1. Người thu
thập/người giám định
|
2. Giám định kỹ
thuật
|
3. Địa điểm và thời
gian
|
4. Ghi chép/công bố
|
a. Chuyên gia phân loại
|
a. Chẩn đoán bằng phản ứng sinh hoá hoặc
sinh học phân tử (nếu sẵn có)
|
a. Điều tra phát hiện hoặc điều tra khoanh
vùng
|
a. Hồ sơ của TCBVTVQG/ công bố của tổ chức
bảo vệ thực vật vùng (để tham khảo)
|
b. Chuyên gia chuyên ngành, chẩn đoán viên
|
b. Tiêu bản hoặc mẫu nuôi cấy được giữ
trong bộ sưu tập chính thức, mô tả phân loại của chuyên gia
|
b. Điều tra đồng ruộng hoặc nơi sản xuất
khác
|
b. Tạp chí khoa học hoặc kỹ thuật để tham
khảo
|
c. Nhà khoa học
|
c. Tiêu bản trong bộ sưu tập chung
|
c. Giám sát không định kỳ hoặc ngẫu nhiên ở
đồng ruộng, có thể không xác định rõ địa điểm /thời gian
|
c. Hồ sơ lưu trữ chính thức
|
d. Kỹ thuật viên
|
d. Mô tả và ảnh chụp
|
d. Quan sát trên sản phẩm hoặc phụ phẩm;
ngăn ngừa sự du nhập
|
d. Tạp chí khoa học hoặc kỹ thuật không
dùng để tham khảo
|
e. Chuyên gia nghiệp dư
|
e. Chỉ mô tả theo trực quan
|
e. Không xác định được thời gian và địa điểm
chính xác
|
e. ấn phẩm nghiệp dư chuyên ngành
|
f. Không phải chuyên gia
|
f. Không xác định phương pháp giám định
|
|
f. Các tài liệu khoa học hoặc kỹ thuật chưa
công bố
|
g. Không xác định được người thu thập/người
giám định
|
|
|
g. Báo và các ấn phẩm khác không phải là ấn
phẩm kỹ thuật; tạp chí/báo
|
|
|
|
h. Trao đổi cá nhân; chưa công bố
|
6. Tình trạng dịch
hại trong một vùng
6.1. Mô tả tình trạng dịch hại trong một vùng
Xác định tình trạng dịch hại trong một vùng
yêu cần có sự đánh giá của chuyên gia về sự phân bố hiện tại của một loài dịch
hại trong một vùng. Sự đánh giá này dựa trên việc tổng hợp các hồ sơ dịch hại
và thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Cả hồ sơ hiện tại và trước đó được sử
dụng trong việc đánh giá tình huống hiện tại. Tình trạng dịch hại có thể được
mô tả theo:
6.1.1. Sự có mặt
Một loài dịch hại được coi là có mặt nếu hồ sơ
chỉ ra rằng nó là loài bản địa hoặc du nhập. Nếu một loài dịch hại có mặt và
các hồ sơ đủ độ tin cậy sẵn có, khi đó có thể cụ thể hoá sự phân bố của chúng
bằng các cụm từ sau:
Có mặt: trong tất cả các địa phận của vùng
Có mặt: chỉ có ở một số vùng[2])
Có mặt: trừ những vùng không nhiễm loài dịch
hại cụ thể
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Có mặt: chỉ có ở một số vùng mà các cây trồng
ký chủ được trồng 2)
Có mặt: chỉ trong khu vực canh tác được bảo
vệ Có mặt: mùa vụ
Có mặt: nhưng được quản lý [3])
Có mặt: được kiểm soát chính thức
Có mặt: đang được diệt trừ
Có mặt: ít phổ biến
Các cụm từ mô tả tương tự khác cũng có thể được
sử dụng nếu phù hợp. Nếu không có nhiều hồ sơ đáng tin cậy, thì sẽ khó khăn cho
việc cụ thể hoá sự phân bố của dịch hại.
