Thời
gian theo phân loại min
|
Thời
gian yêu cầu mẫu đảm bảo sự làm việc bình thường trong điều kiện thử nghiệm,
min
|
15
|
18
|
20
|
24
|
30
|
36
|
45
|
52
|
60
|
68
|
90
|
100
|
120
|
132
|
180
|
196
|
240
|
260
|
13.3.3 Thay đổi về kích cỡ có
liên quan đến dạng của sản phẩm
13.3.3.1 Nguyên tắc chung
Nguyên tắc chung để xem xét tăng
hoặc giảm kích cỡ mà không cần quan tâm đến những yếu tố khác chỉ có thể áp
dụng cho 5 nhóm sản phẩm chính như sau:
a) Các cửa bản lề hoặc xoay quanh
trục đứng;
b) Các cửa trượt theo phương nằm
ngang và trượt theo phương thẳng đứng kể cả cửa toàn mảng;
c) Cửa chắn dạng sắt xếp có 1 lớp
vỏ bằng kim loại (không cách nhiệt);
d) Các loại cửa đi dạng trượt cánh
gấp;
e) Cửa cuốn.
Không cho phép tăng kích thước đối
với cửa chỉ đảm bảo tiêu chí về bức xạ nhiệt trừ khi tiêu chí về cách nhiệt
cũng được đảm bảo. Nguyên nhân là do mọi sự tăng về kích cỡ sẽ làm tăng mức độ
tiếp nhận bức xạ nhiệt tại một vị trí cách cửa một khoảng không đổi. Có các
phương pháp tính toán sử dụng để xác định mức độ tăng kích thước có thể chấp
nhận được đối với các cửa như vậy; tuy nhiên điều này nằm ngoài phạm vi của vấn
đề những ứng dụng trực tiếp. Các cửa thỏa mãn cả tiêu chí bức xạ nhiệt và cách
nhiệt có thể được tăng kích thước theo những hướng dẫn trong Phụ lục B. Điều
này có thể chấp nhận được vì đối với cửa cách nhiệt, sự tăng nhiệt lượng bức xạ
do tăng kích thước trong phạm vi cho phép của Phụ lục B sẽ vẫn thỏa mãn tiêu
chí về bức xạ nhiệt. Việc giảm kích thước có thể áp dụng được cho cả các cửa
chỉ thỏa mãn tiêu chí về bức xạ nhiệt và các cửa thỏa mãn cả tiêu chí về bức xạ
nhiệt và tiêu chí về cách nhiệt.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Việc tăng kích cỡ đối với các sản
phẩm không nằm trong số 5 nhóm cửa nêu ở trên phải được xem xét ở khía cạnh áp
dụng mở rộng của các kết quả thử nghiệm.
13.3.3.2 Các cửa bản lề và xoay
quanh trục đứng
a) Về thay đổi kích cỡ
- Không cho phép có thay đổi về
kích cỡ đối với các sản phẩm có kết quả thử nghiệm thuộc nhóm A, tức là khoảng
thời gian đảm bảo sự làm việc bình thường trong điều kiện thử nghiệm chỉ vừa
bằng thời gian yêu cầu trong phân loại chịu lửa. Ngoài cửa kim loại có yêu cầu
hạn chế về giảm kích cỡ, còn lại các cửa khác cho phép giảm kích cỡ không hạn
chế so với mẫu đã được thử nghiệm.
- Đối với các sản phẩm có kết quả
thử nghiệm thuộc nhóm B, tức là có khoảng thời gian đảm bảo sự làm việc bình
thường trong điều kiện thử nghiệm dài hơn so với thời gian yêu cầu trong phân
loại chịu lửa, chỉ cho phép tăng kích cỡ nếu các khe hở được đặt ở giá trị nằm
giữa giá trị trung bình và giá trị lớn nhất của khe hở cho phép do người đặt
hàng thử nghiệm cung cấp, như nêu trong 7.3. Nếu các khe hở không đạt theo yêu
cầu nêu trong 7.3 thì không được phép tăng kích thước theo quy định áp dụng đối
với khoảng thời gian vượt trội như nhóm B. Tuy nhiên các kết quả thử nghiệm vẫn
có thể áp dụng được cho những cụm cửa có khe hở nhỏ hơn giá trị trung bình giữa
giá trị khe hở lớn nhất và khe hở trung bình do người đặt hàng thử nghiệm quy
định.
b) Những thay đổi khác
- Không được thay đổi về cấu tạo
của những phụ kiện giúp cố định cửa (ví dụ khóa, then cài, v.v) trong các cửa
có kích cỡ nhỏ. Có thể thay đổi khoảng cách giữa những phụ kiện đó nhưng phải
đảm bảo không vượt quá giá trị giới hạn theo tỷ lệ giảm so với mẫu đã được thử
nghiệm.
- Đối với các cửa có kích thước
lớn, phải áp dụng thêm những quy định như sau:
+ Chiều cao của then cài so với mặt
nền phải bằng hoặc lớn hơn so với chiều cao tương ứng trong mẫu đã được thử
nghiệm, khoảng lớn hơn đó ít nhất phải tính bằng tỷ lệ tăng chiều cao của cửa.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
+ Vị trí chiều cao của bản lề dưới
cùng của cửa tính từ mép dưới cùng lên phải nhỏ hơn hoặc bằng so với vị trí
tương ứng trong mẫu đã được thử nghiệm.
+ Nếu cửa sử dụng 3 bản lề hoặc bộ
phận chống vặn cửa thì khoảng cách từ mép dưới cùng của cửa đến bộ phận chống
vặn ở giữa phải lớn hơn hoặc bằng so với mẫu đã được thử nghiệm.
c) Tấm bịt cố định cạnh cửa và Tấm
bịt cố định phía trên.
- Nguyên tắc cho phép về thay đổi
kích thước các Tấm bịt cố định phía trên và Tấm bịt cố định cạnh cửa của sản
phẩm thực so với mẫu đã được thử nghiệm giống hoàn toàn với những nguyên tắc
chung áp dụng cho cửa bản lề. Nếu chỉ có một Tấm bịt cố định cạnh cửa được thử
nghiệm do kích thước hạn chế của lò thử nghiệm (3 m x 3 m), thì phải tiến hành
thử nghiệm ở bên có then khóa. Tấm bịt cố định cạnh cửa phải được thử nghiệm
với kích thước lớn nhất mà lò thử nghiệm có thể đáp ứng được và phải đảm bảo có
khoảng thời gian vượt trội như nhóm B. Có thể bổ sung thêm Tấm bịt cố định cạnh
cửa thứ hai với kích thước tương tự vào bên không có then khóa của cửa. Với
việc bổ sung Tấm bịt cố định cạnh cửa thứ hai, mẫu thử nghiệm không được xem là
thỏa mãn điều kiện về bức xạ nhiệt trừ khi mẫu thử nghiệm đó thỏa mãn cả tiêu
chí về cách nhiệt theo những quy định trong 13.3.3.1.
