Trường RF*
|
Dải tần MHz
|
Cường độ trường điện
Eeee (V/m)
|
Cường độ trường từ
H (A/m)
|
Mật độ dòng năng
lượng S (W/m2)
|
Thời gian trung
bình cho các phép đo |E|2, |H|2 hoặc S min
|
0,003 đến 0,065
0,065 đến 1
1 đến 10
10 đến 400
400 đến 300000
|
614
614
614/f
61
61
|
24,6
1,6/f
1,6/f
0,16
0,16
|
+
+
+
10
10
|
6
6
6
6
6
|
Các giá trị phơi nhiễm dưới dạng cường độ trường điện
và trường từ có thể có được từ các giá trị lấy mẫu trung bình theo không gian
trên một vùng có diện tích danh nghĩa 30xm x 30cm
+ Trong dải tần số này, việc đo cường độ
trường theo đơn vị này là không phù hợp
|
Chú thích 1: Mức phơi nhiễm liên quan đến các
giá trị được lấy trung bình trong 6 min bất kỳ của ngày làm việc.
Chú thích 2: f là tần số tính bằng MHz.
Bảng 1B- Dòng điện cảm ứng và dòng điện tiếp
xúc RF*
Dải tần số MHz
Dòng điện cảm ứng, mA
Dòng điện tiếp xúc mA
Qua cả hai chân
Qua từng chân
0,003 đến 0,1
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
0,1 đến 30
2000f
200
-
1000f
100
-
1000f
-
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
* Giới hạn dòng điện này có thể không đủ
bảo vệ chống các phản ứng và bỏng đột ngột gây ra do phóng điện quá độ khi
tiếp xúc với vật mang điện
** Mặc dù các tiêu chuẩn khác đưa ra các
dòng điện tiếp xúc RF lớn nhất đối với các tần số lớn hơn 30MHz nhưng hiện
nay không thể thực hiện được các phép đo cao hơn tần số này.
Chú thích 1: Các phép đo dòng điện cảm ứng
qua cơ thể người được lấy trung bình trong 6 min bất kỳ và dòng điện tiếp xúc
được lấy trung bình trong 1s bất kỳ
Chú thích 2: f là tần số tính bằng MHz
5.4. Mức dòng điện qua cơ thể
Giới hạn dòng điện được thể hiện trong bảng
1B như sau:
Giới hạn dòng điện cảm ứng thể hiện trong
bảng 1B là giới hạn được thiết lập cho người đứng tự do không tiếp xúc với các
vật bằng kim loại. Việc đánh giá độ lớn của dòng điện cảm ứng thường yêu cầu
phép đo trực tiếp.
Giới hạn dòng điện tiếp xúc thể hiện trong
bảng 1B là giới hạn được đo bằng thiết bị đo dòng điện tiếp xúc thông qua trở
kháng tương đương với trở kháng của cơ thể con người trong các điều kiện tiếp
xúc nắm chặt. Khi thích hợp, người sử dụng có thể xác định các biện pháp để phù
hợp với giới hạn dòng điện này. Việc sử dụng găng tay bảo vệ, bố trí các vật
bằng kim loại thích hợp hoặc huấn luyện nhân sự có thể đủ để đảm bảo sự phù hợp
về khía cạnh giới hạn phơi nhiễm này cho người lao động.
5.5 Mức trung bình theo không gian
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Chú thích: Trong thực tế, các biến đổi cơ bản
của trường trên diện tích đo hình vuông mỗi cạnh là 30cm có thể chỉ xuất hiện
trong vùng lân cận của bề mặt chắn hoặc bề mặt phản xạ và tần số của trường có
bước sóng nằm trong tầm của khoảng cách 30cm. Khi các điều kiện này không tồn
tại thì việc lấy trung bình theo không gian thường là không cần thiết.
5.6. Trường không đồng nhất
Khi cần xác định vị trí giá trị đỉnh của
trường không đồng nhất cho phép đo thì cần thực hiện việc quét các số đọc để
xác định vị trí phơi nhiễm cực đại. Sau đó cần đo trường tại vị trí cho giá trị
đọc cao nhất.
5.7. Phép đo trường xa và trường gần
Mức phơi nhiễm do nghề nghiệp dẫn xuất dưới dạng
giá trị hiệu dụng của cường độ trường điện, cường độ trường từ và mật độ dòng
năng lượng được nêu trong bảng 1A cột 2, 3 và 4. Trong khu vực trường gần, cần
đo cả trường E và trường H, nhưng trong khu vực trường xa, có thể đo E, H hoặc
S, ngoài ra khi đo trường xa ở các tần số nhỏ hơn 1MHz, cần đo trường E để
chứng tỏ sự phù hợp.
5.8. Mức phơi nhiễm trường băng thông rộng
hoặc trường hỗn hợp
Đối với phép đo trường băng thông rộng hoặc
trường hỗn hợp chứa một số tần số mà tại đó có mức phơi nhiễm khác nhau thì
phải xác định từng thành phần của mức phơi nhiễm, dưới dạng E2, H2 hoặc mật độ dòng
năng lượng S, xuất hiện trong mỗi khoảng tần số trong bảng 1A và tổng của các
thành phần này không được vượt quá một.
Theo cách tương tự, đối với phép đo dòng điện
cảm ứng băng thông rộng hoặc hỗn hợp ở một số tần số mà tại đó có các giá trị
mức phơi nhiễm khác nhau thì phải xác định thành phần của giới hạn dòng điện
cảm ứng (dưới dạng l2) xuất hiện trong từng khoảng tần số trong bảng
1B và tổng của tất cả các thành phần này không được vượt quá một.
Khi sự đóng góp của từng thành phần tần số
không đo được riêng rễ, ví dụ khi sử dụng các thiết bị đo hoặc phương tiện đo
băng thông rộng, thì các mức cần sử dụng cho các trường E và H phải là giá trị
khắc nghiệt nhất trong số các giá trị cho trong bảng 1 ở tần số bất kỳ xuất
hiện trong phép đo trường hỗn hợp.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Đối với phơi nhiễm trong trường RF dưới dạng
xung trong dải tần từ 3kHz đến 300GHz, cường độ trường điện E hiệu dụng không
được vượt quá 1950V/m trong giai đoạn bất kỳ. Dòng điện cảm ứng qua cơ thể người
không được vượt quá 500mA. Cũng có thể áp dụng các mức nêu trong bảng 1.
6. Giới hạn phơi
nhiễm không do nghề nghiệp
6.1. Quy định chung
Giới hạn phơi nhiễm được xây dựng trên cơ sở
có một ngưỡng phơi nhiễm RF có SAR trung bình trên toàn cơ thể là 4W/kg trước
khi có khả năng xuất hiện các ảnh hưởng bất lợi tới sức khỏe. Trong khi giới
hạn phơi nhiễm do nghề nghiệp dựa trên việc giảm phơi nhiễm xuống còn 1/10 mức
ngưỡng 4W/kg nghĩa là 0,4W/kg thì giá trị phơi nhiễm không do nghề nghiệp được
lấy từ 1/5 (hoặc nhỏ hơn) mức này của 5.2. Do đó, giới hạn phơi nhiễm không do
nghề nghiệp có SAR trung bình trên toàn bộ cơ thể người là 0.08W/kg.
6.2. Giới hạn SAR và giới hạn dòng điện
Giới hạn phơi nhiễm không do nghề nghiệp phải
là:
a) Giá trị SAR trung bình trên toàn cơ thể là
0,08W/kg, đối với phơi nhiễm đồng nhất; hoặc
b) Giá trị SAR trung bình trên toàn cơ thể lên
đến 0,08W/kg đối với phơi nhiễm không đồng nhất, nhưng với giá trị SAR dỉnh
theo không gian không vượt quá 1,6W/kg được lấy trung bình trên 1g mô (coi thể
tích mô ở dạng hình khối) ngoại trừ bàn tay, cổ tay, bàn chân và mắt cá chân là
nơi mà các giá trị SAR dỉnh theo không gian không được vượt quá 4W/kg lấy trung
bình trên 10g mô ở dạng hình khối.
Các giá trị SAR phải được lấy trung bình
trong 6 min bất kỳ của một ngày 24h. Các giá trị này phải áp dụng cho phơi
nhiễm tại các tần số từ 3kHz đến 300GHz và phải được chứng tỏ bằng tính toán
hoặc kỹ thuật đo thích hợp.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6.3. Mức phơi nhiễm dẫn xuất
Các giới hạn đề cập trong 6.2 được quy định
theo các tham số là rất khó đo và, trong nhiều trường hợp, không thể đo được.
Chính vì vậy cần đưa ra các tham số khác có thể đo dễ dàng hơn để chứng tỏ sự
phù hợp với tiêu chuẩn này. Bảng 2 cung cấp mức dẫn xuất của cường độ trường
điện (E) và cường độ trường từ (H) hiệu dụng, mật độ dòng năng lượng sóng phẳng
(S) tương đương là hàm số của tần số có thể dễ dàng đo được.
Việc tuân thủ các mức trường dẫn xuất nêu
trong bảng 2 sẽ đảm bảo rằng các giới hạn phơi nhiễm đề cập trong 6.2 không bị
vượt quá khi con người phơi nhiễm trong các trường như vậy hoặc tiếp xúc với
các đối tượng bị phơi nhiễm trong các trường này. Dẫn xuất của các mức trong bảng
2 dựa trên phương pháp luận ICNIRP (xem phụ lục A) trên phần lớn dải tần số.
Tại các tần số từ 400MHz đến 2GHz, tài liệu ICNIRP đưa ra các mức dẫn xuất tăng
từ từ và sau đó là mức không đổi theo tần số. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này không
tuân theo phương pháp luận này mà yêu cầu mức thấp hơn và không đổi cần phải
đáp ứng trên toàn bộ dải tần số lớn hơn 400MHz. Thêm vào đó, tiêu chuẩn còn quy
định SAR đỉnh theo không gian có giá trị thấp hơn cho tất cả các bộ phận của cơ
thể trừ bàn tay, cổ tay, bàn chân và mắt cá chân. Sử dụng phương pháp này vì
WHO đang thực hiện các dự án nghiên cứu mới nhất và công chúng đang quan tâm
tới bức xạ RF, đặc biệt là bức xạ RF từ hệ thống điện thoại di động.
Bảng 2 – Các mức phơi nhiễm không do nghề
nghiệp dẫn xuất theo trường điện và trường từ biến đổi theo thời gian (giá trị
hiệu dụng không bị thay đổi).
Trường RF*
Dải tần MHz
Cường độ trường điện
E (V/m)
Cường độ trường từ
H (A/m)
Mật độ dòng năng
lượng S (W/m2)
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
0,003 đến 0,1
0,1 đến 1
1 đến 10
10 đến 400
400 đến 300000
87
87
87/f0,5
27,5
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
0,73
0,23/f0,5
0,23/f0,5
0,073
0,073
+
+
+
2
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6
6
6
6
6
* Các giá trị phơi nhiễm dưới dạng cường độ
trường điện và trường từ có thể có được từ các giá trị lấy trung bình theo
không gian trên một vùng có diện tích danh nghĩa là 30cm x 30cm. Giá trị
trung bình theo không gian có thể có được bằng các phép đo thực hiện tại tâm
và bốn góc của diện tích hình vuông này.
