trong đó:
VEDTA là thể tích dung dịch EDTA lấy để chuẩn độ xác
định hệ số K, tính bằng mililit;
VZn là thể tích dung dịch Kẽm (zinc) acetate tiêu thụ khi
chuẩn độ, tính bằng mililit;
0,025 là nồng độ dung dịch tiêu chuẩn Kẽm (zinc)
acetate (Zn(CH3COOH)2) 0,025 M kỳ vọng.
4.2.47 Dung dịch đệm pH = 5,5: Hòa tan 100 mL
ammonium hydroxide đậm đặc vào khoảng 400 mL nước, thêm tiếp 100 mL acetic acid
rồi thêm nước đến thể tích 1 lít, khuấy đều.
4.2.48 Dung
dịch đệm pH = 10,5: Hòa tan 54 g ammonium chloride NH4Cl vào 500 mL
nước, thêm tiếp 350 mL ammonium hydroxide NH4OH đậm đặc, thêm nước cất
thành 1 L, khuấy đều.
4.2.49 Dung
dịch titanium dioxide tiêu chuẩn
4.2.49.1 Dung
dịch gốc
Cân 0,3005 g Potassium hexafluorotitanate (IV) (K2TiF6)
đã được làm khô (4.1.10) vào chén bạch kim, thêm khoảng từ 10 mL đến 15 mL dung
dịch sulfuric acid (1 + 1), làm bay hơi trên bếp đến khô. Thêm tiếp 5 mL
sulfuric acid (1 + 1) rồi tiếp tục làm bay hơi đến khi chén khô kiệt và ngừng bốc
khói trắng. Dùng dung dịch sulfuric acid 5 % để hòa tan phần còn lại trong chén
bạch kim và chuyển vào cốc thủy tinh. Thêm tiếp 5 mL sulfuric acid (1 + 1) nữa
vào cốc và đun tới sôi.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4.2.49.2 Dung dịch tiêu chuẩn
Dùng pipet lấy 100 mL dung dịch tiêu chuẩn gốc titanium dioxide (TiO2
= 0,1 mg/mL) cho vào bình định mức dung tích 200 mL, sử dụng dung dịch sulfuric
acid 5 % để định mức, lắc đều. 1 mL dung dịch này có chứa 0,05 mg TiO2.
Chỉ sử dụng dung dịch này trong 7 ngày kể từ khi pha chế.
4.2.50 Dung
dịch silicon dioxide tiêu chuẩn
4.2.50.1 Dung
dịch gốc
Cân 0,200 g SiO2 có độ tinh khiết 99,9 % cho vào chén bạch
kim, rồi thêm tiếp khoảng 2,0 g Na2CO3 khan. Nung mẫu ở nhiệt độ (950 ± 50) °C trong
khoảng thời gian không ít hơn 15 min. Lấy chén ra và làm nguội tới nhiệt độ
phòng.
Sử dụng cốc nhựa và dùng nước để hòa tan khối chảy trong chén nung rồi
chuyển dung dịch thu được vào bình định mức dung tích 200 mL. Thêm nước tới vạch
định mức, lắc đều. 1 mL dung dịch này có chứa 1 mg SiO2. Bảo quản
dung dịch trong bình nhựa polyethylene.
4.2.50.2 Dung dịch tiêu chuẩn
Dùng pipet lấy 5 mL dung dịch tiêu chuẩn gốc silicon dioxide (SiO2
= 1 mg/mL) cho vào bình định mức dung tích 250 mL, thêm nước đến vạch định mức,
lắc đều. 1 mL dung dịch này có chứa 0,02 mg SiO2.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4.2.51. Dung dịch
manganese oxide tiêu chuẩn
4.2.51.1 Dung dịch gốc
Sấy MnSO4.4H2O tinh khiết ở nhiệt độ (250 ± 10) °C
đến khối lượng không đổi thu để thu được manganese sulfate (MnSO4) khan.
Cân 2,1287 g MnSO4 khan thu được và hòa tan trong nước, chuyển
vào bình định mức dung tích 1 000 mL, thêm nước đến vạch mức, lắc đều. 1 mL
dung dịch này có chứa 1 mg MnO.
4.2.51.2 Dung dịch tiêu chuẩn
Dung pipet lấy 100 mL dung dịch tiêu chuẩn gốc manganese oxide (MnO = 1
mg/mL) cho vào bình định mức dung tích 1 000 mL, thêm nước đến vạch mức, lắc đều.
1 mL dung dịch này có chứa 0,1 mg MnO.
Chỉ sử dụng dung dịch này tối đa trong 7 ngày kể từ khi pha chế.
4.2.52. Xác định độ
chuẩn T của dung dịch benzoic acid 0,1 N
4.2.52.1 Điều
chế glycerin khan nước
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4.2.52.2 Điều
chế dung môi ethanol - glycerin
Lấy 200 mL glycerin khan nước vào cốc dung tích 1 000 mL, đun nóng tới
nhiệt độ khoảng từ 100 °C đến 125 °C, thêm tiếp 15 g barium chloride đã sấy khô
ở 130 °C và khuấy để hòa tan. Để nguội dung dịch, thêm tiếp ethanol tuyệt đối đến
thể tích 1 000 mL và khoảng 0,1 g phenolphthalein nữa. Dùng dung dịch NaOH 0,01
N pha trong ethanol để điều chỉnh dung dịch đến môi trường kiềm yếu (dung dịch
có màu hồng nhạt). Nếu dung dịch chuyển sang màu hồng sáng thì dùng dung dịch
benzoic acid 0,1 N trong ethanol chuẩn độ cho đến khi dung dịch chuyển sang màu
hồng nhạt hoặc không màu. Bảo quản dung môi ethanol - glycerin trong chai thủy
tinh có nút nhám, dung tích 1 000 mL, khô, sạch và đậy kín.
4.2.52.3 Điều
chế dung dịch benzoic acid 0,1 N pha trong ethanol
Làm khô benzoic acid trong bình hút ẩm (với thời gian khoảng 24 h). Cân
12,3 g benzoic acid và hòa tan trong 1 000 mL dung dịch ethanol tuyệt đối.
4.2.52.4 Xác
định độ chuẩn :
Tiến hành nung calcium carbonate (CaCO3) nguyên chất
ở nhiệt độ (950 ± 50) °C trong thời gian khoảng từ 2 h đến 3 h để thu được CaO
tinh khiết. Nhanh chóng nghiền mịn lượng CaO thu được bằng cối mã não rồi chuyển
lại vào chén nung ban đầu. Tiếp tục nung thêm ở nhiệt độ (950 ± 50) °C trong thời
gian khoảng 30 min nữa. Lấy chén ra và làm nguội trong bình hút ẩm.
Cân nhanh một lượng khoảng từ 0,03 g đến 0,04 g CaO mới nung vào vào
bình tam giác khô - dung tích 250 mL. Thêm tiếp khoảng 60 mL dung môi ethanol -
glycerin và khoảng 1 g đá bọt rồi lắp bình tam giác vào đầu ống sinh hàn bóng
(5.15), sau đó đun sỏi hồi lưu trên bếp điện có lưới amiăng cho đến khi dung dịch
có màu hồng đậm.
Ngắt kết nối với sinh hàn bóng, tháo bình tam giác ra khỏi hệ và chuẩn
độ ngay dung dịch trong bình bằng dung dịch benzoic acid 0,1 N pha trong
ethanol (4.2.52.3) đến khi dung dịch mất màu hồng. Tiếp tục nối bình tam giác với
đầu ống sinh hàn. Lặp lại thao tác đun hồi lưu, ngắt kết nối sinh hàn và chuẩn
độ bằng dung dịch benzoic acid 0,1 N pha trong ethanol cho đến khi dung dịch mất
màu hồng và bền trong 20 min.
Tính độ chuẩn T (lượng CaO ứng với 1 mL dung dịch benzoic acid 0,1 N
pha trong ethanol) theo công thức:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
trong đó:
m là lượng CaO mới nung cân để xác định độ chuẩn, tính
bằng gam;
V là lượng dung dịch benzoic acid 0,1 N pha trong
ethanol dùng để chuẩn độ, tính bằng mililit.
Chênh lệch kết quả của 3 lần tiến hành xác định độ chuẩn T của dung dịch
benzoic acid không được vượt quá 0,0005 g CaO/mL dung dịch benzoic acid 0,1 N
trong ethanol.
4.2.53. Dung dịch
sodium tiêu chuẩn
4.2.53.1 Dung
dịch gốc
Hòa tan 0,5083 g sodium chloride (NaCl) đã được làm khô đến khối lượng
không đổi (4.1.13) vào nước, chuyển vào bình định mức dung tích 1 000 mL, thêm
nước đến vạch mức, lắc đều. Bảo quản dung dịch trong bình nhựa
polyethylene. 1 mL dung dịch này có chứa 0,2 mg Na+.
4.2.53.2 Dung
dịch tiêu chuẩn
Dùng pipet lấy 10 mL dung dịch tiêu chuẩn gốc sodium (Na+ =
0,2 mg/mL) cho vào bình định mức dung tích 100 mL, thêm nước đến vạch mức, lắc
đều. 1 mL dung dịch này có chứa 0,02 mg Na+.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Chuẩn bị các dung dịch làm việc bằng cách sử dụng 5 bình định mức dung
tích 100 mL và cho vào lần lượt các thể tích của dung dịch tiêu chuẩn (Na+
= 0,02 mg/mL) được ghi trong Bảng 1 dưới đây rồi thêm nước đến vạch mức, lắc đều.
Bảng 1 - Nồng độ các dung dịch làm việc Na2+
Thể tích dung dịch tiêu chuẩn (Na+
= 0,02 mg/mL) cần lấy
0,5 mL
1 mL
2 mL
2,5 mL
5 mL
Nồng độ Na+ (μg/mL)
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
0,2
0,4
0,5
1,0
Nồng độ Na2O
(μg/mL)
0,1348
0,2696
0,5392
0,6740
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4.2.54. Dung dịch
potassium tiêu chuẩn
4.2.54.1 Dung dịch gốc
Hòa tan 0,3815 g muối potassium chloride (KCl) đã được làm khô đến khối
lượng không đổi (4.1.12) vào nước, chuyển vào bình định mức dung tích 1 000 mL,
thêm nước đến vạch mức, lắc đều. Bảo quản dung dịch trong bình nhựa polyethylene.
1 mL dung dịch này có chứa 0,2 mg K+.
4.2.54.2 Dung dịch tiêu chuẩn
Dùng pipet lấy 10 mL dung dịch tiêu chuẩn gốc potassium (K+ =
0,2 mg/mL) cho vào bình định mức dung tích 100 mL, thêm nước đến vạch mức, lắc
đều. 1 mL dung dịch này có chứa 0,02 mg K+.
4.2.54.3 Các
dung dịch làm việc
Chuẩn bị các dung dịch làm việc bằng cách sử dụng 5 bình định mức dung
tích 100 mL và cho vào lần lượt các thể tích của dung dịch tiêu chuẩn (K+
= 0,02 mg/mL) được ghi trong Bảng 2 dưới đây rồi thêm nước đến vạch mức, lắc đều.
Bảng 2 - Nồng độ các dung dịch chuẩn K2+
Thể tích dung dịch tiêu chuẩn làm việc (K+
= 0,02 mg/mL) cần lấy
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2 mL
4 mL
5 mL
10 mL
Nồng độ K+ (μg/mL)
0,2
0,4
0,8
1,0
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Nồng độ K2O (μg/mL)
0,1205
0,241
0,482
1,205
2,409
4.2.55. Dung dịch chì
(lead) acetate
Hòa tan khoảng 0,2 g chì (lead) acetate (Pb(CH3COO)2.3H2O)
trong nước và định mức đến 100 ml
5 Thiết bị, dụng cụ
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5.2 Chén, bằng sứ và bạch kim, dung tích từ 25 mL đến 30 mL, có
nắp thích hợp để đậy chén nung khi có yêu cầu.
Ngoại trừ trường hợp chén bạch kim được chỉ định, có thể sử dụng chén sứ
để nung.
5.3 Giá đỡ, bằng vật liệu chống cháy
Để bảo vệ chén nung không bị quá nhiệt, giá đỡ phải ở trạng thái cân bằng
nhiệt với lò tại thời điểm đặt chén vào.
5.4 Bát hoặc đĩa dùng để cô mẫu hoặc để làm bay hơi, làm bằng sứ, dung tích khoảng từ 200 mL đến
500 mL.
5.5 Tủ sấy, có khả năng hoạt động ở nhiệt độ (105 ± 5) °C, có bộ
phận điều chỉnh nhiệt độ.
5.6 Lò nung, được thông gió tự nhiên và có thể đặt ở các nhiệt độ
(500 ± 10) °C và (950 ± 50) °C.
5.7 Thiết bị quang phổ hấp thụ/phát xạ nguyên tử có
độ ổn định tốt và có khả năng đo cường độ của vạch Na ở bước sóng 589 nm và vạch
K ở bước sóng 768 nm
5.8 Máy đo màu quang điện hoặc phổ quang kế
UV-VIS, có khả năng đo mật độ
quang (độ hấp thụ quang) ở bước sóng từ 380 nm đến 850 nm.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5.10 Máy chế tạo nước cất.
5.11 Bình khí nén acetylene sạch.
5.12 Tủ hút hơi độc.
5.13 Bếp điện, bếp cách cát, cách thủy, kiểm soát được nhiệt độ đến 400 °C.
5.14 Bình hút ẩm, chứa magnesium pechlorate khan (Mg(ClO4)2)
hoặc silicon dioxide gel.
Khi sử dụng silicon dioxide gel tự chỉ thị, nên sử dụng chất chỉ thị không
độc hại.
5.15 Sinh hàn bóng
5.16 Thiết bị để xác định carbon dioxide
Hình 1 mô tả một thiết bị điển hình được lắp với một bình chứa áp suất
hình trụ, một máy nén khí hoặc một máy bơm hút phù hợp sẽ đảm bảo cấp đều dòng
khí hoặc không khí
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CHÚ DẪN:
1- Khớp nổi chữ Y
2- Kẹp Mohr
3- Tháp hấp thụ chứa chất hấp thụ carbon dioxide (4.1.19)
4- Phễu nhỏ giọt
5- Cổ nối phễu nhỏ giọt
6 - Cổ có ống nái
7- Đầu chưng cất ba nhánh
8- Cổ nối với ống sinh hàn
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
10- Chai rửa chứa H2SO4 đậm đặc (4.2.11)
11- Ống hấp thụ chửa chất hấp thụ cho Hydrogen sulfide (4.1.20)
12- Ống hấp thụ chứa chất hấp thụ nước (4.1.18)
13- Ống hấp thụ chứa chất hấp thụ carbon dioxide (4.1.19) và nước
(4.1.18)
14- Bình chưng cất ba cổ, dung tích 100 mL
15- Ống hấp thụ bổ sung chứa chất hấp thụ carbon dioxide
(4.1.19) và nước (4.1.18)
Hình 1 - Thiết bị điển hình để xác định carbon
dioxide
Đầu tiên, khí (không khí hoặc nitrogen) được đưa qua một ống hoặc tháp
hấp thụ có chứa chất hấp thụ carbon dioxide (xem 4.1.19), sau đó đi vào thiết bị.
Bộ thiết bị bao gồm một bình chưng cất ba cổ (số 14), dung tích 100 mL. Cổ nối
phễu nhỏ giọt số 5 được kết nối với một phễu nhỏ giọt (số 4) có khóa, cổ số 6
có nối với ống nối và cổ số 8 được nối với sinh hàn. Phần cổ số 5 và phần ống nối
vào cổ số 6 được nối với nhau bằng khớp nối hình chữ Y (số 1), sao cho không
khí không chứa carbon dioxide có thể đi qua ống nối hoặc đi qua phễu bằng kẹp
Mohr (số 2). Sau khi đi qua ống sinh hàn (số 9), dòng
khí sẽ sục qua dung dịch sulfuric acid H2SO4 đậm đặc
(4.2.10) có trong chai rửa (số 10), rồi lần lượt qua các ống hấp thụ có
chứa các chất hấp thụ hydrogen sulfide (4.1.20) (ống số 11) và chất hấp thụ nước
(4.1.18) (có trong ống số 12) và đi vào hai ống hấp thụ số 13 đã được cân và được
lấp đầy bởi ba phần tư là chất hấp thụ đối với carbon dioxide (4.1.19) và một
phần tư là chất hấp thụ đối với nước (4.1.18). Chất hấp thụ đối với carbon
dioxide (4.1.19) được đặt ở phía trên của chất hấp thụ nước (4.1.18) đối với
dòng khí. Các ống hấp thụ số 13 được nối tiếp theo sau bởi một ống hấp thụ
bổ sung số 15, ống này cũng chứa chất hấp thụ cho carbon dioxide và nước, được
lắp để bảo vệ chống lại sự xâm nhập của carbon dioxide và nước từ không khí lên
ống hấp thụ số 13 thứ hai.
Các ống hấp thụ số 13 được cân có thể có các kích thước gần đúng sau
đây:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Đường kính trong..................................................................................................
20 mm;
Khoảng cách giữa phần dưới của ống và phần trên của phần mặt đất............... 75 mm;
Độ dày thành ống..................................................................................................
1,5 mm.
5.17 Thiết bị để xác định hàm lượng sulfide (S2-)
Thiết bị điển hình được thể hiện trong Hình 2. Có thể sử dụng chai
Woolf để kiểm soát dòng khí trong hệ.
Các ống nối phải được làm bằng vật liệu không chứa lưu huỳnh (polyvinyl
chloride, polyethylen, v.v.).
CHÚ
DẪN
1-
Dung dịch chì axetat (4.2.55)
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2- Nguồn khí (Không khí, nitrogen hoặc argon)
5- Phễu nhỏ giọt
3- Dung dịch kẽm (zinc) sulfate pha trong ammonium hydroxide (4.2.24)
Hình 2 - Thiết bị điển hình để xác định
sulfide (S2-)
5.18 Dụng cụ thủy
tinh đo thể tích, phải có độ
chính xác phân tích, tức là loại A như được định nghĩa trong TCVN 7149 (ISO
385) và TCVN 7150 (ISO 835), bao gồm:
- Bình định mức các loại, dung tích 100 mL, 200 mL, 250 mL, 500 mL và 1
000 mL.
- Pipet các loại, dung tích 1 mL, 2 mL, 5 mL, 10 mL, 25 mL, 50 mL, 100
mL.
- Buret dung tích 5 mL;10 mL, 20 mL, 25 mL.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5.19 Giấy lọc
Giấy lọc định lượng không tro chảy chậm (đường kính lỗ trung bình khoảng
2 μm).
