Lexp
|
Chiều dài của mẫu thử tiếp xúc với nhiệt
|
mm
|
Lsup
|
Chiều dài mẫu thử giữa các tâm của cấu kiện
đỡ
|
mm
|
Lspec
|
Chiều dài mẫu thử
|
mm
|
Wexp
|
Chiều rộng của mẫu thử tiếp xúc với nhiệt
|
mm
|
Wsup
|
Chiều rộng của mẫu thử được đỡ theo hai
phương
|
mm
|
Wspec
|
Chiều rộng mẫu thử
|
mm
|
5. Thiết bị thử
Thiết bị được dùng trong thử nghiệm này bao
gồm lò thử nghiệm, thiết bị chất tải, ngăn cản biến dạng, khung đỡ và các dụng
cụ đỡ được nêu trong TCVN 9311-1: 2012.
6. Điều kiện thử
nghiệm
6.1. Yêu cầu chung
Các điều kiện cấp nhiệt và áp lực, không khí
trong lò thử nghiệm và các điều kiện chất tải phải phù hợp với các quy định đã
nêu trong TCVN 9311-1: 2012.
6.2. Ngăn cản biến dạng và điều kiện biên
Ngăn cản biến dạng và các điều kiện biên phải
phù hợp với các yêu cầu đã nêu trong TCVN 9311-1: 2012 và các yêu cầu trong
tiêu chuẩn này.
6.3. Chất tải
6.3.1. Tất cả các bộ phận ngăn cách nằm ngang chịu
tải được thử nghiệm khi phải chịu tải trọng tính toán theo đúng các quy định
trong điều 6.3. a), b) hoặc c) TCVN 9311-1: 2012. Cần tham khảo ý kiến của
người đặt hàng thử nghiệm đưa ra các điều kiện kết cấu để thiết kế sao cho phù
hợp. Các tính năng của vật liệu được dùng để tính toán tải trọng phải được chỉ
rõ và nêu các nguồn cung cấp.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6.3.3. Độ lớn và sự phân bố tải trọng phải thực
hiện sao cho mô men và lực cắt lớn nhất sinh ra là bằng hoặc cao hơn giá trị dự
kiến trong thực tế.
6.3.4. Hệ thống chất tải phải có khả năng tạo ra
tải trọng yêu cầu được phân bố đều trên bề mặt bằng quả nặng hoặc kích thủy
lực, sao cho tại mỗi điểm tác dụng bất kỳ, tải trọng không vượt quá 10 % tổng
lượng tải trọng. Cho phép chất tải lớn hơn khi cần điều tiết lượng tải tập
trung hoặc bổ sung tải lên các cấu kiện. Diện tích tiếp xúc giữa điểm chất tải
và bề mặt bộ phận ngăn cách nằm ngang phải truyền qua tấm đệm không nhỏ hơn
0,01 m2 và không lớn hơn 0,09 m² một cách riêng rẽ, và không vượt
quá 16 % so với tổng diện tích bề mặt. Nếu các tấm bản làm bằng thép hoặc các
vật liệu có tính dẫn nhiệt cao tương tự, các tấm đó phải được cách nhiệt từ bề
mặt của mẫu thử. Hệ thống chất tải không được cản trở chuyển động tự do của
không khí, không kể điểm chất tải, không có bất kỳ một bộ phận nào của thiết bị
chất tải cách bề mặt nhỏ hơn 60 mm.
6.3.5. Hệ thống chất tải phải có khả năng làm cân
bằng bù đối với biến dạng cho phép tối đa của mẫu thử.
6.3.6. Khi sàn hoặc mái có chứa một hoặc nhiều kết
cấu dầm, phải áp dụng các yêu cầu bổ sung quy định trong TCVN 9311-6 : 2012.
Khi yêu cầu đặt tải cho một tổ hợp nằm ngang có cả việc tác dụng thêm tải trọng
điểm hoặc tải trọng tuyến tính trên dầm mà đó là một phần trong tổng thể của tổ
hợp, thì thiết bị chất tải phải có khả năng gây ra những tải trọng như vậy.
7. Chuẩn bị mẫu thử
7.1. Cấu tạo mẫu
Mẫu thử được thiết kế phải có những đặc điểm
kết cấu đáp ứng yêu cầu mong muốn mà mẫu thử phải đạt được. Cần tránh các dạng
cấu tạo khác nhau nhưng của cùng một chi tiết.