+ Trong dải tần này, việc đo cường độ
trường theo đơn vị này là không phù hợp.
Chú thích 1: Trong bảng 2, các mức phơi nhiễm
liên quan đến các giá trị được lấy trung bình trong 6 min bất kỳ
Chú thích 2: Tại các mức phơi nhiễm cho phép
trong bảng 2, dòng điện cảm ứng thấp đến mức rủi ro về sốc hoặc bỏng RF là
không đáng kể.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6.4. Mức trung bình theo không gian
Phép đo phơi nhiễm trong trường không đồng
nhất có thể được lấy trung bình trên một diện tích danh nghĩa khoảng 30cm x
30cm. Giá trị trung bình theo không gian phải có được bằng các phép đo thực
hiện tại tâm hoặc gần tâm và bốn góc của diện tích hình vuông này. Trong trường
hợp phơi nhiễm một phần cơ thể, áp dụng các giới hạn phơi nhiễm SAR của 6.2(b).
Trong trường không đồng nhất, các giá trị đỉnh theo không gian của cường độ trường
có thể vượt quá các mức phơi nhiễm, với điều kiện là duy trì được giá trị trung
bình theo không gian nằm trong giới hạn quy định.
Chú thích: Trong thực tế, các biến đổi cơ bản
của trường trên diện tích đo hình vuông mỗi cạnh là 30cm có thể chỉ xuất hiện
trong vùng lân cận của bề mặt chắn hoặc bề mặt phản xạ và tần số của trường có
bước sóng nằm trong tầm của khoảng cách 30cm. Khi các điều kiện này không tồn
tại thì việc lấy trung bình theo không gian thường là không cần thiết.
6.5. Trường không đồng nhất
Trong trường hợp cần xác định vị trí giá trị
đỉnh của trường không đồng nhất đối với phép đo, thì cần thực hiện việc quét các
số đọc để xác định vị trí phơi nhiễm cực đại. Sau đó cần đo trường tại vị trí
cho giá trị đọc cao nhất.
6.6. Phép đo trường xa và trường gần
Mức phơi nhiễm không do nghề nghiệp dẫn xuất
dưới dạng giá trị hiệu dụng của cường độ trường điện, trường từ và mật độ dòng
năng lượng được nêu trong bảng 2A cột 2, 3 và 4. Trong khu vực trường gần, cần
đo cả trường E và trường H, nhưng trong khu vực trường xa, có thể đo E, H hoặc
S, ngoài ra khi đo trường xa ở các tần số nhỏ hơn 1MHz, cần đo trường E để
chứng tỏ sự phù hợp.
6.7. Mức phơi nhiễm trường băng thông rộng
hoặc trường hỗn hợp
Đối với phép đo trường băng thông rộng hoặc
trường hỗn hợp chưdá một số tần số mà tại đó có giá trị mức phơi nhiễm khác
nhau thì phải xác định từng thành phần của mức phơi nhiễm, dưới dạng E2,
H2, hoặc mật độ dòng năng lượng (S), xuất hiện trong mỗi khoảng tần số
trong bảng 2. Tổng của các thành phần này không được vượt quá một.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6.8. Mức phơi nhiễm trường xung
Đối với phơi nhiễm trong trường RF dưới dạng
xung trong dải tần từ 3kHz đến 300GHz, cường độ trường điện hiệu dụng không
được vượt quá 1940V/m trong giai đoạn bất kỳ. Cũng có thể áp dụng các mức nêu
trong bảng 2.
7. Kiểm tra chứng tỏ
sự phù hợp với tiêu chuẩn
7.1. Quy định chung
Nếu không được nêu trong điều 7 hoặc trong
các văn bản pháp quy kỹ thuật thì sự phù hợp với các yêu cầu nêu trong điều 5
và 6 phải được kiểm tra bằng các phép đo trực tiếp.
Các phép đo để chứng tỏ sự phù hợp với tiêu
chuẩn này phải do người có trình độ thích hợp hoặc người có thẩm quyền thực
hiện. Sau khi đo, và trong trường hợp mức công suất không thay đổi, các kết quả
phải có hiệu lực trong một khoảng thời gian do cơ quan có thẩm quyền thử nghiệm
thiết lập.
Việc kiểm tra sự phù hợp với các giới hạn
phơi nhiễm phải được xác định cho các hệ thống lắp đặt dựa trên mức công suất
và mức bức xạ cao nhất phát ra trong các điều kiện làm việc bình thường (không
tính đến các điều kiện sự cố) và phải xác định lại sau khi có bất kỳ sự thay
đổi nào có thể làm tăng mức công suất bức xạ.
Khi xuất hiện điều kiện làm việc không bình
thường hoặc điều kiện sự cố đến mức có khả năng không duy trì được sự phù hợp
với tiêu chuẩn này thì người vận hành phải hành động ngay khi có thể để khôi
phục điều kiện làm việc bình thường và đảm bảo sự phù hợp với tiêu chuẩn này.
Các phép đo mức phơi nhiễm do nghề nghiệp
phải là các phép đo ở vị trí bình thường có người và ở hầu hết các vị trí phơi
nhiễm có thể có người. KHi phép đo cho thấy mức trường biến đổi theo từng ngày
và có thể vượt quá các mức phơi nhiễm do nghề nghiệp, thì phải có các thiết bị
thử nghiệm và phải đo mức phơi nhiễm ở từng vị trí mà người lao động có thể bị
phơi nhiễm do nghề nghiệp để khẳng định là mức này thấp hơn các mức nêu trong
bảng 1A và 1B.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7.2. Phép đo trường xa
Trong trường xa của anten, mật độ dòng năng
lượng RF (S) , cường độ trường điện (E) và cường độ trường từ (H) liên quan với
nhau bởi các biểu thức sau:
S = EH
E = (S)1/2 = (S x 377)1/2,
tức là E2 = 377S
H = (S/Z)1/2 = (S/377)1/2,
tức là H2 = S/377
E = ZH
trong đó:
E = cường độ trường điện, tính bằng vôn trên
mét
H = cường độ trường từ, tính bằng Ampe trên
mét
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Z = trở kháng đặc tính của không gian tự do,
tính bằng ôm ≈ 377Ω
Các mối quan hệ cho thấy, trong trường xa của
anten, mức phơi nhiễm lớn nhất không bị vượt quá nếu một trong các giá trị mật
độ dòng năng lượng RF (S), cường độ trường điện (E) hoặc cường độ trường từ (H)
nhỏ hơn các mức tương ứng nêu trong các điều 5 và 6 trong tiêu chuẩn này, ngoài
ra, khi các phép đo trường xa được thực hiện ở tần số nhỏ hơn 1MHz thì cần thực
hiện phép đo trường điện (E) để chỉ ra sự phù hợp.
Chú thích: Đối với anten có các kích thước thẳng
lớn nhất là D mét làm việc ở tần số có bước sóng λm thì khoảng cách tính từ
anten trong điều kiện trường xa là lớn hơn 2D2/λ m và 0,5λ m.
7.3. Phép đo trường gần
Trong trường gần phản xạ của anten, không áp
dụng mối quan hệ giữa S, E và H nêu trong 7.2. Do đó phải đo cả cường độ trường
điện và cường độ trường từ. Cần chú ý khi thực hiện các phép đo trong trường
gần bức xạ giáp ranh với trường phản xạ.
Có nhiều thiết bị dùng để đo mật độ dòng năng
lượng RF, thực tế là đo giá trị bình phương của cường độ trường điện hoặc cường
độ trường từ, nhưng có một đồng hồ đo được hiệu chuẩn để chỉ thị mật độ dòng
năng lượng. Khu vực trường gần, bao gồm cả trường gần phản xạ và trường gần bức
xạ, tại các khoảng cách tính từ nguồn, bắt đầu tại λ/2π m và 2D2/λm
(hoặc 0,5λm, chọn giá trị nhỏ hơn). Số lượng lấy mẫu phải được coi là nhỏ hơn
mức phơi nhiễm cực đại nếu thiết bị đo ghi được giá trị nhỏ hơn mức tương đương
của mật độ dòng năng lượng RF đối với sóng phẳng. Có thể sử dụng các biểu thức cho
trong 7.2 để xác định mức tương đương. Một số thiết bị hiện có có khả năng đo
được trường H tại các tần số trên 300MHz.
7.4. Thử nghiệm điển hỉnh/đánh giá vị trí RF
Có thể sử dụng thử nghiệm điển hình các nguồn
RF hoặc đánh giá vị trí RF để chứng tỏ sự phù hợp với các điều 5 và 6 với điều
kiện là có ít nhất hai nguồn hoặc hai vị trí thử nghiệm tương tự được đo và các
mức liên quan cho thấy là có thể so sánh được trong phạm vi độ không đảm bảo đo
thông thường là ±3dB.
Không được sử dụng thử nghiệm điển hình hoặc
đánh giá vị trí RF khi các mức RF không thể dự đoán được hoặc bị ảnh hưởng bởi
các điều kiện cục bộ, ví dụ:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) kết cấu anten trong trường hợp dạng bức xạ
có liên quan mật thiết với điều kiện mặt phẳng đất tại chỗ.
7.5. Hiệu chuẩn thiết bị thử nghiệm
Thiết bị thử nghiệm phải được hiệu chuẩn theo
các quy định hiện hành.
7.6. Hồ sơ
Các ghi chép về phép đo và bảo dưỡng thiết bị
đo phải được lưu giữ và có sẵn để các cơ quan chức năng hoặc đại diện của người
lao động kiểm tra.
7.7. Sự phù hợp của máy phát xách tay và máy
phát di động (0,1MHz đến 2500MHz)
7.7.1. Quy định chung
Máy phát xách tay và máy phát di động có thể
được thiết kế để sử dụng sát với cơ thể người. Điều này có thể dẫn đến sự rọi
lên một phần nhỏ của cơ thể người sử dụng và các trường có phân bố trong không gian
không đồng nhất ở mức cao. Trong trường hợp như vậy, tốt nhất là xác định sự
phù hợp từ việc xem xét các thông số của thiết bị và điều kiện sử dụng. Bảng 3
tóm tắt các xem xét cụ thể trong 7.7.1 này. Các điều khoản này chỉ áp dụng cho
máy phát bức xạ RF tại các tần số từ 0,1MHz đến 2500MHz.
Bảng 3 – Tóm tắt các điều khoản phù hợp của
máy phát di động và máy phát xách tay
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Tham số thiết bị
Miễn thử nghiệm
SAR đỉnh theo không
gian 5.2 (b)
SAR đỉnh theo không
gian 6.2 (b)
Đo trường theo bảng
1A hoặc đánh giá theo 7.7.2.3
Đo trường theo bảng
2 hoặc đánh giá theo 7.7.3.3
Người sử dụng nhận biết được nguy hiểm
Công suất trung bình < 100mW
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Ấn để thoại và công suất trung bình <
bảng 4 và hệ số công suất <50% và khoảng cách ly > 2,5cm
x
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Công suất trung bình > bảng 4 và khoảng
cách ly >20cm
x
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
x
Người sử dụng không nhận biết được nguy
hiểm
Công suất trung bình < 20mW
x
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Ấn để thoại và công suất trung bình <1/5
bảng 4 và hệ số công suất <50% và khoảng cách ly >2,5cm
x
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Công suất trung bình < bảng 4 và khoảng
cách ly > 20cm
x
Công suất trung bình > bảng 4 và khoảng
cách ly >20cm
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
x
Trường hợp khác
x
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Chú thích: Thiết bị phát lắp cố định hoặc lắp
trên xe cần được lắp đặt sao cho không thể xảy ra tiếp xúc ngẫu nhiên hoặc
không chủ ý với các kết cấu bức xạ trong sử dụng bình thường.
