Loại đất
|
Trường hợp không có
nước ngầm, đất có độ ẩm tự nhiên
|
Trường hợp có nước
ngầm
|
Đất cát và đất cát
sỏi
|
1,00
|
0,60
|
Đất thịt pha cát và
đất thịt
|
1,25
|
0,75
|
Đất sét
|
1,50
|
0,95
|
Đất đặc biệt rắn
chắc
|
2,00
|
1,20
|
4.1.2
Nếu
địa điểm xây dựng không có nước ngầm, đất có độ ẩm tự nhiên và có cấu trúc đồng
nhất, và độ sâu hố đào nhỏ hơn 5 m; hoặc địa điểm xây dựng có nước ngầm và độ
sâu hố đào nhỏ hơn 3 m thì thành hố phải đảm bảo độ nghiêng như qui định ở bảng
2.
Bảng 2 - Độ nghiêng
nhỏ nhất cho phép của thành hố
Loại đất
Độ nghiêng
Đất cát
1:1
Đất thịt pha cát
1:0,78
Đất có sỏi và đá
cuội
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Đất thịt
1:0,50
Đất sét
1:0,33
Đất hoàng thổ khô
1:0,25
Chú thích - Độ nghiêng là tỷ số giữa độ cao
của thành hố và khoảng cách giữa chân và đỉnh của thành hố tính theo phương nằm
ngang.
4.2 Bố trí hố đào
4.2.1
Kích
thước hố đào phải bằng kích thước của các khối xây trong bản vẽ thiết kế cộng
thêm 15 cm bề dầy lớp đất chèn lấp.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4.3 Những yêu cầu về việc
đào hố
4.3.1
Không
được phép làm xáo trộn đất nguyên thuỷ chung quanh hố cũng như chất các vật
nặng và đất đã đào chung quanh hố.
4.3.2
Nếu
có nước ngầm thì nhất thiết phải đào rãnh thu nước quanh đáy về hố thu nước và
thường kỳ bơm ra khỏi hố khi xây dựng và tăng chiều dày lớp đất lèn xung quanh
khối xây để chống lại lực ác-si-mét nâng khối xây lên.
5
Yêu
cầu về công tác làm nền móng
5.1
Các
thiết kế được thực hiện phù hợp với điều kiện địa chất của nền đất sau: đất
sét, đất thịt, đất cát, đất thịt pha cát và đất sỏi. Trong trường hợp gặp nền
đất có địa chất đặc biệt thì cần theo những biện pháp xử lý dưới đây.
5.2
Đất
bùn: Sau khi đào lớp bùn nhão, đầu tiên phải dùng đá to để lèn chặt, sau đó lấp
đầy và san phẳng bằng xỉ than hoặc đá nghiền nhỏ, cuối cùng trát một lớp vữa xi
măng tỉ lệ 1:5,5.
5.3
Đất
cát chảy: Sau khi đào, đáy hố không được thấp hơn mực nước ngầm quá 0,5 m. Nếu
vượt quá giới hạn trên thì nhất thiết phải có những biện pháp kỹ thuật để hạ
thấp mực nước ngầm từ phía ngoài hố hoặc lựa chọn địa điểm khác.
5.4
Đất
dễ bị lở hoặc đất hoàng thổ dễ bị xập: Trong trường hợp này cần phải thay đất
bằng loại đất bình thường hoặc có những biện pháp để tiêu nước và giữ cho không
thấm nước.
6
Yêu
cầu về công tác xây gạch
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6.1.1. Phải đầm chặt
nền đất nguyên thuỷ.
6.1.2. Lót một lớp
vữa xi măng cấp phối có tỷ lệ 1:5,5 dầy khoảng 1cm rồi lát gạch lên trên.
6.1.3. Đối với đáy
tròn, phải định tâm và bán kính đáy rồi xây vòng gạch ngoài cùng trước. Sau đó
lần lượt xây các vòng gạch bên trong sao cho các vòng đồng tâm và không trùng
mạch với nhau.
6.2. Xây tường thành
và nắp vòm
6.2.1
Trước
khi xây, gạch phải được nhúng qua vào nước sao cho bên ngoài đã khô se nhưng
bên trong vẫn còn ẩm.