Khi tổ hợp thử nghiệm có cả trần, thì các
kích thước của trần phải phù hợp với các kích thước Lexp và Wexp
và các tính năng của trần phải được đánh giá như một phần trong tổng thể của tổ
hợp thử nghiệm và tuân thủ các yêu cầu sau đây:
a) Trần phải được lắp đặt từ bên dưới theo
các phương pháp và trình tự được nêu trong hướng dẫn lắp đặt hoặc được cung cấp
bởi người đặt hàng thử nghiệm và phải tiêu biểu cho điều kiện sử dụng.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c) Khi trần được thiết kế có các liên kết dọc
và ngang, mẫu thử phải bao gồm cả hai loại liên kết đó. Các khung đỡ mang các
cấu kiện của trần phải được bố trí sát nhau, không có khe hở, trừ khi khe hở
được làm theo yêu cầu của thiết kế. Nhưng khe hở này phải thể hiện như trong
thực tế và phải bố trí ở bên trong trần chứ không ở chu vi.
d) Các mép ngoài giữa trần và tường và các
liên kết và vật liệu liên kết phải được thể hiện như trong thực tế. Trần phải
được lắp đặt bảo đảm ngăn ngừa sự giãn nở dài do nhiệt, không cho chuyển động
theo phương dọc của các cạnh, hoặc sự giãn nở nhiệt theo phương khác với phương
dự tính trong hệ thống trần. Các bộ phận phải được xiết chặt tại các cạnh chu
vi để có thể đánh giá về tính giãn nở nhiệt của bộ phận và các chi tiết giãn
nở.
e) Khi các phương dọc và ngang của trần được
cấu tạo khác nhau, và tính năng của mẫu thử thay đổi phụ thuộc theo hướng trùng
với trục dọc, trần phải được thiết kế biểu hiện điều kiện bất lợi hơn bằng việc
bố trí cấu kiện quan trọng song song với trục dọc. Khi không nhận biết được
hướng, cần có hai thử nghiệm riêng biệt với các cấu kiện được bố trí theo hai
hướng song song và vuông góc với trục dọc.
f) Khi các hệ kỹ thuật không phải là một phần
trong tổng thể của trần nhưng sau đó có thể được lắp đặt mà ảnh hưởng đến tính
chịu lửa của trần, thì phải có thử nghiệm riêng biệt với các hệ thống kỹ thuật
gắn với trần.
7.2. Kích cỡ mẫu thử
7.2.1. Sàn tựa trên các con lăn
7.2.1.1. Các điều kiện tiêu chuẩn (sàn tựa
trên các con lăn) được nêu tại 7.2.1.2 và 7.2.1.3. Cách bố trí sàn tựa đơn giản
đặt trong lò thử nghiệm được minh họa trên Hình 1.
7.2.1.2. Chiều dài tiếp xúc với lửa (Lexp)
không nhỏ hơn 4 m. Nhịp giữa các gối đỡ (Lsup) bằng chiều dài
tiếp xúc với lửa (Lexp) cộng với khoảng tối đa 100 mm tại mỗi
đầu. Chiều dài của mẫu thử (Lspec) bằng chiều dài tiếp xúc
với lửa (Lexp) cộng thêm khoảng tối đa ở mỗi đầu là 200 mm.
7.2.1.3. Chiều rộng của mẫu thử (Wspec)
bằng chiều rộng tiếp xúc (Wexp) và không nhỏ hơn 3 m. Ngoại
trừ trường hợp chiều rộng mẫu thử không nhỏ hơn 2 m cho các kết cấu đỡ đơn giản
có nhịp một phương và không bao gồm một thanh kết cấu hoặc một trần.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CHÚ DẪN
1. Lò thử nghiệm
2. Tổ hợp thử nghiệm
3. Bánh lăn và con lăn
4. Vật liệu cách nhiệt
Hình 1 - Ví dụ về một
mẫu thử tựa đơn giản đặt trong lò thử nghiệm
7.2.2. Điều kiện thực tế
7.2.2.1. Các sàn được đỡ theo các điều kiện
thực tế đề cập tại 7.2.2.2 đến 7.2.2.5.
