Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 173/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Lê Hồng Sơn
Ngày ban hành: 08/08/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 173/KH-UBND

Hà Nội, ngày 08 tháng 8 năm 2019

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 44-KL/TW NGÀY 22/01/2019 VỀ VIỆC TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CHỈ THỊ 09-CT/TW NGÀY 01/12/2011 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG VỀ “TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC TRONG TÌNH HÌNH MỚI”

Thực hiện Kế hoạch số 143-KH/TU ngày 30/5/2019 của Ban Thường vụ Thành ủy về thực hiện Kết luận số 44-KL/TW ngày 22/01/2019 về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị 09-CT/TW ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả chỉ đạo của Thành ủy, Ban Bí thư đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) trong tình hình mới, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trên địa bàn Thành phố nhằm xây dựng thế trận lòng dân, thế trận an ninh nhân dân gắn với thế trận quốc phòng toàn dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, kiềm chế gia tăng tội phạm, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân Thủ đô.

2. Nâng cao hơn nữa vai trò lãnh đạo, hiệu lực quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, trách nhiệm tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội; tăng cường quan hệ phối hợp giữa các ngành, các cấp, các tổ chức, đoàn thể xã hội và hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

3. Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trước hết phải hợp lòng dân, vừa sức dân, vì lợi ích và yêu cầu của đời sống nhân dân. Quá trình tổ chức thực hiện theo phương châm: “kiên trì, tâm huyết, hiệu quả”.

II. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ

1. Tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả sự chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đối với công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

1.1. Các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể và UBND các quận, huyện thị xã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, phù hợp đặc điểm tình hình cơ quan, đơn vị, địa phương để triển khai thực hiện; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện, định kỳ sơ kết đánh giá tình hình, kết quả, kịp thời chỉ đạo, đôn đốc giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

1.2. Nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ tại địa phương, đơn vị. Mỗi cán bộ công chức, viên chức phải tự giác thực hiện, đồng thời chủ động tuyên truyền, giáo dục, vận động gia đình và nhân dân tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

1.3. Lực lượng Công an các cấp chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền cùng cấp tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Kết luận số 44-KL/TW và Chỉ thị 09-CT/TW của Ban Bí thư, đồng thời triển khai sâu rộng trong toàn lực lượng Công an, Bảo vệ dân phố, Bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường để thống nhất trong nhận thức và hành động.

1.4. Các đơn vị, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, nghiêm túc kiểm điểm, đánh giá đúng những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư, Kế hoạch số 58-KH/TU ngày 29/5/2012 của Thành ủy Hà Nội về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới” trong những năm qua. Trên cơ sở đó, xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện hiệu quả Kết luận 44-KL/TW của Ban Bí thư, xác định rõ những nhiệm vụ trọng tâm, nội dung, chỉ tiêu trong từng thời gian cụ thể, xác định rõ trách nhiệm của từng đơn vị, từng cá nhân, đặc biệt là người đứng đầu để tổ chức thực hiện nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu, chỉ đạo, tổ chức xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

2. Tăng cường công tác tuyên truyền thực hiện Kết luận số 44-KL/TW và Chỉ thị 09-CT/TW của Ban Bí thư, đề cao trách nhiệm của cán bộ công chức, viên chức và nhân dân về công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ; đổi mới nội dung, hình thức tổ chức phát động phong trào quần chúng tham gia phòng, chống tội phạm phù hợp với yêu cầu đảm bảo ANTT trong tình hình mới.

2.1. Tổ chức tuyên truyền cho cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân về chủ trương, đường lối, của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương, đơn vị nhằm nâng cao tinh thần cảnh giác, phòng, chống âm mưu và hoạt động “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; đấu tranh với các hoạt động phá hoại, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, các loại tội phạm và tệ nạn xã hội.

Nội dung, hình thức tuyên truyền đảm bảo sự đa dạng, dễ tiếp thu, dễ nhớ, dễ hiểu, kết hợp giữa các hình thức truyền thống (tổ chức các hội nghị, hội thảo; tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của địa phương, đơn vị; phát tờ rơi, kẻ vẽ khẩu hiệu, pa nô áp phích...) với việc ứng dụng công nghệ thông tin (báo điện tử, mạng xã hội...) để quần chúng nhân dân được cập nhật thông tin kịp thời, thường xuyên về tình hình ANTT; nâng cao cảnh giác trước âm mưu, hoạt động chống, phá của các thế lực thù địch, đối tượng phản động; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và nhận thức về trách nhiệm bảo vệ ANCT, giữ gìn TTATXH không phải là của riêng các cơ quan chức năng mà là của toàn thể người dân Việt Nam. Tài liệu tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cần biên soạn theo từng chuyên đề, lĩnh vực và gọn nhẹ để quần chúng nhân dân có thể tìm hiểu, nghiên cứu được thuận tiện dễ dàng.

