TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 7759 : 2008
ASTM D 4176 – 04e1
NHIÊN LIỆU CHƯNG CẤT – XÁC ĐỊNH NƯỚC TỰ DO VÀ TẠP
CHẤT DẠNG HẠT
(PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT BẰNG MẮT THƯỜNG)
Distillate fuels
Determination of free water and particulate contamination
(Visual inspection procedures)
Lời nói đầu
TCVN 7759 : 2008 được
xây dựng trên cơ sở chấp nhận hoàn toàn tương đương với ASTM D 4176 – 04e1
Standard Test Method for Free Water and Particulate Contamination in Distillate
Fuels (Visual Inspection Procedure) với sự cho phép của ASTM quốc tế, 100 Barr
Harbor Drive, West Conshohocken, PA 19428, USA Tiêu chuẩn ASTM D 4176 – 04e1
thuộc bản quyền của ASTM quốc tế.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
NHIÊN LIỆU CHƯNG CẤT – XÁC ĐỊNH NƯỚC TỰ DO VÀ TẠP CHẤT DẠNG HẠT
(PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT BẰNG MẮT THƯỜNG)
Distillate fuels
Determination of free water and particulate contamination
(Visual inspection procedures)
1. Phạm
vi áp dụng
1.1. Tiêu chuẩn này qui định hai qui trình để xác định nước tự do
và tạp chất dạng hạt rắn lơ lửng trong nhiên liệu chưng cất có điểm sôi cuối dưới
400 0C và có màu ASTM nhỏ hơn hoặc bằng 5.
1.1.1. Có thể sử dụng cả hai qui trình như là phép thử ngoài hiện
trường tại nhiệt độ bảo quản hoặc như là phép thử trong phòng thí nghiệm tại
nhiệt độ kiểm soát.
1.1.2. Qui trình 1 qui định phương pháp nhanh xác định mẫu đạt /
không đạt về sự nhiễm bẩn. Qui trình 2 qui định việc đánh giá độ đục tổng thể bằng
số.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1.3. Tiêu chuẩn này không đề cập đến các qui tắc an toàn liên
quan đến việc áp dụng tiêu chuẩn. Người sử dụng tiêu chuẩn này phải có trách
nhiệm lập ra các qui định thích hợp về an toàn và sức khỏe đồng thời phải xác định
khả năng áp dụng các giới hạn qui định trước khi sử dụng.
2. Tài liệu viện dẫn
Các
tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các
tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu
viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các bản
sửa đổi (nếu có).
TCVN
6777 : 2007 (ASTM D 4057-06) Dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ - Phương pháp lấy mẫu thủ
công.
TCVN
7757 (ASTM D 2709) Nhiên liệu chưng cất trung bình – Xác định nước và cân bằng
phương pháp ly tâm.
ASTM
D 1500 Test method for ASTM color of petroleum products (ASTM color scale)
(Phương pháp xác định màu ASTM của sản phẩm dầu mỏ (Thang đo màu ASTM)).
ASTM
D 1744 Test method for water in liquid petroleum products by Karl Fischer
reagents (Phương pháp xác định nước trong sản phẩm dầu mỏ dạng lỏng bằng thuốc
thử Karl Fischer).
ASTM
D 2276 Test method for particulate contamination in aviation fuel by line
samping (Nhiên liệu hàng không – Phương pháp xác định tạp chất dạng hạt bằng
cách lấy mẫu trong đường ống)
ASTM
D 4860 Test method for free water and particulate contamination in
mid-distillate fuels (Clear and bright numerical rating (Phương pháp xác định
nước tự do và tạp chất dạng hạt trong nhiên liệu chưng cất trung bình (Đánh giá
độ trong và sáng theo số)).
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Bảng
chuẩn đánh giá độ đục của nhiên liệu chưng cất.
3. Thuật ngữ, định nghĩa
3.1. Định nghĩa các thuật ngữ dùng trong tiêu chuẩn này:
3.1.1. Trong-và-sáng (clear-and-bright)
Điều kiện mà ở đó nhiên liệu không mờ hoặc không vẩn đục.
3.1.2. Nước tự do (free water)
Nước trong nhiên liệu vượt quá giới hạn tan được ở nhiệt độ
thử nghiệm, và trong nhiên liệu xuất hiện như dạng vẩn đục hoặc mờ đục hoặc giọt
nhỏ.
