6.4.2 Xây dựng các tiêu chí môi
trường của sản phẩm
6.4.2.1 Khái quát
Khi thiết lập các tiêu chí phải tính đến các vấn đề môi trường tương
quan của địa phương, khu vực và toàn cầu, công nghệ sẵn có và các khía cạnh về
kinh tế.
Tiêu chí môi trường của sản phẩm phải được thể hiện
theo:
- Các tác động lên môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên; hoặc
- Nếu không khả thi, sẽ tính đến các khía cạnh môi trường,
như các phát thải ra môi trường.
Cần tránh đưa ra những tiêu chí yêu cầu trực tiếp hay gián tiếp loại trừ
việc sử dụng các quá trình cụ thể hoặc phương pháp sản xuất mà không có cơ sở.
Việc loại bỏ một chất nào đó phải dựa trên các phương pháp khoa học thỏa mãn
Nguyên tắc 3 của TCVN ISO 14020. Các phương pháp như đánh giá sự rủi ro có thể
cung cấp những thông tin hữu ích.
Một số những vấn đề chính cần xem xét trong giai đoạn này của chương
trình ghi nhãn môi trường được trình bày trong 6.4.2.2 đến 6.4.2.5.
6.4.2.2 Nhận dạng lĩnh
vực liên quan có nhiều khả năng làm giảm tác động môi trường
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6.4.2.3 Sử dụng các chỉ
số định tính và định lượng
Tổ chức cấp nhãn sinh thái có thể xem xét, nếu thích hợp, cho việc áp dụng
các hệ số định lượng vào các yêu cầu môi trường được chọn lựa. Lý do sử dụng đối
với mỗi hệ số định lượng phải được giải thích và chứng minh rõ ràng.
6.4.2.4 Xác định giá trị số học cho mỗi tiêu chí liên
quan
Tổ chức cấp nhãn sinh thái phải xác định những tiêu chí phản ánh
chính xác nhất các khía cạnh môi trường đã được lựa chọn. Khi các tiêu chí đã xác định
được, tổ chức cấp nhãn sinh thái phải ấn định cho chúng những giá trị bằng số.
Những giá trị này phải ở dạng những giá trị tối thiểu, ở giá trị ngưỡng không
được vượt quá, hệ thống thang điểm hoặc các cách tiếp cận thích hợp khác.
6.4.2.5 Xác định phương pháp thử, thủ tục và năng lực
của các phòng thử nghiệm
Các yêu cầu thử nghiệm và kiểm tra xác nhận cần được xem xét song song
khi thiết lập các yêu cầu đối với chủng loại sản phẩm cụ thể. Phải xem xét cẩn
thận khả năng đáp ứng yêu cầu thử nghiệm và kiểm tra xác nhận về mặt tổ chức, kỹ
thuật và kinh tế.
Tổ chức cấp nhãn sinh thái cần cung cấp tài liệu tham khảo về các
phương pháp thử được yêu cầu đối với mọi tiêu chí hoặc đặc tính của sản phẩm,
và kiểm tra sự sẵn có của các phòng thử nghiệm đủ năng lực có khả năng thực hiện
các phép thử. Phương pháp thử nghiệm cần được lựa chọn theo hướng dẫn nêu tại
5.10.
6.5 Lựa chọn các đặc tính chức năng của sản phẩm
Phải cân nhắc cẩn thận khi lựa chọn các đặc tính chức
năng của sản phẩm. Việc xem xét nên được tập trung cho các tính năng sử dụng của
sản phẩm hơn là về thiết kế hay các đặc tính mô tả.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Nhận dạng các đặc tính chức năng của sản phẩm;
- Lựa chọn những yếu tố đặc tính chính đặc trưng cho chức năng đó;
- Kiểm tra sự phù hợp của các yếu tố đặc tính chính áp dụng cho mọi sản
phẩm trong chủng loại;
- Nhận dạng các mức cần thiết thể hiện tính năng (xem 5.7).
6.6 Báo cáo và công bố
Các chủng loại sản phẩm, tiêu chí môi trường của sản phẩm và đặc tính
chức năng sản phẩm sau khi thiết lập xong phải được công bố. Thông tin trong
các mẫu báo cáo cụ thể đã chọn phải chứng minh rằng:
- Việc thiết lập chủng loại sản phẩm, tiêu chí và đặc tính phải phù hợp
với phạm vi, nguyên tắc thực tế và yêu cầu được trình bày trong tiêu chuẩn này.
- Các tiêu chí phải khách quan và có thể xác minh.
- Phương pháp kiểm tra tiêu chí môi trường của sản phẩm và đặc tính chức
năng sản phẩm phải sẵn có.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Tổ chức cấp nhãn sinh thái cũng phải cung cấp các thông tin
theo yêu cầu nhằm giải thích ý nghĩa của nhãn môi trường cho các cá nhân và tổ
chức được cấp nhãn môi trường và công chúng.
