Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 66/2024/TT-BGTVT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Nguyễn Duy Lâm
Ngày ban hành: 31/12/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Mã số chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản lý bến xe; vận tải quá cảnh; kiểm tra tải trọng xe

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 66/2024/TT-BGTVT ngày 31/12/2024 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản lý bến xe; quản lý vận tải quá cảnh; kiểm tra tải trọng xe; quản lý, bảo trì công trình giao thông; vận hành, khai thác giao thông công cộng.

Mã số chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản lý bến xe; vận tải quá cảnh; kiểm tra tải trọng xe

(1) Chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản lý bến xe:

Quản lý bến xe hạng III Mã số: V.12.24.03

Quản lý bến xe hạng IV Mã số: V.12.24.04

(2) Chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản lý vận tải quá cảnh:

- Quản lý vận tải quá cảnh hạng III Mã số: V.12.25.03

- Quản lý vận tải quá cảnh hạng IV Mã số: V.12.25.04

(3) Chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiểm tra tải trọng xe:

Kiểm tra tải trọng xe hạng III Mã số: V.12.26.03

Kiểm tra tải trọng xe hạng IV Mã số: V.12.26.04

(4) Chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản lý, bảo trì công trình giao thông:

Quản lý, bảo trì công trình giao thông hạng I Mã số: V.12.61.01

Quản lý, bảo trì công trình giao thông hạng II Mã số: V.12.61.02

Quản lý, bảo trì công trình giao thông hạng III Mã số: V.12.61.03

Quản lý, bảo trì công trình giao thông hạng IV Mã số: V.12.61.04

(5) Chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành vận hành, khai thác giao thông công cộng:

Vận hành, khai thác giao thông công cộng hạng I Mã số: V.12.62.01

Vận hành, khai thác giao thông công cộng hạng II Mã số: V.12.62.02

Vận hành, khai thác giao thông công cộng hạng III Mã số: V.12.62.03

Vận hành, khai thác giao thông công cộng hạng IV Mã số: V.12.62.04

Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản lý bến xe; vận tải quá cảnh; kiểm tra tải trọng xe

- Chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, quy định của pháp luật.

- Trung thực, khách quan, có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc được giao; thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.

- Có ý thức trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nghề nghiệp; không lạm dụng vị trí công tác, nhiệm vụ được phân công để trục lợi; đoàn kết, sáng tạo, tự nâng cao trình độ, sẵn sàng tiếp thu, học hỏi kiến thức mới; có ý thức phối hợp, giúp đỡ đồng nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác; tích cực tham gia thực hiện đề tài khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật để phát triển nghề nghiệp và nâng cao trình độ.

Xem chi tiết Thông tư 66/2024/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/3/2025.

 

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 66/2024/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2024

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH MÃ SỐ, TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP VIÊN CHỨC CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ BẾN XE; QUẢN LÝ VẬN TẢI QUÁ CẢNH; KIỂM TRA TẢI TRỌNG XE; QUẢN LÝ, BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG; VẬN HÀNH, KHAI THÁC GIAO THÔNG CÔNG CỘNG

Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 56/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản lý bến xe; quản lý vận tải quá cảnh; kiểm tra tải trọng xe; quản lý, bảo trì công trình giao thông; vận hành, khai thác giao thông công cộng.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản lý bến xe; quản lý vận tải quá cảnh; kiểm tra tải trọng xe; quản lý, bảo trì công trình giao thông; vận hành, khai thác giao thông công cộng; xét thăng hạng viên chức chuyên ngành quản lý, bảo trì công trình giao thông và vận hành, khai thác giao thông công cộng.

2. Thông tư này áp dụng đối với viên chức chuyên ngành quản lý bến xe; quản lý vận tải quá cảnh; kiểm tra tải trọng xe; quản lý, bảo trì công trình giao thông; vận hành, khai thác giao thông công cộng tại các đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và các tổ chức, cá nhân có liên quan được áp dụng Thông tư này.

