ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 982/QĐ-UBND
|
Kiên Giang, ngày 27 tháng 04 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “NÂNG CẤP VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TRUYỀN THANH CƠ SỞ TỈNH
KIÊN GIANG ĐẾN NĂM 2020”
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Kế hoạch số 97/KH-UBND ngày
24 tháng 10 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc thực hiện
Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban
Chấp hành Trung ương khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012
- 2020 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thông
tin và Truyền thông tại Công văn số 153/STTTT-TTBCXB ngày 20 tháng 3 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này là Đề án “Nâng cấp và phát triển hệ thống truyền thanh cơ sở tỉnh Kiên
Giang đến năm 2020” (đính kèm Đề án).
Điều 2. Giao Sở Thông tin và
Truyền thông chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các
huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức có liên quan hướng dẫn, triển khai thực
hiện Đề án
Cá nhân, tổ chức có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; Thủ trưởng các sở, ban,
ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cá kể
từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3 của QĐ;
- TT.TU, TT. HĐND tỉnh;
- CT, các PCT. UBND tỉnh;
- LĐVP, P. VHXH;
- Lưu: VT, lttram.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Mai Văn Huỳnh
|
MỤC LỤC
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
III. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN
IV. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG CỦA ĐỀ ÁN
PHẦN II: HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG TRUYỀN THANH
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Vị trí địa lý
2. Dân số, lao động và văn hóa
3. Kinh tế xã hội
4. Đánh giá kinh tế xã hội
II. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG TRUYỀN THANH
CƠ SỞ
1. Đài Truyền thanh
2. Trạm Truyền thanh
4. Đánh giá chung
PHẦN III: NỘI DUNG ĐỀ ÁN NÂNG CẤP VÀ
PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TRUYỀN THANH CƠ SỞ TỈNH KIÊN GIANG ĐẾN NĂM 2020
I. MỤC TIÊU
CHUNG
II. MỤC TIÊU CỤ THỂ
1. Đài Truyền thanh
2. Trạm Truyền thanh
III. ĐỀ ÁN PHÁT HỆ THỐNG TRUYỀN THANH
CƠ SỞ TỈNH KIÊN GIANG ĐẾN NĂM 2020
1. Đài Truyền thanh
2. Trạm Truyền
thanh
3. Định hướng công tác quản lý nhà nước
4. Các dự án đầu tư
5. Phân kỳ đầu tư
PHẦN IV. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. GIẢI PHÁP
1. Xây dựng cơ chế, chính sách
2. Tổ chức, nguồn nhân lực
3. Công nghệ và kỹ thuật
4. Huy động các nguồn vốn
5. Quản lý nhà nước
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Thông tin và Truyền thông
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
3. Sở Tài chính
4. Sở Nội vụ
5. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh
6. Ủy ban nhân
dân các huyện, thị xã, thành phố
7. Ủy ban nhân dân các xã
9. Đài Truyền thanh
PHỤ LỤC I: THUYẾT MINH CÁC DỰ ÁN
PHỤ LỤC II: HIỆN
TRẠNG TRUYỀN THANH CƠ SỞ KIÊN GIANG
PHỤ LỤC III:
DANH MỤC CÁC TRANG THIẾT BỊ ĐẦU TƯ VÀ DỰ TOÁN CHI PHÍ
PHẦN I:
PHẦN MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Phát thanh - Truyền thanh là một
phương tiện thông tin không thể thiếu trong đời sống xã hội,
là loại hình báo chí gần gũi nhất đối với người dân Việt
Nam; là công cụ tuyên truyền hiệu quả, chuyển tải các chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người
dân. Trong đó, phát thanh là loại hình thông tin đại chúng, nội dung thông tin
được chuyển tải bằng âm thanh, tiếng nói qua làn sóng vô
tuyến điện và truyền thanh qua hệ thống dây dẫn nên có đặc thù là thông tin một
cách nhanh nhất, là công cụ truyền thông hiệu quả nhất trong các trường hợp khẩn cấp.
Đài Truyền thanh huyện, Trạm Truyền
thanh cơ sở xã/phường, thị trấn là cánh tay nối dài của hệ thống phát thanh, là phương tiện thông tin chủ yếu phục vụ cho nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương, thực hiện các chức năng: Thông tin, tuyên truyền, động viên, giáo dục,
giải trí...
Kiên Giang nằm ở
vùng ven biển Tây Nam của đất nước, có vị trí chiến lược
quan trọng, tỉnh có biển đảo, biên giới nằm trong vùng vịnh Thái Lan, gần với các nước thuộc Đông Nam Á như Campuchia,
Thái Lan... Tuy nhiên, hệ thống truyền thanh cơ sở của tỉnh vẫn còn một số tồn
tại, hạn chế như: Trang thiết bị cho Trạm truyền thanh nhiều
nơi xuống cấp, lạc hậu, nhiều Trạm truyền thanh xã mới chỉ đáp ứng được việc
thông báo, điều hành của cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở. Ngoài ra, một số địa
phương do đặc thù biển, đảo ảnh hưởng của nước biển và thời
tiết nên thiết bị dễ hư và xuống cấp nhanh...
Để từng bước
nâng cao chất lượng hệ thống truyền thanh cơ sở, phát huy được các lợi thế, tác
động tích cực đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương, cần
thiết xây dựng Đề án “Nâng cấp và phát triển hệ thống truyền
thanh cơ sở tỉnh Kiên Giang đến năm 2020” nhằm hướng tới mục
tiêu phục vụ nhu cầu, lợi ích của nhân dân; trở thành công cụ tuyên truyền, vận
động các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước.