6.2.2
Gạch
phải được đặt ngay ngắn theo chiều ngang và theo chiều dọc, đảm bảo các viên
gạch nằm thẳng hàng theo chiều ngang, không trùng mạch theo chiều dọc.
6.2.3
Mạch
vữa phải đầy và được miết kỹ cả ở hai phía cho ngang bằng với mặt gạch.
6.2.4
Trường
hợp phải lấp đầy khe hở giữa thành bể và thành hố đào thì phải tuân thủ những
yêu cầu nêu ở điều 9 dưới đây.
6.2.5
Đối
với tường hình trụ hoặc hình đới cầu, phải theo đúng các biện pháp định tâm để
đảm bảo các viên gạch nằm cách đều tâm, tường xây không bị méo mó.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6.3.1
Phải
đảm bảo độ cao của miệng trên và miệng dưới của các ống trên đúng như trong
thiết kế.
6.3.2
Cả
hai ống phải thẳng, không có chỗ gấp khúc để tránh bị tắc.
6.3.3
Phải
đảm bảo miệng trên của các ống không bị vướng bởi bất cứ vật cản nào để khi cần
có thể đưa một sào thẳng thọc vào ống nhằm thông tắc ống hoặc khuấy đảo dịch
phân huỷ trong bể phân huỷ.
6.3.4
Phải
đảm bảo miệng dưới của các ống nằm đối xứng với nhau về hai phía đối diện của
bể phân huỷ.
6.3.5
Phải
cố định các ống chắc chắn rồi mới dùng vữa gắn ống với thành bể, tránh không
làm cho ống bị lay động khi vữa chưa khô chắc.
6.3.6
Cần
đặc biệt lưu ý khi dùng vữa gắn ống với thành bể, đảm bảo sao cho chỗ gắn không
bị rò rỉ sau này vì đây là nơi có nguy cơ rò rỉ cao.
7
Yêu
cầu về công tác đổ bê tông tại chỗ
7.1 Đổ bê tông dùng rãnh
đất làm khuôn
7.1.1
Yêu
cầu về trình tự xây dựng
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7.1.1.2
Đầu
tiên đào rãnh đất để tạo khuôn đổ thành bể điều áp và hoàn thiện bề mặt để tạo
khuôn cho phần vòm theo kích thước như bản vẽ thiết kế.
7.1.1.3
Tiến
hành đổ bê tông thành và vòm bể điều áp.
7.1.1.4
Sau
10 ngày, moi đất ra khỏi bể điều áp.
7.1.1.5
Tiến
hành đào rãnh khuôn bể điều áp, hoàn thiện bề mặt để tạo khuôn vòm bể, đào các
rãnh ống lối vào và lối ra theo kích thước như bản vẽ thiết kế.
7.1.1.6
Đật
và cố định các ống lối vào và lối ra.
7.1.1.7
Tiến
hành đổ bê tông bể phân huỷ.
7.1.1.8
Sau
10 ngày, moi đất ra khỏi bể phân huỷ.
7.1.1.9
Tiến
hành đổ bê tông đáy của bể phân huỷ và bể điều áp.
7.1.1.10
Trát
các lớp vữa chống thấm phía trong các bể.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7.2 Đổ bê tông dùng ván
khuôn (cốp pha)
7.2.1
Ván
khuôn
7.2.1.1
Ván
khuôn ngoài: Trong trường hợp đất thích hợp với việc đào thành hố thẳng đứng,
thành hố được dùng làm khuôn ngoài để đổ bê tông thành bể dạng hình trụ. Mẫu
khuôn đất cần được gọt tỉa dần dần từ nhỏ đến to. Cần phải cạo, làm phẳng mặt
khuôn đất hoặc trát một lớp đất thông thường, và phải giữ cho đất ẩm.
7.2.1.2
Ván
khuôn trong: Có thể dùng thép, gỗ hoặc gạch làm ván khuôn trong. Khi xếp khuôn
gạch, cần nhúng gạch vào nước và giữ cho ẩm phía trong nhưng khô phía ngoài.
Không được để cho vữa rò rỉ qua các chỗ tiếp giáp giữa các viên gạch.
7.2.2
Vật
liệu: phải đảm bảo các yêu cầu như đã nêu ở điều 3.