3.1.3. Hạt (particulate)
Các chất rắn hoặc bán rắn dạng hạt có kích thước nhỏ, đôi
khi xuất hiện như cặn bùn hoặc cặn lắng, có thể lơ lửng hoặc không lơ lửng
trong nhiên liệu, là kết quả của sự nhiễm bẩn do bụi khí thổi, các sản phẩm của
sự ăn mòn, sự không ổn định của nhiên liệu, hoặc sự xuống cấp của lớp lót bảo vệ.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4.1. Trong qui trình 1, lấy khoảng 900 ml nhiên liệu cho vào cốc thủy tinh sạch
dung tích 1 lít và kiểm tra độ trong bằng mắt thường. Sau đó lắc xoáy mẫu và bằng
mắt thường kiểm tra cặn hoặc các giọt nước hình thành bên dưới cuộn xoáy.
4.2. Trong qui trình 2 lấy khoảng 900 ml nhiên liệu cho vào cốc thủy tinh sạch
dung tích 1 lít và kiểm tra độ trong bằng mắt thường. Độ trong của nhiên liệu
được đánh giá bằng cách đặt ... và so sánh bằng mắt thường ngoại quan của nhiên
liệu với các tấm ảnh chuẩn đánh giá độ đục. Sau đó lắc xoáy mẫu và bằng mắt thường
kiểm tra cặn hoặc các giọt nước hình thành bên dưới cuộn xoáy.
4.3. Khi thử nghiệm tại hiện trường, cả hai qui trình 1 và 2 được thực hiện
ngay sau khi lấy mẫu và tại các nhiệt độ bảo quản.
4.4. Khi thử nghiệm trong phòng thử nghiệm, cả hai qui trình 1 và 2 được thực
hiện ngay sau khi màu được làm cặn bằng các điều kiện nhiệt độ thử qui định.
5. Ý nghĩa và sử dụng
5.1. Trong tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật của nhiên liệu thường qui định là
nhiên liệu phải trong và sáng và không có tạp chất khi nhìn bằng mắt thường (xem
Chú thích 1). Tuy nhiên, chưa có phương pháp tiêu chuẩn nào để thực hiện sự xác
định này, do vậy thực tế đánh giá rất khác nhau. Phương pháp này qui định một
qui trình tiêu chuẩn để thử nghiệm.
CHÚ THÍCH 1 Đôi khi cụm từ sạch và sáng được dùng thay cho
trong và sáng. Ý nghĩa là như nhau.
5.2. Qui trình 1 qui định phương pháp nhanh xác định đạt/không đạt về sự nhiễm
bẩn. Qui trình 2 qui định sự đánh giá tổng thể bằng số về độ mờ đục, như là một
thông tin về sự nhiễm bẩn. Các phương pháp thí nghiệm khác bao gồm TCVN 7757
(ASTM D 2709), ASTM D 1744, ASTM D 2276 và ASTM D 4860 cho phép định lượng các
chất nhiễm bẩn. Không có mối liên hệ nào được thiết lập giữa qui trình 2 và các
phương pháp định lượng khác.
5.3. Chỉ một số phòng thử nghiệm đánh giá sai về độ trong và sáng của các mẫu
là không đạt, như vậy chứng tỏ rằng một thí nghiệm viên kinh nghiệm có thể chỉ
phát hiện đến khoảng 40 ppm nước tự do trong nhiên liệu.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6.1. Khi tiến hành thử nhiên liệu ở nhiệt độ thấp hoặc dưới nhiệt độ vẩn đục
của nhiên liệu đó, thì một lượng nhỏ hạt sáp rắn có thể lẫn lộn với nước gây ra
hiện tượng mờ đục hoặc vẩn đục.
6.2. Nếu cố sử dụng phương pháp thử này đối với các loại nhiên liệu sẫm màu
hơn dải màu 5 qui định trong ASTM D 1500, thì nước tự do hoặc các hạt vẩn đục
có thể bị mờ, không rõ ràng, người quan sát sẽ không nhìn thấy.
7. Thiết bị, dụng cụ
7.1. Ống đong hình trụ, bằng thủy tinh trong, có dung tích bằng 1,0 lít ±
0,1 lít nhiên liệu và có đường kính 100 mm ± 10 mm.
7.2. Bảng giấy (Biểu đồ chuẩn), được dàn trên tấm nhựa trong, có năm vạch
song song với các chiều rộng khác nhau và phù hợp với mô tả sau:
7.2.1. Tính chất đặc trưng của Biểu đồ, bằng giấy trắng rộng 120 mm, dài 180
mm.
7.2.2. Vạch màu, độ rộng và khoảng cách, năm vạch màu đen có chiều rộng tăng dần
bắt đầu từ 0,6 mm, vạch thứ hai 1,6 mm và mỗi vạch kế tiếp rộng hơn 1,6 mm cho
đến vạch cuối cùng có chiều rộng lớn nhất là 6,4 mm.
