Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 23/2006/NĐ-CP thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng

Số hiệu: 23/2006/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 03/03/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

********

Số: 23/2006/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 03 tháng 03 năm 2006 

 

NGHỊ ĐỊNH

VỀ THI HÀNH LUẬT BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định về việc: quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng; giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho; công nhận, đăng ký, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn, để thừa kế quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; tổ chức quản lý rừng, bảo vệ rừng, phát triển rừng và sử dụng rừng.

2. Những nội dung không quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan nhà nước; tổ chức; cộng đồng dân cư thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, hoặc đơn vị tương đương (sau đây gọi tắt là cộng đồng dân cư thôn) hộ gia đình, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến việc quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng tại Việt Nam.

Điều 3. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng trong cả nước, cụ thể là:

1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật, quy chế, quy trình, quy phạm, các tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật về bảo vệ và phát triển rừng và tổ chức chỉ đạo việc thực hiện.

2. Xây dựng chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia, lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi cả nước và các vùng, xác lập quy hoạch hệ thống các khu rừng phòng hộ, khu rừng đặc dụng có tầm quan trọng quốc gia hoặc liên tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3. Hướng dẫn công tác điều tra, xác định, phân định ranh giới các loại rừng trên bản đồ và trên thực địa để thực hiện thống nhất trong cả nước.

4. Hướng dẫn và chỉ đạo việc thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, đất để trồng rừng và lập hồ sơ quản lý rừng.

5. Hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng; lập và quản lý hồ sơ giao, cho thuê rừng và đất để trồng rừng.

6. Cấp và hướng dẫn việc cấp, thu hồi các loại giấy phép về bảo vệ và phát triển rừng: xuất, nhập khẩu giống lâm nghiệp, giấy phép của cơ quan Việt Nam đại diện Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES).

7. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện việc nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng.

8. Hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

9. Chỉ đạo và thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật,  quy chế, quy trình, quy phạm kỹ thuật về bảo vệ và phát triển rừng.

Điều 4. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi địa phương.

2. Lập, phê duyệt, quyết định quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) theo quy định tại Điều 18 Luật Bảo vệ và phát triển rừng.

Chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch.

3. Tổ chức việc phân loại rừng, xác định ranh giới các loại rừng trong phạm vi địa phương; xác lập các khu rừng phòng hộ, khu rừng đặc dụng, khu rừng sản xuất của địa phương theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4. Tổ chức thực hiện việc thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh, thành phố theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

5. Hướng dẫn xây dựng phương án giao rừng cho cấp huyện và cấp xã; tổ chức thực hiện việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng cho tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư về lâm nghiệp tại Việt Nam; tổ chức việc lập và quản lý hồ sơ giao, cho thuê rừng và đất để trồng rừng.

Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn và giao rừng, cho thuê rừng cho hộ gia đình, cá nhân.

6. Cấp, thu hồi các loại giấy phép về bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của pháp luật.

7. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện việc chuyển giao khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng.

8. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

9. Chỉ đạo và thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, định mức, quy chế, quy trình, quy phạm kỹ thuật về bảo vệ và phát triển rừng; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo thẩm quyền.

10. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý toàn bộ tài nguyên rừng và tài nguyên đất lâm nghiệp của quốc gia thuộc phạm vi địa bàn của tỉnh,    thành phố.

Điều 5. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng của Ủy ban nhân dân cấp huyện

1. Ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi địa phương.

2. Lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cấp huyện trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 18 Luật Bảo vệ và phát triển rừng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được phê duyệt.

Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng và trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt quy hoạch.

3. Thực hiện việc phân loại rừng, xác định ranh giới các loại rừng trong phạm vi địa phương theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

4. Tổ chức thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng trong phạm vi của địa phương, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

5. Tổ chức việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn.

Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng phương án giao rừng, cho thuê rừng, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định, hợp đồng về giao rừng, cho thuê rừng, khoán rừng cho tổ chức, cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn.

6. Tổ chức, chỉ đạo việc lập và quản lý hồ sơ giao rừng, cho thuê rừng, công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn.

7. Cấp và thu hồi các loại giấy phép về bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của pháp luật.

8. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện việc ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng.

9. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

10. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo thẩm quyền.

11. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch  Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc để xảy ra phá rừng trái phép, cháy rừng, mất rừng, sử dụng đất lâm nghiệp sai mục đích ở địa phương.

Điều 6. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng của Ủy ban nhân dân cấp xã

1. Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi cấp xã.

2. Lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch đó.

3. Thực hiện việc phân định ranh giới các loại rừng trên bản đồ và trên thực địa theo sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

4. Thực hiện việc thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng trong phạm vi địa phương và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện.

5. Thực hiện việc bàn giao rừng tại thực địa cho các chủ rừng và xác nhận ranh giới rừng của các chủ rừng trên thực địa.

Xây dựng phương án giao rừng, cho thuê rừng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và có kế hoạch trình Ủy ban nhân dân cấp huyện đưa vào sử dụng đối với những diện tích rừng Nhà nước chưa giao, chưa cho thuê.

6. Lập và quản lý hồ sơ giao rừng, cho thuê rừng và đất để trồng rừng; các hợp đồng cho thuê rừng, khoán rừng giữa tổ chức, cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình, cá nhân trong xã.

7. Hướng dẫn nhân dân thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp; làm nương rẫy, định canh, thâm canh, luân canh, chăn thả gia súc theo quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được phê duyệt.

8. Chỉ đạo các thôn, bản và đơn vị tương đương xây dựng và thực hiện quy ước quản lý, bảo vệ, phát triển rừng; tổ chức và huy động lực lượng quần chúng trên địa bàn phối hợp với kiểm lâm, lực lượng công an, quân đội trên địa bàn phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi xâm hại rừng.

9. Kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng theo thẩm quyền.

10. Tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

11. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc để xảy ra phá rừng trái phép, cháy rừng, mất rừng, sử dụng đất lâm nghiệp sai mục đích ở địa phương.

Điều 7. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ về bảo vệ và phát triển rừng

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

Tổ chức thực hiện việc quản lý đất đai thống nhất với quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan có liên quan trong việc giao đất gắn với giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng; công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, để thừa kế quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng.

2. Bộ Công an có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo lực lượng công an phối hợp với lực lượng kiểm lâm và lực lượng liên ngành ở địa phương truy quét, xoá bỏ các tụ điểm khai thác, buôn bán, vận chuyển trái phép lâm sản; săn bắt, buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã.

b) Thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy rừng; xác định nguyên nhân cháy rừng và xử lý vi phạm theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật.

c) Trực tiếp điều tra hoặc tiếp nhận việc điều tra và xử lý theo thẩm quyền các tội phạm trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

d) Bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ về điều tra hình sự, phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng kiểm lâm.

3. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm:

a) Quản lý và chỉ đạo các đơn vị thuộc lực lượng quân đội quản lý, bảo vệ và phát triển các khu rừng được Thủ tướng Chính phủ giao.

b) Huy động lực lượng tham gia chữa cháy rừng, cứu hộ, cứu nạn, truy quét tổ chức, cá nhân phá rừng; tham gia đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

c) Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng tại các tỉnh biên giới, hải đảo và vùng xung yếu về quốc phòng, an ninh.

4. Bộ Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm:

a) Lập quy hoạch các công trình văn hoá, lịch sử có liên quan đến các khu rừng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

b) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc bảo tồn giá trị văn hoá, lịch sử của các công trình trong các khu rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan.

5. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng.

Điều 8. Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về lâm nghiệp

Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về lâm nghiệp được tổ chức thống nhất từ trung ương đến cấp huyện, gồm có:

1. Cơ quan thực hiện quản lý nhà nước chuyên ngành về lâm nghiệp ở Trung ương là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Cơ quan giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước chuyên ngành về lâm nghiệp là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Cơ quan giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước chuyên ngành về lâm nghiệp là phòng chức năng được phân công về nông nghiệp và phát triển nông thôn (tại Nghị định này gọi là phòng chức năng) và Hạt kiểm lâm.

4. Cấp xã (nơi có rừng), có cán bộ lâm nghiệp chuyên trách giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn về bảo vệ và phát triển rừng.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về lâm nghiệp ở địa phương.

6. Chính phủ có quy định riêng về chức năng, nhiệm vụ của Kiểm lâm.

Điều 9. Kinh phí cho công tác quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng

Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước, thực hiện các hoạt động sự nghiệp và các chương trình, dự án hoạt động sự nghiệp về bảo vệ và phát triển rừng được đảm bảo bằng nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn khác theo quy định của pháp luật gồm:

1. Kinh phí cho việc thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng quy định tại các Điều 3, 4, 5 và Điều 6, Nghị định này.

2. Kinh phí cho việc thực hiện các hoạt động sự nghiệp:

a) Điều tra, khảo sát, đo đạc lập các loại bản đồ về bảo vệ và phát triển rừng.

b) Các hoạt động khuyến lâm.

c) Các hoạt động sự nghiệp khác về bảo vệ và phát triển rừng.

3. Kinh phí cho việc thực hiện các chương trình, dự án:

a) Bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, vườn giống cây lâm nghiệp và rừng giống.

b) Hỗ trợ việc bảo vệ và làm giàu rừng sản xuất là rừng tự nhiên nghèo, trồng rừng sản xuất gỗ lớn, gỗ quý, cây đặc sản.

c) Bảo vệ và phát triển các loài thực vật, động vật rừng nguy cấp quý hiếm.

d) Nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho việc bảo vệ và phát triển rừng.

đ) Xây dựng hệ thống quản lý rừng, thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng.

e) Xây dựng lực lượng chữa cháy rừng chuyên ngành.

g) Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang bị phương tiện phục vụ chữa cháy rừng, phòng trừ sinh vật hại rừng.  

Chương 2:

QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG

Điều 10. Lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng

1. Nguyên tắc, căn cứ, nội dung lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng thực hiện theo quy định tại các Điều 13, 14 và Điều 15 Luật Bảo vệ và phát triển rừng.

2. Kỳ quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

a) Kỳ quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng là mười (10) năm.

b) Kỳ kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng là năm (5) năm và được cụ thể hoá thành kế hoạch hàng năm.

3. Thời hạn hoàn thành việc lập, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng thực hiện theo tiến độ lập quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước do Thủ tướng Chính phủ quy định.

Điều 11. Trình tự, thủ tục lập, điều chỉnh, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng cả nước

1. Lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

Vào năm cuối của kỳ quy hoạch hoặc năm cuối của kỳ kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của kỳ đó. Lập dự thảo quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cả nước, các vùng cho kỳ quy hoạch, kế hoạch tiếp theo; gửi dự thảo để lấy ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương; tổng hợp, nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương để hoàn chỉnh quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cả nước.

2. Trình và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng:

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm lập hồ sơ quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cả nước trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hồ sơ gồm: 

- Tờ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cả nước.

- Báo cáo chính và báo cáo tóm tắt quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cả nước.

- Bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

b) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cả nước.

3. Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng. 

Trường hợp phải điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cả nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm lập báo cáo điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, lấy ý kiến góp ý của các Bộ, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan đến việc điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng; lập hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; trình tự, thủ tục và hồ sơ thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 12. Trình tự, thủ tục lập, điều chỉnh, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cấp tỉnh

1. Lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương.

2. Thẩm định và trình quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi hồ sơ quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để lấy ý kiến thẩm định, hồ sơ gồm: văn bản đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến thẩm định quy hoạch; báo cáo chính và báo cáo tóm tắt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương.

b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm thẩm định quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cho địa phương. Nội dung thẩm định gồm:

- Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng kỳ trước.

- Sự phù hợp giữa quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cấp tỉnh với chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia; quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, quy hoạch các loại rừng của cả nước và từng vùng.

- Các giải pháp thực hiện quy hoạch và tính khả thi của quy hoạch. 

c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nghiên cứu, tiếp thu ý kiến thẩm định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổ chức hoàn chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương.

d) Trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương. Hồ sơ gồm:

- Văn bản trình Hội đồng nhân dân phê chuẩn quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

- Báo cáo chính và báo cáo tóm tắt quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

3. Phê chuẩn và quyết định quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng:

a) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương.

b) Sau khi quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua, việc ký phê duyệt quy hoạch, quyết định kế hoạch quy định như sau:

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng năm (5) năm, cụ thể hoá thành kế hoạch hàng năm và tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch đó.

4. Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

Các trường hợp phải điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cấp tỉnh thì trình tự, thủ tục điều chỉnh được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này.

Điều 13. Trình tự, thủ tục lập, điều chỉnh, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cấp huyện; quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã

1. Lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng:

a) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương; việc lập quy hoạch và kế hoạch đó phải có sự tham gia của Ủy ban nhân dân cấp xã, trong phạm vi của địa phương.

b) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương; việc lập quy hoạch và kế hoạch đó phải có sự tham gia của các tổ chức đoàn thể và đại diện nhân dân các thôn trong phạm vi của địa phương.

2. Thẩm định quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng:

a) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm gửi hồ sơ quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thẩm định.

b) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm gửi hồ sơ quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương đến Phòng chức năng của cấp huyện để thẩm định.

c) Hồ sơ gồm:

- Văn bản của Ủy ban nhân dân cấp huyện đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng hoặc văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị phòng chức năng của cấp huyện thẩm định.

- Báo cáo chính và báo cáo tóm tắt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương.

d) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm thẩm định quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng và gửi kết quả thẩm định bằng văn bản về Ủy ban nhân dân cấp huyện; Phòng chức năng có trách nhiệm thẩm định quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng và gửi kết quả thẩm định bằng văn bản về Ủy ban nhân dân cấp xã, nội dung thẩm định gồm:

- Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng kỳ trước.

- Phương hướng, mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng của kỳ tiếp theo phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Đánh giá sự phù hợp giữa quy hoạch của cấp huyện với quy hoạch 3 loại rừng, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cấp tỉnh; quy hoạch của cấp xã phù hợp với quy hoạch 3 loại rừng, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cấp huyện.

- Sự phù hợp quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng với quy hoạch sử dụng đất.

- Các giải pháp thực hiện quy hoạch và tính khả thi của quy hoạch. 

đ) Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu và hoàn chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương.

3. Trình và phê duyệt quy hoạch, quyết định kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng:

a) Trình và phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng:

- Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cho địa phương.

- Ủy ban nhân dân cấp xã gửi hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cho địa phương.

- Hồ sơ trình gồm: tờ trình Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng; báo cáo chính và báo cáo tóm tắt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cho cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cho cấp xã.

b) Trình và phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng:

- Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã gửi hồ sơ trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương. Hồ sơ gồm: tờ trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng; báo cáo chính và báo cáo tóm tắt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương sau khi đã được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua, cụ thể hoá kế hoạch năm (5) năm thành kế hoạch hàng năm và tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch đó.

4. Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

Trường hợp phải điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cấp huyện; của cấp xã thì trình tự, thủ tục điều chỉnh được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này.

Điều 14. Công bố quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng

Trong thời hạn không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản phê duyệt quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; các quy hoạch, kế hoạch đó phải được công bố công khai theo quy định như sau:

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cả nước và của các vùng trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tài liệu về quy hoạch, kế hoạch; lưu trữ và công bố quy hoạch, kế hoạch thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã công bố công khai quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cấp mình trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương và lưu giữ tại trụ sở của Ủy ban nhân dân trong suốt thời gian của kỳ quy hoạch, kế hoạch và tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân quan tâm có thể tham khảo thuận lợi.

Điều 15. Xác lập các khu rừng phòng hộ, khu rừng đặc dụng, khu rừng sản xuất

Việc quyết định xác lập các khu rừng phòng hộ, khu rừng đặc dụng và khu rừng sản xuất phải đảm bảo nguyên tắc sau:

1. Các khu rừng được xác lập phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Phải đạt các tiêu chí, chỉ số quy định đối với mỗi loại rừng; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm quy định cụ thể các tiêu chí, chỉ số và phương pháp xác định các tiêu chí, chỉ số làm căn cứ cho việc xác lập khu rừng phòng hộ, khu rừng đặc dụng, khu rừng sản xuất để áp dụng thống nhất trong cả nước.

3. Thẩm quyền xác lập các khu rừng:

a) Thủ tướng Chính phủ quyết định xác lập các khu rừng phòng hộ liên tỉnh; khu rừng đặc dụng liên tỉnh và khu rừng đặc dụng là vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên theo đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xác lập các khu rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; khu rừng phòng hộ, khu rừng sản xuất trong phạm vi và thuộc thẩm quyền của địa phương.

c) Cấp quyết định xác lập khu rừng có trách nhiệm bố trí kinh phí để đầu tư bảo vệ và phát triển khu rừng theo thẩm quyền.

Điều 16. Trình tự, thủ tục xác lập các khu rừng phòng hộ, khu rừng đặc dụng thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ

1. Lập dự án xác lập khu rừng:

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cả nước có trách nhiệm tổ chức điều tra, khảo sát, lập dự án xác lập khu rừng đặc dụng liên tỉnh, khu rừng đặc dụng là vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; khu rừng phòng hộ liên tỉnh và gửi dự thảo dự án xác lập khu rừng đến các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan để lấy ý kiến.

b) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thời gian không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được dự thảo dự án, có trách nhiệm góp ý bằng văn bản gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổng hợp, nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và hoàn chỉnh dự án xác lập khu rừng.

2. Trình và phê duyệt xác lập khu rừng.

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm lập hồ sơ dự án trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án xác lập khu rừng. Hồ sơ gồm:

- Tờ trình Thủ tướng Chính phủ về việc xác lập khu rừng.

- Báo cáo chính và báo cáo tóm tắt dự án xác lập khu rừng.

- Bản đồ hiện trạng và ranh giới khu rừng.

b) Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc xác lập khu rừng.

3. Điều chỉnh ranh giới khu rừng thuộc thẩm quyền xác lập của Thủ tướng Chính phủ.

Trường hợp phải điều chỉnh ranh giới các khu rừng thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm lập hồ sơ điều chỉnh ranh giới khu rừng và lấy ý kiến của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan đến việc điều chỉnh ranh giới; hoàn chỉnh hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ. Trình tự, thủ tục và hồ sơ thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

4. Sau khi Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt việc xác lập hoặc điều chỉnh ranh giới khu rừng thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan tổ chức thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc xác lập hoặc điều chỉnh ranh giới khu rừng và quyết định thành lập Ban quản lý khu rừng theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 17. Trình tự, thủ tục xác lập các khu rừng phòng hộ, khu rừng đặc dụng, khu rừng sản xuất thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

1. Tổ chức việc điều tra, khảo sát, lập dự án xác lập hoặc điều chỉnh ranh giới khu rừng phòng hộ, khu rừng đặc dụng, khu rừng sản xuất trong phạm vi của địa phương thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Phê duyệt dự án xác lập khu rừng thuộc thẩm quyền xác lập của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Việc lập dự án xác lập khu rừng và phê duyệt dự án theo nguyên tắc quy định tại Điều 15 Nghị định này.

3. Gửi báo cáo dự án xác lập khu rừng kèm quyết định phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phối hợp quản lý, theo dõi.