7.7.2 Người sử dụng nhận biết được nguy hiểm
7.7.2.1. Áp dụng
Điều này cung cấp cách thức, dựa trên các
tham số của thiết bị và tham số sử dụng, để dễ dàng xác định sự phù hợp với
5.2. Điều này cũng áp dụng cho thiết bị được thiết kế cho người sử dụng nhận
biết được nguy hiểm vận hành và dựa trên giới hạn SAR đỉnh theo không gian của
5.2(b).
7.7.2.2. Thiết bị có công suất trung bình
không vượt quá 100mW
Không yêu cầu đánh giá sự phù hợp với tiêu
chuẩn này của máy phát di động và máy phát xách tay khi các thiết bị đó có công
suất ra trung bình danh nghĩa cung cấp cho anten không vượt quá 100mW.
7.7.2.3. Thiết bị có công suất trung bình
vượt quá 100mW
Không yêu cầu đánh giá sự phù hợp với tiêu
chuẩn này của máy phát di động và máy phát xách tay khi thiết bị làm việc ở chế
độ ấn để thoại, do những người nhận biết được nguy hiểm sử dụng, và làm việc
với hệ số công suất phát là 50% hoặc nhỏ hơn, được lấy trung bình trong thời
gian 6 min, không vượt quá các giới hạn công suất nêu trong bảng 4, và khi làm
việc bình thường, anten hoặc các kết cấu bức xạ khác được đặt cách cơ thể người
sử dung một khoảng không nhỏ hơn 2,5cm.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Sự phù hợp của máy phát có thể được chứng tỏ,
thông qua mức phơi nhiễm dẫn xuất của bảng 1A, bằng cách đo trực tiếp trong
trường hợp công suất ra vượt quá các mức nêu trong bảng 4; và khi làm việc bình
thường, anten hoặc các kết cấu bức xạ khác đặt cách cơ thể của người sử dụng
một khoảng không nhỏ hơn 20cm.
Khi thiết bị làm việc ở các điều kiện không
thích hợp hoặc điều kiện không bình thường, có khả năng vượt quá các giới hạn
SAR nêu trong 5.2(b) thì phải có nhãn về vật liệu kết cấu hoặc nhãn sản phẩm để
lưu ý người sử dụng về cách sử dụng thiết bị. Nhãn này cần nêu mọi yêu cầu liên
quan đến khoảng cách ly tối thiểu.
Bảng 4. Mức công suất ra lớn nhất
Tần số làm việc,
MHz
Công suất ra trung
bình (danh nghĩa), W
0,1 đến 450
450 đến 25000
7
7 x 450/f
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Chú thích 2: f là tân số tính bằng Hz.
7.7.3. Người sử dụng không nhận biết được
nguy hiểm
7.7.3.1. Áp dụng
Điều này cung cấp cách thức, dựa trên các
tham số của thiết bị và tham số sử dụng, để dễ dàng xác định sự phù hợp với 6.2
của tiêu chuẩn này. Điều này cũng áp dụng cho thiết bị được thiết kế cho người
sử dụng không nhận biết được nguy hiểm khi vận hành và dựa trên giới hạn SAR
đỉnh theo không gian của 6.2(b).
7.7.3.2. Thiết bị có công suất trung bình
không vượt quá 20mW
Không yêu cầu đánh giá sự phù hợp với tiêu
chuẩn này của máy phát di động và máy phát xách tay khi các thiết bị đó có công
suất ra trung bình danh nghĩa cung cấp cho anten không vượt quá 20mW.
7.7.3.3. Thiết bị có công suất trung bình
vượt quá 20mW
Không yêu cầu đánh giá sự phù hợp với tiêu
chuẩn này của máy phát di động và máy phát xách tay khi thiết bị làm việc ở chế
độ ấn để thoại, do những người không nhận biết được nguy hiểm sử dụng, và làm
việc với hệ số công suất phát là 50% hoặc nhỏ hơn, được lấy trung bình trong
thời gian 6 min, không vượt quá một phần năm (20%) các giới hạn công suất nêu
trong bảng 4, và khi làm việc bình thường, anten hoặc các kết cấu bức xạ khác
được đặt cách cơ thể người sử dụng một khoảng không nhỏ hơn 2,5cm.
Không yêu cầu đánh giá sự phù hợp với tiêu
chuẩn này của thiết bị phát loại di động và xách tay khi công suất ra cung cấp
cho anten không vượt quá các giới hạn nêu trong bảng 4, và khi làm việc bình
thường anten hoặc các kết cấu bức xạ khác được đặt cách cơ thể của người sử
dụng một khoảng không nhỏ hơn 20cm.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Sự phù hợp của thiết bị phát có thể được
chứng tỏ, thông qua mức phơi nhiễm dẫn xuất của bảng 2, bằng cách đo trực tiếp
trong trường hợp công suất ra vượt quá các mức nêu trong bảng 4;p và khi làm
việc bình thường, anten hoặc các kết cấu bức xạ khác được đặt cách cơ thể người
sử dụng một khoảng không nhỏ hơn 20cm.
Khi thiết bị làm việc ở các điều kiện không
thích hợp hoặc không bình thường có khả năng vượt quá các giới hạn SAR nêu
trong 6.2(b) thì phải có nhãn về vật liệu kết cấu hoặc nhãn sản phẩm để lưu ý
người sử dụng về cách sử dụng thiết bị.
Nhãn này cần nêu mọi yêu cầu có liên quan đến
khoảng cach ly tối thiểu.
8. Bảo vệ - phơi
nhiễm do nghề nghiệp
8.1. Nguyên lý
Nguyên lý được chấp nhận để bảo vệ tất cả
những người bị phơi nhiễm trong trường RF ở các mức vượt quá các mức nêu trong
điều 6, do công việc của họ, phải bao gồm:
a) chính sách được văn bản hóa thể hiện sự cam
kết của tất cả các bên với chương trình bảo vệ. Chính sách này phải được sự quan
tâm của tất cả những người lao động với yêu cầu là chính họ phải tự làm quen
với tất cả các quy trình liên q uan;
b) việc kiểm soát và loại trừ các nguy hiểm
ngay tại nguồn phát sinh bằng thiết kế và bố trí kế hoạch phù hợp, vị trí làm
việc thích hợp xét trên phương diện môi trường, các phương pháp làm việc và
huấn luyện nhân sự hợp lý trong các quy trình về an toàn;
c) thông lệ kỹ thuật như bọc kim, khóa liên
động an toàn, bộ phát hiện dòng rò lắp sẵn và chuông báo, cắt bên dưới đường
dẫn sóng, và các rào cản vật lý;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
i) tối thiểu hóa sự phơi nhiễm;
ii) kiểm soát hành chính bao gồm gạn chế thời
gian phơi nhiễm, tăng khoảng cách giữa nguồn và người lao động, hạn chế tiếp
cận và giảm công suất tạm thời;
iii) duy trì các mức phơi nhiễm ở tất cả các
khu vực người lao động dễ tiếp cận sao cho mức phơi nhiễm không vượt quá các
mức quy định trong bảng 1A và 1B;
iv) cung cấp quần áo bảo vệ hoặc thiết bị bảo
vệ cá nhân, hoặc cả hai, để bảo vệ có hiệu quả tại các tần số quan tâm và không
có điện thế gây hồ quang hoặc đánh lửa, để giảm mức phơi nhiễm khi cần thiết;
e) có các biển báo hoặc các dấu hiệu, hoặc cả
hai, để nhận biết các khu vực vượt quá mức phơi nhiễm do nghề nghiệp hoặc các
khu vực bắt buộc phải mặc quần áo bảo vệ hoặc sử dụng thiết bị bảo vệ;
f) có các biển báo hoặc các dấu hiệu, hoặc cả
hai, chỉ ra sự có sẵn quần áo và thiết bị bảo vệ và các yêu cầu để bắt buộc
người lao động phải mặc quần áo bảo vệ hoặc sử dụng thiết bị bảo vệ này;
g) định kỳ xem xét kỹ các nguyên lý hoặc các
quy trình đã được chấp nhận với những thay đổi được chấp nhận khi cần để hiểu
hoặc đối phó với những thay đổi trong mọi trường hợp.
h) khảo sát y tế cho người lao động bị phơi
nhiễm do nghề nghiệp để đảm bảo bố trí an toàn, thiết lập tình trạng ranh giới
và phát hiện sớm bất kỳ dấu hiệu thay đổi nào. Trong mọi trường hợp, các chương
trình đặc biệt phải được chuyên gia đã được công nhận trong lĩnh vực y tế nghề
nghiệp vạch ra và giám sát. Các vấn đề cần quan tâm là việc đánh giá các thiết
bị có cấy kim loại và các thiết bị y tế khác nhạy với nhiễu RF và những thay
đổi có thể có đối với mắt người;
i) lưu giữ các hồ sơ về các phép đo trường RF
và hồ sơ theo dõi sức khỏe;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
8.2 Thai nghén
Người lao động mang thai không được phơi
nhiễm ở các mức vượt quá giới hạn phơi nhiễm không do nghề nghiệp. Người lao động
bị phơi nhiễm trong trường hợp RF khi có thai phải thông báo ngay cho người tuyển
dụng khi biết mình có thai để có thể được chuyển tới làm việc ở những nơi không
phải chịu phơi nhiễm trong trường hợp RF vượt quá mức phơi nhiễm không do nghề
nghiệp.
8.3. Bỏng và sốc RF ngẫu nhiên
Khi các vật thể kim loại cỡ lớn được đưa vào
trường RF thì phải có các biện pháp phòng ngừa, đặc biệt tại các tần số thấp hơn
30MHz, để tránh bỏng RF nghiêm trọng hoặc bị giật khi chạm phải các vật kim
loại trong trường điện từ mà thông thường không được nối đát, ví dụ như các phương
tiện vận tải kéo bằng động cơ điện, kết cấu xây dựng, hàng rào hoặc dụng cụ. Sự
tích điện trong các vật như vậy có thể gây nguy hiểm cho con người hoặc tài sản
và cần phải cho phóng điện hoặc giảm mức của trường xuống. Nói chung, sẽ không
xảy ra bỏng RF nếu dòng RF do tiếp xúc nhỏ hơn hoặc bằng 50mA.
Phải xác định các khu vực có thể xảy ra các
hiệu ứng này bằng phép đo và phải chỉ rõ bằng các báo hiệu nhìn thấy được.
8.4. Huấn luyện
Khi người lao động cần phải làm việc trong các
khu vực gần với mức nêu trong bảng 1 thì phải thực hiện việc huấn luyện thích
hợp về quy trình an toàn và các ảnh hưởng đến sức khỏe.
