Bản án về tranh chấp hợp đồng thông quan và vận chuyển nội địa gói thiết bị chính số 15/2023/KDTM-PT

TOÀ ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

BẢN ÁN 15/2023/KDTM-PT NGÀY 24/05/2023 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG THÔNG QUAN VÀ VẬN CHUYỂN NỘI ĐỊA GÓI THIẾT BỊ CHÍNH

Trong các ngày 09, 10, 19 và từ ngày 22 đến ngày 24 tháng 5 năm 2023, tại trụ sở Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng, xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số 17/2018/TLPT-KDTM ngày 16 tháng 7 năm 2018 về việc tranh chấp Hợp đồng thông quan và vận chuyển nội địa gói thiết bị chính.Do Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 04/2018/KDTM-ST ngày 22 tháng 3 năm 2018 của Tòa án nhân dân quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 03a/2023/QĐXX-PT ngày 10 tháng 01 năm 2023, Quyết định hoãn phiên tòa số 33/2023/QĐ-PT ngày 10 tháng 4 năm 2023 và Quyết định tạm ngừng phiên tòa số 03/2023/QĐ-PT ngày 10 tháng 5 năm 2023, giữa các đương sự:

1. Nguyên đơn: Tổng công ty Cổ phần A (viết tắt là P1; tên viết tắt theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty Cổ phần thay đổi lần thứ 21 ngày 23/02/2022 là PETROCONs)); địa chỉ trụ sở: Tầng 14, Tòa nhà VPI, phường D, Quận E, thành phố Hà Nội

Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn:

- Bà Khổng Thị Thu A1, sinh năm 1972; chức vụ: Cán bộ Pháp chế của Tổng Công ty (theo Giấy ủy quyền số 1851/UQ-XLDK ngày 20/7/2022); có mặt.

- Ông Bùi Sơn A2, chức vụ: Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty (theo Giấy ủy quyền số 3678/UQ-XLDK ngày 27/11/2018); có mặt các ngày 19/5/2023, 22/5/2023.

- Bà Trần Thị A3; chức vụ: Chuyên viên Phòng Hợp đồng ngoại - Ban Điều hành Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 - P1 (theo Giấy ủy quyền số 3868/UQ-XLDK ngày 12/12/2018); vắng mặt.

- Ông Nguyễn Quang A4, chức vụ: Chuyên viên Phòng Vật tư thiết bị - Ban Điều hành Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 - P1 (theo Giấy ủy quyền số 3873/UQ-XLDK ngày 12/12/2018); vắng mặt.

- Ông Nguyễn Trung A5, chức vụ: Chuyên viên Bộ phận mua sắm Ban Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 (theo Giấy ủy quyền số 4001/UQ-XLDK ngày 19/12/2018); có mặt các ngày 10/5/2023, 19/5/2023.

- Ông Lương Xuân A6, chức vụ: Chuyên viên Phòng hợp đồng trong nước - Ban Điều hành Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 – P1 (theo Giấy ủy quyền số 3879 ngày 14/12/2018); vắng mặt.

- Ông Nguyễn Ngọc A7, chức vụ: Phó trưởng phòng Vật tư thiết bị - Ban Điều hành Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 - P1 (theo Giấy ủy quyền số 3871 ngày 12/12/2018); vắng mặt.

- Ông Đoàn Phi A8, chức vụ: Phó Ban điều hành Dự án kiêm Trưởng phòng Hợp đồng trong nước - Ban Điều hành Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 – P1 (theo Giấy ủy quyền số 386/UQ-XLDK ngày 12/12/2018); có mặt.

- Ông Đinh Đức A9, chức vụ: Trưởng phòng Tài chính Tổ chức – Ban Điều hành Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 (thảo Giấy ủy quyền số 3870/UQ- XLDK ngày 12/12/2018); vắng mặt.

Bà Nguyễn Thị A10, chức vụ: Phụ trách Pháp chế P1 (theo Giấy ủy quyền số 3315/UQ-XLDK ngày 19/10/2018); vắng mặt

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn: Ông Phạm Duy A11 và ông Khuất Vũ Hữu A12 - đều là Luật sư Công ty Luật Inteco thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; ông A11 có mặt các ngày 09/5/2023, 10/5/2023, 19/5/2023; ông A12 có mặt các ngày 10/5/2023, 19/5/2023, 22/5/2023.

2. Bị đơn: Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại và Vận tải B (viết tắt là Công ty B), địa chỉ trụ sở: Số 31 đường F, phường G, quận H, thành phố Hải Phòng.

Người đại diện hợp pháp của bị đơn:

- Ông Nguyễn Đức B1, chức vụ: Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại và Vận tải B (đại diện theo pháp luật); có mặt các ngày 09, 10, 19, 22/5/2023;

- Bà Nguyễn Thị Thu B2, chức vụ: Cán bộ Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Vận tải B, là người đại diện theo ủy quyền (theo Giấy ủy quyền số 2305/2023/TTr-UQ ngày 23/5/2023); có mặt ngày 24/5/2023.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn: Ông Nguyễn Duy B3, ông Hoàng Ngọc B4 và bà Nguyễn Thị B5 - đều là luật sư Công ty Luật TNHH Hoàng Giao và cộng sự; ông B4 vắng mặt; ông B3 có mặt các ngày 09, 10, 19/5/2023; bà B5 có mặt.

3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

3.1. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Cảng C (viết tắt là Cảng C), địa chỉ trụ sở: Số 3 phố I, phường J, Quận K, thành phố Hải Phòng.

Người đại diện hợp pháp của Cảng C: Bà Cao Thị Mai C1, chức vụ: Phó Giám đốc Công ty; ông Lê Mạnh C2, chức vụ: Phó Trưởng phòng Kinh doanh tiếp thị; bà Nguyễn Thị C3, chức vụ: Trưởng phòng tài chính kế toán; bà Mai Thị C4, chức vụ: Trưởng Phòng hàng hóa, đều là người đại diện theo ủy quyền (theo Giấy ủy quyền số 840/UQ-CHD ngày 24/09/2020); đều có mặt ngày 09/5/2023, các ngày khác vắng mặt và có đơn xin xét xử vắng mặt.

3.2. Công ty Trách nhiệm hữu hạn L (viết tắt là L), địa chỉ trụ sở: Số 21 phố O, phường P, Quận Q, Thành phố Hồ Chí Minh.

Người đại diện hợp pháp của L: Ông Nguyễn Đức L1, Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư thương mại và vận tải B, là người đại diện theo ủy quyền (theo Văn bản ủy quyền ngày 22/2/2017); có mặt các ngày 09/5/2023, 10/5/2023, 19/5/2023, 22/5/2023.

3.3. Ngân hàng M (viết tắt là M), địa chỉ trụ sở: Tháp M, số 35 phố R, quận S, thành phố Hà Nội; địa chỉ chi nhánh Hải Phòng: Số 68-70 phố T, quận H, thành phố Hải Phòng Người đại diện hợp pháp của M: Bà Phan Thị M1, chức vụ: Phó Giám đốc Ngân hàng - Chi nhánh Hải Phòng; ông Phạm Ngọc M2, chức vụ: Trưởng phòng Khách hàng Doanh nghiệp 2 Ngân hàng - Chi nhánh Hải Phòng; bà Nguyễn Thu M3, chức vụ: Phó trưởng phòng Quản lý rủi ro Ngân hàng - Chi nhánh Hải Phòng, đều là người đại diện theo ủy quyền (Theo các Quyết định ủy quyền tham gia tố tụng số 397/QĐ-M.HP ngày 08/8/2018, số 612/QĐ-M.HP ngày 11/12/2018 và số 346 ngày 16/02/2022); bà M1, ông M2 vắng mặt; bà M3 có mặt.

3.4. Công ty Cổ phần N (viết tắt là N), địa chỉ trụ sở: Số 8A, phố T, phường J, Quận K, thành phố Hải Phòng.

Người đại diện hợp pháp của N: Ông Nguyễn Văn N1, chức vụ: Phó trưởng phòng Kế hoạch Pháp chế, là người đại diện theo ủy quyền (theo Giấy ủy quyền số 2317/UQ-CHP ngày 11/9/2020); có mặt ngày 09/5/2023, các ngày còn lại vắng mặt và có đơn xin xét xử vắng mặt.

Người kháng cáo: Nguyên đơn là Tổng công ty Cổ phần A và bị đơn là Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại và Vận tải B.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm, nội dung kháng cáo:

1. Theo Đơn khởi kiện ghi ngày 14/02/2017, Đơn khởi kiện sửa đổi, bổ sung, các bản tự khai trong quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa, người đại diện hợp pháp của nguyên đơn trình bày:

Ngày 11/10/2011, chủ đầu tư là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (viết tắt là PVN) và Tổng công ty Cổ phần A (viết tắt là P1) ký Hợp đồng Tổng thầu EPC số 9256/HĐ-DKVN thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình của Dự án Đầu tư xây dựng công trình Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 (sau đây viết tắt là Dự án NMNĐ Thái Bình 2).

Dự án NMNĐ Thái Bình 2 có công suất thiết kế 1.200MW, mỗi năm sản xuất được 6,739 tỉ kWh điện thương phẩm. Chính phủ tin tưởng giao cho PVN làm chủ đầu tư, điều hành, quản lý dự án; phối hợp với kênh phân phối, vận hành của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và sử dụng nguyên liệu than của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam để sản xuất. Dự án là công trình điểm của ngành năng lượng, bao gồm phạm vi các công việc thiết kế bản vẽ thi công, mua sắm hàng hóa, thiết bị vật tư, toàn bộ công tác xây lắp, chạy thử, nghiệm thu, đào tạo, bàn giao vận hành và thu xếp vốn… Dự kiến khi Nhà máy vận hành, thì tổng công suất nguồn của PVN sẽ đạt 9.183MW, chiếm khoảng 22% tổng công suất các nhà máy điện cả nước, cung cấp đến 36,7 tỉ kWh, chiếm khoảng 20-25% thị trường điện năng toàn quốc.

UBND tỉnh Thái Bình cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần 1 ngày 12/9/2013 với tiến độ thực hiện dự án đến quý IV năm 2014. Theo Quyết định số 2414/QĐ-TTg ngày 11/12/2013, Công văn số 737/TTg-KTN ngày 23/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ, Ban quản lý dự án có văn bản số 2478/BĐTB2-KTKH ngày 03/6/2014 gửi UBND tỉnh Thái Bình và văn bản số 2497/BĐTB2-KTKH ngày 04/6/2014 gửi Chi cục Hải quan Thái Bình về việc được giãn tiến độ dự án. Thông báo số 329/TB-VPCP ngày 02/10/2015 của Văn phòng Chính Phủ về việc Thủ tướng Chính phủ gia hạn dự án được vận hành vào năm 2017.

Ban điều hành dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 (viết tắt là Ban điều hành DATB2) được thành lập theo Quyết định số 131/QĐ-XLDK ngày 17/3/2009 của Hội đồng quản trị P1, có mã số thuế, trực thuộc và thay mặt P1 chỉ đạo điều hành công tác thực hiện dự án, kiểm soát tiến độ, chất lượng dự án, các nhiệm vụ khác theo sự phân cấp của P1.

Ngày 22/5/2012, bên mua là P1/Ban điều hành DATB2 và bên bán là Liên danh nhà thầu Sojitz-Daelim của Nhật Bản và Hàn Quốc (sau đây viết tắt là SDC) ký hợp đồng mua bán ngoại thương số 30/HĐKT/2012/P1-SDC với nội dung cung cấp thiết bị chính cho nhà máy bao gồm cung cấp, mua sắm toàn bộ thiết bị khu lò hơi - tuabin/máy phát; thực hiện toàn bộ công tác thiết kế chi tiết cho phần xây dựng, kết cấu, cơ khí, điện và đo lường điều khiển trong phạm vi gói thiết bị chính; thiết kế xây dựng phần móng tuabin/máy phát; cung cấp các hướng dẫn và tư vấn kỹ thuật đối với công tác lắp đặt thiết bị, chạy thử do P1 và các Liên danh nhà thầu phụ khác thực hiện. Sau khi mỗi lô hàng nhập khẩu về, Ban điều hành DATB2 phải được chủ đầu tư cùng nghiệm thu, rồi phát hành hóa đơn để chủ đầu tư trực tiếp trả tiền cho đối tác nước ngoài.

Ngày 05/6/2013, P1 tiến hành mời thầu gói thầu “Thông quan và vận chuyển nội địa gói thiết bị chính Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2”.

Ngày 17/6/2013, Liên danh nhà thầu B - L (viết tắt là Liên danh nhà thầu) gồm: Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại và Vận tải B (viết tắt là Công ty B) và Công ty Trách nhiệm hữu hạn L (viết tắt là Công ty L) tham gia hồ sơ dự thầu.

Sau khi tiến hành thủ tục, trình tự mở thầu, đấu thầu công khai, rộng rãi, khách quan, PVN ra Quyết định số 663/QĐ-XLDK ngày 30/8/2013 về việc phê duyệt kết quả đấu thầu gói thầu “Thông quan và vận chuyển nội địa gói thiết bị chính Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2”; Thông báo trúng thầu gói thầu số 2889/XLDK-KTTM ngày 03/9/2013 và Thỏa thuận Liên danh nhà thầu số 06092013/TTr-L/TTLD ngày 06/9/2013.

Ngày 06/9/2013, Công ty B và Công ty L ký kết Thỏa thuận Liên danh số 06092013/TTr-L/TTLD với những nội dung: Các thành viên tự nguyện hình thành Liên danh để tham gia thực hiện Hợp đồng số 22. Con dấu, địa chỉ giao dịch, tài khoản giao dịch của Liên danh nhà thầu là của Công ty B. Liên danh nhà thầu tự chịu trách nhiệm trong phạm vi hợp đồng về khối lượng, an toàn, tiến độ thực hiện gói thầu và các quy định khác của Nhà nước trước bên giao thầu, chịu trách nhiệm liên đới theo tỷ lệ phân chia khối lượng đối với các vấn đề chung liên quan đến gói thầu. Mỗi bên độc lập, tự chịu trách nhiệm về tài chính và tự chịu trách nhiệm về kinh doanh lỗ, lãi trong phần việc được giao.

Ngày 29/10/2013, Ban quản lý Dự án điện lực dầu khí Thái Bình 2 là đại diện của chủ đầu tư PVN ra Quyết định số 291/QĐ-BDDTB2 ngày 29/10/2013 phê duyệt Liên danh nhà thầu vào danh sách Liên danh nhà thầu phụ thực hiện gói thầu thông quan và vận chuyển nội địa gói thiết bị chính Hợp đồng EPC Dự án NMNĐ Thái Bình 2.

- Ngày 08/11/2013, P1 và Liên danh nhà thầu ký kết Hợp đồng số 22/2013/HĐKT/P1-THANHTRANG-TAGI (viết tắt là Hợp đồng số 22) để thông quan và vận chuyển nội địa gói thiết bị chính Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2. Nội dung của hợp đồng này có những nội dung chính như sau:

Liên danh nhà thầu thực hiện phạm vi công việc gồm: Thông quan (bao gồm nhưng không giới hạn các thủ tục hải quan, thủ tục miễn thuế nhập khẩu cho dự án, công việc với hãng tàu, cảng,…), mua bảo hiểm và giao nhận vận chuyển nội địa cho toàn bộ hàng hóa theo danh sách hệ thống thiết bị tại Phụ lục số 01 và theo danh sách thiết bị tạm thời cho một số hệ thống thuộc gói thiết bị chính tại Phụ lục số 02 thuộc gói thiết bị chính của Dự án NMNĐ Thái Bình 2 từ N hoặc Cảng Nội Bài về địa điểm do P1 chỉ định tại công trường của Dự án NMNĐ Thái Bình 2 ở xã Mỹ Lộc, huyện Thái Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Thực hiện các thủ tục nhận hàng với hãng tàu, nhận hàng dưới móc cẩu của tàu chở hàng nước ngoài, vận chuyển hàng trong cảng, vận chuyển hàng về công trường và dỡ hàng xuống vị trí do P1 chỉ định tại công trường đối với hàng hóa có trọng lượng từ 80 tấn trở lên. Thực hiện các thủ tục nhận hàng với hãng tàu, nhận hàng và vận chuyển hàng từ trên tàu chở hàng nước ngoài, vận chuyển hàng trong cảng, vận chuyển hàng về công trường và dỡ hàng xuống vị trí do P1 chỉ định tại công trường đối với hàng hóa có trọng lượng dưới 80 tấn.

Giá hợp đồng cố định (bao gồm thuế giá trị gia tăng) quy định tại Phụ lục số 03 là 79.453.306.961 đồng bao gồm: Tất cả chi phí cho Liên danh nhà thầu về chi phí thông quan, chi phí liên quan đến cảng, chi phí vận chuyển hàng trong cảng, chi phí của hãng tàu, chi phí vệ sinh container, chi phí cược container, chi phí lưu kho, lưu bãi, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí bảo hiểm hàng hóa cùng các loại thuế, phí. Giá trị thanh toán của Hợp đồng số 22 được xác định trên cơ sở khối lượng công việc thực tế được nghiệm thu và đơn giá cố định tại Phụ lục số 03. Liên danh nhà thầu phải chịu mọi chi phí để hoàn thành công việc thuộc trách nhiệm trong phạm vi của hợp đồng.

Nếu Liên danh nhà thầu không chứng minh được do lỗi của P1, thì Liên danh nhà thầu sẽ chịu các chi phí phát sinh nhưng không giới hạn gồm: Chi phí thông quan, chi phí liên quan đến cảng, chi phí vận chuyển hàng trong cảng, chi phí của hãng tàu, chi phí vệ sinh container, chi phí lưu container, chi phí cược container, chi phí sửa chữa container, chi phí lưu kho, lưu bãi, các chi phí phát sinh trên đường vận chuyển.

Trong trường hợp biến động bất thường về xăng dầu, phí cảng và thay đổi về thuế giá trị gia tăng theo quy định của nhà nước, các bên sẽ xem xét và trình cấp có thẩm quyền quyết định. Trong trường hợp hợp đồng kéo dài quá 06 tháng, thì các bên sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền để xem xét việc đàm phán điều chỉnh đơn giá của các phần việc thực hiện sau thời gian trên.

P1 sẽ tạm ứng cho Liên danh nhà thầu 5% giá trị Hợp đồng sau khi hợp đồng có hiệu lực và nhận được: Công văn đề nghị tạm ứng, bảo lãnh tiền tạm ứng, bảo lãnh thực hiện hợp đồng từ Liên danh nhà thầu. Số tiền tạm ứng trên sẽ được thu hồi dần theo các đợt thanh toán, bắt đầu từ đợt thanh toán đầu tiên và kết thúc khi giá trị đề nghị thanh toán đạt 80% giá trị hợp đồng.

Sau khi Liên danh nhà thầu hoàn thành công tác vận chuyển từng lô hàng theo quy định của hợp đồng và gửi bộ hồ sơ thanh toán đầy đủ, thì P1 thanh toán đến 100% giá trị thực hiện dịch vụ của từng lô hàng trong thời gian 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Hồ sơ thanh toán hợp lệ. Hình thức thanh toán bằng chuyển khoản hoặc gán trừ công nợ.

Liên danh nhà thầu phải nộp giấy Bảo lãnh thực hiện hợp đồng của Ngân hàng M (sau đây viết tắt là M) chi nhánh Hải Phòng tương đương 10% giá trị hợp đồng (bao gồm thuế giá trị gia tăng), có hiệu lực đến khi Liên danh nhà thầu hoàn thành toàn bộ các nghĩa vụ, trách nhiệm theo hợp đồng.

 

 

Stt

 

Hạng mục

 

Số ngày hoàn thành đối với hàng thông thường

 

Số ngày hoàn thành

đối với hàng Siêu

trường siêu trọng

 

1

 

Tiếp nhận, thông quan hàng hóa tại cảng

 

03 ngày

 

04 ngày

 

2

 

Vận chuyển hàng hóa từ cảng đến

công trường

 

01 ngày

 

02 ngày

 

3

 

Vận chuyển nội bộ công trường và bốc xếp vào vị trí do P1 chỉ định

 

03 ngày

 

03 ngày

 

Tổng cộng:

 

07 ngày

 

09 ngày

 

Tiến độ thực hiện Hợp đồng số 22 theo tiến độ thực tế triển khai của dự án. P1 sẽ thông báo chậm nhất 10 ngày, cung cấp hồ sơ tài liệu liên quan mỗi lô hàng theo Danh mục tài liệu thông quan hiện hành ít nhất là 02 ngày (trừ ngày lễ, tết), trước khi hàng hóa về đến N/Nội Bài. Thời gian từ khi hàng hóa bắt đầu về N hoặc cảng Nội Bài tới khi Liên danh nhà thầu hoàn thành việc vận chuyển, bàn giao lô hàng đó được yêu cầu cụ thể như sau:

Thời gian vận chuyển hàng hóa từ cảng đến công trường đối với hàng hóa thông thường như bảng trên được áp dụng cho lô hàng quy đổi là 07 container hoặc 150 tấn/1 ngày. Thời gian vận chuyển hàng hóa từ cảng đến công trường đối với hàng hóa siêu trường, siêu trọng (sau đây viết tắt là STST) như bảng trên được áp dụng cho 01 kiện hàng có trọng lượng lớn hơn 80 tấn/1 ngày. Các chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện dịch vụ khi áp dụng tiến độ cho lô hàng quy đổi thuộc trách nhiệm của Liên danh nhà thầu.

P1 sẽ được quyền chấm dứt hợp đồng nếu Liên danh nhà thầu bỏ dở công việc hoặc thể hiện rõ ràng ý định không tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, không có lý do chính đáng mà lại không tiếp tục thực hiện công việc theo tiến độ thực hiện hợp đồng,… Đồng thời, Liên danh nhà thầu không được trả bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Nếu bên đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không do lỗi của bên kia, thì phải thanh toán khoản bồi thường cho bên kia là 10% phần còn lại của giá hợp đồng sau khi trừ đi giá trị hoàn thành tại thời điểm chấm dứt.

Kèm theo Hợp đồng số 22 là 4 phụ lục gồm: Phụ lục số 01 (Danh sách hệ thống thiết bị thuộc gói thiết bị chính), Phụ lục số 02 (Danh sách thiết bị tạm thời cho một số hệ thống thuộc gói thiết bị chính), Phụ lục 03 (Biểu giá hợp đồng và mốc thanh toán, Phụ lục 04 (Biểu mẫu gồm mẫu bảo lãnh tiền tạm ứng, mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng).

Trong đó Phụ lục Hợp đồng số 03 về biểu giá hợp đồng quy định: Đơn giá hợp đồng là cố định và không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng (trừ các trường hợp khác quy định trong hợp đồng), là giá tạm tính trên cơ sở khối lượng tạm tính do P1 cung cấp. Các chi phí nhận hàng trên tàu, hạ hàng xuống cảng hoặc phương tiện vận tải của Liên danh nhà thầu; thủ tục thông quan và miễn thuế nhập khẩu hàng hóa, phụ phí THC, DO (đã bao gồm trong đơn giá vận chuyển của P1), chi phí bảo hiểm giao nhận vận chuyển hàng hóa được giao khoán. Cụ thể biểu giá hợp đồng như sau:

Stt

Công việc

Khối lượng

Đơn vị

Đơn giá (VNĐ)

Thành tiền (VNĐ)

1

Thông quan và vận chuyển nội địa container 20’’

900

chiếc

6.150.000

5.535.000.000

2

Thông quan và vận chuyển nội địa container 40’’

1.200

chiếc

7.580.000

9.096.0000.000

3

Thông quan và vận chuyển nội địa hàng hóa có trọng lượng dưới 80 tấn

80.000

tấn

525.000

42.000.000.000

4

Thông quan và vận chuyển nội địa hàng hóa có trọng lượng từ 80 tấn trở lên

6.000

tấn

830.000

4.980.000.000

5

Chi phí bảo hiểm giao nhận vận chuyển hàng hóa

 

10.619.279.055

Cộng:

 

72.230.279.055

Thuế:

 

7.223.027.906

Tổng cộng:

 

79.453.306.961

 

Thứ tự thực hiện

 

Thực hiện thông quan và vận chuyển theo Hợp đồng số 22:

 

Bước 1

 

P1 thông báo ngày hàng về bằng văn bản cho Liên danh nhà thầu ít nhất 10 ngày trước khi hàng về cảng

 

Bước 2

 

P1 chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết để thông quan, giao nhận và vận chuyển hàng hóa và bàn giao cho Liên danh nhà thầu ít nhất 02 ngày (trừ

 

Ngày 08/01/2014, P1 và Liên danh nhà thầu thống nhất lập Quy trình phối hợp thực hiện Hợp đồng số 22. Hồ sơ chứng từ thông quan và vận chuyển lô hàng thể hiện quy trình thông quan và vận chuyển hàng hóa tiêu chuẩn như sau:

 

 

ngày lễ, tết) trước khi hàng về đến cảng. Các giấy tờ này bao gồm nhưng không giới hạn Hợp đồng mua bán thiết bị, danh mục hàng hóa, hóa đơn thương mại, vận tải đơn và giấy ủy quyền của Ban điều hành DATB2 cho Liên danh nhà thầu để giao nhận và vận chuyển hàng hóa.

Bước 3

P1 chuẩn bị địa điểm nhận hàng tại công trường.

Bước 4

Liên danh nhà thầu chuẩn bị các phương tiện phù hợp với điều kiện thực tế ở công trường.

Bước 5

Liên danh nhà thầu mua bảo hiểm hàng hóa cho quá trình xếp dỡ, vận chuyển và trình cho P1.

Bước 6

P1 Giám định, kiểm tra hàng hóa trong quá trình bốc xếp và vận chuyển (nếu có)

Bước 7

Liên danh nhà thầu thực hiện việc giao nhận và gia cố hàng hóa.

Bước 8

Liên danh nhà thầu thực hiện quy trình bốc xếp, vận chuyển hàng hóa.

Bước 9

Liên danh nhà thầu tiến hành thông quan, bốc xếp và vận chuyển hàng hóa.

Bước 10

Hai bên giải quyết các mâu thuẫn phát sinh (nếu có).

Bước 11

Liên danh nhà thầu báo cáo tiến độ vận chuyển.

Bước 12

Hai bên hoàn thiện Biên bản nghiệm thu khối lượng và Bản tính chi tiết giá trị hoàn thành.

Bước 13

Liên danh nhà thầu hoàn thành hồ sơ thanh toán gồm: Công văn đề nghị thanh toán, biên bản bàn giao hàng hóa, biên bản nhiệm thu khối lượng và bản tính chi tiết giá trị hoàn thành, hóa đơn tài chính, tờ khai hải quan và đơn bảo hiểm và P1 thực hiện việc thanh toán.

Bước 14

Hai bên bàn giao hồ sơ giấy tờ.

Để bảo đảm thực hiện hợp đồng, Liên danh nhà thầu nộp Thư bảo lãnh thực hiện Hợp đồng số 293/DL-KHDN2 ngày 02/12/2013 của M Chi nhánh Hải Phòng cam kết thanh toán vô điều kiện, không hủy ngang cho P1 bất cứ khoản tiền nào trong giới hạn 7.945.330.696 đồng như đã nêu trên, khi có văn bản của P1 thông báo việc Liên danh nhà thầu vi phạm hợp đồng trong thời hạn hiệu lực của Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, kể từ ngày phát hành đến hết ngày 20/10/2015 hoặc đến khi P1 có văn bản thông báo Liên danh nhà thầu đã hoàn thành xong nghĩa vụ của hợp đồng tùy theo điều kiện nào đến trước.

- Ngày 20/3/2014, P1 và Liên danh nhà thầu ký Phụ lục bổ sung số 01 như sau: Liên danh nhà thầu xuất hóa đơn Giá trị gia tăng (VAT) theo tên, địa chỉ và mã số thuế là Ban điều hành DATB2. Sửa đổi bổ sung Điều 6.2 về thanh toán hợp đồng quy định hồ sơ thanh toán đầy đủ gồm: Công văn đề nghị thanh toán của Liên danh nhà thầu, biên bản bàn giao hàng hóa giữa P1 và Liên danh nhà thầu, biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành, bảng tổng hợp giá trị thanh toán được ký giữa P1 và Liên danh nhà thầu, hóa đơn tài chính do Liên danh nhà thầu phát hành bằng 100% giá trị nghiệm thu của lô hàng, tờ khai Hải quan đã được đóng dấu thông quan (trường hợp Tờ khai Hải quan chưa được đóng dấu thông quan nếu không phải do lỗi của Liên danh nhà thầu thì vẫn được chấp nhận), đơn bảo hiểm của lô hàng. Đồng thời, quy định làm rõ Điều 10.9 về quyền, nghĩa vụ của P1 ký xác nhận giá trị, khối lượng hoàn thành của Liên danh nhà thầu trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ đầy đủ do Liên danh nhà thầu nộp lần đầu tiên. Thời gian trên không bao gồm thời gian do Liên danh nhà thầu phải chỉnh sửa lại hồ sơ theo yêu cầu của P1 (nếu có).

