TỔNG LIÊN ĐOÀN
LAO ĐỘNG VIỆT NAM
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 03/CT-ĐCT
|
Hà Nội, ngày 08 tháng 02 năm 2017
|
CHỈ THỊ
CỦA ĐOÀN
CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ
SỰ NGHIỆP; DOANH NGHIỆP CÔNG ĐOÀN
Nghị quyết 07b/NQ-TLĐ
ngày 21/01/2016 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam khóa XI về công tác tài chính công đoàn trong tình hình mới có đánh giá:
Trong thời gian qua, các đơn vị sự nghiệp công đoàn đã có
nhiều cố gắng trong việc thực hiện
nhiệm vụ được giao, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chung của tổ chức công đoàn;
các doanh nghiệp của tổ chức công đoàn đang tích cực trong việc sắp xếp lại
theo Thông báo của Ban Bí thư Trung ương, hoạt động kinh tế công đoàn có bước
chuyển biến tích cực, hiệu quả kinh doanh khá hơn. Tuy
nhiên, Nghị quyết cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế đó là “Việc quản lý các đơn vị sự nghiệp, hoạt động
kinh tế công đoàn tại một số nơi còn buông lỏng, chưa thực hiện tốt chức năng
kiểm tra, giám sát của chủ sở hữu, đại diện chủ sở
hữu. Công tác lập báo cáo tài chính gửi cấp trên còn hạn
chế, chưa đầy đủ, kịp thời, chưa phản ánh hết các nguồn thu, chi vào báo cáo tài chính,
mẫu biểu báo cáo chưa thống nhất, chưa kiểm soát được hoạt
động của các đơn vị. Nhiều đơn vị bố trí, sử dụng
cán bộ làm công tác quản lý chưa đúng người, đúng việc”.
Để nâng cao chất
lượng công tác quản lý, rà soát lại chức năng, nhiệm vụ, chấn chỉnh các hoạt động không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị
sự nghiệp, doanh nghiệp công đoàn theo quy định của pháp luật, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam yêu cầu Liên đoàn Lao động các tỉnh,
thành phố; Công đoàn ngành Trung ương; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng
Liên đoàn tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với đơn vị sự nghiệp,
doanh nghiệp công đoàn, trong đó tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:
1. Các cấp công đoàn quán triệt Nghị
quyết 07b/NQ-TLĐ ngày 21/01/2016 của Ban Chấp hành Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XI về công tác tài chính công đoàn trong tình
hình mới nhằm tạo bước chuyển biến tích cực trong công tác
kiểm tra, quản lý các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp công đoàn.
2. Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành
phố; Công đoàn ngành Trung ương; Công đoàn Tổng Công ty trực
thuộc Tổng Liên đoàn tổ chức các Đoàn kiểm tra do một đồng
chí Ủy viên Ban Thường vụ (hoặc Phó Chủ tịch) làm tổ trưởng
tiến hành kiểm tra đồng loạt các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp công đoàn trực
thuộc để đánh giá một cách khách quan, toàn diện về hiệu
quả hoạt động thu, chi, quản lý tài chính, tài sản của công đoàn; bố trí nhân lực,
lao động; việc chấp hành các quy định của pháp luật và của tổ chức Công đoàn Việt
Nam.
2.1. Thời gian kiểm tra: Từ quý I
đến quý III năm 2017.
2.2. Nội dung kiểm tra:
a) Kiểm tra công tác tổ chức; quản
lý tài chính, tài sản
- Tổ chức bộ máy, biên chế (nhất là
công tác cán bộ, số lượng cán bộ so với nhu cầu lao động, chất lượng cán bộ).
- Tuyển dụng, quản lý, sử dụng công
chức, viên chức và người lao động.
- Thu, chi, quản lý tài chính, tài sản.
- Công tác lập báo cáo tài chính.
- Kê khai, xin cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất.
b) Đánh giá
- Tình hình thực hiện nhiệm vụ chính
trị của đơn vị đối với tổ chức công đoàn
- Công tác quản lý, quản trị của đơn
vị (nhất là ban hành các quy định trong công tác quản lý).
- Năng lực quản trị điều hành của
giám đốc doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công đoàn.
- Trình độ chuyên môn cán bộ làm công
tác tài chính, kế toán.
- Cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp
công đoàn về tổ chức, tài chính; cơ chế hỗ trợ kinh phí hoạt
động, đầu tư.
- Cơ chế hoạt động đối với đơn vị
kinh tế công đoàn.
c) Sắp xếp
- Việc xếp hạng, đánh giá phân loại
doanh nghiệp theo quy định của nhà nước.
- Việc sắp xếp,
chuyển đổi mô hình tổ chức của doanh nghiệp công đoàn.
2.3. Kiến nghị, đề xuất.
2.4. Niên độ kiểm tra: năm 2014,
2015, 2016.
Công tác kiểm tra phải đảm bảo khách
quan, chính xác, trung thực. Nếu biên bản kiểm tra, báo
cáo kiểm tra không đúng với nội dung kiểm tra, niên độ kiểm tra mà đoàn kiểm
tra của Tổng Liên đoàn, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra
chuyên ngành phát hiện được thì Trưởng đoàn và thành viên đoàn kiểm tra phải chịu
hình thức kỷ luật của Tổng Liên đoàn.
Báo cáo kết quả kiểm tra (kèm theo
biên bản kiểm tra chi tiết từng đơn vị) gửi về Tổng Liên đoàn (qua Ban Tài
chính) trước quý III năm 2017.
3. Các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp
công đoàn: Có trách nhiệm chuẩn bị các loại sổ kế toán, chứng
từ, tài liệu,... phục vụ công tác kiểm tra; kiến nghị, đề xuất về mô hình, cơ
chế, về quản lý... (nếu có).
4. Ban Tài chính, Ủy ban kiểm tra Tổng
Liên đoàn và một số cơ quan có liên quan tổ chức kiểm tra đột xuất một số đơn vị
trước, trong và sau khi có báo cáo kiểm tra của Liên đoàn Lao động các tỉnh,
thành phố; Công đoàn ngành Trung ương; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng
Liên đoàn.
5. Ban Tài chính Tổng Liên đoàn có trách
nhiệm tổng hợp báo cáo kết quả kiểm tra hoạt động của các đơn vị sự nghiệp, đơn
vị kinh tế công đoàn; đồng thời mời các chuyên gia trên cơ sở các quy định hiện
hành của nhà nước và Tổng Liên đoàn, cùng thực hiện việc lập
phương án sắp xếp báo cáo Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn xem xét, xử lý.
6. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn yêu cầu các ban Tổng Liên đoàn; Liên đoàn Lao động các tỉnh,
thành phố; Công đoàn ngành Trung ương; Công đoàn Tổng Công
ty trực thuộc Tổng Liên đoàn; đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp công đoàn nghiêm
túc tổ chức thực hiện và thường xuyên báo cáo kết quả về Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn qua Ban Tài chính Tổng Liên đoàn.
Nơi nhận:
- Các Ủy viên ĐCT-TLĐ;
- Các LĐLĐ tỉnh, TP và tương đương;
- Các Ban, đơn vị trực thuộc TLĐ;
- Lưu VT, Tài chính TLĐ.
|
TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC
Trần Thanh Hải
|