7.2.3
Trộn
bê tông
7.2.3.1
Thành
phần của bê tông phải đảm bảo sao cho cường độ bê tông không thấp hơn so với
thiết kế. Tỷ lệ nước:xi măng phải giới hạn trong phạm vi 0,65 ¸ 0,55.
7.2.3.2
Độ
sụt của bê tông mới trộn phải nằm trong giới hạn 4 ¸ 7 cm.
7.2.3.3
Sai
số về lượng vật liệu sử dụng: Khi trộn bê tông, vật liệu phải đảm bảo đúng tỷ
lệ qui định.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7.2.4.1
Trước
khi đổ bê tông, phải làm sạch các chất ngoại lai bám vào ván khuôn và tưới nước
để làm ẩm khuôn.
7.2.4.2
Tiến
hành đổ bê tông theo qui trình xoáy trôn ốc để đồng thời tạo hình luôn một lúc.
Cần đảm bảo cho bê tông được lèn chặt, không có vết rỗ tổ ong hoặc vẩy cá.
7.2.5
Bảo
dưỡng
7.2.5.1
Bê
tông cần được bảo dưỡng sao cho bề mặt luôn ẩm.
7.2.5.2
Bê
tông đổ tại chỗ, ngoài trời cần được che phủ bằng bao tải hoặc rơm và tưới nước
giữ ẩm.
7.2.5.3
Mười
hai giờ sau khi đổ, bê tông cần được bảo dưỡng ở điều kiện ẩm liên tục trong
thời gian ít nhất là 7 ngày.
7.2.5.4
Trong
trường hợp có bổ sung phụ gia hoá dẻo vào bê tông, thời gian bảo dưỡng không
được dưới 14 ngày.
7.2.6
Tháo
dỡ ván khuôn
7.2.6.1
Khi
tháo ván khuôn các mặt bên, thời gian bảo dưỡng phải trên 5 ngày.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
8
Yêu
cầu về công tác trát các lớp vữa chống thấm khí
Lớp vữa chống thấm
khí được áp dụng cho phần chứa khí của công trình khí sinh học. Việc trát các
lớp vữa chống thấm khí phải thực hiện theo qui trình 5 bước như dưới đây
8.1. Đối với bể phân
huỷ xây bằng gạch
8.1.1
Quét
lớp hồ nền: Quét một lớp hồ xi măng nguyên chất với tỷ lệ nước - xi măng là
0,4. Quét 2 lần, đảm bảo đồng đều trên toàn bề mặt cần chống thấm.
8.1.2
Trát
lớp vữa nền: Trát một lớp vữa xi măng cát dày 1 cm theo tỷ lệ 1:2,5. Miết kỹ 2,
3 lần liên tục trước khi vữa rắn lại.
8.1.3
Quét
lớp hồ giữa: Một ngày sau khi trát lớp vữa nền, lặp lại bước tại điều 8.1.1.
8.1.4
Trát
lớp vữa ngoài: Lặp lại bước tại điều 8.1.2.
8.1.5
Đánh
màu lớp ngoài cùng: Đánh màu lớp ngoài cùng dày 3 mm bằng xi măng nguyên chất.
8.1.6
Nên
phủ thêm một lớp chống thấm khí đặc biệt bằng xi măng pha phụ gia chống thấm
khí, natri silicat hoặc parafin... để tăng độ kín khí của lớp trát.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Việc trát lớp vữa
chống thấm cũng phải tuân theo các yêu cầu như ở các bước tại điều 8.1.1,
8.1.2, 8.1.5 và 8.1.6, nghĩa là bỏ bớt lớp hồ xi măng và lớp vữa ở giữa.
9
Yêu
cầu về công tác san lấp đất
9.1 Khe hở phải được lấp
đầy bằng đất thông thường.
9.2 Việc lấp đất phải
thực hiện một cách đối xứng và đồng đều ở mọi phía của bể để tránh tác động của
tải trọng cục bộ gây nứt vỡ.
9.3 Đất lấp cần được đầm
chặt hết lớp này đến lớp tiếp theo.
9.4 Việc lấp đất lên nắp
vòm chỉ được thực hiện khi sau khi đổ bê tông ít nhất 10 ngày và chiều dầy lớp
đất phải đảm bảo đúng theo thiết kế.