Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6663-6:2008 Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 6: Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối

Số hiệu: TCVN6663-6:2008 Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
Nơi ban hành: *** Người ký: ***
Ngày ban hành: Năm 2008 Ngày hiệu lực:
ICS:13.060.01, 13.060.10 Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6663-6 : 2008

ISO 5667-6 : 2005

CHẤT LƯỢNG NƯỚC – LẤY MẪU - PHẦN 6: HƯỚNG DẪN LẤY MẪU Ở SÔNG VÀ SUỐI

Water quality – Sampling - Part 6: Guidance on sampling of rivers and streams

Lời nói đầu

TCVN 6663 – 6 : 2008 thay thế TCVN 5996 : 1995.

TCVN 6663-6 : 2008 hoàn toàn tương đương với ISO 5667-6 : 2005.

TCVN 6663-6 : 2008 do Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 147 Chất lượng nước biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- TCVN 6663-1 : 2002 (ISO 5667-1 : 1980) phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu;

TCVN 5992 : 1995 (ISO 5667-2 : 1991) Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu.

- TCVN 6663-3 : 2008 (ISO 5667-3 : 2003) Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.

- TCVN 5994 : 1995 (ISO 5667-4 : 1987) hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo.

- TCVN 5995 : 1995 (ISO 5667-5 : 1991) Hướng dẫn lấy mẫu nước uống và nước dùng để chế biến thực phẩm và đồ uống.

- TCVN 6663-6 : 2008 (ISO 5667-6 : 2005) Phần 6: Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối.

- TCVN 6663-7 : 2000 (ISO 5667-6 : 1993) Phần 7: hướng dẫn lấy mẫu nước và hơi nước tại xưởng nồi hơi.

- TCVN 5997 : 1995 (ISO 5667-8 : 1993) Hướng dẫn lấy mẫu nước mưa.

- TCVN 5998 : 1995 (ISO 5667-9 : 1992) Hướng dẫn lấy mẫu nước biển.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- TCVN 6000 : 1995 (ISO 5667-11 : 1992) Hướng dẫn lấy mẫu nước nước ngầm.

- TCVN 6663-13 : 2000 (ISO 5667-13 : 1997) Phần 13: hướng dẫn lấy mẫu bùn nước, bùn nước thải và bùn liên quan.

- TCVN 6663-14 : 2000 (ISO 5667-14 : 1998) Phần 14: Hướng dẫn đảm bảo chất lượng lấy mẫu và xử lý mẫu nước môi trường

- TCVN 6663-15 : 2004 (ISO 5667-15 : 1999) Phần 15: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu bùn và trầm tích.

Bộ tiêu chuẩn ISO 5667 Water quality – Sampling còn có các tiêu chuẩn sau:

- ISO 5667-12 : 1995 Part 12: Guidance on sampling of bottom sediments.

- ISO 5667-16 : 1998 Part 16: Guidance on biotesting of samples.

- ISO 5667-17 : 2000 Part 17: Guidance on sampling of suspended sediments.

- ISO 5667-18 : 2001 Part 18: Guidance on sampling of groundwater at contaminated sites.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- ISO 5667-20 : 2008 Part 20: Guidance on the use of sampling data for decision making -  Compliance with thresholds and classification systems.

Lời giới thiệu

Mục đích lấy mẫu là điều quan trọng tiên quyết để định ra nguyên tắc áp dụng cho việc lấy mẫu cụ thể. Ví dụ về mục đích của các chương trình lấy mẫu thường được phân chia ra cho lấy mẫu ở sông và suối như sau đây:

a) để xác định tính phù hợp của chất lượng nước sông hoặc suối cho mục đích sử dụng cụ thể trong phạm vi một lưu vực sông, như sau:

1) nguồn nước uống.

2) để sử dụng cho nông nghiệp (ví dụ các loại nước thủy lợi, cấp nước cho chăn nuôi gia súc).

3) để duy trì và phát triển nghề cá.

4) để thay đổi mục đích sử dụng nước (ví dụ thể thao nước và bơi lội);

b) để đánh giá tác động của hoạt động nhân sinh đến chất lượng nước, như:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2) đánh giá tác động của việc sử dụng đất đối với chất lượng sông và suối.

3) đánh giá ảnh hưởng đến sinh cảnh thủy sinh bên trong thủy vực, hoặc bùn đáy do sự tích tụ và thoát ra của các chất, kể cả các chất nhiễm bẩn từ bùn đáy.

4) nghiên cứu ảnh hưởng đến chất lượng hóa chất của nước sông và sinh cảnh thủy sinh của nó từ việc hút nước, sự điều tiết nước của sông và nước chảy từ sông này sang sông khác.

5) nghiên cứu ảnh hưởng đến chất lượng nước sông do các hoạt động xây dựng trên sông (ví dụ dỡ bỏ hoặc xây thêm đập, thay đổi kênh chảy/ cấu trúc đáy sông).

 

CHẤT LƯỢNG NƯỚC – LẤY MẪU - PHẦN 6: HƯỚNG DẪN LẤY MẪU Ở SÔNG VÀ SUỐI

Water quality – Sampling - Part 6: Guidance on sampling of rivers and streams

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này nêu những nguyên tắc cần áp dụng để lập các chương trình lấy mẫu, kỹ thuật lấy mẫu và xử lý các mẫu nước lấy từ sông và suối để đánh giá các đặc tính lý học, hóa học.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

CHÚ THÍCH Quy trình lấy mẫu vi sinh vật nêu ra trong ISO 19458.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho nghiên cứu bùn lắng, chất rắn lơ lửng hoặc sinh cảnh.

Trường hợp có các đập hình thành một cách tự nhiên hoặc được xây dựng nhân tạo gây ra sự lưu giữ nước trong một vài ngày hoặc lâu hơn thì có thể coi đó như là nhánh sông hoặc suối và các mục đích lấy mẫu nước tù đọng. Tiêu chuẩn TCVN 5994 (ISO 5667-4) hướng dẫn lấy mẫu những trường hợp như vậy.

CẢNH BÁO – Tiêu chuẩn này chú trọng vào việc thu thập và tính toàn vẹn của các mẫu nước. Việc thu thập mẫu có thể là nguy hiểm và vì vậy cần phải lưu ý đến các yêu cầu về an toàn cho con người theo quy định pháp luật.

2. Tiêu chuẩn viện dẫn

Các tiêu chuẩn viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tiêu chuẩn viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tiêu chuẩn viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất (bao gồm cả sửa đổi).

ISO 6107-2 : 1997 [1]), Water quality – Vocabulary – Part 2 (Chất lượng nước – Thuật ngữ - Phần 2)

ISO 5667-18 : 2001 Water quality – Sampling – Part 18 : Guidance on sampling of groundwater at contaminated sites (Chất lượng nước – Lấy mẫu – Phần 18: Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm tại những nơi bị nhiễm bẩn).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3.1.

Lấy mẫu tự động (automatic sampling)

Quá trình các mẫu được lấy liên tục hoặc gián đoạn, không phụ thuộc vào sự can thiệp của con người và theo một chương trình đã định trước.

[ISO 6107 -2 : 1997].

3.2.

Lấy mẫu số gia (incremental sampling)

Kỹ thuật lấy mẫu khi chỉ lấy được các mẫu nhỏ vì tốc độ dòng chảy yếu (có thể vì dòng nước bị ô nhiễm do bùn đáy) hoặc do vì dòng nước bị hạn chế tiếp cận khi lấy mẫu (ví dụ khi một mẫu được lấy qua một miệng ống nhỏ), những mẫu này sau đó được gộp lại để tạo thành mẫu tổ hợp,

CHÚ THÍCH Tất cả các phần lỏng trong mẫu nhỏ đó đều được dùng, khác với trường hợp trộn các phần mẫu thử nhỏ (aliquot) để tạo ra mẫu tương ứng với dòng chảy (flow-proportional) (xem 8.4).

3.3.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Kỹ thuật lấy mẫu, trong đó mẫu từ dòng nước chảy vào lỗ của một thiết bị lấy mẫu với tốc độ bằng tốc độ của dòng nước chảy kế bên thiết bị lấy mẫu.

[ISO 6107-2 : 1997]

3.4.