- Kết quả của thử nghiệm trên một
cụm cửa có một tấm bịt cố định cạnh cửa ở phía có then khóa cũng có thể áp dụng
được cho các cụm cửa tương tự nhưng không có Tấm bịt cố định cạnh cửa.
d) Bộ phận bằng gỗ
Không được thay đổi về số lượng,
kích cỡ, vị trí và góc độ của tất cả những mạch ghép trong khung gỗ.
- Nếu mẫu cửa có các tấm bọc trang
trí hoặc bề mặt phủ trang trí có chiều dày lớn hơn hoặc bằng 1,5 mm hoặc có các
dạng bọc bề mặt khác giúp làm tăng cường khả năng làm việc thì không được thay
thế chúng bằng những chi tiết có chiều dày hoặc cường độ thấp hơn.
13.3.3.3 Cửa trượt theo phương
ngang và trượt theo phương đứng bao gồm cả cửa toàn mảng
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Đối với những mẫu đã được thử
nghiệm thuộc nhóm A cho phép giảm kích thước không hạn chế ngoại trừ các cửa
kim loại có cách nhiệt phải hạn chế việc giảm kích cỡ.
- Đối với những mẫu đã được thử
nghiệm thuộc nhóm B cho phép áp dụng kết quả với tất cả các cụm cửa tương tự có
kích thước nhỏ hơn và các cửa có chiều cao và chiều rộng lớn hơn.
- Đối với các tấm có kích thước
điển hình được thử nghiệm ở kích cỡ lớn nhất cho phép của lò thử nghiệm (tức
rộng 2,6 m, cao 2,8 m trong lò có kích thước tiêu chuẩn là 3 m x 3 m) thì có
thể tăng chiều cao và/hoặc chiều rộng nhưng phải đảm bảo diện tích không được
vượt quá 50 % so với diện tích mẫu đã được thử nghiệm. Ngoài ra, đối với các
mẫu ghép bằng nhiều tấm phải có ít nhất một tấm có kích thước đầy đủ và phải
bao gồm cấu tạo của các mạch ghép nối ở mỗi đầu.
- Chỉ có thể chấp nhận sự gia tăng
về chiều rộng và chiều cao như đề cập ở trên nếu khoảng ghép chồng ở mặt sau và
phía trên của cửa được điều chỉnh để làm tăng mức độ kín khít của chi tiết ráp
nối giữa cánh và khuôn của các cửa trượt, cửa cuốn (xem Hình 32) theo tỷ lệ 10
mm cho 1 m gia tăng về kích thước.
CHÚ DẪN:
A- Khoảng cách thông thủy giữa các
mép trong của thanh dẫn hướng
B- Bề rộng của màng cửa xếp
C- Khoảng cách giữa các thanh dẫn
hướng theo phương đứng
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2- Độ ghép chồng
Hình
32: Độ kín khít của phần tiếp giáp với thanh dẫn hướng trong cửa xếp và cửa
cuốn: a) Cửa xếp; b) Cửa cuốn
13.3.3.4 Cửa chắn dạng xếp có 1
lớp vỏ bằng kim loại (không cách nhiệt)
- Về thay đổi kích cỡ xem Phụ lục B.
- Đối với những mẫu đã được thử
nghiệm thuộc nhóm A, cho phép giảm kích thước, nhưng không được phép tăng kích
thước.
- Đối với những mẫu đã được thử
nghiệm thuộc nhóm B, cho phép áp dụng kết quả với các cụm cửa có kích thước nhỏ
hơn. Cho phép tăng chiều cao, chiều rộng nhưng phải giữ nguyên các kích thước
điển hình.
- Đối với các tấm có kích thước
điển hình được thử nghiệm ở kích cỡ lớn nhất cho phép của lò thử nghiệm (tức
rộng 2,6 m, cao 2,8 m trong lò có kích thước tiêu chuẩn là 3 m x 3 m) thì có
thể tăng chiều cao và/hoặc chiều rộng nhưng phải đảm bảo diện tích không được
vượt quá 50 % so với diện tích của mẫu đã được thử nghiệm. Ngoài ra, đối với
các mẫu ghép bằng nhiều tấm phải có ít nhất một tấm có kích thước đầy đủ và
phải bao gồm cấu tạo của các mạch ghép nối ở mỗi đầu.
- Chiều dày của vật liệu có thể
tăng tối đa thêm 50 % so với chiều dày tương ứng của mẫu đã được thử nghiệm
nhưng không được phép giảm quá dung sai cho phép về gia công thép.
13.3.3.5 Cửa đi dạng trượt cánh
gấp (có cách nhiệt)
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Đối với những mẫu đã được thử
nghiệm có kết quả thuộc nhóm A, cho phép giảm kích thước nhưng phải tuân theo
những hạn chế quy định trong Phụ lục B. Không được phép tăng kích thước.
- Đối với những mẫu đã được thử
nghiệm có kết quả thuộc nhóm B, cho phép áp dụng kết quả với các cụm cửa có
kích thước nhỏ hơn. Cho phép tăng chiều cao, chiều rộng nhưng phải tuân theo
những hạn chế quy định trong Phụ lục B.
13.3.3.6 Cửa cuốn
- Nguyên tắc đối với phạm vi áp
dụng trực tiếp cho cửa cuốn không áp dụng được cho các cửa cuốn được làm mát
bằng nước.
- Về thay đổi kích cỡ xem Phụ lục
B.
- Đối với cửa chắn không cách nhiệt
có thể tăng chiều dày của vật liệu lên thêm tối đa là 50 % so với chiều dày
tương ứng của mẫu đã được thử nghiệm nhưng không được giảm quá dung sai cho
phép trong gia công chế tạo thép.
- Đối với các cửa chắn có cách
nhiệt, chiều dày của vật liệu không được thay đổi vượt quá dung sai cho phép về
chiều dày trong gia công chế tạo thép.
- Chiều dày của thanh dẫn hướng hai
bên và con lăn đỡ các tấm đầu mút có thể tăng thêm tối đa 50 % so với chiều dày
tương ứng của mẫu đã được thử nghiệm nhưng không được giảm quá dung sai cho
phép trong gia công chế tạo thép.
- Sự gia tăng về khoảng thông thủy
giữa các đầu của thanh nẹp cửa chắn và bề mặt trong của thanh dẫn hướng hai bên
phải tỷ lệ với sự gia tăng của thanh nẹp (xem Hình 32). Trong trường hợp giảm
kích thước, không được giảm độ khít (ghép chồng) giữa tấm màng cửa và các thanh
dẫn hai bên, nhưng trong trường hợp tăng kích thước thì cho phép tăng tỷ lệ.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
13.4.1 Tổng quát
TCVN 9311:2012 quy định đối với các
bộ phận ngăn cách yêu cầu có khả năng chịu lửa ở cả hai phía thì phải tiến hành
thử nghiệm trên hai mẫu, mỗi mẫu chịu tác động của lửa ở một phía trừ khi bộ
phận đó hoàn toàn đối xứng. Như vậy, trong một số trường hợp có thể đưa ra
những quy tắc nhờ đó khả năng chịu lửa của một cụm cửa đối xứng được thử nghiệm
ở một phía có thể áp dụng nếu đám cháy tác động ở phía bên kia. Khả năng đưa ra
những quy tắc như vậy sẽ tăng lên nếu chỉ xem xét một số dạng cụm cửa nhất định
và với chỉ tiêu đang đánh giá, ví dụ chỉ tiêu tính toàn vẹn của cửa. Những quy
tắc trình bày dưới đây được coi là những quy tắc tối thiểu phải tuân thủ. Phụ
lục C trình bày các cơ sở để xây dựng lên các quy tắc này.