Điều 2. Mã số chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành

1. Chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản lý bến xe:

a) Quản lý bến xe hạng III Mã số: V.12.24.03

b) Quản lý bến xe hạng IV Mã số: V.12.24.04

2. Chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản lý vận tải quá cảnh:

a) Quản lý vận tải quá cảnh hạng III Mã số: V.12.25.03

b) Quản lý vận tải quá cảnh hạng IV Mã số: V.12.25.04

3. Chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiểm tra tải trọng xe:

a) Kiểm tra tải trọng xe hạng III Mã số: V.12.26.03

b) Kiểm tra tải trọng xe hạng IV Mã số: V.12.26.04

4. Chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản lý, bảo trì công trình giao thông:

a) Quản lý, bảo trì công trình giao thông hạng I Mã số: V.12.61.01

b) Quản lý, bảo trì công trình giao thông hạng II Mã số: V.12.61.02

c) Quản lý, bảo trì công trình giao thông hạng III Mã số: V.12.61.03

d) Quản lý, bảo trì công trình giao thông hạng IV Mã số: V.12.61.04

5. Chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành vận hành, khai thác giao thông công cộng:

a) Vận hành, khai thác giao thông công cộng hạng I Mã số: V.12.62.01

b) Vận hành, khai thác giao thông công cộng hạng II Mã số: V.12.62.02

c) Vận hành, khai thác giao thông công cộng hạng III Mã số: V.12.62.03

d) Vận hành, khai thác giao thông công cộng hạng IV Mã số: V.12.62.04

Điều 3. Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp

1. Chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, quy định của pháp luật.

2. Trung thực, khách quan, có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc được giao; thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.

3. Có ý thức trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nghề nghiệp; không lạm dụng vị trí công tác, nhiệm vụ được phân công để trục lợi; đoàn kết, sáng tạo, tự nâng cao trình độ, sẵn sàng tiếp thu, học hỏi kiến thức mới; có ý thức phối hợp, giúp đỡ đồng nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác; tích cực tham gia thực hiện đề tài khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật để phát triển nghề nghiệp và nâng cao trình độ.

Chương II

TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP

Mục 1. CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP VIÊN CHỨC CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ BẾN XE

Điều 4. Quản lý bến xe hạng III - Mã số: V.12.24.03

1. Nhiệm vụ:

a) Tham gia xây dựng kế hoạch, các quy trình nghiệp vụ cụ thể trong phạm vi nhiệm vụ được phân công;

b) Tham gia nghiên cứu, đề xuất chủ trương, chính sách, định hướng, kế hoạch phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ trong phạm vi nhiệm vụ được phân công;

c) Tham gia thực hiện đề tài, đề án, dự án, chương trình khoa học và công nghệ liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập về quản lý bến xe;

d) Nghiên cứu giải quyết theo thẩm quyền hoặc tham mưu trình cấp có thẩm quyền giải quyết các vấn đề cụ thể liên quan đến lĩnh vực được phân công; đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuộc lĩnh vực được phân công;

đ) Thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành quản lý bến xe; tham gia xây dựng quy chế nội bộ;

e) Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, tham gia kiểm tra, thống kê, thu thập thông tin, số liệu về các vấn đề liên quan trong phạm vi nhiệm vụ được phân công;

g) Thực hiện các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao.

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm;

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản lý bến xe.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

a) Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, quy định của pháp luật, định hướng, nhiệm vụ của ngành giao thông vận tải; có kiến thức chuyên môn về quản lý bến xe;

b) Có hiểu biết về phát triển, ứng dụng, triển khai công nghệ trong phạm vi nhiệm vụ được phân công;

c) Thành thạo nghiệp vụ chuyên ngành quản lý bến xe, nắm được phương pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao; nắm rõ quy trình xây dựng các phương án, kế hoạch;

d) Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, xử lý tình huống liên quan đến công tác chuyên môn;

đ) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Điều 5. Quản lý bến xe hạng IV - Mã số: V.12.24.04

1. Nhiệm vụ:

a) Thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành quản lý bến xe theo phân công;

b) Tham gia xây dựng kế hoạch, các quy trình nghiệp vụ cụ thể trong phạm vi nhiệm vụ được phân công;

c) Tham mưu trình cấp có thẩm quyền quyết định xử lý các vấn đề cụ thể liên quan đến lĩnh vực được phân công theo vị trí việc làm và quy định của pháp luật;

d) Thống kê, thu thập thông tin, số liệu về các vấn đề liên quan trong phạm vi nhiệm vụ được phân công;

đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao.

