TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 12509-1:2018
RỪNG TRỒNG -
RỪNG SAU THỜI GIAN KIẾN THIẾT CƠ BẢN - PHẦN 1: NHÓM LOÀI CÂY SINH TRƯỞNG NHANH
Plantation
forest - Forest stand after forest formation period - Part 1: Group of fast
growing tree species
Lời nói đầu
TCVN 12509:2018 do Trường Đại học Lâm
nghiệp biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu
chuẩn Đo lường
chất
lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ tiêu chuẩn TCVN 12509 “Rừng trồng -
Rừng sau thời gian kiến thiết cơ bản” gồm các phần
sau:
- TCVN 12509-1:2018, Phần 1: Nhóm
loài cây sinh trưởng nhanh;
- TCVN 12509-2:2018, Phần 2: Nhóm
loài cây sinh trưởng chậm;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
RỪNG TRỒNG -
RỪNG SAU THỜI GIAN KIẾN THIẾT CƠ BẢN - PHẦN 1: NHÓM LOÀI
CÂY SINH TRƯỞNG NHANH
Plantation
forest - Forest stand after forest formation period - Part 1: Group of fast
growing tree species
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các chỉ tiêu
kỹ thuật đủ điều kiện thành rừng sau thời gian kiến thiết cơ bản đối với rừng
trồng nhóm loài cây sinh trưởng nhanh.
2 Thuật ngữ và
định nghĩa
Tiêu chuẩn sử dụng các thuật ngữ và
định nghĩa sau:
2.1 Loài cây
sinh trưởng nhanh (Fast growing tree species)
Những loài cây đạt lượng tăng trưởng đường kính
bình quân hàng năm tối thiểu đạt 2,0cm trở lên (Điều 3.8 TCVN 8761:2012 có sửa đổi).
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Mức độ che kín của tán cây
rừng theo phương thẳng đứng trên một đơn vị diện tích rừng được biểu thị bằng tỷ lệ phần
mười.
2.3 Đường kính
ngang ngực
(Diameter at the breast height)
Đường kính thân cây ở độ cao 1,3m tính
từ mặt đất tại vị trí gốc cây.
2.4 Chiều cao
vút ngọn
(Total height)
Chiều cao cây đứng từ mặt đất ở vị trí
gốc cây tới đỉnh sinh trưởng của thân
chính.
2.5 Thời gian
kiến thiết cơ bản (Forest formation period)
Khoảng thời gian tính từ thời điểm
trồng rừng đến hết thời gian chăm sóc rừng và được xác định cụ thể cho từng
loài trong hồ sơ thiết kế trồng rừng. Với cây sinh trưởng nhanh, thời gian kiến
thiết cơ bản là 36 tháng.
3 Yêu cầu rừng
sau thời gian kiến thiết cơ bản
Yêu cầu của rừng sau thời gian kiến
thiết cơ bản được quy định tại Bảng 1.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Chỉ tiêu
Yêu cầu
1. Diện tích (ha)
Liền vùng tối thiểu 0,3ha
2. Tỷ lệ cây sống so với
mật độ trồng rừng (%)
Lớn hơn hoặc bằng 75,0
3. Độ tàn che
Lớn hơn hoặc bằng 0,5
4. Đường kính ngang ngực bình quân
(cm)
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5. Chiều cao vút ngọn bình quân (m)
Lớn hơn hoặc bằng 5,0
6. Phẩm chất cây trồng
Cây có phẩm chất tốt và trung bình
chiếm tối thiểu 75% tổng số cây điều tra
7. Tình hình
sâu, bệnh hại
Tỷ lệ cây bị sâu, bệnh hại nặng nhỏ
hơn 25% tổng số cây điều tra
4 Phương pháp
kiểm tra
Phương pháp kiểm tra các điều kiện của
rừng sau thời gian kiến thiết cơ cản được quy định tại Bảng 2 và phương pháp
đánh giá quy định tại Phụ lục A.
