Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 981/QĐ-UBND 2019 Kế hoạch hoạt động Chương trình mục tiêu Y tế Dân số Khánh Hòa

Số hiệu: 981/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa Người ký: Nguyễn Đắc Tài
Ngày ban hành: 08/04/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 981/QĐ-UBND

Nha Trang, ngày 08 tháng 4 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU Y TẾ - DÂN SỐ ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 1125/QĐ-TTg ngày 31/7/2017 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu Y tế -Dân số giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Thông tư số 26/2018/TT-BTC ngày 21/3/2018 của Bộ Tài chính quy định qun lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016 - 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Công văn số 822/SYT-KHTC ngày 27/3/2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này, Kế hoạch hoạt động Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa (Đính kèm nội dung chi tiết Kế hoạch).

Điều 2. Sở Y tế là cơ quan chủ trì, có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc triển khai, thực hiện Kế hoạch này. Trường hợp có khó khăn, vướng mắc, phải kịp thời tổng hợp, báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Y tế (để b/c);
- TT. Tỉnh ủy (đ
b/c);
- TT. HĐND tỉnh (để b/c);
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Ban VHXH HĐND tỉnh;
- Lưu: VT, NN, HPN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đắc Tài

 

KẾ HOẠCH

HOẠT ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU Y TẾ - DÂN SỐ ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
(Kèm theo Quyết định số 981/QĐ-UBND ngày 08 tháng 4 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tng quát

Chủ động phòng, chống dịch bệnh, phát hiện sớm, kịp thời khống chế không để dịch lớn xảy ra. Giảm tỷ lệ mắc, tỷ lệ tử vong một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, khống chế tốc độ gia tăng các bệnh không lây nhiễm phổ biến, bệnh tật lứa tuổi học đường, bảo đảm sức khỏe cộng đồng. Nâng cao năng lực quản lý, kiểm soát an toàn thực phẩm. Bảo đảm cung cấp máu, an toàn truyền máu và phòng, chống hiệu quả một số bệnh lý huyết học. Khống chế và giảm tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng để giảm tác động của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Duy trì mức sinh thay thế, hạn chế tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh, cải thiện tình trạng dinh dưỡng, nâng cao chất lượng dân số và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Tăng cường công tác kết hợp quân dân y trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân vùng biên gii, biển đảo và vùng trọng điểm an ninh quốc phòng.

2. Mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2020

2.1. Dự án 1: Phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và các bệnh không lây nhiễm phổ biến

2.1.1. Phòng, chống bệnh phong

a) Mục tiêu chung: Hoàn thiện mạng lưới phòng chống phong trong tình hình mới, tiến đến loại trừ bệnh phong cấp huyện đến năm 2020.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Duy trì 100% bệnh nhân phong tàn tật được chăm sóc Y tế tại cộng đồng và bnh vin.

- 50% bệnh nhân tàn tật nặng được phục hồi chức năng hòa nhập cộng đồng.

- 50% số huyện/thị trong vùng dịch tlưu hành đạt 4 tiêu chuẩn loi trừ phong tuyến huyện.

2.1.2. Phòng, chống bệnh lao

a) Mục tiêu chung:

- Giảm số người mắc bệnh lao trong cộng đồng xuống dưới 131 người/100.000 người dân.

- Giảm số người chết do bệnh lao xuống dưới 5 người/100.000 người dân.

- Khống chế số người mắc bệnh lao đa kháng thuốc với tỷ lệ dưới 5% trong tổng số người bệnh lao mới phát hiện.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Đảm bảo duy trì tỷ lệ xét nghiệm đàm trên dân số 0.8% giai đoạn 2018-2020 và phấn đấu đạt 1 % đến năm 2020.

- Đảm bảo tỷ suất phát hiện lao phổi AFB (+) mới phải trên 65 người/ 100.000 dân đến năm 2020.

- Đảm bảo tỷ suất phát hiện bệnh lao các thể >= 65/100.000 dân.

- 100% trẻ tiếp xúc với nguồn lây trong toàn tỉnh được sàng lọc, phát hiện bệnh lao.

- 100% người tiếp xúc với nguồn lây lao kháng thuốc trong hộ gia đình được sàng lọc và theo dõi bệnh lao.

-100% phạm nhân trại giam A2 được sàng lọc phát hiện lao.

- 100% bệnh nhân lao phổi AFB (+) mới và 100% bệnh nhân lao TP, TB, ĐTL được xét nghiệm sàng lọc lao kháng thuốc bằng kỹ thuật Gene Xpert.

- 100% bệnh nhân lao và lao kháng thuốc được thu nhận và điều trị.

- Tỷ lệ điều trị khỏi lao luôn đạt trên 90%. tỷ lệ điều trlao đa kháng thuốc luôn đạt >=80%.

- Tỷ lệ bỏ trị chung xuống không quá 0.5% giai đoạn 2018- 2020 và hạn chế đến dưới mức <0.1% vào năm 2020.

- Tỷ lệ lao phổi AFB (+) bỏ trị dưới 0.7% giai đoạn 2018- 2020 và hạn chế đến dưới 0.1 % vào năm 2020.

- Tỷ lệ lao kháng thuốc bỏ trị dưới 3.6 % giai đoạn 2018- 2020 và hạn chế đến dưới 1% vào năm 2020.

Tỷ lệ điều trị dự phòng lao trẻ em đạt trên 60% giai đoạn 2018- 2020 và đạt >80% vào năm 2020.

2.1.3. Phòng, chống Sốt rét

a) Mục tiêu chung:

- Bảo đảm người bị bệnh sốt rét và người có nguy cơ mắc bệnh sốt rét được tiếp cận các dịch vụ chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.

- Bảo đảm thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh sốt rét hiệu quả, thích hợp cho người dân sống trong vừng có nguy cơ mắc bệnh sốt rét.

- Nâng cao năng lực của hệ thống giám sát bệnh sốt rét, bảo đảm đủ khả năng phòng, chống dịch bệnh sốt rét.

- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và ứng dụng kết quả của nghiên cứu khoa học vào hoạt động phòng, chng và loại trừ bệnh sốt rét.

- Nâng cao nhận thức của người dân về phòng chống bệnh sốt rét để người dân chủ động phòng chống bệnh sốt rét có hiệu quả cao nhất.

- Tăng cường giám sát và xử lý triệt để các ổ bệnh tại thôn bản.

- Quản lý người dân đi rừng ngủ rẫy, dân di biến động, khai thác lâm thổ sản.

- Đến năm 2020 chỉ còn phòng chống bệnh sốt rét tích cực cho huyện Khánh Vĩnh, 2 huyện (Cam Lâm, Khánh Sơn) trong giai đoạn loại trừ bệnh sốt rét. các huyện, thị xã, thành phố còn lại trong giai đoạn đề phòng bệnh sốt rét quay lại

b) Mục tiêu cụ thể:

- Giảm mắc sốt rét 5% mỗi năm tính từ 2018 đến năm 2020.

- Khống chế tỷ lệ mắc bệnh sốt rét toàn tỉnh còn 0,09/1.000 dân số chung.

- Không để người dân chết do sốt rét (tỷ lệ người dân chết do sốt rét = 0/100.000 dân số chung).

2.1.4. Phòng, chống sốt xuất huyết

a) Mục tiêu chung: Khống chế tỷ lệ mắc, tử vong do sốt xuất huyết, không để dịch lớn xảy ra, đẩy mạnh xã hội hóa công tác phòng chống sốt xuất huyết.

b) Mục tiêu cụ thể:

TT

Nội dung chỉ tiêu

Đến năm 2020

1

Giảm 8% tỷ lệ mc/100.000 dân số với giai đoạn 2011-2015

<347

2

Khống chế tỷ lệ chết/mắc do st xuất huyết (%)

<0.09

3

% số bệnh nhân nghi sốt xuất huyết được chẩn đoán bằng xét nghiệm huyết thanh.