Giấy lọc định lượng không tro chảy trung bình (đường kính lỗ trung bình
khoảng 7 μm).
Giấy lọc định lượng không tro chảy nhanh (đường kính lỗ trung bình khoảng
20 μm).
Giấy lọc định tính chảy nhanh (đường kính lỗ trung bình khoảng 20 μm).
5.20 Thiết bị nghiền phù hợp hoặc chày, cối bằng đồng hoặc bằng thép,
chày, cối bằng mã não.
5.21 Sàng, kích thước lỗ 0,20 mm; 0,10 mm và 0,063 mm.
5.22 Máy khuấy từ, thích hợp để sử dụng trong quá trình khuấy trộn dung
dịch hoặc chuẩn độ (nếu cần)
6. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Mẫu được lấy theo TCVN 4787 hoặc TCVN 7024.
6.2. Chuẩn bị mẫu thử
Lấy một lượng mẫu thử không ít hơn 200 g (đối với mẫu clanhke, kích thước
hạt không lớn hơn 4 mm).
Đối với mẫu xi măng: Rải mẫu lên trên tờ giấy láng và dàn mẫu thành một
lớp mỏng. Dùng nam châm để hút sắt kim loại (nếu có). Sau đó dùng phương pháp
chia tư để rút gọn và lấy khoảng 25 g mẫu, nghiền mịn trên cối mã não đến lọt hết
qua sàng 0,063 mm để làm mẫu phân tích hóa học. Phần mẫu còn lại được bảo quản
trong lọ thủy tinh đậy kín làm mẫu lưu.
Đối với mẫu là clanhke: Trộn đều mẫu thử, dùng phương pháp chia tư để
rút gọn và lấy khoảng 100 g, dùng thiết bị nghiền phù hợp hoặc sử dụng cối chày
đồng để nghiền nhỏ đến lọt hết qua sàng 0,20 mm. Tiếp tục rút gọn mẫu đến khối
lượng khoảng 50 g, và nghiền nhỏ bằng thiết bị nghiền phù hợp đến khi lọt hết
qua sàng 0,10 mm (khi gia công mẫu thử, nếu sử dụng dụng cụ bằng thép, phải
dùng nam châm để loại sắt lẫn vào mẫu). Dùng phương pháp chia tư lấy khoảng 15
g nghiền mịn trên cối mã não đến lọt hết qua sàng 0,063 mm để làm mẫu phân tích
hóa học. Phần còn lại bảo quản trong lọ thủy tinh đậy kín làm mẫu lưu.
Việc chuẩn bị mẫu phải được tiến hành càng nhanh càng tốt để mẫu tiếp
xúc với không khí xung quanh trong thời gian ngắn nhất.
Mẫu để phân tích hóa học được sấy ở nhiệt độ (105 ± 5) °C đến khối lượng
không đổi, làm nguội trong bình hút ẩm trước khi cân.
7. Phương pháp thử
7.1. Xác định hàm lượng mất khi nung (MKN)
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Nung mẫu ở nhiệt độ (950 ± 50) °C đến khối lượng không đổi trong môi
trường không khí có chứa oxy để loại bỏ khí carbonic và nước, đồng thời, oxy
hóa ở mức độ nhất định một số yếu tố dễ oxy hóa (nếu có).
Hiệu chỉnh ảnh hưởng của quá trình oxy hóa này khi tính toán kết quả
xác định hàm lượng mất khi nung. Sai lệch do quá trình oxy hóa sắt kim loại, sắt
(iron) hóa trị hai (II) hoặc mangan hỏa trị hai (II) được coi là không đáng kể
và chỉ hiệu chỉnh do mức độ oxy hóa của bất kỳ dạng sulfide nào.
7.1.2. Cách tiến hành
Cân khoảng 1 g mẫu xi măng chính xác đến 0,000 1 g vào chén (5.2) đã được
nung, cân và biết trước khối lượng. Nung chén có chứa mẫu ở nhiệt độ (950 ± 50)
°C trong 1 h, lấy chén ra để nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ phòng và cân.
Lặp lại các quá trình: nung (ở nhiệt độ trên trong 15 min), làm nguội và cân, cho
đến khi thu được khối lượng không đổi.
7.1.3. Tính kết quả
Lượng mất khi nung quan sát được (MKN), tính bằng phần trăm (%), theo
công thức (1):
(1)
trong đó:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
m2 là khối lượng mẫu và chén sau khi nung, tính bằng
gam;
m là khối lượng mẫu lấy để phân tích, tính bằng gam.
7.1.4 Hiệu chỉnh quá trình oxy hóa sulfide
Tính toán hiệu chỉnh mức độ oxy hóa sulfide xảy ra trong quá trình xác
định mất khi nung bằng cách xác định hàm lượng sulfate của mẫu ban đầu (được
chuẩn bị theo 6.2) - ký hiệu là SO3 (ban đầu), và xác định hàm lượng
sulfate của phần mẫu sau khi nung 15 min ở nhiệt độ (950 ± 50) °C - ký hiệu là
SO3 (cuối cùng), từ các mối tương quan sau:
a) SO3 (cuối cùng) - SO3 (ban đầu)
= SO3 do quá trình oxy hóa các sulfide;
b) Oxy lấy vào = 0,8 × (SO3 do quá trình oxy hóa sulfide) =
hiệu chỉnh;
c) Mất khi nung hiệu chỉnh = mất khi nung quan sát được (MKN) + lượng
oxy lấy vào;
trong a), b) và c), tất cả các giá trị được biểu thị bằng phần trăm dựa
trên (các) khối lượng của (các) phần mẫu thử ban đầu khi chưa nung.
Mọi hiệu chỉnh được áp dụng phải được chỉ ra trong báo cáo thử nghiệm.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Độ lệch chuẩn đối với độ lặp lại là 0,04 %.
Độ lệch chuẩn đối với độ tái lập là 0,08 %.
7.2. Xác định hàm lượng cặn không tan (CKT)
7.2.1 Xác định cặn không tan trong hydrochloric acid
(HCl) và sodium carbonate (Na2CO3)
7.2.1.1. Nguyên tắc
Hòa tan xi măng bằng dung dịch hydrochloric acid loãng, lọc lấy phần cặn
không tan, xử lý bằng dung dịch sodium carbonate nóng, lọc, rửa, nung và cân.
7.2.1.2 Cách tiến hành
Cân khoảng 1 g mẫu xi măng được chuẩn bị theo 6.2, chính xác đến 0,000
1 g, vào cốc dung tích 100 mL, thêm 45 mL nước, khuấy đều, đậy mặt kính đồng hồ,
thêm từ từ 5 mL hydrochloric acid HCl đậm đặc (4.2.1), dùng đũa thủy tinh dầm
cho tan hết các hạt vón, đun sôi nhẹ trên bếp cách cát trong khoảng 30 min. Lọc
gạn vào giấy lọc không tro chảy trung bình. Rửa cặn và cốc bằng nước nóng đến hết
ion Cl- (thử bằng dung dịch AgNO3 0,5 % (4.2,23).Nước
lọc và nước rửa giữ lại để xác định hàm lượng anhydric sulfuric SO3.
CHÚ THÍCH: Để xác định hàm lượng anhydric sulfuric của phần mẫu sau khi
nung (SO3
(cuối cùng)), tiến hành phân hủy mẫu như sau: Cân khoảng 1 g mẫu xi măng được
chuẩn bị theo 6.2, chính xác đến 0,000 1 g, vào chén có nắp đậy. Ngay lập tức
chuyền chén có chứa mẫu và đậy nắp vào lò và nung ở nhiệt độ (950 ± 50) °C
trong khoảng thời gian không vượt quá 15 min. Lấy chén ra, để nguội trong bình
hút ẩm đến nhiệt độ phòng. Nhanh chóng chuyển toàn bộ lượng
mẫu có trong chén nung vào cốc dung tích 100 mL, thêm 45 mL nước, khuấy đều và
tiến hành các thao tác như trên từ “đậy mặt kính đồng hồ...”
đến “...AgNO3 0,5 % (4.2.23)”. Phần nước lọc và nước nước rửa
dùng để xác định hàm lượng anhydric sulfuric SO3 (cuối cùng)
như trong cách tiến hành tại 7.11.2
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7.2.1.3 Tính kết quả
Hàm lượng cặn không tan (CKT) tính bằng phần trăm (%) theo công thức
(2):
(2)
trong đó:
m2 là khối lượng chén và cặn không tan, tính bằng
gam;
m3 là khối lượng chén không, tính bằng gam;
m4 là khối lượng mẫu lấy để phân tích xác định
hàm lượng cặn không tan theo 7.2.1.2, tính bằng gam.
7.2.1.4 Độ lặp lại và độ tái lập
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Độ lệch chuẩn đối với độ tái lập là 0,06 %.
7.2.2 Xác định cặn không tan trong hydrochloric
acid (HCl) và potassium hydroxide (KOH)
7.2.2.1. Nguyên tắc
Hòa tan mẫu bằng dung dịch hydrochloric acid loãng, sau đó tiếp tục xử
lý bằng dung dịch potassium hydroxide nóng, lọc, rửa, nung và cân để biết khối
lượng.
7.2.2.2 Cách
tiến hành
Cân khoảng 1 g mẫu xi măng, chính xác đến 0,000 1 g, vào bát/đĩa dùng để
cô mẫu (5.4), thêm 25 mL nước và khuấy bằng đũa thủy tinh để phân tán mẫu. Thêm
40 mL hydrochloric acid đậm đặc (4.2.1). Đun nóng nhẹ dung dịch và dùng đầu đũa
thủy tinh dầm nát các hạt vón cho đến khi phân hủy hoàn toàn.
Làm bay hơi trên bếp cách thủy (xem 5.13) đến khô. Lặp lại thao tác
thêm acid và làm bay hơi hai lần nữa, mỗi lần với 20 mL hydrochloric acid đậm đặc
(4.2.1)
Sau lần thứ ba làm bay hơi, xử lý cặn bằng 100 mL hydrochloric acid (1
+ 3) (4.2.4). Đun nóng lại, lọc trên giấy lọc trung bình và rửa bằng nước nóng
cho đến khi không còn ion Cl- (thử bằng dung dịch AgNO3
0,5 % (4.2.23).
Chuyển giấy lọc và các chất chứa trong đó vào bình nón dung tích 250 mL
có gắn sinh hàn bóng (5.15) và thêm 100 mL dung dịch potassium hydroxide 25 %
(4.2.19). Để yên 16 h ở nhiệt độ phòng và sau đó đun sôi hồi lưu dung dịch trong
4 h.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Chuyển giấy lọc có chứa cặn vào chén sứ đã được nung, làm nguội, cân và
biết trước khối lượng, sấy khô và đốt cháy hết giấy lọc trên bếp điện rồi nung ở
nhiệt độ (950 ± 50) °C trong thời gian khoảng 45 min. Lấy ra để nguội trong
bình hút ẩm đến nhiệt độ phòng rồi cân. Lặp lại các quá trình: nung (ở nhiệt độ
trên trong 15 min), làm nguội và cân, cho đến khi thu được khối lượng không đổi.
7.2.2.3 Tính kết quả
Hàm lượng cặn không tan (CKT) trong HCl và KOH loãng tính bằng phần trăm
(%) theo công thức (3):
(3)
trong đó:
m5 là khối lượng chén và cặn không tan, tính bằng
gam;
m6 là khối lượng chén không, tính bằng gam;
m7 là khối lượng mẫu lấy để phân tích xác định
hàm lượng cặn không tan theo 7.2.2.2, tính bằng gam.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Độ lệch chuẩn đối với độ lặp lại là 0,15 %.
Độ lệch chuẩn đối với độ tái lập là 0,18 %.
7.3. Xác định hàm lượng Silicon dioxide (SiO2)
tinh khiết - Phương pháp nung mẫu với hỗn hợp nung chảy
7.3.1. Nguyên tắc
Phân hủy mẫu xi măng bằng cách nung mẫu với hỗn hợp nung chảy, hòa tan
khối nóng chảy bằng dung dịch hydrochloric acid loãng, cô cạn dung dịch để tách
nước của acid silicic.
Nung kết tủa ở (950 ± 50) °C, dùng dung dịch hydrofluoric acid để tách
Silicon dioxide ở dạng silicon tetra fluoride (SiF4), nung,
cân, lượng mất đi tương ứng với hàm lượng silicon dioxide (xem Hình 3 - Sơ đồ
phân tích các thành phần chính trong xi măng poóc lăng).
7.3.2. Cách tiến hành
Cân khoảng 1 g mẫu xi măng, chính xác đến 0,000 1 g, cho vào chén bạch
kim đã có sẵn từ 4 g đến 5 g hỗn hợp nung chảy (4.1.15), phủ lên trên mẫu một lớp
hỗn hợp nung chảy dày từ 1 cm đến 2 cm nữa.
Nung mẫu ở nhiệt độ (950 ± 50) °C trong khoảng thời gian 30 min. Lấy
chén ra để nguội, chuyển toàn bộ khối thu được sau nung chảy vào bát cô mẫu,
dùng nước đun sôi và dung dịch hydrochloric acid HCl (1 + 1) (4.2.1) rửa sạch
chén bạch kim. Đậy bát sứ bằng mặt kính đồng hồ, thêm từ từ 30 mL hydrochloric
acid HCl đậm đặc (4.2.1). Sau khi mẫu tan hết, dùng nước đun sôi tia rửa
thành bát cô mẫu và mặt kính đồng hồ, dùng đũa thủy tinh khuấy đều dung dịch.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Lọc dung dịch khi còn nóng qua giấy lọc không tro trung bình, thu phần
nước lọc vào bình định mức dung tích 500 mL. Dùng dung dịch hydrochloric acid HCl
5 % (4.2.5) nóng để rửa kết tủa và thành bát. Lọc gạn 3 lần, rồi chuyển kết tủa
lên phễu lọc. Dùng giấy lọc không tro trung bình để lau sạch đũa thủy tinh,
bát và thành bát, gộp phần giấy lau vào phần giấy lọc có chứa kết tủa. Tiếp tục
rửa kết tủa và bát bằng nước đun sôi để hết ion chloride (thử bằng dung dịch AgNO3
0,5 % (4.2.23)). Phần nước rửa được gộp với phần nước lọc có trong bình định mức
dung tích 500 mL trên. Chuyển giấy lọc có kết tủa vào chén bạch kim, sấy và đốt
giấy lọc trên bếp điện. Nung chén có chứa kết tủa ở nhiệt độ (950 ± 50) °C
trong 1 h 30 min. Lấy chén ra để nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ phòng.
Nung lại ở nhiệt độ trên đến khối lượng không đổi. Ghi khối lượng chén và kết tủa
thu được (m8).
Tẩm ướt kết tủa trong chén bằng vài giọt nước, thêm vào 0,5 mL dung dịch
sulfuric acid H2SO4 (1+1) (4.2.12) và 10 mL hydrofluoric
acid HF đậm đặc (4.2.7). Làm bay hơi phần cặn trong chén trên bếp điện đến khô.
Thêm tiếp từ 3 mL đến 4 mL dung dịch HF (4.2.7) nữa, rồi tiếp tục làm bay hơi
trên bếp điện đến khi ngừng bốc khói trắng. Nung chén bạch kim và cặn ở nhiệt độ
(950 ± 50) °C trong 30 min. Lấy chén ra để nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ
phòng. Nung lại ở nhiệt độ trên đến khi thu được khối lượng không đổi. Ghi khối
lượng chén và cặn thu được (mg).
Nung phần cặn còn lại trong chén với khoảng từ 2 g đến 3 g potassium
hydrosulfate KHSO4 khan (hoặc có thể dùng potassium pyrosulfate K2S2O7
khan) ở nhiệt độ (800 ± 50) °C trong khoảng thời gian 15 min. Lấy chén ra khỏi
lò nung và làm nguội chén. Hòa tan khối thu được sau nung chảy bằng nước nóng.
Nếu thấy dung dịch vẫn đục, thêm vài giọt sulfuric acid H2SO4
đậm đặc (4.2.11) và đun đến tan trong, để nguội. Gộp phần dung dịch thu được với
phần nước rửa và nước lọc trong bình định mức dung tích 500 mL ở trên và thêm
nước đến vạch mức, lắc đều. Dung dịch này dùng để xác định nhôm (aluminum)
oxide, sắt (iron) (III) oxide, calcium oxide, magnesium oxide và titanium
dioxide (dung dịch A).
7.3.3. Tính kết quả
Hàm lượng silicon dioxide (SiO2) tính bằng phần trăm (%), theo
công thức (4):
(4)
trong đó:
m8 là khối lượng chén bạch kim và kết tủa trước
khi xử lý bằng hydrofluoric acid, tính bằng gam;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
m10 là khối lượng mẫu lấy để nung phân tích xác định
hàm lượng silicon dioxide tinh khiết theo 7.3.2, tính bằng gam.
7.4. Xác định hàm lượng silicon dioxide (SiO2)
tinh khiết - Phương pháp phân hủy mẫu bằng
hydrochloric acid (HCl) và ammonium chloride (NH4Cl)
7.4.1 Yêu cầu
Phương pháp này chỉ được sử dụng khi hàm lượng CKT của mẫu, xác định
theo 7.2.1, không lớn hơn 1,5 %
7.4.2 Nguyên tắc
Hòa tan xi măng trong hydrochloric acid đậm đặc có thêm ammonium
chloride để phá keo, cô cạn dung dịch để tách nước của acid silicic, lọc, rửa,
nung, cân silicon dioxide. Nung kết tủa ở nhiệt độ (950 ± 50) °C, dùng dung dịch
hydrofluoric acid HF để tách silicon dioxide ở dạng silicon tetra fluoride SiF4,
nung, cân, lượng mất đi tương ứng với hàm lượng silicon dioxide (xem Hình 3 -
Sơ đồ phân tích các thành phần chính trong xi măng poóc lăng).
