Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 03/2024/TT-BGDĐT về Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Số hiệu: 03/2024/TT-BGDĐT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Hoàng Minh Sơn
Ngày ban hành: 18/03/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành giáo dục

Ngày 18/3/2024, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 03/2024/TT-BGDĐT về Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành giáo dục.

Thông tư 03/2024/TT-BGDĐT áp dụng đối với các bộ, cơ quan trung ương quản lý trực tiếp cơ sở giáo dục đại học, cơ sở có đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ, trường cao đẳng sư phạm, trường cao đẳng có đào tạo ngành giáo dục mầm non, trường dự bị đại học; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Các sở giáo dục và đào tạo; các phòng giáo dục và đào tạo; các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục đại học, cơ sở có đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ, các trường cao đẳng sư phạm, trường có đào tạo ngành giáo dục mầm non trình độ cao đẳng, trường dự bị đại học và các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan.

Ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành giáo dục

Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành giáo dục là tập hợp những chỉ tiêu thống kê để thu thập thông tin thống kê phục vụ công tác đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển của ngành giáo dục;

Đáp ứng nhu cầu trao đổi, chia sẻ thông tin thống kê giáo dục theo quy định của Luật Thống kê và các văn bản hướng dẫn Luật Thống kê; là căn cứ để xây dựng chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành giáo dục bao gồm:

- Danh mục chỉ tiêu thống kê ngành giáo dục quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 03/2024/TT-BGDĐT ;

- Nội dung chỉ tiêu thống kê ngành giáo dục quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 03/2024/TT-BGDĐT .

Trong đó, danh mục chỉ tiêu thống kê ngành giáo dục bao gồm 06 nhóm, cụ thể như sau:

Nhóm thứ nhất, giáo dục mầm non, bao gồm:

- Nhà trẻ

- Mẫu giáo

Nhóm thứ hai, giáo dục phổ thông:

- Tiểu học;

- Trung học cơ sở;

- Trung học phổ thông;

Nhóm thứ ba, giáo dục thường xuyên.

Nhóm thứ tư, giáo dục khác bao gồm:

- Dự bị đại học

- Giáo dục dành cho người khuyết tật

- Đào tạo ngành giáo dục mầm non trình độ cao đẳng

Nhóm thứ năm, giáo dục đại học.

Nhóm thứ sáu, tài chính.

Xem chi tiết tại Thông tư 03/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 03/5/2024 và thay thế Thông tư 19/2017/TT-BGDĐT ngày 28/7/2017.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/2024/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 18 tháng 3 năm 2024

THÔNG TƯ

BAN HÀNH HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ NGÀNH GIÁO DỤC

Căn cứ Luật Thống kê ngày 23 tháng 11 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê ngày 12 tháng 11 năm 2021;

Căn cứ Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê;

Căn cứ Nghị định số 94/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và quy trình biên soạn chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước, chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Căn cứ Nghị định số 86/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Theo đề nghị của Cục trưng Cục Công nghệ thông tin;

Bộ trưng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư Hệ thống ch tiêu thống kê ngành giáo dục.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định Hệ thống chtiêu thống kê ngành giáo dục, gồm danh mục chtiêu và nội dung chỉ tiêu thống kê.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các bộ, cơ quan trung ương qun lý trực tiếp cơ sở giáo dục đại học, cơ sở có đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ, trường cao đng sư phạm, trường cao đng có đào tạo ngành giáo dục mầm non, trường dự bị đại học; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các sở giáo dục và đào tạo; các phòng giáo dục và đào tạo; các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục ph thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục đại học, cơ sở có đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ, các trưng cao đng sư phạm, trường có đào tạo ngành giáo dục mầm non trình độ cao đẳng, trường dự bị đại học và các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan.

Điều 3. Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành giáo dục

1. Hệ thống ch tiêu thống kê ngành giáo dục là tập hợp nhng ch tiêu thống kê để thu thập thông tin thống kê phục vụ công tác đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển của ngành giáo dục; đáp ứng nhu cầu trao đi, chia sẻ thông tin thng kê giáo dục theo quy định của Luật Thống kê và các văn bản hướng dẫn Luật Thống kê; là căn cứ để xây dựng chế độ báo cáo thng kê ngành giáo dục.

2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành giáo dục bao gồm:

a) Danh mục chỉ tiêu thng kê ngành giáo dục quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này:

b) Nội dung chỉ tiêu thống kê ngành giáo dục quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 4. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03 tháng 5 năm 2024.

2. Thông tư số 19/2017/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 7 năm 2017 ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành giáo dục hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

3. Trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, b sung hoặc thay thế thì thực hiện theo các văn bản mới.

Điều 5. Trách nhiệm thi hành

Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Th trưởng đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thủ trưởng các bộ, cơ quan trung ương quản lý trực tiếp cơ sở giáo dục đại học, cơ sở có đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ, trường cao đng sư phạm, trường cao đng có đào tạo ngành giáo dục mầm non, trường dự bị đại học; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo; Trưởng phòng các phòng giáo dục và đào tạo; người đứng đu các cơ sở giáo dục mm non, giáo dục ph thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục đại học, cơ sở có đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ, các trường cao đng sư phạm, trường có đào tạo ngành giáo dục mầm non trình độ cao đẳng, trường dự bị đại học và các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.


Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Ch tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban VHGD của Quốc hội;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực;
- HĐND, UBNND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Tổng cục Thống kê;
- Bộ trưởng;
- Các Th trưng;
- Như Điều 5;
- Công báo;
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Công đoàn Giáo dục Việt Nam;
- Lưu: VT, PC, CNTT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





H
oàng Minh Sơn

PHỤ LỤC I

DANH MỤC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ NGÀNH GIÁO DỤC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2024/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 3 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

TT

Mã số

Nhóm, tên chỉ tiêu

1- GIÁO DC MẦM NON

1.1 - Nhà trẻ

1

1101

Số nhà trẻ

2

1102

Số nhóm trẻ

3

1103

Số phòng học nhà trẻ

4

1104

S cán bộ qun lý, giáo viên và vị trí việc làm khác ở nhà trẻ

5

1105

Số trẻ em nhà trẻ

6

1106

Tỷ lệ huy động trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi đi nhà trẻ

7

1107

Tỷ lệ phòng học kiên cố nhà trẻ

1.2 - Mu giáo

8

1201

Số trường mu giáo, mầm non

9

1202

Số lớp mẫu giáo

10

1203

Số phòng học mu giáo

11

1204

Số cán bộ quản lý, giáo viên và vị trí việc làm khác ở mẫu giáo

12

1205

Số trẻ em mẫu giáo

13

1206

Tỷ lệ huy động trẻ em từ 03 đến 05 tuổi đi học mẫu giáo

14

1207

Tỷ lệ huy động trẻ em 05 tuổi đi học mẫu giáo

15

1208

Tỷ lệ trẻ em hoàn thành chương trình giáo dục mầm non (mu giáo 05-06 tuổi)

16

1209

Tỷ lệ phòng học kiên cố mu giáo

17

1210

Tỷ lệ trường mẫu giáo, mầm non đạt chuẩn quốc gia

18

1211

Số tỉnh/thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 05 tuổi

2 - GIÁO DỤC PH THÔNG

2.1 - Tiểu học

19

2101

Số trường tiểu học

20

2102

Số lớp tiểu học

21

2103

Số phòng học tập tiểu học

22

2104

Số cán bộ quản lý, giáo viên và vị trí việc làm khác ở tiểu học

23

2105

Số học sinh tiểu học

24

2106

S học sinh bình quân một giáo viên cấp tiểu học

25

2107

Số học sinh bình quân một lớp học cấp tiểu học

26

2108

Số giáo viên bình quân một lớp học cấp tiểu học

27

2109

Tỷ lệ học sinh đi học cấp tiểu học

28

2110

Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học

29

2111

Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp tiểu học

30

2112

Tỷ lệ phòng học kiên cố cấp tiểu học

31

2113

Tỷ lệ trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia

32

2114

Tỷ lệ trường tiểu học có tổ chức học trực tuyến

33

2115

Tỷ lệ nhập học đúng tuổi lớp một

34

2116

Tỷ lệ giáo viên tiểu học đạt trình độ chuẩn được đào tạo trở lên

35

2117

Tỷ lệ trường tiểu học có chương trình giáo dục cơ bản về giới tính, phòng chng bạo lực, xâm hại; cung cấp kiến thức về HIV

36

2118

Tỷ lệ trường tiểu học có điện

37

2119

Tỷ lệ trường tiểu học có internet dùng cho mục đích học tập, giảng dạy

38

2120

Tỷ lệ trường tiểu học có máy tính dùng cho mục đích học tập

39

2121

Tỷ lệ trường tiểu học có cơ sở hạ tầng và tài liệu phù hợp với học sinh khuyết tật

40

2122

Tỷ lệ trường tiểu học có nước uống

41

2123

Tỷ lệ trường tiểu học có hệ thống nhà vệ sinh tiện lợi và riêng rẽ cho từng giới tính

42

2124

Tỷ lệ trường tiểu học có chỗ rửa tay thuận tiện

43

2125

Số tỉnh/thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học

2.2 - Trung học cơ s

44

2201

Số trường cấp trung học cơ sở

45

2202

Số lớp trung học cơ sở

46

2203

S phòng học tập trung học cơ sở

47

2204

Số cán bộ quản lý, giáo viên và vị trí việc làm khác ở trung học cơ sở

48

2205

S học sinh trung học cơ sở

49

2206

Số học sinh bình quân một giáo viên cấp trung học cơ sở

50

2207

S học sinh bình quân một lớp học cấp trung học cơ sở

51

2208

Số giáo viên bình quân một lớp học cấp trung học cơ sở

52

2209

Tỷ lệ học sinh đi học cấp trung học cơ sở

53

2210

Tỷ lệ học sinh được công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở

54

2211

Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp trung học cơ sở

55

2212

Tỷ lệ chuyển cấp từ tiểu học lên trung học cơ sở

56

2213

Tỷ lệ phòng học kiên cố cấp trung học cơ sở

57

2214

Tỷ lệ trường cấp trung học cơ sở đạt chun quốc gia

58

2215

Tỷ lệ trường cấp trung học cơ sở có tổ chức học trực tuyến

59

2216

Tỷ lệ giáo viên trung học cơ sở đạt trình độ chuẩn được đào tạo trở lên

60

2217

Tỷ lệ trường cấp trung học cơ sở có chương trình giáo dục cơ bản về giới tính, phòng chống bạo lực, xâm hại; cung cấp kiến thức về HIV

61

2218

Tỷ lệ trường cấp trung học cơ sở có điện

62

2219

Tỷ lệ trường cấp trung học cơ sở có internet dùng cho mục đích học tập, giảng dạy

63

2220

Tỷ lệ trường cấp trung học cơ sở có máy tính dùng cho mục đích học tập

64

2221

Tỷ lệ trường cấp trung học cơ sở có cơ sở hạ tầng và tài liệu phù hợp với học sinh khuyết tật

65

2222

Tỷ lệ trường cấp trung học cơ sở có nước uống

66

2223

Tỷ lệ trường cấp trung học cơ sở có hệ thống nhà vệ sinh tiện lợi và riêng rẽ cho từng giới tính

67

2224

Tỷ lệ trường cấp trung học cơ sở có chỗ rửa tay thuận tiện

68

2225

Số tỉnh/thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở

2.3 - Trung học phổ thông

69

2301

Số trường cấp trung học phổ thông

70

2302

Số lớp trung học phổ thông

71

2303

Số phòng học tập trung học phổ thông

72

2304

Số cán bộ quản lý, giáo viên và vị trí việc làm khác ở trung học phổ thông

73

2305

Số học sinh trung học phổ thông

74

2306

Số học sinh bình quân một giáo viên cấp trung học phổ thông

75

2307

Số học sinh bình quân một lớp học cấp trung học phổ thông

76

2308

Số giáo viên bình quân một lớp học cấp trung học phổ thông

77

2309

Tỷ lệ học sinh đi học cấp trung học phổ thông

78

2310

Tỷ lệ học sinh được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông

79

2311

Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp trung học phổ thông

80

2312

Tỷ lệ chuyển cấp từ trung học cơ sở lên trung học phổ thông

81

2313

Tỷ lệ phòng học kiên cố cấp trung học phổ thông

82

2314

Tỷ lệ trường cấp trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia

83

2315

Tỷ lệ trường cấp trung học phổ thông có tổ chức học trực tuyến

84

2316

Tỷ lệ thanh niên lưu ban, bỏ học ở cấp trung học phổ thông

85

2317

Tỷ lệ giáo viên trung học phổ thông đạt trình độ chuẩn được đào tạo trở lên

86

2318

Tỷ lệ trường cấp trung học phổ thông có chương trình giáo dục cơ bản về giới tính, phòng chống bạo lực, xâm hại; cung cấp kiến thức về HIV

87

2319

Tỷ lệ trường cấp trung học phổ thông có điện

88

2320

Tỷ lệ trường cấp trung học phổ thông có internet dùng cho mục đích học tập, giảng dạy

89

2321

Tỷ lệ trường cấp trung học phổ thông có máy tính dùng cho mục đích học tập

90

2322

Tỷ lệ trường cấp trung học phổ thông có cơ sở hạ tầng và tài liệu phù hợp với học sinh khuyết tật

91

2323

Tỷ lệ trường cấp trung học phổ thông có nước uống

92

2324

Tỷ lệ trường cấp trung học phổ thông có hệ thống nhà vệ sinh tiện lợi và riêng rẽ cho từng giới tính

93

2325

Tỷ lệ trường cấp trung học phổ thông có chỗ rửa tay thuận tiện

3 - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN

94

3001

Số cơ sở giáo dục thường xuyên

95

3002

Số cán bộ quản lý, giáo viên và vị trí việc làm khác ở cơ sở giáo dục thường xuyên

96

3003

S lượt người học các chương trình giáo dục thường xuyên

97

3004

Số tỉnh/thành ph đạt chuẩn xóa mù chữ

4 - GIÁO DỤC KHÁC

4.1 Dự bị đại học

98

4101

Số trường dự bị đại học

99

4102

Số lớp dự bị đại học

100

4103

Số phòng học dự bị đại học

101

4104

Số cán bộ quản lý, giáo viên và vị trí việc làm khác ở trường dự bị đại học

102

4105

Số học sinh dự bị đại học

4.2. Giáo dục dành cho người khuyết tật

103

4201

Số cơ sở giáo dục dành cho người khuyết tật

104

4202

Số cán bộ quản lý, giáo viên và vị trí việc làm khác ở cơ sở giáo dục dành cho người khuyết tật

105

4203

Số học sinh khuyết tật

4.3. Đào tạo ngành giáo dục mầm non trình độ cao đẳng

106

4301

Số trường cao đẳng sư phạm, trường có đào tạo ngành giáo dục mầm non trình độ cao đẳng

107

4302

Số phòng học và phòng chức năng của trường cao đẳng sư phạm

108

4303

Số cán bộ quản lý, giảng viên và vị trí việc làm khác ở trường cao đẳng sư phạm; số giảng viên chuyên ngành giáo dục mầm non của các trường có ngành giáo dục mầm non trình độ cao đẳng

109

4304

Số sinh viên cao đẳng ngành giáo dục mầm non

110

4305

Số trường cao đẳng sư phạm có tổ chức học trực tuyến

5 - GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

111

5001

Số cơ sở đào tạo đại học

112

5002

Số phòng học và phòng chức năng giáo dục đại học

113

5003

Số cán bộ quản lý, giảng viên và vị trí việc làm khác ở cơ sở đào tạo đại học

114

5004

Số sinh viên đại học

115

5005

Số học viên cao học

116

5006

Số nghiên cứu sinh

117

5007

Số sinh viên đại học trên 10.000 dân

118

5008

Số cơ sở đào tạo đại học có tổ chức học trực tuyến

119

5009

Số người tốt nghiệp chuyên ngành đào tạo máy tính và công nghệ thông tin, truyền thông

120

5010

Tỷ lệ giảng viên đại học có bằng tiến sĩ

121

5011

Tỷ lệ theo học các trình độ đào tạo của giáo dục đại học

122

5012

Số thanh niên là sinh viên đại học

123

5013

Tỷ lệ thanh niên tốt nghiệp đại học

124

5014

Số thanh niên được đào tạo sau đại học

6 - TÀI CHÍNH

125

6001

Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo

PHỤ LỤC II

NỘI DUNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ NGÀNH GIÁO DỤC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2024/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 3 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. GIÁO DỤC MẦM NON

1.1. Nhà trẻ

1101. Số nhà trẻ

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Nhà trẻ là cơ sở giáo dục mầm non nhận trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi.

