Kính
gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương
Ngày 13 tháng 02 năm 2017, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Quyết định số 193/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia
khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017 - 2021 (gọi tắt là Chương trình quốc gia); ngày 06 tháng 7 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã
ban hành Chỉ thị số 31/CT-TTg về việc tăng cường các biện
pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại.
Đến hết năm
2020, các Bộ, ngành và các địa phương đã triển khai Quyết định số 193/QĐ-TTg ,
Chỉ thị số 31/CT-TTg và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng được tóm tắt như
sau: (i) Dịch bệnh Dại trên động vật cũng như trên người đã từng bước được kiểm
soát kịp thời, năm 2020 có 72 trường hợp người tử vong vì bệnh Dại, giảm so với
năm 2019 04 ca; (ii) Các địa phương đã thực hiện tốt công tác quản lý đàn chó,
tỷ lệ chó, mèo nuôi với tổng cộng khoảng trên 7 triệu con; (iii) Tỷ lệ động vật
được tiêm vắc xin phòng bệnh Dại tăng từ 38% (vào năm 2016) lên 52% vào năm
2020 (trong đó, 20/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ tiêm phòng
đạt trên 70% tổng đàn; (iv) Công tác xây dựng vùng an toàn
dịch bệnh Dại cũng đã được triển khai và nhân rộng ra nhiều
địa phương (cả nước hiện có 26 cơ sở, vùng an toàn bệnh Dại,
tiêu biểu như tất cả các quận, huyện của thành phố Hồ Chí Minh; 4 quận của
thành phố Hà Nội; 6 quận, huyện của thành phố Đà Nẵng; 01
thành phố của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và 01 quận của tỉnh Bình Dương); (v) Thông
tin, tuyên truyền và nhận thức về phòng, chống bệnh Dại đã được nâng cao hơn
trước; (vi) Chủ động hợp tác quốc tế và triển khai có hiệu quả các hoạt động của
Tổ chức Thú y thế giới (OIE) và các nước trong khu vực, được cộng đồng quốc tế
ghi nhận, đánh giá cao.
Để phát huy những
kết quả đạt được, triển khai có hiệu quả các nội dung của Chương trình quốc gia
trong năm 2021, đề xuất xây dựng Chương trình quốc gia cho giai đoạn 2022 -
2030 phù hợp với Chương trình chung của thế giới và các nước trong khu vực, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở,
ngành và chính quyền các cấp khẩn trương tổ chức thực hiện những nội dung sau:
1. Quán triệt, tổ chức
triển khai kịp thời, đầy đủ và có hiệu quả các nội dung năm cuối của Chương
trình quốc gia Dại 2017 - 2021 và Chỉ thị số 31/CT-TTg ; đặc biệt các nội dung về
quản lý đàn chó, mèo; tiêm phòng vắc xin cho đàn chó, mèo; chủ động giám sát,
phát hiện và xử lý kịp thời động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh Dại; truyền thông
và thực hành tốt hơn về phòng, chống bệnh Dại; xây dựng vùng chăn nuôi an toàn
dịch bệnh Dại.
2. Tổ chức tổng kết,
đánh giá, phân tích chi tiết các nội dung và kết quả đã đạt được; các nội dung
chưa làm được, những tồn tại, bất cập, khó khăn gặp phải, nguyên nhân và giải
pháp khắc phục; đề xuất cụ thể các nội dung, giải pháp phòng, chống bệnh Dại
cho giai đoạn 2022 - 2030 theo mẫu tại Phụ lục đính kèm. Đề nghị các địa phương
hoàn thiện và gửi báo cáo, số liệu đến Cục Thú y (Email: dichte.dah@gmail.com) trước
ngày 30/6/2021.
Bộ Nông nghiệp và PTNT giao Cục Thú y
chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức thực hiện:
(i) Hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thực hiện; (ii) Tổng hợp, báo cáo, đề xuất
Bộ tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình quốc gia Dại 2017 - 2021, dự kiến vào
tháng 7/2021; (iii) Chủ trì xây dựng, xin ý kiến của các cơ quan liên quan của
Trung ương, các địa phương và các tổ chức quốc tế (như
OIE, FAO, CDC Hoa Kỳ, WHO;...), kể cả hỗ trợ của quốc
tế để xây dựng, báo cáo Bộ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết
định việc ban hành Chương trình quốc gia Dại giai đoạn 2022 - 2030.
Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị đồng
chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm
chỉ đạo tổ chức thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị
thông báo về Bộ Nông nghiệp và PTNT (Cục Thú y) để phối hợp giải quyết kịp thời./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- PTTg. Trịnh Đình Dũng (để b/c);
- Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: Y tế, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư (để p/h);
- Cục Thú y và các đơn vị thuộc Cục (để t/h);
- Sở NN&PTNT, CCCN&TY các tỉnh, TP (để t/h);
- Lưu: VT, TY.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phùng Đức Tiến
|
PHỤ LỤC
MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH
DẠI, GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
(Kèm theo Công văn số 1177/BNN-TY ngày 26 tháng 02 năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
I. TÌNH HÌNH CHĂN
NUÔI, QUẢN LÝ ĐÀN CHÓ, MÈO VÀ DỊCH BỆNH DẠI GIAI ĐOẠN 2017 - 2021
1.1. Tình hình chăn nuôi chó, mèo
giai đoạn 2017 - 2021
1.1.1. Đặc điểm
và tình hình chăn nuôi, kèm theo Bảng số liệu chi tiết (Bảng 1).
