ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:1132/QĐ-UBND
|
Vĩnh Long, ngày
16 tháng 5 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT ĐỀ ÁN “SẮP XẾP CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC GẮN VỚI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI
NGŨ CÁC TRƯỜNG MẦM NON, PHỔ THÔNG CÔNG LẬP TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2019-2025,
ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030”
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Chương trình hành động
số 23-CTr/TU ngày 02/01/2018 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW Hội
nghị Trung ương 6, khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý,
nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập;
Xét Tờ trình số 195/TTr-SNV,
ngày 26/4/2019 của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Sắp
xếp các đơn vị sự nghiệp giáo dục gắn với nâng cao chất lượng đội ngũ các trường
mầm non, phổ thông công lập tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2019-2025, định hướng đến
năm 2030” (Kèm theo Đề án số 268/ĐA-SGDĐT, ngày 04/3/2019 của Sở Giáo dục và
Đào tạo)
Điều 2. Giao Giám đốc Sở
Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với các sở, ngành tỉnh có liên quan, Chủ tịch
UBND cấp huyện tổ chức triển khai thực hiện Đề án đúng theo quy định. Đồng thời,
tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Đề án, quy mô và cơ cấu viên chức cụ thể của
từng trường trong hệ thống giáo dục công lập của tỉnh, hàng năm báo cáo UBND
tỉnh trước ngày 01/7.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND
tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng các cơ
quan, đơn vị có liên quan và Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố chịu trách
nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định có hiệu lực kể từ
ngày ký./.
Nơi nhận:
- TTTU&HĐND tỉnh;
- CT, PCT.UBT;
- LĐ.VP.UBT;
- Các phòng NC;
- Như Điều 3;
- Lưu: VT, 2.05.05.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đã ký: Lê Quang Trung
|
UBND TỈNH VĨNH
LONG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2157/ĐA-SGDĐT
|
Vĩnh Long, ngày
25 tháng 12 năm 2018
|
ĐỀ ÁN
SẮP
XẾP CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC GẮN VỚI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁC TRƯỜNG
MẦM NON, PHỔ THÔNG CÔNG LẬP TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2019-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN
NĂM 2030
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ ÁN
Bối cảnh thế giới những năm đầu
thế kỷ 21 đặt ra yêu cầu đổi mới vai trò của đội ngũ nhà giáo trên cơ sở thay đổi
bản chất của lao động sư phạm, là quá trình tác động bằng chính nhân cách người
dạy để giáo dục, hình thành nhân cách và phát triển các năng lực cá nhân cho
người học. Bắt kịp với xu thế trên, toàn ngành đang thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW
ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng “về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
Song song đó, việc thay đổi chương trình giáo dục phổ thông[1] từ trang bị nội dung kiến thức sang phát triển
phẩm chất và năng lực của người học đòi hỏi nhà giáo phải có năng lực vững
vàng, ứng dụng tốt những thành tựu công nghệ vào giảng dạy, có phương pháp
giảng dạy, kiểm tra đánh giá linh hoạt.
Trong những năm qua, Đảng ta có
nhiều chủ trương, nghị quyết, kết luận về xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống
chính trị gắn với tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức như Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị “về tinh
giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức”; Thông báo
kết luận số 37-TB/TW ngày 26/5/2011 của Bộ Chính trị về Đề án “Đổi mới cơ chế
hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại
hình dịch vụ sự nghiệp công”; Hội nghị Trung ương 6 khóa XII thông qua Nghị
quyết số 18-NQ/TW “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy
của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” và Nghị quyết số
19-NQ/TW “Về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng
và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập”. Tại kỳ họp thứ 4, Quốc
hội khoa XIV thông qua Nghị quyết số 56/2017/QH14 ngày 24/11/2017 “Về việc tiếp
tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực,
hiệu quả”. Trong cac nghi quyết nêu trên, vấn đề sắp xếp lại các đơn vị sự
nghiệp giáo dục gắn với tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu
quả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là mục tiêu trọng tâm và xuyên suốt.
Để đạt được mục tiêu này, các Nghị quyết cũng chỉ rõ trong thời gian tới phải
thực hiện nghiêm túc, quyết liệt và đồng bộ bằng các giải pháp khả thi và hiệu
quả.
Đối với ngành giáo dục Vĩnh Long,
trong thời gian qua giáo dục mầm non[2] và PT trên toàn tỉnh tiếp tục được củng cố, hoàn thiện về mạng
lưới, hệ thống tổ chức, cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên theo hướng tập
trung vào đáp ứng nhu cầu đến trường của trẻ, nhu cầu học tập của nhân dân và
nâng cao chất lượng giáo dục của tất cả các cấp học. Chất lượng đội ngũ[3] bậc học MN và PT của
ngành Giáo dục đã từng bước được nâng cao về nhiều mặt, có bản lĩnh chính trị
vững vàng; có phẩm chất đạo đức tốt; trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng
được nâng cao; cơ cấu tương đối đồng đều. Kết quả đạt được cơ bản đáp ứng yêu
cầu, nhiệm vụ giáo dục đào tạo, đóng góp nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh
tế xã hội tỉnh Vĩnh Long. Tuy nhiên, nhìn chung quy mô trường lớp vẫn còn nhỏ
lẻ và dàn trải nên việc đầu tư cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng giáo dục
chưa thật hiệu quả; đội ngũ còn thừa, thiếu cục bộ nhưng chưa được giải quyết
kịp thời; chất lượng chưa tương xứng với mục tiêu giáo dục; một bộ phận chậm
đổi mới, chưa tích cực tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Vì thế “Sắp xếp lại các đơn vị
sự nghiệp giáo dục gắn với nâng cao chất lượng đội ngũ các trường mầm non, phổ
thông công lập giai đoạn 2019-2025, định hướng đến năm 2030” là một trong
những nhiệm vụ cấp thiết trong thời gian tới.
II. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA ĐỀ ÁN
1. Văn bản chỉ đạo cấp Trung
ương
Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày
12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng
11 năm 2013 của Hội nghị Trung ương VII Khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng
6 năm 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực
hiện Nghị quyết số 29- NQ/TW;
Quyết định số 2653/QĐ-BGDĐT ngày
25 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành kế hoạch hành
động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày
28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục
phổ thông;
Thông tư liên tịch số
06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 3 năm 2015 của liên bộ Giáo dục và Đào tạo
và Bộ Nội vụ Quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng
người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập;
Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27
tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án đổi mới chương trình,
SGK giáo dục phổ thông;
Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày
09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên
chức; Nghị định số 88/2017/NĐ-CP ngày 27/7/2017 của Chính phủ về việc sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của
Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức;
Thông tư số 20/TTLT-BGDĐT-BNV ngày
14 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số,
tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non;
Thông tư số 21/TTLT-BGDĐT-BNV ngày
16 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số,
tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học công lập;
Thông tư số 22/TTLT-BGDĐT-BNV ngày
16 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số,
tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở công lập;
Thông tư số 23/TTLT-BGDĐT-BNV ngày
16 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số,
tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông công lập;
Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 29
tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nhà
giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025;
Quyết định số 6181/QĐ-BGDĐT ngày
28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành kế hoạch hành động của
ngành Giáo dục triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị
quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội
về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và Chương trình hành
động của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021;
Quyết định số 2793/BGDĐT-NGCBQLGD
ngày 30 tháng 6 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức bồi dưỡng
theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập;
Thông tư số 16/TT-BGDĐT ngày 12
tháng 7 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Hướng dẫn khung danh mục vị trí
việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông
công lập;
Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày
01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên
chức;
Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng
10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khóa XII Về tiếp
tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt
động của các đơn vị sự nghiệp công lập;
Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày
21 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội Khóa XIV Điều chỉnh lộ trình thực hiện chương
trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo Nghị quyết số 88/2014/QH13
ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa
giáo dục phổ thông;
Quyết định số 2080/QĐ-TTg ngày 22
tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung đề án
dạy và học Ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025;
Kế hoạch số 270/KH-BGDĐT ngày 02
tháng 5 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cơ
sở giáo dục phổ thông thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông
mới;
Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ngày
20 tháng 7 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành quy định chuẩn hiệu
trưởng cơ sở giáo dục phổ thông;
Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày
22 tháng 8 năm 2018 Ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo
dục phổ thông;
Công văn số 3043/BGDĐT-NGCBQLGD
ngày 20 tháng 7 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo “Về việc đôn đốc thực hiện tinh
giản biên chế ngành Giáo dục”;
Công văn số 3712/BGDĐT-CSVC ngày
24 tháng 8 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo “Về việc hướng dẫn thực hiện rà
soát, sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông”;
Kế hoạch số 791/KH-BGDĐT ngày 12
tháng 9 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Chi tiết các hoạt động đào tạo, bồi
dưỡng giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện chương trình, sách giáo khoa
giáo dục phổ thông mới;
Thông tư số 25/2018/TT-BGDD9T ngày
08 tháng 10 năm 2018 Ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non;
Thông tư số 26/2018/TT-BGDD9T ngày
08 tháng 10 năm 2018 Ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.
2. Văn bản chỉ đạo cấp tỉnh
Chương trình hành động số 09-Ctr/TU
ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Tỉnh ủy Vĩnh Long về phát triển và nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020;
Quyết định số 1375/QĐ-UBND ngày
28 tháng 8 năm 2012 về việc ban hành Kế hoạch phát triển và nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2012 - 2015 và định hướng đến năm 2020;
Quyết định số 1163/ QĐ-UBND ngày
24 tháng 5 năm 2016 của UBND tỉnh Vĩnh Long Phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Vĩnh Long, giai đoạn 2016-2025;
Chương trình hành động số 07-Ctr/TU
ngày 26 tháng 7 năm 2016 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, Hội nghị
lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
Quyết định số 2977/QĐ-UBND ngày
09 tháng 12 năm 2016 của UBND tỉnh Vĩnh Long về việc ban hành Kế hoạch thực hiện
Chương trình hành động số 07-CTr/TU ngày 26/7/2016 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị
quyết số 29-NQ/TW, Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI);
Chương trình hành động số 22-CTr/TU
ngày 02 tháng 01 năm 2018 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị
Trung ương 6 khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy
của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả;
Chương trình hành động số 23-CTr/TU
ngày 02 tháng 01 năm 2018 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW Hội nghị
Trung ương 6, khóa XII Về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng
cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
Đề án số 04-ĐA/TU ngày 02 tháng
11 năm 2018 của Tỉnh ủy Vĩnh Long “Sắp xếp tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt
động của các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội
tỉnh Vĩnh Long theo Nghị quyết 18-NQ/TW, 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa XII;
Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 08 tháng
11 năm 2018 của UBND tỉnh Vĩnh Long về việc tăng cường quản lý công tác tổ chức
bộ máy, biên chế và cán bộ, công chức viên chức trên địa bàn tỉnh.
III. THỰC TRẠNG
1. Quy mô trường, lớp
Đến tháng 12/2018, toàn tỉnh có
437 trường MN, PT gồm: 130 trường mầm non (119 trường công lập, 11 trường tư thục);
187 trường tiểu học[4] công
lập; 89 trường trong học cơ sở[5]
công lập; 07 trường trung học cơ sở - trung học phổ thông[6] công lập; 24 trường THPT công lập. Trong 426
trường MN, PT công lập có 6.764 lớp/nhóm lớp và 208.299 học sinh[7] công lập.
NĂM HỌC 2013 - 2014[8]
|
NĂM HỌC 2018 - 2019
|
STT
|
Bậc/ cấp học
|
Trường
|
Lớp
|
HS
|
HS/lớp
|
GV
|
GV/ lớp
|
STT
|
Bậc/ cấp học
|
Trường
|
Lớp
|
HS
|
HS/ lớp
|
GV
|
GV/ lớp
|
TS
|
Hạng 1
|
Hạng 2
|
1
|
MN
|
121[9]
|
1278
|
36436
|
28.5
|
1745
|
1.27
|
1
|
MN
|
119
|
94
|
25
|
1399
|
36838
|
26.3
|
2368
|
1.69
|
2
|
TH
|
213[10]
|
2969
|
79170
|
26.7
|
4204
|
1.42
|
2
|
TH
|
187
|
13
|
176
|
2803
|
83080
|
29.6
|
4309
|
1.54
|
3
|
THCS
|
89
|
1702
|
55900
|
32.8
|
3545
|
2.08
|
3
|
THCS
|
89
|
19
|
7 0
|
1694
|
57897
|
34.2
|
3462
|
2.04
|
4
|
THPT
|
31[11]
|
804
|
27299
|
33.9
|
2127
|
2.65
|
4
|
THPT
|
31
|
25
|
6
|
868
|
30484
|
35.2
|
1998
|
2.3
|
Tổng
|
454
|
6.753
|
198.805
|
|
11.621
|
|
Tổng
|
426
|
151
|
277
|
6.764
|
208.299
|
|
12.137
|
|
Bảng
1: Quy mô trường, lớp
* Đánh giá chung về quy mô trường
lớp, học sinh
a) Ưu điểm - nguyên nhân
Được sự quan tâm, chỉ đạo quyết
liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp với mục tiêu đầu tư cho giáo dục là
đầu tư cho phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh nên công tác quy hoạch mạng lưới trường lớp đi
vào ổn định. Quy mô trường lớp được sắp xếp theo hướng thu gọn các điểm lẻ, tăng
quy mô trường và tỷ lệ HS/lớp, việc sắp xếp này đã góp phần vào việc sắp xếp
đội ngũ, giảm bớt GV thừa. Sau 5 năm, quy mô chung giảm 28 trường công lập trong
đó bậc học MN giảm 2 trường, TH giảm 26 trường công lập; giảm 01 trường THCS và
THPT do chia tách và thành lập trường mới trường THPT Song Phú. Quy mô chung
giảm 14 lớp trong đó bậc học MN tăng 85 lớp/nhóm lớp; TH giảm 129 lớp; THCS
tăng 134 lớp và THPT tăng 66 lớp.
Số HS tăng 9.494 HS/trẻ trong đó
MN tăng 402 trẻ; TH tăng 3.910 HS; THCS tăng 1.997 HS và THPT tăng 3.185 HS. Tỷ
lệ trẻ/lớp bậc mầm non giảm 2.2 trẻ/lớp do quy mô trường lớp được mở rộng để nâng
cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Tỷ lệ HS bậc phổ thông được sắp xếp theo
hướng giảm quy mô lớp nhỏ lẻ tiến dần đến tỷ lệ học sinh/lớp theo quy định của từng
bậc học, cấp học, cấp TH tăng bình quân 2.9 HS/lớp; THCS tăng 1.4 HS/lớp, THPT
tăng 1.3 HS/lớp.
b) Hạn chế - nguyên nhân
Mặc dù quy mô trường lớp được quan
tâm sắp xếp hợp lý nhưng do điều kiện thực tế của từng địa phương nên nhìn chung
vẫn còn nhỏ lẻ, gây khó khăn cho việc đầu tư cơ sở vật chất để đổi mới phương pháp
dạy học, nâng cao chất lượng dạy học. Đến nay có 151 trường MN, PT công lập
hạng 1 trở lên và 277 trường từ hạng 2 trở xuống, đặc biệt có 26 trường TH dưới
10 lớp và 36 trường TH có 10 lớp; 17 trường THCS dưới 10 lớp. Tỷ lệ HS/lớp ở
một số địa phương còn thấp so với định mức HS/lớp quy định.
