Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 4809/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Hải Dương Người ký: Trần Văn Quân
Ngày ban hành: 13/12/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4809/KH-UBND

Hải Dương, ngày 13 tháng 12 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN NĂM 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG

Căn cứ Quyết định số 434/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, giai đoạn 2021-2030; Thực hiện Công văn số 7361/BNN-TY ngày 01 tháng 10 năm 2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh năm 2025.

Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Hải Dương, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh ở thủy sản để nâng cao năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế, bảo đảm phát triển ổn định và bền vững nuôi trồng thủy sản của tỉnh;

- Phát hiện sớm và xử lý kịp thời các loại dịch bệnh ở động vật thủy sản, hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro, thiệt hại do dịch bệnh gây ra, góp phần đảm bảo cho nuôi trồng thuỷ sản đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả;

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chính quyền địa phương, đội ngũ cán bộ và người nuôi thủy sản về công tác thú y thủy sản và các biện pháp kỹ thuật tổ chức thực hiện phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản.

2. Yêu cầu

- Phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản phải có sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị các cấp, các ngành và của cả cộng đồng; phòng bệnh là chính, chống dịch kịp thời, hiệu quả;

- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản hạn chế tối đa thiệt hại do dịch bệnh gây ra.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Công tác tuyên truyền, tập huấn

- Tuyên truyền các chủ trương, chính sách, quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành trong công tác quản lý phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản; tác hại của các bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

- Tập huấn công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật cấp tỉnh, cấp huyện và nhân viên thú y cơ sở.

2. Công tác quản lý giống thủy sản

- Giống động vật thủy sản phải có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, kiểm tra chất lượng theo quy định.

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra nhằm quản lý chất lượng và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh giống thủy sản, thức ăn, thuốc thú y thủy sản tại địa phương.

3. Công tác giám sát phát hiện dịch bệnh

a) Giám sát lâm sàng:

- Thường xuyên thực hiện giám sát, phát hiện và báo cáo kịp thời thủy sản bị bệnh, bị chết và có các biện pháp xử lý theo quy định;

- Thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm, mẫu môi trường để xét nghiệm phát hiện mầm bệnh khi có dịch bệnh xảy ra hoặc khi môi trường biến động bất thường và thực hiện báo cáo theo quy định.

b) Giám sát chủ động:

Thực hiện quan trắc, cảnh báo môi trường vùng nuôi trồng thủy sản theo đúng quy định; lấy mẫu kiểm tra mầm bệnh lưu hành trên động vật thủy sản.

4. Công tác chống dịch

a) Khai báo và xử lý ổ dịch:

- Trường hợp có dấu hiệu bệnh hoặc nghi mắc bệnh, người nuôi hoặc người phát hiện bệnh phải báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã; đồng thời, thông tin nhanh cho các tổ chức, cá nhân nuôi xung quanh biết để có biện pháp hỗ trợ, phối hợp phòng ngừa dịch bệnh.

- Trường hợp dịch bệnh có dấu hiệu lây lan trên diện rộng phải báo ngay cho cơ quan quản lý chuyên ngành cấp huyện, cấp tỉnh để kịp thời tham mưu tổ chức chống dịch theo quy định.

b) Công bố dịch: Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật Thú y.

c) Giải pháp chống dịch:

- Khi dịch bệnh xảy ra nhưng chưa phải công bố dịch:

+ Thực hiện báo cáo về diễn biến tình hình dịch bệnh để triển khai kịp thời các biện pháp khống chế mầm bệnh.

+ Tổ chức tiêu hủy ổ dịch; kiểm tra ao nuôi, vùng nuôi để kiểm tra, xác minh, đánh giá mức độ thiệt hại, giám sát, xử lý ổ dịch bệnh theo quy định.

- Khi đã công bố dịch bệnh:

+ Thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản các cấp tỉnh, huyện, xã.

+ Tiến hành kiểm tra khoanh vùng dịch bệnh và triển khai chống dịch theo quy định của Luật Thú y, Luật Thủy sản và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Tổ chức tiêu hủy ổ dịch và huy động các lực lượng có liên quan tại địa phương để thành lập các chốt kiểm soát, kiểm dịch thủy sản giống, thủy sản nuôi thương phẩm ra vào vùng dịch; kiểm tra, xác minh, đánh giá mức độ thiệt hại, giám sát, xử lý ổ dịch theo quy định.

d) Công bố hết dịch; Khi có đủ điều kiện để công bố hết dịch bệnh theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Thú y.