13.4.2 Những quy tắc cụ thể
Các quy tắc quyết định đến khả năng
áp dụng kết quả thử nghiệm thực hiện trên một mặt của cửa cho mặt kia được
trình bày trong Bảng 2. Những quy tắc đó dựa trên các giả thuyết sau:
- Bản thân các tấm cánh cửa có cấu
trúc đối xứng, nhưng các cạnh thì không đối xứng, ví dụ cửa có hai rãnh soi.
- Tất cả những bộ phận để cố
định/giữ làm bằng kim loại đều có độ nóng chảy thích hợp để không bị chảy ra
dưới điều kiện nhiệt độ của thử nghiệm.
- Không có thay đổi gì về số lượng
tấm cánh cửa hoặc dạng vận hành của cánh cửa, ví dụ trượt, gập, mở về một phía,
mở về hai phía.
Bảng 2 liệt kê các dạng cụm cửa có
thể đề ra được những quy định và mặt cần thử nghiệm để có thể áp dụng chung cho
cả mặt đối diện. Việc bố trí tách biệt giữa hai cột tính toàn vẹn và tính cách
nhiệt phản ánh sự khác nhau về mức độ có thể đề ra các nguyên tắc đối với các
cửa chỉ xem xét tính toàn vẹn, ngược hẳn với các cửa đòi hỏi thỏa mãn cả 2 tiêu
chí. Dấu tích (P) tức là có thể
xác định được mặt cần thử nghiệm để kết quả áp dụng được cho mặt đối diện. Dấu
gạch chéo (X) tức là không thể xác định được mặt cần thử nghiệm để kết quả có
thể áp dụng cho mặt đối diện.
Bảng
2: Các dạng cụm cửa và hướng tiến hành thử nghiệm để áp dụng kết quả cho mặt
đối diện
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Mặt
cần thử nghiệm để áp dụng kết quả cho mặt đối diện
Tính
toàn vẹn
Tính
cách nhiệt
Tính
bức xạ nhiệt (nếu cần)
Cửa bản lề hoặc xoay quanh trục
đứng, tấm cánh và khuôn bằng gỗ
Mở vào phía trong lò
P
P
P
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Mở vào phía trong lò
P
X
P
Cửa bản lề tấm cánh bằng kim
loại, khuôn kim loại (không xoay quanh trục đứng)
Mở ra phía ngoài lò
P
X
P
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Trục lăn và các bộ phận đỡ nằm ở
phía tiếp xúc với lửa
P
X
1)
Cửa dạng trượt cánh gấp
Các bộ phận đỡ tấm trượt/xếp nằm
ở phía tiếp xúc với lửa
P
X
1)
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
13.5 Các kết
cấu gá đỡ
13.5.1 Nguyên tắc chung
Khả năng chịu lửa của một cụm cửa
được thử nghiệm trong một dạng kết cấu gá đỡ tiêu chuẩn nào đó có thể hoặc
không thể áp dụng được cho các cửa thực tế nếu lắp đặt trong những dạng kết cấu
khác. Nhìn chung, các kết quả thử nghiệm trên kết cấu gá đỡ dạng cứng không thể
thay thế cho kết quả thử nghiệm trên kết cấu gá đỡ dạng mềm và ngược lại.
Nguyên tắc quyết định phạm vi áp dụng trực tiếp cho từng nhóm kết cấu gá đỡ
được trình bày trong 13.5.2 đến 13.5.4. Tuy nhiên, trong một số trường hợp kết
quả thử nghiệm của một dạng cụm cửa nhất định trên một kết cấu gá đỡ tiêu chuẩn
nào đó, có thể áp dụng được cho cụm cửa được gá đỡ trên một dạng kết cấu gá đỡ
khác. Nguyên tắc cơ bản quyết định cho trường hợp của cửa bản lề và cửa xoay
quanh trục đứng được trình bày trong 13.5.5. Cơ sở để đưa ra những nguyên tắc
đó được nêu trong Phụ lục C.
13.5.2 Các kết cấu gá đỡ tiêu
chuẩn dạng cứng có khối lượng thể tích lớn
Khả năng chịu lửa của cụm cửa được
thử nghiệm trong một kết cấu gá đỡ dạng cứng, như quy định trong TCVN 9311:2012
có thể áp dụng được đối với các cụm cửa lắp đặt theo cùng phương pháp, trong
tường có độ cứng quy định như sau:
a) Tường xây hoặc bê tông nhẹ có
khối lượng thể tích tối thiểu bằng 800 kg/m3 và có chiều dày tối
thiểu như sau:
+ 100 mm đối với sản phẩm có yêu
cầu chịu lửa đến 90 min;
+ 150 mm đối với sản phẩm có yêu
cầu chịu lửa lớn hơn 90 min;
b) Tường bê tông đặc hoặc khối bê
tông có khối lượng thể tích tối thiểu khoảng 1 200 kg/m3 với chiều
dày như quy định trong 13.5.2 a).
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Khả năng chịu lửa của cụm cửa được
thử nghiệm trong một kết cấu gá đỡ dạng cứng như quy định trong TCVN 9311:2012
có thể áp dụng được đối với các cụm cửa lắp đặt theo cùng phương pháp, trong
tường có độ cứng, khối lượng thể tích và chiều dày lớn hơn hoặc bằng với kết
cấu tường đã được thử nghiệm.
13.5.4 Các kết cấu gá đỡ dạng
mềm
- Khả năng chịu lửa của cụm cửa
được thử nghiệm trong một kết cấu gá đỡ dạng mềm như quy định trong TCVN
9311:2012 có thể áp dụng được đối với các cụm cửa lắp đặt theo cùng phương pháp
trong tường hoặc vách ngăn cấu tạo từ các tấm bịt bên ngoài, bên trong có các
thanh sườn làm bằng thép hoặc gỗ.
- Khả năng chịu lửa của cửa chỉ có
thể áp dụng được cho các cửa được lắp trong vách ngăn có khả năng chịu lửa lớn
hơn hoặc bằng với khả năng chịu lửa của vách ngăn đã được thử nghiệm.
- Khả năng chịu lửa của vách ngăn
phải được xác định bằng một thử nghiệm độc lập trước khi tiến hành thử nghiệm
cùng với cửa.
