ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
56/2008/QĐ-UBND
|
Thái Nguyên,
ngày 29 tháng 10 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ( sửa đổi);
Căn cứ Luật di sản văn hóa;
Căn cứ Nghị định số: 92/2002/NĐ - CP ngày
11/11/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản
văn hóa;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao
& Du lịch tại Tờ trình số: 519/TTr – VHTTDL, ngày 19/9/2008 về việc đề nghị
ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa,
danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này
“ Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử -
văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ”.
Điều 2. Giao
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan thường trực, phối hợp với UBND các
huyện, thành phố, thị xã, các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể có liên quan tổ chức thực
hiện quyết định này và định kỳ báo cáo UBND tỉnh để cú biện pháp chỉ đạo kịp thời.
Các quy định trước đây trái với quy chế này đều bãi bỏ.
Điều 3. Chánh
Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Văn hóa, Thể thao & Du lịch, Tài
Nguyên - Môi Trường, Xây dựng, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã, các
Sở, Ban, Ngành đoàn thể, các tổ chức, cá nhân có liên quan; các đơn vị quản lý
di tích chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. UỶ BAN
NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trịnh Thị Cúc
|
QUY CHẾ
QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN
HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 56/2008/QĐ - UBND ngày 29 tháng 10 năm
2008 của UBND tỉnh Thái Nguyên )
Chương I
QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Phạm vi điều chỉnh, đối tượng
áp dụng:
1. Quy chế này quy định các hoạt động về quản
lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
(sau đây gọi tắt là di tích)
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
2. Mọi hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá
trị di tích trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên của các tổ chức, cá nhân đều phải
tuân thủ theo Luật di sản văn hóa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
các văn bản hướng dẫn thi hành Luật và nội dung của Quy chế này.
3. Di tích đã được xếp hạng là di tích Quốc gia
đặc biệt, di tích Quốc gia, di tích cấp tỉnh hoặc các di tích đã được các cơ
quan chức năng của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch kiểm kê, lập hồ sơ khoa học
đều đặt dưới sự quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của Nhà nước và hướng dẫn
nghiệp vụ của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Điều 2.
1. Di tích là tài sản vô
giá của dân tộc được Nhà nước thống nhất quản lý và pháp luật nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam bảo vệ.
2. Các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị lực lượng vũ trang
( gọi tắt là tổ chức, cá
nhân) có trách nhiệm quản lý, bảo vệ, sử dụng phát huy hiệu quả di
tích.
Chương II
QUẢN
LÍ NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH
Điều 3. Giao Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với
Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh rà soát và lập
danh mục phân cấp quản lý, bảo vệ, sử dụng di tích với nội dung cụ thể như sau:
1.
Cấp tỉnh: Quản lý toàn bộ các di tích trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên và trực tiếp quản lý các di tích đã được xếp hạng cấp Quốc gia đặc biệt,
di tích cấp Quốc gia có trên địa bàn (theo
danh mục phân cấp quản lý, bảo vệ, sử dụng di tích đã được Uỷ ban Nhân dân tỉnh
phê duyệt).
2.
Cấp huyện, thành phố, thị xã: Quản lý một số di tích đã được xếp
hạng cấp quốc gia, các di tích xếp hạng cấp tỉnh có trên địa bàn (theo danh mục phân cấp quản lý, bảo vệ,
sử dụng di tích đã được Uỷ ban Nhân dân tỉnh phê duyệt).
3.
Cấp xã, phường, thị trấn: Quản lý một số di tích cấp tỉnh có
trên địa bàn (theo danh mục
phân cấp quản lý, bảo vệ, sử dụng di tích đã được Uỷ ban Nhân dân tỉnh phê duyệt),
những di tích chưa được xếp hạng nhưng đã được kiểm kê, phân loại,
đang tiến hành lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích.
Điều 4.
1. Các cấp chính quyền có
trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với di tích và bảo vệ khai
thác phát huy các giá trị di tích trên địa bàn, kết hợp quản lý theo ngành,
lĩnh vực phù hợp với sự phân công, phân cấp hiện hành.
2. Di tích nằm trên địa bàn nào thì chính quyền
địa phương đó có trách nhiệm quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị.
Điều 5.
1. Các công trình, địa điểm,
cảnh quan thiên nhiên mới phát hiện có dấu hiệu được coi là di tích mà không
xác định được chủ sở hữu thì thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. Cơ quan nhà nước,
tổ chức cá nhân khi phát hiện các dấu hiệu được coi là di tích phải có trách
nhiệm bảo vệ nguyên trạng và thông báo kịp thời với UBND xã, phường, thị trấn sở
tại để có biện pháp bảo vệ cấp thiết và báo cáo cơ quan chức năng về văn hóa để
xử lý kịp thời.
2. Việc khai quật khảo cổ học chỉ được tiến hành
khi có giấy phép của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Điều 6.