Nếu thích hợp, việc xác định mức độ phổ biến
của dịch hại (ví dụ: phổ biến, không phổ biến, ít gặp), mức độ gây hại và/hoặc
tổn thất do dịch hại gây ra cho các cây ký chủ.
6.1.2. Không có mặt
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Cũng có thể kết luận một loài dịch hại không có
mặt thậm chí ngay cả khi có những hồ sơ trái ngược nhau. Các tình huống khác
nhau đó được mô tả dưới đây. Sự không có mặt của dịch hại có thể cũng được
khẳng định bằng điều tra cụ thể (xem TCVN 7516 : 2005) và trong trường hợp đó,
cụm từ “được khẳng định bằng điều tra” nên được bổ sung. Tương tự, khi một
VKNDH được thiết lập theo tiêu chuẩn thích hợp (xem TCVN 7515 : 2005) cụm từ “vùng
không nhiễm dịch hại đã khai báo” nên được bổ sung.
Sự không có mặt: không có hồ sơ về dịch hại
Giám sát tổng thể chỉ ra rằng hiện thời dịch
hại không có mặt và chưa bao giờ được ghi nhận.
Sự không có mặt: dịch hại đã bị tiêu diệt
Các hồ sơ về dịch hại chỉ ra rằng dịch hại đã
xuất hiện trước đây. Một chương trình diệt trừ dịch hại đã được chứng minh là
có kết quả (xem ISPM : 9 Hướng dẫn đối với các chương trình diệt trừ dịch
hại).
Sự không có mặt: dịch hại không xuất hiện nữa
Hồ sơ dịch hại cho biết rằng dịch hại đã xuất
hiện hoặc được thiết lập trong quá khứ, nhưng kết quả giám sát tổng thể xác
định dịch hại không còn có mặt. Những lý do có thể là:
- điều kiện khí hậu hoặc tự nhiên khác với sự
tồn tại của dịch hại
- thay đổi trong việc canh tác cây trồng là
ký chủ
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- thay đổi trong sản xuất nông nghiệp.
Sự không có mặt: hồ sơ dịch hại không có giá
trị
Hồ sơ về dịch hại cho biết sự có mặt của một loài
dịch hại, nhưng kết quả nghiên cứu lại cho thấy những hồ sơ đó không có hoặc
không còn giá trị nữa theo những trường hợp sau:
- thay đổi trong phân loại
- giám định sai
- hồ sơ không chính xác
- sự thay đổi về đường biên giới quốc gia khi
đó hồ sơ có thể cần được bổ sung.
Sự không có mặt: Hồ sơ của dịch hại không tin
cậy
Hồ sơ dịch hại chỉ ra sự có mặt của một loài
dịch hại, nhưng việc xác định dẫn đến kết luận rằng các hồ sơ đó có hoặc không đáng
tin cậy, theo những trường hợp sau:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- phương pháp chẩn đoán hoặc giám định không còn
giá trị
- hồ sơ không tin cậy (xem ở bảng).
Sự không có mặt: bằng việc ngăn chặn
Dịch hại chỉ được báo cáo trên các chuyến
hàng tại điểm nhập khẩu hoặc điểm đến đầu tiên hoặc ở nơi lưu giữ trước khi giải
phóng hàng, xử lý hoặc tiêu hủy. Việc giám sát khẳng định dịch hại không thiết
lập được.
6.1.3. Tính nhất thời
Tình trạng dịch hại được xem là nhất thời khi
một loài dịch hại xuất hiện nhưng sự thiết lập là không xảy ra căn cứ vào sự
đánh giá kỹ thuật. Có 3 loại nhất thời:
Nhất thời: không được coi là dịch hại
Dịch hại chỉ được phát hiện như là một quần
thể xuất hiện đơn lẻ hoặc cách ly không hy vọng sống sót và không cần áp dụng biện
pháp KDTV.
Nhất thời: được coi là dịch hại nhưng đang bị
giám sát
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Nhất thời: được coi là dịch hại nhưng đang bị
diệt trừ
Dịch hại được phát hiện như một quần thể cách
ly mà có thể sống sót trong tương lai gần, có khả năng thiết lập quần thể, và
không có các biện pháp KDTV để diệt trừ. Cần áp dụng các biện pháp KDTV thích
hợp để diệt trừ.
