ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 915/QĐ-UBND
|
Quảng
Ngãi, ngày 26 tháng 11 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT ĐỀ ÁN SẮP XẾP CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA THANH TRA TỈNH QUẢNG NGÃI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức
các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Kế hoạch số 83/KH-UBND ngày
04/6/2018 của UBND tỉnh Quảng Ngãi thực hiện Nghị
quyết số 10/NQ-CP ngày 03/02/2018 của Chính phủ và
Kế hoạch số 125-KH/TU ngày 05/4/2018 của Tỉnh ủy thực
hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp
tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả;
Căn cứ Quyết định số
70/2017/QĐ-UBND ngày 25/10/2017 của UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành quy định phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế
công chức và số lượng người làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc tỉnh
Quảng Ngãi;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh
tại Công văn số 761/TTT-VP ngày 24/10/2019 và Giám đốc Sở Nội vụ tại Công văn số 2337/SNV ngày 19/11/2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết
định này Đề án sắp xếp cơ cấu tổ chức bộ máy của Thanh tra tỉnh Quảng Ngãi.
Điều 2. Quyết định này có hiệu
lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh;
Giám đốc Sở Nội vụ; Chánh Thanh tra tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thanh tra Chính phủ;
- Thường trực Tỉnh ủy (báo cáo);
- Thường trực HĐND;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Ban Tổ chức Tỉnh ủy;
- VPUB: PCVP, các Phòng N/cứu, CBTH;
- Lưu: VT, NCbdv384.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Ngọc Căng
|
ĐỀ ÁN
SẮP
XẾP CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA THANH TRA TỈNH QUẢNG NGÃI
(Kèm theo Quyết định số 915/QĐ-UBND ngày 26 tháng 11 năm
2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)
Phần I
SỰ CẦN THIẾT VÀ
CĂN CỨ PHÁP LÝ
1. SỰ CẦN THIẾT
XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Thanh tra tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy
ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về công tác thanh tra,
giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp
luật. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh được quy định tại Điều 21 Luật
Thanh tra năm 2010, đã được cụ thể hóa tại Quyết định số
37/2015/QĐ-UBND ngày 07/8/2015 của UBND tỉnh. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Thanh
tra tỉnh gồm có 05 phòng chuyên môn nghiệp vụ và Văn
phòng.
Trong những năm qua, các phòng chuyên
môn nghiệp vụ thuộc Thanh tra tỉnh đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ tham mưu Lãnh đạo Thanh tra tỉnh trong công tác
quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại,
tố cáo và phòng, chống tham nhũng; qua đó góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ
chính trị mà Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND
tỉnh giao.
Thực hiện Kế hoạch số 83/KH-UBND ngày
04/6/2018 UBND tỉnh Quảng Ngãi thực hiện Nghị quyết 10/NQ-CP ngày 03/02/2018 của Chính phủ và Kế hoạch số 125-KH/TU ngày 05/4/2018 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày
25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khoá XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của
hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; theo đó, Thanh tra tỉnh tiến hành rà soát, sắp xếp cơ cấu tổ chức bên trong theo hướng tinh
gọn đầu mối, cắt giảm số lượng, sắp xếp
lại phòng thuộc Thanh tra tỉnh nhằm khắc phục triệt để sự trùng lắp, chồng chéo
chức năng, nhiệm vụ để một tổ chức có thể đảm nhiệm nhiều việc, nhưng một việc
chỉ do một tổ chức chủ trì và chịu trách nhiệm chính,...
Do đó, việc xây dựng Đề án sắp xếp cơ cấu tổ chức bộ máy của Thanh tra tỉnh là thật sự cần
thiết, nhằm tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ
công chức, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Thanh tra tỉnh.
II. CƠ SỞ PHÁP LÝ
1. Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày
03/02/2018 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện
Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII một số
vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống
chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả;
2. Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày
04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
3. Quyết định số 70/2017/QĐ-UBND ngày
25/10/2017 của UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành quy định phân cấp quản lý tổ chức
bộ máy, biên chế công chức và số lượng người làm việc trong các cơ quan, tổ chức,
đơn vị thuộc tỉnh Quảng Ngãi;
4. Quyết định số 37/2017/QĐ-UBND ngày
07/8/2017 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc ban hành Quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh Quảng Ngãi;
5. Quyết định số 590/QĐ-UBND ngày 22/8/2017 của UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Kế hoạch tinh giản biên chế khối Nhà nước của tỉnh Quảng Ngãi;
6. Kế hoạch số 83/KH-UBND ngày
04/6/2018 UBND tỉnh Quảng Ngãi thực
hiện Nghị quyết 10/NQ-CP ngày 03/02/2018 của Chính phủ và Kế hoạch số 125-KH/TU ngày 05/4/2018 của Tỉnh ủy thực
hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa XII một số
vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ
chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả;
7. Kế hoạch số 92/KH-UBND ngày
21/6/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh cắt giảm biên chế, hợp đồng lao động theo Nghị
định số 68/2000/NĐ-CP của Chính phủ khối nhà nước tỉnh Quảng
Ngãi, giai đoạn 2019 - 2021.