7.4.3 Cách tiến hành
Cân khoảng 1 g mẫu xi măng, chính xác đến 0,000 1 g, vào cốc dung tích
100 mL, tẩm ướt mẫu bằng nước cất, dùng đũa thủy tinh dầm tan hết cục. Đậy cốc
bằng mặt kính đồng hồ, cho từ từ 10 mL hydrochloric acid HCl đậm đặc (4.2.1)
qua theo thành cốc, dùng đũa thủy tinh dầm tan hết những hạt đen. Cho vào 1 g
ammonium chloride NH4Cl, khuấy đều. Cô cạn dung dịch trên bếp cách
cát (ở nhiệt độ từ 100 °C đến 110 °C) đến khô, dùng đũa thủy tinh dầm nhỏ các cục
muối tạo thành đến cỡ hạt không lớn hơn 2 mm. Tiếp tục cô mẫu ở nhiệt độ trên
trong thời gian khoảng từ 1 h đến 1 h 30 min. Nhấc bát cô mẫu ra khỏi vùng bếp
nóng, để nguội, rồi thêm vào 15 mL hydrochloric acid HCl đậm đặc (4.2.1), để
yên 10 min, thêm tiếp 100 mL nước nóng, đun sôi, khuấy đều để tan hết muối.
Lọc dung dịch còn nóng qua giấy lọc không tro trung bình. Tiếp tục tiến
hành các bước lọc, rửa, nung, cân, sau đó xử lý bằng HF và H2SO4
theo cách tiến hành tại 7.3.2 để xác định SiO2 tinh khiết. Các phần nước lọc rửa,
nước hòa tan khối thu được sau nung chảy cũng được gộp lại thành dung dịch A để
xác định nhôm (aluminum) oxide, sắt (iron) (III) oxide, calcium oxide, magnesium oxide và
titanium dioxide.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Hàm lượng Silicon dioxide SiO2 tinh khiết, tính bằng phần
trăm (%), theo công thức (5):
()
trong đó:
m11 là khối lượng chén bạch kim và kết tủa trước khi xử lý
bằng hydrofluoric acid, tính bằng gam;
m12
Ià khối lượng chén bạch kim và kết
tủa sau khi xử lý bằng hydrofluoric acid, tính bằng gam;
m13 là khối lượng phần mẫu lấy để hòa tan phân tích các định
hàm lượng silicon dioxide tinh khiết theo 7.4.2, tính bằng gam.
7.5. Xác định silicon dioxide (SiO2)
hòa tan còn lại trong dung dịch bằng phương pháp
đo màu
7.5.1. Nguyên tắc
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Trong môi trường acid, ammonium molybdate tác dụng với Si4+ hòa
tan tạo thành phức mẫu. Đo độ hấp thụ quang bằng máy đo màu ở bước sóng 815 nm,
tính được hàm lượng silic hòa tan (xem Hình 3 - Sơ đồ phân tích các thành phần
chính trong xi măng poóc lăng).
7.5.2 Cách tiến hành
7.5.2.1 Lập đồ thị chuẩn
Lấy lần lượt từ buret các thể tích dung dịch tiêu chuẩn SiO2
= 0,02 mg/mL (4.2.50.2) như sau: 0 mL, 2 mL, 4 mL, 5 mL, 6 mL, 8 mL, 10 mL, 15
mL và 20 mL vào các cốc polyethylene được đánh số thứ tự từ 1 đến 9. Khuấy đều
khuấy đều (sử dụng thanh khuấy có bọc phủ chất trơ, ví dụ phủ PTFE), thêm 5 giọt
dung dịch hydrofluoric acid HF (1 + 3) (4.2.8) và khuấy thêm 1 min nữa. Thêm tiếp
15 mL boric acid H3BO3 bão hòa (4.2.26) và điều chỉnh pH của
dung dịch đến giá trị trong khoảng (1,60 ± 0,05) bằng cách thêm từ từ từng giọt
dung dịch NaOH 10 % (4.2.17) và dung dịch hydrochloric acid HCl (1 + 2)
(4.2.3), kiểm tra lại trên máy đo pH. Tiếp tục thêm chính xác 5 mL dung dịch
ammonium molybdate 10 % (4.2.33) (thời điểm 0). Chuyển dung dịch vào
bình định mức dung tích 100 mL, (tráng rửa cốc bằng dung dịch hydrochloric acid HCl loãng
(4.2.6). Sau 20 min, thêm 5 mL dung dịch L- Tartaric acid (C4H6O6)
dung dịch 15 % (4.2.31), lắc đều và để yên dung dịch trong 5 min. Thêm tiếp 5
mL dung dịch ascorbic acid 1 % (4.2.27) và dùng dung dịch hydrochloric acid HCl
loãng (4.2.6) để định mức, lắc đều. Sau khoảng thời gian 30 min (tính từ thời
điểm 0), tiến hành đo độ hấp thụ quang của dung dịch trên máy đo màu (5.8) tại
bước sóng 815 nm, dung dịch so sánh là mẫu trắng. Từ lượng silicon dioxide có
trong mỗi bình và giá trị độ hấp thụ quang tương ứng xây dựng đồ thị chuẩn.
7.5.2.2 Xác định hàm lượng SiO2 hòa tan
trong dung dịch mẫu phân tích
Dùng pipet lấy 20 mL dung dịch A thu được ở điều 7.3.2 hoặc 7.4.2 cho
vào cốc polyethylene, thêm 20 mL nước, khuấy đều (sử dụng thanh khuấy có bọc phủ
chất trơ, ví dụ phủ PTFE). Thêm tiếp 5 giọt dung dịch hydrofluoric acid HF (1 +
3) (4.2.8), và khuấy thêm 1 min nữa. Thêm 15 mL boric acid H3BO3
bão hòa (4.2.26), và điều chỉnh pH của dung dịch đến giá trị trong khoảng (1,60
± 0,05) bằng cách thêm từ từ từng giọt dung dịch NaOH 10 % (4.2.17) và dung dịch
hydrochloric acid HCl (1 + 2) (4.2.3), kiểm tra lại trên máy đo pH và tiến hành
các bước thêm 5 mL dung dịch ammonium molybdate 10 % (4.2.33),
chuyển vào bình định mức, thêm dung dịch L- Tartaric acid (C4H6O6)
15 %, thêm dung dịch ascorbic acid 1 %,...như đã mô tả trong phần lập đường chuẩn
nêu trên. Đo giá độ hấp thu quang của dung dịch phân tích với điều kiện giống hệt
như khi lập đồ thị chuẩn và sử dụng dung dịch so sánh là mẫu trắng. Từ độ hấp
thụ quang của dung dịch, sử dụng đường chuẩn, tìm được lượng silicon dioxide
hòa tan (m14)
có trong phần dung dịch A lấy để xác định.
7.5.3 Tính kết quả:
Hàm lượng silicon dioxide (SiO2) hòa tan, tính bằng phần
trăm (%), theo công thức (6):
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
trong đó:
m14
là lượng silicon dioxide tìm được
trên đường chuẩn, tính bằng gam;
mA là khối lượng mẫu ứng với phần thể tích dung
dịch A lấy để xác định silicon dioxide hòa tan, tính bằng gam.
7.6 Xác định hàm lượng Silicon dioxide (SiO2)
tổng số
7.6.1 Tính toán và biểu thị kết quả
Hàm lượng SiO2 tổng số, tính bằng phần trăm, là tổng hàm lượng
SiO2 tinh khiết (xác định theo 7.3 hoặc
7.4) và hàm lượng SiO2 hòa tan trong dung dịch xác định theo 7.5
(xem Hình 3 - Sơ đồ phân tích các thành phần chính trong xi măng poóc lăng).
7.6.2 Độ lệch chuẩn và độ lặp lại
Độ lệch chuẩn đối với độ lặp lại là 0,10 %.
Độ lệch chuẩn đối với độ tái lập là 0,25 %.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7.7.1 Nguyên tắc
Chuẩn độ sắt (III) bằng dung dịch EDTA ở môi trường pH 1,5 đến 1,8 với
chỉ thị sulfosalicylic acid. Khi kết thúc chuẩn độ, màu của dung dịch chuyển từ
tím đỏ sang vàng rơm. (xem Hình 3 - Sơ đồ phân tích các thành phần chính trong
xi măng poóc lăng).
7.7.2 Cách tiến hành
Dùng pipet lấy 25 mL dung dịch A (thu được theo cái tiến hành nêu tại
7.3.2 hoặc 7.4.2) cho vào cốc thủy tinh dung tích 250 mL, thêm tiếp 2 mL dung dịch
sulfosalicylic acid 10 % (4.2.40), thêm nước đến thể tích khoảng 100 mL. Thêm từ
từ từng giọt dung dịch hydrochloric acid HCl (1 + 1) (4.2.2) và dung dịch
sodium hydroxide NaOH 10 % (4.2.17) để điều chỉnh pH của dung dịch về giá trị
khoảng từ 1,5 đến 1,8 (dung dịch chuyển sang màu tím đỏ). Dùng máy đo pH (xem
5.9) để kiểm tra. Đun nóng dung dịch đến nhiệt độ khoảng từ 60 °C đến 70 °C,
chuẩn độ bằng dung dịch tiêu chuẩn EDTA 0,01 M (4.2.45) cho đến khi dung dịch
chuyển từ màu tím đỏ sang vàng rơm.
7.7.3 Tính kết quả
Hàm lượng sắt (iron) (III) oxide (Fe2O3), tính bằng phần trăm (%), theo công thức
(7):
(7)
trong đó:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
0,0007985 là khối lượng Fe2O3
tương ứng với 1 mL dung dịch EDTA 0,01 M, tính bằng gam;
m15 là khối lượng mẫu ứng với phần thể tích dung dịch A lấy
để phân tích xác định hàm lượng Fe2O3, tính bằng gam.
7.7.4 Độ lặp lại và độ tái lập
Độ lệch chuẩn đối với độ lặp lại là 0,08%.
Độ lệch chuẩn đối với độ tái lập là 0,15%.
7.8 Xác định hàm lượng nhôm (aluminum) oxide (Al2O3)
7.8.1 Nguyên tắc
Sử dụng dung dịch ammonium hydroxide NH4OH 25 % (4.2.16) để
tách nhôm ở dạng nhôm hydroxide ra khỏi calcium và magnesium có trong dung dịch.
Sau đó hòa tan kết tủa nhôm hydroxide bằng hydrochloric acid HCl (1
+ 1) (4.2.2). Tiếp tục tách nhôm khỏi các nguyên tố ảnh hưởng như sắt,
titanium... bằng kiềm mạnh. Tạo phức giữa nhôm và EDTA dư ở pH = 5,5. Chuẩn độ
lượng EDTA dư bằng dung dịch tiêu chuẩn Kẽm (zinc) acetate, sử dụng chỉ thị
xylenol da cam. Dùng sodium fluoride NaF 3% (4.2.21) giải phóng EDTA khỏi phức
nhôm - EDTA và dùng dung dịch tiêu chuẩn Kẽm (zinc) acetate Zn(CH3COO)2 0,025 M chuẩn độ lượng EDTA được giải phóng, từ đó
tính ra hàm lượng nhôm (xem Hình 3 - Sơ đồ phân tích các thành phần chính trong
xi măng poóc lăng).
7.8.2 Cách tiến hành
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Dùng hydrochloric acid HCl (1 + 1) (4.2.2) hòa tan kết tủa trên giấy lọc
trở lại cốc ban đầu, dùng dung dịch hydrochloric acid HCl (1+99) (4.2.6) nóng để
rửa sạch thành phễu. Tiếp tục rửa bằng nước nóng đến hết phản ứng acid (thử bằng
giấy pH). Thêm vào cốc 30 mL dung dịch sodium hydroxide NaOH 30 % (4.2.18), khuấy
đều rồi đun sôi dung dịch trong khoảng thời gian từ 1 min đến 2 min. Làm nguội
và chuyển dung dịch trong cốc vào bình định mức dung tích 250 mL, thêm nước tới
vạch mức, lắc đều. Lọc dung dịch qua giấy lọc thô (khô), phễu (khô) vào bình
nón dung tích 250 mL (khô). Dịch lọc này (dung dịch B) dùng đề xác định hàm lượng
nhôm (aluminum) oxide.
Dùng pipet lấy 100 mL dung dịch B ở trên vào cốc thủy tinh dung tích
250 mL, thêm khoảng 15 mL dung dịch tiêu chuẩn EDTA 0,01 M, thêm tiếp khoảng 1
- 2 giọt chỉ thị phenolphthalein 0,1 % (4.2.38). Dùng dung dịch
hydrochloric acid HCl (1+1) (4.2.2) và dung dịch sodium hydroxide NaOH 10 %
(4.2.17) điều chỉnh dung dịch tới trung tính (vừa mất màu hồng), thêm tiếp khoảng
từ 15 mL đến 20 mL dung dịch đệm pH = 5,5 (4.2.47).
Đun nóng dung dịch trong cốc đến nhiệt độ khoảng 80 °C, thêm vài giọt
chỉ thị xylenol da cam 0,1 % (4.2.37) rồi dùng dung dịch tiêu chuẩn Kẽm (zinc) acetate
Zn(CH2COO)2 0,025 M (4.2.46) chuẩn độ cho đến khi dung dịch
chuyển từ màu vàng sang hồng.
Thêm vào cốc 10 mL dung dịch sodium fluoride NaF 3 % (4.2.21) và đun sỏi
trong 3 min, dung dịch lúc này có màu vàng. Để nguội dung dịch đến nhiệt độ khoảng
80 °C, dùng dung dịch tiêu chuẩn Kẽm (zinc) acetate Zn(CH2COO)2 0,025 M (4.2.46) chuẩn độ lượng
EDTA vừa giải phóng ra cho đến khi màu của dung dịch chuyển từ vàng sang hồng,
ghi thể tích dung dịch tiêu chuẩn Kẽm (zinc) acetate tiêu thụ (V2).
7.8.3 Tính kết quả
Hàm lượng nhôm (aluminum) oxide (Al2O3),
tính bằng phần trăm (%), theo công thức (8):
(8)
trong đó:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
0,0012745 là khối lượng Al2O3 tương ứng với 1 mL dung dịch tiêu chuẩn Kẽm
(zinc) acetate 0,025 M, tính bằng gam;
K là hệ số nồng độ giữa dung dịch tiêu chuẩn Kẽm (zinc)
acetate 0,025 M (4.2.46) và dung dịch EDTA tiêu chuẩn 0,01 M;
m16 là khối lượng mẫu ứng với phần thể tích dung dịch B lấy
để phân tích xác định hàm lượng nhôm (aluminum) oxide, tính bằng gam.
7.8.4 Độ lặp lại và độ tái lập
Độ lệch chuẩn đối với độ lặp lại là 0,10 %.
Độ lệch chuẩn đối với độ tái lập là 0,25 %.
7.9 Xác định hàm lượng calcium oxide (CaO)
7.9.1 Nguyên tắc
Tách calcium và magnesium khỏi các ion sắt, nhôm, titanium và các yếu tố
cản trở khác bằng ammonium hydroxide. Chuẩn độ calcium bằng dung dịch tiêu chuẩn
EDTA 0,01 M ở pH lớn hơn 12 với chỉ thị Fluorexon. Kết thúc chuẩn độ, dung dịch
chuyển từ màu xanh huỳnh quang sang màu hồng (xem Hình 3 - Sơ đồ phân tích các
thành phần chính trong xi măng poóc lăng).
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Lấy 100 mL dung dịch A (thu được theo cách tiến hành tại 7.3.2 hoặc
7.4.2) vào cốc thủy tinh dung tích 250 mL, thêm khoảng 1 g ammonium chloride NH4Cl
(4.1.3), đun nóng dung dịch đến nhiệt độ khoảng 70 °C rồi vừa thêm từ từ dung dịch
ammonium hydroxide NH4OH 25 % (4.2.16) vừa khuấy đều dung dịch cho đến
khi xuất hiện kết tủa vàng, cho dư thêm khoảng từ 3 giọt đến 4 giọt nữa. Đun
nóng dung dịch ở nhiệt độ khoảng 70 °C trong thời gian khoảng từ 45 min đến 60
min để đông tụ kết tủa và loại ammonium hydroxide dư. Sau đó, để nguội dung dịch,
chuyển dung dịch trong cốc vào bình định mức dung
tích 250 mL, thêm nước tới vạch mức, lắc đều. Lọc dung dịch qua giấy lọc chảy
nhanh (khô), phễu (khô) vào bình nón dung tích 250 mL (khô) (dung dịch C).
Dùng pipet lấy 25 mL dung dịch C vào cốc dung tích 250 mL, thêm tiếp 80
mL nước, 20 mL dung dịch potassium hydroxide KOH 25 % (4.2.19), 2 mL dung dịch
potassium cyanide KCN 5 % (4.2.20) và một ít chỉ thị Fluorexon 1 %
(4.2.34). Đặt cốc lên trên nền màu đen, dùng dung dịch tiêu chuẩn EDTA 0,01 M
(4.2.45) để chuẩn độ cho đến khi dung dịch chuyển từ màu xanh huỳnh quang sang
hồng. Ghi thể tích dung dịch tiêu chuẩn EDTA 0,01 M tiêu thụ (V3).
Làm song song mẫu trắng để hiệu chỉnh lượng calcium có trong nước và
thuốc thử. Ghi thể tích dung dịch tiêu chuẩn EDTA 0,01 M tiêu thụ (V4).
7.9.3 Tính kết quả
Hàm lượng calcium oxide (CaO), tính bằng phần trăm (%), theo công thức
(9):
(9)
trong đó:
V3 là thể tích dung dịch tiêu chuẩn EDTA 0,01 M
tiêu thụ khi chuẩn độ mẫu thử, tính bằng mililit;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
0,00056 là khối lượng calcium oxide CaO tương ứng với
1 mL dung dịch tiêu chuẩn EDTA 0,01 M, tính bằng gam;
m17 là khối lượng mẫu ứng với phần thể tích dung dịch
C lấy để phân tích xác định hàm lượng calcium oxide, tính bằng gam.
7.9.4 Độ lặp lại và độ tái lập
Độ lệch chuẩn đối với độ lặp lại là 0,18 %.
Độ lệch chuẩn đối với độ tái lập là 0,37 %.
7.10 Xác định hàm lượng magnesium oxide (MgO)
7.10.1 Nguyên tắc
Sau khi tách calcium và magnesium khỏi các ion sắt, nhôm, titanium và
các yếu tố cản trở khác, chuẩn độ tổng lượng calcium và magnesium bằng dung dịch
tiêu chuẩn EDTA 0,01 M ở pH = 10,5, với chỉ thị Eriochrome Black T. Xác định
hàm lượng magnesium oxide qua hiệu số thể tích dung dịch tiêu chuẩn EDTA tiêu
thụ (xem Hình 3 - Sơ đồ phân tích các thành phần chính trong xi măng poóc
lăng).
7.10.2 Cách tiến hành
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Làm song song mẫu trắng để hiệu chỉnh tổng lượng calcium và magnesium
có trong nước và thuốc thử. Ghi thể tích dung dịch tiêu chuẩn EDTA 0,01 M tiêu
thụ (V6).