2. Về đội ngũ
2.1. Số lượng
Đội ngũ các trường MN, PT hiện có
14.602 biên chế trong đó trường MN 2.940 biên chế; TH 5.337 biên chế; THCS
4.055 biên chế; THPT 2.270 biên chế. So với năm học 2013-2014 tăng 286 biên chế
(trường MN tăng 598; trường TH giảm 06; trường THCS giảm 189; trường THPT giảm
117).
2.1.1. Cán bộ quản lý
Cán bộ quản lý[12] hiện có 1.005 người trong
đó 289 CBQL trường MN; 423 CBQL trường TH; 189 CBQL trường THCS; 104 CBQL trường
THPT. Với số lượng này hiện vẫn còn thừa, thiếu cục bộ:
- Thừa 32 CBQL trường TH, nhiều
nhất là huyện Vũng Liêm thừa 18 phó hiệu trưởng trường TH do sáp nhập quy mô trường.
- Thiếu 65 CBQL trong đó có 43 CBQL
trường MN, nhiều nhất là huyện Long Hồ do thiếu GV dạy lớp nên các đơn vị ưu
tiên cho việc bố trí GV dạy lớp, song song đó GV chưa đáp ứng tiêu chuẩn bổ
nhiệm CBQL nên không thể bổ nhiệm; THCS hiện thiếu 08 phó hiệu trưởng, THPT
thiếu 14 phó hiệu trưởng theo cơ cấu quy định của hạng trường, tuy nhiên các
đơn vị đang trong quá trình sắp xếp quy mô lớp nên chậm bổ nhiệm mới để tránh
bị động khi thay đổi hạng trường.
2.1.2. Giáo viên
Bậc MN, PT có tổng cộng 12.137
giáo viên[13] gồm 2.368 GV
trường MN; 4.309 GV trường TH; 3.462 GV trường THCS; 1.998 GV trường THPT.
- Thiếu 526 GV bậc MN theo định
mức theo quy định gồm 65 GV nhà trẻ và 461 GV mẫu giáo. Trong năm học 2018-2019
biên chế phân bổ để tuyển dụng GV MN là 145.
- Thừa 237 GV THCS và 43 GV THPT
theo định mức quy định. Tuy nhiên, nếu tính theo số GV thừa thực tế của từng
đơn vị thì hiện cấp THCS thừa 71 GV, nhiều nhất là huyện Mang Thít thừa 28 GV.
2.1.3. Nhân viên
Hiện có 1.460 người gồm 283
nhân viên[14] MN; 605 NV
trường TH; 404 NV trường THCS; 168 NV trường THPT.
- Thừa 63 NV gồm 45 NV trường MN
trong đó có 30 NV đang làm việc ở các vị trí không có trong quy định[15]; thừa 18 NV trường TH tính
theo số người quy định của từng vị trí việc làm.
- Thiếu 96 NV trong đó 64 NV trường
THCS và 32 trường NV trường THPT, phần lớn là vị trí công nghệ thông tin theo
quy định tại Thông tư 16/2015/TT-BGDĐT.
STT
|
Bậc, cấp học
|
CBQL
|
Giáo viên
|
Nhân viên
|
Tổng
|
TS
|
Thừa
|
Thiếu
|
TS
|
Thừa
|
Thiếu
|
TS
|
Thừa
|
Thiếu
|
TS
|
Thừa
|
Thiếu
|
1
|
Mầm non
|
289
|
|
43
|
2368
|
|
526
|
283
|
45
|
|
2940
|
45
|
569
|
2
|
Tiểu học
|
423
|
32
|
|
4309
|
|
|
605
|
18
|
|
5337
|
50
|
|
3
|
THCS
|
189
|
|
8
|
3462
|
237
|
|
404
|
|
64
|
4055
|
237
|
72
|
4
|
THPT
|
104
|
|
14
|
1998
|
43
|
|
168
|
|
32
|
2270
|
43
|
46
|
Tổng
|
1.005
|
32
|
65
|
12.137
|
280
|
526
|
1.460
|
63
|
96
|
14.602
|
375
|
687
|
Bảng
2: Số lượng đội ngũ đến đầu năm học 2018-2019
* Đánh giá chung về số lượng
a) Ưu điểm - nguyên nhân
Đội ngũ từng bước được rà soát,
sắp xếp ổn định, khắc phục dần tình trạng thừa thiếu cục bộ. Sau 5 năm tỷ lệ GV/lớp
ở các cấp học PT đều được giảm tiệm cận với tỷ lệ GV/lớp theo quy định, vị trí
việc làm ở mỗi cấp học, mỗi bậc học được quan tâm bố trí đúng tiêu chuẩn chức
danh nghề nghiệp.
Công tác thuyên chuyển, tuyển dụng
viên chức của ngành được thực hiện công khai, minh bạch trên cơ sở rà soát biên
chế của từng đơn vị để sắp xếp điều chuyển trước khi tuyển dụng nên đã góp phần
ổn định đội ngũ. Biên chế GV bậc MN được bổ sung từng năm, đáp ứng ngày càng
tốt nhu cầu dạy 2 buổi/ngày của giáo dục MN.
b) Hạn chế - nguyên nhân
Một số địa phương chưa chủ động
thực hiện tốt công tác quy hoạch và bồi dưỡng GV dự nguồn các chức danh lãnh đạo
nên còn bị động khi bổ nhiệm CBQL do không đáp ứng tiêu chuẩn bổ nhiệm.
Việc rà soát, sắp xếp đội ngũ được
quan tâm chỉ đạo với mục tiêu đảm bảo cơ cấu và định mức quy định đối với từng
bậc học, cấp học để đáp ứng tốt nhu cầu giảng dạy. Tuy nhiên, do sáp nhập quy
mô trường lớp chưa có lộ trình cụ thể nên một số địa phương bị động trong tuyển
dụng và bố trí đội ngũ, gây tình trạng thừa cục bộ.
Quy mô trường ở một số địa phương
còn dàn trải, nhỏ lẻ do điều kiện thực tế của từng địa phương. Điều này làm
phát sinh tình trạng thừa thiếu cục bộ GV ở một số môn. Công tác quản lý, sắp
xếp biên chế vì thế gặp không ít khó khăn.
Việc thay đổi cơ chế, chính
sách về vị trí việc làm của trường MN, PT đã làm nảy sinh những bất cập khó
giải quyết, thừa những vị trí không có theo quy định đồng thời những vị trí
việc làm cần thiết nhưng không được bố trí như kế toán, y tế.
2.2. Cơ cấu
2.2.1. Cán bộ quản lý
Về cơ cấu nữ: có 182/716 CBQL bậc
PT là nữ, tỷ lệ 25.4% trong đó cao nhất là cấp TH có 28.4% CBQL nữ, thấp nhất
là cấp THCS có 19.6% CBQL nữ. CBQL là người dân tộc chiếm 1,4%, riêng cấp THCS
chưa có CBQL là người dân tộc.
Tỷ lệ CBQL là đảng viên chiếm 89.3%,
cao nhất là THPT 93.4%; thấp nhất là cấp THCS 85.2%. Có 106 CBQL không là đảng
viên.
Về độ tuổi: có 65.2% CBQL còn
15 năm công tác[16];
33,3% CBQL còn 25 năm công tác[17],
đội ngũ CBQL trẻ có trên 25 năm công tác[18] chiếm 1.5 %.
ST T
|
Bậc, cấp học
|
Tổng
|
Nữ
|
Dân tộc
|
Đảng viên
|
Độ tuổi
|
trên 40 (nữ); trên 45 (nam)
|
30 - <40 (nữ)
35 - < 45 (nam)
|
< 30 (nữ);
< 35 (nam)
|
1
|
Mầm non
|
289
|
289 - 100%
|
6 - 2.1%
|
256 - 88.6%
|
124 - 42.9%
|
159 - 55%
|
6 - 2.1%
|
2
|
Tiểu học
|
423
|
120 - 28.4%
|
6 - 1.4%
|
383 - 90.5%
|
333 - 78.7%
|
88 - 20.8%
|
2 - 0.5%
|
3
|
THCS
|
189
|
37 - 19.6%
|
|
161 - 85.2%
|
141 - 74.6%
|
46 - 24.3%
|
2 - 1.1%
|
4
|
THPT
|
104
|
25 - 24%
|
2 - 1.9%
|
99 - 93.4%
|
59 - 55,7%
|
42 - 39.6%
|
5 - 4.7%
|
Tổng
|
1005
|
471 - 46.8%
|
14 - 1.4%
|
899 - 89.3%
|
657 - 65.2%
|
335 - 33.3%
|
15 - 1.5%
|
Bảng
3: Cơ cấu cán bộ quản lý đến đầu năm học 2018-2019
2.2.2. Giáo viên
Trong 12.137 giáo viên có 8.210
giáo viên nữ (67.6%) thấp nhất là cấp THCS 56.6% GV là nữ; có 172 GV là người dân
tộc thiểu số nhiều nhất là cấp TH có 79 GV.
Tỷ lệ GV là đảng viên nhìn
chung còn thấp, có 50.7% GV là đảng viên trong đó cao nhất là cấp TH (55.3%) và
thấp nhất là bậc MN (43.1%).
Cơ cấu độ tuổi không đồng đều giữa
các cấp học, bậc MN có đến 47.3% là GV trẻ[19] trong khi cấp TH có 44% GV trên 40 tuổi đối với
nữ và trên 45 tuổi đối với nam.
STT
|
Bậc, cấp học
|
Tổng
|
Nữ
|
Dân tộc
|
Đảng viên
|
Độ tuổi
|
trên 40 (nữ); trên 45 (nam)
|
30 - <40 (nữ)
35 - < 45 (nam)
|
< 30 (nữ);
< 35 (nam)
|
1
|
Mầm non
|
2368
|
2368 - 100%
|
18 - 0.8%
|
1020 - 43.1%
|
220 - 9.3%
|
1027 - 43.4%
|
1121 - 47.3%
|
2
|
Tiểu học
|
4309
|
2568 - 59.6%
|
79 - 1.8%
|
2385 - 55.3%
|
1894 - 44%
|
1376 - 31.9%
|
1039 - 24.1%
|
3
|
THCS
|
3462
|
1960 - 56.6%
|
46 - 1.3%
|
1750 - 50.5%
|
1332 - 38.5%
|
1544 - 44.6%
|
586 - 16.9%
|
4
|
THPT
|
1998
|
1314 - 65.8%
|
29 - 1.5%
|
1002 - 50.2%
|
344 - 17.2%
|
1326 - 66.4%
|
328 - 16.4%
|
Tổng
|
12.137
|
8210 - 67.6%
|
172 - 1.4%
|
6157 - 50.7%
|
3790 - 31.2%
|
5273 - 43.4%
|
3074 - 25.3%
|
Bảng
4: Cơ cấu giáo viên
2.2.3. Nhân viên
Tỷ lệ NV nữ chiếm 73.1%, cấp THCS
tỷ lệ NV nữ chiếm cao nhất, 69.2%. NV là đảng viên khá cao, chiếm 42,6%; độ
tuổi khá trẻ, có 51.2% NV còn thời gian công tác trên 15 năm và 37.1% NV còn thời
gian công tác trên 25 năm.
STT
|
Bậc, cấp học
|
Tổng
|
Nữ
|
Dân tộc
|
Đảng viên
|
Độ tuổi
|
trên 40 (nữ);
trên 45 (nam)
|
30 - <40 (nữ)
35 - < 45 (nam)
|
< 30 (nữ);
< 35 (nam)
|
1
|
Mầm non
|
283
|
276 - 98.2%
|
8 - 3.7%
|
118 - 54.2%
|
10 - 3.6%
|
120 - 42.7%
|
151 - 53.7%
|
2
|
Tiểu học
|
605
|
408 - 68.1%
|
22 - 3.7%
|
297 - 49.6%
|
55 - 9.2%
|
327 - 45.6%
|
217 - 36.2%
|
3
|
THCS
|
404
|
274 - 69.2%
|
10 - 3.6%
|
150 - 37.9%
|
82 - 20.1%
|
208 - 52.2%
|
106 - 26.8%
|
4
|
THPT
|
168
|
109 - 64.8%
|
1 - 0.9%
|
50 - 29.8%
|
21 - 12.5%
|
85 - 50.6%
|
62 - 36.9%
|
Tổng
|
1.460
|
1.067 - 73.1%
|
41 - 2.8%
|
615 - 42.6%
|
168 - 11.6%
|
740 - 51.2%
|
536 - 37.1%
|
Bảng
5: Cơ cấu nhân viên
* Đánh giá chung về cơ cấu
a) Ưu điểm - nguyên nhân
CBQL là người dân tộc thiểu số được
quan tâm tạo điều kiện phát triển, đến nay có 1,4% CBQL là người dân tộc.
Đảng viên của ngành được quan tâm
bồi dưỡng và phát triển tốt, có 7.671 CBQL, GV và NV là đảng viên, chiếm 52.5%
trong đó CBQL 89.3%; GV 50.7%, đặc biệt có 42.6% NV là đảng viên.
Độ tuổi được bổ sung theo hướng
trẻ hóa, nâng dần tỷ lệ CBQL trẻ từ bậc TH lên THCS và THPT. Riêng CBQL cấp THPT
hiện có 39,6% CBQL còn thời gian công tác trên 15 năm và 4,7% CBQL còn thời
gian công tác trên 25 năm.
b) Hạn chế - nguyên nhân
Bậc PT chỉ có 155/309 trường PT
(50.2%) có CBQL nữ, tỷ lệ này còn thấp so với chỉ tiêu của ngành Giáo dục theo
Quyết định 4996/ QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 10 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
“Phê duyệt kế hoạch hành động về bình đẳng giới của ngành Giáo dục giai đoạn 2016-2020”
đến năm 2020 có 95% cơ sở giáo dục PT có nữ tham gia Ban Giám hiệu.
Sau 5 năm tỷ lệ CBQL nữ bậc PT chỉ
tăng 0.01%[20]. Trong
309 hiệu trưởng trường PT có 65 nữ[21] giữ chức vụ hiệu trưởng, chiếm tỷ lệ 21% tổng số hiệu trưởng;
79% CBQL nữ giữ vị trí cấp phó nên còn hạn chế trong việc tham gia ra quyết
định về công tác quản lý.
Về độ tuổi, CBQL và GV cấp TH có
nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý và dạy học[22] tuy nhiên sẽ có một phần khó khăn trong việc ứng
dụng công nghệ thông tin để tiếp cận, áp dụng và triển khai thực hiện chương
trình giáo dục PT mới.
2.3. Về chất lượng
2.3.1. Cán bộ quản lý
CBQL đạt chuẩn 100%; trên chuẩn
89.1% trong đó CBQL trường MN trên chuẩn 99.3%; trường TH trên chuẩn 97.2%;
trường THCS trên chuẩn 91%; trường THPT trên chuẩn 24%. CBQL có trình độ chuyên
môn đại học trở lên theo tiêu chuẩn quy định của ngành là 95.6% trong đó MN
98.3%; TH 94.8%; THCS 91%; THPT 100%.