Phần II
THỰC TRẠNG VỀ CƠ
CẤU TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ CỦA THANH TRA TỈNH
1. CƠ CẤU TỔ CHỨC
BỘ MÁY
Cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh gồm: Lãnh đạo Thanh tra tỉnh, 05 phòng chuyên
môn, nghiệp vụ và Văn phòng, cụ thể như sau:
1. Lãnh đạo Thanh tra: Chánh Thanh tra và 03 Phó Chánh Thanh tra.
2. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Văn phòng;
b) Phòng Thanh tra và giải quyết khiếu
nại, tố cáo lĩnh vực kinh tế ngành, doanh nghiệp nhà nước và địa bàn các huyện:
Đức Phổ, Mộ Đức, Tư Nghĩa, Ba Tơ, Minh Long (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ 1);
c) Phòng Thanh tra và giải quyết khiếu
nại, tố cáo lĩnh vực nội chính, kinh tế tổng hợp và địa
bàn các huyện: Nghĩa Hành, Sơn Hà, Sơn Tây, thành phố Quảng Ngãi (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ 2);
d) Phòng Thanh tra và giải quyết khiếu
nại, tố cáo lĩnh vực văn hóa - xã hội và địa bàn các huyện: Bình Sơn, Sơn Tịnh,
Lý Sơn, Tây Trà, Trà Bồng (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ
3);
đ) Phòng Thanh tra phòng, chống tham
nhũng (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ 4);
e) Phòng Tổng hợp, pháp chế, giám
sát, kiểm tra và xử lý sau thanh tra (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ 5).
II. VỀ BIÊN CHẾ,
NHÂN SỰ
1. Biên chế
Tổng số biên chế hành chính được giao
năm 2019 là 38 chỉ tiêu (đã thực hiện 38/38).
Hợp đồng lao động theo Nghị định 68 (được
sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 161) trong cơ quan hành chính là 03 chỉ tiêu; hợp đồng lao động ngắn hạn (bảo vệ cơ quan) là 01 người (kinh phí
chi trả lương trích từ nguồn tiết kiệm chi thường xuyên, ngân sách nhà nước
không bố trí thêm cho đối tượng này).
2. Nhân sự
a) Lãnh đạo Thanh tra: Chánh Thanh
tra và 03 Phó Chánh thanh tra.
b) Văn phòng: 06 công chức và 03 hợp
đồng lao động theo Nghị định 68, gồm:
- Chánh Văn
phòng;
- 01 Phó chánh Văn phòng;
- 01 Thanh tra viên;
- 01 Chuyên viên;
- 01 Kế toán;
- 01 Văn thư, lưu trữ;
- 01 phục vụ;
- 01 Lái xe;
- Bảo vệ.
c) Phòng Thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo lĩnh vực kinh tế ngành, doanh nghiệp nhà nước
và địa bàn các huyện: Đức Phổ, Mộ Đức, Tư Nghĩa, Ba Tơ, Minh Long (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ 1); 06 công chức
- Trưởng phòng;
- 01 Phó Trưởng
phòng (theo Đề án VTVL được duyệt là 02 Phó Trưởng phòng);
- 04 Thanh tra viên;
d) Phòng Thanh tra và giải quyết khiếu
nại, tố cáo lĩnh vực nội chính, kinh tế tổng hợp và địa bàn các huyện: Nghĩa Hành, Sơn Hà, Sơn Tây, thành phố Quảng Ngãi (gọi
tắt là Phòng Nghiệp vụ 2): 06 công chức.
- Trưởng phòng;
- 01 Phó Trưởng phòng (theo Đề
án VTVL được duyệt là 02 Phó
Trưởng phòng);
- 04 Thanh tra viên.
