ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3188/KH-UBND
|
Quảng
Trị, ngày 16 tháng 7 năm 2019
|
KẾ HOẠCH
TRUYỀN
THÔNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
Thực hiện Quyết định số 1045/QĐ-TTg
ngày 17/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình truyền
thông về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, UBND
tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
Truyền thông về đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về Chương trình truyền thông phát triển
bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia nhằm góp phần phát huy và
hướng đến những giá trị tốt đẹp, lâu bền, tạo động lực và khuyến khích mọi tầng
lớp nhân dân tích cực tham gia thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, nâng
cao năng lực cạnh tranh quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
2. Yêu cầu:
- Truyền thông về phát triển bền vững
và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia gắn với thực tiễn, cập nhật theo từng
thời kỳ, giai đoạn phát triển, xây dựng đất nước. Lồng ghép nội dung chương
trình với các nhiệm vụ có liên quan nhằm tận dụng nguồn lực, đảm bảo tiết kiệm,
hiệu quả trong công tác truyền thông về phát triển bền vững và nâng cao năng
lực cạnh tranh quốc gia.
- Nội dung truyền thông phải được
thực hiện thường xuyên, liên tục, có trọng tâm, trọng điểm phù hợp từng đối
tượng, địa bàn, thời điểm cụ thể.
- Nội dung truyền thông phải cụ thể,
rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhớ, phương thức truyền thông qua phương tiện thông tin
đại chúng nhằm nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và
người dân về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; gắn
kết nội dung về phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường và phát triển văn hóa
- xã hội.
- Truyền thông kịp thời các chủ
trương, giải pháp, biện pháp và kết quả thực hiện mục tiêu phát triển bền vững
và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo mỗi giai đoạn phát triển đất nước
và địa phương.
II. NỘI DUNG TRUYỀN THÔNG
1. Truyền thông về các chủ trương,
chính sách của Đảng, Nhà nước về chủ trương, chính sách phát triển bền vững,
nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Trong đó, truyền thông sâu rộng về các
mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp quốc, các chương trình nghị sự và sự
kiện quốc tế về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia mà
Việt Nam tổ chức; tham gia, phổ biến các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh và
phát triển bền vững của các tổ chức uy tín trên thế giới tới các tổ chức và
người dân; về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, quá
trình thực hiện và những kết quả đạt được qua các năm; truyền thông về các
chính sách khuyến khích, hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, thi đua xây dựng đất
nước, các điển hình tiên tiến và các công việc thiết thực góp phần thực hiện
phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Tổ chức quán triệt đầy đủ nội dung, ý
nghĩa và tầm quan trọng của các chỉ số như: PCI, PAR INDEX, SIPAR, PAPI gắn với
quán triệt các văn bản chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp đến đội ngũ cán
bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp thực
hiện nhiệm vụ tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính và những công việc có
liên quan tổ chức, cá nhân nhằm nâng cao nhận thức, thái độ và ý thức trách
nhiệm trong thực thi công vụ, phục vụ nhân dân.
2. Truyền thông các nội dung trên
lĩnh vực kinh tế như: Các mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững, thực hiện tăng
trưởng xanh, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; đảm bảo an ninh
lương thực, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững; tăng cường nội lực,
nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia.
3. Truyền thông các nội dung trên
lĩnh vực văn hóa - xã hội như: Các mục tiêu phát triển văn hóa hài hòa với phát
triển kinh tế; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, tạo cơ hội bình đẳng tiếp
cận các nguồn lực phát triển và hưởng thụ các dịch vụ cơ bản, các phúc lợi xã
hội.
4. Truyền thông các nội dung trên
lĩnh vực môi trường: Truyền thông về các nội dung khai thác hợp lý và sử dụng
tiết kiệm, hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên quốc gia; cách sống hài hòa
với thiên nhiên, bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm; nâng cao nhận thức,
trách nhiệm và năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai.