1.1.2. Nhận định về xu hướng tình
hình chăn nuôi của địa phương.
1.2. Kết quả xây dựng cơ sở, vùng
an toàn dịch bệnh giai đoạn 2017 - 2021
1.2.1. Tình hình xây dựng vùng an
toàn dịch bệnh; kèm theo bảng số liệu danh sách các vùng đã được chứng nhận an
toàn dịch bệnh.
1.2.2. Những thuận lợi, khó khăn và đề
xuất giải pháp của địa phương.
1.3. Tình hình dịch bệnh Dại giai đoạn 2017 - 2021
1.3.1. Đặc điểm tình hình dịch bệnh
(không gian, thời gian và đối tượng mắc bệnh), kèm theo bảng
số liệu chi tiết (Bảng 1).
1.3.2. Nhận định tình hình dịch từ
năm 2017 - 2021 và dự báo tình hình giai đoạn 2022 - 2030.
II. CÁC NỘI DUNG
PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH DẠI ĐÃ ĐƯỢC THỰC HIỆN TRONG GIAI ĐOẠN 2017 - 2021
2.1. Kết quả quản
lý đàn chó (thống kê hộ nuôi, quản lý đàn chó, xử phạt không tiêm phòng, nuôi
chó thả rông...) (kèm theo Bảng 1).
2.2. Kết quả
tiêm phòng vắc xin (kèm theo Bảng 1).
2.3. Kết quả xử lý ổ dịch Dại (kèm
theo Bảng 1).
2.4. Kết quả giám sát lưu hành bệnh (kèm theo Bảng 2).
2.5. Kết quả thông tin tuyên truyền.
2.6. Kết quả xây dựng vùng an toàn bệnh
Dại.
2.7. Đánh giá kết quả thực hiện.
2.7.1. Đánh giá về các giải pháp kỹ
thuật đã thực hiện.
2.7.2. Đánh giá về các giải pháp quản
lý hành chính đã thực hiện.
2.7.3. Những thuận lợi, khó khăn, tồn
tại, bất cập và đề xuất giải pháp khắc phục.
2.8. Tổng kinh phí
của địa phương đã chi cho công tác phòng, chống dịch bệnh giai đoạn 2017 -
2021.
2.8.1. Kinh phí triển khai các hoạt động
kỹ thuật: quản lý đàn chó; vắc xin, tổ chức tiêm phòng;
giám sát lưu hành bệnh, thông tin tuyên truyền,....
2.8.2. Kinh phí triển khai các hoạt động
quản lý hành chính.
III. ĐỀ XUẤT CÁC
GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH DẠI GIAI ĐOẠN 2022 - 2030
3.1. Mục tiêu.
3.2. Các giải pháp kỹ thuật.
3.2.1. Quản lý đàn chó, mèo.
3.2.2. Tiêm phòng vắc xin.
3.2.3. Xử lý ổ dịch Dại.
3.2.4. Giám sát lưu hành bệnh.
3.2.5. Thông tin tuyên truyền.
3.2.6. Nội dung khác (ghi cụ thể).
3.3. Các giải pháp quản lý hành
chính.
3.4. Kinh phí thực hiện.
3.4.1. Kinh phí của người dân.
3.4.2. Kinh phí của địa phương.
- Nguồn kinh phí
- Dự toán kinh phí chi tiết cho các
hoạt động, phòng, chống
3.4.3. Kinh phí Trung ương.
- Nguồn kinh phí
- Dự toán kinh phí chi tiết cho các
hoạt động, phòng, chống
3.5. Phân công trách nhiệm thực hiện.
3.5.1. Người dân.
3.5.2. Người buôn bán, vận chuyển, giết
mổ.
3.5.3. Chính quyền các cấp (xã, huyện,
tỉnh).
3.5.4. Cơ quan chuyên môn thú y các cấp
(xã, huyện, tỉnh).
3.5.5. Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn.
3.5.6. Các cơ quan khác có liên quan.
Bảng
1: Bảng tổng hợp số liệu đàn chó, mèo giai đoạn 2017 - 2021 (số liệu chi
tiết cho từng năm)
TT
|
Năm
|
Xã
|
Huyện
|
Tỉnh
|
Số hộ nuôi chó
|
Tổng đàn (con)
|
Số chó, mèo được tiêm phòng
|
Tỷ lệ tiêm phòng (%)
|
Số chó dại, nghi dại
|
Số người bị chó cắn phải tiêm dự phòng
|
Số người tử vong
|
Số vụ xử lý không tiêm phòng
|
Số vụ xử lý chó thả rông
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng
2: Bảng tổng hợp số liệu
giám sát lưu hành vi rút Dại, giai đoạn 2017 - 2021
TT
|
Tên
xã
|
Tên
huyện
|
Năm
|
Loại
mẫu xét nghiệm
|
Tổng
số mẫu xét nghiệm
|
Tổng
số mẫu dương tính
|
Ghi
chú
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|