Điều 18. Quản lý quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:

a) Lập kế hoạch xây dựng quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ và phát triển rừng và chỉ đạo thực hiện trong phạm vi cả nước.

b) Hướng dẫn, kiểm tra việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng cho các cấp tỉnh, huyện, xã theo quy định tại Điều 13, 14 và Điều 15 Luật Bảo vệ và phát triển rừng.

c) Xây dựng cơ chế thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.

d) Theo dõi, kiểm tra, tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch,  kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng cả nước báo cáo Thủ tướng Chính phủ vào quý IV năm cuối của kỳ quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

2. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm:

a) Tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) Chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương sau khi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

c) Thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương.

d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vào quý IV năm cuối của kỳ quy hoạch, kế hoạch, đồng thời báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp.

Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương lên Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp vào quý IV năm cuối của kỳ quy hoạch, kế hoạch; đồng thời báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp.

3. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng hàng năm đối với năm cuối của kỳ kế hoạch năm (5) năm phải kèm theo báo cáo tổng hợp việc thực hiện cả kỳ kế hoạch năm (5) năm về bảo vệ và phát triển rừng.

Chương 3:

GIAO RỪNG, CHO THUÊ RỪNG, THU HỒI RỪNG,CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG RỪNG

Điều 19. Căn cứ giao rừng, cho thuê rừng

Việc giao rừng, cho thuê rừng căn cứ vào các quy định sau:

1. Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, quyết định.

2. Quỹ rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng của địa phương.

3. Nhu cầu sử dụng rừng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn phải được thể hiện trong các văn bản sau:

a) Đối với tổ chức phải có dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nếu là dự án sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước; dự án và văn bản thẩm định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với tổ chức không sử dụng vốn ngân sách nhà nước; dự án có vốn đầu tư nước ngoài đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư.

b) Đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn phải có đơn được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có rừng xác nhận.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đề nghị thuê rừng thì hộ gia đình, cá nhân phải có dự án đầu tư và văn bản thẩm định của Phòng chức năng thuộc cấp huyện.

4. Phương án giao rừng, cho thuê rừng do Ủy ban nhân dân cấp xã lập có sự tham gia của đại diện các đoàn thể và đại diện nhân dân các thôn trong cấp xã và phải được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

Điều 20. Giao rừng

Giao rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn và người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam quy định như sau: 

1. Giao rừng đối với hộ gia đình, cá nhân:

a) Ủy ban nhân dân cấp huyện giao rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng sản xuất là rừng trồng không thu tiền sử dụng rừng đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định tại Điều 24 Luật Bảo vệ và phát triển rừng.

b) Diện tích rừng giao cho hộ gia đình, cá nhân phải nằm trong phương án giao rừng của Ủy ban nhân dân cấp xã đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

c) Hộ gia đình, cá nhân được giao rừng phải sinh sống trên địa bàn thuộc cấp xã nơi có rừng.

2. Giao rừng đối cộng đồng dân cư thôn.

Giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn thực hiện theo quy định tại Điều 29 Luật Bảo vệ và phát triển rừng và theo quy định sau:

a) Ủy ban nhân dân cấp huyện giao rừng sản xuất, rừng phòng hộ không thu tiền sử dụng rừng đối với cộng đồng dân cư thôn; ưu tiên giao những khu rừng gắn với phong tục, truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số.

b) Diện tích rừng giao cho cộng đồng dân cư thôn phải nằm trong phương án giao rừng của Ủy ban nhân dân cấp xã đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

c) Rừng giao cho cộng đồng dân cư thôn phải nằm trong phạm vi của cấp xã.

3. Giao rừng đối với tổ chức kinh tế và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên, giao rừng sản xuất là rừng trồng có thu tiền hoặc không thu tiền sử dụng rừng đối với tổ chức kinh tế quy định tại điểm a và b khoản 3 Điều 24 Luật Bảo vệ và phát triển rừng và giao rừng sản xuất là rừng trồng có thu tiền sử dụng rừng đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài quy định tại điểm c khoản 3 Điều 24 Luật Bảo vệ và phát triển rừng.

b) Việc giao rừng có thu tiền sử dụng rừng phải thực hiện đấu giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, trường hợp khu rừng sản xuất chỉ có một tổ chức đề nghị được giao rừng thì không phải tổ chức đấu giá.

4. Giao rừng đối với tổ chức kinh tế trong nước liên doanh với tổ chức kinh tế nước ngoài.

Trường hợp các dự án đầu tư có quy mô lớn (nhóm A), do tổ chức kinh tế trong nước liên doanh với tổ chức kinh tế nước ngoài, sử dụng đất lâm nghiệp có rừng tự nhiên và rừng trồng thì được giao đất có thu tiền cùng với giao rừng có thu tiền, chuyển mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp để thực hiện Dự án theo nội dung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 

5. Việc giao rừng phải xác định cụ thể về đặc điểm của khu rừng và phải được ghi trong quyết định giao rừng: vị trí và địa điểm khu rừng, diện tích rừng, loại rừng, trạng thái rừng, trữ lượng rừng và chất lượng rừng tại thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký quyết định giao rừng.

Điều 21. Cho thuê rừng

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam được Nhà nước cho thuê rừng theo quy định tại Điều 25 Luật Bảo vệ và phát triển rừng.

2. Thẩm quyền cho thuê rừng thực hiện theo quy định tại Điều 24 của Nghị định này.

3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài:

a) Được thuê rừng sản xuất là rừng trồng để thực hiện dự án đầu tư  theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và pháp luật về đầu tư của Việt Nam.

b) Việc thuê rừng tự nhiên để kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường hoặc sản xuất kinh doanh lâm sản do Thủ tướng Chính phủ quy định.

4. Việc cho thuê rừng phải thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; trường hợp khu rừng chỉ có một tổ chức hoặc chỉ có một cá nhân đề nghị thuê rừng thì không phải tổ chức đấu giá.

5. Việc cho thuê rừng phải xác định cụ thể về đặc điểm khu rừng cho thuê và phải được ghi trong quyết định cho thuê rừng, trong hợp đồng thuê rừng về vị trí và địa điểm khu rừng, diện tích rừng, loại rừng, trạng thái rừng, trữ lượng rừng và chất lượng rừng tại thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền bàn giao rừng cho thuê tại thực địa.

Điều 22. Hạn mức giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân

1. Hạn mức rừng phòng hộ, rừng sản xuất giao cho mỗi gia đình, cá nhân không quá 30 (ba mươi) ha đối với mỗi loại rừng.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đã được giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối lại được giao thêm rừng phòng hộ, rừng sản xuất thì diện tích rừng phòng hộ, rừng sản xuất giao thêm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá hai mươi lăm (25) ha.

2. Trường hợp diện tích giao rừng cho mỗi hộ gia đình, cá nhân vượt quá hạn mức quy định tại khoản 1 Điều này thì số diện tích vượt quá hạn mức phải chuyển sang thuê rừng theo quy định như sau:

a) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng diện tích rừng được giao trước ngày 01 tháng 01 năm 1999 nếu có diện tích vượt hạn mức thì diện tích vượt hạn mức đó được tiếp tục sử dụng với thời hạn bằng một phần hai (1/2) thời hạn được ghi trong quyết định giao rừng, sau thời hạn đó hộ gia đình, cá nhân phải chuyển sang thuê rừng theo Điều 25 của Luật Bảo vệ và phát triển rừng đối với diện tích vượt hạn mức.

b) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng diện tích rừng được giao từ ngày 01 tháng 01 năm 1999 đến trước ngày 01 tháng 4 năm 2005 mà có diện tích vượt hạn mức mà đã chuyển sang thuê rừng thì được tiếp tục thuê rừng theo thời hạn còn lại trong hợp đồng thuê rừng; trường hợp chưa chuyển sang thuê rừng thì phải chuyển sang thuê rừng kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2005 (ngày Luật Bảo vệ và phát triển rừng có hiệu lực) thời hạn thuê rừng là thời hạn còn lại của thời hạn đã ghi trong quyết định giao rừng đó.

c) Hộ gia đình, cá nhân được giao rừng sau ngày 01 tháng 4 năm 2005 mà có diện tích vượt hạn mức, thì diện tích vượt hạn mức phải chuyển sang thuê rừng kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2005, thời hạn thuê rừng là thời hạn còn lại của thời hạn ghi trong quyết định giao rừng đó.

3. Hạn mức giao đất trống thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để sản xuất lâm nghiệp không quá 30 (ba mươi) ha và không tính vào hạn mức nêu tại khoản 1 Điều này.

Điều 23. Thời hạn sử dụng rừng được Nhà nước giao, cho thuê

1. Thời hạn giao rừng, cho thuê rừng được quy định như sau:

a) Nhà nước giao rừng phòng hộ, rừng đặc dụng cho chủ rừng để quản lý, bảo vệ và sử dụng ổn định lâu dài.

b) Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên, rừng sản xuất là rừng trồng hoặc cho thuê rừng sản xuất là rừng tự nhiên, rừng sản xuất là rừng trồng cho chủ rừng với thời hạn không quá 50 (năm mươi) năm; đối với các loài cây rừng có chu kỳ kinh doanh vượt quá 50 (năm mươi) năm, đối với dự án đầu tư ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn giao rừng, cho thuê rừng không quá 70 (bảy mươi) năm.

c) Nhà nước cho tổ chức kinh tế thuê rừng phòng hộ, thuê rừng đặc dụng để kết hợp kinh doanh cảnh quan nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường với thời hạn không quá 50 (năm mươi) năm.

d) Khi hết thời hạn sử dụng rừng, nếu chủ rừng có nhu cầu tiếp tục sử dụng và trong quá trình sử dụng rừng, chủ rừng chấp hành đúng pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, sử dụng rừng phù hợp với quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng thì chủ rừng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét gia hạn sử dụng rừng.

2. Thời điểm để tính thời gian bắt đầu sử dụng rừng được quy định như sau:

a) Rừng được Nhà nước giao, cho thuê thì thời điểm sử dụng rừng tính từ ngày ký quyết định giao rừng, cho thuê rừng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

b) Trường hợp rừng đã giao, đã cho thuê trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 mà trong quyết định giao rừng hoặc trong hợp đồng thuê rừng không ghi rõ thời hạn giao rừng, cho thuê rừng thì thời điểm giao rừng, cho thuê rừng được tính từ ngày 15 tháng 10 năm 1993.

Điều 24. Thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng và điều chỉnh quyết định giao rừng, cho thuê rừng

1. Thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng thực hiện theo quy định tại  Điều 28 Luật Bảo vệ và phát triển rừng

2. Thẩm quyền điều chỉnh quyết định giao rừng, cho thuê rừng đối với rừng đã giao, đã cho thuê trước ngày Luật Bảo vệ và phát triển rừng có hiệu lực thi hành:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan nhà nước có thẩm quyền được điều chỉnh về diện tích rừng, thời hạn sử dụng rừng đối với chủ rừng là tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đã có quyết định giao rừng, cho thuê rừng trước ngày 01 tháng 4 năm 2005 mà phải điều chỉnh về diện tích rừng, thời gian sử dụng rừng.

b) Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan nhà nước có thẩm quyền được điều chỉnh về diện tích rừng, thời hạn sử dụng rừng đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn đã có quyết định giao rừng, cho thuê rừng trước ngày 01 tháng 4 năm 2005 mà phải điều chỉnh về diện tích rừng, thời gian sử dụng rừng.

Điều 25. Gia hạn sử dụng rừng

1. Điều kiện được gia hạn sử dụng rừng.

a) Chủ rừng có nhu cầu tiếp tục sử dụng rừng.

b) Chủ rừng chấp hành tốt pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trong quá trình sử dụng rừng.

c) Hiện trạng sử dụng rừng của chủ rừng phù hợp quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

2. Thẩm quyền gia hạn sử dụng rừng: cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng đối với chủ rừng nào thì có quyền quyết định gia hạn sử dụng rừng đối với chủ rừng đó.

Điều 26. Thu hồi rừng

1. Việc thu hồi rừng được thực hiện theo quy định tại Điều 22, khoản 1 Điều 28 và khoản 3 Điều 29 Luật Bảo vệ và phát triển rừng.

2. Nhà nước thực hiện việc thu hồi rừng để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia; để phát triển rừng cho lợi ích công cộng, phát triển kinh tế theo quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt theo quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 26 Luật Bảo vệ và phát triển rừng trong các trường hợp sau:

a) Sử dụng rừng cho mục đích quốc phòng, an ninh.

b) Để xây dựng các công trình công cộng không nhằm mục đích kinh doanh.

c) Để thực hiện các dự án di dân, xây dựng khu kinh tế mới được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

d) Để xây dựng các công trình theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

3. Thẩm quyền thu hồi rừng: cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng đối với chủ rừng nào thì có quyền quyết định thu hồi rừng đối với chủ rừng đó.

4. Trong trường hợp nhà nước thu hồi rừng đồng thời với việc thu hồi đất thì việc thu hồi đất, thu hồi rừng được thực hiện theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật về đất đai.

Điều 27. Xử lý tiền sử dụng rừng, tiền thuê rừng trong trường hợp nhà nước thu hồi rừng

1. Ngoài những trường hợp chủ rừng không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi rừng quy định tại khoản 3 Điều 26 Luật Bảo vệ và phát triển rừng, còn lại các trường hợp khác đều phải xác định tiền sử dụng rừng, tiền thuê rừng còn lại của chủ rừng trong tổng số tiền sử dụng rừng, tiền thuê rừng mà chủ rừng đã nộp cho nhà nước.

2. Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thu hồi rừng có trách nhiệm thành lập hội đồng định giá để:

a) Xác định phần tiền sử dụng rừng, tiền thuê rừng còn lại của chủ rừng trong tổng số tiền sử dụng rừng, tiền thuê rừng mà chủ rừng đã nộp cho nhà nước mà số tiền đã nộp không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.

b) Xác định giá trị quyền sử dụng rừng tăng thêm, giá trị rừng sản xuất là rừng trồng do chủ rừng đã đầu tư để xây dựng và phát triển rừng trên diện tích rừng được giao, được thuê mà tiền đầu tư đó không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.

3. Phần tiền sử dụng rừng, tiền thuê rừng còn lại và phần giá trị quyền sử dụng rừng tăng thêm, giá trị rừng sản xuất là rừng trồng do chủ rừng đã đầu tư quy định tại khoản 2 Điều này thuộc sở hữu của chủ rừng được giải quyết như sau:

a) Trường hợp rừng bị thu hồi để giao hoặc cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác thuê thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao hoặc được thuê có trách nhiệm chuyển tiền cho Nhà nước để Nhà nước trả tiền đó cho chủ rừng bị thu hồi rừng.

b) Trường hợp rừng bị thu hồi để trả lại Nhà nước thì Nhà nước có trách nhiệm trả tiền cho chủ rừng bị thu hồi rừng.

4. Trường hợp thu hồi rừng mà rừng đó đã chuyển nhượng quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng thì tiền sử dụng rừng, tiền thuê rừng còn lại và giá trị tăng thêm của rừng được giải quyết như đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

5. Trường hợp thu hồi rừng mà chủ rừng bị thu hồi rừng đã cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác thuê lại rừng, thế chấp, bảo lãnh hoặc góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, giá trị rừng sản xuất là rừng trồng thì quyền lợi của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê lại rừng, nhận thế chấp, nhận bảo lãnh hoặc nhận góp vốn quyền sử dụng rừng, giá trị rừng sản xuất là rừng trồng được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.

6. Trường hợp chủ rừng bị phá sản và phải thu hồi rừng thì việc xử lý tiền sử dụng rừng, tiền thuê rừng thực hiện theo pháp luật về phá sản.

Điều 28. Chuyển mục đích sử dụng từ loại rừng này sang loại rừng khác 

1. Việc chuyển mục đích sử dụng từ loại rừng này sang loại rừng khác phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Việc chuyển mục đích sử dụng rừng phải theo đúng thẩm quyền và được quy định như sau:

a) Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển mục đích sử dụng toàn bộ hoặc một phần đối với khu rừng do Thủ tướng Chính phủ xác lập theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chuyển mục đích sử dụng toàn bộ hoặc một phần khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác lập, cụ thể:

- Quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng giữa 3 loại rừng với nhau đối với các khu rừng thuộc quyền xác lập của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức cá nhân nước ngoài sử dụng rừng để thực hiện dự án đầu tư mà phải chuyển mục đích sử dụng rừng do điều chỉnh dự án đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quyết định việc chuyển mục đích sử dụng rừng đối với dự án đó.

3. Việc chuyển mục đích sử dụng từ loại rừng này sang loại rừng khác  phải đạt các tiêu chí và chỉ số cho phép xác lập loại rừng đó.

a) Diện tích rừng đặc dụng, rừng sản xuất được chuyển sang rừng phòng hộ thì diện tích đó phải đạt tiêu chí và chỉ số cho phép công nhận rừng phòng hộ.

b) Diện tích rừng phòng hộ, rừng sản xuất được chuyển sang rừng đặc dụng thì diện tích đó phải đạt tiêu chí và chỉ số cho phép công nhận rừng đặc dụng.

c) Diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được chuyển sang rừng sản xuất thì diện tích đó phải đạt tiêu chí và chỉ số cho phép công nhận rừng sản xuất.

Điều 29. Chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích không phải lâm nghiệp 

Các loại rừng được chuyển mục đích sử dụng khác không phải là lâm nghiệp phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và theo các quy định sau:

1. Thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng rừng thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định này.

2. Có dự án đầu tư trên diện tích rừng chuyển đổi mục đích sử dụng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

3. Có báo cáo đánh giá tác động môi trường do việc chuyển mục đích sử dụng rừng.

4. Có phương án đền bù giải phóng mặt bằng khu rừng và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

5. Cơ quan cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác phải đảm bảo việc đầu tư trồng rừng mới thay thế diện tích rừng sẽ chuyển sang mục đích sử dụng khác.

Điều 30. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các cấp

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng theo quy định tại các Điều 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29 Nghị định này, gắn liền với việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất đảm bảo được tiến hành thống nhất, đồng thời, đồng bộ trong cả nước, trong đó:

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chỉ đạo việc xác định các thông tin, số liệu có liên quan đến các loại đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất.

b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chỉ đạo việc xác định các thông tin, số liệu có liên quan đến các loại rừng.

2. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các cơ quan chức năng thuộc cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện thống nhất, đồng bộ, đồng thời việc giao đất, giao rừng, cho thuê đất, thuê rừng, thu hồi đất, thu hồi rừng và chuyển mục đích sử dụng đất, sử dụng rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên phạm vi địa phương.

b) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc giao đất, giao rừng, cho thuê đất, thuê rừng, thu hồi đất, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng đất, sử dụng rừng và phối hợp với các cơ quan chức năng của cấp tỉnh, của cấp huyện trong việc bàn giao đất, bàn giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tại thực địa.

Chương 4:

CÔNG NHẬN, ĐĂNG KÝ, CHUYỂN ĐỔI, CHUYỂN NHƯỢNG, TẶNG CHO, CHO THUÊ, CHO THUÊ LẠI, THẾ CHẤP, BẢO LÃNH, GÓP VỐN, ĐỂ THỪA KẾ QUYỀN SỬ  DỤNG RỪNG, QUYỀN SỞ HỮU RỪNG SẢN XUẤT LÀ RỪNG TRỒNG

Điều 31. Công nhận, đăng ký quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng  

1. Việc công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thừa nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng bằng hình thức ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong hồ sơ địa chính, hồ sơ quản lý rừng nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của chủ rừng.