13.5.5 Quy tắc riêng đối với các
cụm cửa bản lề hoặc cửa xoay quanh trục đứng
a) Đối với các tấm cánh cửa gỗ lắp
trên khuôn bằng gỗ kết quả của thử nghiệm trong kết cấu gá đỡ tiêu chuẩn dạng
cứng có thể ứng dụng được cho các cụm cửa tương tự lắp đặt trên kết cấu gá đỡ
dạng mềm.
Đối với các tấm cánh cửa gỗ lắp
trên khuôn bằng gỗ kết quả của thử nghiệm trong kết cấu gá đỡ tiêu chuẩn dạng
mềm có thể ứng dụng được cho các cụm cửa tương tự lắp đặt trên kết cấu gá đỡ
dạng cứng.
b) Đối với các tấm cánh cửa gỗ lắp
trên khuôn bằng kim loại kết quả của thử nghiệm trong kết cấu gá đỡ dạng mềm có
thể ứng dụng được cho các cụm cửa tương tự lắp đặt trên kết cấu gá đỡ dạng cứng
nhưng không có điều ngược lại.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
d) Đối với các cửa đi không cách
nhiệt, có thể sử dụng các kết quả của thử nghiệm trong kết cấu gá đỡ dạng cứng
cho các cửa tương tự lắp đặt trên các kết cấu gá đỡ dạng mềm, nhưng không có
điều ngược lại.
Các quy tắc trên giả thiết rằng
phương pháp cố định được sử dụng trong mỗi dạng kết cấu gá đỡ đều phù hợp với
dạng kết cấu đó. Ví dụ trong a), thử nghiệm thực hiện trên tấm cửa bằng gỗ lắp
trong khuôn gỗ sẽ phải được thực hiện có các chi tiết cố định phù hợp với việc
lắp đặt khuôn gỗ trong kết cấu gá đỡ dạng cứng. Kết quả ứng dụng cho tấm cửa
bằng gỗ kết hợp khuôn gỗ lắp đặt trong kết cấu gá đỡ dạng mềm có các chi tiết
cố định phù hợp với việc lắp đặt khuôn gỗ trong kết cấu gá đỡ dạng mềm.
13.6 Các kết
cấu gá đỡ thực tế
Không có phạm vi áp dụng trực tiếp
về khả năng chịu lửa của các cụm cửa được thử nghiệm trong kết cấu gá đỡ thực
tế. Khả năng áp dụng kết quả cho các kết cấu gá đỡ khác phải tuân theo quy định
trong phạm vi áp dụng mở rộng.
Phụ lục A
(Tham
khảo)
Những yêu cầu cần đảm bảo đối với kết cấu gá đỡ
A.1 Nguyên tắc chung
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Mục đích của phụ lục này là chỉ ra
những yêu cầu cần đảm bảo đối với các kết cấu gá đỡ. Để chỉ ra được những yêu
cầu đó, cần xem xét đến các khía cạnh của quá trình dưỡng hộ (độ ẩm, cường độ)
có thể tác động đến khả năng chịu lửa của kết cấu mẫu thử nghiệm (tính toàn vẹn
và tính cách nhiệt). Những yêu cầu đó thể hiện sự dung hòa giữa tiêu chí là mẫu
phải được thử nghiệm sau khi đã dưỡng hộ đầy đủ với tính khả thi trong khả năng
của phòng thử nghiệm.
Các yêu cầu này áp dụng chung cho
cả kết cấu gá đỡ tiêu chuẩn và kết cấu gá đỡ thực tế.
A.2 Các yêu cầu
A.2.1 Kết cấu gá đỡ bằng bê tông
hoặc khối xây
Kết cấu gá đỡ bằng bê tông hoặc
khối xây có sử dụng các loại vữa trộn dùng nước, theo quy định trong TCVN
9311:2012 thì phải được dưỡng hộ tối thiểu là 28 ngày trước khi thử nghiệm.
Các tường thể xây được cấu tạo bằng
những viên vữa đã được dưỡng hộ phù hợp với TCVN 9311:2012 và có sử dụng những
dạng keo gắn kết đặc biệt đóng rắn trong khoảng thời gian ngắn phải được dưỡng
hộ trong khoảng thời gian thích hợp đủ để loại keo gắn kết đặc biệt đó đóng rắn
hoàn toàn hoặc trong vòng 24 h, áp dụng trị số lớn hơn.
A.2.2 Các kết cấu gá đỡ tiêu
chuẩn có khối lượng thể tích nhỏ
Kết cấu gá đỡ tiêu chuẩn có khối
lượng thể tích nhỏ, ví dụ những dạng nêu trong TCVN 9311:2012, phải được dưỡng
hộ phù hợp với các quy định trong TCVN 9311:2012, ngoại trừ các vật liệu chèn,
chít mạch như tấm thạch cao được sử dụng để chèn mối nối giữa các lớp ngoài của
tấm bề mặt thì chỉ cần thời gian dưỡng hộ là 24 h.
A.2.3 Các vật liệu chít mạch có
tính hút ẩm
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Các vật liệu có tính hút ẩm được sử
dụng để bịt khe hở giữa kết cấu gá đỡ và cụm cửa với bề rộng khe hở lớn hơn 10
mm phải được dưỡng hộ 28 ngày trước khi thử nghiệm.
A.2.4 Khuôn cửa có bộ phận làm
từ vật liệu dùng nước trộn
Các khuôn cửa có kết hợp bộ phận
làm từ vật liệu dùng nước trộn (ví dụ khuôn thép có vỏ bọc hoặc các khuôn làm
từ vữa dính kết nhờ áp lực) phải được dưỡng hộ 28 ngày trước khi thử nghiệm.
Phụ lục B
(Tham
khảo)
Phạm vi ứng dụng trực tiếp - Các giới hạn về
thay đổi kích thước cho phép
Bảng
B.1 - Phạm vi ứng dụng trực tiếp - Các giới hạn về thay đổi kích thước cho phép
Dạng
cửa
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Chấp
nhận đối với nhóm B
a) Cửa bản lề hoặc xoay quanh
trục đứng
Giảm kích thước không hạn chế đối
với tất cả các dạng cửa, trừ các cửa thép cách nhiệt, có giới hạn giảm chiều
rộng là 50 % và chiều cao là 75 % so với kích thước tương ứng của mẫu đã được
thử nghiệm.
Không cho phép tăng kích thước.
Giảm kích thước không hạn chế đối
với tất cả các dạng cửa, trừ các cửa thép cách nhiệt có giới hạn giảm chiều
rộng là 50 % và chiều cao là 75 % so với kích thước tương ứng của mẫu đã được
thử nghiệm.
Cho phép tăng kích thước ngoại
trừ đối với những cửa phải thỏa mãn yêu cầu về tính toàn vẹn và tính bức xạ
nhiệt chỉ được tăng tối đa theo những giới hạn sau:
15 % về chiều cao
15 % về chiều rộng
20 % về diện tích
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Giảm kích thước không hạn chế đối
với tất cả các dạng cửa, trừ các cửa thép cách nhiệt, có giới hạn giảm chiều
rộng là 50 % và chiều cao là 75 % so với kích thước tương ứng của mẫu đã được
thử nghiệm.