Trong 89.3% CBQL là đảng viên có
89.1% có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên; 99.7% CBQL đã qua bồi dưỡng
nghiệp vụ quản lý giáo dục; 74% CBQL có trình độ ngoại ngữ B trở lên[23]; 93% CBQL có trình độ Tin
học A (hoặc cơ bản) trở lên.
STT
|
Bậc, cấp học
|
Tổng
|
Trình độ chuyên môn
|
Tiêu chuẩn CBQL
|
Th.sĩ, %
|
ĐH, %
|
CĐ, %
|
TC, %
|
Trên chuẩn %
|
Trung cấp LLCT trở lên, %
|
NVQL, %
|
NN bậc 2 trở lên, %
|
Tin học Cơ bản trở lên, %
|
ĐH trở lên %
|
1
|
Mầm non
|
289
|
1
|
0.3
|
283
|
98
|
3
|
1
|
2
|
0.7
|
287
|
99.3
|
253
|
87.5
|
288
|
99.7
|
230
|
80
|
272
|
94
|
284
|
98.3
|
2
|
Tiểu học
|
423
|
1
|
0.2
|
400
|
95
|
15
|
3.5
|
9
|
2.1
|
411
|
97.2
|
367
|
86.8
|
422
|
99.8
|
314
|
74
|
402
|
95
|
401
|
94.8
|
3
|
THCS
|
189
|
4
|
2.1
|
168
|
89
|
17
|
9
|
|
0
|
172
|
91
|
160
|
84.7
|
189
|
100
|
107
|
57
|
163
|
86
|
172
|
91
|
4
|
THPT
|
104
|
25
|
24
|
79
|
76
|
|
0
|
|
0
|
25
|
24
|
102
|
98.1
|
103
|
99
|
89
|
86
|
101
|
97
|
104
|
100
|
Tổng
|
1.005
|
31
|
3.1
|
930
|
93
|
35
|
3.5
|
11
|
1.1
|
895
|
89.1
|
882
|
87.8
|
1002
|
99.7
|
740
|
74
|
938
|
93
|
961
|
95.6
|
Bảng
6: Chất lượng cán bộ quản lý
2.3.2. Giáo viên
GV bậc MN và PT hiện đã đạt chuẩn
100%; trên chuẩn 70.4%, cao nhất là giáo viên TH trên chuẩn 90%. Tuy nhiên,
theo quy định của dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi thì GV bậc học MN đạt chuẩn từ
cao đẳng trở lên là 79.7%; GV TH có trình độ đại học trở lên là 75.1% và 71% GV
THCS trình độ đại học trở lên.
STT
|
Cấp/bậc học
|
Tổng
|
Trình độ chuyên môn
|
Đạt chuẩn %
|
Trên chuẩn %
|
Chuẩn (theo dự thảo luật GD sửa đổi), %
|
Thạc sĩ, %
|
Đại học, %
|
Cao đẳng, %
|
Trung cấp, %
|
1
|
Mầm non
|
2.368
|
|
0.0
|
1.445
|
61
|
442
|
18.7
|
481
|
20.3
|
2.368
|
100.0
|
1.887
|
79.7
|
1.887
|
79.7
|
2
|
TH
|
4.309
|
6
|
0.1
|
3228
|
74.9
|
644
|
14.9
|
431
|
10
|
4.309
|
100.0
|
3.878
|
90
|
3.234
|
75.1
|
3
|
THCS
|
3.462
|
16
|
0.5
|
2.459
|
71
|
987
|
28.5
|
|
|
3.453
|
100.0
|
2.475
|
71.5
|
2.459
|
71.0
|
4
|
THPT
|
1.998
|
301
|
15.1
|
1.697
|
84.9
|
|
0
|
|
0
|
1.998
|
100.0
|
301
|
15.1
|
1.998
|
100
|
Tổng
|
12.137
|
323
|
2.7
|
8.829
|
72.7
|
2.073
|
17
|
912
|
7.6
|
12.128
|
100.0
|
8.541
|
70.4
|
9.578
|
78.9
|
Bảng
7: Chất lượng giáo viên
2.3.3. Nhân viên
Trong 1.460 NV có 0.1% NV có trình
độ chuyên môn sau đại học; 40,9% NV trình độ đại học; 20.2% NV trình độ cao
đẳng; 37.7% NV trình độ trung cấp và 1% NV trình độ sơ cấp. Đội ngũ NV ngành
hiện có 118 NV các vị trí có trình độ đào tạo chưa đúng chuyên ngành hoặc của
các ngành gần, nhiều nhất là cấp TH có 85 NV, 14.5% số NV của cấp TH.
STT
|
Bậc, cấp học
|
Tổng
|
Trình độ chuyên môn
|
Chuyên ngành gần /khác
|
Tổng, %
|
Th.sĩ
|
ĐH
|
CĐ
|
Trung cấp
|
Sơ cấp
|
Thư viện
|
Kế toán
|
Y tế
|
1
|
Mầm non
|
283
|
|
0.0
|
100
|
35.3
|
54
|
19.1
|
119
|
42.0
|
10
|
3.5
|
|
17
|
5
|
22
|
7.8
|
2
|
Tiểu học
|
605
|
1
|
0.2
|
233
|
38.5
|
76
|
12.6
|
294
|
48.6
|
1
|
0.2
|
44
|
23
|
18
|
85
|
14
|
3
|
THCS
|
404
|
1
|
0.2
|
168
|
41.6
|
121
|
30.0
|
111
|
27.5
|
3
|
0.7
|
7
|
1
|
|
8
|
2.0
|
4
|
THPT
|
168
|
|
0.0
|
96
|
57.1
|
44
|
26.2
|
27
|
16.1
|
1
|
0.6
|
3
|
|
|
3
|
1.8
|
|
Tổng
|
1.460
|
2
|
0.1
|
597
|
40.9
|
295
|
20.2
|
551
|
37.7
|
15
|
1.0
|
54
|
41
|
23
|
118
|
8.1
|
Bảng
8: Chất lượng nhân viên
* Đánh giá chung về chất lượng
đội ngũ
a) Ưu điểm - nguyên nhân
Đội ngũ CBQL, GV, NV nhìn chung
có tinh thần tự học, tự trang bị kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ. Đến nay, CBQL và GV có trình độ trên chuẩn là 9.436/13.142 người (71.8%)
tăng 9.1% so với năm học 2013-2014[24], trung bình mỗi năm có 292 CBQL, GV tự học để nâng cao trình
độ chuyên môn trong đó bậc MN tăng 14.2%; cấp TH tăng 10.8%; THCS tăng 0.9% và
cấp THPT tăng 4.2%.
Công tác cán bộ trong những năm
qua có những chuyển biến, các cấp quản lý đã mạnh dạn bổ nhiệm những CBQL trẻ, có
năng lực vượt trội giữ chức vụ lãnh đạo đơn vị; hiệu trưởng, phó hiệu trưởng hết
02 nhiệm kỳ công tác được luân chuyển theo quy định. Đội ngũ CBQL trong quy hoạch
dự nguồn chức danh CBQL được quan tâm bồi dưỡng, phần lớn CBQL được trang bị
kiến thức lý luận chính trị, nghiệp vụ quản lý giáo dục, tiếng Anh và Tin học
trước khi bổ nhiệm nên đã phát huy tốt năng lực quản lý, bản lĩnh công tác.
Chất lượng đội ngũ được nâng lên
từng năm đã thể hiện nhận thức, tâm huyết và lòng yêu nghề của đội ngũ. Chất
lượng giáo dục, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT, học sinh đạt giải tại các kỳ
thi học sinh giỏi quốc gia, thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng hàng năm đều
tăng cho thấy quá trình thực hiện đổi mới công tác quản lý đi vào chiều sâu và
đạt hiệu quả. Song song đó, công tác bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ có bước
chuyển biến tích cực, các hoạt động bồi dưỡng hàng năm được quan tâm thực hiện tốt.
Đề án Ngoại ngữ 2020 đã nâng chất
lượng GV tiếng Anh qua từng năm. Đến nay, GV tiếng Anh TH đạt chuẩn B2 (bậc 4)
trở lên 303/323 (93.8%); GV THCS đạt chuẩn B2 (bậc 4) trở lên 297/343 (86.5%);
GV THPT đạt chuẩn C1 (bậc 5) 120/222 (54.5%).
Năm 2016, ngành đã hoàn thành việc
xếp hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định mới. Việc xếp hạng này vừa để xác
định năng lực, trình độ GV, vừa là động lực GV phấn đấu lên thứ hạng cao hơn.
Song song đó, chế độ chính sách được quan tâm, thực hiện kịp thời nên đời sống
tinh thần của đội ngũ nhìn chung ổn định, an tâm công tác và đầu tư cho công
việc. NV gắn bó và chuyên tâm với công việc, có tinh thần tự học hỏi để nâng
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ dù chế độ tiền lương thấp.
Công tác thanh tra, kiểm tra, xử
lý các đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến đội ngũ được đẩy mạnh; việc khắc
phục hạn chế sau thanh tra được quan tâm kiểm tra, nhắc nhở và rút kinh nghiệm
nên ngành đã có những điều chỉnh kịp thời, giúp ổn định tư tưởng đội ngũ.
b) Hạn chế - nguyên nhân
Đội ngũ có trình độ trên chuẩn khá
cao nhưng chất lượng giáo dục ở một số địa phương chậm được nâng lên. Không ít
CBQL còn tư tưởng trông chờ ỷ lại, thiếu nghiên cứu, dự báo tình hình; chưa chủ
động tham mưu, tìm tòi các giải pháp khắc phục hạn chế để phát triển đơn vị; năng
lực quản trị trường học so với yêu cầu của chương trình giáo dục PT mới và mục
tiêu đổi mới giáo dục còn nhiều hụt hẫng.
Nhận thức về mục tiêu đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục trong một bộ phận CBQL chưa sâu sắc. Vì vậy việc triển
khai Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với đội ngũ ở
một số đơn vị chưa tốt, chưa theo kịp yêu cầu đổi mới giáo dục nên chưa phát
huy tối đa năng lực của đội ngũ.
Trách nhiệm người đứng đầu chưa
được phát huy cao trong việc chủ động đề xuất giải pháp điều hành đơn vị. Tư duy
quản lý trong một bộ phận CBQL còn chậm đổi mới, vẫn nặng về chỉ đạo theo kiểu
hành chính, mệnh lệnh. Công tác tổ chức, quản lý ở một số cơ sở giáo dục chưa
thật sự đi vào chiều sâu. Việc dự báo, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng chưa được
chú trọng đúng mức dẫn đến tình trạng thiếu cục bộ và hụt hẫng giữa các thế hệ
nhất là đối với đội ngũ trong quy hoạch dự nguồn CBQL của các đơn vị.
Công tác đánh giá công chức, viên
chức; đánh giá HT, GV theo chuẩn vẫn còn hình thức, còn tâm lý nể nang; chưa
phản ánh đúng thực chất trình độ, năng lực, chưa lấy hiệu quả công việc làm
thước đo chủ yếu. Song song đó, các tiêu chí và cách thức đánh giá còn chung
chung, nặng tính chủ quan, cảm tính, chưa phù hợp với mục tiêu đổi mới giáo
dục. Vì vậy kết quả đánh giá chưa thật sự là đòn bẩy để tạo động lực phấn đấu.
Một bộ phận GV còn nhiều hạn chế
trong việc tiếp cận các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại, phương pháp tổ
chức dạy học. Tỷ lệ học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia so
với các tỉnh trong khu vực còn thấp phần nào phản ánh chất lượng đội ngũ GV
trong công tác giáo dục mũi nhọn. Đội ngũ GV cốt cán (thành viên hội đồng bộ môn)
chưa được bồi dưỡng thường xuyên các năng lực cần thiết để làm nòng cốt trong chuyên
môn của từng bộ môn.
Tỷ lệ GV tiếng Anh đạt tham gia
bồi dưỡng đạt chuẩn năng lực được quan tâm thực hiện tốt, GV đạt chuẩn tăng lên
qua từng năm nhưng chất lượng môn tiếng Anh có nhiều nổi bật, chưa đáp ứng tốt yêu
cầu dạy tiếng Anh và mục tiêu của Đề án Ngoại ngữ quốc gia đến năm 2020.
Chế độ chính sách cho GV nhất là
GV MN còn thấp trong khi yêu cầu công việc ngày càng cao. Song song đó, mặt trái
của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đã đặt ra nhiều vấn đề về đời sống,
tác động đến tâm lý nghề nghiệp khiến cho một số ít không làm chủ được mình,
chưa toàn tâm toàn ý cho nghề nghiệp.
Công tác bồi dưỡng, nâng cao nghiệp
vụ cho NV trường học chưa được quan tâm sâu theo hướng ổn định lâu dài để đáp
ứng tốt yêu cầu công việc ở từng vị trí công tác.
IV. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
1.1. Tổ chức sắp xếp lại toàn diện
và đồng bộ hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập, bảo đảm tinh gọn; rà soát,
sắp xếp, điều chỉnh lại quy mô lớp học một cách hợp lý; thu gọn lại các điểm
trường trên nguyên tắc thuận lợi cho người dân và phù hợp với điều kiện thực tế
của địa phương.
1.2. Giảm đầu mối bên trong các
đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu quả hoạt động; sắp
xếp, bố trí đội ngũ đúng định mức quy định; đảm bảo tiêu chuẩn chức danh nghề
nghiệp của từng vị trí việc làm.
1.3. Xây dựng đội ngũ có cơ cấu
hợp lý, có năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới. CBQL có
năng lực điều hành các hoạt động của nhà trường với quy trình chuyên nghiệp và
hiệu quả, đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới, hội nhập quốc tế. Đội ngũ CBQL, GV cốt
cán là những chuyên gia về quản lý, chuyên gia môn học; có kiến thức rộng và có
nền tảng để thường xuyên cập nhật tri thức khoa học công nghệ hiện đại, có năng
lực bồi dưỡng cho đồng nghiệp.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Đến năm 2020
Cơ bản xây dựng được đội ngũ đủ
số lượng, đồng bộ về cơ cấu, được bồi dưỡng những năng lực cần thiết để thực hiện
chương trình giáo dục PT mới.
2.1.1. 100% GV tiếng Anh các bậc
học đạt chuẩn quy định.
2.1.2. 85.4% GV MN có trình độ
chuyên môn cao đẳng trở lên; 82.1% GV TH trình độ chuyên môn đại học; 79.9% GV
THCS trình độ đại học trở lên; 18.2% GV THPT có trình độ thạc sĩ trở lên.
2.1.3. 100% GV và CBQL cơ sở giáo
dục PT được bồi dưỡng năng lực triển khai thực hiện chương trình, sách giáo
khoa mới (bắt đầu năm học 2019-2020 đối với lớp 1).