- Ngày 21/8/2014, P1 và Liên danh nhà thầu ký Phụ lục bổ sung hợp đồng số 02 quy định chi phí phải trả do Liên danh nhà thầu không nhận được bộ chứng từ theo Điều 10.2 của hợp đồng: Chi phí cẩu hàng từ tàu biển xuống kho bãi cảng, chi phí lưu kho bãi từ khi hạ hàng xuống cảng đến thời điểm 02 ngày sau khi Liên danh nhà thầu nhận được bộ chứng từ đầy đủ từ P1 đối với hàng rời. Chi phí lưu container theo quy định của hãng tàu đối với hàng container. Theo điều kiện phối hợp, các bên sẽ thống nhất phương án lưu hàng tại cảng hay tiếp tục vận chuyển về công trường và P1 chịu trách nhiệm về việc chậm tiến độ vận chuyển (nếu có), chi trả các phát sinh (gồm chi phí cẩu hàng từ tàu xuống cảng đối với hàng rời, phí lưu hàng tại cảng, phí lưu phương tiện vận chuyển). Nguyên tắc xác định chi phí bổ sung: Áp dụng biểu phí và giá dịch vụ do N ban hành tại thời điểm phát sinh công việc đối với hàng rời; tính theo hóa đơn thực tế của hãng tàu đối với hàng container. Thời gian ký biên bản xác nhận khối lượng và giá trị bổ sung trong 05 ngày làm việc kể từ ngày P1 nhận hồ sơ. P1 tạm ứng thêm 5% giá trị hợp đồng để tổng giá trị tạm ứng của hợp đồng là 10%.

- Ngày 3/10/2014, P1 và Liên danh nhà thầu ký Phụ lục bổ sung số 03 điều chỉnh Điều 5.2 của Hợp đồng số 22 về đơn giá hợp đồng để bổ sung phần chênh lệch cước phí theo quy định của N tại từng thời điểm thực hiện công việc. Cơ sở xác định đơn giá điều chỉnh bổ sung: Đơn giá quy định tại Biểu phí và giá dịch vụ của N tại từng thời điểm thực hiện công việc trừ đi đơn giá quy định tại Biểu phí và giá dịch vụ của N tại thời điểm kí hợp đồng (tháng 11/2013). Điều kiện thanh toán: Tại thời điểm lập hồ sơ thanh toán, Liên danh nhà thầu có trách nhiệm trình biểu phí và giá dịch vụ của N tại thời điểm tương ứng để hai bên xác định giá trị thanh toán bổ sung. Đối với các chuyến hàng mà Liên danh nhà thầu thực hiện năm 2014 sau thời điểm hiệu lực của Biểu phí 2014, chi phí chênh lệch phần cước phí tại cảng sẽ được lập bổ sung vào phiếu giá thanh toán của đợt tiếp theo trên nguyên tắc xác định nêu trên.

Đồng thời, bổ sung phạm vi công việc chưa có trong hợp đồng: Xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa nội bộ công trường (gồm bốc một lần xếp hàng từ vị trí chỉ định trong công trường lên phương tiện vận chuyển; vận chuyển hàng, rồi dỡ một lần từ phương tiện vận chuyển xuống vị trí chỉ định). Đơn giá chi tiết đối với hàng hóa có trọng lượng dưới 80 tấn/kiện: Sau khi nhận được yêu cầu của P1 cho từng loại hàng, Liên danh nhà thầu sẽ lập phương án bốc xếp và vận chuyển để P1 phê duyệt. Đơn giá thực hiện sẽ được Liên danh nhà thầu tính toán trên cơ sở phương án đã được P1 phê duyệt và biểu cước hiện hành của Nhà Nước. Đối với hàng hóa có trọng lượng > 80 tấn/kiện, thì Liên danh nhà thầu sẽ lập phương án bốc xếp và vận chuyển để P1 phê duyệt. Đơn giá thực hiện sẽ được Liên danh nhà thầu tính toán trên cơ sở phương án đã được P1 phê duyệt và biểu cước hiện hành của Nhà Nước (theo Quyết định 953/2000/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải).

Xây dựng âu thuyền và đường tạm kết nối âu thuyền: Liên danh nhà thầu có trách nhiệm lập Hồ sơ thiết kế, biện pháp thi công và dự toán chi phí trên cơ sở các định mức, đơn giá hiện hành áp dụng tại dự án và đệ trình P1 phê duyệt để làm cơ sở thanh toán. Sau khi dự toán được phê duyệt, hai bên tiến hành nghiệm thu công việc hoàn thành, P1 thanh toán cho Liên danh nhà thầu 100% giá trị công việc được nghiệm thu. Liên danh nhà thầu có trách nhiệm khảo sát thực tế và đệ trình kế hoạch thực hiện công việc để không ảnh hưởng đến tiến độ tiếp nhận vận chuyển thiết bị về công trường. Liên danh nhà thầu sẽ được thanh toán chi phí theo khối lượng thực tế thực hiện được nghiệm thu và đơn giá theo dự toán được P1 phê duyệt.

Thông quan, vận chuyển nội địa đối với thiết bị trong container phi tiêu chuẩn (container HC, HQ, OT, FR,…) v à tính bổ sung đơn giá hợp đồng cho công việc này trên cơ sở chi phí theo thực tế hóa đơn thu phí của cảng, các đại lý hãng tàu. Đơn giá chi tiết cho các công việc còn lại bao gồm: Thông quan, vận chuyển nội địa từ N đến công trường Thái Bình và dỡ hàng từ phương tiện vận chuyển xuống địa điểm do P1 chỉ định (vị trí mà phương tiện vận chuyển vào được và dỡ hàng 1 chặng). Đơn giá cho công việc giao nhận, thông quan và vận chuyển container phi tiêu chuẩn sẽ được các bên thống nhất sau khi làm rõ tính hợp lý trong giá chào của Liên danh nhà thầu.

Tiếp nhận và cẩu dỡ hàng từ 80 tấn < 300 tấn từ tàu biển xuống phương tiện vận chuyển nội địa tại N: Nhận hàng và cẩu hạ 24 mã hàng từ 80 tấn < 300 tấn thuộc Dự án NMNĐ Thái Bình 2 từ trên tàu biển xuống phương tiện vận tải nội địa tại N, danh mục hàng hóa và dự kiến tiến độ hàng về theo đính kèm theo Phụ lục bổ sung số 03. P1 thống nhất giao cho Liên danh nhà thầu thực hiện việc cẩu hạ cho 24 mã hàng như danh mục nêu trên. Việc điều chỉnh phạm vi công việc chỉ được thực hiện trên cơ sở thống nhất bằng văn bản giữa các bên. Tổng giá trị cho công việc nhận hàng và cẩu hạ 24 mã hàng từ 80 tấn < 300 tấn thuộc Dự án NMNĐ Thái Bình 2 từ trên tàu biển xuống phương tiện vận tải nội địa tại N dự kiến tiến độ hàng về (có dự kiến tiến độ cụ thể cho mỗi loại hàng hóa) từ tháng 10/2014 cho đến ngày 10/5/2015 với giá trị sau thuế là 26.796.746.598 đồng. Giá trị nêu trên là giá trị cố định khoán gọn cho việc nhận hàng và cẩu hạ 24 mã hàng thuộc phạm vi công việc và trách nhiệm của Liên danh nhà thầu của phụ lục 03 trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng theo tiến độ giao hàng của các thiết bị chính như đã cung cấp trong hồ sơ yêu cầu. Trong trường hợp có những chuyến hàng thực tế được giao trong khoảng thời gian sau một tháng so với tiến độ giao hàng cuối cùng nêu trên, hai bên sẽ tiến hành đàm phán để điều chỉnh đơn giá đối với các mã hàng còn lại. Liên danh nhà thầu chịu toàn bộ chi phí lưu tàu biển, chi phí sà lan và cẩu chờ đợi trong quá trình thực hiện do Liên danh nhà thầu không thực hiện được việc dỡ hàng từ tàu biển, các chi phí phát sinh khác trong trường hợp Liên danh nhà thầu không bố trí được cẩu và sà lan để kịp thời nhận hàng tại N và các chi phí khác do việc P1 chậm bàn giao các tài liệu và chứng từ trong phạm vi 05 ngày kể từ ngày tàu cập cảng đối với toàn bộ thiết bị STST còn lại thuộc Dự án NMNĐ Thái Bình 2.

Biện pháp đảm bảo trong quá trình thực hiện hợp đồng: Liên danh nhà thầu có trách nhiệm nộp cho P1 bảo lãnh tiền tạm ứng của Ngân hàng tương đương với giá trị của số tiền tạm ứng theo mục 2.4.d của Phụ lục bổ sung này. Liên danh nhà thầu phải nộp bổ sung bảo lãnh thực hiện hợp đồng của Ngân hàng tương đương 10% giá trị theo mục 2.4.b của Phụ lục bổ sung này. Nếu Liên danh nhà thầu không thực hiện được bất kỳ thiết bị nào thuộc Danh mục hàng hóa theo Đính kèm 1 kèm theo Phụ lục bổ sung số 03 này, thì P1 có quyền thu hồi bảo lãnh thực hiện phần hợp đồng bổ sung này và có quyền chấm dứt một phần hợp đồng liên quan đến công việc nhận hàng và cẩu hạ hàng từ 80 tấn - <300 tấn theo Phụ lục bổ sung số 03 này. Đồng thời, Liên danh nhà thầu phải chịu toàn bộ các chi phí phát sinh và thiệt hại liên quan đến việc chấm dứt một phần Hợp đồng (như chi phí thay thế Liên danh nhà thầu, chi phí lưu tàu, lưu kho bãi,....).

P1 sẽ tạm ứng cho Liên danh nhà thầu 15% giá trị của phần việc trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày P1 nhận được các tài liệu sau: Công văn đề nghị tạm ứng của Liên danh nhà thầu; bảo lãnh tiền tạm ứng; bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Số tiền tạm ứng trên sẽ được thu hồi dần theo các đợt thanh toán khối lượng và giá trị hoàn thành của phụ lục 03, bắt đầu từ đợt thanh toán đầu tiên và kết thúc khi giá trị đề nghị thanh toán đạt 80% giá trị của phụ lục 03. Thanh toán đến 100% giá trị thực hiện của các mã cẩu cho mỗi chuyến tầu trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày Liên danh nhà thầu nộp đủ bộ hồ sơ thanh toán gồm: Công văn đề nghị thanh toán của Liên danh nhà thầu, hóa đơn giá trị gia tăng của Liên danh nhà thầu, biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành được đại diện có thẩm quyền của hai bên ký, bảng tính giá trị thanh toán.

Để bảo đảm thực hiện Phụ lục bổ sung số 03 của Hợp đồng số 22, Liên danh nhà thầu nộp Thư bảo lãnh số 285/DL-KHDN2 ngày 25/11/2014 của M chi nhánh Hải Phòng cam kết thanh toán vô điều kiện, không hủy ngang cho P1 bất cứ khoản tiền nào trong giới hạn 2.679.674.660 đồng như đã nêu trên, khi có văn bản của P1 thông báo việc Bên B vi phạm Phụ lục hợp đồng trong thời hạn hiệu lực của Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, kể từ ngày phát hành đến hết ngày 20/10/2015 hoặc đến khi P1 có văn bản thông báo Liên danh nhà thầu đã hoàn thành xong nghĩa vụ của hợp đồng tùy theo điều kiện nào đến trước.

- Ngày 28 tháng 01 năm 2015, P1 và Liên danh nhà thầu ký Phụ lục bổ sung số 04 của Hợp đồng số 22 như sau: Thống nhất tỷ lệ thu hồi tạm ứng của Phụ lục bổ sung số 02: P1 thu hồi giá trị tạm ứng trên các đợt thanh toán theo Phụ lục bổ sung số 02 với tỷ lệ thu hồi là 6,25% giá trị mỗi đợt thanh toán, bắt đầu từ đợt thanh toán đầu tiên. Khi giá trị thanh toán đạt 80% giá trị hợp đồng chính (không bao gồm giá trị của Phụ lục bổ sung số 03) mà giá trị tạm ứng của Phụ lục bổ sung 02 chưa thu hồi được hết thì Liên danh nhà thầu có trách nhiệm hoàn trả toàn bộ số dư tạm ứng còn lại cho P1 bằng tiền hoặc bằng Bảo lãnh tiền tạm ứng của Liên danh nhà thầu do Ngân hàng phát hành. P1 sẽ trả hoàn trả lại phần chênh lệch giữa giá trị đã thu hồi tạm ứng của Liên danh nhà thầu tại hợp đồng chính từ đợt thanh toán số 01 đến đợt thanh toán số 08 với giá trị phải thu hồi theo tỷ lệ 6,25%. Bổ sung phạm vi công việc tại Phụ lục bổ sung số 03 cho các kiện hàng STST phát sinh, đó là: Liên danh nhà thầu chịu trách nhiệm cẩu hạ toàn bộ các kiện hàng STST (có tổng khối lượng nâng hạ và vận chuyển từ 80 tấn/kiện đến dưới 300 tấn/kiện). Đơn giá thanh toán phát sinh này do hai bên thống nhất trên cơ sở đơn giá bình quân thanh toán cho các kiện hàng STST phát sinh theo đơn giá tại Phụ lục bổ sung số 03 là 1.015.028.281 đồng/01 kiện (chưa gồm VAT 10%).

Từ thực trạng hàng về chậm so với tiến độ dự kiến trong hợp đồng và các phụ lục, Liên danh nhà thầu tiến hành các thủ tục thông quan và vận chuyển thiết bị về công trường phù hợp quy trình được thống nhất, nhưng chủ yếu không đảm bảo thời hạn cam kết tối đa 07 ngày đối với hàng thường, 09 ngày đối với hàng STST. Từ ngày 05/01/2014, Liên danh nhà thầu bắt đầu tiếp nhận hàng hóa và vận chuyển hàng hóa về công trường cho P1. Tính đến ngày 22/12/2015, Liên danh nhà thầu tiếp nhận và vận chuyển 843 container phi tiêu chuẩn và hơn 56.894 tấn thiết bị (hàng rời) nhập về đến N.

Ngày 23/12/2015, theo yêu cầu của nhân viên của Công ty B (có trong danh sách phân công nhiệm vụ phối hợp giữa các bên) ý kiến về việc thời hạn của Giấy ủy quyền đã hết, cần cấp mới Giấy ủy quyền của Ban điều hành DATB2, nên Ban điều hành DATB2 đã cấp Giấy ủy quyền cho Công ty B là đại lý làm thủ tục hải quan, nhưng đến ngày 19/01/2016, Công ty B có văn bản không chấp nhận Giấy ủy quyền của Ban điều hành DATB2 với lý do chỉ có P1 mới có thẩm quyền ủy quyền cho Công ty B thực hiện dịch vụ theo Hợp đồng số 22. Mặc dù, có nhiều văn bản đôn đốc, thúc giục nhưng không được chấp nhận nên đến ngày 03/02/2016, P1 cấp Giấy ủy quyền cho Công ty B và ủy quyền cho Ban điều hành DATB2 thực hiện thủ tục thông quan và vận chuyển thiết bị về công trường.

Thấy tiến độ lắp đặt tại công trường dự án bị ảnh hưởng nghiêm trọng do Liên danh nhà thầu chậm vận chuyển các chuyến hàng về và hạn chế tổn thất thực tế xảy ra cho các bên do phải trả chi phí cho hãng tàu hoặc cho C, cụ thể đối với các lô hàng DL105, DL142, DL154, DL155, DL162, DL66, DL67, nên P1 và Ban điều hành DATB2 có các văn bản, trong đó có Văn bản số 216/XLDK-KTTM ngày 15/01/2016 của P1, Văn bản số 131/TB2-KTHD ngày 15/01/2016 của Ban điều hành DATB2 thông báo cho Liên danh nhà thầu thực hiện các thủ tục giảm trừ phạm vi công việc khỏi hợp đồng, ủy quyền cho Giám đốc Ban điều hành DATB2 ký kết hợp đồng với đơn vị được lựa chọn thầu mới theo quy định của pháp luật. Đồng thời, Ban điều hành DATB2 có Văn bản số 136/TB2-KTHD ngày 15/01/2016 đề nghị Liên danh nhà thầu bàn giao lại chữ ký số để thực hiện công tác kê khai, thông quan cho các lô hàng của dự án, bàn giao lại các tài liệu liên quan đến các lô hàng chưa được tiến hành kê khai hải quan hoặc lấy hàng, phối hợp xác nhận khối lượng công việc đã thực hiện, bàn giao các hàng hóa tồn đọng ở cảng chưa được vận chuyển về công trường.

Tuy nhiên, Liên danh nhà thầu không thiện chí giảm trừ khối lượng công việc, mặc dù cho rằng vượt quá khả năng tài chính tạm ứng trước khi thanh toán, vượt quá năng lực thực hiện do phải dàn trải nhiều dự án khác trong thời gian này, do vậy, dẫn đến nhiều tổn thất thực tế và ảnh hưởng tiến độ của dự án.

Chấp hành Bản kết luận kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan ngày 23/12/2015, Quyết định số 393/QĐ-KTSTQ ngày 23/12/2015 của Cục Hải quan thành phố Hải Phòng về việc ấn định thuế đối với hàng hóa nhập khẩu, nên ngày 28/12/2015, Ban điều hành DATB2 nộp 3.072.321.338 đồng, trong đó:

2.793.019.398 đồng thuế nhập khẩu, 279.301.940 đồng thuế giá trị gia tăng.

Chấp hành Quyết định số 25/QĐ-KTSTQ ngày 19/01/2016 xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong lĩnh vực hải quan, Thông báo số 121/TB-KTSTQ ngày 28/01/2016 của Cục Hải quan thành phố Hải Phòng, Ban điều hành DATB2 nộp tiền chậm nộp thuế 420.923.378 đồng vào ngày 26/02/2016, nộp tiền phạt vi phạm hành chính 614.464.268 đồng vào ngày 26/02/2016, nộp 9.216.964 đồng tiền chậm nộp thuế vào ngày 01/3/2016.

- Ngày 31/3/2016, căn cứ Biên bản đàm phán ngày 31/3/2016, Nghị quyết số 206/NQ-XLDK ngày 31/3/2016 về việc chấp thuận chủ trương tiếp tục thực hiện Hợp đồng số 22, P1 và Liên danh nhà thầu ký Phụ lục bổ sung số 05 như sau: Đơn giá thông quan và vận chuyển nội địa container phi tiêu chuẩn và vận chuyển nội bộ trong công trường các kiện hàng STST được thống nhất áp dụng các đơn giá (tạm tính, chưa bao gồm thuế VAT 10%) như Phụ lục đính kèm để tiến hành nghiệm thu và thanh toán (đến 85%) cho khối lượng công việc đã hoàn thành cho việc thông quan và vận chuyển nội địa container phi tiêu chuẩn và vận chuyển nội bộ công trường các kiện hàng STST. P1 có trách nhiệm làm thủ tục trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các đơn giá nói trên trong vòng 07 ngày làm việc. Kết quả phê duyệt của cấp có thẩm quyền của P1 là cơ sở để hai bên ký Phụ lục về đơn giá chính thức. Liên danh nhà thầu có trách nhiệm làm việc với các bên liên quan (bao gồm Cảng và các hãng tàu), trả các chi phí liên quan (bao gồm cả các chi phí lưu container) để hoàn tất việc nhận hàng, vận chuyển về công trường. Đính kèm Phụ lục bổ sung 05 gồm đơn giá thông quan, vận chuyển container phi tiêu chuẩn (tạm tính): 13.746.000 đồng/container. Đơn giá xếp dỡ, vận chuyển hàng STST trong nội bộ công trường (tạm tính) đối với 51 thiết bị có trọng lượng từ 6.200 tấn đến 344.000 tấn/mỗi thiết bị, với tổng số tiền tạm tính là 28.167.482.523 đồng.

- Ngày 20/5/2016, căn cứ Quyết định số 384/QĐ-XLDK ngày 13/5/2016 của Hội đồng quản trị P1 về việc phê duyệt đơn giá thông quan, vận chuyển container phi tiêu chuẩn và đơn giá xếp dỡ, vận chuyển thiết bị STST nội bộ trong công trường, biên bản đàm phán ngày 14/5/2016, P1 và Liên danh nhà thầu ký Phụ lục bổ sung số 06 như sau: Thống nhất đơn giá thông quan, vận chuyển nội địa container phi tiêu chuẩn và đơn giá xếp dỡ, vận chuyển các kiện hàng STST trong nội bộ công trường, chưa bao gồm thuế VAT và cố định trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng.

Đối với khối lượng công việc đã được P1 tạm thanh toán cho Liên danh nhà thầu theo Phụ lục bổ sung 05, thì P1 thanh toán cho Liên danh nhà thầu đến 100% giá trị khối lượng công việc hoàn thành sau khi Liên danh nhà thầu cung cấp bản gốc hóa đơn VAT cho P1 có giá trị tương ứng với giá trị được thanh toán. Đính kèm Phụ lục này gồm đơn giá thông quan, vận chuyển container phi tiêu chuẩn:

13.746.000 đồng/container. Đơn giá xếp dỡ, vận chuyển hàng STST trong nội bộ công trường đối với 51 thiết bị như Đính kèm Phụ lục bổ sung 05, có trọng lượng từ 6.200 tấn đến 344.000 tấn/mỗi thiết bị, với tổng số tiền tạm tính là 28.167.482.523 đồng.

- Ngày 28/7/2016, P1 và Liên danh nhà thầu/ký Phụ lục bổ sung số 07 về việc P1 tạm ứng bổ sung cho Liên danh nhà thầu, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày ký Phụ lục này, một khoản tiền là 03 tỷ đồng để Liên danh nhà thầu trả các chi phí liên quan và vận chuyển thiết bị thuộc Hợp đồng số 22. Khoản tạm ứng bổ sung này sẽ được P1 khấu trừ 100% vào giá trị của đợt thanh toán đầu tiên từ khoản thanh toán cho Liên danh nhà thầu chi phí bổ sung do điều chỉnh đơn giá đối với các chuyến hàng về chậm quá 06 tháng so với tiến độ Hợp đồng số 22 sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Do Liên danh nhà thầu phối hợp chậm trong việc thông báo một số thiếu sót trong hồ sơ thông quan (ví dụ thiếu xác nhận thủ tục thuế, chậm chi phí mà trách nhiệm thuộc Liên danh nhà thầu), đồng thời, thường xuyên vận chuyển chậm thiết bị chính DL0203 quan trọng của Dự án NMNĐ Thái Bình 2 về công trường, nên P1 chỉ đạo Ban điều hành DATB2 và Công ty Cổ phần Logistics THP Hà Nội ký kết các Hợp đồng vận chuyển nội địa hàng hóa container số 178/2016/HĐKT/TB2- PEB-THP LOGISTICS ngày 01/9/2016, số 181 ngày 03/10/2016 không vượt đơn giá đã ký với Liên danh nhà thầu.

Văn bản số 3218/TB-XLDK ngày 19/9/2016 của P1 về việc thông báo chấm dứt hiệu lực của các Giấy ủy quyền số 927/UQ-XLDK ngày 31/3/2016, số 1200/UQ-XLDK ngày 20/4/2016, số 1706/UQ-XLDK ngày 26/5/2016, số 2213/ UQ-XLDK ngày 28/6/2016, số 2423/UQ-XLDK ngày 11/7/2016, số 2536/UQ- XLDK ngày 19/7/2016, số 2937/UQ-XLDK ngày 24/8/2016, số3014/UQ-XLDK ngày 01/9/2016 và sẽ tự tổ chức giải phóng lô hàng và vận chuyển các lô hàng về công trường.

Ngày 20/9/2016, Công ty B có Công văn số 2009/2016/TTr-TB2 thông báo không tiếp tục thực hiện Hợp đồng số 22 cho đến khi P1 thanh toán hết các khoản nợ.

Tính đến ngày 01/10/2016, Liên danh nhà thầu đã vận chuyển về công trường 260 chuyến hàng, trong đó: Hàng rời 77.118 tấn hàng, hàng container tiêu chuẩn gồm 85 cont 20' + 60 cont 40', hàng container phi tiêu chuẩn 1.333 cont, tiếp nhận và cẩu hạ 24 mã hàng STST, vận chuyển 12 kiện hàng STST trong nội bộ công trường.

Công ty B tiếp tục giữ vận đơn gốc, không cho P1 giải phóng phần còn lại của lô hàng DL0203 (là hàng vật tư hàng rời máy lò phục vụ thi công, lắp đặt Tổ máy số 01) bị giữ từ sau ngày 20/9/2016.

Bộ Công thương, Bộ Giao thông và vận tải, PVN, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam và UBND tỉnh Thái Bình có các buổi làm việc, nhiều văn bản thúc giục, đề nghị Liên danh nhà thầu, C giao hàng, giải phóng lô hàng cho dự án nhằm đảm bảo tiến độ dự án trọng điểm quốc gia, phục vụ an sinh xã hội, có ảnh hưởng đến cân đối nguồn điện cho phát triển kinh tế quốc gia theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt phải được hoàn thành, vận hành thương mại vào tháng 9/2018 (Tổ máy số 1) và tháng 3/2019 (Tổ máy số 2). Liên danh nhà thầu cố ý gây khó khăn, không hợp tác, còn C cho rằng Công ty B không chuyển lại lệnh giao hàng, bộ chứng từ gốc của lô hàng cho Cảng thì mặc dù thực hiện phương án thỏa thuận P1 thanh toán toàn bộ chi phí của Cảng cũng không thể giao được hàng cho dự án.

Tại cuộc họp ngày 05/01/2017 do UBND tỉnh Thái Bình tổ chức có đại diện của UBND tỉnh Thái Bình, PVN, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, P1, N, C và Công ty B về việc giải quyết vướng mắc trong quá trình thực hiện Hợp đồng số 22. Công ty B ý kiến cho rằng: P1 trả ngay Công ty B 8.178.295.166 đồng của 06 bộ hồ sơ đã đủ điều kiện thanh toán; Công ty B ngay lập tức làm thủ tục với C giao phần còn lại của lô hàng DL0203 để P1 tự vận chuyển về công trường trong trường hợp hai bên ký Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng. P1 ý kiến cho rằng: Giá trị 8,1 tỉ đồng do Công ty B đưa ra không phải là giá trị khối lượng đủ điều kiện thanh toán, mà theo kết quả kiểm tra, rà soát của P1 thì số tiền đủ cơ sở thanh toán cho Công ty B khoảng 4,4 tỉ đồng. Tuy nhiên, P1, Liên danh nhà thầu không thống nhất thỏa thuận đối với số tiền phải thanh toán của 06 bộ hồ sơ thanh toán và Công ty B tiếp tục giữ phần còn lại của lô hàng DL0203 tại C.

Ngày 14/02/2017, P1 gửi đơn khởi kiện và yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để giải phóng phần còn lại của lô DL0203 về dự án.

Ngày 22/02/2017, Tòa án nhân dân quận H ra Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 01/2017/QĐ-BPKCTT. Ngày 23/02/2017, Chi cục Thi hành án dân sự quận H ra Quyết định cưỡng chế thi hành án số 250/QĐ-CCTHADS buộc C bàn giao toàn bộ phần còn lại của lô hàng mang ký hiệu DL0203 thuộc vận đơn số SHAHAI007 tàu Y. Bridge cho P1.

Ngày 25/02/2017, P1 tự tổ chức vận chuyển được các lô hàng này về công trường với chi phí vận chuyển các lô hàng trên về đến công trường là 147.787.706 đồng.

Ngày 26/01/2018, P1 có Đơn đề nghị hủy bỏ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời với lý do đã thực hiện xong nội dung theo Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án và không có khiếu nại, kiến nghị gì. Ngày 01/02/2018, Tòa án nhân dân quận H ra Quyết định số 01/2018/QĐ-BPKCTT ngày 01/02/2018 hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.

- Ngày 14/02/2017, P1 khởi kiện yêu cầu Công ty B và Công ty TNHH MTV C liên đới trả cho P1 phần còn lại của lô hàng DL0203; buộc Công ty B phải trả số tiền phạt vi phạm hợp đồng là 21.302.434.596 đồng và buộc Công ty B cùng C liên đới bồi thường thiệt hại.

Tại Đơn khởi kiện sửa đổi, bổ sung ngày 27/10/2017, P1 bổ sung, thay đổi nội dung khởi kiện với tổng giá trị yêu cầu là 45.282.395.743 đồng, cụ thể: Yêu cầu Liên danh phải thanh toán số tiền 34.657.390.387 đồng gồm: Phạt vi phạm hợp đồng: 2.799.850.630 đồng; bồi thường thiệt hại do đơn phương chấm dứt hợp đồng: 1.043.740.256 đồng; bồi thường thiệt hại các chi phí tổn thất thực tế, trực tiếp: Chi phí phát sinh do chậm thông quan, vận chuyển hàng hóa của Hợp đồng số 22 là 38.349.568.753 đồng, chi phí luật sư là 539.000.000 đồng; giá trị còn lại của tổng các lần tạm ứng với số tiền hoàn ứng và nợ là 2.550.236.104 đồng. Yêu cầu buộc Ngân hàng M thanh toán bảo lãnh thực hiện hợp đồng 22 cho Liên danh 10.625.005.356 đồng.

Tại Văn bản ngày 25/12/2017 của P1 thay đổi, bổ sung yêu cầu là 49.073.074.228 đồng gồm: Phạt vi phạm hợp đồng 2.680.995.355 đồng; bồi thường thiệt hại do đơn phương chấm dứt hợp đồng 1.043.740.256 đồng; bồi thường thiệt hại các chi phí tổn thất thực tế, trực tiếp do chậm thông quan, vận chuyển hàng hóa của Hợp đồng số 22 là 37.003.220.621 đồng, chi phí luật sư là 539.000.000 đồng, tiền lãi áp dụng cho khoản tạm ứng chưa thu hồi 853.377.468 đồng; buộc trả lại số tiền tạm ứng là 6.952.740.528 đồng. Yêu cầu buộc Ngân hàng M thanh toán cho P1 khoản tiền 10.625.005.356 đồng mà Ngân hàng này đã cam kết bảo lãnh cho Công ty B trong trường hợp có vi phạm nghĩa vụ.