7.2.2.2. Chiều dài tiếp xúc với lửa (Lexp)
không nhỏ hơn 4 m khi chiều dài tiếp xúc với lửa của sàn trong thực tế dài hơn
chiều dài thích hợp trong lò. Đối với kết cấu được thiết kế có chiều dài tiếp
xúc với lửa nhỏ hơn 4 m phải làm thử nghiệm với chiều dài tiếp xúc thực tế với
lửa. Chiều dài gối tựa (ngàm) không vượt quá chiều dài gối tựa thực tế. Chiều
dài mẫu thử (Lspec) phải bằng chiều dài tiếp xúc với lửa (Lexp)
cộng với khoảng cách tối đa 200 mm tại mỗi đầu.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7.2.2.3. Chiều rộng của mẫu thử tiếp xúc với
nhiệt (Wexp) không nhỏ hơn 3 m. Nếu chiều rộng thiết kế nhỏ
hơn chiều rộng thực tế tiếp xúc 3 m thì phải làm thí nghiệm.
7.2.2.4. Đối với các kết cấu có nhịp một
phương, chiều rộng nhịp ngang (Wsup) phải bằng chiều rộng
tiếp xúc với lửa (Wexp).
7.2.2.5. Đối với các kết cấu, bao gồm cấu kiện
có nhịp hai phương, nhịp ngang (Wsup) phải bằng chiều rộng
tiếp xúc (Wexp) cộng với một nửa chiều dài của gối đặt tại
mỗi đầu ngang. Chiều dài của gối đỡ phải được lựa chọn sao cho hiệu số giữa
chiều rộng gối đỡ (Wsup) và chiều rộng tiếp xúc (Wexp)
không lớn hơn kích thước trong thực tế. Chiều rộng mẫu thử (Wspec)
phải bằng chiều rộng tiếp xúc (Wexp) cộng với khoảng tối đa
200 mm tại mỗi đầu.
7.3. Số lượng mẫu thử
Số lượng mẫu thử phải tuân theo các yêu cầu
quy định trong TCVN 9311-1: 2012.
7.4. Làm khô mẫu thử
Vào thời điểm thử nghiệm, độ bền và lượng ẩm
trong mẫu thử phải gần đúng các điều kiện mong muốn khi sử dụng bình thường.
Mẫu thử phải bao gồm cả các vật liệu chèn và kết nối. Hướng dẫn về làm khô mẫu
thử được quy định trong TCVN 9311-1: 2012. Sau khi sự cân bằng đã đạt được, hàm
lượng ẩm hoặc trạng thái làm khô phải được xác định và ghi chép lại. Kết cấu
gối đỡ kể cả lớp lò trong khung thử nghiệm, không bắt buộc theo yêu cầu này.
7.5. Lắp đặt mẫu thử và ngăn cản biến dạng
7.5.1. Các bộ phận ngăn cách nằm ngang chịu tải
hoặc tiếp xúc với lửa trong khi tựa trên gối đỡ con lăn (gối đỡ đơn giản) hoặc
được làm theo các điều kiện biên như trong thực tế. Khi gối đỡ và ngăn cản biến
dạng tương ứng với các điều kiện thực tế, các điều kiện đó phải được mô tả
trong báo cáo và các kết quả thử nghiệm phải có độ chính xác cao hơn.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7.5.3. Các mẫu thử có gối đỡ đơn giản phải được
định vị để cho phép tự do trong chuyển động dọc và độ võng thẳng đứng và phải
loại bỏ bất kỳ sự gắn kết nào gây ra bởi sức cản ma sát.
7.5.4. Thiết kế dùng để ngăn cản biến dạng giãn nở
nhiệt dọc trục hoặc xoay, phải được thiết kế hoặc làm theo các lực dự kiến, kéo
theo sự giãn nở nhiệt và yêu cầu ngăn cản biến dạng.
7.5.5. Khi thử nghiệm kết hợp một lúc với nhiều
dầm, mỗi dầm phải được tiếp xúc như các điều kiện đã chỉ rõ và phải được chất
tải để làm việc độc lập với nhau.
7.5.6. Bất kỳ khe hở nào ở các đường biên phải được
chèn kín bằng vật liệu không cháy và không ngăn cản biến dạng.
7.5.7. Phải dùng vật liệu đàn hồi có tính năng chịu
lửa thích ứng để chèn kín và bảo vệ cho gối đỡ, ngăn ngừa sự rò khí nóng ảnh
hưởng đến các điều kiện biên trong quá trình thử nghiệm.