II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (Khóa
X) ngày 14/07/2007 về công tác tư tưởng, lý
luận và báo chí trước yêu cầu mới;
Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày
25/4/2006 của Chính phủ Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện
nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày
14/02/2015 của Chính phủ Quy định cơ che tự chủ của đơn vị nghiệp công lập;
Thông tư liên tịch số
17/2010/TTLT-BTTTT-BNV ngày 27/7/2010 hướng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Phát thanh và Truyền hình thuộc Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh, Đài Truyền thanh - Truyền hình thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;
Thông tư số 04/2013/TT-BTTTT ngày
23/1/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông về Quy hoạch sử dụng kênh tần số
phát thanh FM đến năm 2020;
Thông tư số 12/2015/TT-BTTT ngày
29/5/2015 của Bộ Thông tin và truyền thông về việc ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phổ tần
số và bức xạ vô tuyến điện áp dụng cho các thiết bị thu
phát vô tuyến điện”;
Quyết định số 336/2005/QĐ-TTg ngày
16/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phổ
tần số vô tuyến điện quốc gia;
Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg ngày
16/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng
phát thanh, truyền hình đến năm 2020;
Quyết định số 119/QĐ-TTg ngày 18/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển thông tin, truyền thông nông thôn
giai đoạn 2011 - 2020;
Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến
năm 2020;
Quyết định số 539/QĐ-TTg ngày
01/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Danh sách các xã đặc biệt khó
khăn, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2013-2015;
Quyết định số 204/QĐ-TTg ngày 01/2/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Danh sách các
xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương
trình 135 năm 2016.
2. Các văn bản địa phương
Căn cứ Kế hoạch số 27/KH-UBND ngày
24/10/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc thực hiện Chương trình
hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành
Trung ương khóa XI “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020
trên địa bàn tỉnh Kiên Giang”;
Quyết định số 2590/QĐ-UBND ngày
03/11/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở Thông tin và Truyền thông Kiên
Giang;
Quyết định số 2073/QĐ-UBND ngày
02/10/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc thành lập Ban Chỉ đạo và
tổ biên soạn xây dựng đề án phát triển hệ thống truyền
thanh cơ sở tỉnh Kiên Giang;
Căn cứ Kế hoạch số 111/KH-UBND ngày
27/9/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, Kế hoạch Giảm nghèo bền vững giai đoạn
2016-2020 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Căn cứ thực trạng hoạt động của hệ thống
phát thanh của tỉnh và nhu cầu phát triển của hệ thống nhằm đáp ứng nhiệm vụ
phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh trong thời gian tới.
III. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN
Đánh giá tổng thể
hiện trạng các Đài Truyền thanh cấp huyện, Trạm Truyền thanh cấp
xã trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, khắc phục những hạn chế,
tồn tại và thống nhất quản lý góp phần
làm cho hoạt động truyền thanh phát huy vai trò, chức năng, nhiệm vụ, đáp ứng
nhu cầu tiếp nhận thông tin ngày càng cao của
các tầng lớp nhân dân.
Xác định những mục tiêu, giải pháp
phát triển, đề ra các nhiệm vụ, những dự án cần ưu tiên đầu
tư tập trung để nhanh chóng nâng cao
chất lượng, phát huy hiệu quả hoạt động của các Đài Truyền thanh cấp huyện, cấp
xã. Qua đó, đề xuất các dự án đầu tư trọng điểm.
Nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống phát thanh - truyền thanh, mơ rộng diện phủ sóng
phát thanh địa phương. Nâng cao chất lượng chương trình phát thanh cả về số lượng
lẫn chất lượng. Góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân,
thúc đẩy phát triển kinh tế và bảo đảm quốc phòng, an
ninh.
Phát triển hệ thống phát thanh - truyền
thanh Kiên Giang phù hợp với quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao vai trò quản lý của
nhà nước trên địa bàn; xây dựng môi trường pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho
hoạt động phát thanh - truyền thanh.
IV. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG CỦA ĐỀ ÁN
- Phạm vi về không gian: Toàn bộ địa
giới hành chính tỉnh Kiên Giang.
- Phạm vi về thời gian: Giai đoạn đến
năm 2020.
- Số liệu đánh giá hiện trạng năm
2015.
- Đối tượng:
+ Đài Truyền thanh các huyện, thị xã,
thành phố.
+ Trạm truyền thanh cơ sở.
PHẦN II:
HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG
TRUYỀN THANH
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ -
XÃ HỘI
1. Vị trí địa lý
Kiên Giang nằm tận cùng phía Tây Nam
của Việt Nam, trong đó lãnh thổ bao gồm đất liền và hải đảo.
Phía Bắc giáp Campuchia, đường biên giới dài trên 56,8 km, phía Nam giáp tỉnh Bạc
Liêu và tỉnh Cà Mau, phía Tây giáp vịnh Thái Lan với đường bờ biển dài 200 km, phía Đông lần lượt tiếp giáp với
các tỉnh là An Giang, thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang.
Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là
6.348,5 km2. Tỉnh có 15 đơn vị hành chính cấp huyện (thành phố Rạch
Giá là tỉnh lỵ, thị xã Hà Tiên và 13 huyện) với 145 đơn vị hành chính cấp xã
(12 thị trấn, 15 phường, 118 xã).
Với các điều kiện về vị trí địa lý,
kinh tế và giao thông thủy bộ, Kiên Giang có nhiều lợi thế trong việc phát triển
hệ thống truyền thanh cơ sở.
2. Dân số, lao động và văn hóa
2.1. Dân số
Theo số liệu của
Tổng cục Thống kê, năm 2015 dân số của tỉnh Kiên Giang trên 1.767.359 người, mật
độ dân số 274 người/km2. Trong đó, dân số sống
tại thành thị gần 478.424 người, chiếm 27,07% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại
nông thôn 1.288.935 người, chiếm 72,93% dân số toàn tỉnh. Có các dân tộc chủ yếu: Kinh, Khmer và Hoa. Dân số của tỉnh phân bố
không đều, thường tập trung ở ven trục lộ giao thông, kênh
rạch, sông ngòi và một số đảo lớn.
2.2. Lao động
Tỉnh Kiên Giang có số lượng lao động
dồi dào với lực lượng trong độ tuổi lao động trên 1 triệu người. Cơ cấu lao động
trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 56,37%; khu
vực công nghiệp và xây dựng là 12,74%; khu vực dịch vụ là
30,89%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 35,5%, trong đó đào tạo nghề đạt 32%.
Kiên Giang có lực lượng lao động trẻ, có tay nghề đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động
của các nhà đầu tư và doanh nghiệp.
2.3. Văn hóa - Nghệ thuật
Văn hóa
Kiên Giang nằm tận cùng phía Tây Nam
của Việt Nam, nơi giao thoa văn hóa của nhiều vùng miền cả nước, bản sắc văn hóa tỉnh nhà cũng vì thế rất
phong phú, đa dạng, thể hiện qua các lĩnh vực văn học, nghệ
thuật, ẩm thực, lễ hội, làng nghề
truyền thống...
