Bản án 61/2020/KDTM-PT ngày 29/05/2020 về tranh chấp hợp đồng kinh tế

TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

BẢN ÁN 61/2020/KDTM-PT NGÀY 29/05/2020 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG KINH TẾ

Trong các ngày 26, 29 tháng 5 năm 2020, tại trụ sở Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử phúc thẩm công khai vụ án kinh doanh thương mại thụ lý số 155/2019/TLPT-KDTM ngày 24/12/2019 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội về việc “Tranh chấp hợp đồng kinh tế”.

Do bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 11/2019/KDTM-ST ngày 20/06/2019 của Tòa án nhân dân quận D, thành phố Hà Nội bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 136/2020/QĐ-PT ngày 06/5/2020; Quyết định hoãn phiên tòa số 195/2020/QĐ-PT ngày 19/5/2020 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, giữa các đương sự:

- Nguyên đơn: Ngân hàng V Địa chỉ: Số phố H, phường P, quận H, thành phố Hà Nội

Người đại diện theo pháp luật: Ông V– Chủ tịch Hội đồng quản trị Người đại diện theo ủy quyền:

1.Ông MĐ - Chuyên viên xử lý nợ - Trung tâm xử lý nợ - Ngân hàng V; có mặt

2.Bà T- Chuyên viên xử lý nợ - Trung tâm xử lý nợ -Ngân hàng V; vắng mặt

- Bị đơn:

1. Bà D, sinh năm 196x; có mặt

2. Ông C, sinh năm 196x; có mặt

ĐKHKTT: phố H, phường B, quận K, thành phố Hà Nội

Địa chỉ: Tổ dân phố P, phường B, quận H, thành phố Hà Nội.

- Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan:

1.Ông M và bà N ĐKHKTT: phường C, quận D, thành phố Hà Nội

Địa chỉ: ngõ H, phường A, quận D , thành phố Hà Nội

Người đại diện theo ủy quyền của ông M và bà N:

+Bà L; có mặt ĐKHKTT: tổ A, phường K, quận D, thành phố Hà Nội;

Đa chỉ: Phố D, phường K, quận D, thành phố Hà Nội;

+Bà NT;

Đa chỉ: phường M, quận H, thành phố Hà Nội.

2.-Chị H, sinh năm 198x; Địa chỉ: Số M, quận H, thành phố Hà Nội

-Chị VT, sinh năm 199x; Địa chỉ: làng H, phường C , quận D, thành phố Hà Nội.

Người đại diện theo ủy quyền của chị H và chị VT: Bà L; có mặt

ĐKHKTT: tổ A, phường K, quận D, thành phố Hà Nội;

Đa chỉ: phố T, phường K, quận D, thành phố Hà Nội.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo đơn khởi kiện và các lời khai, nguyên đơn và người đại diện của nguyên đơn trình bày:

Ngày 16/6/2011, Ngân hàng V - Chi nhánh Hà Nội và bà D và ông C đã thoả thuận ký kết Hợp đồng cấp tín dụng số 065/11/VAB-HN/HĐCTD. Tổng hạn mức tín dụng được cấp: 2.000.000.000 đồng. Thời hạn cho vay: 36 tháng; lãi suất và mục đích vay được quy định trong từng hợp đồng tín dụng. Tại hợp đồng tín dụng ngắn hạn số 065/11/VAB-HN/HĐNH hai bên thỏa thuận về thời hạn vay: 12 tháng kể từ ngày 17/06/2011 đến ngày 17/06/2012; lãi suất vay: 2,0%/ tháng.Ngân hàng V - Chi nhánh Hà Nội giải ngân đủ số tiền cho vay theo hợp đồng cấp tín dụng.

Tài sản thế chấp là: Quyền sử dụng 56,7 m2 đt ở và tài sản gắn liền với đất thuộc thửa đất số 199, tờ bản đồ số: 7G-III-48, tọa lạc tại địa chỉ: phường C, quận D, thành phố Hà Nội; Theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: AB619857; MS: 10109114503; Số QĐ cấp: 999/2005/QĐ-UB do UBND quận D, thành phố Hà Nội cấp ngày 13/05/2005 cho ông H và bà G.