15

4

% so bệnh nhân nghi sốt xuất huyết được phân lập vi rút.

3

5

Giám sát dịch tễ chủ động:

 

% số xã của tỉnh loại A thực hiện giám sát dịch tễ chủ động

10

6

Phun hóa chất diệt muỗi chủ động

 

% sxã của tỉnh loại A phun hóa chất diệt muỗi chủ động

10

2.1.5. Phòng, chống bệnh ung thư

a) Mục tiêu chung: Khống chế tốc độ gia tăng tiến tới làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, biến chứng và tử vong sớm do bệnh Ung thư nhằm góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe của nhân dân.

b) Mục tiêu cụ thể:

- 70% người trưởng thành hiểu biết về bệnh ung thư, các yếu tố nguy cơ và dự phòng bệnh.

- 20% số người mắc mới một số bệnh ung thư (ung thư khoang miệng, vú, cổ tử cung, đại trực tràng, phổi, tiền liệt tuyến...) được phát hiện ở giai đoạn sớm.

- 80% cán bộ y tế thực hiện công tác phòng, chống bệnh ung thư được đào tạo, tập huấn về dự phòng, giám sát, phát hiện, điều trị, quản lý theo quy định.

2.1.6. Phòng, chống bệnh tim mạch

a) Mục tiêu chung: Khống chế mức độ gia tăng, tiến tới làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, biến chứng và tử vong sớm do các bệnh tim mạch phổ biến: Tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, nhằm góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe của nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Nâng cao năng lực của các cơ sở y tế và nhân viên y tế trong công tác dự phòng, phát hiện sớm, quản lý các yếu tố nguy cơ tim mạch và một số bệnh tim mạch có tỷ lệ mc và tỷ lệ tử vong cao (tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim); 80% cán bộ y tế thuộc phạm vi dự án được đào tạo về tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch.

- Hoàn thiện và triển khai rộng mô hình sàng lọc phát hiện sớm bệnh nhân tăng huyết áp (Mô hình sàng lọc cơ hội).

-50% số người bị tăng huyết áp được phát hiện; 50% số người phát hiện bệnh được quản lý, điều trị theo hướng dẫn chuyên môn.

- Xây dựng, triển khai mô hình sinh hoạt câu lạc bộ cho người bệnh tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.

2.1.7. Phòng, chống bệnh đái tháo đường và phòng chng các rối loạn thiếu I- ốt

a) Mục tiêu chung

- Hạn chế sự gia tăng tỷ lệ tiền bệnh, mắc bệnh, tàn tật và tử vong sớm tại cộng đồng do bệnh đái tháo đường nhằm p phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe của nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

- Nâng cao năng lực, hiệu quả dự phòng, giám sát, phát hiện, quản lý và điều trị bệnh đái tháo đường.

- Tăng cường phát hiện và can thiệp sớm nhằm làm giảm sự tiến triển và các biến chứng của bệnh đái tháo đường trong cộng đồng. Khống chế tỷ lệ gia tăng mắc bệnh đái tháo đường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

b) Mục tiêu cụ thể:

- 40% số người bệnh đái tháo đường được phát hiện, trong đó 40% được quản lý và điều trị.

Khống chế tỷ lệ tiền đái tháo đường < 20% ở người 30-69 tuổi và khống chế tỷ lệ đái tháo đường < 10% ở người 30-69 tuổi.

2.1.8. Bảo vệ sức khỏe tâm thần

a) Mục tiêu chung: Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại các cơ sở tuyến huyện và xã nhằm đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân, hạn chế suy giảm chức năng do mắc bệnh tâm thần; Hỗ trợ chuyên môn cho địa phương về công tác bảo vệ sức khỏe tâm thần; Giúp đỡ bệnh nhân được điều trị toàn diện ngay tại cộng đồng.

b) Mục tiêu cụ thể: Tổng số lượt khám trong năm 25.000 lượt, số lượt điều trị nội trú là 4.530 lượt.

Sức khỏe tâm thần cộng đồng (người bệnh):

Thể bnh

Sbệnh nhân mới phát hiện

Số bệnh nhân được quản lý

Số bệnh nhân n định

Tâm thần phân liệt

120

2.298

1.836

Động kinh

80

2.016

1.613

Rối loạn tâm thần

100

605

484

2.1.9. Phòng, chng bệnh phi tt nghẽn mãn tính và hen phế quản

a) Mục tiêu chung: Nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị, dự phòng và quản lý bệnh phổi tắt nghẽn mãn tính và hen phế quản ở các tuyến y tế; Nâng cao nhận thức đúng của nhân dân về bệnh và các yếu tố nguy cơ của bệnh phổi tắt nghẽn mãn tính và hen phế quản; Mở rộng mạng lưới quản lý điều trị bệnh nhân bệnh phổi tắt nghẽn mãn tính và hen phế quản đến tuyến huyện; Nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành đúng về bệnh phổi tt nghẽn mãn tính và hen phế quản của người dân trong toàn tỉnh; Nâng cao chất lượng hoạt động của 02 phòng quản lý bệnh phổi tắt nghẽn mãn tính và hen phế quản tuyến tỉnh.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Đào tạo được tối thiểu 70% bác sỹ hệ nội có khả năng khám, chẩn đoán và điều trị đúng bệnh phổi tắt nghẽn mãn tính và hen phế quản.

-100% Bệnh viện tuyến tỉnh, Trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố và các Bệnh viện khu vực có Bác sĩ được đào tạo, tập huấn về khám, chẩn đoán, điều trị bệnh phổi tắt nghẽn mãn tính và hen phế quản.

- Đảm bảo 100% số bệnh nhân khám bệnh phổi tắt nghẽn mãn tính và hen phế quản tại các phòng khám phải có hồ sơ bệnh án đúng quy định.

- Trên 70% số bệnh nhân bệnh phổi tắt nghẽn mãn tính và hen phế quản được qun lý được kê đơn đúng theo hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế.

- Đến cuối năm 2020, thành lập thêm được ít nhất 02 phòng quản lý bệnh nhân bệnh phổi tắt nghẽn mãn tính và hen phế quản, trong đó 01 thuộc Bệnh viện khu vực và 01 thuộc trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố.

2.1.10. Hoạt động y tế học đường

a) Mục tiêu chung:

- Nâng cao nhận thức của lãnh đạo nhà trường về tầm quan trọng của công tác y tế học đường.

- Nâng cao năng lực của cán bộ phụ trách công tác y tế trường học của các Trung tâm Y tế và phòng giáo dục các huyện, thị xã, thành phố.

- Nâng cao năng lực hoạt động về công tác y tế trường học và năng lực phòng chống dịch bệnh trong trường học của cán bộ làm công tác y tế trường học của các trường học trong địa bàn tỉnh.

- Các dịch, bệnh tật học đường được phát hiện sớm và điều trị triệt để.

- Công tác truyền thông, phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, bệnh tật học đường được tăng cường tại các trường học.

b) Mục tiêu cụ thể:

- 100% cán bộ làm công tác y tế trường học tại các trường trong toàn tỉnh được tập huấn nâng cao năng lực hoạt động y tế trường học.

- 100% cán bộ phụ trách công tác y tế trường học tại các Trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố được tập huấn nâng cao năng lực.

- 70% các trường học được kiểm tra, giám sát, hướng dẫn thực hiện công tác y tế trường học.

- 70% các trường học xây dựng kế hoạch truyền thông phòng chống dịch, bệnh trong trường học.

- 80% các trường có đủ tài liệu về truyền thông phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm, bệnh tật học đường được đặt ở gốc truyền thông của trường.