2.1.4. 100% GV và CBQL cơ sở giáo
dục PT được bồi dưỡng nâng cao năng lực theo chuẩn nghề nghiệp GV, chuẩn hiệu
trưởng trong đó có 70% đạt mức khá trở lên.
2.1.5. 100% GV và CBQL giáo dục
phổ thông cốt cán được bồi dưỡng năng lực hỗ trợ đồng nghiệp tự học, tự bồi dưỡng
chuyên môn, nghiệp vụ thường xuyên, liên tục ngay tại trường.
2.1.6. 100% GV và CBQL cơ sở giáo
dục PT được bồi dưỡng, cấp chứng chỉ theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp trước
khi được bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp tương ứng.
2.1.7. Phấn đấu trong từng thời
điểm có ít nhất 30% CBQL trong quy hoạch dự nguồn được bồi dưỡng đủ điều kiện bổ
nhiệm ngay khi có yêu cầu.
2.1.8. Củng cố đội ngũ GV Trường
THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm để nâng chất lượng giáo dục mũi nhọn.
2.1.9. Xây dựng CBQL, GV cốt cán
có năng lực vững vàng; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng và nghiệp vụ tốt cho đồng
nghiệp.
2.2. Đến năm 2021
2.2.1. Mỗi xã có không quá 02 trường
TH trên cùng một xã với mô hình một trường nhiều điểm học (bao gồm cả trường TH
có nhiều cấp học).
2.2.2. Rà soát, sắp xếp lại quy
mô lớp học hợp lý, giảm các lớp có số lượng HS dưới 70% số lượng tối đa theo quy
định.
2.2.3. Đẩy mạnh sắp xếp lại cơ cấu
viên chức hợp lý, đảm bảo đúng, đủ định mức quy định, đến năm 2021 không còn
trường có tỷ lệ giáo viên vượt định mức quy định.
2.3. Đến năm 2025
2.3.1. Đội ngũ GV tiếng Anh phổ
thông đáp ứng yêu cầu giảng dạy cho 100% học sinh từ lớp 3 đến lớp 6 được học
chương trình ngoại ngữ 10 năm (bắt đầu từ lớp 3 đến lớp 12).
2.3.2. Đến 2025, trình độ chuẩn,
trên chuẩn của GV trong biên chế phấn đấu đạt: MN đạt 100% trình độ cao đẳng
trở lên; TH, THCS đạt 100% trình độ Đại học; THPT đạt 20% trình độ Thạc sĩ.
2.3.3. 100% GV và CBQL có khả năng
ứng dụng tốt công nghệ thông tin vào giảng dạy và công tác quản lý.
2.3.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ
GV Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm làm đầu tàu trong việc dạy học sáng tạo,
nghiên cứu khoa học và công nghệ, đặc biệt là trong khâu bồi dưỡng HS giỏi cấp
khu vực, cấp quốc gia. Phấn đấu đến năm 2025 số HS đạt giải HS giỏi quốc gia thuộc
nhóm các tỉnh khá trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
2.3.5. Xây dựng CBQL, GV cốt cán
là những chuyên gia về quản lý, chuyên gia môn học; CBQL có năng lực điều hành
các hoạt động của nhà trường với quy trình chuyên nghiệp và hiệu quả.
2.4. Đến năm 2030
Phấn đấu đến năm 2030 hệ thống các
trường MN, PT công lập tỉnh Vĩnh Long được sắp xếp hợp lý, được đầu tư tốt về
cơ sở vật chất, thiết bị. Chất lượng giáo dục tỉnh Vĩnh Long được nâng cao toàn
diện và nằm trong top các tỉnh khá trong cả nước.
V. GIẢI PHÁP VÀ LỘ TRÌNH THỰC
HIỆN
1. Nâng cao nhận thức, thực hiện
có hiệu quả công tác tuyên truyền, quán triệt các Nghị quyết của Đảng, chỉ đạo
của ngành
Quán triệt sâu sắc, vận dụng sáng
tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; thực hiện nghiêm Cương lĩnh,
Điều lệ, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho đội ngũ
cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành, nhất là về công tác quản lý và
nâng cao chất lượng đội ngũ. Kiên quyết đấu tranh với những quan điểm sai trái,
luận điệu xuyên tạc; mở rộng các hình thức tuyên truyền, nhân rộng những điển
hình tiên tiến, những cách làm sáng tạo, hiệu quả.
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên
truyền Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa XII, Chương trình hành động số 23-CTr/TU ngày 02 tháng 01 năm 2018
của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW “Về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ
chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự
nghiệp công lập” giúp đội ngũ trong toàn ngành nắm vững mục tiêu, lộ trình rà
soát, sắp xếp quy mô trường lớp và tinh giản biên chế; nâng cao nhận thức, tạo
đồng thuận ở các ngành, các cấp, các đơn vị sự nghiệp và toàn xã hội, góp phần
nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động trong thời gian tới.
Tổ chức quán triệt, nâng cao nhận
thức của đội ngũ về chủ trương đổi mới giáo dục đào tạo. Tiếp tục tuyên truyền
thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung ương VIII
Khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số
51/2017/QH14 ngày 21/11/2017 Quốc hội khóa XIV “Điều chỉnh lộ trình thực hiện
chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo Nghị quyết số
88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình,
sách giáo khoa giáo dục phổ thông”; Quyết định 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của
Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo
dục phổ thông; Chỉ thị số 16/CT- TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ “Về
đẩy mạnh đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”; giúp đội ngũ
nhận thức đúng mục tiêu đổi mới; cấu trúc, lộ trình thực hiện chương trình giáo
dục PT mới để tự trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết và tích cực tham gia
công tác bồi dưỡng theo yêu cầu.
Các cơ sở giáo dục thực hiện tốt
công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, phong cách, lối sống cho đội ngũ. Đẩy
mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với tổ
chức quán triệt nội dung Nghị quyết TW 4 (khóa XII) về tăng cường chỉnh đốn
Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,
những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; Chỉ thị số
1737/CT-BGDĐT ngày 07/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo “Về việc tăng
cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo”. Tuyên truyền, vận động
đội ngũ tìm hiểu kiến thức pháp luật, các quy định của ngành, trách nhiệm cá
nhân trong việc xây dựng và thực hiện nề nếp, kỷ cương trường học.
2. Rà soát, sắp xếp, tổ chức
lại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp
ủy Đảng, chính quyền địa phương; vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân, Mặt
trận tổ quốc, các đoàn thể; sự tham gia của toàn xã hội trong việc sắp xếp, tổ
chức lại đơn vị sự nghiệp; đảm bảo tính kế thừa và ổn định, thuận lợi với điều
kiện học tập của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Hình thành
trường phổ thông có nhiều cấp học (TH, THCS, THPT) phù hợp với nhu cầu và điều
kiện thực tế của từng địa phương, địa bàn cụ thể theo Chương trình hành động số
23-CTr/TU ngày 02 tháng 01 năm 2018 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW
“Về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu
quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”, Công văn 3712/BGDĐT-CSVC ngày
24 tháng 8 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo “Về việc hướng dẫn thực hiện rà
soát, sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông”, Công văn
3043/BGDĐT- NGCBQLGD ngày 20/7/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo “Về việc đôn đốc
thực hiện tinh giản biên chế ngành Giáo dục”.
Đẩy mạnh việc hợp nhất các trường
TH trên cùng một xã, thu gọn các điểm trường trên nguyên tắc thuận lợi cho
người dân và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Đến năm 2021 giảm 36
trường TH - 18.4% và giảm 33 lớp - 1,17%[25] [26]. Rà soát, sắp xếp lại quy mô lớp học hợp lý, giảm các lớp có số
lượng HS dưới 70% số lượng tối đa theo quy định.
Đổi mới phương thức quản lý, nâng
cao năng lực quản trị đơn vị; hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy bên trong từng
đơn vị, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; xác định rõ thẩm quyền, trách
nhiệm của từng bộ phận, cá nhân, nhất là trách nhiệm người đứng đầu. Rà soát,
sắp xếp lại cơ cấu tổ chuyên môn, tổ công đoàn theo hướng tinh gọn; sáp nhập
hợp lý các tổ chuyên môn có quy mô nhỏ, hoạt động chưa hiệu quả; nâng cao trách
nhiệm của tổ trưởng, tổ phó trong việc tổ chức các hoạt động của tổ và bồi
dưỡng chuyên môn cho tổ viên nhằm nâng cao chất lượng trong mọi hoạt động của
từng đơn vị.
3. Thực hiện tốt công tác tuyển
dụng, sắp xếp, bố trí và sử dụng đội ngũ
Xây dựng kế hoạch trung hạn và dài
hạn với giải pháp và lộ trình phù hợp để quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng và bồi
dưỡng đội ngũ bảo đảm có đủ năng lực và phẩm chất nghề nghiệp; khắc phục tình
trạng thiếu đội ngũ hoặc bố trí, sử dụng không đúng cơ cấu, không phù hợp với
chuyên ngành đào tạo và không đúng vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp.
Thực hiện tốt công tác tuyển dụng
viên chức hàng năm trên cơ sở rà soát cụ thể từng nhu cầu. Sắp xếp, bố trí lại
cơ cấu viên chức theo quy định; xác định số lượng biên chế, thực hiện tinh giản
biên chế đảm bảo mục tiêu đề ra, không cắt giảm cơ học chỉ tiêu biên chế giao
hàng năm để thực hiện tinh giản biên chế.
Thực hiện có hiệu quả việc đánh
giá phẩm chất, năng lực đội ngũ theo chuẩn nghề nghiệp và đánh giá kết quả làm việc
của đội ngũ hàng năm để sàng lọc, phân loại làm căn cứ tinh giản biên chế. Trên
cơ sở đánh giá, phân loại viên chức hàng năm, tổ chức phân loại viên chức theo
vị trí việc làm và bố trí, sắp xếp đội ngũ đảm bảo chất lượng, hiệu quả công
việc.
Xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo
lại, hỗ trợ thích hợp đối với viên chức và người lao động dôi dư do sáp nhập
đặc biệt là các chức danh kế toán, y tế trường học, thiết bị, thư viện tại các
trường MN, PT.
3.1. Cán bộ quản lý
Thực hiện có hiệu quả công tác rà
soát, bổ sung quy hoạch hàng năm đến năm 2025, đảm bảo đủ cơ cấu quy định theo
từng đơn vị. Thủ trưởng đơn vị xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và tham mưu thực
hiện tốt, ít nhất trong từng thời điểm có 30% đội ngũ trong quy hoạch của mỗi
đơn vị đủ điều kiện bổ nhiệm, đáp ứng ngay yêu cầu công việc.
Thực hiện nghiêm quy định về công
tác cán bộ, không bổ nhiệm mới, bổ nhiệm lại CBQL chưa đáp ứng tiêu chuẩn quy
định. Thực hiện nghiêm số lượng lãnh đạo cấp phó theo cơ cấu hạng trường, các
trường có điểm lẻ trong lộ trình sáp nhập cần có giải pháp hợp lý để tránh bổ
nhiệm thừa.
Giải quyết có hiệu quả và hợp lý
đội ngũ CBQL thừa do bổ nhiệm thừa so với quy định. Đối với các đơn vị dôi dư
CBQL do sáp nhập phải có kế hoạch điều chuyển trong thời hạn tối đa 3 năm kể từ
ngày sáp nhập; trường hợp điều chuyển giữ chức vụ thấp hơn thì được bảo lưu phụ
cấp chức vụ theo quy định; trường hợp CBQL đủ điều kiện theo Nghị định
113/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018 của Chính phủ thì sắp xếp thực hiện chính sách tinh
giản biên chế.
3.2. Giáo viên
Trong năm 2019 hoàn thành việc điều
chỉnh và rà soát đề án vị trí việc làm trong tất cả các cơ sở giáo dục MN, PT
công lập theo quy định tại Thông tư 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV và Thông tư 16/TT-BGDĐT
để bảo định mức biên chế viên chức theo quy định, khắc phục tình trạng bố trí,
sử dụng không đúng cơ cấu viên chức và không phù hợp với chuyên ngành đào tạo.
Chuẩn bị đủ các điều kiện để tiến tới thực hiện việc quản lý viên chức và chi
trả lương theo vị trí việc làm.
Địa phương chủ động tham mưu thực
hiện tinh giản biên chế ngành Giáo dục theo chỉ đạo tại Công văn 3043/BGDĐT-NGCBQLGD
ngày 20/7/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo “Về việc đôn đốc thực hiện tinh giản
biên chế ngành Giáo dục”, giải quyết hợp lý chế độ chính sách cho đội ngũ chịu
tác động của việc rà soát, sắp xếp.
Rà soát đội ngũ của các trường trong
lộ trình xây dựng trường chuẩn quốc gia, tham mưu kịp thời để có kế hoạch sắp
xếp, bồi dưỡng đảm bảo cơ cấu và điều kiện, tiêu chuẩn quy định.
Rà soát, quy hoạch đội ngũ GV bám
sát lộ trình sắp xếp quy mô trường lớp của từng địa phương giai đoạn 2019-2025,
trên cơ sở đó xác định cụ thể biên chế từng năm và trong năm học để có kế hoạch
điều động, thuyên chuyển, tuyển dụng hợp lý, đảm bảo đến năm 2021 giải quyết
dứt điểm tình trạng thừa - thiếu cục bộ GV.
Giải quyết có hiệu quả và hợp lý
GV thừa - thiếu cục bộ tại các đơn vị:
- Bậc học MN: Phòng GDĐT chủ động
thực hiện tốt chức năng tham mưu phân bổ biên chế viên chức, phấn đấu đến năm
2020 tuyển dụng đủ GV theo định mức để thực hiện tốt mục tiêu của chương trình
GD MN.
- Cấp TH: Chuẩn bị tốt về đội ngũ
để áp dụng chương trình giáo dục PT bắt đầu từ năm học 2020 - 2021 đối với lớp
1. Chỉ ưu tiên tuyển dụng GV tiểu học, GV tiếng Anh, Tin học còn thiếu và tuyển
dụng thay thế GV về hưu (nếu không sắp xếp điều chuyển được).
- Cấp THCS: Tiếp tục thực hiện đề
án tinh giản biên chế; sắp xếp điều chuyển 273 GV từ nơi thừa đến nơi thiếu giữa
các đơn vị trên cùng địa bàn của các huyện, thị xã, thành phố. Không tuyển dụng
Tổng phụ trách đội, thay vào đó là cử GV có đủ tiêu chuẩn để làm Tổng phụ trách
đội theo thời hạn quy định.
- Cấp THPT: Tiếp tục thực hiện đề
án tinh giản biên chế, sắp xếp điều chuyển 43 GV từ nơi thừa đến nơi thiếu; tuyển
dụng mới GV dạy môn Nghệ thuật để áp dụng chương trình lớp 10 từ năm học
2022-2023. Nâng cao chất lượng GV Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, gắn
chặt kết quả thực hiện nhiệm vụ với đánh giá, xếp loại viên chức trong từng năm
để sàng lọc, từng bước chuyển GV ra khỏi trường chuyên theo quy định tại Thông
tư 06/2012/TT-BGDĐT Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường THPT
chuyên.