Hàng năm trên địa bàn tỉnh diễn ra
nhiều lễ hội, nhưng đặc sắc nhất là lễ hội Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực diễn ra vào tháng Tám âm lịch thu hút hàng trăm ngàn lượt
khách trong và ngoài tỉnh đến tham gia. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
còn có lễ hội Ok - Om - Bok của đồng bào dân tộc Khmer và Ngày hội Văn hóa thể
thao du lịch dân tộc Khmer tổ chức tại huyện Gò Quao bao gồm hội
chợ thương mại, các gian hàng văn hóa ẩm thực của các dân
tộc, các hoạt động vui chơi giải trí, trò chơi dân gian, triển lãm tranh ảnh hiện vật có liên quan đến đời sống
của đồng bào Khmer cùng với đó là lễ hội giỗ Tổ Hùng Vương
- Đền Hùng Quốc Tổ huyện Tân Hiệp diễn ra và ngày 10/3 âm lịch hàng năm thu hút hàng chục nghìn lượt khách
đến tham gia lễ hội.
Nghệ thuật
Nghệ thuật Đờn ca tài tử đã được
UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Kiên Giang với hơn 1.700
nghệ nhân và 157 câu lạc bộ Đờn ca tài tử đã mang lại một đặc trưng riêng cho nền
văn hóa nghệ thuật cho tỉnh Kiên Giang.
2.4. Du lịch
Kiên Giang có nhiều thắng cảnh và di
tích lịch sử nổi tiếng như: Hòn Chông, Hòn Trẹm, Hòn Phụ Tử,
núi Mo So, bãi biển Mũi Nai, Thạch Động, Lăng Mạc Cửu,
Đông Hồ, rừng U
Minh Thượng, đảo Phú Quốc... được chia thành 4 vùng du lịch trọng điểm như: Phú Quốc; Vùng Hà Tiên - Kiên Lương; Thành phố Rạch Giá và
vùng phụ cận; Vùng U Minh Thượng.
3. Kinh tế - xã hội
Trong những năm qua, nền kinh tế của
tỉnh tiếp tục đạt được những thành tựu quan trọng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá, bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt 10,35%/năm. Thu
nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 2.490 USD, tăng gấp 1,75 lần so với năm
2010 và cao hơn mức bình quân cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm dần tỷ
trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. Tỷ trọng nông - lâm - thủy
sản giảm từ 42,57% năm 2010 còn 37,53% năm 2015, dịch vụ tăng từ 33,04% lên
36,71%, công nghiệp - xây dựng tăng từ 24,39% lên 25,76%...
4. Đánh giá kinh tế - xã hội
4.1 Thuận lợi
Kiên Giang có vị
trí thuận lợi, có tiềm năng phát triển kinh tế - xã
hội, nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Đây là những thị trường tiêu thụ lớn, là trung tâm hỗ trợ
đầu tư, kỹ thuật, chuyển giao công
nghệ...
Kinh tế tỉnh Kiên Giang đã phát triển
từ một nền kinh tế nông nghiệp trở thành một trong những tỉnh phát triển khá toàn diện trong khu vực về xây dựng và phát triển du lịch, dịch vụ,
thu hút đầu tư nước ngoài.
Địa hình tỉnh Kiên Giang cơ bản là đồng
bằng, đồng thời nằm trên các trục giao thông, kinh tế quan
trọng như quốc lộ 80, quốc lộ 61, quốc lộ 63... từ đó tác động mạnh đến sự phát
triển hợp tác quốc tế, mở rộng giao lưu văn hóa, du lịch của Kiên Giang với các
tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long.
Với các điều kiện thuận lợi nêu trên,
Kiên Giang có tiền đề tốt để phát triển hệ thống truyền
thanh cơ sở trong tỉnh như nhu cầu, tài nguyên về thông tin rất lớn, tiềm năng
về kinh tế mạnh và ổn định. Khai thác tốt các điều kiện này sẽ là điều kiện tốt
để phát triển hệ thống truyền thanh cơ sở trong tỉnh.
4.2. Khó
khăn
Kiên Giang là một tỉnh có địa hình
khá phức tạp bao gồm cả đất liền và hải đảo dẫn đến không ít khó khăn cho công
tác đầu tư phát triển hạ tầng truyền thanh cơ sở trên địa bàn toàn tỉnh.
II. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG TRUYỀN
THANH CƠ SỞ
1. Đài Truyền thanh
Đài Truyền thanh cấp huyện là đơn vị
trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện có chức năng sản xuất
và biên tập chương trình phát thanh tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương, các
hoạt động tại địa phương, phổ biến kiến thức khoa học kỹ
thuật, kinh tế, văn hóa, xã hội, công tác an ninh trật tự, gương người tốt, việc
tốt, điển hình tiên tiến tới nhân dân. Tiếp sóng và phát lại các chương trình của
Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh.
1.1. Nội dung chương trình
Các Đài Truyền thanh huyện duy trì
phát sóng 07 ngày trong tuần; với thời lượng phát sóng mỗi ngày từ 03 đến 04 giờ. Trung bình mỗi tháng, các
Đài Truyền thanh thực hiện hơn 2.612 tin, bài các loại; trong đó có 1.618 tin,
bài do đài tự sản xuất, chiếm gần 62% lượng tin, bài phát sóng. Tham gia cộng
tác hơn 400 tin, bài mỗi tháng phát trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh.
Mỗi ngày các đài sản xuất 2 chương trình
thời sự, chuyên mục. Chương trình thời sự có thời lượng từ 10 - 15 phút, chuyên mục có thời lượng từ 10 - 30 phút.