5. Tuyên truyền về cải thiện môi
trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh. Giới thiệu và giải
thích rõ về nội dung 09 chỉ số thành phần PCI; đánh giá, phân tích kết quả chấm
điểm xếp hạng 9 tiêu chí này của tỉnh trong thời gian qua; những nguyên nhân
tác động, ảnh hưởng đến 9 tiêu chí này; làm rõ trách nhiệm của các cấp, các
ngành, các cơ quan liên quan tác động đến việc thực hiện các tiêu chí; giải
pháp cụ thể để nâng cao thứ hạng các tiêu chí. Đánh giá những ưu điểm, hạn chế,
tồn tại, vướng mắc, nguyên nhân của tồn tại, những giải pháp khắc phục; sự
quyết tâm của người đứng đầu các cơ quan hành chính từ tỉnh đến cơ sở. Phản ánh
sự quan tâm hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân, các sở, ban, ngành, đơn vị
trong tỉnh đối với công tác cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng
lực cạnh tranh cấp tỉnh.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
- Xây dựng biên soạn, thu thập tài
liệu đăng tải trên các chuyên mục, chuyên trang, chương trình của các phương
tiện thông tin đại chúng về các hoạt động liên quan đến sự phát triển bền vững
kinh tế gắn với văn hóa, môi trường để nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp và người dân nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh với các tỉnh
bạn trong khu vực và cả nước.
- Tổ chức truyền thông về các hội
nghị sơ kết, tổng kết các hoạt động liên quan đến phát triển bền vững và nâng
cao năng lực cạnh tranh quốc gia do các đơn vị, địa phương trong tỉnh và ngoài
tỉnh tổ chức.
- Tổ chức tuyên truyền qua hệ thống
thông tin cơ sở: Triển lãm, cổ động trực quan, hội thi văn hóa nghệ thuật có
nội dung liên quan đến Chương trình truyền thông về Phát triển bền vững và Nâng
cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
* Thời gian thực hiện: Từ nay đến
năm 2030.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của
Chương trình từ ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành
và nguồn tài chính hợp pháp khác.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương hướng dẫn các cơ
quan thông tin đại chúng thực hiện tốt công tác truyền thông về phát triển bền
vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tận dụng lợi thế của hình thức
truyền thông qua mạng viễn thông, Internet.
Chịu trách nhiệm tổng hợp và báo cáo
kết quả thực hiện Kế hoạch này; hàng năm, sơ kết, tổng kết báo cáo Bộ Thông tin
và Truyền thông, UBND tỉnh để theo dõi, chỉ đạo.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư và các
sở, ngành có liên quan: Phối hợp với Sở Thông tin và
Truyền thông biên tập, xây dựng các tài liệu về phát triển bền vững và nâng cao
năng lực cạnh tranh quốc gia; chủ động cung cấp thông tin cho các cơ quan báo
chí những nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của ngành để phục vụ công
tác tuyên truyền, chuyển tải thông tin đến các tầng lớp nhân dân trên địa bàn
tỉnh
3. Sở Tài chính: Phối hợp với các Sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành
phố căn cứ khả năng ngân sách và nhu cầu thực tế từng năm, bố trí kinh phí chi
thường xuyên trong dự toán ngân sách hàng năm cho việc triển khai thực hiện Kế
hoạch truyền thông về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc
gia của tỉnh.
4. Đài Phát thanh - Truyền hình
tỉnh, Báo Quảng Trị: Xây dựng chương trình và dành
thời lượng phát sóng nhằm chuyển tải thông tin kịp thời đến các tầng lớp dân cư
những thông tin về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia
trên các chuyên trang, chuyên mục và bản tin thời sự.
5. UBND các huyện, thị xã và thành
phố
- Chỉ đạo các Đài Truyền thanh, Trung
tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao huyện, thị xã, thành phố; các xã, phường, thị
trấn thực hiện tốt công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin về phát triển bền
vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
- Cân đối, bố trí nguồn kinh phí
triển khai thực hiện nhiệm vụ truyền thông về phát triển bền vững và nâng cao
năng lực cạnh tranh tại địa phương.
- Phối hợp với các địa phương, đơn vị
triển khai việc đăng tải, sản xuất, biên tập các chuyên mục, chuyên trang,
phóng sự về quá trình thực hiện, những kết quả đạt được về các mục tiêu phát
triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
VI. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO:
Định kỳ ngày 01 tháng 12 hàng năm
(hoặc ngày 01 tháng 6 và khi có yêu cầu) các cơ quan, đơn vị, địa phương báo
cáo việc triển khai thực hiện Kế hoạch này về Sở Thông tin và Truyền thông tổng
hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Thông tin và Truyền thông để theo dõi, chỉ đạo./.
Nơi nhận:
- Chủ tịch, các PCT UBND
tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT, VX, TH.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hoàng Nam
|