9. Bảo vệ - phơi
nhiễm không do nghề nghiệp
Với các kiến thức hiện có thì các giới hạn
SAR và các mức trường dẫn xuất đối với phơi nhiễm trong trường RF được đề cập
trong tiêu chuẩn này sẽ cung cấp một môi trường sống và làm việc khỏe và an
toàn với phơi nhiễm trong trường RF trong các điều kiện bình thường. Tuy nhiên,
sự hiểu biết về các ngưỡng đối với hiệu ứng sinh học quan sát được và các ảnh
hưởng sức khỏe tiềm ẩn là chưa đầy đủ. Chính vì vậy, cần thận trọng xem xét
tránh phơi nhiễm không cần thiết để đạt được mục đích, trong khi tính đến thực
tiễn hiện đại và hiệu quả chi phí của bất kỳ bố trí cụ thể nào.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) xác định ranh giới của các khu vực ở đó
đáp ứng các mức phơi nhiễm không do nghề nghiệp, cung cấp các biển báo phù hợp
và hạn chế công chúng tiếp cận đến các khu vực này.
b) giảm mức công suất bức xạ sao cho mức phơi
nhiễm trong khu vực nơi mà không thể không có công chúng xuống mức phù hợp với các
mức phơi nhiễm không do nghề nghiệp của tiêu chuẩn này;
c) quy hoạch sử dụng đất;
d) chấp nhận các ứng dụng hiện đại nhất và
tránh phơi nhiễm không cần thiết mà vẫn đạt được mục đích dịch vụ.
PHỤ
LỤC A
(tham khảo)
CƠ
SỞ ĐỂ XÂY DỰNG MỨC PHƠI NHIỄM LỚN NHẤT ĐỐI VỚI BỨC XẠ RF
A.1. Giới thiệu
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Các tài liệu khoa học của Tổ chức Y tế thế
giới (WHO 1993) về dải tần từ 300Hz đến 300GHz làm cơ sở khoa học để xây dựng
các giới hạn phơi nhiễm. WHO cũng đã đưa ra các hướng dẫn quốc tế về các giới
hạn phơi nhiễm được Hiệp hội Bảo vệ Bức xạ quốc tế (IRPA 1988) công bố. Vì các
hướng dẫn quốc tế chỉ đề cập đến dải tần số từ 100kHz đến 300GHz nên Ủy ban đã
mở rộng tần số xuống còn 3kHz. Các mức trong bảng 1 được dựa trên phương pháp luận
của IRPA/ICNIRP trên phần lớn dải tần này. Tuy nhiên, tại các tần số từ 400MHz
đến 2GHz, phương pháp luận có thể dẫn đến sự tăng tích lũy các mức dẫn xuất và
sau đó dẫn đến mức không đổi với mọi tần số. Tiêu chuẩn này không theo phưpưng
pháp này và yêu cầu đáp ứng mức không đổi thấp hơn trong toàn bộ dải tần lớn
hơn 400MHz.
Cơ sở mà IRPA cung cấp để xây dựng các giới
hạn phơi nhiễm được tóm tắt trong phụ lục này.
A.2. Dân cư
Giới hạn phơi nhiễm có thể gắn với dân cư nói
chung hoặc các nhóm người cụ thể. Các nhóm này được coi là ít nhiều nhạy với
các ảnh hưởng có hại cho sức khỏe do RF gây ra, và có thể hoặc không phải chịu
các kiểm tra về y tế. Dân cư bị phơi nhiễm do nghề nghiệp gồm những người
trưởng thành chịu phơi nhiễm trong các điều kiện khống chế, được huấn luyện để
nhận biết những nguy hiểm tiềm ẩn và thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích
hợp. Khoảng thời gian phơi nhiễm do nghề nghiệp được giới hạn ở thời gian một
ngày làm việc hoặc một ca làm việc trong vòng 24h và khoảng thời gian của cuộc
đời làm việc.
Công chúng (những dân cư chịu phơi nhiễm không
do nghề nghiệp) gồm những người ở mọi độ tuổi và tình trạng sức khỏe khác nhau.
Phạm vi cộng hưởng là khác nhau giữa người trưởng thành và trẻ em và vì vậy là
sự phân bố mức hấp thụ năng lượng RF trong các bộ phận khác nhau của cơ thể.
Một số người có thể đặc biệt nhạy cảm với bức xạ RF.
Trong nhiều trường hợp, một số dân cư chịu
phơi nhiễm không do nghề nghiệp không nhận thấy là đang có phơi nhiễm. Dân cư
chịu phơi nhiễm không do nghề nghiệp có thể phải chịu phơi nhiễm 24h một ngày, và
trong suốt cuộc đời, và không thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa chống RF,
cụ thể là bỏng và sốc. Các xem xét trên đây là lý do để chấp nhận các mức phơi
nhiễm cơ sở (dẫn xuất) đối với phơi nhiễm không do nghề nghiệp thấp hơn đối với
dân cư bị phơi nhiễm do nghề nghiệp.
Mức phơi nhiễm thấp hơn đối với dân cư chịu phơi
nhiễm không do nghề nghiệp phù hợp với các khuyến cáo của IRPA, ICNIRP và các
tổ chức tiêu chuẩn lớn khác trên thế giới.
A.3. Xem xét cơ bản
Đối với các tần số trên 10MHz, giá trị SAR
trung bình trên toàn cơ thể người (WBA-SAR) được chọn làm đại lượng để thiết
lập các giới hạn phơi nhiễm cơ sở, và chấp nhận các giá trị khác nhau đối với
dân cư chịu phơi nhiễm do nghề nghiệp và không do nghề nghiệp. Các giới hạn đối
với dân cư chịu phơi nhiễm do nghề nghiệp và không do nghề nghiệp được rút ra
chủ yếu từ sự phụ thuộc vào tần số của WBA-SAR và được sửa đổi bởi các xem xét
về sự hấp thụ năng lượng RF không đồng nhất trong các bộ phận của cơ thể, tức
là, của giá trị SAR đỉnh theo không gian được lấy trung bình trên mỗi 10g mô.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Mục đích khác là để loại bỏ các nguy hiểm của
sốc và bỏng RF cho công chúng nói chung. Phép đo liều lượng cho thấy rằng trong
các điều kiện nhất định, SAR cục bộ tại bàn chân và bàn tay, đặc biệt là tại
mắt cá chân và cổ tay, có thể vượt quá WBA-SAR khoảng 300 lần ở một số tần số
nhất định. Do đó, các mức phơi nhiễm do nghề nghiệp được thiết lập để giảm hiện
tượng sốc nhẹ và phản ứng đột ngột. Dưới 10MHz, cường độ trường từ không nhấp nhô
ít bị hạn chế hơn cường độ trường điện vì nó không góp phần vào nguy hiểm sốc
hoặc bỏng RF; lý do chính để q uan tâm là giới hạn của cường độ trường điện
trong phơi nhiễm do nghề nghiệp.
Dựa vào các xem xét về cơ chế tương tác đằng
sau các hiệu ứng sinh học, phải tính đến cả tần số và mật độ. Các ảnh hưởng phụ
thuộc nhiệt độ đã được cụ thể hóa và có thể sử dụng làm cơ sở cho các giới hạn
phơi nhiễm. Bằng chứng về cơ chế không nhiệt của các hiệu ứng sinh học không
được bỏ qua, nhưng không có ảnh hưởng không nhiệt được ghi lại nào cho thấy là
có tác động có hại cho sức khỏe.
A.4. Hấp thụ năng lượng
Tổng lượng hấp thụ, phân bố và tỷ lệ hấp thụ
năng lượng điện từ trong cơ thể sống là một hàm của nhiều yếu tố. Các đại lượng
như cường độ trường điện bên trong (V/m), dòng cảm ứng trong cơ thể (A), mật độ
dòng điện cảm ứng (A/m2 và SAR (W/kg) có liên quan với nhau. SAR thường được sử
dụng để so sánh các hiệu ứng sinh học trong các điều kiện phơi nhiễm khác nhau.
SAR có thể được sử dụng để xác định sự phân bố năng lượng (được hấp thụ) bên
trong. Với một số hạn chế, SAR cũng có thể được sử dụng để đánh giá tốc độ thay
đổi của nhiệt độ theo thời gian với điều kiện là đã biết các đặc tính trao đổi
nhiệt, kể cả đáp tuyến điều chỉnh nhiệt của cơ thể con người hiện đang được xem
xét. Thảo luận cụ thể hơn về SAR có thể tìm thấy trong WHO (1993).
SAR phụ thuộc vào các yếu tố sau:
a) các thông số của trường tới; tần số, mật
độ (mật độ dòng năng lượng), phân cực và cấu hình giữa đối tượng – nguồn
(trường gần và trường xa);
b) các đặc tính của cơ thể bị phơi nhiễm;
kích thước, hình thể bên trong và bên ngoài, các đặc tính điện phân của các lớp
mô khác nhau trong đối tượng nhiều lớp không đồng nhất (ví dụ như cơ thể
người);
c) các hiệu ứng mặt đất và hiệu ứng phản xạ
từ các đối tượng khác ở trong trường, ví dụ như các bề mặt kim loại gần cơ thể
bị phơi nhiễm.
Khi trục dọc của cơ thể người song song với
véc tơ trường E của sóng điện từ (gọi là phân cực E) thì tốc độ hấp thụ năng
lượng sóng điện từ trên toàn cơ thể đạt đến giá trị lớn nhất (gọi là cộng
hưởng). Sự cộng hưởng theo không gian tự do xuất hiện khi chiều dài trục dọc
của cơ thể vào khoảng 0,4λ. Lượng năng lượng hấp thụ phụ thuộc vào một số yếu
tố, kể cả kích thước của người bị phơi nhiễm. Như thể hiện trên hình A1, một
người cao 1,74m, nếu không được tiếp đất, sẽ có cộng hưởng năng lượng hấp thụ ở
tần số gần 70MHz. Những người nhỏ hơn và trẻ em có sự cộng hưởng năng lượng hấp
thụ ở tần số vượt quá 100MHz. Những người cao hơn có tần số hấp thụ cộng hưởng thấp
hơn 70MHz. Tại tần số 2450MHz, một người cao 1,74m sẽ hấp thụ khoảng 50% năng
lượng điện từ tới.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Hình A1 – Mật độ dòng
năng lượng mà giới hạn SAR trên toàn bộ cơ thể người đến 0,4W/kg (trích từ sổ
tay hướng dẫn về phép đo liều lượng bức xạ RF).
Trong dải tần số trên 10MHz, khi mức cường độ
trường điện và trường từ làm việc được lấy từ giới hạn cơ sở WBA-SAR thì có thể
xét riêng sự đóng góp của các thành phần trường điện và trường từ vào WBA-SAR.
Trong trường hợp xấu nhất, năng lượng ghép nối do phân cực E của trường điện
chiếm ưu thế hơn và WBA-SAR đạt đến giá trị lớn nhất là khoảng 1,2 x 10-2W/kg ở
tần số 20MHz đối với người trưởng thành, gầy, chịu phơi nhiễm ở 10W/m2
Việc ghép năng lượng từ đóng góp của riêng trường từ không thể vượt quá mức SAR
này. Vì vậy, có thể thay đổi các mức làm việc dẫn xuất đối với cường độ trường
điện và trường từ trong các trường hợp khi sự phơi nhiễm chiếm ưu thế hơn từ các
thành phần trường điện hoặc trường từ hoặc một trong các thành phần này một cách
đơn lẻ.