Chất lỏng nhẹ không nằm trong pha nước – LNAPL (light non-aqueous-phase liquid)

Hợp chất hữu cơ có tính hòa tan thấp trong nước và có tỷ khối nhỏ hơn tỷ khối của nước, ví dụ: các sản phẩm dầu mỏ.

[ISO 5667-18 : 2001]

3.5.

Lấy mẫu ngẫu nhiên (random sampling)

Hình thức lấy mẫu mà khả năng thu được các giá trị nồng động khác nhau của chất cần xác định tuân theo đúng phân bố xác xuất của chất đó.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Sông (river)

Vùng nước tự nhiên chảy liên tục hoặc không liên tục theo một hướng xác định rõ, vào đại dương, biển hồ, vùng đất trũng, đầm lầy hoặc vào các dòng nước khác.

[ISO 6107-2: 1997].

3.7.

Nơi lấy mẫu (sampling site)

Phần diện tích chung trong một vùng nước mà các mẫu được lấy từ đó.

[ISO 6107 – 2 : 1997]

3.8.

Điểm lấy mẫu (sampling point)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

[ISO 6107-2 : 1997]

3.9.

Suối (stream)

Nước chảy liên tục hoặc không liên tục dọc theo một hướng xác định rõ, giống như sóng, nhưng nói chung là với quy mô nhỏ hơn.

[ISO 6107-2 : 1997]

3.10.

Mẫu con (sub-sample)

Phần được lấy ra từ một mẫu và có dự định làm đại diện cho mẫu đó.

3.11.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Mẫu được lấy theo nhưng khoảng thời gian định trước, khoảng thời gian này luôn được ấn định bằng nhau.

4. Thiết kế chương trình lấy mẫu

4.1. Chọn điểm lấy mẫu

4.1.1. Khái quát

Những yếu tố sau đây cần được xem xét trước cuộc lấy mẫu. Những vấn đề lấy mẫu, như khả năng tiếp cận để lấy mẫu, có thể ở một điểm lấy mẫu lý tưởng trở thành không thực hiện được trong thực tế. Mọi thay đổi đối với điểm lấy mẫu đã được thiết kế ở bất cứ vùng nước đã định nào đều phải được thảo luận và được người lập chương trình chấp thuận. Kết quả thảo luận này nên được ghi lại trong văn bản dữ liệu điểm lấy mẫu, gồm các chỉ dẫn đến nơi lấy mẫu, chi tiết về địa điểm của các điểm lấy mẫu, phương pháp lấy mẫu và các chi tiết cụ thể khác (như các yêu cầu chính và các vấn đề về an toàn và sức khỏe). Cần phân biệt giữa các điểm lấy mẫu tương đương mà có thể đến lấy mẫu, ví dụ như nếu các điều kiện sông thay đổi. Cũng cần quy định rõ các kiểu lấy mẫu được tiến hành, ví dụ độ sâu lấy mẫu.

4.1.2. Chọn địa điểm lấy mẫu

Muốn chọn chính xác điểm lấy mẫu, nói chung là liên quan đến hai khía cạnh sau:

a) Lựa chọn nơi lấy mẫu (nghĩa là địa điểm lấy mẫu là mặt cắt nằm trong lưu vực sông, sông hoặc suối).

b) Xác định điểm lấy mẫu chính xác tại nơi lấy mẫu.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Lựa chọn nơi lấy mẫu cho các trạm lấy mẫu riêng biệt thường là tương đối dễ. Ví dụ, một trạm monitoring số liệu chất lượng nước có thể chọn để sử dụng là một cái cầu thông thường, hoặc cho phép ở phía trên một điểm xả nước thải hoặc dưới một nhánh sông để cho nước trộn đều trước khi đến trạm. Các trạm monitoring điểm lấy nước cấp cần được cố định trong những giới hạn hẹp (nghĩa là ở ngay sát điểm hút nước lên).

Trong những vùng mà sông nhận nước chỉ theo mùa mưa, và vùng này trong một thời gian dài không có mưa, thể tích nước và dòng chảy của sông có thể thay đổi rất mạnh, các nơi thường xuyên đến lấy mẫu phải được lựa chọn sao cho đảm bảo rằng các nơi đó vẫn phù hợp cho việc lấy mẫu cả trong thời kỳ dòng chảy lớn nhất và nhỏ nhất.

Khi cần tiến hành lấy mẫu xuyên qua băng trong mùa đông, nơi chọn lấy mẫu phải càng gần với nơi đã lấy mẫu trong các mùa khác của năm. Nếu tiến hành lấy mẫu gần cầu, nơi lấy mẫu đó phải là nơi nằm đủ xa về phía trên cầu để tránh sự ô nhiễm muối và cát từ đường đi. Sai lệch so với điểm lấy mẫu thường ngày cần phải được nêu chi tiết như là một phần trong bộ dữ liệu và được ghi lại cùng với các kết quả phân tích.

4.1.3. Tầm quan trọng của sự hòa trộn

Khi cần nghiên cứu tác động của một phụ lưu (nhánh sông), hoặc của một dòng phụ đến chất lượng nước của một quãng xác định của sông hoặc dòng suối chính, cần chọn ít nhất hai nơi lấy mẫu, một ở ngay phía trên của ngã ba sông và một ở cách xa về phía hạ lưu để đảm bảo sự trộn lẫn là hoàn toàn.

Những đặc điểm vật lý của lòng sông suối của một nguồn nước ảnh hưởng quyết định đến cự ly cần thiết cho việc hòa trộn hoàn toàn nước dòng phụ với dòng chảy chính.

Sự hòa trộn của dòng nước phụ trong một dòng nước được xảy ra theo ba chiều, đó là

a) Chiều thẳng đứng (tính từ mặt đến đáy);

b) Chiều ngang (từ bờ này sang bờ kia);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Khoảng cách cần thiết để dòng phụ hòa trộn theo ba chiều này cần được xem xét khi chọn nơi và điểm lấy mẫu, và bị tác động vào nhiều yếu tố trong đó có tốc độ dòng nước. Kỹ thuật đánh dấu bằng phẩm màu có thể là rất hữu hiệu trong nghiên cứu quá trình hòa trộn, và đo độ dẫn điện cũng hỗ trợ rất nhiều.

CHÚ THÍCH Sử dụng kỹ thuật đánh dấu có thể là đối tượng cấp phép của cơ quan có thẩm quyền quản lý nguồn nước, vì kỹ thuật này có thể liên quan đến việc thải hóa chất và môi trường. Trong trường hợp như vậy, tốt hơn là sử dụng các thông số xác định hiện đã có, như pH, nhiệt độ hoặc độ dẫn điện để nghiên cứu quá trình hòa trộn trong nước.

Sự hòa trộn hoàn toàn theo chiều thẳng đứng của các dòng phụ đổ vào các dòng chính thường xảy ra trong vòng 1 kilomet. Thông thường, một dòng chỉ cần lấy mẫu ở một độ sâu, mặc dầu sự phân tầng có thể xảy ra ở những sông và suối chảy chậm do hiệu ứng nhiệt độ và mật độ. Trong những trường hợp như vậy có thể phải lấy mẫu một vài độ sâu và cần thử sơ bộ để đánh giá mức độ phân tầng (xem 4.2 để được hướng dẫn).

Khoảng cách cần để hòa trộn hoàn toàn theo chiều nằm ngang phụ thuộc vào những khúc ngoặt gấp, đảo nhỏ, đá cuội và thường là hàng kilomét chứ không phải là phần của một kilomét. Do đó, để có được các mẫu đại diện của một dòng chảy, cần lấy mẫu ở hai hoặc nhiều điểm theo chiều ngang và tại các chỗ hạ lưu so với nơi dòng nhánh hoặc phụ lưu đổ vào.

Cần xem xét  khoảng cách hòa trộn theo chiều dọc sông khi quyết định tần suất lấy mẫu. Để được những kết quả đại diện cho chất lượng nước ở ngay dưới nơi một dòng nhánh không thường xuyên đổ vào thì cần tăng tần suất mẫu hơn là lấy mẫu nhiều điểm ở hạ lưu khi sự hòa trộn theo chiều dọc là đã ở mức độ hoàn toàn.

