BỘ
Y TẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
3558/QĐ-BYT
|
Hà
Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2024
|
QUYẾT
ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH TÀI LIỆU CHUYÊN MÔN “HƯỚNG DẪN
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO CÁC BỆNH LÝ HỆ TIÊU HOÁ”
BỘ TRƯỞNG
BỘ Y TẾ
Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2022/QH15 ngày
09/01/2023;
Căn cứ Nghị định số 95/2022/NĐ-CP ngày 15/11/2022 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định số
776/QĐ-BYT ngày 28/3/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc thành lập Ban Soạn thảo
Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho các bệnh lý hệ tiêu hoá;
Căn cứ Quyết định số
2317/QĐ-BYT ngày 26/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc thành lập Hội đồng
thẩm định tài liệu Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho các bệnh lý hệ tiêu hoá;
Căn cứ Biên bản của Hội
đồng thẩm định tài liệu Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho các bệnh lý hệ tiêu
hoá;
Theo đề nghị của Cục
trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo quyết định này tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng
cho các bệnh lý hệ tiêu hoá”.
Điều 2. Tài
liệu chuyên môn “Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho các bệnh lý hệ tiêu hoá” được
áp dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cả nước.
Điều 3. Quyết
định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.
Điều 4. Các
ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Cục trưởng và Vụ trưởng các
Cục, Vụ thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương, Giám đốc các bệnh viện thuộc Bộ Y tế, Thủ trưởng Y tế các ngành chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
-
Như Điều 4;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Lưu VT, KCB.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Văn Thuấn
|
HƯỚNG DẪN
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO
CÁC BỆNH LÝ HỆ TIÊU HÓA
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 3558/QĐ-BYT ngày 26 tháng 11 năm 2024)
Chỉ đạo biên soạn:
- GS TS. Trần Văn
Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế.
- PGS TS. Nguyễn Trường
Sơn, Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế.
DANH SÁCH BAN SOẠN THẢO
“HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO CÁC BỆNH LÝ HỆ TIÊU HÓA”
1.
|
PGS.TS
Lương Ngọc Khuê, Nguyên Cục trưởng, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (QLKCB) -
Trưởng ban;
|
2.
|
TS.BS
Vương Ánh Dương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Phó Trưởng ban;
|
3.
|
TS.BS Lưu
Ngân Tâm, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Chợ Rẫy - Phó Trưởng Ban;
|
4.
|
TS.BS Chu
Thị Tuyết, Trưởng khoa Dinh dưỡng BV Hữu Nghị - Phó Trưởng ban;
|
5.
|
GS.TS.
Đào Văn Long, Phó Chủ tịch Hội Tiêu hóa Việt Nam - Ủy viên;
|
6.
|
TS.BS.
Nguyễn Tấn Dũng, Phó Giám đốc Bệnh viện C Đà Nẵng - Ủy viên;
|
7.
|
TS.BS. Vũ
Trường Khanh, Nguyên Giám đốc TT Tiêu hóa BV Bạch Mai - Ủy viên;
|
8.
|
PGS.TS.
Bùi Hữu Hoàng, Trưởng khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM - Ủy
viên;
|
9.
|
PGS.TS.
Hoàng Thị Lâm, Trưởng khoa Miễn Dịch, Dị ứng lâm sàng, Bệnh viện E - Ủy viên;
|
10.
|
TS.BS.
Phạm Thị Lan Anh, Trưởng bộ môn Dinh dưỡng - Thực phẩm, Đại học Y dược TPHCM
- Ủy viên;
|
11.
|
TS.BS.
Lưu Thị Mỹ Thục, Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện Nhi Trung ương -
Ủy viên;
|
12.
|
TS.BS. Đỗ
Tất Thành, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Việt Đức - Ủy viên;
|
13.
|
ThS.BS.
Lê Quan Anh Tuấn, Trưởng khoa Ngoại Gan Mật Tụy - BV Đại học Y Dược TP HCM -
Ủy viên;
|
14.
|
TS.BS.
Lâm Việt Trung, Trưởng khoa Ngoại tiêu hóa - BV Chợ Rẫy - Ủy viên;
|
15.
|
ThS.
Nguyễn Đình Phú, Phó Trưởng khoa Dinh dưỡng bệnh viện Trung ương Quân đội
108, Ủy viên;
|
16.
|
TS.BS.
Nguyễn Thị Thùy Linh, Phó trưởng Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Đại học Y Hà Nội -
Ủy viên;
|
17.
|
ThS. Hà
Thị Kim Phượng, Trưởng phòng Phòng Điều dưỡng, Dinh dưỡng, KSNK, Cục QLKCB -
Thư ký;
|
18.
|
ThS. Hà
Thanh Sơn, CV Phòng Điều dưỡng, Dinh dưỡng, KSNK, Cục QLKCB - Thư ký;
|
19
|
BSCKII.
Cao Đức Phương, CV Phòng Nghiệp vụ, Thanh tra, BVSKCB, Cục QLKCB - Thư ký;
|
20.
|
BSCKI.
Đoàn Quang Hiệt, Chuyên viên Phòng Phục hồi chức năng - Giám định, Cục QLKCB
- Thư ký;
|
21.
|
ThS.
Nguyễn Hồng Nhung, Chuyên viên Phòng Điều dưỡng, Dinh dưỡng, KSNK, Cục QLKCB
- Thư ký.
|
LỜI NÓI ĐẦU
Hệ tiêu hóa bao gồm ống
tiêu hoá (bắt đầu từ khoang miệng là nơi nhận thức ăn, tiếp đến là thực quản,
dạ dày, ruột, trực tràng, hậu môn) và các tuyến có chức năng bài tiết men tiêu
hoá. Chức năng chính của đường tiêu hóa là tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh
dưỡng từ thực phẩm ăn vào và tạo ra năng lượng cung cấp cho cơ thể và còn có
chức năng thải độc, bài tiết các chất cặn bã của quá trình tiêu hóa. Ngoài chức
năng tiêu hóa, hệ tiêu hóa được xem như là não bộ thứ hai và hoạt động theo
trục não - ruột: Ruột và não có mối liên kết về nội tiết tố, miễn dịch và thần
kinh, thông qua hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ruột chi phối chức năng
của ruột.
Có rất nhiều yếu tố ảnh
hưởng đến hệ tiêu hoá, đặc biệt là bệnh lý của cơ quan hệ tiêu hoá là nguyên
nhân ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Không chỉ là cơ quan chính
của cơ thể đối với việc tiếp nhận và hấp thu chất dinh dưỡng, sức khỏe hệ tiêu
hoá có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, hệ nội tiết, tình trạng da, sức
khoẻ tâm thần và các bệnh ung thư… Một bộ phận nào đó của hệ tiêu hóa bị suy
giảm hoặc mất chức năng sẽ ảnh hưởng xấu đến toàn cơ thể.
Nhận rõ tầm quan trọng
của dinh dưỡng điều trị trong bệnh lý Hệ tiêu hoá, Bộ Y tế ban hành tài liệu
“Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho các bệnh lý hệ tiêu hóa” để các cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh căn cứ vào tài liệu chuyên môn và điều kiện cụ thể của đơn vị,
xây dựng chế độ dinh dưỡng cho từng người bệnh phù hợp với tình trạng bệnh lý.
Để giúp hoàn thành tài
liệu này, Bộ Y tế trân trọng cảm ơn, biểu dương và ghi nhận sự nỗ lực tổ chức,
cá nhân đã hỗ trợ và tham gia xây dựng tài liệu “Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng
cho các bệnh lý hệ tiêu hóa” và góp ý cho tài liệu. Ngoài ra, Bộ Y tế cũng ghi nhận
sự đóng góp lớn của Lãnh đạo, Chuyên viên Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và làm
đầu mối xây dựng tài liệu này.
Trong quá trình biên
soạn, biên tập, in ấn tài liệu, mặc dù Ban Soạn thảo đã hết sức cố gắng nhưng
tài liệu khó tránh khỏi thiếu sót, Bộ Y tế mong nhận được sự góp ý, phản hồi
của bạn đọc để những lần tái bản sau bộ tài liệu được hoàn chỉnh hơn. Các góp ý
xin gửi về: Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, 138A Giảng Võ, Ba Đình, Hà
Nội.
Trân trọng cảm ơn.
|
MỤC LỤC
|
|
CHẾ ĐỘ
DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH BỊ TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY - THỰC QUẢN
|
1.
|
Đại cương
|
2.
|
Chế độ
dinh dưỡng
|
2.1
|
Nguyên
tắc
|
2.2
|
Lựa chọn
thực phẩm
|
2.3
|
Một số
lưu ý
|
3.
|
Thực đơn
mẫu
|
|
CHẾ ĐỘ
DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH BỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY, TÁ TRÀNG
|
1.
|
Đại cương
|
2.
|
Nhu cầu dinh
dưỡng
|
3.
|
Chế độ
dinh dưỡng
|
3.1
|
Nguyên
tắc
|
3.2
|
Dinh
dưỡng qua đường miệng
|
3.3
|
Dinh
dưỡng qua ống thông
|
3.4
|
Dinh
dưỡng qua tĩnh mạch
|
4.
|
Lược đồ
dinh dưỡng
|
5.
|
Một số điểm
cần lưu ý khi chế biến thức ăn cho người bệnh loét dạ dày-tá tràng
|
5.1
|
Nên ăn
|
5.2
|
Những
thức ăn, đồ uống không nên dùng
|
5.3
|
Một số điểm
cần lưu ý khi chế biến thức ăn cho người bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng
|
|
CHẾ ĐỘ
DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH BỊ VIÊM THỰC QUẢN, DẠ DÀY RUỘT TĂNG BẠCH CẦU ÁI
TOAN
|
1.
|
Đại cương
|
2.
|
Nhu cầu
dinh dưỡng
|
3.
|
Chế độ
dinh dưỡng
|
3.1.
|
Nguyên
tắc
|
3.2.
|
Dinh
dưỡng qua đường miệng
|
3.3.
|
Dinh
dưỡng qua ống thông
|
3.4.
|
Dinh
dưỡng qua tĩnh mạch
|
3.5.
|
Một số
theo dõi và lưu ý
|
4.
|
Chế độ
dinh dưỡng
|
|
CHẾ ĐỘ
DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH BỊ VIÊM GAN
|
1.
|
Đại cương
|
2.
|
Nhu cầu
dinh dưỡng cho viêm gan cấp
|
3.
|
Chế độ
dinh dưỡng
|
3.1.
|
Nguyên
tắc
|
3.2.
|
Dinh
dưỡng qua đường miệng
|
3.3.
|
Dinh
dưỡng qua ống thông
|
3.4.
|
Dinh
dưỡng qua đường tĩnh mạch (DDTM)
|
4.
|
Chế độ
dinh dưỡng trong viêm gan mạn
|
4.1
|
4.1. Nhu
cầu dinh dưỡng
|
4.2
|
4.2.
Nguyên tắc
|
4.3
|
4.3. Dinh
dưỡng qua đường miệng
|
5.
|
Lược đồ
dinh dưỡng
|
6.
|
Theo dõi
|
7.
|
Thực đơn
mẫu
|
|
CHẾ ĐỘ
DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH BỊ SUY GAN CẤP
|
1.
|
Đại cương
|
2.
|
Nhu cầu
dinh dưỡng
|
3.
|
Chế độ
dinh dưỡng
|
3.1.
|
Nguyên
tắc
|
3.2.
|
Dinh
dưỡng qua đường miệng
|
3.3.
|
Dinh
dưỡng qua ống thông (DDOT)
|
3.4.
|
Dinh
dưỡng qua tĩnh mạch
|
4.
|
Lược đồ
dinh dưỡng
|
5.
|
Hoạt chất/cơ
chất đặc biệt
|
6.
|
Theo dõi
|
7.
|
Thực đơn
mẫu
|
|
CHẾ ĐỘ
DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH BỊ XƠ GAN
|
1.
|
Đại cương
|
2.
|
Nhu cầu
dinh dưỡng
|
3.
|
Chế độ
dinh dưỡng
|
3.1
|
Nguyên
tắc
|
3.2
|
Dinh
dưỡng qua đường miệng
|
3.3
|
Dinh
dưỡng qua ống thông (DDOT)
|
3.4
|
Dinh
dưỡng qua tĩnh mạch (DDTM)
|
4.
|
Lược đồ
dinh dưỡng
|
5.
|
Phòng
ngừa biến chứng và theo dõi
|
|
CHẾ ĐỘ
DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH BỊ VIÊM TỤY CẤP
|
1.
|
Đại cương
|
2.
|
Nhu cầu
dinh dưỡng
|
2.1
|
Năng
lượng
|
2.2
|
Protein
(Axít amin)
|
2.3
|
Lipid:
|
2.4
|
Vi chất
dinh dưỡng
|
2.5
|
Dịch-
điện giải
|
3.
|
Chế độ
dinh dưỡng
|
3.1.
|
Nguyên
tắc:
|
3.2.
|
Dinh
dưỡng qua miệng:
|
3.3.
|
Dinh
dưỡng qua ống thông:
|
3.4.
|
Dinh
dưỡng qua tĩnh mạch (DDTM):
|
4.
|
Lược đồ
dinh dưỡng
|
5.
|
Hoạt chất/cơ
chất đặc biệt
|
6.
|
Theo dõi
|
|
CHẾ ĐỘ
DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH BỊ THIẾU MEN TỤY NGOẠI TIẾT
|
1.
|
Đại cương
|
2.
|
Nhu cầu
dinh dưỡng
|
3.
|
Chế độ
dinh dưỡng
|
3.1
|
Nguyên
tắc
|
3.2
|
Dinh
dưỡng qua đường miệng
|
3.3
|
Dinh dưỡng
qua ống thông
|
3.4
|
Dinh
dưỡng qua tĩnh mạch (DDTM)
|
4.
|
Lược đồ
dinh dưỡng
|
5.
|
Hoạt chất/cơ
chất đặc biệt
|
6.
|
Phòng
ngừa biến chứng và theo dõi
|
6.1
|
Phòng
ngừa Hội chứng nuôi ăn lại
|
6.2
|
Phòng
ngừa biến chứng liên quan dinh dưỡng qua ống thông và tĩnh mạch.
|
6.3
|
Theo dõi
và điều trị phù hợp:
|
6.4
|
Đánh giá
kết quả điều trị:
|
7.
|
Thực đơn
cơm cho bệnh TMT
|
|
CHẾ ĐỘ
DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH BỊ VIÊM RUỘT
|
1.
|
Đại cương
|
2.
|
Nhu cầu
dinh dưỡng
|
3.
|
Chế độ
dinh dưỡng
|
3.1.
|
Nguyên
tắc
|
3.2.
|
Dinh
dưỡng cho thể hoạt động
|
3.3.
|
Dinh
dưỡng cho giai đoạn lui bệnh
|
4.
|
Lược đồ
dinh dưỡng
|
5.
|
Hoạt chất/cơ
chất đặc biệt
|
6.
|
Theo dõi
dinh dưỡng
|
|
CHẾ ĐỘ
DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH BỊ HỘI CHỨNG RUỘT MẤT ĐẠM
|
1.
|
Đại cương
|
2.
|
Nhu cầu
dinh dưỡng
|
3.
|
Chế độ
dinh dưỡng
|
3.1.
|
Nguyên
tắc
|
3.2.
|
Dinh
dưỡng qua đường miệng
|
3.3.
|
Dinh
dưỡng qua ống thông
|
3.4.
|
Dinh
dưỡng qua tĩnh mạch (DDTM)
|
3.5.
|
Cơ chất
dinh dưỡng
|
3.6.
|
Phòng
ngừa và theo dõi biến chứng
|
4.
|
Thực đơn
mẫu
|
|
CHẾ ĐỘ
DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI
BỆNH BỊ HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH
|
1.
|
Đại cương
|
2.
|
Nhu cầu
dinh dưỡng
|
3.
|
Chế độ
dinh dưỡng
|
3.1
|
Nguyên
tắc
|
3.2
|
Dinh
dưỡng qua tiêu hoá
|
4.
|
Theo dõi
dinh dưỡng
|
5.
|
Thực đơn
mẫu
|
|
CHẾ ĐỘ
DINH DƯỠNG CHO BỆNH XƠ GAN Ở TRẺ EM
|
1.
|
Đại cương
|
2.
|
Chế độ
dinh dưỡng
|
2.1.
|
Mục tiêu
|
2.2.
|
Nguyên
tắc
|
2.3.
|
Nhu cầu
dinh dưỡng
|
2.4.
|
Hỗ trợ
dinh dưỡng
|
3.
|
Lược đồ
dinh dưỡng
|
4.
|
Thực đơn
mẫu
|
|
CHẾ ĐỘ
DINH DƯỠNG CHO TRẺ EM THIẾU MEN TỤY NGOẠI TIẾT
|
1.
|
Đại cương
|
2.
|
Điều trị
|
2.1.
|
Mục tiêu
và nguyên tắc điều trị
|
2.2.
|
Điều trị
cụ thể
|
3.
|
Chế độ
dinh dưỡng
|
3.1.
|
Mục tiêu
|
3.2.
|
Nguyên
tắc
|
3.3.
|
Dinh
dưỡng cụ thể
|
4.
|
Lược đồ
dinh dưỡng
|
5.
|
Thực đơn
mẫu
|
|
CHẾ ĐỘ
DINH DƯỠNG CHO BỆNH CROHN Ở TRẺ EM
|
1.
|
Đại cương
|
2.
|
Tình
trạng dinh dưỡng ở bệnh nhi bệnh crohn
|
2.1.
|
Suy giảm
khối nạc và bệnh Crohn
|
2.2.
|
Cơ chế
suy dinh dưỡng ở bệnh nhi bệnh Crohn
|
3.
|
Chế độ
dinh dưỡng
|
3.1.
|
Chế độ
dinh dưỡng chuyên biệt qua đường tiêu hóa (Exclusive Enteral Nutrition - EEN)
|
3.2.
|
Chế độ
dinh dưỡng một phần qua đường tiêu hoá (Partial Enteral Nutrition - PEN)
|
3.3.
|
Chế độ
dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh Crohn (Crohn’s Disease Exclusion Diet -CDED)
Chế độ DD để điều trị bệnh Crohn (Crohn Disease Treatment-with-Eating Diet -
CD-TREAT)
|
3.4.
|
Các can
thiệp dinh dưỡng khác
|
4.
|
Lược đồ
dinh dưỡng
|
5.
|
Thực đơn
mẫu
|
DANH MỤC
VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT
|
TIẾNG ANH
|
TIẾNG VIỆT
|
GERD
|
Gastroesophageal
reflux disease
|
Bệnh trào
ngược dạ dày - thực quản
|
LES
|
Lower
Esophageal Sphincter
|
Thực phẩm
béo có tác dụng làm chậm quá trình rỗng dạ dày và giảm áp lực cơ thắt thực
quản dưới
|
BMI
|
Body mass
Index
|
Chỉ số khối
cơ thể
|
EGE
|
Eosinophilic
gastroenteritis
|
Viêm dạ
dày ruột tăng bạch cầu ái toan
|
DDTM
|
|
Dinh
dưỡng qua đường tĩnh mạch/ DD tĩnh mạch
|
DDTMTP
|
|
Dinh
dưỡng tĩnh mạch toàn phần
|
DDTMBS
|
|
Dinh
dưỡng tĩnh mạch bổ sung
|
ONS
|
|
Bổ sung
dinh dưỡng đường uống
|
GTDD
|
|
Giá trị
dinh dưỡng
|
SGC
|
|
Suy gan
cấp
|
SDD
|
|
Suy dinh
dưỡng
|
CRRT
|
Continuous
Renal Replacement Therapy
|
Lọc máu
liên tục
|
DDOT
|
|
Dinh
dưỡng qua ống thông
|
BCAA
|
Branched-chain
amino acid
|
Axít amin
phân nhánh
|
DDTH
|
|
Dinh
dưỡng qua đường tiêu hóa
|
VTC
|
|
Viêm tụy
cấp
|
UFC
|
Unités
formatrices de colonies
|
Đơn vị
hình thành khuẩn lạc
|
WHO
|
World
Health Organization
|
Tổ chức Y
tế Thế giới
|
NL
|
|
Năng
lượng
|
G
|
Glucid
|
Tinh bột
đường
|
P
|
Protid
|
Đạm
|
L
|
Lipid
|
Béo
|
HC
|
|
Hội chứng
|
DD
|
|
Dinh
dưỡng
|
BN
|
|
Bệnh nhân
|
NCKN
|
|
Nhu cầu
khuyến nghị
|
CCĐ
|
|
Chống chỉ
định
|
IgE
|
Immunoglobulin
E
|
Globulin
miễn dịch E
|
ÔT
|
|
Ống thông
|
MCT
|
Medium
chain triglycerides
|
Triglycerides
chuỗi trung bình
|
AA
|
Amino
acid
|
Axít amin
|
GĐ
|
|
Giai đoạn
|
IC
|
Indirect
Caloriemetry
|
Máy đo
chuyển hóa/ tiêu hao năng lượng gián tiếp
|
NB
|
|
Người
bệnh
|
GI
|
Glycemic
Index
|
Chỉ số
đường huyết
|
NRS
|
Nutritional
Risk Screening
|
Sàng lọc
nguy cơ suy dinh dưỡng
|
GIK
|
|
Glucose,
insulin và kali
|
TMT
|
|
Thiếu men
tụy
|
SGA
|
Subjective
Global Assessment for Nutritional Status
|
Đánh giá
tình trạng DD tổng thể theo chủ quan
|
CN
|
|
Cân nặng
|
CD
|
Crohn
disease
|
Bệnh
Crohn
|
UC
|
Ulcerative
Colitis
|
Viêm loét
đại trực tràng
|
IBD
|
Inflammatory
bowel disease
|
Bệnh viêm
ruột
|
TTDD
|
|
Tình
trạng dinh dưỡng
|
FODMAPs
|
Fermentable
oligosaccharides,
disaccharides, monosaccharides and
polyols
|
Các thực
phẩm dễ lên men như Oligo- di và monosaccharides và polyols
|
PUFA
|
Polyunsaturated
fatty acids
|
Axit béo
không bão hòa đa/ nhiều nối đôi
|
PLE
|
Protein
losing enteropathy
|
Bệnh ruột
mất đạm
|
LCT
|
Long
chain triglycerides
|
Chất béo
chuỗi dài
|
IBS
|
Irritable
Bowel Syndrome
|
Hội chứng
ruột kích thích
|
IBS-D
|
Irritable
Bowel Syndrome with Diarrhea
|
IBS bị
tiêu chảy
|
IBS-C
|
Irritable
Bowel Syndrome With Constipation
|
IBS bị
táo bón
|
IBS-M
|
Mixed-Type
Irritable Bowel Syndrome
|
IBS với
các triệu chứng hỗn hợp
|
IBS-U
|
Undefined
subtype Irritable Bowel Syndrome
|
IBS không
phân loại
|
GH
|
Growth
Hormone
|
Hormone
tăng trưởng
|
IGF-1
|
Insulin-like
Growth Factor 1
|
Yếu tố 1
tăng trưởng tương tự insulin
|
FAO
|
Food and
Agriculture Organization
|
Tổ chức
Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc
|
SDS
|
Shwachman-
Diamond syndrome
|
Hội chứng
Shwachman-Diamond
|
PERT
|
Pancreatic
Enzym Replace Therapy
|
Liệu pháp
thay thế men tụy
|
LA
|
|
Linoleic
axít
|
ECCO
|
European
Crohn’s and Colitis Organisation
|
Hiệp hội
bệnh Crohn và viêm đại tràng châu Âu
|
ESPGHAN
|
European
Society for Paediatric Gastroenterology Hepatology and Nutrition
|
Hội Gan
mật-Tiêu hoá Nhi khoa châu Âu
|
EEN
|
Exclusive
Enteral Nutrition
|
Chế độ
dinh dưỡng chuyên biệt qua đường tiêu hóa
|
PEN
|
Partial
Enteral Nutrition
|
Chế độ
dinh dưỡng một phần qua đường tiêu hoá
|
CDED
|
Crohn’s
Disease Exclusion Diet
|
Chế độ
dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh Crohn
|
CD-TREAT
|
Crohn
Disease Treatment- with-Eating Diet
|
Chế độ
dinh dưỡng điều trị Crohn
|
CRP
|
C-reactive
protein
|
Protein
phản ứng C
|
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG
CHO NGƯỜI BỆNH BỊ TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY - THỰC QUẢN
(MÃ CHẾ ĐỘ DD BỆNH LÝ: TH05)
1.
Đại cương
Bệnh trào ngược dạ dày
- thực quản (GERD: Gastroesophageal reflux disease) xảy ra khi có hiện tượng
axít từ dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ra các triệu chứng như ợ chua và ợ
nóng, viêm họng kéo dài... có hoặc không tổn thương niêm mạc thực quản. Hiện
nay, trào ngược dạ dày ngày càng phổ biến hơn trong cuộc sống hiện đại. Trào
ngược dạ dày thực quản còn gây ra nhiều biến chứng như viêm, loét thực quản,
Barrett thực quản, gây hẹp thực quản và thậm chí ung thư thực quản. Có nhiều
yếu tố nguy cơ gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản như: mang thai, béo phì,
chế độ ăn nhiều carbohydrate tinh chế, đái tháo đường, thoát vị cơ hoành, các
rối loạn vận động thực quản…
Thiếu dinh dưỡng dễ xảy
ra ở người bệnh trào ngược dạ dày thực quản do các triệu chứng ợ chua, ợ nóng,
đau làm cho người bệnh hạn chế hoặc không dám ăn. Do vậy việc điều chỉnh, thay
đổi chế độ ăn uống và lối sống giúp người bệnh làm giảm các triệu chứng, giảm nguy
cơ suy dinh dưỡng và hạn chế các triệu chứng của trào ngược dạ dày - thực quản.
2.
Chế độ dinh dưỡng
2.1 Nguyên tắc
- Hạn chế thức ăn nhiều
chất béo: Thực phẩm béo có tác dụng làm chậm quá trình rỗng dạ dày và giảm áp
lực cơ thắt thực quản dưới (LES - Lower Esophageal Sphincter), do đó kéo dài
thời gian tiếp xúc của thực quản với axít dạ dày.
- Chất béo cung cấp
15-25% tổng năng lượng.
- Đảm bảo cung cấp đủ
lượng protein: 14-20% tổng năng lượng đưa vào.
- Cung cấp đủ nhu cầu
năng lượng: 25-35kcal/kg/ngày tùy thuộc thể trạng, giới tính, mức độ hoạt động.
- Cân đối và đầy đủ các
vi chất dinh dưỡng.
- Lựa chọn những thực
phẩm có tính chất kiềm để trung hòa axít của dạ dày.
- Ăn vừa đủ no, chia
nhiều bữa nhỏ trong ngày.
- Thay đổi lối sống,
thực hiện giảm cân nếu có thừa cân, béo phì.
2.2 Lựa chọn thực phẩm
● Thực phẩm nên dùng:
- Lựa chọn thực phẩm có
tính kiềm sẽ phù hợp cho những người đang mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản
vì có tác dụng trung hòa axít dạ dày, nhờ vậy niêm mạc thực quản không phải
chịu quá nhiều tổn thương. Đồng thời, thực phẩm mang tính kiềm cũng góp phần
kiểm soát tình trạng thực quản co thắt do axít dạ dày trào ngược (táo, hạnh
nhân, củ cải, bơ, khoai lang, bắp cải, cà rốt…).
- Ăn nhiều chất xơ: Ăn
nhiều chất xơ làm giảm nguy cơ bệnh trào ngược dạ dày thực quản thấp hơn 30% so
với những người ăn ít chất xơ.
- Ăn chay: Chế độ ăn
chay có thể phòng ngừa được chứng trào ngược dạ dày, chất chống oxy hóa trong
thực phẩm có nguồn gốc thực vật có có tác dụng giảm các gốc tự do có vai trò
trong cơ chế bệnh sinh của trào ngược dạ dày thực quản. Trong chế độ ăn nên kết
hợp giảm các thực phẩm từ động vật và tăng tiêu thụ rau, trái cây, các loại đậu
và ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp giảm các triệu chứng của trào ngược dạ dày
thực quản.
● Nên tránh/ hạn chế
các thực phẩm:
- Thức ăn gây tăng tiết
dịch vị: Những thức ăn có mùi vị thơm.
- Không dùng thức ăn
chua, cay hoặc lên men chua.
- Tránh thức ăn gây
kích thích: Thực phẩm chiên, béo hoặc cay, hành sống, sô cô la, bạc hà, thực
phẩm nhiều muối và đồ uống có gas hoặc đồ uống có độ axít cao như đồ uống và
nước trái cây họ cam quýt có thể liên quan đến trào ngược và ợ chua. Khi sử
dụng nhiều lượng chất béo và tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều cholesterol làm tăng
các triệu chứng của trào ngược. Quá trình tiêu hóa chất béo (từ thịt mỡ, thức
ăn nhiều dầu mỡ hoặc đồ chiên rán) đòi hỏi sự bài tiết muối mật, có thể gây rối
loạn chức năng cơ thắt thực quản dưới.
- Loại bỏ cà phê: Cà
phê làm giảm áp lực cơ thắt thực quản dưới dễ gây trào ngược dạ dày thực quản.
- Tránh rượu, bia và
các đồ uống có cồn khác: đều có thể làm tăng giãn của cơ thắt dưới thực quản.
2.3 Một số lưu ý
- Giữ tư thế thẳng
trong bữa và từ 45 đến 60 phút sau khi ăn (để tránh trào ngược chất trong dạ
dày).
- Đạt được và duy trì
trọng lượng cơ thể khỏe mạnh (trọng lượng tăng thêm làm tăng áp lực trong dạ
dày).
- Nâng cao đầu giường khoảng
15 cm khi ngủ.
- Ngừng hút thuốc (hút
thuốc làm giãn cơ vòng thực quản dưới).
- Tránh ăn trong vòng 2
đến 3 giờ trước khi đi ngủ.
- Tránh mặc quần áo bó
sát vào vùng bụng.
- Ăn nhiều bữa nhỏ
trong ngày.
- Tránh ăn khuya.
3.