- Loại hình:

+ Công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu;

+ Dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở gồm tổ chức và cá nhân tại thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, xã, phường, thị trấn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và đảm bảo điều kiện hoạt động

+ Tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động.

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Mầm non, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục mầm non.

1102. S nhóm trẻ

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Nhóm trẻ là trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi được tổ chức thành các nhóm trẻ theo độ tuổi từ 03 đến 12 tháng tuổi; từ 13 đến 24 tháng tuổi; từ 25 đến 36 tháng tuổi.

- Số trẻ em tối đa trong một nhóm trẻ quy định như sau:

+ Nhóm trẻ từ 03 đến 12 tháng tuổi: 15 trẻ;

+ Nhóm trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi: 20 trẻ;

+ Nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi: 25 trẻ.

Khi nhóm trẻ có 01 (một) trẻ khuyết tật học hòa nhập thì sĩ số của nhóm trẻ gim 05 (năm) trẻ. Mỗi nhóm trẻ có không quá 02 (hai) trẻ khuyết tật.

- Nhóm trẻ bao gồm các nhóm trẻ các nhà trẻ, trường mầm non, nhóm trẻ độc lập, lớp mầm non độc lập, nhóm trẻ tại cơ sở giáo dục khác.

- Trong điều kiện số lượng trẻ em trong mỗi nhóm trẻ không đủ 50% so với s trẻ tối đa thì được tổ chức thành nhóm trẻ ghép có không quá 20 trẻ em.

- Nhóm trẻ độc lập là những cơ sở nhà trẻ ở những nơi chưa đủ điều kiện để thành lập trường nhưng đã được cấp giấy phép hoạt động. Nhóm trẻ độc lập thuộc loại hình dân lập và tư thục, do nhà đầu tư hoặc cộng đồng dân cư đầu tư cơ sở vật chất và bảo đảm điều kiện hoạt động. Nhóm trẻ độc lập thực hiện theo Thông tư số 49/2021/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập loại hình dân lập và tư thục.

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Mầm non, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục mầm non.

1103. Số phòng học nhà trẻ

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Phòng học nhà trẻ bao gồm các phòng dành để nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ ở độ tuổi nhà trẻ (03 tháng đến 36 tháng) ở các nhà trẻ, nhóm trẻ độc lập, trường mầm non.

- Loại phòng:

+ Phòng kiên cố là các phòng nằm trong công trình/nhà có niên hạn sử dụng trên 20 năm và ba kết cấu chính (kết cấu chịu lực, mái, tường bao) đu được làm bằng vật liệu chắc bền.

+ Phòng bán kiên cố là các phòng nằm trong công trình/nhà có niên hạn sử dụng dưới 20 năm và hai trong ba kết cấu chính được làm bằng vật liệu bn chắc trong đó phần kết cấu chịu lực chính là bắt buộc theo quy định.

+ Phòng tạm là các phòng học không thuộc các nhóm trên. Gồm các phòng học ở các nhà có kết cấu vật liệu đơn giản như nhà có vách lá dừa, lá tranh, đt... mái nhà bằng lá dừa, tre, nứa...các loại lều lán, trại và những nơi tận dụng có tính chất tạm thời.

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Loại phòng.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Cơ sở vật chất, Vụ Giáo dục Mầm non, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục mầm non.

1104. Số cán bộ quản lý, giáo viên và vị trí việc làm khác nhà trẻ

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Cán bộ quản lý bao gồm hiệu trưởng và phó hiệu trưởng tại các nhà trẻ.

- Giáo viên nhà trẻ là người làm nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở các nhà trẻ, nhóm trẻ trong trường mầm non, nhóm trẻ độc lập, nhóm trẻ tại các cơ sở giáo dục khác.

- Giáo viên đạt trình độ chuẩn được đào tạo là những giáo viên có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, cao đẳng ngành giáo dục mầm non.

- Giáo viên đạt trình độ trên trình độ chuẩn được đào tạo là những giáo viên có bằng cử nhân sư phạm, cử nhân ngành giáo dục mầm non trở lên.

- Giáo viên chưa qua đào tạo là những giáo viên trực tiếp nuôi dạy trẻ nhưng chưa qua trường lớp sư phạm theo quy định.

- Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành gồm giáo viên, hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.

- Chức danh nghề nghiệp của giáo viên mầm non là các giáo viên mầm non đạt các tiêu chuẩn về trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức ..., được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp (hạng, mã số) theo quy định hiện hành.

- Vị trí việc làm chuyên môn dùng chung gồm văn thư, kế toán, thủ quỹ, thư viện.

- Vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ gồm y tế học đường, nhân viên bảo vệ, nhân viên phục vụ, nhân viên nấu ăn.

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Giới tính;

- Dân tộc;

- Trình độ đào tạo, chuẩn nghề nghiệp, chức danh nghề nghiệp;

- Nhóm tuổi;

- Viên chức/Hp đồng lao động; vị trí việc làm.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Vụ Giáo dục Mầm non, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục mầm non.

1105. Số trẻ em nhà trẻ

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Trẻ em nhà trẻ là trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi đi học ở các nhóm trẻ của nhà trẻ, trường mầm non, nhóm trẻ độc lập, lớp mầm non độc lập, nhóm trẻ tại cơ sở giáo dục khác.

- Trẻ em học 02 buổi/ngày là trẻ em học cả sáng và chiều;

- Trẻ em học bán trú là trẻ em được tổ chức ăn trưa tại trường bao gồm cả trẻ được gia đình mang thức ăn đến cho trẻ.

- Trẻ em dân tộc thiểu số là trẻ em người các dân tộc không phải là người dân tộc Kinh.

- Tr em khuyết tật học hòa nhập là trẻ em bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn (theo Điều 2, Luật số 51/2010/QH12 - Luật Người khuyết tật) và được ra lớp học chung với trẻ em không khuyết tật tại các nhà trẻ, trường mầm non, nhóm trẻ độc lập.

- Trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi là trẻ em được đánh giá là nhẹ cân và thấp còi theo bảng phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Giới tính;

- Dân tộc;

- Khuyết tật;

- Tình trạng suy dinh dưỡng;

- Độ tuổi.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Mầm non, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục mầm non.

1106. Tỷ lệ huy động trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi đi nhà trẻ

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Tỷ lệ huy động trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi đi nhà trẻ là tỷ lệ phần trăm số trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi đi học các nhóm trẻ của nhà trẻ, trường mầm non, nhóm trẻ độc lập, lớp mầm non độc lập, nhóm trẻ tại cơ sở giáo dục khác so với dân số trong độ tuổi từ 03 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi.

Công thức tính:

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Giới tính;

- Dân tộc;

- Khuyết tật;

- Độ tuổi.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục, cơ sở dữ liệu hành chính.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Mầm non, cơ quan quản lý giáo dục các cấp và cơ sở giáo dục mầm non.

1107. Tỷ lệ phòng học kiên cố nhà trẻ

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Phòng học kiên cố là các phòng nằm trong công trình/nhà có niên hạn sử dụng trên 20 năm và ba kết cấu chính (kết cấu chịu lực, mái, tường bao) đều được làm bằng vật liệu chắc bền.

- Tỷ lệ phòng học kiên cố nhà trẻ là phần trăm số phòng học kiên cố nhà trẻ so với tổng số phòng học nhà trẻ.

Công thức tính:

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Vùng kinh tế - xã hội.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Cơ sở vật chất, Vụ Giáo dục Mầm non, cơ quan quản lý giáo dục các cấp và cơ sở giáo dục mầm non.

1.2. Mẫu giáo

1201. Số trường mẫu giáo, mầm non

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Trường mẫu giáo là cơ sở giáo dục mầm non nhận trẻ em từ 03 tuổi đến 06 tuổi.

- Trường mầm non là cơ sở kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi.

- Trường mẫu giáo, trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là trường đáp ứng các tiêu chuẩn và được công nhận đạt chuẩn quốc gia theo quy định hiện hành, gồm trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

- Loại hình:

+ Trường công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu;

+ Trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở gồm tổ chức và cá nhân tại thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, xã, phường, thị trn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và đảm bảo điều kiện hoạt động

+ Trường tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động.

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Mẫu giáo, mầm non;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Đạt chun quốc gia, mức độ.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Mầm non, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục mầm non.

1202. Số lớp mẫu giáo

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Lớp mẫu giáo là trẻ em từ 03 tuổi đến 06 tuổi được tổ chức thành các lớp mẫu giáo theo độ tuổi từ 03 tuổi đến 04 tuổi; từ 04 tuổi đến 05 tuổi; từ 05 tuổi đến 06 tuổi.

- Số trẻ tối đa trong một lớp mẫu giáo quy định như sau:

+ Lớp mẫu giáo 03 tuổi đến 04 tuổi: 25 trẻ;

+ Lớp mẫu giáo 04 tuổi đến 05 tuổi: 30 trẻ;

+ Lớp mẫu giáo 05 tuổi đến 06 tuổi: 35 trẻ.

Khi lớp mẫu giáo có 01 (một) trẻ khuyết tật học hòa nhập thì sĩ số của lớp mẫu giáo giảm 05 (năm) trẻ. Mỗi lớp mẫu giáo có không quá 02 (hai) trẻ khuyết tật.

- Lớp mẫu giáo bao gồm các lớp mẫu giáo của trường mẫu giáo, trường mầm non, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập, lớp mẫu giáo tại cơ sở giáo dục khác.

- Trong điều kiện số lượng trẻ em trong mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo không đủ 50% so với số trẻ tối đa thì được tổ chức thành lớp mẫu giáo ghép có không quá 30 trẻ em hoặc lớp mầm non ghép không quá 22 trẻ em.

- Lớp mẫu giáo độc lập là cơ sở mẫu giáo ở những nơi chưa đủ điều kiện để thành lập trường nhưng đã được cấp giấy phép hoạt động. Lớp mẫu giáo độc lập thuộc loại hình dân lập và tư thục, do nhà đầu tư hoặc cộng đng dân cư đầu tư cơ sở vật chất và đảm bảo điều kiện hoạt động. Lớp mẫu giáo độc lập thực hiện theo Thông tư số 49/2021/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập loại hình dân lập và tư thục.

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Mầm non, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục mầm non.

1203. Số phòng học mẫu giáo

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Phòng học mẫu giáo bao gồm các phòng dành để nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ độ tuổi mẫu giáo (từ 03 tuổi đến 06 tuổi) của các trường mẫu giáo, trường mầm non, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mẫu giáo tại cơ sở giáo dục khác.

- Loại phòng:

+ Phòng kiên cố là các phòng nm trong công trình/nhà có niên hạn sử dụng trên 20 năm và ba kết cấu chính (kết cấu chịu lực, mái, tường bao) đều được làm bằng vật liệu chắc bền.

+ Phòng bán kiên cố là các phòng nằm trong công trình/nhà có niên hạn sử dụng dưới 20 năm và hai trong ba kết cấu chính được làm bằng vật liệu bền chắc trong đó phần kết cấu chịu lực chính là bắt buộc theo quy định.

+ Phòng tạm là các phòng học không thuộc các nhóm trên, gồm các phòng học ở các nhà có kết cấu vật liệu đơn giản như nhà có vách lá dừa, lá tranh, đất... mái nhà bằng lá dừa, tre, nứa...các loại lều lán, trại và những nơi tận dụng có tính chất tạm thời.

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Loại phòng.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Cơ sở vật chất, Vụ Giáo dục Mầm non, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục mầm non.

1204. Số cán bộ quản lý, giáo viên và vị trí việc làm khác ở mẫu giáo

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Cán bộ quản lý bao gồm hiệu trưởng và phó hiệu trưởng tại các trường mẫu giáo và trường mầm non.

- Giáo viên mẫu giáo là người làm nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mẫu giáo, trường mầm non, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mẫu giáo tại các cơ sở giáo dục khác.

- Giáo viên đạt trình độ chuẩn được đào tạo là những giáo viên có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, cao đẳng ngành giáo dục mầm non.

- Giáo viên đạt trình độ trên trình độ chun được đào tạo là những giáo viên có bng cử nhân sư phạm, cử nhân ngành giáo dục mầm non trở lên.

- Giáo viên chưa qua đào tạo là những giáo viên trực tiếp nuôi dạy trẻ nhưng chưa qua trường lớp sư phạm theo quy định.

- Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành gồm giáo viên, hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.

- Chức danh nghề nghiệp của giáo viên mầm non là các giáo viên mầm non đạt các tiêu chuẩn về trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức ..., được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp (hạng, mã số) theo quy định hiện hành.

- Vị trí việc làm chuyên môn dùng chung gồm văn thư, kế toán, th quỹ, thư viện.

- Vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ gm y tế học đường, nhân viên bảo vệ, nhân viên phục vụ, nhân viên nấu ăn.

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Giới tính;

- Dân tộc;

- Trình độ đào tạo, chuẩn nghề nghiệp, chức danh nghề nghiệp;

- Nhóm tuổi;

- Viên chức/Hợp đồng lao động, vị trí việc làm.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Vụ Giáo dục Mm non, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục mầm non.

1205. Số trẻ em mẫu giáo

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Trẻ em mẫu giáo là trẻ em từ 03 tuổi đến 06 tuổi đi học ở các lớp mẫu giáo của trường mẫu giáo, trường mầm non, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập, lớp mẫu giáo tại các cơ sở giáo dục khác.

- Số trẻ em học 02 buổi/ngày là số trẻ em học cả sáng và chiều.

- S trẻ em học bán trú là số trẻ em được tổ chức ăn trưa tại trường bao gồm cả trẻ được gia đình mang thức ăn đến cho trẻ.

- Trẻ em dân tộc thiu số là trẻ em người các dân tộc không phải là người dân tộc Kinh.

- Trẻ em khuyết tật học hòa nhập là trẻ em bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn (theo Điều 2, Luật số 51/2010/QH12 - Luật Người khuyết tật) và được ra lớp học chung với trẻ em không khuyết tật tại các trường mẫu giáo, trường mầm non, lớp mẫu giáo độc lập và lớp mầm non độc lập.

- Trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi là trẻ em được đánh giá là nhẹ cân và thấp còi theo bảng phân loại của Tổ chức y tế thế giới (WHO).

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Giới tính;

- Dân tộc;

- Khuyết tật;

- Tình trạng suy dinh dưỡng;

- Độ tuổi.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Mầm non, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục mầm non.

1206. Tỷ lệ huy động trẻ em từ 03 đến 05 tuổi đi học mẫu giáo

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Tỷ lệ huy động trẻ em từ 03 đến 05 tuổi là tỷ lệ phần trăm giữa số trẻ em từ 03 đến 05 tuổi có mặt tại các trường mẫu giáo, trường mầm non, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mẫu giáo tại các cơ sở giáo dục khác so với dân số trong độ tuổi từ 03 đến 05 tuổi.

Công thức tính:

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Giới tính;

- Dân tộc;

- Khuyết tật;

- Độ tuổi.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục, cơ sở dữ liệu hành chính.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Mầm non, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục mầm non.

1207. Tỷ lệ huy động trẻ em 05 tuổi đi học mẫu giáo.

a. Khái niệm, phương pháp tính.

- Tỷ lệ huy động trẻ em 05 tuổi là tỷ lệ phần trăm giữa số trẻ em 05 tuổi đang học tại trường mẫu giáo, trường mầm non, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mẫu giáo tại cơ sở giáo dục khác so với dân số độ tuổi 05 tuổi.

Công thức tính:

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Giới tính;

- Dân tộc;

- Khuyết tật;

- Độ tuổi.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục, cơ sở dữ liệu hành chính.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Mầm non, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục mầm non.

1208. Tỷ lệ trẻ em hoàn thành chương trình giáo dục mầm non (mẫu giáo từ 05 - 06 tuổi)

a. Khái niệm, phương pháp tính.