Không cho phép tăng kích thước
Giảm kích thước không hạn chế đối
với tất cả các dạng cửa.
Cho phép tăng kích thước, ngoại
trừ đối với những cửa phải thỏa mãn yêu cầu về tính toàn vẹn và tính bức xạ
nhiệt chỉ được tăng tối đa theo những giới hạn sau:
50 % về chiều cao
50 % về chiều rộng
50 % về diện tích
c) Cửa chắn dạng sắt xếp có 1 lớp
vỏ bằng kim loại (không cách nhiệt)
Giảm kích thước không hạn chế.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Giảm kích thước không hạn chế đối
với tất cả các dạng cửa.
Cho phép tăng kích thước, ngoại
trừ đối với những cửa phải thỏa mãn yêu cầu về tính toàn vẹn chỉ được tăng
tối đa theo những giới hạn sau:
50 % về chiều cao
50 % về chiều rộng
50 % về diện tích
d) Cửa đi dạng trượt cánh gấp các
loại
Giảm kích thước không hạn chế đối
với tất cả các dạng cửa, trừ các cửa thép cách nhiệt, có giới hạn giảm chiều
rộng là 50 % và chiều cao là 75 % so với kích thước tương ứng của mẫu thử
nghiệm.
Không cho phép tăng kích thước
Giảm kích thước không hạn chế đối
với tất cả các dạng cửa, trừ các cửa thép cách nhiệt, có giới hạn giảm chiều
rộng là 50 % và chiều cao là 75 % so với kích thước tương ứng của mẫu thử
nghiệm.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
15 % về chiều cao
15 % về chiều rộng
20 % về diện tích
e) Cửa cuốn
Giảm kích thước không hạn chế.
Không cho phép tăng kích thước
Giảm kích thước không hạn chế.
Cho phép tăng kích thước, ngoại
trừ đối với những cửa thỏa mãn yêu cầu về tính toàn vẹn và tính bức xạ nhiệt
chỉ được tăng tối đa theo những giới hạn sau:
30 % về chiều cao
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Phụ lục C
(Tham
khảo)
Cơ sở chung cho những quy tắc đưa ra Phạm vi ứng
dụng trực tiếp của kết quả thử nghiệm khi xem xét yếu tố mẫu thử có kết cấu đối
xứng và yếu tố kết cấu gá đỡ khi thử nghiệm
C.1 Nguyên tắc chung
Phụ lục này trình bày cơ sở của
những quy định về phạm vi ứng dụng trực tiếp được đưa ra trong 13.4 đối với các
cụm cửa được thử nghiệm từ một phía và trong 13.5 về phạm vi ứng dụng kết quả
của một số dạng cửa khi lắp đặt trong những dạng kết cấu gá đỡ khác với kết cấu
gá đỡ đã sử dụng trong thử nghiệm.
Trong phụ lục này, có hai dạng cửa
được xem xét là cửa gỗ và cửa kim loại. Cửa gỗ hoặc khuôn gỗ là bộ phận mà kết
cấu chính và những bộ phận cơ bản được làm bằng gỗ các loại, ví dụ: gỗ cứng, gỗ
mềm, tấm ép từ mùn cưa, tấm ép dăm bào, tấm liền, gỗ dán, tấm ép dạng sợi có
khối lượng trung bình và các dạng vật liệu gốc cellulosic khác. Cánh cửa kim
loại hoặc khuôn kim loại là các cánh hoặc khuôn cửa có kết cấu chính và các bộ
phận cơ bản làm bằng kim loại như thép, nhôm.
Những cụm cửa đi và cửa chắn làm
bằng vật liệu mới hoặc vật liệu tổ hợp hoàn toàn nằm ngoài phạm vi của phụ lục
này bởi vì không có đủ thông tin cần thiết về sự làm việc của chúng trong đám
cháy để có thể đưa ra hướng dẫn lựa chọn phía làm việc bất lợi nhất dưới tác
động của lửa. Ví dụ về những loại vật liệu như vậy bao gồm các cửa có gốc vật
liệu vô cơ (cụ thể là Calcium Silicate, Vermiculate, tấm sợi xi măng) và các
cửa có gốc chất dẻo (cụ thể như tấm polyester cốt sợi thủy tinh, PVCu). Đối với
các cụm cửa được chế tạo từ những loại vật liệu như vậy, mẫu đối xứng cần phải
được thử nghiệm tác động từ cả hai phía (tức là mỗi thử nghiệm cần tối thiểu
hai mẫu).
Những vấn đề nêu ra dưới đây được
dựa trên giả thiết là các phương pháp cố định được sử dụng trong mỗi dạng kết
cấu gá đỡ đều phù hợp với dạng kết cấu đó. Theo đó, một thử nghiệm trên cụm cửa
trong kết cấu gá đỡ tiêu chuẩn dạng cứng phải được tiến hành với những chi tiết
cố định phù hợp cho cụm cửa đó trong kết cấu cứng. Nếu muốn áp dụng kết quả cho
một kết cấu dạng mềm thì phải sử dụng các chi tiết cố định thích hợp, thường
được dùng để lắp cụm cửa đó vào kết cấu dạng mềm.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
C.2.1 Nguyên tắc chung
Phụ lục này chỉ đề cập đến ba dạng
cơ bản của các cửa bản lề hoặc cửa xoay quanh trục đứng bao gồm: cánh gỗ trong
khuôn gỗ, cánh gỗ trong khuôn kim loại và cánh kim loại trong khuôn kim loại.
Mỗi dạng đều có cách ứng xử khác nhau và do vậy chiều làm việc yếu nhất của
dạng này có thể không giống với dạng khác. Ngoài ra, chiều làm việc yếu nhất về
tính toàn vẹn cũng không nhất thiết trùng với chiều làm việc yếu nhất về tính cách
nhiệt. Do vậy mỗi loại cụm cửa cần được xem xét độc lập trên các khía cạnh về
tính toàn vẹn và tính cách nhiệt. Sự làm việc của các kết cấu gá đỡ cũng được
xem xét. Hình C.1 thể hiện ví dụ về sự tương tác của kết cấu gá đỡ cánh/khuôn
cửa.
C.2.2 Tấm cánh cửa gỗ lắp trong
các khuôn gỗ
C.2.2.1 Tính toàn vẹn
C.2.2.1.1 Tương tác giữa cánh và
khuôn
Do đặc tính của gỗ, khi cháy thì co
lại, phần cánh cửa tiếp xúc với lửa sẽ bị co lại so với phía không tiếp xúc với
lửa gây ra hiện tượng tấm cánh cửa có xu hướng bị cong về phía có ngọn lửa tại
các mép trên và mép dưới. Khuôn cửa cũng có ứng xử tương tự, nhưng do nó bị cố
định vào kết cấu gá đỡ và nhìn chung thì khuôn cửa luôn có chiều dày lớn hơn
hoặc tiết diện gỗ to hơn nên độ cứng lớn hơn, nhờ vậy khuôn thường không dịch
chuyển nhiều như tấm cánh. Xem Hình C.1.