Bảng 2 -
Phương pháp xác định yêu cầu của rừng sau thời gian kiến thiết cơ bản
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Phương pháp
kiểm tra
Mẫu kiểm tra
1. Diện tích (ha)
Sử dụng hồ sơ thiết kế trồng rừng và
đo bằng thước dây hoặc GPS
Toàn bộ diện tích của từng lô rừng
trồng
2. Tỷ lệ cây sống so với mật độ
trồng rừng (%)
Lập và đếm số lượng cây trồng trong
các ô tiêu chuẩn ngẫu nhiên có diện tích đảm bảo số cây tối
thiểu trong mỗi ô là 30 cây
Số lượng ô tiêu chuẩn được lập tương
ứng với diện tích từng lô rừng như sau:
- Diện tích lô nhỏ hơn hoặc
bằng 03 ha: 02 ô tiêu chuẩn
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Diện tích lô lớn hơn 5 ha: 04 ô
tiêu chuẩn
3. Độ tàn che
Xác định gián tiếp thông qua đường diện
tích tán lá của cây trồng
và mật độ hiện tại
Đo đường kính tán lá của toàn bộ cây
trồng trong ô tiêu chuẩn
4. Đường kính ngang ngực bình quân
(cm)
Đo đếm trực tiếp. Sử dụng thước dây
hoặc thước kẹp kính đo ở vị trí thân cây cao 1,3m so với mặt đất tại vị trí
gốc cây
Đo toàn bộ số cây trồng trong ô tiêu
chuẩn
5. Chiều cao vút ngọn bình quân (m)
Đo đếm trực tiếp. Sử dụng sào
khắc vạch có độ chính
xác đến 1dm để đo chiều cao vút ngọn của cây
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6. Phẩm chất cây
Đánh giá trực tiếp cùng với quá
trình điều tra sinh trưởng bằng phương pháp quan sát
Đánh giá toàn bộ cây trồng trong ô
tiêu chuẩn
7. Tình hình sâu, bệnh hại
Đánh giá trực tiếp cùng với quá trình điều tra
sinh trưởng bằng
phương pháp quan sát
Đánh giá toàn bộ cây trồng trong ô
tiêu chuẩn
Phụ lục A
(Quy định)
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
A1 Mục đích và
nội dung đánh giá
- Đánh giá mức độ thành rừng của các
lô rừng sau thời gian kiến thiết cơ bản.
- Với rừng trồng cây sinh trưởng nhanh, nội
dung đánh giá bao gồm diện tích, tỷ lệ sống so với mật độ trồng rừng, độ tàn
che và các chỉ tiêu sinh trưởng, phẩm chất, tình hình sâu bệnh hại cây trồng.
A2 Phương pháp
lập ô tiêu chuẩn
A2.1 Phương pháp
lập ô tiêu chuẩn: ngẫu nhiên hệ thống.
A2.2 Dung lượng
mẫu kiểm tra biến động theo diện tích từng lô. Nếu diện tích lô ≤ 03 ha lập 02
ô tiêu chuẩn; diện tích lô từ > 03 đến ≤ 05 ha lập 03 ô tiêu chuẩn; diện tích lô >
05 ha lập 04 ô tiêu chuẩn.
A2.3 Kích thước ô
tiêu chuẩn: diện tích của ô tiêu chuẩn tùy thuộc vào mật độ hiện tại của khu
rừng song phải đảm bảo tối thiểu 30 cây/ô.
A3 Đo đếm trong
ô tiêu chuẩn
A3.1 Điều tra
tầng cây cao:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Đo đường kính ngang ngực (D1.3) bằng
thước dây hoặc thước kẹp kính, độ chính xác đến cm.
Đo đường kính tán lá (Dt) bằng thước
dây theo 2 chiều vuông góc với nhau, độ chính xác đến cm.
A3.2 Đánh giá
phẩm chất cây:
Cây sinh trưởng tốt (A) là những cây
thân thẳng, không cụt ngọn, tán lá phát triển cân đối, không bị sâu, bênh hại
Cây sinh trưởng xấu (C) là
những cây cong queo, cụt ngọn, tán lá không cân đối và bị sâu bệnh hại ở mức độ trung
bình trở lên.
Cây sinh trưởng trung bình (B) là cây
nằm giữa hai cấp phẩm chất nêu trên.