- Trẻ em hoàn thành chương trình giáo dục mầm non (mẫu giáo 05 - 06 tuổi) là trẻ em được học 02 buổi/ngày trong thời gian một năm học (09 tháng) theo Chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, số ngày nghỉ học không quá 45 ngày.

- Tỷ lệ trẻ em hoàn thành chương trình giáo dục mầm non là phần trăm giữa số trẻ em hoàn thành chương trình giáo dục mầm non (mẫu giáo 05- 06 tuổi) so với dân số độ tuổi 05 tuổi.

Công thức tính:

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Giới tính;

- Dân tộc;

- Khuyết tật;

- Độ tuổi.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục, cơ sở dữ liệu hành chính.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Tng cục Thống kê, Vụ Giáo dục Mầm non, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục mầm non.

1209. Tỷ lệ phòng học kiên cố mẫu giáo

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Phòng học kiên cố là các phòng nằm trong công trình/nhà có niên hạn sử dụng trên 20 năm và ba kết cấu chính (kết cấu chịu lực, mái, tường bao) đều được làm bằng vật liệu chắc bền.

- Tỷ lệ phòng học kiên cố mẫu giáo là phần trăm số phòng học kiên cố mẫu giáo so với tổng số phòng học mẫu giáo.

Công thức tính:

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Vùng kinh tế - xã hội.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ Thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Cơ sở vật chất, Vụ Giáo dục Mầm non, cơ quan quản lý giáo dục các cấp và cơ sở giáo dục mầm non.

1210. Tỷ lệ trường mẫu giáo, mầm non đạt chuẩn quốc gia.

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Tỷ lệ trường mẫu giáo, mầm non đạt chuẩn quốc gia là tỷ lệ phần trăm giữa số trường đạt chuẩn quốc gia theo quy định (bao gồm: trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2) so với tng số trường mẫu giáo và trường mầm non.

Công thức tính:

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu

- Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, phối hợp.

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin.

- Đơn vị phối hợp: Vụ Cơ sở vật chất, Vụ Giáo dục Mầm non, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục mầm non.

1211. Số tỉnh/thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 05 tuổi

a. Khái niệm, phương pháp tính:

- S tỉnh/thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 05 tuổi là số đơn vị cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương đạt các tiêu chuẩnđược công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục theo quy định hiện hành.

b. Phân tổ chủ yếu

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Mức độ.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Mầm non, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục mầm non.

2. GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

2.1. Tiểu học

2101. Số trường tiểu học

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Trường tiểu học là cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện tổ chức dạy học chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học từ lớp 01 đến lớp 05.

- Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia là trường đáp ứng các tiêu chuẩn và được công nhận đạt chuẩn quốc gia theo quy định hiện hành, gồm: trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

- Loại hình:

+ Trường công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu;

+ Trường tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động.

b. Phân tổ chủ yếu:

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Vùng kinh tế - xã hội;

- Đạt chuẩn quốc gia, mức độ.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ Thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Tiểu học, cơ quan quản lý giáo dục các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2102. Số lớp tiểu học

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Lớp học là một tổ chức của trường học, gồm các học sinh học cùng một chương trình giáo dục, hoặc nhiều chương trình giáo dục.

- Lớp tiểu học bao gồm các lớp học từ lớp 01 đến lớp 05.

- Lớp học 02 buổi/ngày là lớp học được tổ chức dạy học ở trường cả buổi sáng và buổi chiều (lớp học từ 09 buổi hoặc 10 buổi trong một tuần).

- Lớp ghép là lớp học dạy 02 hoặc nhiều chương trình giáo dục của nhiều khối lớp cho một số học sinh cùng ngồi học trong một phòng học, lớp học.

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Khối lớp, loại lớp;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Tiểu học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2103. Số phòng học tập tiểu học

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Phòng học tập là cơ sở vật chất của trường học, nơi học sinh thường xuyên đến học theo từng lớp để học tập. Phòng học tập bao gồm phòng học, phòng học bộ môn, phòng đa chức năng.

- S phòng học tập tiểu học bao gồm số phòng học tập của trường tiểu học, phòng học tập của cấp tiểu học trong các trường phổ thông có nhiều cấp học.

- Loại phòng:

+ Phòng kiên cố là các phòng nằm trong công trình/nhà có niên hạn sử dụng trên 20 năm và ba kết cấu chính (kết cấu chịu lực, mái, tường bao) đều được làm bng vật liệu chắc bền.

+ Phòng bán kiên cố là các phòng nằm trong công trình/nhà có niên hạn sử dụng dưới 20 năm và hai trong ba kết cấu chính được làm bằng vật liệu bền chắc trong đó phần kết cấu chịu lực chính là bắt buộc theo quy định.

+ Phòng tạm là các phòng không thuộc các nhóm trên, gồm các phòng học ở các nhà có kết cấu vật liệu đơn giản như nhà có vách lá dừa, lá tranh, đất... mái nhà bằng lá dừa, tre, nứa...các loại lều lán, trại và những nơi tận dụng có tính chất tạm thời.

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Loại phòng.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Cơ sở vật chất, Vụ Giáo dục Tiểu học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2104. Số cán bộ quản lý, giáo viên và vị trí việc làm khác tiểu học

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Cán bộ quản lý bao gồm hiệu trưởng và phó hiệu trưởng của các trường tiểu học.

- Giáo viên tiểu học là giáo viên dạy tại các trường tiểu học và dạy cấp tiểu học tại các trường phổ thông có nhiều cấp học.

- Giáo viên tiểu học đạt trình độ chuẩn được đào tạo là giáo viên có bng cử nhân sư phạm, cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

- Giáo viên tiểu học đạt trình độ trên trình độ chuẩn được đào tạo là giáo viên có bằng thạc sĩ thuộc nhóm ngành khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên trở lên hoặc có bằng thạc sĩ chuyên ngành phù hợp trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

- Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành gồm giáo viên, giáo vụ, tư vấn học sinh, hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.

- Chức danh nghề nghiệp của giáo viên tiểu học là các giáo viên tiểu học đạt các tiêu chuẩn về trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức ..., được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp (hạng, mã số) theo quy định hiện hành.

- Vị trí việc làm chuyên môn dùng chung gồm thư viện, quản trị công sở, kế toán, thủ quỹ, văn thư.

- Vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ gồm y tế học đường, nhân viên bảo vệ, nhân viên phục vụ, nhân viên nấu ăn.

b. Phân t chủ yếu

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Giới tính;

- Dân tộc;

- Trình độ đào tạo, chuẩn nghề nghiệp, chức danh nghề nghiệp;

- Nhóm tuổi;

- Viên chức/Hợp đồng lao động, vị trí việc làm.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Vụ Giáo dục Tiểu học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2105. Số học sinh tiểu học

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Học sinh tiểu học là học sinh đang học tại các khối lớp từ lớp 01 đến lớp 05 tại các trường tiểu học và các trường phổ thông nhiều cấp học.

- Học sinh dân tộc thiểu số là học sinh người các dân tộc không phải là người dân tộc Kinh.

- Học sinh tuyển mới đầu cấp là học sinh mới được tuyển vào học ở lớp đầu cấp học (tiểu học là lớp 01).

- Học sinh khuyết tật học hòa nhập là học sinh bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn (theo Điều 2, Luật số 51/2010/QH12 - Luật Người khuyết tật) và được ra lớp học chung với học sinh không khuyết tật tại các cơ sở giáo dục.

- Học sinh lưu ban là học sinh không đáp ứng các điều kiện để được lên lớp, được học lưu ban lớp đó trong năm học kế tiếp.

- Học sinh bỏ học là học sinh trong độ tuổi đi học theo quy định, đã từng đến trường tham gia hoạt động và học tập tại trường, nay vì một lý do không đến lớp và không tham gia các hoạt động học tập của trường nữa.

- Số học sinh học 02 buổi/ngày là số học sinh được tổ chức học tập nhà trường cả buổi sáng và buổi chiều (tức là số học sinh học 09 buổi hoặc 10 buổi trong một tuần).

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Khối lớp;

- Giới tính;

- Dân tộc;

- Độ tuổi;

- Khuyết tật;

- Đối tượng chính sách;

- Tuyển mới/lưu ban/bỏ học;

- Hai buổi/ngày.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ Thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Tiểu học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2106. Số học sinh bình quân một giáo viên cấp tiểu học

a. Khái niệm, phương pháp tính:

- Số học sinh bình quân một giáo viên cấp tiểu học là tỷ số giữa tổng số học sinh tiểu học trên tổng số giáo viên cấp tiểu học.

Công thức tính:

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Vùng kinh tế - xã hội.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Tiểu học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2107. Số học sinh bình quân một lớp học cấp tiểu học

a. Khái niệm, phương pháp tính:

- Số học sinh bình quân một lớp học cấp tiểu học là tỷ số giữa tổng số học sinh tiểu học trên tổng số lớp học cấp tiểu học.

Công thức tính:

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Vùng kinh tế - xã hội.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Tiểu học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2108. Số giáo viên bình quân một lớp học cấp tiểu học

a. Khái niệm, phương pháp tính:

- Số giáo viên bình quân một lớp học cấp tiểu học là tỷ số giữa tổng số giáo viên cấp tiểu học trên tổng số lớp học cấp tiểu học.

Công thức tính:

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Vùng kinh tế - xã hội.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Vụ Giáo dục Tiểu học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2109. Tỷ lệ học sinh đi học cấp tiểu học

a. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ học sinh đi học cấp tiểu học gồm tỷ lệ học sinh đi học chung cấp tiểu học và tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi cấp tiểu học.

- Tỷ lệ học sinh đi học chung cấp tiểu học là tỷ lệ phần trăm giữa số học sinh đang học cấp tiểu học so với tổng dân số ở độ tuổi cấp tiểu học từ 06 - 10 tuổi.

Công thức tính:

- Tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi cấp tiểu học là tỷ lệ phần trăm giữa số học sinh tuổi từ 06 - 10 tuổi đang học cấp tiểu học so với tổng dân số trong độ tuổi cấp tiểu học từ 06 - 10 tuổi.

Công thức tính:

Tuổi học sinh quy ước bằng năm khai giảng năm học trừ đi năm sinh của học sinh trong giấy khai sinh.

b. Phân tổ chủ yếu

- Chung/đúng tuổi;

- Giới tính;

- Dân tộc;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương;

- Vùng kinh tế - xã hội.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục. Tổng cục Thống kê cung cấp số liệu dân số theo cấp học.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Tổng cục Thống kê, Vụ Giáo dục Tiểu học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục tiểu học.

2110. Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học

a. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học gồm tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học chung và tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đúng độ tuổi.

- Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học chung là tỷ lệ phần trăm giữa số học sinh hoàn thành chương trình tiểu học so với số học sinh học lớp 05 cuối năm học.

Công thức tính:

- Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đúng độ tuổi là số phần trăm giữa số học sinh 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học so với số học sinh học lớp 05 cuối năm học.

Công thức tính:

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Dân tộc;

- Giới tính;

- Khuyết tật.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Tiểu học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2111. Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp tiểu học

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp tiểu học là tỷ lệ phần trăm giữa số học sinh hoàn thành chương trình tiểu học năm học (t) so với số học sinh lớp 01 đầu năm học (t-4).

Công thức tính:

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Dân tộc;

- Giới tính;

- Khuyết tật.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Tiểu học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2112. Tỷ lệ phòng học kiên cố cấp tiểu học.

a. Khái niệm, phương pháp tính:

- Phòng học kiên cố là các phòng nằm trong công trình/nhà có niên hạn sử dụng trên 20 năm và ba kết cấu chính (kết cấu chịu lực, mái, tường bao) đều được làm bằng vật liệu chắc bền.

- Tỷ lệ phòng học kiên cố cấp tiểu học là tỷ lệ phần trăm giữa số phòng học kiên cố cấp tiểu học so với tổng số phòng học cấp tiểu học.

Công thức tính:

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình:

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Vùng kinh tế - xã hội.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Cơ sở vật chất, Vụ Giáo dục Tiểu học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2113. Tỷ lệ trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.

a. Khái niệm, phương pháp tính.

- Tỷ lệ trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia là tỷ lệ phần trăm giữa số trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia theo quy định (bao gồm trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và mức độ 2) so với tổng số trường cấp tiểu học.

Công thức tính:

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Vùng kinh tế - xã hội.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Cơ sở vật chất, Vụ Giáo dục Tiểu học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2114. Tỷ lệ trường tiểu học có tổ chức học trực tuyến.

a. Khái niệm, phương pháp tính.

- Trường học có tổ chức dạy trực tuyến là trường có hệ thống dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp hoặc thay thế dạy học trực tiếp giúp cơ sở giáo dục nâng cao chất lượng dạy học và hoàn thành chương trình giáo dục. Học trực tuyến là phương thức học tập có sử dụng kết nối mạng để phục vụ học tập, lấy tài liệu học tập, trao đổi trực tiếp giữa người học với nhau để phục vụ học tập, lấy tài liệu, trao đổi giao tiếp giữa người học với nhau và với giáo viên.

- Tỷ lệ trường tiểu học có tổ chức học trực tuyến là tỷ lệ phần trăm giữa số trường tiểu học có tổ chức học trực tuyến so với tổng số trường cấp tiểu học.

Công thức tính:

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Vùng kinh tế - xã hội.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Tiểu học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2115. Tỷ lệ nhập học đúng tuổi lớp một

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Tỷ lệ nhập học đúng tuổi lớp một là tỷ lệ phần trăm giữa số học sinh 06 tuổi nhập học vào lớp một so với dân số trong độ tuổi 06 tuổi.

Công thức tính:

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Giới tính;

- Dân tộc.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục, cơ sở dữ liệu hành chính.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Tiểu học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2116. Tỷ lệ giáo viên tiểu học đạt trình độ chuẩn được đào tạo trở lên

a. Khái niệm và phương pháp tính

- Giáo viên tiểu học đạt trình độ chuẩn được đào tạo trở lên là giáo viên tiểu học có bằng cử nhân sư phạm, cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

- Tỷ lệ giáo viên tiểu học đạt trình độ chuẩn được đào tạo trở lên là tỷ lệ phần trăm giữa số giáo viên tiểu học đạt trình độ chuẩn được đào tạo trở lên so với tổng số giáo viên cấp tiểu học,

Công thức tính:

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Giới tính;

- Dân tộc.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Vụ Giáo dục Tiểu học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2117. Tỷ lệ trường tiểu học có chương trình giáo dục cơ bản về giới tính, phòng chống bạo lực, xâm hại; cung cấp kiến thức về HIV

a. Khái niệm và phương pháp tính

- Tỷ lệ trường tiểu học có chương trình giáo dục cơ bản về giới tính, phòng chống bạo lực, xâm hại; cung cấp kiến thức về HIV là tỷ lệ phần trăm giữa số trường tiểu học có chương trình giáo dục cơ bản về giới tính, phòng chống bạo lực, xâm hại; cung cấp kiến thức về HIV so với tổng số trường cấp tiểu học.

Công thức tính:

b. Phân tổ chủ yếu

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Tiểu học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2118. Tỷ lệ trường tiểu học có điện

a. Khái niệm và phương pháp tính

- Điện là các nguồn năng lượng thường xuyên và sẵn có cho phép sử dụng đầy đủ và bền vững cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông cho mục đích giảng dạy và học tập.

- Tỷ lệ trường tiểu học có điện là tỷ lệ phần trăm giữa số trường tiểu học có điện so với tổng số trường tiểu học.

Công thức tính:

b. Phân tổ chủ yếu

- Thành thị/nông thôn;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Tiểu học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2119. Tỷ lệ trường tiểu học có internet dùng cho mục đích giảng dạy và học tập

a. Khái niệm và phương pháp tính

- Internet dùng cho mục đích giảng dạy, học tập là internet có sẵn để tăng cường việc giảng dạy, chuẩn bị học liệu, bài giảng, học tập, giáo viên và học sinh có thể truy cập được. Truy cập có thể thông qua băng thông cố định, băng rộng cố định hoặc qua mạng di động.

- Tỷ lệ trường tiểu học có internet dùng cho mục đích giảng dạy và học tập là tỷ lệ phần trăm giữa số trường tiểu học có internet phục vụ cho mục đích giảng dạy và học tập so với tổng số trường tiểu học.