Nếu cửa mở về phía đám cháy, theo
mô tả ở trên, cạnh dưới cùng và trên cùng của tấm cửa có xu hướng bị cong về
phía đám cháy và tách ra xa hèm cửa. Hiện tượng này tạo điều kiện cho ngọn lửa
và khí nóng phía trong lò có thể thoát ra ngoài, được hỗ trợ bởi áp suất dương
ở phía trong lò sẽ gây nên hư hỏng về tính toàn vẹn. Nếu cửa mở ra phía ngoài
lò thì cạnh trên cùng và dưới cùng có xu hướng bị cong về phía đám cháy tức là
về phía hèm cửa do vậy sẽ làm tăng cường khả năng làm việc của cụm cửa.
C.2.2.1.2 Kết cấu gá đỡ
Kết cấu gá đỡ dạng cứng như mô tả
trong TCVN 9311:2012 sẽ có khả năng cản trở tất cả sự cong vênh của khuôn cửa,
trong khi đó kết cấu gá đỡ dạng mềm như mô tả trong TCVN 9311:2012 lại có xu
hướng làm cho khuôn cửa cong vênh theo chiều ngược lại so với chiều có thể cong
vênh một cách tự nhiên như phân tích ở trên. Tuy nhiên do đa số các cụm cửa có
kích thước tiết diện của khuôn đủ lớn để không bị cong vênh theo chiều tự nhiên
và cũng không bị uốn cong dưới lực tác động của kết cấu gá đỡ mềm do vậy sự lựa
chọn kết cấu gá đỡ nhìn chung không quan trọng lắm khi xem xét chiều làm việc yếu
nhất trong thử nghiệm.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Tấm cánh cửa và khuôn cửa bằng gỗ
có khả năng dẫn nhiệt kém là nhân tố quyết định đến sự làm việc cách nhiệt do
đó tính cách nhiệt không chịu ảnh hưởng lớn lắm của sự lựa chọn hướng thử của
mẫu cửa.
CHÚ THÍCH:
a) Cánh cửa gỗ, khuôn cửa gỗ, mở
vào phía trong lò
b) Cánh cửa gỗ, khuôn cửa kim loại,
mở vào phía trong lò
c) Cánh cửa kim loại, khuôn cửa kim
loại, mở ra phía ngoài lò
CHÚ DẪN:
1- Tương tác giữa tấm cánh cửa và
khuôn cửa;
2- Ảnh hưởng của kết cấu gá đỡ dạng
mềm như tường xây gạch đặc
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4- Trường hợp bất lợi nhất
Hình
C.1 - Tương tác giữa các cánh cửa và khuôn cửa làm bằng những loại vật liệu
khác nhau và ảnh hưởng của sự khác nhau về các yếu tố như: kết cấu gá đỡ tiêu
chuẩn; kết cấu gá đỡ thực; loại cửa bản lề và cửa xoay
C.2.2.3 Tổng hợp
Để đánh giá một cánh cửa gỗ lắp đặt
trong khuôn gỗ, thì thử nghiệm với cánh cửa mở vào trong đám cháy là điều kiện
bất lợi nhất cho tính toàn vẹn của mẫu. Với tính cách nhiệt không có chiều làm
việc bất lợi nào rõ rệt.
Sự khác nhau giữa ảnh hưởng của các
kết cấu gá đỡ cứng với ảnh hưởng của kết cấu gá đỡ mềm là không đáng kể đối với
dạng cửa đang đề cập. Do đó có thể ứng dụng các kết quả thử nghiệm của cửa lắp
đặt trong kết cấu gá đỡ cứng cho sản phẩm cửa trong thực tế được lắp đặt trong
kết cấu gá đỡ mềm và ngược lại.
C.2.3 Tấm cánh gỗ lắp trong
khuôn kim loại
C.2.3.1 Tính toàn vẹn
C.2.3.1.1 Tương tác giữa cánh và
khuôn
Cánh bằng gỗ sẽ làm việc như mô tả
trong C.2.2.1, theo đó mép trên cùng và dưới cùng của nó có xu hướng cong về
phía đám cháy. Tuy nhiên sự làm việc của khuôn cửa thì lại khác. Thép giãn nở
khi ở nhiệt độ cao do đó khuôn cửa có xu hướng giãn ra ở phía có đám cháy so
với phía không có đám cháy vì vậy mép trên cùng và dưới cùng của khuôn cửa có
thể uốn cong ra xa khỏi đám cháy. Như vậy xu hướng cong vênh của khuôn cửa
ngược hoàn toàn với cánh cửa.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Đối với các cụm cửa có bộ phận sườn
ngang, nhiệt độ của thanh sườn ngang nếu cánh cửa mở ra phía ngoài lò thử
nghiệm do diện tích bề mặt thép nằm phía tiếp xúc với lửa sẽ cao hơn, hấp thụ
được nhiều nhiệt hơn. Hiện tượng này gây nên điều kiện nguy hiểm hơn tại mép
trên của tấm cửa do ở vị trí này nhiệt độ cao hơn và gây gia tăng ảnh hưởng của
nhiệt độ cao cục bộ.
C.2.3.1.2 Kết cấu gá đỡ
Kết cấu gá đỡ dạng cứng có cấu tạo
như nêu trong TCVN 9311:2012 sẽ cản trở tất cả những biến dạng cong vênh của
khuôn cửa bằng thép nếu được cố định đầy đủ và hợp lý. Trong khi đó kết cấu gá
đỡ dạng mềm có cấu tạo như nêu trong TCVN 9311:2012 sẽ cùng cong vênh theo
khuôn, làm gia tăng khe hở giữa tấm cửa và khuôn. Chính vì vậy có thể suy ra
rằng đối với cửa cánh gỗ khuôn, kim loại thì phía làm việc nguy hiểm nhất là
hướng mà cửa mở vào trong lò và cụm cửa được lắp trong kết cấu gá đỡ dạng mềm.
C.2.3.2 Tính cách nhiệt
Gỗ có tính dẫn nhiệt kém chính là
nhân tố quyết định đến tính cách nhiệt của các tấm cánh cửa do vậy cho dù cánh
cửa có mở theo chiều nào thì tính cách nhiệt cũng không chịu tác động nhiều.
Tuy nhiên, đối với các khuôn cửa
kim loại có thể chứng minh được rằng chiều mở ra phía ngoài lò là chiều bất lợi
nhất vì với diện tích bề mặt tiếp xúc với lửa của khuôn lớn hơn (do có thêm cả
chiều dày của hèm cửa) sẽ dẫn nhiều nhiệt hơn sang phía không tiếp xúc với lửa
ngoài ra phía không tiếp xúc với lửa lại có diện tích bề mặt khuôn nhỏ hơn nên
mức độ tỏa nhiệt cũng bị giảm đi. Nhìn chung đối với loại cửa này thường thấy
bị hư hỏng về mặt cách nhiệt, do tính toàn vẹn của cửa tốt hơn nên hư hỏng về
cách nhiệt thường xuất hiện trước.