3.3. Nhân viên
Trong năm 2019 hoàn thành việc rà
soát vị trí việc làm của NV phục vụ trường học trong tất cả các cơ sở giáo dục
MN, PT công lập theo quy định tại Thông tư 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV và Thông tư
16/TT-BGDĐT đảm bảo số lượng người trong từng vị trí việc làm.
Sắp xếp lại vị trí công nghệ thông
tin để thực hiện tốt nhiệm vụ ứng dụng CNTT trong giảng dạy, phục vụ tốt cho
chương trình giáo dục phổ thông mới và Đề án xây dựng trường học tiên tiến tại
một số đơn vị.
- Đối với NV dôi dư, sắp xếp chuyển
từ nơi thừa đến nơi thiếu; chuyển NV làm công tác phổ cập ở những đơn vị có dôi
dư ra dạy lớp nếu đủ điều kiện hoặc sắp xếp các vị trí hỗ trợ phục vụ giảng
dạy. Đơn vị tạo điều kiện để nhân viên đang thực hiện những nhiệm vụ không có
trong quy định về vị trí việc làm được tham gia bồi dưỡng để làm việc ở những
vị trí đáp ứng được yêu cầu công việc.
- Đối với các đơn vị thiếu NV (THCS
thiếu 64; THPT thiếu 32) sắp xếp trong đội ngũ GV dôi dư những môn có chuyên
môn gần để kiêm nhiệm nhiệm vụ.
4. Quản lý tốt viên chức và người
lao động tại đơn vị
Quản lý chặt chẽ biên chế đối với
các trường MN, PT công lập trên cơ sở phân hạng các cơ sở giáo dục; rà soát tiêu
chuẩn chức danh nghề nghiệp đội ngũ và xác định vị trí việc làm một cách khoa học,
sát thực tế, đúng quy định, đảm bảo các hoạt động chuyên môn và đặc thù của
ngành Giáo dục. Thực hiện tốt việc quản lý viên chức đảm bảo các quy định pháp
luật.
Đánh giá đúng thực trạng chất lượng
đội ngũ các cấp; quản lý theo yêu cầu chuẩn hóa về năng lực nghề nghiệp và yêu
cầu từng vị trí việc làm trong ngành Giáo dục. Xây dựng kế hoạch và triển khai
đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ các cấp để nâng cao năng lực, đáp ứng yêu cầu đổi
mới.
Triển khai thực hiện nghiêm túc
Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT ngày 07/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo “Về
việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo”. Tuyên truyền,
vận động GV, NV và người lao động tìm hiểu kiến thức pháp luật, các quy định
của ngành, trách nhiệm cá nhân trong việc xây dựng và thực hiện nề nếp, kỷ cương
trường học. Đối với những trường hợp GV vi phạm, tùy theo mức độ và quy định
của pháp luật liên quan sẽ xử lý nghiêm.
Đổi mới công tác thi đua, khen
thưởng theo hướng thiết thực, hiệu quả. Tăng cường thông tin truyền thông về
những tấm gương nhà giáo tiêu biểu, các điển hình tiên tiến xuất sắc nhằm khơi
dậy nhiệt huyết, ý thức, trách nhiệm và lòng tự hào về nghề nghiệp của đội ngũ.
Tăng cường công tác quản lý viên
chức tại đơn vị, quán triệt Nghị định 27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 của Chính
phủ Quy định “Về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả
của viên chức” để giúp đội ngũ nhận thức và thực hiện đúng, ngăn ngừa việc vi
phạm kỷ luật.
Thủ trưởng đơn vị quản lý tốt việc
đi nước ngoài của đội ngũ theo quy định tại Quyết định số 03/2014/QĐ-UBND ngày
25/01/2014 của UBND tỉnh Vĩnh Long “Ban hành quy chế quản lý đoàn đi nước
ngoài, đoàn nước ngoài đến làm việc trên địa bàn tỉnh”, thực hiện chế độ báo
cáo đúng quy định.
5. Thực hiện tốt chế độ chính
sách, tạo động lực phấn đấu cho đội ngũ
Giải quyết hợp lý chế độ chính sách
cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên chịu tác động của việc rà soát,
sắp xếp.
Thực hiện đầy đủ và kịp thời các
chế độ, chính sách đối với đội ngũ nhất là GV trường MN, GV người dân tộc thiểu
số, GV đang công tác ở vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội
đặc biệt khó khăn. Tập trung rà soát và kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách
tại các cơ sở giáo dục để kịp thời điều chỉnh những sai sót, chỉ đạo thực hiện
thống nhất theo quy định, giúp đội ngũ an tâm công tác, gắn bó và chuyên tâm
với nghề.
Thực hiện việc xét thăng hạng, bổ
nhiệm và xếp lương theo hạng chức danh nghề nghiệp GV các cấp kịp thời, đảm bảo
khách quan, công khai và đúng đối tượng.
Rà soát những bất cập về chế độ,
chính sách đối với đội ngũ để đề xuất, kiến nghị sửa đổi phù hợp.
6. Nghiêm túc thực hiện đánh
giá CBQL, GV theo chuẩn và đánh giá công chức, viên chức
Triển khai thực hiện có hiệu quả
việc đánh giá Hiệu trưởng theo Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20/7/2018 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo “Ban hành quy định Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ
thông”; Thông tư 25/2018/TT- BGDĐT ngày 08/10/2018 Ban hành quy định chuẩn hiệu
trưởng cơ sở giáo dục mầm non. Kết quả đánh giá phải phản ánh đúng thực tế, làm
căn cứ để hiệu trưởng tự đánh giá phẩm chất, năng lực, xây dựng kế hoạch rèn
luyện, bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo, quản trị nhà trường đáp ứng yêu
cầu đổi mới giáo dục; phó hiệu trưởng và giáo viên thuộc diện quy hoạch chức
danh hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng tự đánh giá, xây dựng và thực hiện kế
hoạch rèn luyện, học tập nâng cao phẩm chất, năng lực.
Triển khai thực hiện đánh giá giáo
viên các cơ sở giáo dục phổ thông theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018
của Bộ Giáo dục và Đào tạo “Ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở
giáo dục phổ thông”; Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT ngày 08/10/2018 “Ban hành quy
định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non”, làm căn cứ để giáo viên tự đánh giá
phẩm chất, năng lực chuyên môn đồng thời giúp để cơ sở giáo dục xây dựng kế
hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên, đáp ứng mục tiêu
phát triển giáo dục của nhà trường, địa phương và của ngành.
Chấn chỉnh công tác đánh giá phân
loại công chức, viên chức theo Nghị định 56/2015/NĐ-CP, Nghị định 88/2017/NĐ-CP
của Chính phủ, Hướng dẫn số 773/HD-SGDĐT ngày 21/5/2018 của Sở Giáo dục và Đào
tạo theo hướng thiết thực và có chiều sâu, căn cứ vào kết quả thực hiện từng
nhiệm vụ được giao trong năm học; làm rõ ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân hạn
chế để công chức, viên chức phát huy ưu điểm và có biện pháp cụ thể khắc phục
hạn chế.
Các cơ sở giáo dục chủ động xây
dựng kế hoạch gắn với việc sử dụng các kết quả đánh giá để sàng lọc, đề xuất thực
hiện tinh giản biên chế, xem xét đề nghị thuyên chuyển đối với giáo viên thừa
theo quy định đồng thời xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ
tại đơn vị.
Kể từ năm học 2019-2020, cơ quan
quản lý giáo dục các cấp sử dụng kết quả đánh giá, phân loại trong năm để sắp
xếp, luân chuyển đội ngũ từ nơi thừa sang nơi thiếu, xem xét đưa vào đề án tinh
giản biên chế, giải quyết có hiệu quả và hợp lý tình trạng thừa cục bộ tại một
số đơn vị trên cùng địa bàn; sử dụng kết quả đánh giá để có kế hoạch sàng lọc
những giáo viên không đủ điều kiện dạy tại trường THPT chuyên chuyển sang dạy ở
các trường THPT khác theo quy định tại Thông tư 06/TT-BGDĐT ngày 15/02/2012 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo “Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường THPT
chuyên”.
7. Nâng cao vai trò, trách nhiệm
người đứng đầu cơ sở giáo dục
Phát huy vai trò tham mưu của người
đứng đầu trong công tác tuyên truyền; chủ động tham mưu, đề xuất với các cấp
lãnh đạo các giải pháp nhằm nâng chất lượng đội ngũ tại đơn vị; thực hiện tốt
công kiểm tra, đánh giá, liên tục cải tiến và chịu trách nhiệm giải trình về
các hoạt động của đơn vị. Gắn chặt việc đánh giá công chức, viên chức hàng năm
với trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị nhất là triển khai thực hiện các
kế hoạch dài hạn của ngành liên quan đến chất lượng đội ngũ.
Thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương,
dân chủ trường học; tạo môi trường làm việc khoa học, tích cực, chủ động; tạo
điều kiện để đội ngũ phát huy hết khả năng của mình trong công tác đặc biệt là
đội ngũ CBQL nữ; quan tâm GV nữ có năng lực để xem xét quy hoạch. Quan tâm công
tác phát triển bồi dưỡng, phát triển đảng cho đội ngũ.
Đổi mới quan điểm lãnh đạo, quản
lý của người đứng đầu cơ sở giáo dục theo hướng tích cực nghiên cứu, nắm vững
chỉ đạo của ngành và những quy định liên quan để ra các quyết định quản lý khoa
học, có căn cứ rõ ràng; khắc phục hạn chế khi giao việc cho cấp phó nhưng không
nắm được việc, không kiểm tra để điều chỉnh kịp thời.
Nâng cao chất lượng quản lý hành
chính tại đơn vị, sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin để nắm bắt và xử lý kịp
thời những thông tin chỉ đạo của ngành; rà soát, chấn chỉnh việc ban hành các
văn bản không đúng thể thức quy định. Thực hiện đầy đủ, kịp thời và có chất lượng
chế độ thông tin, báo cáo về những vấn đề liên quan đến công tác xây dựng và
phát triển đội ngũ.
8. Tăng cường công tác thanh
tra, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra trong đó chú trọng thanh tra việc quản lý biên chế, bố trí vị trí việc làm;
việc thực hiện chế độ chính sách; công tác tổ chức tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ; việc đánh giá, xếp loại công chức, viên chức, đánh giá xếp loại đội
ngũ theo chuẩn tại đơn vị.
Qua thanh tra đánh giá cụ thể kết
quả thực hiện nhiệm vụ để nâng cao trách nhiệm và năng lực giải trình của người
đứng đầu; tăng cường kỷ cương, nề nếp trong ngành Giáo dục; đề xuất điều chỉnh,
bổ sung chế độ chính sách, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ.
9. Đẩy mạnh xã hội hóa và phối
hợp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
Khuyến khích các nhà đầu tư trong
nước có điều kiện đầu tư để chuyển đổi các cơ sở giáo dục MN, PT từ công lập ra
ngoài công lập ở những nơi phù hợp và có đủ điều kiện; khuyến khích các doanh
nghiệp, đơn vị trong và ngoài nước hỗ trợ cho công tác đào tạo, phát triển đội
ngũ nhất là GV cốt cán và hiệu trưởng cốt cán. Các cơ sở giáo dục nâng cao hiệu
quả công tác tuyên truyền các hoạt động của trường; tổ chức các hoạt động, các
phong trào để thu hút sự quan tâm của phụ huynh, cộng đồng. Qua đó huy động sự
hỗ trợ, gắn kết giữa nhà trường - gia đình - xã hội để cùng chăm lo cho giáo
dục.
Phối hợp với các trường đại học,
cao đẳng có chất lượng trong khu vực tổ chức đào tạo đúng thẩm quyền, trình tự,
thủ tục quy định; bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho đội ngũ hàng năm đảm bảo
quy định về nội dung, kiến thức, thời gian. Nội dung, chương trình bồi dưỡng
phải gắn với mục đích nâng chất lượng đội ngũ, đáp ứng mục tiêu; quá trình đào
tạo, bồi dưỡng phải được tổ chức và quản lý tốt; chú trọng và thực hiện có hiệu
quả công tác đánh giá hiệu quả sau bồi dưỡng để có giải pháp điều chỉnh nội
dung, phương pháp tổ chức. Song song đó phối hợp với các trường cao đẳng, đại
học tổ chức hội thảo chuyên đề về nâng cao chất lượng đội ngũ, tổ chức giao lưu
để đội ngũ CBQL, GV cốt cán trao đổi, học hỏi kinh nghiệm.
Phối hợp tốt với các ngành, đơn
vị có liên quan; giữa nhà trường với các địa phương và cơ sở đào tạo để chủ động
trong việc chuẩn bị kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng từng năm và từng giai đoạn; bố
trí đội ngũ tham gia bồi dưỡng phù hợp; lập kế hoạch cụ thể cho chương trình
tập huấn thường xuyên hàng năm, kể cả tham quan học tập các đơn vị giáo dục
trong và ngoài nước. Chú trọng xây dựng đội ngũ cốt cán ổn định, trong đó có
lực lượng làm cốt cán ở cấp tỉnh, cấp huyện và tại cơ sở. Khuyến khích giáo
viên phát huy năng lực tự học, tự bồi dưỡng thường xuyên.
Đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các
trường đại học của các nước có nền giáo dục tiên tiến để xây dựng các chương
trình bồi dưỡng phù hợp, đề xuất cử giảng viên sang Việt Nam tập huấn trực tiếp
cho đội ngũ CBQL, GV cốt cán đồng thời tổ chức cho đội ngũ cốt cán được tập
huấn, bồi dưỡng các chương trình ngắn hạn ở nước ngoài.
10. Tăng cường cơ sở vật chất,
ứng dụng công nghệ thông tin
Từng bước chuẩn hóa, hiện đại hóa
cơ sở vật chất để nâng cao điều kiện làm việc của đội ngũ; trang bị các thiết
bị dạy học, phương tiện làm việc phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập, nghiên
cứu theo hướng hiện đại hóa; đảm bảo nguồn lực tài chính để đáp ứng yêu cầu
phát triển.
Tiến tới tin học hoá hệ thống thông
tin trong quản lý, hình thành một cơ sở dữ liệu liên thông lưu trữ đầy đủ các
thông tin về đội ngũ, về quá trình đào tạo, bồi dưỡng, kết quả...nhằm hỗ trợ
hiệu quả cho công tác quản lý đội ngũ; giảm khối lượng công việc và số giờ làm
việc để đội ngũ có thời gian được tự học, tự bồi dưỡng, đầu tư cho chuyên môn.
11. Nâng cao chất lượng và hiệu
quả công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
11.1. Đào tạo
11.1.1.Đào tạo đội ngũ thay thế
GV nghỉ hưu và chuẩn bị chương trình giáo dục phổ thông mới
- Đào tạo mới GV để dạy các môn
Giáo dục nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật) của cấp THPT; môn Ngoại ngữ, Tin học và
Công nghệ ở cấp TH; môn Tin học cấp THCS để đảm bảo đủ GV, phù hợp với môn học và
các hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Song song đó
đào tạo GV thay thế GV nghỉ hưu.