Công thức tính:

b. Phân tổ chủ yếu

- Thành thị/nông thôn;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Tiểu học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2120. Tỷ lệ trường tiểu học có máy tính dùng cho mục đích học tập

a. Khái niệm và phương pháp tính

- Trường có máy tính dùng cho mục đích học tập là trường có sử dụng máy tính để hỗ trợ cung cấp các khóa học hoặc nhu cầu giảng dạy và học tập độc lập. Máy tính bao gồm các loại: Máy tính để bàn; Máy tính xách tay; Máy tính bảng.

- Tỷ lệ trường tiểu học có máy tính dùng cho mục đích học tập là tỷ lệ phần trăm giữa số trường tiểu học có máy tính dùng cho mục đích học tập so với tổng số trường tiểu học.

Công thức tính:

b. Phân tổ chủ yếu

- Thành thị/nông thôn;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Tiểu học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2121. Tỷ lệ trường tiểu học có cơ sở hạ tầng và tài liệu phù hợp với học sinh khuyết tật

a. Khái niệm và phương pháp tính

- Trường học có cơ sở hạ tầng phù hợp với học sinh khuyết tật là cơ sở hạ tầng mà tất cả người sử dụng có thể tiếp cận được, kể cả những người khuyết tật. khả năng tiếp cận bao gồm dễ đi vào, dễ thoát ra hoặc dễ dàng sử dụng các dịch vụ và cơ sở của nhà trường.

- Các tài liệu phù hợp với học sinh khuyết tật bao gồm các tài liệu học tập và các sản phẩm hỗ trợ cho phép học sinh khuyết tật/hạn chế về chức năng tiếp cận với việc học học và tham gia đầy đủ vào trường học. Các tài liệu học tập có thể tiếp cận bao gồm sách giáo khoa, tài liệu giảng dạy, tài liệu đánh giá và các tài liệu khác có sẵn và được cung cấp dưới các định dạng thích hợp như âm thanh, chữ ni, ngôn ngữ ký hiệu và các định dạng đơn giản mà học sinh khuyết tật /hạn chế về chức năng có thể sử dụng.

- Tỷ lệ trường tiểu học có cơ sở hạ tầng và tài liệu phù hợp với học sinh khuyết tật là tỷ lệ phần trăm giữa số trường tiểu học có cơ sở hạ tầng và tài liệu phù hợp với học sinh khuyết tật so với tổng số trường tiểu học.

Công thức tính:

b. Phân tổ chủ yếu

- Thành thị/nông thôn;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Tiểu học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2122. Tỷ lệ trường tiểu học có nước uống

a. Khái niệm và phương pháp tính

- Trường có nước uống là trường đảm bảo nước uống theo quy định tại khoản 1 điều 5, Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm 2016 của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về y tế trường học.

- Tỷ lệ trường tiểu học có nước ung là tỷ lệ phần trăm giữa số trường tiểu học có nước uống so với tổng số trường tiểu học.

Công thức tính:

b. Phân tổ chủ yếu

- Thành thị/nông thôn;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Tiểu học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2123. Tỷ lệ trường tiểu học có hệ thống vệ sinh tiện lợi và riêng rẽ cho từng giới tính

a. Khái niệm và phương pháp tính.

- Hệ thống vệ sinh tiện lợi và riêng rẽ cho từng giới tính là các nhà vệ sinh tách riêng cho nam, nữ của các cơ sở học tập.

- Tỷ lệ trường tiểu học có hệ thống vệ sinh tiện lợi và riêng rẽ cho từng giới tính là tỷ lệ phần trăm giữa số trường tiểu học có nhà vệ sinh tiện lợi và riêng r cho từng giới tính so với tổng số trường tiểu học.

Công thức tính:

b. Phân tổ chủ yếu

- Thành thị/nông thôn;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Tiểu học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2124. Tỷ lệ trường tiểu học có chỗ rửa tay thuận tiện

a. Khái niệm và phương pháp tính

- Chỗ rửa tay thuận tiện: là chỗ rửa tay đang sử dụng được, có nước hợp vệ sinh và xà phòng cho tất cả các học sinh nam và học sinh nữ.

- Tỷ lệ trường tiểu học có chỗ rửa tay thuận tiện là tỷ lệ phần trăm giữa số trường tiểu học có chỗ rửa tay thuận tiện so với tổng số trường tiểu học.

Công thức tính:

b. Phân tổ chủ yếu

- Thành thị/nông thôn;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Tiểu học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2125. Số tỉnh/thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Số tỉnh/thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học là số đơn vị cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đạt các tiêu chuẩn và được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục theo quy định hiện hành.

b. Phân tổ chủ yếu

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Mức độ.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Tiểu học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2.2. Trung học cơ sở

2201. Số trường cấp trung học cơ sở

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Trường trung học cơ sở là cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện tổ chức dạy học chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở từ lớp 06 đến lớp 09.

- Trường phổ thông có nhiều cấp học là cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện tổ chức dạy học chương trình giáo dục phổ thông từ 02 cấp học trở lên.

- Số trường cấp trung học cơ sở gồm trường trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở (Trường tiểu học và trung học cơ sở).

- Trường cấp trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia là trường cấp trung học cơ sở đáp ứng các tiêu chuẩn và được công nhận đạt chuẩn quốc gia theo qui định hiện hành, gồm: trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

- Loại hình:

+ Trường công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu;

+ Trường tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động.

- Loại trường chuyên biệt:

+ Trường phổ thông dân tộc nội trú;

+ Trường phổ thông dân tộc bán trú;

+ Trường chuyên.

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Loại trường;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Vùng kinh tế - xã hội;

- Đạt chuẩn quốc gia, mức độ.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2202. Số lớp trung học cơ sở

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Lớp học là một tổ chức của trường học, gồm các học sinh học cùng một chương trình giáo dục, hoặc nhiều chương trình giáo dục.

- Số lớp trung học cơ sở bao gồm các lớp từ lớp 06 đến lớp 09.

- Số lớp học 02 buổi/ngày: là số lớp học đủ 02 buổi của các ngày trong tuần hoặc học từ 07 đến 11 buổi trong tuần.

- Lớp ghép là lớp học dạy 02 hoặc nhiều chương trình giáo dục của nhiu khối lớp cho một số học sinh cùng ngồi học trong một phòng học, lớp học.

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Khối lớp, loại lớp;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2203. Số phòng học tập trung học cơ sở

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Phòng học tập là cơ sở vật chất của trường học, nơi học sinh thường xuyên đến học theo từng lớp để học tập. Phòng học tập gồm phòng học, phòng học bộ môn, phòng đa chức năng.

- Số phòng học tập cấp trung học cơ sở bao gồm số phòng học tập của trường trung hc sở, phòng học tập của cấp trung học cơ sở trong các trường phổ thông có nhiều cấp học.

- Loại phòng:

+ Phòng kiên cố là các phòng nằm trong công trình/nhà có niên hạn sử dụng trên 20 năm và ba kết cấu chính (kết cấu chịu lực, mái, tường bao) đều được làm bằng vật liệu chắc bền.

+ Phòng bán kiên cố là các phòng nằm trong công trình/nhà có niên hạn sử dụng dưới 20 năm và hai trong ba kết cấu chính được làm bằng vật liệu bền chắc trong đó phần kết cấu chịu lực chính là bắt buộc theo quy định.

+ Phòng tạm là các phòng không thuộc các nhóm trên, gồm các phòng học ở các nhà có kết cấu vật liệu đơn giản như nhà có vách lá dừa, lá tranh, đất... mái nhà bằng lá dừa, tre, nứa...các loại lều lán, trại và những nơi tận dụng có tính chất tạm thời.

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Loại phòng;

- Vùng kinh tế - xã hội.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Cơ sở vật chất, Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2204. Số cán bộ quản lý, giáo viên và vị trí việc làm khác ở trung học cơ sở

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Cán bộ quản lý bao gồm hiệu trưởng và phó hiệu trưởng tại các trường trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở.

- Giáo viên trung học cơ sở là giáo viên dạy tại các trường trung học cơ sở và dạy cấp trung học cơ sở tại các trường phổ thông có nhiều cấp học.

- Giáo viên trung học cơ sở đạt trình độ chuẩn được đào tạo là giáo viên có bằng cử nhân sư phạm, cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

- Giáo viên trung học cơ sở đạt trình độ trên trình độ chuẩn được đào tạo là giáo viên có bằng thạc sĩ thuộc nhóm ngành khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên trở lên hoặc có bằng thạc sĩ chuyên ngành phù hợp trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

- Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành gồm giáo viên, giáo vụ, thiết bị, thí nghiệm, tư vấn học sinh, hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.

- Chức danh nghề nghiệp của giáo viên trung học cơ sở: là các giáo viên trung học cơ sở đạt các tiêu chuẩn về trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức ..., được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp (hạng, mã số) theo quy định hiện hành.

- Vị trí việc làm chuyên môn dùng chung gồm thư viện, quản trị công sở, kế toán, thủ quỹ, văn thư.

- Vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ gồm y tế học đường, nhân viên bảo vệ, nhân viên phục vụ, nhân viên nấu ăn.

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Giới tính;

- Dân tộc;

- Trình độ đào tạo, chuẩn nghề nghiệp, chức danh nghề nghiệp;

- Nhóm tuổi;

- Viên chức/Hợp đồng lao động, vị trí việc làm.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2205. Số học sinh trung học cơ sở

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Học sinh trung học cơ sở là học sinh đang học tại các khối lớp từ lớp 06 đến lớp 09 tại các trường trung học cơ sở và các trường phổ thông nhiều cấp học.

- Học sinh dân tộc thiểu số là học sinh người các dân tộc không phải là người dân tộc Kinh.

- Học sinh tuyển mới là học sinh mới được tuyển vào học ở các lớp đầu cấp học (trung học cơ sở là lớp 06).

- Học sinh khuyết tật học hòa nhập là học sinh bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn (theo Điều 2, Luật số 51/2010/QH12 - Luật Người khuyết tật) và được ra lớp học chung với học sinh không khuyết tật tại các cơ sở giáo dục.

- Học sinh học 02 buổi/ngày là học sinh học đủ 02 buổi của các ngày trong tuần hoặc học từ 07 đến 11 buổi trong tuần.

- Học sinh lưu ban là học sinh không đáp ứng các điều kiện để được lên lớp, được học lưu ban lớp đó trong năm học kế tiếp.

- Học sinh bỏ học là học sinh trong độ tuổi đi học theo quy định đã từng đến trường tham gia hoạt động và học tập tại trường, nay vì một lý do không đến lớp và không tham gia các hoạt động học tập của trường nữa.

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Khối lớp;

- Giới tính;

- Dân tộc;

- Đối tượng chính sách;

- Khuyết tật;

- Tuyển mới/lưu ban/bỏ học;

- Độ tuổi.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2206. Số học sinh bình quân một giáo viên cấp trung học cơ sở

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Số học sinh bình quân một giáo viên cấp trung học cơ sở là tỷ số giữa tổng số học sinh trên tổng số giáo viên của cấp trung học cơ sở.

Công thức tính:

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Vùng kinh tế - xã hội.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2207. Số học sinh bình quân một lớp học cấp trung học cơ sở

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Số học sinh bình quân một lớp học cấp trung học cơ sở là tỷ số giữa tổng số học sinh trung học cơ sở trên tổng số lớp học của cấp trung học cơ sở.

Công thức tính:

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Vùng kinh tế - xã hội.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2208. Số giáo viên bình quân một lớp học cấp trung học cơ sở

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Số giáo viên bình quân một lớp học cấp trung học cơ sở là tỷ s giữa tổng số giáo viên trên tổng số lớp học của cấp trung học cơ sở.

Công thức tính:

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Vùng kinh tế - xã hội.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2209. Tỷ lệ học sinh đi học cấp trung học cơ sở

a. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ học sinh đi học cấp trung học cơ sở gồm tỷ lệ học sinh đi học chung cấp trung học cơ sở và tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi cấp trung học cơ sở.

- Tỷ lệ học sinh đi học chung cấp trung học cơ sở là tỷ lệ phần trăm giữa số học sinh đang học cấp trung học cơ sở so với tổng dân số ở độ tuổi cấp trung học cơ sở từ 11 - 14 tuổi.

Công thức tính:

- Tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi cấp trung học cơ sở là tỷ lệ phần trăm giữa số học sinh từ 11 - 14 tuổi đang học cấp trung học cơ sở so với tổng dân số trong độ tuổi cấp trung học cơ sở từ 11 - 14 tuổi.

Công thức tính:

Tuổi học sinh quy ước bằng năm khai giảng năm học trừ đi năm sinh của học sinh trong giấy khai sinh.

b. Phân tổ chủ yếu

- Chung/đúng tuổi;

- Giới tính;

- Dân tộc;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương;

- Vùng kinh tế - xã hội.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục, Tổng cục Thống kê cung cấp số liệu dân số theo cấp học.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Tổng cục Thống kê, Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2210. Tỷ lệ học sinh được công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở

a. Khái niệm, phương pháp tính;

- Học sinh được công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở là học sinh học hết chương trình trung học cơ sở, đủ điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.

- Tỷ lệ học sinh được công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở là tỷ lệ phần trăm giữa số học sinh được công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở so với số học sinh học ở lớp 09 đủ điều kiện xét tốt nghiệp.

Công thức tính:

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Dân tộc;

- Giới tính;

- Khuyết tật.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2211. Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp trung học cơ sở

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp trung học cơ sở: là tỷ lệ phần trăm giữa số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở năm học (t) so với số học sinh lớp 06 đầu năm học (t-3).

Công thức tính:

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Dân tộc;

- Giới tính;

- Khuyết tật.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2212. Tỷ lệ chuyển cấp từ tiểu học lên trung học cơ sở

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Tỷ lệ chuyển cấp từ tiểu học lên trung học cơ sở là tỷ lệ phần trăm giữa số học sinh được tuyển mới vào lớp 06 trong năm học t so với số học sinh được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học năm học t-1.

Công thức tính:

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Dân tộc;

- Giới tính;

- Khuyết tật.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2213. Tỷ lệ phòng học kiên cố cấp trung học cơ s

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Phòng học kiên cố là các phòng nằm trong công trình/nhà có niên hạn sử dụng trên 20 năm và ba kết cấu chính (kết cấu chịu lực, mái, tường bao) đều được làm bằng vật liệu chắc bền.

- Tỷ lệ phòng học kiên cố cấp trung học cơ sở là tỷ lệ phần trăm giữa số phòng học kiên cố cấp trung học cơ sở so với tổng số phòng học cấp trung học cơ sở.

Công thức tính:

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Vùng kinh tế - xã hội.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Cơ sở vật chất, Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2214. Tỷ lệ trường cấp trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Tỷ lệ trường cấp trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia là tỷ lệ phần trăm giữa số trường cấp trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia theo quy định (bao gồm trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và mức độ 2) so với tổng số trường cấp trung học cơ sở.

Công thức tính:

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Vùng kinh tế - xã hội.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Cơ sở vật chất, Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2215. Tỷ lệ trường cấp trung học cơ sở có tổ chức học trực tuyến

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Trường học có tổ chức học trực tuyến là trường có hệ thống dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp hoặc thay thế dạy học trực tiếp giúp cơ sở giáo dục nâng cao chất lượng dạy học và hoàn thành chương trình giáo dục.

- Học tập trực tuyến (hay còn gọi là elearning/online learning) là phương thức học tập có sử dụng kết nối mạng để phục vụ học tập, lấy tài liệu học, trao đổi giao tiếp giữa người học với nhau và với giáo viên.

- Tỷ lệ trường cấp trung học cơ sở có tổ chức học trực tuyến là tỷ lệ phần trăm giữa số trường cấp trung học cơ sở có tổ chức học trực tuyến so với tổng số trường cấp trung học cơ sở.

Công thức tính:

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Vùng kinh tế - xã hội.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2216. Tỷ lệ giáo viên trung học cơ sở đạt trình độ chuẩn được đào tạo trở lên

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Giáo viên trung học cơ sở đạt trình độ chuẩn được đào tạo trở lên là giáo viên trung học cơ sở có bằng cử nhân sư phạm, cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

- Tỷ lệ giáo viên trung học cơ sở đạt trình độ chuẩn được đào tạo tr lên là tỷ lệ phần trăm giữa số giáo viên trung học cơ sở đạt trình độ chuẩn được đào tạo trở lên so với tổng số giáo viên cấp trung học cơ sở.