7.5.8. Khi mẫu thử nhỏ hơn ô mở của khung thí
nghiệm, phải dùng kết cấu đỡ để giảm phần mở tới kích thước yêu cầu. Các kết
cấu đỡ không cần phải làm khô như đối với mẫu thử, trừ trường hợp nếu làm khô
kết cấu đỡ có thể làm ổn định tính năng của mẫu thử. Khi một dầm được sử dụng
giữa kết cấu gối đỡ và bộ phận ngăn cách, việc thiết kế liên kết giữa bộ phận
ngăn cách và dầm, bao gồm bất kỳ chi tiết cố định nào và các vật liệu để làm
liên kết, phải được dùng đúng như trong thực tế và phải xem như một phần của
mẫu thử. Kết cấu đỡ được xem như là một phần của khung thử nghiệm.
7.5.9. Tất cả các liên kết giữa mẫu thử và kết cấu
gối đỡ hoặc khung thử nghiệm phải tạo ra mức ngăn cản biến dạng thông thường.
Độ cứng của kết cấu gối đỡ cũng phải đủ khả năng tạo ra mức ngăn cản biến dạng
thông thường.
8. Lắp đặt dụng cụ đo
8.1. Đầu đo nhiệt lò nung thử nghiệm
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Số lượng đầu đo nhiệt phải không ít hơn một
cho mỗi 1,5 m2 diện tích bề mặt tiếp xúc của mẫu thử. Phải có tối
thiểu bốn đầu đo nhiệt cho bấy kỳ thử nghiệm và mỗi đầu đo nhiệt phải định
hướng sao cho mặt "A" hướng về phía sàn lò thử nghiệm.
8.2. Đầu đo nhiệt tại các bề mặt không tiếp
xúc với lửa
Đầu đo nhiệt tại các bề mặt mẫu thử không
tiếp xúc với lửa phải được gắn chặt và phải đặt đúng vị trí phù hợp với quy
định trong TCVN 9311-1: 2012. Khi mẫu thử sàn hoặc mái có chứa một hoặc nhiều
dầm chịu tải, đầu đo nhiệt của mẫu thử phải được đặt tại các vị trí đặc trưng
dọc theo mỗi dầm như yêu cầu đã quy định trong TCVN 9311-6: 2012 về dầm.
Các đầu đo nhiệt bề mặt không tiếp xúc với
lửa của mẫu thử không được đặt gần hơn 100 mm tính đến mép cạnh của mẫu thử.
8.3. Đo biến dạng
Điểm không (zero) của thử nghiệm là độ biến
dạng đo được sau khi cho tải tác động ngay khi bắt đầu thử nghiệm, trước khi
cấp nhiệt và sau khi độ biến dạng đã ổn định.
Độ biến dạng thẳng đứng theo trục dọc phải
được đo tại giữa nhịp. Đối với các mẫu thử bao gồm các dầm, độ biến dạng theo
trục dọc của dầm cũng phải được đo tại giữa nhịp.
Việc đo độ biến dạng phải được tiến hành tại
nhiều vị trí để xác định sự chuyển động tối đa.
9. Quy trình thử
nghiệm
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Việc áp dụng và kiểm tra tải trọng đối với bộ
phận nằm ngang phải tuân theo quy định trong TCVN 9311-1: 2012 và 6.3 của tiêu
chuẩn này.
9.2. Kiểm tra lò thử nghiệm
Việc đo và kiểm tra các điều kiện như nhiệt
độ, áp lực trong lò thử nghiệm phải tuân theo quy định trong TCVN 9311-1: 2012.
9.3. Đo và quan sát
Việc giám sát các mẫu thử phù hợp với các
tiêu chí về khả năng chịu tải, tính toàn vẹn, tính cách nhiệt, được tiến hành
đo và quan sát theo quy định trong TCVN 9311-1: 2012
10. Tiêu chí về tính
năng
Tính chịu lửa của các bộ phận ngăn cách nằm
ngang có chịu tải phải được đánh giá và so sánh với khả năng chịu tải, tính
toàn vẹn và tiêu chí về tính cách nhiệt quy định trong TCVN 9311-1: 2012.
11. Đánh giá kết quả
thử nghiệm
Việc thử nghiệm được xem là hợp lệ khi các bước
được tiến hành theo đúng các hướng dẫn trong phạm vi giới hạn đặc trưng cho các
yêu cầu liên quan như: dụng cụ thử nghiệm, điều kiện thử nghiệm, chuẩn bị mẫu
thử, lắp đặt dụng cụ và quy trình thử nghiệm và phải tuân theo các quy định
trong tiêu chuẩn này.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
12. Trình bày kết quả
thử nghiệm
Các kết quả của thử nghiệm chịu lửa phải được
trình bày theo quy định trong TCVN 9311-1: 2012.