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm;

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản lý bến xe.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

a) Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, quy định của pháp luật; nắm được định hướng, nhiệm vụ của ngành giao thông vận tải;

b) Có kiến thức chuyên môn về quản lý bến xe; trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ được phân công;

c) Nắm được các quy định về thủ tục hành chính, nghiệp vụ quản lý; quy trình thực hiện nhiệm vụ được phân công;

d) Sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng và các trang thiết bị khác phục vụ yêu cầu nhiệm vụ.

Mục 2. CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP VIÊN CHỨC CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ VẬN TẢI QUÁ CẢNH

Điều 6. Quản lý vận tải quá cảnh hạng III - Mã số: V.12.25.03

1. Nhiệm vụ:

a) Tham gia xây dựng kế hoạch, các quy trình nghiệp vụ cụ thể trong phạm vi nhiệm vụ được phân công;

b) Tham gia nghiên cứu, đề xuất chủ trương, chính sách, định hướng, kế hoạch phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ trong phạm vi nhiệm vụ được phân công;

c) Tham gia thực hiện đề tài, đề án, dự án, chương trình khoa học và công nghệ liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập về quản lý vận tải quá cảnh;

d) Nghiên cứu giải quyết theo thẩm quyền hoặc tham mưu trình cấp có thẩm quyền giải quyết các vấn đề cụ thể liên quan đến lĩnh vực được phân công; đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuộc lĩnh vực được phân công;

đ) Thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành quản lý vận tải quá cảnh; tham gia xây dựng quy chế nội bộ;

e) Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, tham gia kiểm tra, thống kê, thu thập thông tin, số liệu về các vấn đề liên quan trong phạm vi nhiệm vụ được phân công;

g) Thực hiện các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao.

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm;

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản lý vận tải quá cảnh.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

a) Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, quy định của pháp luật, định hướng, nhiệm vụ của ngành giao thông vận tải; có kiến thức chuyên môn về quản lý vận tải quá cảnh;

b) Có hiểu biết về phát triển, ứng dụng, triển khai công nghệ trong phạm vi nhiệm vụ được phân công;

c) Thành thạo nghiệp vụ chuyên ngành quản lý vận tải quá cảnh, nắm được phương pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao; nắm rõ quy trình xây dựng các phương án, kế hoạch;

d) Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, xử lý tình huống liên quan đến công tác chuyên môn;

đ) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Điều 7. Quản lý vận tải quá cảnh hạng IV - Mã số: V.12.25.04

1. Nhiệm vụ:

a) Thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành quản lý vận tải quá cảnh theo phân công;

b) Tham gia xây dựng kế hoạch, các quy trình nghiệp vụ cụ thể trong phạm vi nhiệm vụ được phân công;

c) Tham mưu trình cấp có thẩm quyền quyết định xử lý các vấn đề cụ thể liên quan đến lĩnh vực được phân công theo vị trí việc làm và quy định của pháp luật;

d) Thống kê, thu thập thông tin, số liệu về các vấn đề liên quan trong phạm vi nhiệm vụ được phân công;

đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao.

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm;

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản lý vận tải quá cảnh.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

a) Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, quy định của pháp luật; nắm được định hướng, nhiệm vụ của ngành giao thông vận tải;

b) Có kiến thức chuyên môn về quản lý vận tải quá cảnh; trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ được phân công;

c) Nắm được các quy định về thủ tục hành chính, nghiệp vụ quản lý; quy trình thực hiện nhiệm vụ được phân công;

d) Sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng và các trang thiết bị khác phục vụ yêu cầu nhiệm vụ.

Mục 3. CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP VIÊN CHỨC CHUYÊN NGÀNH KIỂM TRA TẢI TRỌNG XE

Điều 8. Kiểm tra tải trọng xe hạng III - Mã số: V.12.26.03

1. Nhiệm vụ:

a) Tham gia xây dựng kế hoạch, các quy trình nghiệp vụ cụ thể trong phạm vi nhiệm vụ được phân công;

b) Tham gia nghiên cứu, đề xuất chủ trương, chính sách, định hướng, kế hoạch phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ trong phạm vi nhiệm vụ được phân công;

c) Tham gia thực hiện đề tài, đề án, dự án, chương trình khoa học và công nghệ liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập về kiểm tra tải trọng xe;

d) Nghiên cứu giải quyết theo thẩm quyền hoặc tham mưu trình cấp có thẩm quyền giải quyết các vấn đề cụ thể liên quan đến lĩnh vực được phân công; đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuộc lĩnh vực được phân công;

đ) Thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành kiểm tra tải trọng xe; tham gia xây dựng quy chế nội bộ;

e) Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, tham gia kiểm tra, thống kê, thu thập thông tin, số liệu về các vấn đề liên quan trong phạm vi nhiệm vụ được phân công;

g) Thực hiện các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao.