5. Chế độ báo cáo

Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo bảo đảm đầy đủ, kịp thời, chính xác số liệu trong công tác phòng, chống dịch bệnh; xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, chậm báo cáo làm lây lan dịch bệnh.

6. Xây dựng vùng nuôi, cơ sở nuôi thủy sản, chuỗi sản xuất thủy sản an toàn dịch bệnh động vật theo quy định của Luật Thú y và văn bản hướng dẫn thi hành Luật, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Từ nguồn Ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành, nguồn kinh phí hợp pháp khác và kinh phí của chủ cơ sở nuôi.

Hàng năm Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng dự toán kinh phí đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản, trình duyệt theo quy định.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Bám sát chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các quy định hiện hành để tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch;

- Tổ chức kiểm tra các điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản, chất lượng giống thủy sản; điều kiện sản xuất, mua bán và chất lượng thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định;

- Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân, các cơ sở nuôi trồng thủy sản khôi phục sản xuất sau khi xử lý dịch bệnh thủy sản; quy trình nuôi trồng thủy sản, cơ cấu đối tượng, mùa vụ nuôi đáp ứng yêu cầu về an toàn dịch bệnh;

- Tổng hợp báo cáo tình hình dịch bệnh động vật thủy sản theo quy định; Tổ chức tập huấn về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản cho cán bộ thú y và người nuôi thủy sản trên địa bàn quản lý;

- Phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí đẩy mạnh công tác tuyên truyền về sản xuất thủy sản, công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản.

2. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên quan tham mưu, cân đối bố trí ngân sách để thực hiện Kế hoạch.

3. Sở Công thương

Thường xuyên theo dõi nắm bắt tình hình, diễn biến thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm thủy sản, xây dựng giải pháp bảo đảm lưu thông, tránh gây bất ổn về thị trường.

4. Sở Y tế

Giám sát, phát hiện, chia sẻ thông tin tuyên truyền, phối hợp trong công tác phòng, chống dịch bệnh lây từ động vật thủy sản sang người. Đảm bảo công tác thu dung, điều trị, cách ly người mắc bệnh nghi mắc bệnh lây truyền từ động vật thủy sản sang người.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lấy mẫu kiểm tra, đánh giá tác động của các yếu tố môi trường nước trong các vùng nuôi/ao nuôi thủy sản.

6. Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin, báo chí, hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản.

7. Cục Quản thị trường tỉnh Hải Dương

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các lực lượng chức năng có liên quan tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thủy sản theo đúng quy định.

8. Báo Hải Dương, Đài PTTH tỉnh

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng nội dung, chuyên mục cho chương trình truyền thông đại chúng về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản.

9. Các tổ chức chính trị xã hội

Theo chức năng, nhiệm vụ chủ động chỉ đạo, tổ chức thực hiện Kế hoạch này; phối hợp với cơ quan chuyên môn và tuyên truyền để các thành viên, hội viên tham gia thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản trong gia đình và cộng đồng dân cư.

10. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản trên địa bàn;

- Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, vật tư để chủ động phòng, chống khi dịch bệnh xảy ra; tổ chức giám sát tình hình dịch bệnh, phát hiện sớm các ổ dịch nhằm kịp thời bao vây, khống chế không để dịch lây lan; xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm trong công tác phòng, chống dịch.

- Bố trí kinh phí cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản;

- Tổ chức thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức để nâng cao nhận thức của người dân về công tác phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản;

11. Chủ cơ sở nuôi thủy sản

- Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các cơ sở nuôi, vùng nuôi thuỷ sản theo quy định; tổ chức các biện pháp phòng chống dịch bệnh;

- Chấp hành quy định về kiểm dịch, báo cáo dịch bệnh, thiết lập và lưu trữ các loại sổ sách theo dõi con giống, cải tạo ao đầm, chăm sóc, quản lý,…; hợp tác với các cơ quan chức năng trong việc lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu môi trường, giám sát dịch bệnh; tham dự các lớp tập huấn về phòng, chống dịch bệnh, kỹ thuật nuôi thủy sản do các cơ quan quản lý tổ chức;

Trên đây là Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để xem xét, giải quyết ./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các sở, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu VT, KTN, Ô Chính.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Văn Quân

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 4809/KH-UBND ngày 13/12/2024 phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


101

DMCA.com Protection Status
IP: 3.146.37.242
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!