7.10.3 Tính kết quả
Hàm lượng magnesium oxide (MgO), tính bằng phần trăm (%), theo công thức
(10):
(10)
trong đó:
V5 là thể tích dung dịch
tiêu chuẩn EDTA 0,01 M tiêu thụ khi chuẩn độ tổng lượng calcium và magnesium,
tính bằng mililit;
V6 là thể tích dung dịch tiêu chuẩn EDTA 0,01 M
tiêu thụ khi chuẩn độ tổng lượng calcium và magnesium của mẫu trắng, tính bằng
mililit;
V3 là thể tích dung dịch tiêu chuẩn EDTA 0,01 M
tiêu thụ khi chuẩn độ riêng lượng calcium, tính bằng mililit;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
0,000403 là khối lượng magnesium oxide MgO tương ứng với
1 mL dung dịch EDTA 0,01 M tính bằng gam;
m18 là khối
lượng mẫu ứng với phần thể tích dung dịch C lấy để phân tích xác định hàm lượng
magnesium oxide, tính bằng gam.
7.10.4 Độ lặp lại và độ tái lập
Độ lệch chuẩn đối với độ lặp lại là 0,15 %.
Độ lệch chuẩn đối với độ tái lập là 0,15 %.
7.11. Xác định hàm lượng anhydric sulfuric (SO3)
7.11.1 Nguyên tắc
Phân hủy xi măng bằng hydrochloric acid để tạo thành ion sulfate, kết tủa
ion sulfate ở pH khoảng từ 1,0 đến 1,5 bằng dung dịch barium chloride (thực hiện
với dung dịch nóng).
Định lượng barium sulfate thu được và biểu thị kết quả bằng anhydric
sulfuric (SO3).
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Lấy dung dịch lọc thu được theo cách tiến hành tại 7.2.1.2 (xác định hàm
lượng cặn không tan), đun nóng dung dịch rồi vừa khuấy, vừa thêm vào từ từ
10 mL dung dịch barium chloride BaCl2 10 % (4.2.22). Tiếp tục đun nhẹ dung dịch
trong 5 min. Để yên dung dịch có chứa kết tủa ở nơi có nhiệt độ khoảng từ 40 °C
đến 50 °C trong 4 h đến 8 h để làm muồi.
CHÚ THÍCH: để xác định hàm lượng SO3 (cuối cùng), sử dụng dung dịch nước lọc và nước rửa thu được sau khi xử
lý phân mẫu đã quan nung (xem CHÚ THÍCH 7.2.1.2)
Sau đó, lọc dung dịch có chứa kết tủa qua giấy lọc không tro chảy chậm.
Rửa phễu lọc, giấy lọc có chứa kết tủa 5 lần bằng dung dịch hydrochloric acid HCl
5 % (4.2.5) nóng. Dùng giấy lọc không tro lau sạch đũa, cốc và thành cốc rồi gộp
chung với phần giấy lọc có chứa kết tủa. Tiếp tục rửa với nước nóng cho đến hết
ion Cl- (thử bằng dung dịch AgNO3 0,5 %). Chuyển giấy lọc có chứa kết tủa vào
chén sứ đã nung đến khối lượng không đổi. Sấy và đốt cháy giấy lọc, nung ở nhiệt
độ từ (950 ± 50) °C trong khoảng thời gian 45 min.
Lấy ra để nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ phòng, cân, nung lại ở
nhiệt độ trên đến khi thu được khối lượng không đổi.
7.11.3 Tính kết quả
Hàm lượng anhydric sulfuric (SO3) tính bằng phần trăm, theo
công thức (11):
(11)
trong đó:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
m20 là khối
lượng chén không, tính bằng gam;
m21 là khối lượng ứng với lượng mẫu lấy để xác định
hàm lượng anhydric sulfuric, tính bằng gam;
0,343 là hệ số chuyển đổi từ BaSO4 sang
SO3.
7.11.4 Độ lặp lại và độ tải lập
Độ lệch chuẩn đối với độ lặp lại là 0,07 %.
Độ lệch chuẩn đối với độ tái lập là 0,08 %.
7.12. Xác định hàm lượng sunfide (S2-)
7.12.1 Nguyên tắc
Dùng hydrochloric acid để phân hủy xi măng trong điều kiện khử. Các
sulfide (S2-) được chuyển thành hydrogen sulfide (H2S),
và theo dòng khí chuyển sang dung dịch ammonium của Kẽm (zinc) sulfate. Xác định
lượng Kẽm (zinc) sulfide kết tủa được bằng phương pháp định lượng iodine.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Sử dụng thiết bị được mô tả trong 5.17. Tùy theo hàm lượng S2-
có trong mẫu, cân khoảng từ 1 g mẫu, chính xác đến ± 0,000 5 g, cho vào bình phản
ứng (số 4 - Hình 2) có các khớp nối thủy tinh mài. Thêm tiếp vào khoảng 2,5 g
Thiếc (tin) (II) chloride SnCl2 (4.1.16) và 0,1 g chromi kim loại Cr
(4.1.17) (xem thêm Chú thích). Hòa tan hỗn hợp trong 50 mL nước. Lắp bình phản ứng
vào phía dưới đáy của phễu nhỏ giọt (số 5 - Hình 2) và nối bình với ống sinh
hàn thủy tinh với một đầu sinh hàn được nhúng chìm trong cốc hứng (số 3 - Hình
2) có chứa sẵn 15 mL dung dịch Kẽm (zinc) sulfate pha trong ammonium hydroxide
(4.2.24) và 285 mL nước. Kết nối nguồn cung cấp khí (số 2- Hình 2) và điều chỉnh
lưu lượng khí ở khoảng 10 mL/min. Trong khoảng 10 min, sau đó ngừng cấp khí. Từ
phễu nhỏ giọt, xả 50 mL hydrochloric acid HCl (1+1) (4.2.2) sao cho một lượng
nhỏ acid vẫn còn trong phễu để đảm bảo hệ kín. Kết nối lại nguồn cung cấp khí,
đun nóng các chất trong bình đến sôi và để sôi trong 10 min. Tiếp theo, ngắt kết
nối ống sinh hàn để sau đó có thể sử dụng máy khuấy trong quá trình chuẩn
độ.
Để nguội hệ thống đến nhiệt độ phòng. Dùng pipet thêm 10 mL (V7)
dung dịch tiêu chuẩn potassium iodate KlO3 nồng độ 0,0166 M (4.2.44)
và 25 mL hydrochloric acid HCl đậm đặc (4.2.1) vào cốc hứng (số 3 - Hình 2).
Chuẩn độ phần dung dịch có trong cốc bằng dung dịch tiêu chuẩn sodium
thiosulfate Na2S2O3 0,1N (4.2.43) cho đến khi
có màu vàng nhạt. Sau đỏ thêm 2 mL dung dịch hồ tinh bột (1% pha trong nước
nóng) và chuẩn độ tiếp cho đến khi màu của dung dịch chuyển từ xanh lam sang
không màu. Ghi lại thể tích dung dịch tiêu chuẩn sodium thiosulfate (Na2S2O3)
0,1 M tiêu thụ (V8)
CHÚ THÍCH : Chromi kim loại hỗ trợ phân hủy bất kỳ lượng pyrit (FeS2)
nào có trong mẫu.
7.12.3 Tính kết quả
Hàm lượng sunfide (S2-), tính bằng phần
trăm (%), theo công thức (12)
(12)
trong đó:
V7 là thể tích dung dịch potassium iodate, tính bằng
mililít;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
V8 là thể tích của dung dịch tiêu chuẩn sodium
thiosulfate Na2S2O3 0,1N dùng để chuẩn độ,
tính bằng mililít;
m22 là khối lượng của phần mẫu thử lấy để xác định
hàm lượng sulfide, tính bằng gam (g).
7.12.4 Độ lặp lại và độ tái lập
Độ lệch chuẩn đối với độ lặp lại là 0,02 %.
Độ lệch chuẩn đối với độ tái lập là 0,04 %.
7.13 Xác định hàm lượng chloride (Cl-)
7.13.1 Nguyên tắc
Phương pháp này xác định tổng hàm lượng chloride (Cl-) và bromide (Br-) và biểu thị kết quả dưới dạng ion Cl-.
Xử lý mẫu bằng nitric acid loãng, đun sôi để phân hủy và loại bỏ
sulfide (S2-). Dùng lượng dư biết trước của dung dịch tiêu
chuẩn bạc (silver) AgNO3 0,1 N để kết tủa chloride hòa tan. Sau khi
đun sôi, rửa kết tủa bằng nitric acid (HNO3) loãng. Loại bỏ kết tủa,
làm nguội dịch lọc và nước rửa đến nhiệt độ dưới 25 °C và chuẩn độ lượng dư AgNO3
bằng dung dịch tiêu chuẩn ammonium thiocyanate NH4SCN, sử dụng muối
sắt (III) làm chỉ thị
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Cân khoảng từ 3 g đến 5 g mẫu, chính xác đến 0,000 1 g và chuyển vào
bình tam giác dung tích 500 mL, thêm vào 50 mL nước và vừa dùng đũa thủy tinh
khuấy đều, vừa thêm vào 20 mL dung dịch nitric acid HNO3 (1 + 2)
(4.2.10). Đun nóng hỗn hợp. Làm nguội, pha loãng bằng nước đến thể tích khoảng
200 mL. Thêm chính xác 5 mL dung dịch tiêu chuẩn bạc (silver) (AgNO3)
0,1 N (4.2.41) và từ 2 mL đến 3 mL dung dịch ammonium sắt (III) sulfat NH4Fe(SO4)2
(4.2.36). Chuẩn độ lượng bạc (silver) (AgNO3) dư bằng dung dịch tiêu
chuẩn ammonium sulfocyanide NH4SCN 0,1 N (4.2.42) cho đến khi dung dịch
xuất hiện màu nâu đỏ. Ghi thể tích dung dịch tiêu chuẩn ammonium sulfocyanide
NH4SCN 0,1 N tiêu thụ (Vg).
Làm song song mẫu trắng để hiệu chỉnh lượng ion chloride có trong nước
và thuốc thử. Ghi thể tích dung dịch tiêu chuẩn ammonium sulfocyanide (NH4SCN)
0,1 N tiêu thụ (V10).
7.13.3 Tính kết quả
Hàm lượng chloride (Cl-) tính bằng phần trăm, theo công thức (13):
(13)
trong đó:
V9 là thể
tích dung dịch tiêu chuẩn NH4SCN 0,1 N tiêu thụ khi chuẩn độ mẫu thử,
tính bằng mililit;
V10 là thể tích dung dịch tiêu chuẩn NH4SCN
0,1 N tiêu thụ khi chuẩn độ mẫu trắng, tính bằng mililit;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
m23 là khối lượng phần mẫu lấy để phân tích xác định hàm
lượng chlodride (Cl-), tính bằng gam.
7.13.4 Độ lặp lại và độ tái lập
Độ lệch chuẩn đối với độ lặp lại là 0,005 %
Độ lệch chuẩn của độ tái lập là 0,010 %.
7.14. Xác định hàm lượng calcium oxide tự do (CaO td)
7.14.1 Nguyên tắc
Hòa tan calcium oxide tự do trong mẫu bằng glycerin để tạo thành
calcium glycerate. Chuẩn độ calcium glycerate bằng benzoic acid 0,1 N. Kết thúc
chuẩn độ, màu của dung dịch chuyển từ hồng sang không màu.
7.14.2 Cách tiến hành
Tùy hàm lượng calcium oxide tự do có trong mẫu, cân khoảng từ 0,5 g đến
1 g mẫu chính xác đến 0,000 1 g, chuyển vào bình tam giác cổ nhám, dung tích
250 mL đã được sấy khô. Thêm vào 60 mL dung dịch ethanol- glycerin (điều
4.2.52.2), thêm tiếp khoảng 1 g đá bọt và lắc đều. Lắp ống sinh hàn bóng (5.15)
vào phần cổ nhám của bình tam giác và đun sôi hồi lưu trên bếp điện
cho đến khi dung dịch xuất hiện màu hồng. Đun sôi thêm khoảng 10 min nữa. (Chú
ý: phải đảm bảo điểm nối sinh hàn là kín khít và không để dung dịch quá sôi).
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7.14.3 Tính kết quả
Hàm lượng calcium oxide tự do (CaO td), tính bằng phần trăm
(%), theo công thức (14):
(14)
trong đó:
V11 là thể tích dung dịch benzoic acid 0,1 N pha
trong ethanol đã tiêu thụ, tính bằng mililit;
T là độ chuẩn, ứng với khối lượng CaO tương ứng với 1 mL
dung dịch benzoic acid 0,1 N pha trong ethanol, tìm được theo (4.2.52.4) tính bằng
gam;
m24 là khối lượng phần mẫu lấy để phân tích xác định
calcium oxide tự do, tính bằng gam.
7.14.4 Độ lặp lại và độ tái lập
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Độ lệch chuẩn của độ tái lập là 0,15 %.
7.15 Xác định hàm lượng potassium oxide (K2O)
và sodium oxide (Na2O)
7.15.1 Nguyên tắc
Phân hủy mẫu bằng hỗn hợp hydrofluoric acid HF - sulfuric acid H2SO4
hoặc hòa tan mẫu bằng hydrochloric acid loãng, loại bỏ các ion ảnh hưởng. Sử dụng
ngọn lửa acetylene - không khí để kích thích các kim loại kiềm phát ra phổ đặc
trưng, ở vùng nồng độ thấp, cường độ vạch phổ tỷ lệ với hàm lượng kiềm
có trong dung dịch. Lần lượt đo cường độ vạch phổ hấp thụ/phát xạ của các
nguyên tử: K ở bước sóng 768 nm và Na ở bước sóng 589 nm, từ đó tính ra hàm lượng
theo phương pháp đồ thị chuẩn.
7.15.2 Cách tiến hành
7.15.2.1 Lập đồ thị chuẩn
Theo hướng dẫn vận hành của nhà sản xuất thiết bị quang phổ hấp thụ/phát
xạ (5.7), tiến hành bơm phun các dung dịch dùng để lập đồ thị chuẩn (4.2.53.3
hoặc 4.2.54.3) vào ngọn lửa quang kế. Đo cường độ của vạch phổ sodium ở bước
sóng 589 nm và vạch phổ potassium ở bước sóng 768 nm.
Từ nồng độ sodium oxide hoặc potassium oxide có trong dung dịch và giá
trị cường độ phổ tương ứng, thiết lập đồ thị chuẩn.
Kiểm tra giá trị sử dụng của đường chuẩn qua các hệ số tương quan, độ
đúng của các điểm chuẩn.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7.15.2.2 Xác
định hàm lượng potassium oxide (K2O) và sodium oxide (Na2O)
tổng
Cân khoảng 0,2 g mẫu, chính xác đến 0,000 1 g, cho vào chén bạch kim.
Thấm ướt mẫu bằng một ít nước, sau đó thêm lần lượt 2 mL dung dịch sulfuric
acid H2SO4 (1 + 1) (4.2.12), 10 mL dung dịch hydrofluoric
acid HF đậm đặc 40% (4.2.7). Đặt chén lên trên bếp điện, đun nóng cho đến khi hết
khói trắng (SO3) thoát ra. Nhấc chén ra khỏi bếp đun, thêm tiếp 5 mL
dung dịch hydrofluoric acid (HF) đậm đặc 40 % (4.2.7) nữa, lặp lại quá trình
đun nóng cho đến khi chén khô kiệt (không còn khí thoát ra)
Lấy chén ra, hòa tan phần còn lại trong chén bằng dung dịch
hydrochloric acid HCl (1 + 1) (4.2.2) và nước nóng. Chuyển định lượng dung dịch thu
được vào cốc dung tích 100 mL. Đun nóng cốc để hòa tan muối. Khuấy đều dung dịch
và thêm từ từ từng giọt dung dịch ammonium hydroxide NH4OH 25 %
(4.2.16) cho đến khi dung dịch có pH=7 (thử bằng giấy đo pH). Thêm dư khoảng 5
giọt ammonium hydroxide NH4OH nữa. Đun dung dịch đến sôi và giữ ở điểm
sôi khoảng 3 min để đông tụ kết tủa. Làm nguội dung dịch đến nhiệt độ phòng và
chuyển vào bình định mức dung tích 250 mL, thêm nước đến vạch mức, lắc đều.
Lọc dung dịch qua giấy lọc không tro chảy trung bình vào bình tam giác
khô, sử dụng phễu khô.
Dùng pipet lấy 10 mL dung dịch đã qua lọc cho vào bình định mức dung
tích 100 mL, thêm nước đến vạch mức lắc đều. Theo hướng dẫn vận
hành thiết bị, tiến hành bơm phun dung dịch vào ngọn lửa và theo dõi cường độ bức
xạ đơn sắc ở bước sóng 768 nm (cho potassium) và 589 nm (cho sodium). Sử dụng đồ
thị chuẩn đã được thiết lập trước khi đo mẫu để tìm được hàm lượng K2O
hoặc Na2O có trong phần dung dịch đo. Làm mẫu trắng để hiệu chỉnh kết
quả.
7.15.2.3 Xác
định hàm lượng potassium oxide (K2O) và sodium oxide (Na2O) hòa tan
Cân khoảng 0,2 g mẫu, chính xác đến 0,000 1 g, cho vào cốc thủy tinh
dung tích 100 mL. Thêm 40 mL hydrochloric acid HCl (1+2) (4.2.3), khuấy đều, dầm
tan các hạt vón và đậy cốc bằng mặt kính đồng hồ. Đun sôi nhẹ dung dịch trên bếp
cách cát trong khoảng thời gian 30 min. Khuấy đều dung dịch và thêm từ từ từng
giọt dung dịch ammonium hydroxide NH4OH 25 % (4.2.16) cho đến khi
dung dịch có pH=7 (thử bằng giấy đo pH). Tiếp tục thêm dư vài giọt ammonium
hydroxide, và thực hiện các thao tác: đun nóng, làm nguội, định mức, lọc khô,
pha loãng và theo hướng dẫn vận hành thiết bị, tiến hành bơm phun dung dịch vào
ngọn lửa, theo dõi cường độ bức xạ đơn sắc ở bước sóng 768 nm (cho potassium)
và 589 nm (cho sodium). Sử dụng đồ thị chuẩn đã được thiết lập trước khi đo mẫu
để tìm được hàm lượng K2O hoặc Na2O có trong phần
dung dịch đo theo như mô tả tại 7.15.2.