6.2. Xác định tình trạng dịch hại trong một
vùng
Xác định tình trạng một loài dịch hại được
TCBVTVQG thực hiện. Kết quả được quyết định ngay sau khi có mô tả thích hợp
nhất về tình trạng dịch hại trong một vùng (xem 7.1) dựa trên thông tin hỗ trợ.
Việc xác định này có thể bao gồm:
- hồ sơ dịch hại
- hồ sơ điều tra dịch hại
- hồ sơ hoặc các tài liệu khác cho thấy không
có dịch hại
- kết quả của giám sát tổng thể
- thông tin từ những ấn phẩm khoa học và cơ
sở dữ liệu
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- thông tin khác liên quan đến đánh giá có
mặt hoặc không có mặt của dịch hại.
Độ tin cậy và nhất quán của các thông tin phải
được xem xét. Đặc biệt, khi có thông tin trái ngược nhau, cần phải ý kiến của chuyên
gia.
7. Chế độ báo cáo
Các bên tham gia có các nghĩa vụ theo quy
định của TCBVTVQG (xem bản soát xét mới: Điều VIII 1a) để báo cáo “sự xuất
hiện, bùng phát hoặc lan rộng các loài dịch hại”, trong đó đề cập tới tiêu
chuẩn này, các thông tin gắn liền với “tình trạng dịch hại trong một vùng” là
một phần. Tiêu chuẩn này không liên quan đến các nghĩa vụ báo cáo nhưng lại
quan tâm tới chất lượng thông tin báo cáo. Những báo cáo chính xác là một phần thiết
yếu của việc hợp tác quốc tế nhằm tạo thuận lợi cho thương mại. Sai sót trong
việc phát hiện và báo cáo dịch hại, hoặc không chính xác, không kịp thời, hoặc
các báo cáo bị sai lệch có thể dẫn đến việc thết lập các rào cản thương mại,
hoặc dẫn đến sự du nhập và/hoặc lan rộng của dịch hại.
Các tổ chức hoặc cá nhân liên quan đến việc
thu thập các hồ sơ dịch hại nên theo những khuyến nghị trong tiêu chuẩn này và
cung cấp cho TCBVTVQG các chi tiết chính xác, đầy đủ trước khi báo cáo thông tin
chung.
Để thực hiện báo cáo đúng, TCBVTVQG phải:
- căn cứ vào sự xác định tình trạng dịch hại trong
một vùng về các thông tin đáng tin cậy và cập nhật sẵn có.
- có tính đến sự phân cấp và xác định tình
trạng dịch hại đuợc quy định trong tiêu chuẩn này khi có sự trao đổi thông tin
tình trạng dịch hại giữa các nước.
- thông báo cho TCBVTVQG của các đối tác thương
mại càng sớm càng tốt và cho các tổ chức bảo vệ thực vật vùng, khi thích hợp về
những thay đổi liên quan đến tình trạng dịch hại và đặc biệt báo cáo về loài
dịch hại mới thiết lập.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- khi đã xác định được hồ sơ dịch hại tại
quốc gia khác không được thông báo, TCBVTVQG có thể báo cáo điều đó cho các
quốc gia hoặc tổ chức bảo vệ thực vật vùng khác ngay sau khi có thông báo và
tham vấn cho TCBVTVQG liên quan.
- việc trao đổi các thông tin tình trạng dịch
hại phải phù hợp với điều VII (2j) và VIII (1a và 1c) của Công ước quốc tế về
bảo vệ thực vật tới phạm vi có thể thực thi, mức độ và ngôn ngữ có thể chấp
thuận đối với cả hai nước.
- chỉnh sửa các hồ sơ sai sót càng sớm càng
tốt.
[1] kể cả tài liệu điện tử.
[2] Chỉ rõ nơi có thể.
[3] Theo những chi tiết được liệt kê.