Tại phiên tòa, người đại diện hợp pháp và người bảo vệ quyền và lợi ích của nguyên đơn trình bày ý kiến như sau: Sau khi mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải ngày 23/11/2017, P1 bổ sung yêu cầu mới 853.377.468 đồng là tiền lãi của tiền tạm ứng 6.952.740.528 đồng chưa thu hồi, chi phí bảo hiểm hàng hóa phải mua lại đối với phần còn lại của lô hàng DL0203, chi phí bồi thường bảo hiểm do Liên danh nhà thầu chưa khởi kiện đối với Công ty bảo hiểm PVI về việc vỡ hai kiện hàng trong lô hàng DL0099. Trường hợp Hội đồng xét xử không xem xét, giải quyết trong vụ án này, thì P1 sẽ khởi kiện trong vụ án khác.

Trên cơ sở đối chiếu hợp lệ các chứng từ, hóa đơn kế toán giữa Liên danh nhà thầu và P1 từ ngày 13/3/2018 đến ngày 21/3/2018, P1 thay đổi yêu cầu khởi kiện với tổng cộng số tiền 48.700.232.440 đồng, trong đó: Yêu cầu buộc Công ty B phải thanh toán số tiền gồm: Bồi thường thiệt hại các chi phí tổn thất thực tế, trực tiếp phát sinh do chậm thông quan, vận chuyển hàng hóa của Hợp đồng số 22 là 36.871.305.478 đồng, tiền tạm ứng 6.952.740.528 đồng, phạt vi phạm hợp đồng là 3.293.446.178 đồng, bồi thường thiệt hại do đơn phương chấm dứt hợp đồng là 1.043.740.256 đồng, chi phí luật sư là 539.000.000 đồng. Yêu cầu buộc Ngân hàng M thanh toán cho P1 khoản tiền 10.625.005.356 đồng đã cam kết bảo lãnh trong trường hợp Công ty B không thanh toán cho P1 số tiền yêu cầu khởi kiện nêu trên. Đề nghị tính lãi chậm thi hành án theo mức lãi suất của Bộ luật Dân sự quy định.

P1 ý kiến về yêu cầu phản tố của Liên danh nhà thầu, của Công ty B về việc các lô hàng làm thủ tục hải quan, thông quan, vận chuyển bị chậm, dẫn tới phát sinh chi phí thực tế phải thanh toán cho các hãng tàu, C đều do lỗi trực tiếp của Liên danh nhà thầu vi phạm Điều 8, 9.1, 9.3, 15.2của Hợp đồng số 22, Điều 310 và khoản 2 Điều 311 của Luật Thương mại. Các chuyến hàng rời về sân bay Nội Bài, trong Hợp đồng số 22 và các Phụ lục của hợp đồng không có điều khoản nào quy định P1 phải chi trả các chi phí cho phí xử lý hàng hóa. Do vậy, Ban điều hành DATB2 không có cơ sở nghiệm thu thanh toán cho phần chi phí này và cũng không chấp nhận về thời gian hoàn thiện chứng từ của một số chuyến hàng, cách tính lưu kho trong hồ sơ thanh toán.

Chứng từ kèm theo của Công ty B cũng không đầy đủ, nên P1 không có cơ sở để làm nghiệm thu, thanh toán, cụ thể: Lô hàng DL0047 (ngày tàu về là 09/3/2015, ngày hoàn thiện chứng từ là 13/3/2015, không phải ngày 16/3/2015 theo hồ sơ thanh toán của Liên danh nhà thầu); Lô hàng DL0073 (ngày hoàn thiện chứng từ là 29/5/2015, không phải ngày 01/06/2015); Lô hàng DL0100 (ngày hoàn thiện chứng từ là 14/8/2015, không phải ngày 18/8/2015); Lô hàng DL0102 (ngày hoàn thiện chứng từ là 26/8/2015, không phải ngày 31/8/2015); Lô hàng DL0134, DL0142 (ngày hoàn thiện chứng từ là 12/11/2015, không phải ngày 13/11/2015); Lô hàng DL0162 (ngày hoàn thiện chứng từ là 16/12/2015, không phải ngày 21/12/2015); Lô hàng SJ0037A (ngày hoàn thiện chứng từ là ngày 17/4/2015, không phát sinh lưu kho, bãi, lưu containers); Lô hàng DL0107 (ngày hoàn thiện chứng từ là 14/8/2015, không phải ngày 18/8/2015); Lô hàng DL0116 (ngày hoàn thiện chứng từ là 21/8/2015, không phải ngày 31/8/2015); Lô hàng DL0110 (ngày hoàn thiện chứng từ là 26/8/2015, không phải ngày 31/8/2015); Lô hàng DL0104 (ngày hoàn thiện chứng từ là 10/9/2015, không phải ngày 15/9/2005); Lô hàng DL0128, DL0119 (ngày hoàn thiện chứng từ là 28/9/2015, không phải ngày 29/9/2015); Lô hàng DL0130 (ngày hoàn thiện chứng từ là 08/10/2015, không phải ngày 12/10/2015); Lô hàng DL0133 (ngày hoàn thiện chứng từ là 28/10/2015, không phải ngày 03/11/2015); Lô hàng DL0138 (ngày 28/10/2015, Ban điều hành DATB2 đã giao đầy đủ hồ sơ để làm thủ tục hải quan, nhưng đến ngày 05/11/2015, Liên danh nhà thầu mới thông báo công văn gia hạn thuế bị sai, đề nghị sửa lại, nên ngày 05/11/2015, Ban điều hành DATB2 mới biết chỉnh sửa lại công văn); Lô hàng DL0139 (ngày hoàn thiện chứng từ là 05/11/2015, không phải ngày 06/11/2015); Lô hàng DL0131 (ngày 29/10/2015, Ban điều hành DATB2 đã giao đầy đủ tài liệu để kê khai hải quan, nhưng đến ngày 03/11/2015, Liên danh nhà thầu mới gửi tờ khai để hoàn thiện nộp thuế vào ngày 04/11/2015); Lô hàng DL0146 (ngày hoàn thiện chứng từ là 10/11/2015, không phải ngày 11/11/2015); Lô hàng DL0147 (ngày hoàn thiện chứng từ là 12/11/2015, không phải ngày 23/11/2015); Lô hàng DL0149 (ngày hoàn thiện chứng từ là 24/11/2015, không phải ngày 25/11/2015); Lô hàng DL0141 (ngày hoàn thiện chứng từ là 16/11/2015, không phải ngày 24/11/2015); Lô hàng DL0157 (ngày hoàn thiện chứng từ là 15/12/2015, không phải ngày 18/12/2015); Lô hàng DL0127 (ngày hoàn thiện chứng từ là 10/9/2015, không phải ngày 15/9/2015); Lô hàng DL0036 (ngày hoàn thiện chứng từ ngày 20/01/2015, không phải ngày 02/3/2015, không có Biên bản bàn giao đính kèm của lô hàng này mà chỉ có công văn thông báo một số việc liên quan thuộc trách nhiệm của Liên danh nhà thầu như xin kiểm hóa, kiểm định).

Theo quy định của hợp đồng, Ban điều hành DATB2 chỉ chịu chi phí phát sinh khi bàn giao chậm chứng từ (bao gồm: hóa đơn, danh mục đóng gói hàng hóa, giấy báo tàu đến, vận đơn gốc và giấy nộp tiền), sau đó là thuộc về trách nhiệm của Liên danh nhà thầu làm thủ tục thông quan và đưa hàng về công trường. Công tác kiểm hóa nằm trong quá trình thông quan, để thuận tiện và hỗ trợ cho Liên danh nhà thầu đỡ mất chi phí. Liên danh nhà thầu nhờ Ban điều hành DATB2 làm thủ tục xin kiểm hóa tại công trường Nhà máy với cơ quan Hải quan và chính Liên danh nhà thầu trực tiếp cầm các hồ sơ này để làm việc với hải quan (năm 2014, Liên danh nhà thầu đã thực hiện công việc nêu trên). Đến 10h ngày 30/01/2015, Ban điều hành DATB2 mới nhận được email của ông Vinh - Phó Tổng giám đốc của Công ty B đề nghị cấp các chứng từ liên quan đến công tác xin kiểm hóa tại công trường gửi cho Cục Hải quan Thái Bình. Về quy định, Liên danh nhà thầu hoàn toàn có quyền yêu cầu hải quan kiểm hóa tại N như các doanh nghiệp khác để giải phóng nhanh hàng hóa.

Trong quá trình phiên tòa xét xử sơ thẩm, Liên danh nhà thầu mới cung cấp đầy đủ biên bản nghiệm thu, hóa đơn, chứng từ và các thủ tục khác theo quy định của hồ sơ thanh toán, nên Liên danh nhà thầu và P1 có cơ sở đối chiếu số liệu, hóa đơn, chứng từ, thực hiện đúng trình tự, thủ tục, nghiệp vụ và tuân thủ theo quy định của Luật kế toán, thì P1 có ý kiến đối với yêu cầu phản tố của bị đơn như sau: Chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của bị đơn đối với những yêu cầu với số tiền gồm: 4.403.904.438 đồng + 79.227.596 đồng + 145.702.330 đồng và một phần yêu cầu của chi phí hợp lệ trong số tiền: 755.902.613 đồng và 3.565.844.675 đồng. Ngoài ra, P1 phản đối, không chấp nhận yêu cầu phản tố khác của bị đơn. P1 không có ý kiến về việc Công ty B chấp nhận yêu cầu độc lập phải thanh toán chi phí dịch vụ 5.032.987.190 đồng cho C.

2. Theo Đơn yêu cầu phản tố ghi ngày 15/4/2017, Đơn phản tố bổ sung ngày 25/8/2017, Đơn phản tố bổ sung, chỉnh sửa ghi ngày 09/01/2018, tại các bản tự khai, phiên hòa giải cũng như tại phiên tòa:

Người đại diện theo pháp luật của bị đơn Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại và Vận tải B là ông Nguyễn Đức B1 thừa nhận trình bày của nguyên đơn về trình tự, thủ tục, nội dung, quá trình mời thầu, dự thầu, đàm phán và ký kết Hợp đồng số 22 là hoàn toàn tự nguyện, khách quan, đúng quy định của pháp luật và được thể hiện trong Hồ sơ mời thầu, các chỉ dẫn kỹ thuật và điều kiện tham chiếu; Hồ sơ dự thầu của Liên danh nhà thầu và các tài liệu kèm theo; Thỏa thuận liên danh. Thừa nhận quá trình thực hiện Hợp đồng số 22, các Phụ lục Hợp đồng số 01, 02, 03, 04, các Phụ lục bổ sung số 01, 02, 03, 04, 05, 06, 07 và các văn bản trao đổi giữa các bên có trong hồ sơ vụ án do đương sự cung cấp. Tuy nhiên, Công ty B phản đối ý kiến của nguyên đơn về các vấn đề như sau:

- Về giá dịch vụ: Từ ngày 05/01/2014, Liên danh nhà thầu bắt đầu tiếp nhận hàng hóa và vận chuyển hàng hóa về công trường cho P1. Tính đến ngày 22/12/2015 (khoảng 02 năm), Liên danh nhà thầu tự bỏ kinh phí tiếp nhận và vận chuyển 843 container phi tiêu chuẩn và hơn 56.894 tấn thiết bị (hàng rời) nhập về đến N chậm quá 06 tháng so với dự kiến trong các Phụ lục đính kèm. Tuy ổn định về thuế, không có sự biến động nhiều về giá xăng, dầu, thay đổi không nhiều về cảng phí (theo ý kiến của người đại diện hợp pháp của C thì cảng phí chỉ tăng từ 5% đến 10%/hàng năm), nhưng tình hình tăng giá sinh hoạt, giá thị trường, nên Công ty B phải chi phí tăng cho nhân công của mình mặc dù không có thống kê cụ thể và đề xuất chi tiết về căn cứ, phương thức tính tăng giá cho nhân công. Thực tế, việc chấn chỉnh nghiêm ngặt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trọng lượng các lô hàng, kiện hàng trên phương tiện vận tải rời khỏi cảng đến địa điểm trả hàng trong thời gian qua cũng làm đội giá chi phí đối với Liên danh nhà thầu so với cách tính trong hồ sơ mời thầu. Do vậy, Ban điều hành DATB2, P1 phải có trách nhiệm điều chỉnh đơn giá cước vận chuyển tại thời điểm thực hiện dịch vụ đối với hàng container phi tiêu chuẩn và các thiết bị về Cảng chậm quá 06 tháng so với dự kiến, phù hợp quy định theo Điều 5.4 của Hợp đồng số 22. Từ ngày 05/6/2015, Liên danh nhà thầu gửi nhiều văn bản về việc điều chỉnh đơn giá, nhưng P1 chậm xử lý, phê duyệt đơn giá điều chỉnh. Do ảnh hưởng đến quyền lợi của mình, nên Liên danh nhà thầu đã có các văn bản tạm dừng thực hiện dịch vụ vào ngày 22/10/2015, 22/12/2015, 19/9/2016.

Ngày 29/10/2015, P1 mới có văn bản đề nghị họp để giải quyết các vấn đề phát sinh. Tại cuộc họp ngày 04/01/2016, P1 mới thống nhất việc thuê một đơn vị thẩm tra, lấy kết quả làm cơ sở trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đơn giá. Đến ngày 21/6/2016, P1 mới ký Hợp đồng dịch vụ tư vấn số 02-HĐ/2016/P1- PECC1/TTĐG với Công ty Cổ phần tư vấn Xây dựng điện 1 (PECC1) để thẩm tra đơn giá thông quan, vận chuyển nội địa của các chuyến hàng về chậm quá 6 tháng so với tiến độ hợp đồng do Liên danh nhà thầu đề xuất. Đến ngày 19/8/2016, PECC1 có báo cáo thẩm tra. Ngày 04/9/2016, Tổng Giám đốc P1 có Tờ trình số 2325/TTr- XLDK, nhưng Hội đồng quản trị P1 chưa phê duyệt điều chỉnh đơn giá hợp đồng.

- Về văn bản ủy quyền thực hiện dịch vụ: Ngày 19/01/2016, Liên danh nhà thầu có Văn bản số 1901/2016/TTr-CV về việc cấp lại giấy ủy quyền cho Công ty B tiếp tục thực hiện Hợp đồng số 22 vì cho rằng Văn bản Ủy quyền số 3762/UQ- XLDK ngày 14/11/2013 của P1 ủy quyền cho Công ty B thực hiện công tác tiếp nhận thông quan và vận chuyển gói thiết bị chính Dự án hết hạn ngày 31/12/2015.

Văn bản số 192/TB2-KTHĐ ngày 21-01-2016 của Ban điều hành DATB2 thông báo cho Cảng và hãng tầu về việc sẽ tiếp tục ủy quyền cho Công ty B để thực hiện thông quan và vận chuyển các lô hàng của dự án. Đối với mỗi chuyến hàng cụ thể Ban điều hành DATB2 sẽ phát hành giấy ủy quyền cho Công ty B để thực hiện công việc.

Văn bản số 373/XLDK-KTTM ngày 29/01/2016 của P1 về việc Giấy ủy quyền của Giám đốc Ban điều hành DATB2 đủ để liên doanh Liên danh nhà thầu thay mặt P1 làm việc với cảng và hãng tầu để thực hiện hợp đồng. Việc bổ sung giấy ủy quyền của Tổng giám đốc P1 cho Tổng Giám đốc Công ty B không cần thiết.

Văn bản số 0102/2016/TTr-CV ngày 01/02/2016 của Công ty B không chấp nhận Giấy ủy quyền do Ban điều hành DATB2 cấp vì cho rằng đó không phải là chủ thể thuê Liên danh nhà thầu thực hiện các công việc theo Hợp đồng số 22.

Ngày 05/02/2016, Liên danh nhà thầu nhận được Giấy ủy quyền số 411/UQ- XLDK ngày 03/02/2016 của P1, nhưng do vào thời điểm nghỉ Tết, nên chậm triển khai tiến độ, làm phát sinh chi phí.

Liên danh nhà thầu cho rằng: Giấy ủy quyền của Ban điều hành DATB2 đối với Liên danh nhà thầu chỉ có giá trị để thực hiện làm đại lý thủ tục hải quan, thủ tục thông quan, nhận hàng từ hãng tàu, nhưng không có căn cứ để Liên danh nhà thầu thực hiện công việc khác trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu hoặc xử lý liên quan về quy định quản lý thị trường, quy định quản lý kinh tế, quy định về điều khiển phương tiện, an toàn giao thông đường bộ. Công ty B thường xuyên thực hiện dịch vụ hàng hóa, thiết bị của Dự án NMNĐTB2, nên C vẫn chuyển lệnh giao hàng và cho phép đưa hàng ra khỏi cảng. Liên danh nhà thầu phải có quyền được nhận Giấy ủy quyền của P1 trong suốt quá trình thực hiện dịch vụ theo Hợp đồng số 22 và Giám đốc Công ty B chỉ đạo nhân viên trên cơ sở Giấy ủy quyền của P1. Thừa nhận nhân viên của Công ty B có đề nghị cấp Giấy ủy quyền của Ban điều hành DATB2 vào ngày 22/12/2015 dẫn đến việc cấp văn bản ủy quyền của Ban điều hành DATB2 cho Liên danh nhà thầu vào ngày 23/12/2015, nhưng cho rằng ý kiến của họ không đại diện cho Liên danh nhà thầu.

Do P1 chậm trễ trong việc cấp lại ủy quyền, không thanh toán các khoản nợ (bao gồm tiền thuế, chi phí thực hiện dịch vụ), không cung cấp thông tin, tài liệu là nguyên nhân làm phát sinh cho Liên danh nhà thầu phải chi phí liên quan đến việc giải phóng hàng (gồm chi phí lưu kho bãi, lưu container trả cho cảng, hãng tàu) và gây khó khăn cho việc thực hiện dịch vụ.

- Về việc chậm thực hiện nghĩa vụ theo quyết định của Cơ quan Hải quan làm ảnh hưởng tiến độ thực hiện thủ tục thông quan: Theo Quyết định kiểm tra số 1749/QĐ-HQHP ngày 20/10/2015 của Cục trưởng Cục Hải quan thành phố Hải Phòng về việc kiểm tra sau thông quan tại trụ sở Doanh nghiệp để đánh giá tuân thủ pháp luật đối với Ban điều hành DATB2, Cục Hải quan thành phố Hải Phòng ban hành Bản kết luận kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan ngày 23/12/2015 với nội dung: Dự án NMND Thái Bình 2 thuộc dự án đầu tư vào địa bàn và lĩnh vực ưu đãi đầu tư miễn thuế theo qui định tại khoản 6 Điều 12 và điểm 3 mục I Phần B Phụ lục I Nghị định 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010. hàng hóa nhập khẩu của Dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 bắt đầu được Ban điều hành DATB2 tiến hành làm thủ tục nhập khẩu từ tháng 5-2013 tại Chi cục Hải quan Thái Bình, hàng nhập khẩu theo danh mục miễn phí đã đăng ký với Chi cục Hải quan Thái Bình và được trừ lùi theo quy định. Về cơ bản, Ban điều hành DATB2 chấp hành pháp luật về Hải quan, tuân thủ các quy định của Luật Kế toán; lưu giữ, bảo quản hồ sơ, sổ sách, chứng từ có hệ thống, phục vụ tốt công tác kiểm tra sau thông quan, chưa phát hiện vi phạm. Nhưng do khai sai đối tượng miễn thuế dẫn đến làm thiếu số tiền thuế phải nộp đối với các mặt hàng Dây cáp và Bu lông, đai ốc (không có xác nhận của Bộ Kế hoạch đầu tư là loại chuyên dụng) là vật tư trong nước đã sản xuất được không thuộc đối tượng miễn thuế theo qui định tại điểm d, đ khoản 6 Điều 12 của Nghị định 87/2010/NĐ-CP ngày 06/12/2010 của Chính phủ. Doanh nghiệp tự lập bảng kê khai tính lại thuế theo qui định. Căn cứ Điều 39 của Luật quản lý thuế, Cục Hải quan thành phố Hải Phòng ấn định thuế với số tiền là 3.072.321.338 đồng.

Ngày 19/01/2016, Chi cục kiểm tra sau thông quan Cục Hải quan thành phố Hải Phòng ban hành Quyết định số 25/QĐ-KTSTQ xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong lĩnh vực hải quan đối với P1 với hình thức xử phạt chính: Phạt tiền 614.464.268 đồng, hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả: Không, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ: Không, với lý do: Lập và khai không đúng các nội dung trong hồ sơ miễn thuế dẫn đến làm thiếu số tiền thuế phải nộp.

Ngày 28/01/2016, Chi cục kiểm tra sau thông quan Cục Hải quan thành phố Hải Phòng ban hành Thông báo số 121/TB-KTSTQ về việc Ban điều hành DATB2 nợ tiền chậm nộp thuế 420.932.378 đồng tính đến ngày ban hành Quyết định ấn định thuế. Quá thời hạn quy định mà doanh nghiệp không thực hiện việc nộp tiền chậm nộp, thì cơ quan Hải quan sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật.

Ngày 19/02/2016, Liên danh nhà thầu gửi email thông báo cho Ban điều hành DATB2 về việc P1 nợ thuế quá hạn và đề nghị P1 nhanh chóng nộp thuế để giải phóng các lô hàng, nhưng P1 đã không thực hiện kịp thời. Ngày 26/02/2016, Ban điều hành DATB2 nộp tiền phạt vi phạm hành chính 614.464.268 đồng, tiền chậm nộp thuế 420.932.378 đồng, sau đó đến ngày 04/3/2016, tiếp tục nộp tiền chậm nộp thuế 9.216.964 đồng. Ngày 07/3/2016, Cục Hải quan tỉnh Thái Bình xác nhận về việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của Ban điều hành DATB2 theo quyết định của Cục Hải quan thành phố Hải Phòng.

Liên danh nhà thầu cho rằng: Trách nhiệm của Liên danh nhà thầu kê khai, áp mã thuế trong thủ tục khai hải quan, thông quan, nhưng không thể biết được loại thiết bị nào phải nộp thuế, mà đó thuộc trách nhiệm của Ban điều hành DATB2, P1. Tuy không có văn bản hoặc cụ thể người có thẩm quyền nào của Cục Hải quan thành phố Hải Phòng yêu cầu dừng làm thủ tục hải quan hoặc yêu cầu dừng thông quan, nhưng đây là thực tế đối với doanh nghiệp vi phạm bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan mà chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định.

Việc chậm thực hiện nghĩa vụ của Ban điều hành DATB2 đối với Quyết định số 25/QĐ-KTSTQ ngày 19/01/2016 và Thông báo số 121/TB-KTSTQ ngày 28/01/2016 của Chi cục kiểm tra sau thông quan Cục Hải quan thành phố Hải Phòng dẫn đến việc bị dừng thông quan đối với các lô hàng đã thực hiện xong thủ tục thông quan trước ngày 19/01/2016 và đối với các lô hàng đã về Cảng trong thời gian từ ngày 19/01/2016 đến ngày 07/3/2016. Cục Hải quan Hải Phòng không ra quyết định nào dừng thủ tục làm hải quan, dừng thông quan, nhưng thực tế không thể thực hiện được khi chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của doanh nghiệp về thuế, phạt vi phạm hành chính. Do vậy, Liên danh nhà thầu yêu cầu P1 phải chịu chi phí đối với số tiền lưu kho bãi, lưu container trả cho Cảng, các hãng tàu đối với các lô hàng này.

- Về bảo lãnh thực hiện hợp đồng, phụ lục hợp đồng: Thừa nhận và thống nhất nội dung trình bày của M, do nội dung của Hợp đồng số 22 và Phụ lục số 03 không quy định thời hạn yêu cầu Liên danh nhà thầu phải thực hiện thủ tục gia hạn bảo lãnh tại M, thời gian yêu cầu của P1/Ban điều hành DATB2 gấp và sát thời điểm hết hiệu lực bảo lãnh, các bên chưa thống nhất về việc Ban điều hành DATB2 không tạm ứng chi phí trước để thanh toán thực tế cho hãng tàu, cho C làm phát sinh khó khăn cho Liên danh nhà thầu.

- Về nghĩa vụ đối với chi phí phát sinh do khối lượng lớn hàng về dồn cùng thời điểm: 116 chuyến hàng về cảng trong thời gian năm 2014, 2015 không theo tiến độ mà Hợp đồng số 22 quy định, Liên danh nhà thầu không được P1 thông báo về việc thay đổi tổng tiến độ hàng về cảng của cả Dự án cho Liên danh nhà thầu, làm cho hàng về dồn, vượt quá khả năng vận chuyển của Liên danh nhà thầu áp dụng cho các lô hàng quy đổi là 07 container hoặc 150 tấn theo quy định tại Điều 8 của Hợp đồng số 22. Tuy được thanh toán hợp lệ nhưng chưa đảm bảo quyền lợi của Liên danh nhà thầu nên đến ngày 28/02/2017, Công ty B gửi văn bản đề nghị thanh toán cho những lô hàng này, thời hạn thanh toán theo Hợp đồng số 22 là ngày 26/04/2017.

- Về chi phí bảo hiểm: Tại thời điểm lô hàng DL0099 về cảng Liên danh nhà thầu đã được cấp Đơn bảo hiểm số 15/06-9-VCND/PC00114 ngày 24/7/2015 là thời điểm trước khi vận chuyển hàng hóa và Công ty bảo hiểm đã xuất hóa đơn GTGT số 0018336 ngày 19/10/2015 cho Liên danh nhà thầu. Ở thời điểm Liên danh nhà thầu đã gặp khó khăn về tài chính trong việc thanh toán với Công ty bảo hiểm, do đó chưa kịp thanh toán cho đơn vị Bảo hiểm. Đến ngày 06/7/2016, Liên danh nhà thầu đã thanh toán xong cho C/ty Bảo hiểm đối với Đơn bảo hiểm cho lô hàng DL 0099, nhưng cho đến nay P1 vẫn không thanh toán đợt 27 cho Liên danh nhà thầu.

Liên danh nhà thầu đã mua bảo hiểm cho lô hàng DL0203 vào ngày 19/4/2016 được cấp đơn bảo hiểm cho toàn bộ lô hàng DL0203 ngày 19/4/2016 và đã thanh toán xong với Công ty bảo hiểm toàn bộ tiền bảo hiểm cho lô hàng này. Tuy nhiên, sau khi Liên danh nhà thầu thực hiện được 3/4 khối lượng của lô hàng này (786,784 tấn), thì P1 đã đơn phương chấm dứt hợp đồng, thuê đơn vị khác vận chuyển 262 tấn hàng còn lại của lô DL0203. P1 không thể từ chối thanh toán khoản tiền chi phí mua bảo hiểm cho toàn bộ lô hàng DL 0203 do P1 tự ý chi phí bảo hiểm trùng đối với phần còn lại của lô hàng DL0203.

- Về âu thuyền: Để đảm bảo an toàn, đẩy nhanh tiến độ vận chuyển hàng hóa, Liên danh nhà thầu bỏ tiền ra chi phí để xây dựng âu thuyền phục vụ dịch vụ cho P1 không với ý định yêu cầu thanh toán. Nhưng do khó khăn tài chính, phải tạm ứng trước số tiền lớn trước khi được thanh toán hợp lệ, nên các bên đàm phán phải tính chi phí thi công âu thuyền cho Liên danh nhà thầu. Tuy chưa được P1 phê duyệt, nhưng có gửi hồ sơ thiết kế, hạng mục thi công, Ban điều hành DATB2 thẩm định, giám sát thi công, nhưng do tiến độ của dự án nên đến ngày 01/3/2017, Liên danh nhà thầu nộp hồ sơ về khối lượng hoàn thành, dự toán đề nghị thanh toán. Mặc dù, hạn kiểm tra xác nhận hồ sơ thanh toán theo quy định của Hợp đồng số 22 là 10 ngày làm việc, nhưng cho đến nay P1 vẫn chưa làm thủ tục thanh toán cho Liên danh nhà thầu.

- Về vi phạm hợp đồng: Sau khi ký hợp đồng 22, P1 điều chỉnh tiến độ công trình, tiến độ cung cấp thiết bị chậm quá 06 tháng so với tiến độ ban đầu dự kiến trong hợp đồng, nhưng P1 không cung cấp đầy đủ thông tin, kế hoạch mới về tiến độ vận chuyển thay đổi, khiến cho Liên danh nhà thầu bị động hoàn toàn, không lập được kế hoạch vận chuyển dài hạn (kế hoạch năm/quý/tháng/tuần) để chủ động điều phối vận chuyển, làm ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của Công ty B đối với các đối tác kinh doanh khác không liên quan trong vụ án. Tuy nhiên, Liên danh nhà thầu vẫn cố gắng thực hiện đúng trách nhiệm và thanh toán không có tranh chấp gì đến hết năm 2015.

Tuy thiện chí tiếp tục thực hiện Hợp đồng số 22 và các phụ lục bổ sung, nhưng tiến độ cung cấp các chuyến hàng về cảng từ phía P1 đã trùng lặp thời điểm hàng về cảng của các dự án khác mà Liên danh nhà thầu đã ký hợp đồng từ trước (Các Dự án: Nhà máy thủy điện Lai Châu, Nhà máy thủy điện Huội Quảng, Nhà máy thủy điện Sông Bung 2, Nhà máy thủy điện Xekaman 1, Nhà máy thủy điện Xekaman Xanxay), khối lượng cộng dồn của các Dự án quá lớn, vượt ngoài khả năng vận chuyển hiện có, nên Liên danh nhà thầu bị động trong việc huy động phương tiện vận chuyển của thị trường.

Thời gian tính toán tiến độ thực hiện hoàn thành 07 ngày đối với hàng thông thường và 09 ngày đối với hàng STST là không còn phù hợp. Mặc dù vậy, Liên danh nhà thầu cũng đã cố gắng huy động tối đa các nguồn lực để thực hiện tiếp nhận, vận chuyền thiết bị cho Dự án, tuy nhiên việc này làm phát sinh các chi phí lưu kho bãi, lưu container rất lớn.