Ngoài ra, đài còn phối hợp với các
ban, ngành, đoàn thể của huyện thực hiện các chuyên mục: Học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; hướng dẫn kỹ
thuật trong sản xuất nông nghiệp; công tác xây dựng Đảng ở cơ sở, hướng về biên
giới, biển đảo... đã có tác động tích cực trong công tác
tuyên truyền, vận động người dân chấp hành nghiêm những chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Về cơ cấu thời lượng hàng ngày, có
khoảng 30% phát sóng các chương trình thời sự, chuyên đề và văn nghệ giải trí
do Đài Truyền thanh tự sản xuất; 30% thời lượng tiếp sóng chương trình của Đài
Phát thanh và Truyền hình tỉnh và 40% tiếp sóng chương trình Đài Tiếng nói Việt
Nam. Riêng Đài Truyền thanh Phú Quốc, mỗi tuần còn duy trì sản xuất và phát
sóng 04 chương trình Truyền hình địa phương.
1.2. Nhân lực
Toàn tỉnh hiện có 125 cán bộ, viên chức
và người lao động, làm việc tại 15 Đài Truyền thanh cấp huyện, trong đó có 92
người trong biên chế, 33 người hợp đồng. Số lượng nhân lực của các đài dao động
từ 5 (Đài Hòn Đất, Giang Thành, Kiên Hải) đến 28 người (Đài Phú Quốc). Trung
bình mỗi đài có khoảng 7 cán bộ. Bộ máy tổ chức chung của Đài Truyền thanh, gồm
có 01 Trưởng đài, 01 Phó Trưởng đài và các bộ phận giúp việc. Về trình độ chuyên môn của 15 Đài: 02 người có trình độ thạc sĩ, chiếm
1,6%; 61 người có trình độ đại học, chiếm gần 49% (có 24 người có trình độ đại học báo chí chiếm hơn 39%); 42 người có trình độ cao đẳng và trung cấp, chiếm gần 34%. Về chính trị, gần
9% cán bộ, viên chức Đài Truyền thanh có trình độ cao cấp lý luận chính trị, gần
25% có trình độ trung cấp, còn lại là trình độ sơ cấp hoặc chưa được đào tạo.
Hầu hết các Đài Truyền thanh đều đã xây dựng được mạng
lưới cộng tác viên ở các ban, ngành đoàn thể và các xã,
phường, thị trấn. Hiện nay, toàn tỉnh có 380
cộng tác viên, trong đó có 112 cộng tác viên thường xuyên, nổi bật là Rạch Giá, Vĩnh Thuận, Gò Quao. Hàng năm, lực lượng cộng tác
viên đều được tập huấn, hướng dẫn viết tin, bài; tham gia cung cấp thông tin cho
Đài Truyền thanh. Tuy nhiên, hoạt động của các cộng tác viên không đều, trong số những người tham gia các khóa tập huấn, chỉ có
khoảng 10% tham gia viết tin, bài cộng tác với Đài Truyền
thanh.
Hiện nay, bộ máy tổ chức và nhân lực
của các Đài Truyền thanh vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế.
Là đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, trong tổng
số biên chế sự nghiệp của huyện, nên số lượng biên chế của
Đài Truyền thanh không giống nhau. Đội ngũ cán bộ thường
xuyên thay đổi, hiện còn một bộ phận cán bộ, viên chức chưa được đào tạo cơ bản, kể cả đào tạo ngắn hạn chuyên ngành, trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ yếu, chưa đảm bảo công việc được giao. Tình trạng cán
bộ, viên chức và người lao động phải kiêm nhiệm nhiều công việc; có những người
kiêm nhiệm từ 2 đến 3 công việc. Nhiều nơi chưa hình thành
các bộ phận chuyên nghiệp trong hoạt động nghiệp vụ, trong hoạt động còn chạy
theo sự vụ, sự việc.
1.3. Hạ tầng kỹ thuật
Các Đài Truyền thanh huyện đã được đầu
tư trang bị máy phát sóng FM, phục vụ tốt cho hoạt động tuyên
truyền. Nhìn chung, cơ sở vật chất trang thiết bị của các
Đài Truyền thanh đã cơ bản đảm bảo cho các hoạt động thu thập thông tin, biên tập
sản xuất chương trình; tăng diện phủ sóng trong các khu dân cư. Ngoài ra, một số
Đài Truyền thanh như thành phố Rạch Giá, huyện Phú Quốc còn được đầu tư, xây dựng
phòng đọc, trang bị các thiết bị phi tuyến để có thể phối hợp với Đài Phát
thanh và Truyền hình tỉnh dựng các chương trình truyền hình, phát sóng trên Đài
Phát thanh và Truyền hình tỉnh.
Hiện tại các Đài truyền thanh đã có tổng
số 75 máy tính bàn, 16 Laptop, 37 camera, 36 máy ghi âm, 17 máy phát FM và
2.172 loa phát thanh. Trong đó có 28/75 máy tính bàn, 4/16 Laptop, 9/37 camera,
6/36 máy ghi âm, 2/17 máy phát đã hỏng hoặc lạc hậu; nguyên nhân do các thiết bị
đã được đầu tư lâu ngày, không đồng bộ gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của
các đài.
1.4. Tài chính
Những năm qua, Ủy ban nhân dân các
huyện, thị xã, thành phố cấp kinh phí đảm bảo cho các hoạt động theo kế hoạch
và thực hiện các nhiệm vụ đột xuất, nhiệm vụ tăng thêm; đầu tư xây dựng cơ sở vật
chất, mua sắm trang thiết bị ứng dụng công nghệ phục vụ sự
nghiệp theo kế hoạch năm cơ bản đảm bảo. Các khoản chi tiền lương, tiền công, bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ, viên chức, người
lao động của Đài Truyền thanh được quan tâm. Các khoản chi phí quản lý hành
chính: Vật tư văn phòng, dịch vụ công, thông tin liên lạc, công tác phí; hoạt động
nghiệp vụ, chuyên môn cơ bản được đảm bảo.
Việc thực hiện chế độ chi trả thù
lao, nhuận bút hiện nay đối với các Đài Truyền thanh cấp huyện không giống
nhau. Tùy theo điều kiện kinh phí của mỗi địa phương, các đài thực hiện phần chi trả nhuận bút cho các phóng viên và cộng tác viên. Mức trung bình
chi trả nhuận bút cho 01 sản phẩm tin cao nhất là 22.000 đồng
và thấp nhất là 10.000 đồng. Đối với thể loại bài, mức chi
trả cao nhất là 200.000 đồng, thấp nhất là 80.000 đồng cho mỗi bài.
2. Trạm truyền thanh
2.1. Nội dung chương trình, thời
lượng
Đối với các Trạm truyền thanh xã tùy
theo điều kiện về kinh phí, mỗi ngày trung bình tiếp, phát sóng từ 2,5 đến 4 giờ.
Trong đó, có 85% tiếp âm các chương trình của Đài Truyền thanh huyện, Đài Phát
thanh và Truyền hình tỉnh và Đài Tiếng nói Việt Nam; 15% là phát các thông báo
của xã và ấp. Bên cạnh đó, có một số trạm đã tổ chức truyền thanh trực tiếp các
sự kiện quan trọng của xã...
2.2. Nhân lực Trạm truyền thanh
Toàn tỉnh có 75 cán bộ phụ trách công
tác quản lý, vận hành, kiêm nhiệm phụ trách cả nội dung và
kỹ thuật. Một số nơi thành lập ban biên tập nội dung tuyên truyền do Phó Chủ tịch
Ủy ban nhân dân xã hoặc Phó Trưởng Ban tuyên giáo làm trưởng ban. Về trình độ
chuyên môn: Đại học, cao đẳng 9 người; trung cấp 29 người.
Khoảng 50% cán bộ phụ trách được tập huấn chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ và kỹ
thuật khai thác thiết bị thông tin và truyền thông, còn lại chưa có chuyên môn,
nghiệp vụ và thường xuyên bị thay đổi vị trí công tác.
Với hiện trạng nguồn nhân lực chưa có
chuyên môn và thường xuyên thay đổi vị trí công tác gây ảnh
hưởng đến công tác vận hành các trạm truyền thanh cũng như các công tác chuyên
môn khai thác tin, bài.
2.3. Hạ tầng kỹ thuật
Toàn tỉnh có 68 Trạm Truyền thanh (trong
đó có 11 trạm của Chương trình Cảnh báo sớm sóng thần), trong đó có 60 trạm vô tuyến và 8 trạm hữu
tuyến, 1.247 cụm loa truyền thanh không dây, với hơn 2.494 loa phóng thanh, đảm
bảo tầm bao phủ khoảng 70% trên địa bàn. Riêng thành phố Rạch
Giá hệ thống loa truyền thanh không dây đã bao phủ sóng đến
các điểm, cụm dân cư.
Hiện nay, 21/68
Trạm có thiết bị máy phát sóng FM đã xuống cấp, làm giảm công suất phát sóng
nhưng chưa được đầu tư, nâng cấp, từ đó ảnh hưởng đến âm thanh và chất lượng
phát sóng, nhất là tình trạng nhiễu sóng ở các cụm loa không dây. Tình trạng
trang thiết bị xuống cấp, đầu tư không đồng bộ, dẫn đến
nhiều trạm không đảm bảo việc tiếp âm, tiếp sóng các Đài Trung ương và Đài tỉnh,
huyện theo quy định.
2.4. Tài chính
Các Trạm Truyền thanh xã hoạt động
hoàn toàn nhờ vào ngân sách địa phương. Tuy nhiên, đa số các xã chi cho hoạt động
truyền thanh xã thấp so với mức kinh phí được cấp có thẩm quyền cấp. Với mức kinh phí này, hoạt động tại trạm truyền thanh xã
không đủ kinh phí để sửa chữa, thay thế thiết bị hư hỏng,
không có kinh phí để hoạt động và chi
trả nhuận bút cho các cộng tác viên...
3. Công tác quản lý nhà nước
Từ năm 2010 đến nay, với vai trò là
Cơ quan quản lý nhà nước đối với Đài Truyền thanh, Sở Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với các ngành có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành nhiều văn bản, như: Hướng dẫn số 293/UBND-NCPC ngày 08/04/2011, về hướng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Đài Phát thanh hoặc Đài Truyền thanh - Truyền hình các huyện, thị xã,
thành phố; tham mưu ban hành Quyết định số 25/2010/QĐ-UBND ngày 23/11/2010, Quyết
định số 33/2014/QĐ-UBND ngày 30/9/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định
về mức chi trả nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm được sử
dụng phát trên Đài Truyền thanh cấp huyện thuộc tỉnh Kiên Giang. Ngoài ra, thường
xuyên chỉ đạo, hướng dẫn nội dung thông tin theo định hướng
thông tin, tuyên truyền của tỉnh và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Đồng thời, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia đưa
thông tin về cơ sở, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Đài Phát thanh và
Truyền hình tỉnh tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật vận hành máy và viết tin,
bài cho 336 cán bộ, viên chức của các xã, phường, thị trấn trong tỉnh, từ đó tạo
thuận lợi trong quá trình hoạt động.
Bên cạnh đó, Sở Thông tin và Truyền
thông đã phối hợp tổ chức các đợt kiểm tra tại các Đài Truyền thanh về nội dung tuyên truyền, kiểm tra
tần số, giấy
phép hoạt động theo quy định của pháp luật. Tăng cường kiểm
tra hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông
tin về cơ sở... Qua đó, kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn những
khiếm khuyết; kịp thời biểu dương các
Đài Truyền thanh thực hiện tốt công tác tuyên truyền về
các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với quần chúng
nhân dân.
Tuy nhiên, trong những năm qua, công
tác quản lý nhà nước đối với Đài Truyền thanh vẫn còn những hạn chế. Đến nay vẫn chưa xây dựng hoàn chỉnh
quy hoạch phát triển hệ thống Đài Truyền thanh và hệ thống Truyền thanh cấp xã.
Chưa có sự phối hợp tốt với các cơ quan chức năng trong việc hướng dẫn thực hiện
quản lý chung về lĩnh vực thông báo, nhắn tin trên hệ thống Đài Truyền thanh
theo thẩm quyền...
4. Đánh giá chung
Những năm qua, hệ thống truyền thanh
cơ sở của tỉnh luôn bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, định hướng tuyên
truyền của Bộ Thông tin và Truyền thông, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, thực hiện
đúng tôn chỉ, mục đích hoạt động, thực hiện tốt chức năng thông tin, tuyên truyền.
Đại bộ phận đội ngũ phóng viên, cán bộ, viên chức có lập trường tư tưởng vững
vàng, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, động cơ, tinh thần, thái độ làm việc
nghiêm túc, trách nhiệm, tâm huyết với nghề.