đ) Phòng Thanh tra và giải quyết khiếu
nại, tố cáo lĩnh vực văn hóa - xã hội và địa bàn các huyện: Bình Sơn, Sơn Tịnh,
Lý Sơn, Tây Trà, Trà Bồng (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ 3): 05 công chức
- Trưởng phòng;
- 02 Phó Trưởng
phòng;
- 01 Thanh tra viên;
- 01 chuyên viên.
e) Phòng Thanh tra phòng, chống tham
nhũng (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ 4): 06 công chức (chưa bổ
nhiệm Trưởng phòng)
- 02 Phó Trưởng phòng (01
Phó Trưởng phòng phụ trách);
- 04 Thanh tra viên.
g) Phòng Tổng hợp, pháp chế, giám
sát, kiểm tra và xử lý sau thanh tra (gọi tắt là Phòng
Nghiệp vụ 5): 05 công chức (chưa bổ nhiệm
Phó Trưởng phòng)
- Trưởng phòng;
- 03 Thanh tra viên;
- 01 Chuyên viên.
Phần III
PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP
TỔ CHỨC, BIÊN CHẾ
I. VỀ CHỨC NĂNG,
NHIỆM VỤ
Hiện nay, Chính phủ chưa ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày
04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để
làm cơ sở thực hiện sắp xếp cơ cấu tổ chức bộ máy của Thanh tra tỉnh theo tinh thần Nghị quyết số 18 của Hội nghị lần
thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Do đó, về chức
năng, nhiệm vụ của Thanh tra tỉnh cơ bản vẫn thực hiện
theo quy định của Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-TTCP-BNV ngày 08/9/2014 của
Tổng Thanh tra Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thanh tra huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
II. VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY,
NHÂN SỰ, BIÊN CHẾ
1. Lãnh đạo Thanh tra tỉnh: Gồm Chánh Thanh tra và không quá 03 Phó Chánh Thanh tra.
a) Chánh Thanh tra là người đứng đầu
cơ quan Thanh tra tỉnh, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động thuộc
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh; phụ trách chung; thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn theo Điều 22 Luật Thanh tra; là chủ tài khoản và là người phát
ngôn của Thanh tra tỉnh.
b) Phó Chánh Thanh tra là người giúp
Chánh Thanh tra chỉ đạo, điều hành một số mặt công tác. Được
phân công phụ trách, theo dõi địa bàn, lĩnh vực và trực tiếp
chỉ đạo hoạt động một hoặc một số phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Thanh tra tỉnh; bao gồm:
- Giúp Chánh Thanh tra quản lý nhà nước
về công tác thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; chỉ
đạo tiến hành thanh tra, xác minh khiếu nại, tố cáo; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị về thanh tra, kết luận tố cáo, quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu
lực pháp luật theo lĩnh vực và địa bàn được phân công phụ
trách.
- Trực tiếp làm Trưởng đoàn thanh tra
đối với các cuộc thanh tra phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều địa
phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
thành lập.
- Hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn;
tuyên truyền, phổ biến, theo dõi thi hành pháp luật về
thanh tra, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng; chỉ đạo sơ kết, tổng kết các chuyên đề về công tác thanh tra, giải quyết khiếu
nại, tố cáo và phòng, chống tham
nhũng.
- Chủ trì việc phối hợp công tác với
các cơ quan, ban ngành, hội, đoàn thể cấp tỉnh trong thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực được phân công phụ
trách.
c) Việc bổ nhiệm,
bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện các chế độ, chính
sách đối với Chánh Thanh tra tỉnh và các Phó Chánh Thanh
tra tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo
quy định của Đảng và Nhà nước.
2. Phương án sắp xếp cơ cấu tổ chức các phòng thuộc Thanh tra tỉnh:
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được
giao và điều kiện thực tế hiện nay, thực hiện sắp xếp, điều
chuyển chức năng, nhiệm vụ giữa các phòng; sắp xếp còn 05
tổ chức, cụ thể:
a) Sắp xếp, điều chuyển chức năng, nhiệm vụ của các phòng nghiệp vụ:
Sáp nhập các phòng Nghiệp vụ 1, Nghiệp
vụ 2 và Phòng Nghiệp vụ 3 thành Phòng Nghiệp vụ 1, 2; chuyển chức năng thanh
tra giải quyết tố cáo cho phòng Nghiệp vụ 4. Cụ thể:
- Phòng Thanh tra và giải quyết khiếu
nại khối địa phương (gọi tắt là Phòng
Nghiệp vụ 1);
- Phòng Thanh tra và giải quyết khiếu
nại khối các sở, ngành, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước (gọi tắt
là Phòng Nghiệp vụ 2);
- Phòng Thanh tra phòng, chống tham
nhũng; giải quyết tố cáo và kiểm soát tài sản, thu nhập (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ 3).
