23/08/2022 16:18

Phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại

Phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại

“Hiện nay tôi đang nghiên cứu về mức phạt vi phạm hợp đồng và tôi thấy mức phạt ở hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại là rất khác nhau. Tuy nhiên tôi vẫn chưa phân biệt được rõ ràng hai loại hợp đồng dân sự và thương mại. Tôi mong Ban biên tập đưa ra một số tiêu chí phân biệt hai loại hợp đồng trên để tôi tham khảo” _ Thanh Mai (Huế)

Chào chị Mai, đối với vấn đề của chị, Ban biên tập gửi đến chị một số tiêu chí để phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại như sau:

Tiêu chí

Hợp đồng dân sự

Hợp đồng thương mại

Khái niệm

Là các loại hợp đồng thông thường phát sinh trong các quan hệ dân sự được điều chỉnh bởi Bộ Luật Dân sự.

Là hợp đồng phát sinh trong hoạt động thương mại. Đó là các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác do thương nhân thực hiện và được điều chỉnh bởi Luật Thương mại.

Chủ thể giao kết hợp đồng

Chủ thể là các cá nhân, tổ chức (có thể là thương nhân hoặc không).

Ít nhất một bên chủ thể phải là cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh (thương nhân).

Mục đích của hợp đồng

Tiêu dùng, có thể có mục đích sinh lợi hoặc không

Mục đích sinh lợi

Hình thức giao kết hợp đồng

Thường được giao kết bằng miệng nhiều hơn thông qua sự tín nhiệm, giao dịch đơn giản, có tính phổ thông và giá trị thấp

Tuy nhiên cũng có một số giao dịch dân sự yêu cầu bắt buộc phải bằng văn bản và có công chứng như hợp đồng mua bán nhà đất.

Thường được giao kết bằng văn bản và được công chứng để tăng giá trị pháp lý và đảm bảo sự rõ ràng trong quyền và nghĩa vụ các bên.

Tuy nhiên một số hợp đồng cũng được thực hiện bằng lời nói, hành vi.

Cơ quan giải quyết tranh chấp

Tòa án

Các bên có thể lựa chọn tòa án hoặc trọng tài thương mại

Mức phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại

+ Mức phạt vi phạm hợp đồng dân sự do các bên tự thoả thuận và không bị giới hạn về mức phạt.

+ Việc bồi thường thiệt hại sẽ thực hiện theo quy định tại Điều 13 và Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015.

+ Mức phạt vi phạm hợp đồng thương mại các bên được thoả thuận nhưng không được quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp hợp đồng dịch vụ giám định.

+ Việc bồi thường thiệt hại sẽ thực hiện theo quy định tại Điều 302 Luật Thương mại 2005.

Pháp luật điều chỉnh

Bộ luật dân sự

Luật Thương mại, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Bộ luật dân sự.

Nội dung hợp đồng

Có các điều khoản cơ bản như: đối tượng hợp đồng, số lượng, chất lượng, giá, phương thức thanh toán, thời hạn địa điểm phương thức thực hiện hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên, …

Bên cạnh các điều khoản cơ bản, hợp đồng thương mại có một số điều khoản bắt buộc khác như các điều khoản quy định về việc vận chuyển hàng hóa, điều khoản về bảo hiểm

Nguyễn Sáng
39769

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]