Đáp tuyến sinh học của phơi nhiễm trong
trường RF không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào mật độ các trường bên ngoài cơ thể,
mà còn phụ thuộc vào các trường bên trong cơ thể có liên quan tới giá trị SAR
lấy trung bình trên toàn cơ thể và sự phân bố bên trong cơ thể con người. Sự
phơi nhiễm trong trường điện từ đồng nhất (sóng phẳng) thường gây ra sự hấp thụ
và phân bố năng lượng không đồng nhất cao trong cơ thể. Giá trị SAR trung bình
theo không gian là phương tiện thuận lợi để đánh giá mối quan hệ giữa hiệu ứng
sinh học và phơi nhiễm RF và để so sánh giữa các hiệu ứng ở các điều kiện phơi
nhiễm khác nhau.
Đối với các tần số thấp khoảng từ 100kHz đến 10MHz,
cơ chế tương tác chiếm ưu thế là cảm ứng của dòng điện và trường điện trong cơ
thể con người. Do đó, các giới hạn phải bảo vệ chống lại các ảnh hưởng trực tiếp
lên cơ thể con người ví dụ như khả năng dòng điện gây ra sự kích thích các cơ
và hệ thần kinh. Ngoài ra, ở các tần số thấp hơn, phải tính đến các ảnh hưởng
gián tiếp có thể xảy ra. Các ảnh hưởng này bao gồm sốc và bỏng RF gây ra do
tiếp xúc vơi scác vật dẫn tích điện ở trong trường.
A.5. Mối quan hệ với sức khỏe
WHO (1993) đã công bố xem xét và đánh giá chi
tiết của các tài liệu khoa học dựa vào đó để đưa ra các giới han phơi nhiễm.
Các đánh giá được thực hiện từ các báo cáo khoa học về việc có các hiệu ứng
sinh học gây nguy hiểm cho sức khỏe hay không. Phản ứng trên các con vật thí
nghiệm cho thấy rằng chúng là các sinh vật nhạy cảm nhất trước các ảnh hưởng có
hại đến sức khỏe (ví dụ như ngừng hoạt động, giảm khả năng hoạt động, giảm sức
chịu đựng, nhận thấy có trường phơi nhiễm và có biểu hiện không thoải mái). WHO
kết luận rằng phơi nhiễm cao (dưới 1h) trong trường điện từ hấp thụ trong toàn
bộ cơ thể với mức SAR trung bình nhỏ hơn 4W/kg thì không gây ra ảnh hưởng có
hại đến sức khỏe trên các con vật thí nghiệm. Phù hợp với các tiêu chuẩn khác
và cụ thể là với tiêu chuẩn được IRPA xuất bản năm 1988 và ICNIRP xuất bản năm
1996, đối với phơi n hiễm do nghề nghiệp, giá trị SAR trung bình cho phép trên
toàn cơ thể giảm đi mười lần (tức là 0,4W/kg) là chấp nhận được.
Sẽ có đủ bảo vệ chống các ảnh hưởng RF nếu
các giới hạn SAR cơ sở được lấy trung bình trên 10g mô. Ngoài ra, hạn chế dòng
điện giữa cơ thể người và đất và dòng điện tiếp xúc ở giá trị 200mA là biện
pháp để tránh đốt nóng quá mức cổ tay hoặc mắt cá chân. Trên cơ sở các số liệu
hiện có, các hạn chế này và các mức phơi nhiễm dẫn xuất cần thích hợp để ngăn
ngừa sự hấp thụ năng lượng RF quá mức trong bộ phận bất kỳ của cơ thể.
Không tồn tại các điều kiện phơi nhiễm ngưỡng
đối với các hiệu ứng sinh học có thể áp dụng cho mọi dải tần số và cho mọi tần
số điều biến có thể có. Do đó, các hệ số an toàn phải được gắn liền với các mức
phơi nhiễm để không chỉ tính đến sự thiếu số liệu khoa học mà còn tính đến mọi
điều kiện có thể xảy ra phơi nhiễm. Các tham số được xem xét khi xây dựng hệ số
an toàn gồm:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) thiếu kiến thức về mối quan hệ giữa SAR
đỉnh và hiệu ứng sinh học;
c) điều kiện môi trường - các giới hạn phơi
nhiễm cần được bảo vệ trong các điều kiện bất lợi của nhiệt độ, độ ẩm và lưu
thông không khí;
d) phản xạ tập trung hoặc phân tán của trường
tới dẫn đến tăng sự hấp thụ;
e) các phản ứng khác nhau có thể có của con
người khi uống thuốc;
f) các ảnh hưởng kết hợp có thể có của năng
lượng điện từ RF với các chất hóa học hoặc vật lý khác trong môi trường;
g) các ảnh hưởng có thể có của trường vi sóng
điều biến lên hệ thần kinh trung ương và khả năng tồn tại của khe hở "công
suất" và "tần số" đối với các ảnh hưởng này;
h) các ảnh hưởng không nhiệt có thể có.
Đối với tất cả các phơi nhiễm, chu kỳ để lấy
trung bình theo thời gian là 6 min, vì điều này tương đôi đồng nhất với tất cả
các tiêu chuẩn hiện hành.
Trong dải tần số thấp hơn 10MHz, dòng điện cảm
ứng sẽ làm tăng cơ chế tương tác chiếm ưu thế. Tại các phơi nhiễm RF đủ cao
trong dải tần từ 3kHz đến 10MHz, có thể gây ra mật độ dòng điện kích thích lên
các mô thần kinh và mô cơ. Các giới hạn được thiết lập để đảm bảo tránh các ảnh
hưởng này. Mặc dù sốc RF thường tạo ra các ảnh hưởng trong phạm vi từ khó chịu
đến bỏng nghiêm trọng cho các mô, nhưng tình huống có thể phát sinh khi sốc và
bỏng như vậy gây ra các tai nạn nghiêm trọng hơn. Các phép đo trực tiếp dòng
điện giữa người và đất hoặc vật thể, sử dụng ampe mét đơn giản là đủ để kiểm
tra dòng điện lớn nhất có thể xuất hiện trong trường hợp cụ thể. Dòng điện nhỏ
hơn 50mA có thể được coi là an toàn. Đối với phơi nhiễm không do nghề nghiệp
dưới 10MHz, các giới hạn phơi nhiễm cần đủ nhỏ để không thể xuất hiện sốc RF,
vì sẽ là không hợp lý nếu yêu cầu nhóm người này phải thực hiện các biện pháp
phòng ngừa để tránh các sốc như vậy.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
PHỤ
LỤC B
(tham khảo)
ẢNH
HƯỞNG CỦA BỨC XẠ RF
B.1. Bản chất của bức xạ RF
Bức xạ RF sinh ra ở mức cao trong ngành phát
thanh truyền hình quảng bá. Việc sinh ra và lan truyền trường RF là cơ chế mà
nhờ đó tất cả các tín hiệu quảng bá được truyền đến khán, thính giả. Ngành
quảng bá cũng sinh ra các trường này ở mức cao hơn hẳn ngành viễn thông do sử
dụng các tần số thấp hơn và đòi hỏi vùng phủ sóng rộng hơn nhiều.
Hình B.1 - Phổ điện
từ
Bức xạ RF bao gồm cả trường điện và trường
từ. Việc mở rộng của cả hai trường cần được biết đến trong mối liên quan với
các hiệu ứng sinh ra trong cơ thể. Trong trường gần (gần với nguồn bức xạ) cần phải
đo cả trường điện và trường từ, tuy nhiên, trong trường xa, quan hệ giữa hai
trường là quan hệ tuyến tính nên chỉ cần đo một trường.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
B.2. Ảnh hưởng đến sức khỏe
Ảnh hưởng trước tiên của việc phơi nhiễm
trong trường RF cao là tăng nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên, ảnh hưởng lâu dài của việc
tăng nhiệt này vẫn còn đang được xem xét.
Ảnh hưởng thứ hai rõ rệt hơn đến sức khỏe là
bỏng RF, xảy ra khi tiếp xúc với chấn tử anten, fiđơ hoặc bộ phận ghép nối có
điện áp RF cao.
B.2.1. Ảnh hưởng về nhiệt
Trong trường RF có thể chia thành các dải
sau:
1) mật độ dòng năng lượng cao, thường là cơ
hơn 10mW/cm2, tại đó xuất hiện hiệu ứng về nhiệt rõ rệt;
2) mật độ dòng năng lượng trung bìh, từ
1mW/cm2 đến 10mW/cm2, tại đo có các hiệu ứng nhiệt yếu
nhưng đáng kể; và
3) mật độ dòng năng lượng thấp, dưới 1mW/cm2,
không tồn tại các hiệu ứng nhiệt nhưng có các hiệu ứng khác.
Khi cơ thể hấp thụ đủ bức xạ RF, lượng bức xạ
này sẽ chuyển thành nhiệt dẫn đến tăng nhiệt độ của cơ thể. Lượng năng lượng mà
cơ thể hấp thụ và sau đó chuyển thành nhiệt phụ thuộc vào một số yếu tố. Các
yếu tố đó là:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- tần số bức xạ;
- kích thước và hình dáng con người;
- hướng của trường điện và trường từ so với
trục dọc của cơ thể; và
- người đó có đứng trên mặt đất hay không.
Phản ứng tạo ra trong người tùy thuộc vào vị
trí được phân bố nhiệt trên cơ thể và điều này phu thuộc vào:
- thể tích và loại mô chiếu (nghĩa là vùng cụ
thể của cơ thể bị bức xạ đến);
- cơ chế làm mát của cơ thể; và
- điều kiện môi trường (ví dụ thời tiết nóng
hay lạnh).
Việc hấp thụ bức xạ vào cơ thể được quy định
theo mức hấp thụ riêng (SAR). Mức SAR trung bình theo tần số đối với con người
được vẽ trên biểu đồ dưới đây.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Hình B.2 - Hấp thụ
bức xạ RF của cơ thể theo tần số
Các hiệu ứng sinh học của việc gia nhiệt này
đã được quan sát trên động vật (ở mức phơi nhiễm rất cao) và bao gồm các thương
tổn ở các bộ phận cụ thể, thân nhiệt tăng rất cao và chết. Phơi nhiễm nhiều ở tần
số vi sóng cũng có thể gây thương tổn cho mắt, gây đục nhân mắt và các thương
tổn võng mạc làm hỏng mắt.
Các thí nghiệm trên động vật, chủ yếu là loài
gặm nhấm và động vật linh trưởng cho thấy ngưỡng SAR đối với các hiệu ứng nhiệt
nguy hiểm là khoảng 4W/kg. Các hiệu ứng nhiệt cũng xảy ra ở mức SAR thấp hơn và
trong khi các hiệu ứng này chưa có tác hại rõ rệt nhưng chúng có thể coi là
đáng kể.
Gia nhiệt cục bộ nhiều bộ phận khác nhau của
cơ thể sẽ xảy ra tùy thuộc vào tần số của bức xạ như cho trên hình B.2.
Có hai cơ chế cơ bản mà cơ thể người có thể
phải chịu sự hấp thụ năng lượng RF trong thực tiễn ngành quảng bá. Trường hợp
thứ nhất là khi cơ thể người nằm trong trường có chênh lệch điện thế đáng kể.