2.2. Lực lượng Công an chủ động tham mưu với UBND cùng cấp, hàng năm có nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên lĩnh vực bảo vệ ANTT; phối hợp với Ủy ban MTTQ và các tổ chức thành viên, các sở, ban, ngành chức năng đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động "Toàn dân tham gia phong trào tự phòng, tự quản về ANTT ở Thủ đô" gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Xây dựng gia đình văn hóa, đơn vị văn hóa”. Tổ chức ký cam kết, giao ước thi đua xây dựng gia đình, địa bàn dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học... an toàn về ANTT. Vận động nhân dân tích cực phát hiện, tấn công trấn áp tội phạm; truy bắt các đối tượng truy nã; tham gia quản lý, giáo dục, giúp đỡ các đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng dân cư; giải quyết triệt để mâu thuẫn tranh chấp trong nội bộ nhân dân.

3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về ANTT; tăng cường quan hệ phối hợp giữa Công an với Quân đội, Mặt trận Tổ quốc và các ban, ngành, tổ chức đoàn thể, huy động sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

3.1. Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về ANTT, chất lượng, hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, củng cố thế trận an ninh nhân dân và thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc, trọng tâm là tại các địa bàn trọng điểm, phức tạp về ANTT

- Các cấp, các ngành, nhất là cấp cơ sở nâng cao vai trò, trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ trong thực hiện quản lý Nhà nước về ANTT trên các lĩnh vực, đặc biệt là trong công tác quản lý các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh có điều kiện về ANTT, cơ sở, dịch vụ nhạy cảm dễ phát sinh tội phạm và tệ nạn xã hội.

- Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, liên ngành, kịp thời phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong cơ chế chính sách, quản lý kinh tế - xã hội để khắc phục, không để tội phạm lợi dụng hoạt động.

- Chỉ đạo thực hiện cải cách hành chính; rà soát, sửa đổi, bổ sung các thủ tục hành chính trong các khâu, các lĩnh vực trọng điểm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp và nhân dân; khắc phục những sơ hở, hạn chế tối đa những điều kiện phát sinh tiêu cực, tham nhũng hoặc tội phạm lợi dụng để hoạt động.

- Tăng cường quản lý, giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, công chức, viên chức về đạo đức, lối sống, phòng chống vi phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm.

- Công an Thành phố cùng Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tăng cường hơn nữa các hoạt động quản lý Nhà nước về ANTT trên không gian mạng, không để các thế lực thù địch, đối tượng hình sự lợi dụng hoạt động, chống phá, gây mất ANTT trên địa bàn Thủ đô.

3.2. Công an Thành phố và Bộ Tư lệnh Thủ đô chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường phối hợp, thực hiện có hiệu quả Nghị định số 77/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ về Quy chế phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trong thực hiện nhiệm vụ Quốc phòng và công tác đảm bảo ANCT & TTATXH; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố tiếp tục thực hiện Nghị định 133/2015/NĐ-CP ngày 28/12/2015 của Chính phủ quy định việc phối hợp của Dân quân tự vệ với các lực lượng trong hoạt động bảo vệ biên giới, biển đảo; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở; bảo vệ và phòng, chống cháy rừng; thực hiện Quy chế phối hợp số 395/QCPH-DQ- V28-KL ngày 16/6/2016 giữa Cục Dân Quân tự vệ, Cục Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ và Cục Kiểm lâm trong hoạt động bảo vệ biên giới, biển đảo; bảo vệ ANCT, TTATXH ở cơ sở; bảo vệ và phòng, chống cháy rừng.

3.3. Lực lượng Công an phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các ban, ngành, đoàn thể các cấp tiếp tục phối hợp thực hiện hiệu quả các Nghị quyết liên tịch, Chương trình phối hợp, Quy chế phối hợp đã ký kết; chú trọng công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ và tổ chức Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ, hàng năm hương về cơ sở, thôn, xóm, khu dân cư, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà trường nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ; nội dung phải thiết thực, tập trùng ghi nhận, biểu dương, khen thưởng, động viên kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

Phối hợp chặt chẽ với Ban Dân vận Thành ủy đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo”; gắn việc thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU, ngày 05/12/2016 của Thành ủy Hà Nội về việc “Đẩy mạnh và nâng cao phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn Thành phố, giai đoạn 2016 - 2020” với thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Chỉ thị số 16/CT-TTg , ngày 16/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường công tác dân vận trong cơ quan Nhà nước trong tình hình mới gắn” với tiếp tục thực hiện Kết luận số 114-KL/TW, ngày 14/7/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Nâng cao hiệu quả công tác dân vận của cơ quan Nhà nước các cấp”; đẩy mạnh phong trào thi đua dân “Dân vận khéo” trong lực lượng Công an nhân dân. Tổ chức xây dựng mới và đánh giá, nhân rộng các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” đã triển khai hiệu quả.