- Phương thức tổ chức: Sở Giáo dục
và Đào tạo, UBND cấp huyện phối hợp với các đơn vị có chức năng đào tạo của tỉnh
và trong khu vực để cung cấp nhu cầu đào tạo GV thay thế GV nghỉ hưu và đào tạo
GV theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
- Kinh phí: Do người học tự túc.
- Số lượng và lộ trình thực hiện:
TT
|
Bậc, cấp học
|
Tổng (người)
|
Năm 2019
|
Năm 2020
|
Năm 2021
|
Năm 2022
|
Năm 2023
|
Tổng
|
1
|
Mầm non
|
2.368
|
46
|
32
|
30
|
32
|
|
140
|
2
|
Tiểu học
|
4.309
|
24
|
25
|
28
|
34
|
|
111
|
3
|
THCS
|
3.462
|
12
|
35
|
14
|
13
|
|
74
|
4
|
THPT
|
1998
|
4
|
3
|
41
|
29
|
16
|
93
|
5
|
Tổng
|
12,137
|
86
|
95
|
113
|
108
|
16
|
418
|
Bảng
9: Nhu cầu đào tạo giáo viên từng năm
11.1.2. Đào tạo nâng chuẩn về
trình độ chuyên môn của GV
- Mục tiêu: Đến 2025, trình độ chuẩn
của GV trong biên chế phấn đấu GV MN đạt 100% trình độ cao đẳng trở lên; TH,
THCS đạt 100% trình độ đại học; THPT đạt 20% trình độ sau đại học.
- Phương thức tổ chức: Khuyến khích
GV tự học nâng cao trình độ chuyên môn; Phòng GDĐT chủ động tham mưu UBND cấp
huyện, phối hợp với các đơn vị có chức năng đào tạo của tỉnh và trong khu vực
tổ chức đào tạo tại địa phương, tạo điều kiện cho GV vừa học vừa công tác.
- Kinh phí: Do người học tự túc.
- Số lượng và lộ trình thực hiện:
Bậc/cấp học
|
TS
|
Nâng chuẩn trình độ
|
Năm 2019
|
Năm 2020
|
Năm 2021
|
Năm 2022
|
Năm 2023
|
Năm 2024
|
Năm 2025
|
Mầm non (CĐ trở lên)
|
2368
|
1887
|
79.7%
|
82,6%
|
85.4%
|
88.3%
|
91.3%
|
94.2%
|
97.1%
|
100
|
(còn 481 GV trình độ TC) Cần đào tạo
thêm (người)
|
68
|
68
|
69
|
69
|
69
|
69
|
69
|
Tiểu học (ĐH trở lên)
|
4309
|
3234
|
70.1%
|
78.6%
|
82.1%
|
85.7%
|
89.3%
|
92.9%
|
96.4%
|
100%
|
(còn 1075 GV trình độ TC và CĐ) Cần
đào tạo thêm (người)
|
153
|
153
|
153
|
154
|
154
|
154
|
154
|
THCS (ĐH trở lên)
|
3462
|
2475
|
71.5%
|
75.6%
|
79.9%
|
84%
|
88.1%
|
92.1%
|
96.2%
|
100%
|
(còn 987 GV trình độ CĐ) Cần đào tạo
thêm (người)
|
141
|
141
|
141
|
141
|
141
|
141
|
141
|
THPT (ThS trở lên)
|
1998
|
301
|
15.1%
|
16.6%
|
18.2%
|
19.7%
|
21.3%
|
22.8%
|
24.4%
|
25.9%
|
(1697 GV trình độ ĐH) Cần đào tạo thêm
(người)
|
31
|
31
|
31
|
31
|
31
|
31
|
31
|
TỔNG
|
12137
|
7897
|
65.1%
|
393
|
393
|
394
|
395
|
395
|
395
|
395
|
Tổng 2760 GV cần đào tạo
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng
10: Lộ trình đào tạo nâng chuẩn về chuyên môn
11.2. Bồi dưỡng
11.2.1. Bồi dưỡng cán bộ quản
lý cốt cán
- Tiêu chuẩn CBQL cốt cán: Có ít
nhất 02 năm kinh nghiệm làm hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng cơ sở giáo dục; được
đánh giá đạt mức khá trở lên theo chuẩn hiệu trưởng; Có khả năng hỗ trợ, tư vấn
về tổ chức và thực hiện các hoạt động bồi dưỡng CBQL ở địa phương; có nguyện vọng
trở thành CBQL cốt cán. Nếu có nhiều CBQL đáp ứng các tiêu chí trên thì xem xét
đến các tiêu chí phụ: có trình độ sau ĐH đối với cấp THPT và ĐH đối với cấp MN
TH, THCS; có năng lực vượt trội, có những đóng góp tích cực cho sự phát triển
của ngành, của cấp học; dưới 50 tuổi đối với nam và dưới 45 tuổi đối với nữ.
- Nội dung bồi dưỡng: Tập trung
bồi dưỡng cán bộ quản lý cốt cán làm nòng cốt trong công tác bồi dưỡng, hỗ trợ đồng
nghiệp trên địa bàn phát triển năng lực lãnh đạo và quản trị nhà trường theo
chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa
phương và yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Phương thức tổ chức: Sở Giáo dục
và Đào tạo phối hợp với các đơn vị bồi dưỡng có uy tín trong nước, các trường
Đại học của các nước có nền giáo dục tiên tiến để tổ chức.
- Kinh phí: từ ngân sách Nhà nước
và các nguồn hợp pháp khác 2/3 đợt; kinh phí thực hiện từ ngân sách Nhà nước
50% và kinh phí tự túc của cá nhân 50% cho 1/3 đợt.
- Số lượng và lộ trình thực hiện:
T T
|
Cấp học
|
Tổng số
|
Cán bộ quản lý cốt cán (người)
|
Dự kiến kinh phí : 40 triệu/người/đợt
|
Thời gian thực hiện: 3 đợt (năm 2020; 2022; 2024)
|
Cấp trường
|
Cấp phòng
|
Cấp Sở
|
Tổng
|
1
|
Mầm non
|
119
|
8 HT
|
01
|
01
|
10
|
400 triệu
|
1,200 (một tỷ hai trăm triệu)
|
2
|
TH
|
187
|
8 HT
|
01
|
01
|
10
|
400 triệu
|
1,200 (một tỷ hai trăm triệu)
|
3
|
THCS
|
89
|
8 HT
|
01
|
01
|
10
|
400 triệu
|
1,200 (một tỷ hai trăm triệu)
|
4
|
THPT
|
31
|
8 HT
|
|
02
|
10
|
400 triệu
|
1,200 (một tỷ hai trăm triệu)
|
|
Tổng
|
426
|
32
|
3
|
5
|
40
|
1,600 triệu
|
4,800 (Bốn tỷ tám trăm triệu)
|
Bảng
11: Lộ trình bồi dưỡng cán bộ quản lý cốt cán
11.2.2. Bồi dưỡng nâng cao năng
lực cán bộ quản lý theo chuẩn hiệu trưởng
- Nội dung bồi dưỡng: Phát triển
phẩm chất, năng lực lãnh đạo, đặc biệt là năng lực quản trị nhà trường cho đội
ngũ CBQL cơ sở giáo dục theo các tiêu chuẩn, tiêu chí quy định của chuẩn hiệu
trưởng.
- Mục tiêu: đến năm 2021, 100% CBQL
được bồi dưỡng nâng cao năng lực theo chuẩn hiệu trưởng trong đó có 70% đạt mức
khá trở lên.
- Phương thức bồi dưỡng: Sở Giáo
dục phối hợp với các cơ sở đào tạo có uy tín trong nước để bồi dưỡng trên cơ sở
kết quả đánh giá xếp loại hiệu trưởng theo chuẩn hàng năm.
- Kinh phí: Từ ngân sách Nhà nước,
trong dự toán hàng năm của các đơn vị theo phân cấp quản lý.
- Số lượng và lộ trình thực hiện:
TT
|
Bậc/ cấp học
|
CBQL
|
Chỉ tiêu bồi dưỡng từng năm
|
Tổng
|
HT
|
PHT
|
Năm 2019
|
Năm 2020
|
Năm 2021
|
Năm 2022
|
Năm 2023
|
Năm 2024
|
Năm 2025
|
100% HT
|
100% PHT
|
100% HT
|
50% PHT
|
50% PHT
|
100% HT
|
100% PHT
|
1
|
MN
|
289
|
119
|
170
|
119
|
170
|
119
|
85
|
85
|
119
|
170
|
2
|
TH
|
423
|
187
|
234
|
189
|
234
|
189
|
117
|
117
|
189
|
234
|
3
|
THCS
|
189
|
89
|
100
|
89
|
100
|
89
|
50
|
50
|
89
|
100
|
4
|
THPT
|
104
|
31
|
73
|
31
|
75
|
31
|
75
|
|
31
|
73
|
Tổng
|
1005
|
426
|
579
|
428
|
579
|
428
|
327
|
252
|
428
|
577
|
Dự kiến kinh phí: 5 triệu/người/lượt
|
2,140 Triệu
|
2,895 Triệu
|
2,140 Triệu
|
1,635 Triệu
|
1,260 Triệu
|
2,140 Triệu
|
2,895 Triệu
|
Tổng cộng: 15,105 triệu (mười lăm tỷ một trăm lẻ năm triệu)
|
Bảng
12: Lộ trình bồi dưỡng nâng cao năng lực CBQL theo chuẩn
11.2.3. Bồi dưỡng lý luận chính
trị, nghiệp vụ quản lý giáo dục
- Đối tượng: CBQL đương nhiệm chưa
đạt chuẩn về lý luận chính trị và nghiệp vụ quản lý, GV trong quy hoạch dự nguồn
các chức danh quản lý.
- Mục tiêu: Đến hết năm 2019, 100%
CBQL đương nhiệm đạt tiêu chuẩn quy định về lý luận chính trị và nghiệp vụ quản
lý; Từ năm 2020, mỗi năm 01 GV/đơn vị bồi dưỡng xen kẽ trung cấp lý luận chính
trị và nghiệp vụ quản lý.
- Phương thức thực hiện: Lãnh đạo
nhà trường chủ động tham mưu với cấp ủy, lãnh đạo cấp trên trực tiếp về việc tổ
chức bồi dưỡng.
- Kinh phí: Từ ngân sách Nhà nước,
trong dự toán hàng năm của các cơ sở giáo dục theo phân cấp quản lý.
- Số lượng và lộ trình thực hiện:
T T
|
Bậc/ cấp học
|
Tổng trường
|
Chưa TCCT
|
Chưa NVQL
|
Lộ trình bồi dưỡng
|
2019 100 CBQL được DB
|
2020 1 GV/ trường (LLCT)
|
2021 1 GV/ trường (NVQL)
|
2022 1 GV/ trường (LLCT)
|
2023 1 GV/ trường (NVQL)
|
2024 1 GV/ trường (LLCT )
|
2025 1 GV/ trường (NVQL)
|
1
|
Mầm non
|
119
|
42
|
1
|
43
|
119
|
119
|
119
|
119
|
119
|
119
|
2
|
TH
|
187
|
54
|
1
|
55
|
170
|
160
|
160
|
160
|
160
|
160
|
3
|
THCS
|
89
|
26
|
|
26
|
89
|
89
|
89
|
89
|
89
|
89
|
4
|
THPT
|
31
|
1
|
1
|
3
|
32
|
32
|
32
|
32
|
32
|
32
|
Tổng
|
426
|
123
|
3
|
127y
|
410
|
400
|
400
|
400
|
400
|
400
|
Dự kiến kinh phí: 5 triệu/người/lượt
|
635
|
2050
|
2000
|
2000
|
2000
|
2000
|
2000
|
12,685 (mười hai tỷ sáu trăm tám mươi lăm triệu)
|
Bảng
13: Lộ trình bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ quản lý
11.2.4. Bồi dưỡng GV chuẩn bị
chương trình giáo dục phổ thông mới
a) Bồi dưỡng đội ngũ GV cốt cán
để hỗ trợ đồng nghiệp. Tiêu chuẩn GV cốt cán:
+ GV MN, PT có ít nhất 05 năm kinh
nghiệm trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ em và giảng dạy ở
các cơ sở giáo dục MN, PT cho tới thời điểm xét chọn; được xếp loại đánh giá
theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên đạt mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí tại
Điều 5 chuẩn GV phải đạt mức tốt[27]; đạt mức khá trở lên, trong đó tiêu chí 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8
và 9 chuẩn GV phải đạt mức tốt[28];
+ Có khả năng thiết kế, triển khai
các giờ dạy mẫu, tổ chức các tọa đàm, hội thảo, bồi dưỡng về phương pháp, kỹ
thuật dạy học, giáo dục, nội dung đổi mới liên quan đến hoạt động chuyên môn,
nghiệp vụ và bồi dưỡng cho đồng nghiệp trong trường hoặc các trường trên địa
bàn tham khảo và học tập;
+ Có khả năng sử dụng ngoại ngữ,
ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy
học và giáo dục, xây dựng và phát triển học liệu số, bồi dưỡng giáo viên; có
nguyện vọng trở thành GV cốt cán.
- Mục tiêu bồi dưỡng: GV cốt cán
có năng lực thiết kế, quản lý hoạt động dạy học và phát triển chương trình môn
học vững vàng; tổ chức hiệu quả các hoạt động bồi dưỡng, hỗ trợ phát triển nghề
nghiệp cho các đồng nghiệp môn học, tổ bộ môn; hướng dẫn tốt việc dạy học môn
học; hướng dẫn sử dụng hiệu quả hệ thống bồi dưỡng giáo viên qua mạng internet.
- Phương thức bồi dưỡng: GV cốt
cán bồi dưỡng ở Hà Nội, mỗi năm 01 đợt 08 ngày. GV TH bồi dưỡng 06 đợt (từ năm
2019), THCS bồi dưỡng 05 đợt (từ năm 2020); THPT bồi dưỡng 04 đợt (từ năm 2021).
Bồi dưỡng GV đại trà kết hợp giữa trực tuyến và mời chuyên gia bồi dưỡng trực
tiếp.
- Kinh phí: Kinh phí bồi dưỡng GV
cốt cán để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới từ nguồn kinh phí
thuộc Dự án hỗ trợ đổi mới GDPT và nguồn hợp pháp khác; kinh phí bồi dưỡng GV
đại trà chuẩn bị cho chương trình giáo dục phổ thông mới từ nguồn ngân sách Nhà
nước, trong dự toán hàng năm của các đơn vị theo phân cấp quản lý.
- Lộ trình bồi dưỡng: GV cốt cán
bồi dưỡng 1 đợt - 8 ngày/năm, GV TH bồi dưỡng 5 đợt từ năm 2019-2023; GV THCS
bồi dưỡng 4 đợt từ 2020-2023; GV THPT bồi dưỡng 3 đợt từ 2021-2023.
b) Bồi dưỡng GV đại trà, số lượng:
- Bậc TH: Gồm số GV theo tỷ lệ
GV/lớp quy định; mỗi trường 02 GV dự phòng; mỗi phòng GDĐT có 03 GV; 100 GV
tiếng Anh và 100 GV Tin học của tất cả các huyện, thị, thành phố.