Thực đơn mẫu
Thực đơn cơm
GTDD: Năng lượng 1538 Kcal Đạm
73.5g (19%) Béo 33.8g (20%) Đường 235.1g (61%)
Bữa
|
Món ăn
|
Thực phẩm
|
Khối lượng tinh (g)
|
Ghi chú
|
|
Sáng
|
Phở bò
|
Bánh phở
|
140
|
1 nửa bát
to
|
|
Thịt bò
|
40
|
8-9 miếng
|
|
Hành lá,
rau thơm
|
|
|
|
Gia vị
|
|
Nêm nếm
vừa ăn
|
|
GTDD:
Năng lượng 245 Kcal, đạm 12.9g, béo 1.5g, đường 45g
|
|
Phụ sáng
|
Trái cây
|
Nho ngọt
|
150
|
14-15 quả
|
|
GTDD:
Năng lượng 106 Kcal, đạm 0.6g, béo 0,2g, đường 25.5g
|
|
Trưa
|
Cơm
|
Gạo trắng
|
80
|
1 bát con
cơm
|
|
Thịt lợn
xào hành tây
|
Thịt lợn
|
40
|
7-8 miếng
|
|
Hành tây
|
50
|
¼ củ nhỏ
|
|
Dầu ăn
|
5
|
1 muỗng
cà phê
|
|
Gia vị
|
|
Nêm nếm
vừa ăn
|
|
Tôm rang
|
Tôm biển
|
30
|
3 con
trung bình
|
|
Gia vị
|
|
Nêm nếm
vừa ăn
|
|
Rau muống
luộc
|
Rau muống
|
150
|
1 bát con
đầy
|
|
Canh rau
ngót
|
Rau ngót
|
30
|
|
|
Thịt băm
|
10g
|
1 thìa
10ml
|
|
Gia vị
|
|
Nêm nếm
vừa ăn
|
|
GTDD:
Năng lượng 512 Kcal, đạm 28.4g, béo 12g, đường 72.6g
|
|
Phụ chiều
|
Trái cây
|
Táo tây
|
150g
|
1/2 quả
|
|
GTDD:
Năng lượng 74 Kcal, đạm 0.8g, béo 0,1g, đường 17.6g
|
|
Chiều
|
Cơm
|
Gạo trắng
|
80
|
1 bát con
cơm
|
|
Thịt gà
om nấm
|
Thịt gà
|
40
|
3 miếng
nhỏ (cả xương)
|
|
|
Nấm
|
20
|
|
|
Gia vị
|
|
Nêm nếm
vừa ăn
|
|
Đậu phụ
nhồi thịt
|
Đậu phụ
|
32
|
½ bìa đậu
|
|
Thịt lợn
nạc
|
20
|
1 thìa
đầy 10ml
|
|
Dầu ăn
|
10
|
2 thìa
5ml
|
|
Gia vị
|
|
Nêm nếm
vừa ăn
|
|
Cải thảo
luộc
|
Cải thảo
|
150
|
1 miệng
bát con
|
|
|
Canh mồng
tơi
|
Rau mồng
tơi
|
30g
|
|
|
Gia vị
|
|
Nêm nếm
vừa ăn
|
|
GTDD:
Năng lượng 601 Kcal, đạm 30.9g, béo 20g, đường 74.5g
|
|
Tài
liệu tham khảo:
1. Nocon M, Labenz J,
Willich SN. Lifestyle factors and symptoms of gastro-oesophageal reflux -- a
population-based study. Aliment Pharmacol Ther. 2006;23(1):169-74.
2. El-Serag HB, Satia
JA, Rabeneck L. Dietary intake and the risk of gastro-oesophageal reflux disease:
a cross sectional study in volunteers. Gut. 2005;54(1):11-7.
3. Nilsson M, Johnsen
R, Ye W, et al. Lifestyle related risk factors in the aetiology of
gastro-oesophageal reflux. Gut. 2004;53(12):1730-5.
4. Shapiro M, Green C,
Bautista JM, et al. Assessment of dietary nutrients that influence perception of
intra-oesophageal axít reflux events in patients with gastro-oesophageal reflux
disease. Aliment Pharmacol Ther. 2007;25(1):93-101.
5. Newberry C, Lynch K.
The role of diet in the development and management of gastroesophageal reflux
disease: why we feel the burn. J Thorac Dis. 2019;11(Suppl
12):S1594-S1601.
6. Colombo P, Mangano
M, Bianchi PA, et al. Effect of calories and fat on postprandial
gastro-oesophageal reflux. Scand J Gastroenterol. 2002;37(1):3-5.
7. Fox M, Barr C, Nolan
S, et al. The effects of dietary fat and calorie density on esophageal axít
exposure and reflux symptoms. Clin Gastroenterol Hepatol. 2007;5(4):439-44.
CHẾ ĐỘ
DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH BỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY, TÁ TRÀNG
(MÃ CHẾ ĐỘ DD BỆNH LÝ: TH)
1. Đại cương
Bệnh viêm
loét dạ dày - tá tràng là bệnh phổ biến nhất của đường tiêu hoá. Bệnh có thể
gây rối loạn tiêu hoá, rối loạn hấp thu nặng hoặc có thể dẫn đến các biến chứng
nguy hiểm như xuất huyết tiêu hoá, thủng dạ dày hoặc hẹp môn vị. Một số yếu tố
nguy cơ của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng bao gồm hút thuốc lá, uống rượu bia,
thói quen/chế độ ăn không hợp lý, căng thẳng.
Chế độ ăn
uống đóng vai trò quan trọng trong việc phối hợp với điều trị để giảm thiểu
triệu chứng và cải thiện chức năng tiêu hoá, tình trạng dinh dưỡng người bệnh.
Người bệnh
viêm loét dạ dày tá tràng ăn uống giảm sút, chán ăn, sợ ăn do đau, đầy bụng,
khó tiêu dẫn đến sụt cân không mong muốn. Cho nên việc điều chỉnh, thay đổi
trong chế độ ăn uống và lối sống làm giảm các triệu chứng loét dạ dày tá tràng
và nâng cao hiệu quả điều trị. Chế độ dinh dưỡng cần cung cấp đầy đủ năng lượng
và chất đạm, đặc biệt cần bổ sung thêm các loại vitamin và muối khoáng như: B12, axít
folic, vitamin A, D, K, canxi, Fe, Zn, Mg.
Mục đích
của chế độ dinh dưỡng:
- Ngăn ngừa
tăng tiết axít dạ dày để giảm đau và tránh loét niêm mạc dạ dày và tá tràng.
- Thúc đẩy
quá trình chữa lành các mô bị tổn thương.
- Bổ sung
dinh dưỡng đầy đủ, đúng và cung cấp sự thiếu hụt về các vi chất dinh dưỡng là điều
cần thiết để giúp người bệnh nhanh phục hồi.
2. Nhu cầu dinh dưỡng
Đặc điểm
|
Khuyến nghị
|
Nhu cầu năng
lượng hàng ngày
|
Đủ để duy
trì hoặc phục hồi tình trạng dinh dưỡng <25 kcal/kg: khi BMI ≥ 25 kg/m2 tùy vào mức độ béo
phì
25-30 kcal/kg:
khi BMI trong giới hạn bình thường 30-35 kcal/kg: khi BMI < 18,5 kg/m2
|
|
Giai
đoạn cấp tính
|
Giai
đoạn hồi phục
|
Protein
(g/kg/ngày)
|
1,1 - 1,2
|
1,3 - 1,5
|
Carbohydrate
(%)
|
50-60
|
50-60
|
Lipid (%)
|
<30
|
<30
|
Kẽm (mg)
|
11
|
40
|
Selenium
(μg)
|
55
|
400
|
Vitamin A
(μg)
|
900
|
3000
|
Vitamin C
(mg)
|
75
|
500
|
Vitamin B12 (μg)
|
2,4
|
2,4
|
Axít folic
(μg)
|
400
|
400
|
Sắt (mg)
|
45
|
45
|
Chất xơ
(g)
|
20 - 30
|
20 - 30
|
Probiotics
(UFC/ngày)
|
109 - 1011 Lactobacillus
|
109 - 1011 Lactobacillus
|
*Khuyến nghị dinh dưỡng
cho người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Điều chỉnh năng lượng
theo nhu cầu của người bệnh để bình thường hóa tình trạng dinh dưỡng, với các
chất dinh dưỡng đa lượng được khuyến nghị là:
- Protein lên đến 1,2 g/kg/ngày
trong giai đoạn cấp tính (tuần thứ 5 đến tuần thứ 8) và tối đa 1,5 g/kg/ngày
trong giai đoạn phục hồi.
- Carbohydrate nên được
điều chỉnh theo nhu cầu của người bệnh, không có disaccharides (đường đôi), để
tránh lên men.
- Lipid có ít chất béo
bão hòa (< 7% nhu cầu năng lượng).
- Kẽm rất cần thiết để
duy trì chức năng của hệ thống miễn dịch, như một phản ứng với stress oxy hóa
và chữa lành vết thương.
- Selen có thể làm giảm
các biến chứng nhiễm trùng và cải thiện quá trình chữa bệnh.
- Vitamin A có thể được
sử dụng như một chất bổ sung, liều lượng cao không có tác dụng chữa bệnh và khi
uống quá nhiều có thể gây độc.
- Chất xơ hòa tan có
tác dụng làm tăng độ nhớt trong thành phần ruột. Chất xơ không hòa tan (ngũ cốc
nguyên hạt, granola, hạt lanh) làm tăng khối lượng phân, giảm thời gian vận
chuyển trong ruột già, đồng thời giúp quá trình đào thải phân diễn ra dễ dàng
và nhanh chóng hơn. Các chất xơ điều chỉnh chức năng ruột, rất quan trọng đối
với sức khỏe của những người khỏe mạnh và có vai trò điều trị trong chế độ ăn
của nhiều bệnh lý.
- Chế độ ăn giàu chất
xơ cho người bị viêm loét dạ dày tá tràng được khuyến khích 20 đến 30 g/ngày
(theo WHO - Tổ chức Y tế Thế giới), vì chất xơ hoạt động như chất đệm, làm giảm
nồng độ axít mật trong dạ dày và thời gian vận chuyển ruột, dẫn đến giảm chướng
bụng, do đó giảm khó chịu và đau ở đường tiêu hóa.
3. Chế độ dinh dưỡng
3.1
Nguyên tắc
- Cung cấp
đủ nhu cầu năng lượng, cân đối và đầy đủ các vi chất dinh dưỡng.
- Dùng thức
ăn mềm.
- Không
dùng thức ăn gây tăng tiết dịch vị: Những thức ăn có mùi vị thơm.
- Không
dùng thức ăn chua, cay hoặc lên men chua.
- Phòng
ngừa hội chứng nuôi ăn lại ở người bệnh giảm ăn lâu ngày do đau, do rối loạn
hấp thu.
3.2 Dinh
dưỡng qua đường miệng
- Dinh
dưỡng qua đường miệng là sự lựa chọn đầu tiên vừa sinh lý, vừa rẻ tiền, bảo tồn
chức năng ruột. Khi ăn đường miệng không đạt đủ dinh dưỡng, có thể bổ sung dinh
dưỡng năng lượng chuẩn/cao cho người bệnh bị sụt cân, suy dinh dưỡng trong các
bữa ăn phụ trong ngày.
- Bổ sung
vitamin và khoáng chất ở người bệnh kém hấp thu, sụt cân.
- Sử dụng
chế độ mềm, lỏng, bổ sung DD đường miệng (giai đoạn ổn định).
- Ăn từ 4-6
bữa/ngày.
Giai đoạn
đầu: Khi mới bước vào điều trị nên sử dụng thức ăn lỏng (cháo, súp)
trong mỗi bữa ăn (6 bữa/ngày), với lượng thức ăn ít (100 ml/bữa) và tăng dần theo
khả năng dung nạp và tình trạng bệnh lý của người bệnh trong những ngày sau.
Giai đoạn
thứ 2: Dạ dày dần phục hồi, đau ít/không còn đau bụng, có thể chuyển
sang những món ăn mềm như cháo đặc hoặc cơm nhão, … có thể dùng 4-6 bữa ăn
trong ngày.
Giai đoạn
thứ 3: Trong giai đoạn hồi phục, người bệnh có thể ăn thức ăn thông
thường.
3.3 Dinh
dưỡng qua ống thông
- Dinh
dưỡng qua ống thông nên được dùng khi người bệnh không ăn đủ nhu cầu dinh
dưỡng, đặc biệt ở người bệnh bị suy dinh dưỡng.
- Khuyến
cáo đặt ống thông mũi dạ dày sớm khi người bệnh bị suy dinh dưỡng nặng và không
thể ăn không đủ nhu cầu DD.
- Người bệnh
đã được đặt ống thông dạ dày để theo dõi xuất huyết, có thể sử dụng ống thông này
để nuôi ăn khi xuất huyết đã ổn định, đặc biệt ở người bệnh bị SDD nặng.
- Nuôi 4-6
bữa ăn/ngày, bắt đầu với thể tích thấp (100ml/bữa, ăn chậm: 30-60 phút/bữa)
tăng dần thể tích theo khả năng dung nạp thức ăn của người bệnh vào những ngày
sau.
- Theo dõi:
khả năng dung nạp thức ăn, tình trạng tiêu hóa và đánh giá lại tình trạng dinh
dưỡng, các chỉ số sinh hóa, huyết học liên quan đến tình trạng dinh dưỡng để điều
chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp.
3.4 Dinh
dưỡng qua tĩnh mạch
- Khi có
chống chỉ định với dinh dưỡng qua đường tiêu hóa.
- Xuất
huyết/chảy máu tiêu hóa nặng.
- Ăn qua
đường miệng không đủ nhu cầu DD do kém dung nạp (như chán ăn, đau hoặc chướng
bụng sau ăn, tiêu chảy…) và người bệnh không đồng ý đặt ống thông nuôi ăn.
- Dinh
dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn hay bổ sung tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý, tình
trạng dinh dưỡng và khả năng dung nạp thức ăn.
4. Lược đồ dinh dưỡng

5. Một số điểm cần lưu ý khi chế biến thức ăn cho người bệnh loét
dạ dày-tá tràng
5.1 Nên ăn
- Các thực
phẩm có chứa nhiều đạm dễ tiêu: thịt lợn nạc, cá nạc, đặc biệt nên dùng dưới
dạng chế biến là luộc, hấp, kho để dễ hấp thu.
- Rau củ
quả tươi: chọn các loại rau củ non, ưu tiên họ cải (cải bắp, củ cải, hoặc rau
cải) vì chứa nhiều vitamin cho việc nhanh chóng liền các vết thương của đường
tiêu hóa.
- Các loại
thức ăn có chứa tinh bột ít mùi vị và dễ tiêu như là cơm, bánh mì, hoặc là các
loại cháo, khoai củ nấu, hoặc luộc chín kỹ.
- Các loại
dầu thực vật được chế biến từ các loại hạt như là dầu từ hạt hướng dương, dầu
vừng, hay là dầu hạt cải, hoặc dầu đậu nành...
5.2 Những
thức ăn, đồ uống không nên dùng
- Các loại
thịt nguội đã chế biến sẵn như dăm bông, lạp xưởng, xúc xích.
- Những
loại thức ăn cứng, dai như thịt nhiều gân, sụn, hay là rau có nhiều xơ (rau
già, rau cần...) quả xanh sống...
- Gia vị,
giấm tỏi, tiêu ớt, hoặc các loại dưa cà muối, hành muối, các loại quả chua, các
loại nước có gas, chè, cà phê đậm đặc.
- Ngừng
những loại nước uống có cồn như bia, rượu.
- Bỏ thuốc
lá.
5.3 Một số điểm
cần lưu ý khi chế biến thức ăn cho người bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng
- Các loại
thực phẩm trước khi nấu nên thái nhỏ, nghiền nát, hoặc là nấu mềm.
- Người
bệnh nên được ăn thức ăn ngay sau khi nấu xong. Nhiệt độ thức ăn cũng làm ảnh
hưởng đến kích thích dạ dày, nhiệt độ thích hợp để thức ăn dễ tiêu hoá và hấp
thu là 40-50ºC.
- Thực hiện
lối sống lành mạnh, sử dụng chế độ ăn uống bổ dưỡng và cân bằng giàu trái cây,
rau và ngũ cốc nguyên hạt.
6. Thực đơn tham khảo
Thực đơn mềm
GTDD: Năng
lượng 1600 Kcal
Đạm 69,2g (17,3%) Béo
46,7g (26,2%) Đường 226,8g (56,6%)
Bữa
|
Món ăn
|
Thực phẩm
|
Khối lượng tinh (g)
|
Ghi chú
|
Sáng
|
Phở gà
|
Bánh phở
|
150
|
½ bát to
|
Thịt bò
|
40
|
8-9 miếng
nhỏ
|
Hành lá,
rau thơm
|
|
|
Nước
xương
|
|
|
Gia vị
|
|
Nêm nếm
vừa ăn
|
GTDD:
Năng lượng 260 Kcal, đạm 13.2g, béo 1.5g, đường 48.2g
|
Phụ sáng
|
Sữa
|
Sữa năng
lượng chuẩn 1kcal/ml
|
200ml
|
|
GTDD:
Năng lượng 200 Kcal
|
Trưa
|
Súp gà
nấm 400ml
|
Khoai tây
|
150
|
1,5 củ
trung bình
|
Ngô ngọt
|
30
|
¼ bắp
trung bình
|
Thịt lườn
gà xé
|
40
|
2 thìa
15ml
|
Cà rốt
|
30
|
|
Nấm hương
|
30
|
|
Bôt đao
|
12
|
1,5 thìa
5ml
|
Dầu ăn
|
5
|
1 thìa
5ml
|
Gia vị
|
|
Nêm nếm
vừa ăn
|
GTDD:
Năng lượng 486 Kcal, đạm 23,7g, béo 12,3g, đường 70,2g
|
Phụ chiều
|
Sinh tố
hoa quả
|
Quả bơ
|
150
|
½ quả
|
Đường
kính
|
20
|
2 thìa
gạt 10ml
|
GTDD:
Năng lượng 193 Kcal, đạm 2,7g, béo 12,4g, đường 36,2g
|
Chiều
|
Cháo thịt
nạc 400ml
|
Gạo trắng
|
35
|
|
Thịt lợn
nạc
|
40
|
4-5 miếng
|
Dầu ăn
|
7
|
1,5 thìa
5ml
|
Rau ngót
|
50g
|
|
Hành lá
|
|
|
Gia vị
|
|
Nêm nếm
vừa ăn
|
GTDD: Năng lượng 262 Kcal, đạm 13g, béo
10,2g, đường 29,7g
|
Phụ tối
|
Sữa
|
Sữa năng
lượng chuẩn 1kcal/ml
|
200ml
|
|
GTDD:
Năng lượng 200 Kcal
|
Tài
liệu tham khảo:
1.
Marotta K, Floch MH. Diet and nutrition in ulcer diases. Med. Clin North Am.
1993;77:88-17.
2. Ferguson
M, Cook A, Rimmasch H, Bender S, Voss A. Pressure ulcer management: the
importance of nutrition. Medsurg Nurs. 2000;9:163-175.
3.
Institute of Medicine . DRIs - Dietary Reference Intakes: Applications in Dietary
Planning. National Academy Press; Washington, D.C.: 2003. http://www.nap.edu
4. Cats
A. Effect of frequent consumption of a Lactobacillus case containing milk drink
in Helicobacter pylori-colonized subjects. Alimentary Pharmacolog yand
Therapeutics. 2003;17:429-435.
CHẾ ĐỘ
DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH BỊ VIÊM THỰC QUẢN, DẠ DÀY RUỘT TĂNG BẠCH CẦU ÁI TOAN
(MÃ CHẾ ĐỘ DD BỆNH LÝ: TH06)
1. Đại cương
Viêm dạ dày
ruột tăng bạch cầu ái toan (EGE- Eosinophilic gastroenteritis) là một rối loạn
viêm hiếm gặp, đặc trưng bởi sự thâm nhiễm bạch cầu ái toan trong thành ruột.
EGE gây tổn thương mạn tính niêm mạc đường tiêu hoá do sự tập trung các tế bào
viêm và giải phóng các hoá chất trung gian tại đường tiêu hoá, dẫn đến giảm khả
năng tiêu hoá và hấp thu các chất dinh dưỡng.
Tình trạng
viêm mạn tính dẫn đến tổn thương và rối loạn chức năng thực quản. Viêm thực
quản mãn tính dẫn đến các triệu chứng tiêu hóa điển hình: nôn mửa và nôn trớ
tái diễn, chán ăn, khó tiêu thức ăn, các triệu chứng giống trào ngược dạ dày
thực quản. Giai đoạn muộn có thể gây hẹp thực quản gây chèn ép và rối loạn nuốt
khi chẩn đoán muộn hoặc không can thiệp điều trị. Tại ruột, tổn thương lớp niêm
mạc dẫn đến làm thay đổi tính thấm gây tiêu chảy, nôn mửa, mất protein và kém
hấp thu, dẫn tới thiếu máu, giảm albumin máu và giảm cân. Khi có tổn thương lớp
cơ của đường tiêu hoá có thể dẫn đến tắc ruột một phần hoặc toàn bộ. Trong
trường hợp, viêm thanh mạc có thể biểu hiện kích ứng phúc mạc, dẫn đến cổ
trướng, và nặng hơn nữa là gây viêm phúc mạc và/hoặc thủng đường tiêu hoá; lồng
ruột cũng có thể xảy ra khi có tổn thương thanh mạc.
Mục đích
của chế độ DD:
- Đảm bảo
cung cấp đủ nhu cầu năng lượng, vitamin và khoáng chất cần thiết theo nhu cầu
khuyến nghị cho người bệnh để tránh tình trạng SDD và thiếu vi chất cần thiết.
- Lựa chọn
thực phẩm an toàn không gây dị ứng đường tiêu hóa
2. Nhu cầu dinh dưỡng
- Năng
lượng: Nhu cầu năng lượng của người bệnh EGE cũng giống như người bình thường
từ 30-35 kcal/kg/ngày. Tuỳ thuộc mức độ thiếu hụt chất dinh dưỡng và tình trạng
bệnh lý mà sẽ có tỷ lệ các chất cung cấp khác nhau.
- Protein:
12-20% tổng năng lượng. Có thể cao hơn trong trường hợp giảm protein trong máu
hoặc suy dinh dưỡng nặng. Nguồn cung cấp protein phải tránh các thức ăn người
bệnh dị ứng, có thể bổ sung DD bằng chế độ DD dạng nguyên tố (elemental diet).
- Lipid:
20-25% tổng năng lượng. Có thể thay thế bằng hạt cải dầu (canola) và dầu hạt
lanh trong trường hợp dị ứng với các sản phẩm bơ sữa hoặc các loại hạt.
- Carbohydrate:
60- 65% tổng năng lượng. Với người bệnh dị ứng với bột mì có thể thay thế bằng
ngũ cốc nguyên hạt như kiều mạch, yến mạch không chứa gluten, gạo lứt và kê.
- Các chất
khoáng và vi chất dinh dưỡng: nên bổ sung dạng đa sinh tố do phải hạn chế chế
độ ăn hoặc bổ sung đơn chất hàng ngày như thiamin, niacin, riboflavin, folate,
sắt, vitamin A/D và omega-3 nếu có bằng chứng thiếu hụt hoặc nghi ngờ thiếu hụt
vi chất này.
3. Chế độ dinh dưỡng
3.1. Nguyên
tắc
- Cung cấp
đủ nhu cầu theo khuyến nghị.
- Ưu tiên
dinh dưỡng qua đường tiêu hoá bằng các thực phẩm không gây dị ứng.
- Nên bổ
sung đa vi chất dinh dưỡng để đảm bảo chuyển hoá và miễn dịch.
3.2. Dinh
dưỡng qua đường miệng
- Ưu tiên
dinh dưỡng qua đường miệng vì sinh lý, bảo tồn chức năng ruột và ít tốn kém.
- Có thêm
bữa phụ bằng bổ sung DD qua đường miệng cho người bệnh bị sụt cân, suy dinh
dưỡng.
- Bổ sung
dịch và điện giải trong trường hợp người bệnh bị tiêu chảy.
- Bổ sung
chất xơ hoà tan.
- Bổ sung
các vitamin/khoáng chất cần thiết như thiamin, niacin, riboflavin, folate, sắt
nếu có bằng chứng thiếu hụt hoặc nghi ngờ thiếu hụt.
- Chế độ DD
dạng nguyên tố (elemental diet) là chế độ ăn có protein là axít amin hoặc
peptit và đã được chứng minh là giảm triệu chứng ở phần lớn trẻ em mắc chứng
EGE. Việc lựa chọn các công thức này tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh lý, nhu cầu
DD và độ tuổi của người bệnh như công thức DD không axít amin và ít gây dị ứng
(hypoallergenic free amino axít formula).
- Chế độ ăn
loại trừ theo kinh nghiệm giúp loại bỏ dị ứng thực phẩm thông thường mà không
cần thực hiện xét nghiệm test lẩy da hoặc nồng độ IgE đặc hiệu với thức ăn. Chế
độ ăn kiêng 6 loại thực phẩm (sữa, lúa mì, trứng, đậu nành, lạc/hạt cây và cá/động
vật có vỏ) hoặc 4 loại (sữa, trứng, lúa mì và các loại đậu) đã chứng minh có
hiệu quả trong điều trị EGE.
3.3. Dinh
dưỡng qua ống thông
- Trong các
trường hợp:
+ Ăn không
đủ nhu cầu năng lượng do hay bị nôn, trớ hay suy mòn nặng.
+ Rối loạn
nuốt làm người bệnh không muốn ăn.
+ Hẹp thực
quản ở trong các giai đoạn muộn.
- Tuỳ thuộc
vào người bệnh có thể áp dụng nuôi dưỡng liên tục, ngắt quãng hoặc bolus chậm.
Thức ăn đưa vào cũng phải tránh làm nặng thêm tình trạng viêm dạ dày ruột của
người bệnh.
3.4. Dinh
dưỡng qua tĩnh mạch
- Trong các
trường hợp:
+ Ăn qua
đường tiêu hóa không đủ nhu cầu DD.
+ Người
bệnh nôn liên tục hoặc tiêu chảy kéo dài dẫn đến suy dinh dưỡng.
+ Người
bệnh có thực quản phù nề, chít hẹp ko đặt được ÔT.
- Lựa chọn
dinh dưỡng tĩnh mạch bổ sung hay toàn phần tùy thuộc vào tình trạng người bệnh.
Có thể sử dụng dịch truyền đơn lẻ hoặc ở dạng hỗn hợp.
3.5. Một số
theo dõi và lưu ý
- Theo dõi
tình trạng trương lực co thắt thực quản, tiêu chảy, thiếu hụt các chất dinh
dưỡng và cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng.
- Hướng dẫn
người bệnh tự xác định thành phần các loại thực phẩm dị ứng trong các sản phẩm
thương mại dựa trên nhãn của sản phẩm.
- Người
bệnh nên được giáo dục về nguy cơ dị ứng khi dùng chung đồ nấu ăn, gia vị, bề
mặt cắt khi chế biến thức ăn, thiết bị nấu ăn.
- Lập danh
sách các thức ăn theo ngày để tiện cho việc theo dõi.
- Xây dựng
chế độ ăn dựa trên nhu cầu dinh dưỡng của từng cá nhân theo độ tuổi và các thức
ăn người bệnh dung nạp.
4. Chế độ dinh dưỡng
Cháo
300ml/bữa,
ngày 4 bữa
|
Gạo trắng
|
200
|
Năng
lượng:
1050 Kcal
Đạm: 42g
Béo: 10.6g
Đường: 196g
Natri: 1965mg
|
Lòng
trắng trứng gà
|
160
|
Đậu xanh
cà vỏ
|
40
|
Bột MCT
|
10 (5g/
gói)
|
Đường
|
20
|
Muối
|
4
|
Lượng
nước nấu
|
3-4 lít
|
*Cách
nấu VT03-CH mỗi bữa/suất:
Bước
1:
Cân 50g gạo, 10g đậu xanh cà vỏ (đã ngâm) nấu với 750-1000ml nước, sử dụng
nồi phù hợp với lượng thực phẩm, nấu lửa nhỏ đến khi cháo nở và nước cạn còn
300ml;
Bước
2:
Lấy 1 lòng trắng trứng gà cho vào cháo nấu thêm 3-5 phút và cân 5g đường, ½
gói bột MCT và 1g muối khuấy đều vào cháo;
|
Tài
liệu tham khảo:
1. Abou Rached, A. and
W. El Hajj, Eosinophilic gastroenteritis: Approach to diagnosis and management.
World J Gastrointest Pharmacol Ther, 2016. 7(4): p. 513-523.
2. Liacouras, C.A., et
al., Eosinophilic esophagitis: updated consensus recommendations for
children and adults. J Allergy Clin Immunol, 2011. 128(1): p. 3-20 e6; quiz
21-2.
3. Votto, M., et al., Malnutrition
in Eosinophilic Gastrointestinal Disorders. Nutrients, 2020. 13(1).
4. Groetch, M., et al.,
Dietary Therapy and Nutrition Management of Eosinophilic Esophagitis: A Work
Group Report of the American Academy of Allergy, Asthma, and Immunology. J
Allergy Clin Immunol Pract, 2017. 5(2): p. 312-324 e29.
5. Arias, A., et al., Efficacy
of dietary interventions for inducing histologic remission in patients with
eosinophilic esophagitis: a systematic review and meta- analysis. Gastroenterology,
2014. 146(7): p. 1639-48.
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH BỊ VIÊM
GAN
(MÃ CHẾ ĐỘ DD BỆNH LÝ: GM)
1. Đại cương
Gan là một
cơ quan lớn trong cơ thể, đóng vai trò quan trọng với nhiều chức năng như tổng
hợp, chuyển hóa các chất, bài tiết và bảo vệ.
Viêm gan là
tình trạng tổn thương gan, đặc trưng bởi sự hiện diện của các tế bào viêm do
nhiễm khuẩn, nhiễm độc hay quá trình tự miễn cơ thể. Bệnh viêm gan được phân
loại cấp tính hoặc mạn tính dựa trên thời gian viêm. Nếu thời gian viêm hoặc
tổn thương tế bào gan dưới sáu tháng, được đặc trưng bởi sự bình thường của các
xét nghiệm chức năng gan, thì được gọi là viêm gan cấp tính. Ngược lại, nếu
tình trạng viêm hoặc tổn thương tế bào gan kéo dài hơn sáu tháng được gọi là
viêm gan mạn tính. Có nhiều nguyên nhân có thể gây viêm gan cấp tính như do vi
rút, thuốc, rượu, miễn dịch...