Khoảng cách, l, tính bằng mét, để hòa trộn hoàn toàn, trong khoảng 1 % tính đồng nhất hoàn toàn, có thể tính gần đúng theo công thức sau (công thức này nêu trong ISO 555-2):

trong đó:

b là chiều rộng trung bình của vùng, tính bằng mét;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

g là gia tốc trọng trường, tính bằng mét trên giây bình phương;

d là chiều sâu trung bình của vùng, tính bằng mét.

Ví dụ sau đây minh họa sự ảnh hưởng của hệ số Chezy đến sự hòa trộn theo chiều dọc của một dòng chảy.

VÍ DỤ Xem xét hai dòng chảy đều có chiều rộng là 5m và chiều sâu là 1m nhưng với giá trị Chezy cực trị, một dòng là 15 (đáy dòng chảy rất gồ ghề, nghĩa là dòng chảy rất nhanh và rối) và dòng kia là 50 (nền đáy dòng chảy bằng phẳng, nghĩa là dòng chảy yên bình, chuyển động chậm). Khi sử dụng công thức đã cho để tính, dòng thứ nhất sẽ đạt được tính đồng nhất hoàn toàn sau khoảng cách 83 m trong khi đó dòng thứ hai sẽ chưa là đồng nhất tận đến khi đã di chuyển được 683 m

Cần lưu ý rằng một vài phép thử đã cho thấy công thức trên cho giá trị khoảng cách hòa trộn thấp với các suối nhỏ có chiều rộng khoảng 5 m và cho giá trị khoảng cách hòa trộn cao với các sông có chiều rộng khoảng 50 m. Điều này chắc chắn là do chiều rộng trung bình và hệ số Chezy thông thường là qua ước tính. Sự hòa trộn theo chiều ngang dòng chảy có thể xảy ra chậm hơn nhiều so với dự đoán và theo chiều thẳng đứng xảy ra nhanh hơn. Có rất nhiều nguồn tài liệu trình bày các tính toán khác nhau đề cập đến khoảng cách hòa trộn (xem tài liệu tham khảo [15]).

4.1.4. Xem xét thời gian di chuyển

Dữ liệu về thời gian  di chuyển liên quan với việc chọn vị trí lấy mẫu. Ví dụ, địa điểm lấy mẫu cần được bố trí để có thể cho phép dò theo được những thành phần hoặc chất gây ô nhiễm nhất định qua một vùng đặc biệt là từ những nguồn gây ô nhiễm gián đoạn. Điều này bắt phải có các hiểu biết về thời gian lưu của các chất trong vùng nghiên cứu (nghĩa là thời gian di chuyển). Hiểu biết về thời gian di chuyển cũng là quan trọng trong lấy mẫu để nghiên cứu tốc độ thay đổi của các thành phần không bền (ví dụ trong cách tự làm sạch của vùng nước, thời gian di chuyển có thể cung cấp thông tin về hệ số tốc độ động học).

Trong việc xác định thời gian di chuyển, cần phải dùng một trong ba phương pháp chính: dùng vật nổi bề mặt (xem ISO 748), dùng tác nhân đánh dấu (xem ISO 555-1, ISO 555-2 và ISO 555-3), hoặc đo tốc độ dòng chảy khi biết diện tích mặt cắt (xem ISO 748 và ISO 1070).

Cần đo ít nhất ở năm tốc độ dòng khác nhau và thời gian di chuyển thu được đem lập thành đồ thị tương ứng với tốc độ dòng chảy, từ đó có thể ngoại suy hoặc nội suy đồ thị để biết các thời gian di chuyển khác. Tuy nhiên, ngoại suy quá 10% tốc độ dòng đã đo có thể dẫn đến thông tin thiếu chính xác về thời gian di chuyển.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Cần tham khảo TCVN 6663-1 (ISO 5667-1) để xem hướng dẫn chung về thời gian di chuyển, và ISO/TR 8363 xem hướng dẫn đo dòng chảy của chất lỏng trong dòng kênh hở.

4.1.5. Những nơi không đồng nhất

Vấn đề nảy sinh trong lựa chọn địa điểm lấy mẫu cho phù hợp là khi các tác nhân cần xác định lại không phân bố đồng nhất khắp trong thủy lực được quan tâm. Nói chung những chỗ lấy mẫu như vậy cần phải tránh, trừ khi chính những chỗ cần lấy mẫu là những nơi được quan tâm trực tiếp, vì các chỗ đó có thể không cho được các mẫu đại diện chính cho thủy lực. Nếu có bất kỳ khả năng phân bố không đồng nhất nào của các tác nhân cần xác định tại nơi được chọn để lấy mẫu thì cần tiến hành phép thử thực nghiệm về bản chất và mức độ của tính đồng nhất theo cả ba chiều sâu, rộng và theo chiều dọc. Nếu thử nghiệm này cho thấy rằng các tác nhân cần xác định là phân bố đồng nhất thì điểm lấy mẫu nào cũng sẽ đáp ứng được. Nếu không, thì cần tìm nơi lấy mẫu khác có các tác nhân cần xác định được phân bố đồng nhất. Nếu không thể tìm được các nơi lấy mẫu như vậy thì số lượng các điểm lấy mẫu phải đủ tại nơi lấy mẫu đã chọn để mẫu lấy được từ đó đảm bảo kết quả đại diện.

Những mẫu này thường như là mẫu con có thể gộp lại để tạo thành một mẫu tổ hợp đơn lẻ đại diện cho chất lượng tại khu vực lấy mẫu, vì thế không cần thiết phải phân tích riêng từng mẫu lấy ở từng điểm lấy mẫu. Tuy nhiên, điều này không cung cấp thông tin về biến thiên trong chất lượng nước giữa các điểm lấy mẫu. Hơn nữa, sự tổ hợp các mẫu con theo cách này không thể thực hiện khi lấy mẫu khí hòa tan hoặc lấy mẫu các thành phần bay hơi khác.

4.2. Tần suất và thời gian lấy mẫu

Điều rất quan trọng là chương trình lấy mẫu cần phải được thiết kế hợp thức theo thống kê để các thông tin thống kê tổng hợp thu được từ các kết quả phân tích đưa ra được một sự đánh giá thông tin cần thiết nằm trong giới hạn chấp nhận được theo mục tiêu của chương trình. Nếu mục tiêu của chương trình không bao gồm việc xác định rõ quy mô sai số thì một chương trình lấy mẫu dựa trên thống kê là không khả thi. Hướng dẫn về áp dụng thống kê vào tần suất lấy mẫu được nêu trong TCVN 6663-1 (ISO 5667-1).

Khi có những thay đổi theo chu kỳ hay thường xuyên, để có độ chính xác tốt hơn thì cần phải ước tính nồng độ trung bình bằng cách lấy mẫu hệ thống thay cho lấy mẫu ngẫu nhiên (với số mẫu bất kỳ), miễn sao khoảng cách thời gian giữa hai lần lấy mẫu liên tiếp là đủ ngắn để phát hiện ra những thay đổi.

Khi lấy mẫu hệ thống, điều quan trọng là cần phải bảo đảm rằng tần suất lấy mẫu không trùng với bất kỳ chu kỳ tự nhiên nào của nơi nghiên cứu, hoặc trùng với một số tác động theo thời gian (ví dụ một bơm đặt ngay ở thượng lưu và khởi động một lần trong một giờ), nghiên cứu tác động của nó không phải là mục tiêu lấy mẫu.

Trong các hệ thống sông, những thay đổi theo chu ký đều đặn về chất lượng nước có thể xảy ra, ví dụ chu kỳ một ngày, một tuần lễ và một năm. Khi điều đó xảy ra thì thời gian lấy mẫu cần chọn cẩn thận để có thể đánh giá được bản chất những thay đổi này. Nếu những thay đổi này là không kéo dài hoặc ở mức độ nhỏ hơn những biến đổi ngẫu nhiên thì nên chọn thời gian lấy mẫu ngẫu nhiên, hoặc lấy những mẫu hệ thống trong suốt chu kỳ quan tâm. Điều quan trọng là khi lấy mẫu hệ thống được thực hiện trong một giai đoạn dài thì người thiết kế chương trình lấy mẫu cần tính đến khả năng thay đổi có thể có theo thời gian địa phương suốt cả giai đoạn lấy mẫu. Trong mọi trường hợp, thời gian cần được chọn sao cho mẫu được lấy ở những phần khác nhau của chu kỳ, trừ khi cần nghiên cứu những nồng độ cực trị, thì mẫu cần được lấy tương ứng với những thời gian xác định của mỗi chu kỳ. Hướng dẫn chi tiết hơn về chủ đề này được nêu trong TCVN 6663-1 (ISO 5667-1).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Tất cả thiết bị và quy trình lấy mẫu phải được lập thành tài liệu và mọi quan sát hiện trường và đo thu được cần phải ghi chép vào phiếu điều tra hiện trường phù hợp hoặc sổ ghi chép phù hợp để tạo thuận lợi cho điều tra chính xác lại theo đúng với biểu đồ thời gian mà cuộc khảo sát đang  tiến hành.