2. Việc đăng ký quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng thực hiện theo pháp luật về đăng ký bất động sản.

3. Quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng đã được ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì việc cấp mới, cấp lại, cấp đổi và thu hồi giấy chứng nhận; cấp giấy chứng nhận cho người trúng đấu giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; cấp giấy chứng nhận cho người được sử dụng rừng theo bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân, quyết định của cơ quan thi hành án được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

Điều 32. Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân

Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn, để thừa kế quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng đối với các loại rừng và trong các trường hợp sau đây:

1. Về chuyển đổi.

a) Được chuyển đổi quyền sử dụng rừng phòng hộ nhà nước giao.

b) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đã nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng hợp pháp từ chủ rừng khác thì được chuyển đổi quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng đó; trường hợp nhận chuyển đổi thì chỉ được chuyển đổi cho hộ gia đình, cá nhân khác trong cùng xã, phường, thị trấn.

2. Về chuyển nhượng:

a) Được chuyển nhượng rừng sản xuất là rừng trồng do nhà nước giao và rừng trồng bằng vốn ngân sách nhà nước đầu tư trên đất Nhà nước giao hoặc cho thuê để trồng rừng nhưng phải hoàn trả giá trị Nhà nước đã đầu tư.

b) Được chuyển nhượng rừng trồng do chủ rừng tự bỏ vốn đầu tư trên đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê để trồng rừng.

3. Về tặng cho:

Được tặng cho Nhà nước, cộng đồng dân cư thôn rừng sản xuất là rừng trồng Nhà nước giao hoặc rừng sản xuất là rừng trồng trên đất Nhà nước giao đất hoặc cho thuê.

4. Về cho thuê, cho thuê lại rừng: được cho thuê rừng sản xuất là rừng trồng Nhà nước giao hoặc Nhà nước cho thuê nhưng thời gian cho thuê, cho thuê lại rừng không vượt quá thời hạn quy định trong quyết định Nhà nước giao đất, cho thuê đất, thuê rừng.

5. Về thế chấp, bảo lãnh, góp vốn:

a) Được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng được Nhà nước giao.

b) Được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị tăng thêm của rừng sản xuất là rừng trồng Nhà nước cho thuê do chủ rừng đầu tư.

c) Được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư trên đất Nhà nước giao hoặc cho thuê.

d) Đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên Nhà nước giao hoặc cho thuê thì chỉ được thế chấp, bảo lãnh, góp bằng giá trị quyền sử dụng rừng tăng thêm do chủ rừng tự đầu tư so với giá trị quyền sử dụng rừng được xác định tại thời điểm được giao rừng, cho thuê rừng.

đ) Việc thế chấp, bảo lãnh chỉ được thực hiện tại tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam; được góp vốn với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

6. Về thừa kế:

a) Được để thừa kế quyền sử dụng rừng phòng hộ, rừng sản xuất Nhà nước giao theo quy định của pháp luật về thừa kế.

b) Được để thừa kế rừng trồng do cá nhân tự đầu tư trên đất được Nhà nước giao, cho thuê theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Điều 33. Chủ rừng là tổ chức kinh tế trong nước

Chủ rừng là tổ chức kinh tế trong nước được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng trong các trường hợp sau đây:

1. Về chuyển nhượng:

a) Được chuyển nhượng quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng Nhà nước giao có thu tiền sử dụng rừng hoặc nhận chuyển nhượng rừng sản xuất là rừng trồng mà tiền sử dụng rừng, tiền nhận chuyển nhượng đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.

b) Được chuyển nhượng rừng trồng bằng vốn đầu tư không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước trên đất Nhà nước giao hoặc cho thuê để trồng rừng.

2. Về tặng cho:

Được tặng cho rừng trồng bằng vốn đầu tư không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước trên diện tích đất Nhà nước giao hoặc cho thuê để trồng rừng cho Nhà nước, cộng đồng dân cư thôn. 

3. Về cho thuê, cho thuê lại rừng:

a) Được cho thuê rừng sản xuất là rừng trồng trên đất nhà nước giao.

b) Được cho thuê lại rừng để kết hợp sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường, nghiên cứu khoa học trong trường hợp Nhà nước giao rừng sản xuất có thu tiền sử dụng rừng, hoặc nhận chuyển nhượng rừng sản xuất mà tiền đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.

c) Thời gian cho thuê, cho thuê lại rừng không vượt quá thời hạn quy định trong quyết định giao đất, cho thuê đất, thuê rừng.

4. Về thế chấp, bảo lãnh, góp vốn:

a) Được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị rừng trồng là rừng giống được đầu tư bằng vốn của tổ chức.

b) Được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng sản xuất tăng thêm do chủ rừng tự đầu tư so với giá trị quyền sử dụng rừng xác định tại thời điểm được giao rừng trong trường hợp nhà nước giao rừng có thu tiền sử dụng rừng mà tiền đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.

c) Được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng sản xuất tăng thêm do chủ rừng tự đầu tư so với giá trị quyền sử dụng rừng xác định tại thời điểm Nhà nước cho thuê rừng.

d) Được góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng trong trường hợp tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất để trồng rừng sản xuất.

đ) Việc thế chấp, bảo lãnh chỉ được thực hiện tại tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

Điều 34. Chủ rừng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Chủ rừng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn, để thừa kế quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng đối với các loại rừng và trong các trường hợp sau đây:

1. Về chuyển nhượng:

a) Được chuyển nhượng quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng Nhà nước giao có thu tiền sử dụng rừng hoặc cho thuê rừng sản xuất là rừng trồng trả tiền một lần cho cả thời gian thuê.

b) Được chuyển nhượng rừng trồng trên đất Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất để trồng rừng.

2. Về tặng cho:

a) Được tặng cho rừng sản xuất là rừng trồng Nhà nước giao có thu tiền sử dụng rừng hoặc nhà nước cho thuê rừng sản xuất là rừng trồng trả tiền một lần cho cả thời gian thuê.

b) Được tặng cho rừng trồng trên đất Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất để trồng rừng sản xuất.

c) Chỉ được tặng cho rừng quy định tại điểm a và b khoản này cho Nhà nước, cộng đồng dân cư thôn. 

3. Về cho thuê, cho thuê lại rừng:

a) Được cho thuê lại rừng sản xuất là rừng trồng Nhà nước giao có thu tiền sử dụng rừng hoặc cho thuê rừng sản xuất là rừng trồng trả tiền một lần cho cả thời gian thuê.

b) Được cho thuê rừng sản xuất là rừng trồng Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất hoặc rừng trồng trên đất Nhà nước cho thuê trả tiền một lần cho cả thời gian thuê.

c) Được cho thuê lại rừng sản xuất là rừng trồng Nhà nước cho thuê để kết hợp sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường, nghiên cứu khoa học.

c) Thời gian cho thuê, cho thuê lại rừng quy định tại các điểm a, b và c khoản này không vượt quá thời hạn quy định trong quyết định Nhà nước giao đất, cho thuê đất, thuê rừng.

4. Về thế chấp, bảo lãnh, góp vốn:

a) Được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị đối với các loại rừng sau:

- Rừng sản xuất là rừng trồng Nhà nước giao có thu tiền sử dụng rừng.

- Rừng sản xuất là rừng trồng Nhà nước cho thuê mà trả tiền một lần cho cả thời gian thuê.

- Rừng sản xuất là rừng trồng Nhà nước cho thuê mà trả tiền thuê đất hàng năm.

b) Được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng do chủ rừng đầu tư trong trường hợp Nhà nước cho thuê rừng trả tiền hàng năm.

c) Được góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng trên đất Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất hoặc trên đất Nhà nước cho thuê.

d) Việc thế chấp, bảo lãnh chỉ được thực hiện tại tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

5. Về thừa kế:

a) Được để thừa kế rừng sản xuất là rừng trồng Nhà nước giao có thu tiền sử dụng rừng hoặc cho thuê rừng trả tiền một lần cho cả thời gian thuê.

b) Được để thừa kế rừng sản xuất là rừng trồng trên đất Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc trên đất Nhà nước cho thuê trả tiền một lần cho cả thời gian thuê để trồng rừng.

Điều 35. Chủ rừng là tổ chức, cá nhân nước ngoài

Chủ rừng là tổ chức, cá nhân nước ngoài được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng trong các trường hợp sau đây:

1. Được chuyển nhượng rừng sản xuất là rừng trồng do mình tự đầu tư trên đất Nhà nước cho thuê.

2. Được tặng cho rừng sản xuất là rừng trồng trên đất Nhà nước cho thuê để trồng rừng sản xuất cho Nhà nước, cộng đồng dân cư thôn.

3. Được cho thuê rừng sản xuất là rừng trồng trên đất Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần để trồng rừng.

4. Về thế chấp, bảo lãnh, góp vốn:

a) Được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng sản xuất tăng thêm do chủ rừng tự đầu tư so với giá trị quyền sử dụng rừng xác định tại thời điểm thuê rừng.

b) Được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng trong trường hợp chủ rừng trồng rừng trên đất Nhà nước cho thuê mà trả tiền thuê đất hàng năm.

c) Việc thế chấp, bảo lãnh chỉ được thực hiện tại tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

Điều 36. Trình tự, thủ tục mua, bán, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn, để thừa kế quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng

1. Trình tự, thủ tục mua, bán, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn, để thừa kế quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng thực hiện theo quy định tại các Điều 148, 149, 151, 152, 153 và Điều 155 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 về thi hành Luật Đất đai.

2. Cơ quan thực hiện việc chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn, để thừa kế quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng sau khi hoàn thành các thủ tục có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc phòng chức năng của cấp huyện, để phối hợp theo dõi, quản lý và cập nhật hồ sơ quản lý rừng.

Điều 37. Thực hiện nghĩa vụ về tài chính của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng rừng

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng rừng thực hiện các quyền của chủ rừng và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính sau đây:

a) Nộp tiền sử dụng rừng, tiền thuê rừng, các loại thuế có liên quan đến việc sử dụng rừng khi Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng; khi thực hiện việc chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê lại, để thừa kế.

b) Nộp phí và lệ phí liên quan đến việc quản lý, sử dụng rừng khi thực hiện các thủ tục hành chính.

2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định và hướng dẫn trình tự, thủ tục nộp tiền sử dụng rừng, tiền thuê rừng, phí và lệ phí có liên quan đến việc bảo vệ và phát triển rừng.

Chương 5:

THỐNG KÊ RỪNG, KIỂM KÊ RỪNG, THEO DÕI DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG

Điều 38. Hồ sơ quản lý rừng

1. Hồ sơ quản lý rừng bao gồm những số liệu về diện tích rừng và tình trạng rừng, về tình hình quản lý rừng và bản đồ kèm theo thể hiện đến lô rừng. Hồ sơ phải thể hiện đầy đủ, đảm bảo chính xác và được chỉnh lý cập nhật thường xuyên, kịp thời; hồ sơ phải được lưu giữ và quản lý dưới dạng tài liệu trên giấy và chuyển sang dạng số để quản lý trên máy tính.

2. Hồ sơ quản lý rừng được lập cho từng cấp xã, trong đó đơn vị nhỏ nhất là lô, đơn vị thống kê là tiểu khu, đơn vị tập hợp là cấp xã.

3. Hồ sơ quản lý rừng được lập thành một (1) bản gốc lưu tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và hai (2) bản sao lưu, một (1) bản lưu tại phòng chức năng của cấp huyện và một (1) bản sao lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm ban hành quy định về nội dung, biểu mẫu và phương pháp lập hồ sơ quản lý rừng; quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế đối với việc lập hồ sơ quản lý rừng; chế độ quản lý, sử dụng hồ sơ quản lý rừng đảm bảo thống nhất trong cả nước.

Điều 39. Thống kê rừng, kiểm kê rừng

1. Thống kê rừng là việc ghi chép, tổng hợp diện tích, trạng thái các loại rừng trên sổ sách và được thực hiện hàng năm. Kiểm kê rừng là việc kiểm tra, đối chiếu giữa số liệu ghi chép trên sổ sách thống kê, trên bản đồ với diện tích rừng được giao, được thuê trên thực địa và được thực hiện năm (5) năm một lần và vào các năm có số hàng đơn vị là số không (0) hoặc số năm (5).

2. Trách nhiệm của chủ rừng và Ủy ban nhân dân cấp xã về thống kê, kiểm kê rừng:

a) Chủ rừng có trách nhiệm ghi chép, thống kê, kiểm kê rừng theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; báo cáo kết quả thống kê, kiểm kê rừng cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có rừng.

b) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thống kê rừng và tình hình quản lý rừng trong phạm vi địa phương kể cả những diện tích rừng, đất để trồng rừng chưa giao, chưa cho thuê.

3. Báo cáo và công bố kết quả thống kê rừng.

a) Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp và báo cáo kết quả thống kê, kiểm kê rừng lên Ủy ban nhân dân cấp huyện.

b) Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp và báo cáo kết quả thống kê, kiểm kê rừng lên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp và báo cáo kết quả thống kê, kiểm kê rừng lên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

d) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với cơ quan Thống kê Trung ương tổng hợp kết quả thống kê, kiểm kê rừng báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

đ) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm công bố kết quả thống kê, kiểm kê rừng của cả nước; Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm công bố kết quả thống kê, kiểm kê rừng của địa phương.

Kết quả thống kê rừng của cả nước và của từng địa phương được công bố vào quý I hàng năm; kết quả kiểm kê rừng của cả nước và của địa phương được công bố vào quý II của năm đầu kỳ kiểm kê tiếp theo.

Điều 40. Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng

1. Nội dung theo dõi diễn biến tài nguyên rừng bao gồm: thay đổi về diện tích rừng, trữ lượng rừng, chất lượng rừng, số lượng và thành phần các loài thực vật rừng, động vật rừng. Sự thay đổi của rừng trong mối quan hệ với những yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường, phát hiện những quy luật diễn biến tài nguyên rừng.

2. Việc đánh giá theo dõi diễn biến tài nguyên rừng được thực hiện thường xuyên và được công bố năm (5) năm một lần:

a) Chủ rừng có trách nhiệm theo dõi diễn biến tài nguyên rừng trên diện tích rừng được giao, được thuê.

b) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có rừng có trách nhiệm báo cáo diễn biến tài nguyên rừng của địa phương lên Ủy ban nhân dân cấp huyện; kiểm lâm cơ sở tham mưu, tổng hợp diễn biến tài nguyên rừng cho Ủy ban nhân dân cấp xã.

c) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm báo cáo diễn biến tài nguyên rừng lên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo diễn biến tài nguyên rừng về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

đ) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ diễn biến tài nguyên rừng của cả nước.

Công bố diễn biến tài nguyên rừng của cả nước và của từng địa phường chậm nhất vào ngày 30 tháng 6 năm đầu tiên của chu kỳ năm (5) năm về theo dõi diễn biến tài nguyên rừng tiếp theo.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổ chức thực hiện Chương trình điều tra, theo dõi, đánh giá diễn biến tài nguyên rừng trên phạm vi toàn quốc và từng tỉnh, phục vụ cho việc hoạch định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn và dài hạn của nhà nước.

Điều 41. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ có liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp về thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm.

a) Ban hành và hướng dẫn nội dung, phương pháp, thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; chỉ đạo các đơn vị trong ngành, các địa phương thực hiện việc thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; công bố kết quả thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng của cả nước.

b) Phối hợp với cơ quan thống kê của Nhà nước lập biểu mẫu về thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng để áp dụng thống nhất trong cả nước và phù hợp với pháp luật về thống kê, kiểm kê.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc thống nhất số liệu về diện tích các loại rừng với diện tích các loại đất rừng cho phù hợp theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

3. Tổng cục Thống kê có trách nhiệm.

a) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc lập các biểu mẫu thống kê, kiểm kê, hướng dẫn cơ quan thống kê các địa phương phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng chức năng được phân công giúp Ủy ban nhân dân các cấp trong việc thống kê rừng, kiểm kê rừng.

b) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp kết quả thống kê, kiểm kê rừng báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Chương 6:

TỔ CHỨC QUẢN LÝ RỪNG, BẢO VỆ RỪNG, PHÁT TRIỂN RỪNG VÀ SỬ DỤNG RỪNG

MỤC 1: TỔ CHỨC QUẢN LÝ RỪNG

Điều 42. Phân chia, xác định ranh giới quản lý rừng

1. Các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất phải được xác định ranh giới rõ ràng trên bản đồ, trên thực địa và lập hồ sơ quản lý rừng; trên thực địa phải thể hiện bằng hệ thống mốc, bảng chỉ dẫn; rừng và đất đã được quy hoạch để gây trồng rừng của các địa phương phải được phân chia thành các đơn vị quản lý như sau:

a) Tiểu khu: là đơn vị cơ bản trong hệ thống quản lý rừng, tiểu khu rừng có ranh giới cố định được bao gồm trọn một số khoảnh và thuận lợi cho việc quản lý khu rừng; mỗi tiểu khu có diện tích trung bình một ngàn (1.000) hecta; số hiệu tiểu khu được đánh số theo một hệ thống trong phạm vi của cấp tỉnh.

b) Khoảnh: là đơn vị quản lý rừng được phân chia ra từ tiểu khu rừng, khoảnh có ranh giới ổn định, dễ xác định vị trí, ranh giới trên thực địa, thuận lợi trong quản lý và chỉ đạo sản xuất; mỗi khoảnh có diện tích trung bình một trăm (100) hecta, số hiệu khoảnh được đánh số theo từng tiểu khu. Trường hợp khoảnh chưa phân chia ra các lô rừng thì khoảnh là đơn vị thống kê tài nguyên rừng.

c) Lô rừng: là đơn vị nhỏ nhất trong hệ thống quản lý rừng, thống kê tài nguyên rừng, lô rừng được chia ra từ các khoảnh. Căn cứ vào trạng thái rừng để phân chia khoảnh ra các lô, lô rừng phải có cùng một trạng thái nhằm đảm bảo cho lô rừng được thực hiện thống nhất một biện pháp kỹ thuật tác động, thuận tiện cho việc quản lý và thi công; tên lô rừng được ghi theo từng khoảnh, trong cùng một khoảnh tên các lô rừng không được trùng nhau.

2. Việc phân chia các đơn vị quản lý rừng được thực hiện thống nhất trong địa bàn cấp tỉnh và trên phạm vi cả nước. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cụ thể về việc phân chia đơn vị quản lý rừng, mốc ranh giới, bảng chỉ dẫn và việc lập hồ sơ quản lý rừng.

3. Chủ rừng và các tổ chức được Nhà nước giao quản lý rừng phải phân chia rừng được giao, được thuê thành các đơn vị quản lý theo quy định tại  khoản 1 Điều này theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 43. Tổ chức quản lý rừng phòng hộ

1. Những khu rừng phòng hộ đầu nguồn tập trung có diện tích từ 5.000 ha trở lên hoặc có diện tích dưới 5.000 ha nhưng có tầm quan trọng về chức năng phòng hộ: chắn gió, chắn cát bay; khu rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển, liền vùng, tập trung, được thành lập Ban quản lý.