Chế độ dinh
dưỡng đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ điều trị viêm gan bất kể do nguyên
nhân gì. Vì vậy, sau khi đã chẩn đoán xác định, tùy vào giai đoạn viêm gan để
đưa ra chế độ dinh dưỡng phù hợp nhằm giúp hồi phục phần nào chức năng gan và
ngăn ngừa những tổn thương nặng hơn.
Mục đích
của chế độ dinh dưỡng:
- Tăng cường
tái tạo tế bào gan
- Ngăn ngừa
sự hủy hoại thêm của tế bào gan
- Phòng ngừa
giảm cân
- Tăng cường
dự trữ glycogen, kiểm soát hạ đường máu
- Cung cấp đủ
dịch đề phòng mất nước, trừ khi có chống chỉ định
2. Nhu cầu dinh dưỡng cho viêm gan cấp
Phụ thuộc
vào giai đoạn bệnh:
|
Giai đoạn đầu
|
Giai đoạn tiếp theo
|
Năng lượng
(kcal/kg/ngày)
|
25 (< 25 trong trường hợp viêm gan cấp
nặng)
|
30 -35
|
Protein
(g/kg/ngày)
|
0,8 - 1 (< 0,8 trong trường hợp tăng
amoniac nặng chưa kiểm soát được)
|
1 - 1,3 (hoặc có thể cao hơn)
|
Lipid (Tỉ
lệ % trong tổng năng lượng). Trong đó
|
15 ≤ 25
|
15 ≤ 25
|
Cholesterol
|
<200mg/ngày
|
<200mg/ngày
|
Carbohydrate/
glucose (g/kg/ngày)
|
3 - 5 (phòng ngừa hạ đường huyết 2 - 3)
|
3-5
|
Đủ
vitamin và khoáng chất
|
Theo nhu cầu khuyến nghị
|
Theo nhu cầu khuyến nghị
|
Số bữa ăn/ngày
|
6 - 8
|
4 - 6
|
Giai đoạn đầu là giai
đoạn người bệnh có thể sốt, nôn, chán ăn, đau nhức vùng hạ sườn phải.
Giai đoạn tiếp theo là
giai đoạn khi các triệu chứng lâm sàng cải thiện, đỡ sốt, ngon miệng hơn, lượng
nước tiểu tăng lên.
3.
Chế độ dinh dưỡng
3.1. Nguyên tắc
- Duy trì hoạt động của
gan, tránh làm tăng thêm gánh nặng cho gan bằng chế độ ăn uống điều độ. Hạn chế
các chất độc hại đối với gan: rượu, bia, thuốc, hóa chất…Hỗ trợ chức năng tế
bào gan: thuốc lợi mật, trà artiso…
- Cung cấp đủ nhu cầu
năng lượng.
- Chất đạm: Tùy từng giai
đoạn có nhu cầu khác nhau, lựa chọn đạm chứa ít axit amin nhân thơm.
- Cung cấp đầy đủ vitamin
và chất khoáng, có thể cân nhắc bổ sung thêm vitamin tan trong dầu như A, D, K,
E và vitamin nhóm B.
- Lựa chọn thực phẩm tươi
sạch, không sử dụng các thực phẩm đã bị hỏng, hay được nuôi trồng ở khu vực ô
nhiễm.
3.2. Dinh dưỡng qua
đường miệng
- Giai đoạn đầu:
Thời kỳ này, người bệnh
có thể sốt, nôn, đau nhức hoặc chán ăn. Vì gan vẫn phải làm việc khi tế bào gan
bị tổn thương do đó phải áp dụng chế độ nương nhẹ gan và nương nhẹ dạ dày,
ruột.
+ Đường miệng: có thể
bắt đầu thể tích ít (như 100mL/ bữa ăn) với chế độ ăn lỏng như cháo loãng, súp
xay trong các bữa chính, bổ sung DD qua miệng trong các bữa phụ. Sau đó tăng
dần lượng thức ăn theo khả năng dung nạp thức ăn của người bệnh.
+ Ở những trường hợp
viêm gan nặng, cần đánh giá nguy cơ/ tình trạng thiếu vitamin và khoáng chất.
+ Khi sốt giảm, lượng
nước tiểu tăng lên, áp dụng chế độ ăn sữa hoặc ngũ cốc. Có thể dùng sữa tách
béo pha thêm đường hoặc sữa chuyên dùng cho bệnh gan.
+ Số bữa ăn: 6-8 bữa/ngày.
- Giai đoạn tiếp theo:
Cuối giai đoạn cấp tính
này, người bệnh có thể ăn thêm ngũ cốc dưới dạng bột, cháo và khi đã hết sốt áp
dụng chế độ ăn có nhiều protein và nhiều methionin như sữa tách bơ, thịt nạc,
các nạc cùng với tăng cường năng lượng, tăng cường chất bột.
Số bữa ăn: 4-6 bữa/ngày.
3.3. Dinh dưỡng qua ống
thông
- Khi người bệnh không
thể đáp ứng nhu cầu năng lượng khuyến nghị qua chế độ ăn đường miệng.
- Đảm bảo cung cấp năng
lượng và protein theo nhu cầu mà không làm tăng biến chứng bệnh não gan.
- Dùng chế độ ăn lỏng
hoặc xây nhuyễn với công thức DD phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý.
3.4. Dinh dưỡng qua
đường tĩnh mạch (DDTM)
- Khi DD qua tiêu hóa
không thể thực hiện được hoặc không thể đáp ứng đủ nhu cầu DD.
- Dịch truyền AA chuẩn
nếu cần bổ sung thêm AA.
- Trong suy gan nặng,
tùy thuộc chức năng gan và có bệnh não gan, khuyến cáo dùng dịch AA có chứa ít
axit amin nhân thơm, chỉ số Fischer 35-40 để điều hòa chuyển hóa tế bào gan.
Đồng thời tránh dùng quá nhiều đường glucose nhằm phòng ngừa tăng đường huyết.
4.
Chế độ dinh dưỡng trong viêm gan mạn
Khi viêm gan cấp tiến
triển thành mạn tính thì tổ chức tế bào gan khó hồi phục. Việc điều trị ở giai
đoạn này nhằm mục đích ngăn ngừa sự tiến triển thành xơ gan và suy gan mất bù. Điều
trị viêm gan mạn tính quan trọng nhất là duy trì chế độ ăn uống hợp lý và lâu
dài phù hợp với giai đoạn bệnh.
4.1. Nhu cầu dinh dưỡng
- Năng lượng ăn vào,
nhu cầu Protein, Carbohydrate, Lipid như nhu cầu bình thường.
- Đủ vitamin và khoáng
chất.
- Nước: theo nhu cầu
khuyến nghị.
4.2. Nguyên tắc
- Chia nhỏ bữa để cơ
thể hấp thu tốt hơn.
- Dùng các loại đạm có
giá trị sinh học cao, chứa ít axit amin nhân thơm.
- Các chất béo nên dùng
dầu thực vật, hạn chế các loại thịt mỡ, phủ tạng động vật.
- Phải ăn chín, uống
sôi.
- Không uống bia, rượu.
4.3. Dinh dưỡng qua
đường miệng
- Là chủ yếu.
- Thực phẩm nên dùng:
thịt, cá, trứng, sữa, đậu đỗ, rau xanh, quả chín;
- Hạn chế dùng: Các món
rán, rượu, bia; tránh thức ăn có thể gây dị ứng như hải sản, cua, tôm, ốc …
- Chia nhỏ bữa ăn.
- Bổ sung dinh dưỡng
đường uống khi dinh dưỡng qua đường miệng không đáp ứng đủ nhu cầu DD.
5.
Lược đồ dinh dưỡng

6.
Theo dõi
- Tình trạng khả năng
dung nạp đường tiêu hóa, chức năng gan, …
- Theo dõi cân bằng dịch,
điện giải đồ, …
7.
Thực đơn mẫu
THỰC ĐƠN CƠM CHO NGƯỜI BỆNH BỊ VIÊM GAN CẤP
GIAI ĐOẠN TIẾP THEO
GTDD: Năng lượng 1539 Kcal
Đạm 72,7g (19%) Béo
31,6g (18%) Đường 239,4g (62%)
Bữa
|
Món ăn
|
Thực phẩm
|
Khối lượng tinh (g)
|
Ghi chú
|
Sáng
|
Bún bò
|
Bún
|
150
|
1 nửa bát
to
|
Thịt bò
|
30
|
6-7 miếng
|
Hành lá,
rau thơm
|
|
|
Gia vị
|
|
Nêm nếm
vừa ăn
|
GTDD:
Năng lượng 203 Kcal, đạm 8,85g, béo 1,14g, đường 39,3g
|
Phụ sáng
|
Sữa
|
Sữa năng lượng chuẩn 1kcal/ml
|
200ml
|
|
GTDD:
Năng lượng 200 Kcal
|
Trưa
|
Cơm
|
Gạo trắng
|
90
|
2 nửa bát
con cơm
|
Cá trắm
sốt cà chua
|
Cá trắm
|
70
|
½ khúc
nhỏ
|
Cà chua
|
50
|
1 quả
|
Dầu ăn
|
5
|
1 muỗng
cà phê
|
Gia vị
|
|
Nêm nếm
vừa ăn
|
Thịt viên
sốt
|
Thịt lợn
nạc
|
30
|
2 viên
|
Gia vị
|
|
Nêm nếm
vừa ăn
|
Rau muống
luộc
|
Rau muống
|
150
|
1 bát con
|
GTDD:
Năng lượng 516 Kcal, đạm 29,8g, béo 10,3g, đường 76,0g
|
Phụ chiều
|
Hoa quả
|
Thanh
long
|
200
|
½ quả
trung bình
|
GTDD:
Năng lượng 94 Kcal, đạm 2,6g, béo 0,0g, đường 21,0g
|
Chiều
|
Cơm
|
Gạo trắng
|
90
|
2 nửa bát
con cơm
|
Thịt lợn
rim
|
Thịt lợn
nạc
|
50
|
7-8 miếng
|
Gia vị
|
|
Nêm nếm
vừa ăn
|
Trứng gà
luộc
|
Trứng gà
|
1 quả
|
|
Su su xào
|
Su su
|
150
|
1 lưng
bát con
|
Dầu ăn
|
5
|
1 muỗng
cà phê
|
Canh rau cải
xanh
|
Rau cải
xanh
|
30g
|
|
Gia vị
|
|
Nêm nếm
vừa ăn
|
GTDD:
Năng lượng 526 Kcal, đạm 23,5g, béo 13,7g, đường 77,2g
|
THỰC ĐƠN CƠM CHO NGƯỜI BỆNH BỊ VIÊM GAN MẠN
GTDD: Năng lượng 1690 Kcal
Đạm 77,5g (18%) Béo 33,36g (18%) Đường
268,4g (64%)
Bữa
|
Món ăn
|
Thực phẩm
|
Khối lượng tinh(g)
|
Ghi chú
|
Sáng
|
Phở gà
|
Bánh phở
|
150
|
1 nửa bát
to
|
Thịt gà
|
30
|
8-10
miếng xé nhỏ
|
Hành lá,
rau thơm
|
|
|
Gia vị
|
|
Nêm nếm
vừa ăn
|
GTDD: Năng lượng 272 Kcal, đạm 10,9g, béo
3,9g, đường 48,2g
|
Phụ sáng
|
Sữa
|
Sữa năng
lượng chuẩn 1kcal/ml
|
200ml
|
|
GTDD:
Năng lượng 200 Kcal
|
Trưa
|
Cơm
|
Gạo trắng
|
90
|
2 nửa bát
con cơm
|
Thịt bò
xào đậu cô ve
|
Thịt bò
|
50
|
8-10
miếng nhỏ
|
Đậu cô ve
|
90
|
|
Dầu ăn
|
10
|
2 muỗng
cà phê
|
Gia vị
|
|
Nêm nếm
vừa ăn
|
Cà tím
nấu thịt
|
Cà tím
|
150
|
|
Thịt lợn
nạc
|
20g
|
1 thìa
|
Gia vị
|
|
Nêm nếm
vừa ăn
|
Canh rau
ngót
|
Rau ngót
|
30
|
|
GTDD:
Năng lượng 613 Kcal, đạm 29,0g, béo 14,2g, đường 92,3g
|
Phụ chiều
|
Hoa quả
|
Táo tây
|
200
|
1 quả
|
GTDD:
Năng lượng 99 Kcal, đạm 1,0g, béo 0,18g, đường 23,4g
|
Chiều
|
Cơm
|
Gạo trắng
|
90
|
2 nửa bát
con cơm
|
Thịt lợn
kho củ cải
|
Thịt lợn
nạc
|
60
|
8-10
miếng
|
Củ cải
trắng
|
70
|
|
Gia vị
|
|
Nêm nếm
vừa ăn
|
Đậu phụ
luộc
|
Đậu phụ
|
1 bìa
|
|
Cải xanh
luộc
|
Rau cải
xanh
|
150
|
1 lưng
bát con
|
GTDD:
Năng lượng 506 Kcal, đạm 28,6g, béo 8,6g, đường 78,6g
|
Tài
liệu tham khảo:
1. Cacciola I, Scoglio
R, Alibrandi A, Squadrito G, Raimondo G., SIMG-Messina Hypertransaminasemia
Study Group. Evaluation of liver enzyme levels and identification of
asymptomatic liver disease patients in primary care. Intern Emerg Med. 2017
Mar;12(2):181-186.
2. Ryder SD, Beckingham
IJ. ABC of diseases of liver, pancreas, and biliary system: Acute hepatitis.
BMJ. 2001 Jan 20;322(7279):151-3.
3. Lương Ngọc Khuê,
Nguyễn Quốc Anh, Đinh Thị Kim Liên, Chu Thị Tuyết, Lưu Ngân Tâm (2015) … Hướng
dẫn điều trị dinh dưỡng lâm sàng. Nhà xuất bản y học
4. Weizhen Weng,
Xiaohua Peng, Chang Gao, Youpeng Chen. Narrative review of nutritional
characteristics and supportive treatment of hepatitis B virus- related liver
diseases. Digestive Medicine Research 2020;3:51
CHẾ ĐỘ
DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH BỊ SUY GAN CẤP
(MÃ CHẾ ĐỘ DD BỆNH LÝ: GM)
1. Đại cương
Suy gan cấp
(SGC) là một bệnh lý cấp nặng, được xác định khi có tổn thương tế bào gan cấp
tính nặng với bệnh não gan và suy giảm chức năng tổng hợp (INR ≥1,5) ở một
người bệnh không bị xơ gan hoặc bệnh gan từ trước và thời gian bị bệnh < 26
tuần. Nguyên nhân gây SGC là virus viêm gan, thuốc, nhiễm khuẩn huyết và suy đa
tạng, bệnh Wilson… Người bệnh SGC nên được điều trị tại đơn vị hồi sức.
Bệnh thường
xuất hiện ở người trẻ tuổi và hầu hết người bệnh suy gan cấp không bị suy dinh
dưỡng khi bệnh khởi phát. Tuy nhiên, bệnh lý gây ra nhiều rối loạn về dinh
dưỡng như hạ đường huyết, tăng chuyển hóa năng lượng, đạm, rối loạn chuyển hóa
nặng (thăng bằng kiềm toan, dịch điện giải…), suy đa tạng, gây sụt cân nhanh,
suy dinh dưỡng. Mục đích của điều trị dinh dưỡng trong SGC nhằm đảm bảo cung
cấp đủ năng lượng (từ glucid, lipid), protein/axít amin, vitamin và yếu tố vi
lượng, và tránh biến chứng chuyển hóa liên quan điều trị dinh dưỡng bằng kiểm
soát đường huyết, phòng ngừa tăng ammoniac/máu, triglyceride/máu.
2. Nhu cầu dinh dưỡng
Thành phần
|
Nhu cầu
|
Năng
lượng (kcal/kg/ngày)
|
Xác định
tiêu hao năng lượng chuyển hóa cơ bản bằng máy đo chuyển hóa năng lượng gián
tiếp (IC- Indirect Caloriemetry) là tiêu chuẩn vàng.
Trong
trường hợp không có IC, cung cấp như sau:
- Trong
1-3 ngày đầu nhập hồi sức: < 20
- Các
ngày sau: 20 - 25
- Giai
đoạn hồi phụ: 30-35 nếu người bệnh còn bị SDD
|
Glucose/Glucid (g/kg/ngày hoặc tỉ lệ
% trên tổng năng lượng)
|
# 2g
glucose/kg/ngày truyền liên tục (tiêu hóa/tĩnh mạch) 24 tiếng để phòng ngừa
hạ đường huyết.
Hoặc
50-60%
|
Protein/Axít
amin (AA) (g/kg/ngày). Trong đó:
|
1,3-1,5,
ngoại trừ người bệnh suy gan tối cấp, bệnh não gan, tăng moniac máu và nguy
cơ phù não: Tạm không hoặc ngưng cung cấp protein/AA trong 24-48 tiếng và
cung cấp lại bắt đầu từ lượng ít (như 0,5-0,6g/kg/ngày) và tăng dần theo nhu
cầu, khi tình trạng bệnh được kiểm soát.
Hoặc có
thể cao hơn trong trường hợp điều trị CRRT.
|
Axít amin
|
Nên dùng
công thức AA giàu BCAA (35-45% tổng lượng AA) và/hoặc Fischer 35-40 trong
bệnh não gan và hạn chế trytophan và các axít amin nhân thơm.
|
Lipid (%
trong tổng năng lượng)
Trong đó:
|
<30%
|
- Axít
béo
|
Nên sử
dụng công thức lipid có bổ sung axít béo omega 3 và MCT (Chất béo chuỗi trung
bình-Medium Chain Triglyceride).
|
- Dịch,
điện giải
|
Cân bằng
dịch, điện giải và thăng bằng kiềm toan…
|
- Vi chất
dinh dưỡng
|
Bổ sung
vi chất DD liều cơ bản hoặc bổ sung nếu có bằng chứng thiếu hụt.
Bổ sung
vitamin B1, vitamin B12 ở người bệnh có tiền sử nghiện rượu, lạm dụng
chất gây nghiện
|
3.
Chế độ dinh dưỡng
3.1. Nguyên tắc
- Đảm bảo cung cấp đủ
năng lượng (từ glucid, lipid), protein/axít amin, vitamin và yếu tố vi lượng.
- Cung cấp dinh dưỡng
sớm cho người bệnh bị suy dinh dưỡng hoặc phòng ngừa SDD.
- Cung cấp năng lượng,
đạm thấp trong 3 ngày đầu, tăng dần trong các ngày sau phụ thuộc vào diễn tiến
bệnh.
- Tránh biến chứng
chuyển hóa liên quan điều trị dinh dưỡng như kiểm soát đường huyết, phòng ngừa
tăng ammoniac/máu, triglyceride/máu.
- Người bệnh suy gan
tối cấp, bệnh não gan, tăng moniac máu và nguy cơ phù não: Tạm không hoặc ngưng
cung cấp protein/AA trong 24-48 tiếng, và cung cấp lại bắt đầu từ lượng ít (như
0,5-0,6g/kg/ngày) và tăng dần theo nhu cầu, khi tình trạng bệnh được kiểm soát.
- Bổ sung vitamin và
yếu tố vi lượng khi có thiếu hụt hoặc khi người bệnh có nguy cơ thiếu hụt (như
có tiền sử nghiện rượu, lạm dụng thuốc hoặc trong trường hợp người bệnh có lọc
máu).
3.2. Dinh dưỡng qua
đường miệng
- Người bệnh có bệnh
não gan giai đoạn 0-2 theo phân loại West Haven vẫn có thể dinh dưỡng qua đường
miệng nếu không có ho hoặc rối loạn nuốt.
- Ăn nhiều bữa nhỏ
trong ngày, thức ăn mềm (như cơm mềm) hoặc thức ăn lỏng (cháo, súp, sữa DD) phù
hợp bệnh lý, phụ thuộc vào khả năng dung nạp thức ăn của người bệnh. Lượng thức
ăn bắt đầu ít và tăng dần theo khả năng tiêu hóa/ dung nạp của người bệnh.
- Theo dõi khả năng
dung nạp thức ăn hàng ngày và các chỉ dấu sinh hóa liên quan dinh dưỡng và bệnh
lý.
3.3.Dinh dưỡng qua ống
thông (DDOT)
- Nên bắt đầu sớm cho
người bệnh không thể ăn qua đường miệng như trong bệnh não gan giai đoạn 3-5
theo phân loại West Haven hoặc khi NB ăn không đủ nhu cầu DD trong vòng 5-7
ngày.
- Số bữa ăn: 5-6 bữa/ngày:
○ Bắt đầu thể tích ít
(như 50-100ml/bữa).
○ Tăng dần thể tích
(tăng thêm mỗi 50ml/bữa), cho đến khi đạt nhu cầu năng lượng, đạm.
- Thức ăn dạng lỏng
(cháo, súp xay, sữa DD) phù hợp bệnh lý, khả năng tiêu hóa/ dung nạp thức ăn.
Sữa DD có thể năng lượng chuẩn (1mL # 1 kcal) hoặc cao (1ml >1 kcal). Đạm
trong chế độ DD cho người bệnh não gan nên giàu BCAA (35-45% tổng lượng
protein).
- Đối với ở người bệnh
bệnh não gan nặng có tăng nồng độ ammoniac máu:
○ Nên bắt đầu với thể
tích thấp (như 50ml/bữa × 3-4 bữa/ngày truyền nhỏ gọt thức ăn hoặc dùng bơm
truyền 10ml/giờ trong 24 tiếng).
○ Tăng dần thể tích
thức ăn và tốc độ truyền dinh dưỡng qua ống thông khi kiểm soát được nồng độ
ammoniac/máu và người bệnh dung nạp được thức ăn, để đạt đích nhu cầu năng
lượng, đạm và phòng ngừa SDD.
3.4. Dinh dưỡng qua tĩnh
mạch
- Liều khoảng 2g
glucose/kg/ngày truyền tĩnh mạch liên tục (trong 24 tiếng) để phòng ngừa hạ
đường huyết.
- Axít amin: Nên dùng
dịch truyền AA giàu BCAA (35-45% tổng lượng AA và/hoặc chỉ số Fischer 35-40)
trong bệnh não gan. Không dùng hoặc tạm ngừng truyền AA trong vòng 24-48 tiếng
ở người bệnh suy gan tối cấp (như đề cập trong phần 3.1).
- Nhũ dịch lipid được
đánh giá là an toàn trong DDTM, trừ khi người bệnh có rối loạn đông máu nặng
hoặc khi có tăng triglyceride/máu nặng. Nên dùng lipid có bổ sung axít béo
omega 3 và MCT. Cần lưu ý có thể tăng nguy cơ tổn thương thêm tế bào gan ở
người bệnh có dùng propofol. Theo dõi lipid máu (triglyceride/máu), kết hợp với
creatine kinase (nếu thực hiện được).
- Dinh dưỡng tĩnh mạch
toàn phần:
○ Nên bắt đầu sớm khi
DD qua đường tiêu hóa không thể thực hiện được và người bệnh bị SDD.
○ Có thể dùng dịch
truyền đơn lẻ hoặc hỗn hợp, tùy thuộc tình trạng bệnh lý, tình trạng dinh dưỡng
của người bệnh.
- DDTM bổ sung: Khi
DDTH không đạt đủ nhu cầu DD do kém dung nạp thức ăn (chướng bụng trước mỗi bữa
ăn; trào ngược dạ dày thực quản; dịch tồn lưu dạ dày ≥250mL; tiêu chảy; táo
bón) hoặc được dùng bằng thức ăn nghèo năng lượng (nước đường, cháo đường) do
suy chức năng tiêu hóa.
- Kiểm soát đường huyết
nên từ 150 - 180 mg/dL, mục tiêu cao hơn vẫn có thể được chấp nhận trong một số
trường hợp đặc biệt. Tăng đường huyết có thể làm trầm trọng thêm tình trạng
tăng áp lực nội sọ nên cần tránh.
- Theo dõi đường huyết,
nồng độ ammoniac/máu, thăng bằng kiềm toan, dịch, điện giải, triglyceride/máu
và những chỉ dấu sinh hóa khác.
4.
Lược đồ dinh dưỡng

5.
Hoạt chất/cơ chất đặc biệt
- Vitamin và khoáng
chất:
○ Đối với người bệnh có
tiền sử nghiện rượu hoặc lạm dụng chất gây nghiện có thể bị thiếu vitamin nhóm
B, đặc biệt vitamin B1 và vitamin B12.
○ Nếu người bệnh có
tiền sử viêm tuỵ hoặc suy giảm chức năng tuỵ có thể có nguy cơ thiếu nhiều loại
vi chất (bao gồm cả vitamin tan trong dầu). Cần đánh giá dựa vào hỏi tiền sử,
khẩu phần ăn để đánh giá nguy cơ thiếu hụt vi chất và bổ sung đa vi chất phù
hợp. Bổ sung đơn vi chất liều cao, nếu có bằng chứng thiếu hụt (như xét nghiệm
cận lâm sàng).
○ Người bệnh có tình
trạng chảy máu do rối loạn đông máu cần bổ sung vitamin K.
○ Vitamin D được đánh
giá có vai trò tạo tính toàn vẹn của niêm mạc ruột và giảm tình trạng viêm. Bổ
sung liều thấp 800- 1000 IU/ngày nếu xét nghiệm có thiếu hụt.
○ Kẽm là yếu tố đồng
vận chuyển amoniac thành urê, do đó, kẽm được chứng minh có lợi ích trong việc
đẩy lùi hội chứng não gan. Kẽm được xem xét dùng cho người bệnh có hội chứng
não gan nặng.
○ Người bệnh suy gan
cấp liên quan đến bệnh Wilson có nguy cơ bị ngộ độc đồng, do đó chế độ dinh
dưỡng cần hạn chế đồng. Bên cạnh đó, khuyến cáo bổ sung kẽm do kẽm có cơ chế
cạnh tranh hấp thu với đồng.
6.
Theo dõi
- Theo dõi diễn biến bệnh
lý trên lâm sàng và sinh hóa phù hợp (đường huyết, dịch xuất nhập, điện giải,
ammoniac máu, albumin/máu, triglyceride máu…)
- Theo dõi khả năng dung
nạp dinh dưỡng qua tiêu hóa
- Đánh giá lại tình trạng
dinh dưỡng: Cân lại người bệnh mỗi 7 ngày, khối cơ…
7.
Thực đơn mẫu
Thực đơn 1 - Cháo xay hôn mê gan 800-1000Kcal
Bữa
|
Món ăn
|
Thực phẩm
|
Khối lượng tinh (g) “lượng
mô tả cho nguyên ngày”
|
Ghi chú
|
Nguyên
ngày
|
Cháo xay
250ml/bữa,
ngày 4 bữa
|
Gạo trắng
|
100-120
|
|
Khoai tây/khoai
lang HOẶC Maltodextrin
|
100-120
|
60
|
Lòng
trắng trứng gà
|
80
|
Đậu xanh
cà vỏ
|
40-60
|
Bí đỏ
|
100-120
|
Su Su
|
100-120
|
Muối
|
4-4.4
|
Dầu nành/
dầu mè trắng
|
12
|
3ml dầu =
1 thìa cà phê
|
Lượng
nước nấu
|
1,8-2 lít
|
- Sử dụng
nồi phù hợp với lượng thực phẩm
- Nấu lửa
nhỏ
|
Giá
trị dinh dưỡng cho cả ngày
Năng
lượng:
845-1000 Kcal
Đạm:
30,8-31,5g Natri: 1988-2112mg
Béo:
14,5-14,8g Kali: 1630-1850mg
Đường: 145-177g
|
Thực đơn 2 - Cháo xay hôn mê gan 800-1000Kcal
Bữa
|
Món ăn
|
Thực phẩm
|
Khối lượng tinh (g)
“lượng mô tả cho nguyên ngày”
|
Ghi chú
|
Nguyên ngày
|
Cháo xay
300ml/bữa,
ngày 4 bữa
|
Gạo trắng
|
100-140
|
|
Khoai tây HOẶC đường Maltodextrin
|
100
|
80
|
Lòng
trắng trứng gà
|
160
|
40g =
lòng trắng của 1 quả trứng gà
|
Đậu xanh
cà vỏ
|
68-80
|
|
Su Su
|
100-120
|
Muối
|
4
|
Dầu nành/
dầu mè trắng
|
24
|
5ml dầu =
1 thìa ăn cơm
|
Lượng
nước nấu
|
2-2.2 lít
|
- Sử dụng
nồi phù hợp với lượng thực phẩm
- Nấu lửa
nhỏ
|
Giá
trị dinh dưỡng cho cả ngày
Năng
lượng:
1130 -1220 Kcal
Đạm:
44-45g Natri: 1950-1980mg
Béo:
27-27,4g Kali: 1575-1715mg
Đường: 176-200g
|
Tài
liệu tham khảo:
1. ESPEN
practical guideline: Clinical nutrition in liver disease 2020.
2. Kappus MR
(2019). Acute Hepatic Failure and Nutrition. Nutrition in Clinical Practice.
Page 1-6
CHẾ ĐỘ DINH
DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH BỊ XƠ GAN
(MÃ CHẾ ĐỘ DD BỆNH LÝ: GM)
1. Đại cương
Gan là cơ
quan đảm nhiệm chính chức năng chuyển hóa các dưỡng chất cho cơ thể như dự trữ
năng lượng (glycogen), tổng hợp các thành phần cấu tạo mô và tế bào (protein,
lipid…), các men (enzyme) và hóc môn (hormone), dự trữ các vi khoáng và vitamin
cần thiết.
Xơ gan xảy
ra khi các tế bào gan bị tổn thương hoại tử và được thay thế dần bằng các mô xơ
sợi lan tỏa, do nhiều nguyên nhân tác động như nhiễm virus viêm gan (virus viêm
gan B, C, D…), rượu, thuốc và độc chất, do ứ động các chất trong gan như nhiễm
mỡ, đồng, sắt…, làm biến đổi cấu trúc bình thường và suy giảm chức năng gan.
Gan là cơ quan chuyển hóa cho nên xơ gan gây ra hàng loạt các rối loạn chuyển
hóa dinh dưỡng như giảm dự trữ glycogen, giảm tổng hợp protein (đặc biệt là
albumin), giảm dự trữ vi chất dinh dưỡng, tăng dị hóa đạm dẫn đến suy dinh
dưỡng. Bên cạnh đó, ở người bệnh (NB) xơ gan tiến triển được ghi nhận có tình
trạng tăng ammoniac máu, giảm BCAA (branched-chain amino axít- axít amin phân
nhánh), tăng AA nhân thơm trong máu, yếu tố góp phần vào bệnh lý não gan.