5. Chuẩn bị lấy mẫu

Lấy mẫu nước sông thường liên quan đến công việc hoạt động tách biệt trong nhiều ngày, vì vậy công nhận lấy mẫu và phương tiện vận chuyển của họ phải độc lập. Tất cả các nhân viên của một đội lấy mẫu phải được huấn luyện kỹ và nhận được sự hướng dẫn lấy mẫu rõ ràng ở dạng văn bản hướng dẫn lấy mẫu trong đó ghi chi tiết của từng nơi lấy mẫu gồm cả mô tả chi tiết nơi lấy mẫu, sơ đồ nơi lấy mẫu và thông tin về bất cứ đặc trưng địa hình của nơi lấy mẫu (ví dụ như những người giữ vai trò chủ chốt, các lưu ý về an toàn).

Các thông tin tối thiểu sau đây cần phải có:

a) Tài liệu mô tả chính xác về điểm lấy mẫu;

b) Loại mẫu cần có;

c) Kỹ thuật lấy mẫu được áp dụng;

d) Thông tin về mẫu, ví dụ chai đựng mẫu, cái lọc, bảo quản hoặc mọi phép đo tại hiện trường. v.v….

e) Tuần tự rót mẫu vào các lọ đựng mẫu để giảm thiểu nhiễm bẩn mẫu.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Lấy mẫu tại những địa điểm cụ thể

6.1. Lấy mẫu từ trên cầu

Khi chọn các chỗ trên cầu để lấy mẫu, cần bảo đảm rằng:

a) Chỗ đó nước đủ độ sâu để ngập chìm được bình lấy mẫu;

b) Khi bình lấy mẫu đã ngập dưới mặt nước thì đáy bình cũng sẽ không vướng phải bùn đáy;

c) Trên cầu phải đủ thoáng đãng cho việc dùng bình lấy mẫu nhằm tránh bình lấy mẫu bị nhiễm bẩn các vật chất bong ra từ cầu;

d) Khi lấy mẫu ở thành cầu phía trên dòng chảy, thực hành lấy mẫu không được để cho bình lấy mẫu bị trôi vào vùng nước dưới cầu.

Nếu độ sâu của nước là không đủ, thì chọn cách tiếp cận để lấy mẫu khả dĩ thích hợp nhất (xem 8.3, 8.4 và 9.4). Có thể chọn loại bình lấy mẫu nhỏ buộc với một thanh gỗ, nếu nước không đủ sâu thì sử dụng một bình lấy mẫu được buộc vào dây.

6.2. Lấy mẫu ở suối

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6.3. Lấy mẫu từ bờ

Khi lấy mẫu từ bờ, phải cẩn thận để tránh làm nhiễm bẩn mẫu do sự xáo trộn đáy hoặc bờ của thủy lực. Thông thường, cần có một que gỗ dài nhưng hay dùng một sợi dây buộc bình lấy mẫu để lấy mẫu.

6.4. Lấy mẫu từ trên thuyền

Khi lấy mẫu từ trên thuyền, phải cẩn thận để tránh làm nhiễm bẩn mẫu do bùn bị xáo trộn và do mọi thứ khác từ thuyền thải ra. Nên dùng một chiếc thuyền được bảo quản thích hợp và phù hợp cho công việc. Nhân viên và đội lấy mẫu cần phải được huấn luyện thích hợp.

Cần chú ý đến các quy định pháp luật về an toàn đối với nhân viên và đội tàu.

6.5. Lấy mẫu dưới băng

Các địa điểm lấy mẫu vào mùa đông cần phải càng gần càng tốt với địa điểm đã được lấy mẫu vào các mùa khác trong năm. Nếu vì có băng mà chọn một điểm lấy mẫu thay thế thì phải được nhắc đến trong báo cáo lấy mẫu. Nếu lấy mẫu không đảm bảo về an toàn do nước bị đóng băng thì mẫu cần phải được lấy từ một địa điểm lấy mẫu thay thế.

7. Phương pháp lấy mẫu

7.1. Mẫu đơn, mẫu riêng lẻ

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7.2. Lấy mẫu theo chiều sâu cụ thể

Khi cần có một mẫu lấy từ một độ sâu cụ thể, phải sử dụng dụng cụ đặc biệt được thả xuống nước để có thể lấy một mẫu riêng lẻ hoặc mẫu liên tục ở độ sâu đã chọn [xem TCVN 5992 (ISO 5667-2)]. Dụng cụ này có thể là các chai được lắp một cơ chế mở nắp bật đậy ra ở độ sâu yêu cầu hoặc là các thiết bị kéo mẫu vào chai thông qua một ống hút được thải lơ lửng ở độ sâu yêu cầu.

Hệ thống lấy mẫu liên tục để lấy mẫu nước sông phải được lựa chọn và lắp đặt cẩn thận để tránh miệng ống hút bị tắc nghẽn do các mẫu vụn có trong nước. Xung quanh đầu vào của ống hút này phải được bảo vệ bằng lưới có mắt thưa và lưới có mắt mịn, nhưng phải thường xuyên kiểm tra và tháo gỡ các mẫu vụn tích tụ và công việc này phải luôn chú ý trong khi lựa chọn điểm lấy mẫu. Hệ thống lấy mẫu ở những địa điểm lộ thiên (ví dụ như bờ sông) thì cần bảo vệ khỏi bị nguy hiểm khi mực nước sông ở mức cực đại hoặc nhiệt độ quá lạnh.

Nếu tốc độ bơm lấy mẫu rất chậm thì hiệu ứng trọng trường lên các chất rắn lơ lửng có thể làm giảm nồng độ của chúng trong mẫu. Nếu chất rắn lơ lửng hoặc các thành phần cần xác định có thể hấp thụ lên trên chất rắn lơ lửng thì không nên sử dụng bơm lấy mẫu có tốc độ thấp. Điều này luôn ngăn cản việc sử dụng các hệ thống bơm công suất thấp thông dụng mà thay vào đó là các máy lấy mẫu tự động. Lý tưởng nhất là việc lấy mẫu cần được tiến hành theo điều kiện đẳng tốc của dòng nước nhưng khi điều này không khả thi tốc độ dòng chảy tuyến tính trong ống lấy mẫu không được thấp hơn 0,5m/s và không vượt quá 3,0 m/s.

Mục tiêu của việc lấy mẫu phải là nồng độ các chất cần xác định trong mẫu và thủy lực chính của nguồn nước không khác nhau đáng kể.

Đối với việc lấy mẫu đại diện của các vật chất không tan, tốc độ lấy mẫu phải được điều chỉnh sao cho tốc độ dòng nước đi vào đầu thu của hệ thống lấy mẫu là tương đương với tốc độ dòng nước đang được lấy mẫu (nghĩa là phải theo điều kiện lấy mẫu đẳng tốc). Điều này cũng còn yêu cầu là đầu thu của hệ thống lấy mẫu phải ở tư thế đối diện với hướng dòng chảy của sông hoặc suối.

Khi mực nước có các biến động đáng kể thì hệ thống lấy mẫu hoặc đầu thu mẫu cần được gắn vào một bệ nổi để tạo thuận lợi cho việc lấy mẫu; tuy nhiên một bệ nổi cũng thường dễ bị hư hỏng. Cách lấy mẫu khác là dùng một đầu thu đặt chìm và lơ lửng trong nước theo các phao nổi (hoặc phương tiện tương tự) khi  đó đầu thu mẫu nổi được nối với dụng cụ lấy mẫu thông qua ống mềm được neo chặt vào vật nặng đặt dưới đáy sông. Chi phí cao hơn một chút nhưng bố trí lâu bền hơn là nối thiết bị lấy mẫu vào một đầu lấy mẫu nhiều điểm dùng lâu dài mà có thể lấy mẫu ở độ sâu phù hợp nhất cho mục đích lấy mẫu cụ thể.