Do vậy, Liên danh nhà thầu cho rằng P1 vi phạm nghĩa vụ hợp tác giải quyết vấn đề phát sinh từ hợp đồng, không cung cấp kịp thời các kế hoạch vận chuyển khi P1 điều chỉnh tiến độ công trình, tiến độ cấp thiết bị, vi phạm Điều 10.5, Điều 10.6, Điều 5 của Hợp đồng số 22 và Điều 236.5 Luật thương mại.

Ngày 22/12/2015, Liên danh nhà thầu hoàn thiện chi tiết nội dung khối lượng công việc và chi phí liên quan đến hàng hóa trong container phi tiêu chuẩn và phần việc kéo dài quá 06 tháng. Đến ngày 04/01/2016, P1 thống nhất tạm thanh toán cho Công ty B với tổng giá trị là 12.546.318.266 đồng (trong đó bao gồm cả các chi phí phát sinh lưu kho bãi, lưu container). Tuy nhiên, đến ngày 25/01/2016, P1 mới thanh toán hết số tiền trên.

Ngoài ra, Liên danh nhà thầu tự bỏ tiền chi trả nhưng không được P1 xác nhận đối với: Thanh toán hàng về chậm quá 06 tháng, chi phí phát sinh bốc xếp, lưu container, lưu kho bãi...

Liên danh nhà thầu cho rằng: P1 vi phạm nghĩa vụ thanh toán khi chậm trễ thanh toán chi phí thực hiện công việc cho Liên danh nhà thầu theo Hợp đồng số 22 (Điều 6.2, Điều 6.3 hợp đồng 22; Phụ lục bổ sung 03; Điều 2 Phụ lục bổ sung 04; Điều 2 Phụ lục bổ sung 06) vì những lý do sau: P1 không xác nhận các Dự toán chi phí mà Công ty B đã thực hiện để thanh toán cho Công ty B theo quy định tại Hợp đồng số 22 (vi phạm Điều 10.9, Điều 10.13 hợp đồng 22, Điều 3 Phụ lục bổ sung số 01), trong đó quy định: P1 có nghĩa vụ xác nhận giá trị, khối lượng hoàn thành của Công ty B trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được bộ Hồ sơ đầy đủ của Liên danh nhà thầu hoặc có yêu cầu phản hồi. Tuy nhiên, từ tháng 09 năm 2016, P1 không xác nhận, đưa ra các lý do từ chối thanh toán cho Công ty B đối với các hồ sơ thanh toán bao gồm: Hồ sơ thanh toán chi phí tiếp nhận, xếp dỡ, vận chuyển đối với khối lượng hàng về chậm quá 06 tháng đợt 1 gửi Ban điều hành DATB2 vào ngày 29/8/2016; đợt 2 vào ngày 24/02/2017; thanh toán chi phí phát sinh tiền bốc xếp lưu kho bãi hàng hóa gửi vào ngày 14/10/2016; thanh toán chi phí vận chuyển, chi phí phát sinh tiền bốc xếp lưu kho bãi hàng hóa gửi vào ngày 28/02/2017; Thanh toán tiền thi công âu thuyền gửi vào ngày 28/02/2017.

P1 tự ý thuê đơn vị khác thực hiện công việc của Hợp đồng số 22 vi phạm Điều 3.1 của hợp đồng và thể hiện hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng: Từ đầu năm 2016 đến nay, Công ty B tiếp tục gửi đến P1 cũng như Ban điều hành DATB2 các hồ sơ thanh toán và các văn bản đề nghị P1 thanh toán các chi phí mà Liên danh nhà thầu đã bỏ ra để thực hiện công việc theo Hợp đồng số 22 nhưng P1 đã không hợp tác, không có thái độ thiện chí để giải quyết các vướng mắc và không thanh toán cho Liên danh nhà thầu. Từ ngày 31/8/2016 đến 05/9/2016, P1 đã tự ý thuê một số doanh nghiệp vận chuyển gói thiết bị chính - Dự án NMNĐ Thái Bình 2 mà Công ty B đang thực hiện theo Hợp đồng số 22. Do vậy, P1 đang cố tình vi phạm Điều 3.1 Hợp đồng số 22, thể hiện hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.

Từ đầu năm 2016, P1 vi phạm nghĩa vụ thanh toán, vi phạm thỏa thuận tại Điều 3.1 hợp đồng, không thực hiện đúng việc cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan để Liên danh nhà thầu thực hiện công việc,... P1 thay vì cấp ủy quyền một lần cho Công ty B đổi thành cấp ủy quyền theo từng chuyến hàng. Đến ngày 19/9/2016, P1 thông báo thu hồi toàn bộ ủy quyền đã cấp cho Công ty B và yêu cầu giao trả các chứng từ để P1 tự thực hiện công việc.

Do những khó khăn mà P1 gây ra cho Công ty B cùng với việc P1 có ý định đơn phương chấm dứt hợp đồng, nên các ngày 22/10/2015, ngày 22/12/2015, Liên danh nhà thầu có thông báo tạm dừng thực hiện dịch vụ cho đến khi được tạm ứng thanh toán. Ngày 20/9/2016, Liên danh nhà thầu chính thức thông báo về việc không tiếp tục thực hiện Hợp đồng số 22 cho đến khi P1 thanh toán phù hợp với quy định tại Điều 9.27 Hợp đồng số 22.

- Ngày 15/4/2017, Công ty B yêu cầu phản tố và bổ sung yêu cầu phản tố ngày 25/8/2017: Buộc P1 phải thanh toán cho khoản tiền còn nợ là: 98.590.236.710 đồng, trong đó: Yêu cầu số tiền 4.403.904.438 đồng mà P1 không thanh toán khoản tiền mà hai bên ký xác nhận khối lượng hoàn thành, đã xuất hóa đơn; số tiền 58.186.453.020 đồng mà P1 không xác nhận giá trị khối lượng hoàn thành các công việc, không thanh toán đối với các phần công việc của các lô hàng về chậm quá 6 tháng; chi phí phát sinh bốc xếp, lưu kho bãi, lưu container là 25.068.611.934 đồng do P1 vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin điều chỉnh tiến độ chuyến hàng về cảng chậm quá 6 tháng, chậm trễ trong việc cấp ủy quyền; chi phí 10.227.762.318 đồng đối với phần công việc thực hiện xong nhưng P1 không xác nhận; chi phí thi công âu thuyền phục vụ công việc là 653.502.000 đồng và tiền lãi chậm thanh toán, phạt chậm thanh toán; tiền phạt vi phạm hợp đồng là 973.610.433 đồng; tiền lãi chậm thanh toán đối với khoản tiền còn nợ là 3.043.023.436 đồng, chi phí thuê luật sư là 360.000.000 đồng.

Ngày 09/01/2018, Công ty B yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung phản tố như sau: Yêu cầu số tiền 4.403.904.438 đồng và lãi suất chậm trả số tiền này tạm tính đến ngày 09/01/2018 là 524.945.917 đồng, phạt chậm thanh toán số tiền này là 225.726.744 đồng; số tiền 58.186.453.020 đồng mà P1 không xác nhận giá trị khối lượng hoàn thành các công việc, không thanh toán đối với các phần công việc của các lô hàng về chậm quá 6 tháng; chi phí phát sinh bốc xếp, lưu kho bãi, lưu container là 25.068.611.934 đồng do P1 vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin khi điều chỉnh tiến độ các chuyến hàng về cảng chậm quá 6 tháng, chậm trễ trong việc cấp ủy quyền; chi phí 10.227.762.318 đồng đối với phần công việc thực hiện xong nhưng P1 không xác nhận, thanh toán; chi phí thi công âu thuyền phục vụ công việc là 653.502.000 đồng và tiền lãi chậm thanh toán, phạt chậm thanh toán; tiền phạt vi phạm hợp đồng là 973.610.433 đồng; tiền lãi chậm thanh toán đối với khoản tiền còn nợ là 3.043.023.436 đồng, chi phí thuê luật sư là 360.000.000 đồng.

Tại phiên tòa, bị đơn Công ty B đề nghị Tòa án nhân dân quận H giải quyết theo trình tự, thủ tục của Bộ luật Tố tụng dân sự. Đồng thời, tự nguyện rút một phần yêu cầu khởi kiện về lãi chậm thanh toán và phạt chậm thanh toán của số tiền yêu cầu 4.403.904.438 đồng cho khối lượng hoàn thành mà Liên danh nhà thầu đã xuất hóa đơn.

Trên cơ sở đối chiếu hợp lệ các chứng từ, hóa đơn kế toán giữa Liên danh nhà thầu và P1 từ ngày 13/3/2018 đến ngày 21/3/2018, bị đơn thay đổi yêu cầu phản tố, sửa đổi số liệu yêu cầu do kết quả đối chiếu, tính mức lãi do M cung cấp là 9,5%/năm cho đến ngày xét xử 22/3/2018 (nhưng đề nghị tính mức lãi chậm thi hành án theo quy định của Bộ luật Dân sự), với tổng số tiền là 118.286.375.628 đồng, cụ thể như sau :

Yêu cầu số tiền 4.403.904.438 đồng mà P1 không thanh toán khoản tiền mà hai bên ký xác nhận khối lượng hoàn thành, đã xuất hóa đơn;

Yêu cầu số tiền của phần công việc đối với hàng về chậm quá 06 tháng là 58.186.453.020 đồng và tiền lãi chậm thanh toán là 7.449.036.065 đồng + 553.593.912 đồng, phạt chậm thanh toán là 3.203.085.508 đồng + 238.045.382 đồng;

Chi phí phát sinh bốc xếp, lưu kho bãi, lưu container là 25.068.611.934 đồng và tiền lãi chậm thanh toán là 2.726.640.805 đồng, phạt chậm thanh toán là 3.726.222.154 đồng;

Chi phí đợt thanh toán số 27 theo hợp đồng là 755.902.613 đồng và tiền lãi chậm thanh toán là 53.638.021 đồng, phạt chậm thanh toán là 23.064.349 đồng;

Chi phí vận chuyển nội bộ trong công trường hàng STST theo Phụ lục 05+06 là 145.702.330 đồng, nhưng không yêu cầu tính lãi chậm thanh toán và phạt chậm thanh toán của số tiền yêu cầu này.

Chi phí container phi tiêu chuẩn, chênh lệch biểu cước cảng theo Phụ lục 03 (đợt thanh toán 06) là 457.627.067 đồng và tiền lãi chậm thanh toán là 49.273.271 đồng, phạt chậm thanh toán là 21.187.506 đồng;

Chi phí lưu kho, bãi theo tiến độ giải phóng hàng trong hợp đồng là 5.275.650.788 đồng và tiền lãi chậm thanh toán là 374.354.398 đồng, phạt chậm thanh toán là 160.972.391 đồng;

Chi phí bốc xếp lưu kho bãi theo Phụ lục số 02 đợt thanh toán 07 là 3.565.844.675 đồngvà tiền lãi chậm thanh toán là 374.354.398 đồng, phạt chậm thanh toán là 160.972.391 đồng;

Chi phí thi công âu thuyền phục vụ công việc là 621.896.000 đồng và không yêu cầu tiền lãi chậm thanh toán và phạt vi phạm;

Tiền phạt vi phạm do đơn phương chấm dứt hợp đồng là 249.575.966 đồng;

Chi phí thuê luật sư bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp là 360.000.000 đồng.

Đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, thì Công ty B chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn về thanh toán số tiền tạm ứng 6.952.740.528 đồng; chấp nhận một phần yêu cầu của khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng, chậm tiến độ thực hiện dịch vụ, nhưng chỉ chấp nhận số tiền phạt là 8% x số tiền vi phạm hợp đồng 4.039.778.514 đồng = 323.182.281 đồng. Ngoài ra, bị đơn phản đối yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn về các vấn đề khác. Công ty B thừa nhận nội dung, quá trình thực hiện Thư bảo lãnh thực hiện Hợp đồng số 293/DL-KHDN2 ngày 02/12/2013 và Thư bảo lãnh thực hiện Hợp đồng số 285/DL-KHDN2 ngày 25/11/2014. Tuy nhiên, do các Thư bảo lãnh này đã hết hiệu lực kể từ ngày 21/10/2015, nên phản đối yêu cầu của nguyên đơn về việc buộc Ngân hàng M phải thanh toán số tiền bảo lãnh theo các Thư bảo lãnh này.

Đối với yêu cầu độc lập của C, thì Công ty B vẫn giữ nguyên ý kiến thừa nhận toàn bộ yêu cầu độc lập của C như ý kiến trước khi mở phiên tòa về việc Công ty B phải thanh toán về số tiền cước dịch vụ cho C là 5.032.987.190 đồng.

3. Theo Bản trình bày ý kiến gửi ngày 08/12/2017, Văn bản ủy quyền và văn bản ngày 13/3/2018 và tại phiên tòa, người đại diện hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Công ty TNHH L trình bày như sau:

Công ty L chuyển giao cho Công ty B toàn bộ quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án. Công ty B cam đoan nhận toàn bộ trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ của Liên danh nhà thầu đối với việc giải quyết vụ án. Tất cả quyền lợi, nghĩa vụ của Liên danh nhà thầu trong vụ án đều do Công ty B tự chịu trách nhiệm, đồng thời, đề nghị Công ty L không phải chịu trách nhiệm. Công ty B và Công ty L liên đới trách nhiệm suốt quá trình thực hiện Hợp đồng số 22, tự thỏa thuận giải quyết trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ trong Liên danh nhà thầu và đề nghị không giải quyết trong vụ án. Công ty L ý kiến thống nhất như Công ty B về việc giải quyết vụ án.

4. Theo Đơn yêu cầu độc lập ghi ngày 24/02/2017, Đơn yêu cầu độc lập bổ sung ngày 30/3/2017, tại các bản tự khai, phiên hòa giải cũng như tại phiên tòa, người đại diện hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan C là bà Cao Thị Mai C1 trình bày như sau:

Ngày 25/01/2016, Công ty B và Công ty Cổ phần N ký Hợp đồng số 0165.16/VP/HDN xếp dỡ, giao nhận, bảo quản hàng hóa nhập/xuất qua N năm 2016 với nội dung chủ yếu là: N nhận cung cấp dịch vụ xếp dỡ, giao nhận kết toán hàng hóa với tàu, bảo quản hàng hóa và giao lại cho Công ty B trên cơ sở xuất trình các giấy tờ làm thủ tục nhận hàng gồm: Lệnh giao hàng của chủ tàu/đại lý tàu đối với hàng nhập khẩu, Phiếu vận chuyển của tàu đối với hàng nhập nội địa, hàng đi thẳng từ tàu xuống phương tiện phải có xác nhận đồng ý của Hải quan, bản kê chi tiết hàng hóa, ủy quyền của cơ quan, của đơn vị ủy thác, làm đầy đủ, kịp thời các thủ tục cần thiết trước khi lấy hàng, đăng ký kế hoạch xếp dỡ với Xí nghiệp trực tiếp xếp dỡ trước mỗi ca sản xuất. Khi Cảng giao hàng phải giao liên tục, dứt điểm từng lệnh giao hàng, từng vận đơn, nếu do lỗi không giao được hàng dẫn đến phương tiện của chủ hàng phải chờ đợi thì Cảng phải bồi thường chi phí đó cho chủ hàng. Nguyên tắc giao nhận “Nhận bằng phương thức nào thì giao bằng phương thức ấy”,nguyên tắc và thủ tục bồi thường hàng hóa theo Quyết định 2106/QĐ-GTVT ngày 23/8/1997 của Bộ Giao thông vận tải. Giá cước áp dụng Quyết định số 06/2015/QĐ-CHP ngày 16/12/2015, nhưng có thỏa thuận giảm 10% đơn giá xếp dỡ hàng thiết bị theo các chiều tác nghiệp quy định tại biểu cước hiện hành và các văn bản liên quan của Cảng.

Căn cứ Hợp đồng số 0165.16/VP/HDN ngày 25/01/2016, Công văn số 544/CHP-KD ngày 22/02/2016 của Tổng giám đốc N về việc chuyển đổi mô hình một số chi nhánh của N thành Công ty TNHH MTV, Công văn số 587/CHP-KD ngày 26-02-2016 của Tổng giám đốc N về việc chuyển đổi mô hình chi nhánh C thành Công ty TNHH MTV C, Công ty Cổ phần N (Công ty chủ sở hữu), Công ty TNHH MTV C (Công ty con), Công ty B ký Phụ lục Hợp đồng số 01.0165/PLHĐ ngày 01/02/2016 với nội dung chủ yếu đó là: Công ty TNHH MTV C thực hiện hợp đồng mà N đã bàn giao, được hưởng mọi quyền lợi mà N đã thỏa thuận và ký hợp đồng. Việc giải quyết phát sinh tranh chấp tại C do Công ty TNHH MTV Hoàng Diệu thực hiện.

Công ty TNHH MTV C gửi Ban điều hành DATB2 Công văn số 1526/CHD- HH ngày 25/11/2016 với nội dung: Công ty B đã tiến hành làm các thủ tục lấy hàng ra khỏi C theo ủy quyền của P1, từ ngày 29/4/2016 đến 02/5/2016 rút được 467 kiện, trọng lượng 782,123 tấn, còn lại của vận đơn SHANGHAI007 đang lưu tại C gồm 293 hòm + kiện (trong đó: 48 kiện trần trọng lượng 42 tấn (ước) xếp bãi và 245 hòm trọng lượng 220,093 tấn (ước) xếp trong kho C. C nhiều lần đôn đốc bằng văn bản nhưng đến nay Công ty B chưa tới nhận tiếp số hàng 293 hòm + kiện trên, đồng thời chưa thanh toán số tiền còn nợ 3.839.118.470 đồng và các chi phí phát sinh. P1 hoặc Ban điều hành DATB2 chưa xuất trình chứng từ liên quan đến lô hàng cũng như chứng từ pháp lý liên quan khi chấm dứt ủy quyền cho Công ty B, nên C chưa có cơ sở giao hàng cho P1 hoặc Ban điều hành DATB2.

C và Công ty B đã đối chiếu nợ trên cơ sở hợp lệ các hóa đơn, chứng từ kế toán. Trước khi mở phiên tòa, Công ty B thừa nhận toàn bộ yêu cầu độc lập phải thanh toán số tiền cước dịch vụ cho C 5.032.987.190 đồng và mức lãi chậm thi hành bản án theo quy định của Bộ luật Dân sự. Đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu phản tố của bị đơn là trách nhiệm của đương sự trong Hợp đồng số 22, nên C không có ý kiến gì.

5. Tại phiên hòa giải, người đại diện hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Công ty Cổ phần N:

Thừa nhận nội dung, quá trình thực hiện của Hợp đồng số 0165.16/VP/HDN ngày 25/01/2016, Phụ lục Hợp đồng số 01.0165/PLHĐ ngày 01/02/2016, chi phí lưu tại C đối với các hàng hóa liên quan đến Hợp đồng số 22, Phụ lục bổ sung giữa P1 với Liên danh nhà thầu. N không có trách nhiệm gì trong vụ án vì đã chuyển giao quyền, nghĩa vụ cho C theo thỏa thuận trong Phụ lục Hợp đồng số 01.0165/PLHĐ ngày 01/02/2016 giữa Công ty B, N và C. Trước khi mở phiên tòa, Công ty B chấp nhận toàn bộ yêu cầu độc lập của C về việc phải thanh toán cho C 5.032.987.190 đồng, nên đề nghị công nhận sự thỏa thuận này. Đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu phản tố của bị đơn là trách nhiệm của đương sự trong Hợp đồng số 22, nên N không có ý kiến gì.

6. Theo bản tự khai, phiên hòa giải cũng như tại phiên tòa, người đại diện hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam:

Thừa nhận trình bày của nguyên đơn, bị đơn về nội dung, quá trình thực hiện Thư bảo lãnh thực hiện Hợp đồng số 293/DL-KHDN2 ngày 02/12/2013 và Thư bảo lãnh thực hiện Hợp đồng số 285/DL-KHDN2 ngày 25/11/2014. M thừa nhận nội dung các văn bản trao đổi giữa các đương sự, trong đó có các Công văn số 3320/XLDK-TCKT ngày 13/10/2015, Công văn số 3363/XLDK-TCKT ngày 19/10/2015, Công văn số 3661/XLDK-TCKT ngày 12/11/2015, Công văn số 2885/XLDK-TCKT ngày 18/8/2017. Tuy nhiên, không đồng ý đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn về trách nhiệm bảo lãnh của M bởi các lý do sau: Chưa xác định được Liên danh nhà thầu vi phạm hợp đồng theo cam kết cụ thể nào trong Hợp đồng số 22, Phụ lục bổ sung số 03 và không đề nghị mức bồi thường cụ thể, nên chưa đảm bảo quy định theo khoản 13 Điều 3 tại Thông tư số 28/2012/TT- NHNN ngày 03/10/2012 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đồng thời, Thư bảo lãnh thực hiện Hợp đồng số 293/DL-KHDN2 ngày 02/12/2013 và Thư bảo lãnh thực hiện Hợp đồng số 285/DL-KHDN2 ngày 25/11/2014 đã hết hiệu lực kể từ ngày 21/10/2015, mà Công ty B không có văn bản thỏa thuận gia hạn với M trong thời hạn bảo lãnh.

Quyết định của cấp sơ thẩm: Tại Bản án sơ thẩm số 04/2018/KDTM-ST ngày 22/3/2018, Tòa án nhân dân quận H đã:

Căn cứ vào khoản 1 Điều 30, điểm b khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 39, khoản 2, khoản 3 Điều 92, khoản 2 Điều 71, khoản 3 Điều 200, Điều 213, Điều 244, Điều 246 của Bộ luật Tố tụng dân sự;

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 5, Điều 6, Điều 11, Điều 12, Điều 21, Điều 22, Điều 24, khoản 1 Điều 31, Điều 51, Điều 53, Điều 56, Điều 57, Điều 58, Điều 59, khoản 2 Điều 68, Điều 69, khoản 1 Điều 70, khoản 5, 6, 7, 9, 11 Điều 72, Điều 73 của Luật Ngân sách nhà nước năm 2002;

Căn cứ vào các điều 46, 68 và 69 của Luật Đầu tư năm 2014; Điều 12, 16, Điều 39, Điều 46, Điều 74, Điều 79, Điều 88, Điều 89, Điều 90, mục 3 chương III, chương IV của Luật Đầu tư công năm 2014; các Điều 5, 42, 55, 56 và 57 của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; vào các Điều 62, 67 và 74 của Luật Đấu thầu; các Điều 93, 94, 96 và 99 của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu; các Điều 4, 7, 9, 61, 82, 121, 123, 132, 133, 134, 135, 136, 137, 143, 162, 163 của Luật Xây dựng; khoản 4 Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 24, Điều 31, Điều 32, Điều 35, Điều 36, Điều 37, Điều 38, Điều 43, Điều 46, Điều 50 của Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2014 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng; các Điều 3, 12, 13, 15 và 17 của Thông tư số 30/2016/TT-BXD ngày 30/12/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn hợp đồng thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình;

Căn cứ vào khoản 14, 21, 23 Điều 4, điểm đ khoản 1, khoản 2 Điều 18, khoản 1 Điều 21, khoản 1 Điều 24, Điều 25, Điều 29 của Luật Hải quan; Điều 23, Điều 24 của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan quy định; điểm e khoản 2 Điều 8, Điều 46 của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan; Quyết định số 200/QĐ-TCHQ ngày 24/8/2015, Quyết định 1410/QĐ-TCHQ ngày 14/5/2015 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy trình nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan;

Căn cứ vào Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, Quyết định số 464/QĐ-BTC ngày 29/6/2015, Quyết định số 465/QĐ-BTC ngày 29/6/2015 của Bộ Tài chính; Điều 39, khoản 1 Điều 92, điểm c khoản 1 Điều 93, khoản 1 Điều 101, khoản 3 Điều 106 của Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11, được sửa đổi bổ sung tại Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13, Luật số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014; khoản 6 Điều 12 và điểm 3 mục I Phần B phụ lục I Nghị định 87/2010/NĐ-CP ngày 06/12/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

Căn cứ vào khoản 3 Điều 11 và các điều 5, 6, 7, 8, 10, 12, 30, 31, 42 của Luật Giá năm 2012, Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá; điểm d khoản 2, điểm d khoản 6, khoản 3, 4, 5 Điều 3 của Thông tư liên tịch số 152/2014/TTLT-BTC-BGTVT ngày 15/10/2014 hướng dẫn thực hiện giá cước vận tải bằng xe ô tô và giá dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;

Căn cứ vào Điều 70, khoản 1 Điều 71, khoản 5 Điều 72, khoản 1, 2 Điều 73, điểm a khoản 3 Điều 74, Điều 84, điểm a khoản 2 Điều 86, khoản 1 Điều 87, Điều 93 của Bộ luật Hàng hải năm 2005;

Căn cứ vào Điều 234, điểm b, c, d Điều 235, khoản 6 Điều 236, điểm đ khoản 1 Điều 237, Mục 3 Chương VI, khoản 1, 2 Điều 239, khoản 1 Điều 292, khoản 3 Điều 297, Điều 299, Điều 300, Điều 301, Điều 302, Điều 304, Điều 305, Điều 306, khoản 2 Điều 307, Điều 308, Điều 309, Điều 315 của Luật Thương mại;

Căn cứ vào Nghị định số 140/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc; các Điều 17, 18, 46, 49, 51, 53 và 54 của Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2010; các Điều 5, 6, 7, 8, 9, 14, 15, mục 1, mục 4 chương II của Luật Kế toán năm 2003; các điều 4, 5, 6, 7, 13, 14, 16, 19, 20, 21, mục 4 chương II của Luật Kế toán năm 2015; Căn cứ các Điều 16, 18, 20, 21, 25, 29 và 30 của Thông tư số 28/2012/TT-NHNN ngày 03-10-2012 của Ngân hàng Nhà nước quy định về bảo lãnh ngân hàng;

Căn cứ vào các Điều 358, 361, 362, 364, 541 và 536 của Bộ luật Dân sự năm 2015; Căn cứ vào Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án năm 2009 của Ủy ban thường vụ Quốc hội;

1. Đình chỉ xét xử đối với một phần yêu cầu phản tố của Công ty B (theo Hợp đồng số 22/2013/HĐKT/P1-THANHTRANG-L ngày 08/11/2013 giữa Tổng Công ty Cổ phần A và Liên danh nhà thầu: Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại và Vận tải B, Công ty Trách nhiệm hữu hạn L) về tiền lãi chậm thanh toán của số tiền 4.403.904.438 đồng tạm tính đến ngày 09/01/2018 là 524.945.917 đồng và phạt chậm thanh toán của số tiền 4.403.904.438 đồng là 225.726.744 đồng.

2. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Tổng công ty Cổ phần A đối với Hợp đồng số 22/2013/HĐKT/P1-THANHTRANG-L ngày 08/11/2013 giữa Tổng công ty Cổ phần A và Liên danh nhà thầu: Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại và Vận tải B, Công ty Trách nhiệm hữu hạn L. Buộc Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại và Vận tải B phải thanh toán tổng số tiền 44.786.092.388 đồng cho Tổng công ty Cổ phần A, trong đó: Bồi thường thiệt hại các chi phí tổn thất thực tế, trực tiếp phát sinh do chậm thông quan, vận chuyển hàng hóa là 34.654.943.295 đồng, tiền tạm ứng là 6.952.740.528 đồng, phạt vi phạm hợp đồng là 3.293.446.178 đồng.

Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Tổng công ty Cổ phần A về việc buộc Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại và Vận tải B phải thanh toán 3.914.140.052 đồng, trong đó: Bồi thường thiệt hại các chi phí tổn thất thực tế, trực tiếp phát sinh do chậm thông quan, vận chuyển hàng hóa là 2.331.399.796 đồng;

bồi thường thiệt hại do đơn phương chấm dứt hợp đồng theo thỏa thuận là 1.043.740.256 đồng và chi phí luật sư bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp là 539.000.000 đồng.

Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Tổng công ty Cổ phần A về việc buộc Ngân hàng M phải thanh toán tiền bảo lãnh thực hiện hợp đồng và phụ lục hợp đồng (theo Thư bảo lãnh thực hiện Hợp đồng số 293/DL-KHDN2 ngày 02/12/2013 và Thư bảo lãnh số 285/DL-KHDN2 ngày 25/11/2014 của Ngân hàng M chi nhánh Hải Phòng) là 10.625.005.356 đồng.

3. Chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại và Vận tải B đối với Hợp đồng số 22/2013/HĐKT/P1-THANHTRANG-L ngày 08/11/2013 giữa Tổng công ty Cổ phần A và Liên danh nhà thầu: Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại và Vận tải B, Công ty Trách nhiệm hữu hạn L. Buộc Tổng công ty Cổ phần A phải thanh toán tổng số tiền 9.350.581.652 đồng cho Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại và Vận tải B, trong đó: Số tiền 4.403.904.438 đồng cho khối lượng hoàn thành đã xuất hóa đơn; chi phí đợt thanh toán 27 là 755.902.613 đồng; chi phí vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng nội bộ trong công trường theo Phụ lục 05+06 là 145.702.330 đồng; chi phí đợt thanh toán 06 cho lô hàng container phi tiêu chuẩn và chênh lệch biểu cước cảng theo Phụ lục 03 là 457.627.067 đồng; chi phí bốc xếp lưu kho bãi đợt thanh toán 07 theo Phụ lục 02 là 3.565.844.675 đồng.