2. Ban quản lý khu rừng phòng hộ hoạt động theo cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp.

3. Tổ chức bộ máy quản lý và biên chế của Ban quản lý khu rừng phòng hộ thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

4. Ban quản lý khu rừng phòng hộ được khoán các công việc về bảo vệ rừng, gây trồng rừng, chăm sóc và làm giàu rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn, lực lượng vũ trang, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp tại chỗ để thực hiện việc bảo vệ và phát triển rừng.

5. Những khu rừng phòng hộ khác với quy định tại khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao, cho thuê cho các tổ chức khác; Ủy ban nhân dân cấp huyện giao, cho thuê cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

6. Những diện tích rừng phòng hộ chưa giao, chưa cho thuê, căn cứ quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 38 Luật Bảo vệ và phát triển rừng.

Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lập phương án bảo vệ; lập phương án và kế hoạch giao, cho thuê rừng trình Ủy ban nhân dân cấp huyện để từng bước đưa rừng vào sử dụng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Điều 44. Tổ chức quản lý rừng đặc dụng

1. Những khu rừng đặc dụng là vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên  tập trung, là khu bảo vệ cảnh quan gắn với di tích lịch sử đã được xếp hạng được thành lập Ban quản lý khu rừng đặc dụng.

Những khu rừng đặc dụng là vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên được phân ra các khu chức năng để quản lý, gồm: một hoặc nhiều phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu dịch vụ hành chính.

2. Những khu rừng đặc dụng là rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học được Nhà nước giao cho tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo, dạy nghề về lâm nghiệp, thì những tổ chức đó có trách nhiệm quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển diện tích rừng được giao theo quy chế quản lý rừng.

3. Những khu rừng đặc dụng không thuộc diện quy định tại khoản 1 và 2 Điều này; những khu rừng đặc dụng có diện tích nhỏ, phân tán Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho các tổ chức kinh tế thuê rừng để quản lý, bảo vệ, kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường.

4. Ban quản lý khu rừng đặc dụng hoạt động theo cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp.

5. Tổ chức bộ máy quản lý và biên chế của Ban quản lý khu rừng đặc dụng thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

6. Ban quản lý khu rừng đặc dụng được khoán các công việc về bảo vệ rừng, gây trồng rừng, chăm sóc và làm giàu rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn, lực lượng vũ trang tại chỗ để thực hiện việc bảo vệ và phát triển rừng. Đối với phân khu bảo vệ nghiêm ngặt chưa có điều kiện chuyển dân ra khỏi phân khu thì chỉ được khoán ngắn hạn công việc bảo vệ rừng, phát triển rừng cho hộ gia đình, cá nhân trong khu vực đó.

Điều 45. Tổ chức quản lý rừng sản xuất

1. Những khu rừng sản xuất là rừng tự nhiên tập trung, có trữ lượng giàu, trung bình nhưng phải đóng cửa, không khai thác, thì thực hiện tổ chức quản lý theo quy định tại quy chế quản lý rừng do Thủ tướng Chính phủ quyết định. 

2. Những khu rừng sản xuất tập trung, liền vùng, liền khoảnh thì ưu tiên giao, cho thuê cho các tổ chức thuộc các thành phần kinh tế để sản xuất kinh doanh lâm nghiệp.

3. Những khu rừng sản xuất có diện tích nhỏ dưới một ngàn (1.000) ha, phân tán, Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao, cho thuê cho các tổ chức, cho hộ gia đình, cá nhân hoặc giao cho cộng đồng dân cư thôn để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo quy chế quản lý rừng.

4. Đối với những diện tích rừng sản xuất chưa giao, chưa cho thuê:

a) Căn cứ quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 38 Luật Bảo vệ và phát triển rừng.

b) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lập phương án bảo vệ; lập phương án và kế hoạch giao, cho thuê rừng trình Ủy ban nhân dân cấp huyện, để từng bước giao rừng, cho thuê rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

MỤC 2: BẢO VỆ RỪNG

Điều 46. Bảo vệ hệ sinh thái rừng, thực vật rừng, động vật rừng

1. Bảo vệ hệ sinh thái rừng:

a) Việc bảo vệ hệ sinh thái rừng thực hiện theo quy định tại Điều 40 Luật Bảo vệ và phát triển rừng.

b) Hệ sinh thái rừng bị ảnh hưởng do tác động của các hoạt động sản  xuất, kinh doanh hoặc những hoạt động khác bao gồm:

- Cấu trúc của rừng và thành phần các loài thực vật chủ yếu bị thay đổi; số lượng, chất lượng rừng bị suy giảm.

- Môi trường rừng: đất đai, tiểu khí hậu, nguồn nước bị thay đổi.

- Cảnh quan của rừng bị thay đổi.

2. Bảo vệ thực vật rừng.

a) Những loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, nguồn gen thực vật rừng quý, hiếm phải được quản lý, bảo vệ theo quy định của Chính phủ.

b) Việc khai thác chính thực vật rừng chỉ được thực hiện ở các khu rừng đã có chủ rừng được Nhà nước giao rừng hoặc cho thuê rừng.

c) Việc khai thác gỗ và lâm sản, khai thác tận dụng, tận thu gỗ trong rừng tự nhiên, trong rừng trồng hoặc khai thác gỗ vườn rừng phải thực hiện theo quy chế quản lý rừng của Thủ tướng Chính phủ và quy trình, quy phạm về khai thác gỗ và lâm sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Bảo vệ động vật rừng.

a) Những loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; nguồn gen động vật rừng quý, hiếm phải được quản lý, bảo vệ theo quy định của Chính phủ.

b) Những loài động vật rừng thông thường không nằm trong danh mục động vật rừng quý, hiếm khi săn, bắt, bẫy, nuôi nhốt phải theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và phải thực hiện theo đúng quy định trong giấy phép đã được cấp.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chế khai thác gỗ và lâm sản; quy phạm, quy trình về khai thác rừng; quy định khu vực, loài động vật rừng được phép săn, bắt, mùa cấm săn, bắt, phương tiện, dụng cụ cấm hoặc hạn chế sử dụng trong săn, bắt động vật rừng; hướng dẫn trình tự, thủ tục khai thác gỗ, lâm sản và việc săn, bắt, bẫy, nuôi nhốt động vật rừng.

Điều 47. Phòng cháy, chữa cháy rừng

Việc phòng cháy, chữa cháy rừng thực hiện theo quy định của Luật phòng cháy, chữa cháy; theo quy định tại Điều 42 của Luật Bảo vệ và phát triển rừng và theo các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy rừng.

Điều 48. Phòng, trừ sinh vật hại rừng

1. Việc trồng cây rừng, nuôi hoặc chăn, thả động vật vào rừng phải thực hiện theo đúng pháp lệnh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật và pháp lệnh về thú y; không được sử dụng thuốc phòng, trừ sinh vật hại rừng không đúng theo danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.

2. Chủ rừng phải chấp hành đầy đủ các biện pháp về phòng, trừ sinh vật hại rừng, chủ động thực hiện các biện pháp phòng, trừ sinh vật hại rừng và phải chịu trách nhiệm khi không thực hiện các biện pháp phòng, trừ theo hướng dẫn của cơ quan chức năng có thẩm quyền.

3. Các biện pháp lâm sinh hoặc sinh học để phòng, trừ sinh vật gây hại rừng được khuyến khích bao gồm:

a) Gieo trồng các loại cây có khả năng chống chịu sinh vật gây hại.

b) Diệt trừ hoặc ngăn chặn sinh vật hại rừng bằng việc sử dụng các nhân tố sinh vật như: động vật ký sinh, động vật ăn thịt.

c) Nhân hoặc thả những loài sâu hại đã bị diệt dục hoặc những loài sâu hại đã được tác động để làm mất khả năng di truyền.

d) Diệt trừ hoặc ngăn chặn sự phát triển của các quần thể sinh vật hại bằng cách phối hợp, sử dụng một cách hợp lý hai hoặc nhiều biện pháp để duy trì mật độ sinh vật hại bằng hoặc dưới ngưỡng kinh tế.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm dự báo tình hình dịch bệnh, hướng dẫn các biện pháp phòng, trừ sinh vật hại rừng.

Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các lực lượng để diệt trừ sinh vật hại rừng trong phạm vi địa phương, không để sinh vật gây hại rừng lây lan sang các địa phương khác.

Điều 49. Kinh doanh, vận chuyển và chế biến lâm sản

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh lâm sản phải đảm bảo trước cơ quan pháp luật về nguồn gốc gỗ, lâm sản hợp pháp.

2. Lâm sản do tổ chức, cá nhân mua, bán, vận chuyển, chế biến phải có chứng từ hợp pháp theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; việc  đóng dấu búa kiểm lâm lên gỗ thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh, chế biến lâm sản khi nhập, xuất lâm sản phải ghi chép vào sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản theo mẫu thống nhất và chịu sự giám sát, kiểm tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4. Việc nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập thực vật rừng, động vật rừng, các sản phẩm của chúng và các mẫu vật có nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc do gây nuôi sinh sản hoặc trồng cấy nhân tạo và các loài động vật, thực vật hoang dã quý, hiếm, thông thường thực hiện theo quy định của Chính phủ, công ước quốc tế về buôn bán các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp (CITES) và các điều ước quốc tế khác mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm hướng dẫn và quy định việc kiểm tra vận chuyển, chế biến, kinh doanh gỗ và lâm sản.

Điều 50. Tổ chức bảo vệ rừng

1. Chủ rừng có trách nhiệm bảo vệ diện tích rừng Nhà nước đã giao hoặc cho thuê theo quy định của Điều 37 Luật Bảo vệ và phát triển rừng và được tổ chức bảo vệ rừng như sau:

a) Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm tự tổ chức bảo vệ rừng do mình quản lý.

b) Chủ rừng là cộng đồng dân cư thôn có thể có các hình thức tổ chức  bảo vệ rừng thích hợp.

c) Chủ rừng là tổ chức có thể tổ chức lực lượng chuyên trách trực tiếp bảo vệ rừng, quy định nhiệm vụ, quyền hạn cho lực lượng bảo vệ rừng trong phạm vi, quyền hạn của chủ rừng theo quy định của pháp luật.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã (nơi có rừng) tổ chức lực lượng xung kích quần chúng của địa phương để bảo vệ rừng, quy định nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng bảo vệ rừng theo nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật.

3. Lực lượng kiểm lâm có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Điều 79 và Điều 80 Luật Bảo vệ và phát triển rừng và có trách nhiệm:

a) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân các cấp trong việc tổ chức huy động các lực lượng để bảo vệ tài nguyên rừng trên địa bàn thuộc địa phương quản lý.

b) Bố trí lực lượng thực hiện các nhiệm vụ về bảo vệ rừng, đặc biệt là ở nơi có nguy cơ xâm hại cao.

c) Hướng dẫn các chủ rừng, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của tổ chức, của cộng đồng dân cư thôn trong việc bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, phòng trừ sinh vật hại rừng.

MỤC 3: PHÁT TRIỂN RỪNG VÀ SỬ DỤNG RỪNG

Điều 51. Phát triển rừng

1. Đầu tư xây dựng các khu rừng phòng hộ.

a) Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chủ rừng lập dự án đầu tư xây dựng khu rừng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện.

b) Nhà nước đầu tư cho việc quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển khu rừng phòng hộ theo dự án, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và cấp kinh phí cho hoạt động của bộ máy Ban quản lý khu rừng.

c) Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư xây dựng rừng phòng hộ.

2. Đầu tư xây dựng các khu rừng đặc dụng:

a) Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chủ rừng lập dự án đầu tư xây dựng khu rừng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện. Ban quản lý khu rừng đặc dụng phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng một hoặc nhiều dự án phát triển vùng đệm phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của vùng.

b) Nhà nước đầu tư cho việc quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển khu rừng đặc dụng theo dự án, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và cấp kinh phí cho hoạt động của bộ máy Ban quản lý khu rừng.

c) Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư xây dựng rừng đặc dụng.

3. Đầu tư xây dựng các khu rừng sản xuất:

a) Quy hoạch phát triển rừng sản xuất phải đảm bảo gắn quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu với quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến.

Chủ rừng là tổ chức phải lập dự án đầu tư phát triển khu rừng, đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên phải có phương án điều chế rừng trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và tổ chức thực hiện.

Chủ rừng là cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình, cá nhân phải xây dựng kế hoạch quản lý và sản xuất đối với khu rừng được giao, được thuê và tổ chức thực hiện.

b) Nhà nước có chính sách hỗ trợ cây giống, vật tư và kỹ thuật cho việc đầu tư trồng rừng gỗ lớn, quý, hiếm; xây dựng rừng giống; hỗ trợ cải tạo và làm giàu rừng sản xuất là rừng tự nhiên nghèo, hỗ trợ bảo vệ những khu rừng sản xuất là rừng tự nhiên chưa đến kỳ khai thác; triển khai ứng dụng công nghệ mới. Chủ rừng, chủ dự án phải xây dựng dự án đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt thì dự án đó mới được Nhà nước hỗ trợ đầu tư.

c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất cơ chế, chính sách đầu tư phát triển rừng sản xuất; đề xuất chương trình, dự án đầu tư trồng rừng nguyên liệu tập trung; chính sách khuyến khích trồng rừng gỗ lớn, quý hiếm; chính sách khôi phục, phát triển và làm giàu rừng tự nhiên trình Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành; hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện phương án điều chế rừng của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định hướng đầu tư, phát triển rừng sản xuất trên địa bàn; vận dụng cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn đầu tư, phát triển rừng sản xuất.

Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc hướng dẫn lập và thực hiện phương án điều chế rừng của các chủ rừng là tổ chức kinh tế tại địa phương, tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4. Xây dựng rừng giống, vườn giống cây lâm nghiệp:

a) Nhà nước có chính sách đầu tư xây dựng hệ thống rừng giống, vườn giống cây lâm nghiệp đảm bảo cung ứng đủ giống đạt tiêu chuẩn cho trồng rừng.

b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ: quy hoạch và chỉ đạo việc xây dựng hệ thống rừng giống; tổ chức việc bình tuyển, công nhận vườn giống cây lâm nghiệp.

c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức việc bình tuyển và công nhận cây mẹ, cây đầu dòng và rừng giống trên địa bàn tỉnh.

d) Nhà nước đầu tư cho việc xây dựng hệ thống rừng giống, vườn giống cây lâm nghiệp; có chính sách khuyến khích lưu giữ cây mẹ, cây đầu dòng, sử dụng cây bản địa, cây quý hiếm.

5. Xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển rừng:

a) Nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế -xã hội ở nông thôn miền núi gắn với việc bảo vệ và phát triển rừng; hỗ trợ việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong vùng rừng nguyên liệu, bao gồm hệ thống giao thông thuỷ, bộ, bãi bến và điện lưới quốc gia.

b) Trong quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, trong các dự án trồng rừng nguyên liệu phải xác định rõ các công trình về cơ sở hạ tầng quy định trong điểm a khoản 5 Điều này. Cấp phê duyệt quy hoạch, dự án phải đưa việc xây dựng cơ sở hạ tầng vào kế hoạch hàng năm và tổ chức thực hiện.

Điều 52. Khai thác lâm sản

1. Đối với rừng phòng hộ:

a) Các hoạt động khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ phải đảm bảo nguyên tắc duy trì và phát triển khả năng phòng hộ của khu rừng; việc khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ chỉ là kết hợp nhằm đảm bảo lợi ích cho người lao động sống tại chỗ gắn bó với rừng, tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng.

b) Việc khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ phải có kế hoạch, phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc săn, bắt động vật rừng thông thường phải thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 46 Nghị định này.

c) Thủ tục, biện pháp kỹ thuật khai thác thực vật rừng; săn, bắt động vật rừng phải tuân theo quy chế quản lý rừng của Thủ tướng Chính phủ và theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Đối với rừng đặc dụng:

a) Các hoạt động khai thác trong rừng đặc dụng phải đảm bảo chức năng bảo tồn, duy trì và phát triển sự đa dạng sinh học của rừng, đảm bảo môi trường sống của các loài thực vật rừng, động vật rừng đặc hữu, quý hiếm; loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị cao về khoa học, giáo dục, du lịch và kinh tế; bảo tồn cảnh quan để khai thác các giá trị thẩm mỹ, văn hoá, khoa học, lịch sử và môi trường.

b) Được khai thác, thu dọn, làm vệ sinh những cây gỗ đã chết, cây gẫy đổ, thực vật rừng ngoài gỗ tại khu vực dịch vụ hành chính của vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên, trừ các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

c) Được phép khai thác lâm sản để phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học, đào tạo nghề về lâm nghiệp trong các khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học theo kế hoạch nghiên cứu đào tạo của tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo, dạy nghề về lâm nghiệp được nhà nước giao rừng.

d) Thủ tục, biện pháp kỹ thuật khai thác phải tuân theo quy chế quản lý rừng của Thủ tướng Chính phủ, theo quy định và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Đối với rừng sản xuất:

a) Việc khai thác lâm sản trong rừng tự nhiên và rừng trồng thực hiện theo quy định tại Điều 56 và Điều 57 Luật Bảo vệ và phát triển rừng.

b) Việc khai thác lâm sản trong rừng tự nhiên phải đảm bảo nguyên tắc duy trì sự phát triển bền vững của khu rừng; lượng khai thác không được lớn hơn lượng tăng trưởng về trữ lượng của rừng.

c) Điều kiện rừng được khai thác; sản phẩm được khai thác; trình tự, thủ tục khai thác; biện pháp kỹ thuật khai thác phải tuân theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tại quy chế quản lý các loại rừng, theo quy định và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

d) Việc khai thác gỗ rừng trồng là các loài cây quý, hiếm thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ và theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 53. Sản xuất nông lâm kết hợp

1. Việc sản xuất nông lâm kết hợp chỉ được áp dụng trong rừng phòng hộ và rừng sản xuất nhưng phải tuân theo quy trình, quy phạm kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Đối với rừng phòng hộ: được trồng xen cây nông nghiệp, cây dược liệu và sản xuất ngư nghiệp trên đất rừng nhưng không được làm ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ của rừng.

3. Đối với rừng sản xuất:

a) Rừng sản xuất là rừng tự nhiên được trồng xen cây nông nghiệp, cây dược liệu dưới tán rừng nhưng không làm suy giảm rừng tự nhiên và không ảnh hưởng đến mục đích kinh doanh lâm sản của khu rừng.

b) Rừng sản xuất là rừng trồng: được sử dụng không quá 30% diện tích đất chưa có rừng để sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp; được trồng xen cây nông nghiệp, cây dược liệu trên đất rừng nhưng không làm ảnh hưởng đến mục đích kinh doanh lâm sản của khu rừng.

4. Việc chọn giống cây trồng xen phải tuân theo các quy định của pháp luật về giống cây trồng, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, pháp luật về thuỷ sản và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 54. Nghiên cứu khoa học trong rừng

1. Đối với chủ rừng là Ban quản lý khu rừng đặc dụng khi thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học:

a) Hàng năm, Ban quản lý khu rừng đặc dụng phải lập kế hoạch nghiên cứu khoa học hoặc phối hợp với các cơ quan khoa học trong và ngoài nước để xây dựng chương trình, dự án nghiên cứu khoa học ngắn hạn và dài hạn, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Kết quả nghiên cứu khoa học phải được báo cáo định kỳ hàng năm lên cơ quan quản lý cấp trên và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các chương trình nghiên cứu khoa học khi kết thúc phải được tổng kết và bàn giao thành quả để ứng dụng.

2. Đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có các hoạt động về thực hành, thực tập, thực hiện các chuyên đề, đề tài nghiên cứu khoa học trong rừng phải thực hiện các quy định sau:

a) Tổ chức, cá nhân trong nước có nhu cầu về nghiên cứu, giảng dạy hoặc thực tập trong khu rừng phải được sự đồng ý của chủ rừng bằng văn bản.

b) Tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ và cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học hoặc phối hợp với tổ chức, cá nhân trong nước nghiên cứu khoa học trong các khu rừng phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép trên cơ sở dự án hoặc các thoả thuận hợp tác khoa học đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

c) Khi tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học, phải tuân theo sự hướng dẫn, kiểm tra của chủ rừng; trường hợp nghiên cứu khoa học trong khu rừng đặc dụng chỉ được thực hiện theo phương pháp quan sát, ghi chép, quay phim, chụp ảnh, không được gây ảnh hưởng đến tính nguyên vẹn của hệ sinh thái, không được thu hái mẫu vật trái phép.

d) Sau mỗi đợt nghiên cứu, chậm nhất là hai (2) tuần, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học phải gửi báo cáo về các hoạt động trong rừng và mức độ ảnh hưởng đến rừng. Sau khi công bố kết quả nghiên cứu chậm nhất hai (2) tháng phải báo cáo kết quả nghiên cứu, khảo sát điều tra cho cơ quan cấp phép và chủ rừng.

đ) Việc sưu tầm mẫu vật hay trao đổi mẫu vật tại các khu rừng đặc dụng với bất kỳ mục đích gì đều phải được phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; được chủ rừng hướng dẫn, kiểm tra xác nhận, phải nộp thuế tài nguyên và các khoản chi phí khác theo quy định.

Trường hợp đưa mẫu vật ra nước ngoài phải được Văn phòng CITES Việt Nam cấp phép.

e) Tổ chức, cá nhân khi nghiên cứu khoa học trong rừng phải trả tiền thuê hiện trường, mẫu vật và phải thanh toán các khoản chi phí dịch vụ theo quy định đồng thời phải tuân theo sự hướng dẫn và nội quy, quy định về bảo vệ rừng của chủ rừng.

3. Chủ rừng phải cử người hướng dẫn, kiểm tra giám sát các tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định nêu trên khi tiến hành chuyên đề, đề tài nghiên cứu khoa học trong khu rừng.

Nếu tổ chức, cá nhân vi phạm một trong các quy định trên, chủ rừng phải lập biên bản, tạm đình chỉ, không cho phép tiếp tục các hoạt động nghiên cứu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 55. Kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái trong rừng

1. Chủ rừng được tự tổ chức hoặc cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê, nhận khoán rừng và môi trường rừng để kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái trong rừng và phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

a) Không gây ảnh hưởng xấu đến mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường và tác dụng phòng hộ của khu rừng.

b) Không được xây dựng các công trình phục vụ du lịch ở phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái trong rừng đặc dụng.

c) Phải đảm bảo an toàn và tuân theo sự hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của Ban quản lý khu rừng.

d) Tạo điều kiện cho các hộ gia đình, cá nhân sống trong khu rừng tham gia các hoạt động dịch vụ du lịch.

2. Tổ chức hoạt động kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái trong rừng.

Chủ rừng phải lập dự án đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện theo đúng dự án đã được phê duyệt; trình tự, thủ tục đầu tư thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Chủ rừng tự quyết định đầu tư và tự chịu trách nhiệm đối với các dự án sử dụng nguồn vốn khác.

Điều 56. Quy định mức thu tiền dịch vụ các hoạt động nghiên cứu khoa học, tham quan du lịch trong khu rừng

1. Mức thu phí tham quan du lịch thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

2. Mức thu tiền dịch vụ cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, tham quan du lịch thực hiện theo hợp đồng thoả thuận giữa chủ rừng với tổ chức, cá nhân có nhu cầu nghiên cứu khoa học và tham quan du lịch trong rừng.

3. Việc quản lý và sử dụng tiền thu được từ hoạt động dịch vụ nghiên cứu khoa học, tổ chức tham quan du lịch đối với tổ chức sự nghiệp thực hiện theo quy định của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp.

4. Việc quản lý và sử dụng tiền thu được từ hoạt động nghiên cứu khoa học, tổ chức tham quan du lịch và dịch vụ trong rừng sản xuất của các tổ chức kinh tế được thực hiện theo pháp luật hiện hành.

Chương 7:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 57. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp chỉ đạo việc tổ chức tuyên truyền giáo dục Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ở tất cả các cấp, các ngành, trong cán bộ và nhân dân nhằm làm chuyển biến nhận thức, yêu cầu cấp bách và ý nghĩa quan trọng về bảo vệ và phát triển rừng.

2. Bộ Văn hoá - Thông tin chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí ở trung ương và địa phương có kế hoạch tuyên truyền, phổ biến Luật Bảo vệ và phát triển rừng cho nhân dân.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo có kế hoạch đưa nội dung Luật Bảo vệ và phát triển rừng vào chương trình giảng dạy của các trường ở mọi cấp học.

4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trong ngành, đoàn thể, tổ chức, địa phương mình.

Điều 58. Trách nhiệm thi hành

 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác định cụ thể diện tích, phạm vi ranh giới các loại rừng và đất lâm nghiệp trong cả nước và ở từng địa phương để có kế hoạch phân cấp trách nhiệm quản lý rừng và tổ chức việc giao rừng, cho thuê rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân quản lý, kinh doanh theo quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn xây dựng dự án đầu tư, chi phí quản lý cho các hoạt động về bảo vệ và phát triển rừng.

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ, cơ quan mình ban hành, nếu trái với quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng, trái với quy định của Nghị định này và các nghị định khác về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng phải sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản đó.

Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan thuộc Chính phủ rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan này ban hành, trường hợp có những quy định trái với Luật Bảo vệ và phát triển rừng và các văn bản của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thì Văn phòng Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền khẩn trương sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản đó.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành.

5. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện Luật Bảo vệ và phát triển rừng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương.

Điều 59. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. 

2. Bãi bỏ Nghị định số 17/HĐBT ngày 17 tháng 01 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 1991 và các quy định khác trái với quy định của Nghị định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
 cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh,
 thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Học viện Hành chính quốc gia;
- VPCP: BTCN, TBNC, các PCN, BNC,
 Ban Điều hành 112, Website Chính phủ,
 Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
 các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, NN (5b). A.

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Phan Văn Khải

 

THE GOVERNMENT
 -------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 23/2006/ND-CP

Hanoi, March 03, 2006

 

DECREE

ON THE IMPLEMENTATION OF THE LAW ON FOREST PROTECTION AND DEVELOPMENT

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the November 26, 2003 Land Law;
Pursuant to the December 3, 2004 Law on Forest
Protection and Development;
At the proposal of the Minister of Agriculture and Development,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Regulation scope

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Matters which are not provided for in Clause 1 of this Article shall comply with the provisions of other legal documents.

Article 2.- Application subjects

This Decree applies to state agencies; organizations; population communities in villages, hamlets or equivalent units (hereinafter called village population communities for short), domestic households and individuals; overseas Vietnamese; foreign organizations and individuals involved in forest management, protection, development and use in Vietnam.

Article 3.- The Ministry of. Agriculture and Rural Development's responsibilities for state management of forest protection and development

The Ministry of Agriculture and Rural Development shall take responsibility before the Government for unifying the state management of forest protection and development nationwide. Concretely:

1. To submit to the Government or the Prime Minister for promulgation or promulgate according to its competence legal documents, regulations, procedures, processes, standards and econo-technical norms on forest protection and development, organize and direct the implementation thereof.

2. To elaborate the national forestry development strategy, national and regional forest protection and development plannings and plans, planning on the system of protection forests and special-use forests of national or inter-provincial importance, and submit them to the Prime Minister for approval; to organize the implementation of the strategy, plannings and plans already approved by the Prime Minister.

3. To guide the survey, determination and delimitation of boundaries of forests of all kinds on maps and on field for uniform implementation nationwide.

4. To guide and direct the statistics, inventory and monitoring of changes in forest resources and afforestation land, and the compilation of forest management dossiers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. To grant and guide the grant and withdrawal of forest protection and development permits of all types: permits for import and/or export of forestry varieties, permits of the Vietnamese agency representing the Convention on International Trading of Endangered Species (CITES).

7. To organize and direct scientific and technological research and transfer, human resource training and international cooperation in the domain of forest protection and development.

8. To guide and direct the propagation and dissemination of legal documents on forest protection and development.

9. To direct and carry out the examination and inspection of legal documents, regulations, technical procedures and rules on forest protection and development.

Article 4.- Provincial/municipal People's Committees' responsibilities for state management of forest protection and development

1. To promulgate according to their competence and organize the implementation of legal documents on forest protection and development in localities.

2. To elaborate, approve and decide on forest protection and development plannings, plans of provinces or centrally-run cities (hereinafter referred to as provincial-level People's Committees) according to the provisions of Article 18 of the Law on Forest Protection and Development.

To direct People's Committees of rural districts, urban districts, provincial towns or cities (hereinafter referred to collectively as district-level People's Committees) to elaborate forest protection and development plannings and plans and submit them to provincial-level People's Committees for approval.

3. To organize the classification of forests, delimitation of boundaries of forests of all kinds in localities; to establish local protection forests, special-use forests and production forests under the guidance of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To direct district-level People's Committees to carry out the statistics, inventory and monitoring of changes in forest resources, and make sum-up reports to provincial-level People's Committees.

5. To guide the elaboration of forest assignment plans for districts and communes; to organize forest assignment, lease and recovery, change of forest use purposes, recognition of forest use rights and ownership rights over planted production forests for organizations, overseas Vietnamese, foreign organizations and individuals to execute forestry investment projects in Vietnam; to organize the compilation and management of dossiers on assignment and lease of forests and afforestation land.

To direct district-level People's Committees in assigning forests to village population communities and assigning and leasing forests to households and individuals.

6. To grant and withdraw assorted permits on forest protection and development under the provisions of law.

7. To organize and direct scientific and technological transfer, human resource training and international cooperation in the domain of forest protection and development.

8. To organize and direct the propagation and dissemination of legal documents on forest protection and development.

9. To direct and carry out examination and inspection of the observance of legal documents, standards, norms, regulations, technical procedures and processes on forest protection and development; to handle administrative violations in the domain of forest protection and development according to their competence.

10. Presidents of provincial-level People's Committees shall be answerable to the Government and the Prime Minister for management of all national forest forestland resources in their respective provinces or cities.

Article 5.- District-level People's Committees' responsibilities for state management of forest protection and development

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. To elaborate district-level forest protection and development plannings and plans to be submitted to competent state agencies for approval according to the provisions of Article 18 of the Law on Forest Protection and Development and organize the implementation of forest protection and development plannings and plans which have been approved.

To direct People's Committees of communes, wards or townships (hereinafter referred to collectively as commune-level People's Committees) in elaborating forest protection and development plannings and plans and submitting them to district-level People's Committees for approval.

3. To classify forests, delimit boundaries of forests of all kinds in localities under the direction of provincial-level People's Committees.

4. To conduct statistics, inventory and monitoring of changes in forest resources in localities and periodically report thereon to provincial-level People's Committees.

5. To organize forest assignment or lease to, recovery from, households, individuals and village population communities.

To direct commune-level People's Committees in elaborating schemes on forest assignment and lease, in monitoring and inspecting the implementation of regulations and contracts on forest assignment, lease and contracting to organizations, village population communities, households and individuals in localities.

6. To organize and direct the compilation and management of dossiers on forest assignment and lease, recognition of forest use rights and ownership rights over planted production forests for households, individuals and village population communities.

7. To grant and withdraw assorted permits on forest protection and development according to the provisions of law.

8. To organize and direct scientific and technological application, human resource training and international cooperation in the domain of forest protection and development.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



10. To examine and inspect the implementation of legal documents on forest protection and development in localities; to handle administrative violations in the domain of forest protection and development according to their competence.

11. Presidents of district-level People's Committees shall be answerable to presidents of provincial-level People's Committees for illegal forest destruction, forest fires, loss of forests or use of forestry land for improper purposes in their respective localities.

Article 6.- Commune-level People's Committees' responsibilities for slate management of forest protection and development

1. To direct, guide and organize the implementation of legal documents on forest protection and development in communes.

2. To elaborate local forest protection and development plannings and plans, submit them to competent state agencies for approval and organize the implementation thereof.

3. To delimit boundaries of forests of all kinds on maps and on field under the direction of district-level People's Committees.

4. To conduct statistics, inventory and monitoring of changes in forest resources in localities and report thereon to district-level People's Committees.

5. To hand over forests on field to, and acknowledge boundaries of forests on field for, forest owners.

To formulate schemes on forest assignment and lease to be submitted to competent state agencies for approval and draw up plans to be submitted to district-level People's Committees for putting to use forest areas which have not yet been assigned or leased by the State.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. To guide people in implementing forest protection and development plannings and plans, carrying out forestry production in combination with agriculture and fishery; in tilling fields, sedentarization, intensive farming, crop rotation and grazing animals under the approved forest protection and development plannings and plans.

8. To direct villages, hamlets and equivalent units in elaborating and implementing regulations on forest management, protection and development; to organize and mobilize local people to coordinate with forest rangers, police and army forces in localities in detecting and promptly preventing acts of damaging forests.

9. To inspect and administratively sanction acts of violating forest protection and development law according to their competence.

10. To organize the propagation and dissemination of legal documents on forest protection and development.

11. Presidents of commune-level People's Committees shall be answerable to presidents of district-level People's Committees for illegal forest destruction, forest fires, loss of forests or use of forestry land for improper purposes in their respective localities.

Article 7.- Forest protection and development responsibilities of ministries and ministerial-level agencies

1. The Ministry of Natural Resources and Environment shall have the responsibility:

To organize the unified management of land in accordance with forest protection and development plannings and plans. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and concerned agencies in, assigning land together with forests, leasing forests, recovering forests or changing forest use purposes; recognizing forest use rights and ownership rights over planted production forests as well as the exchange, transfer, donation and bequeathal thereof.

2. The Ministry of Public Security shall have the responsibility:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ To perform the state management of forest fire prevention and fighting; to identify causes of forest fires and handle violations according to its competence and the provisions of law.

c/ To directly conduct investigation or take charge of investigative work and handle according to its competence crimes in the domain of forest management, protection and development.

d/ To foster legal and professional knowledge on criminal investigation, forest fire prevention and fighting for forest rangers.

3. The Ministry of Defense shall have the responsibility:

a/ To manage and direct army units in managing, protecting and developing forests assigned by the Prime Minister.

b/ To mobilize forces to participate in forest-fire fighting, salvage, rescue and smashing of organizations and individuals that destroy forests; to participate in the prevention and combat of acts of violating forest protection and development law.

c/ To organize propagation and mobilization of people to actively participate in forest protection and development in border provinces, islands and strategic defense and security areas.

4. The Ministry of Culture and Information shall have the responsibility:

a/ To elaborate planning on cultural and historical works related to forests and submit them to the Prime Minister for approval.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Ministries and ministerial-level agencies shall, within the ambit of their tasks and powers, have to coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in performing the state management of forest protection and development.

Article 8.- Forestry-specialized state management agencies

Forestry-specialized state management agencies shall be uniformly organized from the central to district level, including:

1. The central-level forestry-specialized state management agency, which is the Ministry of Agriculture and Rural Development.

2. Agencies assisting provincial-level People's Committees in performing the forestry-specialized state management, which are provincial/municipal Agriculture and Rural Development Services.

3. Agencies assisting district-level People's Committees in performing the forestry-specialized state management, which are the assigned functional agriculture and rural development divisions (referred to as functional divisions in this Decree) and district-level forest rangers.

4. Communes (where exist forests) shall have specialized forestry personnel to assist presidents of commune-level People's Committees in performing professional tasks on forest protection and development.

5. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Home Affairs in, guiding the functions, tasks and organization of the forestry-specialized state management agencies in localities.

6. The Government shall issue separate regulations on functions and tasks of forest rangers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Funding for the performance of state management tasks, non-business activities, execution of programs and projects on forest protection and development shall be assured by the state budget and other sources prescribed by law, which includes:

1. Funding for the performance of state management of forest protection and development as stipulated in Articles 3, 4, 5 and 6 of this Decree.

2. Funding for the performance of non-business activities:

a/ Investigating, surveying, measuring to formulate assorted maps on forest protection and development.

b/ Forestry promotion activities.

c/ Other non-business activities on forest protection and development.

3. Funding for execution of programs and projects:

a/ Protection and development of special-use forests, protection forests, forest plant nursuries and breeding forests.

b/ Support for protection and enrichment of production forests being poor natural forests, plantation of production forests of big, precious timber or specialty trees.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Scientific and technological research, application and development and human resource training for forest protection and development.

e/ Formulation of a system of forest management, statistics, inventory and monitoring of changes in forest resources.

f/ Building of the specialized forest fire fighting force.

g/ Investment in material and technical foundations and equipment of facilities for forest fire fighting, prevention and elimination of organisms harmful to forests.

Chapter II

FOREST PROTECTION AND DEVELOPMENT PLANNINGS AND PLANS

Article 10.- Elaboration of forest protection and development plannings and plans

1. Principles, bases and contents for elaboration of forest protection and development plannings and plans shall comply with the provisions of Articles 13, 14 and 15 of the Law on Forest Protection and Development.

2. Forest protection and development planning and plan periods:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ A forest protection and development plan period shall be five (5) years and this plan shall be concretized into annual plans.

3. The time limit for elaboration, approval of forest protection and development plannings and plans shall comply with the schedule for elaboration of national socio-economic development plannings and plans approved by the Prime Minister.

Article 11.- Order of, procedures for, the elaboration, adjustment and approval of national forest protection and development plannings and plans

1. Elaborating forest protection and development plannings and plans

In the last year of a forest protection and development planning or plan period, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall have to coordinate with concerned ministries, branches and provincial-level People's Committees in assessing the results of implementation of forest protection and development planning and plan in that period; elaborate national and regional forest protection and development plannings or plans for the subsequent period; send drafts thereof to ministries, branches and localities for finalization of national forest protection and development plannings and plans.

2. Submitting and approving forest protection and development plannings and plans:

a/ The Ministry of Agriculture and Rural Development shall have to compile dossiers of national forest protection and development plannings and plans to be submitted to the Prime Minister for approval. Such a dossier shall comprise:

- An exposition to the Prime Minister for approval of the national forest protection and development planning and plan.

- A principal report and brief report on the national forest protection and development plannings and plans.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ The Prime Minister shall approve national forest protection and development plannings and plans.

3. Adjusting forest protection and development plannings and plans

Where it is necessary to adjust national forest protection and development plannings and plans, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall have to make a report thereon, gather comments of the concerned ministries, branches and provincial-level People's Committees involved in the adjustment of forest protection and development plannings, and compile dossiers to be submitted to the Prime Minister for approval. The order, procedures and dossiers thereof shall comply with the provisions of Clauses 1 and 2 of this Article.

Article 12.- Order of, procedures for, the elaboration, adjustment, approval of provincial-level forest protection and development plannings and plans

1. Elaborating forest protection and development plannings and plans.

Provincial-level People's Committees shall have to organize the elaboration of forest protection and development plannings and plans of their respective localities.

2. Appraising and submitting forest protection and development plannings and plans:

a/ Provincial-level People's Committees shall send dossiers on forest protection and development plannings of their respective localities to the Ministry of Agriculture and Rural Development for appraisal, each comprising a written request for the Ministry of Agriculture and Rural Development's appraisal; a principal report and a brief report on the local forest protection and development planning.

b/ The Ministry of Agriculture and Rural Development shall have to appraise local forest protection and development plannings. The appraisal shall cover the following contents:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The compatibility between the provincial-level forest protection and development planning and the national forestry development strategy; with the national and regional forest protection and development planning and plan.

- Solutions for implementation of the planning and its feasibility.

c/ Provincial-level People's Committees shall study to accept appraising comments of the Ministry of Agriculture and Rural Development, and organize the finalization of local forest protection and development plannings.

d/ Submitting local forest protection and development plannings and plans to the People's Councils of the same level for adoption. A dossier therefor shall comprise:

- A written request to the People's Council for ratification of the local forest protection and development planning and plan.

- A principal report and a brief report on the local forest protection and development planning and plan.

3. Approving and deciding on forest protection and development plannings and plans:

a/ Provincial-level People's Councils shall approve forest protection and development plannings and plans of their respective localities.

b/ After a forest protection and development planning or plan has been approved by the provincial-level People's Council, the signing for approval of the planning and the deciding of the plan are provided for as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The provincial-level People's Committee shall decide on the five-year forest protection and development plan, detail it into annual plans and organize and direct the implementation thereof.

4. Adjusting forest protection and development plannings and plans

Where it is necessary to adjust provincial-level forest protection and development plannings or plans, the adjustment order and procedures shall comply with the provisions of Clauses 1, 2 and 3 of this Article.

Article 13.- Order of, procedures for, the elaboration, adjustment and approval of district-level forest protection and development plannings and plans; and commune-level forest protection and development plannings and plans

1. Elaborating forest protection and development plannings and plans

a/ District-level People's Committees shall have to organize the elaboration of forest protection and development plannings and plans of their respective localities; the elaboration of such plannings and plans must be participated in by commune-level People's Committees within each district.

b/ Commune-level People's Committees shall have to organize the elaboration of forest protection and development plannings and plans of their respective localities; the elaboration of such plannings and plans must by participated in mass organizations and representatives of village population in each commune.

2. Appraising forest protection and development plannings:

a/ District-level People's Committees shall have to send dossiers on forest protection and development plannings of their respective localities to the provincial/ municipal Agriculture and Rural Development Services for appraisal.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Such a dossier shall comprise:

- A written request of the district-level People's Committee to the provincial/municipal People's Committee for appraisal of the forest protection and development planning or a written request of the commune-level People's Committee to the district-level functional division for appraisal.

- A principal report and a brief report on the local forest protection and development planning.

d/ Provincial/municipal Agriculture and Rural Development Services shall have to appraise forest protection and development plannings and send written appraisal results to district-level People's Committees; the functional divisions shall have to appraise forest protection and development plannings and send written appraisal results to commune-level People's Committees. The appraisal contents shall cover:

- The implementation of the forest protection and development planning of the preceding period.

- The compatibility of the subsequent forest protection and development orientations and objectives with the local overall socio-economic development planning.

- The compatibility of the district-level planning with the plannings for the three kinds of forest and the provincial-level forest protection and development planning; of the commune-level planning with the plannings for the three kinds of forest and the district-level forest protection and development planning.

- The compatibility of the forest protection and development planning with the land-use planning.

- Solutions for implementation of the planning and its feasibility.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Submitting and approving forest protection and development plannings, deciding on forest protection and development plans:

a/ Submitting and approving forest protection and development plannings:

- District-level People's Committees shall submit dossiers to the provincial-level People's Committees for the approval of their respective forest protection and development plannings.

- Commune-level People's Committees shall submit dossiers to the district-level People's Committees for the approval of their respective forest protection and development plannings.

- Such a dossier shall comprise a report to the superior People's Committee which directly approves the forest protection and development planning; a principal report and a brief report on the forest protection and development planning.

- Provincial-level People's Committees shall have to approve district-level forest protection and development plannings; district-level People's Committees shall have to approve commune-level forest protection and development plannings.

b/ Submitting and approving forest protection and development plans:

- District- or commune-level People's Committees shall submit dossiers to the People's Councils of the same level for the approval of their respective forest protection and development plans. Such a dossier shall comprise a report to the People's Council of the same level for adoption of the forest protection and development plan; a principal report and a brief report on the forest protection and development plan.

- District- or commune-level People's Committees shall decide on forest protection and  development plans of their respective localities after such plans have been adopted by the People's Councils of the same level, detail five-year plans into annual plans and organize and direct the implementation thereof.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Where it is necessary to adjust district- or commune-level forest protection and development plannings or plans, the adjustment order and procedures shall comply with the provisions of Clauses 1, 2 and 3 of this Article.

Article 14.- Publication of forest protection and development plannings and plans

Within 30 (thirty) working days after receiving the written approval of forest protection and development plannings and plans from competent state agencies, such plannings and plans must be publicized according to the following regulations:

1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall publicize national and regional forest protection and development plannings and plans on the mass media. Planning and plan documents; the archival and publication of plannings and plans shall comply with regulations of the Minister of Agriculture and Rural Development.

2. Provincial-, district- and commune-ievel People's Committees shall publicize their respective forest protection and development plannings and plans on the local mass media and keep them at People's Committee offices throughout the planning and plan periods, and create conditions for convenient reference by organizations and individuals interested therein.

Article 15.- Establishment of protection forests, special-use forests and production forests

Decision on the establishment of protection forests, special-use forests and production forests must ensure the following principles:

1. To be-established forests must be compatible with forest protection and development plannings already approved by competent state agencies.

2. Forests of each kind must attain criteria and indices set for such kind; the Ministry of Agriculture and Rural Development shall have to specify such criteria and indices and methods of determining the criteria and indices for use as bases for establishment of protection forests, special-use forests and production forests for uniform application nationwide.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ The Prime Minister shall decide on the establishment of inter-provincial forests, inter-provincial special-use forests and special-use forests being national parks or nature conservation zones at the proposal of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

b/ Provincial-level People's Committees shall decide on the establishment of special-use forests being landscape protection zones, forests for scientific research and experimentation; protection forests or production forests within localities and under the competence of local authorities.

c/The authority that decides on the establishment of forests shall have to arrange funding for investment in the protection and development of such forests according to its competence.

Article 16.- Order of, procedures for, the establishment of protection forests and special-use forests under the Prime Minister's competence

1. Elaborating forest establishment projects:

a/ The Ministry of Agriculture and Rural Development shall, on the basis of the national forest protection and development  planning,   have  to  organize  the investigation, survey and elaboration of inter-provincial special-use forests, special-use forests being national parks or nature conservation zones, inter-provincial protection forests, and send the drafts of such projects to the concerned ministries, ministerial-level agencies and provincial-level People's Committees for comments.

b/ Ministries, ministerial-level agencies and provincial-level People's Committees shall, within 30 (thirty) working days after receiving the drafts of projects, have to send their written comments to the Ministry of Agriculture and Rural Development.

c/ The Ministry of Agriculture and Rural Development shall have to sum up and study before accepting opinions of ministries, ministerial-level agencies and provincial-level People's Committees and finalize projects on the establishment of forests.

2. Submitting and approving projects on the establishment of forests

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- A report to the Prime Minister on the establishment of a forest.

- A principal report and a brief report on the forest-establishment project.

- A map on the current status and boundaries of the forest.

b/ The Prime Minister shall consider and decide on the establishment of forests.

3. Adjustment of boundaries of forests falling under the establishing competence of the Prime Minister

Where it is necessary to adjust boundaries of forests falling under the Prime Minister's competence, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall have to compile dossiers therefor and consult the ministries, ministerial-level agencies and provincial-level People's Committees related to such adjustment; finalize dossiers and submit them to the Prime Minister. The relevant order, procedures and dossiers shall comply with the provisions of Clauses 1 and 2 of this Article.

4. After the Prime Minister has approved the establishment or adjustment of boundaries of forests falling under his competence, the Ministry of Agriculture and Rural Development and presidents of provincial-level People's Committees shall have to organize the implementation of the Prime Minister's decisions thereon and decide on the setting up of forest management boards under the Prime Minister's authorization.

Article 17.- Order of, procedures for, the establishment of protection forests, special-use forests and production forests under the competence of provincial-level People's Committees

Provincial-level People's Committees shall have the responsibility:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. To approve forest-establishment projects which fall under their establishing competence.

The elaboration of forest-establishment projects and the approval thereof shall comply with the provisions of Article 15 of this Decree.

3. To send reports on forest-establishment projects, enclosed with their approving decisions to the Ministry of Agriculture and Rural Development for coordinated management and monitoring.

Article 18.- Management of forest protection and development plannings and plans

1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall have the responsibility:

a/ To work out plans on elaboration of forest protection and development plannings and plans and direct the implementation thereof nationwide.

b/ To guide and inspect the elaboration of forest protection and development plannings and plans for provinces, districts and communes according to the provisions of Articles 13,14 and 15 of the Law on Forest Protection and Development.

c/ To formulate mechanisms for implementation of forest protection and development plannings and plans, to be submitted to the Prime Minister for promulgation.

d/ To monitor, inspect, sum up and assess the results of implementation of the national forest protection and development planning and plan and report to the Prime Minister thereon in the fourth quarter of the last year of the forest protection and development planning or plan period.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ To organize the formulation of local forest protection and development plannings and plans under the guidance of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

b/ To direct and urge the implementation of local forest protection and development plannings and plans after they are approved by competent state agencies.

c/ To examine, inspect, detect and handle cases of violating forest protection and development plannings or plans in localities.

d/ Provincial-level People's Committees shall have to send reports on results of implementation of local forest protection and development plannings and plans to the Ministry of Agriculture and Rural Development in the fourth quarter of the last year of a planning or plan period and, at the same time, report to the People's Councils of the same level thereon.

District- and commune-level People's Committees shall have to report the results of implementation of forest protection and development plannings and plans of their respective localities to the immediate superiors in the fourth quarter of the last year of a planning or plan period; and, at the same time, report thereon to the People's Councils of the same level.

3. Reports on results of implementation of annual forest protection and development plans for the last year of a five-year plan period must be enclosed with sum-up reports on the implementation results of the entire five-year forest protection and development plan period.

Chapter III

ASSIGNMENT, LEASE AND RECOVERY OF FORESTS, CHANGE OF FOREST USE PURPOSES

Article 19.- Bases for forest assignment or lease

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Forest protection and development plannings and plans already approved or decided by competent state agencies.

2. Local production forest, protection forest and special-use forest funds.

3. Forest use demands of organizations, households, individuals and village population communities, which must be reflected in the following documents:

a/ For organizations, there must be projects approved by competent state agencies, if the projects are state budget-funded; projects and written appraisals of provincial/municipal Agriculture and Rural Development

Services, for organizations not using state budget capital; or foreign investment projects already licensed by competent state agencies.

b/ For households, individuals and village population communities, there must be applications certified by the commune-level People's Committees of localities where exist forests.

Where households or individuals request the lease of forests, they must have investment projects and written appraisals of district-level functional divisions.

4. Forest assignment and lease schemes must be formulated by commune-level People's Committees with the participation of representatives of mass organizations and commune village population and must be approved by district-level People's Committees.

Article 20.- Forest assignment

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Assignment of forests to households and individuals:

a/ District-level People's Committees shall assign protection forests, natural production forests and planted production forests without collection of forest use levies to households or individuals according to the provisions Article 24 of the Law on Forest Protection and Development.

b/ The forest areas assigned to households or individuals must be included in forest-assignment schemes of commune-level People's Committees, which have been approved by district-level People's Committees.

c/ Households and individuals assigned forests must live in communes where exist such forests.

2. Assignment of forests to village population communities

The assignment of forests to village population communities shall comply with the provisions of Article 29 of the Law on Forest Protection and Development and the following provisions:

a/ District-level People's Committees shall assign production forests and protection forests without collection of forest use levies to village population communities; give priority to the assignment of forests associated with customs and traditions of ethnic minority people.

b/ The forest areas assigned to village population communities must be included in forest-assignment schemes of commune-level People's Committees, which have already been approved by district-level People's Committees.

c/ Forests assigned to village population communities must lie within the boundaries of communes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Provincial-level People's Committees shall assign natural production forests and planted production forests with or without collection of forest use levies to economic organizations defined at Points a and b, Clause 3, Article 24 of the Law on Forest Protection and Development and assign planted production forests with collection of forest use levies to overseas Vietnamese defined at Point c, Clause 3, Article 24 of the Law on Forest Protection and Development.

b/ The assignment of forests with collection of forest use levies must be conducted through the auction of forest use rights and ownership rights over planted production forests; where only one organization requests to be assigned a production forest, the auction is not required.

4. Assignment of forests to domestic economic organizations in joint venture with foreign economic organizations Where large-scale investment projects (group A) undertaken by domestic economic organizations in joint venture with foreign economic organizations are to use forestry land where exist natural and/or planted forests, they shall be assigned land and forests with collection of levies, may change the use purposes of such forests and forestry land for execution of projects according to the contents already approved by competent authorities.

5. The assignment of a forest must be based on its specific characteristics and the forest-assignment decision must state clearly the position and location of the forest, forest area, kind, status, reserves and quality at the time such decision is signed by a competent state body.

Article 21.- Forest lease

1. Organizations, households, individuals; overseas Vietnamese, foreign organizations and individuals investing in Vietnam may be leased forests by the State in accordance with the provisions of Article 25 of the Law on Forest Protection and Development.

2. The competence to lease forests shall comply with the provisions of Article 24 of this Decree.

3. Overseas Vietnamese, foreign organizations and individuals shall:

a/ Be leased planted production forests for execution of investment projects in accordance with the provisions of Vietnamese forest protection and development law and investment law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The lease of forests must be conducted through auction of forest use rights and ownership rights over planted production forests; where only one organization or individual requests to be leased with a forest, the auction is not required.

5. The lease of a forest must be based on its specific characteristics and the forest lease decision or contract must state clearly the position and location of the forest, the forest area, kind, status, reserves and quality at the time the competent state agency hands over it for lease on field.

Article 22.- Limits of forests assigned to households and individuals

1. The limit of protection forests or production forests assigned to each household or individual shall not exceed 30 (thirty) hectares for each kind of forest.

Where households or individuals that have been assigned land for plantation of annual crops, aquaculture or salt making are additionally assigned protection forests or production forests, the area of such a forest additionally assigned to each household or individual shall not exceed twenty five (25) hectares.

2. Where the forest area assigned to each household or individual exceeds the limit stipulated in Clause 1 of this Article, the excessive area must be leased according to the following provisions:

a/ Households and individuals having been using forest areas prior to January 1, 1999, in excess of the set limits may continue using such areas for a duration equal to half of the duration stated in the forest assignment decisions; beyond such duration, they shall have to switch to rent forests according to Article 25 of the Law on Forest Protection and Development with regard to the excessive forest areas.

b/ Households and individuals having used forest areas from January 1, 1999, to before April 1, 2005, in excess of the set limits and having switched to rent forests shall be entitled to continue using such forests for the remaining duration of the terms stated in the forest renting contracts; where they have not yet switched to rent forests, they shall have to do so as from April 1, 2005 (the effective date of the Law on Forest Protection and Development), for the remaining duration of the terms stated in the forest assignment decisions.

c/ Households and individuals assigned forests after April 1, 2005, with areas in excess of the set limits shall have to switch to rent the excessive forest areas as from April 1, 2005, for the remaining duration of the terms stated in the forest assignment decisions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 23.- Term of use of forests assigned or leased by the State

1. The forest assignment or lease term is provided for as follows:

a/ The State shall assign protection forests or special-use forests to forest owners for a long-term and stable management, protection and use.

b/ The State shall assign or lease natural production forests and planted production forests to forest owners for not more than 50 (fifty) years; with regard to forest trees having a business circle of more than 50 (fifty) years and investment projects in areas meeting with socio­economic difficulties or exceptional difficulties, which need longer forest assignment or lease terms, such term shall not exceed 70 (seventy) years.

c/ The State shall lease protection forests or special-use forests to economic organizations for combination with landscape, convalescence or eco-environmental tourism business for not more than 50 (fifty) years.

d/ Upon the expiration of the forest use term, if forest owners wish to further use the forests, and during the forest use term have strictly observed the forest protection and development law and used forests in accordance with the forest protection and development plannings, they shall be considered by competent state agencies for the extension of the forest use term.

2. Time point for calculation of a forest use term is provided for as follows:

a/ For forests assigned or leased by the State, it shall be the time of signing of the forest assignment or lease decisions by competent state agencies;

b/ For forests which had been assigned or leased before October 15, 1993, but the forest assignment decisions or forest lease contracts did not specify the forest assignment or lease term, the time of forest assignment or lease shall start from October 15, 1993.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The competence to assign or lease forests is provided for in Article 28 of the Law on Forest Protection and Development.

2. Competence to adjust forest assignment or lease decisions with regard to forests already assigned or leased before the effective date of the Law on Forest Protection and Development:

a/ Provincial-level People's Committees shall be the state agencies competent to adjust forest areas and forest use terms for forest owners being domestic organizations, overseas Vietnamese, foreign organizations or individuals that had received the forest assignment or lease decisions before April 1, 2005, and are subject to such adjustment.

b/ District-level People's Committees shall be the state agencies competent to adjust forest areas and forest use terms for forest owners being households, individuals or village population communities that had received the forest assignment or lease decisions before April 1, 2005, and are subject to such adjustment.

Article 25.- Extension of forest use terms

1. Conditions for extension of forest use terms

a/ Forest owners wish to further use forests.

b/ Forest owners well observe the forest protection and development law throughout the forest use terms.

c/ The current state of forest use by forest owners is compatible with the forest protection and development planning.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 26.- Recovery of forests

1. The recovery of forests shall comply with the provisions of Article 22, Clause 1 of Article 28 and Clause 3 of Article 29 of the Law on Forest Protection and Development.

2. The State shall recover forests for use for defense and/or security purposes or for national interests; for forest development for public interests or for economic development under the approved plannings or plans in accordance with the provisions of Points a and b, Clause 1, Article 26 of the Law on Forest Protection and Development in the following cases:

a/ Use of forests for defense and/or security purposes.

b/ Construction of public facilities not for business purposes.

c/ Execution of projects on population relocation or construction of new economic zones, which have been approved by competent state agencies.

d/ Construction of works under plannings already approved by competent state agencies.

3. Competence to recover forests: The state agency competent to assign or lease forests to a forest owner shall also be competent to decide on the recovery of forests from such owner.

4. Where the State recovers forests simultaneously with the recovery of land, the recovery of land and forests shall comply with the provisions of this Decree and the provisions of the land law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Apart from cases where forest owners shall not be entitled to compensation upon forest recovery by the State as provided for in Clause 3, Article 26 of the Law on Forest Protection and Development, in all other cases the remaining amounts of forest use levies and forest rents which have been paid by forest owners to the State must be determined.

2. The People's Committees competent to recover forests shall have to set up valuation councils in order to:

a/ Determine the remaining amounts of forest use levies or forest rents of forest owners which have been paid to the State, provided that the paid amounts do not originate from the state budget.

b/ Determine the added value of forest use rights and value of planted production forests brought about by forest owners' investment in the construction and development of forests on the assigned or leased forest areas, provided that the investment money does not originate from the state budget.

3. The remaining amounts of forest use levies and forest rents as well as the added value of forest use rights and value of planted production forests brought about by forest owners' investment stipulated in Clause 2 of this Article, which are under the forest owners' ownership, shall be handled as follows:

a/ Where forests are recovered for assignment or lease to other organizations, households or individuals, such organizations, households or individuals shall have to transfer money to the State so that the latter pays the forest owners with their forests being recovered.

b/ Where forests are recovered for return to the State, the State shall have to pay money to forest owners with their forests being recovered.

4. Where forests have been recovered but forest use rights or ownership rights over planted production forests have already been transferred, the remaining amounts of forest use levies or forest, rents as well as the added value of forests shall be handled as in the cases specified in Clauses 2 and 3 of this Article.

5. In case of forest recovery, if owners of recovered forests have subleased the forests to other organizations, households or individuals or have mortgaged, guaranteed or contributed capital with forest use right value or value of planted production forests, the interests of organizations, households or individuals that have been subleased the forests, have received mortgages or guarantees or accepted capital contribution with forest use right value or value of planted production forests shall be handled in accordance with the provisions of civil law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 28.- Change of purposes of using the forests from one kind to another

1. The change of purposes of using forests from one kind to another must be compatible with the forest protection and development plannings already approved by competent state agencies.

2. The change of forest use purposes must strictly comply with the prescribed competence and is provided for as follows:

a/ The Prime Minister shall decide on the change of use purposes for the entire or part of a forest he has established at the proposal of the Minister of Agriculture and Rural Development.

b/ The president of the provincial-level People's Committee shall decide on the change of use purposes for the entire or part of a forest he/she has established, specifically:

- To decide on the conversion of use purposes for forests of three kinds, with regard to forests falling under the establishing competence of the provincial-level People's Committee.

- Where overseas Vietnamese, foreign organizations or individuals use forests for execution of investment projects and have to change forest use purposes due to the adjustment of investment projects already approved by competent state agencies, the provincial-level People's Committee shall decide on the change of forest use purposes for such projects.

3. The change of purposes of using the forests from one kind to another must meet the criteria and indices allowed for the establishment of the latter kind of forest.

a/ The area of a special-use forest or production forest changed into a protection forest must meet the criteria and indices for recognition of protection forests.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ The area of a special-use forest or protection forest changed into a production forest must meet the criteria and indices for recognition of production forests.

Article 29.- Change of forest use purposes into non-forestry purposes

Kinds of forest permitted for the change of forest use purposes into non-forestry purposes must comply with the provisions of land law and forest protection and development law, be compatible with forest protection and development plannings already approved by competent state agencies as well as the following provisions:

1. The competence to decide on the change of forest use purposes shall comply with the provisions of Clause 2, Article 28 of this Decree.

2. There is an investment project on the forest area subject to use purpose change, which has already been approved by a competent state agency.

3. There is a report on assessment of environmental impacts of the change of forest use purposes.

4. There is a scheme on compensation for forest ground clearance, approved by a competent state agency.

5. The agency permitting the change of forest use purposes into other purposes must ensure investment in planting new forests to replace the forest area subject to such use purpose change.

Article 30.- Responsibilities of the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Natural Resources and Environment and People's Committees at all levels

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ The Ministry of Natural Resources and Environment shall direct the determination of information and data related to assorted land of protection forests, special-use forests or production forests.

b/ The Ministry of Agriculture and Rural Development shall direct the determination of information and data related to different kinds of forest.

2. People's Committees at all levels shall have the following responsibilities:

a/ Provincial-level People's Committees shall organize and direct provincial-level functional agencies and district-level People's Committees in organizing the uniform, coordinated and simultaneous assignment, lease and recovery of land and forests as well as the change of forest or land use purposes for organizations, households and individuals in their respective localities.

b/ Commune-level People's Committees shall organize, under the direction of provincial- and district-level People's Committees, the assignment, lease and recovery of land and forests as well as the change of land or forest use purposes and coordinate with provincial- and district-level People's Committees in on-field hand-over of land and forests to organizations, households and individuals.

RECOGNITION, REGISTRATION, EXCHANGE, TRANSFER, DONATION, LEASE, SUBLEASE, MORTGAGE, GUARANTEE, CAPITAL CONTRIBUTION AND BEQUEATHAL OF FOREST USE RIGHTS OR OWNERSHIP RIGHTS OVER PLANTED PRODUCTION FORESTS

Article 31.- Recognition, registration of forest use rights and ownership rights over planted production forests

1. Recognition of forest use rights and ownership right over planted production forests means that competent state agencies recognize such rights by stating such recognition in land use right certificates, cadastral dossiers or forest management dossiers in order to establish the rights and obligations of forest owners.

2. The registration of forest use rights and ownership rights over planted production forests shall comply with the law on registration of real estates.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 32.- Forest owners being households or individuals

Forest owners being households or individuals may exchange, transfer, donate, lease, sublease, mortgage, provide guarantee, contribute capital with, or bequeath forest use rights or ownership rights over planted production forests with regard to forests of the following kinds and in the following cases:

1. On exchange:

a/ To exchange the use rights over protection forests assigned by the State.

b/ Where households or individuals have been lawfully transferred, donated or bequeathed the forest use rights or ownership rights over planted production forests from other forest owners, they may exchange the use rights or ownership rights over such planted production forests; if they have received such rights through exchange, they shall be allowed to exchange the rights with other households or individuals in the same communes, wards or townships.

2. On transfer:

a/ To transfer planted production forests assigned by the State and forests planted with state budget investment capital on land assigned or leased by the State for afforestation but to refund the state investment value.

b/ To transfer planted forests invested with forest owners' own capital on land assigned or leased by the State for afforestation.

3. On donation:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. On lease and sublease of forests: To lease/ sublease planted production forests assigned or leased by the State but the lease or sublease term must not exceed the term prescribed in the decision on land assignment or land and forest lease by the State.

5. On mortgage, guarantee and capital contribution:

a/ To mortgage, provide guarantee or contribute capital with the value of planted production forests assigned by the State.

b/ To mortgage, provide guarantee or contribute capital with the added value of planted production forests leased by the State but invested by forest owners.

c/ To mortgage, provide guarantee or contribute capital with the value of planted production forests invested by forest owners on land assigned or leased by the State.

d/ For natural production forests assigned or leased by the State, to mortgage, provide guarantee or contribute capital with the added value of forest use rights, which is brought about by forest owners' own investment, compared with the value of forest use rights determined at the time of forest assignment or lease.

e/ The mortgage or guarantee may be effected only at credit institutions operating lawfully in Vietnam while the capital contribution may be made with domestic organizations, households or individuals and overseas Vietnamese.

6. On bequeathal:

a/ To bequeath the use rights over protection forests and production forests assigned by the State in accordance with the provisions of inheritance law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 33.- Forest owners being domestic economic organizations

Forest owners being domestic economic organizations may transfer, donate, lease, sublease, mortgage, provide guarantee or contribute capital with the value of forest use rights or ownership rights over planted production forests in the following cases:

1. On transfer:

a/ To transfer forest use rights or ownership rights over planted production forests assigned by the State with the collection of forest use levies or to be transferred the planted production forests with the paid forest use levies or transfer money not originating from the state budget.

b/ To transfer forests planted with investment capital not originating from the state budget on land assigned or leased by the State for afforestation.

2. On donation:

To donate to the State or village population communities forests planted with investment capital not originating from the state budget on the land area assigned or leased by the State for afforestation.

3. On forest lease and sublease:

a/ To lease production forests planted on land assigned by the State.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ The forest lease or sublease terms must not exceed the terms prescribed in land assignment, land lease or forest lease decisions.

4. On mortgage, guarantee and capital contribution:

a/ To mortgage, provide guarantee or contribute capital with the value of planted breeding forests invested with capital of organizations.

b/ To mortgage, provide guarantee or contribute capital with the added value of production forest use rights, brought about by forest owners' own investments, compared with the value of forest use rights determined at the time of forest assignment, in cases where the State assigns forests with collection of forest use levies and the paid money does not originate from the state budget.

c/ To mortgage, provide guarantee or contribute capital with the added value of production forest use rights, brought about by forest owners' own investments, compared with the value of forest use rights determined at the time of forest lease by the State.

d/ To contribute capital with the value of planted production forests in cases where organizations are assigned or leased land by the State for planting production forests.

e/ The mortgage and guarantee shall only be effected at credit institutions operating lawfully in Vietnam.

Article 34.- Forest owners being overseas Vietnamese

Forest owners being overseas Vietnamese may transfer, donate, sublease, mortgage, provide guarantee, contribute capital with or bequeath forest use rights or ownership rights over planted production forests with regard to forests of the following kinds and in the following cases:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ To transfer forest use rights or ownership rights over planted production forests assigned by the State with collection of forest use levies or to lease planted production forests with the lump-sum payment of rents for the whole lease term.

b/ To transfer forests planted on land assigned by the State with collection of land use levies or leased by the State for afforestation.

2. On donation:

a/ To donate planted production forests assigned by the State with collection of forest use levies or leased by the State with lump-sum payment of rents for the whole lease term.

b/ To donate forests planted on land assigned by the State with collection of land use levies or leased by the State for afforestation.

c/ To donate only forests specified at Points a and b of this Clause to the State or village population communities.

3. On forest lease and sublease:

a/ To sublease planted production forests assigned by the State with collection of forest use levies or leased by the State with lump-sum payment of rents for the whole lease term.

b/ To lease planted production forests assigned by the State with collection of forest use levies or forests planted on land leased by the State with lump-sum payment of rents for the whole lease term.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ The lease and sublease terms defined at Points a, b and c of this Clause shall not exceed the terms specified in the decisions on land assignment, land lease or forest lease by the State.

4. On mortgage, guarantee and capital contribution:

a/ To mortgage, provide guarantee or contribute capital with the value of forests of the following kinds:

- Planted production forests assigned by the State with collection of forest use levies.

- Planted production forests leased by the State with lump-sum payment of rents for the whole lease term.

- Planted production forests leased by the State with annual payment of rents.

b/ To mortgage, provide guarantee or contribute capital with the value of planted production forests invested by forest owners in cases where the State leases forests with annual payment of rents.

c/ To contribute capital with the value of production forests planted on land assigned by the State with collection of land use levies or on land leased by the State.

d/ The mortgage or guarantee shall be effected at credit institutions lawfully operating in Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ To bequeath planted production forests assigned by the State with collection of forest use levies or leased with lump-sum payment of rents for the whole lease term.

b/ To bequeath production forests planted on land assigned by the State with collection of land use levies or on land leased by the State for afforestation with lump­sum payment of rents for the whole lease term.

Article 35.- Forest owners being foreign organizations or individuals

Forest owners being foreign organizations or individuals may transfer, donate, sublease, mortgage, provide guarantee or contribute capital with the value of forest use rights or ownership rights over planted production forests in the following cases:

1. To transfer production forests planted with their own investment on land leased by the State.

2. To donate production forests planted on land leased by the State for afforestation to the State or village population communities.

3. To lease production forests planted on land leased by the State for afforestation with lump-sum payment of rents.

4. On mortgage, guarantee and capital contribution:

a/ To mortgage, provide guarantee or contribute capital with the added value of use rights over production forests, brought about by forest owners' own investments, compared with the value of forest use rights determined at the time the forests are leased.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ The mortgage and guarantee shall be effected only at credit institutions lawfully operating in Vietnam.

Article 36.- Order of, procedures for, the purchase, sale, donation, mortgage, guarantee, capital contribution with, or bequeathal of, forest use rights or ownership rights over planted production forests

1. The order of, and procedures for, the purchase, sale, donation, mortgage, guarantee, capital contribution with, or bequeathal of, forest use rights or ownership rights over planted production forests shall comply with the provisions of Articles 148, 149, 151, 152, 153 and 155 of Decree No. 181/2004/ND-CP of October 29,2004, on implementation of the Land Law.

2. Agencies carrying out the exchange, transfer, donation, mortgage, guarantee, capital contribution with, or bequeathal of, forest use rights or ownership rights over planted production forests shall, after completing the procedures, have to notify in writing the provincial/ municipal Agriculture and Rural Development Services or district-level functional divisions thereof for monitoring, management and updating of forest management dossiers.

Article 37.- Performance of financial obligations by forest-using organizations, households and individuals

1. Organizations, households and individuals using forests shall exercise the rights of forest owners and perform the following financial obligations:

a/ To pay forest use levies, forest rents and taxes related to the use of forests when assigned or leased forests by the State; when conducting the exchange, transfer, donation, lease, sublease or bequeathal.

b/ To pay charges and fees related to management and use of forests when carrying out administrative procedures.

2. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in, providing and guiding the order of, and procedures for, the payment of forest use levies, forest rents, charges and fees related to forest protection and development.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



FOREST INVENTORY AND STATISTICS, MONITORING OF CHANGES IN FOREST RESOURCES

Article 38.- Forest management dossiers

1. Forest management dossiers comprise data on forest areas and status and the forest management situation, enclosed with maps of forest lots. Such dossiers must be complete, accurate, updated regularly and promptly. They must be kept and managed in paper and digital form for computerized management.

2. Forest management dossiers shall be compiled for each commune whereby the smallest unit shall be forest lot, the statistical unit shall be sub-zone and the collective unit shall be commune.

3. Each forest-management dossier shall be compiled with one original set to be kept at the provincial/municipal Agriculture and Rural Development Service, and two copies for archival: one at the district-level functional division and the other at the commune-level People's Committee.

4. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall have to promulgate regulations on contents, forms and methods of compilation of forest-management dossiers; technical rules and standards as well as economic norms for the compilation of forest management dossiers; and the regime of uniform management and use of such dossiers nationwide.

Article 39.- Forest statistics and inventory

1. Forest statistics mean annual recording and summing up in books of area and status of forests of each kind. Forest inventory means examination and comparison between data recorded in statistical books and maps and the assigned or leased forest areas on field, which shall be conducted once every five (5) years and in the year with the unit number being zero (0) or five (5).

2. Responsibilities of forest owners and commune-level People's Committees for forest statistics and inventory:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Commune-level People's Committees shall have to carry out forest statistical work and sum up the situation of management of forests within their respective localities, including the situation of forest and afforestation land areas which have not yet been assigned or leased.

3.  Reporting and announcement of forest statistic results

a/ Commune-level People's Committees shall sum up and report forest statistic and inventory results to district-level People's Committees.

b/ District-level People's Committees shall sum up and report forest statistics and inventory results to provincial-level People's Committees.

c/ Provincial-level People's Committees shall sum up and report forest statistic and inventory results to the Ministry of Agriculture and Rural Development.

d/ The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the central statistical agency in, summing up forest statistic and inventory results of their respective localities.

e/ The Ministry of Agriculture and Rural Development shall have to announce national forest statistic and inventory results; People's Committees at all levels shall have to announce local forest statistic and inventory results.

National and local forest statistic results shall be announced in the first quarter of every year; national and local forest inventory results shall be announced in the second quarter of the first year of the subsequent inventory period.

Article 40.- Monitoring of changes in forest resources

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Assessment of the monitoring of changes in forest resources shall be conducted regularly and announced once every five (5) years:

a/ Forest owners shall have to monitor changes in forest resources in the assigned or leased forest area.

b/ Commune-level People's Committees of localities where exist forests shall have to report changes in local forest resources to district-level People's Committees; grassroots forest rangers shall advise and submit sum-up reports on changes in forest resources to commune-level People's Committees.

c/ District-level People's Committees shall have to report changes in forest resources to the Ministry of Agriculture and Rural Development.

d/ Provincial-level People's Committees shall have to report changes in forest resources to the Ministry of Agriculture and Rural Development.

e/ The Ministry of Agriculture and Rural Development shall sum up and report changes in national forest resources to the Prime Minister.

Changes in national and local forest resources shall be announced at the latest by June 30 of the first year of the subsequent five-year cycle of monitoring changes in forest resources.

3. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall have to organize the implementation of the program on investigation, monitoring and assessment of changes in forest resources nationwide and in each province, in service of the elaboration of the State's medium- and long-term socio-economic development plans.

Article 41.- Responsibility of the Ministry of Agriculture and Rural Development, concerned ministries and People's Committees at all levels for forest statistics and inventory and monitoring of changes in forest resources

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ To promulgate and guide contents and methods of forest statistics and inventory as well as the monitoring of changes in forest resources; direct its units and localities in conducting forest statistics and inventory and monitoring changes in forest resources; announce the results of forest statistics and inventory as well as the monitoring of changes in forest resources nationwide.

b/ To coordinate with state statistical agencies in formulating forms on forest statistics and inventory and monitoring of changes in forest resources for uniform application nationwide in accordance with the laws on statistics and inventory.

2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall have to coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in comparing data on areas of forests of all kinds with areas of land of all categories in accordance with the provisions of land law
and provisions of forest protection and development law.

3. The General Department of Statistics shall have the responsibility:

a/ To coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in formulating forms of statistics and inventory, guide local statistical agencies in coordinating with provincial/municipal Agriculture and Rural Development Services as well as assigned functional divisions in assisting People's Committees at all levels in conducting forest statistics and inventory.

b/ To coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in summing up forest statistic and inventory results to be reported to the Prime Ministry.

Chapter VI

ORGANIZATION OF FOREST MANAGEMENT, PROTECTION, DEVELOPMENT AND USE

Section 1. ORGANIZATION OF FOREST MANAGEMENT

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Special-use forests, protection forests and production forests must be delimited explicitly on maps and on field and must have forest management dossiers; forest boundaries on field must be identified through a system of markers and signboards; forests and land already planned for afforestation in localities must be divided into the following management units:

a/ Sub-zone means the basic unit in the forest management system, which has fixed boundaries encompassing several lots entirely and convenient for forest management; every sub-zone has an average area of one thousand (1,000) hectares; sub-zones shall be numbered in a system within the provincial scope.

b/ Plot means a forest management unit divided from a sub-zone of forest, which has stable boundaries, easy to be positioned and delimited on field, convenient for management and direction of production. Each plot shall have an average area of one hundred (100) hectares and shall be numbered based on the sub-zone it belongs to. Where a forest plot is not divided into lots, it shall be the forest statistical unit.

c/ Lot means the smallest unit in the system of forest management and forest resource statistics, which is divided from a plot. Based on the forest status, a plot shall be divided into lots, which must have the same status to ensure that they shall be subject to the uniform application of a technical measure, convenient for management and construction; the name of a forest lot shall be written based on the plot it belongs to and names of lots on the same plot must not be coincidental.

2. The division of forest management units shall be conducted uniformly within provinces and throughout the country. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall guide in detail the division of forest management units, markers, signboards and the compilation of forest management dossiers.

3. Forest owners and organizations assigned forests by the State for management must divide the assigned or leased forests into management units according to the provisions of Clause 1 of this Article under the guidance of the Ministry of Agriculture ad Rural Development.

Article 43.- Organization of management of protection forests

1. Headwater protection forests with an area of 5,000 hectares or more each or of under 5,000 hectares but important in terms of their protection function such as wind or sand shielding; protection forests for wave breaking or anti-sea encroachment as well as inter-regional and concentrated ones shall have management boards.