8. Thiết bị lấy mẫu

8.1. Mẫu đơn, mẫu riêng lẻ

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Trước khi sử dụng các dụng cụ lấy mẫu, cần phải kiểm tra xem để biết rằng sử dụng các dụng cụ đó là sẽ không có tác động gì đến các thành phần được phân tích. Trong một số trường hợp, ví dụ như khi mẫu được yêu cầu là lấy ở dưới lớp băng hoặc khi việc phân tích có thể bị hỏng nếu sử dụng phương pháp lấy mẫu gián tiếp (ví dụ đối với phân tích các chất hữu cơ lượng vết), các bộ phận của phương tiện lấy mẫu khác nhau hiện đang có sẵn đều có thể lắp các bình lấy mẫu vào đó để thả chìm vào trong nước sông.

Để tạo dễ dàng cho việc lấy mẫu, các loại bình lấy mẫu dung tích từ 50 ml đến 3 lít đều có thể sử dụng. Để có thể đạt được giới hạn phát hiện phân tích, là điều luôn yêu cầu đối với các sông có chất lượng nước sạch, thì cũng có thể cần đến các thể tích mẫu lớn hơn và lúc đó có thể nảy sinh thêm cơ chế bảo quản lưu giữ mẫu.

Bình lấy mẫu có thể sâu vào trong nước bằng dây hoặc dây thép mềm được bọc polytetrafloroetylen (PTFE) hoặc polyetylen. Bất cứ chất liệu không gây ảnh hưởng đến các thành phần cần phân tích đều có thể được sử dụng. Nếu đứng trên cầu để lấy mẫu thì có thể dùng một đoạn xích làm bằng thép không gỉ để nối dây thép hoặc dây với bình lấy mẫu để giúp cho bình dễ chìm xuống trong nước và ngăn ngừa được nhiễm bẩn. TCVN 6663-3 (ISO 5667-3) cho biết thêm thông tin về vật liệu lấy mẫu.

Nếu dùng dây mà không cần kiểm soát được tư thế lấy mẫu thì có thể sử dụng một thanh gỗ. Thanh gỗ có thể có độ dài cố định hoặc nối thêm đúng với khoảng cách cần thiết và bình lấy mẫu hoặc dụng cụ lấy mẫu được kẹp vào đầu của thanh gỗ.

Nếu lấy mẫu nước sông có chất lượng nước thay đổi hoặc mẫu cần có yêu cầu các giới hạn phát hiện phân tích khác nhau, thì lúc đó có thể cần mang theo các bộ dụng cụ lấy mẫu khác nhau để phòng tránh nhiễm bẩn chéo. Trong những trường hợp bắt buộc, yêu cầu sử dụng một bộ dụng cụ lấy mẫu cho một nơi lấy mẫu.

Trong những trường hợp mẫu không yêu cầu lấy ở lớp nước bề mặt thì áp dụng hai quy trình đã được biết. Nếu có khả năng lội được xuống nước an toàn thì áp dụng một bình lấy mẫu miệng nhỏ nhấn ngập sâu 25 cm dưới bề mặt nước trước khi nút đậy được mở ra. Cách khác, có thể buộc ngược đầu một bình hở miệng vào một thanh gỗ, đẩy xuống nước ở độ sâu yêu cầu, quay thanh gỗ 180 0 và nước chảy vào bình.

8.2. Lấy mẫu lớp nước bề mặt để phân tích chất lỏng nhẹ không nằm trong pha nước, (ví dụ các loại dầu) hoặc lớp màng mỏng bề mặt

Cần phải sử dụng một bình miệng rộng để lấy mẫu lớp nước bề mặt. Bình lấy mẫu này cần phải điều khiển trực tiếp bằng tay hoặc sử dụng một thanh gỗ, nhưng không được dùng dây vì dây không thể điều chỉnh được bình lấy mẫu ở bề mặt nước.

8.3. Dụng cụ lấy mẫu ở nhiệt độ sâu nhất định

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

CHÚ THÍCH Bình hoặc các dụng cụ lấy mẫu khác để dùng lấy mẫu đơn lẻ cũng có thể sử dụng miễn là chúng được lắp với một cơ chế mở nút ở độ sâu đã định.

8.4. Dụng cụ lấy mẫu tự động

Có thể sử dụng các dụng cụ lấy mẫu tự động trong nhiều trường hợp lấy mẫu ở sông và suối, vì các dụng cụ này có thể được lấy mẫu liên tục hoặc loạt mẫu mà không cần đến sự can thiệp của con người. Các dụng cụ lấy mẫu tự động đặc biệt hữu dụng khi chuẩn bị các mẫu tổ hợp trong trường hợp cần lấy mẫu để nghiên cứu biến động chất lượng nước sông theo thời gian.

Sự lựa chọn loại máy lấy mẫu phù hợp nhất sẽ tùy thuộc vào trường hợp lấy mẫu cụ thể. Ví dụ, lấy mẫu để đánh giá tải lượng trung bình của các kim loại lượng vết hòa tan trong nước sông hoặc suối thì tốt nhất là có thể dùng một dụng cụ lấy mẫu đẳng tốc liên tục ứng dụng hệ thống bơm nhu động.

Với mọi trường hợp lấy mẫu, các máy lấy mẫu phải được thử nghiệm để đảm bảo tính năng hoạt động của chúng thỏa mãn với điều kiện đang nghiên cứu.

Các máy lấy mẫu tự động đơn giản có thể được lập trình để lấy mẫu ở các quãng thời gian định trước hoặc để vận hành hoạt động bằng một tín hiệu “lấy” từ bên ngoài như tín hiệu được tạo ra do lượng nước mưa quá lớn. Nhiều máy lấy mẫu tinh xảo và lấy mẫu liên tục tỷ lệ với tốc độ dòng chảy đo lưu lượng nước trong sông và suối và lấy mẫu sau khi một thể tích nước ấn định đã chảy qua điểm lấy mẫu.

Điều cơ bản là máy lấy mẫu tự động, hoặc thời gian và điều kiện lưu giữ mẫu trong máy đó không được gây ra biến đổi đáng kể đến chất lượng mẫu. Các thông tin về bảo quản mẫu được nêu trong TCVN 6663-3 (ISO 5667-3).

Hướng dẫn và khuyến nghị về các máy lấy mẫu tự động cùng với cách sử dụng chúng được nêu trong TCVN 5992 (ISO 5667-2) và Tài liệu tham khảo số [14].

8.5. Dụng cụ lấy mẫu khác

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Tại một số địa điểm lấy mẫu, về mùa đông phải lấy mẫu qua lớp băng dày. Khi đó cần có các dụng cụ chuyên dụng như máy khoan, khoan băng.

8.6. Quy định về lưu giữ bảo quản dụng cụ lấy mẫu và mẫu trước khi phân bổ mẫu cho phòng thí nghiệm phân tích.

Nếu cần thiết, phải bảo quản dụng cụ lấy mẫu và các hình mẫu. Các phương tiện bảo quản phải sẵn sàng và tất cả dụng cụ lấy mẫu có thể được giữ sạch sẽ. Phải ngăn ngừa sự nhiễm bẩn vào mọi thời gian trong ngày.

Không được lưu giữ các bình đựng mẫu mới hoặc đã làm sạch gần kề các chai hoặc dụng cụ chứa chất bảo quản.

Nếu mẫu phải được lưu giữ trước khi phân phát cho phòng thí nghiệm thì các phương tiện thích hợp dùng để lưu giữ mẫu (mà có thể được để cùng với các bình không có mẫu tại nơi lưu giữ) phải bảo vệ được tính toan vẹn của các mẫu.

Tính bền vững và toàn vẹn của mẫu là rất quan trọng.