3.4. Khi có vụ việc phức tạp xảy ra, các đơn vị, địa phương chỉ đạo các lực lượng, các ban, ngành, đoàn thể phối hợp hiệp đồng chặt chẽ, đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, tập trung ngăn chặn, đối thoại trực tiếp, giải quyết dứt điểm kịp thời, nhanh chóng ổn định tình hình, không để kéo dài hoặc để phần tử xấu lợi dụng kích động gây hậu quả nghiêm trọng.

4. Quan tâm xây dựng, duy trì, củng cố, nhân rộng các mô hình, chuyên đề trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

Các sở, ban, ngành thành viên Ban Chỉ đạo 138 Thành phố, Ban Chỉ đạo 138 quận, huyện, thị xã tiếp tục chỉ đạo nâng cao hiệu quả thực hiện Cuộc vận động toàn dân tham gia phong trào "Tự phòng, tự quản về ANTT" trên địa bàn Thủ đô; tăng cường trao đổi kinh nghiệm, học tập và vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của từng đơn vị, địa phương nhằm hướng hoạt động tự phòng, tự quản, tự bảo vệ của cán bộ, công nhân viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên và quần chúng nhân dân thật sự có chiều sâu, hiệu quả thiết thực.

- Quan tâm, nghiên cứu, xây dựng và nhân rộng các chuyên đề, mô hình điển hình, tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực, công tác chuyên môn. Các chuyên đề, mô hình này đảm bảo có tính sáng tạo, hiệu quả, thiết thực trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ theo hướng xã hội hóa với nhiều hình thức tự phòng, tự quản, tự hòa giải về ANTT từ cơ sở; chú trọng công tác đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá, nhân rộng các mô hình, chuyên đề đã triển khai có hiệu quả, thanh loại những mô hình, chuyên đề kém hiệu quả, không phù hợp với đặc điểm, tình hình ở từng cơ quan, đơn vị.

- Quá trình triển khai, xây dựng các mô hình, chuyên đề gắn với các cuộc vận động, các phong trào cách mạng khác của địa phương, đơn vị; mục tiêu phấn đấu mỗi xã, phường, thị trấn đều có các chuyên đề, mô hình tự quản về ANTT được xây dựng và triển khai, được đông đảo quần chúng nhiệt tình ủng hộ và tự giác tham gia, tạo thành hoạt động liên kết phong phú, đa dạng, có tác dụng hiệu quả cao trong đấu tranh, phòng ngừa tội phạm, TNXH, bảo vệ ANTT ở cơ sở; không chạy theo số lượng hoặc xây dựng mang tính hình thức, đối phó.

5. Xây dựng lực lượng Công an trong sạch, vững mạnh; củng cố, nâng cao năng lực của lực lượng Công an xã, Bảo vệ dân phố, dân phòng, Bảo vệ cơ quan doanh nghiệp và các tổ chức quần chúng làm công tác bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở.

- Công an Thành phố quan tâm xây dựng lực lượng Công an Thủ đô trong sạch, vững mạnh, gắn bó mật thiết với nhân dân, vững vàng về bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Phối hợp với các sở, ban, ngành Thành phố, cấp ủy, chính quyền các huyện tiếp tục tham mưu, triển khai thực hiện hiệu quả Đề án “Bố trí Công an chính quy đảm nhận các chức danh Công an xã trên địa bàn thành phố Hà Nội” theo chỉ đạo của Bộ Công an và Ban Thường vụ Thành ủy, phấn đấu đến tháng 02/2020 sẽ bố trí Công an chính quy tại 386/386 xã, nhằm tăng cường công tác nắm tình hình, giải quyết ban đầu, tại chỗ các vấn đề về ANTT ở cơ sở, trực tiếp tham mưu cho cấp ủy, chính quyền phát động phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, hướng dẫn các tổ chức quần chúng trong nhiệm vụ bảo vệ ANTT.

- Các ban, ngành, tổ chức đoàn thể, đặc biệt là ở cấp cơ sở phối hợp làm tốt công tác kiện toàn, tham mưu củng cố, kiện toàn các tổ chức quần chúng làm nòng cốt cho công tác phát động và đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ; nâng cao vai trò trách nhiệm của cán bộ chủ chốt các ban, ngành, đoàn thể, tổ dân phố, tổ đội sản xuất, công đoàn, nữ công... trong công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

- UBND các quận, huyện, thị xã phối hợp với Công an Thành phố thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng pháp luật, nghiệp vụ, kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn cho lực lượng Công an xã, Bảo vệ dân phố, dân phòng, Bảo vệ cơ quan doanh nghiệp, nhà trường; duy trì có hiệu quả cuộc vận động “Xây dựng lực lượng Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, phong trào “Công an nhân dân học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy" trong lực lượng Công an xã, Bảo vệ dân phố, dân phòng, Bảo vệ cơ quan doanh nghiệp”, quan tâm chính sách đãi ngộ để phát huy hơn nữa hiệu quả của các lực lượng này ngay tại cơ sở.

6. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và ứng dụng thành tựu tiên tiến về khoa học, công nghệ trong công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

- Công an Thành phố phối hợp với các ban, ngành chức năng chủ động đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, tổ chức hội thảo khoa học, tổng kết thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm. Phối hợp chặt chẽ với các Học viện, Trường, Viện Nghiên cứu của Bộ Công an để triển khai các đề tài khoa học nghiên cứu về thực trạng, nguyên nhân, điều kiện và tình hình tội phạm, ANTT trên địa bàn Thành phố, qua đó đề xuất triển khai các chính sách, giải pháp vận động nhân dân tham gia phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với từng loại tội phạm.

- Các đơn vị chức năng, địa phương đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ thông tin vào công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ ANTQ. Tăng cường đào tạo, cập nhật nâng cao kiến thức về khoa học, công nghệ cho các lực lượng làm công tác phong trào ở cơ sở. Tăng cường vận động, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và các hộ gia đình ứng dụng các giải pháp khoa học kỹ thuật vào công tác phòng ngừa bảo vệ tính mạng, tài sản.

7. Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng, nhân điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ

Thường xuyên quan tâm, làm tốt công tác thi đua, khen thưởng, kịp thời phát hiện, động viên, tạo điều kiện để những gương "người tốt, việc tốt", những điển hình tiên tiến được phát huy và nhân rộng; thường xuyên trao đổi, phổ biến những kinh nghiệm hay, những cách làm tốt, phát hiện những nhân tố mới. Đồng thời chú họng công tác quản lý, đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

8. Xây dựng cơ chế, chính sách phục vụ công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ

- Căn cứ vào tình hình, mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, hằng năm, các đơn vị, địa phương phê duyệt phân bổ ngân sách, đầu tư về cơ sở vật chất, phương tiện và các điều kiện đảm bảo phục vụ công tác, chiến đấu, tạo điều kiện về cơ chế, chính sách cho công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, nhất là đối với lực lượng chuyên trách và lực lượng nòng cốt làm công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

- Các sở, ngành nghiên cứu, đề xuất ban hành chính sách bảo vệ cá nhân và gia đình những người tham gia làm công tác phòng, chống tội phạm; chế độ, chính sách đối với cán bộ làm công tác chuyên trách, trực tiếp, kiêm nhiệm và những người không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước tham gia công tác phòng, chống tội phạm; chế độ, chính sách hỗ trợ đối với các tập thể, cá nhân bị thương, hy sinh hoặc bị thiệt hại về tài sản khi tham gia công tác này; chế độ, chính sách dạy nghề, hỗ trợ cho người lầm lỗi vay vốn, tạo việc làm, tái hoà nhập cộng đồng.

- UBND các quận, huyện, thị xã chủ động trong việc cân đối, huy động và khai thác các nguồn kinh phí phục vụ công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, đẩy mạnh việc xã hội hóa kinh phí hỗ trợ các mặt công tác còn gặp khó khăn, hạn chế về nguồn kinh phí từ ngân sách.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và nội dung Kế hoạch này, các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng Kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc ở đơn vị, địa phương; đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố cụ thể hóa thành chương trình, kế hoạch để triển khai thực hiện.

- Các đơn vị, địa phương báo cáo kết quả triển khai thực hiện về UBND Thành phố và Ban Chỉ đạo 138 Thành phố (qua Công an Thành phố) trước ngày 15/8/2019.

- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương thường xuyên chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch. Kịp thời kiến nghị, đề xuất, báo cáo UBND Thành phố để chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

2. Giao Công an Thành phố (cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 138/TP) tham mưu UBND Thành phố trong việc đôn đốc, kiểm tra và thực hiện Kế hoạch của các đơn vị, địa phương; định kỳ báo cáo Thành ủy, UBND Thành phố về tình hình, kết quả thực hiện./.


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- V01, V05 - Bộ Công an;
- Đ/c Bí thư Thành ủy;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND TP;
- Đ/c Chủ tịch UBND Thành phố; (để báo cáo)
- PCT UBND TP Lê Hồng Sơn;
- MTTQ và các tổ chức CT-XH TP;
- Các Ban Đảng: Nội chính, Tuyên giáo, Văn phòng Thành ủy;
- Các sở, ban, ngành Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUB: CVP, các PCVP, NC, TKBT;
- Lưu: VT, NC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Hồng Sơn

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 173/KH-UBND ngày 08/08/2019 thực hiện Kết luận 44-KL/TW tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 09-CT/TW "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới" do Thành phố Hà Nội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


50

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.73.87
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!