Không chấp nhận yêu cầu phản tố của Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại và Vận tải B về việc buộc Tổng công ty Cổ phần A phải thanh toán số tiền 108.935.793.976 đồng, trong đó: Chi phí phần công việc đối với hàng về chậm quá 6 tháng là 58.186.453.020 đồng và tiền lãi chậm thanh toán là 8.002.629.977 đồng, phạt chậm thanh toán là 3.441.130.890 đồng; chi phí phát sinh bốc xếp, lưu kho bãi, lưu container là 25.068.611.934 đồng và tiền lãi chậm thanh toán là 2.726.640.805 đồng, phạt chậm thanh toán là 3.726.222.154 đồng; tiền lãi chậm thanh toán 53.638.021 đồng và phạt chậm thanh toán 23.064.349 đồng của số tiền 755.902.613 đồng đợt thanh toán 27; tiền lãi chậm thanh toán 49.273.271 đồng, phạt chậm thanh toán 21.187.506 đồng của số tiền 457.627.067 đồng chi phí đợt thanh toán 06 cho lô hàng container phi tiêu chuẩn và chênh lệch biểu cước cảng theo Phụ lục 03; chi phí lưu kho bãi theo tiến độ giải phóng hàng là 5.275.650.788 đồng và tiền lãi chậm thanh toán là 374.354.398 đồng, phạt chậm thanh toán là 160.972.391 đồng; chi phí thi công âu thuyền là 621.896.000 đồng; tiền phạt vi phạm do đơn phương chấm dứt hợp đồng theo thỏa thuận là 249.575.966 đồng; chi phí thuê luật sư bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp là 360.000.000 đồng.

4. Chấp nhận yêu cầu độc lập của Công ty TNHH MTV C đối với Hợp đồng số 0165.16/VP/HDN ngày 25-01-2016 và Phụ lục Hợp đồng số 01.0165/PLHĐ ngày 01-02-2016. Buộc Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại và Vận tải B phải thanh toán cho Công ty TNHH MTV C số tiền cước dịch vụ là 5.032.987.190 đồng.

Ngoài ra, Bản án còn tuyên quyền kháng cáo và án phí đối với các đương sự.

Nội dung kháng cáo:

- Ngày 02/4/2018, nguyên đơn là P1 kháng cáo một phần bản án sơ thẩm về các nội dung sau: Yêu cầu bồi thường thiệt hại của P1 do liên danh nhà thầu P - L đơn phương chấm dứt hợp đồng (số tiền là 1.043.740.256 đồng); chi phí thuê luật sư của P1 (số tiền 539.000.000 đồng); yêu cầu Ngân hàng M chi nhánh Hải Phòng thanh toán cho P1 nghĩa vụ bảo lãnh thực hiện Hợp đồng 22 đối với Liên danh nhà thầu P - L (số tiền 10.625.005.356 đồng); nghĩa vụ thanh toán của P1 cho Liên danh nhà thầu P - L đối với đợt thanh toán 27 theo phụ lục 02 của Hợp đồng về chi phí bốc xếp lưu kho bãi (theo bộ hồ sơ hợp lệ được hai bên xuất trình cho Tòa án). Lý do của việc kháng cáo do Bản án sơ thẩm không đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của P1 về những nội dung trên gây thiệt hại đến tài sản hợp pháp của P1 và của Dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 (dự án trọng điểm quốc gia sử dụng 100% nguồn vốn ngân sách Nhà nước).

- Ngày 26/3/2018, bị đơn là Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại và Vận tải B (đại diện cho liên danh nhà thầu P - L), kháng cáo toàn bộ Bản án sơ thẩm do Bản án sơ thẩm không vô tư khách quan, vi phạm nghiêm trọng tố tụng và nội dung, không bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của liên danh nhà thầu P - L, hậu quả gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản hợp pháp của liên danh nhà thầu P - L.

Ngày 31/10/2018, bị đơn có đơn kháng cáo chi tiết, yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm sửa Bản án sơ thẩm theo hướng:

1. Các nội dung của Bản án mà bị đơn chấp nhận: Nguyên đơn phải thanh toán cho bị đơn số tiền 4.403.904.438 đồng cho khối lượng công việc hoàn thành đã xuất hóa đơn; phải thanh toán số tiền 755.902.613 đồng chi phí cho đợt thanh toán 27 và đề nghị bổ sung tính lãi chậm thanh toán và phạt chậm thanh toán theo quy định tại Hợp đồng số 22; phải thanh toán số tiền 145.702.330 đồng chi phí vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng nội bộ trong công trường theo Phụ lục số 05, 06; phải thanh toán số tiền 457.627.067 đồng chi phí cho 06 lô hàng container phi tiêu chuẩn và chênh lệch biểu cước của Phụ lục 03 và đề nghị tính lãi suất chậm thanh toán và phạt chậm thanh toán theo quy định của Hợp đồng số 22; phải thanh toán số tiền 3.656.844.675 đồng chi phí bốc xếp lưu kho bãi đợt thanh toán 07 theo Phụ lục 02 và đề nghị tính lãi suất chậm thanh toán và phạt chậm thanh toán theo quy định của Hợp đồng số 22. Bị đơn chấp nhận thanh toán cho Công ty C số tiền cước dịch vụ là 5.076.467.990 đồng và thanh toán cho nguyên đơn số tiền tạm ứng là 6.952.740.528 đồng.

2. Các nội dung của Bản án sơ thẩm mà bị đơn không chấp nhận: Bị đơn không chấp nhận quyết định đình chỉ xét xử đối với một phần yêu cầu phản tố của bị đơn về yêu cầu tiền lãi suất chậm trả số tiền 4.403.904.438 đồng là 524.945.917 đồng và phạt chậm thanh toán đối với số tiền 4.403.904.438 đồng là 225.726.744 đồng (đều tạm tính đến ngày 09/01/2018 - thời điểm bị đơn nộp đơn phản tố tại Tòa sơ thẩm); không chấp nhận thanh toán cho nguyên đơn khoản tiền 34.654.943.295 đồng mà Tòa án cấp sơ thẩm cho là tiền bồi thường thiệt hại các chi phí tổn thất thực tế, trực tiếp phát sinh do chậm thông quan, vận chuyển hàng hóa; không chấp nhận thanh toán cho nguyên đơn khoản tiền 3.293.446.176 đồng tiền phạt vi phạm hợp đồng.

3. Đề nghị xem xét, chấp nhận các yêu cầu của bị đơn: Buộc nguyên đơn thanh toán lãi suất chậm trả số tiền 4.403.904.438 đồng là 524.945.917 đồng và phạt chậm thanh toán đối với số tiền 4.403.904.438 đồng là 225.726.744 đồng (đều tạm tính đến ngày 09/01/2018 - thời điểm bị đơn nộp đơn phản tố tại Tòa sơ thẩm); buộc nguyên đơn thanh toán cho bị đơn số tiền 58.186.453.020 đồng tiền chi phí tiếp nhận, xếp dỡ, vận chuyển đối với khối lượng hàng hóa về chậm quá 06 tháng và khoản tiền lãi suất chậm trả, phạt chậm thanh toán tính từ ngày 20/10/2016 đến ngày 09/01/2018 là tiền lãi chậm thanh toán 7.125.847.808 đồng và phạt chậm thanh toán 3.064.114.558 đồng sẽ tiếp tục tính cho tới ngày bản án của Tòa án có hiệu lực và thi hành; buộc nguyên đơn thanh toán số tiền 25.068.611.934 đồng chi phí phát sinh tiền bốc xếp, lưu kho bãi hàng hóa và các khoản tiền lãi suất chậm trả và phạt chậm thanh toán; buộc nguyên đơn phải thanh toán khoản tiền 5.275.650.788 đồng chi phí phát sinh lưu kho bãi đối với 116 lô hàng về dồn không theo tiến độ của Hợp đồng và các khoản tiền lãi suất chậm trả, phạt chậm thanh toán; phạt nguyên đơn do đã đơn phương chấm dứt hợp đồng, ký hợp đồng vận chuyển với bên thứ ba, với khoản tiền tính theo 8% trên nghĩa vụ vi phạm là 249.575.966 đồng; đề nghị tiến hành thẩm định giá đối với khối lượng công việc thi công Âu thuyền mà bị đơn đã hoàn thành và có hồ sơ quyết toán trị giá 653.502.000 đồng; chấp nhận khoản tiền 610.000.000 đồng phí luật sư mà bị đơn phải chịu là khoản tiền bồi thường thiệt hại do nguyên đơn gây ra.

Ngày 02/7/2020, bị đơn có đơn kháng cáo chi tiết, chỉnh sửa, theo đó: Đối với yêu cầu sửa Bản án sơ thẩm về việc áp dụng chế tài phạt nguyên đơn do đã đơn phương chấm dứt hợp đồng, ký hợp đồng vận chuyển với bên thứ ba, với khoản tiền tính theo 8% trên nghĩa vụ vi phạm là 249.575.966 đồng là không phù hợp nên bị đơn đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng cụ thể: (Giá hợp đồng - Giá trị đã hoàn thành) x 10% = (79.453.306.961 – 57.208.163.369) x 10% = 2.224.514.359 đồng.

Tại giai đoạn xét xử phúc thẩm:

Ngày 28/3/2019, Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng đã ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án kinh doanh thương mại số 01/2019/QĐ-PT với lý do để thẩm định giá trị dịch vụ theo đơn giá điều chỉnh đối với các lô hàng về chậm quá 6 tháng so với tiến độ trong Hợp đồng số 22 ngày 08/11/2013 và đề nghị Hội đồng quản trị Tổng Công ty Cổ phần A có văn bản trả lời Tờ trình số 2325/TTr- XLDK ngày 04/7/2016 và Tờ trình số 2945/TTr-XLDK ngày 28/5/2016 của Tổng giám đốc Tổng Công ty Cổ phần A.

Ngày 11/10/2019, Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng đã nhận được Công văn số 3036/TVDD3-KH ngày 30/9/2019 của Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng điện 3 (PECC 3), theo đó: PECC 3 không có chức năng kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định tại Điều 3 của Nghị định số 89/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giá về thẩm định giá (không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá của Bộ Tài chính). PECC 3 cũng không có Thẩm định viên về giá đáp ứng yêu cầu của Luật Giá về thẩm định giá. Đồng thời, ngày 27/3/2019, Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng đã nhận được Công văn số 76/XLDK-HĐQT ngày 26/3/2019 của Hội đồng quản trị Tổng công ty A thể hiện: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là Chủ đầu tư thực hiện dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước đã không chấp nhận chi phí phát sinh điều chỉnh đơn giá đối với các chuyến hàng về chậm quá 6 tháng so với tiến độ của Hợp đồng số 22 thuộc chi phí được chi theo Dự toán gói thầu EPC điều chỉnh, do đó, Hội đồng quản trị P1 không có cơ sở để phê duyệt điều chỉnh đơn giá cho các chuyến hàng về chậm quá 6 tháng so với tiến độ của Hợp đồng 22 theo đúng quy định của Hợp đồng đã ký (các Điều 5.4 và 9.23). Ngoài ra, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã có Công văn số 2673/DKVN-BĐ ngày 17/5/2019 về việc phúc đáp Công văn của Tòa án cũng đã có ý kiến: PVN không đồng ý phê duyệt đối với giá trị dịch vụ đề nghị điều chỉnh do điều chỉnh đơn giá cho các chuyến hàng về chậm quá 06 tháng so với tiến độ Hợp đồng số 22 (PVN không chấp nhận phê duyệt đối với khoản tiền 58.186.453.020 đồng tại Công văn số 1241/TA-TKT của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng đề nghị có ý kiến). Do đó, Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng đã ban hành Quyết định tiếp tục giải quyết vụ án kinh doanh thương mại số 19/2020/QĐPT-KDTM ngày 22/4/2020.

Ngày 26/11/2020, Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng đã ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án kinh doanh thương mại số 02/2020/QĐ-PT với lý do để tiến hành thẩm định, định giá âu thuyền mà bị đơn đã xây lắp trong phạm vi nhà máy tại thôn Chỉ Thiện, xã Mỹ Lộc, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

Theo đề nghị của bị đơn và được nguyên đơn đồng ý, Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng đã chỉ định đơn vị thực hiện việc thẩm định, định giá là Công ty Cổ phần Giám định - Thương mại Bảo Linh (viết tắt là Công ty Giám định Bảo Linh). Công ty B và Công ty Giám định Bảo Linh đã tiến hành ký hợp đồng giám định. Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng đã nhiều lần có Công văn đôn đốc, yêu cầu Công ty Giám định Bảo Linh thông báo tiến độ, kết quả thẩm định, định giá. Tuy nhiên, theo Công văn phản hồi của Công ty Giám định Bảo Linh và Công ty B thì việc thẩm định, định giá chưa thực hiện được do tình hình dịch bệnh COVID-19 và do Công ty B không cung cấp được đầy đủ tài liệu cần thiết để tiến hành thẩm định, định giá. Ngày 30/9/2021, Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng đã nhận được báo cáo Giám định của Công ty Giám định Bảo Linh thể hiện: “Tại hiện trường, không ghi nhận được hiện trạng của âu thuyền; thẩm vấn người dân được biết, đơn vị vận chuyển có thi công âu thuyền để vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng cho Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2; người yêu cầu không cung cấp được các tài liệu pháp lý của việc xây dựng âu thuyền đã được Tổng công ty Cổ phần A xác nhận; Bản vẽ thiết kế chi tiết của âu thuyền không có. Bằng những yếu tố trên, Công ty Giám định Bảo Linh không có đủ căn cứ để xác định giá trị dự toán của việc xây dựng âu thuyền phục vụ cho việc vận chuyển thiết bị cho Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2”. Ngày 10/10/2022, Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng đã ra Quyết định số 01/2022/QĐ-KDTM về việc tiếp tục giải quyết vụ án kinh doanh thương mại. Theo Công văn số 508/BL ngày 28/11/2022, Công ty Bảo Linh đã kết luận: Công ty B đã cung cấp thêm được một số bức ảnh được cho là của âu thuyền trong lúc đang vận chuyển thiết bị cho nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, tuy nhiên, những tài liệu trên không đủ cơ sở pháp lý để lập hồ sơ báo cáo thẩm định, giám định giá trị dự toán của công trình.

Nguyên đơn - Tổng Công ty Cổ phần A có cung cấp thêm Bảng tính bồi thường thiệt hại, Bảng tổng hợp đối chiếu giữa P1 về yêu cầu phản tố, Bảng tổng hợp đối chiếu (khoản tiền 3.295.160.133 đồng), Bảng tổng hợp các chuyến hàng không có sai lệch về số liệu, Bảng tổng hợp các chuyến hàng P1 không chấp nhận thanh toán; Văn bản giải trình và các văn bản làm rõ thẩm quyền điều chỉnh giá, văn bản làm rõ việc thu hồi giấy ủy quyền; văn bản giải thích Điều 8 Hợp đồng và văn bản về khoản tiền P1 yêu cầu bồi thường.

Bị đơn - Công ty B cung cấp thêm các văn bản giải trình ý kiến của bị đơn, đơn kháng cáo chi tiết và các tài liệu, chứng từ giải trình kèm theo đơn kháng cáo.

Tại phiên tòa phúc thẩm:

- Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn: Vẫn giữ nguyên các yêu cầu kháng cáo như đã trình bày và chấp nhận một phần yêu cầu phản tố, yêu cầu kháng cáo của bị đơn về chi phí âu thuyền, P1 chấp nhận thanh toán cho Công ty B ½ chi phí âu thuyền mà Công ty B đã đề nghị, số tiền cụ thể là 310.948.000 đồng. Ngoài ra, đối với các yêu cầu phản tố, yêu cầu kháng cáo khác của bị đơn, P1 đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận - Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn trình bày quan điểm về nội dung kháng cáo của nguyên đơn và kháng cáo của bị đơn:

+ Đối với kháng cáo của P1, đề nghị Hội đồng xét xử:

Buộc Liên danh nhà thầu phải bồi thường cho P1 do hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng không có căn cứ pháp luật của Liên danh nhà thầu số tiền 1.043.740.256 đồng với các căn cứ: Việc bồi thường được quy định tại Điều 15.2 của Hợp đồng 22. Theo Bộ luật Dân sự, thỏa thuận này của các bên quy định tại Hợp đồng số 22 đáp ứng đầy đủ về nội dung, hình thức, không trái với quy định của pháp luật nên phải được Tòa án xem xét, giải quyết trên cơ sở tôn trọng thỏa thuận của các bên. Do Liên danh nhà thầu đã vi phạm nghiêm trọng các nghĩa vụ của mình trong Hợp đồng 22, đồng thời đơn phương chấm dứt Hợp đồng trái pháp luật nên phải thanh toán đầy đủ cho P1 khoản tiền bồi thường với mức bồi thường đã được thỏa thuận tại Hợp đồng 22.

Buộc Liên danh nhà thầu phải bồi thường mọi thiệt hại chi phí tổn thất thực tế, trực tiếp phát sinh do chậm thông quan, vận chuyển hàng hóa, bao gồm cả khoản tiền 2.331.399.796 đồng với các căn cứ: P1 chỉ đồng ý chịu một phần chi phí (được nêu trong bảng tính phạt 2.210.349.769 đồng) do chậm bàn giao hồ sơ, tài liệu để làm thủ tục thông quan đối với các lô hàng và số ngày lưu thuộc trách nhiệm của P1, việc P1 chậm bàn giao một số ít hồ sơ, tài liệu để làm thủ tục thông quan không làm ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển hàng hóa của Liên danh nhà thầu. Tòa án cấp sơ thẩm xác định thời gian và chi phí lưu container mà P1 phải chịu là không hợp lý và không chính xác. Kết quả là P1 bị thiệt hại do cách phân bổ chi phí theo hình thức “cào bằng”, trong khi thực tế P1 chỉ chịu phần chi phí thuộc trách nhiệm của mình trong một vài ngày đầu tiên với mức phí thấp, thậm chí được miễn phí.

Buộc Liên danh nhà thầu bồi thường khoản tiền xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong lĩnh vực hải quan (số tiền 614.464.268 đồng) và tiền chậm nộp thuế (số tiền 420.932.378 và 9.216.964 đồng) với các căn cứ quy định tại Hợp đồng số 22 và của pháp luật về bồi thường thiệt hại, Liên danh nhà thầu có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho P1 do Liên danh nhà thầu đã có lỗi trong việc lập và khai không đúng các nội dung trong hồ sơ miễn thuế dẫn đến làm thiếu số tiền thuế phải nộp, gây thiệt hại thực tế, trực tiếp cho P1.

Xác định nghĩa vụ thanh toán của P1 cho Liên danh nhà thầu đối với đợt thanh toán 07 Phụ lục 2 của Hợp đồng về chi phí bốc xếp lưu kho bãi là 1.1.02.145.019 đồng với các căn cứ: Bản án sơ thẩm đã có sai sót về mặt số học khi cộng các khoản tiền thanh toán. Đối với 17 lô hàng không thuộc đối tượng thanh toán của đợt 7 Phụ lục 2 do đây là khoản tiền chi phí xử lý hàng, không phải phí cẩu hạ, lưu kho bãi. Đối với lô Hàng DL0162, P1 không có nghĩa vụ thanh toán trong đợt 7 Phụ lục 02 do chi phí của lô hàng này thuộc đối tượng thanh toán của Hợp đồng 22. Đối với khoản tiền 2.175.943.368 đồng, P1 không có nghĩa vụ thanh toán do có sai lệch về số ngày lưu kho, bãi; P1 chỉ chấp nhận chịu chi phí bốc xếp, lưu kho bãi theo số ngày lưu thuộc trách nhiệm của P1, một số lô hàng được hãng tàu miễn phí 05, 06 thậm chí 07 ngày lưu container, kho bãi nhưng vẫn bị nhà thầu tính làm tăng chi phí bốc xếp, lưu kho, lưu bãi, Đối trừ chi phí bốc xếp lưu kho bãi đợt thanh toán 07 theo Phụ lục 2 của P1 với nghĩa vụ bồi thường 02 kiện hàng trong lô hàng DL0099 bị vỡ do lỗi của Nhà thầu trong quá trình bốc dỡ với căn cứ: Nhà thầu đã thừa nhận có việc làm vỡ 02 kiện hàng, Tòa án cấp sơ thẩm nhận định P1 không có khiếu nại trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày được giao lô hàng nên không được xem xét là không có căn cứ bởi theo thực tế giao hàng không kiểm tra lô hàng ngay mà sau đó mới phát hiện được có hỏng hóc do bị vỡ trong quá trình bốc dỡ. Theo Điều 9 Hợp đồng 22 đã quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại và chi phí khắc phục do lỗi của mình gây ra.

Buộc Nhà thầu phải bồi hoàn chi phí thuê Luật sư là 539.000.000 đồng với các căn cứ: Chi phí thuê luật sư là chi phí thực tế và hợp lý mà P1 phải chi trả, do bản chất vụ tranh chấp là vụ việc phức tạp, chi phí này phát sinh từ và liên quan đến hành vi vi phạm nghiêm trọng Hợp đồng, vi phạm pháp luật của Nhà thầu; mức chi phí thực tế trả cho luật sư của P1 phù hợp với tính chất, mức độ phức tạp của vụ việc, phù hợp với quy định của pháp luật, minh bạch và công khai.

Buộc Ngân hàng M phải thanh toán cho P1 nghĩa vụ bảo lãnh thực hiện Hợp đồng số 22 là 10.625.005.356 đồng với các căn cứ: Tòa án cấp sơ thẩm đã thiết sót, không xem xét, đánh giá về bản chất của loại hình bảo lãnh vô điều kiện, dẫn tới cách hiểu và nhận định sai lầm về thư bảo lãnh của Ngân hàng. Theo Điều 8 Hợp đồng thì P1 đã yêu cầu Ngân hàng thực hiện trách nhiệm bảo lãnh trước ngày hết hiệu lực của Thư bảo lãnh. Liên danh nhà thầu không phản đối việc gia hạn bảo lãnh thực hiện hợp đồng nhưng lại không có động thái thực hiện việc gia hạn bảo lãnh thực hiện hợp đồng như đã thừa nhận. Bản chất thư bảo lãnh là bảo lãnh vô điều kiện nên chỉ cần P1 yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thì Ngân hàng phải có nghĩa vụ thanh toán ngay mà không cần bất kỳ điều kiện nào P1 bảo lưu quyền yêu cầu Liên danh nhà thầu phải bồi thường toàn bộ mọi thiệt hại phát sinh do hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của Liên danh nhà thầu bao gồm nhưng không giới hạn bởi các khoản thiệt hại, các khoản phạt …do Chủ đầu tư và/hoặc bất kỳ bên thứ ba yêu cầu Ban điều hành dự án và/hoặc P1 phải chịu trách nhiệm liên quan đến Dự án và/hoặc tiến độ của Dự án mà nguyên nhân là do Liên danh nhà thầu vi phạm Hợp đồng.

+ Đối với yêu cầu phản tố và kháng cáo của Công ty B:

Đối với kháng cáo về việc buộc P1 thanh toán cho Công ty B số tiền 58.186.453.020 đồng chi phí tiếp nhận, xếp dỡ, vận chuyển đối với khối lượng hàng về chậm quá 06 tháng và khoản tiền lãi suất chậm trả, phạt chậm thanh toán đối với số tiền này: Bị đơn không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào chứng minh lỗi của P1 mà chỉ nêu ý kiến một cách chung chung và mơ hồ. Tòa án cấp sơ thẩm đã viện dẫn Điều 5.2 đoạn 2 Hợp đồng số 22 và căn cứ vào lỗi của các bên thực tế có thể vi phạm để nhận định chung về vấn đề chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng là hoàn toàn khách quan và không mang tính quy chụp cho bị đơn hay nguyên đơn. Hợp đồng 22 là Hợp đồng theo đơn giá cố định, trường hợp điều chỉnh giá được quy định trong Hợp đồng, các bên phải thương thảo và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở ký kết, làm các phụ lục bổ sung. Việc điều chỉnh đơn giá phát sinh phụ thuộc vào các cấp có thẩm quyền, P1 và nhà thầu đã thống nhất phương án giải quyết tại Hợp đồng 22 và không được cấp có thẩm quyền phê duyệt nên P1 không có nghĩa vụ thanh toán giá trị phần chênh lệch đơn giá do P đề nghị.

Đối với kháng cáo về việc buộc nguyên đơn phải thanh toán cho bị đơn khoản tiền 25.068.611.934 đồng chi phí phát sinh tiền bốc xếp, lưu kho bãi hàng hóa và tiền lãi chậm trả, phạt chậm thanh toán đối với khoản tiền trên và việc bị đơn không chấp nhận thanh toán cho nguyên đơn khoản tiền 34.654.943.295 đồng tiền bồi thường thiệt hại các chi phí tổn thất thực tế, trực tiếp phát sinh cùng lý do và tiền phạt vi phạm hợp đồng; P1 không chấp nhận với các căn cứ: Nguyên đơn đã trình bày chi tiết về quá trình thực hiện thủ tục hải quan và thông quan, đồng thời đã thực hiện nghĩa vụ thông báo trước khi hàng về và đảm bảo giao hồ sơ nhận hàng hợp lệ và đầy đủ cho liên danh nhà thầu tiến hành các thủ tục hải quan, thông quan. Liên danh nhà thầu chấp nhận tiến độ thực hiện hợp đồng, bổ sung công việc ngoài phạm vi của Hợp đồng thì phải chịu trách nhiệm đối với dịch vụ đã cam kết thực hiện và được hưởng quyền lợi theo thỏa thuận trong hợp đồng nhưng không trái quy định của pháp luật là khách quan, có cơ sở. Bị đơn đã cam kết đủ năng lực thực hiện dịch vụ quy định tại Hợp đồng 22 và hồ sơ dự thầu, biết rõ thời gian hàng nhập khẩu về không theo dự kiến hư phụ lục và chấp nhận thực hiện dịch vụ với năng lực kỹ thuật như cam kết với thời gian được báo trước đúng hạn nên việc bị đơn không chuẩn bị được nguồn lực để thực hiện hợp đồng hoàn toàn do lỗi của bị đơn. Các đương sự không ý kiến phản đối về việc Giấy ủy quyền của Ban điều hành dự án cho Liên danh nhà thầu thực hiện thủ tục khai hải quan, thông quan, nhận lệnh, giao nhận hàng từ hãng tàu; Giấy ủy quyền của Ban Điều hành vẫn hợp pháp do Ban điều hành là người nhận hàng hợp pháp và vận đơn đích danh gốc. P1 không vi phạm nghĩa vụ cung cấp hồ sơ tài liệu, Liên danh nhà thầu không lựa chọn phương án tối ưu vì lợi ích của khách hàng. Việc khai sai hải quan là lỗi của bị đơn nên bị đơn phải chịu toàn bộ chi phí. Bị đơn không cung cấp được bằng chứng về việc P1 chậm thanh toán các chi phí thực hiện công việc cho nhà thầu.

Đối với kháng cáo về việc buộc nguyên đơn phải thanh toán khoản tiền 5.275.650.788 đồng chi phí phát sinh lưu kho bãi đối với 116 lô hàng về dồn không theo tiến độ của Hợp đồng và tiền lãi chậm trả, phạt chậm thanh toán, P1 không chấp nhận với các căn cứ: Bị đơn phải có trách nhiệm luôn bảo đảm đủ năng lực như đã cam kết trong Hợp đồng và hồ sơ dự thầu để thực hiện các công việc trong hợp đồng dù phát sinh hàng về chậm quá 06 tháng so với tiến độ.

Đối với kháng cáo áp dụng chế tài phạt do đơn phương chấm dứt hợp đồng, ký hợp đồng vận chuyển với bên thứ ba với khoản tiền tính theo 8% nghĩa vụ bị vi phạm, P1 không chấp nhận với các căn cứ: Bị đơn vi phạm nghĩa vụ chậm tiến độ giao hàng, đòi hỏi tăng giá không theo hợp đồng đã ký, ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án nên P1 phải chấm dứt hiệu lực của các ủy quyền và thuê nhà thầu thay thế tự tổ chức vận chuyển.

Đối với kháng cáo về chi phí luật sư, P1 không chấp nhận với các căn cứ:

P1 là bên bị thiệt hại nên không chấp nhận yêu cầu của bị đơn.

Đối với trình bày của bị đơn về việc P1 tự ý sửa chữa Phụ lục số 05 là không có căn cứ, không đúng thực tế, toàn bộ hợp đồng và phụ lục đã được chứng thực. Nhận định của Tòa án cấp sơ thẩm về lỗi và trách nhiệm của bị đơn đối với nguyên đơn là đầy đủ, khách quan.

- Người đại diện hợp pháp của bị đơn rút một phần yêu cầu phản tố và yêu cầu kháng cáo về các nội dung: Yêu cầu P1 phải thanh toán lãi suất chậm trả và tiền phạt chậm thanh toán đối với khoản tiền 4.403.904.438; yêu cầu P1 thanh toán chi phí tiếp nhận, xếp dỡ vận chuyển đối với khối lượng hàng hóa về chậm quá 6 tháng là 58.186.453.020 đồng và tiền lãi chậm trả, phạt thanh toán đối với số tiền này. Bị đơn rút kháng cáo đối với yêu cầu thanh toán chi phí thuê luật sư là 610.000.000 đồng (bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu thanh toán chi phí thuê luật sư là 360.000.000 đồng như tại giai đoạn xét xử sơ thẩm).