Ngày 14/07/2012, bà D xin gia hạn nợ; ngày 06/09/2012 Ngân hàng V - Chi nhánh Hà Nội và bà D ký Phụ lục Hợp đồng tín dụng thỏa thuận gia hạn thời hạn trả nợ kể từ ngày 17/06/2012 là 12 tháng đến ngày 17/06/2013; lãi suất vay: 20%/năm; lãi suất nợ quá hạn là 150% lãi suất trong hạn Ngày 10/10/2012, Ngân hàng và bà D ký kết Phụ lục Hợp đồng cấp tín dụng số: 001/065/11/VAB-HN/HĐCTD và Phụ lục Hợp đồng tín dụng ngắn hạn số: 002/065/11/VAB-HN tiếp tục thoả thuận về việc thay đổi tài sản thế chấp của bên bảo lãnh và Hợp đồng thế chấp tài sản của bên thứ ba, số công chứng 3949/2012/HĐTC ngày 11/10/2012 tại phòng Công chứng số x thành phố Hà Nội là ngôi nhà và quyền sử dụng 91m2 đất ở thuộc thửa đất số 219b, tờ bản đồ số 6G- II-01tại địa chỉ: Địa chỉ: ngõ H, phường A, quận D , thành phố Hà Nội Giấy chứng nhận Quyền sở hữu nhà ở và QSDĐ số 10109113644, hồ sơ gốc số: 2437-2004.QĐUB do UBND quận D, thành phố Hà Nội cấp ngày 15/9/2004 cho ông M và vợ là bà N.

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng tín dụng; Phụ lục Hợp đồng tín dụng nêu trên, bà D đã trả được số tiền: 747.467.476 đồng (50.000.000 đồng tiền gốc và 697.467.476 đồng tiền lãi) cho Ngân hàng V.

Đến ngày 17/06/2013, hợp đồng cấp tín dụng trên đến hạn tất toán. Tuy nhiên đến nay, sau khi đã được bên Ngân hàng nhắc nhở và thông báo bằng văn bản nhiều lần nhưng bà D và người có nghĩa vụ liên quan vẫn chưa thanh toán toàn bộ nợ vay cho Ngân hàng như đã cam kết.

Tính đến ngày 30/04/2019; nợ gốc 1.950.000.000 đồng; lãi trong hạn chưa trả 226.666.667 đồng; lãi quá hạn 3.494.400.000 đồng; Phạt lãi chậm trả 421.468.519 đồng. Tổng số tiền 6.092.535.185 đồng. Ngân hàng khởi kiện đề nghị bị đơn thanh toán số tiền nợ trên. Nếu không, đề nghị được phát mại tài sản thế chấp để thu hồi khoản vay trên.

Bị đơn và người đại diện của bị đơn trình bày: Xác nhận có ký kết hợp đồng tín dụng và thừa nhận khoản nợ đến ngày 30/4/2019 gốc còn: 1.950.000.000 đồng và lãi trong hạn, quá hạn. Nay xin được thanh toán nợ gốc là 1.950.000.000 đồng; xin được ngân hàng xem xét miễn toàn bộ các khoản nợ lãi và đề nghị ngân hàng tạo điều kiện cho trả nợ dần.

Trưng hợp không trả được khoản nợ trên nếu phải xử lý tài sản thế chấp và bảo lãnh là: Ngôi nhà và quyền sử dụng 91m2 đt ở thuộc thửa đất số 219b, tờ bản đồ số: 6G-II-01, tọa lạc tại địa chỉ: Địa chỉ: ngõ H, phường A, quận D, thành phố Hà Nội Giấy chứng nhận Quyền sở hữu nhà ở và SDĐ 10109113644, hồ sơ gốc số2437-2004.QĐUB do UBND quận D, Hà Nội cấp ngày 15/09/2004 cho ông M và vợ là bà N. Nhưng đề nghị Tòa án xem xét vì đây là chỗ ở duy nhất của ông M và bà N.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trình bày:

Bà L và chị NT đại diện theo ủy quyền của ông M và bà N trình bày: ông M và bà N bảo lãnh bằng tài sản của mình cho khoản vay của ông C và bà D; tài sản gồm: Ngôi nhà và quyền sử dụng 91m2 đt ở thuộc thửa đất số 219b, tờ bản đồ số 6GII01 tại địa chỉ số ngõ H, phường C, quận D, thành phố Hà Nội. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất số 10109113644, hồ sơ gốc số 2437-2004.QĐ UB do UBND quận D, Hà Nội cấp ngày 15/09/2004 cho ông M và bà N.