A3.3 Điều tra
tình hình sâu, bệnh hại cây trồng:
Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh thông
qua quan sát tình hình sâu, bệnh hại tán lá và cành ngọn của cây rừng. Trong
đó, mức độ bị hại được phân thành 4 cấp: (1) Cấp 1 (hại không đáng kể): từ
1-25% tán lá bị trụi, cành ngọn bị hại; (2) Cấp 2 (Hại nhẹ): từ 26-50% tán lá
bị trụi, cành ngọn bị hại; (3) Cấp 3 (Hại trung bình): từ 51-75% tán lá bị bụi,
cành ngọn bị hại; (4) Cấp 4 (Hại nặng): 76-100% tán lá bị trụi, cành ngọn bị
hại.
A4 Tính toán nội
nghiệp
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Trong đó: I là tỷ lệ sống
của cây trồng (%); Ns là mật độ cây sống hiện tại (cây/ha);
n là số cây bình quân trong ÔTC
(cây/ô); S là diện tích ÔTC (m2);
N là mật độ trồng rừng ban đầu được
ghi trong hồ sơ thiết kế trồng rừng.
A4.2 Xác định
đường kính ngang ngực, chiều cao vút ngọn và đường kính tán lá bình quân

Trong đó: Xtb là giá trị trung
bình của đường kính ngang ngực, chiều cao vút ngọn và đường kính tán lá của cây
trồng trong ô tiêu chuẩn
Xi là đường kính ngang
ngực, chiều cao vút ngọn và đường kính tán lá của cây thứ i (với
đường kính tán lá là giá trị trung bình cộng của 2 trị số đo theo 2
chiều vuông góc với nhau)
ni là số cây trong ô
tiêu chuẩn i (cây/ô)
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Trong đó: Dt là đường kính
tán lá trung bình của cây trồng trong ô tiêu chuẩn (cm)
A4.4 Xác định tỷ
lệ cây bị sâu, bệnh hại

Trong đó: P là tỷ lệ cây rừng bị sâu,
bệnh hại (%)
Nb là số cây bị sâu bệnh hại
(cây)
Ndt là tổng số cây điều tra (cây).
Thư mục tài liệu
tham khảo
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
[2] Thông tư 34/2009/TT-BNN&PTNT
ngày 10/6/2010 của Bộ trưởng Bộ
NN&PTNT quy định về tiêu chí phân loại rừng.
[3] Thông tư số 23/2016/TT-BNNPTNT ngày
30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc Ban hành Quy định về việc Hướng
dẫn một số nội dung quản lý công trình lâm sinh.
[4] Luật lâm nghiệp 2017, luật số
16/2017/QH.
[5] Tiêu chuẩn ngành 04-TCN-66-2003: Biểu
điều tra kinh doanh rừng trồng của 14 loài cây chủ yếu, Nhà xuất bản
Nông nghiệp, Hà Nội.
[6] Nguyễn Hoàng Nghĩa (2003), Phát
triển các loài Keo Acacia ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
[7] Khúc Đình Thành và
cộng sự (2002), Lập biểu sinh trưởng và ấn phẩm rừng
Keo tai tượng (Acacia mangium) kinh doanh gỗ trụ mỏ vùng Đông Bắc, Việt Nam. Báo cáo
tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học. Bộ NN&PTNT.
[8] Đặng Quốc Hưng, Bùi Trọng Thủy và
cộng sự (2006), Khảo nghiệm mở rộng một số loài có triển vọng và biện pháp
kỹ thuật trồng rừng ở vùng núi cao miền Bắc Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề
tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ NN&PTNT.
[9] Quy phạm ngành QPN 12-89 - Quy
phạm trồng rừng Bạch đàn trắng (Eucaluptus camaldulensis) và Keo lá to (Acacia
mangium) Ban hành theo Quyết định số 456-LS/CNR ngày 4-9-1989 của Bộ trưởng Bộ Lâm
nghiệp.
[10] Tiêu chuẩn ngành 04TCN 26-2001 - Quy
trình kỹ thuật trồng rừng thâm canh Bạch đàn Eucalyptus urophylla bằng các dòng
vô tính chọn lọc ban hành kèm theo quyết định số
2379/QĐ-BNN-KHCN ngày 31/5/2001 của Bộ Trưởng Bộ NN&PTNT.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
[12] Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN
8761:2012 - Giống cây lâm nghiệp - Khảo nghiệm giá trị
canh tác và sử dụng - Phương pháp khảo nghiệm. Phần 1: Nhóm loài
cây lấy gỗ.