2.2. Dự án 2: Tiêm chủng mở rộng

a) Mục tiêu chung: Giữ vững các kết quả đã đạt được tiến tới khống chế và loại trừ một số bệnh có vắc xin phòng ngừa, củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống tiêm chủng.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Bảo vệ thành quả thanh toán bại liệt (Việt Nam đã thanh toán được bệnh bại liệt kể từ năm 2000).

- Duy trì thành quả loại trừ uốn ván sơ sinh (năm 2005, Việt nam đã được quốc tế công nhận là nước đạt tiêu chuẩn loại trừ uốn ván sơ sinh).

- Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin (lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi, viêm gan B, Hib) cho trẻ dưới 1 tuổi đạt ≥ 95%.

- Tỷ lệ trẻ được tiêm vắc xin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi sinh ≥ 70%.

- Tiêm đủ mũi vắc xin uốn ván cho phụ nữ có thai đạt ≥ 90%.

- Tiêm nhắc vắc xin sởi-rubella cho trẻ 18 tháng tuổi đạt ≥ 90%.

- Tiêm nhắc vắc xin DPT mũi 4 cho trẻ 18 tháng tuổi đạt ≥ 90%.

- Tiêm vắc xin IPV cho trẻ 5 tháng tuổi đạt 90% trở lên.

- Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản B mũi 1,2 cho trẻ 12 tháng tuổi và mũi 3 cho trẻ 24 tháng tuổi trong tiêm chủng thường xuyên đạt ≥ 95%.

- Duy trì áp dụng Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia tại các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Thực hiện quản lý đối tượng tiêm chủng trên Hthống.

- Giảm tỷ lệ mắc các bệnh/100.000 dân: Bệnh sởi < 2/100.000 dân. bệnh bạch hầu < 0,02/100.000 dân. bnh ho gà < 0,2/100.000 dân.

- Tiêm chủng đủ liều phòng 8 bệnh cho trẻ < 1 tuổi đạt ≥ 95%.

- Tiêm vắc xin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi sinh ≥ 70%.

- Tiêm vắc xin MR mũi 2 cho trẻ 18 tháng đạt ≥ 90%.

- Tiêm đủ mũi vắc xin uốn ván (UV2+) cho phụ nữ mang thai đạt ≥ 90%.

-100% các báo cáo bệnh truyền nhiễm trong chương trình từ các tuyến được gửi đầy đủ và đúng thời hạn.

-100% các ca bệnh trong chương trình được điều tra, giám sát, triển khai các biện pháp xử lý và báo cáo kịp thời.

- Lập sổ theo dõi tất cả các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm thuộc quản lý của chương trình.

- 100% các tuyến đều có cán bộ phụ trách công tác điều tra giám sát, theo dõi và báo cáo bệnh truyền nhiễm trong chương trình.

2.3. Dự án 3: Dân svà phát triển

2.3.1. Dân số Kế hoạch hóa gia đình

a) Mục tiêu chung: Chủ động duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số về thể chất, tinh thần nhằm đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước; khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh; củng cố, phát triển hệ thống và nâng cao chất lượng dịch vụ quản lý, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Tổng tỷ suất sinh: Từ 1,75 - 1,8 con/phụ nữ. Quy mô dân số khoảng 1.296.000 người.

- Tỷ số giới tính khi sinh (số bé trai so với 100 bé gái): 110,5.

- Tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh hàng năm: 0,2%.

- Tỷ lệ tăng dân số: 0,76%.

- Tỷ lệ sàng lọc trước sinh (phụ nữ mang thai tầm soát ít nhất 4 mặt bệnh bẩm sinh): 50%.

- Tỷ lệ sàng lọc sơ sinh (trẻ sơ sinh tầm soát 5 mặt bệnh bẩm sinh): 60%.

- Tỷ lệ cặp vợ chồng sử dụng các BPTT hiện đại: >= 75,7%.

- Tăng thêm tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ: 10%.

- Khám và tư vấn sức khỏe nam nữ thanh niên trước khi kết hôn: >= 55%.

2.3.2. Phục hồi chức năng cho người khuyết tật tại cộng đồng

a) Mục tiêu chung: Những người khuyết tật được hưởng đầy đủ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng cũng như các dịch vụ khác của cộng đồng.

b) Mục tiêu cụ thể: Phấn đấu trên 80% người khuyết tật có nhu cầu được tiếp cận với dịch vụ phục hồi chức năng phù hợp. trên 80% trẻ em khuyết tật dưới 6 tuổi được phát hiện, can thiệp sớm.

2.3.3. Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi

a) Mục tiêu chung: Nâng cao nhận thức, tạo môi trường đồng thuận và phong trào toàn xã hội tham gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, nâng cao sức khỏe người cao tuổi trên cơ sở nâng cao kiến thức, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe và tăng khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu của người cao tuổi, đáp ứng đầy đủ nhu cầu khám chữa bệnh của người cao tuổi với cht lượng ngày càng cao.

b) Mục tiêu cụ thể: Tối thiểu 50% người cao tuổi được chăm sóc dự phòng toàn diện, khám sức khỏe định kỳ, được điều trị kịp thời tại các cơ sở y tế.

2.3.4. Chăm sóc sức khoẻ sinh sản

a) Mục tiêu chung: Cải thiện từng bước sức khỏe bà mẹ và trẻ em, đặc biệt giảm tử vong mẹ và tử vong sơ sinh, góp phần thực hiện các mục tiêu của Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016 - 2020, Kế hoạch hành động quốc gia về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em giai đoạn 2016 - 2020 và chỉ tiêu về sức khỏe bà mẹ trẻ em trong các Mục tiêu phát triển bền vững (MDG4, MDG5).

b) Mục tiêu cụ thể:

- Giảm tỷ số tử vong mẹ xuống dưới 40/100.000 sơ sinh sống.

- Duy trì tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai ít nhất 3 ln trong 3 kỳ thai nghén ở mức 96,0%.

- Duy trì tỷ lệ phụ nữ đẻ được quản lý thai nghén ở mức 98,5%.

- Duy trì tỷ lệ phụ nữ đẻ tại cơ sở y tế ở mức 99%.

- Duy trì tỷ lệ phụ nữ đẻ được nhân viên y tế đã qua đào tạo đỡ hàng năm ở mức 99,7%.

- Duy trì tỷ lệ bà mẹ và trẻ sơ sinh được chăm sóc ở mức 92%.

- Duy trì tỷ suất tử vong trẻ dưới 5 tuổi 5,5‰.

- Duy trì tỷ suất tử vong trẻ dưới 1 tuổi 5‰.

- Duy trì tỷ lệ trẻ sơ sinh dưới 2500g dưới 4 %.

2.3.5. Cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em

a) Mục tiêu chung: Cải thiện tình trạng dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em; giảm tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng của người dân; Cải thiện tầm vóc của người Khánh Hòa, số lượng và chất lượng bữa ăn của người dân, từng bước kiểm soát tình trạng thừa cân - béo phì và yếu tố nguy cơ của một số bệnh mãn tính không lây nhiễm liên quan đến dinh dưỡng ở người trưởng thành; Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của mạng lưới dinh dưỡng tại cộng đồng và cơ sở y tế.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân của trẻ em dưới 5 tuổi dưới 9%.

- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi dưới 11%, 2 huyện miền núi dưới 30%.

- Duy trì tỷ lệ trẻ sơ sinh có cân nặng thấp (dưới 2500gram) dưới 4%.

- Duy trì tỷ lệ trẻ sinh ra được bú mẹ trong giờ đầu sau sinh đạt trên 70%.

- Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi có hàm lượng Vitamin A huyết thanh thấp xuống dưới 11%.

- Giảm tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai xuống dưới 23% và ở vùng miền núi xuống dưới 25,5%.

- Giảm tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới 15%.

- Bảo đảm tỷ lệ hộ gia đình dùng muối I-ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh đạt trên 90%, mức trung vị I-ốt niệu của bà mẹ có con dưới 5 tuổi đạt từ 10 đến 20 µg/dl.