* Trong đó:
- Phòng Nghiệp vụ 1 giúp Chánh Thanh tra tỉnh thực hiện chức năng quản
lý nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại thuộc phạm vi quản
lý của Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại các huyện, thành phố; theo dõi, kiểm tra, đôn dốc việc thực hiện các kết luận, quyết định xử
lý về thanh tra và khiếu nại, của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh, Chánh Thanh tra tỉnh trên địa bàn các huyện, thành
phố.
+ Phòng Nghiệp vụ 2 giúp Chánh
Thanh tra tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công
tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại
khối các sở, ngành, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước thuộc phạm vi quản
lý của Ủy ban nhân dân tỉnh; theo
dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, quyết
định xử lý về thanh tra và khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Chánh Thanh tra tỉnh thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.
- Phòng Nghiệp vụ 3 có chức
năng tham mưu giúp Chánh Thanh tra tỉnh quản lý nhà nước về
công tác phòng, chống tham nhũng, giải quyết tố cáo và thực hiện nhiệm vụ thanh
tra việc chấp hành pháp luật phòng,
chống tham nhũng và tham mưu giải quyết tố cáo thuộc chức
năng của Thanh tra tỉnh; theo dõi, kiểm tra và đôn đốc các kết luận thanh tra, quyết định giải quyết tố cáo của
Chủ tịch UBND tỉnh và của Chánh Thanh tra tỉnh thuộc lĩnh vực phụ trách.
b) Giữ nguyên tổ chức của Văn phòng và đổi tên Phòng Tổng hợp, pháp chế, giám sát,
kiểm tra và xử lý sau thanh tra (Phòng Nghiệp vụ 5) thành Phòng Tổng hợp,
pháp chế, giám sát và thẩm định (gọi tắt là phòng Nghiệp vụ 4),
Trong đó:
+ Văn phòng có chức năng tham
mưu giúp Chánh Thanh tra tỉnh về công tác hành chính, văn
thư, lưu trữ, tài chính, quản trị, phục vụ đảm bảo các hoạt
động của Thanh tra tỉnh; công tác tổ chức cán bộ; thi đua - khen thưởng; tiếp công dân và xử lý đơn thư
khiếu nại, tố cáo; ứng dụng công nghệ thông tin, quản lý Cổng thông tin điện tử, mạng thông tin.
+ Phòng Nghiệp vụ 4 có chức
năng tham mưu giúp Chánh Thanh tra tỉnh về công tác tổng hợp báo cáo, tham mưu Chánh Thanh tra chỉ đạo
việc xây dựng và kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của
ngành Thanh tra tỉnh và của Thanh tra tỉnh, xử lý chồng chéo trong hoạt động
thanh tra, kiểm tra; tổ chức, hướng dẫn thực hiện công tác
pháp chế, cải cách hành chính; giám sát, kiểm tra hoạt động đoàn thanh tra; thẩm
định dự thảo kết luận thanh tra và các kết luận vụ việc khiếu nại, tố cáo khi
được giao.
c) Cơ cấu tổ chức bộ máy bên trong
của Thanh tra tỉnh trước và sau khi sắp xếp:
Trước khi sắp xếp
|
Sau
khi sắp xếp
|
|
TT
|
Tên
phòng, đơn vị
|
TT
|
Tên
phòng, đơn vị
|
|
1
|
Phòng Thanh tra và giải quyết khiếu
nại, tố cáo lĩnh vực kinh tế ngành, doanh nghiệp nhà nước và địa bàn các huyện:
Đức Phổ, Mộ Đức, Tư Nghĩa, Ba Tơ, Minh Long (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ 1)
|
1
|
Phòng Thanh tra
và giải quyết khiếu nại khối địa phương (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ 1)
|
|
2
|
Phòng Thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo lĩnh vực nội chính, kinh tế tổng hợp và
địa bàn các huyện: Nghĩa Hành, Sơn
Hà, Sơn Tây, thành phố Quảng Ngãi (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ 2)
|
|
2
|
Phòng Thanh tra và giải quyết khiếu
nại khối các sở, ngành, đơn vị sự
nghiệp và doanh nghiệp nhà nước (gọi tắt
là Phòng Nghiệp vụ 2)
|
|
3
|
Phòng Thanh tra
và giải quyết khiếu nại, tố cáo lĩnh vực văn hóa - xã hội và địa bàn các huyện:
Bình Sơn, Sơn Tịnh, Lý Sơn, Tây Trà, Trà Bồng (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ
3)
|
|
4
|
Phòng Thanh tra phòng, chống tham
nhũng (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ 4)
|
3
|
Phòng Thanh tra
phòng, chống tham nhũng, giải quyết tố cáo và kiểm soát
tài sản, thu nhập (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ 3)
|
|
5
|
Phòng Tổng
hợp, pháp chế, giám sát, kiểm tra và xử lý sau thanh tra (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ 5)
|
4
|
Phòng Tổng hợp,
pháp chế, giám sát và thẩm định (gọi tắt là phòng Nghiệp vụ 4)
|
|
6
|
Văn phòng
|
5
|
Văn phòng
|
|
3. Cơ cấu
biên chế, nhân sự
a) Lãnh đạo Thanh tra tỉnh: Có 04 biên chế hành chính.