6.7 Thực hiện những sửa đổi trong tiêu chí môi trường
của sản phẩm
Trong những trường hợp sản phẩm đã được cấp nhãn môi trường, một số yếu
tố cần được xem xét khi xác định thời hạn các tiêu chí được sửa đổi bắt đầu có
hiệu lực.
Những yếu tố này ít nhất bao gồm:
- Sự cấp bách của việc tuân
thủ các tiêu chí môi trường của sản phẩm đã sửa đổi;
- Phạm vi thay đổi, khoảng thời gian và mức độ phức tạp
khi trang bị lại quá trình sản xuất cho phù hợp với các tiêu chí được sửa đổi.
- Tránh mang lại thuận lợi mặc dù không chủ định về mặt thương mại cho
một nhà sản xuất, một thiết kế hay quy trình cụ thể.
- Nhu cầu tham gia của các nhà cung ứng vật liệu cho người/tổ chức được
cấp giấy phép sử dụng nhãn môi trường;
- Các hành động cần thiết phải tiến hành liên quan đến các sản phẩm đã
được cấp nhãn theo các tiêu chí cũ nhưng vẫn trong chuỗi cung ứng đến người
tiêu thụ cuối cùng.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Sự phức tạp phát sinh khi tổ chức cấp nhãn sinh thái thực hiện những
thay đổi.
- Các yêu cầu về luật pháp.
7 Chứng nhận và sự tuân thủ
7.1 Khái quát
Điều 7 đưa ra những yêu cầu chung về chứng nhận và sự tuân thủ.
CHÚ THÍCH: Tham khảo thêm TCVN ISO/IEC 17065.
7.2 Khái niệm cơ bản
7.2.1 Khái quát
Điều kiện tiên quyết để được cấp nhãn môi trường thường được chia thành
các yếu tố nêu trong 7.2.2 và 7.2.3.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Các nguyên tắc chung hướng dẫn sự hoạt động của toàn bộ chương trình.
Những nguyên tắc chung này kiểm soát những điều kiện chung cho việc cấp phép và
sử dụng nhãn môi trường. Những nguyên tắc chung này ít nhất, cần đề cập đến những
vấn đề sau:
- Sự quảng cáo của người có giấy phép;
- Những điều kiện có thể dẫn đến sự đình chỉ, hủy bỏ hoặc
rút giấy phép;
- Thủ tục thực thi những hành động khắc phục trong trường hợp không phù
hợp;
- Thủ tục giải quyết tranh chấp, các phương pháp thử nghiệm và kiểm tra
xác nhận, cơ cấu phí;
- Hướng dẫn sử dụng biểu tượng.
Tất cả những điều kiện tiên quyết để được cấp giấy phép và sử dụng nhãn
cần được đưa vào những quy tắc chung, tiêu chí môi trường của sản phẩm và đặc
tính chức năng sản phẩm, vì chỉ những yêu cầu này có thể được sử dụng làm cơ sở
cho việc cấp hay rút giấy phép sử dụng nhãn môi trường.
7.2.3 Tiêu chí môi trường của sản phẩm và đặc tính
chức năng sản phẩm cho mỗi chủng loại sản phẩm
Tiêu chí môi trường của sản phẩm và đặc tính chức năng sản phẩm là
cơ sở để xác lập các yếu tố về yêu cầu kỹ thuật của chương trình ghi nhãn môi
trường kiểu I cho mỗi chủng loại sản phẩm.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Tổ chức cấp nhãn sinh thái chịu trách nhiệm cấp
phép cho người đăng ký. Tổ chức cấp nhãn sinh thái sẽ cấp giấy phép sử dụng
nhãn môi trường chỉ khi các điều kiện sau trong số các nghĩa vụ khác theo hợp đồng
được thỏa mãn:
- Người đăng ký phù hợp với những quy tắc chung của chương trình;
- Sản phẩm phù hợp với tiêu chí môi trường của sản phẩm và đặc trưng chức
năng của sản phẩm tương ứng với mỗi chủng loại sản phẩm.
Người được cấp giấy phép không bị bắt buộc phải sử dụng nhãn môi trường.
Tổ chức cấp nhãn sinh thái phải duy trì một cách công khai danh mục những
sản phẩm đã được cấp nhãn.
7.4 Thủ tục đánh giá và chứng minh sự phù hợp
7.4.1 Nguyên tắc chung
Phương pháp đánh giá sự phù hợp của sản phẩm với các tiêu chí môi trường
của sản phẩm, đặc tính chức năng sản phẩm và sự kiểm tra liên tục phải được lập
thành văn bản và đủ chặt chẽ để duy trì tính xác thực của chương trình.