C.2.3.3 Tổng hợp
Để đánh giá một tấm cánh cửa lắp
trong khuôn thép không có sườn ngang, điều kiện thử nghiệm nguy hiểm nhất về
tiêu chí toàn vẹn của mẫu là cửa mở vào phía trong của lò đốt.
Đối với cửa có sườn ngang thì bố
trí cửa mở ra phía ngoài lò đốt là điều kiện thử nghiệm nguy hiểm nhất về tiêu
chí toàn vẹn.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Thử nghiệm cụm cửa lắp trong kết
cấu gá đỡ dạng mềm là điều kiện nguy hiểm hơn so với lắp trong kết cấu gá đỡ
dạng cứng.
C.2.4 Cửa kim loại lắp trong
khuôn kim loại
C2.4.1 Tính toàn vẹn
C.2.4.1.1 Tương tác giữa cánh và
khuôn
Do kim loại giãn nở trong đám cháy,
nên phía tiếp xúc với lửa của tấm cửa sẽ giãn nhiều hơn so với phía không tiếp
xúc với vì vậy mép trên cùng và dưới cùng của tấm cánh cửa có xu hướng bị vênh ra
xa đám cháy. Sự làm việc của khuôn cửa cũng sẽ tương tự như cánh cửa, nhưng do
nó bị cố định vào kết cấu gá đỡ nên có thể biến dạng của khuôn sẽ không nhiều
như biến dạng của tâm cánh tùy thuộc vào dạng của kết cấu gá đỡ.
Nếu cánh cửa mở ra xa đám cháy thì
mép trên cùng và dưới cùng của cánh sẽ cong ra xa đám cháy và hèm cửa. Điều này
tạo cơ hội cho lửa và khí nóng thoát từ trong lò ra ngoài, được hỗ trợ bởi áp
suất dương ở bên trong lò sẽ gây nên hư hỏng về tính toàn vẹn. Ngoài ra có thể
xuất hiện thêm những hư hỏng về độ kín khít khi kiểm tra bằng cữ đo khe hở. Nếu
cửa mở về phía đám cháy, theo mô tả ở trên thì các mép trên cùng và dưới cùng
sẽ cong ra xa đám cháy và về hướng của gờ chặn (hèm), như vậy có thể làm tăng
khả năng làm việc của cửa.
C.2.4.1.2 Kết cấu gá đỡ
Kết cấu gá đỡ dạng cứng giả thiết
là có các chi tiết cố định như quy định trong TCVN 9311:2012 sẽ có xu hướng cản
trở tất cả những biến dạng cong vênh của khuôn cửa. Trong khi đó, một cấu kiện
gá đỡ dạng mềm có cấu tạo như quy định trong TCVN 9311:2012 có thể có xu hướng
cong vênh cùng chiều với khuôn do đó cho phép khuôn cửa cong vênh cùng chiều
với cánh cửa. Điều này giảm khả năng hình thành những khe hở giữa tấm cánh cửa
và khuôn cửa. Vì vậy có thể suy ra rằng đối với cụm cửa có tấm cánh kim loại
lắp trong khuôn kim loại phía làm việc nguy hiểm nhất có thể là cửa mở ra xa
đám cháy (phía ngoài của lò thử nghiệm) và cụm cửa được lắp đặt trong kết cấu
gá đỡ dạng cứng. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp ngoại lệ của điều kiện này
do đó không thể đưa ra một nguyên tắc chung nào.
C.2.4.2 Tính cách nhiệt
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Như vậy phần chênh lệch giữa sự làm
việc cách nhiệt của cánh cửa và sự làm việc cách nhiệt của khuôn cửa là nhân tố
quyết định đến tính cách nhiệt của một cụm cửa hoàn chỉnh. Do có thể chứng minh
được rằng tấm cánh cửa sẽ làm việc kém hơn khi mở vào phía trong lò nhưng ngược
lại khuôn cửa làm việc kém hơn nếu cánh cửa mở ra phía ngoài lò nên để đánh giá
được tính cách nhiệt của một cụm cửa hoàn chỉnh cần phải tiến hành thử nghiệm
trên hai cụm mẫu, một mẫu có chiều mở vào phía trong và một mẫu có chiều mở ra
phía ngoài lò.
C.2.4.3 Tổng hợp
Để đánh giá tiêu chí toàn vẹn của
một cụm cửa có cánh kim loại lắp đặt trong khuôn kim loại thì cần thử nghiệm
với chiều làm việc nguy hiểm nhất là cửa mở ra xa đám cháy (phía ngoài lò thử
nghiệm).
Khi xem xét tính cách nhiệt, do có
thể chứng minh được rằng tấm cánh cửa sẽ làm việc kém hơn khi mở vào phía trong
lò nhưng ngược lại khuôn cửa làm việc kém hơn nếu cánh cửa mở ra phía ngoài lò
nên để đánh giá được tính cách nhiệt của một cụm cửa hoàn chỉnh cần phải tiến
hành thử nghiệm trên hai cụm mẫu, một mẫu có chiều mở vào phía trong và một mẫu
có chiều mở ra phía ngoài lò.
Thử nghiệm với cụm cửa lắp đặt
trong kết cấu gá đỡ dạng cứng cũng giống như thử nghiệm với cụm cửa lắp đặt
trong kết cấu gá đỡ dạng mềm do đó phải tiến hành thử nghiệm riêng biệt đối với
từng loại kết cấu gá đỡ.
C.3 Cụm cửa lắp trên trục quay
đứng.
C.3.1 Nguyên tắc chung
Phần này chỉ đề cập đến các cụm cửa
xoay quanh trục đứng có các trục xoay song song cách đều. Do các cửa xoay quanh
một trục đứng ở tâm thường có cấu tạo đối xứng vì vậy không thuộc phạm vi của
phần phụ lục này.
Khi xem xét sự hư hỏng về tính toàn
vẹn và tính cách nhiệt gây ra dưới tương tác của các loại vật liệu tấm cánh và
khuôn khác nhau nhìn chung ảnh hưởng của các kết cấu gá đỡ cũng giống như trong
cửa bản lề.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Nếu trục xoay lắp trên bề mặt không
tiếp xúc với lửa thì có ít khả năng dẫn truyền ngược nhiệt độ vào tấm cánh cửa
cũng như giảm hư hỏng do nguyên nhân nhiệt độ nóng chảy của vật liệu làm trục
xoay thấp.
C.3.2 Tổng hợp
Đối với các tấm cánh cửa bằng gỗ
lắp trong khuôn gỗ và tấm cánh cửa bằng gỗ lắp trong khuôn kim loại việc xem
xét sự hư hỏng theo cả hai tiêu chí (tính toàn vẹn và cách nhiệt) cũng giống
như đối với các cửa bản lề được trình bày trong C.2.2 và C.2.3.