Hạ tầng mạng lưới truyền thanh phát
triển rộng đến cấp xã. Nội dung chương trình truyền thanh địa phương mang tính
tổng hợp, thông tin kịp thời các sự
kiện quan trọng tại địa phương, cơ bản đáp ứng được nhu cầu nắm bắt những thông tin thiết yếu của người dân. Thời lượng chương trình ngày càng tăng, trong đó tăng cả thời lượng chương trình
tiếp sóng và thời lượng chương trình tự sản xuất, chương
trình liên kết...
Phần lớn máy móc, trang thiết bị làm
chương trình, thiết bị phát sóng tại các Đài Truyền thanh cấp huyện và truyền
thanh cơ sở đều đã được đầu tư từ lâu, đã lạc hậu và xuống cấp, thiếu các thiết
bị phục vụ tác nghiệp, cơ sở vật chất nghèo nàn, kinh phí bất cập so với cường
độ hoạt động và yêu cầu nhiệm vụ nên ảnh hưởng lớn đến hiệu
quả tuyên truyền của hệ thống này. Trong đó, tại các trạm truyền thanh cơ sở,
có tới 21 trạm hoạt động kém hiệu quả (chiếm 31%); 5 trạm
truyền thanh không dây có tần số không phù hợp với quy hoạch
tần số vô tuyến điện.
Hạ tầng kỹ thuật tại các Đài Truyền
thanh cấp huyện vẫn còn thiếu các trang thiết bị đạt chuẩn và một số trang thiết
bị đã được đầu tư lâu ngày không đồng bộ nên đã xuống cấp như máy quay, bàn dựng, máy tính..., thiếu các trang thiết bị phục
vụ sản xuất chương trình phát thanh trực tiếp.
Đội ngũ nhân lực tại các Đài Truyền
thanh cấp huyện và Trạm truyền thanh cấp xã còn hạn chế, nguồn
nhân lực tại đây chủ yếu là kiêm nhiệm vì chưa tổ chức theo mô hình Đài. Chưa
có cơ chế, chính sách phù hợp đối với đội ngũ lao động kiêm nhiệm và đặc biệt
là nguồn nhân lực tại Trạm truyền thanh xã chuyên môn chưa cao và thường xuyên
thay đổi vị trí công tác.
PHẦN III:
NỘI DUNG ĐỀ ÁN
NÂNG CẤP VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TRUYỀN THANH CƠ SỞ TỈNH KIÊN GIANG ĐẾN NĂM 2020
I. MỤC TIÊU CHUNG
1. Hệ thống truyền
thanh cơ sở phát triển đảm bảo phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và công tác tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng,
pháp luật của Nhà nước đến với đông đảo người dân, phục vụ phát triển kinh tế,
xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng tại địa phương một cách có hiệu quả.
2. Đảm bảo cho hệ thống truyền thanh
cơ sở ngày càng phục vụ tốt hơn nhu cầu hưởng thụ thông
tin, nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân.
3. Bảo đảm đến năm 2020, Kiên Giang
có một hệ thống truyền thanh cơ sở hoàn chỉnh, hiện đại,
có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh.
II. MỤC TIÊU CỤ THỂ
1. Đài Truyền thanh
Tăng thời lượng và nâng cao chất lượng
các chương trình phát thanh phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của hệ
thống Đài cấp huyện. Tăng cường sự hợp tác với Đài cấp tỉnh để nâng cao khả năng nghiệp vụ, đẩy mạnh vai trò của Đài huyện trong hệ thống
phát thanh, truyền hình của tỉnh.
Đảm bảo phủ sóng phát thanh đến 91%
các xã trên địa bàn tỉnh Kiên Giang và 100% khu vực biên giới, hải đảo.
Đảm bảo các Đài Truyền thanh có trụ sở
hoạt động và có đầy đủ các trang thiết bị phục vụ sản xuất chương trình.
Hoàn thiện nguồn nhân lực làm công
tác truyền thanh cho các Đài Truyền thanh, đảm bảo các biên tập viên, có trình
độ chuyên môn, đáp ứng tốt công tác tuyên truyền, thực hiện
có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của địa phương.
2. Trạm Truyền thanh
Nâng cấp, xây mới đảm bảo các Trạm truyền thanh xã tuyến biên giới, biển đảo,
các xã thuộc vùng khó khăn hoạt động tốt.
Nâng cấp, xây mới các trạm truyền
thanh cơ sở tại các xã được đề nghị công
nhận xã nông thôn mới để đáp ứng tiêu chí nông thôn mới
trong giai đoạn sắp tới.
Đảm bảo mỗi Trạm có 01 cán bộ không
chuyên trách có trình độ kiến thức chuyên môn đảm bảo vận
hành tốt.
Đảm bảo các Trạm truyền thanh cơ sở
không dây phát sóng trong giải tần số được quy định (54 - 68
MHz).
III. ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
TRUYỀN THANH CƠ SỞ TỈNH KIÊN GIANG ĐẾN NĂM 2020
1. Đài Truyền thanh
a. Thời lượng phát sóng, tiếp sóng
Tăng thời lượng phát sóng, tiếp sóng
chương trình và năng lực sản xuất chương trình. Thời lượng phát thanh đạt tối
thiểu 240 phút/ngày, trong đó thời lượng chương trình tự sản xuất đạt từ 30
phút đến 60 phút/ngày.
Số lượng chương
trình phát thanh tối thiểu 2 chương trình/ngày.
b. Nội dung
Nội dung chương trình phát thanh tại
các Đài Truyền thanh cấp huyện theo hướng thông tin tổng hợp về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, thông
tin đối ngoại.
Ngoài các tin, bài, phóng sự, phỏng vấn,
tập trung dành thời lượng thích hợp phát sóng các chuyên đề, chuyên mục hướng dẫn
khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, tiêu thủ công nghiệp, chăm sóc sức khỏe, hướng dẫn thực hiện
các quy định của pháp luật có liên quan mật thiết đến cuộc sống của các tầng lớp nhân dân.