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm;

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiểm tra tải trọng xe.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

a) Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, quy định của pháp luật, định hướng, nhiệm vụ của ngành giao thông vận tải; có kiến thức chuyên môn về kiểm tra tải trọng xe;

b) Có hiểu biết về phát triển, ứng dụng, triển khai công nghệ trong phạm vi nhiệm vụ được phân công;

c) Thành thạo nghiệp vụ chuyên ngành kiểm tra tải trọng xe, nắm được phương pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao; nắm rõ quy trình xây dựng các phương án, kế hoạch;

d) Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, xử lý tình huống liên quan đến công tác chuyên môn;

đ) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Điều 9. Kiểm tra tải trọng xe hạng IV - Mã số: V.12.26.04

1. Nhiệm vụ:

a) Thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành kiểm tra tải trọng xe theo phân công;

b) Tham gia xây dựng kế hoạch, các quy trình nghiệp vụ cụ thể trong phạm vi nhiệm vụ được phân công;

c) Tham mưu trình cấp có thẩm quyền quyết định xử lý các vấn đề cụ thể liên quan đến lĩnh vực được phân công theo vị trí việc làm và quy định của pháp luật;

d) Thống kê, thu thập thông tin, số liệu về các vấn đề liên quan trong phạm vi nhiệm vụ được phân công;

đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao.

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm;

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiểm tra tải trọng xe.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

a) Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, quy định của pháp luật; nắm được định hướng, nhiệm vụ của ngành giao thông vận tải;

b) Có kiến thức chuyên môn về kiểm tra tải trọng xe; trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ được phân công;

c) Nắm được các quy định về thủ tục hành chính, nghiệp vụ quản lý; quy trình thực hiện nhiệm vụ được phân công;

d) Sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng và các trang thiết bị khác phục vụ yêu cầu nhiệm vụ.

Mục 4. CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP VIÊN CHỨC CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ, BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG

Điều 10. Quản lý, bảo trì công trình giao thông hạng I - Mã số: V.12.61.01

1. Nhiệm vụ:

a) Chủ trì tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về quản lý, bảo trì công trình giao thông thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;

b) Chủ trì nghiên cứu, đề xuất chủ trương, chính sách, định hướng, kế hoạch phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ trong phạm vi nhiệm vụ được phân công;

c) Chủ trì nghiên cứu, xây dựng quy chế quản lý nghiệp vụ chuyên ngành quản lý, bảo trì công trình giao thông trong phạm vi nhiệm vụ được phân công;

d) Chủ trì thực hiện đề tài, đề án, dự án, chương trình khoa học và công nghệ liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập về quản lý, bảo trì công trình giao thông;

đ) Chủ trì tổ chức biên soạn, xây dựng các tài liệu hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ; chủ trì tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ hoặc phổ biến kiến thức, kinh nghiệm trong phạm vi nhiệm vụ được phân công;

e) Thực hiện các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao.

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm;

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản lý, bảo trì công trình giao thông.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

a) Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, quy định của pháp luật, định hướng, nhiệm vụ của ngành giao thông vận tải; nắm vững các kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ về quản lý, bảo trì công trình giao thông;

b) Nắm vững tình hình và xu thế phát triển của ngành giao thông vận tải ở trong nước và trên thế giới; có kiến thức chuyên sâu về quản lý, bảo trì công trình giao thông; có hiểu biết và kinh nghiệm về phát triển, ứng dụng, triển khai công nghệ trong phạm vi nhiệm vụ được phân công;

c) Có năng lực nghiên cứu, triển khai quy hoạch, kế hoạch, thực hiện đề tài, đề án, dự án, chương trình khoa học và công nghệ trong phạm vi nhiệm vụ được phân công;

d) Có năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao; có kỹ năng phân tích, tổng hợp, hệ thống và đề xuất được các giải pháp để giải quyết các vấn đề thực tiễn thuộc phạm vi công tác;

đ) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

4. Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản lý, bảo trì công trình giao thông hạng I:

Viên chức chuyên ngành quản lý, bảo trì công trình giao thông xét thăng hạng từ hạng II lên hạng I khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:

a) Đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức);

b) Có vị trí việc làm còn thiếu tương ứng với hạng chức danh nghề nghiệp viên chức được xét thăng hạng;

c) Được người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức quyết định cử viên chức dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;

d) Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giao thông vận tải hạng II và tương đương từ đủ 06 (sáu) năm trở lên tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng;

đ) Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản lý, bảo trì công trình giao thông hạng II và tương đương thực hiện một trong các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sau:

Chủ trì thực hiện ít nhất 01 (một) đề tài, đề án, dự án, chương trình khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh trở lên mà đơn vị sử dụng viên chức được giao chủ trì thực hiện đã được cấp có thẩm quyền nghiệm thu và đánh giá đạt yêu cầu trở lên;

Chủ trì thực hiện ít nhất 02 (hai) đề tài, đề án, dự án, chương trình khoa học và công nghệ cấp cơ sở mà đơn vị sử dụng viên chức được giao chủ trì thực hiện đã được cấp có thẩm quyền nghiệm thu và đánh giá đạt yêu cầu.

Điều 11. Quản lý, bảo trì công trình giao thông hạng II - Mã số: V.12.61.02

1. Nhiệm vụ:

a) Chủ trì hoặc tham gia thực hiện các nhiệm vụ về quản lý, bảo trì công trình giao thông thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;

b) Tham gia nghiên cứu, đề xuất chủ trương, chính sách, định hướng, kế hoạch phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ trong phạm vi nhiệm vụ được phân công;

c) Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng quy chế quản lý nghiệp vụ chuyên ngành quản lý, bảo trì công trình giao thông trong phạm vi nhiệm vụ được phân công;

d) Chủ trì hoặc tham gia thực hiện đề tài, đề án, dự án, chương trình khoa học và công nghệ liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập về quản lý, bảo trì công trình giao thông;

đ) Chủ trì hoặc tham gia tổ chức biên soạn, xây dựng các tài liệu hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ; tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ hoặc phổ biến kiến thức, kinh nghiệm trong phạm vi nhiệm vụ được phân công;

e) Thực hiện quy trình nghiệp vụ, theo dõi, điều hành hoạt động chuyên môn, tổng hợp, xây dựng báo cáo, thống kê trong phạm vi nhiệm vụ được phân công;

g) Thực hiện các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao.

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm;

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản lý, bảo trì công trình giao thông.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

a) Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, quy định của pháp luật, định hướng, nhiệm vụ của ngành giao thông vận tải; nắm vững các kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ về quản lý, bảo trì công trình giao thông;

b) Nắm vững tình hình và xu thế phát triển của ngành giao thông vận tải ở trong nước và trên thế giới; có kiến thức chuyên sâu về quản lý, bảo trì công trình giao thông; có hiểu biết và kinh nghiệm về phát triển, ứng dụng, triển khai công nghệ trong phạm vi nhiệm vụ được phân công;

c) Có khả năng nghiên cứu, triển khai quy hoạch, kế hoạch, thực hiện đề tài, đề án, dự án, chương trình khoa học và công nghệ trong phạm vi nhiệm vụ được phân công;

d) Có năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao; có kỹ năng phân tích, tổng hợp, hệ thống và đề xuất được các giải pháp để giải quyết các vấn đề thực tiễn thuộc phạm vi công tác;

đ) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

4. Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản lý, bảo trì công trình giao thông hạng II:

Viên chức chuyên ngành quản lý, bảo trì công trình giao thông xét thăng hạng từ hạng III lên hạng II khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:

a) Đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại điểm a, b, c khoản 4 Điều 10 Thông tư này;

b) Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giao thông vận tải hạng III và tương đương từ đủ 09 (chín) năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng;

c) Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản lý, bảo trì công trình giao thông hạng III và tương đương thực hiện một trong các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sau:

Tham gia thực hiện ít nhất 01 (một) đề tài, đề án, dự án, chương trình khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh trở lên mà đơn vị sử dụng viên chức được giao chủ trì thực hiện đã được cấp có thẩm quyền nghiệm thu và đánh giá đạt yêu cầu trở lên;

Tham gia thực hiện ít nhất 02 (hai) đề tài, đề án, dự án, chương trình khoa học và công nghệ cấp cơ sở mà đơn vị sử dụng viên chức được giao chủ trì thực hiện đã được cấp có thẩm quyền nghiệm thu và đánh giá đạt yêu cầu.