Ví dụ như người vận hành có thể vào trong một máy phát hoặc hộp đấu nối anten
và bị đặt giữa một linh kiện lớn có điện tích cao ví dụ như cuộn cảm RF và một
khung kim loại có điện thế thấp hoăc điện thế đất.
Trường hợp thứ hai là con người tiếp cận hoặc
đặt trong trường điện từ của hệ thống bức xạ, cơ thể người đóng vai trò như một
cực thẳng đứng và hấp thụ năng lượng như một anten thu thẳng đứng. Trong trường
hợp này, cơ thể có các thuộc t ính giống như một anten thẳng đứng, bao gồm trở
kháng đặc trưng, điện trở nền và điện kháng tại điểm tiếp xúc với mặt đất.
Chiều cao của cơ thể người và tần số liên
quan sẽ xác định khả năng của cơ thể người như một bộ tiếp nhận năng lượng và
trong hầu hết các ví dụ về quảng bá, chiều cao về điện của con người sẽ nhỏ hơn
so với bước sóng. Vì lý do này nên "trở kháng nền" giữa cơ thể người
và đất thường có điện dung cao và do đó việc cách ly với đất bằng cách mang
giày cách điện sẽ làm giảm đôi chút dòng điện chạy xuống đất.
B.2.2. Bỏng RF
Bỏng RF có thể xảy ra do hồ quang hình thành
giữa một bộ phận của cơ thể người và một phần tử của hệ thống phát có điện thế
cao so với đất. Bỏng cũng có thể xảy ra do dòng điện cảm ứng trong cơ thể khi
phơi nhiễm trong trường tự do. Nói chung, bỏng RF xảy ra trên bàn tay người khi
tiếp xúc với nhiều phần tử. Khi đó dòng điện RF chạy qua cơ thể người xuống
đất. Khi hồ quang hình thành thì gây bỏng sâu và rất lâu lành. Trong một số
trường hợp bị bỏng nặng dẫn đến hỏng cả chân lẫn tay.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Ngưỡng thu ở dải trung tần điển hình là từ
25mA đến 40mA, trong khi dòng điện khoảng 90mA có thể gây giật. Để tránh bị
bỏng RF do mật độ dòng điện vượt quá quy định, mức 100mA thường được chấp nhận
là giới hạn đối với dòng điện chạy qua chi bất kỳ của cơ thể người. Đồng hồ đo
dòng điện loại Holaday HI-3701 và HI-3702 được thiết kế để đo dòng điện cảm ứng
trong cơ thể.
Do đó, ảnh ưởng gia hiệt nói chung trên cơ thể
không chỉ xét đến ảnh hưởng về sức khỏe mà còn cần có chú ý đặc biệt đến an
toàn của con người ở những nơi có thể xảy ra bỏng RF. Thông thường, nếu một
người trong trạng thái có thể bị bỏng RF thì người đó cũng đang ở trong trường
RF cao và khu vực đó cần phải bị cấm.
PHỤ
LUC C
(tham khảo)
CÁC
NGUY HIỂM ĐIỂN HÌNH
Khu vực có RF nguy hiểm thường được đo bằng
thiết bị đo được hiệu chuẩn như thiết bị đo bức xạ RF Holaday hoặc Narda. Bằng
cách này có thể xác định chắc chắn mức độ thực của trường RF và có thể ghi lại
các bất thường khác có thể phát sinh do bức xạ thứ cấp từ các vật thể bằng kim
loại trong vùng lân cận.
Thiết bị đòi hỏi đo chính xác các trường này
rất đắt và cần có đào tạo sâu và có kinh nghiệm để sử dụng đúng. Trong trường
hợp không có thiết bị đo, các điều dưới đây đưa ra hướng dẫn thích hợp về
khoảng cách an toàn nên tuân theo. Vì nguy hiểm bức xạ đối với mỗi loại hình
dịch vụ quảng bá về cơ bản là khac nhau nên khu vực nguy hiểm đối với mỗi loại
hình được đề cập riêng rẽ.
Trong bảng dưới đây, khoảng cách làm việc an
toàn gần đúng được đưa ra đối với các loại anten phát khác nhau. Bảng này đưa
ra đánh giá về giới hạn phơi nhiễm do nghề nghiệp, khoảng cách làm việc an toàn
đối với dải tần, mức công suất và anten. Tuy nhiên, chỉ có thể sử dụng chúng
làm hướng dẫn. Khi có thể, cần sử dụng thiết bị đo bức xạ RF để khẳng định mức
RF.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Tần số
MF 300kHz - 3MHz
HF 3MHz - 30MHz
30MHz - 1000MHz
Công suất máy phát
Khoảng cách an toàn
Công suất máy phát
Khoảng cách an toàn
Công suất máy phat
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Đường truyền tín hiệu
5kW
10kW
50kW
2m
3m
5m
10kW
100kW
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2m
3m
5m
Anten
2kW
10kW
50kW
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
10m
40m
10kW
100kW
300kW
2m
3m
4m
(phía trước)
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
(phía sau)
<100W
<400W
1kW
2kW
5kW
2m
5m
11m
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
22m
C.1. Trạm phát thanh AM sóng trung
Các nguồn nguy hiểm bức xạ RF và khoảng cách
làm việc an toàn nêu dưới đây dùng cho việc lựa chọn vị trí tại các trạm MF/AM
có công suất làm việc khác nhau. Khoảng cách làm việc an toàn đối với bộ bức xạ
MF được dùng cho cột anten cách điện có nền quy ước. Khoảng cách đối với đường
fiđơ là dùng cho loại năm dây hở không đối xứng. Công suất máy phát đưa ra là
công suất sóng mang và tất cả các khoảng cách được cho đối với mức điều biến
(chương trình) trung bình. Trong các bảng dưới đây, khoảng cách an toàn được cho
là đo được ở khoảng 2m phía trên mặt đất.
Cần lưu ý là nhiều nguồn bức xạ RF là không
tính trước được, đặc biệt ở khu vực MF/AM. Một số nguồn có khả năng có trường
RF không chủ ý là:
- cửa sổ kiểm tra của máy phát
- không gian hở của máy phát, phía trên nóc
vỏ;
- đồng hồ đo của máy phát;
- tải giả;
- cộng hưởng khung thép của tòa nhà/tái bức
xạ trong phòng máy phát hoặc gian ghép nối;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- anten thụ động (không được cấp điện);
- kẹp dây/tái bức xạ;
- cộng hưởng, tái bức xạ đường truyền nguồn
lưới; và
- cửa máy phát mở.
C.1.1. Trạm 50kW
Khu vực
Mật độ dòng năng
lượng/Khoảng cách làm việc an toàn
100mW/cm2
10mW/cm2
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Từ anten chính công suất 50kW, có cấp nguồn
15m
50m
100m
Từ dây néo bên trong của anten công suất
50kW đến anten chính
1m
2,5,
Từ (các) đường truyền tín hiệu
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5m
6m
Từ anten thụ động công suất 10kW có cấp
nguồn
10m
30m
50m
Từ anten chính công suất 10kW (không được
cấp nguồn) đến anten thụ động
1,
3m
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Từ anten thụ động công suất 50kW (không
được cấp nguồn) đến anten chính
1m
1,5m
4m
Các cuộn dây máy phát gần các cửa sổ không bọc
kim
2m
2,5m
4m
Từ các khối ghép nối/tổ hợp không bọc kim
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5m
7m
C.1.2. Trạm 10kW
Khu vực
Mật độ dòng năng
lượng/Khoảng cách làm việc an toàn
100mW/cm2
10mW/cm2
2mW/cm2
Từ anten chính công suất 10kW, có cấp nguồn
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
30m
50m
Từ các dây néo bên trong của anten công
suất 10kW đến anten chính
0,5m
1,5m
Từ (các) đường truyền tín hiệu
1m
2m
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Từ anten thụ động công suất 10kW, có cấp
nguồn
8m
25m
40m
Từ anten chính công suất 10kW (không được
cấp nguồn) đến anten thụ động
0,5m
1,5m
3m
Từ anten thụ động công suất 10kW ( không
được cấp nguồn) đến anten chính
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1m
1,5m
Các cuộn dây của máy phát gần các cửa sổ không
bọc kim
1m
1,5m
2,5m
Từ các khối ghép nối/tổ hợp không bọc kim
1,5m
2m
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
C.1.3. Trạm 2kW và 1kW
Khu vực
Mật độ dòng năng
lượng/Khoảng cách làm việc an toàn
100mW/cm2
10mW/cm2
2mW/cm2
Từ anten chính công suất 2kW, có cấp nguồn
2m
4m
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Từ các dây néo bên trong của anten công
suất 2kW đến anten chính
1m
Từ (các) đường truyền tín hiệu
0,5m
1m
1.5m
Từ anten thụ động công suất 2kW, có cấp
nguồn
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2,5m
7m
Từ anten chính công suất 2kW (không được
cấp nguồn) đến anten thụ động
0,25m
0,5m
1,5m
Từ anten thụ động công suất 2kW ( không
được cấp nguồn) đến anten chính
0,25m
0,5m
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Các cuộn dây của máy phát gần các cửa sổ không
bọc kim
0,5m
1m
2m
Từ cac khối ghép nối/tổ hợp không bọc kim
1m
1,5m
2,5m
C.1.4. Trạm 500/400/200W
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Mật độ dòng năng
lượng/Khoảng cách làm việc an toàn
100mW/cm2
10mW/cm2
2mW/cm2
Từ anten chính được cấp nguồn công suất
500W
1m
3m
6m
Từ các dây néo bên trong khi được cấp công
suất 500W đến anten chính
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
0,5m
Từ (các) đường truyền tín hiệu
0,25m
0,5m
1m
Từ anten thụ động được cấp nguồn có công
suất 500W
0,5m
1m
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Từ anten chính (không được cấp nguồn) có
công suất 500W đến anten thụ động
0,3m
1m
Từ anten thụ động ( không được cấp nguồn)
có công suất 500W đến anten chính
0,3m
0,8m
Các cuộn dây của máy phát gần các cửa sổ không
bọc kim
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
0,8m
1,5m
Từ các khối ghép nối/tổ hợp không bọc kim
0,5m
1m
2m
C.1.5. Trạm 100W
Khu vực
Mật độ dòng năng
lượng/Khoảng cách làm việc an toàn
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
10mW/cm2
2mW/cm2
Từ anten chính công suất 500W, có cấp nguồn
1m
Từ các dây néo bên trong của anten công
suất 500W đến anten chính
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Từ (các) đường truyền tín hiệu
0,5m
Từ anten thụ động công suất 500W, có cấp
nguồn
1m
Từ anten chính công suất 500W (không được
cấp nguồn) đến anten thụ động
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
0,5m
Từ anten thụ động công suất 500W ( không
được cấp nguồn) đến anten chính
0,5m
Các cuộn dây của máy phát gần các cửa sổ không
bọc kim
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Từ các khối ghép nối/tổ hợp không bọc kim
1,5m
C.2. Trạm phát thanh AM sóng ngắn
Các nguồn nguy hiểm bức xạ RF và khoảng cách
làm việc an toàn được nêu dưới đây để lựa chọn vị trí tại trạm HF/AM có công suất
làm việc khác nhau. Trong từng trường hợp, công suất nêu ra là công suất sóng
mang và khoảng cách làm việc an toàn đối với điều kiện điều biến (chương trình)
trung bình. Các khoảng cách nêu ra được lấy từ các phép đo thực tế trên mạng
anten dải và anten chám như được chỉ ra không nên áp dụng cho các dịch vụ tác
động thẳng đứng hoặc các loại anten khác. Đường truyền là đường dây cân bằng
bốn hoặc sáu dây hở. Không áp dụng các phép đo cho đường dây bọc kim hoặc đặt
trong tủ. Bảng dưới đây đưa ra khoảng cách làm việc an toàn như đo được ở
khoảng 2m phía trên mặt đất.