Chị H và chị VT đã có bản tự khai không có liên quan đến khoản vay. Nay ủy quyền cho bà L, bà L xác định tài sản mang tên ông M và bà N chứ không liên quan đến chị H và VT; hai chị không có đề nghị gì.

Tại bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm 11/2019/KDTM-ST ngày 20/06/2019 của Tòa án nhân dân quận D, thành phố Hà Nội bị kháng cáo đã xử:

Căn cứ khoản 1 Điều 30; điểm b khoản 1 Điều 35; điểm a khoản 1 điều 39; Điều 147; 271; 273 của Bộ luật tố tụng dân sự; Điều 342; 348; 355; 361; 369; 474; 476 của Bộ luật dân sự 2005; Điều 51; 54; 56; 91 của Luật các tổ chức tín dụngNghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 của Quốc hội về án phí, lệ phí Tòa án.

Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng V - Chi nhánh Hà Nội đối với bà D và ông C. Buộc bà D và ông C phải trả Ngân hàng V - Chi nhánh Hà Nội tính đến ngày 20/6/2019 số tiền gốc là: 1.950.000.000 đồng và lãi suất của khoản nợ là 1.374.595.024 đồng. Tổng cộng là 3.324.595.024 đồng.

Bác yêu cầu của nguyên đơn đối với bà D và ông C về việc thanh toán khoản tiền lãi suất 3.803.941.667 đồng.

Trường hợp bà D và ông C không trả được khoản tiền nêu trên thì Ngân hàng V - Chi nhánh Hà Nội có quyền đề nghị cơ quan Thi hành án dân sự xử lý tài sản đã thế chấp để thu hồi nợ, gồm:

Trong trường hợp phải xử lý tài sản thế chấp thì ngoài các thành viên trong hộ gia đình trong vụ án này đang cư trú tại diện tích đất nêu trên. Nếu tại thời điểm xử lý tài sản đảm bảo còn có những người khác có hộ khẩu tại địa chỉ trên hoặc không có hộ khẩu nhưng thực tế đang sinh sống tại địa chỉ trên cũng phải có trách nhiệm chuyển dọn nhà cửa, tài sản, đồ đạc ra khỏi khuôn viên tài sản thế chấp để thi hành án.

Trường hợp bà D và ông C thanh toán được khoản nợ nêu trên thì Ngân hàng có trách nhiệm trả lại giấy tờ nhà đất bản chính đã thế chấp tại Ngân hàng và làm thủ tục giải chấp Ny theo quy định của pháp luật.

Trường hợp sau khi phát mại tài sản thế chấp, số tiền phát mại không đủ thanh toán thì bà D và ông C phải có nghĩa vụ tiếp tục trả số tiền còn nợ cho Ngân hàng cho đến khi thanh toán hết toàn bộ số tiền còn nợ.

Trường hợp số tiền phát mại tài sản thế chấp có giá trị lớn hơn số tiền còn nợ thì số tiền còn lại sau khi thanh toán khoản vay được trả cho người thế chấp tài sản.

Kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm bà D và ông C còn phải tiếp tục chịu khoản tiền lãi quá hạn của số tiền nợ gốc chưa thanh toán, theo quy định tại Điều 468 của Bộ luật Dân sự cho đến khi thanh toán xong khoản nợ gốc này.

Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6, 7 và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án.

Về án phí: Áp dụng Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 của Quốc hội, buộc bà D và ông C phải chịu 98.491.900 đồng án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm. Ngân hàng V- Chi nhánh Hà Nội phải chịu 108.078.833 đồng án phí; đối trừ vào 45.000.000 đồng tạm ứng án phí đã nộp tại biên lai thu số 04033 ngày 16/01/2015 tại Chi cục thi hành án dân sự quận D, Hà Nội; nay còn phải nộp 63.078.833 đồng.

Các đương sự có mặt có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vắng mặt có quyền kháng cáo trong hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.