7.2.3. Các vạch sẽ được đánh số từ 1 đến 5, vạch hẹp nhất là số 1.
7.3. Một dãy ảnh tiêu chuẩn của Biểu đồ chuẩn có các mức độ mờ đục khác
nhau, được đánh số từ 1 đến 6. Ảnh số 1 là trong nhất, và số 6 biểu thị sự mờ đục
nhất.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7.5. Dụng cụ cảm biến nhiệt độ (temperature sensing device (TSD)), có thể
quan sát nhiệt độ thí nghiệm chính xác đến 0,5 0C (≈ 1 0F),
áp dụng cho các phép thử trong phòng thí nghiệm thực hiện tại một nhiệt độ qui
định.
7.6. Để kiểm soát nhiệt độ, bể có kích thước và dung tích phù hợp
để kiểm soát nhiệt độ bình chứa mẫu, chính xác đến 0,5 0C (≈ 1 0F)
so với nhiệt độ cần đo đối với các phép thử trong phòng thí nghiệm cần có các số
đo nhiệt độ cụ thể.
8. Lấy mẫu
8.1. Lấy mẫu theo TCVN 6777 (ASTM D 4057)
8.2. Hút màu trực tiếp vào trong bình chứa mẫu theo qui trình
sau:
8.2.1. Đảm bảo là van lấy mẫu không có các tạp chất. Nếu bị rỉ hoặc
có lớp phủ thì lau sạch bằng vải, sau đó tráng, làm sạch van lấy mẫu trước khi
tiến hành lấy mẫu.
8.2.2. Rửa sạch kỹ bình chứa mẫu bằng nhiên liệu là mẫu (Cảnh báo –
Dễ cháy, Xem Phụ lục A.1.1)
8.2.3. Hút càng nhanh càng tốt khoảng 900 ml nhiên liệu vào trong
bình chứa. Lấy đầy bình mẫu tốt hơn là đổ mẫu bớt ra.
9. Chuẩn bị mẫu
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
9.2. Thử trong phòng thí nghiệm
9.2.1. Không được chuyển hoặc rót mẫu sang vật chưa thử lần nào.
Tiến hành thí nghiệm trên mẫu được rót từ bình chứa mẫu ban đầu.
9.2.2. Thay nắp bình chứa mẫu bằng một nắp kín khít cho dụng cụ đo
nhiệt độ xuyên qua nắp và nhúng chìm trong mẫu. Để bình chứa mẫu cân bằng với
nhiệt độ kiểm soát của bể với sai số cho phép. Thỉnh thoảng lắc mẫu đủ để mẫu đồng
nhất (các giọt nước và tạp chất nếu có, không cần phân tán đều).
9.2.3. Lấy bình chứa mẫu từ bể kiểm soát nhiệt độ ra, lau khô bằng
vải hút nước (nếu dùng bể tráng chất lỏng), và thực hiện theo qui trình qui định,
ngay sau khi lấy mẫu ra. Sau khi ghi nhiệt độ mẫu tháo dụng cụ đo nhiệt độ.
10. Cách tiến hành
10.1. Qui trình 1 – Kiểm tra bằng mắt thường sự có mặt của nước hoặc
hạt tạp chất. Cầm mẫu lên hướng về nguồn sáng và kiểm tra bằng mắt thường độ đục
hoặc sự thiếu trong sáng. Lắc xoáy mẫu thành cuộn xoáy và kiểm tra tạp chất bên
dưới của cuộn xoáy. Ghi lại độ trong sạch bằng mắt thường như trong và sáng hoặc
sạch và sáng. Ghi lại, nếu tạp chất hoặc nước hoặc không quan sát thấy chúng ở
đáy cuộn xoáy.
10.2. Qui trình 2 – Đặt bình chứa mẫu ở vị trí hợp lý, càng tránh
sự phản chiếu của ánh sáng lên mặt trước của bình chứa càng tốt. Đặt trực tiếp
Biểu đồ chuẩn sau bình chứa sao cho các vạch hướng về bình chứa và song song với
đáy của bình, vạch hẹp nhất nên ở phía đáy của Biểu đồ.
10.2.1. Đặt đối diện trực tiếp bình chứa mẫu và biểu đồ, so sánh ngoại
quan của Biểu đồ khi nhìn qua mẫu và các tấm ảnh. Đặt các tấm ảnh bên cạnh bình
chứa để chúng được chiếu sáng tương tự như mẫu. Chọn tấm ảnh giống mẫu nhất. Bỏ
qua sự nhiễu màu của mẫu. Chú ý sự khác nhau giữa các tấm ảnh như sự biến mất
liên tục của các vạch, cũng như sự chiếu sáng đều của tất cả các vạch. Ghi lại
số của tấm ảnh giống nhất về ngoại quan, đó là kết quả đánh giá của mẫu.