- Tăng chiều cao của trẻ em trai và trẻ em gái 5 tuổi từ 1,5 cm - 2,0 cm so với năm 2010.

- Tăng chiều cao đạt được của người trưởng thành theo giới 1,0 - 1,5 cm so với năm 2010.

- Giảm tỷ lệ hộ gia đình có mức năng lượng ăn vào bình quân đầu người dưới 1.800Kcal xuống 5%.

- Khống chế tỷ lệ thừa cân - béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi ở mức dưới 5% đối với vùng nông thôn và dưới 10% đối với thành phố lớn.

- Khống chế tỷ lệ thừa cân - béo phì ở người trưởng thành ở mức dưới 12%.

- Giảm mức tiêu thụ muối trung bình ở người trưởng thành xuống dưới 7gam/người/ngày.

- Bảo đảm 100% cán bộ chuyên trách dinh dưỡng tuyến tnh được tập huấn về dinh dưỡng.

- Bảo đảm 100% cán bộ chuyên trách dinh dưỡng tuyến huyện, xã và cộng tác viên dinh dưỡng được tập huấn, cập nhật kiến thức về chăm sóc dinh dưỡng.

2.4. Dự án 4: An toàn thực phẩm

a) Mục tiêu chung: Kiểm soát an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm được thiết lập, phát huy hiệu quả, chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Giảm 5% số vụ ngộ độc thực phẩm tập thể từ 30 người mắc/vụ giai đoạn 2016-2020 so với trung bình giai đoạn 2011-2015. Tỷ lệ mắc ngộ độc thực phẩm cấp tính trong vụ ngộ độc được ghi nhận dưới 7 người/100.000 dân.

- Duy trì phòng kiểm nghiệm an toàn thực phẩm phục vụ công tác thanh, kiểm tra, hậu kiểm sản phẩm thực phẩm tuyến tỉnh đạt tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 17025:2005 (Trung tâm kiểm nghiệm tỉnh Khánh Hòa đạt tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 17025:2014).

- 80% người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng, người quản lý được cập nhật kiến thức về an toàn thực phẩm.

2.5. Dự án 5: Phòng, chống HIV/AIDS

a) Mục tiêu chung: Tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, hướng đến mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020 (90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm của bản thân; 90% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị ARV; 90% người nhiễm HIV điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng lây truyền), khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh dưới 0,2%, giảm tác động của HIV/AIDS đối vi sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

b) Mục tiêu cụ thể:

TT

Nội dung chỉ số

Đơn vị

2020

I

Hoạt động 1: Dự phòng và can thiệp giảm tác hại

 

 

1

Tỷ lệ % số người NCMT tiếp cận với chương trình BKT

%

90

2

Tỷ lệ % số phụ nữ bán dâm tiếp cận với chương trình BCS

%

85

3

Tỷ lệ % số người quan hệ tình dục đồng giới tiếp cận với chương trình BCS

%

80

4

Số người nghiện ma túy được điều trị Methadone

Người

600

II

Hoạt động 2: Xét nghiệm và giám sát dịch HIV/AIDS

 

 

1

Số mẫu giám sát TĐ HIV

mẫu

350

2

Số mẫu Giám sát TĐ STI

mẫu

950

3

Số mẫu giám sát phát hiện (bao gồm tư vấn lao/HIV, lây truyền HIV từ mẹ sang con, tư vấn tại cộng đồng)

Người

30.000

4

Tỷ lệ % trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm và nghi nhiễm HIV được làm xét nghiệm chẩn đoán sớm nhiễm HIV

%

100

III

Hoạt động 3: Điều trị HIV/AIDS và dphòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

 

 

1

Sbệnh nhân điều trị ARV người lớn

Người

1.005

2

Số trẻ em điều trị ARV

Người

30

3

Tỷ lệ bệnh nhân duy trì phác đồ ARV bậc 1 sau 12 tháng bắt đầu điều trị

%

95

4

Tỷ lệ % bệnh nhân HIV/AIDS được xét nghiệm tải lượng HIV theo dõi điều trị ARV

%

90

5

Tỷ lệ PNMT nhiễm HIV được điều trị DPLTMC bng ARV

%

100

6

Tỷ lệ người nhiễm HIV mới đăng ký điều trị được dự phòng mắc lao bằng INH

%

100

7

Tỷ lệ bệnh nhân HIV mắc lao được điều trị bằng ARV

%

100

8

Tỷ lệ % bệnh nhân điều trị ARV có thẻ Bảo hiểm y tế.

%

100

2.6. Dự án 6: Đảm bảo máu an toàn và phòng chống một số bệnh lý huyết học

a) Mục tiêu chung: Bảo đảm cung cấp máu, sử dụng máu an toàn và phòng, chống hiệu quả một số bệnh lý huyết học.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Tổ chức các lớp tập huấn về công tác tuyên truyền vận động cho các tình nguyện viên, tuyên truyền viên nhằm tăng số lượng người hiến máu tình nguyện tại cộng đồng cũng như người hiến máu tình nguyện tại đơn vị.

- Nâng số lượng người tham gia hiến máu tại cộng đồng tăng lên 20.000 đơn vị.

- Nâng số lượng người tham gia hiến máu tại Trung tâm tăng lên 1.500 đơn vị.

- Tuyên truyền vận động nhằm gia tăng:

+ Số lượng người mới hiến tiểu cầu lần đầu. số lượng người hiến tiểu cầu tình nguyện lên 85 người.

+ Số lượng người hiến máu có nhóm máu hiếm Rh âm.

+ Số lượng người có nhóm máu hiếm Rh âm vào câu lạc bộ lên 35 người.

- Tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ người hiến tiểu cầu tình nguyện nhằm duy trì số lượng người cũ và kết nạp thêm số lượng người mới.

- Tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ người có nhóm máu hiếm Rh âm nhằm duy trì số lượng người cũ và kết nạp thêm số lượng người mới, dự kiến trong quý I sẽ tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ người có nhóm máu hiếm Rh âm.

- In ấn tờ rơi có nội dung về tư vấn sức khỏe nhằm mục đích tư vấn các bệnh lây truyền qua máu cho các cá nhân đến tham gia hiến máu tình nguyện. Xây dựng phn mềm quản lý, in ấn tem dán cho toàn bộ máu và chế phẩm máu tại đơn vị.

2.7. Dự án 7: Quân dân y kết hợp

a) Mục tiêu chung: Tạo điều kiện cho người dân sinh sống ở khu vực biên giới, biển đảo, vùng trọng điểm quốc phòng an ninh được tiếp cận với các dịch vụ y tế có chất lượng ngày càng cao; tăng cường khả năng đáp ứng của ngành y tế trong các tình huống khẩn cấp.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Xây dựng ít nhất 02 mô hình điểm về kết hợp quân dân y tại các tuyến.

- Hỗ trợ công tác huấn luyện, diễn tập lực lượng y tế cơ động đáp ứng yêu cầu can thiệp nhanh trong các tình huống khẩn cấp về y tế.

- Tổ chức ít nhất 2 lớp/năm đào tạo, tập huấn nội dung quân dân y kết hợp.

- Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh lưu động cho các đối tượng chính sách, người nghèo tại xã vùng bãi ngang ven biển, xã khu vực I, khu vực II, khu vực III thuộc vùng dân tộc và miền núi, tối thiểu ít nhất 1 lần/năm.

2.8. Dự án 8: Theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện chương trình và truyền thông y tế

a) Mục tiêu chung: Theo dõi, kiểm tra, giám sát đánh giá bảo đảm thực hiện Chương trình hiệu quả. Triển khai các hoạt động truyền thông y tế, nâng cao sức khỏe người dân và cộng đồng.

b) Mục tiêu cụ thể:

- 100% các huyện, thị xã, thành phố được kiểm tra, giám sát thực hiện triển khai các dự án/hoạt động.