Một số nguồn có khả năng có trường RF không
mong muốn tại trạm HF/AM là:
- khe hở tủ phát;
- rò điện chuyển mạch anten;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- mạch vòng nối đất/mối nối đất xấu;
- khu vực tiếp điểm chuyển mạch của anten để
hở;
- kẹp anten không sử dụng/tái bức xạ;
- dây néo;
- cột đỡ đường fiđơ;
- kẹp đường truyền liền kề;
- cửa máy phát mở.
C.2.1. Trạm 250kW và trạm 300kW
Khu vực
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
100mW/cm2
10mW/cm2
2mW/cm2
Phía trước của anten dàn tích cực
20m
40m
60m
Phía sau của anten dàn tích cực
5m
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
20m
Gần các đường dây tích cực để hở và chuyển mạch
5m
20m
30m
Gần phòng RF
3m
5m
7m
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3m
5m
7m
Gần vùng phía dưới anten chám
10m
40m
60m
C.2.2. Trạm 50kW và trạm 100kW
Khu vực
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
100mW/cm2
10mW/cm2
2mW/cm2
Phía trước của anten dàn tích cực
10m
20m
40m
Phía sau của anten dàn tích cực
2m
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
15m
Gần các đường dây tích cực để hở và chuyển mạch
3m
10m
25m
Gần phòng RF
2m
3m
5m
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2m
3m
5m
Gần vùng phía dưới anten chám
5m
20m
30m
C.2.3. Trạm 10kW
Khu vực
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
100mW/cm2
10mW/cm2
2mW/cm2
Phía trước của anten dàn tích cực
5m
15m
30m
Phía sau của anten dàn tích cực
1,5m
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
10m
Gần các đường dây tích cực để hở và chuyển mạch
2m
5m
15m
Gần phòng RF
500mm
1m
2m
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1m
1,5m
2m
Gần vùng phía dưới anten chám
2m
10m
15m
C.3. Phát thanh FM và truyền hình tần số rất
cao (VHF)
Các nguồn có thể phát sinh trường RF không mong
muốn tại các dịch vụ VHF/FM và TV là:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- cộng hưởng thành phần kết cấu đỡ;
- thành phần kết cấu đỡ hoạt động như ống dẫn
sóng và đường truyền;
- tải giả;
- rò điện của phòng RF; và
- rò điện chỗ nối cáp/ống dẫn sóng.
Các bước sóng liên quan bao trùm một dải rộng
các kích thước khung thuận tiện. Các dạng phản xạ, tái bức xạ và dẫn phức tạp
rất phổ biến và có thể có sự khác biệt lớn về mức giữa các hệ thống lắp đặt
giống nhau.
Đối với phát thanh FM, có hai loại hệ thống
anten VHF/FM. Đó là loại mạng anten lưỡng cực màn phản xạ và loại một chấn tử.
Cả hai loại có thể có phân cực tròn, nằm ngang hoăc thẳng đứng nhưng sự khác
nhau về nguy hiểm bức xạ biểu thị với các loại phân cực khác nhau là không đáng
kể. Tuy nhiên, có sự khác biệt cơ bản giữa các nguy hiểm từ anten vô hướng một
chấn tử so với loại bảng m àn phan xạ.
Anten có màn phản xạ thường cần được bọc kim
khỏi trường nguy hiểm đến phía sau anten trong khi loại một chấn tử không có
bọc kim. Bảng dưới đây đưa ra khoảng cách an tàn dùng cho anten một chấn tử
được đề cập trong bảng C.1.
C.3.1. Trạm 10kW và 20kW
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Mật độ dòng năng
lượng/Khoảng cách làm việc an toàn
100mW/cm2
10mW/cm2
1mW/cm2
Phía sau anten dàn có màn phản xạ
1,5m
Phía trước của lưỡng cực tích cực
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
25m
40m
Trên thang không được bọc kim đến đỉnh hoặc
bên dưới dàn anten
5m
10m
30m
Gần phòng RF mở
1m
3m
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
C.3.2. Trạm 500W đến 2kW
Khu vực
Mật độ dòng năng
lượng/Khoảng cách làm việc an toàn
100mW/cm2
10mW/cm2
1mW/cm2
Phía sau anten dàn có màn phản xạ
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Phía trước của lưỡng cực tích cực
3m
10m
15m
Trên thang không được bọc kim đến đỉnh hoặc
bên dưới dàn anten
1m
2m
10m
Gần phòng RF mở
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1m
2m
C.3.3. Trạm 50W đến 100W
Khu vực
Mật độ dòng năng
lượng/Khoảng cách làm việc an toàn
100mW/cm2
10mW/cm2
1mW/cm2
Phía sau anten dàn có màn phản xạ
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
200mm
Phía trước của lưỡng cực tích cực
0,5m
1m
2m
Trên thang không được bọc kim đến đỉnh hoặc
bên dưới dàn anten
0,5m
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Gần phòng RF mở
1m
C.3.4. Trạm 10W đến 50W
Khu vực
Mật độ dòng năng
lượng/Khoảng cách làm việc an toàn
100mW/cm2
10mW/cm2
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Phía sau anten dàn có màn phản xạ
100mm
Phía trước của lưỡng cực tích cực
0,5m
1m
Trên thang không được bọc kim đên đỉnh hoặc
bên dưới dàn anten
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
0,1m
0,5m
Gần phòng RF mở
0,2m
C.4. Truyền hình tần số cực cao
Hệ thống anten truyền hình UHF bao gồm hai
loại anten, mạng anten lưỡng cực màn phản xạ và anten rãnh.
Cũng như đối với anten FM, bảng dưới đây dùng
cho mạng anten bảng màn phản xạ. Khoảng cách làm việc an toàn áp dụng cho anten
rãnh được đề cập trong bảng C.1.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Khu vực
Mật độ dòng năng
lượng/Khoảng cách làm việc an toàn
100mW/cm2
10mW/cm2
1mW/cm2
Phía sau anten dàn có màn phản xạ
1,5m
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5m
15m
30m
Trên thang không được bọc kim đến đỉnh hoặc
bên dưới dàn anten
1m
2m
5m
Gần phòng RF mở
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2m
C.4.2. Trạm 500W đến 2kW
Khu vực
Mật độ dòng năng
lượng/Khoảng cách làm việc an toàn
100mW/cm2
10mW/cm2
1mW/cm2
Phía sau anten dàn có màn phản xạ
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
100mm
Phía trước của lưỡng cực tích cực
2m
5m
12m
Trên thang không được bọc kim đến đỉnh hoặc
bên dưới dàn anten
1m
2m
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1m
C.4.3. Trạm 50W đến 100W
Khu vực
Mật độ dòng năng
lượng/Khoảng cách làm việc an toàn
100mW/cm2
10mW/cm2
1mW/cm2
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Phía trước của lưỡng cực tích cực
1m
5m
Trên thang không được bọc kim đến đỉnh hoặc
bên dưới dàn anten
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1m
Gần phòng RF mở
0,2m
C.4.4. Trạm 10W đến 50W
Khu vực
Mật độ dòng năng
lượng/Khoảng cách làm việc an toàn
100mW/cm2
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1mW/cm2
Phía sau anten dàn có màn phản xạ
Phía trước của lưỡng cực tích cực
0,3m
1,5m
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
0,1m
0,5m
Gần phòng RF mở
0,2m
Gần tải giả (loại hở đầu)
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
PHỤ
LỤC D
(tham khảo)
GIẢM
NGUY HIỂM RF Ở HỆ THỐNG LẮP ĐẶT MỚI
Tốt nhất là các nguy hiểm RF cần được giảm
thiểu ở các trạm mới bằng cách kết hợp các đặc trưng thiết kế làm giảm thiểu
rủi ro con người bị phơi nhiễm ở các mức trường cao. Thông thường chỉ có một số
giới hạn để đạt được mục đích này nhưng thiết kế đưa ra dưới đây cần được xét
đến khi có thể.
D.1. Trạm phát thanh AM sóng trung
Ở các máy phát cũ dùng đèn điện tử cho tầng
công suất có cửa sổ kiểm tra, việc bổ sung thêm một màn chắn lưới phía sau cửa
sổ có thể giảm phát xạ RF từ cửa sổ.
Trạm máy phát sóng trung cần được thiết kế
sao cho phòng chuyển mạch RF được chống nhiễu bằng lưới dây. Cần sử dụng các
fiđơ là cáp đồng trục thay cho đường dây hở, khi có thể. Nếu cần các đường
truyền tín hiệu vì yêu cầu điều khiển công suất thì cần xem xét đến chống nhiễu
cho các đường dây này. Nếu việc này không khả thi hoặc kinh tế thì cần giới hạn
việc tiếp cận bên dưới các đường truyền bằng cách sử dụng rào chắn hoặc báo
hiệu theo khoảng cách làm việc an toàn khuyến cáo hoặc các phép đo trường thực
tế.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Cần làm hàng rào quanh chân cột anten để hạn
chế việc tiếp cận các khu vực có khả năng tiếp xúc với điện áp nguy hiểm. Ngoài
ra, hàng rào vành đai cần chỉ rõ cho những người đi vào trong là ở khu vực này
có vùng bức xạ RF cao.
D.2. Phát thanh FM sóng cực ngắn
Tại các mức công suất nêu ở các bảng của phụ
lục C, có rất ít nguy hiểm trong nhà khi sử dụng thiết bị này. Nguy hiểm chủ
yếu là từ anten phát thường được lắp đặt trên cột anten hoặc cột tháp.
Tại các tần số sử dụng ống dẫn, thường quan
sát được ảnh hưởng giữa các cột anten và cột tháp dùng cho dịch vụ FM. Ở các
điều kiện này, công suất bức xạ tới phía sau, thông qua lưng màn chắn của
anten, được dẫn lên hoặc dẫn xuống tâm của cột/cột tháp. Ảnh hưởng này cũng
đáng chú ý ở các lồng thang có tấm chắn chống nhiễu để tránh rơi. Trong trường
hợp này, lồng thang đi qua mạng anten có thể mở rộng vùng nguy hiểm lên cả phía
trên và phía dưới khu vực anten.
Ngoài ra, nếu có bục trong khoảng hở của
anten thì trường RF có thể vào trong lồng tại điểm này và được dẫn trong lồng. Cần
thực hiện các phép đo tại hiện trường để xác định mức độ của các ảnh hưởng này.
Theo nguyên tắc, lồng thang cần được chống nhiễu trong khoảng hở của anten FM
và cần có cửa lưới để lên bục. Việc này có thể giúp đi qua khu vực anten FM an
toàn nhưng vẫn cần thực hiện các phép đo để xác định việc chống nhiễu thích
hợp.