Không đồng ý với bản án sơ thẩm, Ngân hàng V kháng cáo yêu cầu Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xem xét lại toàn bộ nội D bản án sơ thẩm. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là ông M và bà N kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.

Tại phiên tòa hôm nay: Các bên đương sự không cung cấp thêm tài liệu, chứng cứ gì mới.

Nguyên đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện và đề nghị Hội đồng xét xử ghi rõ đặc điểm tài sản thế chấp và chấp nhận phần lãi suất mà Ngân hàng đề nghị, cụ thể: lãi trong hạn 236.045.374 đồng, lãi quá hạn 3.555.650.000 đồng.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm xem lãi suất Ngân hàng V tính cao hơn mức lãi suất mà Ngân hàng Nhà nước quy định và không điều chỉnh lãi suất trong quá trình vay; đề nghị Ngân hàng V miễn, giảm lãi để họ có điều kiện giải chấp tài sản bảo đảm.

Tại phiên tòa vị đại diện Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội nhận xét và đề nghị:

- Vế tố tụng: Tòa án cấp phúc thẩm đã tiến hành các thủ tục tố tụng đúng pháp luật. Các đương sự chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật.

- Về nội dung:

Nguyên đơn và bị đơn thừa nhận việc ký kết hợp đồng tín dụng là theo thỏa thuận, tự nguyện và phù hợp với quy định của pháp luật.

Về nợ gốc: Án sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, buộc bà D và ông C phải thanh toán khoản nợ gốc 1.950.000.000 đồng là có căn cứ Về nợ lãi: Theo hợp đồng tín dụng, hai bên có thỏa thuận điều chỉnh lãi suất. Việc Ngân hàng V cho rằng áp dụng lãi suất trong hạn 20%/năm và lãi suất quá hạn 30%/năm đối với bà D ông C và không điều chỉnh lãi suất do bà D ông C vi phạm nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng, mặc dù thực tế Ngân hàng V thừa nhận có điều chỉnh các quyết định lãi suất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, là không đúng quy định pháp luật. Ngân hàng không cung cấp các quyết định điều chỉnh lãi suất từ thời điểm ký hợp đồng tín dụng đến nay, nên không có căn cứ để giải quyết. Đề nghị giành quyền khởi kiện về lãi suất cho Ngân hàng V khi đủ điều kiện khởi kiện.

Về tài sản bảo đảm: Hợp đồng thế chấp phù hợp với quy định của pháp luật nên có hiệu lực thi hành với các bên.Tòa án cấp sơ thẩm khi tuyên không nêu rõ đặc điểm tài sản bảo đảm cụ thể, nên cần sửa lại.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu do các bên đương sự cung cấp và Tòa án thu thập được trong quá trình tiến hành tố tụng, sau khi đã được thẩm tra công khai tại phiên tòa. Căn cứ vào kết quả hỏi và tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận thấy:

[1] - Về thủ tục tố tụng:

- Đơn kháng cáo của Ngân hàng V và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông M và bà N được nộp trong thời hạn luật định và đã nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm nên hợp lệ.

- Về quan hệ pháp luật và thẩm quyền giải quyết:

Tranh chấp giữa Ngân hàng V với bà D, ông C là tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng, được các chủ thể có đăng ký kinh doanh tham gia ký kết và đều nhằm mục đích lợi nhuận, mà bị đơn là bà D và ông C có địa chỉ tại Tổ dân phố P, phường B, quận H, thành phố Hà Nội, nên Tòa án nhân dân quận D, thành phố Hà Nội giải quyết vụ án theo trình tự sơ thẩm là đúng thẩm quyền.

[2] - Về nội dung kháng cáo

[2.1] – Nợ gốc:

Ngân hàng V và bà D, ông C đã ký kết Hợp đồng cấp tín dụng số 065/11/VAB- HN/HĐCTD ngày 16/6/2011; Hợp đồng tín dụng ngắn hạn số 065/11/VAB- HN/HĐNH và Phụ lục Hợp đồng tín dụng.

Thc hiện các hợp đồng tín dụng trên, Ngân hàng V đã giải ngân đủ số tiền cho vay. Sau đó, bà D và ông C đã trả được 50.000.000 đồng tiền gốc và 697.467.476 đồng tiền lãi.