- 100% các các huyện, thị xã, thành phố truyền thông các nội dung của Chương trình trên các phương tiện thông tin đại chúng.

II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, MỨC CHI

1. Phạm vi thực hiện: 8/8 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

2. Đối tượng thực hiện: Các đơn vị y tế được giao nhiệm vụ thực hiện các dự án, hoạt động của Chương trình.

3. Mức chi: Các nội dung thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số thực hiện theo Quyết định số 1125/QĐ-TTg ngày 31/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 26/2018/TT-BTC ngày 21/3/2018 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020.

III. THỜI GIAN THỰC HIỆN: Từ nay đến năm 2020

IV. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1. Dự án 1: Phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và các bệnh không lây nhiễm phổ biến

1.1. Hoạt động phòng, chống phong:

- Tổ chức khám phát hiện và đa hóa trị liệu cho bệnh nhân phong mới.

- Phòng chống tàn tật, phục hồi chức năng và tái hòa nhập cộng đồng cho bệnh nhân phong.

- Nghiên cứu, đào tạo, tập huấn chuyên môn về phòng, chống phong.

- Giám sát chuyên môn hoạt động phòng chống phong ở địa phương.

- Tổ chức loại trừ bệnh phong ở tuyến huyện.

1.2. Hoạt động phòng, chống lao:

- Tăng cường năng lực xét nghiệm và X - quang phổi, bảo đảm chất lượng theo quy định.

- Triển khai các can thiệp tích cực, phát hiện chủ động, chẩn đoán sm và quản lý bệnh nhân lao, lao kháng thuốc, bảo đảm chất lượng điều trị, tăng tỷ lệ điều trị thành công, giảm tỷ lệ thất bại, bỏ điều trị, chết.

- Nghiên cứu dịch tễ, điều hành việc thử nghiệm thuốc đặc trị, phác đồ điều trị mới.

- Tăng cường các biện pháp phòng chống lấy nhiễm trong quản lý lao đa kháng thuốc đối với cơ sở chăm sóc, chẩn đoán và điều trị lao đa kháng thuốc.

- Nghiên cứu, đào tạo, tập huấn chuyên môn về phòng, chống lao.

- Giám sát chuyên môn, hiệu quả hoạt động phòng chống lao tại các tuyến, tăng cường áp dụng hệ thống thông tin điện tử trong quản lý dữ liệu và quản lý chương trình.

1.3. Hoạt động phòng, chống sốt rét:

- Bảo đảm đủ thuốc điều trị, hóa chất phun, tẩm màn, dụng cụ bảo vệ cá nhân, bổ sung trang thiết bị, bình phun hóa chất, vật tư, hóa chất xét nghiệm chẩn đoán hỗ trợ cho các địa phương.

- Nghiên cứu, đào tạo, tập huấn chuyên môn về phòng, chống sốt rét.

- Điều tra, giám sát ca bệnh/ổ bệnh sốt rét.

- Giám sát dịch tễ sốt rét và giám sát công tác điều trị bệnh nhân.

1.4. Hoạt động phòng, chống sốt xuất huyết:

- Giám sát dịch tễ tại các địa bàn trọng điểm.

- Đào tạo, tập huấn chuyên môn về phòng, chống sốt xuất huyết.

- Dự trữ, hỗ trợ vật tư, hóa chất, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống sốt xuất huyết cho các địa phương có dịch bùng phát khi có chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.

- Tăng cường năng lực đáp ứng nhanh xử lý ổ dịch SXH.

- Truyền thông, giáo dục sức khỏe.

1.5. Hoạt động phòng, chống ung thư:

- Tổ chức khám sàng lọc ung thư tại cộng đồng.

- Hoạt động quản lý, xây dựng kế hoạch: Xây dựng kế hoạch, thành lập mạng lưới triển khai hoạt động khám, phát hiện, điều tra, quản lý bệnh nhân Ung thư tại các xã/phường/thị trấn triển khai chương trình.

- Đào tạo tập huấn chuyên môn phòng, chống bệnh ung thư.

- Triển khai các hoạt động chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh ung thư.

- Giám sát chuyên môn hoạt động phòng, chống ung thư.

- Hướng dẫn phòng, chống bệnh ung thư, các yếu tố nguy cơ cho người bệnh và cộng đồng.

- Phối hợp với Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe, tuyên truyền phòng chống bệnh ung thư bằng nhiều hình thức đa dạng, thông qua tờ rơi, tranh lật, pano, apphich, giao lưu, tuyên truyền nhóm, phát bài tuyên truyền trên Đài truyền thanh, phóng sự truyền hình...

- Các hoạt động quản lý, triển khai giám sát các hoạt động của chương trình được thực hiện thường xuyên để đảm bảo thực hiện đúng tiến độ và yêu cầu đề ra

1.6. Hoạt động phòng, chống bệnh tim mạch:

- Nghiên cứu, đào tạo tập huấn chuyên môn phòng, chống bệnh tim mạch.

- Sàng lọc phát hiện sớm, quản lý người bệnh tăng huyết áp.

- Xây dựng, triển khai mô hình ghi nhận, quản lý người bệnh tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim. Tổ chức mô hình sinh hoạt câu lạc bộ cho người bệnh tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.

1.7. Hoạt động phòng, chống bệnh đái tháo đường và phòng, chống các rối loạn do thiếu lốt:

- Điều tra, giám sát dịch tễ học bệnh đái tháo đường, các rối loạn do thiếu lốt, chất lượng gia vị mặn chứa lốt trên toàn quốc.

- Phát hiện sớm người mắc bệnh đái tháo đường, tiền đái tháo đường để áp dụng các biện pháp quản lý, điều trị.

- Nghiên cứu, đào tạo tập huấn chuyên môn phòng, chống bệnh đái tháo đường và phòng, chống các rối loạn do thiếu lốt.

- Nâng cao năng lực hệ thống phòng xét nghiệm lốt tại tuyến trung ương, tuyến tỉnh.

1.8. Hoạt động bảo vệ sức khỏe tâm thần:

- Quản lý, điều trị và phục hồi chức năng cho các bệnh nhân tâm thần phân liệt, động kinh và trầm cảm đã được phát hiện ở giai đoạn trước.

- Phát hiện, lập hồ sơ điều trị, quản lý, phục hồi chức năng cho bệnh nhân tâm thần phân liệt, động kinh và trầm cảm mới.

- Xây dựng các mô hình điểm quản lý bệnh động kinh, trầm cảm.

- Đào tạo, tập huấn chuyên môn phát hiện, quản lý, điều trị và phục hồi chức năng bệnh nhân tâm thần.

- Giám sát chuyên môn hoạt động bảo vệ sức khỏe tâm thần.

1.9. Hoạt động phòng, chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản:

- Đào tạo, tập huấn chuyên môn bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản.

- Sàng lọc phát hiện sớm, quản lý người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản.

- Mua thuốc, vật tư, trang thiết bị cho các hoạt động đào tạo, khám và điều trị bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản

- Tổ chức mô hình sinh hoạt câu lạc bộ cho người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản ở bệnh viện tại các tuyến để nâng cao kiến thức của người bệnh.

- Tuyên truyền, nâng cao kiến thức, nhận thức người dân về Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản

- Tổ chức triển khai phòng tư vấn cai nghiện thuốc lá

1.10. Hoạt động Y tế học đường:

- Nghiên cứu, đào tạo, tập huấn chuyên môn phòng, chống bệnh, tật lứa tuổi học đường.

- Thực hiện các hoạt động giáo dục sức khỏe, thay đổi hành vi về phòng, chống bệnh, tật lứa tuổi học đường cho học sinh.

- Thực hiện các hoạt động dự phòng, phát hiện sớm nguy cơ, tư vấn, chăm sóc, quản lý sức khỏe học sinh. Triển khai khám chuyên khoa, phát hiện các bệnh, tật thường gặp ở lứa tuổi học đường.