Có thể có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn các thủ tục đánh giá sự tuân
thủ, và các phương pháp có thể thay đổi tùy theo chương trình.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Tổ chức cấp nhãn sinh thái phải xem xét lại các yêu cầu của chương
trình để phù hợp với các quy tắc chung (xem 7.2.2), xác định cách thức kiểm tra
xác nhận cụ thể cho mỗi yêu cầu. Khi các yêu cầu đã được xem xét lại, phải lập
một kế hoạch giám sát và kiểm soát.
7.4.3 Tài liệu hỗ trợ
Tổ chức cấp nhãn sinh thái phải nhận được các bằng chứng bằng văn bản về
sự tuân thủ các yêu cầu của chương trình của người đăng ký. Tất cả dữ liệu phải
có chất lượng xác định và xác minh được.
Theo yêu cầu, tổ chức cấp nhãn sinh thái phải chuẩn bị sẵn sàng ít
nhất các tài liệu sau:
- Chủng loại sản phẩm;
- Tiêu chí môi trường của sản phẩm, đặc tính chức năng sản phẩm, thời hạn
hiệu lực của tiêu chí, các phương pháp thử và kiểm tra xác nhận;
- Thủ tục chứng nhận và cấp phép;
- Hồ sơ xem xét định kỳ các tiêu chí;
- Bằng chứng không cần bảo mật là căn cứ cấp giấy phép;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Kiểm tra xác nhận sự tuân thủ.
7.4.4 Công bố sự phù hợp
Nếu chương trình cho phép người đăng ký được công bố sự phù hợp với các
yêu cầu của chương trình, thì việc công bố sự phù hợp cần theo hướng dẫn
đưa ra trong TCVN ISO/IEC 17050.
7.4.5 Kiểm tra xác nhận
Việc kiểm tra xác nhận phải được lập thành văn bản đầy đủ và hồ sơ được
tổ chức cấp nhãn sinh thái lưu lại. Điều này thực hiện cho khoảng thời gian mà
giấy phép có hiệu lực và cho khoảng thời gian hợp lý sau đó, có tính đến tuổi
thọ của sản phẩm.
Thông tin tối thiểu về kiểm tra xác nhận để lập thành văn bản và lưu giữ
phải bao gồm:
a) Tên tiêu chuẩn hoặc phương pháp đã sử dụng;
b) Bằng chứng bằng văn bản, nếu việc kiểm tra xác nhận không thể thực
hiện bằng cách kiểm tra thành phẩm;
c) Các kết quả thử, trong đó có các kết quả cần thiết để kiểm tra xác
nhận;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7.5 Theo dõi, giám sát sự tuân thủ
Sau khi được cấp phép, người có giấy phép phải thông báo cho tổ chức cấp
nhãn sinh thái mọi sự thay đổi có thể ảnh hưởng đến sự tuân thủ với những yêu cầu
trên.
Tổ chức cấp nhãn sinh thái phải đảm bảo rằng mọi thay đổi của sản phẩm
hay quy trình sản xuất có thể ảnh hưởng tới sự tuân thủ đều được xem xét và yêu
cầu người có giấy phép đề xuất những hành động khắc phục nếu sự tuân thủ không
được duy trì.
Người có giấy phép có trách nhiệm đảm bảo duy trì sự tuân thủ với các
yêu cầu của chương trình.
7.6 Bảo hộ nhãn sinh thái
Tổ chức cấp nhãn sinh thái phải đảm bảo rằng nhãn sinh thái của mình
(nghĩa là dấu chứng nhận/nhãn hiệu của tổ chức chứng nhận) được pháp luật bảo hộ
để tránh việc sử dụng tùy tiện và duy trì sự tin tưởng của
công chúng với chương trình.
Tổ chức cấp nhãn sinh thái phải có một chính sách rõ ràng và đầy đủ về
việc sử dụng nhãn môi trường một cách đúng đắn. Bất kỳ sự sai lệch nào với chính
sách này phải có hành động khắc phục phù hợp và có khả năng dẫn
đến việc rút giấy phép.
Thư mục tài liệu tham khảo
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
[2] TCVN ISO 14025 (ISO 14025), Nhãn môi
trường và công bố môi trường - Công bố môi trường kiểu
III - Nguyên lý và thủ tục.
[3] TCVN ISO 14050:2015 (ISO 14050:2009), Quản lý môi trường - Từ
vựng.
[4] TCVN ISO/IEC 17025 (ISO/IEC 17025), Yêu cầu về năng lực của phòng
thử nghiệm và hiệu chuẩn.
[5] TCVN ISO/IEC 17040 (ISO/IEC 17040), Đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu
chung về đánh giá đồng đẳng của tổ chức đánh giá sự phù hợp và tổ chức công nhận.
[6] TCVN ISO/IEC 17050 (ISO/IEC 17050) (tất cả các phần), Đánh giá sự
phù hợp - Công bố của nhà cung ứng về sự phù hợp.
[7] TCVN ISO/IEC 17065 (ISO/IEC 17065), Đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu đối
với tổ chức chứng nhận sản phẩm, quá trình và dịch vụ.