Suy dinh
dưỡng (SDD) làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, tăng nguy cơ nhập viện, giảm chất lượng
sống ở người bệnh xơ gan. SDD còn là yếu tố tiên lượng độc lập gây tăng biến
chứng và tử vong ở người bệnh xơ gan, thậm chí ở người bệnh ghép gan.
Do vậy,
việc thực hiện chế độ dinh dưỡng (DD) phù hợp trong điều trị NB xơ gan là vấn
đề rất quan trọng nhằm cải thiện chất lượng điều trị như phục hồi suy dinh
dưỡng, tái tạo tế bào, cải thiện chức năng gan, giảm độ nặng bệnh não gan và
chất lượng sống cho người bệnh. Cũng cần lưu ý, người bệnh xơ gan do không dự
trữ được glycogen sẽ dễ bị “đói” và hạ đường huyết về đêm, làm tăng quá trình
oxid hóa mỡ, tăng tân sinh đường và dị hóa đạm từ cơ cho nên họ thường bị teo
cơ và giảm lớp mỡ dưới da khi nhịn ăn qua đêm > 8 giờ. Vì vậy, một bữa phụ
trước khi ngủ rất cần thiết để hạn chế hiện tượng dị hóa đạm và phòng ngừa hạ
đường huyết.
2. Nhu cầu dinh dưỡng
|
Tình trạng DD bình thường hoặc có nguy cơ SDD
|
Suy dinh dưỡng
|
Thừa cân/ Béo phì
(BMI ≥ 30)
|
Năng
lượng
(kcal/kg*/ngày)
|
25-30
|
30-35
Phòng
ngừa hội chứng nuôi ăn lại
|
< 25
|
Protein.
Trong đó:
(g/kg*/ngày)
|
1,2
|
1,3-1,5 (có thể cao hơn trong một số trường
hợp đặc biệt)
|
1,5- 2,0
|
BCAA
|
Bổ sung 0,25g
BCAA/kg/ngày hoặc chiếm 35-45% tổng lượng protein/Axít amin
|
Trong
bệnh não
gan
|
Không hạn
chế đạm hoàn toàn, chỉ giới hạn từ 1,0-1,2g/kg/ngày (vì bệnh não gan vẫn làm
tăng dị hóa đạm do tăng hủy cơ)
Nên chọn
công thức giàu BCAA (35-45% tổng lượng protein) và/hoặc có chỉ số Fischer cao
(35-40)
|
Glucid
|
45-60%
tổng năng lượng. Liều 2g glucose (dextrose)/kg*/ngày để phòng ngừa hạ đường
huyết
|
Lipid
|
Không nên
hạn chế lipid trong chế độ ăn trừ khi NB có kém tiêu hóa lipid. Hoặc 0,7-1,3g
lipid/kg/ngày, qua truyền tĩnh mạch
|
Vi chất
DD
|
Tăng
cường bằng
thực
phẩm giàu vi chất
|
Bổ sung
đa vi chất liều khuyến nghị để đảm bảo chuyển hóa, miễn dịch
|
Bổ sung
vi chất nếu cần thiết.
|
Chất xơ
|
Nên dùng
chế độ ăn nhiều chất xơ (chủ yếu xơ hòa tan) trong bệnh não gan, giúp ngăn
ngừa táo bón.
|
Natri
|
Hạn chế
khi có phù, báng bụng. Tuy nhiên, cần thận trọng trong trường hợp hạ natri/máu
do dùng thuốc lợi tiểu quá nhiều
|
Chất
khoáng
|
Hạn chế
dùng thực phẩm chứa nhiều khoáng (chất sắt như trong bệnh ứ sắt mô di truyền-
Hemochromatosis, hoặc chất đồng trong bệnh Wilson..).
|
|
|
|
|
|
|
*Sử dụng trọng lượng
thật sự (Actual body weight)
3.
Chế độ dinh dưỡng
3.1 Nguyên tắc
- Ưu tiên dùng chế độ
dinh dưỡng đường tiêu hóa (DDTH) để duy trì miễn dịch, phục hồi chức năng niêm
mạc ruột, điều hòa đường huyết, trừ khi DDTH không thể thực hiện được.
- Bữa ăn phụ tối (trước
khi đi ngủ, khoảng 9-10 giờ tối) là cần thiết và quan trọng cho NB xơ gan, vì
giúp tăng tổng hợp khối cơ, protein (như albumin máu), phòng hạ đường huyết và
cải thiện tình trạng DD. Khuyến cáo dùng thức ăn mềm hoặc dạng lỏng (cháo, súp,
sữa DD chuẩn/cao, đạm nguyên, như 200-250 ml/bữa phụ). Ở NB xơ gan tiến triển
có hay không có báng bụng, khuyến cáo dùng thức ăn lỏng năng lượng cao (1ml
cung cấp >1,2kcal, tối thiểu 5g protein/100kcal, giàu BCAA (35-45%)) cho bữa
ăn phụ, vì giúp hạn chế dịch, tăng cường năng lượng, đạm và điều hòa chuyển hóa
ure, tổng hợp protein cho cơ thể, cải thiện tình trạng DD.
- Bắt đầu dinh dưỡng
qua đường truyền tĩnh mạch (DDTM) khi DDTH hoặc khi DDTH không thể thực hiện
được hoặc khi không thể đạt đủ nhu cầu năng lượng và đạm. Khuyến cáo dùng dịch
truyền axít amin giàu BCAA (35-45% và/hoặc có chỉ số Fischer 35-40) trong xơ
gan tiến triển hoặc trong đợt cấp của xơ gan (bệnh não gan, phẫu thuật lớn,
nhiễm khuẩn nặng, điều trị hồi sức) (xem phần 3.6).
- Tùy điều kiện thực
tế, có thể đánh giá và theo dõi nồng độ vi chất dinh dưỡng như vitamin D, B1, B12, axít folic, sắt…, bổ
sung nếu nồng độ vi chất dinh dưỡng thấp hoặc ở người bệnh SDD, đặc biệt trong
xơ gan do nghiện rượu .Tuy nhiên, có thể xem xét bổ sung kẽm, vitamin nhóm B vì
người bệnh xơ gan thường bị thiếu hụt trong chế độ ăn hoặc do tăng thải do lợi
tiểu, tăng nhu cầu. Ở người bệnh xơ gan tắc mật nên bổ sung thêm các vitamin
tan trong mỡ như vitamin A, D, E, K.
- Phòng ngừa HC. nuôi
ăn lại theo dõi hàng ngày khả năng ăn và dung nạp thức ăn thật sự của người
bệnh để tránh thiếu hụt năng lượng và đạm, phòng ngừa suy dinh dưỡng.
3.2 Dinh dưỡng qua
đường miệng
- Có 3-4 bữa ăn chính
với đầy đủ các chất dinh dưỡng.
- Nên có tối thiểu 1
bữa ăn phụ tối (như trước khi đi ngủ) cho tất cả NB xơ gan. Ở NB bị suy dinh
dưỡng và/hoặc teo cơ, có thể có thêm 1-2 bữa phụ trong ngày khi NB ăn uống
không đạt đủ nhu cầu DD. Bữa phụ theo hướng dẫn trong phần 3.1.
- Thực phẩm có chỉ số
đường huyết thấp (GI<55- Glycemic Index) là phù hợp khi có rối loạn dung nạp
đường hoặc đái tháo đường.
- Chế độ ăn có nhiều
chất xơ (chủ yếu xơ hòa tan) là cần thiết trong bệnh não gan, vì ngan ngừa táo
bón và điều hòa chuyển hóa ammoniac.
- Chế độ ăn giảm muối
natri khi bị phù, báng bụng nhưng có thể làm giảm cảm giác ngon miệng của người
bệnh. Tuy nhiên, cần thận trọng trong trường hợp hạ natri/máu do dùng thuốc lợi
tiểu quá nhiều.
- Nhu cầu nước tối
thiểu phải cung cấp trong khẩu phần hàng ngày là 800-1.000 ml. Chỉ hạn chế nước
khi có phù, báng bụng hoặc khi natri máu < 120 mmol/L.
- Hạn chế các thực phẩm
chứa nhiều khoáng (như chất sắt trong bệnh ứ sắt mô di truyền- Hemochromatosis,
hoặc chất đồng trong bệnh Wilson…).
- Ngừng hoặc không sử
dụng rượu bia và các thức uống có cồn.
- Theo dõi khả năng
dung nạp thức ăn, chỉ dấu sinh hóa, các cận lâm sàng khác phù hợp và cần đánh
giá lại tình trạng dinh dưỡng.
3.3 Dinh dưỡng qua ống
thông (DDOT)
- Qua ống thông mũi-dạ
dày (ngay cả ở người bệnh có giãn tĩnh mạch thực quản): khi người bệnh xơ gan
không thể ăn được qua đường miệng hoặc khi dinh dưỡng qua miệng không đạt đủ
năng lượng và đạm. Đặc biệt ở người bệnh có SDD nặng, có thể xem xét đặt ống
thông nuôi ăn sớm nếu tiên lượng người bệnh không thể ăn đủ nhu cầu năng lượng
trong 4-5 ngày tới.
- Nên nuôi dưỡng 5-6
bữa ăn trong ngày. Bắt đầu với thể tích thấp (như 50-100ml/bữa) và tăng dần thể
tích trong các ngày sau nếu người bệnh dung nạp được thức ăn. Thường đạt được
đích nhu cầu năng lượng và đạm vào ngày nuôi ăn thứ 4-5.
- Thức ăn lỏng như
cháo, súp xây nhuyễn, sữa DD (theo hướng dẫn phần 3.1).
- Nhu cầu nước cung cấp
tối thiểu và việc hạn chế các thực phẩm chứa nhiều khoáng xem trong phần 3.2.
- Phòng ngừa hội chứng
nuôi ăn lại.
- Theo dõi khả năng
dung nạp thức ăn, tình trạng đi tiêu hàng ngày, dịch xuất nhập, chỉ dấu sinh
hóa, các cận lâm sàng khác phù hợp và cần đánh giá lại tình trạng dinh dưỡng.
3.4 Dinh dưỡng qua tĩnh
mạch (DDTM)
- Bắt đầu khi DDTH
không thể thực hiện hoặc khi không đạt đủ nhu cầu năng lượng, đạm do kém dung
nạp thức ăn hoặc khi DDTH được sử dụng bằng nước đường, cháo đường.
- Tùy thuộc vào dạng
DDTM toàn phần hay bổ sung, dạng dung dịch có thể dùng dịch truyền đơn chất
hoặc hỗn hợp (glucose/dextrose, axít amin, lipid, khoáng chất, vi chất dinh
dưỡng).
- Hạn chế dùng nhiều
đường glucose hoặc dextrose để tránh tăng đường huyết. Liều lượng nên là 2-4g
glucose hoặc dextrose/kg/ngày.
- Nhũ dịch lipid truyền
tĩnh mạch là nguồn cung cấp năng lượng và axít béo thiết yếu trong hầu hết
người bệnh xơ gan, trừ khi có chống chỉ định (như rối loạn đông máu nặng, tăng
triglyceride máu > 800 mg/dL). Liều lượng nên là 0,7-1,3g lipid/kg/ngày, tốc
độ truyền chậm 18-20 giờ trong ngày.
- Nên dùng dịch truyền
axít amin giàu BCAA (35- 45% tổng lượng axít amin và/hoặc có chỉ số Fischer
35-40) cho người bệnh xơ gan tiến triển, hoặc trong đợt cấp của xơ gan (bệnh
não gan, nhiễm khuẩn nặng, sau phẫu thuật, hồi sức) (xem phần 3.6).
- Phòng ngừa hội chứng
nuôi ăn lại.
- Theo dõi cân bằng
dịch, điện giải, chỉ dấu sinh hóa, các cận lâm sàng khác phù hợp và cần đánh
giá lại tình trạng dinh dưỡng.
4.
Lược đồ dinh dưỡng

Hoạt chất/cơ chất đặc
biệt
- Chế độ DD (qua tiêu
hóa hoặc tĩnh mạch) nên giàu BCAA (35-45% tổng lượng axít amin và/hoặc chỉ số
Fischer 35-40) cho ở người bệnh xơ gan tiến triển hoặc đợt cấp của xơ gan (bệnh
não gan, sau phẫu thuật lớn, nhiễm khuẩn nặng, điều trị ở hồi sức), vì giúp điều
hòa chuyển hóa ammoniac, ure, tăng tổng hợp protein, cơ.
- Bồi hoàn vi chất dinh
dưỡng dạng đơn lẻ phù hợp khi nồng độ trong máu thấp (nếu đánh giá được).
5.
Phòng ngừa biến chứng và theo dõi
- Phòng ngừa hội chứng
nuôi ăn lại (xem thêm trong chế độ DD cho bệnh thiếu men tụy ngoại tiết)
- Phòng ngừa biến chứng
liên quan dinh dưỡng qua ống thông và tĩnh mạch.
- Theo dõi và điều trị
phù hợp:
○ Khả năng dung nạp
thức ăn hàng ngày (loại và lượng thức ăn trong mỗi bữa ăn, số bữa ăn trong
ngày), so sánh với nhu cầu dinh dưỡng để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp.
○ Dấu hiệu kém dung nạp
thức ăn (qua miệng hoặc ống thông), khi người bệnh có ít nhất 1 triệu chứng như
chướng bụng và/ hoặc đau bụng sau ăn; nôn ói; dịch tồn lưu ở dạ dày trong dinh
dưỡng qua ống thông ≥ 250 ml (kiểm tra ngay trước bữa khi người bệnh có chướng
bụng); tiêu chảy; bất thường trên X quang bụng không sửa soạn.
- Đánh giá lại tình
trạng dinh dưỡng: cân nặng (mỗi 7 ngày), khối cơ bằng đánh giá và thành phần cơ
thể hoặc siêu âm cơ, protein máu (như albumin máu mỗi 7 ngày), chỉ dấu sinh hóa
khác tùy thuộc tình trạng bệnh lý.
6.
Thực đơn mẫu
Cơm cho người bệnh bị xơ gan kèm đái tháo đường
1600Kcal
Bữa
|
Món ăn
|
Thực phẩm
|
Khối lượng tinh(g)
|
Ghi chú
|
|
Sáng
|
Cháo thịt
bằm/ Cháo gà đậu xanh
(350-400ml)
|
Gạo trắng/
gạo lứt
|
30-35
|
|
|
Thịt bằm/
thịt gà xé
|
50-60
|
|
Đậu xanh
|
5-10
|
|
Nấm rơm
|
20-30
|
|
Dầu thực
vật/ dầu nành
|
10
|
|
Hành lá
|
5-10
|
|
Gia vị
|
|
Nêm nếm
vừa ăn
|
|
GTDD bữa sáng: Năng lượng 320-330Kcal, đạm 15,6-18g, béo
8,06g, đường 56,55g
|
|
|
Trưa
|
Cơm
|
Gạo trắng/ gạo lứt
|
60-70
|
1 bát cơm lưng
|
|
Cá lóc/ cá trê kho tiêu
|
Cá lóc/ cá trê
|
100
|
2 khúc cá
|
|
Dầu
|
3-5
|
1 thìa cà phê/ 1 thìa ăn cơm
|
|
Gia vị
|
|
Nêm nếm vừa ăn
|
|
Canh bí đỏ/ khoai mỡ thịt bằm
|
Bí đỏ/ khoai mỡ
|
60-80
|
|
|
Thịt bằm
|
5-10
|
1 thìa cà phê
|
|
Hành ngò
|
|
|
|
Gia vị
|
|
Nêm nếm vừa ăn
|
|
Rau muống/ Cải thìa xào tỏi
|
Rau muống/ cải thìa
|
100-120
|
|
|
Tỏi
|
5-10
|
|
Dầu
|
5
|
|
GTDD bữa trưa: Năng lượng 470-488Kcal, đạm 29,3-30,7g, béo
9-9.,g, đường 68-70g
|
|
|
Chiều
|
Cơm
|
Gạo trắng/ gạo lứt
|
60-70
|
1 bát cơm lưng
|
|
Thịt viên chiên sốt cà (5 viên)
|
Thịt bằm (thịt lợn nạc)
|
40-50
|
4-5 thìa cà phê thịt bằm
|
|
Chả cá
|
50-60
|
|
|
Cà chua
|
60-80
|
1.5 quả cỡ trung
|
|
Dầu
|
10
|
|
|
Hành lá, hành tím
|
10
|
|
|
Gia vị
|
|
Nêm nếm vừa ăn
|
|
Canh rau dền ngót
|
Rau dền
|
30-50
|
|
|
Rau ngót
|
30-50
|
|
|
|
|
Thịt bằm
|
5-10
|
1 thìa cà phê
|
|
Gia vị
|
|
Nêm nếm vừa ăn
|
|
Cải thảo/ bắp cải, cà rốt xào
|
Cải thảo/ bắp cải
|
100-120
|
|
|
Cà rốt
|
20-40
|
|
|
Dầu
|
5
|
1 thìa ăn cơm
|
|
Gia vị
|
|
Nêm nếm vừa ăn
|
|
Giá
trị dinh dưỡng bữa chiều: Năng lượng 800-823Kcal, đạm 33-33,5g, béo 20- 21,5g, đường
80-85g
|
|
Giá
trị dinh dưỡng (GTDD) cả ngày:
Năng
lượng: 1600-1630Kcal, đạm 78-82g, béo 43,5-45g, đường 180-185g, natri 2200-2400mg,
kali 2500-2900mg.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tài
liệu tham khảo:
1. Abelardo GL et al
(1997). Parenteral administration of different amounts of branch-chain amino
axíts in septic patients: Clinical andmetabolic aspects. Critical Care
Medicine. Page 418-24.
2. Bischoff S C et al
(2020). ESPEN practical guideline: Clinical nutrition in liver disease.
Clinical Nutrition 39. Page 3533-62.
3. Chen CC et al (2019).
Significant effects of late evening snack on liver functions in patients with
liver cirrhosis: A meta-analysis of randomized controlled trials. J
Gastroenterol Hepatol;34(7). Page 1143-115.
4. Cogo E et al (2021).
Are Supplemental Branched-Chain Amino Axíts Beneficial During the Oncological
Peri-Operative Period? A Systematic Review and Meta-Analysis. Integrative
Cancer Therapies Volume 20. Page 1-25.
5. Gluud LL et al
(2020). Branched-chain amino axíts for people with hepatic encephalopathy
(Review). Cochrane Database of Systematic Reviews. Page 1-67.
6. Hanai T et al
(2020). Late Evening Snack with Branched-Chain Amino Axíts Supplementation
Improves Survival in Patients with Cirrhosis. J Clin Med. 2020 Apr; 9(4) 1013.
7. Hyguchi K et al (1994).
Effects of an infusion of branched-chain amino axíts on neurophysiological and
psychometric testings in cirrhotic patients with mild hepatic encephalopathy. J
Gastroenterol Hepatol; ;9(4). Page 366-72.
8. Nakaya Y
et al (2007). BCAA-enriched snack improves nutritional state of cirrhosis.
Nutrition, 23(2). Page 113-20.
9. Naylor
CD et al (1989). Parenteral Nutrition With Branched-Chain Amino Axíts in
Hepatic Encephalopathy A Meta-Analysis. Gastroenterology; 97. Page 1033-42
10. Plauth
M et al (2019). Cochrane Database of Systematic Reviews. Clinical Nutrition.
Page 1-37.
11. Reisinger
AC et al (2021). Branched-Chain Amino Axíts Can Predict Mortality in ICU Sepsis
Patients. Nutrients.
2021 Sep; 13(9): 3106
CHẾ ĐỘ DINH
DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH BỊ VIÊM TỤY CẤP
(MÃ CHẾ ĐỘ DD BỆNH LÝ: VT)
1. Đại cương
Viêm tụy
cấp (VTC) là bệnh lý thường gặp và là nguyên nhân nhập viện hàng đầu trong bệnh
lý tiêu hóa. Bệnh có thể biểu hiện ở mức độ nhẹ, trung bình với điều trị bảo
tồn hoặc ở mức độ nặng với biến chứng và tử vong cao. Nguyên nhân gây viêm tụy
cấp chủ yếu do rượu, sỏi mật, tăng triglyceride máu, và nhiều nguyên nhân khác
như do siêu vi, vi khuẩn, sau phẫu thuật hoặc thủ thuật nội soi đường mật tụy,
do thuốc, viêm tụy tự miễn…
Người bệnh
VTC có tình trạng tăng chuyển hóa dinh dưỡng (năng lượng, phân hủy đạm) do viêm
và giảm thu nạp dinh dưỡng qua miệng do đau, chướng bụng, nôn ói, suy chức năng
dạ dày ruột… chán ăn, hoặc do việc thực hiện chế độ “nhịn đói kéo dài” để “tụy
nghỉ ngơi” không phù hợp bởi nhân viên y tế. Suy dinh dưỡng (SDD) ở người bệnh
VTC làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, kéo dài ngày nằm viện và tăng chi phí điều
trị, đặc biệt ở người bệnh nặng.
Cho nên,
chế độ dinh dưỡng phù hợp là quan trọng trong điều trị người bệnh viêm tụy cấp,
mặc dù có thể là thách thức đối với các nhà lâm sàng trong trường hợp việm tụy
cấp nặng với biến chứng phức tạp. Dinh dưỡng phù hợp giúp người bệnh VTC thu
nạp đủ dinh dưỡng đáp ứng với sinh lý bệnh về chuyển hóa, ngăn ngừa suy dinh
dưỡng, tăng miễn dịch, tăng hồi phục bệnh, giảm biến chứng và tử vong.
2. Nhu cầu dinh dưỡng
2.1 Năng
lượng
- Đo chuyển
hóa (tiêu hao) năng lượng cơ bản gián tiếp bằng máy đo chuyển hóa năng lượng
gián tiếp (IC- Indirect Caloriemetry) giúp xác định nhu cầu năng lượng, đặc
biệt ở người bệnh VTC nặng/hồi sức, nhằm tránh nuôi thiếu hoặc thừa năng lượng.
- Trong
trường hợp không có máy IC, có thể dùng công thức như sau:
○ Người bệnh
VTC mức độ nhẹ/trung bình: bắt đầu nuôi dưỡng 15-20kcal/kg/ngày và tăng dần đến
30kcal/kg/ngày, thường đạt vào ngày 3-4 nuôi ăn.
○ Người
bệnh VTC nặng/hồi sức: bắt đầu <15 kcal/kg/ngày và tăng dần đến tối đa
25kcal/kg/ngày trong đợt cấp nặng và trong giai đoạn hồi phục có thể đạt 30kcal/kg/ngày,
ngoại trừ người bệnh béo phì.
○ Người
bệnh VTC bị béo phì (BMI ≥30): bắt đầu <10kcal/kg/ngày và tăng dần đến 11-14
kcal/kg/ngày (dựa vào kg cân nặng thường có- Usual body weight)
- Lưu ý
trong giai đoạn cấp của người bệnh VTC nặng: tránh
○ Dinh
dưỡng thiếu: Khi năng lượng cung cấp <70% nhu cầu năng lượng, thiếu protein,
gây sụt cân, teo cơ, suy dinh dưỡng.
○ Dinh
dưỡng thừa: Khi năng lượng cung cấp >110% nhu cầu năng lượng, gây tăng đường
huyết, tăng thán (kéo dài thời gian thở máy), thừa dịch, rối loạn điện giải
hoặc gan nhiễm mỡ khi DDTM kéo dài.
2.2 Protein
(Axít amin):
- Từ
1,2-1,5g protein/kg/ngày (có thể cao hơn và lên đến 2g/kg/ngày khi BMI ≥ 30
hoặc điều trị thay thế thận liên tục (CRRT- Continuous Renal Replacement
Therapy), hoặc trong trường hợp đặc biệt khác. Cách thức cung cấp protein như
sau:
○ Đối với
người bệnh VTC nhẹ/trung bình: bắt đầu 0,8-1,0g/kg/ngày, tăng dần trong những
ngày sau.
○ Đối với
người bệnh VTC nặng: bắt đầu 0,6-0,8g/kg/ngày, tăng dần trong những ngày sau.
- Hoặc 0,8-
1,0g/kg/ngày khi có tổn thương thận cấp và điều trị bảo tồn.
2.3 Lipid:
- Từ
0,7-1,3g/kg/ngày (có thể thấp hơn trong trường hợp VTC do tăng triglyceride/máu).
- Lipid
trong chế độ ăn: Hạn chế trong vài ngày đầu nuôi dưỡng (< 10% tổng năng
lượng) và tăng dần lượng lipid (<30% tổng năng lượng) trong chế độ ăn trong
các ngày sau phụ thuộc vào khả năng tiêu hóa/dung nạp thức ăn của NB và tình
trạng bệnh lý.
- Dịch
truyền Lipid trong dinh dưỡng tĩnh mạch (DDTM) là thiết yếu khi người bệnh VTC
cần được DDTM, vì không kích thích tụy bài tiết, cung cấp năng lượng, axít béo
thiết yếu để duy trì chức năng, trừ khi có chống chỉ định dùng nhũ dịch lipid trong
DDTM (Xem phần 3.5).
2.4 Vi
chất dinh dưỡng:
- Bổ sung
đa vi chất dinh dưỡng qua tiêu hóa với liều khuyến nghị cho người bệnh nghiện
rượu hoặc ở người bệnh dinh dưỡng kém kéo dài (như <50% nhu cầu năng lượng,
kéo dài trong 1 tuần).
- Bổ sung
đa vi chất dinh dưỡng dạng tiêm truyền tĩnh mạch theo nhu cầu khuyến nghị khi
dùng DDTM.
- Và/hoặc
phối hợp bổ sung vi chất dinh dưỡng ở dạng đơn chất nếu có bằng chứng người
bệnh bị thiếu hụt.
2.5 Dịch-
điện giải:
- Cân bằng
dịch, điện giải, đặc biệt ở người bệnh VTC nặng, có dẫn lưu tụy.
3. Chế độ dinh dưỡng
3.1. Nguyên
tắc:
- Dinh
dưỡng tiêu hóa (DDTH) nên được thực hiện sớm:
○ Cho ăn
lại qua đường miệng sớm trong 24-48 tiếng từ lúc nhập viện và khi người bệnh
giảm đau bụng, giảm buồn nôn, có âm ruột, không phụ thuộc nồng độ lipase máu.
○ Trong
viêm tụy cấp nặng: dinh dưỡng qua ống thông trong 48-72 tiếng khi người bệnh có
kém dung nạp dinh dưỡng qua miệng hoặc khi người bệnh được điều trị hồi sức.
- Dinh
dưỡng tĩnh mạch (DDTM) khi DDTH không thể thực hiện được hoặc khi DDTH có kém
dung nạp thức ăn (xem mục 6 trong bệnh xơ gan) hoặc được dùng bằng thức ăn
nghèo năng lượng (nước đường, cháo đường)
- Nên cung
cấp vi chất dinh dưỡng liều khuyến nghị để đảm bảo chuyển hóa và miễn dịch.
3.2. Dinh
dưỡng qua miệng:
- Bắt đầu
với thức ăn mềm/lỏng, ít lipid (<10% lipid trên tổng năng lượng) (như cháo
đường), 3-4 bữa/ngày. Sau đó chuyển dần sang chế độ ăn có đậm độ năng lượng cao
hơn, lượng đạm nhiều hơn (cháo thịt, sữa, cơm…), phụ thuộc vào tình trạng bệnh
lý, khả năng dung nạp dinh dưỡng qua đường tiêu hóa của người bệnh.
- Đối với
người bệnh được lấy mô tụy hoại tử qua nội soi hoặc phẫu thuật xâm lấn ít: Dinh
dưỡng qua miệng trong vòng 24 tiếng là an toàn và khả thi, trừ khi có chống chỉ
định cho DDTH (như xuất huyết tiêu hóa…). Chế độ ăn theo hướng dẫn trên.
- Đối với
người bệnh có nguy cơ SDD hoặc SDD, ngoài 3 bữa ăn, có thể bổ sung 1-2 bữa phụ
(như sữa DD) phù hợp bệnh lý, khả năng tiêu hóa, hấp thu.
3.3. Dinh
dưỡng qua ống thông:
❖ Chống
chỉ định cho DDTH:
- Sốc chưa
kiểm soát được;
- Hạ oxy
máu và nhiễm toan chưa kiểm soát được;
- Xuất huyết
tiêu hóa trên chưa kiểm soát được;
- Tồn lưu/dư
dịch dạ dày nhiều (Hút dịch dạ dày > 500 ml/6 tiếng);
- Thiếu máu
ruột; tắc ruột; rò cung lượng cao mà không thể cho ăn xa vị trí rò được;
- Hội chứng
chèn ép khoang bụng hoặc tăng áp lực ổ bụng (≥20 mmHg).
❖ Hướng dẫn:
- Bắt đầu
trong vòng 24-72 tiếng trong trường hợp người bệnh kém dung nạp thức ăn qua miệng
hoặc ở người bệnh nặng (như điều trị hồi sức).
- Dinh dưỡng
qua ống thông (OT): có thể là qua ống thông mũi dạ dày hoặc mũi tá tràng (loại ống
thông có đầu nặng- Weighted tip feeding tube) hoặc có thể DD qua ống thông mũi
hỗng tràng. Theo các bằng chứng cho thấy hai phương pháp DD qua ống thông này
không có sự khác biệt về khả năng dung nạp thức ăn, biến chứng và tỉ lệ tử
vong. Trong khi đó, DD qua OT mũi dạ dày lại dễ thực hiện, tiện lợi hơn và có
giá thành rẻ hơn. Ống thông mõi hỗng tràng sẽ có ưu thế với người bệnh có hội
chứng tắc nghẽn đường ra của dạ dày.
- Cách thức
DD qua tiêu hóa:
○ Ngày 1-3:
có thể bắt đầu với thức ăn lỏng (như nước đường 10% hoặc nước cháo đường/cháo
đường), 50-100ml/bữa, 4-6 bữa/ngày, truyền nhỏ giọt thức ăn.