Đối với các yêu cầu phản tố được Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận, bị đơn không kháng cáo, cụ thể: Buộc P1 thanh toán khoản tiền 4.403.907.438 đồng; buộc P1 thanh toán chi phí đợt thanh toán số 27 theo Hợp đồng là 755.902.613 đồng; buộc P1 thanh toán chi phí vận chuyển nội bộ trong công trường hàng siêu trường, siêu trọng theo Phụ lục 05+06 là 145.702.330 đồng; buộc P1 thanh toán chi phí container phi tiêu chuẩn theo Phụ lục 03 (đợt thanh toán 06) là 457.627.067 đồng; buộc P1 phải thanh toán chi phí bốc xếp, lưu kho bãi theo Phụ lục 02, đợt thanh toán số 03 là 3.565.844.123 đồng. Đối với yêu cầu phản tố không được Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận, bị đơn đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm sửa Bản án và chấp nhận các yêu cầu phản tố của bị đơn, cụ thể: Buộc P1 thanh toán chi phí phát sinh bốc xếp, lưu kho bãi hàng hóa mà Công ty B đã chi hộ là 25.068.611.934 đồng, lãi chậm thanh toán là 2.726.640.805 đồng và phạt chậm thanh toán là 3.726.222.154 đồng; buộc P1 thanh toán chi phí phát sinh lưu kho bãi cho những lô hàng về dồn không theo tiến độ của Hợp đồng là 5.599.675.619 đồng; buộc P1 phải trả tiền phạt vi phạm do đơn phương chấm dứt Hợp đồng là 249.575.966 đồng và buộc P1 phải thanh toán chi phí thuê luật sư là 360.000.000 đồng. Đối với các yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn được Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận, Công ty B đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm không chấp các yêu cầu khởi kiện của P1 về việc: Buộc Công ty B phải bồi thường thiệt hại cho P1 các chi phí tổn thất thực tế, trực tiếp phát sinh do chậm thông quan, vận chuyển hàng hóa của Hợp đồng số 22 là 34.654.943.295 đồng; buộc Công ty B trả lại số tiền tạm ứng là 6.952.740.528 đồng; buộc Công ty B phải trả tiền phạt vi phạm hợp đồng là 3.293.446.178 đồng.

- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn trình bày quan điểm về nội dung kháng cáo của nguyên đơn và kháng cáo của bị đơn:

Đối với yêu cầu thiệt hại do đơn phương chấm dứt hợp đồng: Bị đơn chưa bao giờ tuyên bố chấm dứt hợp đồng, chỉ tạm dừng thực hiện hợp đồng do đây là Hợp đồng song vụ. Các bên đều phải có nghĩa vụ với nhau. Do P1 chậm thanh toán nên dẫn đến bị đơn mất khả năng để lấy hàng trước. Bị đơn chỉ đề nghị tạm ứng thanh toán tiền để đi lấy hàng chứ không chấm dứt hợp đồng. Khi bị đơn đề nghị tạm ứng thanh toán và tạm dừng thực hiện hợp đồng; P1 đã đơn phương chấm dứt hợp đồng thể hiện ở việc đã thu hồi ủy quyền của bị đơn. Nguyên đơn cho rằng việc P không hành động phải thể hiện ở việc không làm, không thông báo cho nguyên đơn nhưng thực tế, bị đơn vẫn thông báo cho P1 về việc tạm dừng thực hiện. Đối với việc chậm bàn giao hồ sơ không ảnh hưởng đến thủ tục thông quan: Việc này không phù hợp, chậm bàn giao hồ sơ làm chậm thông quan; chậm lấy hàng, phát sinh chi phí lưu kho, lưu bãi. Đối với 17 lô hàng thanh toán qua đường hàng không và lô hàng 0162: Bị đơn không còn đợt thanh toán nào về chi phí hàng rời, rách nên phải thanh toán vào đợt này. Việc vận chuyển hàng rách này đã được hai bên thỏa thuận nên nếu P1 cần hồ sơ thì P sẽ tách ra hồ sơ mới, do không còn đợt thanh toán nào khác. Lô hàng vận chuyển qua đường hàng không, so sánh với chi phí do P làm với chi phí do P1 thuê đơn vị khác vận chuyển, chi phí do P thực hiện thấp hơn. Do đó, không thể xác định P yêu cầu thanh toán 2 lần. Việc vận chuyển bằng đường hàng không khác chi phí vận chuyển bằng đường biển. Đối với số tiền hơn 36 tỷ đồng chi phí thiệt hại do chậm thông quan: Công ty B không đồng ý với Bản án sơ thẩm. Bản án sơ thẩm nhận định P có lỗi trong việc thực hiện thủ tục hải quan, thông quan, không thực hiện nghĩa vụ hạn chế tổn thất cho khách hàng.....(mục 66, 68, 69, 71). Tòa án sơ thẩm không vô tư khách quan, chưa xem xét toàn diện, chỉ xem xét phần còn lại của hợp đồng khi thực hiện việc thông quan; không chứng minh được vi phạm hợp đồng của P. Các vấn đề nêu trong đơn phản tố chưa được Tòa án cấp sơ thẩm xem xét. Đối với khoản tiền 25 tỷ - chi phí phát sinh lưu kho bãi mà bị đơn chi hộ: Cần phải xác định lỗi của các bên, việc chậm thông quan không phải lỗi hoàn toàn do bị đơn. Phải chỉ ra các lô hàng bị xử phạt hành chính là bao nhiêu, cần phải chỉ ra lỗi của từng lô chậm thông quan. Về việc tranh chấp văn bản ủy quyền. Tòa án cấp sơ thẩm nhận định việc giảm tiến độ là khách quan nhưng khi hàng về dồn lại cho rằng là cần thiết nhưng xác định lỗi giao hàng chậm là do nhà thầu.

Đối với âu thuyền: Ghi nhận ý kiến của nguyên đơn và chấp nhận đề nghị của nguyên đơn.

Trước khi ký HĐ 22 đã có biên bản đàm phán, thời gian vận chuyển chỉ được áp dụng cho hàng hóa thông thường là 7 ngày. Đối với lô hàng lớn hơn 7 cont hay 150 tấn không áp dụng điều này. Quá trình thực hiện Hợp đồng, Điều 5.4 có nói về hàng quá 6 tháng, Phụ lục 05, 06 có nói về hàng phi tiêu chuẩn, có nói cấp có thẩm quyền phê duyệt là HĐQT của P1, không phải PVN. Bị đơn không lựa chọn phương án tối ưu để hạn chế tổn thất: Thực tế, P1 mới không thực hiện các phương án tối ưu thể hiện trong việc thanh toán, điều chỉnh đơn giá, cấp ủy quyền. Cấp ủy quyền không thực hiện ngay, gây tổn thất do P1 chịu. Lựa chọn nhà thầu mới, chấm dứt hợp đồng với P. Việc lựa chọn đơn vị mới mất thời gian và giá cao hơn nhưng P1 không lựa chọn phương án thỏa thuận lại với P để giảm thiểu chi phí.

Do đó, đề nghị Hội đồng xét xử sửa Bản án sơ thẩm, chấp nhận yêu cầu phản tố và yêu cầu kháng cáo của bị đơn; không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn.

- Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Công ty Cổ phần N, Công ty TNHH MTV C và Công ty TNHH L không có ý kiến về kháng cáo của nguyên đơn và bị đơn.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Ngân hàng M(BLDV) trình bày quan điểm:

Đối với kháng cáo của nguyên đơn về việc buộc M phải thanh toán tiền bảo lãnh thực hiện hợp đồng và phụ lục số tiền là 10.625.005.356 đồng), M không chấp nhận yêu cầu khởi kiện và yêu cầu kháng cáo của P1 do các yêu cầu của P1 đối với M là không có căn cứ pháp lý, không phù hợp với thực tiễn các quan hệ dân sự phát sinh giữa các bên. 02 thư bảo lãnh thực hiện Hợp đồng do Ngân hàng phát hành số 293 ngày 02/12/2013 và số 285 ngày 25/11/2014 đều xác định rõ thời hạn hết hiệu lực của các thư bảo lãnh, theo thực tế quan hệ hợp đồng của các bên thì có thể khẳng định ngày 20/10/2015 là ngày các bên đã xác định và chấp nhận là ngày chấm dứt hiệu lực của các thư bảo lãnh. Do đó, nghĩa vụ bảo lãnh của M đối với 02 thư bảo lãnh đã chấm dứt kể từ ngày 21/10/2015. Công văn số 3363/XLDK-TCKT ngày 19/10/2015, lý do P1 đưa ra để yêu cầu M thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh là do liên danh Nhà thầu P không thực hiện gia hạn bảo lãnh trong một thời hạn nhất định theo yêu cầu của P1; tuy nhiên, theo khoản 13 Điều 3 Thông tư số 28/2012/TT-NHNN ngày 03/10/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thì 02 điều kiện để P1 yêu cầu M thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thay cho Công ty B đều không có; việc Công ty B không gia hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh không phải là lỗi vi phạm của Công ty B do Hợp đồng không thỏa thuận về thời hạn, trình tự, thủ tục mà Công ty B phải nộp thư gia hạn bảo lãnh cho P1. Tại Văn bản số 3363/XLDK-cKT ngày 19/10/2015 không đề cập đến việc P1 đã áp dụng biện pháp phạt vi phạm hoặc bồi thường thiệt hại đối với liên danh nhà thầu P. Mặt khác, khi Ngân hàng phát hành thư bảo lãnh thì P1 với tư cách là bên nhận bảo lãnh đã tiếp nhận và không có bất kỳ ý kiến phản đối nào hay đề nghị điều chỉnh nào thể hiện P1 đồng ý với nội dung các thư bảo lãnh. Thực tế, P1 và liên danh nhà thầu P vẫn tiếp tục thực hiện Hợp đồng sau khi các thư bảo lãnh đã hết hiệu lực, ngoài Công văn số 3426/XLDK-KTTM thì P1 không có thêm bất kỳ văn bản nào nhắc đến việc gia hạn bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Mặt khác, các tranh chấp giữa hai bên đều phát sinh từ năm 2016, sau khi Thư bảo lãnh đã hết hiệu lực; thời điểm P1 đề nghị M thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì chưa có thiệt hại thực tế phát sinh nên P1 không có căn cứ để yêu cầu M thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo các Thư bảo lãnh.

Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án ở giai đoạn phúc thẩm và phát biểu ý kiến về kháng nghị, kháng cáo:

- Về việc tuân theo pháp luật tố tụng dân sự: Trong quá trình giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm, Hội đồng xét xử đã chấp hành đúng các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Những người tham gia tố tụng đã thực hiện đúng các quy định về quyền và nghĩa vụ của mình.

- Quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án:

Tại phiên tòa ngày 19/5/2023, P1 thừa nhận thực tế có việc thi công âu thuyền tuy nhiên việc giám định, định giá âu thuyền theo yêu cầu của Tòa án cấp phúc thẩm không thể thực hiện được do âu thuyền không còn tồn tại trên thực tế. Do đó, P1 đã đề nghị hỗ trợ Công ty B 50% giá trị thi công âu thuyền theo giá trị tính toán của Công ty B và P cũng đồng ý. Do đó, đề nghị Hội đồng xét xử ghi nhận sự tự nguyện này của các bên.

Tại phiên tòa ngày 19/5/2023, Bị đơn là Công ty B có đơn đề nghị rút một phần kháng cáo, rút một phần yêu cầu phản tố đối với các khoản tiền sau: Khoản tiền lãi chậm thanh toán là 524.945.917 đồng và phạt chậm thanh toán là 225.726.744 đồng của số tiền 4.403.904.438 đồng; Khoản chi phí phần công việc đối với hàng về chậm quá 6 tháng là 58.186.453.020 đồng và tiền lãi chậm thanh toán là 8.002.629.977 đồng, phạt chậm thanh toán là 3.441.130.890 đồng; Chi phí luật sư tại cấp phúc thẩm là 610.000.000 đồng, giữ nguyên như yêu cầu tại cấp sơ thẩm là 360.000.000 đồng. Việc rút một phần yêu cầu kháng cáo, yêu cầu phản tố của bị đơn là hoàn toàn tự nguyện, nguyên đơn cũng đồng ý với việc rút yêu cầu của bị đơn nên đề nghị Hội đồng xét xử căn cứ Điều 284, 298 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 đình chỉ đối với một phần kháng cáo, một phần yêu cầu phản tố đã rút.

Đối với các ý kiến kháng cáo còn lại của cả 2 bên đương sự:

- Xét ý kiến kháng cáo đối với phần bản án sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của P1 về việc buộc Công ty B phải thanh toán số tiền bồi thường thiệt hại do đơn phương chấm dứt hợp đồng theo thỏa thuận là 1.043.740.256 đồng (kháng cáo của P1): Do P1 có vi phạm chậm thanh toán, chậm giao hồ sơ dẫn đến hai bên đã nhiều lần thương thuyết để phối hợp thực hiện nhưng không đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng, Công ty B tạm ngừng hợp đồng nên hai bên phải họp bàn nhiều lần, sau đó P1 thu hồi ủy quyền, yêu cầu Công ty B bàn giao hồ sơ để P1 tự làm. Qua đó cho thấy việc dừng hợp đồng của Công ty B có phần lỗi của P1. Căn cứ theo thỏa thuận tại Điều 15.2 của Hợp đồng: Nếu Công ty B vi phạm hợp đồng mà không do lỗi của bên kia (P1) thì mới bị phạt 10%. Trong trường hợp này, Công ty B vi phạm hợp đồng có lỗi của P1 nên tòa sơ thẩm bác yêu cầu này của P1 là có căn cứ; ý kiến kháng cáo của P1 không có căn cứ chấp nhận. Đối với ý kiến kháng cáo của P1 về việc đề nghị Công ty B phải chịu tiền xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong lĩnh vực Hải quan và tiền chậm nộp thuế: do nghĩa vụ kê khai thuế thuộc về liên danh nhà thầu. Liên danh có lỗi trong việc lập và khai không đúng các nội dung có trong hồ sơ miễn thuế, dẫn đến làm thiếu số tiền thuế phải nộp, gây thiệt hại trực tiếp, thực tế cho P1, bao gồm: phạt vi phạm HC về thuế trong lĩnh vực HQ: 614.464.268 đồng; tiền chậm nộp thuế: 420.932.378 đồng và 9.246.964 đồng: Do P1 không có yêu cầu tại giai đoạn sơ thẩm và Tòa sơ thẩm không giải quyết, nay P1 kháng cáo thì xác định P1 kháng cáo ngoài phạm vi xem xét của tòa án cấp phúc thẩm, không có căn cứ để chấp nhận nội dung kháng cáo này.

- Xét ý kiến kháng cáo đối với phần bản án sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của P1 về việc buộc Công ty B phải thanh toán chi phí luật sư bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp là 539.000.000 đồng (kháng cáo của P1): Theo khoản 2, 3 Điều 168 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Bản án sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu này là đúng quy định của pháp luật. Ý kiến kháng cáo của P1 không có căn cứ chấp nhận.

- Xét ý kiến kháng cáo đối với phần bản án không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của P1 về việc buộc Ngân hàng M phải thanh toán tiền bảo lãnh thực hiện hợp đồng và phụ lục hợp đồng là 10.625.005.356 đồng. (kháng cáo của P1): Ý kiến kháng cáo của P1 không có căn cứ chấp nhận bởi lẽ:Trong hợp đồng 22 các bên không có thỏa thuận về nghĩa vụ gia hạn bảo lãnh khi chứng thư hết thời hạn. Việc gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng không phải là yêu cầu bắt buộc của nhà thầu. Vì vậy, lý do không gia hạn bảo lãnh không thuộc phạm vi bảo lãnh theo Hợp đồng bảo lãnh và chứng thư bảo lãnh. Do đó, việc Liên danh nhà thầu không gia hạn theo yêu cầu của P1 không phải là vi phạm hợp đồng dẫn tới nghĩa vụ phải bảo lãnh của M.

- Xét ý kiến kháng cáo của Công ty B về số tiền thu hồi tạm ứng không phải là 6.952.740.528 đồng. Qua làm rõ tại phiên tòa và xem xét bảng đối chiếu giữa các bên thấy ý kiến của bị đơn có căn cứ chấp nhận bởi lẽ: Ngày 21/3/2018, các bên đã đối chiếu số liệu về số tiền tạm ứng chưa thanh toán là 6.952.740.528 đồng nhưng đây là số liệu tính cả số tiền tạm ứng thu hồi của đợt thanh toán số 7 phụ lục 02 là 237.722.978 đồng và đợt thanh toán 27 do các bên đang có tranh chấp. Khi yêu cầu tòa án giải quyết 2 khoản này, bị đơn đã giảm 6.25% thu hồi tạm ứng. Cụ thể: Thanh toán đợt 7 phụ lục 02 số tiền là 3.803.567.653 đồng - 237.722.978 đồng = 3.565.844.675 đồng; Thanh toán đợt 27 số tiền là 806.296.121 đồng - 50.393.508 đồng tiền thu hồi tạm ứng = 755.902.613 đồng. Do đó, khi Tòa án đã tính toán số tiền thu hồi này ở khoản tiền thu hồi tạm ứng phải thanh toán là 6.952.740.528 đồng thì không thực hiện giảm trừ tại giá trị của Thanh toán đợt 7 phụ lục 02 và Thanh toán đợt 27 nữa.

- Xét ý kiến kháng cáo đối với phần bản án sơ thẩm buộc P1 phải thanh toán chi phí đợt thanh toán 27 là 755.902.613 đồng (kháng cáo của P1 và P): Trong yêu cầu khởi kiện, P1 không có yêu cầu bị đơn thực hiện nghĩa vụ bồi thường 2 kiện hàng trong lô 99 bị vỡ. Do đó, bản án sơ thẩm chấp nhận phí vận chuyển của 41 lô hàng và phí bảo hiểm của 18 lô, tổng số tiền là 755.902.613 đồng là có căn cứ, kháng cáo của P1 không có căn cứ chấp nhận. Số tiền thanh toán đợt 7 phụ lục 02 này được xác định lại là 806.296.121 đồng (không giảm trừ tiền thu hồi tạm ứng như tòa án sơ thẩm đã quyết định). Đối với ý kiến kháng cáo của P1 đề nghị đối trừ giá trị 02 kiện hàng bị vỡ của lô DL 0099 vào số tiền thanh toán đợt 07, ý kiến này không có căn cứ chấp nhận bởi không có trong yêu cầu khởi kiện của P1 trong giai đoạn sơ thẩm và tòa án sơ thẩm không xem xét, giải quyết nên không thuộc phạm vi xem xét của Tòa án cấp phúc thẩm. Đối với ý kiến kháng cáo của Công ty B, đề nghị buộc P1 phải thanh toán tiền lãi chậm thanh toán 53.638.021 đồng; phạt chậm thanh toán 23.064.349 đồng của số tiền 755.902.613 đồng đợt thanh toán 27; do hai bên chưa thống nhất về việc P1 có phải thanh toán số tiền này cho P hay không nên mới phải nhờ Tòa án phán quyết nên chưa phát sinh nghĩa vụ chậm thanh toán của P1 nên không chấp nhận yêu cầu đòi lãi chậm thanh toán và phạt chậm thanh toán của số tiền này. Do đó, tòa sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu này của Công ty B là có căn cứ, kháng cáo của Công ty B không có căn cứ chấp nhận.

- Xét ý kiến kháng cáo về việc P1 phải thanh toán chi phí bốc xếp lưu kho bãi đợt thanh toán 07 theo Phụ lục 02 là 3.565.844.675 đồng. (Tòa sơ thẩm chấp nhận số tiền thanh toán nhưng không chấp nhận lãi chậm thanh toán, phạt chậm thanh toán). Khoản tiền này cả P1 và Công ty B đều kháng cáo: Khoản tiền 48.703.772 đồng bản chất là tiền thanh toán chi phí xử lý hàng hóa đối với các lô hàng vận chuyển bằng đường hàng không do Công ty B đưa ra nhưng không có trong thỏa thuận tại hợp đồng và các phụ lục nên không có căn cứ chấp nhận. Lô hàng DL0162 (số tiền 239.052.516 đồng) là mục chi phí thông quan và vận chuyển nội địa đối với khối lượng hàng rách, vỡ theo biên bản thỏa thuận ngày 02/3/2016 giữa Ban điều hành và Liên danh nhà thầu của chuyến hàng DL0097, DL0102, DL0105 P1 phải có nghĩa vụ thanh toán, không phải tại đợt thanh toán 07 của PL 02 thì cũng trong đợt khác nên việc Tòa án tuyên P1 có nghĩa vụ thanh toán đối với khoản tiền này là có căn cứ. Đối với số tiền 2.175.943.368 đồng bởi một số lô hàng được các hãng tàu miễn lưu 05, 06, 7 ngày lưu container, lưu bãi mà P1 cho rằng hãng tàu miễn lưu mà bị đơn vẫn tính những ngày lưu đó là không có căn cứ. Đối với kháng cáo của Công ty B đề nghị chấp nhận số tiền lãi chậm thanh toán, phạt chậm thanh toán của số tiền này là không có căn cứ chấp nhận do hai bên chưa thống nhất về việc P1 có phải thanh toán số tiền này cho Công ty B hay không nên mới phải nhờ Tòa án phán quyết. Do vậy, chưa phát sinh nghĩa vụ chậm thanh toán của P1 nên không chấp nhận yêu cầu đòi lãi chậm thanh toán và phạt chậm thanh toán của số tiền này. Ngoài ra, qua kiểm tra bảng tổng hợp được các bên lập ngày 28/3/2015 thấy: một số lô hàng: DL 0073, DL 0097, DL 100 P1 không giao chậm hồ sơ. Tuy nhiên, Tòa án sơ thẩm vẫn tính trách nhiệm chịu phí lưu kho bãi những ngày này thuộc về P1 là không đúng. Như vậy, đối với phần bản án sơ thẩm tuyên buộc P1 phải thanh toán chi phí bốc xếp lưu kho bãi đợt thanh toán 07 theo Phụ lục 02 là 3.565.844.675 đồng, cần được sửa theo hướng giảm trừ số tiền 48.703.772 đồng của các lô vận chuyển bằng đường hàng không (đã trừ giá trị tạm ứng) và 259.917.085 đồng của các lô DL 0073, DL 0097, DL 100 ra khỏi nghĩa vụ thanh toán của P1 đối với chi phí bốc xếp lưu kho bãi đợt thanh toán 07 theo Phụ lục 02. Số tiền P1 phải thanh toán tổng cộng 3.491.699.878 đồng gồm: Tiền thanh toán chi phí vận chuyển, bốc xếp, lưu kho bãi của lô 162: 456.079.637 đồng; Chi phí bốc xếp lưu kho bãi đợt thanh toán 07 theo Phụ lục 02 là 3.035.620.241 đồng. Số tiền mà Bị đơn không được chấp nhận là 74.144.797đ.

- Xét ý kiến kháng cáo đối với phần bản án sơ thẩm chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của P1, buộc Công ty B phải bồi thường thiệt hại các chi phí tổn thất thực tế, trực tiếp phát sinh do chậm thông quan, vận chuyển hàng hóa là 34.654.943.295 đồng, không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của P1 về việc buộc Công ty B phải thanh toán tiền bồi thường thiệt hại các chi phí tổn thất thực tế, trực tiếp phát sinh do chậm thông quan, vận chuyển hàng hóa là 2.331.399.796 đồng (nội dung này cả P1 và P đều kháng cáo: Bản án sơ thẩm chưa xem xét chi tiết các lỗi của các bên bởi lẽ: Có 4 lô hàng P1 không giao hồ sơ cho Công ty B thực hiện mà tự mình thông quan, vận chuyển (lô 228, 235, 245, 241). Việc thông quan vận chuyển các lô này bị chậm thì P1 phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với số tiền lưu kho là 1.544.606.101 đồng. Có 13 lô hàng (DL 176, 177, 181, 184, 187, 208, 217, 225, 224, 236, 229,238, 239) P1 tự thông quan rồi đến ngày 07/4/2016 mới giao cho P vận chuyển thì trách nhiệm của P1 tính từ khi hàng về đến ngày 07/4/2016 số tiền lưu kho là 9.508.513.685 đồng. Sau đó, khi Công ty B đang thực hiện 13 lô thì ngày 19/9/2016 P1 có Thông báo số 3218 chấm dứt hiệu lực của các Giấy ủy quyền nên P1 phải chịu phí lưu kho trong thời gian từ ngày 19/9/2016 trở đi của 10 lô hàng trên + lô DL 203 với số tiền tính ra là 867.217.609 đồng. Tổng số tiền phí lưu kho tách riêng P1 phải chịu là 11.902.337.395 đồng, số tiền Công ty B phải chịu là: 24.950.968.083 đồng. Do đó, cần chấp nhận một phần kháng cáo của Công ty B, không chấp nhận một phần kháng cáo của P1, sửa bản án sơ thẩm theo hướng phân tích trên.

- Xét ý kiến kháng cáo của Công ty B về việc buộc P1 phải thanh toán tiền lãi chậm thanh toán 53.638.021 đồng; phạt chậm thanh toán 23.064.349 đồng của số tiền 755.902.613 đồng đợt thanh toán 27: Không có căn cứ chấp nhận khoản tiền này do hai bên chưa thống nhất về việc P1 có phải thanh toán số tiền này cho Công ty B hay không. Do vậy, chưa phát sinh nghĩa vụ chậm thanh toán của P1 nên không chấp nhận, tòa sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu này của Công ty B là có căn cứ, kháng cáo của P không có căn cứ chấp nhận.

- Xét ý kiến kháng cáo của Công ty B về phần bản án sơ thẩm chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của P1 buộc Công ty B phải trả số tiền phạt vi phạm hợp đồng là 3.293.446.178 đồng: Xét bảng tổng hợp khối lượng vận chuyển về công trường kèm theo bảng đối chiếu của hai bên tại tòa án sơ thẩm thấy: Một số lô các bên có sai khác về ngày hoàn thiện chứng từ, ngày bàn giao hàng hóa trong công trường, ngày hàng về cảng dẫn đến tính ngày phát sinh không khớp; Một số lô lượng hàng về công trường chậm tiến độ một phần nhưng nguyên đơn đang tính phạt vi phạm cho khối lượng của cả lô. Qua xem xét bảng tính phạt vi phạm do nguyên đơn tính để ra số liệu phạt là 3.293.446.178 đồng (được Tòa án sơ thẩm chấp nhận toàn bộ) thấy rằng mức phạt và cách tính phạt này không phù hợp với thỏa thuận của các bên trong hợp đồng; chỉ các lô hàng chậm từ 13 ngày trở lên mới bị phạt 8% và chỉ phạt đối với giá trị phần khối lượng công việc thực hiện chậm nên cần thiết phải sửa bản án sơ thẩm đối với phần yêu cầu này theo hướng tính lại theo thỏa thuận của các bên. Qua tính toán lại, số tiền phạt tính lại theo hợp đồng đối với các lô hàng thông thường bị chậm là 1.200.027.267 đồng; đối với hàng siêu trường, siêu trọng là 335.633.906 đồng.

- Xét ý kiến kháng cáo của bị đơn đối với yêu cầu buộc P1 phải trả lãi chậm thanh toán 49.273.271 đồng, phạt chậm thanh toán đợt thanh toán 21.187.500 đồng 06 cho lô hàng container phi tiêu chuẩn và chênh lệch biểu cước cùng theo Phụ lục 03 là 457.627.067 đồng: Kiểm sát viên không chấp nhận kháng cáo của P do hai bên chưa thống nhất về việc P1 có phải thanh toán số tiền này cho P hay không nên mới phải n yêu cầu Tòa án phán quyết. Do vậy, chưa phát sinh nghĩa vụ chậm thanh toán của P1 nên không chấp nhận yêu cầu đòi lãi chậm thanh toán và phạt chậm thanh toán của số tiền này.

- Xét ý kiến kháng cáo của bị đơn đối với phần bản án không chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn về việc buộc P1 phải thanh toán chi phí lưu kho bãi theo tiến độ giải phóng hàng (hàng về dồn) là 5.275.650.788 đồng và tiền lãi chậm thanh toán là 374.354.398 đồng, phạt chậm thanh toán là 160.972.391 đồng: Kháng cáo này không có căn cứ chấp nhận bởi lẽ trong Hợp đồng 22, tại Điều 8 chỉ thỏa thuận tiến độ thực hiện nếu vi phạm tiến độ sẽ chịu phạt theo Điều 18 của Hợp đồng chứ không phải thỏa thuận về năng lực vận chuyển của Công ty B. Hợp đồng không thỏa thuận nếu nhiều lô hàng về cùng một ngày làm chậm tiến độ thì bên nào chịu tiền phí lưu. Do đó, không có căn cứ chấp nhận yêu cầu này của Công ty B.

- Xét ý kiến kháng cáo của Công ty B đối với phần bản án không chấp nhận yêu cầu phản tố của P về việc buộc P1 phải thanh toán tiền phạt vi phạm do đơn phương chấm dứt hợp đồng theo thỏa thuận là 249.575.966 đồng: Tại đơn kháng cáo chi tiết chỉnh sửa ngày 02/7/2020 Công ty B thừa nhận yêu cầu phạt 8% trên nghĩa vụ vi phạm là không phù hợp với Điều 301 Luật thương mại, nay đề nghị áp dụng Điều 15.2 của Hợp đồng 22 và Điều 428 khoản 5 Điều 428 Bộ luật Dân sự đòi bồi thường thiệt hại với số tiền (79.453.306.961 đồng -57.208.163.369 đồng) x 10% = 2.224.514.359 đồng. Xét thấy: Tòa án sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu bồi thường do đơn phương chấm dứt hợp đồng là có căn cứ; chỉ tính phạt hợp đồng nếu bên kia không có lỗi. Trong trường hợp này, do cả hai bên đều có lỗi nên không có căn cứ chấp nhận yêu cầu này của P. Hơn nữa nội dung yêu cầu này vượt quá yêu cầu khởi kiện nên không có căn cứ chấp nhận. Vì vậy, không chấp nhận kháng cáo của P, giữ nguyên phần bản án sơ thẩm này.

- Xét ý kiến kháng cáo của P đối với phần bản án không chấp nhận yêu cầu phản tố của P về việc buộc P1 phải thanh toán Chi phí thuê luật sư bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp là 360.000.000 đồng: Tương tự như đối với kháng cáo của P1 nên Bản án sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu này là đúng quy định của pháp luật, kháng cáo của P không có căn cứ chấp nhận.