Điều 12. Quản lý, bảo trì công trình giao thông hạng III - Mã số: V.12.61.03

1. Nhiệm vụ:

a) Tham gia xây dựng kế hoạch, các quy trình nghiệp vụ cụ thể trong phạm vi nhiệm vụ được phân công;

b) Tham gia nghiên cứu, đề xuất chủ trương, chính sách, định hướng, kế hoạch phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ trong phạm vi nhiệm vụ được phân công;

c) Tham gia thực hiện đề tài, đề án, dự án, chương trình khoa học và công nghệ liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập về quản lý, bảo trì công trình giao thông;

d) Nghiên cứu giải quyết theo thẩm quyền hoặc tham mưu trình cấp có thẩm quyền giải quyết các vấn đề cụ thể liên quan đến lĩnh vực được phân công; đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuộc lĩnh vực được phân công;

đ) Thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành quản lý, bảo trì công trình giao thông; tham gia xây dựng quy chế nội bộ;

e) Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, tham gia kiểm tra, thống kê, thu thập thông tin, số liệu về các vấn đề liên quan trong phạm vi nhiệm vụ được phân công;

g) Thực hiện các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao.

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm;

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản lý, bảo trì công trình giao thông.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

a) Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, quy định của pháp luật, định hướng, nhiệm vụ của ngành giao thông vận tải; có kiến thức chuyên môn về quản lý, bảo trì công trình giao thông;

b) Có hiểu biết về phát triển, ứng dụng, triển khai công nghệ trong phạm vi nhiệm vụ được phân công;

c) Thành thạo nghiệp vụ chuyên ngành quản lý, bảo trì công trình giao thông, nắm được phương pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao; nắm rõ quy trình xây dựng các phương án, kế hoạch;

d) Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, xử lý tình huống liên quan đến công tác chuyên môn;

đ) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Điều 13. Quản lý, bảo trì công trình giao thông hạng IV - Mã số: V.12.61.04

1. Nhiệm vụ:

a) Thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành quản lý, bảo trì công trình giao thông theo phân công;

b) Tham gia xây dựng kế hoạch, các quy trình nghiệp vụ cụ thể trong phạm vi nhiệm vụ được phân công;

c) Tham mưu trình cấp có thẩm quyền quyết định xử lý các vấn đề cụ thể liên quan đến lĩnh vực được phân công theo vị trí việc làm và quy định của pháp luật;

d) Thống kê, thu thập thông tin, số liệu về các vấn đề liên quan trong phạm vi nhiệm vụ được phân công;

đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao.

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm;

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản lý, bảo trì công trình giao thông.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

a) Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, quy định của pháp luật; nắm được định hướng, nhiệm vụ của ngành giao thông vận tải;

b) Có kiến thức chuyên môn về quản lý, bảo trì công trình giao thông; trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ được phân công;

c) Nắm được các quy định về thủ tục hành chính, nghiệp vụ quản lý; quy trình thực hiện nhiệm vụ được phân công;

d) Sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng và các trang thiết bị khác phục vụ yêu cầu nhiệm vụ.

Mục 5. CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP VIÊN CHỨC CHUYÊN NGÀNH VẬN HÀNH, KHAI THÁC GIAO THÔNG CÔNG CỘNG

Điều 14. Vận hành, khai thác giao thông công cộng hạng I - Mã số: V.12.62.01

1. Nhiệm vụ:

a) Chủ trì tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về vận hành, khai thác giao thông công cộng thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;

b) Chủ trì nghiên cứu, đề xuất chủ trương, chính sách, định hướng, kế hoạch phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ trong phạm vi nhiệm vụ được phân công;

c) Chủ trì nghiên cứu, xây dựng quy chế quản lý nghiệp vụ chuyên ngành vận hành, khai thác giao thông công cộng trong phạm vi nhiệm vụ được phân công;

d) Chủ trì thực hiện đề tài, đề án, dự án, chương trình khoa học và công nghệ liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập về vận hành, khai thác giao thông công cộng;

đ) Chủ trì tổ chức biên soạn, xây dựng các tài liệu hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ; chủ trì tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ hoặc phổ biến kiến thức, kinh nghiệm trong phạm vi nhiệm vụ được phân công;

e) Thực hiện các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao.