D.3. Truyền hình băng VHF
Cũng như đối với các dịch vụ VHF/FM, thông
thường có rất ít rủi ro trong nhà. Đối với các hệ thống lắp đặt anten, có thể
thấy các ảnh hưởng dẫn tương tự như mô tả ở D.2 nhưng thường ở mức độ thấp hơn.
Cần thực hiện các phép đo để xác định lồng thang được chống nhiễu ở mức độ nào
nếu cần đi qua mạng anten hoạt động.
D.4. Truyền hình băng UHF
Thông thường có rất ít rủi ro trong nhà. Các
hiệu ứng dẫn phổ biến ở dịch vụ VHF là không đáng kể. Do các kích thước của
mạng UHF (bốn cạnh và thậm chí năm cạnh) không cung cấp phòng để tiếp cận nên
tấm chắn tiếp cận cho thang là không thích hợp. Nói chung, việc đưa nguồn xuống
của anten UHF đòi hỏi phải tiếp cận. Không có thiết kế riêng cho hệ thống UHF
để giảm thiểu rủi ro RF.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
PHỤ
LỤC E
(tham khảo)
QUẢN
LÝ NGUY HIỂM RF
Các tiêu chuẩn khác nhau trên thế giới về
phơi nhiễm nguy hiểm bức xạ RF thường không cung cấp đầy đủ thông tin về các
quy trình quản lý vị trí để đảm bảo rằng nhân viên và người thăm quan không vào
trong khu vực nguy hiểm. Việc làm phổ biến đối với các công ty và tổ chức chính
phủ liên quan đến công nghiệp quảng bá là xây dựng thực hành và hướng dẫn công
việc đưa ra các nguyên tắc mà nhân viên phải tuân thủ ở từng vị trí quảng bá.
Tài liệu về an toàn cần được cấp ở từng vị
trí, trong đó có bản đồ các khu vực nguy hiểm sao cho con người có thể nhận
biết được chúng khi đến vị trí đó. Các báo hiệu bổ sung được đặt ở các vị trí
khác nhau quanh khu vực đó để cảnh báo nhân viên và người thăm quan về mối nguy
hiểm và các rào chắn được dựng lên để hạn chế việc tiếp cận khu vực nguy hiểm.
Đó là các biện pháp gợi ý tối thiểu cần thực hiện.
Các biện pháp bổ sung có thể liên quan đến
phép đo tất cả các vùng tại từng vị trí, duy trì sổ nhật ký để ghi lại những
người ra vào từng khu vưc nguy hiểm và các bước cần làm trước khi đi vào một
cách an toàn. Quy định về việc huấn luyện thích hợp để cảnh báo nhân viên về các
nguy hiểm tiềm ẩn của vị trí cũng được khuyến cáo.
Chi tiết liên quan đến các thực tiễn điển
hình được đề cập trong các điều dưới đây.
E.1. Cấm tiếp cận
Khi xuất hiện giới hạn phơi nhiễm tại cột
tháp hoặc công trình xây dựng (cao hơn độ cao 2m phía trên mặt đất) thì cần
khóa hoặc bảo vệ cột tháp hoặc công trình đó. Điều này có thể đạt được bằng một
trong hai phương pháp sau:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- khóa lồng thang, không thể tiếp cận phía
trên chân cột.
Ngoài ra, cần đánh dấu biên giới giới hạn
phơi nh iễm và có thể sử dụng các báo hiệu để nhận biết biên giới này.
Khi xuất hiện giới hạn phơi nhiễm giữa mặt
đất và độ cao đến 2m, cần sử dụng các báo hiệu và rào chắn để hạn chế việc tiếp
cận các khu vực này.
E.2. Quy trình tiếp cận điển hình
Các quy trình để tiếp cận khu vực nguy hiểm
tại trạm quảng bá thường được mô tả trong tài liệu về an toàn của trạm đó. Khi
các quy trình này liên quan đến việc thay đổi mức công suất máy phát hoặc ngừng
phát thì cần phải thông báo trước và tuân thủ các quy trình thích hợp để cho
phép việc đó xảy ra.
Việc thiết lập các quy trình tiếp cận bao gồm
các quy tắc chung cần xem xét dưới đây. Đó là một số trong số các quy tắc tiếp
cận phổ biến hơn áp dụng cho các trạm quảng bá. Các quy tắc này được đưa ra để
gợi ý và không phải áp dụng tất cả cho mọi trường hợp.
1) Thường không được phép làm việc với anten
được cấp điện. Trừ trường hợp bảo trì, bảo dưỡng ở mặt sau anten chảo nếu như
việc này không liên quan đến ngắt fiđơ hoặc phần tử bức xạ.
2) Trong các quá trình phát, không được phép
kiểm tra trực tiếp bằng mắt bộ bức xạ, phản xạ vi sóng, ống dẫn sóng, râu hoặc
hệ thống bức xạ chùm tập trung cao bất kỳ nào.
3) Cần chú ý tránh đi thẳng vào hoặc đi qua
khu vực ngay phía trước của anten chảo sóng ngắn lắp cố định hoặc xoay được.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5) Khi ngừng thiết bị phát để làm cho khu vực
làm việc an toàn, cần gắn biển "cấm thao tác" vào thiết bị đóng cắt
hoặc công tắc thích hợp và cần ghi vào nhật ký. Không được thay đổi trạng thái
của chuyển mạch mà không có sự có mặt hoặc phê chuẩn của kỹ thuật viên/kỹ sư
của trạm.
6) Người lắp ráp cần nhận biết được (các) fiđơ
để khẳng định rằng thiết bị thích hợp đã được tắt.
7) Khi kết thúc công việc chỉ được tháo biển báo
"cấm thao tác" khi người chịu trách nhiệm của trạm nhất trí, mọi chi
tiết cần được ghi vào sổ nhật ký công việc của trạm và có chữ ký của người lắp
ráp và kỹ thuật viên/kỹ sư của trạm.
E.3. Lắp đặt và làm việc gần các nguy hiểm RF
E.3.1. Bức xạ cảm ứng
Nguồn bức xạ thứ cấp xảy ra do cảm ứng vào hệ
thống cố định và các phần tử không xoay được khác. Đó có thể bao gồm giàn giáo,
dây dùng để kéo, cần trục và cột anten. Vì hầu hết mọi người không thể thấy
ngay được đây là những nguồn bức xạ RF nên cần có chú ý đặc biệt giúp mọi người
nhận thức được các yếu tố góp phần vào quá trình cảm ứng.
Phải có các cảnh báo cụ thể tại những nơi mà
thiết bị phát MF và HF đang hoạt động.
Cảm ứng tăng cường có thể thấy ở:
- các linh kiện của hệ thống lắp đặt có độ
dài tương đương với lưỡng cực tích cực, nghĩa là trường hợp cộng hưởng;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- các linh kiện bằng kim loại của hệ thống lắp
đặt được đặt song song với lưỡng cực tích cực;
- nguồn cảm ứng có công suất cao;
- khẩu độ không tiếp xúc của hệ thống lắp ráp
và nguồn cảm ứng bị vượt quá; và
- hệ thống lắp đặt nằm trong vùng phát của
anten.
Việc đánh giá các yếu tố này của các kỹ sư có
kinh nghiệm trong lĩnh vực bức xạ RF cho phép những người làm việc ở tháp đánh
giá được kết quả có thể xảy ra của việc lắp ráp thiết bị ở một vị trí cụ thể.
Nói chung, bức xạ cảm ứng ít có khả năng vượt
quá giới hạn nếu một số trong số các thông số liệt kê trên đây không xuất hiện
đồng thời.
E.3.2. Biện pháp đề phòng
Mặc dù các trường liên kết với các nguồn bức
xạ thứ cấp thường nhỏ nhưng nhân viên làm việc gần với các nguồn này trong
trường hợp xấu nhất có thể gặp rủi ro vượt quá mức phơi nhiễm lơn nhất quy
định. Để tránh rủi ro phơi nhiễm, cần tuân thủ các biện pháp dự phòng dưới đây.
- Duy trì khoảng cách thực hiện lớn nhất giữa
các vật liệu lắp ráp dẫn điện và nguồn bức xạ chủ động;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Ngừng cấp nguồn hoặc giảm mức bức xạ từ các
nguồn chủ động mà vật liệu lắp ráp dẫn điện cần phải lắp ở gần đó; và
- Tại các vị trí MF, con người phải nhận thức
được rằng do cảm ứng từ nguồn khác, hồ quang và bỏng cường độ thấp có thể xảy
ra do tiếp xúc với đường dây kéo bằng kim loại. Rỗ bề mặt của đường dây kéo và
bánh có rãnh cũng có thể xảy ra.
E.4. Dấu hiệu cảnh báo
Các ký hiệu dưới đây thường được dùng để cảnh
báo về nguy hiểm bức xạ RF
quanh các trang thiết bị phát quảng bá.
E.4.1. Dấu hiệu an toàn RF chung
Cấm thao tác
Báo hiệu này được dùng để xác định máy phát, chuyển
mạch hoặc thiết bị khác đã được làm cho mất hiệu lực để khu vực làm việc được
an toàn.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Dùng trên bảng hoặc thiết bị để cảnh báo về
RF bên trong có thể vượt quá giới hạn phơi nhiễm không do nghề nghiệp hoặc gây
sốc và bỏng.
E.4.2 Dấu hiệu biên giới có nguy hiểm RF
Nguy hiểm - Khu vực có nguy hiểm RF
Dùng để chỉ ra biên giới giới hạn phơi nhiễm
do nghề nghiệp. Báo hiệu này được gắn ở nơi vượt quá giới hạn phơi nhiễm do
nghề nghiệp.
TÀI LIỆU THAM
KHẢO
AS/NZS 2772-1 : 1998, Radiofrequency
radiation - Part 1: Maximum exposủe levels 3kHz to 300GHz (Bức xạ tần số radio
- Phần 1: Mức phơi nhiễm lớn nhất trong dải tần từ 3kHz đến 300GHz).
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
AS/NZS 4346, Guide to the installation in
vehicles of mobile communication equipment intended for connection to a
cellular mobile telecommunication service (CMTS) (Hướng dẫn lắp đặt phương tiện
truyền của thiết bị truyền thông di động dùng để nối đến dịch vụ viễn thông di
động).
AS 1000, The International System of Units
(SI) and its application (Hệ đơn vị quốc tế (SI) và các ứng dụng của nó).
AS 1319, Safety signs for the occupational environment
(Dấu an toàn dùng cho môi trường nghề nghiệp).
ABU, Guidelines for management of
radiofrequency radiation hazards (Hướng dẫn quản lý nguy hiểm bức xạ tần số
radio)
IEC 215, Safety requirements for radio
transmitting equipment (Yêu cầu về an toàn đối với thiết bị phát tần số radio).
IRPA Guidelines on limits of exposure to radiofrequency
electromagnetic fields in the frequency range from 100kHz to 300GHz (Hướng dẫn
về các giới hạn phơi nhiễm trong trường điện từ tần số radio ở dải tần từ
100kHz đến 300GHz).
ICNIRP, Health issues related to the use of hand-held
radiotelephones and base transmitters - Statement of the International Commission
on non-ionizing Radiation Protection (Các vấn đề về sức khỏe liên quan đến việc
sử dụng điện thoại cầm tay sử dụng sóng radio và các trạm phát cơ sở. Phát biểu
của Ủy ban quốc tế về bảo vệ bức xạ không ion hóa).