Chú trọng đặc biệt đến việc xây dựng
chương trình phát thanh cho đồng bào dân tộc, phục vụ nhu
cầu thông tin của bộ phận người dân tộc sinh sống trên địa
bàn tỉnh.
c. Sản xuất chương trình
Đầu tư trang bị mới, nâng cấp các thiết
bị nhằm nâng cao chất lượng sản xuất chương trình: Bộ dựng phi tuyến thu và
phát chương trình, máy ghi âm kỹ thuật số, máy vi tính. Nâng cấp phòng thu
thanh đạt chất lượng; đầu tư xây dựng hệ thống truyền
thanh trực tuyến tại các Đài Truyền thanh cấp huyện.
d. Nhân lực
Kiện toàn mô hình tổ chức Đài Truyền
thanh cấp huyện theo đúng Thông tư liên tịch số 17/2010/TTLT-BTTTT-BNV ngày
27/7/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nội vụ hướng
dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Phát
thanh và Truyền hình tỉnh, Đài Truyền thanh cấp huyện.
Nguồn nhân lực tăng hợp lý cả về số
lượng và chất lượng theo từng năm. Đến năm 2020, đạt 40%
lao động có trình độ đại học chuyên ngành báo chí, văn hóa, tư tưởng... (có
chuyên môn gần với báo chí), riêng lãnh đạo mỗi Đài phấn đấu phải có đại học
báo chí.
Thực hiện công tác tuyển dụng lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên, chuyên ngành báo chí,
phát thanh, truyền hình, công nghệ kỹ thuật điện tử và truyền thông, vào các vị
trí biên tập viên, kỹ thuật viên công tác tại Đài.
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ
năng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật vận hành, duy tu, bảo dưỡng trang thiết bị
cho các cán bộ truyền thanh để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
trong giai đoạn mới. Chú trọng tổ chức đào tạo, tập huấn ngắn hạn các kiến thức
về biên tập, kỹ năng khai thác và xử lý thông tin, kỹ năng sử dụng máy tính và ứng
dụng công nghệ thông tin trong nghiệp vụ.
Tăng cường lực lượng cộng tác viên,
xây dựng và có cơ chế dành cho cộng tác viên tích cực.
e. Hạ tầng kỹ thuật
Tiến hành đầu tư, nâng cấp cơ sở vật
chất và trang thiết bị cho Đài Truyền thanh các huyện, thị,
thành phố. Đầu tư mới máy phát cho một số Đài, máy phát hiện tại dùng để
dự phòng. Đầu tư mới các thiết bị, lắp đặt phòng đặt thiết bị,
phòng thu, phòng phát thanh trực tuyến đạt chuẩn để đảm bảo
nâng cao chất lượng tin, bài phát thanh.
f. Tài chính
Đảm bảo nguồn kinh phí cho Đài Truyền
thanh các huyện, thị xã, thành phố có đủ điều kiện để hoạt
động. Cấp và thực hiện đảm bảo theo quyết định của Ủy ban
nhân dân tỉnh về việc chi trả nhuận
bút, thù lao đối với tác phẩm được sử dụng phát trên Đài Truyền thanh cấp huyện thuộc tỉnh Kiên Giang.
2. Trạm Truyền thanh
a. Thời lượng
Đảm bảo thời lượng tiếp âm đạt 3 giờ/ngày
và nội dung thông tin địa phương, đảm bảo từ 7 đến 10 phút/ngày.
b. Nội dung chương trình
Nội dung chương trình Trạm truyền
thanh xã cần tập trung phản ánh tình hình kinh tế, văn
hóa, xã hội và đời sống nhân dân tại địa phương. Khai thác, biên tập nội dung
thông tin, tuyên truyền từ các cơ quan thông tin, báo chí, xuất bản, đài phát
thanh - truyền hình trung ương và tỉnh, đẩy mạnh phát triển nội dung thông tin
về nông nghiệp, nông dân và nông thôn với nội dung, hình thức phù hợp với nhu cầu,
phong tục tập quán và trình độ văn hóa của người dân.
Chú trọng tới các nội dung mang tính gần gũi, thiết thực với người dân sống
trên địa bàn xã: xây dựng nếp sống văn hóa lành mạnh; xây
dựng nông thôn mới; thông báo của chính quyền địa phương; các chuyên đề gắn với nông nghiệp, nông thôn; tuyên truyền
gương người tốt việc tốt, điển hình trong sản xuất, kinh
doanh...
c. Hạ tầng kỹ thuật
Trong giai đoạn đến năm 2020, tiến
hành đầu tư mới, sửa chữa, nâng cấp 24 Trạm Truyền thanh xã và 05 Trạm truyền
thanh tại các Đồn Biên phòng với công nghệ truyền thanh không dây, các thiết bị
đồng bộ và hiện đại để đáp ứng tốt hơn nữa nhiệm vụ được
giao, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Trạm truyền thanh xã
và tại khu vực biên giới đảm bảo phủ sóng 91% địa bàn tỉnh và 100% khu vực biên
giới, hải đảo và đáp ứng các tiêu chí nông thôn mới tại các xã trên địa bàn tỉnh.
Hàng năm, Ủy ban nhân dân xã có trách
nhiệm bảo dưỡng và tu bổ định kỳ để các trạm truyền thanh
xã hoạt động tốt.
d. Nhân lực
Bố trí mỗi trạm truyền thanh xã 01
cán bộ văn hóa thông tin không chuyên trách chỉ làm nhiệm vụ truyền thanh. Đảm
bảo 100% cán bộ truyền thanh cơ sở được tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp
đủ khả năng vận hành, sửa chữa nhỏ hệ thống thiết bị truyền thanh, xây dựng các
bản tin địa phương.
Đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn
nghiệp vụ cho tất cả cán bộ tại các trạm truyền thanh xã sử dụng thành thạo máy
tính, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho nhu cầu công việc.
e. Tài chính
Nguồn kinh phí sự nghiệp truyền thanh
được cấp theo định mức của cơ quan có thẩm quyền. Chính
quyền địa phương các cấp bảo đảm sử dụng có hiệu quả, đúng
mục đích kinh phí sự nghiệp truyền thanh.
Nghiên cứu bổ sung nâng định mức kinh
phí sự nghiệp truyền thanh, bảo đảm nguồn kinh phí đáp ứng
yêu cầu vận hành, sửa chữa thiết bị, thời lượng phát sóng, số lượng và nội dung chương trình theo đề án.