○ Từ ngày
thứ 4 về sau: thức ăn lỏng (cháo, súp xây nhuyễn, sữa DD như 1ml # 1kcal, đạm
nguyên. Tuy nhiên, trong trường hợp có kém tiêu hóa/dung nạp thức ăn tại dạ dày
(xem mục 6-bài xơ gan) hoặc trong DD ống thông sau môn vị, nên dùng thức ăn lỏng
có năng lượng chuẩn, đạm và béo dễ tiêu hóa hấp thu (peptide/whey, ≥50% tổng lượng
protein, béo MCT, ≥ 30% tổng lượng lipid).
- Đối với
người bệnh VTC nặng và có tăng áp lực ổ bụng (<20 mmHg): DD qua OT sau môn vị
(ống thông mũi tá tràng) nên được thực hiện hoặc DD qua mũi dạ dày với theo dõi
lâm sàng. Cách thức như sau:
○ Ngày thứ
1-2: bắt đầu với DDTH tối thiểu (như 10-20 ml/giờ hoặc 50-100 ml × 2-3 bữa/ngày
với nước đường 10% hoặc nước cháo đường loãng). Truyền nhỏ giọt thức ăn.
○ Ngày thứ
3-4: chuyển sang chế độ ăn có đậm độ năng lượng, đạm cao hơn (như cháo đường
xay), 100-150 ml/bữa × 4-6 bữa/ngày. Truyền nhỏ giọt thức ăn.
○ Từ ngày
thứ 5 về sau: thức ăn lỏng (cháo, súp, sữa DD) nên được tăng dần thể tích, tốc
độ truyền thức ăn và số bữa theo khả năng dung nạp thức ăn, có thể đạt đích nhu
cầu năng lượng trong 5-7 ngày nuôi dưỡng.
○ Bổ sung
DD tĩnh mạch để đạt đủ nhu cầu dinh dưỡng.
- Tránh
nuôi ăn bằng bơm bolus (nhanh) bằng ống syringe vì dễ gây kém dung nạp thức ăn
(trào ngược, dịch tồn dư dạ dày)
- Tạm ngừng
DDTH khi áp lực ổ bụng tăng (≥20 mmHg) hoặc khi có hội chứng tăng áp lực ổ bụng.
Tuy nhiên, nên khởi động lại sớm với DDTH khi người bệnh có thể dung nạp lại được
với DDTH.
- Đối với
NB VTC nặng và có mở bụng (open abdomen): vẫn nên duy trì DDTH tối thiểu (như
50mL nước đường ×2-3 lần/ngày, 10ml/giờ), trừ khi DDTH không thể thực hiện được
và bổ sung DD tĩnh mạch để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng.
3.4. Dinh
dưỡng qua tĩnh mạch (DDTM):
❖ Chống
chỉ định:
- Sốc chưa
kiểm soát được.
- Lactate
máu > 3-4 mmol/L
- Giảm oxy
máu nặng- PaO2 < 50 mmHg
- Toan máu
nặng - pH < 7,2
- Tăng CO2 máu nặng -
PaCO2 > 75 mmHg (ngoại trừ tăng CO2 máu cho phép)
- Khi dinh
dưỡng qua đường tiêu hóa đạt đủ nhu cầu.
❖ Loại
DDTM và thời điểm bắt đầu DDTM:
- DDTM toàn
phần: khi DDTH có chống chỉ định.
- DDTM bổ
sung: khi DDTH không đạt đủ nhu cầu năng lượng, đạm do kém dung nạp thức ăn
(xem phần 6 của chế độ DD cho bệnh xơ gan) hoặc khi DDTH được sử dụng bằng nước
đường, cháo đường.
- Thời điểm
bắt đầu DDTM:
○ Đối với người
bệnh SDD hoặc có nguy cơ SDD cao (như điểm NRS/Modified Nutric Score ≥ 5 điểm):
nên bắt đầu DDTM toàn phần càng sớm càng tốt khi có chống chỉ định cho DDTH hoặc
bắt đầu DDTM bổ sung trong vòng 3-5 ngày khi DDTH có kém dung nạp thức ăn.
○ Đối với
NB không SDD hoặc có nguy cơ SDD thấp: bắt đầu DDTM toàn phần trong vòng 3-5
ngày khi có chống chỉ định với DDTH hoặc bắt đầu DDTM bổ sung trong vòng 5-7
ngày khi DDTH có kém dung nạp thức ăn.
❖ Loại
dung dịch/hoạt chất DDTM:
- Glucose/Dextrose:
Nồng độ tối thiểu 10%.
- Axít
amin: Loại 7-10%.
- Lipid: Nồng
độ 10-20%. Trong VTC nặng, không nên dùng loại lipid có nguồn gốc hoàn hoàn từ
dầu nành (giàu axít béo omega 6) và nên chọn công thức lipid đã giảm hàm lượng
axít béo omega 6, có bổ sung axít béo omega 9 (từ dầu oliu), và/hoặc omega 3 (từ
dầu cá) ± béo MCT.
○ Chống chỉ
định cho nhũ dịch lipid: viêm tụy cấp nặng liên quan tăng triglyceride (như
triglyceride/máu ≥ 1000 mg/dL hoặc ≥ 10mmol/L); rối loạn chuyển hóa lipid máu nặng;
huyết khối; suy chức năng gan nặng, dị ứng/tăng nhạy cảm với các thành phần có
trong nhũ dịch béo.
○ Trong trường
hợp có nhiễm khuẩn nặng (như sepsis) và/hoặc có ức chế miễn dịch, nên dùng nhũ
dịch lipid loại 20% có tỉ lệ như 80% axít béo omega 9: 20% axít béo omega 6.
- Dịch truyền
DDTM dạng hỗn hợp (glucose, axít amin, lipid, khoáng chất, vi chất DD).
- Vi chất
dinh dưỡng bao gồm vitamin và yếu tố vi lượng, là thiết yếu trong điều trị dinh
dưỡng ở người bệnh VTC nặng, đặc biệt trong DDTM toàn phần hoặc khi DDTM chiếm
ưu thế (như khi DDTH bằng nước đường, cháo đường) để đảm bảo chuyển hóa tế bào.
❖ Cách thức
cung cấp DDTM
- Chọn loại
dịch truyền phụ thuộc vào DDTM toàn phần hay bổ sung.
○ Đối với
DDTM toàn phần: Ưu tiên dùng dịch truyền DDTM dạng hỗn hợp tùy thuộc tình trạng
bệnh lý, tình trạng DD của NB.
○ Đối với
DDTM bổ sung: dịch truyền đơn lẻ hoặc hỗn hợp.
- Cách thức
cung cấp năng lượng, đạm theo phần 2
- Theo dõi
và phòng ngừa biến chứng liên quan với DDTM (cơ học, chuyển hóa, nhiễm khuẩn…)
❖ Lưu ý:
- Tránh
dinh dưỡng thừa, vì sẽ tăng đường huyết, rối loạn thẩm thấu, tăng thán, thừa dịch,
rối loạn điện giải, tăng biến chứng và tử vong, đặc biệt ở người bệnh nặng.
- Thông thường
đường huyết nên được kiểm soát từ 140- 180 mg/dL (7-10mmol/L) trong trường hợp
tăng đường huyết do stress bệnh lý hoặc ở NB đái tháo đường, trừ một số trường
hợp đặc biệt.
- Trong trường
hợp dinh dưỡng tĩnh mạch với công thức GIK (glucose, insulin và kali) ở người bệnh
VTC nặng liên quan với tăng triglyceride, nên theo dõi phosphate/máu và xử trí
phù hợp.
- Phòng ngừa
Hội chứng nuôi ăn lại với người bệnh có nguy cơ cao với HC này.
4. Lược đồ dinh dưỡng

5. Hoạt chất/cơ chất đặc biệt
- Liệu pháp
thay thế men tụy ngoại tiết (dạng viên nang có vi hạt đường kính 1-2 mm, hàm lượng
300mg pancreatin, tương đương các thành phần: amylase 18.000đơn vị, lipase
25.000 đơn vị, protease 1000 đơn vị) khi có bằng chứng hoặc khi người bệnh có
triệu chứng rõ ràng kém tiêu hóa thức ăn và hấp thu dinh dưỡng (như trong VTC nặng
thể hoại tử) (xem thêm “Chế độ dinh dưỡng trong thiểu men tụy ngoại tiết”).
- Probiotic:
Không khuyến cáo.
6. Theo dõi
- Hàng ngày
theo dõi khả năng dung nạp dinh dưỡng qua tiêu hóa: Người bệnh thật sự ăn được
thức ăn gì? Lượng thức ăn bao nhiêu cho mỗi bữa và trong ngày? Tình trạng kém
dung nạp DD qua tiêu hóa có hay không?
- Kém dung
nạp/thu nạp dinh dưỡng qua tiêu hóa khi người bệnh có ít nhất 1 trong các triệu
chứng: Đau bụng sau ăn; chướng bụng sau ăn 3-4 tiếng; buồn nôn; nôn ói; trào
ngược dạ dày thực quản hoặc dịch tồn lưu/tồn dư ở dạ dày cao (như ≥ 250 ml trước
bữa ăn) hoặc tiêu chảy hoặc bất thường trên X quang bụng không sửa soạn.
- Hàng ngày
đánh giá năng lượng, đạm người bệnh thu nạp thật sự được bao nhiêu qua tiêu hóa
và/hoặc qua truyền tĩnh mạch, so với nhu cầu người bệnh nên đạt để điều chỉnh
DD phù hợp.
- Đánh giá
lại tình trạng dinh dưỡng như cân nặng sau mỗi 7 ngày (hoặc có thể sớm hơn), chỉ
dấu liên quan dinh dưỡng (như albumin, sau mỗi 7 ngày hoặc prealbumin máu sau mỗi
3 ngày), ion đồ/máu, đường huyết, lipid/máu trong tăng triglyceride phụ thuộc
vào diễn biến bệnh lý và các chỉ dấu sinh hóa khác, cận lâm sàng khác liên quan
bệnh nền và bệnh phối hợp.
- Phòng ngừa
biến chứng liên quan dinh dưỡng qua ống thông, tĩnh mạch (bao gồm phòng ngừa Hội
chứng nuôi ăn lại với người bệnh có nguy cơ cao với Hội chứng này- Xem thêm bài
chế độ DD cho bệnh thiếu men tụy ngoại tiết).
Thực đơn cháo viêm tụy cấp
Chế độ bệnh lý
|
Món ăn
|
Thực phẩm
|
Khối lượng tinh (g) “lượng cân nấu
cho cả ngày”
|
Giá trị dinh dưỡng
|
Viêm tụy
cấp khi ăn đường miệng thực hiện được - giai đoạn khởi động ruột
VT01-CH
|
Nước
cháo đường
300ml/bữa,
ngày
4 bữa
|
Gạo trắng
|
48
|
Năng
lượng:
400 Kcal
Đạm: 3.8g
Béo: 0,5g
Đường: 95g
Natri: 1600mg
|
Đường cát
|
60
|
Muối
|
4
|
Lượng
nước nấu
|
1,6-1,8 lít
|
*Cách
nấu VT01-CH mỗi bữa/suất:
Bước
1:
Cân 12g gạo nấu với 400-450ml nước, sử dụng nồi phù hợp với lượng thực phẩm,
nấu lửa nhỏ đến khi cháo nở và nước cạn còn 300ml;
Bước
2:
Cân 15g đường, 1g muối khuấy đều vào nước cháo;
Bước
3:
Xay nhuyễn và chia suất.
|
Viêm tụy
cấp khi ăn đường miệng thực hiện được - giai đoạn chuyển tiếp 1
VT02- CH
|
Cháo
đường
300ml/bữa,
ngày 4 bữa
|
Gạo trắng
|
160
|
Năng
lượng:
800 Kcal
Đạm: 14g
Béo: 9g
Đường: 170g
Natri: 1625mg
|
Khoai tây
|
40
|
Bột MCT
|
10 (5g/ gói)
|
Đường
|
40
|
Muối
|
4
|
Lượng
nước nấu
|
2,4-3,2
lít
|
*Cách
nấu VT02-CH mỗi bữa/suất:
Bước
1:
Cân 40g gạo, 10g khoai tây nấu với 600-800ml nước, sử dụng nồi phù hợp với
lượng thực phẩm, nấu lửa nhỏ đến khi cháo nở và nước cạn còn 300ml;
Bước
2:
Cân 10g đường, ½ gói bột MCT và 1g muối khuấy đều vào cháo;
Bước
3:
Xay nhuyễn và chia suất.
|
Viêm tụy
cấp khi ăn đường miệng thực hiện được - giai đoạn chuyển tiếp 2
VT03-
CH
|
Cháo
xay
300ml/bữa,
ngày 4 bữa
|
Gạo trắng
|
200
|
Năng
lượng:
1050 Kcal
Đạm: 42g
Béo: 10.6g
Đường: 196g
Natri: 1965mg
|
Lòng
trắng trứng gà
|
160
|
Đậu xanh
cà vỏ
|
40
|
Bột MCT
|
10 (5g/
gói)
|
Đường
|
20
|
Muối
|
4
|
Lượng
nước nấu
|
3-4 lít
|
*Cách
nấu VT03-CH mỗi bữa/suất:
Bước
1:
Cân 50g gạo, 10g đậu xanh cà vỏ (đã ngâm) nấu với 750-1000ml nước, sử dụng
nồi phù hợp với lượng thực phẩm, nấu lửa nhỏ đến khi cháo nở và nước cạn còn
300ml;
Bước
2:
Lấy 1 lòng trắng trứng gà cho vào cháo nấu thêm 3 -5 phút và cân 5g đường, ½
gói bột MCT và 1g muối khuấy đều vào cháo;
Bước
3:
Xay nhuyễn và chia suất.
|
|
|
|
|
|
|
Thực đơn cơm viêm tụy cấp khi ăn đường miệng
thực hiện được trong giai đoạn phục hồi VT04-C
Bữa
|
Món ăn
|
Thực phẩm
|
Khối lượng tinh (g)
|
Ghi chú
|
Sáng
|
Phở gà xé
(450ml)
|
Bánh phở
|
100-120
|
|
Thịt gà
xé
|
40-50
|
Hành tây
|
10
|
Gia vị
nấu phở
|
|
GTDD
bữa sáng: Năng lượng 280-320Kcal, đạm 9.72-10.2g, béo 13.50-15g, đường 106-120g
|
Trưa
|
Cơm
|
Gạo trắng
|
130-140
|
2 bát cơm
lưng
|
Cá diêu
hồng chiên mắm tỏi
|
Cá diêu
hồng
|
95-110
|
1 khúc
thân cá dày 2-3 cm
|
Dầu thực
vật
|
15
|
3 thìa ăn
cơm
|
Nước mắm
tỏi ớt
|
|
|
Canh cải
soong
|
Cải soong
|
60-70
|
|
Thịt bằm
|
5
|
Gia vị
|
|
Nêm vừa
ăn
|
Nấm xào
|
Nấm bào
ngư
|
90-100
|
|
Cà rốt
|
20-30
|
Dầu thực
vật
|
3-5
|
Tỏi
|
5-10
|
Gia vị
|
|
Nêm vừa
ăn
|
GTDD
bữa trưa: Năng lượng 780-790Kcal, đạm 31-35,6g, béo 23-25,5g, đường 112-120,5g
|
Chiều
|
Cơm
|
Gạo trắng
|
130-140
|
2 bát cơm
lưng
|
Thịt kho
đậu phụ
|
Đậu phụ
|
50-60
|
1 bìa đậu
phụ nhỏ
|
Thịt lợn
nạc
|
40-50
|
5-6 lát
thịt
|
Dầu thực
vật
|
3-5
|
|
Gia vị
|
|
|
Canh bí/
bầu
|
Bí đao/ bầu
|
50-60
|
|
Thịt bằm
|
5
|
|
Hành lá
|
5
|
|
Gia vị
|
1
|
|
Cải ngồng
xào
|
Cải ngồng
|
90-100
|
|
Dầu thực
vật
|
3-5
|
1 thìa cà
phê/ thìa ăn cơm
|
Gia vị
|
|
Nêm vừa
ăn
|
GTDD
bữa chiều: Năng lượng 632-690Kcal, đạm 24-26,2g, béo 16,5-18,6, đường 97,5-115g
|
Giá
trị dinh dưỡng (GTDD) cả ngày
Năng
lượng: 1700-1800Kcal, đạm 65-72g, béo 53-60g, đường 315.5-335,5g natri
2350-2400mg, kali 1890-1920mg
|
Tài
liệu tham khảo
1. Arvanitakis M et al
(2020). ESPEN guideline on clinical nutrition in acute and chronic
pancreatitis. Clinical Nutrition.
2. Mc Clave SA et al
(2016). Guidelines for the Provision and Assessment of Nutrition Support
Therapy in the Adult Critically Ill Patient: Societyof Critical Care Medicine
(SCCM) and American Society for Parenteral and Enteral Nutrition (A.S.P.E.N.).
Page 159-211.
3. Singer P et al
(2018). ESPEN guideline on clinical nutrition in the intensive care unit.
Clinical Nutrition. Page 1-32
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH BỊ THIẾU
MEN TỤY NGOẠI TIẾT
(MÃ CHẾ ĐỘ DD BỆNH LÝ: VT07)
1. Đại cương
Tụy ngoại
tiết bài tiết các men tiêu hóa, bicarbonate và dịch đổ vào lòng tá tràng để
tiêu hóa thức ăn, hấp thu chất dinh dưỡng (DD). Thiếu men tụy ngoại tiết (tên
gọi khác: thiểu năng tụy ngoại tiết-Exocrine Pancreatic Insufficiency) gây kém
tiêu hóa thức ăn, kém hấp thu chất DD, sụt cân, suy dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng
gây suy giảm miễn dịch, tăng nhiễm khuẩn, biến cố tim mạch, chi phí điều trị,
giảm chất lượng sống, giảm thời gian sống còn của người bệnh.
Nguyên nhân
gây thiếu men tụy ngoại tiết (TMT) bao gồm tại tụy (như viêm tụy mạn, sau cắt
toàn bộ tụy hoặc cắt khối tá-tụy, viêm tụy hoại tử vùng đầu tụy, ung thư đầu
tụy, xơ nang, đái tháo đường lâu năm, hội chứng kém hấp thu do tụy…) hoặc ngoài
tụy (như sau cắt dạ dày có nối tắt- bypass, bệnh celiac, viêm ruột, Crohn, hội
chứng ruột kích thích thể tiêu chảy trội…). Song, cho đến nay việc xác định TMT
gặp không ít khó khăn vì chưa có các test chẩn đoán đặc hiệu tại Việt Nam, nên
trong thực hành lâm sàng việc điều trị bệnh thiếu men tụy ngoại tiết chủ yếu
dựa trên đối tượng có tiền sử bệnh (các nguyên nhân gợi ý đến thiếu men tụy
ngoại tiết đã nêu) cùng với triệu chứng của kém tiêu hóa, kém hấp thu kéo dài
và các chỉ dấu của SDD (như sụt cân, BMI thấp, đạm máu thấp…).
Việc thực
hiện chế độ DD phù hợp và liệu pháp thay thế men tụy là thiết yếu trong điều
trị người bệnh thiếu hụt men tụy ngoại tiết, nhằm đảm bảo tiêu hóa thức ăn, cải
thiện triệu chứng tiêu hóa, giúp hấp thu đầy đủ chất DD, ngăn ngừa hoặc cải
thiện SDD, tăng chất lượng sống, kéo dài thời gian sống còn.
2. Nhu cầu dinh dưỡng
|
Tình
trạng DD
bình thường
|
Suy dinh dưỡng*
|
Năng
lượng (kcal/kg/ngày)
|
25-30
|
Ngày thứ
1-3: ≤ 20
Từ ngày
thứ 4: 25-35 (hoặc có thể cao hơn ở NB SDD nặng trong giai đoạn hồi phục)
(Phòng
ngừa hội chứng Nuôi ăn lại)
|
Protein (g/kg/ngày)
|
1,2-1,3
|
1,3-1,5
(có thể cao hơn nếu còn SDD nặng trong giai đoạn hồi phục)
|
Lipid
(chất béo)
|
Không hạn
chế (25-30% tổng năng lượng)
|
Khoáng
chất
|
Đo và
theo dõi ion đồ/máu (thêm Mg2+, phospho) ở người bệnh có nguy cơ
cao với Hội chứng nuôi ăn lại trước khi bắt đầu nuôi dưỡng, trong quá trình điều
trị dinh dưỡng và điều chỉnh phù hợp
|
Vi chất
dinh dưỡng
|
Đo nồng
độ 25(OH) vitamin D3, vitamin A, sắt, kẽm
(nếu thực hiện được) và bồi hoàn nếu có nồng độ thấp.
Hoặc bổ
sung đa sinh tố, khoáng chất liều cơ bản nếu có kém tiêu hóa thức ăn, hấp thu
dinh dưỡng
|
*Lưu ý: Tiêu chuẩn suy
dinh dưỡng
- BMI<18,5 kg/m2
- Hoặc sụt cân không
chủ ý ≥ 10% cân nặng trong vòng 6 tháng trước (tương đương 5% CN/ 1 tháng)
- Hoặc SGA-B hoặc SGA-C
(SGA- Subjective Global Assessment for Nutritional Status- Đánh giá tình trạng
DD tổng thể theo chủ quan)
- Hoặc có giảm khối
cơ xương có hoặc không có kèm giảm khối mỡ (như bằng kỹ thuật đánh giá và thành
phần cơ thể- Bioelectrical Impedance Analysis)
3.
Chế độ dinh dưỡng
3.1 Nguyên tắc
- Ưu tiên chế độ DD qua
đường tiêu hóa (qua miệng hoặc ống thông) và dùng liệu pháp thay thế men tụy
trong mỗi bữa ăn.
- Chế độ dinh dưỡng
(qua miệng, ống thông) đầy đủ các chất dinh dưỡng và không hạn chế lipid, trừ
khi tình trạng tiêu phân mỡ nặng khó kiểm soát.
- DD qua đường truyền
tĩnh mạch được thực hiện khi DDTH không thể thực hiện được như tắc nghẽn ống
tiêu hóa, rò tiêu hóa phức tạp hoặc khi DDTH không thể đạt đủ nhu cầu năng
lượng, đạm do kém tiêu hóa/ dung nạp thức ăn.
- Tùy điều kiện thực
tế, theo dõi nồng độ vi chất DD (như 25 (OH) vitamin D3, A, B1,
axít folic, vitamin B12, sắt, kẽm…) và bồi hoàn phù hợp. Tuy nhiên
có thể bổ sung đa vi chất DD liều khuyến nghị nếu NB bị SDD.
- Phòng ngừa Hội chứng
nuôi ăn lại ở người bệnh có nguy cơ cao với hội chứng này (Xem phần 4.1).
- Liệu pháp thay thế
men tụy ở dạng viên nang hoặc dạng khác, tránh được sự bất hoạt bởi axít dạ dày
và chứa đầy đủ men tụy với hàm lượng thích hợp (Xem bên dưới).
3.2 Dinh dưỡng qua
đường miệng
- Đối với người bệnh
không suy dinh dưỡng:
○ Có thể ăn 3-4 bữa và
dùng liệu pháp thay thế men tụy trong mỗi bữa ăn.
○ Liệu pháp thay thế
men tụy: 50.000 đơn vị/bữa chính (như 1 chén cơm khoảng 200-250g cơm, 80-100g
thịt, cá…, 80-120g rau củ) và 25.000 đơn vị/bữa phụ (như ½ bữa chính hoặc 1 chén
cháo thịt, 250 mLsữa … ).
- Đối với người bệnh bị
sụt cân, suy dinh dưỡng:
○ Có thể ăn 3-4 bữa nhỏ
(như ½ bữa chính) và dùng liệu pháp thay thế men tụy với liều 25.000 đơn vị/bữa.
○ Nên có thêm 1-2 bữa
phụ (như 200 - 250 ml sữa DD) và dùng liệu pháp thay thế men tụy với liều
25.000 đơn vị/bữa phụ. Trong trường hợp dùng sữa DD giàu đạm peptide/whey và
béo MCT có thể không dùng liệu pháp thay thế men tụy nếu người bệnh tiêu hóa và
hấp thu bình thường.
- Không nên ăn bữa có
nhiều chất xơ vì làm giảm tác dụng thuốc thay thế men tụy.
- Uống đủ nước trong
ngày, nhưng không nên uống nước trước bữa ăn.
- Tuyệt đối không sử
dụng rượu bia và các thức uống có chứa cồn.
- Theo dõi triệu chứng
tiêu hóa, khả năng dung nạp thức ăn, tình trạng đi tiêu hàng ngày, dịch xuất
nhập, chỉ dấu sinh hóa, cận lâm sàng khác phù hợp và đánh giá lại tình trạng
dinh dưỡng.
3.3 Dinh dưỡng qua ống
thông
- Bằng ống thông mũi dạ
dày ở người bệnh SDD và không đáp ứng với hỗ trợ dinh dưỡng qua đường miệng.
- Dinh dưỡng sau môn vị
(như ống thông mũi tá tràng) nên được thực hiện ở NB bị đau bụng, giảm khả năng
làm trống dạ dày, buồn nôn, nôn ói kéo dài hoặc tắc nghẽn đường thoát dạ dày
(gastric outlet syndrome).
- Nên có 5-6 bữa nhỏ
trong ngày và dùng liệu pháp thay thế men tụy trong mỗi bữa với liều 25.000 đơn
vị/bữa:
○ Thức ăn lỏng như
cháo, súp, sữa DD (xem 3.2).
○ Bắt đầu với thể tích
thấp và tăng dần thể tích trong những ngày sau, nếu NB dung nạp được, thường
đạt đích nhu cầu năng lượng, đạm vào ngày nuôi ăn thứ 4-5.
- Viên nang trong liệu pháp
thay thế men tụy được tháo bỏ vỏ nang bên ngoài, nghiền nát và hòa trộn vào
thức ăn ngay trước khi bắt đầu cho nuôi dưỡng qua ống thông.
- Theo dõi triệu chứng
tiêu hóa, khả năng dung nạp thức ăn, tình trạng đi tiêu hàng ngày, dịch xuất
nhập, chỉ dấu sinh hóa, cận lâm sàng khác phù hợp và cần đánh giá lại tình
trạng dinh dưỡng.
3.4 Dinh dưỡng qua
tĩnh mạch (DDTM)
- Bắt đầu sớm khi DDTH
không thể thực hiện hoặc khi không đạt đủ nhu cầu năng lượng đạm do kém dung
nạp thức ăn dù đã dùng thuốc thay thế men tụy.
- Tùy thuộc vào dạng
DDTM toàn phần hay bổ sung, có thể dùng dịch truyền đơn lẻ hoặc hỗn hợp
(glucose, lipid, axít amin, điện giải, vi chất dinh dưỡng)
- Vi chất DD truyền
tĩnh mạch (vitamin, yếu tố vi lượng) theo nhu cầu khuyến nghị trong trường hơp
dùng DDTM để đảm bảo miễn dịch và chuyển hóa tế bào.
- Theo dõi cân bằng
dịch, điện giải, chỉ dấu sinh hóa, cận lâm sàng khác phù hợp và cần đánh giá
lại tình trạng dinh dưỡng.
4.
Lược đồ dinh dưỡng

5.
Hoạt chất/cơ chất đặc biệt
- Liệu pháp thay thế men
tụy trong mỗi bữa: Thuốc dạng viên nang tránh được sự bất hoạt bởi axít dạ dày,
bên trong chứa các vi hạt có bao tan trong ruột (hoặc dạng khác) có đầy đủ các
men tụy ngoại tiết với hàm lượng trong 1 viên nang có hàm lượng 300 mg
pancreatin, tương đương các thành phần: amylase 18.000 đơn vị, lipase 25.000
đơn vị, protease 1000 đơn vị. Liều lượng uống 50.000 đơn vị cho bữa chính và
25.000 đơn vị cho bữa phụ, có thể tăng liều trong một số trường hợp thiếu hụt
nặng như ung thư tụy, cắt bỏ tụy toàn phần… với liều lượng lên đến 75.000 đơn
vị cho bữa chính và ≤50.000 đơn vị cho bữa phụ.
- DD qua tiêu hóa
(miệng, ống thông) với giàu giàu đạm peptide/whey và béo MCT ở NB bị SDD nặng.
- Bồi hoàn đa vi chất
DD liều khuyến nghị cho NB bị SDD và/ hoặc dạng đơn lẻ phù hợp khi nồng độ
trong máu thấp (nếu đánh giá được).
6.
Phòng ngừa biến chứng và theo dõi
6.1 Phòng ngừa Hội
chứng nuôi ăn lại
❖ Đối tượng có nguy cơ
cao
- BMI < 16;
- Sụt cân > 10%
trong vòng 6 tháng gần đây (tương đương >5% trong 1 tháng);
- Hạ phospho/máu và/hoặc
hạ K+/máu, Mg2+/máu;
- Ăn < 50% nhu cầu
năng lượng kéo dài trên 5 ngày (trong bệnh lý cấp) hoặc trên 1 tháng.
❖ Nguyên tắc
- Điều chỉnh K, Mg,
phospho/máu thấp về mức phù hợp trước khi bắt đầu nuôi ăn lại và theo dõi, điều
chỉnh trong quá trình nuôi dưỡng.
- Bắt đầu nuôi dưỡng với
liều dinh dưỡng thấp (như <10 kcal/kg/ngày, < 0,8g protein/kg/ngày) và
tăng dần lượng dinh dưỡng (thức ăn/dịch truyền) trong các ngày sau, đạt đích
nhu cầu năng lượng đạm trong 4-7 ngày.
- Bổ sung vitamin B1 với liều 200-300 mg (dạng
tiêm) hoặc có thể cao hơn nếu dùng qua đường uống, trước khi bắt đầu nuôi dưỡng
và trong tuần đầu cung cấp dinh dưỡng hoặc có thể lâu hơn nếu cần thiết.
- Cân bằng dịch theo xuất
nhập.
6.2 Phòng ngừa biến chứng
liên quan dinh dưỡng qua ống thông và tĩnh mạch.
- Biến chứng liên quan
cơ học, chuyển hóa, nhiễm khuẩn… và xử trí phù hợp
6.3 Theo dõi và điều
trị phù hợp:
- Triệu chứng tiêu hóa
(chướng bụng, tiêu chảy…).
- Khả năng dung nạp thức
ăn hàng ngày (loại và lượng thức ăn trong mỗi bữa, số bữa trong ngày), so sánh
với nhu cầu dinh dưỡng để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp.
- Tình trạng dinh dưỡng:
đánh giá lại cân nặng (mỗi 7 ngày), khối cơ, protein máu (như albumin/máu mỗi 7
ngày), chỉ dấu sinh hóa… tùy thuộc tình trạng bệnh lý.
6.4 Đánh giá kết quả điều
trị:
- Cải thiện: Giảm hoặc
không còn triệu chứng kém tiêu hóa, kém hấp thu, tăng cân, cải thiện tình trạng
DD và sức khỏe chung.
- Không cải thiện: Theo
dõi sự tuân thủ điều trị dinh dưỡng, liều thuốc thay thế men tụy, khi dùng liều
men tụy tối đa mà không đạt được kết quả như mong muốn có thể bổ sung thêm 1
viên thuốc ức chế bơm proton liều chuẩn trước ăn sáng 30 phút để tối ưu hóa tác
dụng của men tụy, cần xem lại chẩn đoán bệnh và điều trị phù hợp.
7.
Thực đơn cơm cho bệnh TMT
Bữa
|
Món ăn
|
Thực phẩm
|
Khối lượng tinh(g)
|
Ghi chú
|
Sáng
|
Phở gà xé
(450ml)
|
Bánh phở
|
100-120
|
|
Thịt gà
xé
|
40-50
|
Hành tây
|
10
|
Gia vị
nấu phở
|
|
GTDD
bữa sáng: Năng lượng 280-320Kcal, đạm 9,72-10,2g, béo 13,5-15g, đường 106-120g
|
Trưa
|
Cơm
|
Gạo trắng
|
130-140
|
2 bát cơm
lưng
|
Cá diêu
hồng chiên mắm tỏi
|
Cá diêu
hồng
|
95-110
|
1 khúc
thân dày 2- 3cm
|
Dầu thực
vật
|
15
|
|
Nước mắm
tỏi ớt
|
|
|
Canh cải
soong
|
Cải soong
|
60-70
|
|
Thịt bằm
|
5
|
Gia vị
|
|
Nêm vừa
ăn
|
Nấm xào
|
Nấm bào
ngư
|
90-100
|
|
Cà rốt
|
20-30
|
Dầu thực
vật
|
3-5
|
Tỏi
|
5-10
|
Gia vị
|
|
Nêm vừa
ăn
|
GTDD
bữa trưa: Năng lượng 780-790Kcal, đạm 31-35,6g, béo 23-25,5g, đường 112-120,5g
|
Chiều
|
Cơm
|
Gạo trắng
|
130-140
|
2 bát cơm
lưng
|
Thịt kho
đậu phụ
|
Đậu phụ
chiên
|
50-60
|
1 bìa đậu
phụ nhỏ
|
Thịt lợn
nạc
|
40-50
|
5-6 lát
thịt
|
Dầu thực
vật
|
3-5
|
|
Gia vị
|
|
|
Canh bí/
bầu
|
Bí đao/
bầu
|
50-60
|
|
Thịt bằm
|
5
|
Hành lá
|
5
|
Gia vị
|
1
|
|
Cải ngồng
xào
|
Cải ngồng
|
90-100
|
|
Dầu thực
vật
|
3-5
|
Gia vị
|
|
Nêm vừa
ăn
|
GTDD
bữa chiều: Năng lượng 632-690Kcal, đạm 24-26,2g, béo 16,5-18,6, đường 97,5-115g
|
Giá
trị dinh dưỡng (GTDD) cả ngày
Năng
lượng: 1700-1800Kcal, đạm 65-72g, béo 53-60g, đường 315.5-335.5g natri
2350-2400mg, kali 1890-1920mg
|
Tài
liệu tham khảo
1. Arvanitakis M et la
(2020). ESPEN guideline on clinical nutrition in acute and chronic.
pancreatitis. Clinical Nutrition 39. Page 612-31
2. Bàng MH, Hoàng BH,
Tâm LN, và cs. (2020) "Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị thiểu năng tụy
ngoại tiết tại Việt Nam". Tạp chí Khoa học Tiêu hóa Việt Nam, 9
(61)
3. Capurso G, et al.
(2019) "Exocrine pancreatic insufficiency: prevalence, diagnosis, and
management. ". Clin Exp Gastroenterol. , 12. Page 129-39
4. De la Iglesia D, et
al. (2019) " Pancreatic exocrine insufficiency and cardiovascular risk in
patients with chronic pancreatitis: A prospective, longitudinal cohort study.
". J Gastroenterol Hepatol., 34 (1). Page 277-83.
5. De la Iglesia-Garcia
D, et al. (2018) "Increased Risk of Mortality Associated With Pancreatic
Exocrine Insufficiency in Patients With Chronic Pancreatitis.". J Clin
Gastroenterol., 52 (8). Page 63-72.
6. Dominguez-Muđoz JE
(2018) "Diagnosis and treatment of pancreatic exocrine
insufficiency.". Curr Opin Gastroenterol., 35 (5). Page 349-54.
7. Silva JSV et al
(2020). ASPEN Consensus Recommendations for Refeeding Syndrome. Nutrition in
Clinical Practice. Nutrition in Clinical Practice. Page 178-95.
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO
NGƯỜI BỆNH BỊ VIÊM RUỘT
(MÃ CHẾ ĐỘ DD BỆNH LÝ: TH07)
1.
Đại cương
Bệnh lý viêm ruột mạn
(Inflammatory bowel disease - IBD) là tình trạng viêm ruột mạn tính, tái phát
gồm bệnh Crohn (Crohn disease - CD) và viêm loét đại trực tràng chảy máu
(Ulcerative Colitis - UC). Suy dinh dưỡng gặp ở bệnh Crohn nhiều hơn viêm loét
đại trực tràng chảy máu do Crohn ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của đường tiêu hoá,
không giống như viêm loét đại trực tràng chảy máu chỉ giới hạn ở đại trực
tràng. Thiếu hụt dinh dưỡng thường gặp do diện tích hấp thu bề mặt ruột bị giảm
dẫn đến giảm hấp thu chất dinh dưỡng và mất chất dinh dưỡng qua tiêu chảy.
Thiếu máu xảy ra do mất máu qua đường tiêu hoá, do giảm hấp thu và/hoặc một phần
do chế độ ăn không cung cấp đủ sắt.
Bệnh Crohn và viêm loét
đại trực tràng chảy máu có nguy cơ suy dinh dưỡng cao do đó người bệnh cần được
sàng lọc, đánh giá tình trạng dinh dưỡng, đánh giá thiếu hụt vi chất (thiếu máu
thiếu sắt, calci, vitamin D) và được quản lý dinh dưỡng. Mục đích của can thiệp
dinh dưỡng là phòng ngừa suy dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng, phòng ngừa
loãng xương. Với người bệnh CD có biến chứng tiêu chảy nặng hoặc mất dịch qua
mở thông hỗng tràng hoặc hồi tràng, sẽ dẫn tới tình trạng kém hấp thu, giảm
cân, suy dinh dưỡng, thiếu hụt các chất dinh dưỡng và mất nước, điện giải. Kém
hấp thu là yếu tố quan trọng gây nên tình trạng suy dinh dưỡng của người bệnh
CD. Do đó, cần bù đầy đủ dịch, điện giải và các chất dinh dưỡng.
2.
Nhu cầu dinh dưỡng
Nhu cầu dinh dưỡng của
người bệnh trưởng thành viêm ruột mạn phụ thuộc vào thể bệnh bệnh.
|
Thể hoạt động
|
Thể lui bệnh
|
Năng
lượng (kcal/kg/ngày)
|
25- 30
|
Protein
(g/kg/ngày)
|
1,2 - 1,5
|
1,0 - 1,2
|
Lipid (%
trong tổng năng lượng)
|
20 -25%
|
Axít béo
không no
(% trong
tổng năng lượng)
|
11%
|
Carbohydrate
|
55 - 65%
|
(% trong
tổng năng lượng)
|
Vitamin
và khoáng chất
|
Đủ theo nhu cầu khuyến nghị
|
Thiếu một số vitamin và chất khoáng thường
gặp cần bổ sung
|
Vitamin D3
|
Bổ sung
vitamin D nếu xét nghiệm nồng độ 25-hydroxy-vitamin D giảm
|
Calci
|
1000 - 1200 mg/ngày
|
Sắt huyết
thanh
|
Bổ sung
sắt khi có giảm sắt huyết thanh hoặc khi ferritin huyết thanh < 30mcg/L ở
thể lui bệnh, <100 mcg/L khi có tình trạng viêm
|
Nước
|
30-40 ml/kg/ngày
+ Lượng mất nước bất thường (như khi có tiêu chảy, sốt…)
|
30-40 ml/kg/ngày
|
Điện giải
|
|
|
+ Natri
|
< 2000 mg/ngày
|
< 2000 mg/ngày
|
+ Kali
|
> 3510 mg/ngày
|
> 3510 mg/ngày
|
+ Clo
|
< 2900 mg/ngày
|
< 2900 mg/ngày
|
|
(+ lượng mất bất thường)
|
|
3.
Chế độ dinh dưỡng
3.1. Nguyên tắc
- Người bệnh có nguy cơ
cao bị suy dinh dưỡng, do đó cần sàng lọc và đánh giá tình trạng dinh dưỡng
ngay từ khi được chẩn đoán.
- Bệnh có những đợt cấp
và thuyên giảm lặp đi lặp lại do đó cần theo dõi, đánh giá tình trạng dinh
dưỡng và sự thiếu hụt vi chất thường xuyên trong quá trình điều trị.
- Người bệnh có tiêu
chảy nặng hoặc mất dịch qua mở thông hỗng tràng, hồi tràng cần được bù nước,
điện giải.
- Bổ sung sắt cho tất
cả các người bệnh có thiếu máu thiếu sắt.
- Canxi và vitamin D3 cần được bổ sung để dự
phòng thiếu xương, loãng xương.
- Theo dõi mật độ xương
và tình trạng loãng xương nếu có.
3.2. Dinh dưỡng cho thể
hoạt động
a. Dinh dưỡng qua đường
miệng
- Nhu cầu năng lượng:
25- 30 kcal/kg/ngày, nếu có suy dinh dưỡng là 30-35 kcal/kg/ngày. Có thể lên
tới 35- 40 kcal/kg/ngày nếu có suy dinh dưỡng nặng.
- Protein: 1,2 - 1,5g/kg/ngày
đối với thể hoạt động, 1 - 1,2g/kg/ngày đối với thể lui bệnh. Trường hợp người
bệnh có suy dinh dưỡng, nhu cầu có thể lên tới 1,5-2g/kg/ngày.
- Không có chế độ dinh
dưỡng chuyên biệt để giúp lui bệnh cho thể hoạt động.
- Bổ sung dinh dưỡng
đường miệng khi dinh dưỡng qua đường miệng không đạt đủ nhu cầu DD.
- Người bệnh Crohn có
nguy cơ cao bị huyết khối tĩnh mạch, do đó, lưu ý bổ sung đủ nước: 30-40 ml/kg/ngày
+ lượng mất nước bất thường khi có tiêu chảy, sốt để tránh mất nước, dự phòng
nguy cơ tắc mạch do huyết khối.
- Người bệnh Crohn có
lỗ rò thấp (như ở hồi tràng, đại tràng) và dịch rò ít vẫn có thể hỗ trợ dinh
dưỡng đầy đủ qua đường tiêu hoá (bằng các thực phẩm thông thường).
- Bổ sung sắt đường
uống cho người bệnh thiếu máu nhẹ, thể lâm sàng không hoạt động. Liều lượng 2mg/kg/ngày,
bổ sung 6 - 12 tháng. Bổ sung thêm vitamin C hoặc thực phẩm giàu vitamin C để
tăng khả năng hấp thu sắt. Thuốc hấp thu tốt nhất khi uống vào lúc đói, tuy
nhiên nếu bị kích ứng dạ dày thì có thể uống trong lúc ăn.
- Người bệnh thể hoạt
động và điều trị bằng steroid, calci và 25(OH) vitamin D3 nên được theo dõi và
bổ sung để dự phòng thiếu, loãng xương.
+ Người bệnh có nồng độ 25-hydroxyvitamin D (25 [OH] D)
<12 ng/mL (30 nmol/L), điều trị 50.000 IU (1250 microgam) vitamin D2 hoặc D3 bằng
đường uống một hoặc hai lần mỗi tuần cho 6-8 tuần, và sau đó 800 - 1000 IU (20
- 25 microgam) vitamin D3 hàng ngày.
+ Người
bệnh có nồng độ 25-hydroxyvitamin D (25 [OH] D) từ 12 - 20 ng/mL (30 đến 50
nmol/L), điều trị 800 - 1000 IU (20 - 25 microgam) vitamin D3 bằng đường uống
mỗi ngày. Tuy nhiên, một số cá nhân có thể cần liều cao hơn. Sau khi đạt được
mức bình thường, khuyến cáo tiếp tục điều trị với 800 IU (20 microgam) vitamin
D mỗi ngày.
+ Ở người
bệnh có nồng độ 25-hydroxyvitamin D (25 [OH] D) từ 20 - 30
ng/mL (50 - 75 nmol/L), điều trị 600 - 800 IU (15 - 20 microgam)
vitamin D3 mỗi ngày để duy trì ngưỡng vitamin D theo mục tiêu.
- Người
bệnh có thể thiếu folat do chế độ ăn không đủ, giảm hấp thu, cơ thể sử dụng quá
mức folate do viêm niêm mạc và kết hợp với điều trị bằng sulphasalazine và
methotrexate, do đó, người bệnh cần bổ sung vitamin B9/acid folic.
b. Dinh
dưỡng qua ống thông
- Bằng ống
thông mũi dạ dày hoặc mở dạ dày ra da khi người bệnh không thể ăn đường miệng
hoặc ăn đường miệng không đủ nhu cầu năng lượng và đạm kéo dài trong 7 ngày, dù
đã được can thiệp tích cực với bổ sung DD đường miệng.
- Phương
pháp nuôi dưỡng:
+ Với người
bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu: nhỏ giọt qua ống thông được chứng minh
là ít gây biến chứng hơn là bolus nhanh.
+ Với người
bệnh Crohn: nên dùng nhỏ giọt liên tục qua máy nuôi ăn (feeding pump)
- Thức ăn
lỏng (cháo, súp, sữa DD).
- Số bữa
5-6 bữa/ngày, nuôi tăng dần cho đến khi đạt cho đến khi đạt nhu cầu dinh dưỡng
trong 5-7 ngày.
- Bổ sung
sắt đường uống với người bệnh thiếu máu nhẹ, thể lâm sàng không hoạt động. Liều
lượng 2mg/kg/ngày, bổ sung 6 - 12 tháng.
- Bổ sung
thêm vitamin C hoặc thực phẩm giàu vitamin C để tăng khả năng hấp thu sắt.
- Người
bệnh thể hoạt động và người bệnh điều trị bằng steroid, bổ sung calci khi có
thiếu hụt và bổ sung vitamin D3 như liều khuyến cáo được
trình bày phần 3.2. mục a.
- Người
bệnh có thể thiếu folat do ăn không đủ, giảm hấp thu, cơ thể sử dụng quá mức
folate do viêm niêm mạc và kết hợp với điều trị bằng sulphasalazine và
methotrexate, do đó, người bệnh cần bổ sung vitamin B9/acid folic.
- Lưu ý
đánh giá và dự phòng nguy cơ hội chứng nuôi ăn lại.
c. Dinh
dưỡng qua tĩnh mạch
- Được chỉ
định khi: (1) không thể DD đủ qua đường miệng hoặc qua ống thông (do chức năng
ruột bị suy giảm hoặc người bệnh CD có hội chứng ruột ngắn); (2) khi DDTH không
thể thực hiện được (như trong tắc ruột, shock nặng, thiếu máu cục bộ đường
ruột, xuất huyết/chảy máu nặng ở ruột); (3) khi có biến chứng như rò miệng nối,
rò cung lượng cao.
- Nên dinh
dưỡng tĩnh mạch bổ sung cho người bệnh có rò cung lượng cao.
- Đối với
người bệnh có thiếu sắt nặng, và những người bệnh không dung nạp sắt đường uống
trước đó, hemoglobin < 100g/L, bổ sung sắt tĩnh mạch được coi là phương pháp
điều trị đầu tay. Công thức tính liều lượng sắt bổ sung tĩnh mạch:
Tổng
liều (mg) = P (kg) x (Hb đích (g/L) - Hb thực (g/L)) x 0,24 + 500 mg
(P: trọng
lượng cơ thể (kg); Hb: nồng độ huyết sắc tố (g/L))
- Người
bệnh mất dịch nhiều do tiêu chảy, mất dịch qua rò nếu có giảm natri cần bù
natri theo công thức:
Natri cần
bù = 0,6 x cân nặng x (Natri cần đạt - Natri huyết thanh hiện tại)
3.3. Dinh
dưỡng cho giai đoạn lui bệnh
- Người
bệnh có các đợt cấp tái phát và thuyên giảm xen kẽ nên cần được theo dõi, đánh
giá tình trạng dinh dưỡng ở cả giai đoạn lui bệnh và được tư vấn bởi chuyên gia
dinh dưỡng dự phòng suy dinh dưỡng và các rối loạn liên quan đến dinh dưỡng.
- Không có
chế độ ăn đặc hiệu nào dành cho người bệnh giai đoạn thuyên giảm.
- DD qua
ống thông và tĩnh mạch không khuyến cáo cho giai đoạn lui bệnh.
- Người
bệnh nên luyện tập các bài tập tăng sức bền và điều trị suy mòn cơ bằng duy trì
lượng protein đầy đủ kết hợp bài luyện tập tăng sức mạnh cơ.
- Với người
bệnh đang mang thai và cho con bú, tình trạng sắt và nồng độ folate nên được
theo dõi thường xuyên và cần bổ sung trong trường hợp thiếu hụt.
4. Lược đồ dinh dưỡng

5. Hoạt chất/cơ chất đặc biệt
- Người bệnh
viêm loét đại trực tràng chảy máu: Probiotic (Lactobacilus reuteri hoặc VSL#3)
được xem xét sử dụng cho người bệnh thể nhẹ đến trung bình để thúc đẩy lui
bệnh. Chủng Escherichia coli Nissle 1917 và chế phẩm VSL #3 được cho là giúp
duy trì thời gian lui bệnh đối với trẻ em mắc bệnh mức độ nhẹ và trung bình.
- Bệnh
Crohn: Probiotic không được khuyến cáo sử dụng.
- Bổ sung
axít béo omega 3 và chế độ ăn giàu chất xơ không được khuyến cáo giúp duy trì
thời gian lui bệnh của người bệnh.
- Bổ sung
glutamine không được khuyến cáo cho DDTH và DDTM ở người bệnh IBDs.
- Chế độ ăn
chuyên biệt như giảm carbohydrate, không gluten, FODMAPs (chế độ ăn ít các thực
phẩm dễ lên men như Oligo- di và monosaccharides và polyols) hoặc thực phẩm
giàu chất béo PUFA với mục đích giảm viêm hoặc thúc đẩy lui bệnh chưa được
chứng minh có lợi ích.
6. Theo dõi dinh dưỡng
- Theo dõi
khẩu phần ăn hàng ngày, theo dõi dung nạp qua đường tiêu hoá.
- Theo dõi
biến chứng DD qua ống thông và qua tĩnh mạch.
- Theo dõi
cân bằng nước và điện giải ở người bệnh có tiêu chảy.
- Theo dõi,
đánh giá thiếu máu, thiếu vitamin D3 ở những người bệnh được bổ sung trong quá
trình điều trị.
- Theo dõi
và phòng ngừa hội chứng nuôi ăn lại.
- Với người
bệnh thể lui bệnh hoặc mức độ nhẹ, đánh giá thiếu máu nên được thực hiện 6 - 12
tháng một lần.
- Với người
bệnh thể hoạt động điều trị ngoại trú, đánh giá thiếu máu nên được thực hiện ít
nhất 3 tháng một lần.
7. Theo dõi dinh dưỡng
THỰC ĐƠN MỀM CHO NGƯỜI BỆNH IBDs
THỂ HOẠT ĐỘNG
CÂN NẶNG TRUNG BÌNH 50kg
GTDD: Năng lượng
1611 Kcal
Đạm 72g
(17,8%)
|
Béo 45g
(25,2 %)
|
Đường 229
g (56,9%)
|
Fe 10 mg
|
Na 1734
mg
|
K 1939 mg
|
Thực đơn chi tiết
Bữa
ăn
|
Món
ăn
|
Thực
phẩm Gạo tẻ
|
Khối
lượng tinh (g) 50
|
Ghi
chú
|
|
|
Sáng
|
Cháo thịt gà (1 tô vừa)
|
Gạo tẻ
|
50
|
|
|
Thịt gà ta
|
40
|
|
|
Đậu xanh
|
20
|
|
|
Gạo nếp
|
10
|
|
|
Dầu
|
5
|
1 thìa cà
phê
|
|
Gia vị
|
|
Nêm nếm
vừa ăn
|
|
GTDD:
Năng lượng 397 Kcal, đạm 18 g, béo 10g, đường 56g
|
|
|
Trưa
|
Phở bò (1 tô to)
|
Bánh phở
|
250
|
|
|
Thịt bò
|
60
|
10-12
miếng mỏng
|
|
Dầu ăn
|
5
|
1 thìa cà
phê
|
|
Gia vị,
Rau thơm
|
|
Nêm nếm
vừa ăn
|
|
Nước
xương hầm
|
|
|
|
GTDD: Năng lượng 518 Kcal,
đạm 21g, béo 13g, đường 79g
|
|
Phụ chiều
|
Súp thịt
lợn (1 tô vừa)
|
Thịt lợn
nạc
|
40
|
1.5 chén
cơm lưng
|
|
Bí ngô
|
100
|
1 quả
|
|
Đậu xanh
|
30
|
|
|
Bột sắn
dây
|
10
|
|
|
Dầu ăn
|
8
|
|
|
Gia vị
|
|
Nêm nếm
vừa ăn
|
|
GTDD:
Năng lượng 287 Kcal, đạm 15g, béo 12g, đường 30g
|
|
Tối
|
Cháo cá (1 tô vừa)
|
Cá nạc
|
50
|
|
|
Đậu xanh
|
20
|
|
|
Gạo nếp
|
10
|
|
|
Dầu ăn
|
5
|
1 thìa cà
phê
|
|
Gia vị
|
|
Nêm nếm
vừa ăn
|
|
GTDD:
Năng lượng 409 Kcal, đạm 19g, béo 9g, đường 64g
|
|
|
Tài
liệu tham khảo
1. Trường Đại học Y Hà
Nội, Bệnh học nội khoa, tập 1. Nhà xuất bản Y học, 2020
2. ESPEN practical
guideline: Clinical Nutrition in inflammatory bowel disease 2020.
3. Ananthakrishnan AN,
McGinley EL, Binion DG, Saeian K. A novel risk score to stratify severity of
Crohn's disease hospitalizations. Am J Gastroenterol 2010;105:1799e807.
4. Dignass AU, Gasche
C, Bettenworth D, Birgegård G, Danese S, Gisbert JP, et al. European Crohn's
and Colitis Organisation [ECCO]. European consensus on the diagnosis and
management of iron deficiency and anaemia in inflammatory bowel diseases. J
Crohns Colitis 2015;9:211e22.
5. Bess Dawson-Hughes,
Clifford J Rosen, Jean E Mulder. Patient education: Vitamin D deficiency
(Beyond the Basics). https://www.uptodate.com/contents/vitamin-d-deficiency-beyond-the-basics,
Jul 2022
CHẾ ĐỘ DINH
DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH BỊ HỘI CHỨNG RUỘT MẤT ĐẠM
(MÃ CHẾ ĐỘ DD BỆNH LÝ: TH08)
1. Đại cương
Bệnh ruột
mất đạm (Protein losing enteropathy - PLE) là hội chứng mất đạm qua đường tiêu
hoá. Có thể xảy ra ở nhiều bệnh lý khác nhau. Có 3 nhóm rối loạn chính gây bệnh
ruột mất đạm.
- Rối loạn dạ
dày ruột có loét/viêm trợt tiên phát: Bệnh ruột viêm (viêm loét đại tràng và
bệnh Crohn), khối u ác tính đường tiêu hóa, viêm loát dạ dày tá tràng….
- Rối loạn dạ
dày ruột không có loét/viêm trợt tiên phát: Bệnh Tropical Sprue, bệnh viêm dạ
dày ruột do tăng bạch cầu ái toan, nhiễm ký sinh trùng đường ruột….
- Rối loạn
gây tăng áp lực mô kẽ hoặc tắc mạch lympho: Bệnh phình mạch ruột tiên phát, suy
tim phải, viêm màng ngoài tim co thắt, bệnh tim bẩm sinh, phẫu thuật Fontan, lỗ
rò lympho, giãn lympho ruột….
Các triệu
chứng thường gặp như phù ngoại vi, tiêu chảy, đau chướng bụng, tiêu phân mỡ
hoặc tiêu chảy từng đợt, tràn dịch các màng (phổi, tim, bụng). Hậu quả giảm hấp
thu các chất dinh dưỡng (đặc biệt là chất béo và các triglyceride chuỗi dài-
LCT) dẫn đến tình trạng giảm protein máu và suy dinh dưỡng. Chế độ ăn có vai
trò quan trọng trong quản lý bệnh PLE bao gồm tăng protein giảm chất béo, ít
LCT, bổ sung MCT (béo chuỗi trung bình) giảm tỷ lệ tử vong và cải thiện các
triệu chứng của bệnh đáp ứng điều trị.
2. Nhu cầu dinh dưỡng
Xác định
nhu cầu dinh dưỡng: Nhu cầu năng lượng đạt 25-30 kcal/kg/ngày. Trong đó:
+ Chất bột
đường chiếm 50-60% tổng năng lượng.
+ Chất đạm
chiếm 18-25%.
+ Chất béo:
còn lại.
3. Chế độ dinh dưỡng
3.1. Nguyên
tắc
- Bổ sung
protein có thể lên đến 2-3g/kg/ngày để duy trì cân bằng nitơ, chủ yếu các axít
amin thiết yếu.
- Hạn chế béo
chuỗi dài (LCT- Long Chain Triglyceride)
- Thay thế
LCT bằng MCT.
- Bổ sung
vitamin đặc biệt các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, K, E.
- Bổ sung
chất khoáng như Canxi, sắt…
- Lựa chọn
chất xơ tan, hạn chế xơ không tan giúp hạn chế tiêu chảy.
- Có thể bổ
sung đa vi chất dinh dưỡng theo nhu cầu khuyến nghị hoặc có thể bổ sung đơn
chất nếu có bằng chứng thiếu hụt.
3.2. Dinh
dưỡng qua đường miệng
- Chia nhỏ
bữa 4-6 bữa/ngày ăn chậm nhai kỹ.
- Đủ các nhóm
thực phẩm.
- Lựa chọn
các thực phẩm giàu đạm ít béo: chọn phần nạc hạn chế tối đa phần mỡ (nên sử
dụng ức gà, lòng trắng trứng, thịt heo bò nạc, cá bỏ da như cá lóc cá thác lác,
cá thu, thịt ếch bỏ da..).
- Hạn chế sử
dụng dầu mỡ để chế biến món ăn. Nếu sử dụng dầu chế biến món ăn nên ưu tiên dầu
chứa MCT chiết xuất từ dầu dừa hoặc dầu cọ (cần tư vấn chuyên gia dinh dưỡng).
- Lựa chon
luộc, hấp, nấu canh hạn chế chiên xào, nướng.
- Nếu người
bệnh ăn uống không đủ nhu cầu dinh dưỡng, bổ sung dinh dưỡng qua đường miệng
(như sữa DD ở dạng nguyên tố hoặc bán phân tử như đạm peptide, béo MCT, hạn chế
tối đa LCT, không chất xơ, không gluten, không chứa đường lactose, tuỳ nguyên
nhân gây bệnh).
- Sử dụng MCT
bột hoặc dầu MCT thay thế LCT, tuy nhiên sử dụng lâu dài trên 3 tuần cần theo
dõi thiếu các chất béo thiết yếu như axít béo omega 3, 6, 9 và thiếu vitamin
tan trong dầu A, D, K, E.
- Bổ sung qua
đường tiêu hoá có chứa omega 3, vitamin D.
3.3. Dinh
dưỡng qua ống thông
- Khi người
bệnh không ăn đủ theo hướng dẫn.
- Tuỳ đường
nuôi dưỡng lựa chọn công thức DD phù hợp.
- Hạn chế
chất béo đặc biệt LCT thay thế MCT.
- Chất béo
MCT được khuyến cáo dùng cho dinh dưỡng qua ống thông
- Lưu ý tráng
ống với 30ml nước trước và sau khi sử dụng MCT.
3.4. Dinh
dưỡng qua tĩnh mạch (DDTM)
- Là phương
pháp thường được sử dụng ở pha cấp của bệnh nhằm giảm các triệu chứng của bệnh
hoặc khi dinh dưỡng qua tiêu hoá với MCT và tăng protein không cải thiện.
- Tuỳ vào chỉ
định DDTM toàn phần hay hỗ trợ 1 phần có thể chọn dịch truyền đơn lẻ hoặc hỗn
hợp.
- Bổ sung nhũ
dịch béo có chứa axít béo thiết yếu (axit béo omega 3, 6, 9) khi DDTH ít LCT.
- Có thể xem
xét sử dụng tiêm truyền Albumin nếu người bệnh phù nhiều do giảm Albumin máu.
- Theo dõi
cân bằng dịch.
3.5. Cơ
chất dinh dưỡng
- MCT được
chiết xuất từ dầu dừa và dầu cọ, tuy nhiên nếu dùng các loại dầu này vẫn chứa
nhiều LCT vẫn gây các triệu chứng của bệnh PLE.
- MCT thường
dùng dạng dầu MCT hoặc bột MCT: 1g cung cấp 8,25 kcal.
- MCT hấp thu
trực tiếp qua tĩnh mạch cửa không qua hệ thống bạch huyết nên không dự trữ
trong cơ thể tránh được quá tải dưỡng trấp hạn chế thoát protein.
- Tỷ lệ
MCT:LCT thường là 83:17, hoặc điều chỉnh chuyên biệt trong một số TH đặc biệt.
- Dầu MCT
hoặc bột MCT có thể trộn vào thực phẩm hoặc nước trái cây, súp hoặc nước sốt …
Lưu ý nếu chế biến nhiệt độ cao (150 độ) cùng với thực phẩm sẽ ảnh hưởng đến
mùi vị thực phẩm.