Tính đến ngày 30/4/2019 bà D và ông C còn nợ Ngân hàng V số tiền nợ gốc là 1.950.000.000 đồng.

Tòa án nhân dân quận D buộc bà D và ông C phải thanh toán số tiền nợ gốc 1.950.000.000 đồng cho Ngân hàng V là có căn cứ, nên giữ nguyên.

[2.2] – Nợ lãi Theo nội dung hợp đồng tín dụng số 065/11/VAB-HN/HĐNH, thì lãi suất vay sẽ được điều chỉnh; thời điểm điều chỉnh lãi suất vay do Ngân hàng V quyết định và Ngân hàng V sẽ thông báo cho bà D, ông C bằng văn bản.

Án sơ thẩm xử áp dụng lãi suất trong hạn 9%/năm là lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất quá hạn 13,5%/năm (bằng 150% của 9%/năm) là không đúng với thỏa thuận trong các hợp đồng tín dụng và buộc bị đơn phải trả tổng số tiền lãi trong hạn và lãi quá hạn 2.072.062.500 đồng là không có căn cứ.

Trong quá trình tiến hành tố tụng tại cấp phúc thẩm, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã ra quyết định yêu cầu Ngân hàng V phải cung cấp các quyết định điều chỉnh về lãi suất và các văn bản thông báo về thay đổi lãi suất cho bà D ông C, nhưng Ngân hàng V không cung cấp các tài liệu này. Vì vậy, không có căn cứ để tính số tiền nợ lãi trên số tiền nợ gốc, nên giành quyền khởi kiện đòi khoản tiền lãi cho nguyên đơn đối với bà D, ông C bằng vụ kiện khác như đề nghị của vị đại diện Viện kiểm sát.

[2.3] – Về tài sản bảo đảm Xét Hợp đồng thế chấp tài sản được ký kết giữa các bên hoàn toàn tự nguyện, được công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật, nên hợp pháp và được công nhận.

Ti phiên tòa, người đại diện theo ủy quyền của ông M và bà N đề nghị Ngân hàng V miễn toàn bộ tiền lãi, tạo điều kiện cho gia đình ông bà lấy lại tài sản bảo đảm. Nhưng Ngân hàng V không đồng ý, nên Hội đồng xét xử không chấp nhận.

[3] -Nguyên đơn trong vụ án này là Ngân hàng V, Tòa án cấp sơ thẩm tuyên “Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng V - Chi nhánh Hà Nội…” là không đúng, nên sửa lại.

- Tại phần quyết định của bản án sơ thẩm không nêu cụ thể tài sản được thế chấp là: “Ngôi nhà và quyền sử dụng 91m2 đt ở thuộc thửa đất số 219b, tờ bản đồ số: 6G-II-01, tọa lạc tại địa chỉ: ngõ H, phường A, quận D , thành phố Hà Nội. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở số 10109113644, hồ sơ gốc số 2437-2004QĐUB do UBND quận D, thành phố Hà Nội cấp ngày 15/09/2004 cho ông M và vợ là bà N”, nên sửa lại.

- Đây là tranh chấp hợp đồng tín dụng, án sơ thẩm tính lãi quá hạn trên số tiền nợ gốc chưa thanh toán theo quy định tại Điều 468 của Bộ luật Dân sự là không đúng, nên sửa lại. Do sửa án sơ thẩm, nên các đương sự kháng cáo không phải chịu án phí kinh doanh thương mại phúc thẩm.

Từ những nhận định trên.

Căn cứ Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

QUYẾT ĐỊNH

Áp dụng Điều 30; Điều 37; Điều 38; Điều 148 của Bộ luật Tố tụng dân sự

Áp dụng Điều 342; Điều 348; Điều 355; Điều 361; Điều 369; Điều 474; Điều 476 của Bộ luật Dân sự năm 2005;

Áp dụng Điều 91; Điều 94; Điều 95 của Luật các tổ chức tín dụng.

Áp dụng Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Sửa Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 11/2019/KDTM-ST ngày 20/06/2019 của Tòa án nhân dân quận D, thành phố Hà Nội.

Xử:

1.Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng V đối với bà D và ông C.