- Triển khai các hoạt động cho học sinh tự phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe học đường.

- Giám sát chuyên môn.

2. Dự án 2: Tiêm chủng mở rộng

- Duy trì công tác tiêm chủng mở rộng và tổ chức các chiến dịch tiêm chủng.

- Hoạt động nâng cao chất lượng và an toàn trong tiêm chủng

- Mua và cung ứng đủ vắc xin, vật tư tiêm chủng đáp ứng nhu cầu tiêm chủng cho trẻ em, phụ nữ có thai, nữ trong độ tuổi sinh đẻ trên toàn tỉnh và các sinh phẩm, vật tư tiêu hao chẩn đoán các bệnh truyền nhiễm trong tiêm chủng mở rộng.

- Nghiên cứu, đào tạo, tập huấn chuyên môn tiêm chng mở rộng.

- Giám sát chuyên môn tiêm chủng mở rộng.

- Quản lý đối tượng tiêm chủng trên hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia.

- Các hoạt động khác: Hoạt động duy trì thành quả thanh toán bại liệt. Hoạt động duy trì thành quả loại trừ uốn ván sơ sinh. Duy trì các hoạt động nhằm tiến tới loại trừ bệnh sởi. Duy trì triển khai vc xin viêm não Nhật Bản và vc xin viêm gan B trong 24 giờ đầu sau sinh (VGBSS).

3. Dự án 3: Dân svà phát triển

3.1. Hoạt động Dân số - Kế hoạch hóa gia đình:

- Mua, cung cấp phương tiện tránh thai, giấy thấm, hóa chất, thuốc thiết yếu và vật tư tiêu hao, trang thiết bị y tế, dụng cụ y tế/kế hoạch hóa gia đình, trang thiết bị đào tạo.

- Hỗ trợ để củng cố cơ sở vật chất các kho chứa, bảo quản phương tiện tránh thai, các đơn vị tư vấn và dịch vụ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, các cơ sở cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, các cơ sở cung cấp dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh các tuyến.

- Tầm soát các dị dạng, bệnh, tật bẩm sinh và nâng cao chất lượng dân số. Củng cố, mở rộng và phát triển dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh. Hỗ trợ người nghèo, người cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người dân sống tại vùng có nguy cơ cao, vùng nhiễm chất độc dioxin thực hiện dịch vụ sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sơ sinh, dịch vụ khám sức khỏe tiền hôn nhân. Tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân, theo dõi, quản lý đối tượng đã sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sơ sinh.

- Can thiệp thay đổi hành vi, tập quán sử dụng dịch vụ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình và các loại hình dịch vụ phù hợp với tâm lý, tập quán của người dân tộc thiểu số.

- Tổ chức can thiệp giảm tình trạng người chưa thành niên, thanh niên mang thai ngoài ý muốn, chú trọng nhà trường, khu công nghiệp, khu chế xuất và các địa bàn đặc thù, củng cố các điểm cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình thân thiện.

- Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển.

- Xây dựng, sản xuất, nhân bản, phát hành các sản phẩm truyền thông.

Duy trì, hoàn thiện hệ thống quản lý phương tiện tránh thai, khai thác và cung cấp thông tin chuyên ngành Dân số - Kế hoạch hóa gia đình.

- Kiểm soát tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh. Khuyến khích cộng đồng, tập thể, cá nhân thực hiện tốt chính sách dân số. đưa nội dung chính sách dân số vào hương ước, quy ước, vào chương trình đào tạo của các cơ sở giáo dục, đào tạo và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

- Hỗ trợ người nghèo, người cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người dân sống tại vùng mức sinh cao thực hiện dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và xử lý tai biến theo chuyên môn y tế (nếu có). Tư vấn sử dụng, theo dõi, quản lý đối tượng sử dụng các biện pháp tránh thai, kế hoạch hóa gia đình.

- Đẩy mạnh tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai, xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển.

- Tuyên truyền trực tiếp tại cộng đồng thông qua đội ngũ cộng tác viên dân số, chú trọng công tác thăm, tư vấn tại hộ gia đình và tư vấn nhóm nhỏ cho các đối tượng khó tiếp cận và địa bàn trọng điểm.

- Tổ chức chiến dịch truyền thông lồng ghép với cung cấp dịch vụ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tại các địa bàn trọng điểm, nâng cao nhận thức về mất cân bằng giới tính khi sinh, tổ chức các hoạt động nhân các sự kiện Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, tuyên truyền phổ biến, giáo dục về Dân số - Kế hoạch hóa gia đình.

- Nghiên cứu, đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về Dân số - Kế hoạch hóa gia đình.

- Xây dựng mô hình các dịch vụ can thiệp về Dân số - Kế hoạch hóa gia đình.

- Hỗ trợ cộng tác viên thực hiện công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình.

- Kiểm tra thực hiện quy định về Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; Kiểm định, kiểm tra chất lượng phương tiện tránh thai, chất lượng dịch vụ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, quy chuẩn của các cơ sở, điểm cung cấp dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh.

3.2. Hoạt động phục hồi chức năng cho người khuyết tật tại cộng đồng:

- Đào tạo nhân viên y tế hướng dẫn tập luyện tại cộng đồng.

- Xây dựng mô hình phục hồi chức năng tại tuyến y tế cơ sở.

- Sàng lọc phát hiện khuyết tật và nhu cầu phục hồi chức năng cho người khuyết tật.

- Mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động chuyên môn của dự án.

3.3. Hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi:

- Đào tạo, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng thực hành cho cán bộ, nhân viên cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tui tại cộng đồng.

- Tổ chức khám sàng lọc phát hiện bệnh sớm ở người cao tuổi.

- Biên tập, nhân bản, cung cấp các sản phẩm truyền thông, tư vấn.

- Triển khai thí điểm, phát động phong trào chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại xã, phường, thị trấn.

- Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề về hướng dẫn tự chăm sóc bản thân cho người cao tuổi.

3.4. Hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản:

- Đào tạo, tập huấn chuyên môn chăm sóc sức khỏe sinh sản.

- Triển khai liên kết dịch vụ và dự phòng một số bệnh lây truyền từ mẹ sang con.

- Triển khai các can thiệp chăm sóc sức khỏe trẻ em dựa vào cộng đồng. Triển khai mô hình can thiệp chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên tại một số tỉnh trọng điểm.

- Sàng lọc bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục, phát hiện sớm, điều trị các tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung theo kế hoạch hành động quốc gia về dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung.

- Triển khai sổ theo dõi sức khoẻ bà mẹ và trẻ em trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

- Tổ chức hoạt động giám sát hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho tuyến dưới.

3.5. Hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em:

- Duy trì và kiện toàn hoạt động mạng lưới cộng tác viên dinh dưỡng, đào tạo và tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác phòng chống suy dinh dưỡng.

- Đào tạo, tập huấn và giám sát chuyên môn về cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em.

- Hướng dẫn thực hành kỹ thuật chế biến thức ăn và chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ có thai, bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng hoặc thừa cân béo phì, xây dựng mô hình phòng, chống suy dinh dưỡng đặc thù cho từng vùng.

- Tổ chức các chiến dịch phòng, chống suy dinh dưỡng.

- Tổ chức hoạt động truyền thông giáo dục về dinh dưỡng tại các xã phường.

- Cân và đo chiều cao trẻ nhằm theo dõi tăng trưởng

- Mua sắm cân, thước đo chiều cao trẻ và các vật dụng đặc thù phục vụ cho chương trình.

- Tổ chức chiến dịch bổ sung vitamin A, lễ phát động “Ngày vi chất dinh dưỡng”, phổ biến các thông điệp truyền thông trong các chiến dịch và triển khai các hoạt động bổ sung Vitamin A cho trẻ 6-36 tháng tuổi.