Công thức tính:

Tỷ lệ giáo viên THCS đạt trình độ chuẩn được đào tạo trở lên năm học t (%)

=

Số giáo viên THCS đạt trình độ chuẩn được đào tạo trở lên năm học t

x 100

Tổng số giáo viên của cấp THCS năm học t

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Giới tính;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2217. Tỷ lệ trường cấp trung học cơ sở có chương trình giáo dục bản về giới tính, phòng chống bạo lực, xâm hại; cung cấp kiến thức về HIV

a. Các khái niệm, phương pháp tính

- Tỷ lệ trường cấp trung học cơ sở có chương trình giáo dục cơ bản về giới tính, phòng chống bạo lực, xâm hại; cung cấp kiến thức về HIV là tỷ lệ phần trăm giữa số trường cấp trung học cơ sở có chương trình giáo dục cơ bản về giới tính, phòng chống bạo lực, xâm hại; cung cấp kiến thức về HIV so với tổng số trường cấp trung học cơ sở.

Công thức tính:

Tỷ lệ trường cp THCS có chương trình giáo dục cơ bản về giới tính, phòng chống bạo lực, xâm hại; cung cấp kiến thức về HIV năm học t (%)

=

Số trường cấp THCS có chương trình giáo dục cơ bản về giới tính, phòng chống bạo lực, xâm hại; cung cấp kiến thức về HIV năm học t

x 100

Tổng số trường cấp THCS năm học t

b. Phân t chủ yếu

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2218. Tỷ lệ trường cấp trung học cơ sở có điện

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Điện là các nguồn năng lượng thường xuyên và sẵn có cho phép sử dụng đầy đủ và bền vng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông cho mục đích giảng dạy, học tập.

- Tỷ lệ trường cấp trung học cơ sở có điện là tỷ lệ phần trăm giữa số trường cấp trung học cơ sở có điện so với tổng số trường cấp trung học cơ sở.

Công thức tính:

Tỷ lệ trường cấp THCS có điện năm học t (%)

=

Số trường cấp THCS có điện năm học t

x 100

Tổng số trường cấp THCS năm học t

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Thành thị/nông thôn;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2219. Tỷ lệ trường cấp trung học cơ sở có internet dùng cho mục đích học tập, giảng dạy

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Internet dùng cho mục đích giảng dạy, học tập là internet có sẵn đ tăng cường việc giảng dạy, chuẩn bị học liệu, bài giảng, học tập, giáo viên và học sinh có thể truy cập được. Truy cập có thể thông qua băng thông cố định, băng rộng cố định hoặc qua mạng di động.

- Tỷ lệ trường cấp trung học cơ sở có internet dùng cho mục đích học tập, giảng dạy là tỷ lệ phần trăm giữa số trường cấp trung học cơ sở có internet dùng cho mục đích học tập, giảng dạy so với tổng số trường cấp trung học cơ sở.

Công thức tính:

Tỷ lệ trường cấp THCS có internet dùng cho internet dùng cho mục đích học tập, giảng dạy năm học t (%)

=

Số trường cấp THCS có internet dùng mục đích học tập, giảng dạy năm học t

x 100

Tổng số trường cấp THCS năm học t

b. Phân tổ chủ yếu

- Thành thị/nông thôn;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2220. Tỷ lệ trường cấp trung học cơ sở có máy tính dùng cho mục đích học tập

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Trường có máy tính dùng cho mục đích học tập là trường có sử dụng máy tính để hỗ trợ cung cấp các khóa học hoặc nhu cầu giảng dạy và học tập độc lập. Máy tính bao gồm các loại: Máy tính để bàn; Máy tính xách tay; Máy tính bảng.

- Tỷ lệ trường cấp trung học cơ sở có máy tính dùng cho mục đích học tập là tỷ lệ phần trăm giữa số trường cấp trung học cơ sở có máy tính dùng cho mục đích học tập so với tổng số trường cấp trung học cơ sở.

Công thức tính:

Tỷ lệ trường cấp THCS có máy tính dùng cho mục đích học tập năm học t (%)

=

Số trường cấp THCS có máy tính dùng cho mục đích học tập năm học t

x 100

Tổng số trường cấp THCS năm học t

b. Phân tổ chủ yếu

- Thành thị/nông thôn;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2221. Tỷ lệ trường cấp trung học cơ sở có cơ sở hạ tầng và tài liệu phù hợp với học sinh khuyết tật

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Trường học có cơ sở hạ tầng phù hợp với học sinh khuyết tật là cơ sở hạ tầng mà tất cả người sử dụng có thể tiếp cận được, k cả những người khuyết tật. Khả năng tiếp cận bao gồm dễ đi vào, dễ thoát ra hoặc dễ dàng sử dụng các dịch vụ và cơ sở của nhà trường.

- Các tài liệu phù hợp với học sinh khuyết tật bao gồm các tài liệu học tập và các sản phẩm hỗ trợ cho phép học sinh khuyết tật/hạn chế về chức năng tiếp cận với việc học học và tham gia đầy đủ vào trường học. Các tài liệu học tập có thể tiếp cận bao gồm sách giáo khoa, tài liệu giảng dạy, tài liệu đánh giá và các tài liệu khác có sẵn và được cung cấp dưới các định dạng thích hợp như âm thanh, chữ nổi, ngôn ngữ ký hiệu và các định dạng đơn giản mà học sinh khuyết tật/hạn chế về chức năng có thể sử dụng.

- Tỷ lệ trường cấp trung học cơ sở có cơ sở hạ tầng và tài liệu phù hợp với học sinh khuyết tật là tỷ lệ phần trăm giữa số trường cấp trung học cơ sở có cơ sở hạ tầng và tài liệu phù hợp so với học sinh khuyết tật so với tổng số trường cấp trung học cơ sở.

Công thức tính:

Tỷ lệ trường cấp THCS có cơ sở hạ tầng và tài liệu phù hợp với học sinh khuyết tật năm học t (%)

=

Số trường cấp THCS có cơ sở hạ tầng và tài liệu phù hợp với học sinh khuyết tật năm học t

x 100

Tổng số trường cấp THCS năm học t

b. Phân tổ chủ yếu

- Thành thị/nông thôn;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2222. Tỷ lệ trường cấp trung học cơ sở có nước uống

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Trường có nước uống là trường đảm bảo nước uống theo quy định tại khoản 1 điều 5, Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm 2016 của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về y tế trường học.

- Tỷ lệ trường cấp trung học cơ sở có nước uống là tỷ lệ phần trăm giữa số trường cấp trung học cơ sở có nước uống so với tổng số trường cấp trung học cơ sở.

Công thức tính:

Tỷ lệ trường cấp THCS có nước uống năm học t (%)

=

Số trường cấp THCS có nước uống năm học t

x 100

Tổng số trường cấp THCS năm học t

b. Phân tổ chủ yếu

- Thành thị/nông thôn;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2223. Tỷ lệ trường cấp trung học cơ sở có hệ thống vệ sinh tiện lợi và riêng rẽ cho từng giới tính

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Hệ thống vệ sinh tiện lợi và riêng rẽ cho từng giới tính là các nhà vệ sinh tách riêng cho nam, nữ của các cơ sở học tập.

- Tỷ lệ trường cấp trung học cơ sở có hệ thống vệ sinh tiện lợi và riêng rẽ cho từng giới tính là tỷ lệ phần trăm giữa số trường cấp trung học cơ sở có hệ thống vệ sinh tiện lợi và riêng rẽ cho từng giới tính so với tổng số trường cấp trung học cơ sở.

Công thức tính:

Tỷ lệ trường cấp THCS có hệ thống vệ sinh tiện lợi và riêng rẽ cho từng giới tính năm học t (%)

=

Số trường cấp THCS có hệ thống vệ sinh tiện lợi và riêng rẽ cho từng giới tính năm học t

x 100

Tổng số trường cấp THCS năm học t

b. Phân tổ chủ yếu

- Thành thị/nông thôn;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2224. Tỷ lệ trường cấp trung học cơ sở có chỗ rửa tay thuận tiện

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Chỗ rửa tay thuận tiện là chỗ rửa tay đang sử dụng được, có nước hợp vệ sinh và xà phòng cho tất cả các học sinh nam và học sinh n.

- Tỷ lệ trường cấp trung học cơ sở có chỗ rửa tay thuận tiện là tỷ lệ phần trăm giữa số trường cấp trung học cơ sở có chỗ rửa tay thuận tiện so với tổng số trường cấp trung học cơ sở.

Công thức tính:

Tỷ lệ trường cấp THCS có chỗ rửa tay thuận tiện năm học t (%)

=

Số trường cấp THCS có chỗ rửa tay thuận tiện năm học t

x 100

Tổng số trường cấp THCS năm học t

b. Phân tổ chủ yếu

- Thành thị/nông thôn;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2225. Số tỉnh/thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở

a. Khái niệm, phương pháp tính:

- Số tỉnh/thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở là số đơn vị cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đạt các tiêu chuẩn và được công nhận đạt chuẩn ph cập giáo dục theo quy định hiện hành.

b. Phân tổ chủ yếu

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Mức độ.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2.3. Trung học phổ thông

2301. S trường cấp trung học phổ thông

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Trường trung học phổ thông là cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện tổ chức dạy học chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học phổ thông từ lớp 10 đến lớp 12.

- Trường phổ thông có nhiều cấp học là cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện tổ chức dạy học chương trình giáo dục phổ thông từ 02 cấp học trở lên.

- Số trường cấp trung học phổ thông gồm trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông (Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông, trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông).

- Trường cấp trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia là trường cấp trung học phổ thông đáp ứng các tiêu chuẩn và được công nhận đạt chuẩn quốc gia theo quy định hiện hành, gồm: trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

- Loại hình:

+ Trường công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu;

+ Trường tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động.

- Loại trường chuyên biệt:

+ Trường phổ thông dân tộc nội trú;

+ Trường chuyên.

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Loại trường;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Vùng kinh tế - xã hội;

- Đạt chuẩn quốc gia, mức độ.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2302. Số lớp trung học phổ thông

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Lớp học là một t chức của trường học, gồm các học sinh học cùng một chương trình giáo dục, hoặc nhiều chương trình giáo dục.

- Số lớp trung học phổ thông bao gồm các lớp từ lớp 10 đến lớp 12.

- Lớp học 02 buổi/ngày: là lớp học đ 02 buổi của các ngày trong tuần hoặc học từ 07 đến 11 buổi trong tuần.

- Lớp ghép là lớp học dạy 02 hoặc nhiều chương trình khác nhau cho một số học sinh cùng ngồi học trong một phòng học, lớp học.

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Khối lớp, loại lớp;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2303. Số phòng học tập trung học phổ thông

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Phòng học tập là cơ sở vật chất của trường học, nơi học sinh thường xuyên đến học theo từng lớp để học tập. Phòng học tập gồm phòng học, phòng học bộ môn, phòng đa chức năng.

- Số phòng học tập trung học phổ thông bao gồm số phòng học tập của trường trung học phổ thông, phòng học tập của cấp trung học phổ thông trong các trường phổ thông có nhiều cấp học.

- Loại phòng:

+ Phòng kiên cố là các phòng nằm trong công trình/nhà có niên hạn sử dụng trên 20 năm và ba kết cấu chính (kết cấu chịu lực, mái, tường bao) đều được làm bằng vật liệu chắc bền.

+ Phòng bán kiên cố là các phòng nằm trong công trình/nhà có niên hạn sử dụng dưới 20 năm và hai trong ba kết cấu chính được làm bằng vật liệu bền chắc trong đó phần kết cấu chịu lực chính là bắt buộc theo quy định.

+ Phòng tạm là các phòng không thuộc các nhóm trên, gồm các phòng học ở các nhà có kết cấu vật liệu đơn giản như nhà có vách lá dừa, lá tranh, đất... mái nhà bằng lá dừa, tre, nứa...các loại lều lán, trại và những nơi tận dụng có tính chất tạm thời.

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Loại phòng;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Vùng kinh tế - xã hội.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Cơ sở vật chất, Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2304. Số cán bộ quản lý, giáo viên và vị trí việc làm khác ở trung học phổ thông

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Cán bộ quản lý bao gồm hiệu trưởng và phó hiệu trưởng tại các trường trung học phổ thông và trung học phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nht là trung học phổ thông.

- Giáo viên trung học phổ thông là giáo viên dạy tại các trường trung học phổ thông và dạy cấp trung học phổ thông tại các trường phổ thông có nhiều cấp học.

- Giáo viên trung học phổ thông đạt trình độ chuẩn được đào tạo là giáo viên có bằng cử nhân sư phạm, cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

- Giáo viên trung học phổ thông đạt trình độ trên trình độ chuẩn được đào tạo là giáo viên có bằng thạc sĩ thuộc nhóm ngành khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên trở lên hoặc có bằng thạc sĩ chuyên ngành phù hợp trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

- Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành gồm giáo viên, giáo vụ, thiết bị, thí nghiệm, tư vấn học sinh, hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.

- Chức danh nghề nghiệp của giáo viên trung học phổ thông là các giáo viên trung học phổ thông đạt các tiêu chuẩn về trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức ..., được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp (hạng, mã số) theo quy định hiện hành.

- Vị trí việc làm chuyên môn dùng chung gồm thư viện, quản trị công s, kế toán, thủ quỹ, văn thư.

- Vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ gồm y tế học đường, nhân viên bảo vệ, nhân viên nấu ăn, nhân viên phục vụ.

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Giới tính;

- Dân tộc;

- Trình độ đào tạo, chuẩn nghề nghiệp, chức danh nghề nghiệp;

- Nhóm tuổi;

- Viên chức/Hợp đồng lao động; vị trí việc làm.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2305. Số học sinh trung học phổ thông

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Học sinh trung học phổ thông là học sinh đang học tại các khối lớp từ lớp 10 đến lớp 12 tại các trường trung học phổ thông và các trường phổ thông nhiều cấp học.

- Học sinh dân tộc thiểu số là học sinh người các dân tộc không phải là người dân tộc Kinh.

- Học sinh tuyển mới là học sinh mới được tuyển vào học ở các lớp đầu cấp học (trung học phổ thông là lớp 10).

- Học sinh khuyết tật học hòa nhập là học sinh bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn (theo Điều 2, Luật số 51/2010/QH12 - Luật Người khuyết tật) và được ra lớp học chung với học sinh không khuyết tật tại các cơ sở giáo dục.

- Học sinh học 02 buổi/ngày là học sinh học đủ 02 buổi của các ngày trong tuần hoặc từ 07 đến 11 buổi trong tuần.

- Học sinh lưu ban là học sinh không đáp ứng các điều kiện để được lên lớp, được học lưu ban lớp đó trong năm học kế tiếp.

- Học sinh bỏ học là nhng học sinh trong độ tuổi đi học theo quy định Bộ Giáo dục và Đào tạo đã từng đến trường tham gia hoạt động và học tập tại trường nay vì một lý do không đến lớp và không tham gia các hoạt động học tập của trường nữa.

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Khối lớp;

- Giới tính;

- Dân tộc;

- Đối tượng chính sách;

- Khuyết tật;

- Tuyển mới/lưu ban/bỏ học;

- Độ tuổi.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phi hợp: Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2306. Số học sinh bình quân một giáo viên cấp trung học phổ thông

a. Khái niệm, phương pháp tính:

- Số học sinh bình quân một giáo viên cấp trung học phổ thông là tỷ số giữa tổng số học sinh trên tổng số giáo viên của cấp trung học phổ thông.

Công thức tính:

Số học sinh bình quân một giáo viên cấp THPT năm học t

=

Số học sinh THPT đang học năm học t

Số giáo viên cấp THPT đang giảng dạy năm học t

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Vùng kinh tế - xã hội.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2307. Số học sinh bình quân một lớp học cấp trung học phổ thông

a. Khái niệm, phương pháp tính:

- Số học sinh bình quân một lớp học cấp trung học phổ thông là tỷ số giữa tổng số học sinh trên tổng số lớp học của cấp trung học phổ thông.