Giao Giám đốc Sở Văn hóa,
Thể thao & Du lịch có trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện quản lý
Nhà nước về Di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh, cụ thể:
1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát
huy giá trị các di tích trên địa bàn toàn tỉnh. Có giải pháp huy động, sử dụng
các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
2. Thẩm định phương án quy hoạch, dự án bảo quản,
tu bổ, phục hồi, tôn tạo di
tích cấp tỉnh trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt. Trình Bộ Văn
hóa, Thể thao & Du lịch thẩm định cho ý kiến về chuyên môn đối với các dự
án phục hồi, bảo tồn, tôn tạo di
tích cấp Quốc gia, Quốc gia đặc biệt trước khi trình cấp có thẩm quyền
phê duyệt dự án. Tổ chức thực hiện và hướng dẫn các địa phương thực hiện quy hoạch,
dự án sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Tổ chức kiểm kê, đăng ký di tích, lập hồ sơ xếp
hạng di tích trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật Di sản văn hóa.
4. Quản lý, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức
các hoạt động văn hóa, lễ hội, tín ngưỡng ….gắn với di tích.
5. Tổ chức, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành
liên quan giải quyết, xử lý các hành vi vi phạm di tích theo chức năng và thẩm
quyền.
Điều 7.
Trách nhiệm của UBND huyện, thành phố,
thị xã:
1. Chủ tịch UBND huyện, thành phố, thị xã chịu
trách nhiệm quản lý Nhà nước về di tích trong phạm vi địa phương theo phân cấp
quản lý. Có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di tích, ngăn chặn, sử lý vi
phạm về di tích trên địa bàn; đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc
xếp hạng di tích.
2. Chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin; UBND các
xã, phường, thị trấn thực hiện quản lý Nhà nước về di tích trên địa bàn theo
phân cấp. Quản lý, hướng dẫn các hoạt động văn hóa, lễ hội, tín ngưỡng…gắn với
di tích có trên địa bàn đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh cảnh quan môi trường.
3. Đề nghị cơ quan cấp tỉnh xây dựng kế hoạch bảo
vệ, xếp hạng di tích. Hàng năm dành một khoản kinh phí chi cho việc bảo vệ và
phát huy giá trị các di tích đã được phân cấp quản lý.
Điều 8.
Trách nhiệm của UBND xã, phường, thị
trấn:
1. Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn có trách
nhiệm quản lý; bảo vệ di tích theo phân cấp, chịu sự chỉ đạo của UBND huyện,
thành phố, thị xã; hướng dẫn nghiệp vụ của Ban quản lý di tích & danh thắng
tỉnh; Bảo tàng tỉnh; Phòng Văn hóa Thể thao huyện, thành phố, thị xã.
2. Uỷ ban Nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức
bảo quản cấp thiết di tích; tiếp nhận những khai báo về di tích để chuyển cơ
quan cấp trên; kiến nghị việc xếp hạng di tích; phòng ngừa ngăn chặn kịp thời mọi
hành vi làm ảnh hưởng tới sự an toàn của di tích; ngăn chặn và xử lý các hoạt động
mê tín dị đoan theo thẩm quyền.
Điều 9.
1. Các di tích đã xếp hạng
đặc biệt, xếp hạng Quốc gia đặc biệt, Quốc gia, xếp hạng cấp tỉnh phải được gắn
bia, biển, nội quy, sơ đồ khoanh vùng bảo vệ di tích, sơ đồ hướng dẫn giới thiệu
và cắm mốc giới địa chính để mọi người biết và thực hiện.
2. Các cấp quản lý di tích phải có Ban quản lý
hoặc Tổ bảo vệ di tích. Di tích thuộc cấp nào quản lý thì UBND cấp đó ra Quyết
định thành lập Ban quản lý hoặc Tổ bảo vệ di tích .
Điều 10.
1. Di tích thuộc cấp nào
quản lý thì cấp đó có trách nhiệm lập dự án, kế hoạch phục hồi, tu bổ, tôn tạo.
2. Nguồn vốn phục hồi, tu bổ, tôn tạo di tích:
Ngân sách Nhà nước đầu tư hàng năm theo kế hoạch; nguồn thu từ di tích; nguồn
xã hội hóa.
Điều 11.
1. Xác định giá trị tiêu
biểu của di tích là trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa.
Ban quản lý di tích & danh thắng tỉnh có trách nhiệm phối hợp với các cấp
chính quyền lập hồ sơ khoa học của di tích, tham mưu cho Sở Văn hoá, Thể thao
và Du lịch trình các cấp có thẩm quyền xếp hạng di tích theo quy định của Luật
di sản văn hóa.
2. Sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định
công nhận và cấp bằng công nhận di tích, chính quyền địa phương có trách nhiệm
tổ chức đón nhận bằng, quyết định công nhận di tích.
