TCVN
7155:2002
ISO
718:1990
DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM BẰNG THỦY TINH - SỐC NHIỆT
VÀ ĐỘ BỀN SỐC NHIỆT - PHƯƠNG PHÁP THỬ
Laboratory
glassware -
Thermal
shock and thermal shock endurance - Test methods
Lời nói đầu
TCVN 7155:2002 hoàn
toàn tương đương với ISO 718:1990.
TCVN 7155:2002 do Ban
kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 48 Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh biên
soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ
ban hành.
Tiêu chuẩn này được chuyển
đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo
quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm
a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
DỤNG
CỤ THÍ NGHIỆM BẰNG THỦY TINH - SỐC NHIỆT VÀ ĐỘ BỀN ĐỘ BỀN SỐC NHIỆT - PHƯƠNG
PHÁP THỬ
Laboratory
glassware -
Thermal
shock and thermal shock endurance - Test methods
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy
định phương pháp xác định sự sốc nhiệt và quy trình xác định độ bền sốc nhiệt
của dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh ở điều kiện sử dụng của khách hàng.
Tiêu chuẩn này không áp
dụng cho dụng cụ bằng thủy tinh thạch anh và bình chứa bằng thủy tinh natri
canxi silicat.
Thử các bình chứa bằng
thủy tinh natri canxi silicat đã tôi theo ISO 7459.
2. Định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này
áp dụng các định nghĩa sau đây.
2.1. Sốc nhiệt (thermal shock):
Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột tác dụng lên các dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2.3. Sự biến thiên
nhiệt độ (temperature
variation): Sự chênh lệch tại bất kỳ thời điểm nào giữa nhiệt độ ở trung
tâm không gian làm việc và nhiệt độ ở bất kỳ điểm nào khác so với điểm ở trung
tâm không gian làm việc trong bể làm lạnh hoặc lò thí nghiệm.
2.4. Sự thăng giáng nhiệt
độ (temperature
fluctuation): Sự thay đổi nhiệt độ trong một khoảng thời gian ngắn tại bất
kỳ điểm nào trong không gian làm việc của bể làm lạnh hoặc lò thí nghiệm.
3. Thiết bị, dụng cụ
3.1. Bể làm lạnh, gồm một bể hoặc
thùng có thể tích ít nhất bằng năm lần tổng thể tích mẫu thử được thử cùng một lúc.
Bể được lắp thiết bị tuần hoàn nước, nhiệt kế và bộ điều nhiệt có khả năng duy
trì nhiệt độ nước trong phạm vi ±1oC ở giải nhiệt độ thấp theo quy định, t2,
trong khoảng từ 0oC đến 27oC.
CHÚ THÍCH 1 Tổng thể
tích mẫu được lấy là tổng thể tích của các mẫu riêng lẻ nếu các mẫu đều ở dạng
đặc.
3.2. Lò thí nghiệm, thích hợp nhất là
loại lò được đốt nóng bằng điện với khoảng nhiệt độ lên đến ít nhất là 300oC.
Lò được lắp thiết bị tuần hoàn không khí để đảm bảo sự biến thiên nhiệt độ
không vượt quá ± 5oC và bộ điều nhiệt có
khả năng duy trì và ổn định sự thăng giáng nhiệt độ là ±1oC ở nhiệt độ 180oC
± 2oC ở nhiệt độ trong
khoảng từ 180oC đến 300oC.
3.3. Kẹp, có đầu mũi được bọc
bảo vệ bằng vật liệu chịu nhiệt như thủy tinh hoặc sợi khoáng.
3.4. Găng tay, loại dài và được
làm bằng vật liệu cách nhiệt không phải là amian (amian nhân tạo).
3.5. Giỏ, dùng để thử đồng
thời hai hoặc nhiều mẫu. Giỏ được làm hoặc được phủ bằng vật liệu sao cho không
làm tróc xước hoặc gây dấu vết cho mẫu trong quá trình thử. Giỏ có thể giữ mẫu
thẳng đứng và riêng biệt sao cho nước và không khí có thể chuyển động một cách
tự do. Giỏ còn giữ mẫu không bị nổi khi nhúng mẫu vào bể làm lạnh hoặc lò sấy.
Đối với mẫu thử cần nhiều phép thử, có thể gắn giỏ với một thiết bị tự động để
đặt mẫu vào lò sấy (3.2) hoặc chuyển vào bể làm lạnh (3.1).
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Phép thử sẽ được tiến
hành với một số lượng sản phẩm đã được quy định.
Số lượng các sản phẩm
được lấy làm mẫu từ hàng hóa được quy định trong tiêu chuẩn phù hợp với loại
sản phẩm đem thử. Nếu số sản phẩm đem thử không đủ theo quy định, thì tiến hành
lấy số lượng sản phẩm theo thỏa thuận của các bên liên quan.