7.15.3 Tính kết quả
Hàm lượng potassium oxide (K2O) hoặc sodium oxide (Na2O)
trong mẫu, tính bằng phần trăm (%), theo công thức (15):
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
(15)
trong đó:
m25 là lượng potassium oxide (hoặc sodium oxide) tìm được
trên đường chuẩn của phần dung dịch đem phân tích trên thiết bị, tính bằng gam;
m26 là khối lượng mẫu ứng với phần thể tích lấy để xác định
hàm lượng potassium oxide (hoặc sodium oxide) bằng quang phổ hấp thụ/phát xạ,
tính bằng gam.
7.15.4 Độ lặp lại và độ tái lập
Độ lệch chuẩn đối với độ lặp lại là:
0,01 % với phép xác định Na2O;
0,02 % với phép xác định K2O.
Độ lệch chuẩn đối với độ tái lập là:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
0,03 % với phép xác định K2O.
7.16 Xác định hàm lượng titanium dioxide (TiO2)
7.16.1. Nguyên tắc
Lấy một phần dung dịch đã tách loại silicon dioxide (phần dung dịch A) đề xác định
hàm lượng titanium dioxide có trong mẫu. Trong môi trường acid mạnh, Ti4+
tạo phức chất màu vàng với diantipyrin methane. Cường độ màu của phức tỷ lệ thuận
với hàm lượng Ti4+ có trong dung dịch, đo màu phức ở bước sóng cực đại
hấp thụ λ = 400
nm.
7.16.2. Cách tiến hành
7.16.2.1 Lập đồ thị chuẩn:
Lấy 8 bình định mức dung tích 100 mL, lần lượt cho vào mỗi bình một thể
tích dung dịch tiêu chuẩn titanium dioxide (TiO2 = 0,05 mg/mL) (4.2.49.2) theo thứ tự sau: 0
mL, 2 mL, 4 mL, 6 mL, 8 mL, 10 mL, 12 mL và 14 mL, thêm vào mỗi bình 10 mL
ascorbic acid C6H8O6 5 % (4.2.30), thêm tiếp 15 mL dung dịch HCl
(1 + 1), lắc đều, để yên các dung dịch trong khoảng 30 min.
Sau đó, thêm vào bình 15 mL dung dịch thuốc thử diantipyrin methane C23H24N4O2
2 % (4.2.32), thêm nước tới vạch định mức, lắc đều. Sau 60 min kể từ khi định mức,
tiến hành đo độ hấp thụ quang của dung dịch ở bước sóng 390 nm đến 400
nm, dung dịch so sánh là dung dịch mẫu trắng (lấy từ thí nghiệm trắng).
Từ lượng titanium dioxide có trong mỗi bình và giá trị độ hấp thụ quang
tương ứng, xây dựng đồ thị chuẩn.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Dùng pipet lấy 25 mL dung dịch A (thu được theo cách tiến hành tại
7.3.2 hoặc 7.4.2) cho vào bình định mức dung tích 100 mL, thêm 10 mL ascorbic
acid (C6H8O6) 5 % (4.2.30). Thêm tiếp 15 mL dung dịch
hydrochloric acid HCl (1+1) (4.2.2) lắc đều. Để yên dung dịch trong khoảng
30 min.
Thêm vào bình 15 mL dung dịch thuốc thử diantipyrin methane C23H24N4O2
2 % (4.2.32), thêm nước tới vạch mức, lắc đều.
Sau 60 min kể từ khi định mức, tiến hành đo độ hấp thụ quang của dung dịch
ở bước sóng từ 390 nm đến 400 nm. Từ giá trị độ hấp thụ quang đo được, dựa vào
đồ thị chuẩn tìm được hàm lượng titanium dioxide có trong bình (m27).
Làm song song mẫu trắng để hiệu chỉnh kết quả.
7.16.3. Tính kết quả
Hàm lượng titanium dioxide (TiO2) tính bằng phần trăm theo công
thức (16):
(16)
trong đó:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
m28 là khối lượng mẫu ứng với phần thể tích lấy để
xác định hàm lượng titanium oxide bằng phương pháp đo quang, tính bằng gam.
7.16.4. Độ lặp lại và độ tái lập
Độ lệch chuẩn đối với độ lặp lại là 0,003 %.
Độ lệch chuẩn đối với độ tái lập là 0,03 %.
7.17. Xác định hàm lượng manganese oxide (MnO)
7.17.1. Nguyên tắc
Oxy hóa Mn2+ không màu thành MnO4- màu tím hồng bằng potassium periodate (KlO4)
hoặc acid peiodic (HlO4), loại trừ ảnh hưởng của ion sắt
(III) bằng phosphoric acid (H3PO4). Xác định manganese
oxide bằng phương pháp đo màu ở bước sóng khoảng 525 nm.
7.17.2. Cách tiến hành
7.17.2.1 Lập
đồ thị chuẩn:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Dung dịch so sánh là dung dịch mẫu trắng (lấy từ thí nghiệm trắng). Từ
lượng manganese oxide có trong mỗi bình và giá trị độ hấp thụ quang tương ứng,
xây dựng đồ thị chuẩn
7.17.2.2 Xác định hàm lượng manganese oxide trong mẫu
Dùng pipet lấy 50 mL dung dịch A (thu được theo cách tiến hành tại
7.3.2 hoặc 7.4.2) cho vào bình định mức dung tích 100 mL, thêm 10 mL phosphoric
acid H3PO4 (1+1) (4.2.14) và 1,5 g potassium periodate
KIO4 (4.1.4). Đun dung dịch trên bếp cách thủy...và tiến hành tương
tự các bước như cách tiến hành lập đồ thị chuẩn. Đo độ hấp thụ quang của dung dịch
thu được tại bước sóng 525 nm. Từ giá trị độ hấp thụ quang đo được, dựa vào đồ
thị chuẩn tìm được hàm lượng manganese oxide có trong bình (m29).
Hiệu chỉnh kết quả bằng mẫu trắng.
7.17.3. Tính kết quả
Hàm lượng manganese oxide (MnO), tính bằng phần trăm theo công thức
(17):
(17)
trong đó:
m29 là lượng manganese oxide tìm được trên đồ thị
chuẩn, tính bằng gam;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CHÚ THÍCH: Lượng manganese trong xi măng thường được
biểu thị bằng MnO hoặc bằng Mn2O3. Trong trường hợp có yêu cầu, sử dụng giá trị khối lượng phân tử để
quy đổi
7.17.3. Độ lặp lại và độ tái lập
Độ lệch chuẩn đối với độ lặp lại là 0,003 %.
Độ lệch chuẩn đối với độ tái lập là 0,03 %.
7.18. Xác định hàm lượng carbon dioxide (CO2)
7.18.1 Nguyên tắc
Dùng phosphoric acid để xử lý mẫu và phân hủy carbonate (CO32-).
Carbon dioxide (CO2) sinh ra được cuốn vào dòng khí hoặc không khí
không chứa CO2 thông qua một loạt các ống hấp thụ. Hai ống đầu tiên
hấp thụ để loại bỏ hydrogen sulfide (H2S), nước, các ống sau hấp thụ
nước và khí CO2. Các ống hấp thụ sau có chứa chất hấp thụ dạng hạt để
hấp thu CO2 và chứa magnesium perchlorate khan để hấp thụ
nước hình thành trong quá trình phản ứng. Cân các ống hấp thụ trước và sau khi
thực hiện thử nghiệm để xác định khối lượng khí CO2 thoát ra.
7.18.2 Cách tiến hành
Sử dụng thiết bị được mô tả theo 5.16 (Hình 1).
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Điều hòa các ống hấp thụ số 13 đã được đóng kín trong 15 min trong hộp
cân bằng nhiệt. Sau đó cân riêng từng ống. Ngắt dòng khí và gắn các ống vào thiết
bị như trong Hình 1.
Cần cẩn thận khi lắp các ống để tránh gây hư hỏng hoặc gây sứt vỡ, làm ảnh
hưởng đến khối lượng. Đeo găng tay bảo hộ khi thực hiện thao tác này.
Mở lại dòng khí. Sau 10 min đóng khóa các ống hấp thụ số
13, lấy chúng ra khỏi hệ, để trong hộp cân bằng nhiệt trong 15 min và sau đó
cân từng ống riêng biệt. Lặp lại quá trình cho khí đi qua, tháo rời và cân các ống
hấp thụ số 13 trong thời gian cần thiết cho đến khi thu được chênh lệch khối lượng
của hai lần lặp lại liên tiếp của một ống không lớn hơn 0,000 5 g.
Nếu trong hai lần lặp lại liên tiếp, chênh lệch khối lượng của các ống hấp
thụ số 13 vẫn lớn hơn 0,000 5 g, thì phải thay mới các chất hấp thụ có trong ống
số 11 và số 12.
Tiếp theo, gắn các ống hấp thụ sô 13 đã cân vào thiết bị, như mô tả
trong Hình 1.
Mở khóa phễu và nhỏ giọt phosphoric acid vào bình chưng
cất ba cổ số 14. Sau khi ngừng phản ứng, đun hỗn hợp có trong bình chứa đến sôi
và đun sôi nhẹ tiếp trong 5 min. Dừng đun và duy trì dòng khí đi qua cho đến
khi bình nguội đến nhiệt độ phòng.
Khóa các ống hấp thụ số 13 và lấy các ống này ra khỏi hệ thống, đặt
trong hộp cân bằng trong thời gian khoảng 15 min rồi cân từng ống riêng biệt.
Tính hàm lượng khí CO2 qua phần khối lượng tăng thêm của ống (xem
7.18.3).
Thực tế, khí CO2 đã được hấp thụ hoàn toàn bởi ống hấp thụ số
13 thứ nhất. Nếu khối lượng của ống hấp thu số 13 thứ hai tăng vượt quá 0,000 5
g, thì phải thay mới chất hấp thụ trong ống hấp thụ số 13 thứ nhất và tiến hành
thử lại từ đầu.
7.18.3 Tính kết quả
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
(18)
trong đó:
m31 là phần khối lượng tăng lên của ống hấp thụ số 13 thứ
nhất (Hình 1) sau khi hấp thụ, tính bằng gam;
m32 là phần khối lượng tăng lên của ống hấp thụ số 13 thứ
hai (Hình 1) sau khi hấp thụ, tính bằng gam;
m33 là khối lượng của phần mẫu thử lấy để xác định hàm
lượng CO2, tính bằng gam (g);
Nếu hàm lượng CO2 được tính từ công thức trên nhỏ hơn 0,5 %,
thì lặp lại phép xác định với (2,00 ± 0,05) g mẫu, cân chính xác đến ± 0,000 5
g. Ngoài ra, khi xi măng có carbonate cao, cần giảm lượng cân mẫu cho phù hợp.
7.18.4 Độ lặp lại và độ tái lập
Độ lệch chuẩn đối với độ lặp lại là 0,07 %.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
8. Báo cáo kết quả thử nghiệm
Báo cáo kết quả thử nghiệm bao gồm ít nhất các thông tin sau:
- Tên tiêu chuẩn này;
- Các thông tin cần thiết để nhận biết mẫu thử một cách đầy đủ;
- Các bước tiến hành thử khác với quy định của tiêu chuẩn này (ghi rõ
tài liệu viện dẫn);
- Các kết quả thử;
- Các tình huống có ảnh hưởng đến kết quả thử;
- Ngày, tháng, năm tiến hành thử nghiệm.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Phụ lục A
(Quy định)
Phân tích
hóa học bằng huỳnh quang tia X
Phương pháp huỳnh quang tia X (XRF) là phương pháp thay thế và có hiệu
quả khi định lượng các thành phần SiO2, Al2O3, Fe2O3, CaO, MgO, SO3, K2O, Na2O,
TiO2, P2O5, Mn2O3, SrO, Cl-, Br- Khi thực hiện hiệu chuẩn về độ chính xác theo
quy định và sử dụng các vật liệu chuẩn được chỉ định, phương pháp huỳnh quang
tia X sẽ là một quy trình tương đương với các quy trình chuẩn.
Khi đánh giá sự phù hợp hoặc xảy ra tranh chấp, các kết quả thu được từ
phương pháp phân tích huỳnh quang tia X sẽ không được thừa nhận.
Có thể áp dụng phương pháp huỳnh quang tia X khi phân tích các nguyên tố
liên quan khác nếu thiết lập hiệu chuẩn phù hợp. Phương pháp huỳnh quang tia X
dựa trên cơ sở mẫu viên nung, được xác nhận đủ điều kiện phân tích qua các vật
liệu chuẩn được chứng nhận và các tiêu chí đánh giá kèm theo. Các viên dạng bột
ép của mẫu không nung chảy cũng có thể được coi là tương đương, với điều kiện
hiệu suất phân tích thỏa mãn các tiêu chí tương tự. Bất kỳ phương pháp nào
khác, có thể trái ngược với các phương pháp tiêu chuẩn hoặc với các tài liệu
tham khảo quốc tế, cũng có thể được sử dụng, miễn là phương pháp đó phải được
chứng minh tính tương đương về kết quả khi triển khai.
A.1 Thuốc thử và vật liệu chuẩn
A.1.1 Thuốc thử tinh khiết
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Khi cân để nung, thuốc thử (trong trường hợp là oxide, cacbon dioxide)
phải ở trạng thái khan nước. Hơn nữa, thuốc thử phải ở trạng thái oxy hóa đã
biết. Quy trình được quy định phải đảm bảo được chính xác trạng thái oxy hóa.
Thuốc thử dùng làm chất chuẩn để chế tạo viên chuẩn dùng trong xây dựng
đường chuẩn phải là các oxide hoặc carbonate tinh khiết với độ tinh khiết tối thiểu
99,95% (không bao gồm độ ẩm hoặc CO2).
Chỉ sử dụng thuốc thử dùng làm chất chuẩn khi đã biết rõ về hàm lượng
chất có trong đó. Để đạt được điều này, có thể xử lý trước khi sử dụng như
sau:
a) Xác định mất khi nung đối với silicon dioxide (SiO2),
nhôm (aluminum) oxide (Al2O3)
và magnesium oxide (MgO) theo cách sau:
1) Nung thuốc thử ở, ví dụ, (1 175 ± 25) °C và duy trì ở nhiệt độ này
trong 30 min.
2) Làm nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ phòng và cân lại.
3) Sau khi biết hàm lượng mất khi nung, tiến hành cân lượng thích hợp của
vật liệu để chuẩn bị viên nung.
b) Mangan oxide khan (Mn2O3) và titan (IV) oxide (TiO2) như sau:
1) Nung thuốc thử ở, ví dụ, (1 000 ± 25) °C và duy trì ở nhiệt độ này
trong 30 min.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c) Làm khan sắt (iron) (III) oxide (Fe2O3) như
sau:
1) Nung thuốc thử ở, ví dụ, (700 ± 25) °C và duy trì ở nhiệt độ này
trong 30 min.
2) Làm nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ phòng trước khi sử dụng.
d) Làm khan calcium carbonate (CaCO3), strontium carbonate
(SrCO3), potassium carbonate (K2CO3) và sodium
carbonate (Na2CO3) như sau:
1) Sấy nóng thuốc thử ở, ví dụ, (250 ± 10) °C và duy trì ở nhiệt độ này
trong 2 h.
2) Làm nguội trong bình hút ẫm đến nhiệt độ phòng trước khi sử dụng.
A.1.2 Vật liệu chuẩn
A.1.2.1 Vật liệu được chứng nhận
Vật liệu được chứng nhận (CRM), ví dụ: xi măng, là vật liệu được cung cấp
bởi một tổ chức phù hợp với các yêu cầu về năng lực sản xuất vật liệu chuẩn
theo TCVN 8890:2017 (ISO Guide 30:2015).
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
A.1.2.2 Vật liệu chuẩn công nghiệp
Vật liệu chuẩn công nghiệp (IRM), ví dụ: xi măng, là vật liệu được chuẩn
bị và đồng nhất bởi một phòng thí nghiệm.
Kết quả phân tích chuẩn vật liệu chuẩn công nghiệp (IRM) phải là kết quả
trung bình từ thử nghiệm phối hợp giữa các phòng thí nghiệm liên quan (ít nhất
bốn phòng) có thể đáp ứng các tiêu chí nêu trong A.7.3.
A.1.3 Các mẫu chuẩn đã được chuẩn hóa
Các mẫu chuẩn đã được chuẩn hóa được chuẩn bị trong phòng thí nghiệm từ
các thuốc thử tinh khiết, cấp phân tích, IRM, CRM hoặc kết hợp với nhau. Các
thuốc thử và vật liệu chuẩn phải được chế tạo một cách hệ thống để tạo thành một loạt
các mẫu chuẩn đã được chuẩn hóa thành một dải hàm lượng từ các giá trị lớn nhất
đến nhỏ nhất cho mỗi một chỉ tiêu được phân tích và phải được phân bố đều trong
khoảng đó. Sự thay đổi hàm lượng của các chỉ tiêu phải độc lập với nhau. Một đường
chuẩn cần có ít nhất sáu điểm chuẩn.
A.1.4 Chất kết dính
Một tác nhân kết dính, được sử dụng trong việc nghiền mẫu trong quá
trình chuẩn bị viên nén, ví dụ: sáp, cũng sẽ có mức độ ảnh hưởng nhất định đến
các chỉ tiêu phân tích. Khi thay đổi chất kết dính, phải thực hiện kiểm tra việc
chuẩn bị viên nén (xem A.7.5).
A.2 Thiết bị, dụng cụ
A.2.1 Cân, có thể cân chính xác đến ± 0,000 5 g.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Có thể sử dụng các chén nung là một khuôn đúc (dạng khuôn nung chảy kết
hợp). Nếu trong quá trình sử dụng, khuôn bị biến dạng thì phải định hình lại bằng
cách ép định dạng lại. Nếu sử dụng mặt đáy phẳng của viên nung để phân tích,
thì phần đáy bên trong của khuôn cũng phải được giữ phẳng và không có vết xước.
CHÚ THÍCH: Để có được các phép phân tích chính xác, việc làm sạch của
chén nung chảy là rất quan trọng. Có thể thực hiện làm sạch chén bằng cách luộc
chén trong dung dịch hydrochloric acid HCl loãng, 1:10 theo thể tích hoặc dung
dịch citric acid C6H8O7, 100 g/L đã đun sôi.
A.2.3 Các nắp đậy, tùy chọn, bằng hợp kim bạch kim (không nhất thiết là
không mạ).
A.2.4 Lò nung, ví dụ: lò điện, lò múp hoặc lò cảm ứng cao tần, có khả
năng hoạt động ở (250 ± 10) °C, (700 ± 25) °C, (950 ± 25) °C, (1 000 ± 25) °C
và (1 175 ± 25) °C.