3. Định hướng công tác quản lý nhà
nước
Tham mưu xây dựng các văn bản quy phạm
pháp luật điều chỉnh về hoạt động phát thanh, truyền thanh theo hướng đồng bộ,
sửa đổi, bổ sung các văn bản còn thiếu, không phù hợp.
Kiện toàn và tăng cường hiệu lực quản
lý của cơ quan quản lý nhà nước về nội dung thông tin. Để thực
hiện tốt nhiệm vụ này cần hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý của các cơ quan chỉ đạo và quản lý nội dung thông tin nhằm nâng
cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với lĩnh vực phát thanh; khắc phục tình trạng
chồng chéo, phân công, phân cấp không rõ ràng giữa các cơ quan quản lý, giữa
các cấp; bảo đảm sự tập trung, hiệu quả của công tác chỉ đạo, quản lý nội dung
thông tin trong phạm vi toàn tỉnh.
Cần tăng thêm
nguồn nhân sự, đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, xây dựng bộ phận theo
dõi nội dung thông tin chuyên trách và đội ngũ cộng tác viên được hưởng chế độ
theo hình thức hợp đồng công việc trong lĩnh vực quản lý nhà nước về phát thanh
cơ sở.
Bổ sung kinh phí, trang thiết bị
chuyên ngành để kiểm soát thông tin phát thanh. Các trang
thiết bị theo dõi các chương trình phát thanh; trang thiết bị chuyên ngành theo
dõi về sóng, tần số...
Xây dựng quy chế hoạt động của các trạm
truyền thanh xã, quy định về mô hình và cơ chế hoạt động của các trạm truyền
thanh xã. Trong đó, có nêu rõ các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của trạm
truyền thanh xã, hướng dẫn về mô hình tổ chức, kinh phí hoạt động của các trạm
truyền thanh xã.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra, và xử lý vi phạm: Hoàn thiện phương thức và cơ chế phối hợp để xử lý có hiệu quả thông tin phản hồi, khiếu nại, tố cáo của cá nhân, tổ chức đối với thông tin trên các phương tiện thông tin đại
chúng.
Xây dựng cơ chế khen thưởng đối với
cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin giúp cơ quan quản lý nhà nước ngăn chặn, hạn
chế và xử lý kịp thời những sai phạm sẽ hoặc đã diễn ra.
4. Các dự án đầu tư
Dự án 1. Tập huấn kỹ năng nghiệp
vụ truyền thanh cho cán bộ làm công tác truyền thanh tại các Trạm Truyền thanh
Đơn vị thực hiện: Sở Thông tin và
Truyền thông
Thời gian thực
hiện: Năm 2017 - 2020
Kinh phí: 400 triệu đồng
Nguồn: Ngân sách tỉnh nguồn chi thường
xuyên
Nội dung đào tạo:
- Đào tạo và bồi dưỡng kỹ năng sử dụng máy tính và khai thác thông tin
trên mạng Internet.
- Đào tạo kỹ năng viết tin, bài truyền thanh, tuyên truyền.
- Đào tạo kỹ năng
vận hành, sửa chữa thiết bị truyền thanh.
(Chi
tiết tham khảo Phụ lục I - Trang 27)
Dự án 2. Đầu tư, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật để sản xuất chương
trình và phát sóng tại Đài Truyền thanh cấp huyện
Đơn vị thực hiện: Sở Thông tin và
Truyền thông
Thời gian thực hiện: 2017 - 2020
Kinh phí: 9.102,5 triệu đồng
Hạng mục đầu tư:
- Đầu tư mới, nâng cấp máy phát sóng và
các thiết bị tác nghiệp (máy quay phim, máy chụp ảnh, máy vi
tính....) tại 15 huyện, thị, thành trên địa bàn tỉnh Kiên Giang;
Bao gồm các hạng mục:
- Máy phát thanh: Công suất 500w.
- Máy quay kỹ thuật số.
- Máy ghi âm.
- Máy vi tính, phần mềm chuyên dụng
phục vụ công tác chuyên môn.
- Các cụm loa (không dây).
- Bộ thu phát chuyên dụng (CD, Radio,
MP3).
- Đầu đĩa DVD - VCD - CD - Radio.
(Chi
tiết tham khảo Phụ lục I - Trang 28)
Dự án 3. Tăng cường cơ sở vật chất cho hệ
thống truyền thanh cơ sở
Đơn vị thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông.
Thời gian thực hiện: 2017 - 2020.
Kinh phí: 7.352,4 triệu đồng.
Hạng mục đầu tư: Đầu tư mới trang thiết
bị phát thanh không dây cho 40 Trạm truyền thanh xã và 05 Đồn biên phòng với đầy
đủ các thiết bị đồng bộ, hiện đại và hạ tầng công nghệ thông tin bao gồm các hạng
mục:
- Máy phát FM.
- Hệ thống Ăng
ten phát sóng và dây dẫn dẫn tín hiệu chuyên dụng.
- Mixer 4 đường.
- Máy thu FM chuyên dụng.
- Cụm thu tín hiệu loa không dây.
- Bộ điều khiển
loa không dây.
- Dây dẫn loa.
- Ổn áp 3KVA.
- Micro để bàn +
chân đế.
- Các connector.
- Máy tính bàn.
- Chi phí vận chuyển, thi công, lắp đặt hướng dẫn.
(Chi
tiết tham khảo Phụ lục I - Trang 29)
5. Phân kỳ đầu tư
- Tổng kinh phí: 16.854.9 triệu đồng,
trong đó:
Phân kỳ:
Năm 2017: 6.374,4 triệu đồng
Dự án 1: 100 triệu đồng.
Dự án 2: 3.509 triệu đồng.
Dự án 3: 2.765,4 triệu đồng.
Năm 2018: 4.214 triệu đồng
Dự án 1: 100 triệu đồng.
Dự án 2: 2.259,4
triệu đồng.
Dự án 3: 1.854,6 triệu đồng.
Năm 2019: 3.330,7 triệu đồng
Dự án 1: 100 triệu đồng.
Dự án 2: 1.712,7 triệu đồng.
Dự án 3: 1.518 triệu đồng.
Năm 2020: 2.935,8 triệu đồng
Dự án 1: 100 triệu đồng.
Dự án 2: 1.621,4 triệu đồng.
Dự án 3: 1.214,4 triệu đồng.