Công thức tính:

Số học sinh bình quân một lớp học cấp THPT năm học t

=

Số học sinh THPT đang học năm học t

Số lớp học cấp THPT năm học t

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Vùng kinh tế - xã hội.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2308. Số giáo viên bình quân một lớp học cấp trung học phổ thông

a. Khái niệm, phương pháp tính:

- Số giáo viên bình quân một lớp học cấp trung học phổ thông là tỷ số giữa tổng số giáo viên trên tổng số lớp học của cấp trung học phổ thông.

Công thức tính:

Số giáo viên bình quân một lớp học cấp THPT năm học t

=

Số giáo viên cấp THPT đang giảng dạy năm học t

Số lớp học cấp THPT năm học t

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Vùng kinh tế - xã hội.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2309. Tỷ lệ học sinh đi học cấp trung học phổ thông

a. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ học sinh đi học cấp trung học phổ thông gồm tỷ lệ học sinh đi học chung cấp trung học phổ thông và tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi cấp trung học phổ thông.

 - Tỷ lệ học sinh đi học chung cấp trung học phổ thông là tỷ lệ phần trăm giữa số học sinh đang học cấp trung học phổ thông so với tổng dân số ở độ tuổi cấp trung học phổ thông từ 15 - 17 tuổi.

Công thức tính:

Tỷ lệ học sinh đi học chung cấp THPT năm học t (%)

=

Số học sinh đang học cấp THPT năm học t

x 100

Dân số trong độ tuổi cấp THPT từ 15 - 17 tuổi trong năm học t

- Tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi cấp trung học phổ thông là tỷ lệ phần trăm giữa số học sinh tuổi từ 15 - 17 tuổi đang học cấp trung học phổ thông so với tổng dân số trong độ tuổi cấp trung học phổ thông từ 15 - 17 tuổi.

Công thức tính:

Tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi cấp THPT năm học t (%)

=

Số học sinh trong độ tuổi cấp THPT từ 15-17 đang học cấp THPT năm học t

x 100

Dân số trong độ tuổi cấp THPT từ 15 - 17 năm học t

Tuổi học sinh quy ước bằng năm khai giảng năm học trừ đi năm sinh của học sinh trong giấy khai sinh.

b. Phân tổ chủ yếu

- Chung/đúng tuổi;

- Giới tính;

- Dân tộc;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương;

- Vùng kinh tế - xã hội.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục, Tổng cục Thống kê cung cấp số liệu dân số theo cấp học.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Tổng cục Thống kê, Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2310. Tỷ lệ học sinh được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Học sinh được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông là học sinh học hết chương trình trung học phổ thông, đủ điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi tốt nghiệp và nếu đạt yêu cầu thì được Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.

- Tỷ lệ học sinh được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông là tỷ lệ phần trăm giữa số học sinh được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông so với số học sinh học ở lớp 12 đủ điều kiện xét tốt nghiệp.

Công thức tính:

Tỷ lệ học sinh được công nhận tt nghiệp THPT năm học t (%)

=

Số học sinh được công nhận tt nghiệp ở lớp cuối cấp THPT năm học t

x 100

Số học sinh ở lớp 12 đủ điều kiện xét tốt nghiệp năm học t

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Dân tộc;

- Giới tính;

- Khuyết tật.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục ph thông.

2311. Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp trung học phổ thông

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp trung học phổ thông là tỷ lệ phần trăm giữa số học sinh được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông năm học (t) so với số học sinh lớp 10 đầu năm học (t-2).

Công thức tính:

Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp THPT năm học t (%)

=

Số học sinh được công nhận tt nghiệp THPT năm học t

x 100

Số học sinh lớp 10 đầu năm học t-2

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Dân tộc;

- Giới tính;

- Khuyết tật.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2312. Tỷ lệ chuyển cấp từ trung học cơ sở lên trung học phổ thông

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Tỷ lệ chuyển cấp từ trung học cơ sở lên trung học phổ thông là tỷ lệ phần trăm giữa số học sinh được tuyển mới vào lớp 10 trong năm học t so với số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở năm học t-1.

Công thức tính:

Tỷ lệ chuyển cấp từ THCS lên THPT năm học t (%)

=

Số học sinh tuyển mới vào 10 năm học t

x 100

Số học sinh tốt nghiệp THCS năm học t - 1

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Dân tộc;

- Giới tính;

- Khuyết tật.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2313. Tỷ lệ phòng học kiên cố cấp trung học phổ thông

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Phòng học kiên cố là các phòng nằm trong công trình/nhà có niên hạn sử dụng trên 20 năm và ba kết cấu chính (kết cấu chịu lực, mái, tường bao) đều được làm bằng vật liệu chắc bền.

- Tỷ lệ phòng học kiên cố cấp trung học phổ thông là tỷ lệ phần trăm giữa số phòng học kiên cố cấp trung học phổ thông so với tổng số phòng học cấp trung học phổ thông.

Công thức tính:

Tỷ lệ phòng học kiên cố cấp THPT năm học t (%)

=

Số phòng học kiên cố cấp THPT năm học t

x 100

Tổng sphòng học cấp THPT năm học t

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Vùng kinh tế - xã hội.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Cơ sở vật chất, Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2314. Tỷ lệ trường cấp trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Tỷ lệ trường cấp trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia là tỷ lệ phần trăm giữa số trường cấp trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia theo quy định (bao gồm trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và trường đạt chuẩn quc gia mức độ 2) so với tổng số trường cấp trung học phổ thông.

Công thức tính:

Tỷ lệ trường cấp THPT đạt chuẩn quốc gia năm học t (%)

=

Số trường cấp THPT đạt chuẩn quốc gia năm học t

x 100

Tổng số trường của cấp THPT năm học t

b. Phân t chủ yếu

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Vùng kinh tế - xã hội.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Cơ sở vật chất, Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2315. Tỷ lệ trường cấp trung học phổ thông có tổ chức học trực tuyến

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Trường học có tổ chức học trực tuyến là trường có hệ thống dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp hoặc thay thế dạy học trực tiếp giúp cơ sở giáo dục nâng cao chất lượng dạy học và hoàn thành chương trình giáo dục.

- Học tập trực tuyến (hay còn gọi là elearning/online learning) là phương thức học tập có sử dụng kết nối mạng để phục vụ học tập, lấy tài liệu học, trao đi giao tiếp giữa người học với nhau và với giáo viên.

- Tỷ lệ trường cấp trung học phổ thông có tổ chức học trực tuyến là tỷ lệ phần trăm giữa số trường cấp trung học phổ thông có tổ chức học trực tuyến so với tổng số trường cấp trung học phổ thông.

Công thức tính:

Tỷ lệ trường cấp THPT có tổ chức dạy học trực tuyến năm học t (%)

=

Số trường cấp THPT có tổ chức dạy học trực tuyến năm học t

x 100

Tổng số trường cấp THPT năm học t

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Vùng kinh tế - xã hội.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2316. Tỷ lệ thanh niên lưu ban, bỏ học cấp trung học phổ thông

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi.

- Số thanh niên là học sinh trung học phổ thông là số học sinh trong độ tuổi thanh niên đang theo học tại các trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông.

- Số thanh niên là học sinh lưu ban cấp trung học phổ thông năm học t là số học sinh trong độ tuổi thanh niên có đi học trung học phổ thông và lưu ban cui năm học t.

Tỷ lệ thanh niên lưu ban cấp trung học phổ thông năm học t là tỷ lệ phần trăm giữa số thanh niên là học sinh lưu ban cấp trung học phổ thông năm học t so với tổng số học sinh trong độ tuổi thanh niên nhập học cấp trung học phổ thông đầu năm học t.

- Số thanh niên là học sinh bỏ học cấp trung học phổ thông năm học t là số học sinh trong độ tui thanh niên có đi học trung học phổ thông và bỏ học trong năm học t.

- Tỷ lệ thanh niên bỏ học cấp trung học phổ thông năm học t là số phần trăm thanh niên là học sinh bỏ học cấp trung học phổ thông năm học t trong tổng số học sinh trong độ tuổi thanh niên nhập học cấp trung học phổ thông đầu năm học t.

Công thức tính:

Tỷ lệ thanh niên lưu ban/bỏ học ở cấp THPT năm học t (%)

=

Số thanh niên là học sinh lưu ban/bỏ học ở cấp trung học phổ thông năm học t

x 100

Tổng số học sinh trong độ tuổi thanh niên nhập học cấp trung học phổ thông đầu năm học t

b. Phân tổ chủ yếu

- Giới tính;

- Dân tộc;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2317. Tỷ lệ giáo viên trung học phổ thông đạt trình độ chuẩn được đào tạo trở lên

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Giáo viên trung học phổ thông đạt trình độ chuẩn được đào tạo trở lên là giáo viên trung học phổ thông có bằng cử nhân sư phạm, cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

- Tỷ lệ giáo viên trung học phổ thông đạt chuẩn trình độ đào tạo trở lên là tỷ lệ phần trăm giữa số giáo viên trung học phổ thông đạt trình độ chuẩn được đào tạo trở lên so với tổng số giáo viên cấp trung học phổ thông.

Công thức tính:

Tỷ lệ giáo viên THPT đạt chuẩn trình độ đào tạo trở lên năm hc t (%)

=

Số giáo viên THPT đạt trình độ chuẩn được đào tạo trở lên năm học t

x 100

Tổng số giáo viên của cấp THPT năm học t

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Giới tính;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2318. Tỷ lệ trường cấp trung học phổ thông có chương trình giáo dục cơ bản về giới tính, phòng chống bạo lực, xâm hại; cung cấp kiến thức về HIV

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Tỷ lệ trường cấp trung học phổ thông có chương trình giáo dục cơ bản về giới tính, phòng chống bạo lực, xâm hại; cung cấp kiến thức về HIV là tỷ lệ phần trăm giữa số trường cấp trung học phổ thông có chương trình giáo dục cơ bản về giới tính, phòng chống bạo lực, xâm hại; cung cấp kiến thức về HIV so với tổng số trường cấp trung học phổ thông.

Công thức tính:

Tỷ lệ trường cấp THPT có chương trình giáo dục cơ bản về giới tính, phòng chống bạo lực, xâm hại; cung cấp kiến thức về HIV năm học t (%)

=

Số trường cấp THPT có chương trình giáo dục cơ bản về giới tính, phòng chống bạo lực, xâm hại; cung cấp kiến thức về HIV năm học t

x 100

Tổng số trường cấp THPT năm học t

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2319. Tỷ lệ trường cấp trung học phổ thông có điện

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Điện là các nguồn năng lượng thường xuyên và sẵn có cho phép sử dụng đy đủ và bn vững cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông cho mục đích giảng dạy, học tập.

- Tỷ lệ trường cấp trung học phổ thông có điện là tỷ lệ phần trăm giữa số trường cấp trung học phổ thông có điện so với tổng số trường cấp trung học phổ thông.

Công thức tính:

Tỷ lệ trường cấp THPT có điện năm học t (%)

=

Số trường cấp THPT có điện năm học t

x 100

Tổng số trường cấp THPT năm học t

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Thành thị/nông thôn;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2320. Tỷ lệ trường cấp trung học phổ thông có internet dùng cho mục đích học tập, giảng dạy

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Internet dùng cho mục đích giảng dạy, học tập là internet có sẵn để tăng cường việc giảng dạy, chuẩn bị học liệu, bài giảng, học tập, giáo viên và học sinh có thể truy cập được. Truy cập có thể thông qua băng thông cố định, băng rộng cố định hoặc qua mạng di động.

- Tỷ lệ trường cấp trung học phổ thông có internet dùng cho mục đích học tập, giảng dạy là tỷ lệ phần trăm giữa số trường cấp trung học phổ thông có internet dùng cho mục đích học tập, giảng dạy so với tổng số trường cấp trung học phổ thông.

Công thức tính:

Tỷ lệ trường cấp THPT có có internet dùng cho mục đích học tập, giảng dạy năm học t (%)

=

Số trường cấp THPT có có internet dùng cho mục đích học tập, giảng dạy năm học t

x 100

Tổng số trường cấp THPT năm học t

b. Phân tổ ch yếu

- Loại hình;

- Thành thị/nông thôn;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2321. Tỷ lệ trường cấp trung học phổ thông có máy tính dùng cho mục đích học tập

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Trường có máy tính dùng cho mục đích học tập là trường có sử dụng máy tính để hỗ trợ cung cấp các khóa học hoặc nhu cầu giảng dạy và học tập độc lập. Máy tính bao gồm các loại: Máy tính để bàn; Máy tính xách tay; Máy tính bảng.

- Tỷ lệ trường cấp trung học phổ thông có máy tính dùng cho mục đích học tập là tỷ lệ phần trăm giữa số trường cấp trung học phổ thông có máy tính dùng cho mục đích học tập so với tổng số trường cấp trung học phổ thông.

Công thức tính:

Tỷ lệ trường cấp THPT có máy tính dùng cho mục đích học tập năm học t (%)

=

Số trường cấp THPT có có internet dùng cho mục đích học tập, giảng dạy năm học t

x 100

Tổng số trường cấp THPT năm học t

b. Phân tổ chủ yếu

- Thành thị/nông thôn;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2322. Tỷ lệ trường cấp trung học phổ thông có cơ sở hạ tầng và tài liệu phù hợp vi học sinh khuyết tật

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Trường học có cơ sở hạ tầng phù hợp với học sinh khuyết tật là cơ sở hạ tầng mà tất cả người sử dụng có thể tiếp cận được, kể cả những người khuyết tật. Khả năng tiếp cận bao gồm dễ đi vào, dễ thoát ra hoặc dễ dàng sử dụng các dịch vụ và cơ sở của nhà trường.

- Các tài liệu phù hợp với học sinh khuyết tật bao gồm các tài liệu học tập và các sản phẩm hỗ trợ cho phép học sinh khuyết tật/hạn chế về chức năng tiếp cận với việc học học và tham gia đầy đủ vào trường học. Các tài liệu học tập có thể tiếp cận bao gồm sách giáo khoa, tài liệu giảng dạy, tài liệu đánh giá và các tài liệu khác có sẵn và được cung cấp dưới các định dạng thích hợp như âm thanh, chữ nổi, ngôn ngữ ký hiệu và các định dạng đơn giản mà học sinh khuyết tật/hạn chế về chức năng có thể sử dụng.

- Tỷ lệ trường cấp trung học phổ thông có cơ sở hạ tầng và tài liệu phù hợp với học sinh khuyết tật là tỷ lệ phần trăm giữa số trường cấp trung học ph thông có cơ sở hạ tầng và tài liệu phù hợp với học sinh khuyết tật so với tổng số trường cấp trung học phổ thông.

Công thức tính:

Tỷ lệ trường cấp THPT có cơ sở hạ tầng và tài liệu phù hợp với học sinh khuyết tật (%)

=

Số trường cấp THPT có cơ sở hạ tầng và tài liệu phù hợp với học sinh khuyết tật năm học t

x 100

Tổng số trường cấp THPT năm học t

b. Phân tổ chủ yếu

- Thành thị/nông thôn;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2323. Tỷ lệ trường cấp trung học phổ thông có nước uống

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Trường có nước uống là trường đảm bảo nước uống theo quy định tại khoản 1 điều 5, Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm 2016 của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về y tế trường học.

- Tỷ lệ trường cấp trung học phổ thông có nước uống là tỷ lệ phần trăm giữa số trường cấp trung học phổ thông có nước uống so với tổng số trường cấp trung học phổ thông.

Công thức tính:

Tỷ lệ trường cấp THPT có nước uống năm học t (%)

=

Số trường cấp THPT có nước uống năm học t

x 100

Tổng số trường cấp THPT năm học t

b. Phân tổ chủ yếu

- Thành thị/nông thôn;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2324. Tỷ lệ trường cấp trung học phổ thông có hệ thống vệ sinh tiện li và riêng rẽ cho từng giới tính

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Hệ thống vệ sinh tiện lợi và riêng rẽ cho từng giới tính là các nhà vệ sinh tách riêng cho nam, nữ của các cơ sở học tập.

- Tỷ lệ trường cấp trung học phổ thông có hệ thống vệ sinh tiện lợi và riêng rẽ cho từng giới tính là tỷ lệ phần trăm giữa số trường cấp trung học ph thông có hệ thng vệ sinh tiện lợi và riêng rẽ cho từng giới tính so với tổng số trường cấp trung học phổ thông.