- Sử dụng dầu
MCT hoặc bột MCT liều cao có thể dẫn đến các triệu chứng đầy bụng khó tiêu hoặc
tiêu chảy.
- Khuyến cáo
có thể sử dụng liều tối đa từ 50-100g MCT/ngày nên chia thành nhiều bữa nhỏ/ngày
không quá 15g/bữa (cá thể hoá và cần tư vấn chuyên gia dinh dưỡng).
- Axít béo
thiết yếu như Linoleic axít (axít béo omega 3) có nhiều trong dầu dầu hướng
dương, dầu ngô. Nhu cầu omega 3 chiếm 2-4% tổng năng lượng (20-40 kcal/2000
kcal).
3.6. Phòng
ngừa và theo dõi biến chứng
- Phòng ngừa
hội chứng nuôi ăn lại.
- Theo dõi
dịch xuất nhập.
- Theo dõi
giám sát lượng chất béo như LCT và axít béo thiết yếu thu nạp hàng ngày.
4. Thực đơn mẫu
Bữa ăn
|
Món ăn
|
Thực phẩm
|
Khối lượng (gram)
|
Ghi chú
|
Sáng
|
Phở ức
gà, lòng trắng trứng (1 tô vừa)
|
Bánh phở
|
150
|
1 chén
vừa
|
Thịt ức
gà
|
45
|
|
Lòng
trắng trứng
|
30
|
1 quả
trứng (bỏ
lòng đỏ)
|
Giá đậu
xanh
|
20
|
|
Rau mùi,
rau thơm, hành
|
50
|
|
Gia vị,
tương ớt..
|
|
Nêm nếm
vừa ăn
|
MCT (Acid
béo chuỗi trung bình)
|
MCT
|
10
|
Pha với
100ml nước ấm
|
GTDD:
Năng lượng 450 Kcal, đạm 21g, béo 16g, đường 59g
|
Phụ sáng
|
Trái cây
|
Bưởi
|
240
|
3 - 4 múi
bưởi
|
GTDD:
Năng lượng 70 Kcal, đạm 0,5g, béo 0g, đường 18g
|
Trưa
|
Cơm
|
Gạo trắng
|
78
|
1 chén
trung bình cơm đầy
|
Chả cá
thát lát hấp
|
Thịt cá
thác lác
|
80
|
|
Củ hành
tươi, hành lá
|
8
|
|
Đường,
gia vị
|
|
Nêm nếm
vừa ăn
|
Canh bầu
thịt bằm
(1 chén)
|
Bầu
|
50
|
|
Thịt heo
nạc bằm
|
5
|
|
Hành ngò
|
|
|
Gia vị
|
|
Nêm nếm
vừa ăn
|
Rau muống
luộc
|
Rau muống
|
180
|
|
|
MCT (Acid
béo chuỗi trung bình)
|
MCT
|
10
|
Pha với
100ml nước ấm
|
GTDD:
Năng lượng 510 Kcal, đạm 27g, béo 14g, đường 72g
|
Phụ xế
|
Trái cây
|
Chuối
|
150
|
2 trái
nhỏ hoặc 1 trái lớn
|
GTDD:
Năng lượng 100 Kcal, đạm 1.5g, béo 0.5g, đường 22g
|
Chiều
|
Cơm
|
Gạo trắng
|
78
|
1 chén
trung bình cơm đầy
|
Cá lóc
kho (bỏ da)
|
Cá lóc
(bỏ da)
|
110
|
2 khứa
vừa
|
Dầu thực
vật
|
3
|
|
Hành lá,
hành hoa
|
8
|
|
Gia vị
|
|
Nêm nếm
vừa ăn
|
Canh rau
ngót thịt bằm (1 chén)
|
Rau ngót
|
20
|
|
Thịt heo
nạc bằm
|
5
|
|
Gia vị
|
|
Nêm nếm
vừa ăn
|
Cải thìa
luộc
|
Cải thìa
|
180
|
|
GTDD:
Năng lượng 490 Kcal, đạm 31g, béo 8g, đường 75g
|
* Lưu ý: trong trường
hợp không dùng được dầu MCT có thể dùng bột MCT bổ sung cung cấp năng lượng.
Tài
liệu tham khảo
1. Shah, N. (2017). The Use
of Medium-Chain Triglycerides in Gastrointestinal Disorders.
2. Lomer, M. (Ed.). (2014).
Advanced Nutrition and Dietetics in Gastroenterology.
3. Parrish, C.R., DiBaise,
J.K., & Copland, A.P. (2017). Protein Losing Enteropathy : Diagnosis and
Management.
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH BỊ HỘI
CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH
(MÃ CHẾ ĐỘ DD BỆNH LÝ: TH09)
1. Đại cương
Hội chứng
ruột kích thích (IBS - Irritable Bowel Syndrome) là một rối loạn chức năng ruột
mạn tính chủ yếu là các triệu chứng của đại tràng bao gồm các triệu chứng đau
bụng tái phát, trung bình ít nhất 1 ngày mỗi tuần kéo dài trong 3 tháng gần
đây, kết hợp với 2 hoặc 3 triệu chứng sau:
- Liên quan
đến đại tiện.
- Liên quan
đến thay đổi số lần đại tiện.
- Liên quan
đến thay đổi tính chất của phân.
Các triệu
chứng xảy ra ≥ 3 tháng gần nhất với triệu chứng khởi phát ít nhất 6 tháng trước
khi được chẩn đoán.
- Các yếu tố
làm tăng nguy cơ phát triển IBS bao gồm di truyền, môi trường và tâm lý xã hội.
- Các yếu tố
kích hoạt khởi phát hoặc làm trầm trọng hơn các triệu chứng IBS bao gồm tình
trạng viêm dạ dày ruột trước đó, không dung nạp thức ăn, căng thẳng mạn tính,
viêm túi thừa và phẫu thuật.
Cơ chế bệnh
sinh chính trong hội chứng IBS khởi phát đa yếu tố với sinh lý bệnh phức tạp:
- Rối loạn
vận động ruột: tăng nhu động ruột gây tiêu chảy, giảm nhu động ruột gây táo
bón.
- Tăng tính
thấm ruột.
- Kích hoạt
hệ miễn dịch.
- Thay đổi hệ
vi sinh đường ruột.
- Rối loạn
trục não ruột.
IBS được
chia thành bốn loại:
- IBS-D (IBS
bị tiêu chảy).
- IBS-C (IBS
bị táo bón).
- IBS-M (IBS
với các triệu chứng hỗn hợp).
- IBS-U (IBS
không phân loại).
- Chế độ ăn
uống có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng, đặc biệt là sau bữa có tiêu
thụ các loại thực phẩm như sữa, lúa mì, caffein, trái cây, rau, nước ép trái
cây, nước ngọt có đường, kẹo cao su và chế độ ăn giàu chất béo.
- Chế độ ăn
kiêng quá mức, giảm béo, giảm đường, loại hoàn toàn các thức ăn gây bất lợi sẽ
làm mất tính cân đối khẩu phần ăn, có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng và
thiếu hụt vi chất dinh dưỡng ở người bệnh.
- Triệu chứng
của IBS như đau bụng, táo bón, tiêu chảy, chướng bụng, mệt mỏi ảnh hưởng trực
tiếp đến giảm lượng thức ăn vào, hấp thu, tiêu hóa.
2. Nhu cầu dinh dưỡng
- Nên cá thể
hóa chế độ DD để đạt được sự cân đối về dinh dưỡng, hợp lý.
- Năng lượng
25-30kcal/kg/ngày (Glucid 55-65%, chất béo 20-25% và chất đạm 15-20% tổng năng
lượng).
- Nhu cầu
chất xơ chiếm 25-35g/ngày.
3. Chế độ dinh dưỡng
3.1 Nguyên
tắc
- Chế độ ăn
thấp FODMAPs (Fermentable Oligosaccharides Disaccharides Monosacharides and
Polyols).
- Sử dụng
thực phẩm có chứa chất xơ (đặc biệt là xơ tan), chất chống oxi hoá và chất
chống viêm.
- Tránh thực
phẩm chứa Gluten.
- Chia nhỏ
bữa (4-6 bữa/ngày), ăn chậm nhai kỹ.
- Bổ sung
Probiotic.
3.2 Dinh
dưỡng qua tiêu hoá
Chế độ ăn
phù hợp giúp cải thiện các triệu chứng tiêu hóa, tăng đáp ứng điều trị và nâng
cao chất lượng cuộc sống. Do đó, thay đổi chế độ ăn là nguyên tắc điều trị đầu
tay cho hội chứng ruột kích thích.
- Chế độ ăn
FODMAPs bao gồm các carbohydrate chuỗi ngắn, không được hấp thu tại ruột non,
sản sinh khí, gây chướng bụng và đau. Ngược lại, chế độ ăn thấp FODMAPs giúp
cải thiện các triệu chứng tiêu hoá trong IBS, nên thăm dò và dùng thử liều
lượng:
+ Nếu xuất
hiện liên tục các triệu chứng ở đường tiêu hoá hoặc trầm trọng nên ngưng dùng
và thay thế bằng loại thực phẩm tương tự phù hợp.
+ Nếu vẫn
tiếp tục dùng loại thực phẩm đó thì nên từ liều thấp đến liều cao và theo dõi
triệu chứng nếu có.
Thực phẩm
chứa nhiều FODMAPs: táo, quả cherry, đào, một số rau quả xanh như đậu Hà Lan,
bắp cải, bông cải xanh, chất làm ngọt nhân tạo và thực phẩm nhiều lactose, như
sữa, kem, phô mai, sô-cô-la và kem lên men.
- Chất xơ:
Nên tăng từ từ lượng chất xơ cho người bệnh.
Tăng lượng
chất xơ trong chế độ ăn giúp cải thiện triệu chứng bệnh IBS đặc biệt là các
chất xơ tan có nhiều trong yến mạch, lúa mạch, hạt chia…
Hạn chế các
loại xơ không tan như lúa mì, ngũ cốc nguyên hạt, vỏ các loại trái cây như táo,
nho, cà chua…
Nếu người
bệnh không thể dung nạp được hết lượng chất xơ theo yêu cầu, có thể sử dụng chế
phẩm xơ tan.
- Chất béo:
trong chế độ ăn thường là tác nhân gây ra các triệu chứng tiêu hoá ở người bệnh
IBS, đặc biệt sau bữa thịnh soạn nhiều dầu, mỡ, bơ sẽ làm giảm quá trình vận
chuyển khí ở đại tràng. Khuyến khích lựa chọn thực phẩm ít chất béo, giàu chất
dinh dưỡng bao gồm sữa ít béo, protein nạc (thịt gia cầm và cá), protein có
nguồn gốc thực vật.
- Loại bỏ
gluten: các nghiên cứu cho thấy triệu chứng tiêu chảy trong IBS sẽ được cải
thiện nếu họ ngưng dùng gluten (lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen).
- Đường
lactose: tình trạng kém hấp thu lactose thường gặp ở người bệnh IBS.
- Probiotic:
được khuyến nghị cho người bệnh IBS và đã được chứng minh giúp cải thiện các
triệu chứng. Tạo và duy trì một hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh, cải thiện các
chức năng của đường ruột. Có thể bổ sung Bifidobacterium và Lactobacillus, sữa
chua.
- Men tiêu
hóa: amylase, lactase, protease và lipase có thể giúp cải thiện các triệu chứng
tiêu hóa như khó tiêu, chướng bụng, nhưng hiện còn thiếu bằng chứng để khuyến
nghị sử dụng men tiêu hóa trong quản lý triệu chứng IBS.
- Caffein:
làm tăng nhu động ruột và các triệu chứng tiêu hoá ở người bệnh IBS nên khuyến
khích người bệnh hạn chế sử dụng các loại thức uống có chứa caffein.
- Rượu: là
tác nhân kích hoạt các triệu chứng tiêu hoá ở người bệnh IBS, khi lạm dụng rượu
kéo dài sẽ làm giảm hấp thu carbohydrate, chất béo và protein sẽ khởi phát các
triệu chứng rầm rộ hơn nên hạn chế rượu và các thức uống có chứa cồn.
4. Theo dõi dinh dưỡng
- Khai thác
tiền sử lâm sàng, dị ứng thức ăn, các triệu chứng tiêu hóa.
- Đánh giá
khẩu phần ăn, tần suất ăn thực phẩm, nhật ký ăn uống.
- Chỉ số nhân
trắc.
- Đánh giá và
theo dõi tình trạng rối loạn ăn uống.
- Đánh giá
tình trạng sức khoẻ tâm thần.
5. Thực đơn mẫu
Bữa ăn
|
Món ăn
|
Thực phẩm
|
Khối lượng tịnh(g)
|
Ghi chú
|
Sáng
|
Bánh canh
thịt heo
(1 tô
lớn)
|
Bánh canh
|
180
|
1 chén
đầy
|
Thịt heo
nạc
|
70
|
|
Cà rốt
|
30
|
|
Củ cải
trắng
|
20
|
|
Rau mùi,
rau thơm
|
5
|
|
Gia vị,
dầu ăn
|
|
Nêm nếm
vừa ăn
|
GTDD:
Năng lượng 350 Kcal, đạm 17,5g, béo 7g, đường 54g
|
Phụ sáng
|
Trái cây
|
Thanh
long
|
300
|
1 quả nhỏ/
½ quả lớn
|
GTDD:
Năng lượng 120 Kcal, đạm 3.5g, béo 0.5g, đường 25.5g
|
Trưa
|
Cơm
|
Gạo trắng
|
78
|
1 chén
trung bình cơm đầy
|
Thịt kho
trứng
|
Thịt heo
mỡ
|
35
|
1 miếng
vừa
|
Trứng gà/
vịt
|
60
|
1 quả
|
Nước mắm,
gia vị
|
|
Nêm nếm
vừa ăn
|
Canh cải
xanh thịt bằm (1 chén)
|
Cải xanh
|
50
|
|
Thịt heo
nạc bầm
|
5
|
|
Dầu ăn
|
1
|
|
Gia vị
|
|
Nêm nếm
vừa ăn
|
Cải bắp
luộc
|
Cải bắp
|
200
|
|
GTDD:
Năng lượng 630 Kcal, đạm 26g, béo 22,5g, đường 81g
|
Phụ xế
|
Trái cây
|
Bưởi
|
240
|
3 - 4 múi
bưởi
|
GTDD:
Năng lượng 70 Kcal, đạm 0,5g, béo 0g, đường 17,5g
|
Chiều
|
Cơm
|
Gạo trắng
|
78
|
1 chén
trung bình cơm đầy
|
Canh mướp
(1 chén)
|
Mướp
|
50
|
|
Thịt heo
nạc bằm
|
5
|
|
Dầu thực
vật
|
1
|
|
Gia vị
|
|
Nêm nếm
vừa ăn
|
Mực xào
rau củ
|
Mực tươi
|
120
|
|
Cà chua,
dưa chuột
|
50
|
|
Dứa/ thơm
|
30
|
|
Gia vị
|
|
Nêm nếm
vừa ăn
|
GTDD:
Năng lượng 430 Kcal, đạm 27,5g, béo 7g, đường 64,5g
|
Tài
liệu tham khảo
1. Hellström, P. M.,
& Benno, P. (2019). The Rome IV: irritable bowel syndrome - a functional
disorder. Best Practice & Research Clinical Gastroenterology, 101634.
2. Lacy, Brian E et al.
ACG Clinical Guideline: Management of Irritable Bowel Syndrome, The American
Journal of Gastroenterology: January 2021 - Volume 116 - Issue 1 - p 17-44.
3. El-Salhy M et al.
Dietary fiber in irritable bowel syndrome (International Journal of Molecular
Medicine 2017 Sep; 40(3): 607-613.
CHẾ ĐỘ
DINH DƯỠNG CHO BỆNH XƠ GAN Ở TRẺ EM
(MÃ CHẾ ĐỘ DD BỆNH LÝ: 3GM)
1. Đại cương
Xơ gan là
tình trạng bệnh lý, trong đó gan bị mất cấu trúc bình thường do quá sản tổ chức
xơ và tăng sinh tế bào thành các nốt tái sinh. Xơ gan là giai đoạn cuối của các
bệnh gan mạn tính do nhiều nguyên nhân, tổn thương xơ hóa có thể bất hồi phục
nếu để quá trễ và nguyên nhân không được giải quyết.
Gan giữ vai
trò quan trọng vì tham gia nhiều quá trình tổng hợp, chuyển hóa và khử độc
trong cơ thể; do đó khi bị xơ gan, chức năng gan suy giảm sẽ ảnh hưởng đến hàng
loạt các rối loạn chuyển hóa dinh dưỡng như giảm dự trữ glycogen, tăng đề kháng
insulin, giảm tổng hợp protein (đặc biệt là albumin), thiếu hụt BCAA (branched
chain amino axít- các axít amin phân nhánh), tăng amoniac máu, giảm dự trữ vi
chất dinh dưỡng, tăng dị hóa đạm dẫn đến teo cơ, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn
dịch…, từ đó thúc đẩy và làm nặng hơn các biến chứng của xơ gan. Suy dinh dưỡng
trong xơ gan do 3 yếu tố chính là giảm lượng ăn vào, kém tiêu hóa hấp thu và
rối loạn chuyển hóa chất dinh dưỡng.
Bảng 1: Sinh lý bệnh suy dinh dưỡng
trong bệnh gan mạn tính, xơ gan
Hạn chế lượng ăn vào
|
- Các
yếu tố liên quan đến bệnh: chán ăn, chậm rỗng dạ dày, buồn nôn/nôn, chướng bụng
(cổ trướng), hạn chế dịch.
- Bệnh
đồng mắc:
rối loạn vị giác do suy dinh dưỡng, trầm cảm, thay đổi chế độ ăn do bệnh lý
thận…
- Liên
quan đến y tế:
ngừng ăn để làm các thủ thuật, ăn lại muộn sau thủ thuật, nuôi dưỡng không
tối ưu/không phù hợp (hạn chế protein trong suy gan cấp), tác dụng phụ của
thuốc.
|
Rối loạn chuyển hóa
|
- Tăng
năng lượng tiêu hao
-
Kháng insulin:
phân giải lipid ngoại vi, kém tổng hợp protein ở gan và cơ.
- Bất
thường hormone tăng trưởng (GH): Kháng GH, kháng GH, giảm tiết IGF-1.
- Quá
trình oxy hóa bất thường của chất dinh dưỡng đa lượng: tăng oxy hóa
leucine, hạn chế tổng hợp protein; oxy hóa chất béo.
- Giảm
dự trữ glycogen.
|
Khó tiêu/kém
hấp thu
|
- Rối
loạn tiêu hóa:
giảm axít mật trong lòng ruột, suy tụy ngoại tiết, tăng nhu động tiêu hóa.
- Rối
loạn hấp thu: do
tăng áp lực tĩnh mạch cửa, tác dụng phụ của thuốc.
- Mất
chất qua đường tiêu hóa: tiêu chảy, rối loạn nước và chất khoáng do rối loạn
chức năng thận.
|
2.
Chế độ dinh dưỡng
2.1. Mục tiêu
- Phòng ngừa suy dinh
dưỡng và nâng cao chất lượng sống.
- Cung cấp đủ, cân đối
các chất dinh dưỡng, phòng thiếu hụt vitamin - khoáng chất.
- Hỗ trợ điều trị bệnh lý
nền và tình trạng suy giảm chức năng gan, làm chậm quá trình tiến triển của
bệnh.
2.2. Nguyên tắc
- Cung cấp đủ năng lượng,
protein, lipid, carbohydrate phù hợp với tình trạng bệnh.
- Bổ sung đủ các vitamin
tan trong dầu ở dạng sinh khả dụng cao.
- Hạn chế muối và nước
trong giai đoạn trẻ bị phù.
- Giảm nguy cơ hạ đường
máu.
2.3. Nhu cầu dinh dưỡng
Nhu cầu năng lượng: Xác định nhu cầu năng
lượng gặp nhiều khó khăn trong lâm sàng do bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố ảnh
hưởng, vì vậy, đo năng lượng gián tiếp là tiêu chuẩn vàng. Tuy nhiên, đo năng
lượng gián tiếp không sẵn có ở phần lớn cơ sở y tế; vì vậy, ước tính năng lượng
tiêu hao lúc nghỉ bằng phương trình ước tính của FAO/WHO/UNU thường được áp
dụng. Nói chung, tình trạng tăng dị hóa và suy dinh dưỡng dẫn đến tăng nhu cầu
năng lượng cơ bản ở trẻ. Các hướng dẫn điều trị trong bệnh lý xơ gan ở trẻ em
đều ủng hộ việc nâng nhu cầu năng lượng lên 130% so với nhu cầu.
Bảng 2. Công thức tính năng lượng tiêu hao lúc
nghỉ theo WHO
Tuổi
|
Trai
|
Gái
|
3-10 tuổi
|
(22,7 ×
cân nặng) + 495
|
(22,5 ×
cân nặng + 499
|
10-18
tuổi
|
(17,5 ×
cân nặng) + 651
|
(12,2 ×
cân nặng) + 746
|
Nhu cầu protein thường tăng (30-50%
tổng năng lượng) so với bình thường do gan giảm tổng hợp, mất protein, tăng oxy
hóa axít amin và suy dinh dưỡng. Riêng trong bệnh não gan, protein giảm còn
0,5-1g/kg/ngày. Tuy nhiên, cần điều trị nguyên nhân của bệnh não gan vì hạn chế
protein < 2g/kg/ngày kéo dài trên 24-48 giờ sẽ gây tăng dị hóa cơ và khiến
tình trạng tăng ammonia máu càng trầm trọng hơn.
Chế độ giàu BCAA giúp
cải thiện khối cơ ở trẻ mắc bệnh gan giai đoạn cuối. Công thức có đạm whey 3 g/kg/ngày
tại nồng độ 2,6 g/100 mL giúp cung cấp thêm 10% BCAA mà không ảnh hưởng đến mùi
vị của thực phẩm và vị giác của trẻ.
Nhu cầu chất béo phụ thuộc vào tình
trạng dinh dưỡng và mức độ kém hấp thu. Thường chất béo 25% -30% tổng năng
lượng, nhưng khi lipid mất qua phân cần tăng lipid có thể đến 50%. Chất béo MCT
thường sử dụng ở trẻ ứ mật.
Nhu cầu carbohydrate: thường chiếm 40% - 65%
tổng năng lượng, điều chỉnh dựa vào triệu chứng lâm sàng và đường huyết của
bệnh nhi.
2.4. Hỗ trợ dinh dưỡng
Cần tăng cung cấp năng
lượng, lipid và protein, đồng thời tránh nhịn đói kéo dài, cho ăn thường xuyên
(mỗi 1-2 giờ ở trẻ sơ sinh và 3-4 giờ ở trẻ lớn hơn), cho ăn cả vào ban đêm để
ngăn ngừa rối loạn chuyển hoá protein. Có thể dùng thực phẩm bổ sung để pha vào
sữa mẹ (fortified human milk).
Khi bị hạ đường huyết
liên tục có thể cho ăn liên tục qua ống thông (kể cả ban đêm) hoặc dinh dưỡng
tĩnh mạch toàn phần trong các trường hợp nặng.
Ở người bệnh không thể
đạt được nhu cầu dinh dưỡng đầy đủ bằng đường miệng cần phải DD qua ống thông
(ÔT) mũi dạ dày (hoặc ÔT hỗng tràng). Nếu DD qua tiêu hóa không đạt đủ nhu cầu
năng lượng, nên sử dụng DD tĩnh mạch hỗ trợ.
MCT là thành phần chính
của việc bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh ứ mật nhưng MCT nên <80% tổng
lượng chất béo để ngăn ngừa thiếu axít béo thiết yếu.
Chế độ ăn dễ tiêu và
giàu chất xơ giúp tăng cường hấp thu và hạn chế táo bón, đặc biệt trong bệnh
não gan.
Bảng 3. Tóm tắt dinh dưỡng cho bệnh nhi xơ gan
|
Nhu cầu
|
Khuyến nghị
|
|
Năng
lượng
|
130% nhu
cầu năng
lượng
theo tuổi.
|
Xác định
năng lượng tiêu hao lúc nghỉ
Theo dõi
chu vi vòng cánh tay và bề dày lớp mỡ dưới da sau mỗi 2-4 tuần.
Dinh
dưỡng qua ÔT nếu không thể đáp ứng các mục tiêu năng lượng sau 2 tuần.
|
|
Chất béo
|
25%-30%
(có thể tăng đến 50% trong trường hợp đặc biệt)
Khởi đầu MCT/LCT 30%/70% tổng lượng calo chất béo.
Cung cấp
tối thiểu
3% tổng
năng lượng từ Linoneic
axít và 0,7%-1% từ α Linonenic axít.
|
Tăng MCT
nếu tăng trưởng kém với LCT (long
chain triglyceride-chất béo chuỗi dài) hoặc nếu kém hấp thu LCT, MCT có thể được thêm vào
dưới dạng dầu MCT
và công
thức DD chứa MCT.
Tiêu chảy
phân mỡ có thể gợi ý dấu hiệu thừa
MCT.
Theo dõi
sự thiếu hụt các axít béo thiết yếu, các nguồn axít béo thiết yếu trong chế độ ăn uống bao
gồm: đậu nành, hạt
cải,
ngô, quả óc chó hoặc dầu cá, lòng đỏ trứng.
|
|
Protein
|
130-150%
nhu cầu theo lứa tuổi.
|
Cung cấp
ít nhất 100% nhu cầu theo tuổi. BCAA chiếm 32 - 50% tổng lượng protein.
|
|
Carbohydrate
|
40-65%
tổng năng lượng.
|
Điều
chỉnh tuỳ đường máu như nguy cơ tăng đường huyết do kháng insulin hoặc hạ
đường huyết do giảm dự trữ.
|
|
|
Vitamin A
|
<10
kg: 5000 IU/ngày
> 10
kg: 10.000 IU/ngày
|
Điều
chỉnh dựa trên xét nghiệm.
|
|
Vitamin D3
|
2.000-5.000 IU/ngày
|
Liều hàng
tuần (50.000 IU/một lần mỗi tuần)
được sử dụng ở đối tượng hạn chế tiếp cận y tế.
|
|
Vitamin K
|
2-5mg/ngày
|
Có thể
1-10 mg tiêm tĩnh mạch (đã có báo cáo các trường hợp shock phản vệ do vitamin
K khi tiêm tĩnh mạch). Có thể sử dụng tiêm bắp.
|
|
Sắt
|
Theo nhu
cầu theo
tuổi
|
Có thể
xảy ra nhiễm độc gan do ứ sắt, cẩn thận khi sử dụng sắt đường tĩnh mạch.
Hạn chế
sắt trong bệnh ứ sắt mô di truyền (Hemochromatosis).
|
|
Canxi
|
Theo nhu
cầu theo tuổi
|
Tăng
canxi và giảm lượng oxalat với các người bệnh ứ mật sỏi thận oxalat.
|
|
Natri
|
1-2 mEq/kg/ngày
|
Hạn chế
nếu quá tải dịch.
|
|
Kali
|
2 mEq/kg/ngày
|
Điều
chỉnh dựa trên kết quả xét nghiệm.
|
|
3.
Lược đồ dinh dưỡng

4.
Thực đơn mẫu
Thực đơn tham khảo cho xơ gan ở trẻ em
THỰC ĐƠN CHO TRẺ 2-3 TUỔI
|
Giá trị dinh dưỡng
|
Sáng
Cháo
thịt băm (250 ml)
Hoa
quả
|
Gạo: 35g
Bí đỏ: 30
g
Thịt lợn
băm: 35 g
Dầu MCT:
5ml
Táo: 40g
(1/4 quả vừa)
|
NL: 1640
Kcal
P:L:G
(g)= 58:64:206
P:L:G (%)
=14/35/51
Chất xơ:
4g
BCAA (g):
7,5
MCT/LCT
(%)= 30/70
Năng
lượng từ acid lioleic là 7,5%, acid liolenic là 0,72%
Sữa trong
thực đơn loại: + 1Kcal/1ml
+ MCT/Tổng
Lipid = 51%
+ 100g
bột có
P:L:G
(g)= 13,7/ 17,5/62,8 và 2,06g acid linoleic, 0,25g acid linolenic
Lưu
ý
- Các bữa ăn cách nhau
2,5-4 tiếng theo nhu cầu
- Quy
đổi “định lượng chín” và tương đương mang tính chất tham khảo, có khác nhau
giữa các thực phẩm và dụng cụ đựng như bát, đĩa, thìa,…
|
Phụ
sáng
|
Sữa:
250ml
|
Trưa
Cơm,
thịt bò xay
rim, bắp cải luộc, canh rau ngót
|
Cơm: 100g
(lưng bát con)
Thịt bò:
50g (35g chín = 8-10 miếng mỏng)
Bắp cải:
80g (70 g chín = ½ bát con rau)
Rau ngót:
10g
Dầu ăn:
10ml
Dầu MCT:
5ml
|
Phụ
chiều
|
Dưa hấu:
100 g (2 miếng vừa)
|
Bữa
chiều
|
Sữa: 200
ml
|
Tối
Cơm,
trứng chưng, su su luộc, canh cải xanh
|
Cơm : 100
g (lưng bát con)
Trứng vịt
: 1 quả (70g)
Su su :
80 g (70g chín=1/2 bát con)
Cải xanh
: 10g
Dầu ăn :
10ml
Dầu MCT :
5ml
|
Phụ
tối
|
Sữa 200
ml
|
Tài
liệu tham khảo
1. Cordova J, Jericho H,
Azzam RK. An Overview of Cirrhosis in Children. Pediatr Ann.
2016;45(12). doi:10.3928/19382359-20161117-01
2. Mouzaki M, Bronsky
J, Gupte G, et al. Nutrition Support of Children With Chronic Liver Diseases: A
Joint Position Paper of the North American Society for Pediatric
Gastroenterology, Hepatology, and Nutrition and the European Society for
Pediatric Gastroenterology, Hepatology, and Nutrition. J Pediatr
Gastroenterol Nutr. 2019;69(4):498-511. doi:10.1097/MPG.0000000000002443
3. Silva M, Gomes S,
Peixoto A, et al. Nutrition in Chronic Liver Disease. GE Port J Gastroenterol.