4. Dự án 4: An toàn thực phẩm

- Cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất cho các đơn vị được giao nhiệm vụ kiểm nghiệm, quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

- Trang bị thiết bị, phương tiện, dụng cụ, hóa chất phục vụ hoạt động chuyên môn về an toàn thực phẩm.

- Nghiên cứu, đào tạo, tập huấn chuyên môn an toàn thực phẩm.

- Kiểm tra thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm, lấy mẫu, kiểm nghiệm phục vụ thanh tra, hậu kiểm bảo đảm an toàn thực phẩm.

- Điều tra, giám sát ngộ độc thực phẩm, giám sát nguy cơ gây ô nhiễm thực phẩm và phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm, cảnh báo, xử lý các sự cố về an toàn thực phẩm, kiểm soát an toàn thực phẩm các cơ sở dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể và thức ăn đường phố, giám sát dịch tễ học các bệnh truyền qua thực phẩm.

- Hỗ trợ xây dựng, áp dụng một số mô hình tiên tiến đạt chuẩn về an toàn thực phẩm như: Chợ an toàn thực phẩm, dch vụ ăn uống, bếp ăn tập thvà thức ăn đường ph.

5. Dự án 5: Phòng, chng HIV/AIDS

- Dự phòng và can thiệp giảm tác hại: Phân phát bơm kim tiêm sạch; Phân phát bao cao su và chất bôi trơn; Điều trị nghiện các chất dạng thuc phiện bng thuốc thay thế; Truyền thông thay đổi hành vi.

- Xét nghiệm và giám sát dịch HIV/AIDS: Tăng cường xét nghiệm phát hiện HIV; Tăng cường xét nghiệm theo dõi điều trị HIV/AIDS; Quản lý nâng cao chất lượng xét nghiệm HIV/AIDS; Giám sát dịch HIV.

- Điều trị và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con: Mở rộng, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS. Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Phối hợp HIV/lao.

Tăng cường năng lực hệ thống phòng chống HIV/AIDS: Củng c, ổn định tổ chức và tiếp tục nâng cao năng lực cho hệ thống phòng chng HIV/AIDS trong khuôn khổ của hệ thống y tế; Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động phòng chống HIV; Đa dạng hóa các nguồn ngân sách cho chương trình phòng chống HIV, đc biệt là qua việc huy động ngân sách trong nước; Hoàn thiện cơ chế mua sắm và cung ứng các hàng hóa có chất lượng bao gồm thuốc ARV, Methadone, sinh phẩm chẩn đoán HIV và vật dụng y tế liên quan khác.

6. Dự án 6: Bảo đảm máu an toàn và phòng, chống một số bệnh lý huyết hc

- Tổ chức các hoạt động vận động hiến máu tình nguyện bằng các hoạt động truyền thông đặc thù, các sự kiện hiến máu, mô hình tổ chức hiến máu hiệu quả, thiết thực nhằm tuyển chọn nguồn người hiến máu an toàn.

- Đào tạo đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên thực hiện công tác tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức các hoạt động tôn vinh người hiến máu, các hội nghị, hội thảo nhằm phối hợp tổ chức hoạt động hiến máu tình nguyện, duy trì nguồn người hiến máu an toàn trên toàn quốc.

- Xây dựng ngân hàng máu sống dựa trên lực lượng hiến máu dự bị và bảo đảm an toàn truyền máu cho vùng miền núi, vùng khó khăn, vùng bin...

- Đào tạo, tập huấn chuyên môn về an toàn truyền máu và phòng, chống một số bệnh lý huyết học.

- Nâng cao chất lượng nội kiểm, triển khai hoạt động ngoại kiểm các xét nghiệm bảo đảm cung cấp máu và truyền máu an toàn.

- Triển khai các hoạt động có tính chất nghiên cứu khoa học.

- Giám sát dịch tễ, thực hiện phác đồ điều trị một số bệnh lý huyết học.

7. Dự án 7: Quân dân y kết hợp

- Xây dựng mô hình điểm về kết hợp quân dân y tại các tuyến.

- Hỗ trợ công tác huấn luyện, diễn tập lực lượng y tế cơ động đáp ứng yêu cầu can thiệp nhanh trong các tình huống khẩn cấp về y tế.

- Đào tạo, tập huấn nội dung quân dân y kết hợp.

- Khám bệnh, chữa bệnh lưu động và theo chiến dịch cho các đối tượng chính sách, người nghèo tại xã vùng bãi ngang ven biển, xã khu vực I, khu vực II, khu vực III thuộc vùng dân tộc và miền núi...

8. Dự án 8: Theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện chương trình và truyền thông y tế

- Thiết lập và tổ chức thực hiện hệ thống theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá Chương trình, Dự án.

- Đào tạo, tập huấn về theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá và truyền thông về các nội dung của Chương trình.

- Tổ chức các hoạt động truyền thông về các nội dung của Chương trình trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Tổ chức các ngày/tháng cao điểm truyền thông phù hợp với các hoạt động của Chương trình, Dự án.

- Mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác truyền thông, trang thiết bị công nghệ thông tin.

- Xây dựng, sản xuất, nhân bản, phát hành các sản phẩm truyền thông.

- Tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục, tư vấn về y tế, dân số và an toàn thực phẩm. Xây dựng, duy trì, triển khai đội truyền thông cơ động, đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về an toàn thực phẩm của các nhóm đối tượng.

- Xây dựng và duy trì hệ thống thông tin quản lý, cơ sở dữ liệu.

- Khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, điển hình trong việc tổ chức, triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nguồn vốn thực hiện:

- Ngân sách Trung ương.

- Ngân sách địa phương: Từ nguồn ngân sách nhà nước của tỉnh cân đối bố trí hàng năm.

- Nguồn vốn ODA và viện trợ.

- Nguồn huy động, đóng góp của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước và các nguồn tài chính hợp pháp khác.

2. Tổng nguồn kinh phí thực hiện (tính đến năm 2020): 129.203.000.000 đồng.

Trong đó:

Ngân sách Trung ương hỗ trợ: 35.800.000.000 đồng

Ngân sách tỉnh: 93.503.000.000 đồng. Riêng năm 2019, ngân sách Trung ương htrợ: 7.070 triệu đồng và ngân sách địa phương (đã trừ tiết kiệm 10% và bố trí dự toán đầu năm 2019 của Sở Y tế) là 28.588 triệu đồng.

(Chi tiết như Phụ lục 02 đính kèm)

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện kế hoạch này trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan triển khai thực hiện các nội dung Chương trình trong phạm vi, lĩnh vực được phân công quản lý.

- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình; tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện theo đúng yêu cầu và hướng dẫn của Bộ Y tế.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Y tế và các địa phương tổng hợp nhu cầu, cân đối, bố trí vốn đầu tư phát triển theo kế hoạch trung hạn và hàng năm để thực hiện Chương trình;

- Thẩm định các Dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách Trung ương, vốn trái phiếu chính phủ, các Dự án vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thuộc Chương trình.

- Phối hợp với Sở Y tế kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình.

3. S Tài chính:

- Chủ trì phối hợp với các ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh cân đối bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước của tỉnh hàng năm để thực hiện theo đúng quy định hiện hành.

- Phối hợp với Sở Y tế kiểm tra, đánh giá, kết quả thực hiện.

4. Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong phạm vi lĩnh vực phụ trách, phối hợp với Sở Y tế triển khai thực hiện các nội dung theo phân cấp quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện ở cấp cơ sở.

5. Sở Giáo dục và Đào tạo, Bảo hiểm xã hội tnh, chủ động phối hợp với Sở Y tế triển khai thực hiện các nội dung Chương trình trong phạm vi, lĩnh vực được phân công quản lý về Y tế trường học.