Cần phải có tủ lạnh để bảo quản mẫu trong suốt 24 h. Nếu các mẫu nước sông tương đối sạch và mẫu nước bị nhiễm bẩn cũng phải được lưu giữ thì phải có tủ lạnh để lưu giữ mẫu tách rời nhau hoặc mẫu nước sông tương đối sạch được lưu giữ trong một ngăn riêng nếu cả hai mẫu cùng được bảo quản trong cùng một tủ lạnh. Tủ lạnh phải có khả năng đạt được nhiệt độ 1 0C đến 5 0C bất kể nhiệt độ môi trường xung quanh là thế nào. Nếu chỉ có một tủ lạnh và các mẫu dùng cho phân tích vi sinh vật cũng được lưu giữ cùng với mẫu dùng cho phân tích hóa học thì tủ lạnh phải có khả năng duy trì nhiệt độ trong khoảng 20C đến 50C (quy trình để lấy mẫu vi sinh vật được nêu trong ISO 19458). Các tủ lạnh gia dụng thường không có khả năng duy trì được giải nhiệt độ này.

Các bước bảo quản mẫu cần phải được ghi chép lại trong báo cáo và nhiệt độ lưu giữ mẫu cũng được ghi lại.

Hướng dẫn và khuyến cáo thêm về lưu giữ mẫu được nêu trong TCVN 6663-3 (ISO 5667-3).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

9.1. Đi đến nơi lấy mẫu

Nếu các quy định đi đến hiện trường lấy mẫu thật sự là cần thiết thì quá trình vận hành lấy mẫu cần phải được phân định theo sự quản lý của chỗ lấy mẫu đó và thực hiện theo các hướng dẫn về an toàn của các quy trình. Nơi lấy mẫu cần phải được khẳng định thông qua sử dụng thông tin chứa trong văn bản d liệu/hướng dẫn (mô tả, ảnh, các tọa độ, v.v.) để đảm bảo rằng nơi lấy mẫu đó là đúng. Thiết bị hệ thống định vị toàn cầu (GPS) có thể có ích vì nó cho phép xác định nhanh và chính xác vị trí.

9.2. Súc rửa dụng cụ lấy mẫu

Tất cả các dụng cụ có tiếp súc với nước đều phải được súc rửa. Lấy đủ một thể tích nước của thủy vực được lấy mẫu để súc rửa kỹ tất cả các dụng cụ, sử dụng cùng kỹ thuật lấy mẫu đang được dùng tại nơi lấy mẫu. Nếu dùng dây để lấy mẫu thì tưới một vài lần nước chứa trong bình lấy mẫu trước. Giữ nước sũng ở dây bằng cách lắc mạnh. Không để đoạn dây ướt này bị nhiễm bẩn lại, ví dụ để dây tiếp xúc với mặt đất. Súc rửa tương tự với thanh gỗ dùng để lấy mẫu trong trường hợp dùng. Nếu, và chỉ khi, hướng dẫn của phòng thí nghiệm có yêu cầu bình lấy mẫu cần được súc rửa thì chỉ mở nút bình ngay trước lúc lấy nước để súc rửa, giữ nút bình theo cách thức sao cho bề mặt trong của bình không trở nên bị nén nhiễm bẩn, nên dùng một tay để giữ cả bình và nút hoặc lồng cả hai thứ trong một túi ni lông.

Súc rửa bình lấy mẫu bằng cách lấy đủ nước vào bình rồi xoay bình để nước lắng đều tất cả bề mặt bên trong của bình. Đổ bỏ nước súc rửa trong bình vào phía hạ lưu nơi lấy mẫu hoặc theo cách thức sao cho nước súc rửa đó không làm nhiễm bẩn nước nơi được lấy mẫu. Bản than nước súc rửa trong bình hoặc nước dư của mẫu tổng khí đổ bỏ phải không được trở thành một nguồn ô nhiễm. Không được đậy trở lại nút bình lấy mẫu cho tận đến khi mẫu được lấy xong trừ khi nhận thấy rõ có lẫn vào nhiều bọt khí.

9.3. Lấy mẫu trực tiếp

Cách lấy mẫu trực tiếp tạo ra ít nhất nguy cơ nhiễm bẩn đồng thời đảm bảo mẫu là đại diện. Tuy vậy, không nên sử dụng các bình chứa chất bảo quản. Cách lấy mẫu trực tiếp chỉ nên áp dụng khi việc lấy mẫu được coi là an toàn và không nguy hại gì. Trước khi tiến hành lấy mẫu trực tiếp, các bình chứa mẫu cần được súc rửa kỹ như mô tả trong 9.2.

Nhúng ngập bình vào trong nước của thủy vực được lấy mẫu, hướng miệng bình về phía thượng nguồn dòng chảy của nước, mở nút bình (nếu vẫn còn đậy) và giữ bình trong một tay. Đưa cổ bình đã mở nút xuống dưới mặt nước cho đến khi ngập ở độ sâu khoảng 25 cm. Nếu nước nông thì phải đảm bảo mẫu nước lấy không bị nhiễm bùn đáy.

Nghiêng cổ bình sao cho bình hướng hơi nghiêng về phía mặt nước và về phía dòng chảy. Để cho nước chảy vào bình với lượng mẫu cần yêu cầu. Trong phần lớn các trường hợp, lấy mẫu đầy đúng đến miệng bình để đẩy được hết không khí trong bình ra, vì trao đổi khí có thể làm thay đổi nhanh chất lượng của mẫu. Trong một vài trường hợp, như khí dung môi được bổ sung trực tiếp vào các bình lấy mẫu ví dụ như trong trường hợp phân tích dầu trong nước, thì bình chỉ được lấy mẫu đến vai bình. Phóng thí nghiệm sẽ đưa ra hướng dẫn về mức nước lấy mẫu vào bình. Khi đã lấy đúng lượng mẫu cần lấy, nhấc bình ra khỏi nước và đậy nắp bình lại thật kỹ. Quay lên bờ và dán nhãn lên bình như nêu chi tiết trong 9.9. Nếu phải lấy mẫu trực tiếp vào một bình lấy mẫu, thì phải giữ bình đó trong một cái "lồng" tương tự như lồng được sử dụng trong trường hợp lấy mẫu ở các độ sâu cụ thể hoặc lấy mẫu xuyên qua băng tuyết.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Hạ thấp bình một cách nhẹ nhàng đến bề mặt, đảm bảo bình không bị nhiễm bẩn trong lúc hạ xuống. Để cho nước chảy vào bình và theo dõi trong suốt thời gian lấy mẫu. Cố gng đừng lấy phải quá nhiều phần nước ở bề mặt và cố gắng tránh lấy phải các vật liệu trôi nổi trên nước. Không được để cho bình chạm với đáy sông. Nhấc bình ra khỏi nước, lần này cũng phải đảm bảo không để xảy ra nhiễm bẩn mẫu.

Dùng một thanh gỗ thì dễ điều khiển hơn nên dễ tránh được sự nhiễm bẩn các vật thể từ đáy và trôi nổi trong nước nhưng thể tích mẫu thu được có thể bị ít hơn nhiều so với dùng một sợi dây và dùng bình lấy mẫu to cho nên cần lấy nhiều lần mẫu nhỏ. Các mẫu nhỏ này có thể được sử dụng để lập nên mẫu tổng trước khi chia vào từng chai mẫu (xem 9.7).

Rót mẫu cẩn thận vào trong bình theo như yêu cầu, rót trực tiếp hoặc sử dụng một cái phểu và phải đảm bảo không để cho cặn có đủ thời gian lắng xuống. Nếu có dùng chất bảo quản thì cần đảm bảo rằng khi rót quá đầy vào bình thì cũng không gây ra nhiễm bẩn cho thủy vực. Đậy nút các bình và ghi nhãn như chi tiết nêu trong mục 9.2 và 9.9.

9.5. Lấy mẫu xuyên qua băng tuyết

Gạt sạch băng ri và tuyết ra khỏi một vòng quanh điểm lấy mẫu, khoan xuyên qua băng tuyết bằng một khoan tay hoặc loại khoan băng đá. Cần đảm bảo vùng xung quanh lỗ khoan luôn sạch sẽ và không có khả năng bị nhiễm bẩn (khí, rác và mùn khoan, tuyết di chuyển lọt vào, v.v.).

Dùng một rổ nhựa để lấy hết tất cả các mẫu băng vụn và tuyết bẩn ra khỏi lỗ khoan. Đợi trong một vài phút để cho nước chảy bình thường dưới băng và các chất nhiễm bẩn có thể trôi đi hết trước khi tiến hành lấy mẫu. Mẫu được lấy qua hố nước ở lớp nước dưới lớp băng.