A.2.5 Thiết bị nung chảy tự động, để sử dụng trong việc chuẩn bị tự động viên
nung (xem A.6.4).
Có thể sử dụng thiết bị nung chảy tự động, miễn là đáp ứng
các tiêu chí theo A.7.3.
A.2.6 Thiết bị làm mát, sử dụng bất kỳ thiết bị phù hợp nào, ví dụ sử dụng một
luồng khí hẹp hướng tới tâm của đáy khuôn đúc (như đáy mỏ đốt Bunsen) hoặc một
tấm kim loại được làm mát bằng nước.
CHÚ THÍCH: Thông thường, chỉ cần làm mát khuôn đúc trong không khí là đủ.
Tuy nhiên, đối với một số mẫu khó, có thể có yêu cầu làm nguội khuôn đúc một
cách nhanh chóng để có được một viên nung đồng nhất và khối chảy sớm
được giải phóng ra khỏi khuôn đúc.
A.2.7 Bể nhiệt, sử dụng cho khuôn đúc, dùng trong các trường hợp đặc
biệt đối với khuôn đúc có kích cỡ nhỏ, với mục đích không để khuôn bị nguội quá
nhanh khi lấy ra khỏi lò.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CHÚ THÍCH: Phải thiết lập các điều kiện đo thích hợp để thỏa mãn các
tiêu chí tính năng dựa trên loại mẫu, loại thiết bị, các chất được phân tích và
hàm lượng của chúng, v.v.
A.2.9 Dòng khí, được duy trì ở nhiệt độ phòng không đổi.
Nhiệt độ của bình chứa khí và của đường ống kết nối có tính quyết định
đến sự thay đổi độ nhạy của bộ đếm tỷ lệ lưu lượng khí. Đường ống phải càng ngắn
càng tốt và chạy dài liên tục trong phòng nơi đặt máy quang phổ (nếu cần) và được
kiểm soát nhiệt độ. Trong trường hợp không thể đặt bình chứa khí trong phòng,
có thể đặt bình trong tủ điều nhiệt (nhiệt độ phòng ± 2 °C) hoặc duy trì ở nhiệt
độ phòng không đổi. Tương tự, các bình chứa khí mới sẽ được
cân bằng ít nhất 2 h ở nhiệt độ phòng trước khi sử dụng.
CHÚ THÍCH: Dòng khí được sử dụng trong bộ đếm tỷ lệ lưu lượng của máy
đo phổ XRF.
Thành phần của khí có thể thay đổi khi bình chứa gần cạn kiệt, cần thay
thế bình chứa trước khi hết sạch khí.
A.2.10 Thiết bị nghiền, có khả năng nghiền mẫu với chất kết dính (nếu cần) đến
độ mịn phù hợp.
A.2.11 Máy ép viên, có khả năng tạo áp suất thích hợp để tạo viên nén có
bề mặt đồng nhất, đáp ứng các yêu cầu tính năng nêu trong A.7.3.
A.2.12 Khuôn, thường làm bằng thép, có độ bền thích hợp, chịu được
lực ép mà không bị biến dạng và có kích thước thích hợp để tạo ra một
viên nén phù hợp với máy đo phổ huỳnh quang tia X.
A.3 Chất chảy
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
A.3.1.1 Yêu cầu chung
Một trong những ưu điểm của phương pháp XRF sử dụng viên nung chảy đồng
nhất là có thể lựa chọn nhiều loại chất trợ nung. Với một chuẩn đã cho, phải sử
dụng cùng một chất chảy. Với bất kỳ chất chảy nào được sử dụng, các điều kiện
ghi trong các mục từ A.3.1.2 đến A.3.1.4 đều phải được đáp ứng.
CHÚ THÍCH 1: Tham khảo các chất chảy được sử dụng tốt
trong quá trình phân tích xi măng nêu tại A.10.1. Các chất có độ ẩm thấp là các
chất chảy chiếm ưu thế.
CHÚ THÍCH 2: Khi giảm kích thước hạt của chất chảy, phản ứng tổng hợp ở
nhiệt độ nhất định sẽ được cải thiện.
A.3.1.2 Phân hủy
Với các điều kiện đã được chuẩn bị như đã nêu, mẫu phải được hòa tan
hoàn toàn bởi chất chảy và sẽ không bị phân thành lớp trong quá trình đổ khuôn.
A.3.1.3 Chất hấp thụ nguyên tố nặng
Chất hấp thụ nguyên tố nặng, ví dụ hấp thụ lanthanum oxide (La2O3) hoặc vanadi oxide (V2O5),
có thể được đưa vào chất chảy, với điều kiện:
a) Không làm giảm độ nhạy đến mức không thể đáp ứng được các tiêu chí
thực hiện nêu trong A.7.3;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CHÚ THÍCH: Lanthanum oxide hỗ trợ sự hình thành và ổn định thủy tinh
nhưng lại làm giảm cường độ phát ra tia X.
CẢNH BÁO: ở một số quốc gia, việc sử dụng các hợp chất kim loại nặng bị
hạn chế. cần đảm bảo việc tuân thủ thực hiện các quy tắc an toàn quốc gia trong
quá trình xử lý những chất này.
A.3.1.4 Độ tinh khiết của chất chảy
Chất chảy phải tinh khiết đối với các chất được xác định.
Hầu hết các thuốc thử được các nhà sản xuất có uy tín bán dưới dạng “chất
chảy” đều đáp ứng yêu cầu chất lượng này, tuy nhiên, cần phải tiến hành phân
tích đối với mỗi lô chất chảy được cung cấp. Tiến hành kiểm tra giám sát việc
chuẩn bị viên nung (xem A.7.5) khi thay đổi chất chảy.
A.3.2 Độ ẩm của chất chảy
Ưu tiên sử dụng các chất chảy có hàm lượng mất khi nung không vượt quá
0,50 % về khối lượng. Tuy nhiên, nếu chất chảy có chứa ẩm thì phải làm khô ở
nhiệt độ thích hợp.
A.3.3 Tỷ lệ chất chảy so với mẫu
Tỷ lệ (chất chảy : mẫu) được chọn phải đáp ứng các tiêu chí tính năng
nêu trong A.7.3. Tỷ lệ theo khối lượng R của chất chảy so với mẫu được sử dụng
để xây dựng đường chuẩn phải được giữ nguyên cho các phân tích tiếp theo.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Tổng khối lượng của mẫu và chất chảy phải được chọn phù hợp với loại
khuôn đúc được sử dụng, và luôn giữ nguyên khối lượng tổng này.
A.3.4 Chất chống ẩm
Nếu cần thiết, có thể sử dụng một lượng nhỏ chất chống ẩm. Có thể được
thêm chất chống ẩm, ví dụ lithium bromide LiBr, ammonium bromide Nh4Br,
lithium iodide Lil, lithium iodate LiIO3 hoặc ammonium iodide NH4I,
vào chất chảy để hỗ trợ ngăn ngừa sự nứt vỡ của các viên nung chảy khi được làm
mát và hỗ trợ việc lấy viên nung ra khỏi khuôn.
Khi sử dụng chất chống ẩm, tất cả các viên nung phải được chuẩn bị bằng
cách sử dụng cùng chất chống ẩm được thêm vào, với cùng số lượng và ở cùng một
giai đoạn chuẩn bị.
CHÚ THÍCH: Trong một số điều kiện nung chảy, bromine (Br) hoặc
iodine (I) trong chất chống ẩm có thể vẫn còn trong viên nung, vấn đề cần
kiểm tra là khi dư bromide Br- hoặc iodide l-, các nguyên
tố này có thể gây ra sự chồng chéo vạch, chẳng hạn như Br Lα
ảnh hưởng lên Al Kα hoặc I Lβ2 ảnh
hưởng lên Ti Kα.
A.4 Xác định hàm lượng mất khi nung và sự thay đổi khối
lượng khi nung chảy xi măng
A.4.1 Nguyên tắc
Để phân tích toàn bộ (100 % khối lượng), khi phân tích bất kỳ oxide nào
có trong xi măng, việc xác định hàm lượng mất khi nung, bao gồm lượng nước liên
kết và carbon dioxide đều được yêu cầu thực hiện. Ngoài ra, hàm lượng mất khi
nung “quan sát được” cũng được yêu cầu để có thể tính toán chuyển thành phần
oxide phân tích trên thiết bị XRF sử dụng viên nung sang thành phần oxide trên
mẫu ban đầu.
CHÚ THÍCH: Trong trường hợp mẫu không chứa các thành phần dễ bị oxy hóa
thì hàm lượng mất khi nung và hàm lượng mất khi nung “quan sát được” là bằng
nhau.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Có thể sử dụng phương pháp xác định hàm lượng mất khi nung bằng cách
nung trong môi trường oxy hóa của không khí để xác định cả hàm lượng mất khi
nung và mất khi nung “quan sát được”. Nếu trong mẫu có chất dễ bị oxy, cụ thể
là sulfide hoặc hợp chất chứa lưu huỳnh, có thể áp dụng hiệu chỉnh giá trị mất
khi nung “đã hiệu chỉnh” từ giá trị mất khi nung “quan sát được” và sử dụng
trong phân tích tổng oxide.
Tuy nhiên, thường coi sai số do sự oxy hóa của sắt kim loại, sắt hóa trị
hai hoặc mangan hóa trị hai là không đáng kể và chỉ áp dụng hiệu chỉnh mức độ
oxy hóa cho các sulfide.
Có thể sử dụng một cách khác, ví dụ: dùng thiết bị nung tự động, tuy
nhiên phải chứng minh được các tiêu chí hiệu suất nêu trong A.7.3 được thỏa
mãn.
A.4.2 Quy trình
Cân khoảng 1 g xi măng, chính xác đến ± 0,000 5 g cho vào chén nung trước
đó đã được nung và cân.
Ghi lại khối lượng này là mA1. Đặt chén có nắp
đậy vào lò nung (A.2.4) ở nhiệt độ (950 ± 25) °C. Nung chén trong 5 min rồi mở
nắp và nung thêm 10 min nữa. Lấy chén ra, để nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt
độ phòng. Xác định khối lượng không đổi bằng cách thực hiện liên tiếp chu kỳ:
nung, làm nguội rồi cân với mỗi lần nung trong 15 min, và ghi lại khối lượng mA2.
Khối lượng không đổi đạt được khi hiệu số giữa hai lần cân liên tiếp nhỏ
hơn 0,000 5 g.
CHÚ THÍCH: Đối với xi măng chứa sulfide S2-,
có thể xác định chính xác hàm lượng mất khi nung bằng cách tiến hành xác định
hàm lượng sulfate của mẫu trước và sau khi nung. Cách hiệu chỉnh cho loại xi
măng nảy được nêu trong A.4.3.2.
Khi sử dụng bình hút ẩm chân không, sử dụng bẫy hút ẩm phù hợp cho toàn
bộ vùng chân không, Không nên sử dụng phosphorus pentoxide ở nơi chứa các vật
liệu hoạt động bề mặt, vì mẫu có thể bị hấp thụ bởi P2O5,
đặc biệt là trong điều kiện chân không.
A.4.3 Tính toán và biểu thị kết quả
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Hàm lượng mất khi nung “quan sát được” (là sự thay đổi khối
lượng khi nung), MKNqs, tính bằng phần trăm khối lượng, theo công thức
(A.1):
(A.1)
trong đó:
mA1 là khối
lượng của phần mẫu thử trước nung, tính bằng gam;
mA2 là khối lượng của phần mẫu thử sau nung, tính
bằng gam.
A.4.3.2 Hiệu chỉnh hàm lượng mất khi nung “quan sát
được” với quá trình oxy hóa sulfide
Tính toán hiệu chỉnh đối với hàm lượng mất khi nung “quan sát được” đối
với mức độ oxy hóa các sulfide, bằng cách xác định hàm lượng anhydric sulfuric
của mẫu ban đầu và mẫu sau khi nung (xem 7.11).
Lượng SO3, Ws,up, sinh ra từ quá trình oxy hóa các sulfide,
tính bằng phần trăm khối lượng, theo công thức (A.2):
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
(A.2)
trong đó:
Ws,f là giá trị SO3 của mẫu sau khi nung, được biểu
thị bằng phần trăm khối lượng;
Ws,i là giá trị SO3 của mẫu ban đầu, được biểu thị
bằng phần trăm khối lượng.
Lượng hiệu chỉnh, WO,up, tăng do phần mẫu thử hấp thu oxygen tính bằng phần
trăm, theo công thức (A.3):
wO,up
= 0,8 × wS,Up
(A.3)
Lượng mất khi nung đã hiệu chỉnh, MKNhiệu chỉnh, được tính
theo công thức (A.4):
MKNhiệu chỉnh = MKNquan sát + wO,up
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
trong đó:
MKNquan sát là lượng mất khi nung quan sát được (A.4.3.1),
được biểu thị bằng phần trăm khối lượng.
Trong báo cáo thử nghiệm phải nêu rõ bất kỳ hiệu chỉnh nào được áp dụng.
A.4.3.3 Độ lặp lại và độ tái lập đối với hàm lượng mất
khi nung
Độ lệch chuẩn đối với độ lặp lại là 0,04 % khối lượng.
Độ lệch chuẩn đối với độ tái lập là 0,08 % khối lượng.
A.5 Tính toán kết quả thử nghiệm và hiệu chỉnh các
phép phân tích tổng khi có mật của sulfide và halogenide
A.5.1 Yêu cầu chung
Các phép phân tích có thể được thực hiện trên phần mẫu thử dạng bột ép
hoặc viên nung. Trong trường hợp phân tích sử dụng viên nung, cần xác định sự
thay đổi khối lượng xảy ra trong quá trình nung chảy (xem A.4.3.1) để có được một
hệ số nhân chuyển đổi kết quả thử nghiệm thu được trên cơ sở phân tích viên
nung đồng nhất thành kết quả phân tích trên mẫu ban đầu. Ngoài ra, nếu mẫu có chứa
sulfide, chloride hoặc bromide, thì cũng cần hiệu chỉnh phân tích tổng oxide của
mẫu xi măng cho phù hợp với thực tế, có nghĩa là coi các chất
này cũng có vai trò giống hệt như oxy (kết hợp với calcium) và trong kết quả
phân tích được báo cáo dưới dạng calcium oxide. Hiệu chỉnh này cũng áp dụng cho
phân tích viên ở dạng bột ép.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
A.5.2.1 Nguyên tắc
Khi sử dụng phương pháp nung chảy, cần xác định sự thay đổi khối lượng
xảy ra trong quá trình nung để đưa ra một hệ số chuyển đổi từ kết quả thử nghiệm
thu được khi phân tích trên viên nung thành kết quả phân tích trên mẫu ban đầu.
Sự thay đổi khối lượng xảy ra trong quá trình nung chảy được xác định bằng
cách nung phần mẫu thử đã cân đến khối lượng không đổi ở nhiệt độ
(950 ± 25) °C và tính toán lượng mất khi nung “quan sát được”- xem A.4.3.
CHÚ THÍCH 1: Sự thay đổi về khối lượng xảy ra trong quá trình nung thường
là do sự hao hụt nước và khi carbonic có trong mẫu. Tuy nhiên, khi mẫu chứa các
chất dễ bị oxy hóa, thi khối lượng của các chắt dễ bị oxy hóa tăng lên trong quá
trình nung do hấp thụ oxy. Điều này có thể có hoặc không có dẫn đến sự gia tăng
tổng khối lượng của phần mẫu thử tùy thuộc vào sự cân bằng của khối lượng bị mất
so với khối lượng thu được. Lưu huỳnh, thường ở dạng sulfide (ví dụ: calcium
sulfide) có trong các mẫu thử có chứa thành phần xỉ luyện kim, là chất dễ bị
oxy hóa và dễ dẫn đến tăng tổng khối lượng của phần mẫu thử. Các chất dễ bị oxy
hóa khác, nếu có, vi dụ: sắt kim loại; sắt hóa trị hai hoặc Mangan hóa trị hai,
có hàm lượng ở mức nhỏ và chỉ đóng góp một phần không đáng kể
vào sự thay đổi khối lượng.
CHÚ THÍCH 2: Sự có mặt của sulfide trong mẫu cũng dẫn đến những hạn chế
về giới hạn phân tích khi thực hiện bằng kỹ thuật XRF với mẫu ở dạng viên nung.
Đặc biệt, không thể xác định trực tiếp sulfate (SO3) từ viên nung đồng
nhất do chưa biết hàm lượng sulfide. Ngoài ra, sulfide không thể được xác định
trực tiếp (hoặc chính xác, là gián tiếp) do sự có mặt của sulfate và có thể một
lượng sulfide đã bị giảm đi do bay hơi trong quá trình nung.
Do đó, phương pháp 7.12 là phương pháp tiêu chuẩn để xác định hàm lượng
sulfate của các mẫu có chứa sulfide.
A.5.2.2 Tính hệ số để chuyển đổi các kết quả thu được
khi phân tích mẫu dưới dạng viên nung
Để chuyển đổi kết quả thử nghiệm thu được trên mẫu dạng viên nung
sang kết quả phân tích của mẫu ban đầu, hệ số, ímkn, được tính toán từ hàm lượng
mất khi nung “quan sát được”, MKNquansát, (xem A.4.3.1) theo công thức
(A.5):
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
trong đó MKNquan sát được biểu thị bằng phần trăm khối lượng.
Nếu sau khi nung, khối lượng mẫu thử tăng lên, nghĩa là giá trị của MKNquan sát
là số âm, thì công thức (23) vẫn được giữ nguyên.
A.5.2.3 Sử dụng hệ số chuyển đổi, fMKN
Chuyển đổi tất cả các kết quả thử nghiệm thu được trên viên nung thành
kết quả phân tích của mẫu ban đầu bằng cách nhân mỗi kết quả với hệ số, fMKN.
A.5.3 Hiệu chỉnh phân tích tổng các oxide khi có mặt
các sulfide và halogenide
A.5.3.1 Hiệu chỉnh phân tích oxide đối với sulfide
Tiến hành xác định hàm lượng sulfide của xi măng trên mẫu ban đầu theo
mô tả tại 7.12, bất kể việc phân tích bằng kỹ thuật XRF thực hiện trên viên
nung chảy hay viên bột ép.