2015;22(6):268-276. doi:10.1016/j.jpge.2015.06.004
4. Chin SE, Shepherd
RW, Thomas BJ, et al. Nutritional support in children with end-stage liver
disease: a randomized crossover trial of a branched-chain amino axít
supplement. Am J Clin Nutr. 1992;56(1):158-163. doi:10.1093/ajcn/56.1.158
5. Sundaram SS, Mack
CL, Feldman AG, Sokol RJ. Biliary Atresia: Indications and Timing of Liver
Transplantation and Optimization of Pre- Transplant Care. Liver Transpl.
2017;23(1):96-109. doi:10.1002/lt.24640
CHẾ ĐỘ
DINH DƯỠNG CHO TRẺ EM THIẾU MEN TỤY NGOẠI TIẾT
(MÃ CHẾ ĐỘ DD BỆNH LÝ: 3VT07)
1. Đại cương
Thiếu men
tụy gây kém tiêu hóa thức ăn, kém hấp thu chất dinh dưỡng, chậm tăng trưởng và
phát triển, làm ảnh hưởng đến phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Các
nguyên nhân gây thiếu men tụy ngoại tiết ở trẻ em chủ yếu là bệnh tại tụy (xơ
nang tụy, viêm tụy, hội chứng Shwachman-Diamond (SDS), nguyên nhân ngoài tụy (viêm
ruột, celiac,...)
2. Điều trị
2.1. Mục
tiêu và nguyên tắc điều trị
- Đảm bảo
tình trạng dinh dưỡng bình thường.
- Giảm hay
loại bỏ triệu chứng: tiêu chảy phân mỡ, kém hấp thu.
- Tránh các
nguy cơ tử vong và biến cố liên quan đến suy dinh dưỡng.
2.2. Điều
trị cụ thể
2.2.1. Liệu
pháp thay thế men tụy (Pancreatic Enzym Replace Therapy- PERT)
- Là phương
pháp điều trị cơ bản. Liều điều chỉnh dựa trên hiệu quả điều trị.
Sản phẩm
men tụy được chiết xuất từ tụy lợn với các thành phần men khác nhau bao gồm:
lipase, protease và amylase.
- Liều
lượng
+ Trẻ
<4 tuổi: 1.000 - 2.500 UI lipase/kg trong mỗi bữa chính.
+ Trẻ >4
tuổi: 500 - 2.500 UI lipase/kg trong mỗi bữa chính.
+ Lipase
cũng có thể được tính dựa trên số gam chất béo ăn vào với 500 - 4.000 UI lipase
cho mỗi g chất béo (trung bình 1.800 UI lipase/g chất béo ăn vào). Đối với bữa
phụ, liều lipase bằng nửa liều bữa chính. Trẻ nhỏ có thể cung cấp 2.000 - 4.000
UI lipase trên 120 ml sữa công thức hoặc sau mỗi lần bú mẹ. Ở trẻ có kém hấp
thu chất béo dai dẳng mặc dù liều men thay thế đã cho tối ưu, trong trường hợp này
nên tìm và điều trị các nguyên nhân khác gây ra các triệu chứng như táo bón
hoặc quá phát vi khuẩn ruột non hoặc dùng thêm thuốc kháng thụ thể H2 hoặc thuốc
ức chế bơm proton do các sản phẩm men tụy cần độ pH cao hơn để có hiệu quả.
- Tác dụng
phụ của thuốc:
+ Thuốc bổ
sung men tiếp xúc lâu dài với niêm mạc miệng có thể gây loét, đặc biệt với dạng
bột. Để ngăn ngừa biến chứng này, trẻ nên học cách nuốt viên nang càng sớm càng
tốt (3-4 tuổi). Khi cần thiết phải mở viên nang cho trẻ nhỏ, thuốc nên được sử
dụng cùng với thức ăn ngay cả ở trẻ sơ sinh. Nên kiểm tra miệng sau khi ăn và
súc miệng bằng nước, sữa nếu cần để loại bỏ các hạt bám trên niêm mạc miệng.
+ Liều quá
cao của PERT có liên quan đến bệnh đại tràng xơ hóa, khuyến cáo liều tối đa là
2.500 UI lipase/kg/bữa (hoặc ít hơn 10.000 UI lipase/kg/ngày).
2.2.2.
Điều trị hỗ trợ
- Bổ sung
vitamin tan trong chất béo nếu thiếu hụt (thiếu hụt các vitamin này là một dấu
hiệu gián tiếp của sự kém hấp thu chất béo).
- Bổ sung
dinh dưỡng bằng đường uống khi trẻ chậm tăng.
- Điều trị
căn nguyên và các triệu chứng khác đi kèm.
3. Chế độ dinh dưỡng
3.1. Mục
tiêu
- Giảm
triệu chứng khó tiêu/tiêu chảy
- Cải thiện
hấp thu chất dinh dưỡng
- Tối ưu
hoá tình trạng dinh dưỡng
- Cải thiện
chất lượng cuộc sống và khả năng sống còn
3.2. Nguyên
tắc
- Thường
xuyên theo dõi và đánh giá dinh dưỡng.
- Dùng men
thay thế. Nếu cung cấp đủ men thay thế thì không cần hạn chế lipid trong khẩu phần
ăn.
- Chế độ ăn
nhiều năng lượng với chất béo được khuyến cáo.
- Bổ sung
thường xuyên các vitamin tan trong dầu.
3.3. Dinh
dưỡng cụ thể
Năng lượng: cá thể
hóa theo độ nặng của bệnh, tình trạng dinh dưỡng, kém hấp thu.
Hỗ trợ dinh
dưỡng theo cá thể hóa
- Không cần
hạn chế khẩu phần ăn nếu tình trạng dinh dưỡng tốt. Suy dinh dưỡng cần tăng
năng lượng và protein (15-20% tổng năng lượng), chia nhỏ bữa. Chọn công thức
dinh dưỡng năng lượng 1,2-1,5kcal/ml. Chất béo khởi đầu nên 20-30%, sau đó tăng
dần cùng với men thay thế. Không cần hạn chế mỡ trong khẩu phần trừ phi có phân
mỡ.
- Bổ sung DD
qua miệng (ONS) nên dùng khi suy dinh dưỡng, kém ăn. Công thức ONS gồm hỗn hợp
LCT và MCT tốt hơn. Cho đến nay, không thấy lợi ích rõ ràng của MCT so với LCT
khi được dùng men đường uống.
- Bổ sung
vitamin và vi chất dinh dưỡng đường uống khi có thiếu.
Bảng 1. Liều khuyến nghị các
vitamin tan trong dầu
Sinh lý
|
Sàng lọc định kì
|
Khuyến nghị của hiệp hội xơ nang tuỵ
|
Khuyến nghị của ESPEN
|
|
|
<1
tuổi
|
1-3 tuổi
|
4-8 tuổi
|
>8 tuổi
|
<1 tuổi
|
>1
tuổi
|
A (tính theo
retinol)
|
Định
lượng retinol
|
1.500 IU
|
5.000 IU
|
5.000-10.000
IU
|
10.000 IU
|
Khởi đầu
liều thấp, sau đó điều chỉnh tuỳ theo nồng độ retinol trong máu
β-carotene
(1mg/kg/ngày) max: 50 mg/ngày * 12 tuần. Nên theo dõi nồng độ retinol huyết
thanh
|
D
|
25 OH D
nên kiểm tra cuối mùa đông
|
400-500 IU
Max: 2000 IU
|
800-1.000
IU cho trẻ 1- 10 tuổi (Max 4.000 IU) và 800-2000 IU cho trẻ >10 tuổi. (Max
10,000 IU)
|
400 IU,
Max 1000 IU
|
800 IU
(Max 2000 IU cho trẻ 1- 10 tuổi và 4000IU cho trẻ lớn hơn)
|
E
|
Tỉ lệ α
tocopherol /cholesterol
|
40-50 IU
|
80-150 IU
|
100-200 IU
|
200-400 IU
|
50 IU
|
100-400
IU
|
K
|
Tỉ lệ
prothrom bin
|
0,3-0,5
mg cho tất các các tuổi
|
0,3-1 mg
|
1-10 mg
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Bổ sung axít béo
thiết yếu như Linoleic axít (LA) (ω-6) và alpha-linolenic axít (ω-3) trong thực
phẩm hơn là thuốc bổ sung. Linoleic axít trong dầu hạt, axit arachidonic trong
thịt, trứng và alpha-linolenic axít trong các loại đậu, dầu hạt cải, các loại
hạt.
- Tránh ăn nhiều chất
xơ do làm tăng khối lượng phân, giảm hấp thu dinh dưỡng, giảm hiệu quả của men
thay thế.
- DD qua ÔT khi DD qua
đường miệng không đạt đủ nhu cầu DD.
- DD tĩnh mạch được chỉ
định khi có DDTH có chống chỉ định hoặc không đạt đủ nhu cầu.
4.
Lược đồ dinh dưỡng

5.
Thực đơn mẫu
(Quy đổi “định lượng
chín” và tương đương mang tính chất tham khảo, có khác nhau giữa các thực phẩm
và dụng cụ đựng như bát, đĩa, thìa,…)
THỰC
ĐƠN CHO TRẺ 6-9 TUỔI
|
Giá
trị dinh dưỡng
|
Bữa sáng
Cháo cá chép (250ml)
Hoa quả
|
- Gạo: 35g
- Cá chép: 35g
- Rau ngót: 30g
- Dầu ăn: 5 ml
Quýt ngọt: 50g (1/2 quả vừa)
|
NL: 1800 Kcal.
P:L:G (g)=76:54:252
P:L:G (%)= 17/27/56
Chất xơ (g): 8,5
Lưu ý: Các bữa ăn cách nhau 3-4 h theo nhu
cầu
Sữa tính trong thực đơn là sữa năng lượng 1Kcal/ 1ml, trong
100g bột có P:L:G = 13,9g:18,3g:60,7g
|
Phụ sáng
|
Sữa công thức:
200ml
|
Bữa trưa
Cơm, thịt lợn xay xào ngô, đậu phụ sốt rán, súp lơ luộc,
canh rau dền
|
- Cơm: 160g (1 bát con)
- Thịt lợn xay: 40 g (25 g chín = 1 thìa 4*6cm đầy)
- Ngô ngọt: 10g
- Đậu phụ: 65g (1/2 bìa)
- Súp lơ xanh: 100g (90g chín = lưng bát con rau)
- Dau dền: 100
- Dầu ăn: 10ml
|
Phụ chiều: Hoa
quả
|
Dưa hấu: 150 g (3 miếng nhỏ)
|
Bữa tối
Cơm, bò xào giá đỗ, canh mùng tơi
|
- Cơm: 160g (1 bát con)
- Thịt bò: 70 g (45g thịt chin = 9-11 miếng mỏng)
- Giá đỗ xanh: 100g (90 g chín = lưng bát con)
- Mùng tơi: 10 g
- Dầu ăn: 10 ml
|
Phụ tối
|
Sữa công thức:
200ml
|
THỰC ĐƠN CHO TRẺ 13-15 TUỔI
|
Giá trị dinh dưỡng
|
Bữa
sáng
Phở bò
Hoa
quả
|
- Phở:
150g (1/2 bát tô)
- Thịt
bò: 50g (35g chín = 8-10 miếng mỏng)
- Giá đỗ:
50g (1/2 bát con)
- Dầu ăn:
5 ml
Nho: 100g
(9-10 quả)
|
NL: 2500
Kcal.
P:L:G
(g)=106:75:350
P:L:G
(%)=17/27/56
Chất xơ
(g): 10,2
Lưu
ý: Các
bữa ăn cách nhau 3-4 h theo nhu cầu
Sữa tính
trong thực đơn là sữa năng lượng 1Kcal/ 1ml, trong 100g bột có P:L:G = 13,9g:18,3g:60,7g
|
Phụ
sáng
|
Sữa
công thức: 250ml
|
Bữa
trưa
Cơm,
chả lá lốt, gà xào nấm hương, bí xanh luộc, canh rau ngót
|
- Cơm:
200g (1,5 bát con)
- Thịt
lợn xay: 60 g (40 g chín = 1,5 thìa 4*6cm đầy)
- Thịt gà
ta: 60g (40 g chín = 2 miếng nhỏ)
- Bí
xanh: 100g (90g chín = 1 bát con rau)
- Rau
ngót: 10 g
- Dầu ăn:
10ml
|
Phụ
chiều: Hoa
quả
|
Lê: 100 g
(1/2 quả vừa)
|
Bữa tối
Cơm,
thịt lợn rang tôm, bắp cải luộc, canh cải xanh
|
- Cơm: 200g (1,5 bát con)
- Thịt
lợn: 50 g (35g chín = 3-4 miếng 5*3*0.5 cm)
- Tôm:
60g (40g chín = 2 con tôm biển bóc vỏ)
- Bắp
cải: 100 g (90g chín - 1 bát con rau)
- Dầu ăn:
10 ml
|
Phụ
tối
|
Sữa
công thức: 250ml
|
Tài
liệu tham khảo
1 Enthilkumar S;
Teresa S; Thomas J. Management of Exocrine Pancreatic Insufficiency in
Children. Nutrition in Clinical Practice Volume 34 Supplement 1October
2019 S27-S42
2 Samuel Bitton,
Michael J. Pettei. Exocrine Pancreatic Insufficiency. In Brief Vol. 37 No. 2
february 2016, 85-87
3 Marianna A, Johann
O, Mihailo B et al. ESPEN guideline on clinical nutrition in acute and chronic
pancreatitis. Clinical Nutrition 39 (2020) 612 -631
4 Jamal Garah, Irit
Rosen, Ron Shaoul. Transient Exocrine Pancreatic Insufficiency in Children: An
Existing Entity?. JPGN 2019;68: 574-577
5 Stephen J.
Pandol.The Exocrine Pancreas. Morgan & Claypool Life Sciences; 2010.
6 Yigal Dror, Jutta
Koglmeier, John Dodge et al. Draft consensus guidelines for diagnosis and
treatment of Shwachman-Diamond syndrome. Annals of the new york academy of
sciences 1242 (2011) 40-55.
7 Maisam Abu-El-Haija,
Aliye Uc, Steven L. Werlin et al. Nutritional Considerations in Pediatric
Pancreatitis: A Position Paper from the NASPGHAN Pancreas Committee and ESPGHAN
Cystic Fibrosis/Pancreas Working Group. JPGN 2018;67: 131-143.
8 Mohamed O. Othman,
Diala Harb, Jodie A. Barkin. Introduction and practical approach to exocrine
pancreatic insufficiency for the practicing clinician. Int J Clin Pract.
2018; e13066
9 Baker SS, Borowitz
D, Duffy L et al. Pancreatic enzyme therapy and clinical outcomes in patients with
cystic fibrosis. J Pediatr. 2005;146(2):189.
10. Nutrition
Guidelines for Cystic Fibrosis. in Australia and New Zealand. Endorsed by the
Thoracic Society of Australia and New Zealand 2017. .https://www.thoracic.org.au/documents/item/1045
CHẾ ĐỘ DINH
DƯỠNG CHO BỆNH CROHN Ở TRẺ EM
(MÃ CHẾ ĐỘ DD BỆNH LÝ: 3TH08)
1. Đại cương
Bệnh Crohn
(Crohn Disease - CD) là một dạng bệnh ruột viêm mạn tính (inflammatory bowel
diseases- IBD), có tổn thương xuyên thành và có thể phân bố rải rác ở khắp
đường tiêu hoá. Tỷ lệ mắc: 2,5 - 11,4/100.000.
Cơ chế bệnh
sinh chưa rõ, nhiều yếu tố tác động: gen, môi trường, chế độ ăn và miễn dịch.
Do đó, điều trị Crohn là điều trị đa phương thức: chế độ ăn, phẫu thuật, tâm lý
trị liệu, thuốc ức chế hoặc điều hòa miễn dịch (corticosteroid, methotrexat,
thiopurines và các thuốc sinh học như kháng TNF-α).
2. Tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhi bệnh crohn
2.1. Suy
giảm khối nạc và bệnh Crohn
Bệnh không
chỉ giảm cân đơn thuần mà có sự thay đổi thành phần cơ thể: khối cơ, khối xương
giảm nhưng khối mỡ có thể bình thường. Mặt khác, tình trạng suy mòn trên béo
phì càng gặp nhiều hơn ở trẻ bệnh Crohn.
2.2. Cơ chế
suy dinh dưỡng ở bệnh nhi bệnh Crohn
Thiếu máu
thường gặp ở trẻ bệnh Crohn. Suy dinh dưỡng là do:
- Lượng ăn
vào không đủ do đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy và các đợt nhịn ăn.
- Kém hấp
thu: do sự tổn thương niêm mạc ruột.
- Mất chất
dinh dưỡng: ở giai đoạn hoạt động của bệnh do rối loạn vận chuyển ion dẫn tới
mất các điện giải. Tình trạng viêm ruột với các tổn thương loét trên bề mặt
ruột gây mất protein và mất máu mạn tính qua đường ruột.
- Thay đổi
chuyển hoá.
- Sửa chữa
mô: quá trình liền các tổn thương cần nhu cầu năng lượng và protein cao.
- Tương tác
thuốc- thực phẩm.
+
Glucocorticoid cản trở sự hấp thụ và sử dụng canxi, phospho và kẽm, giảm chuyển
hóa vitamin C và D, làm biến đổi xương và loãng xương.
+
Sulfasalazine là một chất đối kháng axit folic và các liệu pháp điều trị dài
hạn có liên quan đến thiếu máu và tăng phospho máu.
+
Cholestyramine cản trở sự hấp thụ các vitamin tan trong chất béo, sắt, B12.
+ Thiếu vi
chất do dinh dưỡng đường tĩnh mạch kéo dài.
- Dậy thì
muộn và chậm phát triển.
3. Chế độ dinh dưỡng
Bảng 1: Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ
bệnh Crohn (ESPEN 2020)
Thành phần
|
Khuyến nghị
|
Năng lượng
|
Tương
đương trẻ khoẻ mạnh
|
Protein
|
Giai đoạn
hoạt động 100-120% nhu cầu bình thường
Giai đoạn
thuyên giảm: như trẻ khoẻ mạnh
|
Lipid
|
40% (6-12
tháng), 35-40% (1-3 tuổi), 20-25% (>4 tuổi)
|
Carbohydate
|
45-60%
tổng năng lượng
|
Probiotic
|
Không
khuyến cáo sử dụng probiotic để khởi phát và duy trì sự thuyên giảm bệnh của
các người bệnh Crohn.
|
Hiệp hội bệnh Crohn và
viêm đại tràng châu Âu (ECCO: European Crohn’s and Colitis Organisation) và
Hiệp hội Gan mật-Tiêu hoá Nhi khoa châu Âu (ESPGHAN: European Society for
Paediatric Gastroenterology Hepatology and Nutrition) đã đưa ra khuyến cáo về 4
chế độ dinh dưỡng điều trị và hỗ trợ điều trị bao gồm:
- Chế độ DD chuyên biệt
qua đường tiêu hóa (Exclusive Enteral Nutrition- EEN).
- Chế độ DD một phần
qua đường tiêu hoá (Partial Enteral Nutrition - PEN).
- Chế độ dinh dưỡng chuyên
biệt cho bệnh Crohn (Crohn’s Disease Exclusion Diet -CDED).
- Chế độ dinh dưỡng điều
trị Crohn (Crohn Disease Treatment-with-Eating Diet - CD-TREAT).
3.1. Chế độ dinh dưỡng
chuyên biệt qua đường tiêu hóa (Exclusive Enteral Nutrition - EEN)
Khái niệm: là chế độ
dinh dưỡng chỉ sử dụng công thức lỏng đủ dinh dưỡng và loại trừ tất cả các thức
ăn thông thường.
Công thức EEN chính
gồm: công thức đa phân tử (polymeric formula), nguyên tố (elemental diet), và
bán phân tử (như peptide ± MCT). Ưu tiên sử dụng công thức đa phân tử, chỉ sử dụng
công thức nguyên tố khi có chỉ định (VD: dị ứng đạm sữa bò).
Cho bệnh Crohn nhẹ và
trung bình. Nếu sau 2 - 4 tuần tuân thủ tốt EEN, người bệnh vẫn kém dung nạp
hoặc không có hiệu quả, corticosteroid đường toàn thân có thể được xem xét để
đạt lui bệnh.
Vai trò: EEN có hiệu
quả tương đương, thậm chí còn cao hơn corticoid trong hồi phục niêm mạc. Đặc
biệt, EEN có hiệu quả giúp hồi phục lớp nhày và giảm CRP. EEN giúp liền vết
thương ở 75-85% trẻ mức độ nhẹ hoặc vừa.
Cơ chế: loại trừ tất cả
các kháng nguyên của thức ăn thông thường; giúp ruột nghỉ ngơi, điều chỉnh hệ
vi sinh và tác dụng chống viêm trực tiếp của EEN.
Thời gian sử dụng: 6-8
tuần (có thể 12 tuần). Sau đó, thức ăn rắn có thể được tập ăn lại tăng dần kết
hợp với giảm lượng công thức lỏng mỗi 2-3 ngày trong 2-3 tuần cho đến khi đạt
được nhu cầu bình thường.
Hạn chế: Sử dụng chế độ
lỏng và hạn chế đồ ăn rắn nghiêm ngặt làm thay đổi thói quen ăn uống của trẻ và
không phù hợp để duy trì lâu dài. Tình trạng viêm và các triệu chứng đường tiêu
hoá có thể trở lại khi tập ăn lại thức ăn rắn.
3.2. Chế độ dinh dưỡng
một phần qua đường tiêu hoá (Partial Enteral Nutrition - PEN)
Định nghĩa: là chế độ
ăn sử dụng các công thức tương tự như EEN, nhưng chỉ đáp ứng một phần nhu cầu
năng lượng, nhu cầu năng lượng còn lại cung cấp từ một số thức ăn thông thường.
Vai trò: có tác dụng
làm giảm mức độ hoạt động của bệnh (trên nội soi), giảm cytokine và tỉ lệ tái
phát so với chế độ ăn tự do. PEN kết hợp với infliximab có hiệu quả hơn trong
việc duy trì lui bệnh sau 1 năm so với chỉ dùng infliximab đơn thuần.
Cho giai đoạn ổn định.
3.3. Chế độ dinh dưỡng
chuyên biệt cho bệnh Crohn (Crohn’s Disease Exclusion Diet -CDED) Chế độ DD để điều
trị bệnh Crohn (Crohn Disease Treatment-with-Eating Diet - CD-TREAT)
CDED: Là chế độ ăn hạn
chế một số thức ăn bất lợi với hệ vi sinh đường ruột, hàng rào và khả năng miễn
dịch ruột như mỡ động vật, một số loại thịt, gluten, maltodextrin, chất nhũ
hoá, sulfit, thực phẩm sinh hơi và nhiều chất xơ (các loại hạt, đậu đỗ, ngũ cốc
nguyên cám) và một số monosaccaride nhất định. Trong CDED, có thể kết hợp các
công thức của PEN để đảm bảo nguồn năng lượng và vi chất (đặc biệt là canxi).
CD-TREAT: là chế độ ăn
lỏng được xây dựng cá thể hoá, chứa các thành phần đa lượng nhưng không có
gluten, lactose. CDED, CD-TREAT là chế độ ăn cá thể hoá, xây dựng dựa trên các
đáp ứng lâm sàng nhằm tăng khả năng dung nạp của người bệnh. Có thể chia nhỏ
bữa ăn để tránh co thắt ruột.
3.4. Các can thiệp dinh
dưỡng khác
Bảng 2. Tác dụng không
mong muốn của thuốc ức chế miễn dịch trên dinh dưỡng
Một số thuốc ức chế miễn dịch
|
Tác dụng không mong muốn trên dinh dưỡng
|
Can thiệp
|
Azathioprine (thiopurines)
|
Buồn nôn,
nôn, tiêu
chảy,
tiêu chảy phân mỡ
|
Chia nhỏ
bữa, ăn lỏng, mềm.
Cân nhắc
dùng thuốc chống nôn.
Đảm bảo
đủ dịch (nên uống nhiều nước).
Giảm chất
béo nếu tiêu chảy phân mỡ.
|
Viêm
miệng, viêm thực quản
|
Tránh
thức ăn cay, chua
|
Chán ăn
|
Theo dõi
lượng ăn vào
Sử dụng
thuốc kích thích thèm ăn
|
Corticoid
|
Thèm ăn,
tăng cân
|
Kiểm soát
khẩu phần và hành vi ăn uống
|
Chậm lành
vết thương; dị hóa protein
|
Đảm bảo
cung cấp đủ lượng protein;
Kiểm soát
đường huyết tốt;
Xem xét
bổ sung vitamin, khoáng chất
|
Tăng
đường huyết
|
Kiểm soát
carbohydrate trong chế độ ăn
|
Loãng
xương do mất
canxi
|
Cung cấp
đủ canxi và vitamin D
|
Giữ muối,
nước, tăng
huyết áp
|
Tránh
thực phẩm giàu natri, duy trì cân nặng hợp lý
|
Methotrexat, sulfasalazin
|
Thiếu B9,
B12
|
Bổ sung
vitamin B9, B12
|
Điều trị thiếu máu
thiếu sắt ở trẻ bệnh Crohn
Sắt đường uống bị hạn
chế hấp thu bởi niêm mạc ruột bị tổn thương, nên sắt đường tĩnh mạch ưu tiên
trong giai đoạn viêm hoạt động do an toàn, hiệu quả nhanh.
4.
Lược đồ dinh dưỡng

Quy đổi “định lượng
chín” và tương đương mang tính chất tham khảo, có khác nhau giữa các thực phẩm
và dụng cụ đựng như bát, đĩa, thìa,…
5.
Thực đơn mẫu
THỰC ĐƠN CHO TRẺ 1-2 TUỔI
|
Giá trị dinh dưỡng
|
Bữa
sáng
Cháo
thịt lợn khoai tây bí đỏ
|
- Gạo:
35g
- Thịt
lợn nạc: 30g
- Khoai
tây: 15g
- Bí đỏ:
15g
- Dầu ăn:
7 ml
|
NL:
1080Kcal
P:L:G
(%)= 14/36/50
P:L:G (g)
= 37,8/43,3/139,6
Chất xơ
(g): 2,9
Sữa
(1Kcal/ 1ml) và trong 100g bột sữa có P:L:G (g) = 13,9/18,3/60,7
Lưu
ý: Các
bữa ăn cách nhau 2,5-3,5h theo nhu cầu
|
Phụ
sáng
|
Sữa: 150ml
|
Bữa
trưa
Cháo
tôm cải bó xôi
|
- Gạo:
35g
- Tôm nõn
bóc vỏ: 30g
- Lá cải
bó xôi: 30g
- Dầu ăn:
7ml
|
Phụ
chiều
|
Sữa: 150ml
|
Bữa
chiều: Hoa quả
|
100g
chuối (1/2 quả)
|
Bữa
tối
Cháo
thịt gà củ dền
|
- Gạo:
35g
- Thịt
gà: 30g
- Củ dền:
30g
- Dầu ăn:
7ml
|
Phụ
tối
|
Sữa: 150ml
|
THỰC ĐƠN CHO TRẺ 10-12 TUỔI
|
Giá trị dinh dưỡng
|
Bữa
sáng
Cháo
thịt bò (250ml)
Hoa
quả
|
- Gạo:
30g
- Thịt
bò: 35g
- Bắp cải
tím: 35g
- Dầu ăn:
5 ml
Dưa lê:
70g (1/4 quả vừa)
|
NL 1950
Kcal
P:L:G
(g)= 78,9/75,6/238,1
P:L:G
(%):16:34:50
Chất xơ
(g): 8,7
Sữa tính
trong thực đơn là sữa năng lượng 1Kcal/1ml, trong 100g bột có
P:L:G (g)
= 13,9/18,3/60,7
Lưu
ý: Các
bữa ăn cách nhau 2,5-4 h theo nhu cầu
|
Phụ
sáng
|
Sữa: 150ml
|
Bữa
trưa
Cơm,
thịt viên hầm cà rốt, chả lợn, su su luộc, canh cải xanh
|
- Cơm:
160g (1 bát con)
- Thịt
lợn nạc: 70 g (2-3 viên thịt)
- Cà rốt:
20g
- Chả
lợn: 30g
- Su su:
100g (90 g rau chín = lưng bát con)
- Cải
xanh: 10g
|
Phụ
chiều
Hoa
quả
|
Gioi đỏ:
100 g (2 quả vừa)
|
Bữa tối
Cơm,
cá trắm sốt cà chua, đỗ quả luộc, canh mùng tơi
|
- Cơm: 160g (1 bát con)
- cá
trắm: 90 g (1/2 khúc vừa)
- Đỗ quả:
100g (90 g chín = lưng bát con)
- Mùng
tơi: 10 g
|
Phụ
tối
|
Sữa: 250ml
|
Tài
liệu tham khảo
1 Verburgt CM, Ghiboub
M, Benninga MA, de Jonge WJ, Van Limbergen JE. Nutritional Therapy Strategies in
Pediatric Crohn’s Disease. Nutrients. 2021;13(1):212. doi:10.3390/nu13010212
2 Dextran Sodium
Sulfate (DSS) Induces Colitis in Mice by Forming Nano-Lipocomplexes with
Medium-Chain-Length Fatty Axíts in the Colon. Accessed May 3, 2022
3 caldaferri F,
Pizzoferrato M, Lopetuso LR, et al. Nutrition and IBD: Malnutrition and/or
Sarcopenia? A Practical Guide. Gastroenterology Research and Practice.
2017;2017:e8646495. doi:10.1155/2017/8646495
4 Bischoff SC, Escher J,
Hébuterne X, et al. ESPEN practical guideline: Clinical Nutrition in
inflammatory bowel disease. Clinical Nutrition. 2020;39(3):632-653.
doi:10.1016/j.clnu.2019.11.002
5 Medical Management
of Paediatric Crohn’s Disease: an ECCO-ESPGHAN Guideline Update | Journal of
Crohn’s and Colitis | Oxford Academic. Accessed April 23, 2022.
6 Consensus guidelines
of ECCO/ESPGHAN on the medical management of pediatric Crohn’s disease |
Journal of Crohn’s and Colitis | Oxford Academic. Accessed April 23, 2022
7 Maintenance of
Remission with Partial Enteral Nutrition Therapy in Pediatric Crohn’s Disease:
A Retrospective Study. Accessed May 4, 2022.
8 Cucinotta U, Romano C,
Dipasquale V. Diet and Nutrition in Pediatric Inflammatory Bowel Diseases. Nutrients.
2021;13(2):655. doi:10.3390/nu13020655