Đối với cánh cửa kim loại lắp trong
khuôn kim loại, trường hợp bất lợi nhất về tính toàn vẹn là cửa mở ra phía
ngoài lò thử nghiệm, hư hỏng về tính toàn vẹn xuất hiện do sự cong vênh của tấm
cánh cửa. Song trong trường hợp hư hỏng về tính toàn vẹn gây nên bởi sự nóng
chảy của trục xoay, thì điều kiện bất lợi nhất là cửa mở vào phía trong lò (tức
là có các trục xoay nằm phía trong lò). Do đó, cần phải tiến hành hai thử
nghiệm, một thử nghiệm có cửa mở vào phía trong còn một thử nghiệm có cửa mở ra
phía ngoài lò.
Đối với sự hư hỏng về cách nhiệt
gây ra bởi các trục xoay nằm ở phía tiếp xúc với lửa dẫn nhiệt ngược trở lại
tấm cánh, điều kiện bất lợi nhất là cửa mở vào phía trong lò. Đối với sự hư
hỏng về cách nhiệt của các cụm cửa có khuôn bằng kim loại thì nhìn chung trường
hợp bất lợi nhất là cửa mở ra phía ngoài lò. Trong cả hai trường hợp trên, loại
vật liệu cánh cửa đều không quan trọng.
C.4 Cửa cuốn
C.4.1 Tính toàn vẹn
Có một số điểm cần lưu ý về sự làm
việc của các cửa cuốn, ví dụ khả năng tự chịu trọng lượng bản thân của tang
cuốn cũng như các bộ phận kết cấu khác và khả năng duy trì trạng thái liên kết
của các then khóa trong điều kiện nhiệt độ cao. Hướng tác động của đám cháy có
ảnh hưởng không đáng kể hoặc không ảnh hưởng đến khả năng làm việc của các then
khóa, nhưng sẽ có ảnh hưởng lớn đến sự làm việc của các bộ phận chịu lực như
tang cuốn, trục tang cuốn, gối đỡ, v.v. Đối với các bộ phận này trường hợp bất
lợi nhất là chúng được lắp đặt phía trong lò thử nghiệm và chịu tác động trực
tiếp của đám cháy. Lúc đó, điều kiện nhiệt độ cao có thể gây ra sự hư hỏng về
khả năng chịu lực yêu cầu đối với các bộ phận.
C.4.2 Tính cách nhiệt
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
C.4.3 Tổng hợp
Để đánh giá một cụm cửa cuốn không
cách nhiệt, trường hợp các bộ phận chịu lực như tang cuốn, trục đỡ, v.v nằm ở
phía tiếp xúc với lửa là trường hợp bất lợi nhất đối với tiêu chí bền do đó cần
có một mẫu được thử nghiệm để kiểm tra trong điều kiện này.
Để đánh giá một cụm cửa chắn không
cách nhiệt, cần thực hiện thử nghiệm về tiếp xúc với lửa ở cả hai phía.
C.5 Các loại cửa đi dạng trượt
cánh gấp
C.5.1 Nguyên tắc chung
Một số điểm đáng lưu ý về sự làm
việc của cửa đi dạng trượt cánh gấp tương tự như cửa cuốn ví dụ như các bộ phận
chịu lực khi bị tiếp xúc với lửa. Ngoài ra cũng có một số khía cạnh lại tương
tự như của cửa bản lề/xoay quanh trục đứng ví dụ như các cánh cửa có thể bị
biến dạng tùy theo chúng được chế tạo từ loại vật liệu nào, hay chúng được liên
kết vào khuôn và liên kết với nhau như thế nào.
C.5.2 Tính toàn vẹn
Điều kiện bất lợi nhất khi kiểm tra
tính toàn vẹn đó là các bộ phận chịu lực phải chịu tiếp xúc với lửa do đó những
bộ phận này phải được lắp đặt nằm vào phía trong lò.
C.5.3 Tính cách nhiệt
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
C.5.4 Tổng hợp
Để đánh giá cửa đi dạng trượt cánh
gấp thì thử nghiệm có các bộ phận chịu lực như cơ cấu treo/lăn, v.v nằm ở phía
trong lò là bất lợi nhất cho cả yếu tố độ bền và tính cách nhiệt, tuy nhiên
cũng không thể đưa ra một kết luận tuyệt đối.
Phụ lục D
(Tham
khảo)
Một số hình ảnh minh họa các loại cửa thuộc phạm
vi áp dụng của tiêu chuẩn
Hình
D.1 - Ví dụ về cửa bản lề (Hinged door)
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Hình
D.3 - Ví dụ về cửa trượt theo phương nằm ngang (Horizontal Sliding Door)
Hình
D.4 - Ví dụ về cửa chắn dạng sắt xếp có một lớp vỏ bằng kim loại - không cách
nhiệt (Steel Single Skin Folding shutter - Uninsulated)
Hình
D.5 - Ví dụ về cửa trượt cánh gấp (Sliding Folding door)
Hình
D.6 - Ví dụ về cửa trượt cánh gấp kích thước lớn (Sliding folding door)
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
MỤC
LỤC
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Thiết bị thử nghiệm
5 Yêu cầu với công tác thử
nghiệm
5.1 Điều kiện thử nghiệm
5.2 Yêu cầu về an toàn thử nghiệm
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6.1 Kích cỡ
6.2 Số lượng
6.3 Thiết kế
6.4 Chế tạo mẫu
6.5 Kiểm tra, xác nhận
7 Lắp dựng mẫu thử nghiệm
7.1 Nguyên tắc chung
7.2 Kết cấu gá đỡ
7.3 Khe hở
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
8.1 Độ ẩm
8.2 Bảo dưỡng cơ học
9 Lắp đặt các đầu đo
9.1 Đầu đo nhiệt
9.2 Áp suất khí
9.3 Độ cong vênh của mẫu
9.4 Đo bức xạ nhiệt
10 Quy trình thử nghiệm
10.1 Các phép đo, kiểm tra và chuẩn
bị trước thử nghiệm
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
11 Tiêu chí đánh giá
11.1 Tính toàn vẹn
11.2 Tính cách nhiệt
11.3 Bức xạ nhiệt
12 Báo cáo kết quả
13 ứng dụng trực tiếp kết
quả thử nghiệm
13.1 Nguyên tắc chung
13.2 Vật liệu và chế tạo
13.3 Thay đổi cho phép về kích cỡ
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
13.5 Các kết cấu gá đỡ
13.6 Các kết cấu gá đỡ thực tế
Phụ lục A (Tham khảo) Những yêu cầu
cần đảm bảo đối với kết cấu gá đỡ
Phụ lục B (Tham khảo) Phạm vi ứng dụng
trực tiếp - Các giới hạn về thay đổi kích thước cho phép
Phụ lục C (Tham khảo) Cơ sở chung
cho những quy tắc đưa ra Phạm vi ứng dụng trực tiếp của kết quả thử nghiệm khi
xem xét yếu tố mẫu thử có kết cấu đối xứng và yếu tố kết cấu gá đỡ khi thử
nghiệm
Phụ lục D (Tham khảo) Một số hình
ảnh minh họa các loại cửa thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn