Kích thước lỗ sàng,
mm
|
Lượng lọt qua sàng,
%
|
1,180
|
100
|
0,600
|
96 ¸ 100
|
0,425
|
65 ¸ 75
|
0,300
|
20 ¸ 30
|
0,15
|
0 ¸ 4
|
6.2. Nước dùng để chế tạo vữa, phù hợp với quy
định của TCVN 4506.
6.3. Nước vôi bão hòa dùng để ngâm mẫu, phù hợp vời quy
định của TCVN 7713:2007.
7. Lấy mẫu và chuẩn
bị mẫu xi măng
7.1. Mẫu được lấy ở mỗi lô xi măng cần kiểm tra từ
ít nhất 20 vị trí khác nhau, mỗi vị trí lấy khoảng 4 kg. Trộn đều các mẫu đó và
dùng phương pháp chia tư lấy khoảng 20 kg để làm mẫu thử.
7.2. Mẫu thử được chia làm hai phần như nhau, một
phần để lưu và một phần để thử nghiệm. Mẫu xi măng phải được bảo quản trong túi
hoặc hộp kín tránh nước, tránh các hóa chất khác, tránh nhiệt độ cao và để nơi
khô ráo.
7.3. Mẫu xi măng cần phải được tiến hành thí
nghiệm ngay không chậm hơn một tháng, kể từ ngày lấy mẫu.
8. Điều kiện thí
nghiệm
8.1. Nhiệt độ và độ ẩm trong phòng thí nghiệm,
phòng dưỡng mẫu phải phù hợp với quy định của TCVN 6016:2011 (ISO 679:2009).
8.2. Nhiệt độ và độ ẩm trong buồng dưỡng khô mẫu
phải phù hợp với quy định như sau:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
-
Độ ẩm tương đối trong buồng là (50 ±
4) %;
-
Tốc độ bay hơi nước trong buồng là (77 ±
30) mL trong 24h nếu xác định bằng dụng cụ đo tốc độ hóa hơi (atmometer) hoặc
là (13 ± 5) mL trong 24 h nếu
xác định bằng cốc thí nghiệm Griffin dung tích 400 mL.
9. Số lượng thanh vữa
Chuẩn bị 4 thanh vữa cho 1 mẫu thử.
CHÚ THÍCH 1: Phép thử sẽ chính xác hơn, nếu
chế tạo 12 thanh vữa cho 1 mẫu thử từ 3 mẻ trộn, mỗi mẻ trộn được thực hiện ở
một ngày khác nhau.
10. Cách tiến hành
10.1. Chuẩn bị khuôn mẫu
Theo TCVN 7713:2007;
10.2. Tạo mẫu thử
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
10.2.2. Dùng cân kỹ thuật cân 750 g xi măng,
1500 g cát thí nghiệm và đong 364 mL nước. Tiến hành trộn vữa theo quy trình
trộn mẫu của TCVN 6016:2011.
10.2.3. Đổ lớp vữa thứ nhất vào khâu hình côn
sao cho có chiều cao khoảng bằng 1/2 khâu, sau đó, tiến hành đầm lớp vữa 20
cái. Lực đầm đủ để điền đầy, đồng nhất lớp vữa trong khâu.
10.2.4. Đổ tiếp lớp vữa thứ hai đầy khâu, sau
đó tiến hành đầm vữa như đối với lớp thứ nhất.
10.2.5. Gạt bỏ phần vữa thừa trên khâu bằng
thanh gạt. Sau đó, lau sạch lớp vữa xung quanh cạnh khâu.
10.2.6. Nhấc từ từ khâu hình côn theo chiều
thẳng đứng ra khỏi khối vữa và tiến hành dằn 25 lần, trong khoảng thời gian 15
s.
10.2.7. Sử dụng thước kẹp để xác định độ chảy
hỗn hợp vữa xi măng trên bàn dằn bằng cách đo lần lượt 4 giá trị đường kính
khối vữa theo 4 vị trí khác nhau, vạch sẵn trên bề mặt bàn dằn. Độ chảy được
tính là giá trị trung bình của 4 giá trị đường kính vừa đo, đơn vị là mm. Nếu
giá trị độ chảy nhỏ hơn 105 mm thì làm lại mẫu khác với tỉ lệ nước được tăng
lên để nhận được độ chảy yêu cầu từ 105 mm đến 115 mm. Nếu giá trị độ chảy lớn
hơn 115 mm thì làm lại mẫu khác với tỷ lệ nước giảm đi để nhận được độ chảy yêu
cầu từ 105 mm đến 115 mm.