6. Công an tnh phối hợp với Sở Y tế triển khai thực hiện các nội dung Chương trình trong phạm vi, lĩnh vực được phân công quản lý về phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm...

7. Hội Chữ thập đỏ tỉnh phối hợp với Sở Y tế triển khai thực hiện các nội dung Chương trình trong phạm vi, lĩnh vực được phân công quản lý về bảo đảm máu và hiến máu tình nguyện.

8. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tnh, phối hợp với Sở Y tế triển khai thực hiện các nội dung Chương trình trong phạm vi, lĩnh vực được phân công quản lý về công tác Quân - Dân Y kết hợp.

9. Các s, ngành khác có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ động phối hợp với Sở Y tế hướng dẫn, triển khai, kiểm tra, đánh giá, kết quả thực hiện Kế hoạch này trong phạm vi đơn vị, địa phương; Bố trí cân đối đủ nguồn vốn từ ngân sách địa phương hỗ trợ thực hiện kế hoạch./.

 

PHỤ LỤC 1:

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU Y TẾ CHỦ YẾU NĂM 2016, 2017, 2018 VÀ KẾ HOẠCH NĂM 2019 VÀ NĂM 2020

STT

Nội dung chỉ tiêu

ĐVT

Chỉ tiêu giai đoạn 2016- 2020

Kết quả thực hiện

Kế hoạch năm 2019

Kế hoạch năm 2020

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Chỉ tiêu giao

Thực hiện

Chỉ tiêu giao

Thực hiện

Chỉ tiêu giao

TH cả năm

1

Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi (trên 1.000 trẻ đẻ sống)

5

5

3,9

5

4,3

5

5,6

5

5

2

Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi (trên 1.000 trẻ đẻ sống)

5,5

5,5

4,9

5,5

4.9

5,5

6,2

5,5

5,5

3

Mức giảm tỷ lệ sinh

0,1

0,2

0,23

0,1

0,23

0,1

0,12

0,1

0,1

4

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên

%

0,77

0,64

0,82

0,65

0,75

0,77

0,77

0,77

0,77

5

Tỷ số tử vong mẹ/100.000 trẻ đẻ sống

ca/100.000

40

45

35,6

45

30,4

40

25,5

40

40

6

Tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng

%

0,2

<0,2

0,16

<0,2

0,16

<0,2

0,17

0,2

0,2

7

Tỷ lệ phụ nữ có thai đi khám thai ít nhất 3 lần trong 3 thai kỳ

%

96,5

94

95,8

96

96,3

96

96,9

96,5

96,5

8

Tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi tiêm đầy đủ vaccin trong chương trình tiêm chng mở rộng

%

>95

95

96,1

95

96,9

95

95

>95

>95

9

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Cân nặng theo tuổi

%

<9

9,35

9,08

9

8,86

8,8

8,64

<9

<9

 

+ Chiều cao theo tuổi

%

<11

11

11

10,41

9,93

9,9

9,79

<11

<11

10

Tỷ sgiới tính khi sinh

(số bé trai/100 bé gái)

110,4

109

110

110,2

110,2

110,2

110,4

110,4

110,4

11

Tỷ lệ phụ nữ trong nhóm tuổi 15-49 đang áp dụng BPTT hiện đại

%

75,4

77

77,2

77

75,1

75,1

75,12

75,3

75,4

 

PHỤ LỤC 02:

KINH PHÍ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU Y TẾ VÀ DÂN SỐ ĐẾN NĂM 2020

ĐVT: 1.000 đồng

STT

Danh mục các dự án

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Giai đon 2016-2020

TW

Địa phương

TW

Địa phương

TW

Địa phương

TW

Địa phương

TW

Địa phương

1

Dự án 1: Phòng chng một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và mt số bnh không lây nhiễm phổ biến

2.745.000

5.643.000

2.083.000

7.154.000

1.260.000

11.199.600

1.802.000

13.175.000

7.890.000

38.296.000

1.1

Phong

109.000

219.000

109.000

219.000

90.000

295.200

109.000

659.000

417.000

1.425.000

1.2

Lao

507.000

485.000

443.000

485.000

215.000

1.997.100

213.000

2.550.000

1.378.000

5.639.000

1.3

Sốt rét

393.000

270.000

85.000

270.000

140.000

713.700

65.000

793.000

683.000

2.126.000

1.4

Sốt xuất huyết

591.000

3.798.000

531.000

5.270.000

 

6.205.500

700.000

6.895.000

1.822.000

22.858.000

1.5

Ung thư

150.000

70.000

140.000

70.000

140.000

135.000

140.000

150.000

570.000

440.000

1.6

Phòng chng bệnh tim mạch

60.000

100.000

54.000

100.000

25.000

231.300

25.000

271.000

164.000

728.000

1.7

Đái tháo đường

60.000

100.000

60.000

100.000

40.000

237.600

40.000

269.000

200.000

733.000

1.8

Bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng và trẻ em

775.000

540.000

581.000

540.000

480.000

630.000

480.000

700.000

2.316.000

2.480.000

1.9

Bệnh phổi tắt nghẽn mãn tính

100.000

100.000

80.000

100.000

30.000

574.200

30.000

888.000

240.000

1.726.000

1.10

Y tế học đường

 

180.000

 

180.000

100.000

180.000

100.000

180.000

200.000

720.000

2

Dự án 2: Tiêm chủng mở rộng

118.000

450.000

0

450.000

30.000

2.510.500

50.000

2.866.000

198.000

6.555.000

3

Dự án 3: Dân số và phát triển

4.845.000

2.385.000

2.821.000

4.163.000

2.685.000

11.533.500

2.685.000

14.794.000

13.036.000

34.116.000

3.1

Dân số Kế hoạch hóa gia đình

4.087.000

225.000

2.070.000

2.003.000

2.070.000

7.200.000

4.087.000

8.000.000

12.314.000

18.228.000

3.2

Phục hồi chức năng cho người khuyết tật tại cộng đồng

 

180.000

 

180.000

 

180.000

0

200.000

0

740.000

3.3

Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi

0

0

0

0

 

0

0

2.000.000

0

2.000.000

3.4

Chăm sóc Sức khỏe sinh sản

277.000

180.000

220.000

180.000

140.000

251.900

140.000

259.000

777.000

878.000

3.5

Cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em

481.000

1.800.000

531.000

1.800.000

475.000

3.901.600

475.000

4.335.000

1.962.000

12.270.000

4

Dự án 4: An toàn thực phẩm

3.055.000

270.000

1.486.000

270.000

1.370.000

180.000

1.370.000

500.000

7.281.000

1.240.000

5

Dự án 5: Phòng chống HIV/AIDS

960.000

2.340.000

960.000

2.340.000

1.075.000

2.106.000

1.075.000

2.340.000

4.070.000

9.360.000

6

Dự án 6: Bảo đảm máu an toàn và phòng chống một số bệnh lý huyết học

40.000

180.000

60.000

180.000

0

315.000

0

350.000

100.000

1.060.000

7

Dự án 7: Quân dân y kết hợp

0

0

20.000

0

10.000

0

50.000

50.000

80.000

50.000

8

Dự án 8: Theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện chương trình và truyền thông y tế

1.331.000

630.000

534.000

630.000

640.000

743.400

640.000

640.000

3.145.000

2.726.000

8.1

Truyền thông Y tế - Dân số

471.000

630.000

154.000

630.000

260.000

518.400

260.000

576.000

1.145.000

2.412.000

8.2

Truyền thông về an toàn thực phẩm

860.000

 

380.000

0

380.000

225.000

380.000

250.000

2.000.000

500.000

 

Tổng cộng

13.094.000

11.898.000

7.964.000

15.187.000

7.070.000

28.588.000

7.672.000

34.715.000

35.800.000

93.503.000

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 981/QĐ-UBND ngày 08/04/2019 về Kế hoạch hoạt động Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.495

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.66.72
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!