Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN7575-3:2007 về Tấm 3D dùng trong xây dựng - Phần 3: Hướng dẫn lắp dựng

Số hiệu: TCVN7575-3:2007 Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
Nơi ban hành: *** Người ký: ***
Ngày ban hành: 14/08/2007 Ngày hiệu lực:
ICS:91.100.01 Tình trạng: Đã biết

1.

Loại:

Nứt chéo 45o chỉ ở vài chỗ, dài 1cm – 2cm

Vị trí:

Tại góc của các lỗ trên tường.

Nguyên nhân:

Thông thường các vết nứt này do bê tông bị co, có thể do trong thành phần bê tông có quá nhiều xi măng hoặc nước. Nhiều vết nứt lớn hơn về phía nắng mặt trời là do không xử lý tốt sau khi phun tô bê tông. Vết nứt dài 1cm – 2cm có thể xảy ra khi lắp khung cửa sổ, tại lớp vữa mỏng phủ lớp trám cạnh khuôn cửa sổ.

Phương pháp xử lý:

- Ngoài các giải pháp chung để cải thiện chất lượng bê tông, có thể xử lý theo hai bước sau: tại các góc (diện tích khoảng 30 cm x 30 cm), không xuất hiện mômen, sau đó tô một lớp vữa thật khô bằng tay với hàm lượng xi măng thấp ngay sau khi phun bê tông.

- Phải bố trí lưới thép nối ở góc 45o, nếu thay các tấm lưới thép nối này bằng các thanh thép sẽ không cải thiện được tình trạng nứt.

2.

Loại:

Vết nứt đứng tại lanh tô.

Vị trí:

Gần góc lỗ cửa, tại chỗ nối giữa tấm và lanh tô.

Nguyên nhân:

Bê tông đã đổ trên lanh tô nhưng còn ướt, tấm 3D không thể chịu tải bê tông và lanh tô bị võng.

Phương pháp xử lý:

Lanh tô cửa sổ và cửa đi nên làm bằng tấm không có chỗ nối, cần phải chống đỡ lanh tô trước khi đổ bê tông.

3.

Loại:

Vết nứt đứng như mô tả ở trường hợp 2.

Vị trí:

Lanh tô không có sàn 3D, gần góc cửa đi

Nguyên nhân:

Lanh tô cửa đi không có sàn 3D, không cứng như lanh tô nối với sàn 3D. Nguyên nhân vết nứt giống mô tả ở mục 2. Nếu đóng sập cửa sẽ tạo rung, có thể làm vết nứt rộng thêm.

Phương pháp xử lý:

Lanh tô cửa sổ và cửa đi không có sàn 3D phải gia cố ít nhất hai cây sắt f12 mm ở trên và dưới.

4.

Loại:

Nứt tại khoảng chừa ô trống.

Vị trí:

Chỗ chừa để lắp đặt ổ điện trên tường hoặc sàn.

Nguyên nhân:

Nhìn chung do nguyên nhân tương tự như trường hợp 1. Vì khoảng chừa nhỏ nên có ít vết nứt hơn góc cửa sổ và cửa đi, trong nhiều trường hợp có thể do đục lỗ sau khi đã đổ bê tông.

Phương pháp xử lý:

Cũng như cách khắc phục ở trường hợp 1, nhiều vết nứt cho thấy có thể bê tông kém chất lượng hoặc do xử lý/bảo dưỡng không đúng sau khi đổ bê tông, tránh đục lỗ khi bê tông còn non.

5.

Loại:

Vết nứt đứng trên tường.

Vị trí:

Chỗ nối giữa cột bê tông cốt thép và tường 3D.

Nguyên nhân:

Vật liệu không đồng bộ và do mối nối thẳng đứng giữa cột bê tông cốt thép và bê tông phun. Cột bê tông và tường 3D có biến dạng khác nhau.

Phương pháp xử lý:

Liên kết cốt thép tại chỗ nối phải là thép chữ U để truyền các lực kết cấu và bổ sung thêm thép gia cường.

6.

Loại:

Vết nứt đứng trên tường.

Vị trí:

Tại những chỗ đặt vật làm dấu để phun bê tông.