- Bậc THCS: Gồm GV theo tỷ lệ GV/lớp
quy định; dự phòng thêm mỗi trường THCS 11 GV; mỗi phòng GDĐT 3GV (KHTN; KHXH,
tiếng Anh).
- Bậc THPT: Gồm GV theo tỷ lệ GV/lớp
quy định; dự phòng 2GV/trường.
TT
|
Bậc/cấp học
|
Số lượng GV cốt cán
|
Số lớp
|
Năm 2019
|
Năm 2020
|
Năm 2021
|
Năm 2022
|
Năm 2023
|
Năm 2024
|
Lộ trình áp dụng chương trình tiểu học
|
|
Lớp 1
|
Lớp 2
|
Lớp 3
|
Lớp 4
|
Lớp 5
|
|
TH
|
132 GV
|
2803
|
Quý III
|
Quý III
|
Quý III
|
Quý III
|
Quý III
|
Quý III
|
1
|
Lớp 1
|
3 GV*8 môn = 24
|
601
|
1400
|
|
|
|
|
|
2
|
Lớp 2
|
3 GV*8 môn = 24
|
568
|
|
1367
|
|
|
|
|
3
|
Lớp 3
|
3 GV*8 môn = 24
|
491
|
|
|
1317
|
|
|
|
4
|
Lớp 4
|
3 GV*10 môn =30
|
588
|
|
|
|
1487
|
|
|
5
|
Lớp 5
|
3 GV*10 môn =30
|
555
|
|
|
|
|
1434
|
|
Lộ trình áp dụng chương trình THCS
|
|
|
Lớp 6
|
Lớp 7
|
Lớp 8
|
Lớp 9
|
|
THCS
|
132 GV
|
1546
|
|
Quý III
|
Quý III
|
Quý III
|
Quý III
|
Quý III
|
6
|
Lớp 6
|
3 GV*11 môn =33
|
405
|
|
882
|
|
|
|
|
7
|
Lớp 7
|
3 GV*11 môn =33
|
390
|
|
|
854
|
|
|
|
8
|
Lớp 8
|
3 GV*11 môn =33
|
378
|
|
|
|
831
|
|
|
9
|
Lớp 9
|
3 GV*11 môn =33
|
373
|
|
|
|
|
821
|
|
Lộ trình áp dụng chương trình THPT
|
|
|
|
Lớp 10
|
Lớp 11
|
Lớp 12
|
|
THPT
|
135 GV
|
868
|
|
|
Quý III
|
Quý III
|
Quý III
|
Quý III
|
10
|
Lớp 10
|
3 GV*15 môn =45
|
303
|
|
|
745
|
|
|
|
11
|
Lớp 11
|
3 GV*15 môn =45
|
280
|
|
|
|
694
|
|
|
12
|
Lớp 11
|
3 GV*15 môn =45
|
285
|
|
|
|
|
705
|
|
Tổng
|
GV cốt cán
|
132
|
246
|
399
|
399
|
399
|
399
|
GV đại trà
|
1400
|
2249
|
2916
|
3012
|
2960
|
12537
|
Bồi dưỡng đại trà dự kiến 3 triệu/1GV
|
4,200
|
6747
|
8,748
|
9,036
|
8,880
|
37,611
|
Tổng: 37,611triệu (Ba mươi bảy tỷ sáu trăm
mười một triệu)
|
Bảng
14: Lộ trình bồi dưỡng GV chuẩn bị chương trình GDPT mới
11.2.5. Bồi dưỡng GV dạy các
môn tích hợp cấp TH,THCS
- Nội dung: Bồi dưỡng GV chuyên
ngành Tin học dạy môn Tin học và Công nghệ (TH); Bồi dưỡng GV chuyên ngành Lịch
sử, GV chuyên ngành Địa lý dạy môn Lịch sử và Địa lý; GV chuyên ngành Hóa, GV
chuyên ngành Sinh học, GV chuyên ngành Vật lý dạy môn Khoa học tự nhiên (THCS).
Chuẩn bị tốt đội ngũ GV Tin học để dạy môn Tin học bắt buộc theo chương trình
giáo dục PT mới từ năm học 2021-2022 đối với lớp 6.
- Mục tiêu: 100% GV được bồi dưỡng
trước khi áp dụng chương trình giáo dục phổ thông.
- Phương thức bồi dưỡng: Sở Giáo
dục và Đào tạo phối hợp với các đơn vị có chức năng để tổ chức bồi dưỡng tại
địa phương (nếu được).
- Kinh phí: Từ ngân sách Nhà nước,
trong dự toán hàng năm của các đơn vị theo phân cấp quản lý.
- Số lượng và lộ trình thực hiện:
TT
|
GV các môn cần bồi dưỡng
|
Số lượng (GV)
|
Môn dạy (theo CT GDPT mới)
|
Lộ trình bồi dưỡng
|
Năm 2020
|
Năm 2021
|
1
|
TH
|
Tin học
|
216
|
Tin học và Công nghệ
|
|
Quý II
|
2
|
THCS
|
Lịch sử
|
204
|
Lịch sử và Địa lý
|
Quý III
|
|
3
|
Địa lý
|
166
|
4
|
Vật lý
|
264
|
Khoa học tự nhiên
|
Quý III
|
|
5
|
Hóa học
|
189
|
6
|
Sinh học
|
227
|
Tổng
|
1266
|
|
1050 GV
|
216 GV
|
Dự kiến kinh phí: 3 triệu/GV x 1266 = 3,798
triệu
(ba tỷ bảy trăm chín mươi tám triệu)
|
3,150 triệu
|
648 triệu
|
Bảng
15: Lộ trình bồi dưỡng GV dạy các môn tích hợp cấp tiểu học, THCS
11.2.6. Bồi dưỡng đội ngũ GV
tiếng Anh cốt cán
- Tiêu chuẩn lựa chọn GV tiếng Anh
cốt cán: GV đạt chuẩn năng lực tiếng Anh trở lên theo quy định của từng cấp học;
được xếp hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng II trở lên đối với cấp THCS & THPT
và hạng III trở lên đối với cấp TH; nam không quá 50, nữ không quá 45. Những GV
đủ tiêu chuẩn trên sẽ được khảo sát năng lực để chọn lọc đội ngũ GV cốt cán.
- Nội dung bồi dưỡng: nâng cao năng
lực; làm nòng cốt trong công tác bồi dưỡng, tập huấn, hỗ trợ đồng nghiệp, đáp
ứng tốt mục tiêu của Đề án Ngoại ngữ 2020.
- Phương thức tổ chức: Sở Giáo dục
và Đào tạo phối hợp với các đơn vị có chức năng bồi dưỡng tổ chức tại địa
phương, song song đó phối hợp tổ chức bồi dưỡng ngắn hạn về phương pháp giảng
dạy tiếng Anh ở nước ngoài cho đội ngũ GV tiếng Anh cốt cán.
- Kinh phí: Từ ngân sách Nhà nước,
trong dự toán hàng năm của đơn vị theo phân cấp quản lý và từ nguồn thu hợp
pháp khác.
- Số lượng và lộ trình thực hiện:
TT
|
Cấp học
|
Tổng số GV
|
Số lượng GV cốt cán
|
Thời gian bồi dưỡng
|
Dự kiến kinh phí: 60 triệu/người
|
1
|
TH
|
311
|
25
|
Năm 2019, 2021, 2023
|
1.500 triệu (một tỷ năm trăm triệu)
|
2
|
THCS
|
392
|
25
|
Năm 2019, 2021, 2023
|
1.500 triệu (một tỷ năm trăm triệu)
|
3
|
THPT
|
222
|
25
|
Năm 2019, 2021, 2023
|
1.500 triệu (một tỷ năm trăm triệu)
|
Tổng
|
925
|
75
|
4,500 triệu (bốn tỷ năm trăm triệu đồng)
|
Bảng
16: Lộ trình bồi dưỡng đội ngũ GV tiếng Anh cốt cán
11.2.7. Bồi dưỡng nâng cao năng
lực GV tiếng Anh theo Đề án ngoại ngữ 2020
- Nội dung: Tiếp tục triển khai
thực hiện hiệu quả Kế hoạch dạy và học ngoại ngữ theo Quyết định số 2080/QĐ-TTg
ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt, điều chỉnh, bổ sung đề án dạy
và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025”. Rà soát
để bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ, năng lực sư phạm, đặc biệt là năng lực ứng
dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ngoại ngữ cho giáo viên đap ưng yêu
cầu triên khai chương trinh tiếng Anh 10 năm.
- Mục tiêu: GV tiếng Anh phấn đấu
đạt chuẩn năng lực trong năm 2019 và chuẩn bị tốt cho việc giảng dạy chương trình
quy định khi thực hiện chương trình ngoại ngữ 10 năm (bắt đầu từ lớp 3 đến lớp
12).
- Phương thức bồi dưỡng: Sở Giáo
dục và Đào tạo phối hợp với các đơn vị tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực và
phương pháp cho GV. Đối với GV đã được bồi dưỡng nhưng qua khảo sát chưa đạt chuẩn
quy định phải có kế hoạch tự bồi dưỡng để tham gia kiểm tra lại khi có yêu cầu.
- Kinh phí: kinh phí bồi dưỡng nâng
cao năng lực và phương pháp giảng dạy GV gắn với chương trình ngoại ngữ 10 năm
từ ngân sách Nhà nước trong dự toán hàng năm của các đơn vị theo phân cấp quản
lý. Kinh phí bồi dưỡng đạt chuẩn năng lực do người học tự túc[29].
- Số lượng và lộ trình thực hiện:
Bậc/cấp học
|
Tổng
|
Đã đạt chuẩn (đến 10/2018)
|
GV chưa đạt chuẩn
|
BD đạt chuẩn năm 2019
|
Bồi dưỡng GV dạy chương trình ngoại ngữ
10 năm
|
Năm 2020
|
Năm 2021
|
Năm 2022
|
Năm 2023
|
Năm 2024
|
Tiểu học
|
324
|
309 (95.4%)
|
16 (4.6%)
|
16 GV
|
|
|
Lớp 3
|
Lớp 4
|
Lớp 5
|
|
162
|
81
|
81
|
|
THCS
|
355
|
309 (87.1%)
|
46 (12.9%)
|
46 GV
|
|
Lớp 6
|
Lớp 7
|
Lớp 8
|
Lớp 9
|
89
|
89
|
89
|
88
|
|
THPT
|
231
|
136 (58.9%)
|
95 (41.1%)
|
95 GV
|
|
|
Lớp 10
|
Lớp 11
|
Lớp 12
|
|
77
|
77
|
77
|
|
TỔNG
|
910
|
754 (82.9%)
|
161 (17.5%)
|
161 GV
|
89 GV
|
328 GV
|
247 GV
|
246 GV
|
|
Kinh phí cá nhân tự túc
|
267 triệu
|
984 triệu
|
741 triệu
|
738 triệu
|
|
(dự kiến kinh phí 3 triệu/GV) Tổng:
2,730 triệu (hai tỷ bảy trăm ba mươi triệu)
|
Bảng
17: Lộ trình bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh
11.2.8. Bồi dưỡng tiêu chuẩn
về hạng chức danh nghề nghiệp
- Nội dung: Bồi dưỡng tiêu chuẩn
về trình độ đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình quy định của Bộ Giáo dục và
Đào tạo đối với từng hạng chức danh nghề nghiệp GV đang giữ (Chứng chỉ trình độ
ngoại ngữ; tin học; Chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp).
- Mục tiêu: Đến đầu năm 2020, 100%
GV đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng theo từng hạng chức
danh nghề nghiệp đang giữ; 100% GV được bồi dưỡng, cấp chứng chỉ theo tiêu chuẩn
chức danh nghề nghiệp trước khi được bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp tương
ứng.
- Phương thức thực hiện:
+ Bồi dưỡng và cấp chứng chỉ theo
tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp: Sở Giáo dục và Đào tạo, phòng giáo dục và đào
tạo phối hợp với các cơ sở đào tạo được phép bồi dưỡng tổ chức bồi dưỡng tại
địa phương theo phân cấp quản lý.
+ Bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng
Anh, Tin học: Giáo viên tự bồi dưỡng tại các cơ sở đủ chức năng bồi dưỡng.
- Kinh phí: Do cá nhân người học
tự túc.
- Số lượng
TT
|
Cấp học
|
Tổng (CB, GV)
|
Hạng chức danh nghề nghiệp
|
Chưa bổ nhiệm hạng
|
Đã bồi dưỡng
|
Chưa bồi dưỡng
|
Hạng I
|
Hạng II
|
Hạng III
|
Hạng IV
|
TS
|
Đã BD
|
TS
|
Đã BD
|
TS
|
Đã BD
|
TS
|
Đã BD
|
1
|
Mầm non
|
2487
|
|
|
1075
|
77
|
522
|
259
|
890
|
|
|
336 (14.7%)
|
2.151
|
2
|
Tiểu học
|
4498
|
|
|
2602
|
361
|
1214
|
42
|
682
|
|
|
403 (8.9%)
|
4.095
|
3
|
THCS
|
3551
|
|
|
2454
|
438
|
1096
|
65
|
|
|
1
|
499 (14.1%)
|
3.052
|
4
|
THPT
|
2029
|
|
|
11
|
219
|
2018
|
|
|
|
|
218 (10,8%)
|
1.811
|
Tổng
|
12,565
|
|
|
6138
|
1090
|
4849
|
366
|
1572
|
|
1
|
1,456 (11.6%)
|
11.109
|
Bảng
18: Số lượng bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp GV
11.2.9. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp
vụ nhân viên
- Nội dung: Đào tạo đạt chuẩn
về trình độ chuyên môn đối với NV hiện đang có trình độ sơ cấp; bồi dưỡng nghiệp
vụ đội ngũ NV Văn thư, Thiết bị - thí nghiệm, Thư viện, Kế toán hiện có chuyên
ngành chưa đúng với vị trí việc làm.
- Mục tiêu:
+ Đến năm 2019: 100% NV Thiết bị
được bồi dưỡng nghiệp vụ chuẩn bị cho việc áp dụng chương trình Giáo dục phổ thông
mới.
+ Đến năm 2020, 100% NV có trình
độ chuyên môn từ trung cấp trở lên; 100% NV được bồi dưỡng và cấp chứng chỉ
đúng quy định theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Đến năm 2021: 100% Kế toán trường
MN, PT được bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ.
- Phương thức thực hiện: Sở Giáo
dục và Đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo phối hợp với các đơn vị có chức năng
tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho NV Thiết bị - thí nghiệm và Thư viện. Nhân viên
Y tế xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng nâng trình độ đạt từ trung cấp trở lên.
- Kinh phí: Kinh phí bồi dưỡng
nghiệp vụ cho NV từ ngân sách Nhà nước, trong dự toán hàng năm của đơn vị theo
phân cấp quản lý. Kinh phí đào tạo đạt chuẩn trình độ chuyên môn do cá nhân
người học tự túc.
- Số lượng và lộ trình thực hiện:
TT
|
Vị trí việc làm
|
Trong biên chế
|
Chưa đúng chuyên ngành
|
Lộ trình
|
2021
|
Ghi chú
|
Năm 2019
|
Năm 2020
|
1
|
Kế toán
|
392
|
41
|
|
41
|
400[30]
|
Đào tạo lại đạt chuẩn (41) Bồi dưỡng nghiệp
vụ (400)
|
2
|
Y tế
|
373
|
23
|
|
23
|
|
Đào tạo nâng chuẩn
|
3
|
Thư viện
|
213
|
54
|
|
54
|
|
Bồi dưỡng đạt chuẩn
|
4
|
Thiết bị
|
307[31]
|
|
291
|
|
|
BD Chuẩn bị chương trình GDPT mới
|
|
Tổng
|
978
|
118
|
291
|
54
|
400
|
|
|
Kinh phí bồi dưỡng dự kiến 3 triệu/người
Tổng cộng: 2235 triệu (ba trăm tám
mươi triệu)
|
873 triệu
|
162 triệu
|
1200
|
|
Bảng
19: Lộ trình bồi dưỡng nghiệp vụ nhân viên
Ngoài các nội dung trọng tâm tập
trung bồi dưỡng như trên, khuyến khích GV tự bồi dưỡng, phấn đấu đến năm 2021
GV được trang bị trình độ Tin học để ứng dụng tốt công nghệ thông tin vào giảng
dạy và công việc; GV các môn Khoa học tự nhiên tự học nâng cao trình độ tiếng
Anh để tiến tới dạy các môn Khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh; GV MN tự trang bị
kiến thức ngoại ngữ để đến năm 2020 trẻ MN bắt đầu làm quen với ngoại ngữ.
Khuyến khích GV đang công tác tại vùng dân tộc tự bồi dưỡng để sử dụng được
tiếng dân tộc trong công tác; nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng thường xuyên
thông qua sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Cơ quan chủ quản đề án:
Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long.
2. Cơ quan thường trực đề
án: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Long.
Chịu trách nhiệm nghiên cứu xây
dựng Đề án trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt; chủ trì phối hợp với các ngành
chức năng tổ chức thực hiện nội dung Đề án; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng
hợp kết quả định kỳ từng năm, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh; tổ chức các hội
nghị triển khai, sơ kết và tổng kết thực hiện Đề án.
3. Cơ quan phối hợp thực hiện
đề án
3.1. Sở Nội vụ
Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục
và Đào tạo xây dựng kế hoạch biên chế hàng năm, tham mưu Hội đồng nhân dân phân
bổ biên chế viên chức sự nghiệp giáo dục đảm bảo đúng và đủ theo định mức quy
định. Tham mưu với Uỷ ban nhân dân tỉnh để tổ chức xét thăng hạng viên chức hàng
năm kịp thời nhằm đảm bảo quyền lợi của đội ngũ.
Tham mưu, đề xuất với Uỷ ban nhân
dân tỉnh thực hiện các chế độ chính sách đối với đội ngũ khi tham gia đào tạo,
bồi dưỡng nâng chất lượng; có chính sách tiền lương phù hợp để thu hút sinh
viên giỏi tham gia tuyển dụng vào ngành sư phạm của tỉnh nhà.
3.2. Sở Kế hoạch - Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục
và Đào tạo và các sở ngành có liên quan tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh phân bổ
nguồn kinh phí đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị đảm bảo các điều kiện thực
hiện công tác bồi dưỡng tại địa phương.
3.3. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục
và Đào tạo; Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong việc kiểm tra,
giám sát và phân bổ kinh phí triển khai thực hiện Đề án.
3.4. Sở Thông tin - Truyền thông,
Đài truyền hình Vĩnh Long, báo Vĩnh Long
Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục
và Đào tạo tuyên truyền về mục tiêu rà soát, sắp xếp nâng cao chất lượng các
đơn vị sự nghiệp công lập; mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu
đổi mới giáo dục; tiến độ và kết quả thực hiện Đề án.
3.5. Uỷ ban nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố
Phối hợp với Sở Sở Giáo dục và Đào
tạo xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án phù hợp với tình hình cụ thể của địa
phương; phân bổ kinh phí hàng năm đảm bảo thực hiện có hiệu quả các nội dung
bồi dưỡng; quản lý, tuyển dụng và sử dụng có hiệu quả biên chế sự nghiệp giáo
dục được Uỷ ban nhân dân tỉnh phân bổ hàng năm theo phân cấp.
3.6. Phòng Giáo dục và Đào tạo các
huyện thị xã, thành phố
Tham mưu Uỷ ban nhân dân cấp huyện
xây dựng kế hoạch sắp xếp quy mô trường lớp phù hợp với thực trạng và tình hình
kinh tế - xã hội của địa phương, sắp xếp hợp lý và ổn định đội ngũ của từng đơn
vị.
Tham mưu Uỷ ban nhân dân cấp huyện
xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ theo đúng thẩm quyền, trình tự,
thủ tục quy định.
Thành lập Tổ thực hiện Đề án để
triển khai thực hiện theo từng nhiệm vụ. Chú trọng công tác sơ kết, tổng kết,
đánh giá hàng năm nhằm kịp thời điều chỉnh, bổ sung các giải pháp, đảm bảo thực
hiện đạt mục tiêu đề ra trong từng giai đoạn.
3.7. Thủ trưởng các đơn vị thuộc
Sở
Xây dựng kế hoạch chi tiết triển
khai thực hiện Đề án, chủ động tham mưu để thực hiện có hiệu quả từng nội dung.
Kết quả thực hiện các nhiệm vụ theo lộ trình trong từng năm là một trong những
tiêu chí để xem xét mức độ thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.
4. Các bước triển khai
4.1. Từ tháng 01/2019 đến tháng
ngày 15/3/2019: Triển khai Đề án, các đơn vị xây dựng kế hoạch thực hiện.
4.2. Cuối tháng 3/2019: phê duyệt
kế hoạch thực hiện Đề án của các đơn vị trực thuộc Sở.
4.3. Từ quý II/ 2019: tổ chức các
nội dung bồi dưỡng theo lộ trình.
4.4. Tháng 8 năm 2021: cơ bản hoàn
thành việc sắp xếp quy mô trường lớp, đội ngũ.
4.5. Tháng 01/2022: sơ kết 3 năm
thực hiện đề án.
4.6. Tháng 12/2025: tổng kết 7 năm
thực hiện đề án; bổ sung, điều chỉnh mục tiêu, giải pháp thực thực hiện đến năm
2030.
Nội dung bồi dưỡng hàng năm
TT
|
Nội dung bồi dưỡng
|
2019
|
2020
|
2021
|
2022
|
2023
|
2024
|
2025
|
Ghi chú
|
1
|
Bồi
dưỡng cán bộ quản lý cốt cán
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Bồi
dưỡng nâng cao năng lực CBQL
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Bồi
dưỡng Lý luận chính trị và Nghiệp vụ quản lý giáo dục
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4
|
Bồi
dưỡng Gv chuẩn bị thực hiện chương trình GDPT mới
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5
|
Bồi
dưỡng GV dạy các môn tích hợp cấp tiểu học, THCS
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6
|
Bồi
dưỡng đội ngũ GV tiếng Anh cốt cán
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7
|
Bồi
dưỡng nâng cao năng lực GV tiếng Anh theo Đề án ngoại ngữ 2020
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8
|
Bồi
dưỡng nghiệp vụ nhân viên
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Số nội dung bồi dưỡng trong năm
|
5
|
7
|
7
|
5
|
5
|
4
|
2
|
|
Bảng
20: Nội dung bồi dưỡng hàng năm
5. Nguồn kinh phí thực hiện đề
án (đơn vị tính: triệu đồng)
Tổng kinh phí để thực hiện đề
án là 83.464 (tám mươi ba tỷ bốn trăm sáu mươi bốn triệu), cụ thể như
sau:
5.1. Kinh phí phân cấp theo nội
dung bồi dưỡng
TT
|
Nội dung bồi dưỡng
|
Sở GDĐT
|
TP Vĩnh Long
|
H. Long Hồ
|
H. Mang Thít
|
H. Vũng Liêm
|
H. Tam Bình
|
H. Trà Ôn
|
TX Bình Minh
|
H. Bình Tân
|
Tổng
|
1
|
Bồi
dưỡng cán bộ quản lý cốt cán
|
1560
|
480
|
360
|
360
|
360
|
360
|
360
|
360
|
360
|
4800
|
2
|
Bồi
dưỡng nâng cao năng lực CBQL
|
1640
|
1428
|
2178
|
1543
|
2212
|
1808
|
1883
|
1065
|
1348
|
15105
|
3
|
Bồi
dưỡng Lý luận chính trị và Nghiệp vụ quản lý giáo dục
|
970
|
1200
|
1740
|
1415
|
2065
|
1675
|
1695
|
855
|
1070
|
12685
|
4
|
Bồi
dưỡng Gv chuẩn bị thực hiện chương trình GDPT mới
|
6432
|
3570
|
4041
|
3387
|
4566
|
4383
|
4503
|
2874
|
3855
|
37611
|
5
|
Bồi
dưỡng GV dạy các môn tích hợp cấp tiểu học, THCS
|
|
429
|
585
|
429
|
585
|
435
|
672
|
318
|
345
|
3798
|
6
|
Bồi
dưỡng đội ngũ GV tiếng Anh cốt cán
|
1500
|
375
|
375
|
375
|
375
|
375
|
375
|
375
|
375
|
4500
|
7
|
Bồi
dưỡng nâng cao năng lực GV tiếng Anh theo Đề án ngoại ngữ 2020
|
693
|
255
|
288
|
246
|
288
|
261
|
327
|
177
|
195
|
2730
|
8
|
Bồi
dưỡng nghiệp vụ nhân viên
|
192
|
198
|
288
|
261
|
345
|
285
|
303
|
165
|
198
|
2235
|
Tổng
|
12987
|
7935
|
9855
|
8016
|
10796
|
9582
|
10118
|
6189
|
7746
|
83464
|
Bàng
21: Phân cấp kinh phí theo nội dung bồi dưỡng (đơn vị tính: triệu đồng)
5.2. Kinh phí phân cấp theo năm
bồi dưỡng
TT
|
Năm
|
Sở GDĐT
|
TP V.Long
|
Huyện L.Hồ
|
Huyện M.Thít
|
Huyện V. Liêm
|
Huyện T.Bình
|
Huyện T.Ôn
|
TX B.Minh
|
Huyện B.Tân
|
Tổng
|
1
|
Năm 2019
|
1675
|
1099
|
1376
|
1142
|
1532
|
1399
|
1373
|
1015
|
1196
|
11733
|
2
|
Năm 2020
|
1151
|
1874
|
2353
|
1896
|
2560
|
2253
|
2506
|
1467
|
1776
|
17836
|
3
|
Năm 2021
|
2887
|
1389
|
1771
|
1439
|
2002
|
1763
|
1882
|
1083
|
1415
|
15631
|
4
|
Năm 2022
|
3198
|
1370
|
1537
|
1297
|
1758
|
1559
|
1692
|
1055
|
1327
|
14793
|
5
|
Năm 2023
|
2716
|
1204
|
1392
|
1179
|
1588
|
1446
|
1531
|
885
|
1137
|
13078
|
6
|
Năm 2024
|
851
|
549
|
678
|
560
|
785
|
665
|
695
|
395
|
480
|
5658
|
7
|
Năm 2025
|
560
|
465
|
640
|
500
|
730
|
525
|
600
|
330
|
385
|
4735
|
Tổng
|
13038
|
7950
|
9747
|
8013
|
10955
|
9610
|
10279
|
6230
|
7716
|
83464
|
Bảng
22: Phân cấp kinh phí theo năm (đơn vị tính: triệu đồng)
VII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Quá trình đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo cần phải có sự đồng hành và nỗ lực của toàn xã hội, trong
đó đội ngũ nhà giáo là nhân tố quyết định và tiên phong. Trước mục tiêu hướng
đến một nền giáo dục tiên tiến và hội nhập đòi hỏi năng lực nhà giáo phải được
nâng lên song hành với quá trình đổi mới. Đây là một nhiệm vụ, giải pháp trong
kế hoạch hành động của ngành Giáo dục triển khai Chương trình hành động của
Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
Điều này vừa thể hiện niềm tin vừa thể hiện sự mong đợi rất nhiều từ Đảng và
Nhà nước đối với đội ngũ nhà giáo các cấp trong công cuộc đổi mới giáo dục sắp
tới. Vì vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ trường MN và PT giai đoạn 2019 - 2025
là nhiệm vụ quan trọng của ngành, là vấn đề chiến lược và là yếu tố hàng đầu
quyết định chất lượng giáo dục, góp phần vào sự phát triển nguồn nhân lực, phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
2. Kiến nghị
2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo
Ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung
Điều lệ trường trung học cơ sở, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp
học làm cơ sở cho việc sắp xếp quy mô trường lớp theo tinh thần Nghị quyết
19-NQ/TW Hội nghị Trung ương 6, khóa XII, đảm bảo thực hiện hiệu quả chương
trình GDPT tổng thể.
Phối hợp Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính
nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV đảm
bảo có vị trí việc làm là Văn thư trong các cơ sở GDMN; điều chỉnh, bổ sung
Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC, theo hướng trả lương làm thêm
giờ tương xứng với công sức và thời gian làm việc của giáo viên MN.
Tăng nguồn lực đầu tư cho tỉnh Vĩnh
Long, tạo điều kiện để Vĩnh Long tiếp tục được tham gia các dự án phát triển
giáo dục nhằm thực hiện đạt các chỉ tiêu về giáo dục trong từng giai đoạn.
2.2. Với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
tỉnh Vĩnh Long.
Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam tỉnh Vĩnh Long tăng cường công tác truyền thông, tiếp tục đồng hành cùng
ngành Giáo dục, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, tạo sự
đồng thuận xã hội trong đổi mới giáo dục và đào tạo. Giám sát việc thực hiện Đề
án, giúp ngành Giáo dục thực hiện đạt mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ,
nâng cao chất lượng giáo dục tỉnh nhà.
2.3. Với UBND tỉnh
UBND tỉnh cần có chính sách ưu đãi
đối với nhà giáo khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng đặc biệt là đội ngũ CBQL, GV
cốt cán và CBQL các trường MN, PT. Đây chính là yếu tố quyết định chất lượng giáo
dục trong bối cảnh đổi mới, hội nhập hiện nay nhất là khi quyền tự chủ của các
đơn vị được nâng cao.
UBND tỉnh tiếp tục ưu tiên đầu tư
cho Ngành Giáo dục, đảm bảo kinh phí để ngành triển khai thực hiện kế hoạch bồi
dưỡng đội ngũ, nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần vào sự phát triển bền vững
kinh tế, xã hội của tỉnh nhà./.
Nơi nhận:
- Cục NGCBQLGD (để b/c); (đã
ký)
- Thường trực Tỉnh ủy (để b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (để b/c);
- UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh (để phối hợp);
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
(để phối hợp);
- Các phòng GDĐT (để thực hiện);
- Các đơn vị trực thuộc Sở (để thực hiện);
- Lưu: VT, TCCB.
|
GIÁM ĐỐC
Nguyễn Thị Quyên Thanh
|