Hệ số, fs, dùng để hiệu chỉnh kết quả phân tích xi măng có
chứa các loại sulfide, được tính theo công thức (A.6):
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
trong đó:
là
hàm lượng sulfide, tính bằng phần trăm khối lượng;
MKNhiệu chỉnh là hàm lượng mất khi nung “đã hiệu chỉnh”, tính
bằng phần trăm khối lượng; (xem A.4.3.2);
wO,tổng là tổng của tất cả các oxide, tính bằng phần
trăm khối lượng; (xem 3.3);
là lượng oxy
tương đương với sulfide, tính bằng phần trăm khối lượng, được tính theo công thức
(A.7):
(A.7)
A.5.3.2 Hiệu chỉnh kết quả phân tích oxide cho các halogenide
A.5.3.2.1 Hiệu
chỉnh kết quả phân tích oxide đối với chloride
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
(A.8)
trong đó:
wCl là hàm lượng chloride, tính bằng phần trăm khối
lượng;
wO,Cl là lượng oxy tương đương với chloride, được biểu
thị bằng phần trăm khối lượng, tính theo công thức (A.9):
wO,Cl = 0,2 × wCl
(A.9)
CHÚ THÍCH: Mọi hiệu chỉnh về sự có mặt của chloride thường là rất nhỏ
và thường được bỏ qua.
A.5.3.2.2 Hiệu chỉnh kết quả phân tích oxide đối với
bromide
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
(A.10)
trong đó:
wBr là hàm lượng bromide, tính bằng phần trăm khối lượng;
wO,Br là
lượng oxy tương đương với bromide, biểu thị bằng phần trăm khối lượng, tính
theo công thức (A.11):
wO,Br = 10 × wBr
(A.11)
CHÚ THÍCH: Mọi hiệu chỉnh về sự có mặt của bromide thường là rất nhỏ
và thường được bỏ qua.
A.6 Chuẩn bị viên nung và viên bột ép
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Trong một số giai đoạn, lựa chọn một cách thức cho phù hợp. Sau khi đã
lựa chọn, cách thức đó phải được tuân thủ trong suốt quá trình lập chuẩn và
phân tích, trừ khi một đường chuẩn mới được thực hiện theo A.7. Các điều kiện khi
chuẩn bị viên nung hoặc viên bột ép phải được thiết lập sao cho đáp ứng các
tiêu chí nêu trong A.7.3.
A.6.2 Chuyển mẫu thành viên nung
A.6.2.1 Cân mẫu
A.6.2.1.1 Yêu cầu chung
Cân mẫu, chất chảy và chất chống ẩm, chính xác đến 0,000 1 g và theo tỷ
lệ R đã chọn.
Sử dụng pipet siêu nhỏ để thêm chất chống ẩm nếu chất này ở dạng dung dịch.
Cân mẫu với lượng cân nêu trong A.6.2.1.2 hoặc trong A.6.2.1.3.
A.6.2.1.2 Mẫu chưa nung
Khối lượng cần thiết của mẫu chưa nung, m3, tính bằng gam,
theo công thức (A.12):
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
trong đó:
m4 là khối lượng mẫu cần thiết để chuẩn bị viên
nung (xem A.3.3), tính bằng gam;
MKNquan sát
là hàm lượng mất khi nung “quan
sát được”, tính bằng phần trăm (xem A.4.3.1).
A.6.2.1.3 Mẫu đã qua nung
Chuẩn bị mẫu theo A.4.2 nhưng trong trường hợp này, có thể sử dụng lượng
mẫu cho phù hợp. Khối lượng không đổi đạt được khi hiệu số giữa hai lần cân
liên tiếp nhỏ hơn 0,05 % tính theo khối lượng. Bảo quản các mẫu đã nung trong
bình hút ẩm.
Khi chuẩn bị viên nung bằng cách sử dụng mẫu đã qua nung, cần tiến hành
cân càng nhanh càng tốt để tránh nhiễm bẩn.
Sử dụng mẫu đã qua nung để chuẩn bị viên nung trong các trường hợp: mẫu
chứa một lượng lớn carbonate có thể làm thất thoát nguyên liệu do bị bắn trong
quá trình nung, hoặc mẫu có chứa cacbua, sắt hoặc các kim loại khác có thể phản
ứng với bạch kim và làm hỏng chén nung.
Không nên sử dụng lượng mẫu lớn hơn 5 g, do khó có thể đạt được khối lượng
không đổi nếu chỉ nung mẫu một lần. Nếu buộc phải sử dụng lượng lớn mẫu, cần dầm
nát các phần vón cục của mẫu sau lần nung đầu tiên.
A.6.2.2 Quy trình nung
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CHÚ THÍCH: Khi nung mẫu ở nhiệt độ vượt quá 1 100 °C, sự
bay hơi của lưu huỳnh trioxide là đáng kể. Do vậy nếu cần xác định hàm lượng
lưu huỳnh trioxide, thì phải nung ở mức nhiệt thấp hơn.
Nhiệt độ nung chảy có thể được chỉ định tùy theo loại xi măng hoặc
nguyên tố. Đối với các yếu tố dễ bay hơi, ví dụ: sulfate, sulfide, chloride hoặc
kiềm, cần tiến hành nung chảy mẫu ở nhiệt độ thấp hoặc sử dụng các viên bột ép
để thu được độ chính xác cần thiết.
Nếu chia quá trình tăng nhiệt độ làm hai giai đoạn, độ
chính xác của phép phân tích có thể sẽ được cải thiện nhiều hơn.
A.6.3 Tạo viên
A.6.3.1 Yêu cầu chung
Tạo viên bằng một trong các cách sau và các viên được tạo ra phải không
có vết xước trên bề mặt phân tích.
a) Bên ngoài lò: sau 5 min, lấy khuôn đúc (và bình chứa nhiệt) ra khỏi
lò và đặt trên bề mặt nằm ngang. Tháo nắp khỏi đĩa nung chảy, lấy dĩa ra khỏi
lò và ngay lập tức đổ chất nóng chảy vào khuôn đúc.
b) Trong lò nung: sau 5 min, tháo nắp khỏi dĩa nung chảy và đổ chất
nóng chảy vào khuôn đúc bên trong lò, đảm bảo rằng càng nhiều chất nóng chảy được
chuyển đến khuôn đúc càng tốt. Lấy khuôn đúc ra khỏi lò và đặt trên bề mặt nằm
ngang.
c) Khuôn nung kết hợp: sau 5 min, lấy khuôn nung ra khỏi lò và bằng
cách lắc xoáy đảm bảo chuyển toàn bộ phần chất nóng chảy vào phần khuôn của đĩa.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
e) Bên trong khuôn nung chảy: sau khi hoàn thành quá trình nung chảy, để
lại chất nóng chảy bên trong đĩa nung, sau đó lấy ra khỏi lò.
A.6.3.2 Làm mát viên nung
Để khuôn đúc nguội trên bề mặt nằm ngang.
Nếu cần làm nguội nhanh, khi khối nóng chảy đã nguội bớt, hướng khuôn
đúc về phía một dòng khí (A.2.6) (hoặc bằng cách sử dụng tấm làm mát bằng nước).
Ở giai đoạn này, khối chảy có thể đang ở dạng nóng chảy hoặc đóng rắn. Giữ
khuôn ở vị trí nằm ngang với dòng khí sao cho dòng khi hướng vào tâm của đáy
khuôn. Ngắt dừng dòng khí khi viên nung đã đông đặc và tự bong ra khỏi khuôn,.
CHÚ THÍCH: Có thể dùng vật rắn gõ nhẹ vào thành khuôn để viên nung tách
ra khỏi khuôn dễ dàng hơn.
A.6.4 Chuẩn bị viên nung tự động
Có thể sử dụng thiết bị nung chảy tự động
(A.2.5) để chuẩn bị viên nung.
A.6.5 Bảo quản
Lưu trữ viên nung trong bình đựng kín bằng polyethylen để tránh hư hỏng
do điều kiện nhiệt độ và độ ẩm. Nếu môi trường phòng thí nghiệm được kiểm soát
(ví dụ sử dụng điều hòa không khí), thì bình đựng phải được đặt trong bình hút ẩm.
Nếu môi trường không được kiểm soát, các bình đựng phải được bảo quản trong tủ
sấy ấm, kiểm soát ở nhiệt độ từ 25 °C đến 30 °C.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Đôi khi, chính các bình chứa cũng có thể sẽ gây nhiễm bẩn bề mặt do sử
dụng “chất chống mốc” (tác động rõ đối với các nguyên tố nhẹ). Sau
thời gian lưu trữ kéo dài, phải vệ sinh kỹ lưỡng bề mặt đo của viên nung trước
khi sử dụng, bằng cách hoặc rửa bằng ethanol hoặc axeton hoặc bằng cách đánh bóng.
CHÚ THÍCH: Các nguồn nhiễm bẩn được cảnh báo gồm: lưu huỳnh từ dầu chân
không trong máy quang phổ hoặc từ môi trường không khí phòng thí nghiệm; sodium và chloride
do tiếp xúc lúc cầm nắm hoặc khí quyển nếu phòng thí nghiệm ở gần biển; sodium và
potassium từ khói thuốc lá.
A.6.6 Viên bột ép
Cân một lượng mẫu đủ để lấp đầy khuôn, chính xác đến 0,1 g. Nghiền mẫu
đến độ mịn phù hợp. Có thể sử dụng chất kết dính (A.1.4) nếu cần. Chuyển phần
đã nghiền vào khuôn (A.2.12) và trải đều ra. Dùng áp suất với tốc độ và thời
gian phù hợp để đảm bảo các tiêu chí được đưa nêu tại A.7.3. Bảo quản theo
A.6.5.
CHÚ THÍCH: Trong chuẩn bị viên mẫu tự động, mẫu được định lượng theo thể
tích.
A.7 Hiệu chuẩn và xác nhận
A.7.1 Nguyên tắc
Thiết lập các phương trình đường chuẩn và hiệu chỉnh các nguyên tố liên
đới bằng cách sử dụng các viên nung hoặc các viên bột ép được tạo bởi các chất
chuẩn là các thuốc thử tinh khiết, CRM, IRM hoặc kết hợp
chúng với nhau (xem A.1). Độ đúng của đường chuẩn được xác nhận bằng cách phân
tích một hoặc nhiều CRM đại diện nằm trong khoảng hàm lượng phân tích. Việc kiểm
tra đường chuẩn gồm: kiểm tra cường độ vạch, kiểm tra quá trình chuẩn bị viên
nung và xác định độ trôi của đường chuẩn được thực hiện ngay sau khi xây dựng
đường chuẩn và tại khoảng thời điểm sử dụng đường chuẩn để phân tích. Các giới
hạn điển hình cho các mẫu chuẩn dùng để xây dựng đường chuẩn dùng trong phân
tích xi măng CRM I và ví dụ về các nguồn CRM được nêu tại A.10 và tài
liệu tại Thư mục tài liệu tham khảo. Tiêu chí hoạt động được nêu trong A.9.
A.7.2 Mẫu chuẩn và xác nhận
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Chuẩn bị một loạt viên nung hoặc viên bột ép từ thuốc thử tinh khiết,
IRM, CRM hoặc kết hợp chúng với nhau (xem A.1) làm các mẫu chuẩn để xây dựng đường
chuẩn. Hệ mẫu chuẩn này phải bao gồm các giá trị từ nhỏ nhất đến giá trị lớn nhất
cho mỗi chỉ tiêu được phân tích và phải được phân bố đồng đều trong phạm vi giới
hạn của đường chuẩn. Sự biến đổi về nồng độ của từng chỉ tiêu (nguyên tố) trong
mẫu chuẩn dùng để lập chuẩn phải độc lập với nhau. Đường chuẩn tối thiểu, phải
có 6 điểm chuẩn.
Xem A.10 để tìm ví dụ về một loạt các chất chuẩn được dùng để lập chuẩn
phù hợp cho phân tích xi măng loại CEM I, theo EN 197-1. Để bao trọn phạm vi của
chỉ tiêu (nguyên tố) cần được xác định, một số các thuốc thử khác có thể sẽ được
thêm vào.
Khi số lượng điểm chuẩn nhỏ hơn hoặc bằng mười, cần chuẩn bị kép các
viên nung hoặc viên bột ép. Nếu sử dụng số lượng điểm chuẩn lớn hơn thì chỉ cần
chuẩn bị mẫu đơn.
Đối với phân tích viên bột ép, mẫu chuẩn có nguồn gốc từ IRM hoặc CRM
có thể cung cấp kết quả không đạt yêu cầu do ảnh hưởng về thành phần khoáng.
Trong trường hợp này, có thể sử dụng các mẫu chuẩn thứ cấp, là các mẫu được
phân tích thường xuyên bởi phòng thí nghiệm, đã được định rõ đặc tính bởi ít nhất
một phân tích bằng cách tham chiếu hoặc bằng phương pháp huỳnh quang tia X sử dụng
viên nung.
A.7.2.2 Mẫu CRM hoặc IRM xác nhận đường chuẩn
Chuẩn bị một hoặc nhiều CRM, mà không phải là mẫu được sử dụng để xây dựng
đường chuẩn (A.7.2.1) nhưng có thành phần nằm trong phạm vi đường chuẩn cho mỗi
chỉ tiêu (nguyên tố) được phân tích.
Khi chỉ có một CRM để xác nhận, thì cần chọn mẫu nằm ở giữa các dải nồng
độ.
Khi sử dụng một số CRM để xác nhận, thì chọn các mẫu bao gồm cả các giá
trị cao và thấp.
Phụ lục B nêu ví dụ về các nguồn CRM.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Đặc biệt, sự thay đổi về thành phần khoáng có ảnh hưởng khá lớn đến độ
chính xác của phép phân tích mẫu xi măng hỗn hợp dạng viên bột ép. Trong trường
hợp này, phải sử dụng IRM có bản chất gần sát nhất với từng loại mẫu được phân
tích, tốt hơn cả là được chế tạo từ các mẫu mà phòng thí nghiệm phân tích thường
xuyên.
A.7.2.3 Mẫu hiệu chỉnh cường độ
CHÚ THÍCH 1: Đôi khi còn được gọi là mẫu “giám sát”.
Sử dụng một hoặc nhiều mẫu, (là vật liệu được thủy tinh hóa hoặc là vật
liệu ổn định khác), mỗi mẫu có thành phần tạo ra mức cường độ tương tự như dải
hiệu chuẩn cho từng chỉ tiêu được phân tích. Nếu sử dụng nhiều mẫu, cần chọn
giá trị cường độ cao và giá trị cường độ thấp cho mỗi chỉ tiêu. Các mẫu này phải
khác với các mẫu chuẩn dùng để xây dựng đường chuẩn (xem A.7.2.1). Bảo quản các
mẫu này để cho các lần sử dụng sau. Tránh để mẫu tiếp xúc quá nhiều với chùm
tia X để ngăn ngừa lão hóa.
CHÚ THÍCH 2: Các mẫu dạng viên bột ép có thể bị lão hóa nhanh, do đó,
nên sử dụng các viên nung hoặc thủy tinh nung chảy để kiểm soát cường độ, ngay
cả khi phân tích sử dụng dạng viên bột ép.
Các mẫu này phải được sử dụng trong tính toán hệ số hiệu chỉnh đối với
các phép đo cường độ chưa qua xử lý, hay tính đến sự lão hóa của thiết bị (ống
tia X, detector, v.v.) (xem A.7.4.3).
A.7.2.4 Các mẫu chuẩn dùng để điều chỉnh lại đường chuẩn
Trong số các mẫu dùng để xây dựng đường chuẩn (A.7.2.1), chọn ra hai mẫu
có các giá trị cao và thấp của mỗi chỉ tiêu phân tích và bảo quản để cho lần sử dụng
tiếp theo.
CHÚ THÍCH: Tùy thuộc vào thiết bị, có thể yêu cầu xác định lại mẫu chuẩn
dùng để xây dựng đường chuẩn tại thời điểm hiệu chỉnh ban đầu.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
A.7.2.5 Mẫu kiểm soát quang phổ kế
A.7.2.5.1 Kiểm soát để phân tích viên nung
Chuẩn bị và lưu trữ một hoặc nhiều viên nung trong hoặc gần phạm vi cần
hiệu chuẩn. Sử dụng các mẫu xác nhận đường chuẩn (xem A.7.2.2) phù hợp.
Nếu nghi ngờ viên nung bị lão hóa, có thể chuẩn bị một viên khác để
thay thế.
A.7.2.5.2 Kiểm soát để phân tích viên bột ép
Do viên bột ép bị lão hóa nhanh hơn nên không sử dụng viên bột ép để kiểm
soát quang phổ kế.
Sử dụng mẫu thủy tinh hoặc viên nung chảy để thực hiện việc kiểm soát
quang phổ kế khi phân tích viên bột ép.
A.7.2.6 Mẫu kiểm soát quy trình chuẩn bị
Chuẩn bị mới một viên nung hoặc viên bột ép của các mẫu xác nhận đường
chuẩn (xem A.7,2.2) để kiểm tra việc chuẩn bị.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
A.7.3.1 Quy trình xây dựng đường chuẩn
Thiết lập đường chuẩn thể hiện mối quan hệ giữa cường độ tia X đo được
và nồng độ nguyên tố/chỉ tiêu (đã bao gồm các hiệu chỉnh cho tất cả các hiệu ứng
hấp thụ khối lượng và chồng phổ).
Với một thời gian xác định hợp lý (ví dụ: từ 3 min đến 5 min), đo và
ghi lại cường độ cho mỗi nguyên tố (chỉ tiêu) đang được xác định trong tất cả
các viên nung hoặc viên bột ép dùng để xây dựng đường chuẩn. Sử dụng phân tích
hồi quy và thiết lập đường chuẩn cho mỗi nguyên tố/chỉ tiêu.
CHÚ THÍCH: Để tăng độ chính xác của đương chuẩn, có thể tăng thời gian
đo đối với các mẫu chuẩn.
A.7.3.2 Hiệu
chỉnh các hiệu ứng giữa các nguyên tố/chỉ tiêu
Có thể thiết lập hiệu chỉnh trong trường hợp hiệu ứng giữa các nguyên tố/chỉ
tiêu ảnh hưởng đáng kể đến độ chính xác của việc xây dựng đường chuẩn, ví dụ
như: ảnh hưởng của potassium đến calcium.
Khi thực hiện hiệu chỉnh giữa các yếu tố, phải chuẩn bị thêm ít nhất một
mẫu chuẩn viên nung hoặc mẫu chuẩn viên bột ép.
A.7.3.3 Xác nhận đường chuẩn
Xác nhận độ chính xác của đường chuẩn được thực hiện bằng cách phân
tích lặp lại ít nhất một mẫu xác nhận đường chuẩn (xem A.7.2.2 (CRM hoặc IRM)).