10.2.2. Bỏ Biểu đồ ra và lắc xoáy bình chứa mẫu để tạo thành cuộn
xoáy. Kiểm tra đáy của cuộn xoáy xem có tạp chất và các giọt nước không. Ghi lại
sự có mặt của các hạt hoặc nước.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
11. Báo cáo kết quả
11.1. Đối với các thí nghiệm hiện trường, báo cáo phải cung cấp đầy
đủ sự mô tả mẫu gồm: loại, nguồn gốc của nhiên liệu (vị trí lấy mẫu), ngày,
tháng, thời gian, và nhiệt độ xấp xỉ của mẫu. Trong báo cáo cũng ghi lại nhiệt
độ xấp xỉ của nơi tiến hành thử nghiệm hiện trường.
11.1.1. Đối với các phép thử thực hiện tại phòng thí nghiệm, báo cáo
bao gồm nhiệt độ tại đó mẫu được phân tích. Báo cáo cũng nêu rõ tên phòng thí
nghiệm tiến hành thử.
11.2. Qui trình 1 – Kết quả của phép thử nêu là đạt nếu (A) khi
quan sát bằng mắt thường thấy mẫu trong và sáng, và (B) khi quan sát ở đáy của
cuộn xoáy thấy mẫu không có nước hoặc tạp chất. Kết quả của phép thử cũng sẽ
nêu không đạt nếu không phù hợp các điều kiện (A), (B). Phải ghi lại các lý do
không đạt.
11.2.1. Ngoài các yêu cầu của việc đánh giá đạt / không đạt như nêu
tại 11.2, các đặc tính của từng mẫu riêng có thể được báo cáo như sau:
Trong
và sáng – Đạt hoặc không đạt
Nước
tự do – Đạt (không có) hoặc không đạt (có)
Tạp
chất – Đạt (không có) hoặc không đạt (có)
11.3. Qui trình 2 – Báo cáo cũng bao gồm đánh giá bằng số của mẫu
thử và ghi lại nếu có bất kỳ tạp chất nào, hoặc giọt nước nhìn thấy trên đáy của
bình chứa mẫu. Ghi lại các quan sát đặc biệt hoặc bất thường, như là màu sẫm
hơn màu bình thường của nhiên liệu.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
12.1. Qui trình 1 – Sẽ không thực tế khi xác định độ chụm của qui
trình vì kết quả của phép thử không mang tính định lượng, chỉ là đạt / không đạt.
12.2. Qui trình 2 – Không xây dựng được qui định về độ chụm, vì
khoảng giữa các chuẩn đánh giá không thể bằng nhau. Tuy nhiên, nếu giả định các
khoảng đó là bằng nhau, thì đánh giá độ chụm như dưới đây. Sự thống kê các kết
quả của chương trình thử nghiệm liên phòng xác nhận các đánh giá này.
12.2.1. Độ lặp lại – Sự chênh lệch giữa các kết quả liên tiếp thu được
do cùng một thí nghiệm viên trên cùng một dụng cụ, với một mẫu thử như nhau
trong một thời gian dài trong điều kiện thử không đổi, với thao tác bình thường
và chính xác của phương pháp thử, chỉ một trong hai mươi trường hợp được vượt một
số.
12.2.2. Độ tái lập – Sự chênh lệch giữa hai kết quả đơn lẻ và độc lập
thu được do các thí nghiệm viên khác nhau làm việc ở những phòng thí nghiệm
khác nhau, trên một mẫu thử như nhau trong điều kiện thao tác bình thường và
chính xác của phương pháp thử chỉ một trong hai mươi trường hợp được vượt hai số.
CHÚ
THÍCH 2 Các giá trị độ tái lập nêu trên được xác định từ các kết quả thu được tại
cùng một vị trí trong cùng một ngày do các thí nghiệm viên khác nhau thực hiện
trên các thiết bị khác nhau, trên cùng mẫu thử trong thời gian gần như nhau. Sự
không ổn định về độ đục của nhiên liệu gây khó dư đoán đối với các mẫu thử tại
các thử thời điểm khác nhau và làm cho việc chuyển mẫu đến các nơi khác nhau là
không thực tế. Số liệu để công bố độ chụm và kết quả chương trình so sánh thu
được theo quy trình này do 12 thí nghiệm viên tiến hành thử trên 24 mẫu nhiên
liệu được lưu tại trụ sở ASTM.
12.3. Trong tiêu chuẩn này không có qui định mang tính pháp lý về
độ chệch của các qui trình và sự mờ đục của nhiên liệu do nhiều nguyên nhân gây
ra, và sự tương quan với phương pháp định lượng tuyệt đối là không thực tế.