2. Management boards of protection forests shall operate under the financial mechanism applicable to non-­business units.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Management boards of protection forests may contract jobs of forest protection, breeding and plantation, tending and enrichment to local households, individuals, village population communities, people's armed force units, socio-political organizations or socio-professional organizations for forest protection and development.

5. Protection forests other than those defined in Clause 1 of this Article shall be assigned or leased by provincial-level People's Committees to other organizations; or by district-level People's Committees to households, individuals or village population communities for forest protection and management.

6. With regard to forest areas which have not yet been assigned or leased, based on the plannings already approved by competent authorities, presidents of provincial-level People's Committees shall decide to assign them to commune-level People's Committees according to the provisions of Point e, Clause 3, Article 38 of the Law on Forest Protection and Development.

Commune-level People's Committees shall have to elaborate protection schemes; forest assignment and lease schemes to be submitted to district-level People's Committees in order to step by step put forests to use according to the provisions of forest protection and development law.

Article 44.- Organization of management of special-use forests

1. Special-use forests being national parks or concentrated nature conservation zones which are landscape protection zones associated with classified historical relics may have management boards.

Special-use forests being national parks or nature conservation zones may be divided into functional zones for management, each including one or several strictly protected zones, the ecological restoration zone and the administrative service zone.

2. For special-use forests for scientific research or experimentation assigned by the State to scientific and technological research and development institutions, forestry and vocational training organizations, such organizations shall have to manage, protect, use and develop the assigned forest areas in accordance with the forest management regulations.

3. Special-use forests not defined in Clauses 1 and 2 of this Article, small and scattered special-use forests shall be leased by provincial-level People's Committees to economic organizations for management, protection, combined landscape, convalescence and eco-environmental tourism business.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. The organization of managerial apparatus and personnel of management boards of special-use forests shall comply with regulations of the Prime Minister.

6. Management boards of special-use forests may contract jobs of forest protection, breeding and plantation, tending and enrichment to local households, individuals, village communities or people's armed force units for forest protection and development. For strictly- protected sub-zones that have no conditions for relocation of population there from, they may only contract for short terms the forest protection and development jobs to households or individuals in such sub-zones.

Article 45.- Organization of management of production forests

1. For production forests being concentrated natural forests with rich or average reserves, which must be closed and must not be exploited, the organization of their management shall comply with forest management regulations decided by the Prime Minister.

2. Concentrated and contiguous production forests shall be assigned with priority to organizations of different economic sectors for forestry production and business.

3. For production forests which have an area of one thousand (1,000) hectares each and are scattered, competent People's Committees shall assign or lease them to organizations, households, individuals or village population communities for management, protection and development in accordance with forest management regulations.

4. For production forest areas not yet assigned or leased:

a/ Based on plannings already approved by competent authorities, presidents of provincial-level People's Committees shall decide to assign them to commune-level People's Committees for management according to the provisions of Point e, Clause 3, Article 38 of the Law on Forest Protection and Development.

b/ Commune-level People's Committees shall have to elaborate forest protection schemes, forest assignment and lease schemes and plans to be submitted to district-level People's Committees for incremental assignment and lease of forests in accordance with the provisions of forest protection and development law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 46.- Protection of forest ecosystems, forest flora and fauna

1. Protection of forest ecosystems:

a/ The protection of forest ecosystems shall comply with the provisions of Article 40 of the Law on Forest Protection and Development.

b/ Ecosystems affected by production, business or other activities shall cover:

The forest structure and composition of major forest plant species change; the forest quantity or quality decreases.

The forest environment: land, sub-climate zone or water source changes.

The forest landscape changes.

2. Protection of forest flora

a/ Endangered, precious and rare species, precious and rare gene sources of forest plants must be managed and protected under the Government's regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ The exploitation of timber and forest products, the full exploitation and extraction of timber in natural forests or planted forests, or the exploitation of timber in forest gardens must comply with the Prime Minister's forest management regulations as well as the Ministry of Agriculture and Rural Development's procedures and regulations on exploitation of timber and forest products.

3. Protection of forest fauna:

a/ Endangered, precious and rare species, precious and rare gene sources of forest animals must be managed and protected under the Government's regulations.

b/ The hunting, catching, trapping and caging of common forest animals not on the list of precious and rare forest animals shall comply with the Ministry of Agriculture and Rural Development's regulations and the granted permits.

4. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall promulgate regulations on the exploitation of timber and forest products, and regulations and procedures for forest exploitation; identify areas and animal species for hunting and catching, seasons when hunting and catching is not allowed, means and instruments banned or restricted from use in hunting and catching of forest animals; and guide the order of, and procedures for, the exploitation of timber and forest products as well as the hunting, catching and caging of forest animals.

Article 47.- Fire prevention and fighting

The fire prevention and fighting shall comply with the provisions of the Law on Fire Prevention and Fighting; the provisions of Article 42 of the Law on Forest Protection and Development as well as the provisions of the law on forest fire prevention and fighting.

Article 48.- Prevention and elimination of organisms harmful to forests

1. The planting of forest trees, raising, gazing or release of animals into forests must strictly comply with the Ordinance on Plant Protection and Quarantine and the Ordinance on Veterinary; it is prohibited to use drugs for prevention and elimination of organisms harmful to forests not on the list of forest protection drugs permitted to be used in Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The encouraged bio-forestry or biological measures for prevention and elimination of organisms harmful to forests include:

a/ Planting trees which are capable of resisting harmful organisms.

b/ Eliminating or preventing organisms harmful to forests with the use of biological elements such as parasitic or predatory animals.

c/ Multiplying or releasing insects whose reproducibility has been eliminated or which have been affected to lose their heredity.

d/ Eliminating or preventing the development of populations of harmful organisms through combination or rational use of two or more measures to maintain the density of harmful organisms or keep it below the economic threshold.

4. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall have to forecast epidemics and guide measures to prevent and eliminate organisms harmful to forests.

People's Committees at all levels shall have to organize and direct forces in eliminating organisms harmful to forests in their respective localities, preventing the spread of such organisms to other localities.

Article 49.- Trading, transportation and processing of forest products

1. Organizations and individuals trading in forest products shall be responsible for ensuring the lawful origin of timber and forest products before law enforcement bodies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The import, export, entry, exit, transit, temporary import for re-export, temporary export for re-import of forest plant and animal species and their products or samples of natural origin, originating from breeding or hybridization as well as precious, rare and common plant and animal species shall comply with the Government's regulations and the Convention on International Trading of Endangered Species (CITES) as well as other treaties which Vietnam has signed or acceded to.

4. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall have to guide and stipulate the inspection of transportation, processing and trading of timber and forest products.

Article 50.- Organization of forest protection

1. Forest owners shall have to protect forest areas assigned or leased by the State in accordance with the provisions of Article 37 of the Law on Forest Protection and Development and shall organize the forest protection as follows:

a/ Forest owners being households or individuals shall have to themselves organize the protection of forests under their management.

b/ Forest owners being village population communities may adopt appropriate forms of forest protection.

c/ Forest owners being organizations may organize specialized forces to directly protect forests, define tasks and powers of forest protection forces within the ambit of their powers in accordance with the provisions of law.

2. Commune-level People's Committees (of localities where exist forests) shall organize local mass shock forces to protect forests, define tasks and powers of forest protection forces according to their tasks and powers in accordance with the provisions of law.

3. Forest rangers shall have to organize the implementation of the provisions of Articles 79 and 80 of the Law on Forest Protection and Development and shall:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Arrange forces to perform forest protection tasks, especially where exist high risks of infringement.

c/ Guide forest owners and specialized forest protection forces of organizations and village population communities in protecting forests, preventing and fighting forest fires, preventing and eliminating organisms harmful to forests.

Section 3. FOREST DEVELOPMENT AND USE

Article 51.- Forest development

1. Investment in building protection forests

a/ Based on forest protection and development plannings and plans already approved by competent authorities, forest owners shall elaborate projects on investment in building forests and submit them to competent authorities for approval before implementation.

b/ The State shall invest in the management, protection, building and development of protection forests under projects or plans already approved by competent authorities and provide funding for operations of forest management boards.

c/ The State encourages domestic and foreign organizations and individuals as well as overseas Vietnamese to invest in building protection forests.

2. Investment in building special-use forests:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ The State shall invest in the management, protection, building and development of special-use forests under projects or plans already approved by competent authorities and provide funding for operations of forest management boards.

c/ The State encourages domestic and foreign organizations and individuals as well as overseas Vietnamese to invest in building special-use forests.

3. Investment in building production forests:

a/ Planning on development of production forests must associate with plannings on development of raw material areas and the processing industry.

Forest owners being organizations must elaborate forest development investment projects and must, for natural production forests, have forest-regulating schemes to be submitted to provincial/municipal Agriculture and Rural Development Services for approval and organization of implementation.

Forest owners being village population communities, households or individuals must elaborate management and production plans for assigned or leased forests and organize the implementation thereof.

b/ The State shall adopt policies on sapling, materials and technical supports for investment in the planting of big, precious and rare timber forests or breeding forests; improvement and enrichment of production forests being poor natural forests, protection of natural production forests which are not yet ready for exploitation; development and application of new technologies. Forest owners and project owners shall elaborate and submit investment projects to competent authorities for approval so that such projects may be entitled to state investment supports.

c/ The Ministry of Agriculture and Rural Development shall propose mechanisms and policies for investment and development of production forests; investment programs and projects on the planting of concentrated raw material forests; policies on encouragement of the planting of big and precious and rare timber forests; policies on restoration, development and enrichment of natural forests, to be submitted to the Prime Minister for consideration and promulgation; and guide, inspect the elaboration and implementation of forest-regulating schemes of provinces and centrally-run cities.

d/ Provincial-level People's Committees shall determine investment and development orientations for local production forests; apply mechanisms and policies to create favorable conditions for economic sectors, households, individuals and village population communities to invest in the development of production forests.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Building of breeding forests and forestry breeding gardens:

a/ The State shall adopt policies of investment in building a system of breeding forests and forestry breeding gardens, ensuring the sufficient supply of standard saplings for forest planting.

b/ The Ministry of Agriculture and Rural Development shall plan and direct the formulation of a system of breeding forests; organize the selection and recognition of forestry breeding gardens.

c/ Provincial/municipal Agriculture and Rural Development Services shall organize the selection and recognition of parent trees, prototypal trees and breeding forests in provinces.

d/ The State shall invest in the building of a system of breeding forests and forestry breeding gardens; adopt policies to encourage the preservation of parent trees, prototypal trees and the use of aboriginal trees, precious and rare trees.

5. Infrastructure construction for forest development:

a/ The State shall prioritize investment in the construction of infrastructure for socio-economic development in rural and mountain areas in association with the forest protection and development; support the construction of infrastructure in raw material forests, including the system of water and land traffic, harbors and landings and national power grids.

b/ Forest protection and development plannings as well as projects on the planting of raw material forests must identify infrastructure projects specified at Point a, Clause 5 of this Article. Authorities that approve plannings and projects must include the construction of infrastructure into annual plans and organize the implementation thereof.

Article 52.- Exploitation of forest products

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Activities of exploiting forest products in protection forests must ensure the principles of maintaining and developing the protection capacity of such forests; the exploitation of forest products in protection forests shall be conducted only for the protection of interests of local laborers who are deeply attached to forests, actively participate in forest protection and development.

b/ The exploitation of forest products in protection forests must comply with plannings and plans already approved by competent authorities. The hunting and catching of common forest animals must comply with the provisions of Clauses 2 and 3, Article 46 of this Decree.

c/ Procedures and technical measures for exploitation of forest plants; the hunting and catching of forest animals must comply with the Prime Minister's regulations on forest management and the guidance of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

2. For special-use forests:

a/ Exploitation activities in special-use forests must ensure the preservation, maintenance and development of forest biodiversity, and the living environment for special, precious and rare forest animals and plants; forest animals and plants of high scientific, educational, tourist and economic value; conserve landscape for exploitation of aesthetic, cultural, scientific, historical and environmental values.

b/ It is allowed to exploit, gather and clean up dead timber trees, fallen trees and forest plants other than timber in administrative service areas of national parks and nature conservation zones, except for endangered, precious and rare forest plants prescribed by the Prime Minister.

c/ It is allowed to exploit forest products in service of scientific research and forestry professional training in forests for scientific research and experimentation under research and training plans of scientific research and technological development, forestry training and job teaching institutions which are assigned forests by the State.

d/ The exploitation procedures and technical measures shall comply with the Prime Minister's regulations on forest management and the guidance of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

3. For production forests:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ The exploitation of forest products in natural forests must ensure the principle of maintaining the sustainable development of forests and that the exploitation volume must not be bigger than the to-be-grown volume and forest reserves.

c/ Conditions for forests to be exploited; products to be exploited; exploitation order and procedures; and technical exploitation measures shall comply with the Prime Minister's provisions in the regulation on management of assorted forests, the regulations and guidance of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

d/ The exploitation of planted forest timber and precious and rare trees shall comply with the Prime Minister's regulations on lists of precious and rare forest plants and animals, the management and protection regime and the regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

Article 53.- Combined agro-forestry production

1. Combined agro-forestry production shall only apply in protection and production forests but must comply with technical procedures and regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

2. For protection forests: it is allowed to intercrop agricultural and pharmaceutical plants and carry out fishery production on forestland which, however, must not affect the forests' protection capacity.

3. For production forests:

a/ In production forests being natural forests, it is allowed to intercrop agricultural and pharmaceutical plants under the forest cover, which, however, must neither deteriorate natural forests nor affect forest product-trading purposes of the concerned forests.

b/ In planted production forests, it is allowed to use no more than 30% of land area without forests for combined agro-fishery production; to intercrop agricultural and pharmaceutical plants on forestland, which, however, must not affect forest product-trading purposes of the concerned forests.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 54.- Scientific research in forests

1. With regard to forest owners being management boards of special-use forests that are involved in the performance of scientific research tasks:

a/ Annually, they shall elaborate scientific research plans or coordinate with domestic and foreign scientific institutions in working out short-term and long-term scientific research programs and projects and submit them to competent authorities for approval.

b/ Scientific research results shall be reported annually to superior management agencies and the Ministry of Agriculture and Rural Development. Scientific research programs, upon their completion, shall be reviewed and their outcomes shall be handed over for application.

2. Domestic and foreign organizations and individuals involved in practice, internship or implementation of scientific research majors or subjects in forests must comply with the following provisions:

a/ Domestic organizations or individuals that wish to conduct research, teaching or practice in forests must get written consents of forest owners.

b/ International organizations, foreign non­governmental organizations and foreigners conducting scientific research or coordinating with domestic organizations and individuals in conducting scientific research in forests must be permitted by the Ministry of Agriculture and Rural Development on the basis of projects or scientific cooperation agreements already approved by competent authorities.

c/ When conducting scientific research, they must be subject to the guidance and inspection by forest owners; for scientific research in special-use forests, they may only observe, take notes, shoot a film or take photos, must neither affect the integrity of ecosystems nor illegally gather/collect samples.

d/ Within two (02) weeks after every research period, organizations or individuals conducting scientific research activities must send reports on their activities in forests and the extent of impacts on forests. Within two (02) months after announcing the research results, they must report the results of research, survey or investigation to licensing bodies and forest owners.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The taking of samples abroad must be permitted by the Vietnam CITES Office.

f/ When conducting scientific research in forests, organizations and individuals must pay site and sample rents and prescribed service charges, and follow the forest owners' guidance, rules and regulations on forest protection.

3. Forest owners must appoint persons to guide, inspect and supervise organizations and individuals in implementing the above-mentioned provisions when the latter conduct scientific research in their forests.

If organizations or individuals violate one of the above provisions, forest owners must make records, suspend and disallow the continuation of research activities, and propose competent authorities to handle them in accordance with the provisions of law.

Article 55.- Landscape, convalescence and eco-tourism business in forests

1. Forest owners may themselves organize or lease or contract forests and forest environment to organizations, households and individuals for landscape, convalescence or eco-tourism business in forests and must ensure the following principles:

a/ Not exerting adverse impacts on the preservation of biodiversity and environmental landscape as well as protection capacity of the forests.

b/ Not building tourist facilities in strictly protected sub-zones or ecological restoration sub-zones of special-use forests.

c/ Ensuring safety and complying with the guidance, submitting to inspection and supervision by forest management board.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Organization of landscape, convalescence and eco-tourism business activities in forests

Forest owners shall elaborate and submit investment projects to competent authorities for approval and organize the implementation of the said activities according to the approved projects; the investment order and procedures shall comply with the Government's regulations on management of construction investment projects. Forest owners shall themselves decide on investment and take responsibility for projects funded with other capital sources.

Article 56.- Provisions on service charge rates for scientific research and tourist activities in forests

1. Service charge rates for tourist activities shall comply with the provisions of law on charges and fees.

2. Service charge rates for scientific research and tourist activities shall comply with the contracts and agreements between forest owners and organizations and individuals that wish to conduct scientific research or organize sight-seeing tours in forests.

3. The management and use of proceeds from scientific research service activities, tour organization by non-business organizations shall comply with the Government's regulations on financial regimes applicable to non-business units.

4. The management and use of proceeds from scientific research activities, tour organization and service provision in production forests by economic organizations shall comply with current law.

Chapter VII

IMPLEMENTATION PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Justice in, directing the propagation of, and education about, the Law on Forest Protection and Development at all levels, in all branches and ministries as well as among the population with a view to changing their awareness about urgent requirements and significance of forest protection and development.

2. The Ministry of Culture and Information shall direct central and local press agencies in adopting plans for propagation and dissemination of the Law on Forest Protection and Development among the population.

3. The Ministry of Education and Training shall elaborate plans to incorporate the contents of the Law on Forest Protection and Development into school curricula at all levels.

4. Ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies, central bodies of socio-political organizations, social organizations and socio-professional organizations as well as People's Committees at all levels shall have to direct and organize the propagation and dissemination of, and education about, forest protection and development law in their respective branches, mass organizations, organizations or localities.

Article 58.- Implementation responsibilities

1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment and provincial/municipal People's Committees in, clearly defining areas and boundaries of forests of all kinds and forestland throughout the country and in each locality so as to adopt plans on decentralization of responsibilities for forest management and organization of forest assignment and lease to organizations, households and individuals for management and business in accordance with the forest protection and development plannings and plans.

2. The Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance shall have to guide the elaboration of investment projects and management expenses for forest protection and development activities.

3. Ministries, ministerial-level agencies and provincial-level People's Committees shall have to review legal documents they have issued and amend, supplement or annul those which are contrary to the provisions of the Law on Forest Protection and Development, the provisions of this Decree and other decrees on the implementation of this Law.

The Government Office shall have to coordinate with the Government-attached agencies in reviewing legal documents promulgated by the latter and report to the Prime Minister on those provisions which are contrary to the Law on Forest Protection and Development and legal documents of the Government detailing the implementation of this Law so that the Prime Minister shall request competent agencies to promptly amend, supplement or annul such legal documents.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. People's Committees at all levels shall have to organize and direct the implementation of the Law on Forest Protection and Development, promulgate legal documents according to their competence and organize the implementation of forest protection and development law in localities.

Article 59.- Implementation effect

1. This Decree takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

2. To annul the Ministers Council's Decree No. 17/HDBT of January 17, 1992, guiding the implementation of the 1991 Law on Forest Protection and Development, and other regulations which are contrary to the provisions of this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày 03/03/2006 thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


88.334

DMCA.com Protection Status
IP: 18.188.218.103
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!