Chương III
QUẢN
LÍ BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY DI TÍCH
Điều 12.
1. Các cấp chính quyền có
trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị quản lý văn hóa thuộc quyền; các Ban quản lý di
tích, Tổ quản lý di tích tại các di tích quản lý xây dựng kế hoạch, phương án
quản lý, bảo vệ, sử dụng phát huy có hiệu quả các di tích theo phân cấp quản
lý. Các di tích đã được xếp hạng nhưng chưa có điều kiện phát huy cần bảo vệ
nguyên trạng. Khi có dấu hiệu xuống cấp hoặc bị xâm hại Chủ tịch UBND xã, phường,
thị trấn phải có phương án bảo vệ cấp thiết và báo cáo cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền để có biện pháp khắc phục.
Điều 13.
1. Các tổ chức, cá nhân
được phân công trực tiếp quản lý, bảo vệ, sử dụng phát huy di tích có trách nhiệm:
- Thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được giao
theo quy định của Luật Di sản văn hóa và các quy định của pháp luật hiện hành.
- Bảo vệ giữ gìn các giá trị văn hóa vật thể,
phi vật thể gắn với di tích như: Công trình văn hóa, kiến trúc, điêu khắc, tượng
đài, vườn cây cảnh, cây cổ thụ, các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, hạ tầng kỹ
thuật thuộc di tích...
- Các tài sản có giá trị như di vật, cổ vật, đồ
thờ tự, đồ vật do khách thập phương hiến, tặng phải được kiểm tra thường xuyên
và kiểm kê hàng năm. Khi đưa các hiện vật ra khỏi di tích hoặc đưa từ ngoài vào
di tích phải được cấp có thẩm quyền cho phép.
- Thực hiện kịp thời các biện pháp phòng chống
cháy nổ, các hành vi xâm hại hoặc nguy cơ hủy hoại di tích.
- Báo cáo cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
xử lý các hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di tích.
Điều 14.
1. Đơn vị được giao quản
lý, sử dụng di tích theo định kỳ phải thường xuyên tu bổ, phục hồi và trùng tu,
tôn tạo chống xuống cấp di tích nhằm bảo đảm độ bền vững và giá trị vốn có của
di tích. Khi thực hiện các dự án tu bổ, phục hồi và trùng tu, tôn tạo di tích
phải thực hiện đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Trong quản lý, sử dụng di tích phải được khai
thác tích cực, hợp lý để phục vụ công tác giáo dục truyền thống, nhu cầu hưởng
thụ văn hóa của nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi phục vụ khách thăm quan,
nghiên cứu, học tập. Bảo vệ và tôn trọng tự do tín ngưỡng, duy trì phát huy
truyền thống văn hóa dân tộc.
3. Tổ chức lễ hội ở các di tích phải phù hợp với
truyền thống lịch sử, đặc điểm của di tích, tình hình kinh tế – xã hội, thuần
phong, mỹ tục của địa phương. Trình tự, thủ tục tổ chức phải tuân thủ theo quy
định của Pháp luật, Quy chế tổ chức lễ hội của Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch.
Điều 15.
1. Khi tổ chức các hoạt động
như: Cắm trại, biểu diễn nghệ thuật, quay phim, chụp ảnh, xuất bản, du lịch,
bán hàng lưu niệm..đều phải chấp hành hướng dẫn của Sở Văn hóa, Thể thao &
Du lịch và chính quyền địa phương.
2. Các nguồn thu từ khai thác, phát huy sử dụng
di tích, phí thăm quan, nguồn công đức phải được sử dụng đúng quy định hiện
hành của Nhà nước và của tỉnh.
Chương IV
THANH
TRA, KIỂM TRA, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÍ VI PHẠM
Điều 16.
1. Thanh tra Sở Văn hóa,
Thể thao & Du lịch; Thanh tra liên ngành; Thanh tra Nhà nước cấp tỉnh, huyện,
thị xã khi thanh tra hoạt động bảo tồn di tích, nếu phát hiện sai phạm có quyền
lập biên bản, tạm đình chỉ, kiến nghị thu hồi, xử phạt theo quy định Pháp luật
hiện hành và báo cáo cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để có biện pháp xử lý. Việc
khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến di tích thực hiện
theo trình tự quy định tại Luật Khiếu nại tố cáo.
2. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong bảo vệ
và phát huy giá trị của di tích được khen thưởng theo quy định của Pháp luật. Mọi
hành vi xâm hại di tích đều được sử lý theo quy định của Pháp luật.
Chương V
ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH
Điều 17.
Giao Giám đốc Sở Văn hóa,
Thể thao & Du lịch chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn; chủ trì,
phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố,
thị xã triển khai thực hiện nội dung quy chế này.
Điều 18.
Quy chế này được phổ biến
rộng rãi và thực hiện trên địa bàn tỉnh. Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch có
trách nhiệm triển khai nội dung quy chế này./.