Khi một thử nghiệm được thực hiện với một mẫu
thử mà mẫu đó chịu một tải trọng kỹ thuật và được người đặt hàng thử nghiệm nêu
rõ tải trọng này nhỏ hơn tải trọng lớn nhất có thể xảy ra theo một quy phạm
được chấp nhận, khả năng chịu tải phải được ghi trong biểu thị kết quả với
thuật ngữ "hạn chế". Các chi tiết phải được nêu trong báo cáo thử
nghiệm về sự sai lệch tải trọng này.
13. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo phải tuân theo quy định trong TCVN
9311-1: 2012.
Phụ
lục A
(Tham
khảo)
Phạm vi áp dụng trực tiếp các kết quả thử nghiệm
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) Đối với bộ phận ngăn cách nằm ngang chịu
tải:
1) Kiểu kết cấu (dầm và bản) là không đổi;
2) Tỷ số chu vi/ diện tích của dầm là không
tăng;
3) Lực quán tính nhiệt (biểu thị bằng √kpc)
của bản phủ trên là không tăng;
4) Tính dẫn nhiệt của vật liệu đệm giữa dầm
và bản là không tăng.
b) Đối với trần treo:
1) Tính thấm nước của bản phủ trên là không
đổi;
2) Độ dày của gạch lát không giảm;
3) Thiết kế và vật liệu dùng cho gạch lát là
không đổi;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5) Phương pháp cố định vào kết cấu gối đỡ là
không đổi;
6) Chiều cao của lớp không khí là không giảm;
7) Chiều dài của các thanh treo không tăng
nhiều hơn X %;
8) Dự phòng cho giãn nở của hệ thống treo và
của kết cấu gối đỡ không giảm;
9) Khoảng cách giữa các thanh treo là không
tăng;
10) Diện tích mặt cắt ngang và khả năng nhiệt
của các thanh treo không giảm;
11) Trần không có nhiều hệ thống kỹ thuật
xuyên qua hoặc các hệ thống kỹ thuật có kích thước lớn hơn so với những gì đã
thí nghiệm;
12) Không có thêm lớp cách nhiệt đặt trong
lớp rỗng chứa không khí.
Đối với các mẫu thử được thử nghiệm ngăn
cháy, sự phá hoại của các cấu kiện bảo vệ không chịu tải này có thể gây nên sự
phá hoại của từng bộ phận kết cấu chịu tải. Các cấu kiện bảo vệ thông thường bị
hỏng tại các điều kiện tới hạn nào đó phụ thuộc và trạng thái tương quan giữa
nhiệt độ và độ võng. Vì các trạng thái tương quan này có thể làm thay đổi cho
một bộ phận xác định với các điều kiện gối tựa, nên một cảnh báo phải được nêu
ra để chống lại việc sử dụng chế độ nhiệt tới hạn cho một cấu kiện như vậy,
được chuyển hóa từ điều kiện gối đỡ này sang điều kiện gối đỡ khác có tác dụng
quyết định hơn về vấn đề độ võng, ví dụ, việc sử dụng chế độ nhiệt tới hạn, đạt
được cho bộ phận ngăn cản biến dạng, bộ phận gối tựa đơn giản, nói theo cách
khác là không đổi.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
MỤC LỤC
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ định nghĩa
4 Ký hiệu và các thuật ngữ viết tắt
5 Thiết bị thử
6 Điều kiện thử nghiệm
6.1 Yêu cầu chung
6.2 Ngăn cản biến dạng và điều kiện biên
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7 Chuẩn bị mẫu thử
7.1 Cấu tạo mẫu
7.2 Kích cỡ mẫu thử
7.3 Số lượng các mẫu thử
7.4 Làm khô mẫu thử
7.5 Lắp đặt mẫu thử và ngăn cản biến dạng
8 Lắp đặt dụng cụ đo
8.1 Đầu đo nhiệt lò nung thử nghiệm
8.2 Đầu đo nhiệt tại các bề mặt không tiếp
xúc với lửa
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
9 Quy trình thử nghiệm
9.1 Tải trọng và tác động
9.2 Kiểm tra lò thử nghiệm
9.3 Đo và quan sát
10 Tiêu chí về tính năng
11 Đánh giá kết quả thử nghiệm
12 Biểu thị kết quả thử nghiệm
13 Báo cáo thử nghiệm
Phụ lục A
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66