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm;

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành vận hành, khai thác giao thông công cộng.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

a) Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, quy định của pháp luật, định hướng, nhiệm vụ của ngành giao thông vận tải; nắm vững các kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ về vận hành, khai thác giao thông công cộng;

b) Nắm vững tình hình và xu thế phát triển của ngành giao thông vận tải ở trong nước và trên thế giới; có kiến thức chuyên sâu về vận hành, khai thác giao thông công cộng; có hiểu biết và kinh nghiệm về phát triển, ứng dụng, triển khai công nghệ trong phạm vi nhiệm vụ được phân công;

c) Có năng lực nghiên cứu, triển khai quy hoạch, kế hoạch, thực hiện đề tài, đề án, dự án, chương trình khoa học và công nghệ trong phạm vi nhiệm vụ được phân công;

d) Có năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao; có kỹ năng phân tích, tổng hợp, hệ thống và đề xuất được các giải pháp để giải quyết các vấn đề thực tiễn thuộc phạm vi công tác;

đ) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

4. Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành vận hành, khai thác giao thông công cộng hạng I:

Viên chức chuyên ngành vận hành, khai thác giao thông công cộng xét thăng hạng từ hạng II lên hạng I khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:

a) Đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại điểm a, b, c, d khoản 4 Điều 10 Thông tư này;

b) Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành vận hành, khai thác giao thông công cộng hạng II và tương đương thực hiện một trong các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sau:

Chủ trì thực hiện ít nhất 01 (một) đề tài, đề án, dự án, chương trình khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh trở lên mà đơn vị sử dụng viên chức được giao chủ trì thực hiện đã được cấp có thẩm quyền nghiệm thu và đánh giá đạt yêu cầu trở lên;

Chủ trì thực hiện ít nhất 02 (hai) đề tài, đề án, dự án, chương trình khoa học và công nghệ cấp cơ sở mà đơn vị sử dụng viên chức được giao chủ trì thực hiện đã được cấp có thẩm quyền nghiệm thu và đánh giá đạt yêu cầu.

Điều 15. Vận hành, khai thác giao thông công cộng hạng II - Mã số: V.12.62.02

1. Nhiệm vụ:

a) Chủ trì hoặc tham gia thực hiện các nhiệm vụ về vận hành, khai thác giao thông công cộng thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;

b) Tham gia nghiên cứu, đề xuất chủ trương, chính sách, định hướng, kế hoạch phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ trong phạm vi nhiệm vụ được phân công;

c) Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng quy chế quản lý nghiệp vụ chuyên ngành vận hành, khai thác giao thông công cộng trong phạm vi nhiệm vụ được phân công;

d) Chủ trì hoặc tham gia thực hiện đề tài, đề án, dự án, chương trình khoa học và công nghệ liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập về vận hành, khai thác giao thông công cộng;

đ) Chủ trì hoặc tham gia tổ chức biên soạn, xây dựng các tài liệu hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ; tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ hoặc phổ biến kiến thức, kinh nghiệm trong phạm vi nhiệm vụ được phân công;

e) Thực hiện quy trình nghiệp vụ, theo dõi, điều hành hoạt động chuyên môn, tổng hợp, xây dựng báo cáo, thống kê trong phạm vi nhiệm vụ được phân công;

g) Thực hiện các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao.

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm;

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành vận hành, khai thác giao thông công cộng.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

a) Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, quy định của pháp luật, định hướng, nhiệm vụ của ngành giao thông vận tải; nắm vững các kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ về vận hành, khai thác giao thông công cộng;

b) Nắm vững tình hình và xu thế phát triển của ngành giao thông vận tải ở trong nước và trên thế giới; có kiến thức chuyên sâu về vận hành, khai thác giao thông công cộng; có hiểu biết và kinh nghiệm về phát triển, ứng dụng, triển khai công nghệ trong phạm vi nhiệm vụ được phân công;

c) Có khả năng nghiên cứu, triển khai quy hoạch, kế hoạch, thực hiện đề tài, đề án, dự án, chương trình khoa học và công nghệ trong phạm vi nhiệm vụ được phân công;

d) Có năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao; có kỹ năng phân tích, tổng hợp, hệ thống và đề xuất được các giải pháp để giải quyết các vấn đề thực tiễn thuộc phạm vi công tác;

đ) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

4. Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành vận hành, khai thác giao thông công cộng hạng II:

Viên chức chuyên ngành vận hành, khai thác giao thông công cộng xét thăng hạng từ hạng III lên hạng II khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:

a) Đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại điểm a, b khoản 4 Điều 11 Thông tư này;

b) Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành vận hành, khai thác giao thông công cộng hạng III và tương đương thực hiện một trong các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sau:

Tham gia thực hiện ít nhất 01 (một) đề tài, đề án, dự án, chương trình khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh trở lên mà đơn vị sử dụng viên chức được giao chủ trì thực hiện đã được cấp có thẩm quyền nghiệm thu và đánh giá đạt yêu cầu trở lên;

Tham gia thực hiện ít nhất 02 (hai) đề tài, đề án, dự án, chương trình khoa học và công nghệ cấp cơ sở mà đơn vị sử dụng viên chức được giao chủ trì thực hiện đã được cấp có thẩm quyền nghiệm thu và đánh giá đạt yêu cầu.

Điều 16. Vận hành, khai thác giao thông công cộng hạng III - Mã số: V.12.62.03

1. Nhiệm vụ:

a) Tham gia xây dựng kế hoạch, các quy trình nghiệp vụ cụ thể trong phạm vi nhiệm vụ được phân công;

b) Tham gia nghiên cứu, đề xuất chủ trương, chính sách, định hướng, kế hoạch phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ trong phạm vi nhiệm vụ được phân công;

c) Tham gia thực hiện đề tài, đề án, dự án, chương trình khoa học và công nghệ liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập về vận hành, khai thác giao thông công cộng;

d) Nghiên cứu giải quyết theo thẩm quyền hoặc tham mưu trình cấp có thẩm quyền giải quyết các vấn đề cụ thể liên quan đến lĩnh vực được phân công; đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuộc lĩnh vực được phân công;

đ) Thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành vận hành, khai thác giao thông công cộng; tham gia xây dựng quy chế nội bộ;

e) Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, tham gia kiểm tra, thống kê, thu thập thông tin, số liệu về các vấn đề liên quan trong phạm vi nhiệm vụ được phân công;

g) Thực hiện các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao.

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm;

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành vận hành, khai thác giao thông công cộng.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

a) Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, quy định của pháp luật, định hướng, nhiệm vụ của ngành giao thông vận tải; có kiến thức chuyên môn về vận hành, khai thác giao thông công cộng;

b) Có hiểu biết về phát triển, ứng dụng, triển khai công nghệ trong phạm vi nhiệm vụ được phân công;

c) Thành thạo nghiệp vụ chuyên ngành vận hành, khai thác giao thông công cộng, nắm được phương pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao; nắm rõ quy trình xây dựng các phương án, kế hoạch;

d) Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, xử lý tình huống liên quan đến công tác chuyên môn;

đ) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Điều 17. Vận hành, khai thác giao thông công cộng hạng IV - Mã số: V.12.62.04

1. Nhiệm vụ:

a) Thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành vận hành, khai thác giao thông công cộng theo phân công;

b) Tham gia xây dựng kế hoạch, các quy trình nghiệp vụ cụ thể trong phạm vi nhiệm vụ được phân công;

c) Tham mưu trình cấp có thẩm quyền quyết định xử lý các vấn đề cụ thể liên quan đến lĩnh vực được phân công theo vị trí việc làm và quy định của pháp luật;

d) Thống kê, thu thập thông tin, số liệu về các vấn đề liên quan trong phạm vi nhiệm vụ được phân công;

đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao.

2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm;

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành vận hành, khai thác giao thông công cộng.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

a) Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, quy định của pháp luật; nắm được định hướng, nhiệm vụ của ngành giao thông vận tải;

b) Có kiến thức chuyên môn về vận hành, khai thác giao thông công cộng; trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ được phân công;

c) Nắm được các quy định về thủ tục hành chính, nghiệp vụ quản lý; quy trình thực hiện nhiệm vụ được phân công;

d) Sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng và các trang thiết bị khác phục vụ yêu cầu nhiệm vụ.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 18. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2025.

2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

Điều 19. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Cục Kiểm tra VBQPPL, Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ GTVT;
- Lưu: VT, TCCB.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Duy Lâm

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 66/2024/TT-BGTVT ngày 31/12/2024 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản lý bến xe; quản lý vận tải quá cảnh; kiểm tra tải trọng xe; quản lý, bảo trì công trình giao thông; vận hành, khai thác giao thông công cộng do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


57

DMCA.com Protection Status
IP: 2a06:98c0:3600::103
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!