Không được lấy những sản
phẩm đã qua thử nghiệm để thử các phép thử cơ học hoặc thử nhiệt nào khác thể
làm ảnh hưởng xấu đến độ bền sốc nhiệt của chúng.
Mẫu thử phải được
chọn nhằm cung cấp các thông tin theo yêu cầu của từng phép thử riêng biệt. Nếu
quy trình lấy mẫu không được quy định, mẫu sẽ được lấy một cách ngẫu nhiên.
5. Cách tiến hành
5.1. Lau sạch bụi hoặc các
mảnh xốp có trên mẫu hoặc sấy khô nếu cần thiết.
5.2. Đặt mẫu, hoặc riêng
biệt hoặc đựng trong giỏ (3.5) vào lò thí nghiệm (3.2) đã được đốt nóng đến
nhiệt độ trên, t1. Duy trì mẫu thử ở
nhiệt độ đó trong một khoảng thời gian thích hợp để đảm bảo rằng dụng cụ thủy tinh
đã đạt được cân bằng nhiệt độ, thông thường trong khoảng 30 phút.
CHÚ THÍCH 2 Thời gian
cần thiết để đạt được cân bằng nhiệt độ phụ thuộc vào độ dày tối đa của dụng cụ
thủy tinh và theo kinh nghiệm thì cần phải có ít nhất 6 phút/mm.
Đặt bể làm lạnh (3.1)
gần lò thí nghiệm để đạt được nhiệt độ và duy trì nó ở mức quy định thấp, t2, trong khoảng từ 0oC
đến 27oC.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Nếu có thể được,
nhúng giỏ chứa sâu xuống 1/2 tổng chiều cao thấp hơn cổ bình.
Khi tiến hành thử
nghiệm miệng của các sản phẩm, nhúng mẫu thẳng đứng, miệng xuống trước ở độ sâu
khoảng 25 mm và giữ cẩn thận sao cho lượng không khí bị giam trong đó không bị
thoát ra.
Quá trình chuyển mẫu,
tính thời gian từ lúc mở lò thí nghiệm đến khi nhúng mẫu vào bể làm lạnh sẽ là 5s
± 1s cho mỗi một mẫu thử hoặc cho một giỏ chứa mẫu. Sự chênh lệch nhiệt độ của lò
thí nghiệm với bể làm lạnh không được lớn hơn ± 3oC so với giá trị cần
thiết ở thời điểm chuyển mẫu.
5.4. Sau đó lấy mẫu ra
khỏi bể làm lạnh và lập tức đánh giá mẫu theo 6.1.
5.5. Để xác định độ bền
sốc nhiệt, lặp lại phép thử theo 5.2 đến 5.4 với các giá trị chênh lệch nhiệt
độ tăng dần, t1 - t2, cho đến khi tất cả
mẫu thử bị phá hủy.
Sự tăng nhiệt độ t1 sẽ là 5oC
nếu t1 - t2 ≤ 100oC và là 10oC
nếu t1 - t2 >100oC.
6. Biểu thị kết quả
6.1. Mẫu thử không bị mẻ,
nứt hoặc vỡ sau khi lấy ra từ bể làm lạnh (3.1) được coi là đạt kết quả thử sốc
nhiệt ở chênh lệch nhiệt độ t1 - t2.
6.2. Đối với phép thử độ
bền sốc nhiệt, ghi lại số mẫu thử bị phá hủy mỗi lần chênh lệch nhiệt độ và xác
định giá trị ∆t50 và độ lệch chuẩn s từ
đồ thị phần trăm sai lỗi tích lũy so với chênh lệch nhiệt độ khi mẫu thử bị phá
hủy.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Báo cáo thử nghiệm
phải bao gồm những thông tin sau:
a) viện dẫn tiêu
chuẩn này;
b) những thông tin
cần thiết để nhận biết về sản phẩm đem thử (như hình dáng, thể tích, khối lượng,
mô tả, mầu của dụng cụ thủy tinh, điều kiện bề mặt bên ngoài);
c) số lượng sản phẩm;
d) số lượng mẫu lấy
để thử và phương pháp lấy mẫu;
e) đối với phép thử
sốc nhiệt:
- chênh lệch nhiệt độ
t1 - t2 tính bằng độ C,
- số mẫu đạt kết quả
thử;
f) đối với phép thử
độ bền sốc nhiệt:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- độ lệch chuẩn s.
Phụ lục A
(tham
khảo)
Tài liệu tham khảo
[1] ISO 7459:1984, Glass
containers - Thermal shock resistance and thermal shock endurance - Test
methods.