- Chánh thanh tra;
- 03 Phó Chánh thanh tra.
b) Văn phòng
Có 06 biên chế hành chính và 03 đồng
lao động theo Nghị định 68 (nay là Nghị định 161). Trong đó,
Lãnh đạo Văn phòng gồm Chánh Văn phòng và 01 Phó chánh Văn
phòng.
c) Phòng Nghiệp vụ 1
Có 10 biên chế hành chính. Trong đó,
có Trưởng phòng và không quá 02 Phó Trưởng phòng.
d) Phòng Nghiệp vụ 2
Có 06 biên chế hành chính. Trong đó,
có Trưởng phòng và 01 Phó Trưởng phòng.
đ) Phòng Nghiệp vụ 3
Có 06 biên chế hành chính. Trong đó,
có Trưởng phòng và 01 Phó Trưởng phòng.
e) Phòng Nghiệp vụ 4
Có 06 biên chế hành chính. Trong đó,
có Trưởng phòng và 01 Phó Trưởng phòng.
Căn cứ vào biên chế
hành chính được UBND tỉnh giao và yêu cầu thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của cơ
quan, Chánh Thanh tra tỉnh chủ động thực hiện bố trí công
chức và hợp đồng theo Nghị định 68 đối với Văn phòng và
các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Thanh tra tỉnh cho
phù hợp, đảm bảo đúng theo quy định để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Việc bố trí số lượng cấp phó các phòng thuộc Thanh tra tỉnh phải đảm bảo
theo đúng quy định của Chính phủ và hướng dẫn của các bộ, ngành có liên quan.
III. KẾT QUẢ SAU
KHI SẮP XẾP TỔ CHỨC
1. Về tổ
chức: Giảm 01 phòng chuyên môn, nghiệp vụ.
2. Về cấp trưởng, cấp phó các
phòng, đơn vị
a) Đối với cấp trưởng: Giảm 01 Trưởng phòng.
b) Đối với cấp phó: Sắp xếp mỗi phòng có 01 Phó Trưởng
phòng (giảm 05 Phó Trưởng phòng so với Đề án vị trí việc làm được duyệt). Riêng phòng Nghiệp vụ 1, bố trí 02 Phó Trưởng phòng nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ phụ trách công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại thuộc khối địa phương
phát sinh với số lượng lớn.
c) Về biên chế: Thanh tra tỉnh có trách nhiệm thực hiện tinh giản biên chế và cắt giảm
biên chế đảm bảo về thời gian và số lượng đến năm 2021 theo các quy định hiện
hành.
Phần IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thanh tra tỉnh
a) Xây dựng dự thảo Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức; Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, trình UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) xem xét, ban hành theo quy định;
b) Quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể
cho các phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Thanh tra tỉnh phù hợp với
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh và đúng quy định của pháp luật;
sắp xếp, phân bổ biên chế, nhân sự giữa các phòng theo quy
định.
2. Sở Nội
vụ
Theo dõi, hướng
dẫn Thanh tra tỉnh triển khai thực hiện Đề án; thẩm định Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức
của Thanh tra tỉnh, trình UBND tỉnh
xem xét, quyết định.
Trên đây là Đề án sắp xếp cơ cấu tổ
chức bộ máy của Thanh tra tỉnh Quảng
Ngãi. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu gặp khó khăn, vướng mắc, vượt quá
thẩm quyền, Thanh tra tỉnh chủ động báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) để chỉ đạo, thực hiện./.