Công thức tính:

Tỷ lệ trường cấp THPT có hệ thng vệ sinh tiện lợi và riêng rẽ cho từng giới tính năm học t (%)

=

Số trường cấp THPT hệ thng vệ sinh tiện lợi và riêng rẽ cho từng giới tính năm học t

x 100

Tổng số trường cấp THPT năm học t

b. Phân tổ chủ yếu

- Thành thị/nông thôn;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

2325. Tỷ lệ trường cấp trung học phổ thông có chỗ rửa tay thuận tiện

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Chỗ rửa tay thuận tiện là chỗ rửa tay đang sử dụng được, có nước hợp vệ sinh và xà phòng cho tất cả các học sinh nam và học sinh nữ.

- Tỷ lệ trường cấp trung học phổ thông có chỗ rửa tay thuận tiện là tỷ lệ phần trăm giữa số trường cấp trung học phổ thông có chỗ rửa tay thuận tiện trên tổng số trường cấp trung học phổ thông.

Công thức tính:

Tỷ lệ trường cấp THPT có chỗ rửa tay thuận tiện năm học t (%)

=

Số trường cấp THPT có chỗ rửa tay thuận tiện năm học t

x 100

Tổng số trường cấp THPT năm học t

b. Phân tổ chủ yếu

- Thành thị/nông thôn;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục phổ thông.

3. GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN

3001. Số cơ sở giáo dục thường xuyên

a. Khái niệm, phương pháp tính

Cơ sở giáo dục thường xuyên là cơ sở giáo dục thực hiện các chương trình giáo dục thưng xuyên gồm: chương trình xóa mù chữ; chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp; chương trình giáo dục thuộc chương trình để cấp bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.

Cơ sở giáo dục thường xuyên gồm:

- Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên là trung tâm thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên gồm: chương trình xóa mù chữ; chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp; chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở để cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông để cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.

- Trung tâm học tập cộng đồng là trung tâm thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên gồm: chương trình xóa mù chữ; chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ.

- Trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên là trung tâm thực hiện chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, k năng, chuyển giao công nghệ; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp (Trung tâm ngoại ngữ, Trung tâm tin học, Trung tâm giáo dục kỹ năng sống...).

- Loại hình:

+ Cơ sở giáo dục công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu;

+ Cơ sở giáo dục tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động.

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Loại trung tâm;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục thường xuyên, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục thường xuyên.

3002. Số cán bộ quản lý, giáo viên và vị trí việc làm khác cơ sở giáo dục thường xuyên

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Cán bộ quản lý bao gồm giám đốc và phó giám đc tại các cơ sở giáo dục thường xuyên;

- Giáo viên giáo dục thường xuyên là giáo viên dạy tại các cơ sở giáo dục thường xuyên.

- Chức danh nghề nghiệp của giáo viên thường xuyên: là các giáo viên phổ thông theo từng cấp (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) đạt các tiêu chuẩn về trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức ..., được b nhiệm chức danh nghề nghiệp (hạng, mã số) theo quy định hiện hành.

- Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành gồm giáo viên, giáo vụ, thiết bị, thí nghiệm, tư vấn học sinh, hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.

- Vị trí việc làm chuyên môn dùng chung gồm thư viện, quản trị công sở, kế toán, thủ quỹ, văn thư.

- Vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ gồm y tế học đường, nhân viên bảo vệ, nhân viên nấu ăn, nhân viên phục vụ.

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Loại trung tâm;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Giới tính;

- Dân tộc;

- Trình độ đào tạo, chức danh nghề nghiệp;

- Nhóm tuổi;

- Viên chức/Hợp đồng lao động; vị trí việc làm.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Vụ Giáo dục thường xuyên, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục thường xuyên.

3003. Số lượt người học các chương trình giáo dục thường xuyên

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Học viên chương trình xóa mù chữ là những người đang học chương trình xóa mù chữ nhằm cung cấp kỹ năng đọc viết và làm tính cho thanh thiếu niên và người lớn.

- Học viên được công nhận biết chữ là những học viên đã hoàn thành lớp 3 của chương trình xóa mù chữ, hoặc hoàn thành lớp 3 của chương trình giáo dục tiểu học.

- Học viên chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở là học viên đang học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở từ lớp 06 đến lớp 09.

- Học viên chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông là học viên đang học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông từ lớp 10 đến lớp 12.

- Học viên các chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ là học viên đang học các chương trình đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ ...

- Học viên dân tộc thiểu số là học viên người các dân tộc không phải là người dân tộc Kinh.

- Học viên khuyết tật là người khuyết tật đang theo học hoặc được hỗ trợ giáo dục tại các Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập hoặc tại các cơ sở giáo dục thường xuyên.

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Loại chương trình giáo dục thường xuyên;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Giới tính;

- Dân tộc;

- Độ tuổi

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục thường xuyên, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục thường xuyên.

3004. Số tỉnh/thành phố đạt chuẩn xóa mù chữ

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Số tỉnh/thành phố đạt chuẩn xóa mù chữ là số đơn vị cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đạt các tiêu chuẩn và được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ theo quy định hiện hành.

b. Phân tổ chủ yếu

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Mức độ.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục thường xuyên và cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp.

4. GIÁO DỤC KHÁC

Giáo dục khác (quy ước) bao gồm những lĩnh vực giáo dục, đào tạo không nằm trong các cấp học đã nêu ở trên (từ mục 1 đến 3) hoặc lĩnh vực thuộc các cấp học khác mà Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ quản lý một phần.

4.1. Dự bị đại học

4101. Số trường dự bị đại học

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Trường dự bị đại học thuộc loại trường chuyên biệt. Nhà nước thành lập trường dự bị đại học cho con em dân tộc thiểu số, con em các gia đình dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nhm góp phần đào tạo tạo nguồn cán bộ cho các vùng này.

- Trường dự bị đại học có nhiệm vụ tổ chức tuyển chọn; bổ túc kiến thức; bi dưỡng văn hóa cho học sinh đ có đủ trình độ vào học đại học, cao đẳng, trung cấp theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

b. Phân tổ chủ yếu:

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục dân tộc, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và trường dự bị đại học.

4102. Số lớp dự bị đại học

a. Khái niệm, phương pháp tính

Lớp học là một tổ chức của trường học, gồm các học sinh học cùng một chương trình giáo dục, hoặc nhiều chương trình giáo dục.

b. Phân tổ chủ yếu:

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục dân tộc, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp.

4103. Số phòng học dự bị đại học

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Phòng học là cơ sở vật chất của trường học, nơi học sinh thường xuyên đến học theo từng lớp để học tập.

- Loại phòng:

+ Phòng kiên cố là các phòng nằm trong công trình/nhà có niên hạn sử dụng trên 20 năm và ba kết cấu chính (kết cấu chịu lực, mái, tường bao) đều được làm bằng vật liệu chắc bền.

+ Phòng bán kiên cố là các phòng nằm trong công trình/nhà có niên hạn s dụng dưới 20 năm và hai trong ba kết cấu chính được làm bằng vật liệu bền chắc trong đó phần kết cấu chịu lực chính là bắt buộc theo quy định.

+ Phòng tạm là các phòng học không thuộc các nhóm trên, gồm các phòng học ở các nhà có kết cấu vật liệu đơn giản như nhà có vách lá dừa, lá tranh, đất... mái nhà bằng lá dừa, tre, nứa...các loại lều lán, trại và những nơi tận dụng có tính chất tạm thời.

b. Phân tổ chủ yếu: Loại phòng.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục dân tộc, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và trường dự bị đại học.

4104. Số cán bộ quản lý, giáo viên và vị trí việc làm khác trường dự bị đại học

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Cán bộ quản lý bao gồm hiệu trưởng và phó hiệu trưởng tại các trường dự bị đại học;

- Giáo viên là giáo viên dạy tại các trường dự bị đại học.

- Giáo viên đạt trình độ chuẩn được đào tạo là giáo viên có bằng cử nhân sư phạm, cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

- Giáo viên đạt trình độ trên trình độ chuẩn được đào tạo là giáo viên có bằng thạc sĩ thuộc nhóm ngành khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên trở lên hoặc có bằng thạc sĩ chuyên ngành phù hợp trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm

- Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành gồm giáo viên, giáo vụ, thiết bị, thí nghiệm, tư vấn học sinh, hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.

- Chức danh nghề nghiệp của giáo viên ở trường dự bị đại học là các giáo viên đạt các tiêu chuẩn về trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức ..., được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp (hạng, mã số) theo quy định hiện hành.

- V trí việc làm chuyên môn dùng chung gồm thư viện, quản trị công sở, kế toán, thủ quỹ, văn thư.

- Vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ gồm y tế học đường, nhân viên bảo vệ, nhân viên nấu ăn, nhân viên phục vụ.

b. Phân tổ chủ yếu

- Giới tính;

- Dân tộc;

- Trình độ đào tạo, chuẩn nghề nghiệp, chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm;

- Nhóm tuổi.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Vụ Giáo dục dân tộc, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và trường dự bị đại học.

4105. Số học sinh dự bị đại học

a. Khái niệm, phương pháp tính

Học sinh dự bị đại học là những học sinh người dân tộc thiểu số, con em các gia đình dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, được đào tạo nhằm góp phần đào tạo tạo nguồn cán bộ cho các vùng này

b. Phân tổ chủ yếu

- Giới tính;

- Dân tộc;

- Khuyết tật;

- Độ tuổi.

c. Kỳ công bố

d. Nguồn số liệu

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục dân tộc, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và trường dự bị đại học.

4.2. Giáo dục dành cho người khuyết tật

4101. Số cơ sở giáo dục dành cho người khuyết tật

a. Khái niệm, phương pháp tính

Cơ sở giáo dục dành cho người khuyết tật là cơ sở giáo dục cung cấp nội dung chương trình, thiết bị, tài liệu dạy và học, các dịch vụ tư vấn hỗ trợ giáo dục, tổ chức giáo dục phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh của người khuyết tật.

Số cơ sở giáo dục dành cho người khuyết tật gồm:

- Trường phổ thông chuyên biệt dành cho người khuyết tật;

- Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập;

- Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật.

Loại hình:

- Cơ sở giáo dục công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu;

- Cơ sở giáo dục tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động.

b. Phân tổ chủ yếu:

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Loại cơ sở (trường/cấp học; trung tâm).

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục dành cho người khuyết tật.

4202. Số cán bộ quản lý, giáo viên và vị trí việc làm khác ở cơ sở giáo dục dành cho ngưi khuyết tật

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Cán bộ quản lý bao gồm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường phổ thông chuyên biệt dành cho người khuyết tật; giám đốc và phó giám đốc tại các trung tâm giáo dục dành cho người khuyết tật.

- Giáo viên là giáo viên dạy tại các cơ sở giáo dục dành cho người khuyết tật;

- Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành gồm giáo viên, giáo vụ, thiết bị, thí nghiệm, tư vấn học sinh, hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.

- Chức danh nghề nghiệp của giáo viên dạy tại các cơ sở giáo dục dành cho người khuyết tật là các giáo viên đạt các tiêu chuẩn về trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức ..., được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp (hạng, mã số) theo quy định hiện hành.

- Vị trí việc làm chuyên môn dùng chung gồm thư viện, quản trị công sở, kế toán, thủ quỹ, văn thư.

- Vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ gồm y tế học đường, nhân viên bảo vệ, nhân viên nấu ăn, nhân viên phục vụ.

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Loại cơ sở (trường/cấp học; trung tâm);

- Giới tính;

- Dân tộc;

- Trình độ đào tạo, chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục dành cho người khuyết tật.

4203. Số học sinh khuyết tật

a. Khái niệm, phương pháp tính

Số học sinh khuyết tật là số học sinh khuyết tật đang học tại các trường phổ thông chuyên biệt dành cho người khuyết tật, các trung tâm hỗ trợ phát trin giáo dục hòa nhập và Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật.

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Loại cơ sở (trường/cấp học; trung tâm);

- Cấp học;

- Dạng tật, mức độ tật;

- Giới tính;

- Dân tộc;

- Độ tuổi.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục dành cho người khuyết tt.

4.3. Đào tạo ngành giáo dục mầm non trình độ cao đẳng

4301. Số trường cao đẳng sư phạm, trường có đào tạo ngành giáo dục mầm non trình độ cao đẳng

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Số trường gồm trường cao đẳng sư phạm và trường có đào tạo ngành giáo dục mầm non trình độ cao đẳng.

- Loại hình:

+ Trường công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu;

+ Trường tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động.

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình,

- Loại trường;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Cơ quan quản lý trực tiếp.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Đại học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và trường cao đẳng sư phạm, trường có đào tạo ngành giáo dục mầm non trình độ cao đẳng.

4302. Số phòng học và phòng chức năng của trường cao đẳng sư phạm

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Phòng học/giảng đường là cơ sở vật chất của trường học, nơi người học thường xuyên đến học theo từng lớp để học tập.

- Phòng chức năng là phòng phục vụ cho các nhu cầu học tập của người học.

- Loại phòng:

+ Phòng kiên cố là các phòng nằm trong công trình/nhà có niên hạn sử dụng trên 20 năm và ba kết cấu chính (kết cấu chịu lực, mái, tường bao) đều được làm bằng vật liệu chắc bền.

+ Phòng bán kiên cố là các phòng nằm trong công trình/nhà có niên hạn sử dụng dưới 20 năm và hai trong ba kết cấu chính được làm bằng vật liệu bền chắc trong đó phần kết cấu chịu lực chính là bắt buộc theo quy định.

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Loại phòng.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Cơ sở vật chất, Vụ Giáo dục Đại học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và trường cao đẳng sư phạm.

4303. Số cán bộ quản lý, giảng viên và vị trí việc làm khác ở trường cao đẳng sư phạm; số giảng viên chuyên ngành sư phạm của các trường có đào tạo ngành giáo dục mầm non trình độ cao đẳng.

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Cán bộ quản lý bao gồm chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng và phó hiệu trưởng tại các trường cao đẳng sư phạm.

- Giảng viên ở trường cao đẳng sư phạm và giảng viên chuyên ngành phạm ở các trường có đào tạo ngành giáo dục mầm non trình độ cao đẳng:

+ Giảng viên cơ hữu của trường công lập là giảng viên được tuyển dụng, sử dụng và quản lý theo quy định về số lượng người làm việc và vị trí việc làm giảng viên trong đơn vị sự nghiệp công lập.

+ Giảng viên cơ hữu của trường tư thục là người lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn 3 năm hoặc hợp đồng không xác định thời hạn theo Bộ luật Lao động, không là công chức hoặc viên chức nhà nước, không đang làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên với đơn vị sử dụng lao động khác; do trường trả lương và chi trả các khoản khác thuộc chế độ, chính sách đối với người lao động theo các quy định hiện hành.

+ Giảng viên ký hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên, làm việc toàn thời gian tại cơ sở đào tạo theo quy định hiện hành về chế độ làm việc của giảng viên (bao gồm cả giảng viên hướng dẫn thực hành, thí nghiệm), đồng thời không ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên với đơn vị sử dụng lao động khác.

- Vị trí việc làm khác là những người đang làm việc tại các trường cao đng sư phạm ở các vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành, chuyên môn dùng chung, hỗ trợ, phục vụ theo quy định hiện hành.

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Giới tính;

- Dân tộc;

- Trình độ đào tạo, chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm;

- Nhóm tuổi.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Vụ Giáo dục Đại học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và trường cao đẳng sư phạm, trường có đào tạo ngành giáo dục mầm non trình độ cao đẳng.

4304. Số sinh viên cao đẳng ngành giáo dục mầm non

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Sinh viên cao đẳng ngành giáo dục mầm non là người đang theo học ngành giáo dục mầm non trình độ cao đẳng tại các trường cao đẳng, trường đại học, học viện có đào tạo ngành giáo dục mầm non.

- Sinh viên dân tộc thiểu số là sinh viên người các dân tộc không phải là người dân tộc Kinh.

- Sinh viên tuyển mới là sinh viên mới được tuyển vào học ngành giáo dục mầm non trình độ cao đẳng.