- Xét ý kiến kháng cáo của Công ty hành Trang đối với phần bản án không chấp nhận yêu cầu phản tố của P về việc buộc P1 phải thanh toán chi phí phát sinh bốc xếp, lưu kho bãi, lưu container là 25.068.611.934 đồng và tiền lãi chậm thanh toán là 2.726.640.805 đồng, phạt chậm thanh toán là 3.726.222.154 đồng: Cần sửa phần bản án này theo hướng chấp nhận một phần yêu cầu của bị đơn, buộc nguyên đơn thanh toán số tiền chi phí phát sinh do lỗi giao chậm hồ sơ là 8.151.773.425 đồng. Số tiền bị đơn yêu cầu nhưng không được chấp nhận là 16.916.838.508 đồng.

Vì các lẽ trên, đề nghị Hội đồng xét xử căn cứ khoản 2 Điều 308, Điều 309 Bộ luật Tố tụng dân sự sửa bản án sơ thẩm theo hướng đã phân tích trên

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi xem xét các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ đã được xem xét tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa, yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn, bị đơn, ý kiến của đại diện Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng tham gia phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:

- Về thủ tục tố tụng:

[1] Về thẩm quyền và quan hệ pháp luật: Tòa án cấp sơ thẩm đã xác định quan hệ pháp luật và thẩm quyền giải quyết vụ án đúng theo quy định tại khoản 1 Điều 30, điểm b khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự.

[2] Tại phiên tòa có một số người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt nhưng đã có người đại diện theo ủy quyền khác hoặc có đơn đề nghị xét xử vắng mặt, các đương sự đều có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tại phiên tòa; mặt khác phiên tòa đã được triệu tập hợp lệ nhiều lần nên Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử theo quy định tại Điều 296 Bộ luật Tố tụng dân sự.

[3] Tại phiên tòa phúc thẩm, bị đơn là Công ty B thay đổi yêu cầu phản tố, thay đổi nội dung kháng cáo và rút yêu cầu phản tố và yêu cầu kháng cáo về nội dung: Buộc nguyên đơn thanh toán cho bị đơn số tiền 58.186.453.020 đồng tiền chi phí tiếp nhận, xếp dỡ, vận chuyển đối với khối lượng hàng hóa về chậm quá 06 tháng và khoản tiền lãi suất chậm trả, phạt chậm thanh toán tính từ ngày 20/10/2016 đến ngày 09/01/2018 là tiền lãi chậm thanh toán 7.125.847.808 đồng và phạt chậm thanh toán 3.064.114.558 đồng sẽ tiếp tục tính cho tới ngày bản án của Tòa án có hiệu lực và thi hành; buộc nguyên đơn thanh toán lãi suất chậm trả số tiền 4.403.904.438 đồng là 524.945.917 đồng và phạt chậm thanh toán đối với số tiền 4.403.904.438 đồng là 225.726.744 đồng (đều tạm tính đến ngày 09/01/2018 - thời điểm bị đơn nộp đơn phản tố tại Tòa sơ thẩm). Hội đồng xét xử xét thấy việc rút phần yêu cầu phản tố và yêu cầu kháng cáo này của bị đơn là hoàn toàn tự nguyện và không bị ép buộc; các đương sự khác đồng ý và không có ý kiến gì nên Hội đồng xét xử chấp nhận việc rút một phần yêu cầu phản tố, yêu cầu kháng cáo và đình chỉ giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

- Về nội dung:

+ Xét về việc ký kết và hiệu lực của Hợp đồng [4] Ngày 08/11/2013, P1 và Liên danh nhà thầu P - L ký Hợp đồng thông quan và vận chuyển nội địa gói thiết bị chính số 22/2013/HĐKT/P1-P-L để thực hiện gói thầu Thông quan và vận chuyển nội địa gói thiết bị chính thuộc Dự án nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2. Việc ký Hợp đồng được thực hiện theo trình tự, thủ tục, quá trình mời thầu, dự thầu được thể hiện trong hồ sơ mời thầu theo quy định của Luật Đấu thầu. Việc ký Hợp đồng và Phụ lục Hợp đồng giữa hai bên là hoàn toàn tự nguyện, khách quan, do các chủ thể có đầy đủ năng lực hành vi và pháp luật dân sự. Hình thức và nội dung Hợp đồng và các Phụ lục Hợp đồng phù hợp với các quy định của pháp luật dân sự, thương mại, đấu thầu, đầu tư công, hải quan, hàng hải... Mặt khác, các bên đều không có ý kiến gì về hiệu lực của Hợp đồng và các Phụ lục hợp đồng và vẫn thực hiện trên thực tế. Do đó, Hợp đồng số 22 và các Phụ lục Hợp đồng đều có hiệu lực pháp luật. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện hợp đồng, đối với các vấn đề phát sinh, các bên đã ký với nhau các Phụ lục hợp đồng để điều chỉnh nhưng các bên không có văn bản nào để giải thích điều khoản mà các bên có nhiều cách hiểu khác nhau; đặc biệt các điều khoản quy định về thanh toán và trách nhiệm của nhà thầu. Theo Điều 5.3 Hợp đồng số 22 và Phụ lục 03 thể hiện giá trị hợp đồng đã bao gồm thuế GTGT là 79.453.306.961 đồng, tuy nhiên trên thực tế thực hiện, giá trị Hợp đồng là 168.218.515.110 đồng, giá trị nghiệm thu phát hành hóa đơn là 157.076.438.153 đồng.

+ Xét kháng cáo của nguyên đơn:

[5] Xét P1 yêu cầu bị đơn phải bồi thường thiệt hại số tiền 1.043.740.256 đồng, do Liên danh nhà thầu P - L đơn phương chấm dứt Hợp đồng: P1 cho rằng tại Điều 15.2 Hợp đồng đã quy định về việc bồi thường thiệt hại khi đơn phương chấm dứt hợp đồng, các bên đã có thỏa thuận đáp ứng về nội dung, hình thức, không trái với quy định pháp luật nên đề nghị Tòa án xem xét. Mặt khác, theo Điều 360 Bộ luật Dân sự 2015 cho phép các bên có thể thỏa thuận một khoản tiền bồi thường nhất định. Hội đồng xét xử xét thấy, tại Điều 15.2 Hợp đồng có quy định: “Nếu một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không do lỗi của Bên kia thì Bên đơn phương chấm dứt Hợp đồng phải thanh toán khoản bồi thường cho bên kia là 10% phần còn lại của giá hợp đồng sau khi đã trừ đi giá trị hoàn thành tại thời điểm chấm dứt”; theo đó, mặc dù các bên đã có thỏa thuận bồi thường thiệt hại khi đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng chưa phù hợp với quy định của pháp luật, bởi lẽ: Hợp đồng 22 là Hợp đồng thương mại nên chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại. Theo Điều 302, 303 Luật Thương mại thì căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại là có hành vi vi phạm hợp đồng và có thiệt hại thực tế. Giá trị còn lại của Hợp đồng không phải là thiệt hại thực tế xảy ra và không có mối quan hệ nhân quả với hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng. Theo Điều 360 Bộ luật Dân sự quy định về việc bồi thường thiệt hại khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ, nhưng xét thấy việc đơn phương chấm dứt hợp đồng không phải là hành vi vi phạm nghĩa vụ của Công ty B quy định tại Điều 9 của Hợp đồng. Mặt khác, việc Công ty B đơn phương chấm dứt hợp đồng cũng có một phần lỗi của P1 như: Chậm thanh toán, chậm giao hồ sơ dẫn đến hai bên đã nhiều lần thương thuyết để phối hợp thực hiện nhưng không đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng; việc P1 thu hồi ủy quyền, yêu cầu Công ty B bàn giao hồ sơ cũng làm ảnh hưởng đến việc thực hiện Hợp đồng của Công ty B. Do đó, không có căn cứ để chấp nhận yêu cầu kháng cáo này của P1.

[6] Xét P1 yêu cầu bị đơn phải trả chi phí thuê Luật sư cho P1 với số tiền 539.000.000 đồng: P1 cho rằng Tòa án cấp sơ thẩm đã không xem xét cụ thể và làm rõ các vấn đề để xác định yêu cầu bồi hoàn chi phí luật sư của P1, chi phí thuê luật sư là chi phí thực tế và hợp lý mà P1 phải chi trả, khi liên danh nhà thầu có sai phạm gây thiệt hại cho P1 và khi yêu cầu của P1 được chấp nhận nên liên danh nhà thầu phải có trách nhiệm bồi hoàn chi phí thực tế thuê luật sư là có cơ sở, căn cứ pháp lý, phù hợp với công bằng và lẽ phải. Hội đồng xét xử xét thấy, theo khoản 2, 3 Điều 168 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định: “2 Chi phí cho Luật sư là khoản tiền phải trả cho Luật sư theo thỏa thuận của đương sự với Luật sư trong phạm vi quy định của tổ chức hành nghề Luật sư và theo quy định của pháp luật. 3. Chi phí cho người phiên dịch, luật sư do người có yêu cầu chịu, trừ trường hợp các bên đương sự có thỏa thuận khác”. Chi phí thuê luật sư không phải là thiệt hại thực tế trực tiếp phát sinh do hành vi vi phạm hợp đồng; mặt khác các đương sự cũng không có thỏa thuận về việc chịu chi phí luật sư trong quá trình giải quyết tranh chấp nên theo khoản 2, khoản 3 Điều 168 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015; Điều 302, 303, 304 Luật Thương mại thì không có căn cứ để chấp nhận chi phí thuê luật sư của P1. Do đó, Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo này của P1.

[7] Xét P1 yêu cầu Ngân hàng M thanh toán cho P1 nghĩa vụ bảo lãnh thực hiện Hợp đồng 22 đối với Liên danh nhà thầu P - L số tiền 10.625.005.356 đồng:

[7.1] P1 cho rằng việc Tòa án cấp sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn đối với trách nhiệm của M về thanh toán số tiền bảo lãnh theo 02 thư bảo lãnh là không khách quan, nhận định không đúng bản chất thư bảo lãnh của Ngân hàng là loại hình “bảo lãnh có điều kiện”. Theo các quy định của pháp luật và thư bảo lãnh thì trường hợp Liên danh nhà thầu vi phạm Hợp đồng số 22 thì M phải thực hiện thay nghĩa vụ cho liên danh Nhà thầu. Chứng thư bảo lãnh hết hiệu lực ngày 20/10/2015 hoặc đến khi P1 có văn bản thông báo Liên danh nhà thầu đã hoàn thành nghĩa vụ của Hợp đồng số 22; đến ngày 13/10/2015, 19/10/2015, P1 đã có văn bản yêu cầu M thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trước ngày hết hiệu lực của chứng thư. Mặt khác, thư bảo lãnh là bảo lãnh “vô điều kiện, không hủy ngang” nên P1 không phải chỉ rõ và chứng minh vi phạm của liên danh nhà thầu để M có căn cứ trả tiền.

[7.2] Hội đồng xét xử xét thấy, trên cơ sở đề nghị của Công ty B, M đã phát hành 01 Thư bảo lãnh thực hiện Hợp đồng số 293/BL-KHDN2 ngày 02/12/2013 và số 285/BL-KHDN2 ngày 25/11/2014, 02 chứng thư đều có thời hạn bảo lãnh: “Kể từ ngày phát hành đến hết ngày 20/10/2015 hoặc đến khi P1 có văn bản thông báo Liên danh nhà thầu P - L đã hoàn thành xong nghĩa vụ của Hợp đồng tùy theo điều kiện nào đến trước”. Theo thực tế thực hiện Hợp đồng thì thời điểm chấm dứt hiệu lực của các thư bảo lãnh là kể từ ngày 21/10/2015. Theo Công văn số 3363/XLDK- TCKT ngày 19/10/2015, P1 gửi cho M yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thay do liên danh nhà thầu không thực hiện việc gia hạn bảo lãnh trong một thời hạn nhất định theo yêu cầu của P1, tuy nhiên, theo Hợp đồng số 22 không có thỏa thuận về nghĩa vụ gia hạn bảo lãnh, không có thỏa thuận về thời hạn, trình tự, thủ tục mà Công ty B phải nộp Thư gia hạn bảo lãnh cho P1; đồng thời, theo điểm khoản 4 Điều 66 Luật Đấu thầu quy định về bảo đảm thực hiện hợp đồng: “Thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng tính từ ngày Hợp đồng có hiệu lực cho đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc ngày chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành đối với trường hợp có quy định về bảo hành. Trường hợp cần gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng, phải yêu cầu nhà thầu gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng”, như vậy trường hợp cần gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng mới phải yêu cầu nhà thầu gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực bảo bảo đảm thực hiện hợp đồng nên lý do không gia hạn chứng thư bảo lãnh không phải là vi phạm hợp đồng của Công ty B dẫn đến nghĩa vụ phải bảo lãnh. Mặt khác, theo khoản 13 Điều 3 Thông tư số 28/2012/TT-NHNN ngày 03/10/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về ban hành Quy chế bảo lãnh Ngân hàng thì: “Trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng bị phạt hoặc phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính thì bên bảo lãnh sẽ thực hiện thay”. Trong trường hợp này, P1 chưa xác định Công ty B đã có hành vi vi phạm hợp đồng phải bị phạt hoặc bồi thường và P1 cũng chưa xác định được Công ty B có thể thực hiện được nghĩa vụ tài chính của mình không nên không làm căn cứ để phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh. Ngoài ra, sau thời điểm thư bảo lãnh hết hiệu lực ngày 21/10/2015, P1 và Công ty B vẫn tiếp tục thực hiện hợp đồng và không có thỏa thuận nào về việc gia hạn bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Như vậy, tại thời điểm P1 đề nghị M thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh (19/10/2015), P1 chưa xác định được vi phạm hợp đồng của Công ty B và chưa xác định được thiệt hại thực tế phát sinh để yêu cầu Công ty B phải thực hiện nghĩa vụ tài chính (phạt hoặc bồi thường) nên không có căn cứ để yêu cầu M thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Do đó, Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo của P1.

[7.3] P1 yêu cầu M phải thanh toán tiền bảo lãnh, theo đó cần phải xác định M tham gia tố tụng với tư cách là bị đơn, tuy nhiên Tòa án cấp sơ thẩm chỉ mới xác định M là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là chưa đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, các đương sự đều không có ý kiến gì về việc xác định tư cách tố tụng của M do đó, cần rút kinh nghiệm Tòa án cấp sơ thẩm về việc xác định tư cách người tham gia tố tụng.

[8] Xét yêu cầu kháng cáo đối với nghĩa vụ thanh toán của P1 cho Liên danh nhà thầu P - L đối với đợt thanh toán 27 theo Phụ lục 02 của Hợp đồng về chi phí bốc xếp, lưu kho bãi với số tiền 3.565.844.675 đồng:

[8.1] P1 cho rằng đối với chi phí bốc xếp, lưu kho bãi đợt thanh toán 07 theo Phụ lục 02 mà P1 phải thanh toán cho Công ty B là 1.341.197.535 đồng; P1 từ chối khoản chi phí xử lý hàng hóa đối với một số lô hàng vận chuyển bằng đường hàng không; lô hàng DL0162 (số tiền 239.052.516 đồng), không thuộc đối tượng thanh toán của Phụ lục 02 đợt thanh toán 07; P1 không có nghĩa vụ thanh toán cho liên danh số tiền 2.175.943.368 đồng bởi một số lô hàng được hãng tàu miễn lưu một số ngày lưu container, lưu bãi nhưng Công ty B vẫn tính; đồng thời, đề nghị đối trừ chi phí này với nghĩa vụ bồi thường 02 kiện hàng trong lô hàng DL 0099 bị vỡ do lỗi của Liên danh nhà thầu. Hội đồng xét xử xét thấy, đối với chi phí xử lý hàng hóa đối với một số lô hàng vận chuyển bằng đường hàng không (gồm: DL0083, DL0086, DL0093, DL0114, DL0127, DL0129, DL0136, DL0144, DL0161, DL0180, DL0182, DL0198, DL0206, DL0204, DL0223, SJ0041, DL0237), P1 đã thanh toán đối với khoản tiền này theo đơn giá hàng rời là 525.000 đồng/tấn theo đơn giá trong hợp đồng và các phụ lục đã ký. Các bên không có thỏa thuận riêng về việc xác định giá đơn hàng vận chuyển theo đường hàng không, do đó vẫn xác định giá hàng là 525.000 đồng/tấn như P1 đã thanh toán là phù hợp. Vì vậy, chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của P1; không chấp nhận số tiền vận chuyển các lô hàng theo đường hàng không là 51.950.690 đồng.

[8.2] Đối với lô hàng DL0162, lô hàng này không thuộc đợt thanh toán 7 Phụ lục 02, tuy nhiên đây là chi phí thông quan vận chuyển nội địa đối với khối lượng hàng rách, vỡ theo Biên bản thỏa thuận ngày 02/3/2016 giữa Ban điều hành và Liên danh Nhà thầu của chuyến hàng DL0097, DL0102, DL0105. P1 không đồng ý thanh toán lô hàng này trong đợt thanh toán 7 Phụ lục 02 nên không chấp nhận chi phí thanh toán lô hàng này, số tiền không chấp nhận thanh toán là 456.079.637 đồng.

[8.3] Đối với các lô hàng DL0073, DL0097, DL0100, P1 đã giao hồ sơ cho Công ty B trước 02 ngày hàng về là theo đúng thỏa thuận nên không phải chịu các chi phí phát sinh đối với các lô hàng này. Do đó, chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của P1, không chấp nhận thanh toán chi phí các lô hàng này với số tiền là 259.917.085 đồng.

[8.4] Đối với các lô hàng được các hãng tàu miễn lưu 05, 06, 07 ngày lưu container, lưu bãi (gồm: SJ0037A, DL0107, DL0116, DL0110, DL0104, DL0117, DL0128, DL0119, DL0130, DL0133, DL0138, DL0139, DL0143, DL0131, DL0146, DL0147, DL0149, DL0141, DL0157, DL0127), qua đối chiếu bản tổng hợp số liệu giữa P1 và Công ty B theo yêu cầu của phản tố của Công ty B thì các lô hàng đã đảm bảo trừ những ngày hãng tàu miễn lưu khi tính toán số liệu, mặt khác, đối với một số lô hàng, P1 cũng có lỗi khi giao chậm chứng từ dẫn đến việc phát sinh chi phí lưu kho, lưu bãi nên vẫn phải có trách nhiệm chịu chi phí bốc xếp, lưu kho lưu bãi phát sinh nên không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của P1.

[8.5] Về đề nghị đối trừ 02 lô hàng vỡ, tại giai đoạn xét xử sơ thẩm, P1 chưa có yêu cầu Tòa án xem xét, giải quyết và Tòa án cấp sơ thẩm cũng chưa giải quyết yêu cầu này của P1 nên Hội đồng xét xử không xem xét, giải quyết.

[8.6] Số tiền Công ty B đã yêu cầu P1 thanh toán chi phí bốc xếp, lưu kho bãi đợt thanh toán 07 theo Phụ lục 02 là 3.565.844.675 đồng, tuy nhiên, đây là số tiền sau khi đã được trừ đi giá trị thu hồi tạm ứng 6,25%. Do P1 đã yêu cầu Công ty B phải trả lại số tiền tạm ứng còn lại là 6.952.740.528 đồng (tính đến đợt thanh toán số 26, đợt 6 Phụ lục 02); đối với đợt thanh toán 07 Phụ lục 02 chưa được thu hồi tạm ứng nên việc Công ty B vừa phải trả lại số tiền tạm ứng còn lại, vừa tiếp tục trừ đi giá trị tạm ứng tại đợt thanh toán 07 Phụ lục 2 là tính giá trị tạm ứng 02 lần, làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của Công ty B nên đối với chi phí bốc xếp, lưu kho bãi đợt thanh toán 07 Phụ lục 02 không tính trừ số tiền tạm ứng (6,25%) là phù hợp. Như vậy, số tiền thanh toán chi phí bốc xếp, lưu kho bãi đợt thanh toán 07 Phụ lục 02 mà Công ty B yêu cầu chưa trừ giá trị tạm ứng là 3.803.567.653 đồng; số tiền P1 được chấp nhận không phải thanh toán cho Công ty B (theo mục [8.1], [8.2], [8.3]) là 767.947.412 đồng; số tiền P1 còn phải thanh toán cho Công ty B là 3.803.567.653 - 767.947.412 = 3.035.620.241 đồng (1).

[9] Xét đối với kháng cáo của P1 và Công ty B đều về số tiền Công ty B phải bồi thường thiệt hại các chi phí tổn thất thực tế, trực tiếp phát sinh do chậm thông quan, vận chuyển hàng hóa là 34.645.943.295 đồng; không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của P1 về việc buộc Công ty B phải thanh toán tiền bồi thường thiệt hại các chi phí tổn thất thực tế, trực tiếp phát sinh do chậm thông quan, vận chuyển hàng hóa là 2.331.399.796 đồng: Trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, P1 cung cấp cho Tòa án Bảng tính bồi thường thiệt hại (chi phí phát sinh) đối với liên danh nhà thầu do vi phạm Hợp đồng làm phát sinh phí lưu container, kho bãi; theo đó: Số tiền chi phí lưu container, kho bãi P1 chịu là 2.210.349.769 đồng; chi phí do Nhà thầu chịu là 34.660.955.709 đồng. Công ty B không chấp nhận toàn bộ yêu cầu này của P1 do P1 đã vi phạm hợp đồng. Hội đồng xét xử xét thấy, theo Điều 363 Bộ luật Dân sự quy định về bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên bị vi phạm có lỗi thì bên vi phạm chỉ phải bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình. Theo đó, cần phải xác định lỗi của P1 và Công ty B trong việc chậm thông quan, vận chuyển hàng hóa. Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và theo trình bày của các đương sự, P1 đã có các lỗi sau: Không bàn giao hồ sơ mà tự mình thông quan vận chuyển hàng hóa; không giao hồ sơ mà tự mình thông quan sau đó mới chuyển cho Công ty B vận chuyển; giao chậm hồ sơ; thu hồi ủy quyền. Cụ thể:

[9.1] Đối với các lô hàng DL0228, DL0235, DL0245, DL0241, P1 và Công ty B đều thừa nhận việc P1 không giao hồ sơ cho Công ty B mà tự thực hiện việc thông quan và vận chuyển nên Công ty B không phải chịu trách nhiệm về việc thông quan chậm và các chi phí phát sinh đối với các lô hàng này. Do đó, chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của Công ty B, P1 phải chịu chi phí phát sinh về lưu container, lưu kho bãi đối với các lô hàng này, số tiền cụ thể là: 1.544.606.101 đồng.

 

 

STT

 

Số lô hàng

 

Ngày hàng về

 

Ngày giao hồ sơ

 

Số tiền lưu container, lưu

kho bãi (đơn vị tính VNĐ).

 

1

 

DL0176

 

03/02/2016

 

07/4/2016

 

4.151.629.800

 

2

 

DL0177

 

19/02/2016

 

07/4/2016

 

2.673.526.240

 

3

 

DL0181

 

24/02/2016

 

07/4/2016

 

1.793.857.860

 

4

 

DL0184

 

21/02/2016

 

07/4/2016

 

109.077.206

 

5

 

DL0187

 

03/03/2016

 

07/4/2016

 

361.992.077

 

6

 

DL0236

 

26/8/2016

 

14/09/2016

 

132.603.788

 

7

 

DL0238

 

01/9/2016

 

16/9/2016

 

1.999.654

 

8

 

DL0208

 

08/5/2016

 

18/5/2016

 

23.722.380

 

[9.2] Đối với các lô hàng DL0176, DL0177, DL0181, DL0184, DL0187; P1 giao chậm hồ sơ theo thời hạn trong hợp đồng, các lô hàng này P1 không giao hồ sơ cho Công ty B mà sau khi thông quan mới giao cho Công ty B vận chuyển là ngày 07/4/2016; do đó P1 phải chịu trách nhiệm chịu chi phí lưu container, lưu kho bãi kể từ khi hàng về cho đến ngày 07/4/2016. Mặt khác, theo Công ty B trình bày, P1 đã có Công văn số 3218 ngày 19/9/2016 về việc thu hồi ủy quyền và Công ty B đã bàn giao lại hồ sơ cho P1, tuy nhiên xét thấy trong quá trình thực hiện các thủ tục thông quan, Công ty B không cần ủy quyền của P1 vẫn có thể thực hiện được nên không cần thiết phải có ủy quyền của P1 để thực hiện thủ tục thông quan. Do đó, Hội đồng xét xử chỉ chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của Công ty B, P1 phải chịu chi phí lưu container, lưu kho bãi kể từ khi hàng về cho đến khi bàn giao hồ sơ đầy đủ cho Công ty B với tổng số tiền là 9.508.513.685 đồng, cụ thể:

 

9

DL0217

26/5/2016

15/06/2016

113.798.190

10

DL0224

05/8/2016

10/8/2016

117.305.540

11

DL0225

29/6/2016

05/7/2016

15.660.810

12

DL0229

28/7/2016

31/8/2016

13.340.140

13

DL0239

27/8/2016

19/9/2016

0

 [9.3] Đối với một phần lô DL0203, Công văn số 3218 ngày 19/9/2016 của P1 không thể hiện việc rút ủy quyền đối với lô hàng này nên Công ty B phải chịu chi phí lưu kho bãi đối với lô hàng này.

[9.4] Như vậy, tổng số tiền chi phí lưu container, lưu bãi mà P1 phải chịu (theo mục [9.1] và [9.2]) là 1.544.606.101 đồng + 9.508.513.685 đồng = 11.053.119.786 đồng. Số tiền lưu container, lưu kho bãi còn lại Công ty B phải chịu là 36.871.305.478 - 11.053.119.786 = 25.818.185.692 đồng (2). Do đó, chấp nhận kháng cáo của P1, chấp nhận một phần kháng cáo của Công ty B.

[9.5] Theo Bản án sơ thẩm, tại phần nhận định, Công ty B chỉ phải chịu số tiền bồi thường là 34.539.905.682 đồng, tuy nhiên, tại phần Quyết định, Bản án lại tuyên Công ty B phải trả số tiền 34.654.943.295 đồng (lệch 115.037.613 đồng), gây thiệt hại cho Công ty B, do đó cần rút kinh nghiệm Tòa án cấp sơ thẩm về vấn đề này.

+ Xét kháng cáo của bị đơn:

[10] Đối với yêu cầu không chấp nhận thanh toán cho nguyên đơn khoản tiền 3.293.446.176 đồng tiền phạt vi phạm hợp đồng: Công ty B cho rằng P1 đã có lỗi do không thanh toán kịp thời, không cung cấp kế hoạch vận chuyển khi điều chỉnh tiến độ giao hàng, tự ý thuê bên thứ 3 thực hiện Hợp đồng nên không chấp nhận số tiền phạt vi phạm này. Công ty B thừa nhận có vi phạm hợp đồng nhưng giá trị vi phạm là 4.039.778.514 đồng do chậm tiến độ thực hiện dịch vụ nên chỉ chấp nhận số tiền phạt vi phạm là 323.182.281 đồng. Hội đồng xét xử xét thấy:

[10.1] Đối với 17 lô hàng (DL0002, DL0017, DL0107, DL0133, DL0153, DL0191, DL0195, DL0197, DL0200, DL0203, DL0204, DL0216, DL0218, DL0223, DL0230, DL0231, DL0031), Công ty B không vi phạm chậm giao hàng, tuy nhiên P1 vẫn tính phạt vi phạm. Do đó, không chấp nhận số tiền phạt chậm vi phạm là 299.842.561 đồng.

[10.2] Đối với các lô hàng còn lại, Công ty B đề nghị chỉ tính tiền phạt đối với lượng hàng còn lại về công trường chậm tiến độ và đề nghị loại trừ các lô hàng về chậm quá 06 tháng, hàng container phi tiêu chuẩn, hàng về dồn trùng lặp. Việc Tòa án cấp sơ thẩm chỉ căn cứ vào số tiền phạt vi phạm mà P1 đề nghị tính đối với toàn bộ lượng hàng của cả lô hàng về chậm tiến độ là chưa phù hợp với mức độ vi phạm của Công ty B; cần phải xác định khối lượng hàng thực tế giao chậm của mỗi lô hàng bao gồm cả những lô hàng chậm quá 06 tháng, hàng container phi tiêu chuẩn, hàng về dồn trùng lặp. Theo Điều 18 Hợp đồng 22 có quy định về Phạt vi phạm hợp đồng như sau: “Bên B vi phạm về thời hạn thực hiện hợp đồng mà không do sự kiện bất khả kháng, bên B sẽ chịu phạt khi vi phạm thời hạn thực hiện, cụ thể: Chậm 10 ngày đầu phạt 0.5%/ngày đối với giá trị phần khối lượng công việc thực hiện chậm. Các ngày chậm tiếp theo phạt 1%/ngày đối với giá trị phần khối lượng công việc thực hiện chậm. Tổng các lần phạt không vượt quá 12% giá trị Hợp đồng, khi đó, bên A sẽ chấm dứt Hợp đồng với bên B”. P1 đề nghị xác định mức phạt chung là 8% thì Công ty B phải chậm việc vận chuyển 13 ngày trở lên; nhưng theo bảng đối chiếu số liệu giữa hai bên, có những lô hàng chỉ chậm vận chuyển dưới 13 ngày nên có căn cứ chấp nhận một phần kháng cáo của Công ty B. Các bên thống nhất chỉ tính mức phạt tối đa là 8% phù hợp với Luật Thương mại nên Hội đồng xét xử chấp nhận mức phạt tối đa là 8%, tuy nhiên, đối với khối lượng hàng chậm dưới 13 ngày, cần xác định lại giá trị phạt theo thỏa thuận của các bên theo Hợp đồng.