Nguyên nhân:

Vật làm dấu để đo chiều dày lớp bê tông. Sau khi phun bê tông, vật này được dỡ bỏ và trám bê tông, vết nứt không phải là vết nứt thật, mà do bê tông không đủ độ dính, chỗ trám này bị nứt ngay cả khi độ co rất nhỏ.

Phương pháp xử lý:

Bỏ một phần bê tông, làm nhám bề mặt và trám, xử lý lại.

7.

Loại:

Vết nứt đứng trên mặt tường, có thể lan qua sàn.

Vị trí:

Tại tường và sàn.

Nguyên nhân:

Tấm lường không được dựng đúng cách vào nền, bị lệch đi do tải trọng khi bê tông còn ướt. Vết nứt như vậy thường xuất hiện sau khi đổ bê tông sàn.

Phương pháp xử lý:

Trước khi phun bê tông phải bảo đảm là tường được dựng đúng phương pháp, cân chỉnh và định vị chắc chắn. Nếu có khoảng trống dưới tường, phải đảm bảo tường được buộc đúng cách.

8.

Loại:

Nứt mặt dưới tấm sàn

Vị trí:

Tại khu vực căng chính. Trong nhiều trường hợp những vết nứt này bắt đầu từ ô trống để lắp điện.

Nguyên nhân:

Tấm bố trí theo hướng dài của tấm sàn. Nếu tấm sàn hình vuông, thường xảy ra nứt, bắt đầu từ ô trống để lắp ổ điện.

Phương pháp xử lý:

Tấm và thép gia cường phải luôn được bố trí theo phương ngắn của tấm sàn. Nếu tấm sàn ở dạng gần vuông, thêm thép chịu mômen âm sẽ giảm độ lệch, ô trống phải được xử lý như trường hợp 1.

9.

Loại:

Những vết nứt trực giao trên tường và sàn.

Vị trí:

Tại bất cứ chỗ nào trên tường và sàn, những vết nứt này thường bắt đầu từ ô trống.

Nguyên nhân:

Do co ngót. Bức tường không đủ cứng, những vết ngang tại chỗ nối tấm có thể ở những bức tường cao, liên kết với nhau theo phương đứng.

Phương pháp xử lý:

Về cơ bản có thể giảm bớt các vết nứt bằng cách phun vữa khô cho lớp bê tông hoàn thiện, trong tuần thứ nhất phải giữ ẩm lớp bê tông thường xuyên. Những bức tường cao phải được giằng đúng cách trước khi phun bê tông để tránh rung.

10.

Loại:

Vết nứt ngang, ngắn trên tường.

Vị trí:

Ở giữa tường.

Nguyên nhân:

Muốn làm phẳng mặt tường sau khi bê tông đã bắt đầu khô cứng.

Phương pháp xử lý:

Thực hiện thi công đúng cách: tô láng phải làm trước khi bê tông khô cứng

11.

Loại:

Vết nứt trên tường và sàn, xung quanh thấy rõ vết như hình màng nhện.

Vị trí:

Vài nơi trên tường và sàn

Nguyên nhân:

Vết rạn hình mạng nhện chứng tỏ bê tông khô cứng, gây nứt vài chỗ. Điều này chỉ xảy ra khi thành phần bê tông quá nhiều nước.

Phương pháp xử lý:

Trộn bê tông với tỷ lệ xi măng/nước thấp hơn. Trong vài trường hợp thợ hồ làm phẳng mặt tường bằng bay sắt, làm cho nước trên mặt lớp bê tông nhiều hơn, vì vậy nên dùng bay gỗ.

12.

Loại:

Vết nứt theo hướng ngang (không chịu lực) của sàn.

Vị trí:

Gần giữa nhịp sàn.

Nguyên nhân:

Dỡ thanh chống quá sớm. Khi thấy vết nứt lại chống lại, tấm sàn bị phồng lên. Khi tấm sàn bị phồng, vết nứt rộng ra.

Phương pháp xử lý:

Chỉ dỡ hàng cột chống giữa khi bê tông đạt đủ cường độ. Không làm vồng tấm sàn sau khi đã đổ bê tông.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Tiêu chuẩn quốc gia TCVN7575-3:2007 ngày 14/08/2007 về Tấm 3D dùng trong xây dựng - Phần 3: Hướng dẫn lắp dựng

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.289

DMCA.com Protection Status
IP: 3.142.135.24
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!