ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1620/QĐ-UBND
|
Đồng Nai, ngày 17
tháng 5 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG,
DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÒNG NGỪA ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT
ĐỘC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11
năm 2005;
Căn cứ Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-BTC ngày 06 tháng
01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp
bảo vệ môi trường;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ
trình số 1995/TTr-SCT ngày 27 tháng 4 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề cương, dự toán kinh phí
thực hiện xây dựng Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất độc trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai, với những nội dung chính thực hiện như sau:
1. Mục tiêu
a) Xác định tính chất độc hại của các
hóa chất độc; đánh giá hiện trạng các hoạt động có nguy cơ
gây ra sự cố hóa chất độc và dự báo các nguy cơ xảy ra sự cố hóa chất độc trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai.
b) Đề ra giải pháp làm giảm nguy cơ xảy
ra sự cố hóa chất độc trên địa bàn tỉnh và hạn chế thấp nhất sự tác động của sự
cố hóa chất đến con người và môi trường.
c) Xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố
hóa chất độc; xây dựng cơ chế phối hợp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất độc
trên địa bàn tỉnh và xây dựng phương án khắc phục và giải quyết hậu quả sự cố
hóa chất độc trên địa bàn tỉnh.
d) Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
trong trường hợp xảy ra sự cố hóa chất độc.
2. Đối tượng, phạm vi áp dụng
Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa
chất độc được thực hiện trên phạm vi địa bàn tỉnh Đồng Nai.
3. Nội dung
thực hiện
3.1. Điều tra, khảo sát, thu thập số
liệu:
a) Tổng hợp số liệu về hoạt động hóa
chất độc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai:
- Thu thập, phân tích các tài liệu về
hiện trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, dân số trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai.
- Thu thập danh sách các công ty,
doanh nghiệp hoạt động liên quan đến hóa chất độc trên địa bàn tỉnh.
- Tổng hợp thông tin, tình
hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng, vận chuyển hóa chất
độc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Xác định tính chất nguy hiểm và các
thông tin về an toàn của các hóa chất độc có khả năng gây ra sự cố lớn trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai.
- Liệt kê các dự báo về nguy cơ sự cố
do hóa chất độc xảy ra. Xác định các rủi ro hoá chất trên
cơ sở thông tin đã thu thập.
b) Điều tra, khảo sát tại các đơn vị
hoạt động hóa chất độc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
3.2. Xây dựng kế
hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất độc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
a) Xây dựng bố cục Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự
cố hóa chất độc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai theo quy định và hướng dẫn của cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
b) Đánh giá hoạt động hóa chất độc trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai:
- Đánh giá tình hình hoạt động sản xuất, kinh
doanh, vận chuyển, sử dụng, lưu giữ, vận chuyển của các cơ sở hóa chất độc trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Đánh giá tác động của hoạt động hóa chất độc và các
sự cố hóa chất độc đến môi trường, con người, xã hội…
- Đánh giá các nguy cơ gây nên sự cố hóa chất và dự
báo trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh.
- Đánh giá thực trạng về nguồn nhân lực và số lượng,
chủng loại trang thiết bị ứng phó sự cố hóa chất độc của các doanh nghiệp trên
địa bàn tỉnh.
- Đánh giá thực trạng về nguồn nhân lực và số lượng
chủng, loại trang thiết bị ứng phó sự cố hóa chất độc của các cơ quan quản lý
nhà nước trên địa bàn tỉnh.
- Đánh giá tình hình xây dựng kế hoạch, biện pháp
phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của các doanh nghiệp.
c) Xây dựng giải pháp phòng ngừa sự cố hóa chất độc:
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các cơ sở hoạt
động hóa chất độc trong việc tuân thủ quy định quản lý an toàn hóa chất và các
cơ quan quản lý có liên quan.
- Giáo dục, huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất
cho người lao động tiếp xúc với hóa chất độc trong quá trình làm việc.
- Xây dựng chương trình yêu cầu các doanh nghiệp hoạt
động hóa chất xây dựng kế hoạch hoặc biện pháp phòng phòng ngừa ứng phó sự cố
hóa chất theo quy định của pháp luật.
- Kế hoạch kiểm tra, giám sát nguồn hóa chất độc.
- Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra tuân thủ
quy định về an toàn hóa chất, kiểm tra tính sẵn sàng lực lượng để ứng phó sự cố
hóa chất độc.
- Cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan chức
năng trên địa bàn.
- Giải pháp về hoàn thiện chính sách, pháp luật…
- Giải pháp về kỹ thuật, công nghệ.
- Giải pháp về dự báo, phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa
chất.
- Giải pháp về nguồn lực, nhân lực.
d) Kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất độc:
- Phân cấp sự cố hóa chất độc, xác định cách phân
vùng mức độ nguy hiểm xung quanh các cơ sở hóa chất độc.
- Dự báo tình huống, diễn biến của các nguy cơ xảy
ra sự cố hóa chất độc để lựa chọn phương án ứng cứu tương ứng và phù hợp.
- Xây dựng các kịch bản ứng phó sự cố đối với các
hóa chất độc trên địa bàn tỉnh (xây dựng kịch bản tương ứng với 31 hóa chất độc
ban hành theo Quyết định số 26/2016/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2016 và Quyết định
số 04/2020/QĐ-TTg ngày 13 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ).
đ) Xây dựng Ban Chỉ huy ứng phó sự cố hóa chất độc
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai:
- Thành lập Ban Chỉ huy ứng phó sự cố hóa chất độc
cấp tỉnh.
- Xây dựng quy trình phối hợp giữa các lực lượng
trong Ban Chỉ huy.
e) Xây dựng chương trình huấn luyện, nâng cao năng
lực, hệ thống thông tin liên lạc, trách nhiệm của các đơn vị thành viên trong
Ban Chỉ huy ứng phó sự cố hóa chất độc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
g) Đánh giá rủi ro hóa chất độc trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai:
- Nghiên cứu, xác định phương án đánh giá sàng lọc
rủi ro hóa chất độc phù hợp với điều kiện tỉnh Đồng Nai.
- Áp dụng phương pháp xác định, đánh giá sàng lọc rủi
ro hóa chất cho từng loại hóa chất độc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (dự kiến 31
hóa chất độc sẽ nghiên cứu sàng lọc để ưu tiên thứ tự quản lý).
h) Khắc phục và giải quyết hậu quả sự cố hóa chất độc:
- Xây dựng phương án khắc phục hậu quả do sự cố hóa
chất độc gây ra.
- Xác định thiệt hại do sự cố hóa chất độc gây ra.
- Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sự cố
hóa chất độc gây ra.
i) Xây dựng kế hoạch nâng cao năng lực ứng phó sự cố
hóa chất độc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai:
- Xây dựng khung kế hoạch diễn tập ứng phó sự cố
hóa chất độc.
- Đề xuất, kiến nghị phương án ứng phó sự có khi vượt
quá khả năng của địa phương.
k)
Vẽ bản đồ
Xây dựng bản đổ hiện trạng phân bố vị trí các doanh
nghiệp sử dụng hóa chất độc trên địa bàn tỉnh (tỷ lệ 1:50.000), khoanh vùng các
vị trí, khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố hóa chất độc.
l) Xây dựng báo cáo tổng kết.
3.3. Tổ chức hội thảo lấy ý kiến các sở, ngành, đơn
vị liên quan, nhà khoa học.
3.4. Tổng hợp tham mưu UBND tỉnh trình Bộ Công
Thương thẩm định, phê duyệt Kế hoạch.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Chủ trì thực hiện: Sở Công Thương Đồng Nai.
2. Đơn vị tư vấn: Theo quy định của
Luật Đấu thầu năm 2013.
3. Kinh phí và nguồn kinh phí thực hiện:
1.169.459.345 đồng (Một tỷ, một trăm sáu mươi chín triệu, bốn trăm năm mươi chín ngàn, ba trăm bốn
mươi lăm đồng). Nguồn kinh phí sự
nghiệp môi trường.
4. Căn cứ nội dung đề cương Kế hoạch
phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất độc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được phê
duyệt tại Quyết định này, Giám đốc Sở Công Thương có trách nhiệm triển khai thực
hiện, hoàn thành và trình duyệt theo quy định, chậm nhất trong tháng 12/2022.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Công
Thương, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường và Thủ trưởng các đơn vị có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thị Hoàng
|