10.2.8. Ngay sau khi thử độ chảy của vữa xong,
nếu độ chảy đạt yêu cầu thì chuyển toàn bộ lượng vữa từ bàn dằn vào cối trộn.
Sau đó, lấy bay vét hết lượng vữa bám ở thành cối, đáy cối và vun vào giữa cối,
tiến hành trộn lại vữa ở tốc độ 285 r/min trong vòng 15 s nữa. Tắt máy để lấy
vữa tạo mẫu.
10.2.9. Đúc các thanh mẫu thử theo TCVN
6068:2004.
10.3. Dưỡng mẫu, tháo khuôn, đo chỉ số so
sánh chiều dài thanh mẫu ở thời điểm ban đầu và ở các tuổi
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Nếu tại thời điểm 24 h ± 30 min sau khi dưỡng ẩm, mẫu vữa chưa
đủ cứng, thì tiếp tục dưỡng ẩm mẫu trong khoảng thời gian 24 h nữa, rồi mới
tiến hành tháo mẫu ra khỏi khuôn. Sau đó, ngâm các thanh mẫu vào thùng chứa
nước vôi bão hòa trong thời gian 24 h nữa.
10.3.2. Tại thời điểm 72 h ± 30 min, kể từ khi đúc mẫu, lấy các
thanh mẫu ra khỏi thùng ngâm mẫu chứa nước vôi bão hòa, tiến hành thấm khô các
thanh mẫu bằng dẻ ẩm, đo chỉ số so sánh chiều dài ban đầu (Dlo) các thanh mẫu theo TCVN
6068:2004. Sau đó, đặt các thanh mẫu trong buồng dưỡng khô trong vòng 25 d. Đo
chỉ số so sánh chiều dài (Dlo)
các thanh mẫu theo TCVN 6068:2004, ở các tuổi: 4, 11, 18 và 25 d, kể từ khi
dưỡng hộ trong môi trường khô.
11. Tính toán kết quả
11.1. Độ co khô ở tuổi “n” ngày, của thanh mẫu thứ
“i”, ký hiệu là (dni), tính bằng phần
trăm (%), chính xác tới 0,001 %, theo công thức sau:

trong đó:
-
DLni là
chỉ số so sánh chiều dài tuổi “n” ngày, của thanh mẫu thứ “i”, tính bằng mm;
-
DL0i là chỉ
số so sánh chiều dài ở tuổi ban đầu, của thanh mẫu thứ “i”, tính bằng mm;
-
Li là chiều dài danh nghĩa thanh mẫu thứ “i”, Li = 250
mm.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CHÚ THÍCH 2:
1) Trong quá trình thực hiện, nếu có một
thanh mẫu bị hỏng, thì cần loại bỏ. Nếu có nhiều hơn một thanh mẫu bị loại bỏ,
không báo cáo kết quả và cần thí nghiệm lại đối với mẻ trộn mới.
2) Khi thí nghiệm mẫu thử với nhiều mẻ trộn
khác nhau, cần báo cáo kết quả trung bình độ co khô của mẫu từ các mẻ trộn đơn
lẻ.
3) Nếu kết quả xác định độ co khô của một
thanh mẫu vượt ± 10 % so với giá trị
trung bình thì loại bỏ kết quả đó và chỉ tính giá trị trung bình của ba kết quả
còn lại. Nếu một trong số ba kết quả còn lại vượt quá ± 10 % giá trị trung bình của chúng thì
loại bỏ toàn bộ kết quả và cần thí nghiệm lại đối với mẻ trộn mới.
4) Có thể tham khảo định hướng về sự thay đổi
độ co khô của vữa xi măng theo thời gian, bao gồm cả thời gian dưỡng ẩm, được
trình bày ở Hình 3.

Hình 3 – Độ co khô
của vữa xi măng theo thời gian, tuần
12. Báo cáo kết quả
thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm gồm các thông tin sau:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
-
Các thông tin cần thiết về mẫu thử: người (cơ quan) gửi mẫu, loại mẫu xi măng,
ký hiệu mẫu, ngày gửi mẫu;
-
Kết quả xác định độ co khô trung bình của mẫu ở các tuổi thí nghiệm;
-
Viện dẫn tiêu chuẩn này;
-
Các lưu ý khác trong quá trình thử nghiệm, nếu có;
-
Ngày trả kết quả thử nghiệm, người thí nghiệm, người kiểm tra và thủ trưởng cơ
sở nơi thử nghiệm.