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Đường chuẩn được xác nhận nếu tất cả các yếu tố xác định thỏa mãn về
các giới hạn độ chính xác được nêu trong Bảng 4.
Nếu đường chuẩn không được xác nhận, thì phải:
a) xem xét sự cần thiết của việc điều chỉnh đường chuẩn đối với các hiệu
ứng giữa các phần tử (xem A.7.3.2);
b) xem xét xem bộ mẫu chuẩn được sử dụng có đầy đủ hay không;
c) xác định (các) nguyên nhân khác và thực hiện hành động khắc phục
thích hợp; hoặc là,
d) lập lại đường chuẩn ban đầu theo A.7.3, nếu thấy cần thiết.
A.7.3.4 Xác nhận độ lặp lại
A.7.3.4.1 Yêu cầu chung
Xác nhận khả năng lặp lại của phép phân tích đối với máy quang phổ mới
hoặc khi có bất kỳ sửa đổi lớn nào của quy trình chuẩn bị hoặc của máy đo phổ.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Thực hiện đo ít nhất mười lần trên cùng một viên nung - là mẫu kiểm
soát quang phổ - trong khoảng thời gian không quá một tuần (xem A.7.2.5). Ghi lại
giá trị trung bình và tính độ lệch chuẩn của các phép đo này.
Để xác nhận độ lặp lại của máy quang phổ, độ lệch chuẩn phải nhỏ hơn một
phần ba giới hạn lặp lại được ghi trong Bảng A. 1.
Các giới hạn ghi trong Bảng A.1 áp dụng cho tất cả các quy trình phân
tích lặp lại. Để đảm bảo độ lặp lại của phương pháp đạt yêu thì máy quang phổ
phải có độ lặp lại thấp hơn.
Nếu độ lặp lại của máy quang phổ không được xác nhận, thì phải thực hiện
một trong các bước sau để tiến hành lại các bước xác nhận lặp lại
a) kiểm tra tính ổn định của thiết bị (dòng khí, điều chỉnh nhiệt độ, v.v.);
b) tăng thời gian đo;
c) tăng tỷ lệ mẫu so với chất chảy trên viên nung để cải thiện độ nhạy.
A.7.3.4.3 Độ lặp lại của phương pháp
Trong khoảng thời gian thích hợp (ví dụ: ít nhất là hai tuần) với không
ít hơn mười lần khác nhau, tiến hành quá trình chuẩn bị và phân tích mẫu kiểm
soát quy trình chuẩn bị (xem A.7.2.6). Ghi lại giá trị trung bình và tính toán
độ lệch chuẩn.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Nếu độ lặp lại của phương pháp không được xác nhận, thì phải:
a) kiểm tra tính ổn định của thiết bị (dòng khí, điều chỉnh nhiệt độ, v.v.);
b) tăng thời gian đo;
c) tăng tỷ lệ mẫu so với chất chảy trên viên nung để cải thiện độ nhạy;
d) tăng độ mịn của mẫu;
e) điều chỉnh nhiệt độ và/hoặc thời gian nung chế tạo viên nung;
f) xem xét việc sử dụng chất trợ nghiền hoặc chất kết dính đối với viên
bột ép;
g) tăng thời gian và/hoặc lực ép đối với viên bột ép.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
A.7.3.5 Giá trị ban đầu của các mẫu hiệu chỉnh cường độ
Tại thời điểm ban đầu khi xây dựng đường chuẩn, ghi lại các giá trị
ban đầu của các mẫu hiệu chỉnh cường độ (“giám sát”; xem A.7.2.3).
CHÚ THÍCH: Thông thường, có thể lưu trữ các giá trị này trong phần mềm
và lưu trữ các mẫu tương ứng để làm mốc so sánh.
A.7.3.6 Giá trị ban đầu của các mẫu chuẩn dùng để
điều chỉnh lại đường chuẩn
Tại thời điểm ban đầu khi xây dựng đường chuẩn, ghi lại các giá trị của
các mẫu dùng để xây dựng đường chuẩn đó (xem A.7.2.4).
CHÚ THÍCH: Thông thường, trong phần mềm, đã chỉ rõ hai mẫu trong số các
mẫu chuẩn (xem A.7.2.1) để điều chỉnh lại đường chuẩn.
A.7.3.7 Các giá trị ban đầu của mẫu kiểm soát quang phổ
kế
Tại thời điểm ban đầu khi xây dựng đường chuẩn, ghi lại giá trị trung bình
của mẫu kiểm soát quang phổ kể, tính toán theo A.7.3.4.2 (xem giới hạn chênh lệch
trong A.7.4.2).
Nếu nghi ngờ mẫu kiểm soát quang phổ kế bị lão hóa, phải chuẩn bị một
viên nung mới và lập lại các giá trị ban đầu mới.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Tại thời điểm ban đầu khi xây dựng đường chuẩn, ghi lại giá trị trung
bình được tính toán trong A.7.3.4.3 và được coi là giá trị ban đầu của mẫu kiểm
soát quy trình chuẩn bị (xem A.7.2.6 và giới hạn xác nhận độ lặp lại của quá
trình chuẩn bị trong A.7.5.1).
A.7.4 Theo dõi quang phổ kế
A.7.4.1 Nguyên tắc
A.7.4.1.1 Giới thiệu
Sai lệch (độ trôi) cường độ do lão hóa là nguyên nhân chính gây ra sai
số trong huỳnh quang tia X. Độ đúng của các kết quả được giám sát bằng cách đo
mẫu kiểm soát quang phổ kế (xem A.7.2.5), trước khi thực hiện phân tích mẫu
hàng loạt.
Trước tiên, sử dụng các mẫu hiệu chỉnh cường độ (A.7.2.3) để chỉnh độ
trôi. Nếu chưa hiệu quả, có thể áp dụng các hệ số hiệu chỉnh cho phương trình
đường chuẩn bằng cách sử dụng các mẫu chuẩn dùng để điều chỉnh đường chuẩn.
Trong trường hợp cần thiết, có thể thực hiện hiệu chuẩn lại toàn bộ. Sau mỗi
tác động điều chỉnh máy thiết bị (ví dụ: hiệu chỉnh độ trôi hoặc hiệu chuẩn lại),
phải đánh giá lại độ chính xác theo A.7.3.3.
A.7.4.1.2 Yêu cầu chung
Máy đo phổ đủ điều kiện để phân tích mẫu nếu sai lệch của mẫu kiểm soát
quang phổ kế nằm dưới giới hạn quy định hoặc nếu hiệu chuẩn đã được xác nhận là
phù hợp với A.7.3.3. Nếu chênh lệch vượt giới hạn cho phép, phải áp dụng sơ đồ
quyết định trong Hình A.2.
A.7.4.1.3 Xác nhận lại đường chuẩn sử dụng viên nung
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
A.7.4.1.4 Xác nhận lại đường chuẩn sử dụng viên bột ép
Tùy thuộc vào khả năng của phần mềm được sử dụng, ghi lại các phép đo:
a) cường độ đã hiệu chỉnh, có tính đến hiệu chỉnh độ trôi của cường độ
(xem A.7.4.2);
b) nồng độ.
Đường chuẩn sử dụng viên bột ép vẫn có giá trị nếu chênh lệch giữa kết
quả đo được và giá trị ban đầu (xem A.7.3.7), nhỏ hơn hoặc bằng ba lần độ lệch
chuẩn đối với máy đo phổ được xác định theo A.7.3.4.2.
Khi có bất kỳ sự vi chỉnh tự động tại phần mềm một số máy quang phổ, cần
thực hiện các kiểm tra sau:
c) dòng khí;
d) điều chỉnh nhiệt độ;
e) các vấn đề liên quan đến bộ đếm;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
g) cài đặt điện áp cao của detector.
CHÚ DẪN: “Hoặc (*)” là việc áp dụng liên tiếp một hoặc một số hành động
khắc phục được đề xuất, nếu cần thiết, theo thứ tự sau: Hiệu chỉnh độ trôi cường
độ; xây dựng lại đường chuẩn; và hồi phục (khôi phục) lại đường chuẩn ban đầu.
Hình A.2- Sơ đồ xác nhận phân tích - Kiểm tra
công cụ
A.7.4.2 Hiệu chỉnh độ trôi cường độ
Trong trường hợp cần thiết, đối với mỗi nguyên tố/chỉ tiêu được
phân tích, sẽ có một hệ số hiệu chỉnh được tính toán để bù cho sự sai lệch cường
độ do sự lão hóa của ống, detector, v.v. (xem Hình A.2). Các giá trị cường độ
đã hiệu chỉnh sẽ được sử dụng trong phương trình hiệu chuẩn để tính ra nồng độ.
CHÚ THÍCH: Trong hầu hết các phần mềm ứng dụng, việc hiệu chỉnh này được
áp dụng cho tất cả các đường chuẩn của từng nguyên tố/chỉ tiêu.
Thường, độ trôi cường độ là không lớn và biến đổi đều đặn
theo thời gian. Nếu có sự thay đổi đột ngột về cường độ, chắc chắn, thiết bị có
vấn đề, và việc hiệu chỉnh độ trôi cường độ theo cách này là không phù hợp.
A.7.4.3 Chuẩn lại đường chuẩn
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Các thay đổi trong phương trình đường chuẩn do độ lệch của thiết bị phải
là nhỏ và phải là thường xuyên theo thời gian.
Nếu xuất hiện sự sai lệch lớn bất thường trong kết quả phân tích, có
nghĩa là công cụ hoặc phân tích đang gặp phải sự cố, khi đó, hiệu chỉnh bằng
phương pháp điều chỉnh lại này sẽ không còn thích hợp.
A.7.5 Theo dõi quy trình chuẩn bị
A.7.5.1 Xác nhận chuẩn bị viên nung và viên bột ép
Toàn bộ phương pháp phân tích phải được kiểm tra một
cách thường xuyên, bao gồm cả việc chuẩn bị viên nung hoặc viên bột ép
và phép đo trên máy quang phổ.
Chuẩn bị mẫu để kiểm soát quy trình chuẩn bị mới
(xem A.7.2.6). Việc chuẩn bị được coi là phù hợp nếu:
a) chênh lệch giữa các kết quả các phân tích mới và các giá trị ban đầu
(xem A.7.3.8) nằm trong giới hạn lặp lại được nêu trong Bảng A.1;
b) chênh lệch giữa các giá trị trung bình liên tục của các phân tích mới
và các giá trị được chứng nhận của CRM hoặc IRM nằm trong giới hạn độ chính xác
được nêu trong Bảng A.2.
A.7.5.2 Biện pháp khắc phục đối với sai lệch gây ra
do quá trình chuẩn bị mẫu
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) mất khi nung của chất chảy tăng lên;
b) độ trôi xảy ra do thiết bị chuẩn bị mẫu (kiểm tra nhiệt độ, độ mịn,
chất lượng của bề mặt mẫu, v.v.);
c) một lô chất chảy mới đã được sử dụng;
d) thiết bị chuẩn bị viên nung hoặc viên bột ép mới được lắp đặt;
e) quy trình chuẩn bị mẫu đã được thay đổi hoặc sửa đổi, ví dụ từ thủ
công sang tự động;
f) một chất chảy mới hoặc tỷ lệ mẫu trên chất chảy mới được sử dụng;
g) các thay đổi về biện pháp hoặc thiết bị đã được sử dụng.
Đối với hai trường hợp đầu tiên, thực hiện biện pháp khắc phục và kiểm
tra lại phân tích. Đối với các trường hợp khác, thực hiện đầy đủ hiệu chuẩn lại,
bao gồm cả việc chuẩn bị mới tất cả các mẫu theo A.7.2.
Bảng A.1 - Các giới hạn cho độ lặp lại đối với
xác nhận phân tích
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
% theo khối lượng
Giới hạn độ lặp lại cho mức độ “thông thường”
% theo khối lượng
Giới hạn độ lặp lại cho mức độ “thành thạo”
% theo khối lượng
0 đến 0,49
0,057
0,023
0,50 đến 0,99
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
0,032
1,00 đến 1,99
0,110
0,044
2,00 đến 2,99
0,135
0,054
3,00 đến 3,99
0,155
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4,00 đến 4,99
0,172
0,069
5,00 đến 6,99
0,202
0,081
7,00 đến 9,99
0,240
0,096
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
0,290
0,116
15,00 đến 19,99
0,335
0,134
20,00 đến 24,99
0,372
0,149
25,00 đến 29,99
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
0,162
30,00 đến 34,99
0,437
0,175
35,00 đến 39,99
0,465
0,186
40,00 đến 44,99
0,492
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
50,00 đến 54,99
0,517
0,207
55,00 đến 59,99
0,542
0,217
60,00 đến 64,99
0,565
0,226
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
0,587
0,235
70,00 đến 74,99
0,610
0,244
75,00 đến 79,99
0,630
0,252
80,00 đến 100
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
0,260
CHÚ THÍCH: Tất cả các giá trị của độ lặp lại được biểu thị trên cơ sở
các mẫu được nung chảy, tức là không có mất khi nung.
Bảng A.2 - Các giới hạn cho độ chính xác đối với
xác nhận phân tích
Hàm lượng các nguyên tố có trong mẫu
% theo khối lượng
Giới hạn độ chính xác cho mức độ “thông thường”
% theo khối lượng
Giới hạn độ chính xác cho mức độ “thành thạo”
% theo khối lượng
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
0,05
0,02
0,50 đến 0,99
0,08
0,03
1,00 đến 6,99
0,20
0,08
7,00 đến 14,99
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
0,12
15,00 đến 29,99
0,38
0,15
30,00 đến 49,99
0,50
0,20
50,00 đến 79,99
0,63
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
80,00 đến 100
0,75
0,30
CHÚ THÍCH: Tất cả các giá trị của độ chính xác được biểu thị trên cơ sở
các mẫu được nung chảy, tức là không có mất khi nung
Bảng A.3 - Các giới hạn của độ tái lập đạt được
khi sử dụng các vật liệu chuẩn được chứng nhận
Giá trị trung bình của nguyên tố
% theo khối lượng
Giới hạn độ tái lặp cho mức độ “thông thường”
% theo khối lượng
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
% theo khối lượng
0,5
0,112
0,045
1,0
0,150
0,060
2,0
0,225
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3,0
0,262
0,105
4,0
0,300
0,120
5,0
0,352
0,135
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
0,412
0,165
10
0,487
0,195
15
0,562
0,225
20
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
0,270
25
0,750
0,300
30
0,825
0,330
35
0,862
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
40
0,937
0,375
45
0,975
0,390
50
1,050
0,420
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1,087
0,435
60
1,125
0,450
65
1,162
0,465
70
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
0,495
75
1,275
0,510
80
1,312
0,525
CHÚ THÍCH: Tất cả các giá trị của độ tái lặp được biểu thị trên cơ sở
các mẫu được nung chảy, tức là không có mất khi nung
A.8 Tính toán và biểu thị kết quả
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Đối với trường hợp chỉ thu được một kết quả thử nghiệm duy nhất, tiến
hành tính toán các kết quả và biểu diễn bằng phần trăm khối lượng, chính xác đến
bốn chữ số có nghĩa, đối với các giá trị hàm lượng lớn hơn 1,00 % về khối
lượng hoặc chính xác đến đến ba chữ số thập phân đối với các giá trị
hàm lượng dưới 1,00 % về khối lượng.
Đối với trường hợp thu được hai kết quả thử nghiệm, tiến hành tính toán
các kết quả và lấy giá trị trung bình của các kết quả, biểu diễn bằng phần trăm
khối lượng chính xác đến bốn chữ số có nghĩa đối với các giá trị hàm lượng lớn
hơn 1,00 % về khối lượng hoặc chính xác đến ba chữ số thập phân đối với các giá
trị hàm lượng dưới 1,00 % về khối lượng.
Nếu hai kết quả thử nghiệm có sự khác biệt lớn hơn các giới hạn lặp lại
nêu trong Bảng A.1, thì tiến hành thử nghiệm lại và lấy giá trị trung bình của
hai kết quả thử nghiệm có sự khác biệt ít nhất.
Chuyển đổi kết quả thử nghiệm trên mẫu viên nung thành kết quả của mẫu
ban đầu bằng cách sử dụng hệ số, fMKN, theo A.5.2.3.
Trong trường hợp mẫu có chứa các thành phần dễ oxy hóa như lưu
huỳnh, hoặc bất kỳ chloride hoặc bromide nào, thực hiện theo A.5.3 với các phần
phân tích tổng các oxide.
Phải ghi lại kết quả của tất cả các thử nghiệm riêng lẻ.
Biểu thị kết quả, thường dưới dạng oxide, chính xác đến hai chữ số thập
phân.
A.9 Các chỉ tiêu đặc trưng (giới hạn độ lặp lại, độ
chính xác và độ tái lập)
Các chỉ tiêu đặc trưng được nêu trong Bảng A.1, Bảng A.2 và Bảng A.3.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
A.10.1 Ví dụ về chất chảy
Có ba ví dụ về chất chảy được chứng minh là phù hợp.
a) 66 % lithium tetraborate + 34 % lithium metaborate; độ tinh khiết
99,95 % (tối thiểu);
b) 100 % lithium tetraborate; độ tinh khiết danh nghĩa 100 %;
c) lithium tetraborate/lithium metaborate, theo tỷ lệ từ 100/0 đến
0/100 %; độ tinh khiết 99,98 %.
A.10.2 Ví dụ tham khảo về một số nguồn vật liệu được chứng
nhận có thể như sau
BCR Community Bureau of Reference (Bỉ);
Tiêu chuẩn Hóa chất Anh BCS (Vương quốc Anh);
Trung tân Công nghệ Khoáng sản và Năng lượng CANMET
Canada (Canada);
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Tài liệu tham khảo được chứng nhận ECRM Euronorm (Châu Âu);
Cục Giám sát Kỹ thuật Nhà nước GBW (Trung Quốc);
JSS Iron and Steel Institute of Japan (Nhật Bản);
Hội đồng quốc gia về xi măng và vật liệu xây dựng NCB (Ấn Độ);
Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia NIST (Hoa Kỳ);
Cục tiêu chuẩn SARM Nam Phi (Nam Phi); và
Hạt thủy tinh BREITLÄNDER Eichproben + Labormaterial GmbH (Đức)
Thư mục tài liệu tham khảo
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
[2] ISO/TR 12389, Methods of testing cement - Report of a test
programme - Chemical analysis by X- ray fluorescence (Phương pháp thử xi măng -
Báo cáo chương trình thử nghiệm - Phân tích hóa học bằng huỳnh quang tia X)
[3] AOAC Official Method of Analysis, 16th Edition, Association of
Official Analytical