9.6. Lấy mẫu lớp nước bề mặt hoặc váng nước trên bề mặt

Mẫu có thể được lấy trực tiếp bằng lội xuống vùng nước hoặc bằng cách sử dụng một thanh gỗ. Nếu sử dụng một bình để trực tiếp lấy mẫu thì mở nút bình rồi tiến hành như mô tả trong mục 9.2. Để bình (hoặc chai) lấy mẫu hướng về phía thượng nguồn và đặt bình này nằm ngang và thấp một chút dưới mặt nước, sao cho một nửa miệng bình là ngập trong nước và để yên cho nước chảy vào bình với tỷ lệ nước bề mặt là chính. Khi đầy nước thì lấy bình ra khỏi nước càng nhanh càng tốt. Nếu để cho nước chảy vào bình quá đầy thì có nguy cơ là nước bề mặt thu được trong bình bị đẩy ra mất. Nếu lấy mẫu lớp váng dầu thì có thể dùng máy lấy mẫu thích hợp được mô tả trong TCVN 5992 (ISO 5667-2).

9.7. Lấy mẫu số gia

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

9.8. Thêm chất bảo quản ngay tại hiện trường

Một số loại mẫu con nhất định cần được bảo quản tại hiện trường. Một vài bình chứa mẫu con có chứa sẵn chất bảo quản nhưng một số bình khác thì cần chất bảo quản tại thời điểm lấy mẫu, ví dụ khi lấy mẫu để xác định oxy hòa tan. Cần phải tham khảo theo TCVN 6663-3 (ISO 5667-3) và các tiêu chuẩn phân tích đặc thù để biết thông tin về bảo quản mẫu. Cần tuân theo mọi hướng dẫn của nhà sản xuất đối với việc thêm các chất bảo quản và cần cẩn thận để không làm nhim bẩn chất bảo quản lên bề mặt trong và ngoài của các phễu lọc. Phễu lọc cần phải được súc ra kỹ cả phía trong và phía ngoài với một lượng mẫu trước khi sử dụng lại.

9.9. Ghi nhãn

Các mẫu phải được ghi nhãn như mô tả trong 11.2 tại thời điểm thu mẫu và trước khi đi đến nơi lấy mẫu tiếp theo. Thông tin chi tiết hơn về khả năng truy tìm lại, trách nhiệm giữ gìn, hệ thống chất lượng và đăng ký mẫu, xem 10.3.2.

10. Ổn định, vận chuyển và lưu giữ mẫu

10.1. Ổn định

Tính bền vững và đồng nhất của mẫu là quan trọng nhất.

Các mẫu chưa có thể phân phối cho phòng thí nghiệm trong vòng một ngày thì cần phải được ổn định hoặc bảo quản theo quy định của TCVN 6663-3 (ISO 5667-3) và theo các tiêu chuẩn phân tích tương ứng. Nếu cần có sự lựa chọn kỹ thuật bảo quản thì lúc đó phòng thí nghiệm phải thông báo là sử dụng kỹ thuật nào.

Cần phải chú ý đến các hướng dẫn cụ thể sau đây

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Xem mục 8.6 về các điều kiện lưu giữ trung gian.

Tất cả các bước bảo quản cần phải được ghi lại trong báo cáo và nhiệt độ lưu giữ đo được cũng cần được ghi chép.

10.2. Vận chuyển

Hướng dẫn chung về vận chuyển, ổn định và lưu giữ mẫu như nêu ra trong TCVN 6663-3 (ISO 5667-3). Tuy nhiên, các hướng dẫn cụ thể sau đây cần được lưu ý.

Dụng cụ lưu giữ và mẫu con trong xe phải theo cách thức an toàn và chắc chắn và ngăn ngừa được sự nhiễm bẩn chéo giữa mẫu ô nhiễm nặng và dụng cụ, mẫu "sạch", ví dụ để riêng trong từng thùng gỗ có nắp đậy. Tất cả các mẫu đều phải được bảo quản trong chỗ tối.

Khi có thể, các mẫu cần được làm mát. Xe vận chuyển mẫu cần được lắp một tủ lạnh (các hộp xốp có thể sử dụng nhưng cũng không hiệu quả và chỉ có tác dụng để ngăn ngừa nhiệt độ tăng)

Các mẫu chưa có thể phân phối cho phòng thí nghiệm trong vòng một ngày thì cần phải được ổn định hoặc bảo quản theo quy định của TCVN 6663-3 (ISO 5667-3) và theo các tiêu chuẩn phân tích tương ứng. Nếu cần có sự lựa chọn kỹ thuật bảo quản thì lúc đó phòng thí nghiệm phải thông báo là sử dụng kỹ thuật nào.

10.3. Sự an toàn và truy nguyên của mẫu trong quá trình lưu giữ và phân phối

10.3.1. Mẫu dùng thường nhật

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Những người thực hiện việc lấy mẫu phải kiểm tra lại các mẫu, mẫu con, nhân và tài liệu đăng ký mẫu v.v. là được quản lý và cất giữ trong các nơi đã định. Bất cứ bình mẫu nào bị thất lạc, hư hỏng hoặc vỡ trong khi chuyển giao đều phải được những người điều hành việc lấy mẫu ghi lại vào phiếu đăng ký mẫu. Tương tự, người vận chuyển mẫu phải lập một phiếu tương tự trong quá trình các mẫu thuộc trách nhiệm trông nôm của họ. Những người vận chuyển mẫu phải phân phối các mẫu theo đúng các hướng dẫn của phòng thí nghiệm, đặc biệt nếu việc phân phối mẫu được thực hiện khi phòng thí nghiệm đó vắng người,

10.3.2. Các mẫu có ý định sử dụng cho các mục đích pháp lý

Nếu các mẫu được sử dụng cho các mục đích pháp lý thì cần phải tuân thủ các nguyên tắc có thể là nhiều phiền toái tùy theo hệ thống luật pháp đang hiệu lực của một nền pháp chế cụ thể.

CHÚ THÍCH Cần phải lưu ý đến quy định hiện hành của một số quốc gia, theo đó mọi cá nhân liên quan đến bước lấy mẫu, lưu giữ mẫu, hoặc phân phối mẫu hoặc liên đới đến việc lập tài liệu về mẫu đều phải có lai lịch rõ ràng.

11. Chất lượng

11.2. Tránh nhiễm bẩn

Tránh nhiễm bẩn trong quá trình lấy mẫu là rất cần thiết. Mọi nguồn gây nhiễm bẩn tiềm tàng cần phải được tính đến và nếu cần thiết thì phải áp dụng các biện pháp kiểm soát phù hợp.

CHÚ THÍCH Một số nguồn gây nhiễm bẩn và cách kiểm soát chúng được trình bày trong TCVN 663-1:2000 (ISO 5667-14).

Những người thực hiện việc lấy mẫu phải đeo găng tay loại dùng một lần trong suốt quy trình lấy mẫu, vừa để bảo vệ bản thân họ khỏi tác động của mẫu vừa để phòng tránh mẫu bị nhiễm bẩn.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

LƯU Ý - Trong mọi trường hợp nếu quan sát thấy nhiễm bẩn, biết rõ hoặc còn nghi ngờ là đã xảy ra do bất cứ trường hợp nào, thì mẫu đó phải được đ bỏ và lấy mẫu lại. Tuy nhiên, nếu không thể lấy được một mẫu mà không bị nhiễm cặn bùn, thì cần gạn mẫu ngay lập tức và ghi lại quy trình này lên bình chứa mẫu.

11.2. Nhận biết mẫu và ghi chép

Tất cả dụng cụ lấy mẫu và quy trình lấy mẫu cần phải được lập thành tài liệu và ghi  vào trong một phiếu hiện trường phù hợp hoặc nhật ký lấy mẫu để tạo thuận lợi cho khảo sát lại phù hợp với tỷ lệ thời gian như theo đó các cuộc khảo sát đang được tiến hành.

Khả năng thống kê của việc lấy mẫu đối với dữ liệu về xu hướng chất lượng nước cần phải được tăng cường và phù hợp với những yêu cầu của nghiên cứu.

