng đồng làng Bích Họa Hòn Thiên,…).
- Phát triển mở rộng đô thị Sơn
Hải, hướng tới đạt các tiêu chí trở thành thị trấn Sơn Hải sau năm 2045.
12. Nguồn
lực thực hiện Đồ án
Tập trung nghiên cứu cơ chế huy
động, thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước; rà
soát quỹ đất để có phương án quy hoạch, kêu gọi đầu tư phù hợp; đẩy mạnh cải
cách hành chính, tăng cường đối thoại để giải quyết khó khăn, vướng mắc cho
doanh nghiệp kịp thời khi có phát sinh; đẩy mạnh giải pháp khơi thông nguồn lực;
khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực từ đất đai; ưu tiên lựa chọn nhà đầu
tư chiến lược, trọng điểm phù hợp với định hướng phát triển du lịch thành ngành
mũi nhọn.
Điều 2. Tổ
chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh
căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn triển khai thực hiện Nghị quyết theo quy định pháp
luật; trình cấp thẩm quyền phê duyệt hồ sơ Đồ án quy hoạch chung xây dựng Khu
du lịch quốc gia Ninh Chử, tỉnh Ninh Thuận đến năm 2045.
2. Giao Thường trực Hội đồng
nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu
Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng
nhân dân tỉnh Ninh Thuận Khóa XI Kỳ họp thứ 22 thông qua ngày 10 tháng 12 năm
2024./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Bộ Xây dựng;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- UBND tỉnh;
- Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- VP: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, UBND tỉnh;
- TT. HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Công báo tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Trang tin thông tin điện tử HĐND tỉnh;
- Lưu: VT, Phòng Công tác HĐND.
|
CHỦ TỊCH
Phạm Văn Hậu
|