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Cơ quan quản lý trực tiếp;

- Giới tính;

- Dân tộc;

- Khuyết tật;

- Tuyển mới/quy mô/tốt nghiệp;

- Độ tuổi.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Đại học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và trường cao đẳng sư phạm, trường có đào tạo ngành giáo dục mm non trình độ cao đng.

4305. Số trường cao đẳng sư phạm có tổ chức học trực tuyến

a. Khái niệm, phương pháp tính.

Trường có tổ chức dạy trực tuyến là trường có tổ chức dạy và học trực tuyến theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

b. Phân tổ chủ yếu

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Vùng kinh tế - xã hội.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Đại học, cơ quan qun lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và trường cao đẳng sư phạm.

5. GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

5001. Số cơ sở đào tạo đại học

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Cơ sở đào tạo đại học gồm:

+ Cơ sở giáo dục đại học có tư cách pháp nhân, bao gồm đại học, trường đại học, học viện;

+ Trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội được phép tổ chức đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ;

+ Viện Hàn lâm, viện do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ được phép đào tạo trình độ tiến sĩ.

- Cơ sở giáo dục đại học theo mục tiêu, định hướng gồm cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu và cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng.

- Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam tại Việt Nam thuộc cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục đại học, không có tư cách pháp nhân, được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với nơi đặt trụ sở chính của cơ sở giáo dục đại học, thực hiện một phần chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học theo chỉ đạo, điều hành của hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học.

- Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài tại Việt Nam do cơ sở giáo dục đại học nước ngoài đầu tư thành lập tại Việt Nam, hoạt động theo quy định đối với cơ sở giáo dục đại học tư thục.

- Loại hình:

+ Công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu;

- Tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động. Trong đó, cơ sở giáo dục đại học tư thục không vì lợi nhuận là cơ sở giáo dục đại học mà nhà đầu tư cam kết hoạt động không vì lợi nhuận, được ghi nhận trong quyết định cho phép thành lập hoặc quyết định chuyển đi loại hình cơ sở giáo dục đại học; hoạt động không vì lợi nhuận, không rút vốn, không hưởng lợi tức; phần lợi nhuận tích lũy hằng năm thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia để tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở giáo dục đại học.

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Loại cơ sở đào tạo đại học;

- Phân hiệu;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Cấp quản lý, cơ quan quản lý trực tiếp.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Đại học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở đào tạo đại học.

5002. Số phòng học và phòng chức năng giáo dục đại học

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Phòng học/giảng đường là cơ sở vật chất của trường học, nơi người học thường xuyên đến học theo từng lớp để học tập.

- Phòng chức năng là phòng phục vụ cho các nhu cầu học tập của người học.

- Loại phòng:

+ Phòng kiên cố là các phòng nằm trong công trình/nhà có niên hạn sử dụng trên 20 năm và ba kết cấu chính (kết cấu chịu lực, mái, tường bao) đều được làm bằng vật liệu chắc bền.

+ Phòng bán kiên cố là các phòng nằm trong công trình/nhà có niên hạn sử dụng dưới 20 năm và hai trong ba kết cấu chính được làm bằng vật liệu bn chắc trong đó phần kết cấu chịu lực chính là bắt buộc theo quy định.

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Loại phòng.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ Thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Cơ sở vật chất, Vụ Giáo dục Đại học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở đào tạo đại học.

5003. Số cán bộ quản lý, giảng viên và vị trí việc làm khác ở cơ sở đào tạo đại học

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Cán bộ quản lý bao gm chủ tịch hội đồng trường, giám đốc và phó giám đốc các đại học, hiệu trưng và phó hiệu trưởng các trường đại học, giám đốc và phó giám đốc học viện và vị trí lãnh đạo, quản lý của trường được phép tổ chức đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ và các Viện được phép đào tạo trình độ tiến sĩ.

- Giảng viên đại học:

+ Giảng viên cơ hữu của trường đại học công lập là giảng viên được tuyn dụng, sử dụng và quản lý theo quy định về số lượng người làm việc và vị trí việc làm giảng viên trong đơn vị sự nghiệp công lập.

+ Giảng viên cơ hữu của trường đại học tư thục, trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận là người lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn 3 năm hoặc hợp đồng không xác định thời hạn theo Bộ luật Lao động, không là công chức hoặc viên chức nhà nước, không đang làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên với đơn vị sử dụng lao động khác; do trường đại học trả lương và chi trả các khoản khác thuộc chế độ, chính sách đối với người lao động theo các quy định hiện hành.

+ Giảng viên ký hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên, làm việc toàn thời gian tại cơ sở đào tạo theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về chế độ làm việc của giảng viên đại học (bao gồm cả giảng viên hướng dn thực hành, thí nghiệm), đồng thời không ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên với đơn vị sử dụng lao động khác.

- Vị trí việc làm khác là những người đang làm việc tại các cơ sở đào tạo đại học ở các vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành, chuyên môn dùng chung, hỗ trợ, phục vụ theo quy định hiện hành.

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Giới tính;

- Dân tộc;

- Học hàm, trình độ đào tạo, chức danh nghề nghiệp;

- Nhóm tuổi;

- Viên chc/Hợp đồng lao động, cơ hu, vị trí việc làm khác.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Vụ Giáo dục Đại học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở đào tạo đại học.

5004. Số sinh viên đại học

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Sinh viên đại học là người đang theo học chương trình đào tạo trình độ đại học.

- Sinh viên tuyển mới là sinh viên mới được tuyển vào học các chương trình đào tạo trình độ đại học.

- Sinh viên phân loại lĩnh vực, nhóm ngành theo Quyết định số 01/2017/QĐ-TTg ngày 17/01/2017 của Th tướng Chính ph về ban hành danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân.

- Sinh viên theo ngành là sinh viên theo học ngành đào tạo trong Danh mục thống kê ngành đào tạo cấp IV có mã số gồm 7 chữ số theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sinh viên ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù theo quy định hiện hành.

- Sinh viên theo nhóm chương trình là sinh viên đang theo học các nhóm chương trình định hướng nghiên cứu, định hướng ứng dụng, định hướng nghề nghiệp.

- Sinh viên tốt nghiệp là sinh viên đủ điều kiện được công nhận và cấp bằng tốt nghiệp.

- Sinh viên dân tộc thiểu số là sinh viên người các dân tộc không phải là người dân tộc Kinh.

- Sinh viên khuyết tật là sinh viên bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ th hoặc bị suy giảm chức năng được biu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn (theo Điều 2, Luật số 51/2010/QH12 Luật Người khuyết tật).

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Lĩnh vực/nhóm ngành/ngành, nhóm chương trình;

- Hình thức đào tạo;

- Tuyển mới/quy mô/tốt nghiệp;

- Giới tính;

- Dân tộc, nước ngoài;

- Khuyết tật;

- Độ tuổi.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Đại học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở đào tạo đại học.

5005. S học viên cao học

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Học viên cao học là người đang theo học chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ.

- Học viên tuyển mới là học viên mới được tuyển vào học các chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ.

- Học viên phân loại lĩnh vực, nhóm ngành theo Quyết định số 01/2017/QĐ-TTg ngày 17/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân.

- Học viên theo ngành là học viên theo học ngành đào tạo trong Danh mục thống kê ngành đào tạo cấp IV có mã số gồm 7 chữ số theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Học viên ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù theo quy định hiện hành.

- Học viên theo nhóm chương trình là học viên đang theo học các nhóm chương trình định hướng nghiên cứu, định hướng ứng dụng, định hướng nghề nghiệp.

- Học viên tốt nghiệp là học viên đủ điều kiện được công nhận và cấp bằng tốt nghiệp.

- Học viên dân tộc thiểu số là học viên người các dân tộc không phải là người dân tộc Kinh.

- Học viên khuyết tật là học viên bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ th hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn (theo Điều 2, Luật số 51/2010/QH12 Luật Người khuyết tật).

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Lĩnh vực/nhóm ngành/ngành; nhóm chương trình;

- Tuyển mới/quy mô/tốt nghiệp;

- Giới tính;

- Dân tộc; nước ngoài;

- Khuyết tật;

- Độ tuổi.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Đại học, cơ quan qun lý nhà nước về giáo dục các cấp và cơ sở đào tạo đại học.

5006. Số nghiên cứu sinh

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Nghiên cứu sinh là người đang theo học chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.

- Nghiên cứu sinh tuyển mới là nghiên cứu sinh mới tuyển vào học chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.

- Nghiên cứu sinh phân loại lĩnh vực, nhóm ngành theo Quyết định số 01/2017/QĐ-TTg ngày 17/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân.

- Nghiên cứu sinh theo ngành là nghiên cứu sinh theo học ngành đào tạo trong Danh mục thống kê ngành đào tạo cấp IV có mã số gồm 7 chữ số theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nghiên cứu sinh ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù theo quy định hiện hành.

- Nghiên cứu sinh theo nhóm chương trình là nghiên cứu sinh đang theo học các nhóm chương trình định hướng nghiên cứu, định hướng ứng dụng, định hướng nghề nghiệp.

- Nghiên cứu sinh tốt nghiệp là nghiên cứu sinh đủ điều kiện được công nhận và cấp bằng tốt nghiệp.

- Nghiên cứu sinh dân tộc thiểu số là nghiên cứu sinh người các dân tộc không phải là người dân tộc Kinh.

- Nghiên cứu sinh khuyết tật là nghiên cứu sinh bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn (Theo Điều 2, Luật số 51/2010/QH12 Luật Người khuyết tật).

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Lĩnh vực/nhóm ngành/ngành; nhóm chương trình;

- Tuyển mới/quy mô/tốt nghiệp;

- Giới tính;

- Dân tộc; nước ngoài;

- Khuyết tật;

- Độ tuổi.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ Thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Đại học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở đào tạo đại học.

5007. Số sinh viên đại học trên 10.000 dân

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Số sinh viên đại học trên 10.000 dân là tỷ số giữa số sinh viên đang học trình độ đại học trên 10.000 dân.

Công thức tính:

Số sinh viên đại học trên 10.000 dân

=

Số sinh viên đang học trình độ đại học

x 10.000

Tổng dân số

b. Phân tổ chủ yếu: Loại hình.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục. Tổng cục Thống kê cung cấp số liệu tổng dân số.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Tổng cục Thống kê, Vụ Giáo dục Đại học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở đào tạo đại học.

5008. Số cơ sở đào tạo đại học có tổ chức học trực tuyến

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Cơ sở đào tạo đại học có tổ chức học trực tuyến là cơ sở đào tạo đại học tổ chức dạy và học trực tuyến theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

b. Phân tổ chủ yếu

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Vùng kinh tế - xã hội.

c. Kỳ công b: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Đại học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở đào tạo đại học.

5009. Số người tốt nghiệp chuyên ngành đào tạo máy tính và công nghệ thông tin, truyền thông

a. Khái niệm, phương pháp tính

Số người tốt nghiệp chuyên ngành đào tạo máy tính và công nghệ thông tin, truyền thông là số người được cấp bằng tốt nghiệp trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành đào tạo máy tính và công nghệ thông tin, truyền thông.

b. Phân tổ chủ yếu

- Giới tính;

- Trình độ đào tạo;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Vùng kinh tế - xã hội.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Đại học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở đào tạo đại học.

5010. Tỷ lệ giảng viên đại học có bằng tiến sĩ

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Tỷ lệ giảng viên đại học có bằng tiến sĩ là tỷ lệ phần trăm giữa số giảng viên có trình độ tiến sĩ so với tổng số giảng viên đại học.

Công thức tính:

Tỷ lệ giảng viên đại học có bằng tiến sĩ (%)

=

Số giảng viên có trình độ tiến sĩ năm học t

x 100

Tổng số giảng viên đại học năm học t

b. Phân tổ chủ yếu

- Giới tính:

- Dân tộc;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thng kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ Thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Đại học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở đào tạo đại học.

5011. Tỷ lệ theo học các trình độ đào tạo của giáo dục đại học

a. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ theo học các trình độ đào tạo của giáo dục đại học là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số người đang theo học các chương trình đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ không phân biệt độ tuổi so với dân số trong độ tuổi từ 18 đến 22.

Công thức tính:

Tỷ lệ theo học các trình độ đào tạo của giáo dục đại học năm học t (%)

=

Số người đang theo học các chương trình đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ năm học t

x 100

Dân số trong độ tui từ 18 đến 22 năm t

b. Phân tổ chủ yếu

- Giới tính;

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Đại học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở đào tạo đại học.

5012. Số thanh niên là sinh viên đại học

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi.

- Số thanh niên là sinh viên đại học là số sinh viên trong độ tuổi thanh niên đang theo học chương trình đào tạo trình độ đại học.

b. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Cấp quản lý;

- Nhóm ngành;

- Giới tính;

- Dân tộc.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Đại học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở đào tạo đại học.

5013. Tỷ lệ thanh niên tốt nghiệp đại học

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Tỷ lệ thanh niên tốt nghiệp đại học là tỷ lệ phần trăm giữa số sinh viên trong độ tuổi thanh niên tốt nghiệp trình độ đại học so với dân số thanh niên.

Công thức tính:

Tỷ lệ thanh niên tốt nghiệp đại học năm học t (%)

=

Số thanh niên tốt nghiệp trình độ đại học năm học t

x 100

Dân số thanh niên năm t

b. Phân tổ chủ yếu

- Giới tính;

- Dân tộc;

- Tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thng kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Tổng cục Thống kê, Vụ Giáo dục Đại học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở đào tạo đại học,

5014. Số thanh niên được đào tạo sau đại học

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi.

- Số thanh niên được đào tạo sau đại học là nhng học viên cao học, nghiên cứu sinh trong độ tuổi thanh niên đang được đào tạo trình độ thạc sỹ hoặc tiến s.

b. Phân tổ chủ yếu

- Giới tính;

- Dân tộc;

- Trình độ;

- Loại cơ sở đào tạo đại học;

- Cấp quản lý;

- Ngành đào tạo;

- Thành thị/nông thôn;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Đại học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở đào tạo đại học.

6. TÀI CHÍNH

6001. Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo

a. Khái niệm, phương pháp tính

- Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục là toàn bộ các khoản chi đầu tư và chi thường xuyên cho các hoạt động giáo dục và đào tạo từ các nguồn thuộc ngân sách nhà nước.

Chi các hoạt động giáo dục - đào tạo bao gồm các hoạt động giáo dục mầm non; giáo dục tiểu học; giáo dục trung học cơ sở; giáo dục trung học phổ thông; giáo dục thường xuyên; giáo dục đại học, sau đại học, phát hiện và đào tạo bồi dưỡng nhân tài để bổ sung nguồn nhân lực khoa học và công ngh; đào tạo khác trong nước; đào tạo ngoài nước; đào tạo lại, bồi dưỡng nghiệp vụ khác cho cán bộ, công chức, viên chức (gồm cả đào tạo nước ngoài); các nhiệm vụ phục vụ cho giáo dục, đào tạo khác.

Chi ngân sách nhà nước cho hoạt động giáo dục - đào tạo bao gồm các khoản chi đầu tư và chi thường xuyên để xây dựng, cải tạo trưng học, cải tạo cơ sở đào tạo, nhà làm việc, trang thiết bị học tập; chi hoạt động của các cơ sở giáo dục theo chế độ quy định.

- Các khoản chi đầu tư cho giáo dục thuộc ngân sách nhà nước gồm:

+ Vốn ngân sách nhà nước: vốn đầu tư theo ngành, lĩnh vực; vốn ODA, vốn từ nguồn thu tin s dụng đất;

+ Vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước khác (nếu có).

- Các khoản chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục - đào tạo gồm:

+ Nguồn ngân sách nhà nước: ngân sách trong nước, viện trợ, vay nợ;

+ Nguồn phí, lệ phí đ lại;

+ Nguồn khác.

b. Phân tổ chủ yếu

- Cấp học;

- Phân loại chi;

- Nhóm chi.

c. Kỳ công bố: Năm.

d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

- Đơn vị chủ trì: Cục Công nghệ thông tin;

- Đơn vị phối hợp: Vụ Kế hoạch - Tài chính, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 03/2024/TT-BGDĐT ngày 18/03/2024 về Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.968

DMCA.com Protection Status
IP: 18.116.90.57
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!