Các bình chứa mẫu cần phải được phân định rõ ràng và không gây nhẫm lẫn, sao cho các kết quả phân tích sau đó có thể lặp lại đúng cách thức. Mọi chi tiết liên quan đến phân định mẫu cần phải được ghi chép lên nhãn đính kèm theo bình đựng mẫu.

Khi các mẫu được nhận biết qua một nhãn đã in sẵn với chi tiết nơi lấy mẫu cùng một mã duy nhất đọc được qua máy quét thì cần sao chép mã này thành hai bản, một cho nhãn trên bình chứa mẫu và một cho tài liệu đăng ký mẫu trong phòng thí nghiệm được ghi với một chút chi tiết hơn. Các chi tiết sẽ yêu cầu có thể thay đổi, chỉ là như ngày tháng, thời gian và người thực hiện việc lấy mẫu (hình thức có thể là một chữ ký của người đó).

Không lấy bất kỳ mẫu nào đem phân tích trước khi các bình mẫu con được ghi nhãn.

12. Báo cáo

12.1. Báo cáo phân tích

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Tên của sông hoặc suối:

b) Điểm lấy mẫu (nghĩa là vị trí lấy mẫu theo mặt cắt ngang tại nơi lấy mẫu);

c) Ngày và giờ thu thập mẫu

d) Tên người lấy mẫu;

e) Điều kiện thời tiết lúc lấy mẫu (kể cả nhiệt độ không khí) và/hoặc ngay trước lúc lấy mẫu (ví dụ lượng mưa, mây, trời nắng);

f) Hình thái, điều kiện và nhiệt độ của thủy vực;

g) Điều kiện dòng chảy của thủy vực (những thay đổi đáng kể của dòng chảy trước khi lấy mẫu nếu được ghi chép cũng có ích);

h) Vẻ bề ngoài của mẫu (ví dụ màu sắc của nước và chất rắn lơ lửng, độ trong, bản chất và lượng của các chất rắn lơ lửng, mùi);

l) Loại dụng cụ lấy mẫu đã sử dụng;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

k) Thông tin về kỹ thuật lọc mẫu đã áp dụng;

l) Thông tin về các điều kiện lưu giữ mẫu.

12.2. Biên bản lấy mẫu

Cần lưu giữ “lý lịch” những thay đổi vào các biên bản và quy trình lấy mẫu, điều này giúp cho người tra cứu dữ liệu có thể đánh giá các tác động đến những quan trắc đã thu thập được do những thay đổi mang tính quy trình này ở hiện trường và cả ở phòng thí nghiệm. Sự thay đổi trong phòng thí nghiệm như giới hạn phát hiện và độ chính xác thường được ghi lại, nhưng các thay đổi trong phương pháp lấy mẫu, điểm lấy mẫu và nhân sự lấy mẫu luôn cần phải là một phần của biên bản. Đôi khi các nội dung này được áp dụng cho một trạm lấy mẫu cụ thể và có lúc là cho cả một mạng lưới trạm lấy mẫu. Càng hiểu rõ về các dữ liệu lưu giữ thì càng tránh được sai sót (xem thư mục tài liệu tham khảo [16]).

13. Chứng nhận phù hợp/ đăng ký / công nhận năng lực phòng thử nghiệm

Tại nhiều khu vực trên thế giới,các hệ thống quản lý đã được biên soạn và triển khai áp dụng hoặc được chấp nhận để áp dụng cho lấy mẫu nước. Những hệ thống này đều cố gắng kiểm soát các yếu tố làm ảnh hưởng tới chất lượng của dữ liệu thu được cuối cùng.

CHÚ THÍCH Một ví dụ là TCVN ISO 17025

Tự thân các hệ thống không quy định chất lượng của các dữ liệu, mà chất lượng dữ liệu được xác định bởi lý do tạo ra chúng. Ví dụ, dữ liệu chất lượng nước có thể được sử dụng cho việc bảo vệ các điểm lấy nước nguyên liệu của nhà máy xử lý nước khỏi bị ô nhiễm. Trong trường hợp này, kết quả thu được có độ chính xác cao là không quan trọng nhưng điều quan trọng là có được kết quả phân tích nhanh trước khi sự ô nhiễm nước tiếp cận đến điểm lấy nước nguyên liệu của nhà máy nước. Ngược lại, báo cáo kết quả cho mục đích quản lý có thể yêu cầu độ chính xác cao và giới hạn phát hiện thấp. Những yêu cầu này cần phải được người sử dụng dữ liệu quy định trước khi lấy mẫu.

14. Kiểm soát chất lượng

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

15. Cảnh báo về an toàn

Việc thu thập mẫu nước sông có một số yếu tố nguy hiểm, đặc biệt là khi lấy mẫu ở sông hoặc suối đóng băng, vì vậy rất cần phải tuân theo với những hướng dẫn an toàn tương ứng.

CẢNH BÁO – Nếu thấy băng tuyết trên sông không thực sự an toàn thì không được cố lấy mẫu

Về hướng dẫn an toàn chung, tham khảo theo TCVN 6663-1 (ISO 5667-1). Tuy nhiên cần chú ý đặc biệt đến khía cạnh an toàn khi lấy mẫu từ trên cầu, từ bờ sông hoặc từ trên thuyền, tại các trạm xử lý sinh học hoặc khi đứng lội trong nước.

Tiếp cận một cách an toàn đến các nơi lấy mẫu thường nhật với mọi điều kiện thời tiết là điều đặc biệt quan trọng. Không thể tuân thủ được các tiêu chí an toàn thì thông thường sẽ loại trừ điểm lấy mẫu đã cho ngay cả khi điểm lấy mẫu đó về quan điểm kỹ thuật là thỏa mãn cho chương trình lấy mẫu.

Cần phải đeo găng sử dụng một lần trong suốt cả quá trình thực hiện hoạt động lấy mẫu vừa để bảo vệ chính người lấy mẫu vừa phòng ngừa mẫu bị nhiễm bẩn.

CHÚ THÍCH Cần phải lưu ý đến quy định hiện hành của pháp luật, theo đó mọi cá nhân liên quan đến bước lấy mẫu, lưu giữ mẫu, hoặc phân phối mẫu hoặc liên đới đến việc lập tài liệu về mẫu đều phải có lai lịch rõ ràng.

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

[2] ISO 555-2, Liquid flow measurement in open channels – Dilution methods for the measurement of steady flow – Part 2: Integration method [now withdrawn]

[3] ISO 555-3, Liquid flow measurement in open channels – Dilution methods for measurement of steady flow – Part 3: Constant rate injection method and integration method using radioactive tracers [now withdrawn]

[4] ISO 748, Measurement of liquid flow in open channels – Velocity-area methods

[5] ISO 1070, Liquid flow measurement in open channels – Slope-area method

[6] TCVN 6663-1 (ISO 5667-1) Chất lượng nước – Lấy mẫu Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu

[7] TCVN 5992 (ISO 5667-2) Chất lượng nước – Lấy mẫu – Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu

[8] TCVN 6663-3 (ISO 5667-3) Chất lượng nước – Lấy mẫu – Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu

[9] TCVN 5994 (ISO 5667-4) Chất lượng nước – Lấy mẫu – Hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo.

[10] TCVN 6663-14 (ISO 5667-14) Chất lượng nước – Lấy mẫu – Phần 14: hướng dẫn đảm bảo chất lượng lấy mẫu và xử lý mẫu nước môi trường.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

[12] TCVN ISO 17025 Yêu cầu chung đối với năng lực của các phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn

[13] ISO 19458, Water quality – Sampling for microbiological analysis

Các tài liệu khác

[14] METOC Report No. 692. Specification for Automatic Sampling Equipment for the UWWTD, report prepared for the Environment Agency, Rivers House. Lower Bristol Road. Bath BA2 9ES, UK

[15] WHITFIELD, P.H Evaluation of Water Quality Sampling Locations on the Yukon River, Water Resources Bulletin, 19, pp. 115-121, 1983

[16] CLARK, M.J.R, and WHITFIELD, P.H.A Practical Model Integrating Quality Assurance into Environmental Monitoring, Water Resources Bulletin, 29, pp. 119-130. 1993.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6663-6:2008 (ISO 5667-6 : 2005) về Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 6: Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


13.562

DMCA.com Protection Status
IP: 85.208.96.204
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!