Buộc bà D và ông C phải trả Ngân hàng V số tiền nợ gốc là: 1.950.000.000 đồng.

2.Kng chấp nhận yêu cầu thanh toán số tiền nợ lãi của Ngân hàng V đối với bà D và ông C.

Giành quyền khởi kiện cho Ngân hàng V về yêu cầu đòi khoản tiền lãi của số tiền nợ gốc nêu trên đối với bà D và ông C bằng một vụ kiện khác.

3.Trường hợp bà D và ông C không trả được khoản tiền 1.950.000.000 đồng thì Ngân hàng V có quyền đề nghị cơ quan Thi hành án dân sự xử lý tài sản đã thế chấp để thu hồi nợ, gồm:

Ni nhà và quyền sử dụng 91m2 đt ở thuộc thửa đất số 219b, tờ bản đồ số: 6G-II-01, tọa lạc tại địa chỉ: ngõ H, phường A, quận D , thành phố Hà Nội. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở số 10109113644, hồ sơ gốc số 2437-2004QĐUB do UBND quận D, thành phố Hà Nội cấp ngày 15/09/2004 cho ông M và vợ là bà N.

Trong trường hợp phải xử lý tài sản thế chấp, thì tại thời điểm xử lý những người có hộ khẩu thường trú hoặc không có hộ khẩu thường trú nhưng đang sinh sống, kinh doanh tại nơi có tài sản thế chấp dưới mọi hình thức phải chuyển đi để đảm bảo việc thi hành án.

Trường hợp bà D và ông C thanh toán được khoản nợ nêu trên thì Ngân hàng có trách nhiệm trả lại giấy tờ nhà đất bản chính đã thế chấp tại Ngân hàng và làm thủ tục giải chấp Ny theo quy định của pháp luật.

Trường hợp sau khi phát mại tài sản thế chấp, số tiền phát mại không đủ thanh toán thì bà D và ông C phải có nghĩa vụ tiếp tục trả nốt số tiền còn thiếu cho Ngân hàng.

Trường hợp số tiền phát mại tài sản thế chấp có giá trị lớn hơn số tiền còn nợ thì số tiền còn lại sau khi thanh toán khoản vay được trả cho người thế chấp tài sản.

Kể từ sau ngày xét xử sơ thẩm, người phải thi hành án còn phải chịu khoản lãi của số tiền gốc chưa thanh toán theo mức lãi suất mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng cho đến khi thanh toán xong khoản nợ gốc.

Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6, 7 và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án.

4.Về án phí sơ thẩm:

-Buộc bà D và ông C phải chịu 70.500.000 đồng tiền án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm.

-Ngân hàng V phải chịu 107.833.907 đồng tiền án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm; đối trừ vào 45.000.000 đồng tiền tạm ứng án phí (đã nộp) theo biên lai số 4033 ngày 16/01/2015 tại Chi cục thi hành án dân sự quận D, thành phố Hà Nội; nên còn phải nộp 62.833.907 đồng.

4. Về án phí phúc thẩm:

- Trả lại Ngân hàng V số tiền 2.000.000 đồng tạm ứng án phí phúc thẩm (đã nộp) theo biên lai số 7914 ngày 08/7/2019 và biên lai số 8274 ngày 04/10/2019 tại Chi cục thi hành án dân sự quận D, thành phố Hà Nội

-Trả lại bà N số tiền 2.000.000 đồng tạm ứng án phí phúc thẩm (đã nộp) theo biên lai số 7940 ngày 11/7/2019 và biên lai số 8264 ngày 03/10/2019 tại Chi cục thi hành án dân sự quận D, thành phố Hà Nội

- Trả lại ông M số tiền 2.000.000 đồng tạm ứng án phí phúc thẩm (đã nộp) theo biên lai số 7939 ngày 11/7/2019 và biên lai số 8263 ngày 03/10/2019 tại Chi cục thi hành án dân sự quận D, thành phố Hà Nội Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án. 

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

557
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 61/2020/KDTM-PT ngày 29/05/2020 về tranh chấp hợp đồng kinh tế

Số hiệu:61/2020/KDTM-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Hà Nội
Lĩnh vực:Kinh tế
Ngày ban hành: 29/05/2020
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về