[10.3] Số tiền phạt vi phạm đối với các lô hàng vi phạm chậm giao hàng 1 phần nhưng P1 tính phạt chậm giao toàn bộ lô hàng là 1.686.345.033 đồng, trong đó, giá trị phạt đối với hàng thông thường là 1.350.711.127 đồng, giá trị phạt đối với hàng siêu trường, siêu trọng là 335.633.906 đồng. Do đó, chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của P1, chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của Công ty B, buộc Công ty B phải thanh toán cho P1 khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng là 1.686.345.033 đồng. (3) [11] Xét đối với yêu cầu kháng cáo của bị đơn buộc nguyên đơn thanh toán lãi suất chậm trả số tiền 4.403.904.438 đồng là 524.945.917 đồng và phạt chậm thanh toán đối với số tiền 4.403.904.438 đồng là 225.726.744 đồng (đều tạm tính đến ngày 09/01/2018 - thời điểm bị đơn nộp đơn phản tố tại Tòa sơ thẩm) và Buộc nguyên đơn thanh toán cho bị đơn số tiền 58.186.453.020 đồng tiền chi phí tiếp nhận, xếp dỡ, vận chuyển đối với khối lượng hàng hóa về chậm quá 06 tháng và khoản tiền lãi suất chậm trả, phạt chậm thanh toán tính từ ngày 20/10/2016 đến ngày 09/01/2018 là tiền lãi chậm thanh toán 7.125.847.808 đồng và phạt chậm thanh toán 3.064.114.558 đồng sẽ tiếp tục tính cho tới ngày bản án của Tòa án có hiệu lực và thi hành: Tại phiên tòa phúc thẩm, bị đơn thay đổi yêu cầu phản tố, thay đổi nội dung kháng cáo và rút yêu cầu phản tố và yêu cầu kháng cáo về nội dung này, xét thấy việc rút yêu cầu phản tố và yêu cầu kháng cáo này của bị đơn là hoàn toàn tự nguyện và không bị ép buộc; các đương sự khác không có ý kiến gì nên Hội đồng xét xử chấp nhận việc rút yêu cầu phản tố, yêu cầu kháng cáo và đình chỉ giải quyết yêu cầu này.

[12] Xét yêu cầu kháng cáo của bị đơn yêu cầu buộc nguyên đơn thanh toán số tiền 25.068.611.934 đồng chi phí phát sinh tiền bốc xếp, lưu kho bãi hàng hóa và các khoản tiền lãi suất chậm trả và phạt chậm thanh toán: Hội đồng xét xử xét thấy, theo Điều 1 Phụ lục 02 của Hợp đồng 22 thể hiện: “Các chi phí phải trả do Bên B không nhận được bộ chứng từ theo quy định tại khoản 10.2 của Hợp đồng: Đối với hàng rời: Chi phí cẩu hàng từ tàu biển xuống kho bãi cảng, chi phí lưu kho bãi từ khi hạ hàng xuống cảng đến thời điểm 02 ngày sau khi bên B nhận được bộ hồ sơ chứng từ đầy đủ từ bên A. Đối với hàng Container: Chi phí lưu container theo quy định của hãng tàu”. Bên cạnh đó, theo Điều 10.2 Hợp đồng 22 thể hiện trách nhiệm của P1 phải cung cấp cho Công ty B một bộ đồ sơ đầy đủ (bao gồm cả việc xác nhận đã nộp các loại tiền thuế của lô hàng hóa nhập khẩu theo quy định) để làm các thủ tục thông quan, tiếp nhận hàng hóa liên quan đến phạm vi dịch vụ của hợp đồng trước khi hàng hóa cập N/Nội bài ít nhất 02 ngày (trừ ngày lễ, Tết). Theo các tài liệu có trong hồ sơ thể hiện, khi giao hồ sơ lần đầu, hầu hết các hồ sơ đều được P1 bàn giao cho Công ty B sau ngày hàng về và chưa đầy đủ nên P1 phải chịu trách nhiệm đối với chi phí phát sinh kể từ khi hàng về cho đến khi bàn giao hồ sơ cho Công ty B. Tòa án cấp sơ thẩm mới chỉ nhận định nguyên nhân tranh chấp chủ yếu liên quan đến văn bản ủy quyền thực hiện dịch vụ và liên quan xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong lĩnh vực hải quan và xác định lỗi hoàn toàn thuộc về liên danh nhà thầy là thiếu sót, chưa tính đến lỗi giao chậm hồ sơ của P1. Do đó, việc chậm giao hồ sơ do lỗi của P1 nên P1 phải chịu chi phí lưu kho, bãi P1 phải chịu kể từ khi hàng về đến ngày nộp bộ hồ sơ ban đầu, số tiền cụ thể là 2.155.138.957 đồng. Hội đồng xét xử chấp nhận một phần yêu cầu phản tố, yêu cầu kháng cáo của bị đơn, buộc P1 phải thanh toán cho Công ty B số tiền là 2.155.138.957 đồng; không chấp nhận số tiền 22.913.472.977 đồng.

[13] Xét về việc bị đơn yêu cầu buộc nguyên đơn phải thanh toán khoản tiền 5.275.650.788 đồng chi phí phát sinh lưu kho bãi đối với 116 lô hàng về dồn không theo tiến độ của Hợp đồng và các khoản tiền lãi suất chậm trả, phạt chậm thanh toán: Công ty B cho rằng 116 chuyến hàng này về Cảng không theo tiến độ mà Hợp đồng 22 quy định; Liên danh Nhà thầu không được P1 thông báo về việc thay đổi tổng tiến độ hàng về Cảng của cả Dự án làm cho hàng về dồn, vượt quá khả năng vận chuyển của Liên danh nhà thầu: Hội đồng xét xử xét thấy, theo Điều 8 Hợp đồng 22, các bên có thỏa thuận về tiến độ thực hiện hợp đồng, theo đó, tiến độ thực hiện Hợp đồng theo tiến độ thực tế triển khai của dự án, thời gian vận chuyển hàng hóa từ cảng đến công trường đối với hàng hóa thông thường là 07 ngày, đối với hàng siêu trường siêu trọng là 09 ngày. Theo đó, các bên không có thỏa thuận về lượng hàng về theo từng đợt để xác định khối lượng hàng hóa như thế nào là vượt quá khả năng vận chuyển của Công ty B. Mặt khác, Công ty B cũng thừa nhận việc không đủ khả năng vận chuyển do cùng một thời điểm, Công ty B phải thực hiện việc vận chuyển theo nhiều hợp đồng với các Công ty khác nên không đảm bảo việc vận chuyển theo tiến độ đã thỏa thuận với P1. Mặt khác, khi ký Hợp đồng, Công ty B đã biết được khối lượng công việc phải thực hiện và có đủ khả năng thực hiện khi tham gia. Ngoài ra, Công ty B cũng không cung cấp được các tài liệu thể hiện việc thanh toán chi phí này phù hợp với thỏa thuận tại Hợp đồng số 22, không có hóa đơn tài chính, không thông báo trước cho P1 dự toán, phê duyệt chi phí này. Do đó, không có căn cứ để chấp nhận yêu cầu phản tố và yêu cầu kháng cáo này của Công ty B.

[14] Xét việc bị đơn yêu cầu nguyên đơn phải bồi thường thiệt hại do hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng cụ thể: (Giá hợp đồng - Giá trị đã hoàn thành) x 10% = (79.453.306.961 - 57.208.163.369) x 10% = 2.224.514.359 đồng: Trong quá trình giải quyết phúc thẩm, Công ty B đã thay đổi nội dung kháng cáo về việc phạt vi phạm 8% nghĩa vụ vi phạm là không phù hợp với Điều 301 Luật Thương mại nên đề nghị áp dụng Điều 15.2 Hợp đồng và Điều 428 Bộ Luật Dân sự để yêu cầu bồi thường thiệt hại 10% do hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng của P1. Hội đồng xét xử xét thấy, theo Điều 15.2 của Hợp đồng thì Công ty B chỉ được tính phạt hợp đồng trong trường hợp Công ty B không có lỗi, tuy nhiên như đã phân tích, cả Công ty B và P1 đều có lỗi trong việc không tiếp tục thực hiện hợp đồng nên không có căn cứ chấp nhận yêu cầu này của Công ty B. Mặt khác, tại giai đoạn xét xử phúc thẩm, Công ty B mới có yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng mà chưa yêu cầu Tòa án cấp sơ thẩm xem xét giải quyết nên yêu cầu này của Công ty B là vượt quá yêu cầu khởi kiện nên Hội đồng xét xử không chấp nhận.

[15] Xét kháng cáo của bị đơn yêu cầu P1 phải thanh toán số tiền 755.902.613 đồng là tiền chi phí đợt thanh toán số 27: P1 đã chấp nhận số tiền này phải thanh toán cho Công ty B, tuy nhiên do P1 đã yêu cầu Công ty B phải trả lại số tiền tạm ứng còn lại là 6.952.740.528 đồng (tính đến đợt thanh toán số 26, đợt 6 Phụ lục 02); đối với đợt thanh toán 27 chưa được thu hồi tạm ứng nên việc Công ty B vừa phải trả lại số tiền tạm ứng còn lại, vừa tiếp tục trừ đi giá trị tạm ứng tại đợt thanh toán 27 là tính giá trị tạm ứng 02 lần, làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của Công ty B nên đối với đợt thanh toán 27 không tính trừ số tiền tạm ứng (6,25%) là phù hợp. Như vậy, Công ty B phải chịu 2 lần thu hồi chi phí tạm ứng tại khoản tiền chi phí đợt thanh toán số 27. Do đó, cần chấp nhận chi phí đợt thanh toán số 27 chưa trừ tạm ứng, số tiền P1 phải thanh toán cho Công ty B là 806.296.121 đồng (4).

[16] Xét đối với yêu cầu kháng cáo của bị đơn về Âu thuyền: Công ty B kháng cáo yêu cầu P1 phải thanh toán đối với khối lượng công việc thi công Âu thuyền mà bị đơn đã hoàn thành và có hồ sơ quyết toán trị giá 653.502.000 đồng: Tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện P1 chỉ đồng ý chấp nhận một nửa số tiền xây dựng âu thuyền mà Công ty B đã thực hiện, số tiền là 326.751.000 đồng. Hội đồng xét xử xét thấy, đối với số tiền xây dựng âu thuyền mà Công ty B đề nghị không có tài liệu, chứng từ thể hiện, kết luận giám định cũng không xác định giá trị dự toán của việc xây dựng âu thuyền nên không có căn cứ để chấp nhận toàn bộ yêu cầu phản tố của Công ty B. Tuy nhiên, P1 đề nghị chấp nhận thanh toán một nửa số tiền xây dựng âu thuyền do thực tế cũng có việc Công ty B xây dựng âu thuyền phục vụ cho việc vận chuyển, các bên cũng đã có thỏa thuận về việc xây dựng nên việc chấp nhận thanh toán của P1 là sự tự nguyện thỏa thuận của các bên, Công ty B đồng ý. Vì vậy, chấp nhận đề nghị của P1 và chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của Công ty B; buộc P1 phải thanh toán cho Công ty B số tiền 326.751.000 đồng tiền chi phí xây dựng, thi công âu thuyền (5).

[17] Đối với chi phí luật sư mà bị đơn phải chịu (số tiền 610.000.000 đồng) là khoản tiền bồi thường thiệt hại do nguyên đơn gây ra: Tại phiên tòa, bị đơn đã thay đổi một phần kháng cáo về yêu cầu thanh toán chi phí luật sư là 610.000.000 đồng và giữ nguyên yêu cầu thanh toán chi phí luật sư là 360.000.000 đồng như tại giai đoạn xét xử sơ thẩm. Như đã nhận định, chi phí thuê luật sư không phải là thiệt hại thực tế trực tiếp phát sinh do hành vi vi phạm hợp đồng; mặt khác các đương sự cũng không có thỏa thuận về việc chịu chi phí luật sư trong quá trình giải quyết tranh chấp nên theo khoản 2, khoản 3 Điều 168 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015; Điều 302, 303, 304 Luật Thương mại thì không có căn cứ để chấp nhận chi phí thuê luật sư của Công ty B. Do đó, việc Tòa án cấp sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn là có căn cứ. Hội đồng xét xử đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu này của bị đơn.

[18] Xét yêu cầu kháng cáo của bị đơn đối với các khoản tiền lãi chậm thanh toán và phạt chậm thanh toán của các khoản tiền chi phí phát sinh bốc xếp, lưu kho bãi, lưu container; chi phí đợt thanh toán 27; chi phí đợt thanh toán 06 Phụ lục 3; chi phí lưu kho bãi theo tiến độ giải phóng hàng: Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo của P về các khoản tiền này, do hai bên chưa thống nhất về số tiền P1 phải thanh toán cho Công ty B nên đang được giải quyết tranh chấp tại Tòa án. Do đó, chưa phát sinh nghĩa vụ chậm thanh toán của P1. Vì vậy, việc Tòa án cấp sơ thẩm không chấp nhận các khoản tiền lãi chậm thanh toán, phạt chậm thanh toán là có căn cứ; Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo của bị đơn.

[19] Như vậy, đối yêu cầu khởi kiện và kháng cáo của P1, Hội đồng xét xử chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện và kháng cáo của P1, buộc Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại và Vận tải B, phải thanh toán tổng số tiền 34.457.271.253 đồng cho P1, trong đó: Bồi thường thiệt hại các chi phí tổn thất thực tế, trực tiếp phát sinh do chậm thông quan, vận chuyển hàng hóa là 25.818.185.692 đồng; số tiền tạm ứng là 6.952.740.528 đồng; tiền phạt vi phạm hợp đồng là 1.686.345.033 đồng. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của P1 về việc buộc Công ty B phải thanh toán 14.242.961.187 đồng, trong đó: Bồi thường thiệt hại các chi phí tổn thất thực tế, trực tiếp phát sinh do chậm thông quan, vận chuyển hàng hóa là 11.053.119.786 đồng; bồi thường thiệt hại do đơn phương chấm dứt hợp đồng theo thỏa thuận là 1.043.740.256 đồng; tiền phạt vi phạm là 1.607.101.145 đồng và chi phí luật sư bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp là 539.000.000 đồng.

[20] Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện và kháng cáo của P1 về việc buộc Ngân hàng M phải thanh toán tiền bảo lãnh thực hiện hợp đồng và phụ lục hợp đồng (theo Thư bảo lãnh thực hiện Hợp đồng số 293/DL-KHDN2 ngày 02/12/2013 và Thư bảo lãnh số 285/DL-KHDN2 ngày 25/11/2014 của Ngân hàng M Hải Phòng) là 10.625.005.356 đồng.

[21] Đối với yêu cầu phản tố và kháng cáo của Công ty B, Hội đồng xét xử chấp nhận một phần yêu cầu phản tố và kháng cáo của Công ty B, buộc P1 phải thanh toán tổng số tiền 11.331.040.154 đồng cho Công ty B, trong đó: Khối lượng công việc hoàn thành đã xuất hóa đơn:4.403.904.438 đồng; chi phí đợt thanh toán 27 là 806.296.121 đồng; chi phí vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng nội bộ trong công trường theo Phụ lục 05+06 là 145.702.330 đồng; chi phí đợt thanh toán 06 cho lô hàng container phi tiêu chuẩn và chênh lệch biểu cước cảng theo Phụ lục 03 là 457.627.067 đồng; chi phí bốc xếp lưu kho bãi đợt thanh toán 07 theo Phụ lục 02 là 3.035.620.241 đồng; chi phí phát sinh bốc xếp, lưu kho bãi, lưu container là 2.155.138.957 đồng; chi phí thi công âu thuyền là 326.751.000 đồng. Không chấp nhận yêu cầu phản tố và kháng cáo của Công ty B về việc buộc P1 phải thanh toán số tiền 36.464.277.060 đồng, trong đó: Chi phí phát sinh bốc xếp, lưu kho bãi, lưu container là 22.913.472.977 đồng và tiền lãi chậm thanh toán là 2.726.640.805 đồng, phạt chậm thanh toán là 3.726.222.154 đồng; chi phí thanh toán đợt 07 Phụ lục 02 là 530.224.434 đồng; tiền lãi chậm thanh toán 53.638.021 đồng và phạt chậm thanh toán 23.064.349 đồng của số tiền 755.902.613 đồng đợt thanh toán 27; tiền lãi chậm thanh toán 49.273.271 đồng, phạt chậm thanh toán 21.187.506 đồng của số tiền 457.627.067 đồng chi phí đợt thanh toán 06 cho lô hàng container phi tiêu chuẩn và chênh lệch biểu cước cảng theo Phụ lục 03; chi phí lưu kho bãi theo tiến độ giải phóng hàng là 5.275.650.788 đồng và tiền lãi chậm thanh toán là 374.354.398 đồng, phạt chậm thanh toán là 160.972.391 đồng; tiền phạt vi phạm do đơn phương chấm dứt hợp đồng theo thỏa thuận là 249.575.966 đồng; chi phí thuê luật sư bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp là 360.000.000 đồng.

[22] Đình chỉ xét xử đối với một phần yêu cầu phản tố của Công ty B, về các nội dung: Tiền lãi chậm thanh toán của số tiền 4.403.904.438 đồng tạm tính đến ngày 09/01/2018 là 524.945.917 đồng và phạt chậm thanh toán của số tiền 4.403.904.438 đồng là 225.726.744 đồng; Chi phí phần công việc đối với hàng về chậm quá 6 tháng là 58.186.453.020 đồng và tiền lãi chậm thanh toán là 8.002.629.977 đồng, phạt chậm thanh toán là 3.441.130.890 đồng.

[23] Các phần khác của Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm liên quan đến yêu cầu độc lập của Công ty C…không bị kháng cáo, kháng nghị được giữ nguyên như Quyết định của Bản án sơ thẩm.

- Về án phí kinh doanh thương mại: Căn cứ Điều 147, Điều 148 của bộ luật Tố tụng dân sự; Điều 26, Điều 29 Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH14 ngày 30/12/2016 về việc quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án [24] Án phí kinh doanh sơ thẩm: P1 phải chịu án phí đối với phần yêu cầu phản tố của Công ty B được chấp nhận (số tiền 11.331.040.154 đồng), phần yêu cầu khởi kiện không được chấp nhận (14.242.961.187đồng) và phần yêu cầu khởi kiện Ngân hàng M không được chấp nhận (10.625.005.356 đồng); tổng số tiền phải chịu án phí là 36.199.006.697 đồng, số tiền án phí phải chịu là 144.199.007 đồng (làm tròn thành 144.199.000 đồng). Công ty B phải chịu án phí đối với phần yêu cầu khởi kiện của P1 được chấp nhận (số tiền 34.457.271.253 đồng), phần yêu cầu phản tố không được chấp nhận (36.464.277.060 đồng), phần yêu cầu độc lập của C được chấp nhận (5.032.987.190 đồng); tổng số tiền phải chịu án phí là 75.954.535.503; số tiền án phí phải chịu là 183.954.536 đồng (là tròn thành 183.954.500 đồng).

[23] Án phí kinh doanh thương mại phúc thẩm: Do kháng cáo của P1 và của Công ty B được chấp nhận một phần nên P1 và Công ty B đều không phải chịu án phí kinh doanh thương mại phúc thẩm.

Vì các lẽ trên, 

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào khoản 1 Điều 30, điểm b khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 39, khoản 2, khoản 3 Điều 92, khoản 2 Điều 71, Điều 147, Điều 148, khoản 3 Điều 200, Điều 213, Điều 244; Điều 296, khoản 2 Điều 308, Điều 309 của Bộ luật Tố tụng dân sự;

Căn cứ Điều 62, Điều 67, Điều 74 của Luật Đấu thầu; Điều 93, Điều 94, Điều 96, Điều 99 của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;

Căn cứ Điều 4, Điều 7, Điều 9, Điều 61, Điều 82, Điều 121, Điều 123, Điều 132, Điều 133, Điều 134, Điều 135, Điều 136, Điều 137, Điều 143, Điều 162, Điều 163 của Luật Xây dựng;

Căn cứ khoản 14, 21, 23 Điều 4; điểm đ khoản 1, khoản 2 Điều 18; khoản 1 Điều 21; khoản 1 Điều 24, Điều 25, Điều 29 của Luật Hải quan;

Căn cứ vào Điều 70, khoản 1 Điều 71, khoản 5 Điều 72, khoản 1, 2 Điều 73, điểm a khoản 3 Điều 74, Điều 84, điểm a khoản 2 Điều 86, khoản 1 Điều 87, Điều 93 của Bộ luật Hàng hải năm 2005;

Căn cứ Điều 234; điểm b, c, d Điều 235; khoản 6 Điều 236; điểm đ khoản 1 Điều 237; Mục 3 Chương VI; khoản 1, 2 Điều 239; khoản 1 Điều 292; khoản 3 Điều 297; Điều 299; Điều 300; Điều 301; Điều 302; Điều 304; Điều 305; Điều 306;

khoản 2 Điều 307; Điều 308; Điều 309; Điều 315 của Luật Thương mại;

Căn cứ vào Nghị định số 140/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc;

Căn cứ Điều 17, Điều 18, Điều 46, Điều 49, Điều 51, Điều 53 và Điều 54 của Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2010;

Căn cứ Điều 16, Điều 18, Điều 20, Điều 21, Điều 25, Điều 29 và Điều 30 của Thông tư số 28/2012/TT-NHNN ngày 03/10/2012 của Ngân hàng Nhà nước quy định về bảo lãnh ngân hàng;

Căn cứ Điều 358, Điều 361, Điều 362, Điều 364, Điều 541 và Điều 536 của Bộ luật Dân sự năm 2015;

Căn cứ Điều 26, Điều 29 Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH14 ngày 30/12/2016 về việc quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án Xử: Chấp nhận một phần kháng cáo, một phần yêu cầu khởi kiện của Tổng Công ty Cổ phần A; chấp nhận một phần kháng cáo, một phần yêu cầu phản tố của Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại và Vận tải B; chấp nhận yêu cầu độc lập của Công ty TNHH MTV C sửa Bản án sơ thẩm, cụ thể:

1. Buộc Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại và Vận tải B phải trả cho Tổng Công ty Cổ phần A tổng số tiền 34.457.271.253 (Ba mươi tư tỷ, bốn trăm năm mươi bảy triệu, hai trăm bảy mươi mốt nghìn, hai trăm năm mươi ba) đồng (trong đó: Số tiền bồi thường thiệt hại các chi phí tổn thất thực tế, trực tiếp phát sinh do chậm thông quan, vận chuyển hàng hóa là 25.818.185.692 đồng; số tiền tạm ứng là 6.952.740.528 đồng; số tiền phạt vi phạm hợp đồng là 1.686.345.033 đồng).

2. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Tổng Công ty Cổ phần A về việc buộc Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại và Vận tải B phải trả số tiền 14.242.961.187 đồng (trong đó: Bồi thường thiệt hại các chi phí tổn thất thực tế, trực tiếp phát sinh do chậm thông quan, vận chuyển hàng hóa là 11.053.119.786 đồng; bồi thường thiệt hại do đơn phương chấm dứt hợp đồng theo thỏa thuận là 1.043.740.256 đồng; tiền phạt vi phạm là 1.607.101.145 đồng và chi phí luật sư bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp là 539.000.000 đồng).

3. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Tổng công ty Cổ phần A về việc buộc Ngân hàng M phải thanh toán tiền bảo lãnh thực hiện hợp đồng và phụ lục hợp đồng (theo Thư bảo lãnh thực hiện Hợp đồng số 293/DL-KHDN2 ngày 02/12/2013 và Thư bảo lãnh số 285/DL-KHDN2 ngày 25/11/2014) số tiền là 10.625.005.356 đồng.

4. Đình chỉ xét xử đối với một phần yêu cầu phản tố của Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại và Vận tải B, về các nội dung:

+ Tiền lãi chậm thanh toán của số tiền 4.403.904.438 đồng tạm tính đến ngày 09/01/2018 là 524.945.917 đồng và phạt chậm thanh toán của số tiền 4.403.904.438 đồng là 225.726.744 đồng.

+ Chi phí phần công việc đối với hàng về chậm quá 06 tháng là 58.186.453.020 đồng và tiền lãi chậm thanh toán là 8.002.629.977 đồng, phạt chậm thanh toán là 3.441.130.890 đồng.

5. Buộc Tổng công ty Cổ phần A phải trả cho Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại và Vận tải B tổng số tiền 11.331.040.154 (Mười một tỷ, ba trăm ba mươi mốt triệu, không trăm bốn mươi nghìn, một trăm năm mươi tư) đồng (trong đó: Khối lượng công việc hoàn thành đã xuất hóa đơn là 4.403.904.438 đồng; chi phí đợt thanh toán 27 là 806.296.121 đồng; chi phí vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng nội bộ trong công trường theo Phụ lục 05+06 là 145.702.330 đồng; chi phí đợt thanh toán 06 cho lô hàng container phi tiêu chuẩn và chênh lệnh biểu cước cảng theo Phụ lục 03 là 457.627.067 đồng; chi phí bốc xếp lưu kho bãi đợt thanh toán 07 theo Phụ lục 02 là 3.035.620.241 đồng; chi phí phát sinh bốc xếp, lưu kho bãi, lưu container là 2.155.138.957 đồng; chi phí thi công âu thuyền là 326.751.000 đồng).

6. Không chấp nhận yêu cầu phản tố của Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại và Vận tải B về việc buộc Tổng công ty Cổ phần A phải thanh toán số tiền 36.464.277.060 đồng (trong đó: Chi phí phát sinh bốc xếp, lưu kho bãi, lưu container là 22.913.472.977 đồng và tiền lãi chậm thanh toán là 2.726.640.805 đồng, phạt chậm thanh toán là 3.726.222.154 đồng; chi phí đợt thanh toán 07 theo Phụ lục 02 là 530.224.434 đồng; tiền lãi chậm thanh toán 53.638.021 đồng và phạt chậm thanh toán 23.064.349 đồng của số tiền 755.902.613 đồng đợt thanh toán 27; tiền lãi chậm thanh toán 49.273.271 đồng, phạt chậm thanh toán 21.187.506 đồng của số tiền 457.627.067 đồng chi phí đợt thanh toán 06 cho lô hàng container phi tiêu chuẩn và chênh lệnh biểu cước cảng theo Phụ lục 03; chi phí lưu kho bãi theo tiến độ giải phóng hàng là 5.275.650.788 đồng và tiền lãi chậm thanh toán là 374.354.398 đồng, phạt chậm thanh toán là 160.972.391 đồng; tiền phạt vi phạm do đơn phương chấm dứt hợp đồng theo thỏa thuận là 249.575.966 đồng; chi phí thuê luật sư bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp là 360.000.000 đồng).

7. Buộc Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại và Vận tải B phải trả cho Công ty TNHH MTV C tổng số tiền cước dịch vụ là 5.032.987.190 (Năm tỷ, không trăm ba mươi hai triệu, chín trăm tám mươi bẩy nghìn, một trăm chín mươi) đồng.

8. Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với các khoản tiền phải trả cho người được thi hành án) cho đến khi thi hành án xong, bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại Điều 357, Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

9. Về án phí kinh doanh thương mại:

- Án phí sơ thẩm:

+ Tổng Công ty Cổ phần A phải chịu án phí kinh doanh, thương mại sơ thẩm 144.199.000 đồng (đã làm tròn) nhưng được trừ vào số tiền tạm ứng án phí sơ thẩm của Tổng công ty Cổ phần A đã nộp 64.650.000 đồng theo Biên lai số 0009319 ngày 16/02/2017 và Biên lai số 0009320 ngày 20/02/2017 của Chi cục Thi hành án dân sự quận H, thành phố Hải Phòng để đảm bảo thi hành án. Tổng Công ty Cổ phần A còn phải nộp số tiền 78.549.000 đồng.

+ Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại và Vận tải B phải chịu án phí kinh doanh, thương mại sơ thẩm là 183.954.500 đồng (đã làm tròn) nhưng được trừ vào số tiền tạm ứng án phí sơ thẩm của Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại và Vận tải B đã nộp 105.000.000 đồng theo Biên lai số 0009816 ngày 17/5/2017 của Chi cục Thi hành án dân sự quận H, thành phố Hải Phòng để đảm bảo thi hành án; Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại và Vận tải B còn phải nộp số tiền 78.954.500 đồng.

+ Trả lại cho Công ty TNHH MTV C số tiền tạm ứng án phí là 61.500.000 đồng theo Biên lai số 0009759 ngày 14/4/2017 của Chi cục Thi hành án dân sự quận H, thành phố Hải Phòng.

- Án phí phúc thẩm:

Tổng công ty Cổ phần A không phải chịu án phí kinh doanh, thương mại phúc thẩm; trả lại cho Tổng công ty Cổ phần A số tiền 2.000.000 đồng tiền tạm ứng án phí phúc thẩm theo Biên lai số 0007749 ngày 27/4/2018 của Chi cục Thi hành án dân sự quận H, thành phố Hải Phòng.

Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại và Vận tải B không phải chịu án phí kinh doanh, thương mại phúc thẩm; trả lại cho Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại và Vận tải B số tiền 2.000.000 đồng tiền ứng án phí phúc thẩm theo Biên lai số 0007730 ngày 16/4/2018 của Chi cục Thi hành án dân sự quận H, thành phố Hải Phòng Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 của Luật Thi hành án dân sự, thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, Điều 7 và Điều 9 của Luật Thi hành án dân sự. Thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 của Luật Thi hành án dân sự.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án./. 

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

590
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tranh chấp hợp đồng thông quan và vận chuyển nội địa gói thiết bị chính số 15/2023/KDTM-PT

Số hiệu:15/2023/KDTM-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Hải Phòng
Lĩnh vực:Kinh tế
Ngày ban hành: 24/05/2023
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về